Hệ thống pháp luật
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...

TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG
VIỆT NAM
LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 01/ĐA-LĐLĐ

TP. Hồ Chí Minh, ngày 21 tháng 01 năm 2022

Thay thế bản đã gửi ngày 26/10/2021

 

 

ĐỀ ÁN

XÂY DỰNG ĐỘI NGŨ KẾ TOÁN CÔNG ĐOÀN GIAI ĐOẠN 2021-2025

I. Sự cần thiết phải thực hiện đề án

Liên đoàn Lao động Thành phố Hồ Chí Minh đang quản lý 51 Liên đoàn Lao động quận, huyện, thành phố và Công đoàn Ngành, Sở, Khối, Tổng công ty và cấp trên tương đương (sau đây gọi tắt là công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở) và đã phân cấp quản lý tài chính cho 49/51 đơn vị. Số lượng công đoàn cơ sở của hệ thống công đoàn Thành phố hiện nay là 20.039 CĐCS, trong đó 17.113 CĐCS thuộc khu vực ngoài Nhà nước và hơn 300.000 doanh nghiệp chưa thành lập công đoàn cơ sở. Bên cạnh đó, còn có 08 đơn vị sự nghiệp, 05 đơn vị kinh tế do Liên đoàn Lao động Thành phố Hồ Chí Minh trực tiếp quản lý và 17 Nhà văn hóa lao động đã phân cấp cho Công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở quản lý.

Trong thời gian qua, Ban Thường vụ Liên đoàn Lao động Thành phố Hồ Chí Minh luôn quan tâm đến việc xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ làm công tác tài chính công đoàn1, thông qua việc thực thi nhiều giải pháp, từ công tác tập huấn, bồi dưỡng đến việc cử đi đào tạo nhằm nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ; đồng thời bổ nhiệm giữ các chức vụ cao hơn, tăng cường cán bộ cho cơ sở. Từ đó, công tác tài chính có nhiều chuyển biến tích cực, trở thành công cụ quan trọng để tổ chức công đoàn thực hiện chức năng và nhiệm vụ của mình.

Tuy nhiên, đánh giá một cách toàn diện thì đội ngũ cán bộ làm công tác tài chính, kế toán công đoàn vẫn còn những tồn tại nhất định, cụ thể: trong công tác quản lý công đoàn cơ sở còn nhiều bất cập như tỷ lệ lập báo cáo dự toán, quyết toán còn thấp và sai sót, vẫn còn tình trạng thất thu kinh phí, đoàn phí; còn sai sót trong xử lý, hạch toán các nghiệp vụ thu chi; việc cân đối quản lý nguồn kết dư cũng còn nhiều hạn chế, chưa hiệu quả; việc quản lý và sử dụng tài sản, đặc biệt là tài sản nhà đất cũng như nâng cao tỷ suất lợi nhuận kinh doanh của các đơn vị kinh tế chưa đạt yêu cầu đề ra (dẫn đến có đơn vị phải đề xuất giải thể, phá sản).

Tài chính công đoàn là một trong những nhân tố quyết định, đảm bảo duy trì và phát triển của tổ chức công đoàn. Do vậy, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực làm công tác tài chính công đoàn trong tình hình mới là một trong những nhiệm vụ trọng tâm, là cơ sở quan trọng để góp phần nâng cao tính hiệu lực, hiệu quả của công tác tài chính công đoàn; bảo vệ, duy trì sự ổn định cho hệ thống và thực hiện thắng lợi các mục tiêu đề ra theo Chương trình số 07/CTr-LĐLĐ ngày 1412/2020 về xây dựng nguồn lực công đoàn giai đoạn 2020-2025 đã được Ban Thường vụ Liên đoàn Lao động Thành phố Hồ Chí Minh thông qua tại kỳ họp lần thứ 25, nhiệm kỳ 2018-2023.

Xuất phát từ các lý do nêu trên, Ban Thường vụ Liên đoàn Lao động Thành phố Hồ Chí Minh xây dựng và triển khai đến các cấp công đoàn, các đơn vị kinh tế, sự nghiệp trực thuộc Đề án xây dựng đội ngũ kế toán công đoàn giai đoạn 2021 - 2025 như sau:

II. Nội dung đề án

1. Cơ sở pháp lý

- Luật Kế toán số 88/2015/QH13 của Quốc hội nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

- Nghị định số 174/2016/NĐ-CP ngày 30/12/2016 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật kế toán.

