CHÍNH PHỦ | CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 22-CP | Hà Nội, ngày 17 tháng 4 năm 1996 |
CỦA CHÍNH PHỦ SỐ 22-CP NGÀY 17 THÁNG 4 NĂM 1996 VỀ XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC THUẾ
CHÍNH PHỦ
Căn cứ Luật tổ chức Chính phủ ngày 30 tháng 9 năm 1992;
Căn cứ các Luật thuế, Pháp lệnh về thuế và quy định về các khoản thu Ngân sách Nhà nước hiện hành;
Căn cứ Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính ngày 06 tháng 7 năm 1995;
Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Tài chính,
NGHỊ ĐỊNH:
HÀNH VI VI PHẠM VÀ HÌNH THỨC XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC THUẾ
1- Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 20.000 (hai mươi nghìn) đồng đến 200.000 (hai trăm nghìn) đồng, nếu có tình tiết tăng nặng có thể bị phạt đến 1.000.000 (một triệu) đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau:
a) Kê khai đăng ký về thuế với cơ quan thuế chậm so với thời hạn quy định;
b) Khai không đủ các khoản mục quy định trong các tờ khai nộp thuế hay trong tài liệu kế toán để cung cấp cho cơ quan thuế;
c) Thực hiện không đầy đủ chế độ lập, quản lý, sử dụng hoá đơn bán hàng theo quy định của Nhà nước.
2- Phạt tiền từ 100.000 (một trăm nghìn) đồng đến 1.000.000 (một triệu) đồng, nếu có tình tiết tăng nặng có thể phạt đến 10.000.000 (mười triệu) đồng đối với một trong các vi phạm sau:
a) Không xuất trình sổ sách kế toán, chứng từ theo yêu cầu của cơ quan thuế;
b) Vận chuyển hàng hoá không kèm theo các hồ sơ về thuế theo quy định của pháp luật về thuế;
c) Không nộp tờ khai thuế cho cơ quan thuế trong thời hạn quy định.
3- Phạt tiền từ 1.00.000 (một triệu) đồng đến 10.000.000 (mười triệu) đồng, nếu có tình tiết tăng nặng có thể phạt đến 20.000.000 (hai mươi triệu) đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau:
a) Bán hàng không lập hoá đơn để giao cho khách hàng theo đúng quy định của Nhà nước;
b) Cơ quan thuế đã thông báo đến lần thứ hai, nhưng vẫn cố ý không nộp các tờ khai thuế, báo cáo kế toán và các giấy tờ khác cho cơ quan thuế theo quy định của pháp luật;
c) Huỷ bỏ chứng từ, sổ sách, báo cáo kế toán khi chưa hết thời hạn bảo quản và lưu giữ theo quy định của Nhà nước;
d) Sử dụng các loại hoá đơn, biên lai không phải do Bộ Tài chính phát hành hoặc không cho phép sử dụng;
e) Làm mất hoá đơn mà không khai báo kịp thời với cơ quan có trách nhiệm hoặc để người khác lợi dụng hoá đơn của mình để làm ăn phi pháp, trốn lậu thuế.
Điều 3.- Mức xử phạt đối với những hành vi khai man, trốn thuế:
Tổ chức, cá nhân có hành vi khai man, trốn thuế đã được quy định tại Luật thuế doanh thu, Luật thuế lợi tức, Luật thuế tiêu thụ đặc biệt, Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu, Luật thuế sử dụng đất nông nghiệp, Luật thuế chuyển quyền sử dụng đất, ngoài việc phải nộp đủ số thuế theo quy định còn bị phạt tiền theo quy định của từng luật thuế đó.
Ngoài các hành vi khai man, trốn thuế bị xử phạt hành chính theo quy định của các luật thuế, tổ chức, cá nhân có hành vi khai man, trốn các loại thuế khác phải nộp đủ tiền thuế theo quy định của pháp luật, còn bị xử phạt theo các mức sau đây, nhưng mức phạt tối đa không quá 100.000.000 (một trăm triệu) đồng:
1- Phạt tiền bằng số tiền thuế trốn, nếu có tình tiết tăng nặng có thể phạt đến 2 lần số tiền thuế trốn đối với các vi phạm sau:
a) Kê khai không đúng căn cứ tính thuế theo quy định của từng sắc thuế;
b) Lập sổ sách kế toán, hoá đơn, chứng từ sai với thực tế sản xuất, kinh doanh;
c) Để ngoài sổ sách số liệu kế toán hoặc hạch toán không đúng theo quy định của chế độ kế toán hiện hành;
d) Xin tạm nghỉ kinh doanh để được giảm, miễn thuế nhưng thực tế vẫn hoạt động kinh doanh.
