
- 1 Nghị định 62/2005/NĐ-CP về việc thành lập xã thuộc các huyện Tuy Hòa, Sông Cầu và chia huyện Tuy Hòa thành huyện Đông Hòa và huyện Tây Hòa, tỉnh Phú Yên
- 2 Nghị định 15/2002/NĐ-CP về việc điều chỉnh địa giới hành chính thị xã Tuy Hoà để thành lập huyện Phú Hoà và thị xã Tuy Hòa, tỉnh Phú Yên
- 3 Nghị quyết số 22/2003/QH11 về việc chia và điều chỉnh địa giới hành chính một số tỉnh do Quốc Hội ban hành
- 4 Nghị quyết 58/2012/NQ-HĐND quy định chế độ đặc thù đối với huấn luyện viên, vận động viên thể thao thành tích cao và bồi dưỡng cho lực lượng phục vụ giải do tỉnh Đắk Lắk ban hành
- 5 Nghị quyết 78/2012/NQ-HĐND quy định chính sách bảo tồn Voi tỉnh Đắk Lắk
- 6 Quyết định 13/2014/QĐ-UBND về trình tự, thủ tục thực hiện chính sách về bảo tồn Voi trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk
- 7 Nghị quyết 02/2005/NQ-HĐND về chính sách cho Đội công tác phát động quần chúng chuyên trách ở cơ sở của tỉnh Đắk Lắk
- 8 Nghị quyết 125/2014/NQ-HĐND về cơ cấu giải thưởng Văn học - Nghệ thuật Chư Yang Sin tỉnh Đắk Lắk
- 9 Quyết định 43/2016/QĐ-UBND sửa đổi Quy định về trình tự, thủ tục thực hiện chính sách về bảo tồn Voi trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk kèm theo Quyết định 13/2014/QĐ-UBND
- 10 Nghị quyết 19-NQ/TW năm 2017 về tiếp tục đổi mới hệ thống tổ chức và quản lý, nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của đơn vị sự nghiệp công lập do Ban Chấp hành Trung ương ban hành
- 11 Nghị quyết 07/2009/NQ-HĐND điều chỉnh chính sách cho Đội công tác phát động quần chúng chuyên trách ở cơ sở theo Điều 1, Nghị quyết 02/2005/NQ-HĐND do tỉnh Đắk Lắk ban hành
- 12 Nghị quyết 03/2019/NQ-HĐND quy định về chính sách khuyến khích phát triển hợp tác, liên kết trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk
- 13 Nghị quyết 05/2019/NQ-HĐND quy định về mức ăn hàng ngày đối với huấn luyện viên, vận động viên thể thao thành tích cao trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk
- 14 Nghị quyết 17/2020/NQ-HĐND về phụ cấp hàng tháng của Thôn đội trưởng và trợ cấp ngày công lao động đối với Dân quân trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk
- 15 Nghị quyết 08/2021/NQ-HĐND về hỗ trợ phát triển du lịch cộng đồng tại các thôn, buôn đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk, giai đoạn 2021-2025
- 16 Nghị quyết 05/2021/NQ-HĐND quy định về một số chính sách đối với huấn luyện viên, vận động viên của tỉnh đạt thành tích xuất sắc tại các giải thể thao trong nước và quốc tế do tỉnh Đắk Lắk ban hành
- 17 Nghị quyết 10/2021/NQ-HĐND về bảo tồn và phát huy văn hóa cồng chiêng tỉnh Đắk Lắk, giai đoạn 2022-2025
- 18 Nghị quyết 11/2021/NQ-HĐND sửa đổi Nghị quyết 78/2012/NQ-HĐND quy định về một số chính sách bảo tồn voi tỉnh Đắk Lắk
- 19 Nghị định 111/2022/NĐ-CP về hợp đồng đối với một số loại công việc trong cơ quan hành chính và đơn vị sự nghiệp công lập
- 20 Nghị quyết 11/2022/NQ-HĐND quy định mức hỗ trợ hàng tháng đối với Đội trưởng, Đội phó Đội dân phòng; số lượng phương tiện phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ trang bị cho lực lượng dân phòng trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk
- 21 Nghị quyết 138/NQ-CP năm 2022 về Quy hoạch tổng thể quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 do Chính phủ ban hành
- 22 Nghị quyết 23-NQ/TW năm 2022 về phương hướng phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng Tây Nguyên đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 do Ban Chấp hành Trung ương ban hành
- 23 Nghị quyết 72/2022/QH15 về thí điểm cơ chế, chính sách đặc thù phát triển thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk do Quốc hội ban hành
- 24 Nghị định 29/2023/NĐ-CP quy định về tinh giản biên chế
- 25 Nghị quyết 06/2023/NQ-HĐND về hỗ trợ đối với nghệ nhân trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk
- 26 Nghị quyết 28/2023/NQ-HĐND quy định về nội dung và mức chi cho các hoạt động hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk đến năm 2025
- 27 Nghị quyết 34/2023/NQ-HĐND quy định về chính sách ưu đã; tiêu chí xác định đối tượng chuyên gia, nhà khoa học và người có tài năng đặc biệt trong các lĩnh vực cần thu hút làm việc tại các cơ quan chuyên môn và đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk
- 28 Nghị quyết 04/2024/NQ-HĐND quy định tiêu chí thành lập, tiêu chí số lượng thành viên Tổ bảo vệ an ninh, trật tự và chế độ hỗ trợ, bồi dưỡng cho lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk
- 29 Nghị quyết 03/2024/NQ-HĐND hỗ trợ tiền ăn thêm cho cán bộ, chiến sĩ Đội K51 trực tiếp làm nhiệm vụ tìm kiếm, quy tập hài cốt liệt sĩ ở ngoài nước do tỉnh Đắk Lắk ban hành
- 30 Nghị định 108/2024/NĐ-CP quy định việc quản lý, sử dụng và khai thác nhà, đất là tài sản công không sử dụng vào mục đích để ở giao cho tổ chức có chức năng quản lý kinh doanh nhà địa phương quản lý, khai thác
- 31 Quyết định 45/2024/QĐ-UBND sửa đổi các Quyết định có quy định về trình tự, thủ tục thực hiện các chính sách về bảo tồn voi trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk
- 32 Nghị quyết 18/2024/NQ-HĐND quy định nội dung, mức chi tổ chức tuyển dụng, tiếp nhận vào công chức, viên chức; thi nâng ngạch công chức, xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp viên chức; xét chuyển ngạch thanh tra trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk
- 33 Nghị định 177/2024/NĐ-CP quy định chế độ, chính sách đối với các trường hợp không tái cử, tái bổ nhiệm và cán bộ thôi việc, nghỉ hưu theo nguyện vọng
- 34 Nghị quyết 27/2024/NQ-HĐND sửa đổi Nghị quyết 05/2021/NQ-HĐND quy định chính sách đối với huấn luyện viên, vận động viên của tỉnh đạt thành tích xuất sắc tại các giải thể thao trong nước và quốc tế do tỉnh Đắk Lắk ban hành
- 35 Nghị định 178/2024/NĐ-CP về Chính sách, chế độ đối với cán bộ, công chức, viên chức, người lao động và lực lượng vũ trang trong thực hiện sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị
- 36 Nghị định 67/2025/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 178/2024/NĐ-CP về chính sách, chế độ đối với cán bộ, công chức, viên chức, người lao động và lực lượng vũ trang trong thực hiện sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị
- 37 Kết luận 134-KL/TW năm 2025 về Đề án sắp xếp hệ thống cơ quan thanh tra tinh, gọn, mạnh, hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả do Ban Chấp hành Trung ương ban hành
- 38 Kết luận 150-KL/TW năm 2025 hướng dẫn xây dựng phương án nhân sự cấp ủy cấp tỉnh thuộc diện hợp nhất, sáp nhập và cấp xã thành lập mới do Ban Chấp hành Trung ương ban hành
- 1 Nghị định 62/2005/NĐ-CP về việc thành lập xã thuộc các huyện Tuy Hòa, Sông Cầu và chia huyện Tuy Hòa thành huyện Đông Hòa và huyện Tây Hòa, tỉnh Phú Yên
- 2 Nghị định 15/2002/NĐ-CP về việc điều chỉnh địa giới hành chính thị xã Tuy Hoà để thành lập huyện Phú Hoà và thị xã Tuy Hòa, tỉnh Phú Yên
- 3 Nghị quyết số 22/2003/QH11 về việc chia và điều chỉnh địa giới hành chính một số tỉnh do Quốc Hội ban hành
- 4 Nghị quyết 58/2012/NQ-HĐND quy định chế độ đặc thù đối với huấn luyện viên, vận động viên thể thao thành tích cao và bồi dưỡng cho lực lượng phục vụ giải do tỉnh Đắk Lắk ban hành
- 5 Nghị quyết 78/2012/NQ-HĐND quy định chính sách bảo tồn Voi tỉnh Đắk Lắk
- 6 Quyết định 13/2014/QĐ-UBND về trình tự, thủ tục thực hiện chính sách về bảo tồn Voi trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk
- 7 Nghị quyết 02/2005/NQ-HĐND về chính sách cho Đội công tác phát động quần chúng chuyên trách ở cơ sở của tỉnh Đắk Lắk
- 8 Nghị quyết 125/2014/NQ-HĐND về cơ cấu giải thưởng Văn học - Nghệ thuật Chư Yang Sin tỉnh Đắk Lắk
- 9 Quyết định 43/2016/QĐ-UBND sửa đổi Quy định về trình tự, thủ tục thực hiện chính sách về bảo tồn Voi trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk kèm theo Quyết định 13/2014/QĐ-UBND
- 10 Nghị quyết 19-NQ/TW năm 2017 về tiếp tục đổi mới hệ thống tổ chức và quản lý, nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của đơn vị sự nghiệp công lập do Ban Chấp hành Trung ương ban hành
- 11 Nghị quyết 07/2009/NQ-HĐND điều chỉnh chính sách cho Đội công tác phát động quần chúng chuyên trách ở cơ sở theo Điều 1, Nghị quyết 02/2005/NQ-HĐND do tỉnh Đắk Lắk ban hành
- 12 Nghị quyết 03/2019/NQ-HĐND quy định về chính sách khuyến khích phát triển hợp tác, liên kết trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk
- 13 Nghị quyết 05/2019/NQ-HĐND quy định về mức ăn hàng ngày đối với huấn luyện viên, vận động viên thể thao thành tích cao trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk
- 14 Nghị quyết 17/2020/NQ-HĐND về phụ cấp hàng tháng của Thôn đội trưởng và trợ cấp ngày công lao động đối với Dân quân trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk
- 15 Nghị quyết 08/2021/NQ-HĐND về hỗ trợ phát triển du lịch cộng đồng tại các thôn, buôn đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk, giai đoạn 2021-2025
- 16 Nghị quyết 05/2021/NQ-HĐND quy định về một số chính sách đối với huấn luyện viên, vận động viên của tỉnh đạt thành tích xuất sắc tại các giải thể thao trong nước và quốc tế do tỉnh Đắk Lắk ban hành
- 17 Nghị quyết 10/2021/NQ-HĐND về bảo tồn và phát huy văn hóa cồng chiêng tỉnh Đắk Lắk, giai đoạn 2022-2025
- 18 Nghị quyết 11/2021/NQ-HĐND sửa đổi Nghị quyết 78/2012/NQ-HĐND quy định về một số chính sách bảo tồn voi tỉnh Đắk Lắk
- 19 Nghị định 111/2022/NĐ-CP về hợp đồng đối với một số loại công việc trong cơ quan hành chính và đơn vị sự nghiệp công lập
- 20 Nghị quyết 11/2022/NQ-HĐND quy định mức hỗ trợ hàng tháng đối với Đội trưởng, Đội phó Đội dân phòng; số lượng phương tiện phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ trang bị cho lực lượng dân phòng trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk
- 21 Nghị quyết 138/NQ-CP năm 2022 về Quy hoạch tổng thể quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 do Chính phủ ban hành
- 22 Nghị quyết 23-NQ/TW năm 2022 về phương hướng phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng Tây Nguyên đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 do Ban Chấp hành Trung ương ban hành
- 23 Nghị quyết 72/2022/QH15 về thí điểm cơ chế, chính sách đặc thù phát triển thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk do Quốc hội ban hành
- 24 Nghị định 29/2023/NĐ-CP quy định về tinh giản biên chế
- 25 Nghị quyết 06/2023/NQ-HĐND về hỗ trợ đối với nghệ nhân trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk
- 26 Nghị quyết 28/2023/NQ-HĐND quy định về nội dung và mức chi cho các hoạt động hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk đến năm 2025
- 27 Nghị quyết 34/2023/NQ-HĐND quy định về chính sách ưu đã; tiêu chí xác định đối tượng chuyên gia, nhà khoa học và người có tài năng đặc biệt trong các lĩnh vực cần thu hút làm việc tại các cơ quan chuyên môn và đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk
- 28 Nghị quyết 04/2024/NQ-HĐND quy định tiêu chí thành lập, tiêu chí số lượng thành viên Tổ bảo vệ an ninh, trật tự và chế độ hỗ trợ, bồi dưỡng cho lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk
- 29 Nghị quyết 03/2024/NQ-HĐND hỗ trợ tiền ăn thêm cho cán bộ, chiến sĩ Đội K51 trực tiếp làm nhiệm vụ tìm kiếm, quy tập hài cốt liệt sĩ ở ngoài nước do tỉnh Đắk Lắk ban hành
- 30 Nghị định 108/2024/NĐ-CP quy định việc quản lý, sử dụng và khai thác nhà, đất là tài sản công không sử dụng vào mục đích để ở giao cho tổ chức có chức năng quản lý kinh doanh nhà địa phương quản lý, khai thác
- 31 Quyết định 45/2024/QĐ-UBND sửa đổi các Quyết định có quy định về trình tự, thủ tục thực hiện các chính sách về bảo tồn voi trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk
- 32 Nghị quyết 18/2024/NQ-HĐND quy định nội dung, mức chi tổ chức tuyển dụng, tiếp nhận vào công chức, viên chức; thi nâng ngạch công chức, xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp viên chức; xét chuyển ngạch thanh tra trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk
- 33 Nghị định 177/2024/NĐ-CP quy định chế độ, chính sách đối với các trường hợp không tái cử, tái bổ nhiệm và cán bộ thôi việc, nghỉ hưu theo nguyện vọng
- 34 Nghị quyết 27/2024/NQ-HĐND sửa đổi Nghị quyết 05/2021/NQ-HĐND quy định chính sách đối với huấn luyện viên, vận động viên của tỉnh đạt thành tích xuất sắc tại các giải thể thao trong nước và quốc tế do tỉnh Đắk Lắk ban hành
- 35 Nghị định 178/2024/NĐ-CP về Chính sách, chế độ đối với cán bộ, công chức, viên chức, người lao động và lực lượng vũ trang trong thực hiện sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị
- 36 Nghị định 67/2025/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 178/2024/NĐ-CP về chính sách, chế độ đối với cán bộ, công chức, viên chức, người lao động và lực lượng vũ trang trong thực hiện sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị
- 37 Kết luận 134-KL/TW năm 2025 về Đề án sắp xếp hệ thống cơ quan thanh tra tinh, gọn, mạnh, hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả do Ban Chấp hành Trung ương ban hành
- 38 Kết luận 150-KL/TW năm 2025 hướng dẫn xây dựng phương án nhân sự cấp ủy cấp tỉnh thuộc diện hợp nhất, sáp nhập và cấp xã thành lập mới do Ban Chấp hành Trung ương ban hành
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 4345/ĐA-UBND | Đắk Lắk, ngày 28 tháng 4 năm 2025 |
ĐỀ ÁN
SẮP XẾP CÁC TỈNH ĐẮK LẮK VÀ PHÚ YÊN
Căn cứ các Kết luận của Bộ Chính trị, Ban Bí thư: Kết luận số 127-KL/TW ngày 28/02/2025 về triển khai nghiên cứu, đề xuất tiếp tục sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị; Kết luận số 137-KL/TW ngày 29/3/2025 về Đề án sắp xếp, tổ chức lại đơn vị hành chính (ĐVHC) các cấp và xây dựng mô hình tổ chức chính quyền địa phương 02 cấp;
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương số 65/2025/QH15;
Căn cứ Nghị quyết số 60-NQ/TW ngày 12/4/2025 của Hội nghị lần thứ 11 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII; Nghị quyết số 76/2025/UBTVQH15 ngày 14/4/2025 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về sắp xếp ĐVHC năm 2025; Nghị quyết số 74/NQ-CP ngày 07/4/2025 của Chính phủ ban hành Kế hoạch thực hiện sắp xếp ĐVHC và xây dựng mô hình tổ chức chính quyền địa phương 02 cấp;
Sau khi phối hợp, thống nhất với tỉnh Phú Yên, UBND tỉnh Đắk Lắk trình Chính phủ Đề án sắp xếp ĐVHC cấp tỉnh, như sau:
Phần I
CĂN CỨ CHÍNH TRỊ, PHÁP LÝ VÀ SỰ CẦN THIẾT SẮP XẾP ĐƠN VỊ HÀNH CHÍNH CẤP TỈNH
I. CĂN CỨ CHÍNH TRỊ, PHÁP LÝ
1. Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013.
2. Nghị quyết số 60-NQ/TW ngày 12/4/2025 của Hội nghị lần thứ XI Ban Chấp hành Trung ương khóa XIII
3. Nghị quyết số 18-NQ/TW ngày 25/10/2017 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII về một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả.
4. Kết luận số 127-KL/TW ngày 28/02/2025 của Bộ Chính trị, Ban Bí thư về triển khai nghiên cứu, đề xuất tiếp tục sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị, Kết luận số 137-KL/TW ngày 29/3/2025 của Bộ Chính trị, Ban Bí thư về Đề án sắp xếp, tổ chức lại ĐVHC các cấp và xây dựng mô hình tổ chức chính quyền địa phương 02 cấp.
5. Luật Tổ chức chính quyền địa phương số 65/2025/QH15.
6. Nghị quyết số 76/2025/UBTVQH15 ngày 14/4/2025 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về sắp xếp ĐVHC năm 2025.
7. Nghị quyết số 74/NQ-CP ngày 07/4/2025 của Chính phủ ban hành Kế hoạch thực hiện sắp xếp ĐVHC và xây dựng mô hình tổ chức chính quyền địa phương 02 cấp.
8. Quyết định số 758/QĐ-TTg ngày 14/4/2025 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Kế hoạch thực hiện sắp xếp ĐVHC và xây dựng mô hình tổ chức chính quyền địa phương 02 cấp.
9. Quyết định số 759/QĐ-TTg ngày 14/4/2025 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án sắp xếp, tổ chức lại ĐVHC các cấp và tổ chức chính quyền địa phương 02 cấp.
10. Công văn số 03/CV-BCĐ ngày 15/4/2025 của Ban Chỉ đạo sắp xếp ĐVHC các cấp và xây dựng mô hình tổ chức chính quyền địa phương 02 cấp của Chính phủ về định hướng một số nhiệm vụ sắp xếp ĐVHC và tổ chức CQĐP 02 cấp; về tổ chức bộ máy, cán bộ, công chức, viên chức khi thực hiện sắp xếp.
11. Công văn số 05/CV-BCĐ ngày 24/4/2025 của Ban Chỉ đạo sắp xếp đơn vị hành chính các cấp và xây dựng mô hình tổ chức chính quyền địa phương 02 cấp của Chính phủ về việc xây dựng và trình các đề án sắp xếp ĐVHC cấp tỉnh và cấp xã.
12. Quyết định số 376/QĐ-TTg ngày 04/5/2024 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch vùng Bắc Trung bộ và duyên hải miền Trung thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050.
13. Quyết định số 377/QĐ-TTg ngày 04/5/2024 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch xây dựng vùng Tây Nguyên thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050.
14. Quyết định số 1746/QĐ-TTg ngày 30/12/2023 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch tỉnh Phú Yên thời kỳ 2021 - 2030 và tầm nhìn đến năm 2050.
15. Quyết định số 1747/QĐ-TTg ngày 30/12/2023 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch tỉnh Đắk Lắk thời kỳ 2021 - 2030 và tầm nhìn đến năm 2050.
II. SỰ CẦN THIẾT SẮP XẾP ĐVHC CẤP TỈNH
Thực hiện Kết luận số 127-KL/TW ngày 28/02/2025 của Bộ Chính trị, Ban Bí thư về triển khai nghiên cứu, đề xuất tiếp tục sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị; Kết luận số 137-KL/TW ngày 29/3/2025 của Bộ Chính trị, Ban Bí thư về Đề án sắp xếp, tổ chức lại ĐVHC các cấp và xây dựng mô hình tổ chức chính quyền địa phương 02 cấp.
UBND tỉnh Đắk Lắk và UBND tỉnh Phú Yên đã tổ chức rà soát tổng thể các ĐVHC về quy mô dân số, diện tích, quy hoạch tổng thể quốc gia, quy hoạch vùng, quy hoạch của tỉnh Đắk Lắk và tỉnh Phú Yên, chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, phát triển ngành, mở rộng không gian phát triển, phát huy lợi thế so sánh, đáp ứng yêu cầu phát triển đối với từng địa phương và yêu cầu, định hướng phát triển của giai đoạn mới... làm cơ sở, căn cứ khoa học trong sắp xếp tỉnh Đắk Lắk và tỉnh Phú Yên. Trong đó, xác định rõ khu vực đô thị, nông thôn, miền núi, vùng cao, quy mô dân số, diện tích, lịch sử, văn hóa, các vấn đề về kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh, dân tộc, tôn giáo... để thực hiện sắp xếp ĐVHC của 02 tỉnh bảo đảm các điều kiện hoạt động thuận lợi, đồng bộ, liên thông, hiệu lực, hiệu quả trước, trong và sau khi sắp xếp.
Qua tổ chức rà soát hiện trạng ĐVHC các cấp trên địa bàn 02 tỉnh, tỉnh Đắk Lắk có 15 ĐVHC cấp huyện, gồm: Thành phố Buôn Ma Thuột, thị xã Buôn Hồ và 13 huyện: Buôn Đôn, Cư M'gar, Cư Kuin, Ea H’leo, Ea Kar, Ea Súp, Krông Ana, Krông Bông, Krông Búk, Krông Năng, Krông Pắc, Lắk và M'Drắk; có 180 ĐVHC cấp xã (trong đó: 18 phường, 13 thị trấn và 149 xã), cụ thể:
Số TT | Tên địa phương cấp huyện | Số lượng thị trấn | Số lượng phường | Số lượng xã | Cộng |
1 | Thành phố Buôn Ma Thuột |
| 11 | 8 | 19 |
2 | Thị xã Buôn Hồ |
| 7 | 4 | 11 |
3 | Huyện Ea H’leo | 1 |
| 11 | 12 |
4 | Huyện Ea Súp | 1 |
| 9 | 10 |
5 | Huyện Krông Năng | 1 |
| 11 | 12 |
6 | Huyện Krông Búk | 1 |
| 6 | 7 |
7 | Huyện Buôn Đôn |
|
| 7 | 7 |
8 | Huyện Cư M’gar | 2 |
| 15 | 17 |
9 | Huyện Ea Kar | 2 |
| 14 | 16 |
10 | Huyện M'Drắk | 1 |
| 12 | 13 |
11 | Huyện Krông Pắc | 1 |
| 15 | 16 |
12 | Huyện Krông Bông | 1 |
| 12 | 13 |
13 | Huyện Krông Ana | 1 |
| 7 | 8 |
14 | Huyện Lắk | 1 |
| 10 | 11 |
15 | Huyện Cư Kuin |
|
| 8 | 8 |
| Cộng | 13 | 18 | 149 | 180 |
Tỉnh Phú Yên có 09 ĐVHC cấp huyện, gồm: Thành phố Tuy Hòa, thị xã Sông Cầu, thị xã Đông Hòa và 06 huyện: Tây Hòa, Phú Hòa, Tuy An, Sông Hinh, Sơn Hòa, Đồng Xuân; có 106 ĐVHC cấp xã (trong đó: có 18 phường, 06 thị trấn và 82 xã), cụ thể:
Số TT | Tên địa phương cấp huyện | Số lượng thị trấn | Số lượng phường | Số lượng xã | Cộng |
1 | Thành phố Tuy Hòa |
| 9 | 3 | 12 |
2 | Thị xã Sông Cầu |
| 4 | 9 | 13 |
3 | Thị xã Đông Hòa |
| 5 | 5 | 10 |
4 | Huyện Tây Hòa | 1 |
| 10 | 11 |
5 | Huyện Phú Hòa | 1 |
| 8 | 9 |
6 | Huyện Tuy An | 1 |
| 14 | 15 |
7 | Huyện Sông Hinh | 1 |
| 10. | 11 |
8 | Huyện Sơn Hòa | 1 |
| 13 | 14 |
9 | Huyện Đồng Xuân | 1 |
| 10 | 11 |
| Cộng | 6 | 18 | 82 | 106 |
Việc sắp xếp các tỉnh Đắk Lắk và tỉnh Phú Yên là phù hợp với chủ trương của Đảng và quy định pháp luật. Sau khi sắp xếp tỉnh Đắk Lắk mới được mở rộng không gian phát triển, tăng quy mô dân số, huy động nguồn lực, tạo lợi thế sẵn có của các địa phương để thúc đẩy phát triển, tinh gọn tổ chức, bộ máy và nâng cao hiệu lực hiệu quả quản lý nhà nước của chính quyền địa phương, tạo thuận lợi người dân về sinh hoạt, đời sống và phát triển kinh tế, ổn định tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn vùng biên giới, bảo đảm an ninh biển, đảo.