- Nghị định 59/2019/NĐ-CP ngày 1/7/2019 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành luật Phòng chống tham nhũng.

- Nghị quyết số 7b/NQ-TLĐ ngày 21/01/2016 của Ban chấp hành Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam khóa XI về công tác tài chính công đoàn Việt Nam về tài chính công đoàn trong tình hình mới.

- Chương trình số 07/CTr-LĐLĐ ngày 14/12/2020 của Ban Thường vụ Liên đoàn Lao động Thành phố Hồ Chí Minh về xây dựng nguồn lực công đoàn giai đoạn 2020-2025.

2. Mục tiêu, yêu cầu của đề án

- Xây dựng đội ngũ kế toán công đoàn đảm bảo năng lực, trình độ chuyên môn nghiệp vụ nhằm thực thi hiệu quả nhiệm vụ được giao, đáp ứng yêu cầu trong tình hình mới.

- Đảm bảo tính linh hoạt, chủ động trong bố trí, sắp xếp nhân sự làm công tác kế toán phù hợp với yêu cầu và trình độ nghiệp vụ chuyên môn nhằm phát huy tốt nhất năng lực của đội ngũ kế toán công đoàn.

- Đảm bảo phương tiện, trang thiết bị kỹ thuật giúp đội ngũ kế toán nâng cao khả năng phân tích, tham mưu và xử lý các tình huống phát sinh trong thực tiễn công tác (bao gồm cả việc xây dựng, phát triển các ứng dụng hỗ trợ công tác tài chính CĐCS trực thuộc công đoàn cấp trên).

- Quá trình thực hiện Đề án cần đảm bảo các quy định của Nhà nước; quy định, hướng dẫn và chủ trương của Tổng Liên đoàn trong đào tạo, bồi dưỡng, sắp xếp, bố trí, chế độ chính sách, khen thưởng và kỷ luật đối với người làm công tác kế toán công đoàn.

3. Nội dung, giải pháp và phân công thực hiện Đề án

3.1 Bố trí nhân sự kế toán

a. Nội dung

- Phân công ủy viên Ban Thường vụ, thành viên Ban Giám đốc theo dõi, chỉ đạo trực tiếp trong công tác quản lý tài chính, tài sản nhằm nâng cao vai trò, trách nhiệm của Ban Thường vụ công đoàn các cấp, Ban Giám đốc đơn vị kinh tế, sự nghiệp trong công tác quản lý tài chính.

- Bố trí nhân sự kế toán chuyên trách (kế toán trưởng, phụ trách kế toán - gọi chung là kế toán trưởng) bắt buộc:

Tại công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở có từ 300 CĐCS trở lên có thực hiện công tác tài chính. Ngoài ra, công đoàn cấp trên cơ sở có nhiều hơn 300 CĐCS có thực hiện công tác tài chính thì được thuê dịch vụ hỗ trợ kế toán trưởng theo hướng dẫn của Liên đoàn Lao động Thành phố Hồ Chí Minh hoặc đề xuất bố trí tăng thêm người làm công tác kế toán (ngoài vị trí kế toán trưởng bắt buộc phải có) theo tiêu chí cứ mỗi 300 CĐCS tăng thêm sẽ được bố trí thêm 01 kế toán (theo chế độ hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc, hợp đồng công tác viên thuê ngoài...) nếu việc thuê dịch vụ hỗ trợ kế toán không hiệu quả.

Dự kiến tổng nhu cầu bổ sung kế toán theo Đề án là 57 người (nếu không thực hiện thuê dịch vụ kế toán), trong đó có 25 người đang thực hiện theo chế độ hợp đồng và 32 người sẽ tuyển mới bổ sung. Kinh phí dự kiến trả lương và các khoản phụ cấp hàng năm cho số nhân sự này là 6.000.000 đồng/người/tháng x 57 người x 12 tháng = 4,1 tỷ đồng/năm từ nguồn tài chính công đoàn.

