BỘ NGOẠI GIAO |
|
Số: 118/2004/LPQT | Hà Nội, ngày 26 tháng 11 năm 2004 |
Hiệp định giữa Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ Cộng hoà Liên bang Đức về Hợp tác tài chính 2004, Phần 1 có hiệu lực từ ngày 09 tháng 10 năm 2004./.
TL. BỘ TRƯỞNG BỘ NGOẠI GIAO
KT. VỤ TRƯỞNG VỤ LUẬT PHÁP VÀ ĐIỀU ƯỚC QUỐC TẾ
PHÓ VỤ TRƯỞNG
Nguyễn Hoàng Anh
HIỆP ĐỊNH
GIỮA CHÍNH PHỦ CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM VÀ CHÍNH PHỦ CỘNG HÒA LIÊN BANG ĐỨC VỀ HỢP TÁC TÀI CHÍNH 2004, PHẦN I.
Chính phủ Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ Cộng hòa Liên bang Đức,
Trên tinh thần những mối quan hệ hữu nghị sẵn có giữa hai nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Cộng hòa Liên bang Đức,
với mong muốn củng cố và tăng cường những mối quan hệ hữu nghị thông qua chương trình hợp tác tài chính giữa hai nước, với nhận thức rằng việc duy trì những mối quan hệ đó là cơ sở cho Hiệp định này,
với mong muốn đóng góp vào sự phát triển kinh tế và xã hội của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, theo Biên bản ghi nhớ kỳ họp đàm phán Chính phủ ngày 14 và 15 tháng 9 năm 2004, đã thỏa thuận như sau:
Điều 1.
(l) Chính phủ nước Cộng hòa Liên bang Đức sẽ tạo điều kiện để Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam nhận từ Ngân hàng Tái thiết Đức (cơ quan tín dụng phát triển) - KfW, Frallkfur/Main, các khoản tiền dưới đây cho dự án "Chương trình hỗ trợ các doanh nghiệp nhỏ và vừa":
1. Khoản vay trị giá đến 20.000.000 EUR (hai mươi triệu EUR)
2. Khoản viện trợ trị giá đến 370.000 EUR (ba trăm bảy mươi nghìn EUR) cho dự án đi kèm chương trình này, nếu sau khi thẩm định, dự án được đánh giá là hợp thức để thực thi.
(2) Dự án nêu ở đoạn (l) ở trên có thể được thay thế bằng các dự án khác nếu Chính phủ Cộng hòa Liên bang Đức và Chính phủ Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đồng ý.
(3) Hiệp định này cũng sử được áp dụng nếu trong một ngày nào đó trong tương lai, Chính phủ Cộng hòa Liên bang Đức tạo điều kiện để Chính phủ Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam nhận từ Ngân hàng Tái thiết Đức (KFW), Frankfuru/Main các khoản vay hoặc đóng góp tài chính cho việc thực hiện dự án nêu ở đoạn (l) trên đây hoặc đóng góp tài chính cho các biện pháp cần thiết đế thực hiện và hỗ trợ dự án nêu ở đoạn (l) này.
(4) Khoản viện trợ cho công việc chuẩn bị và dự án hỗ trợ đi kèm theo ở đoạn (l) 2 sử được chuyển thành khoản vay nếu như khoản viện trợ này không được dùng để thực hiện các biện pháp nêu trên.
Điều 2.
(l) Việc sử dụng khoản tiền nêu tại Điều 1 của Hiệp định này và các điều kiện để được sử dụng chúng cũng như quy trình xét duyệt hợp đồng sẽ được điều chỉnh bởi các điều khoản của các hiệp định sử ký kết giữa người nhận vay cũng như là người nhận trợ cấp và Ngân hàng Tái thiết Đức. Các điều khoản này sẽ phù hợp với luật và quy định áp dụng tại Cộng hoà Liên bang Đức.
(2) Cam kết cho việc giành các khoản tiền nêu ở Điều 1 (1) 1 và 2 sử không có hiệu lực nếu các hiệp định vay vốn/tài trợ tương ứng không được ký kết trong vòng 8 năm kể từ năm đưa ra cam kết này. Hạn cuối cùng cho các khoản tiền này là ngày 31 tháng 12 năm 2012.
(3) Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam nếu không phải là người vay thì sẽ bảo đảm việc thực hiện đầy đủ tất cả các vụ hoàn trả bằng EURO cho Người vay có thể phát sinh theo các Hiệp định ký kết theo đoạn (l) ở trên cho Ngân hàng Tái thiết Đức.
Điều 3. Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam sẽ miễn trừ cho Ngân hàng Tái thiết Đức tất cả các khoản thuế và phí công cộng khác ở Việt Nam liên quan đến việc ký kết và thực hiện các hiệp định nêu tại Điều 2 của Hiệp định này.
Điều 4. Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam sử cho phép các thể nhân và nhà cung cấp tự chọn cơ quan vận tải bằng đường biển hoặc đường không đối với con người và hàng hóa hình thành từ việc cho vay viện trợ và đóng góp tài chính, không thực hiện các biện pháp gây khó khăn hoặc loại trừ việc tham gia bình đẳng của các doanh nghiệp vận tải Đức có trụ sở ở Cộng hòa Liên bang Đức và nếu cần, ra Quyết định cần thiết để các doanh nghiệp vận tải này được tham gia.
Điều 5. Hiệp định này có hiệu lực kể từ ngày ký
Làm tại Hà Nội, ngày 09/10/2004 thành hai bản, mỗi bản bằng tiếng Việt, tiếng Đức và tiếng Anh, các văn bản có giá trị như nhau. Trong trường hợp có sự giải thích khác nhau giữa văn bản tiếng Việt và văn bản tiếng Đức, văn bản tiếng Anh sử được dùng làm cơ sở giải thích./.
THAY MẶT CHÍNH PHỦ NƯỚC | THAY MẶT CHÍNH PHỦ |
- 1 Hiệp định số 119/2004/LPQT về Hợp tác tài chính năm 2003 giữa Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ Cộng hoà Liên bang Đức
- 2 Công văn số 1446/CP-QHQT ngày 04/10/2004 của Chính phủ về việc ký hiệp định hợp tác tài chính 2003-2004 với Đức
- 3 Hiệp định số 23/2003/LPQT về hợp tác tài chính năm 2002 giữa Chính phủ Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ Cộng hòa Liên bang Đức
- 4 Hiệp định về hợp tác tài chính năm 2002 giữa Chính phủ CHXNCN Việt Nam và Chính phủ Cộng hoà Liên bang Đức
- 5 Công văn số 588/CP-QHQT ngày 28/05/2002 của Chính phủ về việc ký Hiệp định Hợp tác tài chính với CHLB Đức tài khoá 2001
- 6 Bản ghi nhớ số 94/2004/LPQT về hợp tác tài chính giữa Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Ngân hàng Đầu tư Bắc Âu ký ngày 04/10/1998