Phần II
LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ HIỆN TRẠNG ĐƠN VỊ HÀNH CHÍNH CẤP TỈNH
I. KHÁI QUÁT LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA ĐVHC CẤP TỈNH THỰC HIỆN SẮP XẾP
1. Khái quát lịch sử hình thành và phát triển của ĐVHC tỉnh Đắk Lắk
Ngày 01/6/1899, Toàn quyền Đông Dương ra Nghị định thành lập Đại lý hành chính Đắk Lắk thuộc Lào. Ngày 22/11/1904, trước phong trào đấu tranh bền bỉ, quyết liệt của Nhân dân các dân tộc Tây Nguyên và sức ép của triều đình nhà Nguyễn, Toàn quyền Đông Dương buộc phải ban hành Nghị định trả lại Đắk Lắk từ Lào cho Việt Nam, lúc đó thuộc quyền giám sát và quản trị của Khâm sứ Trung Kỳ. Sự kiện này mang tính pháp lý, xác nhận chủ quyền lãnh thổ quốc gia trọn vẹn của Việt Nam, cột mốc đánh dấu sự thành lập tỉnh Đắk Lắk và tỉnh lỵ Buôn Ma Thuột.
Ngày 09/2/1923, Toàn quyền Đông Dương ra Nghị định thành lập tỉnh Kon Tum (trước là đại lý Kon Tum trực thuộc Tòa công sứ Quy Nhơn), bao gồm Đại lý Kon Tum tách khỏi tỉnh Bình Định, Đại lý Cheo Reo tách từ tỉnh Phú Yên và Đại lý Đắk Lắk.
Ngày 02/7/1923, Toàn quyền Đông Dương ra Nghị định tách Đại lý Đắk Lắk khỏi tỉnh Kon Tum để thành một tỉnh độc lập. Lúc mới thành lập, Đắk Lắk chưa chia huyện, tổng mà chỉ có đơn vị làng (còn gọi là buôn hay bon). Năm 1931, trong cuộc cải cách hành chính toàn Đông Dương, tỉnh Đắk Lắk được chia làm 5 quận, gồm: Buôn Ma Thuột, Buôn Hồ, Đắk Song, Lắk và M'Drắk; có 440 làng.
1.1.Giai đoạn 1945-1975[1]:
Cách mạng tháng Tám năm 1945 thành công, nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra đời. Về hành chính, cả nước được chia thành 03 bộ (Bắc Bộ, Trung Bộ và Nam Bộ) với 73 ĐVHC cấp tỉnh (thành phố, khu đặc biệt). Tỉnh Đắk Lắk thuộc Trung Bộ. Sau đó, để thống nhất chỉ đạo cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, tỉnh Đắk Lắk được đặt thuộc Ủy ban kháng chiến hành chính miền Nam Trung Bộ, thành lập thêm các huyện: Ba Roi, Ka Mil, Cheo Reo.
Thực hiện chủ trương kháng chiến kiến quốc của Chính phủ, từ cuối năm 1945 thành lập các chiến khu. Tỉnh Đắk Lắk thuộc Chiến khu 63. Trước ngày toàn quốc kháng chiến (12/1946), các chiến khu là đơn vị quân sự. Từ sau toàn quốc kháng chiến kiêm cả chức năng hành chính, trở thành đơn vị quân sự - hành chính, gọi chung là “Chiến khu" hoặc "Khu". Lúc này, cả nước có 14 chiến khu, tỉnh Đắk Lắk vẫn thuộc Chiến khu 6. Tháng 10/1948, thực hiện hợp nhất các quân khu trên cả nước, Khu 6 (còn được gọi là Khu Tây Nguyên) hợp nhất với Khu 5 thành Liên khu miền Nam Trung Bộ (Liên khu 5).
Ngay sau khi trở lại xâm lược miền Nam (23/9/1945), thực dân Pháp tổ chức 5 tỉnh ở Tây Nguyên gồm Đắk Lắk, Đồng Nai Thượng, Lâm Viên, Pleiku, Kon Tum thành cái gọi là “Liên bang phụ trách các dân tộc sơn cước miền Nam Đông Dương", đặt trụ sở ở Buôn Ma Thuột. Năm 1950, chính quyền Bảo Đại ở vùng Pháp tạm chiếm đặt các tỉnh này thành một địa phận hành chính riêng gọi là “Cao nguyên miền Nam” thuộc “Hoàng triều cương thổ", ấn định một số quy định riêng cho đồng bào các dân tộc Tây Nguyên (theo Dụ số 6 ngày 15/4/1950).
Sau Hiệp định Giơnevơ năm 1954, vùng Tây Nguyên nói chung, Đắk Lắk nói riêng do chính quyền Sài Gòn quản lý. Chính quyền Sài Gòn hủy bỏ quy chế Hoàng triều Cương thổ và đặt tỉnh Đắk Lắk cũng như các tỉnh khác thuộc cao nguyên Trung phần của “Việt Nam Cộng hòa". Nghị định số 258-BNV/HC/NĐ ngày 08/8/1957 chuyển đổi thị trấn Buôn Ma Thuột thành xã Lạc Giao thuộc quận Buôn Ma Thuột. Ngày 02/7/1958, chính quyền Sài Gòn ra Nghị định số 356-BNV/HC/NĐ ấn định các ĐVHC tỉnh Đắk Lắk, gồm 5 quận với 21 tổng, 77 xã. Trong đó, quận Buôn Ma Thuột có 4 tổng, quận Lạc Thiện (đổi tên từ quận Lắk) có 7 tổng, quận M'Drắk có 4 tổng, quận Đắk Song có 2 tổng và quận Buôn Hồ có 4 tổng.
Ngày 23/01/1959, chính quyền Sài Gòn ra sắc lệnh số 24-NV, cắt toàn bộ địa bàn quận Đắk Song (trừ xã Đắk Lao ở phía Bắc) và một phần quận Lắk hợp với một phần đất tách từ tỉnh Phước Long và tỉnh Lâm Đồng để thành lập tỉnh Quảng Đức; ngày 17/4/1959, chính quyền Sài Gòn ra sắc lệnh số 94-NV, cắt địa bàn tổng Krông Jing và tổng Krông Hing của quận M'Drắk nhập về tỉnh Khánh Hòa để thành lập cơ sở phái viên hành chính Khánh Dương đặt thuộc quận Ninh Hòa.
Ngày 23/3/1962, chính quyền Sài Gòn ra Sắc lệnh 60-NV cắt một phần tỉnh Đắk Lắk để nhập vào tỉnh Quảng Đức; ngày 04/7/1963, chính quyền Sài Gòn ra Nghị định số 527-BNV/HC/NĐ đổi địa điểm dinh điền Tân Điền thành xã Tân Điền thuộc quận Buôn Ma Thuột, địa điểm dinh điền Đạt Hiểu thành xã Đạt Hiếu thuộc quận Buôn Hồ.
Ngày 17/12/1963, chính quyền Sài Gòn ra Nghị định số 242-BNV/HC/NĐ thành lập cơ sở phái viên hành chính An Tram, trực thuộc quận Lạc Thiện; ngày 20/12/1963, chính quyền Sài Gòn ra Nghị định số 262-BNV/HC/NĐ thành lập thêm một quận mới của tỉnh Đắk Lắk, lấy tên là quận Phước An, quận lỵ đặt tại Phước Trạch. Đến ngày 01/9/1965 lại dời quận lỵ tới xã Thuận Hiếu. Từ đó, địa giới hành chính của tỉnh Đắk Lắk tương đối ổn định cho đến ngày được hoàn toàn giải phóng.
Về địa giới hành chính, theo miêu tả trong Địa phương chí tỉnh Đarlac do Tòa hành chính tỉnh Đắk Lắk thời chính quyền Sài Gòn ấn hành năm 1973 thì tỉnh Đắk Lắk được chia thành 4 quận với 48 xã, 343 ấp.
1.2. Giai đoạn 1975 - 2003[2]:
Sau ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng, chính quyền cách mạng tỉnh Đắk Lắk tạm thời sắp xếp lại các ĐVHC trong tỉnh. Đầu năm 1976, theo chủ trương của Trung ương, hai tỉnh Đắk Lắk và Quảng Đức được sáp nhập thành tỉnh Đắk Lắk. Lúc này, toàn tỉnh có 5 huyện (Krông Búk, Krông Pắc, Đắk Mil, Đắk Nông, Lắk) và thị xã tỉnh lỵ Buôn Ma Thuột. Trong giai đoạn 1975 đến 2003, Chính phủ ban hành các Nghị quyết, Quyết định về điều chỉnh địa giới hành chính để thành lập các huyện, xã trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk.
Tính đến 2003, toàn tỉnh có 18 ĐVHC cấp huyện (07 thành phố, 17 huyện) với 203 ĐVHC cấp xã (13 phường, 18 thị trấn, 172 xã); gồm thành phố Buôn Ma Thuột và các huyện: Đắk R’lấp, Đắk Nông, Đắk Mil, Ea Súp, Cư M'gar, Krông Ana, Cư Jút, Krông Nô, Krông Pắc, Ea Kar, Lắk, Krông Bông, Ea H'leo, Krông Búk, Krông Năng, M'Drắk, Buôn Đôn.
1.3. Giai đoạn từ 2004 đến nay:
Ngày 26/11/2003, Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã thông qua Nghị quyết số 22/2003/QH11 về việc chia tách tỉnh Đắk Lắk thành hai tỉnh Đắk Lắk và Đắk Nông. Sau khi tách tỉnh, Đắk Lắk có 13 huyện, thành phố: Thành phố Buôn Ma Thuột, các huyện Krông Búk, Ea Kar, Krông Ana, Ea Súp, Buôn Đôn, Lắk, M'Drắk, Krông Pắc, Ea H'leo, Krông Bông, Cư M'gar, Krông Năng; với 165 ĐVHC cấp xã (gồm: 13 phường, 13 thị trấn và 139 xã); đồng thời, trong giai đoạn 2004 đến nay, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chính phủ ban hành các Nghị quyết, Nghị định về điều chỉnh địa giới hành chính để thành lập các huyện, xã trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk. Đến nay, số lượng ĐVHC các cấp đến thời điểm lập Đề án, tỉnh Đắk Lắk có 15 ĐVHC cấp huyện, gồm: Thành phố Buôn Ma Thuột, thị xã Buôn Hồ và 13 huyện: Buôn Đôn, Cư M'gar, Cư Kuin, Ea H'leo, Ea Kar, Ea Súp, Krông Ana, Krông Bông, Krông Búk, Krông Năng, Krông Pắc, Lắk và M'Drắk; có 180 ĐVHC cấp xã (gồm: 18 phường, 13 thị trấn và 149 xã).
2. Khái quát lịch sử hình thành và phát triển của ĐVHC tỉnh Phú Yên
Phú Yên có lịch sử hơn 400 năm hình thành và phát triển; từ năm 1611, chúa Nguyễn Hoàng lập phủ Phú Yên. Đến năm 1832 đổi thành tỉnh Phú Yên thuộc Tổng đốc Bình - Phú thống hạt. Năm 1853, đổi thành Đạo Phú Yên. Năm 1876, đặt lại tỉnh Phú Yên. Ngày 09/02/1913, Toàn quyền Đông Dương ra Nghị định thành lập tỉnh Kon Tum. Địa bàn tỉnh Kon Tum gồm đại lý Kon Tum tách ra từ Bình Định, đại lý Cheo Reo tách ra từ Phú Yên. Phú Yên trở thành đại lý Phú Yên do Công sứ Bình Định cai quản. Ngày 17/10/1921, Toàn quyền Đông Dương ra Nghị định thành lập tỉnh Phú Yên. Đến ngày Cách mạng tháng 8/1945, tỉnh Phú Yên có 4 huyện: Tuy Hòa, Tuy An, Đồng Xuân và Sơn Hòa.
2.1. Giai đoạn 1945 - 1975:
Cách mạng tháng Tám năm 1945 thành công, nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra đời. Về hành chính, cả nước được chia thành 03 bộ (Bắc Bộ, Trung Bộ và Nam Bộ) với 73 ĐVHC cấp tỉnh (thành phố, khu đặc biệt). Thực hiện chủ trương của Chính phủ và Ủy ban Hành chính Trung Bộ, giữa năm 1946 các cấp hành chính tỉnh Phú Yên được điều chỉnh lại. Tỉnh Phú Yên có 04 huyện là Tuy Hòa, Tuy An, Đồng Xuân, Sơn Hòa và khu Đồng Bò.
Thực hiện chủ trương của Ủy ban Hành chính Trung Bộ, năm 1946 tỉnh Phú Yên thành lập các chiến khu: Chiến khu I (Nam Tuy Hòa), Chiến khu II (nay là thành phố Tuy Hòa và huyện Phú Hòa), Chiến khu III (huyện Tuy An), Chiến khu IV (huyện Sơn Hòa), Chiến khu V (huyện Đồng Xuân), chiến khu VI (huyện Sông Cầu).
Chính quyền Sài Gòn Việt Nam Cộng hòa đã ban hành: Nghị định số 263/BNV/HC/PC của Bộ trưởng Nội vụ Việt Nam Cộng hòa ngày 27/5/1958 ấn định đơn vị hành chính ở Phú Yên gồm 05 quận, 48 xã. Sắc lệnh 65/NV, ngày 17/3/1959, lập một quận mới lấy tên là quận Phú Đức, phần đất của quận này gồm một phần đất phía Đông Nam Cheo Reo (nguyên thuộc tỉnh Pleiku). Sắc lệnh số 120-NV, ngày 21/5/1959 nhập vào quận Đồng Xuân một phần đất của tổng IA-Piao, nguyên thuộc quận Cheo Reo, tỉnh Pleiku. Sắc lệnh số 121-NV, ngày 21/5/1959 nhập vào quận Sơn Hòa, tỉnh Phú Yên các xã thuộc quận Cheo Reo, tỉnh Pleiku. Nghị định 723-NV, ngày 12/7/1962, thành lập một quận mới lấy tên là quận Hiếu Xương, quận lỵ đặt tại Hòa Phong. Nghị định số 304/TTP/ĐUHC-VNCH ngày 21/12/1963, nhập các xã Hòa Thành, Hòa Hiệp, Hòa Vinh và Hòa Xuân vào quận Hiếu Xương 4. Theo Nghị định trên, nhập 02 xã An Chấn và An Thọ thuộc quận Tuý An vào quận Tuy Hòa.
Năm 1965, Chính quyền cách mạng thành lập huyện Miền Tây. Năm 1970, Liên khu ủy cắt 3 xã Eabá, Eatrol, Eabia thuộc tỉnh Đắk Lắk, giao cho tỉnh Phú Yên để cùng các xã Đức Bình, Sông Hinh thành lập huyện Tây Nam. Đến ngày giải phóng (01/4/1975), tỉnh Phú Yên thuộc chính quyền Sài Gòn có 06 quận là: Tuy Hòa, Hiếu Xương, Tuy An, Sông Cầu, Đồng Xuân, Sơn Hòa.
2.2. Giai đoạn 1975-1989:
Sau ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng, chính quyền cách mạng tỉnh Phú Yên tạm thời sắp xếp lại các ĐVHC trong tỉnh. Thực hiện Nghị quyết số 245/NQ-TW ngày 20/9/1975 của Bộ Chính trị về việc bỏ khu hợp tỉnh và Nghị quyết số 19/NQ ngày 20/12/1975 của Bộ Chính trị về việc điều chỉnh, hợp nhất một số tỉnh miền Nam. Tháng 02/1976, Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam ra Nghị định giải thể khu, hợp nhất tỉnh ở miền Nam Việt Nam. Theo Nghị định này, tỉnh Phú Yên và Khánh Hòa nhập thành tỉnh Phú Khánh, tỉnh lỵ đặt tại Nha Trang.
2.3. Giai đoạn 1989 đến nay:
Thực hiện Nghị quyết của Quốc hội khóa VIII kỳ họp thứ V ngày 30/6/1989, tỉnh Phú Khánh được tách thành hai ĐVHC là tỉnh Phú Yên và tỉnh Khánh Hòa. Tỉnh Phú Yên có 07 ĐVHC là: Thị xã Tuy Hòa, huyện Tuy Hòa, Tuy An, Sông Cầu, Đồng Xuân, Sơn Hòa và Sông Hinh.
Thực hiện Nghị định số 15/CP ngày 31/01/2002 của Thủ tướng Chính phủ chia thị xã Tuy Hòa thành hai ĐVHC, lấy tên là thị xã Tuy Hòa và huyện Phú Hòa. Qua những lần thay đổi địa giới hành chính và thành lập các ĐVHC mới, đến năm 2002 toàn tỉnh có 07 huyện, 01 thị xã với 101 xã phường, thị trấn.
Năm 2005, theo Nghị định 62/2005/NĐ-CP ngày 16/5/2005 của Chính phủ chia huyện Tuy Hòa thành 02 huyện: Đông Hòa và Tây Hòa. Tỉnh Phú Yên có 09 ĐVHC: Thị xã Tuy Hòa và các huyện Đông Hòa, Tây Hòa, Tuy An, Đồng Xuân, Sông Cầu, Sơn Hòa, Sông Hình, Phú Hòa.
Từ năm 2005 đến năm 2024, qua những lần thay đổi địa giới hành chính và thiết lập các ĐVHC mới, đến nay, tỉnh Phú Yên có 09 ĐVHC cấp huyện, gồm: Thành phố Tuy Hòa, thị xã Sông Cầu, thị xã Đông Hòa và các huyện Tây Hòa, Tuy An, Đồng Xuân, Sơn Hòa, Sông Hinh, Phú Hòa; 106 ĐVHC cấp xã, gồm: 82 xã, 18 phường và 06 thị trấn.
II. HIỆN TRẠNG ĐVHC CẤP TỈNH THỰC HIỆN SẮP XẾP
1. Vị trí địa lý:
1.1. Tỉnh Đắk Lắk:
Tỉnh Đắk Lắk là một trong 5 tỉnh thuộc vùng Tây Nguyên, nằm ở khu vực trung tâm của vùng. Tọa độ địa lý từ 12°9’45" đến 13°25'06" vĩ độ Bắc và 107°28'57" đến 108°59'37" kinh độ Đông; Độ cao trung bình 400-800m so với mặt nước biển, cao nhất là đỉnh núi Chư Yang Sin có độ cao 2442 m, đây cũng là đỉnh núi cao nhất ở Đắk Lắk. Phía Bắc giáp với tỉnh Gia Lai, phía Nam giáp tỉnh Lâm Đồng, phía Tây Nam giáp tỉnh Đắk Nông, phía Đông giáp tỉnh Phú Yên và Khánh Hòa, phía Tây giáp với biên giới Vương quốc Campuchia.
1.2. Tỉnh Phú Yên:
Phú Yên là một trong 14 tỉnh, thành phố thuộc vùng Bắc Trung bộ và duyên hải miền Trung, nằm ở sườn Đông dãy Trường Sơn, trải dài từ 12°42'36" đến 13°4'28" vĩ độ Bắc và từ 108°40'40" đến 109°27'47'' kinh độ Đông, phía Bắc giáp tỉnh Bình Định, phía Nam giáp Khánh Hòa, phía Tây giáp 2 tỉnh Đắk Lắk và Gia Lai, phía Đông giáp biển Đông.
2. Diện tích tự nhiên, Quy mô dân số và số ĐVHC trực thuộc:
2.1. Tỉnh Đắk Lắk:
Tỉnh Đắk Lắk có diện tích tự nhiên: 13.070,41 km2 đạt 163,38% so với tiêu chuẩn; với quy mô dân số thường trú: 2.292.503 người[3] (trong đó, dân tộc thiểu số là 775.956 người, chiếm tỷ lệ 33,84%), đạt 254,72% so với tiêu chuẩn.
Số lượng ĐVHC cấp huyện: tỉnh Đắk Lắk có 15 ĐVHC cấp huyện, gồm: thành phố Buôn Ma Thuột, thị xã Buôn Hồ và 13 huyện: Buôn Đôn, Cư M’gar, Cư Kuin, Ea H'leo, Ea Kar, Ea Súp, Krông Ana, Krông Bông, Krông Búk, Krông Năng, Krông Pắc, Lắk và M'Drắk.
2.2. Tỉnh Phú Yên:
Tỉnh Phú Yên có diện tích tự nhiên: 5.025,99 km2 đạt 100,52% so với tiêu chuẩn; quy mô dân số thường trú: 1.054.350 người (trong đó, dân tộc thiểu số là 62.653 người, chiếm tỷ lệ 5,98%) đạt 75,31% so với tiêu chuẩn.
Số lượng ĐVHC cấp huyện: tỉnh Phú Yên có 09 ĐVHC cấp huyện, gồm: thành phố Tuy Hòa, thị xã Sông Cầu, thị xã Đông Hòa và 06 huyện: Tây Hòa, Phú Hòa, Tuy An, Sông Hinh, Sơn Hòa, Đồng Xuân.
3. Chức năng, vai trò:
3.1. Tỉnh Đắk Lắk:
Tỉnh Đắk Lắk có vai trò, vị trí chiến lược quan trọng về kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội, môi trường, quốc phòng, an ninh và đối ngoại của vùng Tây Nguyên; không chỉ là cửa ngõ kết nối giữa các tỉnh Tây Nguyên mà còn nằm trong tam giác phát triển Campuchia - Lào - Việt Nam với nhiều cơ hội hợp tác, thu hút đầu tư quốc tế. Đắk Lắk nằm ở vị trí trung tâm của vùng Tây Nguyên, có khoảng cách tương đối đồng đều đến các trung tâm kinh tế của các tỉnh trong vùng và tiểu vùng Duyên hải Nam Trung Bộ. Tỉnh Đắk Lắk có nhiều tuyến đường giao thông quan trọng nối liền với các tỉnh trong vùng Tây Nguyên và uDyên hải miền Trung. Có Quốc lộ 14 chạy xuyên dọc tỉnh nối với Gia Lai (phía Bắc) - Đắk Nông (phía Nam), với chiều dài 126 km; Quốc lộ 26 nối với Khánh Hòa (phía Đông) chiều dài 119 km; Quốc lộ 27 nối với Lâm Đồng (phía Nam) với chiều dài 88,5 km; Quốc lộ 29 nối với Phú Yên (phía Đông) - Cửa khẩu Đắk Ruê (phía Tây) với chiều dài 174,37 km; Quốc lộ 14C nối với Gia Lai - Đắk Nông và chạy dọc theo biên giới Campuchia, với chiều dài 96,5 km; Quốc lộ 19C nằm phía Đông tỉnh và nối với Phú Yên, với chiều dài 26,9 km; đường Trường Sơn Đông nối với Phú Yên và Lâm Đồng, đã bàn giao đưa vào sử dụng 52 km trong tổng chiều dài 130 km[4].
Tỉnh Đắk Lắk là địa bàn có đến 49 dân tộc cùng sinh sống, vì vậy, chú trọng củng cố khối đại đoàn kết toàn dân tộc, gắn với bảo tồn và phát triển văn hóa truyền thống dân tộc, tạo cơ sở vững chắc cho bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới; có nền văn hóa Tây Nguyên tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, thống nhất trong đa dạng, tôn trọng các giá trị văn hóa khác biệt giữa các dân tộc, điểm đến đặc sắc, hấp dẫn khách du lịch trong nước và quốc tế.
Bên cạnh đó, tỉnh Đắk Lắk có diện tích tự nhiên đứng thứ 4 cả nước, trong đó có gần 5.400 km2 diện tích đất sản xuất nông nghiệp. Đa số là đất bazan màu mỡ, rất phù hợp để phát triển các loại cây trồng có giá trị kinh tế, sản lượng cao hàng năm như: Cà phê, cao su, hồ tiêu, bơ, sầu riêng, xoài... Nổi bật nhất là cà phê Buôn Ma Thuột đã trở thành thương hiệu nổi tiếng thế giới. Ngoài các sản phẩm trên, Đắk Lắk còn có thể mạnh về ngô lai, mật ong, sắn, mía. Tỉnh đang chú trọng phát triển nông nghiệp công nghệ cao nhằm giảm thiểu tác động tiêu cực của biến đổi khí hậu cũng như phát huy hiệu quả tối đa trong sản xuất nông nghiệp nhờ ứng dụng công nghệ hiện đại và có các tài nguyên phong phú như: Tài nguyên ròng; Tài nguyên mặt nước; Tài nguyên khoáng sản; Tài nguyên du lịch; Năng lượng; Khu, cụm công nghiệp...
3.2. Tỉnh Phú Yên:
Phú Yên có lợi thế hội tụ đầy đủ các loại hình giao thông đường bộ, đường sắt, đường hàng không, đường biến và đường thủy nội địa, được phân bố hợp lý và ngày càng được hoàn thiện, giúp kết nối giao thông thuận lợi theo trục Bắc - Nam và Đông - Tây, liên kết phát triển với các tỉnh trong vùng và cả nước, nhất là các vùng kinh tế năng động phía Nam của tỉnh. Khu kinh tế Nam Phú Yên là một trong 09 khu kinh tế ven biển được Trung ương quan tâm hỗ trợ đầu tư cơ sở hạ tầng. Nằm trong khu vực có điều kiện thuận lợi về cơ sở hạ tầng như: Tuyến đường bộ cao tốc Bắc - Nam phía Đông đi qua, đang được gấp rút thi công, dự kiến hoàn thành trong năm 2025; cảng biển tổng hợp Vũng Rô có công suất thiết kế 5.000 DWT đang khai thác; cảng biển Bãi Gốc (đang hoàn tất các thủ tục để khởi công xây dựng trước tháng 9/2025) có thể tiếp nhận tàu lên đến 250.000 DWT và là cảng biển nằm gần đường hàng hải quốc tế nhất; cảng hàng không Tuy Hòa đang được hoàn tất các thủ tục để đầu tư nâng cấp lên 03 triệu hành khách/năm; tuyến đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam đã được Chính phủ ban hành Nghị quyết thống nhất chủ trương đầu tư và đang hoàn tất các thủ tục để trình Quốc hội thông qua, là nơi hội tụ các điều kiện để phát triển các ngành công nghiệp có giá trị gia tăng cao như: Lọc hóa dầu, luyện kim, năng lượng, vận tải biển và logistics,...
