Thủ tục hành chính: Đăng ký nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài - Bắc Ninh
Thông tin
Số hồ sơ: | T-BNI-047891-TT |
Cơ quan hành chính: | Bắc Ninh |
Lĩnh vực: | Hộ tịch |
Cơ quan có thẩm quyền quyết định: | Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh |
Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được ủy quyền hoặc phân cấp thực hiện (nếu có): | Không |
Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: | Sở Tư pháp |
Cơ quan phối hợp (nếu có): | Công an tỉnh |
Cách thức thực hiện: | Trụ sở cơ quan hành chính |
Thời hạn giải quyết: | Thời hạn giải quyết việc xin nhận con nuôi trong trường hợp xin đích danh trẻ em là 120 ngày
Trong trường hợp phải yêu cầu cơ quan Công an xác minh thì thời hạn được kéo dài thêm 30 ngày |
Đối tượng thực hiện: | Cá nhân |
Kết quả thực hiện: | Quyết định hành chính |
Tình trạng áp dụng: | Còn áp dụng |
Cách thực hiện
Trình tự thực hiện
Tên bước | Mô tả bước |
---|---|
Bước 1: | Người có yêu cầu nộp Đơn xin nhận trẻ em Việt Nam làm con nuôi theo mẫu quy định tại Cơ quan con nuôi quốc tế |
Bước 2: | Cơ quan con nuôi quốc tế kiểm tra, xem xét toàn bộ hồ sơ; phân loại hồ sơ, ghi vào sổ theo dõi; chuyển về Sở Tư pháp để hướng dẫn làm hồ sơ của trẻ em |
Bước 3: | Hoàn thiện hồ sơ của trẻ em được xin làm con nuôi; tiến hành thẩm tra, xác minh |
Bước 4: | Thông báo cho người xin nhận con nuôi đến Việt Nam để hoàn tất thủ tục xin nhận con nuôi |
Bước 5: | Người nước ngoài xin nhận trẻ em Việt Nam làm con nuôi phải có mặt tại Việt Nam để nộp lệ phí cho Sở Tư pháp và hoàn tất thủ tục xin nhận con nuôi |
Bước 6: | Sở Tư pháp báo cáo kết quả thẩm tra và đề xuất ý kiến giải quyết việc người nước ngoài xin nhận trẻ em Việt Nam làm con nuôi, trình Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định |
Thành phần hồ sơ
Hồ sơ của người xin nhận con nuôi
a) Đơn xin nhận trẻ em Việt Nam làm con nuôi theo mẫu quy định; b) Bản sao có công chứng hoặc chứng thực hộ chiếu hoặc giấy tờ thay thế như giấy thông hành hoặc thẻ cư trú; c) Giấy phép còn giá trị do cơ quan có thẩm quyền của nước nơi người xin nhận con nuôi thường trú cấp, cho phép người đó nhận con nuôi. d) Bản điều tra về tâm lý, gia đình, xã hội của người xin nhận con nuôi do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền của nước nơi người xin nhận con nuôi thường trú cấp; đ) Giấy xác nhận do tổ chức y tế có thẩm quyền của nước nơi người xin nhận con nuôi thường trú hoặc tổ chức y tế của Việt Nam từ cấp tỉnh trở lên cấp chưa quá 06 tháng, tính đến ngày nhận hồ sơ, xác nhận hiện tại người đó có đủ sức khoẻ, không mắc bệnh tâm thần hoặc không mắc bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi của mình, không mắc bệnh truyền nhiễm; e) Giấy tờ xác nhận về tình hình thu nhập của người xin nhận con nuôi, chứng minh người đó bảo đảm việc nuôi con nuôi; g) Phiếu lý lịch tư pháp của người xin nhận con nuôi do cơ quan có thẩm quyền của nước nơi người đó thường trú cấp chưa quá 12 tháng, tính đến ngày nhận hồ sơ; h) Bản sao Giấy chứng nhận kết hôn đối với người xin nhận con nuôi, trong trường hợp người xin nhận con nuôi là vợ chồng đang trong thời kỳ hôn nhân; i) Người xin nhận con nuôi thuộc trường hợp quy định tại các điểm a, b và c khoản 3 Điều 35 Nghị định này, phải có giấy tờ phù hợp do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam hoặc của nước nơi người đó thường trú cấp để chứng minh |