Tại đơn vị kinh tế, sự nghiệp có doanh thu hàng năm từ 20 tỷ đồng/năm. Ngoài ra, đơn vị có thể bố trí thêm nhân sự làm công tác tài chính, kế toán (ngoài vị trí kế toán trưởng bắt buộc phải có) căn cứ Đề án vị trí việc làm và khả năng đảm bảo tài chính của đơn vị.

- Bố trí nhân sự kế toán trong các trường hợp còn lại: Ban Thường vụ còng đoàn cấp trên, Ban Giám đốc đơn vị kinh tế, sự nghiệp trực thuộc căn cứ tình hình thực tế và khả năng tài chính để bố trí kế toán trưởng, phụ trách kế toán theo chế độ chuyên trách, kiêm nhiệm, thuê dịch vụ kế toán... theo quy định của Nhà nước và Tổng Liên đoàn.

- Triển khai thuê dịch vụ kế toán hỗ trợ công tác tài chính công đoàn cấp trên cơ sở theo hướng dẫn của Liên đoàn Lao động Thành phố.

- Thực hiện luân chuyển người làm công tác kế toán trong nội bộ hệ thống công đoàn Thành phố theo quy định về luân chuyển cán bộ của Nhà nước, Tổng Liên đoàn và Liên đoàn Lao động Thành phố Hồ Chí Minh.

b. Giải pháp và phân công thực hiện:

- Năm 2021:

Tổ chức tổng kết, đánh giá việc thực hiện Đề án thí điểm thuê dịch vụ kế toán và trình cấp có thẩm quyền nhân rộng tại các Công đoàn cấp trên cơ sở có quy mô, đầu mối quản lý nhiều công đoàn cơ sở trực thuộc.

Giao Ban Tài chính chủ trì, phối hợp các đơn vị có liên quan tham mưu thực hiện.

Phân công ít nhất 01 người trong Ban Thường vụ, Ban Giám đốc trực tiếp theo dõi, chỉ đạo công tác quản lý thu chi, sử dụng tài chính, tài sản tại đơn vị mình; tạo điều kiện cho người làm công tác kế toán, tài chính tập trung nhiệm vụ chuyên môn.

Giao Ban Thường vụ công đoàn cấp trên cơ sở, Ban Giám đốc đơn vị kinh tế, sự nghiệp trực thuộc tự rà soát, tổ chức thực hiện và báo cáo kết quả về Liên đoàn Lao động Thành phố Hồ C Minh qua Ban Tổ chức, Ban Tài chính, chậm nhất ngày 30/11/2021.

- Năm 2022: Rà soát và hoàn tất bố trí kế toán chuyên trách bắt buộc tại các đơn vị công đoàn cấp trên quản lý từ 300 CĐCS trở lên có thực hiện công tác tài chính, đơn vị kinh tế, sự nghiệp có doanh thu hàng năm từ 20 tỷ đồng/năm và các hình thức bố trí khác đối với các đơn vị còn lại.

Giao Ban Tổ chức chủ trì, phối hợp Ban Tài chính và các đơn vị có liên quan tham mưu thực hiện.

- Từ năm 2023 đến năm 2025: Thực hiện luân chuyển kế toán trưởng (hoặc phụ trách kế toán) chuyên trách tại công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở, các đơn vị kinh tế, sự nghiệp theo quy định.

Giao Ban Tổ chức chủ trì, phối hợp Ban Tài chính và các đơn vị có liên quan tham mưu thực hiện.

3.2. Về đào tạo, bồi dưỡng nhân lực kế toán

a. Nội dung

- Tổ chức định kỳ các buổi Hội thảo, tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ cho đối tượng là Chủ tài khoản và kế toán công đoàn cấp trên cơ sở tương tác hai chiều, đúc kết kinh nghiệm, xử lý tình huống thay thế phương pháp tập huấn, bồi dưỡng truyền thống.

- Hệ thống hóa kiến thức, quy định theo từng chuyên đề tài chính dưới dạng cẩm nang tuyên truyền và các hình thức trực quan sinh động khác (inforgraphic, slide, video clip...) để triển khai kịp thời cho đối tượng Chủ tài khoản và kế toán.

