BỘ THƯƠNG MẠI | CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 1172-TM/XNK | Hà Nội, ngày 22 tháng 9 năm 1994 |
QUYẾT ĐỊNH
BAN HÀNH QUY CHẾ XUẤT NHẬP KHẨU UỶ THÁC GIỮA CÁC PHÁP NHÂN TRONG NƯỚC
BỘ TRƯỞNG BỘ THƯƠNG MẠI
Căn cứ Nghị quyết số 95-CP ngày 4-12-1993 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của Bộ Thương mại;
Căn cứ Nghị định số 33-CP ngày 19-4-1994 của Chính phủ về quản lý Nhà nước đối với hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu,
QUYẾT ĐỊNH :
Điều 1. Nay ban hành kèm theo Quyết định này Quy chế xuất nhập khẩu uỷ thác giữa các pháp nhân trong nước.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký. Các quy định trước đây trái với quy định trong Quyết định này đều bãi bỏ.
Điều 3. Vụ trưởng các Vụ có liên quan, Trưởng các Phòng giấy phép xuất nhập khẩu chịu trách nhiệm hướng dẫn thực hiện Quy chế này.
| Lê Văn Triết (Đã ký) |
QUY CHẾ
XUẤT NHẬP KHẨU UỶ THÁC GIỮA CÁC PHÁP NHÂN TRONG NƯỚC
(Ban hành kèm theo Quyết định số 1172-TM/XNK ngày 22-9-1994 của Bộ Thương mại)
1- Định nghĩa:
Xuất nhập khẩu uỷ thác là hoạt động dịch vụ thương mại dưới hình thức thuê và nhập làm dịch vụ xuất khẩu hoặc nhập khẩu. Hoạt động này được thực hiện trên cơ sở hợp đồng uỷ thác xuất khẩu hoặc nhập khẩu giữa các doanh nghiệp, phù hợp với những quy định của Pháp lệnh Hợp đồng kinh tế.
2- Chủ thể:
2.1- Chủ thể uỷ thác xuất khẩu, nhập khẩu:
Tất cả các doanh nghiệp có giấy phép kinh doanh trong nước và/hoặc giấy phép kinh doanh xuất nhập khẩu đều được uỷ thác xuất khẩu, nhập khẩu.
2.2- Chủ thể nhận uỷ thác xuất khẩu, nhập khẩu:
Tất cả các doanh nghiệp có giấy phép kinh doanh xuất nhập khẩu đều được phép nhận uỷ thức xuất khẩu, nhập khẩu.
3- Điều kiện:
- Có giấy phép kinh doanh trong nước và/hoặc có giấy phép kinh doanh xuất nhập khẩu.
- Có hạn ngạch hoặc chi tiêu xuất khẩu, nhập khẩu, nếu uỷ thác xuất nhập khẩu những hàng hoá thuộc hạn ngạch hoặc kế hoạch định hướng.
- Được cơ quan chuyên ngành đồng ý bằng văn bản đối với những mặt hàng xuất nhập khẩu chuyên ngành.
- Có khả năng thanh toán hàng hoá xuất nhập khẩu uỷ thác.
3.2- Đối với bên nhận uỷ thác:
- Có giấy phép kinh doanh xuất nhập khẩu.
- Có ngành hàng phù hợp với hàng hoá nhận xuất nhập khẩu uỷ thác.
4- Phạm vi:
4.1- Uỷ thác và nhận uỷ thác xuất khẩu, nhập khẩu những mặt hàng không thuộc diện Nhà nước cấm xuất khẩu, nhập khẩu.
4.2- Bên uỷ thác chỉ được uỷ thác xuất khẩu, nhập khẩu những mặt hàng nằm trong phạm vi kinh doanh đã được quy định trong giấy phép kinh doanh trong nước, hoặc trong giấy phép kinh doanh xuất nhập khẩu.
4.3- Bên uỷ thác có quyền lựa chọn bên nhận uỷ thác theo quy định tại điều 3.2 nói trên để ký kết hợp đồng uỷ thác.
5- Nghĩa vụ và trách nhiệm:
Bên nhận uỷ thác phải cung cấp cho bên uỷ thác các thông tin về thị trường, giá cả, khách hàng, có liên quan đến đơn hàng uỷ thác xuất khẩu, nhập khẩu. Bên uỷ thác và bên nhận uỷ thác thương lượng và ký hợp đồng uỷ thác. Quyền lợi, nghĩa vụ và trách nhiệm của 2 bên do 2 bên thoả thuận và được ghi trong hợp đồng.
Bên uỷ thác thanh toán cho bên nhận uỷ thác phí uỷ thác và các khoản phí tổn phát sinh khi thực hiện uỷ thác.
6- Trách nhiệm pháp luật:
Các bên tham gia hoạt động xuất nhập khẩu uỷ thác phải nghiêm chỉnh thực hiện những quy định của Quy chế này và những quy định của hợp đồng uỷ thác xuất khẩu, nhập khẩu do các bên tham gia đã ký kết.
Vi phạm những quy định nói trên, tuỳ theo mức độ sẽ bị xử lý theo pháp luật và các quy định hiện hành.
Mọi tranh chấp giữa các bên ký kết hợp đồng sẽ do các bên thương lượng hoà giải để giải quyết, nếu thương lượng không đi đến kết quả, thì sẽ đưa ra Toà kinh tế. Phán quyết của Toà kinh tế là kết luận cuối cùng bắt buộc các bên phải thi hành.