VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 17/HD-VKSTC | Hà Nội, ngày 13 tháng 06 năm 2012 |
THỰC HIỆN CÁC CHỈ TIÊU CƠ BẢN ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ CÔNG TÁC NGHIỆP VỤ TRONG NGÀNH KIỂM SÁT NHÂN DÂN
Căn cứ Quyết định số 297/QĐ-VKSTC ngày 13 tháng 6 năm 2012 của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao về việc ban hành Hệ thống chỉ tiêu cơ bản đánh giá kết quả công tác nghiệp vụ trong ngành Kiểm sát nhân dân; Viện kiểm sát nhân dân tối cao hướng dẫn về định mức, phương pháp tính thực hiện các chỉ tiêu cơ bản như sau:
1. Mục đích:
Để các đơn vị nắm chắc những chỉ tiêu cơ bản công tác nghiệp vụ cần tập trung triển khai thực hiện, hướng dẫn cụ thể các tiêu chí xác định các chỉ tiêu, định mức, phương pháp tính chỉ tiêu để đảm bảo việc đánh giá chính xác kết quả thực hiện chức năng, nhiệm vụ và kế hoạch công tác của Ngành.
2. Yêu cầu:
- Việc tính các chỉ tiêu cơ bản đánh giá kết quả công tác nghiệp vụ phải được thực hiện theo đúng Hướng dẫn này, trên cơ sở phản ánh đầy đủ, chính xác kết quả thực hiện chức năng, nhiệm vụ của đơn vị trong thời điểm đánh giá.
- Các chỉ tiêu công tác nghiệp vụ được sử dụng trong các báo cáo công tác 6 tháng và năm của VKSND các cấp cũng như các báo cáo phục vụ các đợt kiểm tra nghiệp vụ của Viện kiểm sát cấp trên.
- Các chỉ tiêu công tác nghiệp vụ được sử dụng làm căn cứ để thực hiện việc kiểm tra, đánh giá chất lượng, hiệu quả công tác kiểm sát của các đơn vị, của VKSND cấp trên với VKSND cấp dưới khi thành lập các đoàn kiểm tra kết quả thực hiện chức năng, nhiệm vụ, kế hoạch công tác kiểm sát hàng năm.
II. ĐỊNH MỨC, PHƯƠNG PHÁP TÍNH CÁC CHỈ TIÊU CƠ BẢN
1.1. Chỉ tiêu về tiến độ giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố
- Yêu cầu cần đạt được của chỉ tiêu là: Giải quyết xong ít nhất 70% số tố giác, tin báo về tội phạm Cơ quan điều tra đã thụ lý. Chỉ tiêu này được áp dụng cho cả 3 cấp kiểm sát.
- Phương pháp tính chỉ tiêu là: Số tố giác, tin báo tội phạm đã giải quyết (Quyết định khởi tố, không khởi tố vụ án hình sự) trên tổng số tố giác, tin báo tội phạm Cơ quan điều tra đã thụ lý phải giải quyết (bao gồm cả số chưa giải quyết xong của kỳ trước chuyển sang). Tỷ lệ này không tính số đã chuyển đến cơ quan khác để giải quyết theo thẩm quyền.
1.2. Chỉ tiêu hạn chế vi phạm thời hạn giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố
- Yêu cầu đạt được của chỉ tiêu này: Số tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố quá hạn giải quyết không quá 20% số tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố chưa giải quyết. Tỷ lệ này áp dụng cho cả 3 cấp kiểm sát.
- Phương pháp tính chỉ tiêu: Số tố giác, tin báo về tội phạm quá hạn giải quyết trên số tố giác, tin báo về tội phạm chưa giải quyết trong kỳ (số tố giác, tin báo tội phạm quá hạn giải quyết để tính tỷ lệ này phải nằm trong số tố giác, tin báo tội phạm chưa giải quyết trong kỳ).
- Chỉ tiêu này đặt ra cho cả 3 cấp kiểm sát là: 1 năm ít nhất tiến hành kiểm sát trực tiếp 1 lần đối với Cơ quan điều tra cùng cấp.
- Phương pháp tính chỉ tiêu: Các đơn vị có quyết định, kế hoạch kiểm sát trực tiếp Cơ quan điều tra và đã ban hành văn bản kết luận kiểm sát. Riêng VKSND tối cao, giao cho Vụ 1A có trách nhiệm chủ trì phối hợp tổ chức thực hiện.
2. Các chỉ tiêu về công tác kiểm sát việc bắt, tạm giữ, tạm giam
2.1. Chỉ tiêu không có trường hợp bị tạm giữ, tạm giam vi phạm thời hạn luật định
- Chỉ tiêu này đặt ra cho cả 3 cấp kiểm sát cần phải đạt là 100%.
- Phương pháp tính chỉ tiêu: Không có trường hợp nào bị giam, giữ quá thời hạn luật quy định mà không có lệnh hoặc quyết định phê chuẩn của cơ quan có thẩm quyền. Các trường hợp vi phạm của Cơ quan điều tra hoặc Tòa án, Viện kiểm sát phải có văn bản kiến nghị và biện pháp xử lý.
2.2. Chỉ tiêu về kiểm sát trực tiếp nhà tạm giữ, trại tạm giam
- Chỉ tiêu đặt ra cho từng cấp kiểm sát như sau:
+ Đối với VKSND cấp huyện: Tiến hành kiểm sát trực tiếp nhà tạm giữ ít nhất 1 lần/ 1 quý.
+ Đối với VKSND cấp tỉnh: Tiến hành kiểm sát trực tiếp trại tạm giam ít nhất 1 lần/ 1 quý.
+ Đối với Vụ 4 VKSND tối cao tiến hành kiểm sát trực tiếp 4 trại tạm giam thuộc Bộ Công an ít nhất 2 lần/ 1 năm; phối hợp với Viện kiểm sát cấp tỉnh kiểm sát trực tiếp 4 trại tạm giam thuộc Công an cấp tỉnh ít nhất 01 lần/ 1 năm.
- Phương pháp tính chỉ tiêu: Có quyết định, kế hoạch kiểm sát trực tiếp và đã ban hành văn bản kết luận kiểm sát.
- Chỉ tiêu này áp dụng cho cả 3 cấp kiểm sát là: ban hành ít nhất 1 kiến nghị/ 1 năm và được cơ quan Công an chấp nhận, tiếp thu.
- Phương pháp tính chỉ tiêu: Kiến nghị nêu trên được hiểu là văn bản kiến nghị những vi phạm mang tính phổ biến trong hoạt động bắt, tạm giữ, tạm giam và thực hiện chế độ giam giữ (không tính các kiến nghị trong các Kết luận kiểm sát trực tiếp nhà tạm giữ, trại tạm giam).
- Chỉ tiêu cụ thể là:
+ Đối với VKSND cấp tỉnh: 1 năm có ít nhất 4 thông báo rút kinh nghiệm nghiệp vụ đối với VKSND cấp huyện.
+ Đối với VKSND tối cao: 1 năm có ít nhất 4 thông báo rút kinh nghiệm nghiệp vụ đối với VKSND cấp tỉnh.
- Phương pháp tính chỉ tiêu: Thông báo rút kinh nghiệm bằng văn bản về những vấn đề mang tính phổ biến, chỉ đạo chung đối với các đơn vị Viện kiểm sát cấp dưới.
3. Các chỉ tiêu về công tác thực hành quyền công tố và kiểm sát điều tra án hình sự
3.1. Chỉ tiêu về tỷ lệ số người bị bắt, tạm giữ về hình sự chuyển khởi tố
- Chỉ tiêu này đặt ra cho cả 3 cấp kiểm sát cần phải đạt là: từ 95% trở lên.
- Phương pháp tính chỉ tiêu: Số người bị bắt, tạm giữ chuyển xử lý hình sự trên tổng số người bị bắt, tạm giữ đã phân loại giải quyết; số không xử lý hình sự là dưới 5% (tỷ lệ này không bao gồm số bắt truy nã và các trường hợp người bị hại rút đơn hoặc không có đơn trong các vụ án khởi tố theo yêu cầu của người bị hại, hoặc thực hiện chính sách hình sự một số vụ án về an ninh quốc gia hoặc người nước ngoài phạm tội).
3.2. Chỉ tiêu về việc xử lý án còn lại của năm trước chuyển sang
- Chỉ tiêu xử lý án còn lại của năm trước chậm nhất là hết quý II đối với Viện kiểm sát cấp huyện, Viện kiểm sát cấp tỉnh và quý III đối với VKSND tối cao.