- Tăng cường mở các lớp đào tạo tập trung, dài hạn chuyên sâu về tài chính theo chuyên đề, lĩnh vực (bao gồm cả đào tạo ngoài nước nếu đủ điều kiện).

- Tiến hành rà soát trình độ, nghiệp vụ của đội ngũ kế toán công đoàn cấp trên cơ sở, đơn vị sư nghiệp, kinh tế; phối hợp cơ sở giáo dục tổ chức kiểm tra định kỳ năng lực chuyên môn của cán bộ làm công tác kế toán và thông báo kết quả cho cấp có thẩm quyền quản lý cán bộ. Từ đó, triển khai kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng, và bố trí, sử dụng theo phân khúc nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn nhân lực trong công tác tài chính.

b. Giải pháp và phân công thực hiện:

- Năm 2020 và năm 2025: tổ chức lớp đào tạo, bồi dưỡng lớp Kế toán trưởng và cấp chứng chỉ dành cho kế toán Công đoàn cấp trên cơ sở và đơn vị sự nghiệp trực thuộc.

Giao Ban Tài chính chủ trì, phối hợp các đơn vị có liên quan tham mưu thực hiện.

- Năm 2021: thực hiện video clip ‘Hướng dẫn lập Báo cáo quyết toán tài chính công đoàn tại công đoàn cơ sở’, đăng tải trên Trang tin điện tử Công đoàn Thành phố Hồ Chí Minh.

- Năm 2022-2023: Biên soạn và phát hành cẩm nang hướng dẫn quy trình thanh quyết toán các nội dung chi thường xuyên, chi đầu tư và các nội dung khác về tài chính dưới các hình thức trực quan sinh động (inforgraphic, slide, video clip...);

Giao Ban Tài chính chủ trì, phối hợp các đơn vị có liên quan tham mưu thực hiện.

- Định kỳ hàng năm từ năm 2022 đến năm 2025:

Hoàn thiện, bổ sung cập nhật bộ cẩm nang tài chính theo quy định mới.

Tổ chức định kỳ các lớp tập huấn nghiệp vụ cho chủ tài khoản và kế toán để kịp thời cập nhật các quy định mới trong công tác tài chính, tài sản công đoàn.

Tổ chức cho đội ngũ kế toán tham gia các lớp học bồi dưỡng về thuế, đấu thầu, quản lý tài sản công...

Tạo điều kiện để đội ngũ kế toán công đoàn tham gia học tập kinh nghiệm thực tế trong và ngoài nước (nếu đủ điều kiện)... cùng với các Đoàn công tác của Liên đoàn Lao động Thành phố Hồ Chí Minh.

Tổ chức kiểm tra định kỳ năng lực, trình độ cán bộ kế toán và thông báo kết quả cho cấp có thẩm quyền quản lý cán bộ. Từ đó, triển khai kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng, bố trí và sử dụng theo phân khúc kết quả kiểm tra.

Giao Ban Tài chính chủ trì, phối hợp Ban Tổ chức và các đơn vị có liên quan tham mưu thực hiện.

3.3 Về đầu tư phương tiện và trang thiết bị phục vụ người làm công tác kế toán

a. Nội dung:

Đầu tư hệ thống cơ sở dữ liệu, ứng dụng và phần mềm quản lý (bao gồm cả phần mềm kế toán tài chính), hệ thống trang thiết bị phục vụ yêu cầu công tác của đội ngũ kế toán công đoàn.

b. Giải pháp và phân công thực hiện:

- Năm 2021: Triển khai phần mềm kế toán mới và ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý tài chính, tài sản theo tiến độ triển khai của Tổng Liên đoàn.

- Năm 2022-2023: Triển khai hệ thống Hạ tầng thông tin, cơ sở dữ liệu và phần mềm kế toán công đoàn áp dụng cho CĐCS trực thuộc hệ thống công đoàn Thành phố Hồ Chí Minh; xây dựng ứng dụng trên thiết bị thông minh (PC, smartphone, máy tính bảng...) để kết nối thông tin với các kế toán, chủ tài khoản của công đoàn cấp trên, có tích hợp các hướng dẫn cơ bản về công tác tài chính bằng hình ảnh trực quan sinh động.