Với đặc điểm địa hình khu vực ven biển với nhiều đoạn khúc khuỷu, nhiều dải núi kéo dài ra phía biển hình thành các eo, vũng, vịnh, đầm. Trong đó, có các vũng, vịnh kín gió như: Đầm Cù Mông, vịnh Xuân Đài, đầm Ô Loan, vịnh Vũng Rô, gành Đá Đĩa, Hòn Yến,... với hệ thống cơ sở hạ tầng đã và đang đầu tư, nhất là trục giao thông động lực ven biển đang từng bước được hoàn thiện sẽ kết nối khu vực ven biển tạo ra không gian phát triển là sự kết hợp những cảnh đẹp tự nhiên đặc trưng riêng có, thuận lợi để phát triển các dịch vụ, du lịch nghỉ dưỡng cao cấp.
Tỉnh Phú Yên là địa bàn có đến 33 dân tộc cùng sinh sống, có nền văn hóa Phú Yên tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, thống nhất trong đa dạng, tôn trọng các giá trị văn hóa khác biệt giữa các dân tộc; có nhiều di tích lịch sử, danh thắng được công nhận (03 di tích được xếp hạng quốc gia đặc biệt, 20 di tích quốc gia và 107 di tích cấp tỉnh; 152 di sản văn hóa phi vật thể được kiểm kê, trong đó có 06 di sản được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đưa vào danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia (Nghệ thuật bài chòi; Lễ hội cầu ngư; Nghệ thuật trình diễn trống đôi, cồng ba, chiêng năm; Lễ cúng trưởng thành của người Ê đê; đặc biệt, Nghệ thuật bài chòi tỉnh Phú Yên cùng với bài chòi Trung bộ Việt Nam đã được UNESCO ghi danh là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại). Bên cạnh đó, tỉnh Phú Yên có bờ biển dài 189 km, có nhiều vịnh, bãi, vũng, đầm phá, gành còn mang vẻ đẹp hoang sơ tạo nên những cảnh quan sinh thái phong phú, đa dạng là tiềm năng rất lớn cho du lịch biển, du lịch nghỉ dưỡng và du lịch sinh thái, là điểm đến đặc sắc, hấp dẫn khách du lịch trong nước và quốc tế.
4. Tình hình phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh:
4.1. Tỉnh Đắk Lắk[5]:
4.1.1. Các chỉ tiêu kinh tế:
(1) Giá trị tổng sản phẩm trên địa bàn tỉnh (GRDP)
a) GRDP- theo giá so sánh 2010: Năm 2024 đạt 63.356,08 tỷ đồng, tăng 5,08% so với năm 2023. Trong đó:
- Nông, lâm nghiệp và thủy sản đạt 23.520,27 tỷ đồng, tăng 4,83%.
- Công nghiệp - xây dựng đạt 10.219,57 tỷ đồng, tăng 6,12%. Riêng công nghiệp đạt 6.511,74 tỷ đồng, tăng 6,41%.
- Dịch vụ đạt 27.235,91 tỷ đồng, tăng 5,42%.
- Thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm đạt 2.380,33 tỷ đồng, giảm 0,34%.
b) GRDP - theo giá hiện hành: Đạt 141.326.492 triệu đồng, tăng 16,7% so với năm 2023.
* Cơ cấu kinh tế: Nông, lâm, thủy sản chiếm 40,43%; công nghiệp - xây dựng chiếm 17,48%; dịch vụ chiếm 38,33%; thuế sản phẩm (trừ trợ cấp sản phẩm) chiếm 3,75%.
(2) Thu nhập bình quân đầu người năm 2024 đạt 46,6 triệu đồng/năm.
(3) Huy động vốn đầu tư toàn xã hội đạt 36.990 tỷ đồng, tăng 4,02% so với năm 2023.
(4) Tổng kim ngạch xuất khẩu đạt 1.853 triệu USD, tăng 23,86% so với năm 2023, cao nhất từ trước đến nay (chủ yếu các sản phẩm ngành nông nghiệp).
(5) Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ đạt 111.319 tỷ đồng, tăng 11,28% so với năm 2023
(6) Tổng thu cân đối ngân sách nhà nước trên địa bàn đạt 8.658.595 triệu đồng, tăng 9,88% so với năm 2023, bằng 101,87% dự toán HĐND tỉnh giao và bằng 123,69% dự toán Trung ương giao.
(7) Phát triển hạ tầng: Thủy lợi bảo đảm tưới chủ động cho trên 84,45% diện tích cây trồng có nhu cầu tưới. Cải tạo, nâng cấp nhựa hoặc bê tông hóa đạt 97,17% các tuyến đường tỉnh, 96,97% các tuyến đường huyện, 79,98% các tuyến đường xã và liên xã.
(8) Phát triển doanh nghiệp (DN): Có 1.472 DN thành lập mới, tăng 7,37% so với năm 2023. Lũy kế đến cuối năm 2024, trên địa bàn tỉnh có khoảng 13.326 doanh nghiệp còn đăng ký, hoạt động (trong đó: Có 12.323 DN và 1.003 chi nhánh của DN ngoài tỉnh đăng ký hoạt động trên địa bàn tỉnh); có 66 HTX thành lập mới.
4.1.2. Các chỉ tiêu xã hội:
(9) Tỷ lệ hộ nghèo giảm 2,77%, tỷ lệ hộ nghèo trong đồng bào dân tộc thiểu số giảm 5,99%. Giảm tỷ lệ thất nghiệp ở khu vực thành thị còn 2,4%.
(10) Tỷ lệ lao động nông nghiệp trong tổng số lao động tham gia hoạt động kinh tế chiếm khoảng 57%; tỷ lệ lao động được đào tạo so với tổng số lao động đạt 64%, trong đó tỷ lệ có bằng cấp, chứng chỉ đạt 22,25%. Giải quyết việc làm cho khoảng 30.350 lao động, trong đó xuất khẩu lao động khoảng 1.700 người.
(11) Tỷ lệ trường học đạt chuẩn Quốc gia đạt 62%, tăng 1,08% so với năm 2023.
(12) Tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng (cân nặng theo độ tuổi) giảm còn 17,6%. Số giường bệnh trên một vạn dân (không tính giường của trạm y tế xã) đạt 29 giường/1 vạn dân. Số bác sỹ trên một vạn dân đạt 7,7 bác sỹ/1 vạn dân. Tỷ lệ bao phủ Bảo hiểm Y tế đạt 93,65%.
(13) Đến cuối năm 2024, lũy kế có 81/149 xã đạt chuẩn nông thôn mới (tương ứng tỷ lệ 54,36%), 05 xã đạt chuẩn NTM nâng cao và 01 đơn vị cấp huyện hoàn thành Chương trình xây dựng nông thôn mới.
4.1.3. Các chỉ tiêu môi trường:
(14) Tỷ lệ khu, cụm công nghiệp đang hoạt động có hệ thống xử lý nước thải tập trung đạt tiêu chuẩn môi trường đạt 30%. Tỷ lệ chất thải rắn ở đô thị được thu gom, xử lý đạt 91,8%. Tỷ lệ dân số đô thị được sử dụng nước sạch đạt 92%. Tỷ lệ dân số nông thôn được sử dụng nước sạch đạt 97,63%. Tỷ lệ che phủ rừng (tính cả cây cao su) đạt 38,82%.
4.1.4. Chỉ tiêu cải cách hành chính:
(15) Chỉ số cải cách hành chính (PAR Index) năm 2024 của tỉnh Đắk Lắk đạt 86,15%, xếp hạng 53/63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (thuộc nhóm B với kết quả Chỉ số từ 80% - dưới 90%). Chỉ số cải cách hành chính năm 2024 giảm 1,18%, giảm 25 bậc so với năm 2023.
4.1.5. Chỉ tiêu Quốc phòng, an ninh:
(16) Quốc phòng, an ninh: Tuyển quân đạt 100% chỉ tiêu kế hoạch. Cơ bản đảm bảo an ninh trật tự và an toàn xã hội trên địa bàn.
4.2.Tỉnh Phú Yên[6]:
4.2.1. Các chỉ tiêu kinh tế:
(1) Giá trị tổng sản phẩm trên địa bàn tỉnh (GRDP):
a) GRDP- theo giá so sánh 2010: Năm 2024 đạt 33.039,5 tỷ đồng, tăng 6,17% so với năm 2023. Trong đó:
- Nông, lâm nghiệp và thủy sản đạt 7.414,5 tỷ đồng, tăng 4,26%.
- Công nghiệp - xây dựng đạt 10.138,1 tỷ đồng, tăng 7,48%.
- Dịch vụ đạt 14.062,3 tỷ đồng, tăng 6,39%.
- Thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm đạt 1.424,6 tỷ đồng, tăng 4,94%.
b) GRDP - theo giá hiện hành: đạt 62.597,378 tỷ đồng, tăng 9,29% so với năm 2023.
* Cơ cấu kinh tế: Nông, lâm, thủy sản chiếm 23,59%; công nghiệp - xây dựng chiếm 29,29%; dịch vụ chiếm 42,83%; thuế sản phẩm (trừ trợ cấp sản phẩm) chiếm 4,29%.
(2) GRDP bình quân đầu người (theo giá hiện hành) đạt 70,7 triệu đồng/người so với năm 2023.
(3) Thu nhập bình quân là 47,3 triệu đồng/người/năm 2024.
(4) Huy động vốn đầu tư toàn xã hội đạt 21.800,7 tỷ đồng, giảm 4,38% so với năm 2023.
(5) Tổng kim ngạch xuất khẩu đạt 333,4 triệu USD, tăng 18,9% so với năm 2023.
(6) Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ đạt 55.341,4 tỷ đồng, tăng 11,5% so với năm 2023.
(7) Tổng thu cân đối ngân sách nhà nước trên địa bàn đạt 5.437,241 tỷ đồng, tăng 29,8% so với năm 2023.
(8) Phát triển hạ tầng: Hệ thống công trình thủy lợi được đầu tư, nâng cấp, đáp ứng khoảng 97% diện tích cây trồng có nhu cầu tưới. Cải tạo, nâng cấp nhựa hoặc bê tông hóa đạt 73,71% các tuyến đường tỉnh, 97,87% các tuyến đường huyện, 88,71% các tuyến đường đô thị, đường xã và liên xã.
(9) Phát triển doanh nghiệp (DN): Có 464 DN thành lập mới, giảm 6,9% so với năm 2023, bằng 82,86% KH năm 2024 (KH: 560 DN). Lũy kế đến cuối năm 2024, trên địa bàn tỉnh có khoảng 3.728 doanh nghiệp còn đăng ký, hoạt động.
4.2.2. Các chỉ tiêu xã hội:
(10) Tỷ lệ hộ nghèo giảm 0,78%, tỷ lệ hộ nghèo trong đồng bào dân tộc thiểu số giảm 4,04%. Tỷ lệ thất nghiệp ở khu vực thành thị là 2,28%.
(11) Tỷ lệ lao động nông nghiệp trong tổng số lao động tham gia hoạt động kinh tế chiếm khoảng 38,5%; tỷ lệ lao động được đào tạo so với tổng số lao động ước đạt 78,02%, trong đó tỷ lệ có bằng cấp, chứng chỉ ước đạt 29,15%. Giải quyết việc làm cho khoảng 27.050 lao động, trong đó xuất khẩu lao động khoảng 360 người.
(12) Tỷ lệ trường học đạt chuẩn Quốc gia đạt 39,8%, tăng 24,56% so với năm 2023.
(13) Tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng (cân nặng theo độ tuổi) giảm còn dưới 22,2%. Số giường bệnh trên một vạn dân (không tính giường của trạm y tế xã) đạt 31,5 giường/1 vạn dân. Số bác sỹ trên một vạn dân đạt 9,72 bác sỹ/1 vạn dân. Tỷ lệ bao phủ Bảo hiểm Y tế đạt 94,20%.
(14) Đến cuối năm 2024, lũy kế có 64/82 xã đạt chuẩn nông thôn mới (tương ứng tỷ lệ 78%). Hiện nay, toàn tỉnh có 82 xã thực hiện Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới, giảm 01 xã[7].
4.2.3. Các chỉ tiêu môi trường:
(15) Tỷ lệ khu, cụm công nghiệp đang hoạt động có hệ thống xử lý nước thải tập trung đạt tiêu chuẩn môi trường đạt 100%. Tỷ lệ chất thải rắn ở đô thị được thu gom, xử lý đạt 98%. Tỷ lệ dân số đô thị được sử dụng nước sạch đạt 94%. Tỷ lệ dân số nông thôn được sử dụng nước hợp vệ sinh cơ bản đạt 100%. Tỷ lệ che phủ rừng đạt 47,5%.
4.2.4. Chỉ tiêu cải cách hành chính:
(16) Chỉ số cải cách hành chính (PAR Index) năm 2024 xếp vị thứ 36/63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, tăng 16 bậc so với năm 2023; Chỉ số hài lòng của người dân đối với sự phục vụ của cơ quan hành chính nhà nước (SIPAS) xếp vị thứ 46/63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, tăng 5 bậc so với năm 2023.
4.2.5. Các chỉ tiêu Quốc phòng, an ninh:
(17) Quốc phòng, an ninh: Tuyển quân đạt 100% chỉ tiêu kế hoạch. Tình hình an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội đảm bảo giữ vững ổn định.
5. Các chính sách đặc thù hiện hưởng:
5.1. Tỉnh Đắk Lắk:
Về chính sách đặc thù dành riêng cho tỉnh: Hiện nay, thành phố Buôn Ma Thuột đang hiện hưởng chính sách đặc thù theo Nghị quyết số 72/2022/QH15 ngày 15/11/2022 của Quốc hội về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk (có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 01 năm 2023 và được thực hiện trong 05 năm).
Ngoài chính sách đặc thù riêng có nêu trên, tỉnh Đắk Lắk đang hưởng đầy đủ các chế độ, chính sách đặc thù khác còn hiệu lực do Trung ương ban hành. Ngoài ra, tỉnh cũng chủ động ban hành một số chế độ, chính sách đặc thù riêng theo thẩm quyền cụ thể hoá đầy đủ các quy định của Trung ương, như:
5.1.1. Lĩnh vực Nội vụ:
(1) Nghị quyết số 02/2005/NQ-HĐND ngày 21/7/2005 của HĐND tỉnh về việc ban hành chính sách cho đội công tác phát động quần chúng chuyên trách ở cơ sở của tỉnh được sửa đổi, bổ sung tại Nghị quyết số 07/2009/NQ-HĐND ngày 10/7/2009 của HĐND tỉnh.
(2) Nghị quyết số 34/2023/NQ-HĐND ngày 07/12/2023 của HĐND tỉnh Quy định chính sách ưu đãi tiêu chí xác định đối tượng chuyên gia, nhà khoa học và người có tài năng đặc biệt trong các lĩnh vực cần thu hút làm việc tại các cơ quan chuyên môn và đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk.
(3) Nghị quyết số 18/2024/NQ-HĐND ngày 07/11/2024 của HĐND tỉnh Quy định nội dung, mức chi tổ chức tuyển dụng, tiếp nhận vào công chức, viên chức; thi nâng ngạch công chức, xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp viên chức; xét chuyển ngạch thanh tra trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk.
5.1.2. Lĩnh vực Nông nghiệp và Môi trường:
(1) Nghị quyết số 78/2012/NQ-HĐND ngày 21/12/2012 của HĐND tỉnh về việc quy định một số chính sách bảo tồn voi tỉnh Đắk Lắk được sửa đổi, bổ sung tại Nghị quyết số 11/2021/NQ-HĐND ngày 17/12/2021 của HĐND tỉnh.
(2) Nghị quyết số 03/2019/NQ-HĐND ngày 10/7/2019 của HĐND tỉnh Quy định về chính sách khuyến khích phát triển hợp tác, liên kết trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk.
(3) Quyết định số 13/2014/QĐ-UBND ngày 28/5/2014 của UBND tỉnh Ban hành Quy định về trình tự, thủ tục thực hiện các chính sách về bảo tồn voi trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk được sửa đổi, bổ sung tại Quyết định số 43/2016/QĐ-UBND ngày 27/12/2016 của UBND tỉnh.
(4) Quyết định số 45/2024/QĐ-UBND ngày 29/10/2024 của UBND tỉnh sửa đổi, bổ sung một số điều của các Quyết định có Quy định về trình tự, thủ tục thực hiện các chính sách về bảo tồn voi trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk.
5.1.3. Lĩnh vực An ninh - Quốc phòng:
(1) Nghị quyết số 17/2020/NQ-HĐND ngày 09/12/2020 của HĐND tỉnh về phụ cấp hàng tháng của Thôn đội trưởng và trợ cấp ngày công lao động đối với Dân quân trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk.
(2) Nghị quyết số 11/2022/NQ-HĐND ngày 24/8/2022 của HĐND tỉnh Quy định mức hỗ trợ hàng tháng đối với Đội trưởng, Đội phó Đội dân phòng; số lượng phương tiện phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ trang bị cho lực lượng dân phòng trên địa bàn tỉnh (đã bãi bỏ một phần tại Nghị quyết số 04/2024/NQ-HĐND).
(3) Nghị quyết số 03/2024/NQ-HĐND ngày 20/6/2024 của HĐND tỉnh Hỗ trợ tiền ăn thêm cho cán bộ, chiến sĩ Đội K51 trực tiếp làm nhiệm vụ tìm kiếm, quy tập hài cốt liệt sĩ ở ngoài nước.
5.1.4. Lĩnh vực khoa học công nghệ:
(1) Nghị quyết số 28/2023/NQ-HĐND ngày 07/12/2023 của HĐND tỉnh Quy định nội dung và mức chi cho các hoạt động hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk đến năm 2025.
5.1.5. Lĩnh vực Văn hóa, thể thao và du lịch:
(1) Nghị quyết số 08/2021/NQ-HĐND ngày 13/8/2021 của HĐND tỉnh về hỗ trợ phát triển du lịch cộng đồng tại các thôn, buôn đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk, giai đoạn 2021 - 2025.
(2) Nghị quyết số 06/2023/NQ-HĐND ngày 14/6/2023 của HĐND tỉnh về hỗ trợ với nghệ nhân trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk.
(3) Nghị quyết số 10/2021/NQ-HĐND ngày 17/12/2021 của HĐND tỉnh Bảo tồn và phát huy văn hóa cồng chiêng tỉnh Đắk Lắk, giai đoạn 2022 - 2025.
(4) Nghị quyết số 125/2014/NQ-HĐND ngày 18/7/2014 của HĐND tỉnh Cơ cấu giải thưởng Văn học - Nghệ thuật Chư Yang Sin tỉnh Đắk Lắk.
(5) Nghị quyết số 05/2021/NQ-HĐND ngày 13/8/2021 của HĐND tỉnh Quy định một số chính sách đối với huấn luyện viên, vận động viên của tỉnh xuất sắc tại các giải thể trong nước và quốc tế; Nghị quyết số 27/2024/NQ- HĐND ngày 06/12/2024 của HĐND tỉnh sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị quyết số 05/2021/NQ-HĐND ngày 13/8/2021 của HĐND tỉnh quy định một số chính sách đối với huấn luyện viên, vận động viên của tỉnh đạt thành tích xuất sắc tại các giải thể thao trong nước và quốc tế.
(6) Nghị quyết số 58/2012/NQ-HĐND ngày 06/7/2012 của HĐND tỉnh về việc quy định chế độ đặc thù đối với Huấn luyện viên, Vận động viên thể thao thành tích cao và bồi dưỡng cho các lực lượng phục vụ giải; Nghị quyết số 05/2019/NQ-HĐND ngày 10/7/2019 của HĐND tỉnh Quy định mức ăn hàng ngày đối với huấn luyện viên, vận động viên thể thao thành tích cao trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk.
5.2. Tỉnh Phú Yên:
Hiện nay, trên địa bàn tỉnh đang thực hiện đầy đủ các chế độ, chính sách đặc thù còn hiệu lực do Trung ương ban hành. Ngoài ra, tỉnh còn ban hành một số chế độ, chính sách đặc thù riêng, như:
5.2.1. Lĩnh vực Tài chính:
(1) Quy định mức quà tặng cho các đối tượng nhân ngày Thương binh - Liệt sĩ 27/7 và Tết Nguyên đán hàng năm trên địa bàn tỉnh Phú Yên (Nghị quyết số 16/2019/NQ-HĐND ngày 06/12/2019 của HĐND tỉnh Phú Yên).
(2) Quy định chế độ khám sức khỏe định kỳ và một số hỗ trợ khác liên quan đến công tác bảo vệ, chăm sóc sức khỏe cán bộ tỉnh Phú Yên (Nghị quyết số 18/2022/NQ-HĐND ngày 20/7/2022 của HĐND tỉnh Phú Yên).
5.2.2. Lĩnh vực Nội vụ:
(1) Quy định chế độ trợ cấp thôi việc đối với người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, ở thôn, buôn, khu phố trên địa bàn tỉnh Phú Yên (Nghị quyết số 12/2024/NQ-HĐND ngày 06/12/2024 của HĐND tỉnh Phú Yên).
(2) Quy định chính sách hỗ trợ đối với cán bộ, công chức cấp xã, người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, ở thôn, khu phố dôi dư do sắp xếp ĐVHC cấp xã giai đoạn 2023 - 2025 trên địa bàn tỉnh Phú Yên (Nghị quyết số 10/2024/NQ-HĐND ngày 19/9/2024 của HĐND tỉnh Phú Yên).
5.2.3. Về lĩnh vực Nông nghiệp và Môi trường:
(1) Quy định mật độ chăn nuôi gia súc, gia cầm trên địa bàn tỉnh Phú Yên (Quyết định số 09/2021/QĐ-UBND ngày 10/3/2021 của UBND tỉnh Phú Yên).
(2) Quy định khu vực thuộc nội thành của thành phố, thị xã, thị trấn, khu dân cư không được phép chăn nuôi trên địa bàn tỉnh Phú Yên (Nghị quyết số 06/2021/NQ-HĐND ngày 11/8/2021).
(3) Quy định vùng nuôi chim yến trên địa bàn tỉnh Phú Yên (Nghị quyết số 16/2021/NQ-HĐND ngày 09/12/2021).
5.2.4. Lĩnh vực dân tộc:
Quy định chính sách đối với người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số (Nghị quyết số 38/2023/NQ-HĐND ngày 09/12/2023 của HĐND tỉnh Phú Yên).
5.2.5. Lĩnh vực thể dục thể thao:
(1) Quy định chế độ dinh dưỡng đặc thù đối với huấn luyện viên, vận động viên thể thao (Nghị quyết số 23/2022/NQ-HĐND ngày 20/7/2022 của HĐND tỉnh Phú Yên).
(2) Quy định mức thưởng đối với vận động viên, huấn luyện viên của tỉnh lập thành tích tại các đại hội, giải vô địch thể thao quốc gia và các giải thi đấu của tỉnh (Quyết định số 25/2016/QĐ-UBND ngày 27/6/2016 của UBND tỉnh Phú Yên).
(3) Quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí thẩm định cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh hoạt động thể thao trên địa bàn tỉnh Phú Yên (Nghị quyết số 11/2020/NQ-HĐND ngày 10/7/2020 của HĐND tỉnh Phú Yên).
5.2.6. Lĩnh vực Tư pháp:
(1) Quy định mua biểu mẫu hộ tịch, sổ hộ tịch (Nghị quyết số 23/2023/NQ-HĐND ngày 09/12/2023 của HĐND tỉnh Phú Yên).
(2) Quy định mức chi bảo đảm cho công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, chuẩn tiếp cận pháp luật và hòa giải ở cơ sở trên địa bàn tỉnh Phú Yên (Nghị quyết 03/2024/NQ-HĐND ngày 17/4/2024 của HĐND tỉnh Phú Yên).
5.2.7. Lĩnh vực Giáo dục đào tạo:
(1) Quy định mức chi tổ chức các kỳ thi phổ thông cấp tỉnh và cấp quốc gia trên địa bàn tỉnh Phú Yên (Quyết định số 34/2012/QĐ-UBND ngày 28/12/2012 của UBND tỉnh Phú Yên).
(2) Quy định về khoảng cách và địa bàn làm căn cứ xác định học sinh không thể đi đến trường và trở về nhà trong ngày; tỷ lệ khoán kinh phí phục vụ việc nấu ăn cho học sinh trên địa bàn tỉnh Phú Yên (Nghị quyết số 73/2016/NQ-HĐND ngày 16/12/2016 của HĐND tỉnh Phú Yên).
(3) Quy định chi tiết nội dung, mức chi chuẩn bị, tổ chức và tham dự các kỳ thi, cuộc thi, hội thi trong lĩnh vực giáo dục đào tạo trên địa bàn tỉnh Phú Yên (Nghị quyết số 22/2022/NQ-HĐND ngày 20/7/2022 của HĐND tỉnh Phú Yên).
(4) Quy định mức chi tập huấn, bồi dưỡng giáo viên và cán bộ quản lý cơ sở giáo dục để thực hiện chương trình mới, sách giáo khoa mới giáo dục phổ thông thuộc phạm vi quản lý của tỉnh Phú Yên (Nghị quyết số 24/2022/NQ- HĐND ngày 20/7/2022 của HĐND tỉnh Phú Yên).
(5) Quy định các khoản thu, mức thu và cơ chế quản lý thu, chi các dịch vụ phục vụ, hỗ trợ hoạt động giáo dục đối với cơ sở giáo dục công lập trên địa bàn tỉnh Phú Yên (Nghị quyết số 34/2023/NQ-HĐND ngày 9/12/2023 của HĐND tỉnh Phú Yên).
(6) Quy định hỗ trợ sữa học đường cho trẻ em mẫu giáo, học sinh tiểu học tại các cơ sở giáo dục trên địa bàn tỉnh Phú Yên, giai đoạn 2024-2027 (Nghị quyết số 33/2023/NQ-HĐND ngày 9/12/2023 của HĐND tỉnh Phú Yên).