- Phương pháp tính chỉ tiêu: Số án còn lại của năm trước nêu ở đây bao gồm số án ở Cơ quan điều tra và Viện kiểm sát từ năm kế hoạch trước chuyển sang và chưa có quyết định xử lý của Cơ quan điều tra và Viện kiểm sát, trừ số án tạm đình chỉ điều tra. Số án còn lại của năm trước được coi là đã giải quyết ở Cơ quan điều tra và Viện kiểm sát là các trường hợp cụ thể sau:
+ Ở Cơ quan điều tra gồm: Đã có kết luận điều tra, chuyển hồ sơ sang Viện kiểm sát đề nghị truy tố hoặc đình chỉ điều tra, án có quyết định tạm đình chỉ điều tra, án có quyết định chuyển vụ án cho cơ quan khác để giải quyết theo thẩm quyền.
+ Ở Viện kiểm sát gồm: Đã chuyển hồ sơ truy tố sang Toà án, có các quyết định đình chỉ vụ án, tạm đình chỉ vụ án, trả hồ sơ cho Cơ quan điều tra yêu cầu điều tra bổ sung, quyết định chuyển vụ án cho cơ quan khác để giải quyết theo thẩm quyền.
3.3. Chỉ tiêu về tiến độ giải quyết án trong giai đoạn thực hành quyền công tố và kiểm sát điều tra
- Chỉ tiêu về tiến độ giải quyết án trong giai đoạn thực hành quyền công tố và kiểm sát điều tra áp dụng cho Viện kiểm sát các cấp từ 80% trở lên.
- Phương pháp tính chỉ tiêu: Tính tỷ lệ số án Cơ quan điều tra đã xử lý, giải quyết (kết thúc điều tra, chuyển hồ sơ sang Viện kiểm sát đề nghị truy tố hoặc đình chỉ điều tra hoặc có quyết định tạm đình chỉ điều tra vụ án) trên tổng số vụ án Cơ quan điều tra thụ lý giải quyết trong kỳ (gồm cả số án còn lại của kỳ trước chuyển sang). Tỷ lệ này không bao gồm số vụ án chuyển cho cơ quan khác giải quyết theo thẩm quyền.
3.4. Chỉ tiêu về án đình chỉ điều tra do bị can không phạm tội
- Chỉ tiêu đặt ra cho cả 3 cấp kiểm sát là phấn đấu 100% không có án đình chỉ điều tra do bị can không phạm tội.
- Phương pháp tính chỉ tiêu: Bị can được đình chỉ vì hành vi của họ không đủ yếu tố cấu thành tội phạm hoặc hết thời hạn điều tra nhưng không đủ chứng cứ chứng minh bị can đã thực hiện hành vi phạm tội hoặc họ bị khởi tố nhưng không có sự việc phạm tội xảy ra... Việc xác định các trường hợp đình chỉ điều tra do bị can không phạm tội trong chỉ tiêu này là những trường hợp do có lỗi chủ quan của Kiểm sát viên khi thực hiện chức trách, nhiệm vụ kiểm sát của mình.
3.5. Chỉ tiêu về tỷ lệ án trả hồ sơ để điều tra bổ sung
- Chỉ tiêu áp dụng cho cả 3 cấp kiểm sát (Bao gồm cả án Viện kiểm sát trả hồ sơ cho Cơ quan điều tra và Tòa án trả hồ sơ cho Viện kiểm sát để điều tra bổ sung) như sau: Tổng tỷ lệ trả hồ sơ để điều tra bổ sung giữa các cơ quan tiến hành tố tụng không quá 6%.
- Phương pháp tính chỉ tiêu thực hiện theo Thông tư liên tịch số 01/TTLT-VKSNDTC-BCA-TANDTC ngày 27/8/2010, hướng dẫn việc trả hồ sơ để điều tra bổ sung giữa các cơ quan tiến hành tố tụng, cụ thể: Tỷ lệ này được tính bằng số vụ án hình sự do Viện kiểm sát đã quyết định trả hồ sơ cho Cơ quan điều tra để điều tra bổ sung có căn cứ trên tổng số vụ Cơ quan điều tra đã có kết luận điều tra chuyển hồ sơ đến Viện kiểm sát đề nghị truy tố (bao gồm cả số vụ kết thúc điều tra cũ chưa giải quyết và số vụ mới) cộng với số vụ án hình sự do Toà án đã quyết định trả hồ sơ cho Viện kiểm sát để yêu cầu điều tra bổ sung có căn cứ trên tổng số vụ Viện kiểm sát đã truy tố và chuyển hồ sơ đến Toà án để xét xử (bao gồm cả số vụ truy tố cũ chưa giải quyết và số vụ truy tố mới).
Khi tính chỉ tiêu này cần lưu ý, đối với những vụ án Toà án trả hồ sơ cho Viện kiểm sát, sau đó Viện kiểm sát trả hồ sơ cho Cơ quan điều tra để điều tra bổ sung (trong kỳ) thì chỉ tính một lần là trường hợp án Toà án trả hồ sơ cho Viện kiểm sát để điều tra bổ sung, chứ không tính thêm là trường hợp án Viện kiểm sát trả hồ sơ cho Cơ quan điều tra để điều tra bổ sung.
Số án trả điều tra bổ sung để tính tỷ lệ là số án Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát phải chấp nhận điều tra bổ sung toàn bộ hay một phần mà có lỗi của Viện kiểm sát đã không có yêu cầu điều tra và biện pháp kiểm sát để làm rõ.
3.6. Chỉ tiêu về tiến độ giải quyết án của Viện kiểm sát trong giai đoạn truy tố
- Chỉ tiêu này đặt ra cho cả 3 cấp kiểm sát là từ 95% trở lên.
- Phương pháp tính chỉ tiêu: Đó là tỷ lệ số án Viện kiểm sát đã có quyết định xử lý (có cáo trạng, chuyển hồ sơ truy tố sang Toà án, có quyết định đình chỉ vụ án, trả hồ sơ cho Cơ quan điều tra yêu cầu điều tra bổ sung, quyết định tạm đình chỉ vụ án) trên tổng số vụ án Viện kiểm sát thụ lý giải quyết trong kỳ (gồm cả số án tồn của kỳ trước chuyển sang). Tỷ lệ này không bao gồm số vụ án chuyển cho cơ quan khác giải quyết theo thẩm quyền.
3.7. Chỉ tiêu về xác định và giải quyết án trọng điểm
- Tỷ lệ án trọng điểm được xác định như sau: Đối với VKSND cấp huyện và các đơn vị thực hành quyền công tố và kiểm sát điều tra, kiểm sát xét xử sơ thẩm án hình sự cấp tỉnh: Tỷ lệ xác định và giải quyết án trọng điểm cần đạt ít nhất là 5% trên tổng số án thụ lý; các đơn vị có số lượng án dưới 100 vụ/ 1 năm, số án trọng điểm từ 1 đến 3 vụ.
- Phương pháp tính chỉ tiêu: Chỉ tiêu này được xác định bằng số vụ án trọng điểm trên tổng số vụ án đã thụ lý của Cơ quan điều tra. Án trọng điểm được xác định bằng báo cáo đăng ký án điểm có xác nhận của ba cơ quan tiến hành tố tụng.
3.8. Chỉ tiêu về kiến nghị yêu cầu khắc phục vi phạm của Cơ quan điều tra trong hoạt động điều tra
- Yêu cầu: Chỉ tiêu áp dụng đối với VKSND cấp huyện; các đơn vị thực hành quyền công tố và kiểm sát điều tra, kiểm sát xét xử sơ thẩm án hình sự Viện kiểm sát cấp tỉnh; các đơn vị thực hành quyền công tố và kiểm sát điều tra thuộc VKSND tối cao. Cụ thể, chỉ tiêu cần đạt là mỗi đơn vị 1 năm ít nhất 1 bản kiến nghị và được Cơ quan điều tra chấp nhận, tiếp thu.
- Phương pháp tính chỉ tiêu: Kiến nghị nêu trên là văn bản kiến nghị những vi phạm mang tính phổ biến trong hoạt động điều tra.
- Chỉ tiêu cụ thể là:
+ Đối với VKSND cấp tỉnh: Chỉ tiêu cần đạt là mỗi đơn vị thực hành quyền công tố và kiểm sát điều tra 1 năm có ít nhất 4 thông báo rút kinh nghiệm nghiệp vụ đối với VKSND cấp huyện.
+ Đối với các đơn vị thực hành quyền công tố và kiểm sát điều tra thuộc VKSND tối cao: Chỉ tiêu là 1 năm có ít nhất 4 thông báo rút kinh nghiệm nghiệp vụ đối với VKSND cấp tỉnh.
- Phương pháp tính chỉ tiêu: Thông báo rút kinh nghiệm được ban hành bằng văn bản, về những vấn đề mang tính phổ biến, chỉ đạo chung đối với các đơn vị cấp dưới.
4. Chỉ tiêu về công tác thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử hình sự
- Chỉ tiêu đưa ra cho Viện kiểm sát cấp huyện, Viện kiểm sát cấp tỉnh và các Viện Phúc thẩm 1,2,3 là phấn đấu không có án hủy có liên quan đến trách nhiệm của Viện kiểm sát (án hủy = 0%).