Giao Ban Tài chính chủ trì, phối hợp với Văn phòng và các đơn vị có liên quan tham mưu thực hiện.

3.4 Chế độ chính sách, khen thưởng và kỷ luật

a. Nội dung:

- Thực hiện chế độ tiền lương, phụ cấp, thu nhập và chế độ đãi ngộ khác đối với đội ngũ kế toán công đoàn theo quy định của Nhà nước và Tổng Liên đoàn.

- Kịp thời động viên, khen thưởng người có thành tích xuất sắc trong công tác; xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm công tác tài chính theo quy định.

b. Giải pháp và phân công thực hiện:

- Giải quyết và xử lý kịp thời các chế độ chính sách cho đội ngũ kế toán công đoàn theo quy định: giao Ban Tài chính chủ trì, phối hợp với Ban Tổ chức và các đơn vị có liên quan tham mưu thực hiện.

- Khen thưởng định kỳ và đột xuất người có thành tích xuất sắc trong công tác tài chính tại đơn vị: giao Ban Chính sách pháp luật chủ trì, phối hợp các đơn vị có liên quan tham mưu thực hiện.

- Tổ chức kiểm tra, giám sát và xử lý nghiêm minh, kịp thời khi phát hiện các vi phạm trong công tác tài chính, kế toán: giao Văn phòng UBKT và UBKT công đoàn các cấp chủ trì, phối hợp các đơn vị có liên quan tham mưu thực hiện.

III. Tổ chức thực hiện:

1. Tiến độ thực hiện Đề án:

- Năm 2021: trình Thường trực, Ban Thường vụ Liên đoàn Lao động Thành phố Hồ Chí Minh, Thường trực Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh, Thường trực Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam phê duyệt Đề án.

- Từ tháng 01/2022 đến tháng 9/2023: triển khai thực hiện Đề án.

- Tháng 10/2023 đến tháng 12/2023: tổ chức sơ kết, đánh giá thực hiện Đề án và đề xuất giải pháp điều chỉnh (nếu có).

- Tháng 01/2024 đến tháng 09/2025: tiếp tục triển khai thực hiện Đề án.

- Tháng 10/2025 đến tháng 12/2025: tổng kết thực hiện Đề án.

2. Kinh phí thực hiện Đề án:

Từ nguồn tài chính công đoàn theo dự toán tài chính được duyệt hàng năm của các cấp công đoàn.

3. Phân công thực hiện:

- Ban Thường vụ Liên đoàn Lao động Thành phố Hồ Chí Minh phân công nhiệm vụ cho đồng chí Phó Chủ tịch Thường trực Liên đoàn Lao động Thành phố Hồ Chí Minh trực tiếp theo dõi, chỉ đạo các Ban chuyên đề, các cơ quan, đơn vị có liên quan triển khai Đề án; kịp thời báo cáo và xin ý kiến Ban Thường vụ về kết quả và các nội dung phát sinh trong quá trình thực hiện.

- Ban Tài chính Liên đoàn Lao động Thành phố Hồ Chí Minh: là bộ phận Thường trực, tham mưu thực hiện các nội dung được phân công nêu tại khoản 3.1 đến 3.4 Phần II của Đề án; phối hợp với các đơn vị có liên quan dự trù kinh phí và thực hiện các thủ tục thanh quyết toán trong quá trình thực hiện Đề án; chủ trì tổ chức sơ kết, tổng kết thực hiện Đề án, báo cáo Thường trực, Ban Thường vụ theo lộ trình nêu tại Phần III của Đề án.

- Ban Tổ chức Liên đoàn Lao động Thành phố Hồ Chí Minh: tham mưu thực hiện các nội dung được phân công nêu tại khoản 3.1, 3.2 và 3.4 Phần II của Đề án; định kỳ báo cáo các nội dung phụ trách cho Thường trực Liên đoàn Lao động Thành phố Hồ Chí Minh (qua Ban Tài chính) để phục vụ cho công tác sơ kết, tổng kết.

- Ban Chính sách pháp luật, Văn phòng UBKT Liên đoàn Lao động Thành phố Hồ Chí Minh: thực hiện các nội dung được phân công nêu tại khoản 3.4 phần II của Đề án; định kỳ báo cáo các nội dung phụ trách cho Thường trực Liên đoàn Lao động Thành phố Hồ Chí Minh (qua Ban Tài chính) để phục vụ cho công tác sơ kết, tổng kết.

