TỔNG CỤC HẢI QUAN | CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 786/TCHQ-KTTT | Hà Nội, ngày 11 tháng 3 năm 1997 |
Kính gửi: - Cục Hải quan tỉnh, thành phố,
Ngày 23-01-1997 Bộ Tài chính đã ban hành Quyết định 100 TC/QLCS về Quy chế quản lý và xử lý tài sản khi có quyết định tịch thu sung quỹ Nhà nước và được xác lập quyền sở hữu Nhà nước.
Căn cứ Quyết định trên, Tổng cục Hải quan hướng dẫn một số điểm có liên quan đến trách nhiệm thực hiện của cơ quan Hải quan đối với quy chế trên như sau:
Những tài sản được quy định tại Điều 1, điểm 1, 2 của Quyết định 100 TC/QLCS có liên quan Hải quan gồm:
- Tiền, hiện vật, hàng hoá, phương tiện sử dụng do Hải quan ra quyết định tịch thu theo quy định của Pháp lệnh xử lý phi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý Nhà nước về Hải quan được sung quỹ Nhà nước theo pháp luật quy định.
- Hàng hoá, tài sản là cổ vật, hiện vật có giá trị lớn từ 10 triệu đồng trở lên bị trôi dạt, vứt bỏ không có chủ sở hữu nhận, do Hải quan thu, được xử lý sung quỹ Nhà nước hoặc được xác lập quyền sở hữu Nhà nước theo pháp luật quy định.
- Các khoản tiền phạt, hàng hoá tịch thu do vi phạm Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực thuế không thực hiện theo Quyết định 100 TC/QLCS mà thực hiện theo Nghị định số 22/CP ngày 17-4-1996 của Chính phủ và Thông tư 45 TC/TCT ngày 01-8-1996 của Bộ Tài chính.
a) Quy định về chuyển giao tài sản có quyết định tịch thu: Tài sản có quyết định tịch thu sung quỹ Nhà nước hoặc tài sản được xác lập quyền sở hữu Nhà nước do các cơ quan Hải quan xử lý phải kịp thời báo cáo về Tổng cục Hải quan và chuyển tải sản về kho Cục Hải quan địa phương hoặc kho của Tổng cục Hải quan theo sự chỉ đạo của Tổng cục Hải quan đồng thời thông báo cho cơ quan Tài chính (cấp tỉnh hoặc cấp Bộ) biết để làm thủ tục chuyển giao tải sản hồ sơ vụ việc và hồ sơ xử lý kèm theo bản sao theo đúng quy chế.
- Khi quyết định tịch thu tài sản sung quỹ Nhà nước, cơ quan Hải quan nơi ra quyết định phải lập biên bản ghi rõ tên, số lượng chung loại, số đăng ký (nếu có) tình trạng của tải sản đó (biên bản phải có chữ ký của người tiến hành tịch thu, người bị xử phạt hoặc đại diện tổ chức bị xử phạt, người làm chứng).
b) Về xử lý tài sản sau khi có quyết định tịch thu:
+ Đối với hàng hoá, vật phẩm dễ bị hư hỏng thông báo cho cơ quan Tài chính biết và được tổ chức bán ngay. Số tiền bán thu được nộp vào tài khoản tạm giữ của cơ quan tài chính mở tại Kho bạc Nhà nước theo quy định. Cơ quan Hải quan lập hội đồng xử lý có thành viên của cơ quan tài chính để quyết định giá bán, phương thức bán.
+ Đối với tải sản tịch thu là tiền Việt Nam, ngoại tệ, vàng bạc, đá quý, kim loại quý được nộp ngay vào Kho bạc Nhà nước và chuyển giao những giấy tờ, tài liệu, chứng từ có liên quan tới tải sản đó cho cơ quan tài chính.
+ Đối với tải sản tịch thu sung quỹ Nhà nước không xử lý bán thu tiền thì phối hợp với cơ quan tài chính tổ chức việc chuyển giao tài sản đó cho các cơ quan Nhà nước có chức năng quản lý, sử dụng loại tải sản đó theo đúng quy định của Nhà nước.
+ Đối với tải sản tịch thu không thuộc các loại trên, thực hiện việc bàn giao tải sản tịch thu để bán sung quỹ Nhà nước cho cơ quan tài chính kèm theo quyết định tịch thu, biên bản tịch thu, các bản sao hồ sơ, giấy tờ, tài liệu có liên quan theo đúng quy định của quy chế này.
c) Quản lý, bảo quản tải sản tịch thu trước khi chuyển giao và thanh quyết toán chi phí và trích thưởng.