- Phương pháp tính chỉ tiêu: Các vụ án bị Toà án cấp phúc thẩm, giám đốc thẩm, tái thẩm xét xử tuyên hủy có trách nhiệm của Viện kiểm sát trong quá trình thực hành quyền công tố và kiểm sát điều tra, kiểm sát xét xử vụ án (không tính chỉ tiêu đối với vụ án Viện kiểm sát cấp bị hủy án đã có quyết định kháng nghị hoặc đã báo cáo đề nghị kháng nghị nhưng Viện kiểm sát cấp trên không kháng nghị).
4.2. Chỉ tiêu không có bị cáo Tòa án xét xử tuyên không phạm tội
- Chỉ tiêu này áp dụng cho cả 3 cấp kiểm sát, cụ thể: Số bị cáo Toà án xét xử tuyên không phạm tội là 0%.
- Phương pháp tính chỉ tiêu: Các trường hợp Toà xét xử tuyên bị cáo không phạm tội nêu trong chỉ tiêu này gồm: Trường hợp Toà sơ thẩm tuyên bị cáo không phạm tội và không có kháng cáo, kháng nghị; trường hợp Toà sơ thẩm tuyên bị cáo không phạm tội, có kháng cáo, kháng nghị nhưng kết quả xét xử ở các cấp tiếp theo không chấp nhận kháng cáo, kháng nghị đó và vẫn tuyên bị cáo không phạm tội; trường hợp Toà phúc thẩm tuyên bị cáo không phạm tội (cấp sơ thẩm tuyên bị cáo có tội) và không có kháng nghị; trường hợp Toà phúc thẩm tuyên bị cáo không phạm tội (cấp sơ thẩm tuyên bị cáo có tội), có kháng nghị nhưng kết quả xét xử ở các cấp tiếp theo không chấp nhận kháng nghị đó và vẫn tuyên bị cáo không phạm tội.
4.3. Chỉ tiêu về số lượng kháng nghị phúc thẩm của Viện kiểm sát
* Số lượng kháng nghị phúc thẩm ngang cấp:
- Chỉ tiêu này áp dụng cho Viện kiểm sát cấp tỉnh và Viện kiểm sát cấp huyện, tỷ lệ kháng nghị phúc thẩm ngang cấp cần đạt ít nhất là 15% trên số án sơ thẩm bị cấp phúc thẩm sửa, hủy.
- Phương pháp tính: Số kháng nghị phúc thẩm của Viện kiểm sát cấp sơ thẩm so với số bản án, quyết định bị Tòa cấp phúc thẩm xét xử tuyên sửa hoặc hủy trong thời điểm báo cáo; những bản án, quyết định bị sửa, hủy ở đây là những bản án, quyết định đã bị cấp phúc thẩm tuyên sửa hoặc hủy và đình chỉ vụ án hoặc hủy để điều tra hoặc xét xử lại theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự (không bao gồm các trường hợp bản án, quyết định bị hủy và đình chỉ vụ án do “tội phạm đã được đại xá” hoặc “người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội bị chết”).
* Số lượng kháng nghị phúc thẩm của Viện kiểm sát cấp trên:
- Chỉ tiêu áp dụng:
+ Viện kiểm sát cấp tỉnh kháng nghị phúc thẩm, giám đốc thẩm, tái thẩm chiếm ít nhất 5% so với tổng số các vụ án bị Toà án nhân dân tỉnh (phúc thẩm, giám đốc thẩm, tái thẩm) sửa hoặc hủy án.
+ Viện Phúc thẩm 1, 2, 3 kháng nghị phúc thẩm chiếm ít nhất 5% so với tổng số các vụ án bị Toà án nhân dân tối cao xét xử phúc thẩm sửa án hoặc hủy án.
- Phương pháp tính: Số kháng nghị phúc thẩm của Viện kiểm sát cấp trên so với số bản án, quyết định sơ thẩm bị sửa, hoặc hủy để điều tra hoặc xét xử lại, hoặc hủy và đình chỉ vụ án (không bao gồm các trường hợp bản án, quyết định bị hủy do “tội phạm đã được đại xá” hoặc “người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội bị chết”).
4.4. Chỉ tiêu về chất lượng kháng nghị phúc thẩm của Viện kiểm sát
- Chỉ tiêu này áp dụng như sau:
+ Kháng nghị ngang cấp, áp dụng cho Viện kiểm sát cấp tỉnh và Viện kiểm sát cấp huyện: Số bị cáo Viện kiểm sát kháng nghị phúc thẩm ngang cấp được Viện kiểm sát cấp phúc thẩm bảo vệ kháng nghị trên số bị cáo Viện kiểm sát kháng nghị phúc thẩm ngang cấp. Chỉ tiêu cần đạt là từ 85% trở lên.
+ Số bị cáo Viện kiểm sát bảo vệ kháng nghị phúc thẩm được Tòa án xét xử chấp nhận trên số bị cáo Viện kiểm sát kháng nghị phúc thẩm đã xét xử. Chỉ tiêu này áp dụng cho Viện kiểm sát cấp tỉnh và các Viện Phúc thẩm 1,2,3, mức cần đạt là từ 70% trở lên.
- Phương pháp tính chỉ tiêu:
+ Về kháng nghị ngang cấp được Viện kiểm sát bảo vệ: Tính tỷ lệ số bị cáo Viện kiểm sát cấp sơ thẩm (Viện kiểm sát cấp tỉnh hoặc cấp huyện) kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm đối với bản án, quyết định của Tòa án cùng cấp và được Viện kiểm sát cấp phúc thẩm bảo vệ kháng nghị trên số bị cáo Viện kiểm sát cấp sơ thẩm kháng nghị phúc thẩm đối với bản án, quyết định của Tòa án cùng cấp đó.
+ Về kháng nghị Viện kiểm sát bảo vệ được Tòa án xét xử chấp nhận: Tính tỷ lệ số bị cáo có kháng nghị phúc thẩm (Viện kiểm sát cấp tỉnh hoặc các Viện Phúc thẩm 1,2,3) được Viện kiểm sát cấp phúc thẩm bảo vệ và Tòa án xét xử chấp nhận trên số bị cáo Viện kiểm sát kháng nghị phúc thẩm đã được Tòa án xét xử.
4.5. Chỉ tiêu về chất lượng kháng nghị giám đốc thẩm của Viện kiểm sát
- Chỉ tiêu này áp dụng cho VKSND tối cao và VKSND cấp tỉnh, bao gồm:
+ Số bị cáo có kháng nghị của Viện kiểm sát được Toà án xét xử chấp nhận trên số bị cáo Viện kiểm sát đã bảo vệ kháng nghị. Chỉ tiêu cần đạt là từ 85% trở lên.
+ Số bị cáo có kháng nghị của Viện kiểm sát bị rút (kể cả rút tại Tòa) và số bị cáo Tòa án không chấp nhận kháng nghị trên tổng số bị cáo Viện kiểm sát kháng nghị. Chỉ tiêu không quá 20%.
- Phương pháp tính chỉ tiêu:
+ Tính số bị cáo Tòa án chấp nhận kháng nghị của Viện kiểm sát trên tổng số bị cáo Viện kiểm sát bảo vệ kháng nghị đã được TA xét xử.
+ Số bị cáo Viện kiểm sát rút kháng nghị (kể cả rút tại Tòa) và số bị cáo Tòa án không chấp nhận kháng nghị trên số bị cáo Viện kiểm sát kháng nghị.
4.6. Chỉ tiêu phối hợp tổ chức phiên tòa rút kinh nghiệm
- Mỗi Kiểm sát viên làm công tác kiểm sát án hình sự Viện kiểm sát cấp huyện và các đơn vị thực hành quyền công tố và kiểm sát điều tra, kiểm sát xét xử án hình sự Viện kiểm sát cấp tỉnh 1 năm ít nhất tham gia xét xử 1 phiên toà rút kinh nghiệm.
- Phương pháp tính chỉ tiêu: Những phiên tòa xét xử này được tổ chức cho cán bộ, Kiểm sát viên tham dự để rút kinh nghiệm, học tập kỹ năng; báo cáo Viện kiểm sát cấp trên để theo dõi.
- Yêu cầu: Chỉ tiêu áp dụng đối với VKSND cấp huyện; các đơn vị thực hành quyền công tố và kiểm sát điều tra, kiểm sát xét xử án hình sự VKSND cấp tỉnh; các đơn vị Vụ 3, Viện Phúc thẩm 1, 2, 3 VKSND tối cao. Cụ thể, chỉ tiêu cần đạt là mỗi đơn vị 1 năm có ít nhất 1 bản kiến nghị và được cơ quan Toà án chấp nhận, tiếp thu.