- Văn phòng và các Ban chuyên đề khác của Liên đoàn Lao động Thành phố Hồ Chí Minh: phối hợp tổ chức các nội dung được phân công tại khoản 3, phần II của Đề án, phù hợp với chức năng, nhiệm vụ.

- Ban Thường vụ Công đoàn cấp trên cơ sở, Ban Giám đốc các đơn vị sự nghiệp, kinh tế: thực hiện các nội dung được phân công nêu tại khoản 3, phần II của Đề án; định kỳ báo cáo các nội dung phụ trách cho Thường trực Liên đoàn Lao động Thành phố Hồ Chí Minh (qua Ban Tài chính, nếu có) để phục vụ cho công tác sơ kết, tổng kết.

- Ủy ban kiểm tra công đoàn các cấp: tổ chức kiểm tra, giám sát các cơ quan, đơn vị có liên quan trong triển khai, tổ chức thực hiện Đề án; kịp thời báo cáo và kiến nghị Ban Thường vụ các nội dung phát sinh trong quá trình thực hiện Đề án.

Trên đây là Đề án xây dựng đội ngũ kế toán công đoàn giai đoạn 2021-2025. Ban Thường vụ Liên đoàn Lao động Thành phố Hồ Chí Minh yêu cầu các cơ quan, đơn vị có liên quan nghiêm túc triển khai thực hiện.

 


Nơi nhận:
- Thường trực Thành ủy TP.HCM “để b/c”;
- Thường trực Đoàn Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam “để b/c”;
- BTV LĐLĐ TP.Hồ Chí Minh “để biết”;
- Lưu VT, TC.

TM. BAN THƯỜNG VỤ
CHỦ TỊCH




Trần Thị Diệu Thúy

 

PHỤ LỤC 1

THỐNG KÊ KẾ TOÁN CÔNG ĐOÀN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
(Kèm Đề án số 01/ĐA-LĐLĐ ngày 21/01/2022 của Liên đoàn Lao động Thành phố)

STT

Tên đơn vị

CĐCS

Số lao động

Số lượng Đoàn viên

Số lượng kế toán tại CĐ cấp trên chuyên trách

Số lượng kế toán tại CĐ cấp trên kiêm nhiệm

Số lượng kế toán tại CĐ cần bổ sung theo ĐA

Số lượng

Trong đó, số lượng công chức

1

Ban Tài chính LĐLĐ Thành phố (quản lý tài chính hệ thống)

 

 

 

10

7

 

3

2

LĐLĐ Quận 1

1,900

153,444

113,541

3

2

 

3

3

LĐLĐ Quận 3

924

46,010

34,225

1

2

 

1

4

LĐLD Quận 4

453

33,225

31,017

2

1

 

-

5

LĐLD Quận 5

521

27,557

21,521

2

2

 

-

6

LĐLĐ Quận 6

461

16,995

15,385

2

2

 

-

7

LĐLĐ Quận 7

938

38,082

31,131

1

 

 

2

8

LĐLĐ Quận 8

537

17,361

17,140

1

1

 

1

9

LĐLĐ Quận 10

707

27,154

26,164

1

1

 

1

10

LĐLĐ Quận 11

431

18,584

17,629

1

1

 

-

11

LĐLĐ Quận 12

734

50,373

46,147

2

 

 

-

12

LĐLĐ Quận Tân Bình

1,429

57,264

53,511

1

 

 

4

13

LĐLĐ Quận Tân Phú

796

33,099

27,892

1

 

 

2

14

LĐLĐ Quận Phú Nhuận

1,477

36,843

36,498

2

 

 

3

15

LĐLD Quận Bình Thạnh

1,250

54,877

47,284

2

2

 

2

16

LĐLD Quận Gò Vấp

840

31,917

27,227

1

1

 

2

17

LĐLĐ Quận Thủ Đức

1,644

96,405

69,917

3

1

 

2

18

LĐLĐ Quận Bình Tân

1,189

104,980

102,805

1

 

 

3

19

LĐLĐ Huyện Hóc Môn

613

33,403

28,042

1

 