- Tài sản bị bắt giữ và có quyết định tịch thu do cơ quan Hải quan thực hiện, trước khi chuyển giao cho cơ quan Tài chính, được lưu giữ quản lý tại các kho bãi của Hải quan. Sau khi làm thủ tục chuyển giao, nếu cơ quan tài chính uỷ quyền cho cơ quan Hải quan tiếp tục lưu giữ cho đến khi hoàn tất việc xử lý hoặc bán sung quỹ Nhà nước thì phải lập "Giấy uỷ quyền bảo quản hoặc bán tải sản sung quỹ Nhà nước" ban hành theo Quy chế này. (Mẫu biểu số 2).
- Việc nhập, xuất tài sản vào kho, bãi của Hải quan tại nơi tạm giữ phải thực hiện theo chế độ kế toán kho hàng tạm giữ, tịch thu và quản lý bảo quản chu đáo.
- Nếu được uỷ quyền sẽ phối hợp với cơ quan Tài chính tổ chức bán đấu giá những tải sản tịch thu sung quỹ Nhà nước và tài sản được xác lập quyền sở hữu Nhà nước theo quy định tại Quy chế này.
- Toàn bộ số tiền thu được từ bán tài sản tịch thu sung quỹ Nhà nước, tài sản được xác lập quyền sở hữu, do cơ quan Hải quan được cơ quan Tài chính uỷ quyền bán, tiền thu lệ phí bán đấu giá, tiền thu do vi phạm hợp đồng mua bán (nếu có) được gửi vào tài khoản tạm giữ của cơ quan Tài chính tại kho bạc.
- Cơ quan Hải quan ra quyết định tịch thu và xử lý vụ việc quản lý bảo quản tài sản tịch thu phải tập hợp toàn bộ chứng từ, hồ sơ xử lý về tài sản tịch thu và quyết toán với cơ quan Tài chính nơi chuyển giao tài sản và chủ tải khoản tiền tạm giữ của cơ quan Tài chính tại kho bạc để đề nghị thanh toán các khoản sau đây:
+ Chi phí điều tra, xác minh, bắt giữ, xử lý vi phạm, chi phí khai quật, trục vớt và chi phí bốc dỡ, vận chuyển, bảo quản, kiểm nghiệm, giám định tài sản và bồi thường tổn thất do nguyên nhân khách quan (nếu có) tới thời điểm chuyển giao cho cơ quan Tài chính xử lý và tổ chức bán.
+ Chi phí bảo quản, lưu kho, lưu bãi, vận chuyển, bốc xếp từ khi tiếp nhận bàn giao tài sản tịch thu về cơ quan Tài chính.
+ Chi bổ sung kinh phí mua sắm phương tiện cần thiết phục vụ cho công tác bảo quản hàng hoá cho cơ quan ra quyết định và cơ quan bảo quản xử lý do cấp có thẩm quyền quyết định.
+ Chi cho công tác tổ chức định giá và bán đấu giá theo đúng chế độ Nhà nước quy định.
+ Chi bồi dưỡng, chi thưởng cho các tổ chức, cá nhân tham gia và có thành tích trong việc phát hiện, xử lý các tài sản tịch thu.
+ Chi thuê giám định kỹ thuật, định giá tải sản được xác lập quyền sở hữu Nhà nước.
+ Chi cho sửa chữa tài sản sung quỹ Nhà nước để bán (nếu có).
Cơ quan ra quyết định và cơ quan trực tiếp quản lý, xử lý, bán các tài sản tịch thu và tài sản được xác lập quyền sở hữu Nhà nước không thực hiện đúng hoặc cố tình vi phạm các quy định của Quy chế này đều phải được xử lý nghiêm minh, đúng pháp luật.
Trên đây là một số hướng dẫn cụ thể để thực hiện Quyết định 100 TC/QLCS có liên quan đến Hải quan trong việc xử lý tài sản tịch thu bán sung quỹ Nhà nước và xác lập quyền sở hữu Nhà nước. Quá trình thực hiện nếu còn vướng mắc, các Cục Hải quan phản ánh về Tổng cục Hải quan (Cục Kiểm tra thu thuê) để chỉ đạo.
| Nguyễn Xuân Tú (Đã ký) |
- 1 Quyết định 100-TC/QLCS năm 1997 về Quy chế quản lý và xử lý tài sản khi có quyết định tịch thu sung quỹ Nhà nước và được xác lập quyền sở hữu Nhà nước do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành
- 2 Thông tư 45/TC/TCT-1996 hướng dẫn Nghị định 22/CP-1996 về việc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thuế do Bộ Tài chính ban hành
- 3 Nghị định 22-CP năm 1996 về việc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thuế
- 4 Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính năm 1995