- Phương pháp tính chỉ tiêu: Đó là những kiến nghị bằng văn bản, tổng hợp những vi phạm mang tính phổ biến trong hoạt động xét xử của cơ quan Toà án.
- Chỉ tiêu cụ thể:
+ Đối với VKSND cấp tỉnh: Mỗi đơn vị thực hành quyền công tố và kiểm sát điều tra, kiểm sát xét xử án hình sự 1 năm có ít nhất 4 thông báo rút kinh nghiệm nghiệp vụ đối với VKSND cấp huyện (1 thông báo/ 1 quý).
+ Đối với Vụ 3, Viện Phúc thẩm 1, 2, 3 VKSND tối cao: Chỉ tiêu cần đạt là mỗi đơn vị 1 năm có ít nhất 4 thông báo rút kinh nghiệm nghiệp vụ đối với VKSND cấp tỉnh (1 thông báo/ 1 quý).
- Phương pháp tính chỉ tiêu: Thông báo rút kinh nghiệm được ban hành bằng văn bản, về những vấn đề mang tính phổ biến, chỉ đạo chung đối với các đơn vị cấp dưới.
5.1. Chỉ tiêu về tiến độ giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố
- Yêu cầu cần đạt được của chỉ tiêu là: Giải quyết xong ít nhất 70% số tố giác, tin báo về tội phạm Cơ quan điều tra đã thụ lý.
- Phương pháp tính chỉ tiêu là: Số tố giác, tin báo tội phạm Cơ quan điều tra đã giải quyết (Quyết định khởi tố, không khởi tố vụ án hình sự...) trên tổng số tố giác, tin báo tội phạm Cơ quan điều tra đã thụ lý phải giải quyết (bao gồm cả số chưa giải quyết xong của kỳ trước chuyển sang). Tỷ lệ này không tính số đã chuyển đến cơ quan khác để giải quyết theo thẩm quyền.
5.2. Chỉ tiêu hạn chế vi phạm thời hạn giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố
- Yêu cầu đạt được của chỉ tiêu này: Số tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố quá hạn giải quyết không quá 20% số tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố chưa giải quyết.
- Phương pháp tính chỉ tiêu: Số tố giác, tin báo về tội phạm quá hạn giải quyết trên số tố giác, tin báo về tội phạm chưa giải quyết trong kỳ (số tố giác, tin báo tội phạm quá hạn giải quyết để tính tỷ lệ này phải nằm trong số tố giác, tin báo tội phạm chưa giải quyết trong kỳ).
5.3. Chỉ tiêu về tỷ lệ số người bị bắt, tạm giữ về hình sự chuyển khởi tố
- Chỉ tiêu cần phải đạt là: từ 95% trở lên.
- Phương pháp tính chỉ tiêu: Số người bị bắt, tạm giữ chuyển xử lý hình sự trên tổng số người bị bắt, tạm giữ đã phân loại giải quyết; số không xử lý hình sự là dưới 5% (tỷ lệ này không bao gồm số bắt truy nã và các trường hợp người bị hại rút đơn hoặc không có đơn trong các vụ án khởi tố theo yêu cầu của người bị hại, hoặc chính sách hình sự trong một số vụ án về an ninh quốc gia hoặc người nước ngoài phạm tội).
5.4. Chỉ tiêu không để xảy ra việc tạm giữ, tạm giam vi phạm thời hạn luật định
- Chỉ tiêu đặt ra là cần phải đạt 100%.
- Phương pháp tính chỉ tiêu: Không có trường hợp nào bị giam, giữ trong quá trình điều tra để quá thời hạn luật quy định mà không có lệnh hoặc quyết định phê chuẩn của cơ quan có thẩm quyền.
5.5. Chỉ tiêu vể việc giải quyết án của năm trước chuyển sang
- Chỉ tiêu đưa ra là chậm nhất hết quý III phải giải quyết xong số án của năm trước chuyển sang.
- Phương pháp tính chỉ tiêu: Số án của năm trước chuyển sang nêu ở đây là số án Cơ quan điều tra thụ lý từ năm kế hoạch trước chuyển sang và chưa có quyết định xử lý, giải quyết, trừ số án tạm đình chỉ điều tra. Số án của năm trước chuyển sang được coi là đã giải quyết bao gồm: Án đã kết thúc điều tra bằng bản kết luận điều tra, chuyển hồ sơ đề nghị truy tố hoặc đình chỉ điều tra, án có quyết định tạm đình chỉ điều tra, án có quyết định chuyển vụ án cho cơ quan khác để giải quyết theo thẩm quyền.
5.6. Chỉ tiêu về tiến độ điều tra giải quyết án
- Chỉ tiêu về tiến độ giải quyết án là từ 80% trở lên.
- Phương pháp tính chỉ tiêu: Tính tỷ lệ số án Cơ quan điều tra đã xử lý, giải quyết (kết thúc điều tra, chuyển hồ sơ đề nghị truy tố hoặc đình chỉ điều tra hoặc có quyết định tạm đình chỉ điều tra vụ án) trên tổng số vụ án Cơ quan điều tra thụ lý giải quyết trong kỳ (gồm cả số án tồn của kỳ trước chuyển sang). Tỷ lệ này không bao gồm số vụ án chuyển cho cơ quan khác giải quyết theo thẩm quyền.
5.7. Chỉ tiêu về án đình chỉ điều tra do bị can không phạm tội
- Chỉ tiêu đặt ra là phấn đấu 100% không có án đình chỉ điều tra do bị can không phạm tội.
- Phương pháp tính chỉ tiêu: Bị can được đình chỉ vì hành vi của họ không đủ yếu tố cấu thành tội phạm hoặc hết thời hạn điều tra nhưng không đủ chứng cứ chứng minh bị can đã thực hiện hành vi phạm tội hoặc họ bị khởi tố nhưng không có sự việc phạm tội xảy ra... Việc xác định các trường hợp đình chỉ điều tra do bị can không phạm tội trong chỉ tiêu này là những trường hợp do có lỗi chủ quan của Điều tra viên khi thực hiện chức trách, nhiệm vụ của mình.
5.8. Chỉ tiêu về án bị hủy để điều tra lại
- Chỉ tiêu đặt ra là phấn đấu 100% không có án bị hủy để điều tra lại.
- Phương pháp tính chỉ tiêu: Án bị hủy để điều tra lại ở các trình tự xét xử phúc thẩm, giám đốc thẩm và tái thẩm do việc điều tra của Cơ quan điều tra không đầy đủ và có lỗi chủ quan của Điều tra viên khi thực hiện chức trách, nhiệm vụ của mình.
5.9. Chỉ tiêu về tỷ lệ án trả hồ sơ để điều tra bổ sung
- Chỉ tiêu đưa ra là số án trả hồ sơ cho Cơ quan điều tra để điều tra bổ sung không quá 6%.
- Phương pháp tính chỉ tiêu thực hiện theo Thông tư liên tịch số 01/TTLT-VKSNDTC-BCA-TANDTC ngày 27/8/2010, hướng dẫn việc trả hồ sơ để điều tra bổ sung giữa các cơ quan tiến hành tố tụng, cụ thể: Tỷ lệ này được tính bằng số vụ án hình sự do Viện kiểm sát đã quyết định trả hồ sơ cho Cơ quan điểu tra để điều tra bổ sung có căn cứ trên tổng số vụ Cơ quan điều tra đã có kết luận điều tra chuyển hồ sơ đề nghị truy tố (bao gồm cả số vụ kết thúc điều tra cũ chưa giải quyết và số vụ mới).
Số án trả điều tra bổ sung để tính tỷ lệ là số án Cơ quan điều tra phải chấp nhận điều tra bổ sung toàn bộ hay một phần mà có lỗi của Điều tra viên khi thực hiện chức trách, nhiệm vụ của mình.
5.10. Chỉ tiêu về kiến nghị xử lý, phòng ngừa vi phạm, tội phạm trong lĩnh vực tư pháp
- Yêu cầu: Chỉ tiêu cần đạt là 1 năm ít nhất 4 bản kiến nghị và được cơ quan tư pháp chấp nhận, tiếp thu.
- Phương pháp tính chỉ tiêu: Kiến nghị nêu trên được hiểu là văn bản kiến nghị những vi phạm mang tính phổ biến trong lĩnh vực hoạt động tư pháp của cơ quan tư pháp.
6. Các chỉ tiêu về công tác kiểm sát việc giải quyết các vụ, việc dân sự, hôn nhân và gia đình
- Chỉ tiêu áp dụng cho Viện kiểm sát cấp huyện, Viện kiểm sát cấp tỉnh và các Viện Phúc thẩm 1,2,3 là: Không có án bị hủy có liên quan đến trách nhiệm của Viện kiểm sát.
- Phương pháp tính chỉ tiêu: Các vụ án bị Toà án cấp phúc thẩm, giám đốc thẩm, tái thẩm xét xử tuyên hủy có trách nhiệm của Viện kiểm sát trong quá trình kiểm sát không phát hiện được vi phạm để chấn chỉnh, kháng nghị hoặc quan điểm đề nghị giải quyết vụ án sai...