 

1

20

LĐLĐ Huyện Củ Chi

505

50,644

47,750

1

1

 

1

21

LĐLĐ Huyện Bình Chánh

471

20,841

17,351

1

1

 

1

22

LĐLĐ Huyện Nhà Bè

215

8,628

7,038

1

 

 

 

23

LĐLĐ Huyện Cần Giờ

94

3,184

3,272

1

1

 

 

24

Công đoàn các KCX và công nghiệp thành phố

872

281,441

257,760

3

1

 

 

25

CĐ Viên chức Thành phố

70

20,708

19,911

1

1

 

 

26

CĐ Các Doanh nghiệp Công ích và Dịch vụ Thương mại TPHCM

16

9,638

9,578

1

1

 

 

27

CĐ Công ty Đầu tư Tài chính nhà nước TP

17

5,928

5,729

 

 

1

-

28

CĐ Khối Bộ Nông nghiệp và PTNT

40

3,612

3,583

 

 

1

-

29

CĐ Liên Hiệp HTX TM TP

139

17,023

16,842

 

 

1

-

30

CĐ Cty Dược SG

18

2,486

2,136

 

 

1

-

31

CĐ ĐH Quốc gia TP HCM

26

5,360

5,093

1

 

 

 

32

CĐ Khối Bộ Y tế

14

11,550

10,990

1

 

 

 

33

CĐ Khối DN TMTW tại TPHCM

36

10,698

10,319

1

1

 

 

34

CĐ Lực lượng TNXP TPHCM

7

2,666

2,631

 

 

1

 

35

CĐ Ngành Dệt may Thành phố

12

6,067

5,427

1

1

 

 

36

CĐ Ngành Giáo Dục Thành Phố

231

23,066

19,337

1

 

 

 

37

CĐ Ngành Y tế Thành Phố

39

29,935

29,310

1

1

 

 

38

CĐ Sở Giao thông Vận tải TP

12

1,565

1,548

1

 

 

 

39

CĐ Sở Lao động TB và XH

39

3,739

3,643

1

 

 

 

40

CĐ TCTy Bến Thành

21

5,306

5,027

 

 

1

-

41

CĐ TCTy Cấp nước SG

21

4,277

4,258

 

 

1

-

42

CĐ TCTy Công nghiệp SG

16

2,542

2,410

 

 

1

-

43

CĐ TCTy Cơ khí GTVT SG

23

5,902

5,611

 

 

1

-

44

CĐ TCTy Du lịch SG

24

6,270

5,509

 

 

1

-

45

CĐ TCTy Địa ốc Sài Gòn

23

1,221

1,148

 

 

1

-

46

CĐ TCTy LIKSIN

16

6,422

5,634

1

1

 

 

47

CĐ TCTy Nông nghiệp SG

13

2,420

2,322

1

 

 

 

48

CĐ TCTy Thương mại SG

36

14,636

14,119

 

 

1

-

49

CĐ TCTy Văn hóa Sài gòn

16

3,132

2,992

 

 

1

-

50

CĐ TCTy Xây dựng SG

16

1,494

1,145

 

 

1

-

51

CĐ Khối CS Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch

20

1,416

1,368

 

 

1

-

52

CĐ Khối CS Bộ Tài nguyên và Môi trường

8

1,483

1,204

 

 

1

-

53

CĐCS trực thuộc toàn diện LĐLĐ TP

69

79,482

75,943

 

 

 

-

Tổng

20,039

1,532,355

1,355,014

58

33

16

32

 



1 Số lượng kế toán công đoàn cấp trên cơ sở thuộc công đoàn Thành phố là 74 người (chuyên trách là 58 người, gồm công chức 33 người và hợp đồng 25 người; kiêm nhiệm 16 người). Trong tổng số đó, có 39 người phải ngoài công tác chính là kế toán còn kiêm thêm công tác của các ban chuyên đề khác như công tác nữ công, tổ chức... Bình quân một cán bộ làm công tác tài chính, kế toán công đoàn quản lý 326 công đoàn cơ sở và phải thực hiện theo dõi, đôn đốc thu kinh phí công đoàn của hơn 4.500 doanh nghiệp chưa thành lập công đoàn cơ sở.