Hồ sơ của trẻ em được cho làm con nuôi
a) Bản sao có công chứng hoặc chứng thực giấy khai sinh của trẻ em; b) Giấy đồng ý cho trẻ em làm con nuôi có chữ ký của những người quy định tại khoản 4 Điều này; c) Giấy xác nhận của tổ chức y tế từ cấp huyện trở lên, xác nhận về tình trạng sức khoẻ của trẻ em; d) Hai ảnh mầu của trẻ em, chụp toàn thân cỡ 10 x 15 cm hoặc 9 x 12 cm. 2. Đối với trẻ em đang sống tại cơ sở nuôi dưỡng được thành lập hợp pháp, ngoài các giấy tờ quy định tại khoản 1 Điều này, hồ sơ của trẻ em được cho làm con nuôi còn phải có quyết định của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền tiếp nhận trẻ em vào cơ sở nuôi dưỡng, biên bản bàn giao trẻ em vào cơ sở nuôi dưỡng và giấy tờ tương ứng thuộc một trong các trường hợp sau đây: a) Đối với trẻ em bị bỏ rơi, phải có bản tường trình sự việc của người phát hiện trẻ em bị bỏ rơi; biên bản về việc trẻ em bị bỏ rơi (có xác nhận của cơ quan công an hoặc chính quyền địa phương); giấy tờ chứng minh đã thông báo trên phương tiện thông tin đại chúng (từ cấp tỉnh trở lên) về việc trẻ em bị bỏ rơi sau 30 ngày mà không có thân nhân đến nhận; b) Đối với trẻ em mồ côi, phải có bản sao có công chứng hoặc chứng thực giấy chứng tử của cha, mẹ đẻ của trẻ em đó; c) Đối với trẻ em có cha, mẹ là người mất năng lực hành vi dân sự, phải có bản sao được công chứng quyết định có hiệu lực pháp luật của Toà án tuyên bố cha, mẹ đẻ của trẻ em đó mất năng lực hành vi dân sự. 3. Đối với trẻ em đang sống tại gia đình, ngoài các giấy tờ quy định tại khoản 1 Điều này, còn phải có bản sao được công chứng hoặc chứng thực sổ hộ khẩu hoặc giấy đăng ký tạm trú có thời hạn của cha, mẹ đẻ hoặc người giám hộ đang nuôi dưỡng trẻ em. |
Các biểu mẫu
Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai | Văn bản quy định |
---|---|
Đơn xin nhận trẻ em Việt Nam làm con nuôi (Trường hợp xin đích danh) TP/HTNNg-2003.CN.1; Đơn xin nhận trẻ em Việt Nam làm con nuôi (Trường hợp không xin đích danh) TP/HTNNg-2003.CN1a
Tải về |
1. Quyết định 15/2003/QĐ-BTP ban hành biểu mẫu, sổ hộ tịch có yếu tố nước ngoài do Bộ trưởng Bộ Tư pháp ban hành |
Phí và lệ phí
Tên phí / lệ phí | Mức phí | Văn bản quy định |
---|---|---|
Lệ phí nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài | 2.000.000 đồng/trường hợp |
1. Quyết định 130/2008/QĐ-UBND quy định mức thu và việc quản lý, sử dụng lệ phí hộ tịch trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh do Ủy ban nhân dân tỉnh Bắc Ninh ban hành |
Cơ sở pháp lý
Văn bản căn cứ pháp lý
Văn bản công bố thủ tục
1. Quyết định 135/2009/QĐ-UBND về công bố bộ thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Tư pháp tỉnh Bắc Ninh do Ủy ban nhân dân tỉnh Bắc Ninh ban hàh |
Thủ tục hành chính liên quan
Thủ tục hành chính liên quan nội dung
Lược đồ Đăng ký nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài - Bắc Ninh
- Hiện chưa có văn bản!
- Hiện chưa có văn bản!
- Hiện chưa có văn bản!
- Hiện chưa có văn bản!
- Hiện chưa có văn bản!
Chat với chúng tôi
Chat ngay