6.2. Chỉ tiêu về số lượng kháng nghị phúc thẩm của Viện kiểm sát
* Số lượng kháng nghị phúc thẩm ngang cấp:
- Chỉ tiêu này áp dụng cho Viện kiểm sát cấp tỉnh và Viện kiểm sát cấp huyện, tỷ lệ kháng nghị phúc thẩm ngang cấp cần đạt ít nhất là 10% trên số án sơ thẩm bị cấp phúc thẩm sửa, hủy.
- Phương pháp tính chỉ tiêu: Số kháng nghị phúc thẩm của Viện kiểm sát cấp sơ thẩm so với bản án, quyết định bị Tòa cấp phúc thẩm xét xử tuyên sửa hoặc hủy trong thời điểm báo cáo (bao gồm cả án bị sửa, hủy một phần và án bị sửa, hủy toàn bộ); những bản án, quyết định bị sửa, hủy ở đây là những bản án, quyết định đã bị cấp phúc thẩm tuyên sửa hoặc hủy và chuyển hồ sơ cho Toà án cấp sơ thẩm để giải quyết lại vụ án, hoặc hủy và đình chỉ giải quyết vụ án (không bao gồm: trường hợp sửa bản án sơ thẩm và công nhận sự thoả thuận của các đương sự khi tại phiên toà phúc thẩm, các đương sự thoả thuận được với nhau về việc giải quyết vụ án theo quy định tại khoản 1 Điều 270 Bộ luật tố tụng dân sự; một số trường hợp bị hủy và đình chỉ giải quyết vụ án trong quy định tại Điều 278 Bộ luật tố tụng dân sự, khoản 31 Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật tố tụng dân sự và các trường hợp bị sửa, hủy khác không thuộc trách nhiệm của Viện kiểm sát).
* Số lượng kháng nghị phúc thẩm của Viện kiểm sát cấp trên:
- Chỉ tiêu áp dụng:
+ Viện kiểm sát cấp tỉnh: số kháng nghị phúc thẩm, giám đốc thẩm, tái thẩm chiếm ít nhất 10% tổng số các vụ án bị Toà án nhân dân tỉnh xét xử phúc thẩm, giám đốc thẩm, tái thẩm tuyên sửa, hủy án.
+ Viện Phúc thẩm 1, 2, 3: kháng nghị chiếm ít nhất 5% tổng số các vụ án bị Toà án nhân dân tối cao xét xử phúc thẩm sửa án hoặc hủy án.
- Phương pháp tính chỉ tiêu: Số kháng nghị phúc thẩm trên một cấp so với số bản án, quyết định sơ thẩm bị sửa, hủy một phần và toàn bộ trong thời điểm báo cáo (không bao gồm: trường hợp sửa bản án sơ thẩm và công nhận sự thoả thuận của các đương sự khi tại phiên tòa phúc thẩm, các đương sự thoả thuận được với nhau về việc giải quyết vụ án theo quy định tại khoản 1 Điều 270 Bộ luật tố tụng dân sự; một số trường hợp bị hủy trong quy định tại Điều 278 Bộ luật tố tụng dân sự, khoản 31 Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật tố tụng dân sự và các trường hợp bị sửa, hủy khác không thuộc trách nhiệm của Viện kiểm sát).
6.3. Chỉ tiêu về chất lượng kháng nghị phúc thẩm của Viện kiểm sát
- Chỉ tiêu này áp dụng như sau:
+ Kháng nghị ngang cấp, áp dụng cho Viện kiểm sát cấp tỉnh và Viện kiểm sát cấp huyện: Số vụ, việc Viện kiểm sát kháng nghị phúc thẩm ngang cấp được Viện kiểm sát cấp phúc thẩm bảo vệ kháng nghị trên số vụ, việc Viện kiểm sát kháng nghị phúc thẩm ngang cấp. Chỉ tiêu cần đạt là từ 90% trở lên.
+ Số vụ, việc Viện kiểm sát bảo vệ kháng nghị phúc thẩm được Tòa án xét xử chấp nhận trên số vụ, việc Viện kiểm sát kháng nghị phúc thẩm đã xét xử. Chỉ tiêu này áp đụng cho Viện kiểm sát cấp tỉnh và các Viện Phúc thẩm 1,2,3, mức cần đạt là từ 80% trở lên.
- Phương pháp tính chỉ tiêu:
+ Về kháng nghị ngang cấp được Viện kiểm sát bảo vệ: Tính tỷ lệ số vụ, việc Viện kiểm sát cấp sơ thẩm (Viện kiểm sát cấp tỉnh hoặc cấp huyện) kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm đối với bản án, quyết định của Tòa án cùng cấp và được Viện kiểm sát cấp phúc thẩm bảo vệ kháng nghị trên số vụ, việc Viện kiểm sát cấp sơ thẩm kháng nghị phúc thẩm đối với bản án, quyết định của Tòa án cùng cấp đó.
+ Về kháng nghị Viện kiểm sát bảo vệ được Tòa án xét xử chấp nhận: Tính tỷ lệ số vụ, việc có kháng nghị phúc thẩm (Viện kiểm sát cấp tỉnh hoặc các Viện Phúc thẩm 1,2,3) được Viện kiểm sát cấp phúc thẩm bảo vệ và Tòa án xét xử chấp nhận trên số vụ, việc Viện kiểm sát kháng nghị phúc thẩm đã được Tòa án xét xử.
6.4. Chỉ tiêu về chất lượng kháng nghị giám đốc thẩm, tái thẩm của Viện kiểm sát
- Chỉ tiêu này áp dụng cho VKSND tối cao và VKSND cấp tỉnh, bao gồm:
+ Tỷ lệ về số kháng nghị của Viện kiểm sát bảo vệ được Toà án xét xử chấp nhận cần đạt ít nhất 85%.
+ Tỷ lệ về số kháng nghị của Viện kiểm sát bị rút không quá 10%.
- Phương pháp tính chỉ tiêu:
+ Tính số vụ, việc Viện kiểm sát bảo vệ kháng nghị được Toà án xét xử chấp nhận toàn bộ kháng nghị trên số vụ, việc Viện kiểm sát kháng nghị chuyển Toà đã xét xử.
+ Số vụ, việc Viện kiểm sát rút kháng nghị (một phần hoặc toàn bộ) trên số vụ, việc Viện kiểm sát kháng nghị (kể cả rút tại Toà).
- Chỉ tiêu áp dụng đối với Viện kiểm sát cấp huyện; phòng Kiểm sát việc giải quyết các vụ, việc dân sự Viện kiểm sát cấp tỉnh; Vụ 5, Viện Phúc thẩm 1, 2, 3 VKSND tối cao. Mức cần đạt là mỗi đơn vị 1 năm có ít nhất 1 bản kiến nghị và được cơ quan Toà án chấp nhận, tiếp thu.
- Phương pháp tính chỉ tiêu: Kiến nghị để tính chỉ tiêu ở đây là những kiến nghị được ban hành bằng văn bản, tổng hợp những vi phạm mang tính phổ biến trong công tác giải quyết các vụ, việc dân sự, hôn nhân và gia đình (không bao gồm những kiến nghị về những vụ, việc cụ thể).
- Chỉ tiêu áp dụng cho Phòng kiểm sát việc giải quyết các vụ, việc dân sự VKSND cấp tỉnh và Vụ 5, Viện Phúc thẩm 1, 2, 3 VKSND tối cao, chỉ tiêu cần đạt là mỗi đơn vị trong 1 quý có ít nhất 1 thông báo rút kinh nghiệm nghiệp vụ đối với Viện kiểm sát cấp dưới.
- Phương pháp tính chỉ tiêu: Thông báo rút kinh nghiệm được ban hành bằng văn bản, về những vấn đề mang tính phổ biến, chỉ đạo chung đối với các đơn vị cấp dưới.
7.1. Chỉ tiêu về số vụ án sơ thẩm, phúc thẩm cố kháng cáo, kháng nghị bị Toà án cấp phúc thẩm, giám đốc thẩm, tái thẩm xét xử tuyên hủy có trách nhiệm của Viện kiểm sát
- Chỉ tiêu áp dụng cho Viện kiểm sát cấp huyện, Viện kiểm sát cấp tỉnh và các Viện Phúc thẩm 1,2,3 là: Không có án bị hủy có liên quan đến trách nhiệm của Viện kiểm sát.
- Phương pháp tính chỉ tiêu: Các vụ án bị Toà án cấp phúc thẩm, giám đốc thẩm, tái thẩm xét xử tuyên hủy có trách nhiệm của Viện kiểm sát trong quá trình kiểm sát không phát hiện được vi phạm để chấn chỉnh, kháng nghị hoặc quan điểm đề nghị giải quyết vụ án sai...