(7) Quy định mức học phí đối với cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông công lập từ năm học 2023-2024 trên địa bàn tỉnh Phú Yên (Nghị quyết số 01/2024/NQ-HĐND ngày 17/4/2024 của HĐND tỉnh Phú Yên).
(8) Quy định nội dung, mức hỗ trợ khuyến khích người dân vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi tham gia học xóa mù chữ, thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030, giai đoạn từ năm 2021 đến năm 2025 trên địa bàn tỉnh Phú Yên (Nghị quyết số 15/2024/NQ-HĐND ngày 06/12/2024 của HĐND tỉnh Phú Yên).
5.2.8. Lĩnh vực Y tế:
(1) Cho phép tiếp tục thực hiện chính sách thu hút, đào tạo và đãi ngộ bác sĩ trên địa bàn tỉnh Phú Yên (Nghị quyết số 21/2020/NQ-HĐND ngày 09/12/2020 của HĐND tỉnh Phú Yên).
(2) Quy định về quy trình xét chọn, hợp đồng trách nhiệm đối với cộng tác viên dân số thôn, buôn, khu phố trên địa bàn tỉnh Phú Yên (Quyết định số 21/2022/QĐ- UBND ngày 06/5/2022 của UBND tỉnh Phú Yên).
5.2.9. Lĩnh vực văn hóa:
(1) Quy định mức thu, quản lý và sử dụng phí thư viện trên địa bàn tỉnh Phú Yên (Nghị quyết số 18/2023/NQ-HĐND ngày 18/10/2023 của HĐND tỉnh Phú Yên).
(2) Quy định mức thu, quản lý và sử dụng phí tham quan danh lam thắng cảnh trên địa bàn tỉnh Phú Yên (Nghị quyết số 19/2023/NQ-HĐND ngày 18/10/2023 của HĐND tỉnh Phú Yên).
(3) Quy định định mức hoạt động và mức chi đặc thù của Đội tuyên truyền lưu động cấp tỉnh, cấp huyện trên địa bàn tỉnh Phú Yên (Quyết định số 36/2019/QĐ-UBND ngày 01/10/2019 của HĐND tỉnh Phú Yên).
6. Tổ chức bộ máy, biên chế cán bộ, công chức trong hệ thống chính trị tại địa bàn:
6.1. Tỉnh Đắk Lắk:
6.1.1. Đảng bộ tỉnh:
- Hiện có 21 đảng bộ trực thuộc (gồm 13 đảng bộ huyện, 01 đảng bộ thị xã, 01 đảng bộ thành phố và 06 đảng bộ trực thuộc Tỉnh ủy[8]); trong đó có 828 tổ chức cơ sở đảng (369 đảng bộ cơ sở, 459 chi bộ cơ sở), 15 đảng bộ bộ phận, 4.620 chi bộ trực thuộc đảng ủy cơ sở; toàn tỉnh có 180 xã, phường, thị trấn với 2.198 thôn, buôn, tổ dân phố. Trong đó, 100% chi bộ thôn, buôn, tổ dân phố đều có đảng viên là người tại chỗ và có chi bộ với 89.596 đảng viên.
- Về cơ cấu, số lượng Ủy viên Ban Chấp hành, Ban Thường vụ, Phó Bí thư, Bí thư Tỉnh ủy khóa XVII, nhiệm kỳ 2020 - 2025:
+ Số lượng Ủy viên BCH Đảng bộ tỉnh đầu nhiệm kỳ 2020 - 2025 là 53 đồng chí, hiện nay có 47 đồng chí.
+ Số lượng Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy đầu nhiệm kỳ 2020 - 2025 là 15 đồng chí, hiện nay có 11 đồng chí.
+ Bí thư Tỉnh ủy: 01 đồng chí.
+ Số lượng Phó Bí thư Tỉnh ủy đầu nhiệm kỳ 2020 - 2025 là 03 đồng chí, hiện nay có 01 đồng chí.
- Các cơ quan tham mưu, giúp việc Tỉnh ủy, Đảng ủy thuộc Tỉnh ủy:
+ Có 05 cơ quan tham mưu giúp việc: Văn phòng, Ban Tổ chức, Cơ quan Ủy ban kiểm tra, Ban Tuyên giáo và Dân vận, Ban Nội chính.
+ Có 02 Đảng ủy thuộc Tỉnh ủy gồm: Đảng ủy các cơ quan Đảng tỉnh và Đảng ủy UBND tỉnh.
+ Biên chế công chức được giao: 220 biên chế, hiện đã sử dụng 192 biên chế.
- Đơn vị sự nghiệp của Tỉnh ủy:
+ Có 02 đơn vị gồm: Trường Chính trị, Báo Đắk Lắk.
+ Biên chế viên chức được giao: 130 biên chế, hiện đã sử dụng 118 biên chế.
6.1.2. Khối Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội tỉnh:
- Hiện có 06 tổ chức gồm: Ủy ban Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam tỉnh; Hội Nông dân; Hội Liên hiệp phụ nữ; Hội Cựu Chiến binh; Liên đoàn Lao động; Tỉnh đoàn.
- Biên chế công chức được giao: 143 biên chế, hiện đã sử dụng 132 biên chế.
- Hợp đồng lao động theo Nghị định số 111/2022/NĐ-CP ngày 30/12/2022 của Chính phủ: 19 người.
- Biên chế viên chức được giao: 07 biên chế, hiện đã sử dụng 05 biên chế.
6.1.3. Khối Chính quyền tỉnh:
6.1.3.1. Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh:
- Gồm 08 đại biểu.
- Có 01 Phó Trưởng đoàn phụ trách (hoạt động chuyên trách).
6.1.3.2. HĐND tỉnh (nhiệm kỳ 2021 - 2026):
- Gồm 74 đại biểu, trong đó có 09 đại biểu hoạt động chuyên trách.
- Lãnh đạo HĐND tỉnh: Chủ tịch HĐND (kiêm nhiệm), 02 Phó Chủ tịch HĐND (chuyên trách).
- Thường trực HĐND tỉnh: Gồm 06 đại biểu: Chủ tịch HĐND, 02 Phó Chủ tịch HĐND, 03 Trưởng Ban.
- Có 03 Ban: Kinh tế - Ngân sách, Văn hóa - Xã hội, Pháp chế.
+ Ban Kinh tế - Ngân sách: Trưởng ban, 01 Phó Trưởng ban (chuyên trách), 07 Ủy viên (kiêm nhiệm).
+ Ban Văn hóa - Xã hội: Trưởng ban, 02 Phó Trưởng ban (chuyên trách), 06 Ủy viên (kiêm nhiệm).
+ Ban Pháp chế: Trưởng ban, 01 Phó Trưởng ban (chuyên trách), 05 Ủy viên (kiêm nhiệm).
- Văn phòng Đoàn ĐBQH và HĐND tỉnh:
+ Lãnh đạo Văn phòng: Chánh Văn phòng, 03 Phó Chánh Văn phòng,
+ 04 phòng chuyên môn: 04 Trưởng phòng, 05 Phó Trưởng phòng, 18 chuyên viên; cụ thể: Phòng Hành chính, Tổ chức, Quản trị (Trưởng phòng và 02 Phó Trưởng phòng), Phòng Công tác hội đồng nhân dân (Trưởng phòng, 01 Phó Trưởng phòng), Phòng Thông tin và Dân nguyện (Trưởng phòng, 01 Phó Trưởng phòng), Phòng Công tác Quốc hội (Trưởng phòng, 01 Phó Trưởng phòng).
+ Hợp đồng lao động theo Nghị định số 111/2022/NĐ-CP ngày 30/12/2022 của Chính phủ: 11 người.
6.13.3. UBND tỉnh:
- Hiện nay, Lãnh đạo UBND tỉnh Đắk Lắk nhiệm kỳ 2021 - 2026 gồm có: 03 Phó Chủ tịch (đồng chí Chủ tịch đã nghỉ hưu trước tuổi từ ngày 15/4/2025).
- Có 13 sở và cơ quan tương đương sở gồm: Văn phòng UBND tỉnh; các Sở: Tài chính, Giáo dục và Đào tạo, Nông nghiệp và Môi trường, Tư pháp, Nội vụ, Xây dựng, Dân tộc và Tôn giáo, Công Thương, Khoa học và Công nghệ, Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Y tế và Thanh tra tỉnh.
- Cơ quan hành chính khác trực thuộc UBND tỉnh: Ban Quản lý các Khu công nghiệp tỉnh; Văn phòng Ban An toàn giao thông tỉnh.
Ngoài ra, tỉnh Đắk Lắk có Đội phát động quần chúng (do UBND tỉnh giao biên chế) hiện đang hoạt động dưới sự chỉ đạo chuyên môn của Ban Tuyên giáo và Dân vận tỉnh.
- Đơn vị sự nghiệp thuộc UBND tỉnh: Có 07 đơn vị gồm: Đài Phát thanh và Truyền hình Đắk Lắk, Trường Cao đẳng Y tế, Trường Cao đẳng Văn hóa - Nghệ thuật, Trường Cao đẳng Đắk Lắk, Trung tâm Phát triển quỹ đất tỉnh, Ban QLDA đầu tư XDCT Giao thông và Nông nghiệp phát triển nông thôn tỉnh, Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình dân dụng công nghiệp tỉnh.
- Đối với các Quỹ: gồm Quỹ đầu tư phát triển tỉnh và các quỹ tài chính ngoài ngân sách.
- Biên chế công chức được giao: 1.389 biên chế, hiện đã sử dụng 1.300 biên chế.
- Biên chế viên chức được giao: 10.017, hiện đã sử dụng 9.347 biên chế.
6.1.4. Khối chính quyền cấp huyện (gồm HĐND và UBND):
- Hiện tỉnh Đắk Lắk có 15 ĐVHC cấp huyện, gồm: Thành phố Buôn Ma Thuột, thị xã Buôn Hồ, huyện Buôn Đôn, huyện Cư M'gar, huyện Ea H'leo, huyện Ea Kar, huyện Ea Súp, huyện Krông Ana, huyện Krông Bông, huyện Krông Búk, huyện Krông Năng, huyện Krông Pắc, huyện Lắk, huyện M'Drắk, huyện Cư Kuin.
- Biên chế công chức được giao: 1.496 biên chế, hiện đã sử dụng 1.275 biên chế.
- Biên chế viên chức được giao: 26.576 biên chế, hiện đã sử dụng 23.921 biên chế.
6.1.5. Khối chính quyền cấp xã (gồm HĐND và UBND):
- Hiện có 180 xã, phường, thị trấn.
- Biên chế công chức được giao: 4.379 biên chế, hiện đã sử dụng 3.702 biên chế.
- Số lượng người hoạt động không chuyên trách được giao: 2.921 người, hiện đã sử dụng 2.451 người.
6.2. Tỉnh Phú Yên:
6.2.1. Đảng bộ tỉnh:
- Hiện có 14 đảng bộ trực thuộc (gồm 06 đảng bộ huyện, 02 thị xã, 01 thành phố và 05 đảng bộ trực thuộc Tỉnh ủy[9]); trong đó có 540 tổ chức cơ sở đảng (233 đảng bộ cơ sở, 307 chi bộ cơ sở), 1.934 chi bộ trực thuộc đảng ủy cơ sở, đảng ủy bộ phận, với 47.670 đảng viên.
- Về cơ cấu, số lượng Ủy viên Ban Chấp hành, Ban Thường vụ, Phó Bí thư, Bí thư Tỉnh ủy khóa XVII, nhiệm kỳ 2020 - 2025:
+ Số lượng Ủy viên BCH Đảng bộ tỉnh đầu nhiệm kỳ 2020 - 2025 là 49 đồng chí, hiện nay có 39 đồng chí.
+ Số lượng Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy đầu nhiệm kỳ 2020-2025 là 15 đồng chí, hiện nay có 14 đồng chí.
+ Bí thư Tỉnh ủy: 01 đồng chí.
+ Số lượng Phó Bí thư Tỉnh ủy đầu nhiệm kỳ 2020-2025 là 02 đồng chí, hiện nay có 01 đồng chí.
- Các cơ quan tham mưu, giúp việc Tỉnh ủy, Đảng ủy thuộc Tỉnh ủy:
+ Có 05 cơ quan tham mưu giúp việc: Văn phòng, Ban Tổ chức, Cơ quan Ủy ban kiểm tra, Ban Tuyên giáo và Dân vận, Ban Nội chính.
+ Có 02 Đảng ủy thuộc Tỉnh ủy gồm: Đảng ủy các cơ quan Đảng tỉnh và Đảng ủy UBND tỉnh:
+ Biên chế công chức được giao: 186 biên chế, hiện đã sử dụng 160 biên chế.
- Đơn vị sự nghiệp của Tỉnh ủy:
+ Có 02 đơn vị gồm: Trường Chính trị, Báo Phú Yên.
+ Biên chế viên chức được giao: 85 biên chế, hiện đã sử dụng 77 biên chế.
6.2.2. Khối Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội tỉnh:
- Hiện có 06 tổ chức, gồm: Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh, Tỉnh đoàn, Hội Nông dân tỉnh, Hội Cựu chiến binh tỉnh, Liên đoàn Lao động tỉnh, Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh.
- Biên chế công chức được giao: 111 biên chế, hiện đã sử dụng 99 biên chế.
- Biên chế viên chức được giao: 13 biên chế, hiện đã sử dụng 11 biên chế.
6.2.3. Khối Chính quyền tỉnh:
6.2.3.1. Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh:
- Gồm 06 đại biểu (Trung ương: 03 đồng chí, địa phương: 03 đồng chí).
- Có 01 Phó Trưởng đoàn phụ trách (hoạt động chuyên trách).
6.2.3.2. HĐND tỉnh (nhiệm kỳ 2021 - 2026):
- Đầu nhiệm kỳ 50 đại biểu, hiện nay có 46 đại biểu, trong đó có 09 đại biểu hoạt động chuyên trách.
- Lãnh đạo HĐND tỉnh: Chủ tịch HĐND (kiêm nhiệm), 02 Phó Chủ tịch HĐND (chuyên trách).
- Thường trực HĐND tỉnh: Gồm 07 đại biểu: Chủ tịch HĐND, 02 Phó Chủ tịch HĐND, 04 Trưởng Ban.
- Có 04 Ban: Kinh tế - Ngân sách, Văn hóa - Xã hội, Pháp chế, Dân tộc.
+ Ban Kinh tế - Ngân sách: Trưởng ban và 01 Phó Trưởng ban (chuyên trách), 05 Ủy viên (kiêm nhiệm).
+ Ban Văn hóa - Xã hội: Trưởng ban và 01 Phó Trưởng ban (chuyên trách), 05 Ủy viên (kiêm nhiệm).
+ Ban Pháp chế: Trưởng ban (chuyên trách), 04 Ủy viên (kiêm nhiệm), khuyết Phó Trưởng ban.
+ Ban Dân tộc: Trưởng ban và 01 Phó Trưởng ban (chuyên trách), 04 Ủy viên (kiêm nhiệm).
- Văn phòng Đoàn ĐBQH và HĐND tỉnh:
+ Lãnh đạo Văn phòng: Chánh Văn phòng, 03 Phó Chánh Văn phòng,
+ 03 phòng chuyên môn: 02 Trưởng phòng, 02 Phó Trưởng phòng, 09 chuyên viên; cụ thể: Phòng Hành chính, Tổ chức, Quản trị (Trưởng phòng và 01 Phó Trưởng phòng), Phòng Công tác HĐND (01 Phó Trưởng phòng), Phòng Công tác Quốc hội (Trưởng phòng).
+ Hợp đồng lao động theo Nghị định số 111/2022/NĐ-CP ngày 30/12/2022 của Chính phủ: 08 người.
6.2.3.3. UBND tỉnh:
- Lãnh đạo UBND tỉnh Phú Yên nhiệm kỳ 2021-2026 gồm có: Chủ tịch và 03 Phó Chủ tịch.
- Có 13 sở và cơ quan tương đương sở, gồm: Văn phòng UBND tỉnh; các Sở: Tài chính; Giáo dục và Đào tạo; Nông nghiệp và Môi trường; Tư pháp, Nội vụ; Xây dựng; Dân tộc và Tôn giáo; Công Thương; Khoa học và Công nghệ; Y tế; Văn hóa, Thể thao và Du lịch và Thanh tra tỉnh.
- Cơ quan hành chính khác trực thuộc UBND tỉnh: Ban Quản lý Khu kinh tế Phú Yên.
- Đơn vị sự nghiệp thuộc UBND tỉnh: Có 06 đơn vị gồm: Trường Đại học Phú Yên, Trường Cao đẳng Nghề, Trường Cao đẳng Y tế, Đài Phát thanh và Truyền hình Đắk Lắk, Ban Quản lý Khu Nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao Phú Yên, Ban Quản lý các dự án đầu tư xây dựng tỉnh.
- Biên chế công chức được giao: 1.004 biên chế, hiện đã sử dụng 939 biên chế.
- Biên chế viên chức được giao: 5.763 biên chế, hiện đã sử dụng 5.306 biên chế.
6.2.4. Khối chính quyền cấp huyện (gồm HĐND và UBND):
- Hiện có 09 đơn vị hành chính cấp huyện, gồm: Thành phố Tuy Hòa, thị xã Sông Cầu, thị xã Đông Hòa, các huyện: Tây Hòa, Phú Hòa, Tuy An, Sông Hình, Sơn Hòa, Đồng Xuân.
- Biên chế công chức được giao: 816 biên chế, hiện đã sử dụng 726 biên chế.
- Biên chế viên chức được giao: 10.230 biên chế, hiện đã sử dụng 9.528 biên chế.
6.2.5. Khối ĐVHC cấp xã (gồm HĐND và UBND):
- Hiện có 106 xã, phường, thị trấn.
- Biên chế công chức được giao: 2.327 biên chế, hiện đã sử dụng 2.119 biên chế.
- Số lượng người hoạt động không chuyên trách được giao: 1.575 người, hiện đã sử dụng 1.336 người.
Phần III
PHƯƠNG ÁN SẮP XẾP ĐƠN VỊ HÀNH CHÍNH CẤP TỈNH
I. PHƯƠNG ÁN VÀ KẾT QUẢ SẮP XẾP ĐVHC CẤP TỈNH
1. Phương án:
1.1. Hợp nhất tỉnh Đắk Lắk và tỉnh Phú Yên, lấy tên là tỉnh Đắk Lắk, trung tâm chính trị - hành chính đặt tại tỉnh Đắk Lắk hiện nay.
1.2. Cơ sở và lý do đề xuất phương án, lựa chọn tên gọi và trung tâm hành chính - chính trị của ĐVHC cấp tỉnh sau sắp xếp:
Thực hiện theo quy định tại Nghị quyết số 60-NQ/TW ngày 12/4/2025 của Hội nghị lần thứ XI Ban Chấp hành Trung ương khoá XIII; Quyết định số 759/QĐ-TTg ngày 14/4/2025 của Thủ tướng Chính phủ Phê duyệt Đề án sắp xếp, tổ chức lại ĐVHC các cấp và xây dựng mô hình tổ chức chính quyền 02 cấp.
2. Kết quả:
2.1. ĐVHC tỉnh Đắk Lắk (sau hợp nhất), có diện tích tự nhiên: 18.096,40 km2 (đạt 226,20% so với tiêu chuẩn), quy mô dân số: 3.346.853 người (đạt 371,87% so với tiêu chuẩn), 102 ĐVHC trực thuộc (gồm: tỉnh Đắk Lắk (cũ) 68, tỉnh Phú Yên 34).
2.2. Trung tâm hành chính - chính trị của ĐVHC tỉnh Đắk Lắk: Đặt tại tỉnh Đắk Lắk hiện nay.
II. GIẢI TRÌNH TRƯỜNG HỢP ĐVHC CẤP TỈNH HÌNH THÀNH SAU SẮP XẾP KHÔNG ĐẠT TIÊU CHUẨN DIỆN TÍCH TỰ NHIÊN, QUY MÔ DÂN SỐ THEO QUY ĐỊNH
Tỉnh Đắk Lắk sau sắp xếp vượt tiêu chuẩn diện tích tự nhiên, quy mô dân số như nêu ở khoản 2 mục I phần III.
Phần IV
ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG VÀ TỔ CHỨC THỰC HIỆN
I. ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG KHI THỰC HIỆN SẮP XẾP ĐVHC CẤP TỈNH
Việc Sắp xếp ĐVHC Cấp tỉnh là phù hợp với thực tiễn và xu hướng phát triển chung của cả nước. Việc hợp nhất hai tỉnh Đắk Lắk và tỉnh Phú Yên sẽ tạo ra không gian phát triển lớn hơn, bổ sung các lợi thế cho nhau, kết nối khu vực trung tâm của Tây nguyên với vùng ven biển, tạo hành lang phát triển kinh tế Đông - Tây, là cửa ngõ mới cho vùng Tây Nguyên; đồng thời mở rộng không gian kinh tế, gắn với các nước thuộc tiểu vùng sông Mê Kông mở rộng (Việt Nam, Lào, Campuchia và vùng Đông Bắc Thái Lan).
Việc hợp nhất hai tỉnh sẽ khai thác tốt hơn các tiềm năng, lợi thế, tạo ra cơ hội phát triển mạnh mẽ, thúc đẩy thu hút đầu tư và phát triển mạnh về kinh tế biển, các ngành công nghiệp, nông nghiệp, du lịch, dịch vụ và logictis,... góp phần vào hình thành một trung tâm phát triển chiến lược ở khu vực Nam Trung bộ - Tây Nguyên. Đồng thời góp phần tinh gọn bộ máy, nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của chính quyền địa phương, tinh giản biên chế, giảm chi ngân sách Nhà nước, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức để phục vụ Nhân dân tốt hơn.
Tuy nhiên, việc thành lập ĐVHC tỉnh Đắk Lắk mới sẽ có một số khó khăn nhất định. Vì vậy, khi sắp xếp sẽ được thực hiện theo lộ trình để có thể giảm thiểu những ảnh hưởng, tác động đến cuộc sống của người dân, cũng như cán bộ công chức khi sắp xếp.
1. Tác động về hoạt động quản lý nhà nước:
1.1. Tác động tích cực:
Sắp xếp các ĐVHC cấp tỉnh là thực hiện chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước, phù hợp với yêu cầu thực tiễn, gắn liền với thực hiện đổi mới sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị, tinh gọn hoạt động hiệu lực, hiệu quả, tinh giản biên chế, cải cách chế độ tiền lương, cơ cấu lại và nâng cao chất lượng, hiệu quả của đội ngũ cán bộ, công chức, phát huy hiệu quả nguồn nhân lực của nhà nước cho phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao đời sống Nhân dân, giữ vững quốc phòng, an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội. Công việc tại ĐVHC cấp tỉnh sau sắp xếp sẽ nhiều và yêu cầu cao hơn trước, để đáp ứng được yêu cầu công việc, phục vụ Nhân dân tốt hơn đòi hỏi đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức và người lao động của ĐVHC cấp tỉnh mới phải đảm bảo đủ trình độ, năng lực, phẩm chất. Việc tổ chức sắp xếp cán bộ phải thực sự công tâm, khách quan lựa chọn, bố trí những cán bộ có năng lực để hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.
Thực hiện sắp xếp đối với ĐVHC cấp tỉnh là cần thiết và khách quan; phù hợp với quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh và phù hợp với tình hình thực tế của nước ta.
Việc sắp xếp, thành lập ĐVHC cấp tỉnh mới nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho công tác quản lý nhà nước của chính quyền và hoạt động của tổ chức chính trị - xã hội trên địa bàn; nâng cao hiệu lực, hiệu quả của quản lý Nhà nước và chất lượng hoạt động của Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể chính trị - xã hội, đồng thời phát huy quyền làm chủ của Nhân dân.
1.2. Tác động tiêu cực:
Quá trình sắp xếp ĐVHC cấp tỉnh mới, tên ĐVHC thay đổi; người dân và doanh nghiệp phải thực hiện rất nhiều thủ tục thay đổi trên sổ sách, giấy tờ hành chính như: Giấy tờ sở hữu nhà, đất, hộ khẩu, giấy tờ tùy thân, giấy phép lái xe...
Việc quản lý ĐVHC cấp tỉnh về diện tích và quy mô dân số lớn hơn so với trước đây, trước mắt sẽ có nhiều thay đổi trong quản lý ĐVHC mới có phần ảnh hưởng đến phương thức làm việc cũ của đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức và cần nguồn lực lớn để chi trả chế độ cho cán bộ, công chức thuộc diện dôi dư do sắp xếp. Những cán bộ, công chức được lựa chọn, điều động đến ĐVHC mới bước đầu gặp khó khăn về việc đi lại, nơi ở.
2. Tác động về kinh tế - xã hội:
2.1. Tác động tích cực:
Việc sắp xếp các ĐVHC cấp tỉnh thành ĐVHC cấp tỉnh mới có quy mô lớn sẽ tập trung được nguồn lực cho phát triển của địa phương, không bị dàn trải, do đó hệ thống hạ tầng kinh tế - xã hội của ĐVHC mới sẽ được quan tâm đầu tư đồng bộ hơn, nhất là hệ thống các công trình hạ tầng, giao thông, y tế, giáo dục, các thiết chế văn hóa, v.v... thu gọn được đầu mối các cơ quan, đơn vị; bên cạnh đó một số cơ sở vật chất của đơn vị cũ hiện có cũng sẽ được tính toán lại, chuyển đổi công năng sử dụng hiệu quả bảo đảm tạo cơ hội phát triển tốt cho đơn vị mới.
Việc thành lập ĐVHC tỉnh sẽ có quy mô lớn, không gian lớn trải dài từ rừng đến biển có nhiều tiềm năng và dư địa phát triển, sẽ tạo điều kiện tập trung các nguồn lực về tài nguyên thiên nhiên, dân số, mở rộng không gian quy hoạch, tập trung mở rộng sản xuất theo hướng hiện đại, phát huy hiệu quả các tiềm năng, thế mạnh để phát triển, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của Nhân dân địa phương.