Trường hợp tổ chức, cá nhân vi phạm các điểm a, b, c mục 1 Điều này, nếu bị phát hiện trước thời điểm quy định phải quyết toán thuế hoặc phải nộp đủ thuế thì không bị xử phạt về hành vi trốn thuế mà bị phạt theo mức quy định tại
2- Phạt tiền bằng 2 lần số thuế trốn, nếu có tình tiết tăng nặng có thể bị phạt 3 lần số thuế trốn đối với một trong các trường hợp vi phạm sau:
a) Hàng hoá vận chuyển không có đầy đủ hồ sơ chứng minh hàng đã nộp thuế hoặc đã được cơ quan thuế quản lý theo đúng quy định của pháp luật;
b) Kinh doanh mà không kê khai đăng ký thuế và không kê khai nộp thuế với cơ quan thuế;
c) Giả mạo hoá đơn bán hàng, chứng từ thu tiền, biên lai thuế và các chứng từ khác liên quan đến việc tính thuế.
3- Trường hợp trốn thuế với số lượng lớn hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi trốn lậu thuế nếu còn tái phạm thì cơ quan thuế chuyển ngay hồ sơ cho cơ quan xử lý hình sự có thẩm quyền giải quyết.
Điều 4.- Mức xử phạt đối với những hành vi vi phạm chế độ nộp tiền thuế, tiền phạt:
1- Phạt tiền từ 100.000 (một trăm nghìn) đồng đến 1.000.000 (một triệu) đồng, nếu có tình tiết tăng nặng có thể phạt đến 10.000.000 (mười triệu) đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau:
a) Không chịu nhận thông báo thu thuế, lệnh thu, lệnh phạt, quyết định xử phạt vi phạm về thuế;
b) Những tổ chức được uỷ nhiệm thu, nhưng không thực hiện đúng trách nhiệm theo quy định của pháp luật;
c) Nộp chậm tiền thuế hoặc tiền phạt ghi trong thông báo nộp thuế hoặc ghi trong quyết định xử phạt của cơ quan thuế;
d) Dây dưa nộp thuế, nộp phạt.
2- Tổ chức, cá nhân vi phạm chế độ nộp tiền thuế, tiền phạt ngoài việc bị phạt tiền theo quy định tại khoản 1, Điều này còn phải nộp phạt số tiền chậm nộp theo quy định của các Luật thuế và Pháp lệnh thuế.
Điều 5.- Mức xử phạt đối với những hành vi vi phạm chế độ kiểm tra hàng hoá, niêm phong hàng hoá:
Phạt tiền từ 100.000 (một trăm nghìn) đồng đến 1.000.000 (một triệu) đồng, nếu có tình tiết tăng nặng có thể bị phạt đến 10.000.000 (mười triệu) đồng đối với các hành vi vi phạm sau:
a) Không chấp hành sự kiểm tra của cơ quan thuế đối với hàng hoá đang trên đường vận chuyển, kiểm tra kho hàng hoá, nguyên liệu tại nơi sản xuất, kinh doanh;
b) Tự ý phá niệm phong kho hàng, kho nguyên liệu, máy móc, nhà xưởng trong thời hạn niêm phong do cơ quan có thẩm quyền niêm phong để áp dụng biện pháp cưỡng chế thu tiền thuế và tiền phạt.
Tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm quy định tại điểm a, mục 2,
Phạt tịch thu hàng hoá, tang vật, phương tiện vi phạm chỉ được thực hiện đối với những loại hàng hoá, tang vật, phương tiện mà pháp luật quy định cho phép tịch thu.
THẨM QUYỀN, THỦ TỤC XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC THUẾ
Điều 7.- Thẩm quyền xử phạt của cơ quan thuế:
1- Cán bộ thuế đang thi hành công vụ được quyền phạt cảnh cáo, phạt tiền đến 100.000 (một trăm nghìn) đồng đối với các hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực thuế trên địa bàn quản lý của mình.
Trưởng trạm thuế, đội trưởng đội thuế được quyền phạt cảnh cáo, phạt tiền đến 200.000 (hai trăm nghìn) đồng đối với các hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực thuế trên địa bàn quản lý của mình.