7.2. Chỉ tiêu về số lượng kháng nghị của Viện kiểm sát
* Số lượng kháng nghị phúc thẩm ngang cấp:
- Chỉ tiêu này áp dụng cho Viện kiểm sát cấp tỉnh và Viện kiểm sát cấp huyện, tỷ lệ kháng nghị phúc thẩm ngang cấp cần đạt ít nhất là 10% trên số án sơ thẩm bị cấp phúc thẩm sửa, hủy.
- Phương pháp tính chỉ tiêu: Số kháng nghị phúc thẩm của Viện kiểm sát cấp sơ thẩm so với số bản án, quyết định bị Tòa cấp phúc thẩm xét xử tuyên sửa, hủy trong thời điểm báo cáo (bao gồm cả án bị sửa, hủy một phần và án bị sửa, hủy toàn bộ); những bản án, quyết định bị sửa, hủy ở đây là những bản án, quyết định đã bị cấp phúc thẩm tuyên sửa hoặc hủy và chuyển hồ sơ cho Toà án cấp sơ thẩm để giải quyết lại vụ án, hoặc hủy và đình chỉ giải quyết vụ án (không bao gồm: trường hợp bản án sơ thẩm bị hủy do người khởi kiện rút đơn khởi kiện theo điểm b khoản 1 Điều 203 Luật tố tụng hành chính, bị hủy do có chứng cứ mới quan trọng mà Toà án cấp phúc thẩm không thể bổ sung được theo khoản 3 Điều 205 Luật tố tụng hành chính, bị hủy do phát sinh tình tiết mới, một số trường hợp bị hủy trong quy định tại khoản 4 Điều 205, Điều 228, khoản 1 Điều 120 Luật tố tụng hành chính và các trường hợp bị sửa, hủy khác không thuộc trách nhiệm của Viện kiểm sát).
* Số lượng kháng nghị phúc thẩm của Viện kiểm sát cấp trên:
- Chỉ tiêu áp dụng:
+ Viện kiểm sát cấp tỉnh: Số kháng nghị phúc thẩm, giám đốc thẩm, tái thẩm chiếm ít nhất 10% tổng số các vụ án bị Toà án nhân dân tỉnh xét xử phúc thẩm, giám đốc thẩm, tái thẩm tuyên sửa, hủy án.
+ Viện Phúc thẩm 1, 2, 3: Kháng nghị chiếm ít nhất 5% tổng số các vụ án bị Toà án nhân dân tối cao xét xử phúc thẩm sửa án hoặc hủy án.
- Phương pháp tính chỉ tiêu: Số kháng nghị phúc thẩm trên một cấp so với số bản án, quyết định sơ thẩm bị sửa, hủy một phần và toàn bộ trong thời điểm báo cáo (không bao gồm: trường hợp bản án sơ thẩm bị hủy do người khởi kiện rút đơn khởi kiện theo điểm b khoản 1 Điều 203 Luật tố tụng hành chính, bị hủy do có chứng cứ mới quan trọng mà Toà án cấp phúc thẩm không thể bổ sung được theo khoản 3 Điều 205 Luật tố tụng hành chính, một số trường hợp bị hủy trong quy định tại khoản 4 Điều 205, khoản 1 Điều 120 Luật tố tụng hành chính và các trường hợp bị sửa, hủy khác không thuộc trách nhiệm của Viện kiểm sát).
7.3. Chỉ tiêu về chất lượng kháng nghị phúc thẩm của Viện kiểm sát
- Chỉ tiêu này áp dụng như sau:
+ Kháng nghị ngang cấp, áp dụng cho Viện kiểm sát cấp tỉnh và Viện kiểm sát cấp huyện: Số vụ, việc Viện kiểm sát kháng nghị phúc thẩm ngang cấp được Viện kiểm sát cấp phúc thẩm bảo vệ kháng nghị trên số vụ, việc Viện kiểm sát kháng nghị phúc thẩm ngang cấp. Chỉ tiêu cần đạt là từ 85% trở lên.
+ Số vụ, việc Viện kiểm sát bảo vệ kháng nghị phúc thẩm được Tòa án xét xử chấp nhận trên số vụ, việc Viện kiểm sát kháng nghị phúc thẩm đã xét xử. Chỉ tiêu này áp dụng cho Viện kiểm sát cấp tỉnh và các Viện Phúc thẩm 1,2,3, mức cần đạt là từ 75% trở lên.
- Phương pháp tính chỉ tiêu:
+ Về kháng nghị ngang cấp được Viện kiểm sát cấp phúc thẩm bảo vệ: Tính tỷ lệ số vụ, việc Viện kiểm sát cấp sơ thẩm (Viện kiểm sát cấp tỉnh hoặc cấp huyện) kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm đối với bản án, quyết định của Tòa án cùng cấp và được Viện kiểm sát cấp phúc thẩm bảo vệ kháng nghị trên số vụ, việc Viện kiểm sát cấp sơ thẩm kháng nghị phúc thẩm đối với bản án, quyết định của Tòa án cùng cấp đó.
+ Về kháng nghị Viện kiểm sát bảo vệ được Tòa án xét xử chấp nhận: Tính tỷ lệ số vụ, việc có kháng nghị phúc thẩm (Viện kiểm sát cấp tỉnh hoặc các Viện Phúc thẩm 1,2,3) được Viện kiểm sát cấp phúc thẩm bảo vệ và Tòa án xét xử chấp nhận trên số vụ, việc Viện kiểm sát kháng nghị phúc thẩm đã được Tòa án xét xử.
7.4. Chỉ tiêu về chất lượng kháng nghị giám đốc thẩm, tái thẩm của Viện kiểm sát
- Chỉ tiêu này áp dụng cho VKSND tối cao và VKSND cấp tỉnh, bao gồm:
+ Tỷ lệ về số kháng nghị của Viện kiểm sát được Toà án xét xử chấp nhận cần đạt ít nhất 85%.
+ Tỷ lệ về số kháng nghị của Viện kiểm sát bị rút không quá 10%.
- Phương pháp tính chỉ tiêu:
+ Tính số vụ, việc có kháng nghị của Viện kiểm sát được Toà án xét xử chấp nhận toàn bộ kháng nghị trên số vụ, việc Viện kiểm sát kháng nghị chuyển Toà đã giải quyết.
+ Số vụ, việc Viện kiểm sát rút kháng nghị (một phần hoặc toàn bộ) trên số vụ, việc Viện kiểm sát kháng nghị (kể cả rút tại Toà).
- Chỉ tiêu đặt ra cho cả 3 cấp kiểm sát, áp đụng cho đơn vị kiểm sát việc giải quyết các vụ án kinh doanh thương mại, lao động, hành chính và những việc khác theo quy định của pháp luật (Viện kiểm sát cấp huyện; phòng Kiểm sát việc giải quyết các vụ án kinh doanh thương mại, lao động, hành chính và những việc khác theo quy định của pháp luật Viện kiểm sát cấp tỉnh; Vụ 12, Viện Phúc thẩm 1, 2, 3 VKSND tối cao). Mức cần đạt là mỗi đơn vị 1 năm có ít nhất 1 bản kiến nghị và được Toà án chấp nhận, tiếp thu.
- Phương pháp tính chỉ tiêu: Kiến nghị để tính chỉ tiêu ở đây là những kiến nghị được ban hành bằng văn bản, tổng hợp những vi phạm mang tính phổ biến trong công tác giải quyết các vụ án kinh doanh thương mại, lao động, hành chính và những việc khác theo quy định của pháp luật (không bao gồm những kiến nghị về những vụ, việc cụ thể). Các đơn vị không có án hoặc không có vi phạm thì không tính chỉ tiêu.
7.6. Chỉ tiêu về ban hành thông báo rút kinh nghiệm nghiệp vụ trong công tác kiểm sát việc giải quyết các vụ án kinh doanh thương mại, lao động, hành chính và những việc khác theo quy định của pháp luật
- Chỉ tiêu áp dụng cho Phòng kiểm sát việc giải quyết các vụ án kinh doanh thương mại, lao động, hành chính và những việc khác theo quy định của pháp luật VKSND cấp tỉnh và Vụ 12, Viện Phúc thẩm 1, 2, 3 VKSND tối cao, chỉ tiêu cần đạt là mỗi đơn vị trong 1 quý có ít nhất 1 thông báo rút kinh nghiệm nghiệp vụ đối với Viện kiểm sát cấp dưới.
- Phương pháp tính chỉ tiêu: Thông báo rút kinh nghiệm được ban hành bằng văn bản, về những vấn đề mang tính phổ biến, chỉ đạo chung đối với các đơn vị cấp dưới.