Hệ thống giáo dục, y tế được sắp xếp, kiện toàn, nâng cao chất lượng sẽ góp phần thúc đẩy công tác đảm bảo an sinh xã hội được chú trọng, tạo điều kiện thuận lợi thúc đẩy huy động nguồn lực đóng góp của Nhân dân, các nguồn lực xã hội hóa để xây dựng kết cấu hạ tầng và phát triển hệ thống y tế, giáo dục.
2.2. Tác động tiêu cực:
Sau khi sắp xếp, hệ thống tổ chức bộ máy, các cơ quan quản lý nhà nước, giáo dục, y tế trước mắt sẽ có các cơ sở chính và phụ nên ít nhiều ảnh hưởng đến tâm lý của đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, người lao động và Nhân dân.
Quãng đường từ ĐVHC cơ sở ở khu vực biển (xã tiếp giáp với tỉnh Bình Định) về trung tâm hành chính của tỉnh mới rất xa cũng ảnh hưởng đến việc đi lại liên hệ công tác của cán bộ, công chức ở cơ sở về trung tâm hành chính của tỉnh.
3. Tác động về quốc phòng, an ninh, chính trị, trật tự, an toàn xã hội:
3.1. Tác động tích cực:
Theo quan điểm chỉ đạo của Trung ương và Bộ Chính trị, việc sắp xếp các ĐVHC cấp tỉnh sẽ tăng cường khả năng bảo đảm kinh tế tại chỗ cho các lực lượng trong khu vực phòng thủ và nâng cao hiệu quả công tác giữ vững an ninh - quốc phòng của địa phương; tăng cường tiềm lực quốc phòng, an ninh, kết hợp chặt chẽ giữa phát triển kinh tế và giữ vững quốc phòng - an ninh trong giai đoạn mới. Thúc đẩy mạnh mẽ sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cũng như ý thức cảnh giác của quần chúng Nhân dân, góp phần củng cố nền quốc phòng toàn dân với thế trận an ninh Nhân dân vững chắc, hạn chế các nguyên nhân và điều kiện phát sinh tội phạm. Đặc biệt là các xã biên giới vùng sâu, vung xa nhằm tăng cường cho công tác quản lý lãnh thổ, ổn định dân cư, góp phần củng cố trật tự xã hội và quốc phòng - an ninh trên địa bàn xã biên giới.
Tỉnh Đắk Lắk (mới) có địa bàn chiến lược, quan trọng, tạo nên một không gian chiến lược rộng lớn, đa dạng trải dài từ Tây Nguyên đến duyên hải Nam Trung Bộ, thuận lợi cho bố trí thế trận, giúp mở rộng chiều sâu khu vực phòng thủ tỉnh và tạo điều kiện cho xây dựng, nâng cao khu vực phòng thủ (bao gồm phòng thủ bờ biển), tạo lập thế trận phòng thủ liên hoàn vững chắc, có sự kết hợp giữa khu vực rừng núi, trung du, đồng bằng và ven biển; khi có tình huống tác chiến xảy ra tạo điều kiện cho các lực lượng vũ trang địa phương tạo thế đánh, thế kìm giữ, tiêu hao, ngăn chặn địch tạo thế và thời cơ cho lực lượng chủ lực của tỉnh, quân khu hiệp đồng chặt chẽ với lực lượng vũ trang địa phương tiến công tiêu diệt địch, buộc địch sa lầy vào thế trận chiến tranh Nhân dân, làm thất bại ý định tiến công xâm lược của địch.
Hệ thống giao thông rất đa dạng và liên hoàn, có các tuyến giao thông chiến lược như: Quốc lộ 1A, Quốc lộ 29 (Phú Yên - Đắk Lắk), Quốc lộ 25 (Phú Yên - Gia Lai), Cao tốc Bắc - Nam, đường sắt Bắc - Nam và một số tuyến đường liên huyện, liên xã từ tuyến biển đến Tây Nguyên kết nối các khu vực miền núi, ven biển và các địa bàn giáp ranh thuận lợi cho cơ động lực lượng, tiếp tế hậu cần-kỹ thuật khi có tình huống chiến tranh xảy ra
Phú Yên có cảng Vũng Rô, sân bay Tuy Hòa, Đắk Lắk có sân bay Buôn Ma Thuột có thể được sử dụng để cơ động lực lượng và tiếp tế, tiếp nhận hậu cần - kỹ thuật nhanh khi có tác chiến xảy ra.
Phú Yên và Đắk Lắk là hai tỉnh có truyền thống cách mạng, tinh thần yêu nước thuận lợi cho việc xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân, tăng cường thế trận lòng dân, góp phần xây dựng thế trận quốc phòng toàn dân gắn với thế trận an ninh nhân dân ngày càng vững chắc.
Việc sắp xếp là điều kiện để triển khai kế hoạch, phương án bảo đảm an ninh trật tự (ANTT) được chỉ đạo thống nhất từ cấp tỉnh đến cơ sở, tránh được tình trạng “địa phương hóa”; tổ chức lại lực lượng phù hợp với đặc điểm địa bàn mới, điều chỉnh theo hướng chuyên sâu cho các khu vực đặc thù (như tuyến ven biển, vùng dân tộc, vùng cao, tuyến biên giới) làm tăng cường hiệu quả quản lý nhà nước về ANTT, phòng, chống tội phạm; góp phần tinh gọn bộ máy, giảm chồng chéo trong quản lý địa bàn giáp ranh; từ đó, dễ kiểm soát tình hình, phòng ngừa đối tượng xấu và các loại tội phạm lợi dụng địa bàn giáp ranh các tỉnh để hoạt động, lẩn trốn. Ngoài ra, việc sắp xếp tỉnh cũng giúp tận dụng được nguồn nhân lực, cơ sở vật chất hiện có và tập trung nguồn lực đầu tư trang thiết bị, phương tiện, công nghệ hiện đại hơn để nâng cao năng lực tác chiến, phản ứng nhanh với các tình huống phức tạp nảy sinh, phục vụ tốt hơn công tác bảo đảm ANTT.
3.2. Tác động tiêu cực:
Hạ tầng giao thông giữa hai tỉnh còn nhiều hạn chế, một số tuyến đường đèo dốc, dễ bị chia cắt trong mùa mưa bão. Việc điều chuyển lực lượng từ vùng núi (Đắk Lắk) xuống đồng bằng và ven biển (Phú Yên) phải mất nhiều thời gian.
Địa bàn quản lý rộng, đa dạng về địa hình và dân cư khiến công tác chỉ huy, điều hành có thể gặp khó khăn trong giai đoạn đầu sắp xếp, nhất là công tác phối hợp nắm, quản lý tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, xây dựng lực lượng, tổ chức huấn luyện, thực hiện nhiệm vụ phòng thủ dân sự và xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ An ninh Tổ quốc.
Sau khi sắp xếp tỉnh, dự báo sẽ xuất hiện nhiều loại đối tượng hoạt động với phương thức, thủ đoạn mới, lợi dụng sự đa dạng, phức tạp về địa lý, văn hóa, xã hội, dân tộc... để hoạt động phạm tội. Các đối tượng sẽ lợi dụng các khó khăn, sơ hở phát sinh trong công tác quản lý địa bàn để hoạt động liên tuyến, liên xã; số đối tượng phạm tội, vi phạm pháp luật của 02 tỉnh trước đây sẽ có sự giao thoa, gặp gỡ, trao đổi phương thức, thủ đoạn hoạt động, đối phó với cơ quan chức năng diễn ra phổ biến hơn... Qua đó, gây khó khăn nhất định cho công tác phòng ngừa, đấu tranh của cơ quan chức năng.
4. Tác động về cải cách thủ tục hành chính và cung cấp dịch vụ công:
4.1. Tác động tích cực:
Sắp xếp, thành lập ĐVHC cấp tỉnh mới với quy mô diện tích và dân số lớn hơn nhưng tổ chức bộ máy tinh gọn, bớt chồng chéo, đội ngũ cán bộ công chức qua tinh lọc sẽ được đào tạo nâng cao chất lượng phục vụ đồng nghĩa với việc người dân và doanh nghiệp được tạo điều kiện thuận lợi hơn trong các thủ tục hành chính.
Việc hình thành ĐVHC cấp tỉnh mới có quy mô lớn hơn sẽ tạo điều kiện sắp xếp, bố trí đúng người, đúng trình độ chuyên môn đào tạo; được bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, kỹ năng giao tiếp; được quán triệt về đạo đức công vụ; chống quan liêu, tham nhũng; nâng cao tinh thần chính quyền phục vụ, hỗ trợ người dân và doanh nghiệp. Mặt khác, phường, xã mới cũng sẽ được tạo điều kiện tăng cường các công tác đào tạo, tập huấn, nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ, công chức đầu mối về cải cách hành chính, ứng dụng công nghệ thông tin, đẩy mạnh cung cấp các dịch vụ công trực tuyến cho người dân, tổ chức, tăng cường kết nối các dịch vụ công trực tuyến mức độ cao với cơ chế một cửa.
4.2. Tác động tiêu cực:
Việc sắp xếp ĐVHC cấp tỉnh về trước mắt sẽ có ảnh hưởng đến thói quen thực hiện các thủ tục hành chính của Nhân dân do thay đổi tên ĐVHC cấp tỉnh và trụ sở làm việc. Tuy nhiên, với sự quyết tâm của cả hệ thống chính trị và sự chỉ đạo sâu sát từ Trung ương tới địa phương sẽ thực hiện tốt việc hỗ trợ cho Nhân dân và giải quyết những khó khăn vướng mắc trong quá trình sắp xếp.
II. PHƯƠNG ÁN SẮP XẾP TỔ CHỨC BỘ MÁY, BỐ TRÍ ĐỘI NGŨ CÁN BỘ, CÔNG CHỨC, VIÊN CHỨC, NGƯỜI LAO ĐỘNG VÀ GIẢI QUYẾT CHẾ ĐỘ, CHÍNH SÁCH KHI THỰC HIỆN SẮP XẾP ĐVHC CẤP TỈNH
Nguyên tắc sắp xếp: Hợp nhất nguyên trạng về tổ chức, biên chế, số lượng người làm việc của các cơ quan tương đồng của 02 tỉnh, cụ thể:
1. Phương án và lộ trình sắp xếp, kiện toàn tổ chức bộ máy cơ quan, tổ chức sau sắp xếp ĐVHC[10]:
1.1. Đối với Đảng bộ tỉnh[11]:
Về cơ cấu, số lượng Ủy viên Ban Chấp hành, Ban Thường vụ, Phó Bí thư, Bí thư Tỉnh ủy sẽ do Trung ương quyết định.
1.1.1. Hợp nhất Đảng bộ UBND tỉnh Đắk Lắk và Đảng bộ UBND tỉnh Phú Yên:
a) Tên gọi: Đảng bộ UBND tỉnh Đắk Lắk.
b) Chức năng, nhiệm vụ: Thực hiện theo quy định.
c) Biên chế công chức và số lượng người làm việc:
Biên chế công chức giao năm 2025: 43 biên chế (Đắk Lắk: 21 biên chế, Phú Yên: 22 biên chế); biên chế đã sử dụng: 40 biên chế (Đắk Lắk: 19 biên chế, Phú Yên: 21 biên chế).
d) Cơ cấu tổ chức bộ máy, nhân sự: Thực hiện theo quy định.
1.1.2. Hợp nhất Đảng bộ các cơ quan đảng tỉnh Đắk Lắk và Đảng bộ các cơ quan đảng tỉnh Phú Yên:
a) Tên gọi: Đảng bộ các cơ quan đảng tỉnh Đắk Lắk.
b) Chức năng, nhiệm vụ: Thực hiện chức năng, nhiệm vụ theo quy định.
c) Biên chế công chức và số lượng người làm việc:
Biên chế công chức giao năm 2025: 33 biên chế (Đắk Lắk: 16 biên chế, Phú Yên: 17 biên chế); biên chế đã sử dụng: 21 biên chế (Đắk Lắk: 12 biên chế, Phú Yên: 9 biên chế).
d) Cơ cấu tổ chức bộ máy, nhân sự: Thực hiện theo quy định.
1.1.3. Đối với các cơ quan tham mưu, giúp việc Tỉnh ủy:
Hợp nhất nguyên trạng các cơ quan tham mưu, giúp việc Tỉnh ủy thuộc Tỉnh ủy Phú Yên vào cơ quan tham mưu, giúp việc Tỉnh ủy Đắk Lắk, cụ thể:
1.1.3.1. Hợp nhất Ban Tổ chức Tỉnh ủy Đắk Lắk và Ban Tổ chức Tỉnh ủy Phú Yên:
a) Tên gọi: Ban Tổ chức Tỉnh ủy Đắk Lắk.
b) Chức năng, nhiệm vụ: Thực hiện chức năng, nhiệm vụ theo quy định.
c) Biên chế công chức và số lượng người làm việc:
Biên chế công chức giao năm 2025: 61 biên chế (Đắk Lắk: 32 biên chế, Phú Yên: 29 biên chế); biên chế đã sử dụng: 56 biên chế (Đắk Lắk: 31 biên chế, Phú Yên: 25 biên chế).
d) Cơ cấu tổ chức bộ máy, nhân sự: Thực hiện theo quy định.
1.1.3.2. Hợp nhất Ban Nội chính Tỉnh ủy Đắk Lắk và Ban Nội chính Tỉnh ủy Phú Yên:
a) Tên gọi: Ban Nội chính Tỉnh ủy Đắk Lắk.
b) Chức năng, nhiệm vụ: Thực hiện chức năng, nhiệm vụ theo quy định.
c) Biên chế công chức và số lượng người làm việc:
Biên chế công chức giao năm 2025: 38 biên chế (Đắk Lắk: 21 biên chế, Phú Yên: 17 biên chế); biên chế đã sử dụng: 35 biên chế (Đắk Lắk: 20 biên chế, Phú Yên: 15 biên chế).
d) Cơ cấu tổ chức bộ máy, nhân sự: Thực hiện theo quy định.
1.1.3.3. Hợp nhất Văn phòng Tỉnh ủy Đắk Lắk và Văn phòng Tỉnh ủy Phú Yên:
a) Tên gọi: Văn phòng Tỉnh ủy Đắk Lắk.
b) Chức năng, nhiệm vụ: Thực hiện chức năng, nhiệm vụ theo quy định.
c) Biên chế công chức và số lượng người làm việc:
- Biên chế công chức giao năm 2025: 109 biên chế (Đắk Lắk: 70 biên chế, Phú Yên: 39 biên chế); biên chế đã sử dụng: 96 biên chế (Đắk Lắk: 63 biên chế, Phú Yên: 33 biên chế).
- Số lượng người làm việc giao năm 2025: 01 biên chế (Đắk Lắk: 01 biên chế, Phú Yên: 00 người); số lượng người làm việc đã sử dụng: 01 biên chế (Đắk Lắk: 01 biên chế, Phú Yên: 00 biên chế).
d) Cơ cấu tổ chức bộ máy, nhân sự: Thực hiện theo quy định.
1.1.3.4. Hợp nhất Ban Tuyên giáo và Dân vận Tỉnh ủy Đắk Lắk và Ban Tuyên giáo và Dân vận Tỉnh ủy Phú Yên:
a) Tên gọi: Ban Tuyên giáo và Dân vận Tỉnh ủy Đắk Lắk.
b) Chức năng, nhiệm vụ: Thực hiện chức năng, nhiệm vụ theo quy định.
c) Biên chế công chức và số lượng người làm việc:
Biên chế công chức giao năm 2025: 77 biên chế (Đắk Lắk: 38 biên chế, Phú Yên: 39 biên chế); biên chế đã sử dụng: 75 biên chế (Đắk Lắk: 38 biên chế, Phú Yên: 37 biên chế).
d) Cơ cấu tổ chức bộ máy, nhân sự: Thực hiện theo quy định.
1.1.3.5. Hợp nhất cơ quan Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy Đắk Lắk và cơ quan Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy Phú Yên:
a) Tên gọi: Cơ quan Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy Đắk Lắk
b) Chức năng, nhiệm vụ: Thực hiện chức năng, nhiệm vụ theo quy định.
c) Biên chế công chức và số lượng người làm việc:
Biên chế công chức giao năm 2025: 55 biên chế (Đắk Lắk: 32 biên chế, Phú Yên: 23 biên chế); biên chế đã sử dụng: 52 biên chế (Đắk Lắk: 31 biên chế, Phú Yên: 21 biên chế).
d) Cơ cấu tổ chức bộ máy, nhân sự: Thực hiện theo quy định:
1.1.4. Đối với các đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc Tỉnh ủy:
1.1.4.1. Hợp nhất Trường Chính trị Đắk Lắk và Trường Chính trị Phú Yên:
a) Tên gọi: Trường Chính trị Đắk Lắk.
b) Chức năng, nhiệm vụ: Thực hiện chức năng, nhiệm vụ theo quy định.
c) Số lượng người làm việc:
Số lượng người làm việc hưởng lương từ ngân sách được giao: 85 biên chế (Đắk Lắk: 48 biên chế, Phú Yên: 37 biên chế). Số đã sử dụng: 80 (Đắk Lắk: 46 biên chế, Phú Yên: 34 biên chế).
d) Cơ cấu tổ chức bộ máy, nhân sự: Thực hiện theo quy định.
1.1.4.2. Đối với Báo Đắk Lắk, Báo Phú Yên, Đài Phát thanh và Truyền hình Đắk Lắk, Đài Phát thanh và Truyền hình Phú Yên:
Thực hiện theo Đề án sắp xếp, tinh gọn các cơ quan báo, đài của tỉnh đã được Ban Thường vụ Tỉnh ủy Đắk Lắk và Ban Thường vụ Tỉnh ủy Phú Yên phê duyệt. Sau đó, hợp nhất nguyên trạng các cơ quan này và tên gọi của cơ quan Báo, Đài sau sắp xếp thực hiện theo hướng dẫn của Trung ương và phù hợp với tình hình địa phương.
Biên chế viên chức, số lượng người làm việc như sau:
a) Báo Đắk Lắk:
Số lượng người làm việc giao năm 2025: 33 biên chế; số lượng người làm việc đã sử dụng: 21 biên chế.
b) Báo Phú Yên:
Số lượng người làm việc giao năm 2025: 48 biên chế; số lượng người làm việc đã sử dụng: 44 biên chế.
c) Đài Phát thanh và Truyền hình Đắk Lắk:
- Số lượng người làm việc giao năm 2025: 96 biên chế; số lượng người làm việc đã sử dụng: 96 biên chế.
- Số lượng viên chức hưởng lương từ nguồn thu sự nghiệp có mặt: 35 người.
d) Đài Phát thanh và Truyền hình Phú Yên:
- Số lượng người làm việc giao năm 2025: 43 biên chế; số lượng người làm việc đã sử dụng: 43 biên chế.
- Số lượng người làm việc hưởng lương từ nguồn thu sự nghiệp giao năm 2025: 43 biên chế; số lượng người làm việc đã sử dụng: 15 người.
1.2. Khối MTTQ và các tổ chức chính trị-xã hội tỉnh[12]:
Thực hiện theo Đề án sắp xếp, tinh gọn cơ quan MTTQ Việt Nam, các tổ chức chính trị - xã hội, các Hội do Đảng, Nhà nước giao nhiệm vụ trên địa bàn tỉnh được Ban Thường vụ Tỉnh ủy Đắk Lắk và Ban Thường vụ Tỉnh ủy Phú Yên phê duyệt. Sau đó, Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Đắk Lắk và Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Phú Yên sẽ xây dựng phương án hợp nhất nguyên trạng 02 đơn vị (về tên gọi, tôn chỉ, mục đích, chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức bên trong, tổ chức đảng, đoàn thể...thực hiện theo hướng dẫn của Trung ương MTTQ Việt Nam), về biên chế:
- Biên chế công chức giao năm 2025: 261 biên chế (Đắk Lắk: 150 biên chế, Phú Yên: 111 biên chế); biên chế đã sử dụng: 225 biên chế (Đắk Lắk: 125 biên chế, Phú Yên: 100 biên chế).
- Số lượng người làm việc giao năm 2025: 20 biên chế (Đắk Lắk: 07 biên chế, Phú Yên: 13 biên chế); số lượng người làm việc đã sử dụng: 16 biên chế (Đắk Lắk: 5 biên chế, Phú Yên: 11 biên chế)
1.3. Đối với Đoàn Đại biểu Quốc hội, HĐND tỉnh:
Sau khi hợp nhất hai tỉnh Đắk Lắk và Phú Yên, sẽ thành lập các cơ quan thuộc Đoàn ĐBQH tỉnh, HĐND tỉnh, như sau:
1.3.1. Hợp nhất Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Đắk Lắk và Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Phú Yên:
- Tên gọi: Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Đắk Lắk.
- Gồm 14 đại biểu.
- Có 01 Phó Trưởng Đoàn chuyên trách, phụ trách Đoàn ĐBQH tỉnh; 01 Phó Trưởng Đoàn chuyên trách.
1.3.2. Hợp nhất HĐND tỉnh Đắk Lắk và HĐND tỉnh Phú Yên:
- Gồm 120 đại biểu (giữ nguyên số đại biểu HĐND tỉnh của 02 tỉnh trước khi hợp nhất) trong đó có 18 đại biểu hoạt động chuyên trách.
- Lãnh đạo HĐND tỉnh: Chủ tịch HĐND (kiêm nhiệm), 04 Phó Chủ tịch HĐND (chuyên trách).
- Thường trực HĐND tỉnh: Có 09 đại biểu, gồm: Chủ tịch HĐND tỉnh, 04 Phó Chủ tịch HĐND tỉnh, 04 Trưởng Ban của HĐND tỉnh.
- Có 04 Ban: Kinh tế - Ngân sách, Văn hóa - Xã hội, Pháp chế, Dân tộc.
+ Ban Kinh tế - Ngân sách: Trưởng ban, 03 Phó Trưởng ban (chuyên trách), 12 Ủy viên (kiêm nhiệm).
+ Ban Văn hóa - Xã hội: Trưởng ban, 03 Phó Trưởng ban (chuyên trách), 11 Ủy viên (kiêm nhiệm).
+ Ban Pháp chế: Trưởng ban, 02 Phó Trưởng ban (chuyên trách), 09 Ủy viên (kiêm nhiệm).
+ Ban Dân tộc: Trưởng ban, 02 Phó Trưởng ban (chuyên trách), 04 Ủy viên (kiêm nhiệm).
- Văn phòng Đoàn ĐBQH và HĐND tỉnh:
+ Lãnh đạo: Chánh Văn phòng và các Phó Chánh Văn phòng.
+ Có các phòng chuyên môn.
+ Biên chế công chức giao năm 2025: (Đắk Lắk: 41 biên chế, Phú Yên: 29 biên chế) = 70 biên chế; biên chế đã sử dụng: (Đắk Lắk: 41 biên chế + Phú Yên: 27 biên chế) = 68 biên chế.
1.4. UBND tỉnh:
Chủ tịch, các Phó Chủ tịch UBND tỉnh và các thành viên UBND tỉnh thực hiện theo quy định tại Kết luận số 150-KL/TW ngày 14/4/2025 của Bộ Chính trị hướng dẫn xây dựng phương án nhân sự cấp ủy cấp tỉnh thuộc diện hợp nhất, sáp nhập và cấp xã thành lập mới và phù hợp tình hình thực tiễn địa phương.
1.4.1. Đối với các cơ quan chuyên môn và tương đương thuộc UBND tỉnh:
Hợp nhất nguyên trạng các cơ quan chuyên môn và tương đương thuộc UBND tỉnh Đắk Lắk và tỉnh Phú Yên, cụ thể:
1.4.1.1 Hợp nhất Sở Nội vụ tỉnh Đắk Lắk và Sở Nội vụ tỉnh Phú Yên:
a) Tên gọi: Sở Nội vụ tỉnh Đắk Lắk.
b) Vị trí, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn: Thực hiện theo quy định.
c) Biên chế công chức và số lượng người làm việc:
- Biên chế công chức giao năm 2025: (Đắk Lắk: 89 biên chế, Phú Yên: 79 biên chế)= 168 biên chế; biên chế đã sử dụng: (Đắk Lắk: 76 biên chế, Phú Yên: 74 biên chế)=150 biên chế.
- Số lượng người làm việc giao năm 2025: (Đắk Lắk: 60 biên chế, Phú Yên: 23 biên chế)= 83 biên chế; số lượng người làm việc đã sử dụng: (Đắk Lắk: 58 biên chế, Phú Yên: 18 biên chế)=76 biên chế.
- Số lượng viên chức hưởng lương từ nguồn thu sự nghiệp có mặt: (Đắk Lắk: 00 biên chế + Phú Yên: 04 biên chế)= 04 biên chế.
d) Cơ cấu tổ chức bộ máy, nhân sự: Thực hiện theo quy định.
1.4.1.2. Hợp nhất Sở Tư pháp tỉnh Đắk Lắk và Sở Tư pháp tỉnh Phú Yên:
a) Tên gọi: Sở Tư pháp tỉnh Đắk Lắk.
b) Vị trí, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn: Thực hiện theo quy định.
c) Biên chế công chức và số lượng người làm việc:
- Biên chế công chức giao năm 2025: (Đắk Lắk: 41 biên chế, Phú Yên: 22 biên chế)= 63 biên chế; biên chế đã sử dụng: (Đắk Lắk 38 biên chế, Phú Yên 21 biên chế)= 59 biên chế.
- Số lượng người làm việc giao năm 2025: (Đắk Lắk: 32 biên chế, Phú Yên: 19 biên chế) = 51 biên chế; số lượng người làm việc đã sử dụng: (Đắk Lắk: 29 biên chế, Phú Yên: 15 biên chế) = 44 biên chế.
