Thủ tục hành chính: Đăng ký việc nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài - Kiên Giang
Thông tin
Số hồ sơ: | T-KGI-112148-TT |
Cơ quan hành chính: | Kiên Giang |
Lĩnh vực: | Hộ tịch |
Cơ quan có thẩm quyền quyết định: | Ủy ban nhân dân tỉnh Kiên Giang |
Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được ủy quyền hoặc phân cấp thực hiện (nếu có): | |
Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: | Sở Tư pháp tỉnh Kiên Giang |
Cơ quan phối hợp (nếu có): | |
Cách thức thực hiện: | Trụ sở cơ quan hành chính |
Thời hạn giải quyết: | 120 ngày đối với trường hợp xin trẻ đích danh; 120 ngày, kể từ ngày hoàn tất thủ tục giới thiệu trẻ, đối với trường hợp xin trẻ không đích danh |
Đối tượng thực hiện: | Cá nhân và Tổ chức |
Kết quả thực hiện: | Quyết định hành chính |
Tình trạng áp dụng: | Còn áp dụng |
Cách thực hiện
Trình tự thực hiện
Tên bước | Mô tả bước |
---|---|
Bước 1: | - Chuẩn bị đầy đủ hồ sơ theo quy định của pháp luật.
- Hồ sơ của người xin nhận con nuôi do người xin con nuôi trực tiếp hoặc ủy quyền cho Văn phòng con nuôi nước ngoài tại Việt Nam nộp tại Cục con nuôi quốc tế, Bộ Tư pháp. - Sau khi kiểm tra hồ sơ hợp lệ, Cục con nuôi quốc tế có công văn gửi Sở Tư pháp để hướng dẫn cơ sở nuôi dưỡng hoặc cha mẹ đẻ, người giám hộ của trẻ em lập hồ sơ của trẻ em. - Sau khi nhận được công văn của Cơ quan con nuôi quốc tế, Sở Tư pháp có trách nhiệm hướng dẫn cơ sở nuôi dưỡng trẻ em hoặc cha mẹ, người giám hộ của trẻ em làm hồ sơ của trẻ em, gửi cho Sở Tư pháp. |
Bước 2: | Nộp hồ sơ tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả Sở Tư pháp Kiên Giang (02 Nguyễn Công Trứ, Vĩnh Thanh, Rạch Giá, Kiên Giang).
Khi đến nộp hồ sơ cơ sở nuôi dưỡng; cha, mẹ hoặc người giám hộ hợp pháp của trẻ phải xuất trình CMND. + Trường hợp hồ sơ đã đầy đủ, hợp lệ viết phiếu hẹn trao cho người nộp. + Trường hợp hồ sơ thiếu, hoặc không hợp lệ thì công chức tiếp nhận hồ sơ hướng dẫn để người đến nộp hồ sơ làm lại cho kịp thời. - Sau khi kiểm tra hồ sơ, Sở Tư pháp có công văn gửi Cục con nuôi để báo cáo, kèm theo 01 bộ hồ sơ của trẻ em. - Sau khi nhận được văn bản báo cáo của Sở Tư pháp và hồ sơ của trẻ em, Cục con nuôi có công văn và kèm theo 01 bộ hồ sơ của người xin nhận con nuôi cho Sở Tư pháp. - Sau khi nhận được công văn trả lời của Cơ quan con nuôi quốc tế, kèm theo hồ sơ của người xin nhận con nuôi, Sở Tư pháp thông báo cho người xin nhận con nuôi đến Việt Nam để hoàn tất thủ tục xin nhận con nuôi và nộp lệ phí hoặc ủy quyền cho Văn phòng con nuôi nước ngoài tại Việt Nam nộp. - Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận được thông báo của Sở Tư pháp, người xin nhận con nuôi phải có mặt tại Việt Nam để hoàn tất thủ tục xin nhận con nuôi. Nếu vì lý do khách quan mà người xin nhận con nuôi không thể có mặt trong thời gian đó thì phải có văn bản đề nghị Sở Tư pháp cho gia hạn, thời gian gia hạn không quá 60 ngày. Thời gian tiếp nhận hồ sơ: + Buổi sáng: Từ 7 giờ đến 11 giờ; + Buổi chiều: Từ 13 giờ đến 17 giờ. Từ thứ hai đến thứ sáu (thứ bảy, chủ nhật và ngày lễ nghỉ). |
Bước 3: | Nhận Quyết định cho nhận con nuôi tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả Sở Tư pháp Kiên Giang (02 Nguyễn Công Trứ, Vĩnh Thanh, Rạch Giá, Kiên Giang).