8. Các chỉ tiêu về công tác kiểm sát thi hành án hình sự
8.1. Chỉ tiêu về kiểm sát trực tiếp hoạt động thi hành án của cơ quan thi hành án hình sự
- Yêu cầu: Chỉ tiêu về kiểm sát trực tiếp hoạt động thi hành án hình sự được tiến hành tập trung ở hai nội dung kiểm sát liên quan đến hoạt động thi hành án của hai cơ quan liên quan là:
+ Kiểm sát trực tiếp công tác tổ chức, quản lý, thực hiện các chế độ về thi hành án phạt tù đối với cơ quan thi hành án hình sự và trại giam của cơ quan Công an.
+ Kiểm sát trực tiếp công tác giám sát, giáo dục về thi hành án phạt tù nhưng cho hưởng án treo và thi hành hình phạt cải tạo không giam giữ của Ủy ban nhân dân cấp xã.
Chỉ tiêu đặt ra cho 3 cấp kiểm sát là:
+ Đối với VKSND cấp huyện: 1 năm ít nhất tiến hành kiểm sát trực tiếp 1 lần tại cơ quan Thi hành án hình sự Công an huyện và 20% số UBND cấp xã có bị án đang thi hành án treo, cải tạo không giam giữ.
+ Đối với VKSND cấp tỉnh: 1 năm ít nhất tiến hành kiểm sát trực tiếp 1 lần tại cơ quan Thi hành án hình sự Công an tỉnh và trại giam đóng trên địa bàn tỉnh; ít nhất 6 tháng 1 lần tiến hành kiểm sát trực tiếp trại tạm giam Công an tỉnh.
+ Đối với VKSND tối cao phối hợp với Viện kiểm sát cấp tỉnh: 1 năm ít nhất tiến hành kiểm sát trực tiếp từ 2 đến 4 trại giam thuộc Bộ Công an hoặc cơ quan Thi hành án hình sự cấp tỉnh hoặc huyện.
- Phương pháp tính chỉ tiêu: Có quyết định, kế hoạch kiểm sát trực tiếp và đã ban hành văn bản kết luận, kiến nghị hoặc kháng nghị.
8.2. Chỉ tiêu kiểm sát việc ra quyết định về thi hành án của Toà án trong thời hạn luật định
- Yêu cầu: Chỉ tiêu này áp dụng cho VKSND cấp tỉnh, VKSND cấp huyện là đạt 100%.
- Phương pháp tính chỉ tiêu: Căn cứ tính chỉ tiêu là sổ thụ lý theo dõi và phiếu kiểm sát quyết định về thi hành án hình sự.
8.3. Chỉ tiêu kiểm sát việc lập hồ sơ về giảm án, tạm đình chỉ, hoãn, miễn thi hành án... đúng pháp luật
- Yêu cầu cần đạt đối với chỉ tiêu này áp dụng cho VKSND cấp tỉnh, VKSND cấp huyện là 100%.
- Phương pháp tính chỉ tiêu: Khi tiến hành kiểm sát việc lập hồ sơ của Toà án, Viện kiểm sát đồng thời lập hồ sơ kiểm sát phản ánh đầy đủ các tài liệu liên quan đến việc ra quyết định của Toà án. Vì vậy, căn cứ để tính chỉ tiêu này là thông qua việc lập hồ sơ kiểm sát của Viện kiểm sát.
- Yêu cầu cần đạt đối với chỉ tiêu này áp dụng cho VKSND cấp tỉnh, VKSND cấp huyện là 100%.
- Phương pháp tính chỉ tiêu: Để thực hiện chỉ tiêu trên phải có đủ hai điều kiện là:
+ Người bị kết án phạt tù đang tại ngoại, không tự nguyện thi hành án (tức là đã quá thời hạn tự nguyện thi hành án nhưng người bị kết án không có mặt ở cơ quan Công an để chấp hành án);
+ Có đủ điều kiện bắt thi hành án (đã xác định được người bị kết án phạt tù đang ở đâu; các điều kiện để tổ chức bắt;...).
Đối với những trường hợp này, Viện kiểm sát phải theo dõi việc cơ quan Công an bắt, áp giải thi hành án. Nếu cơ quan Công an không bắt, áp giải thì Viện kiểm sát phải có văn bản yêu cầu Công an bắt, áp giải thi hành án. Trường hợp người bị kết án phạt tù trốn mà Công an không truy nã thì Viện kiểm sát phải có văn bản đề nghị Chánh án Toà án đã ra quyết định thi hành án yêu cầu Công an ra quyết định truy nã và áp dụng các biện pháp truy bắt đối tượng để thi hành án.
Khi tiến hành kiểm sát việc bắt thi hành án của cơ quan Công an, Viện kiểm sát phải kiểm sát 100% hồ sơ bắt thi hành án nhằm nắm được tiến độ, đồng thời có yêu cầu cơ quan Công an đề ra các biện pháp bắt thi hành án kịp thời, hiệu quả. Căn cứ xác định chỉ tiêu là hồ sơ, tài liệu kiểm sát về bắt thi hành án hình sự.
- Chỉ tiêu này áp dụng cho cả 3 cấp kiểm sát là: 1 năm ít nhất ban hành 1 kháng nghị hoặc kiến nghị và được cơ quan Thi hành án hình sự chấp nhận, tiếp thu.
- Phương pháp tính chỉ tiêu: Kháng nghị, kiến nghị nêu trên được hiểu là văn bản kháng nghị, kiến nghị những vi phạm mang tính phổ biến trong hoạt động thi hành án hình sự.
8.6. Chỉ tiêu về ban hành thông báo rút kinh nghiệm nghiệp vụ
- Chỉ tiêu cụ thể là:
+ Đối với VKSND cấp tỉnh: 1 quý ít nhất có 1 thông báo rút kinh nghiệm nghiệp vụ đối với VKSND cấp huyện.
+ Đối với VKSND tối cao: 1 quý ít nhất có 1 thông báo rút kinh nghiệm nghiệp vụ đối với VKSND cấp tỉnh.
- Phương pháp tính chỉ tiêu: Thông báo rút kinh nghiệm được ban hành bằng văn bản, về những vấn đề mang tính phổ biến, chỉ đạo chung đối với các đơn vị Viện kiểm sát cấp dưới.
9. Các chỉ tiêu về công tác kiểm sát thi hành án dân sự
9.1. Chỉ tiêu về việc kiểm sát trực tiếp hoạt động thi hành án của cơ quan thi hành án dân sự
- Chỉ tiêu áp dụng cho 3 cấp kiểm sát như sau:
+ Đối với VKSND cấp tỉnh và VKSND cấp huyện: 1 năm tiến hành kiểm sát trực tiếp ít nhất 1 lần tại cơ quan Thi hành án dân sự.
+ Đối với Vụ Kiểm sát thi hành án dân sự thuộc VKSND tối cao: Phối hợp với Viện kiểm sát cấp tỉnh kiểm sát trực tiếp ít nhất từ 2 đến 4 cơ quan Thi hành án dân sự cấp tỉnh hoặc huyện/ 1 năm
- Phương pháp tính chỉ tiêu: Có quyết định, kế hoạch kiểm sát trực tiếp và đã ban hành văn bản kết luận, kiến nghị hoặc kháng nghị.
- Yêu cầu: Chỉ tiêu này áp dụng cho VKSND cấp tỉnh, VKSND cấp huyện là đạt 100%.
- Phương pháp tính chỉ tiêu: Căn cứ tính chỉ tiêu là sổ thụ lý theo dõi và phiếu kiểm sát quyết định về thi hành án dân sự.
9.3. Chỉ tiêu kiểm sát các hồ sơ hoãn, tạm đình chỉ, đình chỉ, xác minh, phân loại điều kiện thi hành án... đảm bảo đúng quy định của pháp luật
- Yêu cầu cần đạt đối với chỉ tiêu này áp dụng cho VKSND cấp tỉnh, VKSND cấp huyện là 100%.
- Phương pháp tính chỉ tiêu: Khi tiến hành kiểm sát hồ sơ hoãn, tạm đình chỉ, đình chỉ, xác minh, phân loại điều kiện thi hành án... Viện kiểm sát cần đồng thời lập hồ sơ kiểm sát phản ánh đầy đủ các tài liệu liên quan đến việc hoãn, tạm đình chỉ, đình chỉ, xác minh, phân loại điều kiện thi hành án.... Vì vậy, căn cứ để tính chỉ tiêu này là thông qua việc lập hồ sơ kiểm sát của Viện kiểm sát.
- Chỉ tiêu này áp dụng cho cả 3 cấp kiểm sát là: 1 năm ít nhất ban hành 1 kháng nghị hoặc kiến nghị và được cơ quan Thi hành án dân sự chấp nhận, tiếp thu.
- Phương pháp tính chỉ tiêu: Kháng nghị, kiến nghị nêu trên được hiểu là văn bản kháng nghị, kiến nghị những vi phạm mang tính phổ biến trong hoạt động thi hành án dân sự.