- Số lượng viên chức hưởng lương từ nguồn thu sự nghiệp có mặt: (Đắk Lắk: 13 biên chế, Phú Yên: 01 biên chế) = 14 biên chế.
d) Cơ cấu tổ chức bộ máy, nhân sự: Thực hiện theo quy định.
1.4.1.3. Hợp nhất Sở Tài chính tỉnh Đắk Lắk và Sở Tài chính tỉnh Phú Yên:
a) Tên gọi: Sở Tài chính tỉnh Đắk Lắk.
b) Vị trí, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn: Thực hiện theo quy định.
c) Biên chế công chức và số lượng người làm việc:
- Biên chế công chức giao năm 2025: (Đắk Lắk: 120 biên chế, Phú Yên: 95 biên chế) = 215 biên chế; biên chế đã sử dụng: (Đắk Lắk: 108 biên chế, Phú Yên: 93 biên chế) = 201 biên chế.
- Số lượng người làm việc giao năm 2025: (Đắk Lắk: 15 biên chế, Phú Yên: 0 biên chế) = 15 biên chế; số lượng người làm việc đã sử dụng: (Đắk Lắk: 14 biên chế, Phú Yên: 0 biên chế) =14 biên chế.
d) Cơ cấu tổ chức bộ máy, nhân sự: Thực hiện theo quy định.
1.4.1.4. Hợp nhất Sở Công Thương tỉnh Đắk Lắk và Sở Công Thương tỉnh Phú Yên:
a) Tên gọi: Sở Công Thương tỉnh Đắk Lắk.
b) Vị trí, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn: Thực hiện theo quy định.
c) Biên chế công chức và số lượng người làm việc:
- Biên chế công chức giao năm 2025: (Đắk Lắk 110 biên chế, Phú Yên: 91 biên chế) = 201 biên chế; biên chế đã sử dụng: (Đắk Lắk: 101 biên chế, Phú Yên: 90 biên chế) =191 biên chế (đã bao gồm Chi cục quản lý thị trường).
- Số lượng người làm việc giao năm 2025: (Đắk Lắk: 31 biên chế, Phú Yên: 0 biên chế) = 31 biên chế; số lượng người làm việc đã sử dụng: (Đắk Lắk: 28 biên chế, Phú Yên: 0 biên chế) =28 biên chế.
d) Cơ cấu tổ chức bộ máy, nhân sự: Thực hiện theo quy định.
1.4.1.5. Hợp nhất Sở Nông nghiệp và Môi trường tỉnh Đắk Lắk và Sở Nông nghiệp và Môi trường tỉnh Phú Yên:
a) Tên gọi: Sở Nông nghiệp và Môi trường tỉnh Đắk Lắk.
b) Vị trí, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn: Thực hiện theo quy định.
c) Biên chế công chức và số lượng người làm việc:
- Biên chế công chức giao năm 2025: (Đắk Lắk: 453 biên chế, Phú Yên: 275 biên chế) = 728 biên chế; biên chế đã sử dụng: (Đắk Lắk: 435 biên chế, Phú Yên: 270 biên chế) = 705 biên chế.
- Số lượng người làm việc giao năm 2025: (Đắk Lắk: 532 biên chế, Phú Yên: 257 biên chế) = 789 biên chế; số lượng người làm việc đã sử dụng: (Đắk Lắk: 519 biên chế, Phú Yên: 215 biên chế) =734 biên chế.
- Số lượng người làm việc hưởng lương từ nguồn thu sự nghiệp thuộc đơn vị sự nghiệp tự đảm bảo một phần chi thường xuyên có mặt: (Đắk Lắk: 89 biên chế, Phú Yên: 0 biên chế) = 89 biên chế.
- Số lượng người làm việc hưởng lương từ nguồn thu sự nghiệp thuộc đơn vị sự nghiệp tự đảm bảo chi thường xuyên có mặt: (Đắk Lắk: 682 biên chế, Phú Yên: 54 biên chế) = 736 biên chế.
d) Cơ cấu tổ chức bộ máy, nhân sự: Thực hiện theo quy định.
1.4.1.6. Hợp nhất Sở Xây dựng tỉnh Đắk Lắk và Sở Xây dựng tỉnh Phú Yên:
a) Tên gọi: Sở Xây dựng tỉnh Đắk Lắk.
b) Vị trí, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn: Thực hiện theo quy định.
c) Biên chế công chức và số lượng người làm việc:
- Biên chế công chức giao năm 2025: (Đắk Lắk: 119 biên chế, Phú Yên: 76 biên chế)= 195 người; biên chế đã sử dụng: (Đắk Lắk: 119 biên chế, Phú Yên: 75 biên chế)= 194 biên chế.
- Số lượng người làm việc giao năm 2025 (hưởng lương từ ngân sách): (Đắk Lắk: 05 biên chế, Phú Yên: 00 biên chế)= 05 biên chế; số lượng người làm việc đã sử dụng: (Đắk Lắk 05 biên chế, Phú Yên 00 biên chế)=05 biên chế.
- Số lượng người làm việc hưởng lương từ nguồn thu sự nghiệp thuộc ĐVSNCL tự đảm bảo một phần chi thường xuyên có mặt: (Đắk Lắk: 09 biên chế, Phú Yên: 53 biên chế)= 62 biên chế.
d) Cơ cấu tổ chức bộ máy, nhân sự: Thực hiện theo quy định.
1.4.1.7. Hợp nhất Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Đắk Lắk và Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Phú Yên:
a) Tên gọi: Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Đắk Lắk.
b) Vị trí, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn: Thực hiện theo quy định.
c) Biên chế công chức và số lượng người làm việc:
- Biên chế công chức giao năm 2025: (Đắk Lắk: 59 biên chế, Phú Yên: 50 biên chế)= 109 biên chế; biên chế đã sử dụng: (Đắk Lắk: 53 biên chế, Phú Yên: 47 biên chế)= 100 biên chế.
- Số lượng người làm việc giao năm 2025: (Đắk Lắk: 36 biên chế, Phú Yên: 33 biên chế)= 69 biên chế; số lượng người làm việc đã sử dụng: (Đắk Lắk: 18 biên chế, Phú Yên: 29 biên chế)= 47 biên chế.
- Số lượng người làm việc hưởng lương từ nguồn thu sự nghiệp thuộc đơn vị sự nghiệp tự đảm bảo một phần chi thường xuyên có mặt: (Đắk Lắk: 06 biên chế, Phú Yên: 0 biên chế)= 06 biên chế.
Số lượng người làm việc hưởng lương từ nguồn thu sự nghiệp thuộc đơn vị sự nghiệp tự đảm bảo chi thường xuyên có mặt: (Đắk Lắk: 17 biên chế, Phú Yên: 0 biên chế) =17 biên chế.
d) Cơ cấu tổ chức bộ máy, nhân sự: Thực hiện theo quy định.
1.4.1.8. Hợp nhất Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Đắk Lắk và Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Phú Yên:
a) Tên gọi: Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Đắk Lắk.
b) Vị trí, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn: Thực hiện theo quy định.
c) Biên chế công chức và số lượng người làm việc:
- Biên chế công chức giao năm 2025: (Đắk Lắk: 62 biên chế, Phú Yên: 46 biên chế)= 108 biên chế; biên chế đã sử dụng: (Đắk Lắk: 61 biên chế, Phú Yên: 45 biên chế)= 106 biên chế.
- Số lượng người làm việc giao năm 2025: (Đắk Lắk: 279 biên chế, Phú Yên: 121 biên chế)= 400 biên chế; số lượng người làm việc đã sử dụng: (Đắk Lắk: 270 biên chế, Phú Yên: 120 biên chế)= 390 biên chế.
d) Cơ cấu tổ chức bộ máy, nhân sự: Thực hiện theo quy định.
1.4.1.9. Hợp nhất Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Đắk Lắk và Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Phú Yên:
a) Tên gọi: Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Đắk Lắk.
b) Vị trí, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn: Thực hiện theo quy định.
c) Biên chế công chức và số lượng người làm việc:
- Biên chế công chức giao năm 2025: (Đắk Lắk: 59 biên chế, Phú Yên: 45 biên chế)= 104 biên chế; biên chế đã sử dụng: (Đắk Lắk: 58 biên chế, Phú Yên: 40 biên chế)= 98 biên chế.
- Số lượng người làm việc giao năm 2025: (Đắk Lắk: 3.879 biên chế, Phú Yên: 2.023 biên chế)= 5.902 biên chế; số lượng người làm việc đã sử dụng: (Đắk Lắk: 3.814 biên chế, Phú Yên: 2.017 biên chế)= 5.831 biên chế.
- Số lượng người làm việc hưởng lương từ nguồn thu sự nghiệp của ĐVSNCL tự bảo đảm một phần chi thường xuyên có mặt: (Đắk Lắk: 0, Phú Yên: 17)= 17.
- Số lượng người làm việc hưởng lương từ nguồn thu sự nghiệp của ĐVSNCL tự bảo đảm chi thường xuyên có mặt: (Đắk Lắk: 17 biên chế, Phú Yên: 17 biên chế)= 34 biên chế.
d) Cơ cấu tổ chức bộ máy, nhân sự: Thực hiện theo quy định.
1.4.1.10. Hợp nhất Sở Y tế tỉnh Đắk Lắk và Sở Y tế tỉnh Phú Yên:
a) Tên gọi: Sở Y tế tỉnh Đắk Lắk.
b) Vị trí, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn: Thực hiện theo quy định.
c) Biên chế công chức và số lượng người làm việc:
- Biên chế công chức giao năm 2025: (Đắk Lắk: 83 biên chế, Phú Yên: 46 biên chế)= 129 biên chế; biên chế đã sử dụng: (Đắk Lắk: 72 biên chế, Phú Yên: 44 biên chế)= 116 biên chế.
- Số lượng người làm việc giao năm 2025: (Đắk Lắk: 4.229 biên chế, Phú Yên: 2.901 biên chế)= 7.130 biên chế; số lượng người làm việc đã sử dụng: (Đắk Lắk: 3.559 biên chế, Phú Yên: 2.596 biên chế)= 6.155 biên chế.
- Số lượng người làm việc hưởng lương từ nguồn thu sự nghiệp thuộc đơn vị sự nghiệp tự đảm bảo một phần chi thường xuyên có mặt: (Đắk Lắk: 164 biên chế, Phú Yên: 0 biên chế)= 164 biên chế.
- Số lượng người làm việc hưởng lương từ nguồn thu sự nghiệp thuộc đơn vị sự nghiệp tự đảm bảo chi thường xuyên có mặt: (Đắk Lắk: 1.070 biên chế, Phú Yên: 1.076 biên chế) = 2.146 biên chế.
d) Cơ cấu tổ chức bộ máy, nhân sự: Thực hiện theo quy định.
1.4.1.11. Hợp nhất Sở Dân tộc và Tôn giáo tỉnh Đắk Lắk và Sở Dân tộc và Tôn giáo tỉnh Phú Yên:
a) Tên gọi: Sở Dân tộc và Tôn giáo tỉnh Đắk Lắk.
b) Vị trí, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn: Thực hiện theo quy định.
c) Biên chế công chức và số lượng người làm việc:
Biên chế công chức giao năm 2025: (Đắk Lắk: 35 biên chế, Phú Yên: 27 biên chế)= 62 biên chế; biên chế đã sử dụng: (Đắk Lắk: 31, Phú Yên: 27 biên chế)= 58 biên chế.
d) Cơ cấu tổ chức bộ máy, nhân sự: Thực hiện theo quy định.
1.4.1.12. Hợp nhất Thanh tra tỉnh Đắk Lắk và Thanh tra tỉnh Phú Yên:
a) Tên gọi: Thanh tra tỉnh tỉnh Đắk Lắk.
b) Vị trí, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn: Thực hiện theo quy định.
c) Biên chế công chức và số lượng người làm việc:
Biên chế công chức giao năm 2025: (Đắk Lắk: 43, Phú Yên: 29 biên chế)= 72 biên chế; biên chế đã sử dụng: (Đắk Lắk: 43 biên chế, Phú Yên: 28 biên chế)= 71 biên chế.
(Chưa tính biên chế và nhân sự từ thanh tra cấp huyện và thanh tra các sở ngành chuyển về sau khi kết thúc hoạt động của thành tra huyện và thanh tra Sở). Nội dung này thực hiện theo đề án của ngành thanh tra theo Kết luận số 134-KL/TW của Bộ Chính trị, Ban Bí thư.
d) Cơ cấu tổ chức bộ máy, nhân sự: Thực hiện theo quy định.
1.4.1.13. Hợp nhất Văn phòng UBND tỉnh Đắk Lắk và Văn phòng UBND tỉnh Phú Yên:
a) Tên gọi: Văn phòng UBND tỉnh Đắk Lắk.
b) Vị trí, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn: Thực hiện theo quy định.
c) Biên chế công chức và số lượng người làm việc:
- Biên chế công chức giao năm 2025: (Đắk Lắk: 93 biên chế, Phú Yên: 62 biên chế)= 155 biên chế; biên chế đã sử dụng: (Đắk Lắk: 81 biên chế, Phú Yên: 60 biên chế)= 141 biên chế.
- Số lượng người làm việc giao năm 2025: (Đắk Lắk: 18 biên chế, Phú Yên: 07 biên chế)= 25 biên chế; số lượng người làm việc đã sử dụng: (Đắk Lắk: 17 biên chế, Phú Yên: 06 biên chế)= 23 biên chế.
d) Cơ cấu tổ chức bộ máy, nhân sự: Thực hiện theo quy định.
1.4.1.14. Giữ nguyên Ban Quản lý các Khu công nghiệp tỉnh Đắk Lắk:
a) Tên gọi: Ban Quản lý Khu Công nghiệp tỉnh Đắk Lắk.
b) Vị trí, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn: Thực hiện theo quy định.
c) Biên chế công chức và số lượng người làm việc:
- Biên chế công chức giao: 18 biên chế, biên chế đã sử dụng: 18 biên chế.
- Số lượng người làm việc hưởng lương từ ngân sách: 15 biên chế; số lượng người làm việc đã sử dụng: 15 biên chế.
- Số lượng người làm việc hưởng lương từ nguồn thu sự nghiệp của đơn vị: 06 biên chế.
d) Cơ cấu tổ chức bộ máy, nhân sự: Thực hiện theo quy định.
1.4.1.15. Giữ nguyên Ban Quản lý Khu kinh tế Phú Yên:
a) Tên gọi: Ban Quản lý Khu kinh tế Phú Yên
b) Vị trí, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn: Thực hiện theo quy định.
c) Biên chế công chức và số lượng người làm việc:
- Biên chế công chức giao: 28 biên chế, biên chế đã sử dụng: 25 biên chế.
- Số lượng viên chức hưởng lương từ nguồn thu sự nghiệp có mặt: 20 biên chế.
d) Cơ cấu tổ chức bộ máy, nhân sự: Thực hiện theo quy định.
1.4.2. Đối với các đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc UBND tỉnh:
Giữ nguyên một số đơn vị sự nghiệp công lập có tính chất đặc thù; hợp nhất nguyên trạng các đơn vị sự nghiệp công lập có tên gọi giống nhau, có chức năng, nhiệm vụ tương đồng và phù hợp với thực tế, cụ thể:
1.4.2.1 Giữ nguyên Trường Đại học Phú Yên:
a) Tên gọi: Trường Đại học Phú Yên
b) Vị trí, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn: Thực hiện theo quy định.
c) Số lượng người làm việc:
- Số lượng người: làm việc hưởng lương từ ngân sách được giao: 144 biên chế; số lượng người làm việc đã sử dụng: 135 biên chế.
- Số lượng người làm việc hưởng lương từ nguồn thu sự nghiệp có mặt: 15 biên chế.
d) Cơ cấu tổ chức bộ máy, nhân sự: Thực hiện theo quy định.
1.4.2.2. Hợp nhất Trường Cao đẳng Đắk Lắk và Trường Cao đẳng nghề Phú Yên:
a) Tên gọi: Trường Cao đẳng Đắk Lắk.
b) Vị trí, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn: Thực hiện theo quy định.
c) Số lượng người làm việc:
- Số lượng người làm việc hưởng lương từ ngân sách được giao: (Đắk Lắk: 302 biên chế, Phú Yên: 77 biên chế)= 379 biên chế; số lượng người làm việc đã sử dụng: (Đắk Lắk: 291 biên chế, Phú Yên: 73 biên chế)= 364 biên chế.
- Số lượng người làm việc hưởng lương từ nguồn thu sự nghiệp có mặt: (Đắk Lắk: 11 biên chế, Phú Yên: 0 biên chế)= 11 biên chế.
d) Cơ cấu tổ chức bộ máy, nhân sự: Thực hiện theo quy định.
1.4.2.3 Hợp nhất Trường Cao đẳng Y tế Đắk Lắk và Trường Cao đẳng Y tế Phú Yên:
a) Tên gọi: Trường Cao đẳng Y tế Đắk Lắk.
b) Vị trí, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn: Thực hiện theo quy định.
c) Số lượng người làm việc:
- Số lượng người làm việc hưởng lương từ ngân sách được giao: (Đắk Lắk: 66 biên chế, Phú Yên: 46 biên chế)= 112 biên chế; số lượng người làm việc đã sử dụng: (Đắk Lắk: 57 biên chế, Phú Yên: 29 biên chế)= 86 biên chế.
- Số lượng người làm việc hưởng lương từ nguồn thu sự nghiệp có mặt: (Đắk Lắk: 12 biên chế, Phú Yên: 0 biên chế)= 12 biên chế.
d) Cơ cấu tổ chức bộ máy, nhân sự: Thực hiện theo quy định.
1.4.2.4. Giữ nguyên Trường Cao đẳng Văn hóa Nghệ thuật Đắk Lắk:
a) Tên gọi: Trường Cao đẳng Văn hóa Nghệ thuật tỉnh Đắk Lắk.
b) Vị trí, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn: Thực hiện theo quy định.
c) Số lượng người làm việc:
- Số lượng người làm việc hưởng lương từ ngân sách được giao: 103 biên chế.
- Số lượng người làm việc đã sử dụng: 103 biên chế.
d) Cơ cấu tổ chức bộ máy, nhân sự: Thực hiện theo quy định.
1.4.2.5. Giữ nguyên Ban Quản lý Khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao Phú Yên:
a) Tên gọi: Ban Quản lý Khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao Phú Yên
b) Vị trí, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn: Thực hiện theo quy định.
c) Số lượng người làm việc:
- Số lượng người làm việc hưởng lương từ ngân sách được giao: 10 biên chế; số lượng người làm việc đã sử dụng: 10 biên chế.
- Số lượng người làm việc hưởng lương từ nguồn thu sự nghiệp có mặt: 07 biên chế.
d) Cơ cấu tổ chức bộ máy, nhân sự: Thực hiện theo quy định.
1.4.2.6. Giữ nguyên trạng:
(1) Ban Quản lý các Dự án đầu tư xây dựng tỉnh Phú Yên và đổi tên thành Ban Quản lý các Dự án đầu tư xây dựng tỉnh Đắk Lắk (Ban quản lý khu vực) để tạo thuận lợi trong công tác quản lý triển khai đầu tư, xây dựng các công trình, dự án của tỉnh tại khu vực phía Đông tỉnh Đắk Lắk (mới), thúc đẩy đầu tư, phát triển hạ tầng cho khu vực này; (2) Ban Quản lý Đầu tư xây dựng công trình dân dụng và công nghiệp tỉnh Đắk Lắk; (3) Ban Quản lý Đầu tư xây dựng công trình giao thông, nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Đắk Lắk như hiện nay gồm: Tên gọi; chức năng, nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức bộ máy, nhân sự.
Về biên chế viên chức, số lượng người làm việc:
(1) Ban Quản lý các Dự án đầu tư xây dựng tỉnh Đắk Lắk: Số lượng người làm việc hưởng lương từ nguồn thu sự nghiệp của đơn vị: 108 biên chế.
(2) Ban Quản lý Đầu tư xây dựng công trình dân dụng và công nghiệp tỉnh Đắk Lắk: Số lượng người làm việc hưởng lương từ nguồn thu sự nghiệp của đơn vị: 66 biên chế.
(3) Ban Quản lý Đầu tư xây dựng công trình giao thông, nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Đắk Lắk: Số lượng người làm việc hưởng lương từ nguồn thu sự nghiệp của đơn vị: 101 biên chế.
Sau khi sắp xếp UBND tỉnh tiếp tục rà soát, nghiên cứu sắp xếp cho phù hợp với tinh thần Nghị quyết số 19-NQ/TW ngày 25/10/2017 của Ban Chấp hành Trung ương và tình hình thực tiễn của tỉnh, đáp ứng yêu cầu phục vụ đầu tư, xây dựng phát triển của tỉnh mới.
1.4.2.7. Giữ nguyên Trung tâm Phát triển Quỹ đất tỉnh Đắk Lắk:
a) Tên gọi: Trung tâm Phát triển Quỹ đất tỉnh Đắk Lắk
b) Vị trí, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn: Thực hiện theo quy định.
c) Số lượng người làm việc hưởng lương từ ngân sách được giao: 34 biên chế; số lượng người làm việc đã sử dụng: 20 biên chế.
d) Cơ cấu tổ chức bộ máy, nhân sự: Thực hiện theo quy định.
Sau khi hợp nhất Sở Nông nghiệp và Môi trường tỉnh Phú Yên sẽ giải thể trung tâm phát triển quỹ đất tỉnh Phú Yên và chuyển chức năng, nhiệm vụ và tổ chức bộ máy về Trung tâm Phát triển Quỹ đất tỉnh Đắk Lắk.
1.4.2.8. Đối với Quỹ đầu tư phát triển tỉnh và các quỹ tài chính ngoài ngân sách nhà nước:
Giữ nguyên trạng các Quỹ đầu tư phát triển tỉnh và các quỹ tài chính ngoài ngân sách nhà nước của hai tỉnh như hiện nay gồm: Tên gọi; chức năng, nhiệm vụ; biên chế công chức, viên chức, số lượng người làm việc và cơ cấu tổ chức bộ máy, nhân sự.
Sau khi sắp xếp, tỉnh tiếp tục rà soát, nghiên cứu sắp xếp cho phù hợp với tinh thần Nghị quyết số 19-NQ/TW ngày 25/10/2017 của Ban Chấp hành Trung ương và tình hình thực tiễn của tỉnh, đáp ứng yêu cầu phục vụ của tỉnh mới.
1.4.2.9. Đối với các Doanh nghiệp nhà nước:
Giữ nguyên trạng các Doanh nghiệp nhà nước của hai tỉnh như hiện nay gồm: Tên gọi; chức năng, nhiệm vụ; biên chế công chức, viên chức, số lượng người làm việc và cơ cấu tổ chức bộ máy, nhân sự.
Sau khi sắp xếp, tỉnh tiếp tục rà soát, nghiên cứu sắp xếp cho phù hợp với theo quy định và tình hình thực tiễn của tỉnh mới.
* Sau khi sắp xếp các cơ quan, tổ chức trực thuộc UBND tỉnh Đắk Lắk gồm có:
- 13 cơ quan chuyên môn: (1) Sở Nội vụ, (2) Sở Tư pháp, (3) Sở Tài chính, (4) Sở Công Thương, (5) Sở Nông nghiệp và Môi trường, (6) Sở Xây dựng, (7) Sở Khoa học và Công nghệ, (8) Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, (9) Sở Giáo dục và Đào tạo, (10) Sở Y tế, (11) Sở Dân tộc và Tôn giáo, (12) Thanh tra tỉnh, (13) Văn phòng UBND tỉnh.
- 02 cơ quan hành chính tương đương sở: (1) Ban Quản lý các Khu công nghiệp tỉnh Đắk Lắk, (2) Ban Quản lý Khu kinh tế Phú Yên.
- 11 đơn vị sự nghiệp công lập: (1) Trường Đại học Phú Yên, (2) Trường Cao đẳng Đắk Lắk, (3) Trường Cao đẳng Y tế Đắk Lắk, (4) Trường Cao đẳng Văn hóa Nghệ thuật Đắk Lắk (5) Ban Quản lý Khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao Phú Yên, (6) Ban Quản lý các Dự án đầu tư xây dựng tỉnh Đắk Lắk (Ban quản lý khu vực), (7) Ban Quản lý Đầu tư xây dựng công trình dân dụng và công nghiệp tỉnh Đắk Lắk, (8) Ban Quản lý Đầu tư xây dựng công trình giao thông, nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Đắk Lắk, (9) Trung tâm Phát triển Quỹ đất tỉnh Đắk Lắk, (10) Đài Phát thanh và Truyền hình Đắk Lắk[13], (11) Đài Phát thanh và Truyền hình Phú Yên[14].
- Đối với các đơn vị sự nghiệp công lập thuộc lĩnh vực giáo dục; lĩnh vực y tế: Thực hiện theo Công văn số 03/CV-BCĐ ngày 15/4/2025 của Ban Chỉ đạo sắp xếp ĐVHC các cấp và xây dựng mô hình tổ chức chính quyền địa phương 02 cấp về việc định hướng một số nhiệm vụ sắp xếp ĐVHC và tổ chức chính quyền địa phương 02 cấp; về tổ chức bộ máy, cán bộ, công chức, viên chức khi thực hiện sắp xếp và phù hợp với tình hình thực tiễn của tỉnh mới.
Lộ trình sắp xếp: Sau khi trình Đề án hợp nhất tỉnh Đắk Lắk và tỉnh Phú Yên; UBND tỉnh Đắk Lắk chủ trì, phối hợp với UBND tỉnh Phú Yên chỉ đạo các cơ quan, đơn vị có liên quan xây dựng các Đề án hợp nhất các sở, ban, ngành theo phương án nêu trên, đảm bảo theo lộ trình thời gian quy định.