Thời gian trao Quyết định cho nhận nuôi con nuôi: + Buổi sáng: Từ 7 giờ đến 11 giờ; + Buổi chiều: Từ 13 giờ đến 17 giờ. Từ thứ hai đến thứ sáu (thứ bảy, chủ nhật và ngày lễ nghỉ). |
Điều kiện thực hiện
Nội dung | Văn bản quy định |
---|---|
- Người nước ngoài xin nhận trẻ em Việt Nam làm con nuôi phải có đủ điều kiện để nuôi con nuôi theo quy định tại Điều 69 của Luật Hôn nhân và gia đình của Việt Nam và pháp luật của nước nơi người đó thường trú.
- Công dân Việt Nam xin nhận trẻ em nước ngoài thường trú tại Việt Nam làm con nuôi phải có đủ điều kiện nuôi con nuôi theo quy định tại Điều 69 của Luật Hôn nhân và gia đình của Việt Nam và pháp luật của nước mà trẻ em đó có quốc tịch. - Trong trường hợp vợ chồng xin nhận con nuôi thì mỗi người đều phải tuân theo điều kiện này. |
Chưa có văn bản! |
* Trẻ em được nhận làm con nuôi phải là trẻ em từ mười lăm tuổi trở xuống. Trẻ em từ trên mười lăm tuổi đến dưới mười sáu tuổi có thể được nhận làm con nuôi nếu là trẻ em tàn tật, trẻ em mất năng lực hành vi dân sự.
* Trẻ em chỉ có thể làm con nuôi của một người hoặc của cả hai người là vợ chồng. Vợ chồng phải là những người khác giới có quan hệ hôn nhân. Trẻ em được nhận làm con nuôi phải là trẻ em đang sống tại các cơ sở nuôi dưỡng được thành lập hợp pháp tại Việt Nam, bao gồm: a) Trẻ em bị bỏ rơi; b) Trẻ em mồ côi; c) Trẻ em khuyết tật, tàn tật; d) Trẻ em mất năng lực hành vi dân sự; đ) Trẻ em là nạn nhân của chất độc hoá học; e) Trẻ em nhiễm HIV/AIDS; g) Trẻ em mắc các bệnh hiểm nghèo khác; h) Trẻ em khác được tiếp nhận vào cơ sở nuôi dưỡng theo quy định của pháp luật. Trẻ em đang sống tại gia đình phải thuộc trường hợp trẻ em mồ côi; trẻ em khuyết tật, tàn tật; trẻ em mất năng lực hành vi dân sự; trẻ em mắc bệnh hiểm nghèo khác; trẻ em là nạn nhân của chất độc hoá học; trẻ em nhiễm HIV/AIDS; trẻ em có quan hệ họ hàng, thân thích với người xin nhận con nuôi hoặc có anh, chị, em ruột đang làm con nuôi của người xin nhận con nuôi. |
Chưa có văn bản! |
Người nhận con nuôi phải có đủ các điều kiện:
- Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ; - Hơn con nuôi từ hai mươi tuổi trở lên; - Có tư cách đạo đức tốt; - Có điều kiện thực tế bảo đảm việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con nuôi; - Không phải là người đang bị hạn chế một số quyền của cha, mẹ đối với con chưa thành niên hoặc bị kết án mà chưa được xóa án tích về một trong các tội cố ý xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của người khác; ngược đãi hoặc hành hạ ông, bà, cha, mẹ, vợ, chồng, con, cháu, người có công nuôi dưỡng mình; dụ dỗ, ép buộc hoặc chứa chấp người chưa thành niên phạm pháp; mua bán, đánh tráo, chiếm đoạt trẻ em; các tội xâm phạm tình dục đối với trẻ em; có hành vi xúi giục, ép buộc con làm những việc trái pháp luật, trái đạo đức xã hội. |
Chưa có văn bản! |
Thành phần hồ sơ
Sau khi đã được thông báo và nhận thức một cách rõ ràng về hệ quả pháp lý của việc nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài, những người sau đây có quyền ký giấy đồng ý cho trẻ em làm con nuôi:
- Người đứng đầu cơ sở nuôi dưỡng có quyền đồng ý cho trẻ em đang sống ở cơ sở nuôi dưỡng làm con nuôi. Trong trường hợp trẻ em còn cha, mẹ đẻ thì còn phải có sự đồng ý bằng văn bản của cha, mẹ đẻ của trẻ em đó, trừ trường hợp trẻ em đó có nguồn gốc bị bỏ rơi, bị bỏ lại cơ sở y tế hoặc khi trẻ em đó được đưa vào cơ sở nuôi dưỡng đã có giấy của cha mẹ đẻ đồng ý cho con làm con nuôi hoặc cha mẹ đẻ của trẻ em đó mất năng lực hành vi dân sự. - Cha mẹ đẻ có quyền đồng ý cho trẻ em đang sống tại gia đình làm con nuôi. Nếu cha hoặc mẹ đẻ của trẻ em đã chết hoặc bị tuyên bố là đã chết hoặc mất năng lực hành vi dân sự thì chỉ cần sự đồng ý của người kia. Trong trường hợp cả cha và mẹ đẻ của trẻ em đã chết hoặc bị tuyên bố là đã chết hoặc mất năng lực hành vi dân sự thì phải có sự đồng ý của người giám hộ của trẻ em đó. |
- Bản sao Giấy khai sinh của trẻ em;
- Giấy đồng ý cho trẻ em làm con nuôi; - Giấy xác nhận của tổ chức y tế từ cấp huyện trở lên về tình trạng sức khoẻ của trẻ em, trong đó ghi rõ tình trạng đặc biệt, nếu có; - Hai ảnh màu của trẻ em, chụp toàn thân cỡ 10 x 15 cm hoặc 9 x 12 cm. |
Ngoài các giấy tờ quy định trên, tuỳ từng trường hợp, hồ sơ của trẻ em được cho làm con nuôi còn phải có giấy tờ tương ứng sau đây:
- Biên bản xác nhận về việc trẻ em bị bỏ rơi, nếu trẻ em đó có nguồn gốc bị bỏ rơi; - Biên bản xác nhận về việc trẻ em bị bỏ lại cơ sở y tế, nếu trẻ em đó có nguồn gốc bị bỏ lại cơ sở y tế; - Bản sao giấy chứng tử của cha, mẹ đẻ của trẻ em, nếu cha, mẹ đẻ của trẻ em đó đã chết hoặc bị tuyên bố là đã chết; - Bản sao bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật của Toà án tuyên bố cha, mẹ đẻ của trẻ em mất năng lực hành vi dân sự, nếu cha, mẹ đẻ của trẻ em đó mất năng lực hành vi dân sự; - Giấy đồng ý làm con nuôi của bản thân trẻ em, nếu trẻ em được nhận làm con nuôi từ đủ chín tuổi trở lên (giấy này có thể ghi chung vào giấy đồng ý cho trẻ em làm con nuôi); - Bản sao Sổ hộ khẩu hoặc giấy đăng ký tạm trú có thời hạn (đối với công dân Việt Nam ở trong nước); Thẻ thường trú (đối với người nước ngoài thường trú tại Việt Nam) của cha mẹ đẻ hoặc người giám hộ đang nuôi dưỡng trẻ em, nếu thuộc trường hợp trẻ em đang sống tại gia đình được xin đích danh làm con nuôi. |
Số bộ hồ sơ: 4 bộ |
Các biểu mẫu
Phí và lệ phí
Tên phí / lệ phí | Mức phí | Văn bản quy định |
---|---|---|
Lệ phí đăng ký việc nuôi con nuôi | 1.600.000 đồng. |
1. Quyết định 09/2007/QĐ-UBND ban hành danh mục phí - lệ phí trên địa bàn tỉnh Kiên Giang do Ủy ban nhân dân tỉnh Kiên Giang ban hành |
Cơ sở pháp lý
Văn bản căn cứ pháp lý
Văn bản công bố thủ tục
Thủ tục hành chính liên quan
Thủ tục hành chính liên quan nội dung
Lược đồ Đăng ký việc nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài - Kiên Giang
- Hiện chưa có văn bản!
- Hiện chưa có văn bản!
- Hiện chưa có văn bản!
- Hiện chưa có văn bản!
- Hiện chưa có văn bản!