TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 258/HD-TLĐ | Hà Nội, ngày 07 tháng 03 năm 2014 |
Căn cứ Luật Công đoàn năm 2012; Điều lệ Công đoàn Việt Nam năm 2013;
Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam hướng dẫn đóng đoàn phí của đoàn viên công đoàn như sau:
I- Đối tượng, mức đóng, tiền lương làm căn cứ đóng đoàn phí, phương thức đóng và quản lý tiền đoàn phí.
1- Đối tượng, mức đóng và tiền lương làm căn cứ đóng đoàn phí.
1.1- Đoàn viên ở các công đoàn cơ sở cơ quan nhà nước, đơn vị thuộc lực lượng vũ trang nhân dân; Tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp; Đơn vị sự nghiệp hưởng lương theo bảng lương, bậc lương do Nhà nước quy định mức đóng đoàn phí hàng tháng bằng 1% tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật về Bảo hiểm xã hội.
Tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội là tiền lương cấp bậc, chức vụ, lương theo hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc và các khoản phụ cấp chức vụ, phụ cấp thâm niên vượt khung, phụ cấp thâm niên nghề. Khi tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội thay đổi thì tiền lương làm căn cứ đóng đoàn phí công đoàn thay đổi theo quy định của pháp luật về Bảo hiểm xã hội.
1.2- Đoàn viên ở các công đoàn cơ sở doanh nghiệp nhà nước (bao gồm cả công đoàn Công ty cổ phần nhà nước giữ cổ phần chi phối) mức đóng đoàn phí công đoàn hàng tháng bằng 1% tiền lương thực lĩnh (tiền lương đã khấu trừ tiền đóng BHXH, BHYT, BHTN, thuế thu nhập cá nhân của đoàn viên), nhưng mức đóng hàng tháng tối đa bằng 10% tiền lương cơ sở theo quy định của Nhà nước.
1.4- Đoàn viên ở các nghiệp đoàn, Công đoàn cơ sở doanh nghiệp khó xác định tiền lương làm căn cứ đóng đoàn phí; đoàn viên công đoàn ở doanh nghiệp đặc biệt khó khăn trong sản xuất, kinh doanh, thu nhập của đoàn viên thấp đóng đoàn phí theo mức ấn định, nhưng mức đóng thấp nhất bằng 1% tiền lương cơ sở theo quy định của Nhà nước.
1.5- Đoàn viên công đoàn công tác ở nước ngoài, mức đóng đoàn phí bằng 1% tiền lương được hưởng ở nước ngoài theo chế độ do Nhà nước quy định.
1.6- Đoàn viên công đoàn hưởng trợ cấp Bảo hiểm xã hội từ 01 tháng trở lên, trong thời gian hưởng trợ cấp không phải đóng đoàn phí; Đoàn viên công đoàn không có việc làm, không có thu nhập, nghỉ việc riêng từ 01 tháng trở lên không hưởng tiền lương, trong thời gian đó không phải đóng đoàn phí.
2- Phương thức đóng đoàn phí.
Đoàn phí do đoàn viên công đoàn đóng hàng tháng cho tổ công đoàn, công đoàn bộ phận, công đoàn cơ sở thành viên, công đoàn cơ sở, nghiệp đoàn (theo phân cấp của công đoàn cơ sở, nghiệp đoàn) hoặc thu qua lương hàng tháng sau khi có ý kiến thỏa thuận của đoàn viên công đoàn.
3- Quản lý tiền đoàn phí.
Tiền đoàn phí do đoàn viên đóng phải được ghi chép, phản ánh đầy đủ, kịp thời vào sổ kế toán và báo cáo quyết toán thu, chi tài chính của công đoàn cơ sở, nghiệp đoàn. Việc phân phối, sử dụng, quản lý tiền đoàn phí thực hiện theo quy định của Tổng Liên đoàn.
II- Tổ chức thực hiện.
1- Liên đoàn Lao động tỉnh, thành phố; Công đoàn ngành TW và tương đương; Công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở có trách nhiệm kiểm tra, hướng dẫn công đoàn cơ sở thu, chi, quản lý tiền đoàn phí theo quy định của Tổng Liên đoàn.
2- Ban Chấp hành Công đoàn cơ sở, nghiệp đoàn có trách nhiệm kiểm tra, đôn đốc, hướng dẫn công đoàn cơ sở thành viên; Công đoàn bộ phận; Tổ công đoàn thu, chi, thanh, quyết toán, quản lý tiền đoàn phí theo quy định của Tổng Liên đoàn và Quy chế chi tiêu nội bộ của công đoàn cơ sở, nghiệp đoàn.
III. Điều khoản thi hành.
Hướng dẫn này có hiệu lực thi hành từ ngày ký. Mức đóng đoàn phí của đoàn viên theo Hướng dẫn này thực hiện từ ngày 01 tháng 01 năm 2014, thay thế Hướng dẫn 1803/HD-TLĐ ngày 29 tháng 11 năm 2013 của Tổng Liên đoàn.
Nơi nhận: | TM. ĐOÀN CHỦ TỊCH |
- 1 Hướng dẫn 1803/HD-TLĐ năm 2013 về đóng đoàn phí công đoàn do Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam ban hành
- 2 Quyết định 1908/QĐ-TLĐ năm 2016 về Quy định quản lý tài chính, tài sản công đoàn; thu, phân phối nguồn thu và thưởng, phạt thu nộp tài chính công đoàn do Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam ban hành
- 3 Quyết định 1908/QĐ-TLĐ năm 2016 về Quy định quản lý tài chính, tài sản công đoàn; thu, phân phối nguồn thu và thưởng, phạt thu nộp tài chính công đoàn do Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam ban hành
- 1 Công văn 449/TLĐ năm 2014 đính chính tài liệu quy định về tài chính công đoàn do Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam ban hành
- 2 Quyết định 270/QĐ-TLĐ năm 2014 về phân cấp thu, phân phối nguồn thu tài chính công đoàn do Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam ban hành
- 3 Quyết định 272/QĐ-TLĐ năm 2014 về thu, chi, quản lý tài chính công đoàn cơ sở do Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam ban hành
- 4 Điều lệ Công đoàn Việt Nam năm 2013
- 5 Luật Công đoàn 2012
- 6 Hướng dẫn 1356/HD-TLĐ thực hiện chế độ tự chủ, tự chịu trách nhiệm về sử dụng biên chế và kinh phí quản lý hành chính đối với cơ quan công đoàn do Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam ban hành