1.5. Đối với ĐVHC cấp xã[15]:
Sau khi sắp xếp ĐVHC cấp tỉnh, cấp xã, toàn tỉnh có 102 ĐVHC cấp xã, gồm: 88 xã và 14 phường (trong đó tỉnh Đắk Lắk trước sắp xếp là 68 ĐVHC cấp xã, gồm: 61 xã và 07 phường; tỉnh Phú Yên là 34 ĐVHC cấp xã, gồm: 27 xã và 07 phường), về cơ cấu tổ chức:
1.5.1. Đảng bộ cấp xã:
1.5.1.1. Bí thư, Phó Bí thư Đảng ủy;
1.5.1.2. Văn phòng; Ban Xây dựng Đảng; Cơ quan Ủy ban kiểm tra Đảng ủy;
1.5.1.3. Cơ quan MTTQ Việt Nam, các tổ chức chính trị - xã hội, đoàn thể xã; trong đó cơ cấu các chức danh: Chủ tịch Mặt trận Tổ quốc, các Phó Chủ tịch kiêm Bí thư Đoàn thanh niên, Phó Chủ tịch kiêm Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ, Phó Chủ tịch kiêm Chủ tịch Hội Cựu chiến binh và Phó Chủ tịch kiêm Chủ tịch Hội Nông dân và Văn phòng Mặt trận Tổ quốc.
1.5.2. Tổ chức chính quyền địa phương cấp xã gồm có HĐND và UBND:
1.5.2.1. Về cơ cấu tổ chức:
- HĐND cấp xã có 02 Ban: Ban Pháp chế và Ban Kinh tế - Xã hội.
- UBND cấp xã tổ chức 04 Phòng chuyên môn và tương đương, gồm: (1) Văn phòng HĐND và UBND; (2) Phòng Kinh tế hoặc Phòng Kinh tế, hạ tầng và đô thị; (3) Phòng Văn hóa - Xã hội; (4) Trung tâm phục vụ hành chính công.
- Thành lập các đơn vị sự nghiệp công lập để: (1) cung ứng dịch vụ sự nghiệp công cơ bản, thiết yếu cho người dân trên địa bàn; (2) cung ứng dịch vụ sự nghiệp công thuộc lĩnh vực xây dựng, phát triển quỹ đất, giải phóng mặt bằng... theo quy định, hướng dẫn của Trung ương và phù hợp tình hình thực tế tại địa phương.
1.5.2.2. Về số lượng chức danh lãnh đạo:
- Lãnh đạo HĐND cấp xã gồm Chủ tịch (chức danh kiêm nhiệm) và 01 Phó Chủ tịch (chức danh chuyên trách);
- Lãnh đạo UBND cấp xã gồm Chủ tịch và 02 Phó Chủ tịch (01 Phó Chủ tịch kiêm nhiệm chức danh Chánh Văn phòng HĐND và UBND; 01 Phó Chủ tịch kiêm nhiệm chức danh Giám đốc Trung tâm phục vụ hành chính công).
- Các Ban của HĐND có Trưởng ban (chức danh kiêm nhiệm) và 01 Phó Trưởng ban (chức danh chuyên trách).
- Các phòng và tương đương của UBND có Trưởng phòng (chức danh chuyên trách hoặc do Phó Chủ tịch UBND kiêm nhiệm) và 01 cấp phó (chức danh chuyên trách).
Đối với trường hợp ĐVHC cấp xã giữ nguyên (không sắp xếp) và không tổ chức các phòng chuyên môn thì số lượng Phó Chủ tịch UBND cấp xã có thể bố trí tăng thêm 01 Phó Chủ tịch để bảo đảm vai trò lãnh đạo, điều hành của chính quyền trong việc phục vụ người dân, doanh nghiệp.
(Trường hợp Trung ương có quy định khác thì thực hiện theo quy định của Trung ương)
2. Phương án và lộ trình bố trí, sắp xếp cán bộ, công chức, viên chức, người lao động sau sắp xếp ĐVHC:
2.1. Phương án bố trí, sắp xếp cán bộ, công chức, viên chức, người lao động sau sắp xếp ĐVHC:
Giữ nguyên trạng số lượng cán bộ, công chức, viên chức, người lao động hiện có tại cơ quan, tổ chức, đơn vị để sắp xếp, bố trí công tác tại cơ quan, tổ chức, đơn vị tương ứng. Sau đó, thực hiện tinh giản biên chế gắn với cơ cấu lại, nâng cao chất lượng đội ngũ theo lộ trình, bảo đảm trong thời hạn 05 năm cơ bản số lượng biên chế thực hiện theo đúng quy định. Tổng số lượng cán bộ, công chức, viên chức theo Phụ lục II đính kèm.
2.2. Lộ trình bố trí, sắp xếp cán bộ, công chức, viên chức, người lao động sau sắp xếp ĐVHC:
Sau khi trình Đề án sắp xếp các tỉnh Đắk Lắk và Phú Yên; UBND tỉnh Đắk Lắk chủ trì, phối hợp với UBND tỉnh Phú Yên tham mưu, chỉ đạo:
Trước ngày 15/6/2025: Các cơ quan, đơn vị có liên quan xây dựng các Đề án hợp nhất, dự thảo chức năng, nhiệm vụ của đơn vị mới theo phương án nêu trên gửi về Sở Nội vụ (đối với các cơ quan, đơn vị khối Nhà nước) và gửi về Ban Tổ chức Tỉnh ủy (đối với các cơ quan, đơn vị khối Đảng, đoàn thể).
Trước ngày 15/7/2025: Trên cơ sở đề án của các cơ quan, đơn vị, Sở Nội vụ xây dựng Đề án chung đối với các cơ quan, đơn vị khối Nhà nước và Ban Tổ chức Tỉnh ủy xây dựng Đề án chung đối với các cơ quan, đơn vị khối Đảng, đoàn thể trình cấp thẩm quyền phê duyệt, đảm bảo các cơ quan, đơn vị mới chính thức đi vào hoạt động kể từ ngày 15/9/2025.
2.3. Đối với cấp xã:
Quy mô ĐVHC cấp xã theo phương án sắp xếp tăng so với quy định hiện nay, do vậy, để đáp ứng việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của chính quyền cấp xã phù hợp với tổ chức mới, dự kiến chính quyền cấp xã được bố trí với số lượng biên chế theo quyết định của cấp có thẩm quyền (sau khi có quyết định của cấp có thẩm quyền sẽ xác định khung biên chế cứng làm cơ sở sắp xếp).
Chuyển cơ bản biên chế cấp huyện hiện có để bố trí, sắp xếp, điều động về cấp xã; trong đó, đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý của hệ thống chính trị cấp huyện hiện nay được bố trí làm nòng cốt tại các đơn vị cơ sở mới; có thể tăng cường cán bộ, công chức, viên chức cấp tỉnh về cấp xã.
Trước mắt, giữ nguyên số lượng biên chế cán bộ, công chức, viên chức của cấp huyện, cán bộ, công chức cấp xã hiện có trước sắp xếp và thực hiện việc rà soát, tinh giản biên chế gắn với cơ cấu lại, nâng cao chất lượng đội ngũ đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ, bảo đảm trong thời hạn 05 năm cơ bản đúng theo quy định của Chính phủ.
Đối với người hoạt động không chuyên trách cấp xã: kết thúc việc sử dụng người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã hiện nay. Trên cơ sở hướng dẫn của cơ quan cấp trên để xem xét, sắp xếp người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ tham gia công tác tại thôn, buôn, tổ dân phố và thực hiện chế độ, chính sách đối với các trường hợp không bố trí theo quy định.
Có lộ trình thực hiện theo Đề án sắp xếp ĐVHC của 02 tỉnh Đắk Lắk và Phú Yên.
3. Phương án và lộ trình giải quyết chế độ, chính sách tinh giản biên chế cán bộ, công chức, viên chức và người lao động sau sắp xếp ĐVHC:
3.1. Mục tiêu trong việc giải quyết chế độ, chính sách tinh giản biên chế cán bộ, công chức, viên chức và người lao động sau sắp xếp ĐVHC:
Đảm bảo công khai, minh bạch, đúng đối tượng, không gây xáo trộn lớn, ảnh hưởng đến tâm lý và quyền lợi của cán bộ, công chức, viên chức và người lao động.
Tinh giản gắn với cơ cấu lại đội ngũ, ưu tiên giữ lại người có năng lực, phẩm chất, đáp ứng yêu cầu công việc. Khuyến khích tự nguyện nghỉ theo diện tinh giản.
3.2. Phương án giải quyết chế độ, chính sách tinh giản biên chế cán bộ, công chức, viên chức và người lao động sau sắp xếp ĐVHC:
Trên cơ sở rà soát điều kiện, tiêu chuẩn đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức và tổng hợp nhu cầu của các cơ quan, đơn vị triển khai thực hiện việc giải quyết chế độ, chính sách tinh giản biên chế cán bộ, công chức, viên chức và người lao động sau sắp xếp ĐVHC, gồm:
Đối với người nghỉ hưu trước tuổi, thôi việc được thực hiện thực hiện theo quy định tại Nghị định số 29/2023/NĐ-CP ngày 03 tháng 6 năm 2023 của Chính phủ quy định về tinh giản biên chế; Nghị định số 177/2024/NĐ-CP ngày 31/12/2024 của Chính phủ quy định về chế độ, chính sách đối với các trường hợp không tái cử, tái bổ nhiệm và cán bộ thôi việc, nghỉ hưu theo nguyện vọng; Nghị định số 178/2024/NĐ-CP ngày 31/12/2024 của Chính phủ về chính sách, chế độ đối với cán bộ, công chức, viên chức, người lao động và lực lượng vũ trang trong thực hiện sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị, được sửa đổi, bổ sung tại Nghị định số 67/2025/NĐ-CP và các quy định có liên quan.
Đối với đội ngũ chuyển công tác, bố trí công việc khác phù hợp: Giữ nguyên chế độ, chính sách tiền lương và phụ cấp chức vụ (nếu có) hiện hưởng của cán bộ, công chức, viên chức được bố trí làm việc tại ĐVHC mới hình thành sau sắp xếp trong thời gian 06 tháng kể từ khi có văn bản bố trí công tác. Sau thời hạn này, thực hiện chế độ, chính sách và phụ cấp chức vụ theo quy định của pháp luật.
3.3. Lộ trình thực hiện:
3.3.1. Từ tháng 6/2025 (đối với cấp xã) và tháng 8/2025 đối với cấp tỉnh: Rà soát, giải quyết chế độ, chính sách cho cán bộ, công chức, viên chức, người lao động có nguyện vọng nghỉ công tác khi thực hiện sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị theo đúng đối tượng và chính sách quy định tại Nghị định số 177/2024/NĐ-Cp’ Nghị định số 178/2024/NĐ-CP, Nghị định số 67/2025/NĐ-CP của Chính phủ.
3.3.1.2. Hàng năm, rà soát, thực hiện chính sách tinh giản biên chế, cơ cấu lại đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức đảm bảo hoàn thành chỉ tiêu tinh giản theo lộ trình 05 năm kể từ khi Nghị quyết của Quốc hội về sắp xếp các tỉnh Đắk Lắk và Phú Yên có hiệu lực thi hành.
3.3.1.3. Lộ trình sắp xếp cấp phó của các cơ quan, đơn vị và chế độ, chính sách đối với đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức bố trí công tác khác:
a) Từ tháng 4 - 6/2025: Rà soát, thống kê danh sách cán bộ, công chức, viên chức dôi dư; lập phương án tinh giản.
b) Tháng 7/2025: Tổ chức xét duyệt, thẩm định hồ sơ, công khai danh sách tinh giản tại các đơn vị.
c) Từ tháng 8/2025: Tiếp tục thực hiện việc rà soát thực hiện chế độ, chính sách tinh giản biên chế trong 05 năm nhằm cơ cấu lại đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức tinh gọn, hiệu quả.
III. PHƯƠNG ÁN VÀ LỘ TRÌNH SẮP XẾP, XỬ LÝ TRỤ SỞ, TÀI SẢN CÔNG SAU SẮP XẾP ĐVHC CẤP TỈNH
1. Dự kiến sắp xếp bố trí trụ sử, tài sản công sau sắp xếp ĐVHC tỉnh Đắk Lắk:
1.1. Trụ sở cơ quan, đơn vị cấp tỉnh:
Sau khi sắp xếp ĐVHC tỉnh Đắk Lắk, dự kiến sử dụng các trụ sở, tài sản công của các cơ quan, đơn vị, địa phương hiện có để bố trí phục vụ thực hiện nhiệm vụ, công tác; theo đó, trụ sở chính của các cơ quan, đơn vị sau hợp nhất sẽ đặt tại tỉnh Đắk Lắk hiện nay và nghiên cứu, xem xét, bố trí một số cơ quan, đơn vị có cơ sở 2 đặt tại tỉnh Phú Yên hiện nay.
Đồng thời, tạo điều kiện, bố trí, hỗ trợ nhà ở công vụ; bố trí phương tiện di chuyển hoặc hỗ trợ nhu cầu chi phí đi lại cho cán bộ, công chức, viên chức từ Phú Yên lên công tác, làm việc tại trụ sở chính tỉnh Đắk Lắk.
1.2. Trụ sở ĐVHC cấp huyện, cấp xã:
Trụ sở làm việc của các cơ quan cấp huyện, bàn giao cho ĐVHC cấp xã quản lý, sử dụng. Trụ sở ĐVHC cấp xã thực hiện theo Phương án sắp xếp ĐVHC cấp xã của 02 tỉnh Đắk Lắk và Phú Yên.
Sau khi ổn định tổ chức bộ máy của ĐVHC cấp xã, tỉnh sẽ rà soát, sắp xếp, bố trí trụ sở và tài sản công đảm bảo theo quy định và phù hợp với tình hình thực tế của từng địa phương.
2. Phương án dự phòng:
Trụ sở làm việc của UBND các phường và của các cơ quan chuyên môn của thành phố Buôn Ma Thuột sau khi sắp xếp còn dư. Trường hợp một số cơ quan, đơn vị của tỉnh sau sắp xếp còn thiếu trụ sở làm việc sẽ tiếp tục sắp xếp bố trí để đảm bảo trụ sở làm việc sau hợp nhất.
3. Nguồn lực:
Dự toán năm 2025 được UBND tỉnh bố trí của các cơ quan, đơn vị.
Trường hợp trụ sở cần sửa chữa sau sắp xếp các đơn vị có trách nhiệm rà soát báo cáo UBND tỉnh bổ sung dự toán để thực hiện.
4. Tiến độ thực hiện:
Hiện nay, tỉnh Đắk Lắk đã tiến hành rà soát, đánh giá nhu cầu, xây dựng phương án cụ thể việc bố trí trụ sở làm việc, nhà ở công vụ, bố trí ngân sách, nguồn lực để đầu tư sửa chữa, cải tạo, nâng cấp các trụ sở làm việc, nhà ở công vụ để tiếp tục sử dụng phục vụ hoạt động của ĐVHC sau sắp xếp; bố trí phương tiện phục vụ công tác và nhu cầu đi lại, hoặc hỗ trợ chi phí đi lại cho cán bộ, công chức, viên chức từ Phú Yên lên công tác, làm việc tại trụ sở chính tỉnh Đắk Lắk.
Lộ trình: Thực hiện theo các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn của trung ương, đảm bảo tiến độ và đi vào hoạt động đúng thời gian theo quy định.
Sau khi ổn định tổ chức bộ máy của ĐVHC mới, tỉnh sẽ rà soát, sắp xếp, bố trí trụ sở và tài sản công đảm bảo theo quy định và phù hợp với tình hình thực tế của tỉnh.
IV. PHƯƠNG ÁN VÀ LỘ TRÌNH THỰC HIỆN CÁC CHẾ ĐỘ, CHÍNH SÁCH ĐẶC THÙ ĐỐI VỚI ĐVHC CẤP TỈNH HÌNH THÀNH SAU SẮP XẾP
1. Người dân, cán bộ, công chức, viên chức, người lao động, người hưởng lương trong lực lượng vũ trang trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk (mới) tiếp tục hưởng chế độ, chính sách đặc thù áp dụng theo vùng, theo khu vực hoặc theo ĐVHC như trước khi thực hiện sắp xếp cho đến khi có quyết định khác của cấp có thẩm quyền.
2. Giữ nguyên phạm vi, đối tượng và nội dung của các chế độ, chính sách theo quy định của trung ương và địa phương áp dụng đối với tỉnh Đắk Lắk (cũ) và tỉnh Phú Yên như trước khi sắp xếp cho đến khi có quyết định khác của cấp có thẩm quyền.
3. Tiếp tục thực hiện các chế độ, chính sách đặc thù hiện đang có hiệu lực trên địa bàn tỉnh (của tỉnh Đắk Lắk trước sắp xếp và tỉnh Phú Yên); đồng thời rà soát, sửa đổi, bổ sung cho phù hợp với ĐVHC tỉnh mới cho đến khi bầu cử đại biểu Quốc hội và HĐND khóa mới.
V. KẾ HOẠCH, LỘ TRÌNH THỰC HIỆN VÀ TRÁCH NHIỆM CỦA CƠ QUAN, TỔ CHỨC, ĐƠN VỊ TRONG VIỆC SẮP XẾP ĐVHC CẤP TỈNH
1. Kế hoạch, lộ trình thực hiện:
1.1. Từ ngày 22/4 đến ngày 26/4/2025: Trình Ban Chấp hành Đảng bộ và Ban Thường vụ 02 tỉnh đối với dự thảo Đề án; tiếp thu, chỉnh sửa, hoàn thiện trình HĐND 02 tỉnh tán thành chủ trương sắp xếp ĐVHC tỉnh Đắk Lắk và tỉnh Phú Yên (cơ quan tham mưu, tổng hợp Sở Nội vụ 02 tỉnh; UBND 02 tỉnh trình Ban Thường vụ và HĐND 02 tỉnh).
1.2. Từ ngày 26/4 đến ngày 29/4/2025: Hoàn thiện hồ sơ Đề án, trình Chính phủ (cơ quan tham mưu, tổng hợp Sở Nội vụ 02 tỉnh; UBND tỉnh Đắk Lắk trình Chính phủ).
1.3. Từ ngày 30/4 đến ngày 30/6/2025:
Tỉnh Đắk Lắk chủ trì, phối hợp với tỉnh Phú Yên xây dựng Đề án sắp xếp, hợp nhất các cơ quan đơn vị theo Đề án (cơ quan chủ trì, hướng dẫn Ban tổ chức Tỉnh ủy 02 tỉnh (đối với khối Đảng, MTTQ và đoàn thể), Sở Nội vụ 02 tỉnh (đối với khối chính quyền) và các cơ quan, đơn vị có liên quan).
1.4. Sau khi Đề án sắp xếp các tỉnh Đắk Lắk và tỉnh Phú Yên được Quốc hội thông qua, toàn tỉnh tập trung việc sắp xếp, tổ chức bộ máy; bố trí, sắp xếp cán bộ, công chức, viên chức, người lao động; rà soát, giải quyết chế độ chính sách cán bộ, công chức, viên chức, người lao động; sắp xếp, bố trí, xử lý trụ sở, tài sản công để các cơ quan, đơn vị mới đi vào hoạt động kể từ ngày 15/9/2025.
2. Trách nhiệm của các cơ quan, đơn vị:
2.1. Sở Nội vụ:
2.1.1. Xây dựng, ban hành và chỉ đạo thực hiện kế hoạch thực hiện sắp xếp ĐVHC năm 2025, trong đó xác định yêu cầu cụ thể về lộ trình, tiến độ, trách nhiệm tổ chức thực hiện của các sở, ban, ngành, địa phương trong sắp xếp ĐVHC theo quy định;
2.1.2. Ban hành theo thẩm quyền hoặc chỉ đạo các sở, ngành rà soát, sửa đổi, bổ sung theo thẩm quyền quy định, hướng dẫn về việc sắp xếp, bố trí, giải quyết chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức, viên chức, người lao động khi thực hiện sắp xếp ĐVHC;
2.1.3. Tổ chức sắp xếp, kiện toàn tổ chức bộ máy của chính quyền địa phương cấp tỉnh, cấp xã, các cơ quan, tổ chức thuộc HĐND, UBND cấp tỉnh; chủ động phương án bố trí lãnh đạo, quản lý cấp tỉnh, cấp xã đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ; sắp xếp đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức và người lao động của các cơ quan, tổ chức ở địa phương; ổn định đời sống của Nhân dân địa phương, bảo đảm quốc phòng, an ninh và yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn các ĐVHC sau khi thực hiện sắp xếp;
2.1.4. Hướng dẫn, thẩm định Đề án sắp xếp của các cơ quan chuyên môn và tương đương thuộc UBND tỉnh theo quy định.
2.2. Sở Tài chính:
2.2.1. Hướng dẫn việc sử dụng kinh phí sắp xếp ĐVHC; phân bổ ngân sách địa phương và phân bổ nguồn vốn đầu tư cho địa phương sau sắp xếp; xử lý tài sản công dôi dư; chế độ, chính sách đặc thù đối với ĐVHC và các nội dung khác có liên quan về thực hiện sắp xếp ĐVHC.
2.2.2. Căn cứ khả năng ngân sách của địa phương, tham mưu ban hành cơ chế chính sách hỗ trợ điều kiện đi lại và làm việc cho cán bộ, công chức, viên chức và người lao động của các cơ quan, tổ chức ở ĐVHC thực hiện sắp xếp về công tác tại trung tâm hành chính mới của ĐVHC cấp tỉnh và cấp xã hình thành sau sắp xếp.
2.3. Các Sở, ban, ngành, đơn vị sự nghiệp trực thuộc UBND tỉnh, trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, có trách nhiệm thực hướng dẫn việc thực hiện chế độ, chính sách đặc thù và các nội dung khác có liên quan đến thực hiện sắp xếp ĐVHC; tổ chức, sắp xếp các cơ quan, đơn vị trực thuộc đóng trên địa bàn tại các ĐVHC thực hiện sắp xếp.
2.4. Các cơ quan ngành dọc của Trung ương đóng trên địa bàn tỉnh, trong phạm vi, nhiệm vụ, quyền hạn của mình, có trách nhiệm sắp xếp, kiện toàn tổ chức bộ máy theo đề án của cơ quan Trung ương.
2.5. Đề nghị Ban Tổ chức Tỉnh ủy hướng dẫn, thẩm định Đề án sắp xếp các cơ quan tham mưu, giúp việc Tỉnh ủy và các đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc Tỉnh ủy theo quy định.
2.6. Các Ban của HĐND tỉnh, đại biểu HĐND tỉnh, trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, giám sát việc thực hiện sắp xếp ĐVHC.
2.7. Đề nghị Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên có trách nhiệm tuyên truyền, vận động Nhân dân để tạo sự đồng thuận, thống nhất về nhận thức và hành động khi thực hiện sắp xếp ĐVHC; đồng thời hướng dẫn, thẩm định Đề án sắp xếp Cơ quan MTTQ Việt Nam, các tổ chức chính trị - xã hội, đoàn thể tỉnh Đắk Lắk.
2.8. Trong quá trình thực hiện, Chủ tịch UBND tỉnh có trách nhiệm xem xét, ban hành văn bản hoặc ủy quyền ban hành văn bản để giải quyết các vấn đề phát sinh khi thực hiện sắp xếp ĐVHC.
VI. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ, ĐỀ XUẤT
1. Kết luận:
1.1. Việc sắp xếp ĐVHC cấp tỉnh là chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước, công việc khó, phức tạp, khối lượng công việc nhiều, do đó để thực hiện thành công phương án sắp xếp đòi hỏi phải có quyết tâm chính trị cao, cần sự lãnh đạo, chỉ đạo thống nhất và xuyên suốt từ Trung ương, tỉnh, huyện, xã và thôn, buôn, tổ dân phố đến người dân; sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, quyết liệt trong chỉ đạo, tổ chức thực hiện; chú trọng và phát huy công tác tuyên truyền, vận động để tạo sự đồng thuận của Nhân dân trong quá trình thực hiện.
1.2. Đề án sắp xếp các tỉnh Đắk Lắk và Phú Yên đã đáp ứng được yêu cầu về tiêu chuẩn của ĐVHC cấp tỉnh theo quy định của pháp luật, phù hợp với vị trí địa lý, thuận tiện về giao thông, tạo không gian phát triển mới,... làm tiền đề quan trọng cho việc quy hoạch và phát triển kinh tế - xã hội trong chiến lược dài hạn, đồng thời đảm bảo sự nối tiếp phù hợp với phương án sắp xếp ĐVHC cấp tỉnh theo chủ trương của Bộ Chính trị, Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội và Chính phủ.
2. Kiến nghị, đề xuất:
Sau khi thành lập, nhập và điều chỉnh địa giới hành chính cần triển khai ngay phương án hỗ trợ chuyển đổi giấy tờ cho Nhân dân, doanh nghiệp tránh gây ảnh hưởng đến đời sống và hoạt động sản xuất, kinh doanh. Do đó, kiến nghị:
2.1. Chính phủ sớm ban hành các quy định về chính quyền địa phương 02 cấp, đặc biệt về phân loại ĐVHC cấp tỉnh, cấp xã; khung biên chế và số lượng vị trí việc làm cho một ĐVHC cấp xã theo phân loại ĐVHC để địa phương dễ bố trí, sử dụng phù hợp cụ thể từng xã, phường theo quy mô phát triển; ban hành chức năng, nhiệm vụ của cấp xã, phân cấp, phân quyền trách nhiệm rõ ràng; rà soát, đồng bộ văn bản quy phạm pháp luật để cấp xã, cấp tỉnh hoạt động thống nhất, thông suốt; hỗ trợ kinh phí cho cấp xã, nhất là những xã khó khăn trong xây dựng trụ sở, cơ sở vật chất, đầu tư công nghệ thông tin phục vụ tốt cho việc giải quyết công việc cho Nhân dân.