2- Chi cục trưởng Chi cục thuế được quyền:
- Phạt cảnh cáo, phạt tiền đến 2.000.000 (hai triệu) đồng đối với các hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực thuế quy định tại các
Phạt tiền bằng số tiền thuế trốn đối với các hành vi khai man, trốn thuế quy định tại
Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính trong lĩnh vực thuế giá trị đến 10.000.000 (mười triệu) đồng theo quy định tại
3- Cục trưởng Cục thuế được quyền:
- Phạt cảnh cáo, phạt tiền đến 20.000.000 (hai mươi triệu) đồng đối với các hành vi vi phạm hành chính trên địa bàn quản lý của mình trong lĩnh vực thuế quy định tại các
- Phạt đến 3 lần số tiền thuế trốn đối với các hành vi man khai, trốn thuế quy định tại
- Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính trong lĩnh vực thuế.
Chi cục trưởng Chi cục thuế, Cục trưởng Cục thuế được quyền ra quyết định xử phạt đối với các hành vi vi phạm quy định tại
Điều 8.- Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thuế của Uỷ ban nhân dân các cấp:
1- Chủ tịch Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn được quyền phạt cảnh cáo, phạt tiền đến 200.000 (hai trăm nghìn) đồng đối với các hành vi vi phạm về thuế sử dụng đất nông nghiệp, thuế nhà, đất, thuế sát sinh trên địa bàn quản lý của mình, sau khi đã có ý kiến thống nhất của cơ quan thuế cùng cấp.
2- Chủ tịch Uỷ ban nhân dân quận, thị xã, huyện, thành phố thuộc tỉnh và Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có thẩm quyền xử phạt vi phạm được quy định tại Điều 27, Điều 28 của Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính đối với các hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực thuế theo đề nghị của cơ quan thuế cùng cấp.
Nếu hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực thuế nhưng thuộc thẩm quyền xử phạt của nhiều cơ quan thì việc xử phạt do cơ quan thụ lý đầu tiên thực hiện theo quy định của Nghị định này, sau khi đã có ý kiến thống nhất của cơ quan thuế cùng cấp.
1- Tổ chức, cá nhân bị xử phạt vi phạm hành chính mà không tự nguyện chấp hành quyết định xử phạt thì người có thẩm quyền đã ra quyết định xử phạt hành chính trong lĩnh vực thuế có quyền quyết định cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt hành chính trong lĩnh vực thuế bằng các biện pháp sau đây:
a) Khấu trừ một phần lương hoặc một phần thu nhập, khấu trừ tiền từ tài khoản tại ngân hàng. Tổ chức, cá nhân chi trả hoặc ngân hàng nơi tổ chức, cá nhân bị xử phạt mở tài khoản có trách nhiệm thực hiện quyết định cưỡng chế của cơ quan thuế;
b) Tạm giữ hàng hoá, tang vật để bảo đảm thu đủ tiền thuế, tiền phạt;
c) Kê biên phần tài sản có giá trị tương ứng với số tiền phạt, tiền thuế để bán đấu giá.
2- Cơ quan có thẩm quyền ra quyết định cưỡng chế có nhiệm vụ tổ chức việc cưỡng chế kê biên tài sản để bán đấu giá bảo đảm thu đủ tiền thuế, tiền phạt. Việc xử lý tang vật, phương tiện vi phạm hành chính trong lĩnh vực thuế được áp dụng theo Điều 52 của Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính.
3- Lực lượng Cảnh sát nhân dân có trách nhiệm thi hành quyết định cưỡng chế của Uỷ ban nhân dân cùng cấp phải phối hợp với cơ quan thuế để thực hiện quyết định cưỡng chế của cơ quan thuế.
4- Tổ chức, cá nhân bị cưỡng chế phải chịu mọi chi phí về việc tổ chức thực hiện các biện pháp cưỡng chế và tổ chức bán giá.
KHIẾU NẠI, TỐ CÁO VÀ XỬ LÝ VI PHẠM
Điều 13.- Quy định về khiếu nại tố cáo:
Khiếu nại quyết định xử phạt vi phạm hành chính, thủ tục giải quyết khiếu nại quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thuế và thủ tục giải quyết tố cáo vi phạm trong lĩnh vực thuế được thực hiện theo các Điều 87, 88, 90 của Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính ngày 06 tháng 7 năm 1995.
Điều 14.- Quy định về xử lý vi phạm:
Xử phạt vi phạm đối với người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thuế và xử phạt vi phạm đối với người vi phạm hành chính trong lĩnh vực thuế thực hiện theo đúng các Điều 91, 92 của Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính ngày 06 tháng 7 năm 1995.
- 2% (hai phần trăm) đối với vụ việc phát hiện trốn thuế trong khu vực kinh tế quốc doanh.