9.5. Chỉ tiêu về ban hành thông báo rút kinh nghiệm nghiệp vụ
- Chỉ tiêu cụ thể là:
+ Đối với VKSND cấp tỉnh: 1 quý ít nhất có 1 thông báo rút kinh nghiệm nghiệp vụ đối với VKSND cấp huyện.
+ Đối với VKSND tối cao: 1 quý ít nhất có 1 thông báo rút kinh nghiệm nghiệp vụ đối với VKSND cấp tỉnh.
- Phương pháp tính chỉ tiêu: Thông báo rút kinh nghiệm được ban hành bằng văn bản, về những vấn đề mang tính phổ biến, chỉ đạo chung đối với các đơn vị cấp dưới.
10.1. Chỉ tiêu về tổ chức công tác tiếp dân đảm bảo đúng quy định của pháp luật
- Yêu cầu: Chỉ tiêu đặt ra cho nội dung trên đối với cả 3 cấp kiểm sát là tổ chức tiếp công dân 100% đảm bảo đúng quy định của pháp luật.
- Phương pháp tính chỉ tiêu: Dựa trên các quy định của pháp luật, của Ngành, của đơn vị để xác định chỉ tiêu về tổ chức công tác tiếp dân, cụ thể: tất cả các trường hợp công dân đến trụ sở Viện kiểm sát khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, đề nghị... đều được tiếp đúng quy định; việc bố trí phòng tiếp dân, lịch tiếp dân; phân công cán bộ tiếp công dân, lãnh đạo tiếp công dân... đảm bảo đúng quy định của pháp luật, của Ngành.
10.2. Chỉ tiêu không có khiếu nại, tố cáo thuộc thẩm quyền giải quyết của Viện kiểm sát để quá hạn
- Yêu cầu: Chỉ tiêu đặt ra cho cả 3 cấp kiểm sát là 100% không có khiếu nại, tố cáo để quá hạn.
- Phương pháp tính: Dựa trên các quy định hiện hành của pháp luật về khiếu nại, tố cáo về thời hạn giải quyết đơn khiếu nại, tố cáo.
- Yêu cầu: Chỉ tiêu này áp dụng đối với VKSND cấp tỉnh và VKSND tối cao là 100% không có đơn đề nghị kháng nghị giám đốc thẩm, tái thẩm để quá hạn mà không xử lý, giải quyết.
- Phương pháp tính: Tất cả các đơn đề nghị kháng nghị giám đốc thẩm, tái thẩm Viện kiểm sát thụ lý đều được xử lý, giải quyết dứt điểm trong thời hạn theo quy định của pháp luật về tố tụng hình sự, dân sự, hành chính,...
10.4. Chỉ tiêu về tỷ lệ giải quyết đơn khiếu nại, tố cáo thuộc thẩm quyền của Viện kiểm sát
- Yêu cầu: Chỉ tiêu đặt ra áp dụng cho cả 3 cấp kiểm sát đạt từ 70% trở ỉên.
- Phương pháp tính chỉ tiêu: Tỷ lệ giải quyết đơn khiếu nại, tố cáo thuộc thẩm quyền của Viện kiểm sát được xác định bằng số đơn khiếu nại, tố cáo thuộc tham quyền đã được giải quyết trên số đơn khiếu nại, tố cáo thuộc thẩm quyền Viện kiểm sát phải giải quyết; việc giải quyết đơn khiếu nại, tố cáo thuộc thẩm quyền của Viện kiểm sát phải bằng văn bản.
10.5. Chỉ tiêu về tỷ lệ giải quyết đơn đề nghị kháng nghị giám đốc thẩm, tái thẩm của Viện kiểm sát
- Chỉ tiêu này áp dụng đối với VKSND cấp tỉnh và VKSND tối cao như sau:
+ Đối với VKSND cấp tỉnh: Tỷ lệ giải quyết đạt từ 80% trở lên.
+ Đối với VKSND tối cao (Vụ 3, Vụ 5 và Vụ 12): Tỷ lệ giải quyết đạt từ 25% trở lên.
- Phương pháp tính chỉ tiêu: Số đơn đề nghị kháng nghị giám đốc thẩm, tái thẩm Viện kiểm sát đã giải quyết trên số đơn Viện kiểm sát phải giải quyết; việc giải quyết đơn đề nghị kháng nghị giám đốc thẩm, tái thẩm của Viện kiểm sát phải bằng văn bản.
- Yêu cầu: Chỉ tiêu đặt ra áp dụng cho cả 3 cấp kiểm sát là 1 năm kiểm sát trực tiếp ít nhất 1 đơn vị.
- Phương pháp tính chỉ tiêu: Thông qua việc thực hiện các biện pháp như xác minh, thu thập tài liệu, chứng cứ liên quan đến việc giải quyết khiếu nại, tố cáo của các cơ quan tư pháp; nghiên cứu hồ sơ, tài liệu liên quan đến việc giải quyết khiếu nại do các cơ quan tư pháp cung cấp... để phát hiện, tổng hợp vi phạm pháp luật của các cơ quan này trong việc giải quyết khiếu nại, tố cáo về các hoạt động tư pháp, làm căn cứ để tiến hành trực tiếp kiểm sát. Việc trực tiếp kiểm sát ở đây chỉ tiến hành trong tố tụng hình sự, đối với Cơ quan điều tra, Toà án cùng cấp và cấp dưới; có thể áp dụng trong trường hợp phát hiện các dạng vi phạm phổ biến, diễn ra thường xuyên hoặc vi phạm ở từng vụ việc cụ thể; có thể cùng kết hợp với kiểm sát trực tiếp việc giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm. Căn cứ để tính chỉ tiêu là có quyết định, kế hoạch trực tiếp kiểm sát và đã ban hành văn bản kết luận, kiến nghị hoặc kháng nghị.
10.7. Chỉ tiêu về ban hành thông báo rút kinh nghiệm nghiệp vụ
- Chỉ tiêu cụ thể là:
+ Đối với VKSND cấp tỉnh: 1 quý ít nhất có 1 thông báo rút kinh nghiệm nghiệp vụ đối với VKSND cấp huyện.
+ Đối với VKSND tối cao: 1 quý ít nhất có 1 thông báo rút kinh nghiệm nghiệp vụ đối với VKSND cấp tỉnh.
- Phương pháp tính chỉ tiêu: Thông báo rút kinh nghiệm được ban hành bằng văn bản, về những vấn đề mang tính phổ biến, chỉ đạo chung đối với các đơn vị cấp dưới.
2. Đây là các chỉ tiêu cơ bản của công tác nghiệp vụ kiểm sát. Các đơn vị, trên cơ sở chỉ tiêu cơ bản này có thể xây dựng các chỉ tiêu khác để thực hiện tốt chỉ tiêu cơ bản và nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của đơn vị. Các chỉ tiêu xây dựng không được trái với các chỉ tiêu cơ bản; định mức chỉ tiêu có thể cao hơn nhưng không được thấp hơn so với định mức chỉ tiêu cơ bản.
Nơi nhận: | KT. VIỆN TRƯỞNG |
- 1 Quyết định 379/QĐ-VKSTC năm 2017 về Hệ thống chỉ tiêu cơ bản đánh giá kết quả công tác nghiệp vụ trong ngành Kiểm sát nhân dân và Hướng dẫn thực hiện do Viện trưởng Viện kiểm sát nhân tối cao ban hành
- 2 Quyết định 297/QĐ-VKSTC năm 2012 về Hệ thống chỉ tiêu cơ bản đánh giá kết quả công tác nghiệp vụ trong ngành Kiểm sát nhân dân do Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao ban hành
- 3 Bộ luật tố tụng dân sự sửa đổi 2011
- 4 Luật tố tụng hành chính 2010
- 5 Thông tư liên tịch 01/2010/TTLT-VKSNDTC-BCA-TANDTC hướng dẫn thi hành các quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự về trả hồ sơ để điều tra bổ sung do Viện Kiểm sát nhân dân tối cao - Bộ Công an - Tòa án nhân dân tối cao ban hành
- 6 Bộ luật Tố tụng dân sự 2004
- 1 Quyết định 379/QĐ-VKSTC năm 2017 về Hệ thống chỉ tiêu cơ bản đánh giá kết quả công tác nghiệp vụ trong ngành Kiểm sát nhân dân và Hướng dẫn thực hiện do Viện trưởng Viện kiểm sát nhân tối cao ban hành
- 2 Quyết định 139/QĐ-VKSTC năm 2020 về Hệ thống chỉ tiêu cơ bản đánh giá kết quả công tác nghiệp vụ trong ngành Kiểm sát nhân dân do Viện kiểm sát nhân dân tối cao ban hành
- 3 Công văn 291/VP-VTLT năm 2021 về nâng cao trách nhiệm trong xử lý công việc qua hệ điều hành tác nghiệp do Văn phòng Ủy ban Dân tộc ban hành