2.2. Đề nghị Bộ Tài chính xem xét, ban hành quy định chung về việc miễn giảm tất cả các loại phí, lệ phí liên quan đến việc chuyển đổi giấy tờ cho Nhân dân, doanh nghiệp chịu tác động bởi sắp xếp ĐVHC để các địa phương đồng bộ triển khai kịp thời việc miễn phí, lệ phí theo quy định.
2.3. Đề nghị Bộ Xây dựng và các Bộ ngành liên quan sớm bố trí kinh phí để đầu tư xây dựng các dự án sau:
- Đầu tư nâng cấp, mở rộng tuyến Quốc lộ 29 kết nối Phú Yên - Đắk Lắk với điểm đầu từ Nút giao Quốc lộ 1 (thị xã Đông Hòa), điểm cuối nút giao Quốc lộ 14 (Thị xã Buôn Hồ) có tổng chiều dài khoảng 146,76 km, quy mô nền đường cấp III, tốc độ thiết kế Vtk = 60 - 80 km/h, bề rộng nền đường Bnền=20,5 m; mặt đường 04 làn xe.
- Xây dựng Tuyến đường bộ cao tốc Phú Yên - Đắk Lắk, điểm đầu Cảng Bãi Gốc (Phú Yên), điểm cuối Cửa khẩu Đắk Ruê, Đắk Lắk, chiều dài khoảng 220 km, với quy mô 4-6 làn xe.
- Đầu tư các tuyến kết nối các tuyến đường bộ trên địa bàn tỉnh với Tuyến cao tốc Bắc - Nam phía Đông:
+ Tuyến đường dẫn kết nối Tuyến đường bộ cao tốc Bắc - Nam với đường Nguyễn Hữu Thọ, đoạn từ Quốc lộ 1 đến đường Nguyễn Tất Thành, với chiều dài khoảng 2,37 km, quy mô nền đường 40 m.
+ Tuyến đường dẫn kết nối liên thông Tuyến cao tốc với QL.1D (Đường trục chính Đông - Tây, nối Xuân Lộc - Xuân Hải, thị xã Sông Cầu) với chiều dài khoảng 4,4 km, quy mô nền đường rộng 36 m.
+ Tuyến đường dẫn kết nối từ Nút giao QL.1 với Tuyến cao tốc đến Tuyến đường ven biển Phú Yên (tuyến đường tỉnh lộ ĐT.641 nối dài) với chiều dài khoảng 7,5 km, quy mô nền đường rộng 32 m.
2.4. Đề nghị Bộ Quốc phòng, Bộ Công an:
- Kịp thời có chủ trương quy hoạch xây dựng điều chỉnh thế trận khu vực phòng thủ tỉnh phù hợp với ý định tác chiến trong tình hình mới.
- Tăng cường công tác nắm tình hình địa bàn, nhất là các địa bàn trọng điểm về quốc phòng, kịp thời tham mưu xử lý các tình huống ngay từ cơ sở không để bị động, bất ngờ; tăng cường công tác giáo dục, tuyên truyền nhằm thống nhất nhận thức và hành động trong Nhân dân về việc sắp xếp và bảo vệ quốc phòng - an ninh.
- Đẩy nhanh việc xây dựng hoàn chỉnh các hạng mục công trình quốc phòng còn đang thực hiện; rà soát lại các quy hoạch trên các hướng, kịp thời bổ sung các hạng mục công trình quốc phòng mới cần xây dựng để hoàn chỉnh thế trận trong khu vực phòng thủ sẵn sàng xử lý các tình huống, không để bị động bất ngờ.
2.5. Đề nghị Bộ Nội vụ sớm hướng dẫn việc tổ chức các đơn vị sự nghiệp công lập cung ứng các dịch vụ sự nghiệp công trên địa bàn ĐVHC cấp xã, cấp tỉnh sau sắp xếp (lĩnh vực việc làm, lĩnh vực lưu trữ...).
Trên đây là Đề án sắp xếp các tỉnh Đắk Lắk và Phú Yên, UBND tỉnh Đắk Lắk kính trình Chính phủ xem xét, trình cấp có thẩm quyền quyết định./.
| TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
PHỤ LỤC I
THỐNG KÊ HIỆN TRẠNG ĐVHC CẤP CẤP TỈNH TRƯỚC KHI SẮP XẾP VÀ KẾT QUẢ THỰC HIỆN SAU SẮP XẾP ĐVHC CẤP TỈNH
(Kèm theo Đề án số 4345/ĐA-UBND ngày 28/4/2025 của UBND tỉnh Đắk Lắk)
Số TT | Tên ĐVHC | Diện tích tự nhiên | Quy mô dân số | Quy mô kinh tế | Số ĐVHC cấp xã trước khi sắp xếp | Số ĐVHC cấp cơ sở trực thuộc | Yếu tố đặc thù (nếu có) | ||||||
Diện tích (km2) | Tỷ lệ (%) | Quy mô dân số (người) | Tỷ lệ (%) | GRDP | Tổng thu NSNN năm 2024 | Thu nhập BQ đầu người | Xã | Phường | Thị trấn | ||||
| 1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 | 8 | 9 |
|
|
| 10 |
I | Hiện trạng |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
1 | Tỉnh Đắk Lắk | 13,070.41 | 163.38 | 2,292,503 | 254.72 | 141,326,492 | 8,658,595 | 46.60 | 180 | 149 | 18 | 13 | Miền núi, vùng cao |
2 | Tỉnh Phú Yên | 5,025.99 | 100.52 | 1,054,350 | 75.31 | 62,597,378 | 5,437,241 | 47.30 | 106 | 82 | 18 | 6 |
|
II | Kết quả |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
| Tỉnh Đắk Lắk mới | 18,096.40 | 226.21 | 3,346,853 | 371.87 | 203,923,870 | 14,095,836 |
| 286 | 231 | 36 | 19 |
|
PHỤ LỤC II
SỐ LƯỢNG CÁC BỘ, CÔNG CHỨC, VIÊN CHỨC ĐVHC CẤP TỈNH SAU SẮP XẾP
(Kèm theo Đề án số 4345/ĐA-UBND ngày 28/4/2025 của UBND tỉnh Đắk Lắk)
Số TT | Đối tượng | Số lượng theo định mức được giao | Số lượng hiện có (Số có mặt) | Số lượng thực hiện sắp xếp, tinh giản theo quy định hiện hành (theo Nghị định số 178, Nghị định số 67) | Ghi chú |
A | CHÍNH QUYỀN |
|
|
|
|
I | Tỉnh Đắk Lắk | 45,074 | 40,695 | 1,023 |
|
1 | Cán bộ | 2,371 | 2,288 | 12 |
|
2 | Công chức | 5,984 | 5,033 | 880 |
|
3 | Viên chức | 36,719 | 33,374 | 131 |
|
II | Tỉnh Phú Yên | 21,057 | 19,462 | 836 |
|
1 | Cán bộ | 1,322 | 1,299 | 311 |
|
2 | Công chức | 3,613 | 3,213 | 394 |
|
3 | Viên chức | 16,122 | 14,950 | 131 |
|
C | TỔNG CỘNG | 66,131 | 60,157 | 1,859 |
|
PHỤ LỤC 1.II
SỐ LƯỢNG CÁN BỘ, CÔNG CHỨC, VIÊN CHỨC ĐVHC CẤP TỈNH SAU SẮP XẾP
(Kèm theo Đề án số 4345/ĐA-UBND ngày 28/4/2025 của UBND tỉnh Đắk Lắk)
STT | Đối tượng | Số lượng theo định mức được giao | Số lượng hiện có (Số có mặt) | Số lượng thực hiện sắp xếp, tinh giản theo quy định hiện hành (theo Nghị định số 178, Nghị định số 67) | Ghi chú |
A | CHÍNH QUYỀN | 64,068 | 58,232 |
|
|
I | Tỉnh Đắk Lắk | 43,899 | 39,587 | 1,023 |
|
1 | Đoàn ĐBQH và HĐND tỉnh | 42 | 42 | - |
|
1.1 | Cán bộ | 11 | 11 |
|
|
1.2 | Công chức | 31 | 31 |
|
|
2 | UBND tỉnh | 43,857 | 39,545 | 1,023 |
|
2.1 | Cán bộ | 2,124 | 2,042 | 12 |
|
| Cấp tỉnh | 5 | 3 |
|
|
| Cấp huyện | 119 | 119 | 12 |
|
| Cấp xã | 2,000 | 1,920 |
|
|
2.2 | Công chức | 5,140 | 4,235 | 880 |
|
| Cấp tỉnh | 1,384 | 1,297 | 65 |
|
| Cấp huyện | 1,377 | 1,156 | 103 |
|
| Cấp xã | 2,379 | 1,782 | 712 |
|
2.3 | Viên chức | 36,593 | 33,268 | 131 |
|
| Cấp tỉnh | 10,017 | 9,347 | 52 |
|
| Cấp huyện | 26,576 | 23,921 | 79 |
|
II | Tỉnh Phú Yên | 20,169 | 18,645 |
|
|
1 | Đoàn ĐBQH và HĐND tỉnh | 29 | 27 |
|
|
1.1 | Cán bộ | 11 | 10 |
|
|
1.2 | Công chức | 18 | 17 |
|
|
2 | UBND tỉnh | 20,140 | 18,618 | 682 |
|
2.1 | Cán bộ | 1,158 | 1,148 | 272 |
|
| Cấp tỉnh | 4 | 4 |
|
|
| Cấp huyện | 53 | 53 |
|
|
| Cấp xã | 1,101 | 1,091 | 224 |
|
2.2 | Công chức | 2,989 | 2,636 | 302 |
|
| Cấp tỉnh | 1,000 | 935 | 220 |
|
| Cấp huyện | 763 | 673 |
|
|
| Cấp xã | 1,226 | 1,028 | 87 |
|
2.3 | Viên chức | 15,993 | 14,834 | 108 |
|
| Cấp tỉnh | 5,763 | 5,306 | 108 |
|
| Cấp huyện | 10,230 | 9,528 |
|
|
B | ĐẢNG, ĐOÀN THỂ | 2,063 | 1,925 | 154 |
|
I | Tỉnh Đắk Lắk | 1,175 | 1,108 | - |
|
1 | Cán bộ | 236 | 235 | - |
|
1.1 | Tỉnh ủy | 6 | 5 |
|
|
1.2 | Mặt trận và Đoàn thể tỉnh | 20 | 20 |
| R |
1.3 | Đảng ủy cấp huyện, MT, Đoàn thể cấp huyện | 210 | 210 |
| R |
2 | Công chức | 813 | 767 | - |
|
2.1 | Tỉnh ủy | 164 | 156 |
|
|
2.2 | Mặt trận và Đoàn thể tỉnh | 130 | 105 |
| R |
2.3 | Đảng ủy cấp huyện, MT, Đoàn thể cấp huyện | 519 | 506 |
|
|
3 | Viên chức | 126 | 106 | - |
|
3.1 | Tỉnh ủy | 82 | 69 |
|
|
3.2 | Mặt trận và Đoàn thể tỉnh | 7 | 5 |
| R |
3.3 | Đảng ủy cấp huyện, MT, Đoàn thể cấp huyện | 37 | 32 |
|
|
II | Tỉnh Phú Yên | 888 | 817 | 154 |
|
1 | Cán bộ | 153 | 141 | 39 |
|
1.1 | Tỉnh ủy | 6 | 5 | 3 |
|
1.2 | Mặt trận và Đoàn thể tỉnh | 21 | 19 | 6 | R |
1.3 | Đảng ủy cấp huyện, MT, Đoàn thể cấp huyện | 126 | 117 | 30 |
|
2 | Công chức | 606 | 560 | 92 |
|
2.1 | Tỉnh ủy | 180 | 156 | 20 |
|
2.2 | Mặt trận và Đoàn thể tỉnh | 90 | 81 | 16 | R |
2.3 | Đảng ủy cấp huyện, MT, Đoàn thể cấp huyện | 336 | 323 | 56 |
|
3 | Viên chức | 129 | 116 | 23 |
|
3.1 | Tỉnh ủy | 85 | 78 | 16 |
|
3.2 | Mặt trận và Đoàn thể tỉnh | 13 | 13 | 4 | R |
3.3 | Đảng ủy cấp huyện, MT, Đoàn thể cấp huyện | 31 | 25 | 3 |
|
C | TỔNG CỘNG | 66,131 | 60,157 |
|
|
PHỤ LỤC III
PHƯƠNG ÁN SỬ DỤNG TRỤ SỞ CÔNG DỰ KIẾN KHÔNG TIẾP TỤC SỬ DỤNG SAU SẮP XẾP ĐVHC CẤP TỈNH
(Kèm theo Đề án số 4345/ĐA-UBND ngày 28/4/2025 của UBND tỉnh Đắk Lắk)
Số TT | Tên cấp xã | Số lượng | Phương án sắp xếp, xử lý | Lộ trình | ||||||
Số lượng tiếp tục sử dụng | Số lượng không tiếp tục sử dụng | Phương án khác | 2025 | 2026 | 2027 | 2028 | 2029 | |||
1 | Tỉnh Đắk Lắk | 2,568 | 2,352 | - | 216 |
|
|
|
|
|
| Cơ quan hành chính | 438 | 222 |
| 216 |
|
|
|
|
|
| Đơn vị sự nghiệp | 2,130 | 2,130 |
|
|
|
|
|
|
|
2 | Tỉnh Phú Yên | 1,301 | 1,090 | - | 211 | - | - | - | - | - |
| Cơ quan hành chính | 267 | 76 |
| 191 |
|
|
|
|
|
| Đơn vị sự nghiệp | 1,034 | 1,014 |
| 20 |
|
|
|
|
|
TỔNG | 3,869 | 3,442 |
|
|
|
|
|
|
|
Ghi chú:
- Sau khi sắp xếp đơn vị hành chính tỉnh Đắk Lắk, dự kiến dư 216 trụ sở cơ quan hành chính: 14 trụ sở Huyện ủy; 79 trụ sở các phòng, ban cấp huyện và 123 trụ sở xã
- Sau khi sắp xếp đơn vị hành chính tỉnh Phú Yên, dự kiến dư 211 trụ sở cơ quan hành chính, cơ sở hoạt động sự nghiệp:
+ 58 trụ sở làm việc, cơ sở hoạt động sự nghiệp cấp tỉnh.
+ 64 trụ sở làm việc, cơ sở hoạt động sự nghiệp cấp huyện.
+ 89 trụ sở làm việc cấp xã.
- Sau khi sắp xếp đơn vị hành chính tỉnh Đắk Lắk, trường hợp chưa đảm bảo trụ sở làm việc, UBND tỉnh tiếp tục bố trí trụ sở làm việc cho cơ quan hành chính cấp tỉnh, cấp xã theo mô hình hành chính mới; số cơ sở còn lại UBND tỉnh phê duyệt phương án sắp xếp và bàn giao cho Trung tâm phát triển quỹ đất Đắk Lắk để quản lý và khai thác sử dụng theo quy định của Nghị định số 108/2024/NĐ-CP
[1] Theo Địa chí Đắk Lắk và Lịch sử Đảng bộ tỉnh Đắk Lắk (1930-2020).
[2] Theo Địa chí Đắk Lắk và Lịch sử Đảng bộ tỉnh Đắk Lắk (1930-2020)
[3] Công văn số 357/PC06-Đ2 ngày 01/4/2025 của Công an tỉnh Đắk Lắk về việc cung cấp số liệu về dân số ĐVHC các cấp trên địa bàn tỉnh.
[4] Nghị quyết số 138/NĐ-CP ngày 25/10/2022 về QHTT quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050; Nghị quyết số 23-NQ/TW ngày 6/10/2022 của Bộ Chính trị về phương hướng phát triển KT-XH và bảo đảm QPAN đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 vùng Tây Nguyên và Chiến lược phát triển KT-XH 10 năm 2021 - 2030 của Ban chấp hành TW Đảng; Quyết định số 1747/QĐ-TTg ngày 30/12/2023 của Thủ tướng Chính phủ: Phê duyệt Quy hoạch tỉnh Đắk Lắk thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050.
[5] Nguồn số liệu: Báo cáo số 369/BC-UBND ngày 22/11/2024 của UBND tỉnh về kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng, an ninh năm 2024 và phương hướng, nhiệm vụ năm 2025.
[6] Nguồn số liệu: Báo cáo số 276/BC-UBND ngày 25/11/2024 của UBND tỉnh Phú Yên về tình hình kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh năm 2024 và nhiệm vụ kế hoạch năm 2025 và Công văn số 7711/UBND-TH ngày 02/12/2024 của UBND tỉnh về việc cập nhật thông tin, số liệu phục vụ Kỳ họp thứ 23, HĐND tỉnh.
[7] Xã Bình Ngọc, TP. Tuy Hòa nhập vào Phường 1, TP. Tuy Hòa theo Nghị quyết số 1200/NQ-UBTVQH15 ngày 28/9/2024 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã của tỉnh Phú Yên giai đoạn 2023 - 2025, sau sắp xếp các đơn vị hành chính cấp xã, tỉnh Phú Yên có 82 xã.
[8] 03 đảng bộ lực lượng vũ trang: Quân sự, Công an, Bộ đội biên phòng; Đảng bộ các cơ quan Đảng tỉnh Đảng bộ UBND tỉnh; Đảng bộ cơ sở Trường Đại học Tây Nguyên.
[9] Quân sự, Công an, Bộ đội biên phòng; Đảng bộ các cơ quan Đảng tỉnh và Đảng bộ UBND tỉnh;
[10] Số liệu thống kê biên chế trong Đề án là tương đối vì đến khi hợp nhất 02 tỉnh, sẽ có cán bộ, công chức, viên chức nghỉ hưu, nghỉ chế độ,... Do đó, khi triển khai Đề án sẽ theo số liệu tại thời điểm thực hiện
[11] Nội dung này có Đề án riêng sau khi có hướng dẫn của Trung ương.
[12] Có Đề án của Khối Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội tỉnh đính kèm.
[13] Đang thực hiện hợp nhất với Báo Đắk Lắk thuộc đơn vị sự nghiệp Tỉnh ủy.
[14] Đang thực hiện hợp nhất với Báo Đắk Lắk thuộc đơn vị sự nghiệp Tỉnh ủy.
[15] Có Đề án sắp xếp ĐVHC cấp xã riêng.
- 1 Nghị định 62/2005/NĐ-CP về việc thành lập xã thuộc các huyện Tuy Hòa, Sông Cầu và chia huyện Tuy Hòa thành huyện Đông Hòa và huyện Tây Hòa, tỉnh Phú Yên
- 2 Nghị định 15/2002/NĐ-CP về việc điều chỉnh địa giới hành chính thị xã Tuy Hoà để thành lập huyện Phú Hoà và thị xã Tuy Hòa, tỉnh Phú Yên
- 3 Nghị quyết số 22/2003/QH11 về việc chia và điều chỉnh địa giới hành chính một số tỉnh do Quốc Hội ban hành
- 4 Nghị quyết 58/2012/NQ-HĐND quy định chế độ đặc thù đối với huấn luyện viên, vận động viên thể thao thành tích cao và bồi dưỡng cho lực lượng phục vụ giải do tỉnh Đắk Lắk ban hành
- 5 Nghị quyết 78/2012/NQ-HĐND quy định chính sách bảo tồn Voi tỉnh Đắk Lắk
- 6 Quyết định 13/2014/QĐ-UBND về trình tự, thủ tục thực hiện chính sách về bảo tồn Voi trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk
- 7 Nghị quyết 02/2005/NQ-HĐND về chính sách cho Đội công tác phát động quần chúng chuyên trách ở cơ sở của tỉnh Đắk Lắk
- 8 Nghị quyết 125/2014/NQ-HĐND về cơ cấu giải thưởng Văn học - Nghệ thuật Chư Yang Sin tỉnh Đắk Lắk
- 9 Quyết định 43/2016/QĐ-UBND sửa đổi Quy định về trình tự, thủ tục thực hiện chính sách về bảo tồn Voi trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk kèm theo Quyết định 13/2014/QĐ-UBND
- 10 Nghị quyết 19-NQ/TW năm 2017 về tiếp tục đổi mới hệ thống tổ chức và quản lý, nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của đơn vị sự nghiệp công lập do Ban Chấp hành Trung ương ban hành
- 11 Nghị quyết 07/2009/NQ-HĐND điều chỉnh chính sách cho Đội công tác phát động quần chúng chuyên trách ở cơ sở theo Điều 1, Nghị quyết 02/2005/NQ-HĐND do tỉnh Đắk Lắk ban hành
- 12 Nghị quyết 03/2019/NQ-HĐND quy định về chính sách khuyến khích phát triển hợp tác, liên kết trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk
- 13 Nghị quyết 05/2019/NQ-HĐND quy định về mức ăn hàng ngày đối với huấn luyện viên, vận động viên thể thao thành tích cao trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk
- 14 Nghị quyết 17/2020/NQ-HĐND về phụ cấp hàng tháng của Thôn đội trưởng và trợ cấp ngày công lao động đối với Dân quân trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk
- 15 Nghị quyết 08/2021/NQ-HĐND về hỗ trợ phát triển du lịch cộng đồng tại các thôn, buôn đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk, giai đoạn 2021-2025
- 16 Nghị quyết 05/2021/NQ-HĐND quy định về một số chính sách đối với huấn luyện viên, vận động viên của tỉnh đạt thành tích xuất sắc tại các giải thể thao trong nước và quốc tế do tỉnh Đắk Lắk ban hành
- 17 Nghị quyết 10/2021/NQ-HĐND về bảo tồn và phát huy văn hóa cồng chiêng tỉnh Đắk Lắk, giai đoạn 2022-2025
- 18 Nghị quyết 11/2021/NQ-HĐND sửa đổi Nghị quyết 78/2012/NQ-HĐND quy định về một số chính sách bảo tồn voi tỉnh Đắk Lắk
- 19 Nghị định 111/2022/NĐ-CP về hợp đồng đối với một số loại công việc trong cơ quan hành chính và đơn vị sự nghiệp công lập
- 20 Nghị quyết 11/2022/NQ-HĐND quy định mức hỗ trợ hàng tháng đối với Đội trưởng, Đội phó Đội dân phòng; số lượng phương tiện phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ trang bị cho lực lượng dân phòng trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk
- 21 Nghị quyết 138/NQ-CP năm 2022 về Quy hoạch tổng thể quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 do Chính phủ ban hành
- 22 Nghị quyết 23-NQ/TW năm 2022 về phương hướng phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng Tây Nguyên đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 do Ban Chấp hành Trung ương ban hành
- 23 Nghị quyết 72/2022/QH15 về thí điểm cơ chế, chính sách đặc thù phát triển thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk do Quốc hội ban hành
- 24 Nghị định 29/2023/NĐ-CP quy định về tinh giản biên chế
- 25 Nghị quyết 06/2023/NQ-HĐND về hỗ trợ đối với nghệ nhân trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk
- 26 Nghị quyết 28/2023/NQ-HĐND quy định về nội dung và mức chi cho các hoạt động hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk đến năm 2025
- 27 Nghị quyết 34/2023/NQ-HĐND quy định về chính sách ưu đã; tiêu chí xác định đối tượng chuyên gia, nhà khoa học và người có tài năng đặc biệt trong các lĩnh vực cần thu hút làm việc tại các cơ quan chuyên môn và đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk
- 28 Nghị quyết 04/2024/NQ-HĐND quy định tiêu chí thành lập, tiêu chí số lượng thành viên Tổ bảo vệ an ninh, trật tự và chế độ hỗ trợ, bồi dưỡng cho lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk
- 29 Nghị quyết 03/2024/NQ-HĐND hỗ trợ tiền ăn thêm cho cán bộ, chiến sĩ Đội K51 trực tiếp làm nhiệm vụ tìm kiếm, quy tập hài cốt liệt sĩ ở ngoài nước do tỉnh Đắk Lắk ban hành
- 30 Nghị định 108/2024/NĐ-CP quy định việc quản lý, sử dụng và khai thác nhà, đất là tài sản công không sử dụng vào mục đích để ở giao cho tổ chức có chức năng quản lý kinh doanh nhà địa phương quản lý, khai thác
- 31 Quyết định 45/2024/QĐ-UBND sửa đổi các Quyết định có quy định về trình tự, thủ tục thực hiện các chính sách về bảo tồn voi trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk
- 32 Nghị quyết 18/2024/NQ-HĐND quy định nội dung, mức chi tổ chức tuyển dụng, tiếp nhận vào công chức, viên chức; thi nâng ngạch công chức, xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp viên chức; xét chuyển ngạch thanh tra trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk
- 33 Nghị định 177/2024/NĐ-CP quy định chế độ, chính sách đối với các trường hợp không tái cử, tái bổ nhiệm và cán bộ thôi việc, nghỉ hưu theo nguyện vọng
- 34 Nghị quyết 27/2024/NQ-HĐND sửa đổi Nghị quyết 05/2021/NQ-HĐND quy định chính sách đối với huấn luyện viên, vận động viên của tỉnh đạt thành tích xuất sắc tại các giải thể thao trong nước và quốc tế do tỉnh Đắk Lắk ban hành
- 35 Nghị định 178/2024/NĐ-CP về Chính sách, chế độ đối với cán bộ, công chức, viên chức, người lao động và lực lượng vũ trang trong thực hiện sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị
- 36 Nghị định 67/2025/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 178/2024/NĐ-CP về chính sách, chế độ đối với cán bộ, công chức, viên chức, người lao động và lực lượng vũ trang trong thực hiện sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị
- 37 Kết luận 134-KL/TW năm 2025 về Đề án sắp xếp hệ thống cơ quan thanh tra tinh, gọn, mạnh, hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả do Ban Chấp hành Trung ương ban hành
- 38 Kết luận 150-KL/TW năm 2025 hướng dẫn xây dựng phương án nhân sự cấp ủy cấp tỉnh thuộc diện hợp nhất, sáp nhập và cấp xã thành lập mới do Ban Chấp hành Trung ương ban hành