- 5% (năm phần trăm) đối với vụ việc phát hiện trốn thuế đối với khu vực kinh tế ngoài quốc doanh.
Bộ Tài chính hướng dẫn thủ tục trích thưởng và nguyên tắc phân phối sử dụng khoản tiền thưởng nêu trên.
Số tiền thuế trốn lậu còn lại sau khi đã trích thưởng phải nộp toàn bộ vào ngân sách nhà nước.
Điều 17.- Bộ trưởng Bộ Tài chính hướng dẫn chi tiết thi hành Nghị định này.
Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này.
Phan Văn Khải (Đã ký) |
- 1 Nghị định 129/2013/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính về thuế và cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế
- 2 Công văn số 780TCT/PC-CS về việc giải pháp vướng mắc về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thuế do Tổng cục Thuế ban hành
- 3 Công văn số 12229 TC/TCT ngày 13/11/2002 của Bộ Tài chính về việc thực hiện Thông tư số 69/2002/TT-BTC
- 4 Công văn số 3321 TCT/CS ngày 05/09/2002 của Bộ Tài chính - Tổng cục Thuế về việc vướng mắc trong quyết toán thuế và xử lý vi phạm về thuế
- 5 Công văn số 3149 TCT/NV6 ngày 21/08/2002 của Bộ Tài chính - Tổng cục Thuế về việc hướng dẫn thực hiện chính sách thuế
- 6 Thông tư 69/2002/TT-BTC hướng dẫn Quyết định 41/2002/QĐ-TTg về việc chống thất thu thuế giá trị gia tăng và thuế thu nhập doanh nghiệp qua giá bán trong hoạt động kinh doanh xe ôtô, xe hai bánh gắn máy do Bộ Tài chính ban hành
- 7 Công văn 754/TCT/AC của Tổng cục Thuế về việc xử lý các vi phạm về sử dụng hoá đơn
- 8 Công văn của Tổng Cục Thuế về giải đáp chính sách
- 9 Công văn 11218/TC/TCT của Bộ Tài chính về việc tăng cường biện pháp quản lý, sử dụng hoá đơn
- 10 Thông tư 30/2001/TT-BTC sửa đổi Thông tư 128/1998/TT-BTC hướng dẫn Nghị định 22/CP 1996 về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thuế do Bộ Tài Chính ban hành
- 11 Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính năm 1995
- 12 Luật Tổ chức Chính phủ 1992
- 1 Công văn số 3149 TCT/NV6 ngày 21/08/2002 của Bộ Tài chính - Tổng cục Thuế về việc hướng dẫn thực hiện chính sách thuế
- 2 Công văn số 3321 TCT/CS ngày 05/09/2002 của Bộ Tài chính - Tổng cục Thuế về việc vướng mắc trong quyết toán thuế và xử lý vi phạm về thuế
- 3 Công văn số 12229 TC/TCT ngày 13/11/2002 của Bộ Tài chính về việc thực hiện Thông tư số 69/2002/TT-BTC
- 4 Nghị định 1-CP năm 1992 quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thuế
- 5 Thông tư 30/2001/TT-BTC sửa đổi Thông tư 128/1998/TT-BTC hướng dẫn Nghị định 22/CP 1996 về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thuế do Bộ Tài Chính ban hành
- 6 Công văn về việc xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực thuế
- 7 Công văn về việc xử lý vi phạm chế độ hoá đơn, chứng từ
- 8 Công văn 11218/TC/TCT của Bộ Tài chính về việc tăng cường biện pháp quản lý, sử dụng hoá đơn
- 9 Công văn 4986/TCT/TTr của Tổng Cục Thuế hướng dẫn về chính sách thuế đối với hoạt động chuyển nhượng cổ phần.
- 10 Công văn của Tổng Cục Thuế về giải đáp chính sách
- 11 Công văn 754/TCT/AC của Tổng cục Thuế về việc xử lý các vi phạm về sử dụng hoá đơn
- 12 Thông tư 69/2002/TT-BTC hướng dẫn Quyết định 41/2002/QĐ-TTg về việc chống thất thu thuế giá trị gia tăng và thuế thu nhập doanh nghiệp qua giá bán trong hoạt động kinh doanh xe ôtô, xe hai bánh gắn máy do Bộ Tài chính ban hành
- 13 Nghị định 100/2004/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thuế
- 14 Công văn số 780TCT/PC-CS về việc giải pháp vướng mắc về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thuế do Tổng cục Thuế ban hành
- 15 Nghị định 129/2013/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính về thuế và cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế