UBND TỈNH ĐIỆN BIÊN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 275/HD-SXD | Điện Biên Phủ, ngày 19 tháng 7 năm 2007 |
Căn cứ Nghị định số 209/2004/NĐ-CP ngày 16/12/2004 của Chính Phủ về quản lý chất lượng công trình xây dựng;
Căn cứ Nghị định số 16/2005/NĐ-CP ngày 07 tháng 02 năm 2005 của Chính Phủ về Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình;
Căn cứ vào Nghị định 112/2006/NĐ-CP ngày 29/9/2006 của Chính Phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 16/2005/NĐ-CP về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình;
Căn cứ Quyết định số 07/2006/QĐ-TTg ngày 10/01/2006 của Thủ tướng Chính Phủ về Phê duyệt Chương trình phát triển kinh tế - xã hội các xã đặc biệt khó khăn vùng đồng bào dân tộc và miền núi giai đoạn 2006 - 2010;
Căn cứ Thông tư số 01/2006/TT-BXD ngày 17 tháng 5 năm 2006 của Bộ Xây dựng Hướng dẫn lập và quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình cơ sở hạ tầng thuộc chương trình phát triển kinh tế - xã hội các xã đặc biệt khó khăn vùng đồng bào dân tộc và miền núi giai đoạn 2006 - 2010;
Căn cứ Thông tư số 07/2006/TT-BXD ngày 10/11/2006 của Bộ Xây dựng Hướng dẫn điều chỉnh dự toán xây dựng công trình (Điều chỉnh mức lương tối thiểu chung từ 350.000 đồng lên 450.000 đồng theo Nghị định số 94/2006/NĐ-CP ngày 07/9/2006;
Sở Xây dựng Hướng dẫn lập và quản lý chi phí đầu tư xây dựng; Hướng dẫn quản lý, bảo vệ, khai thác sử dựng và bảo trì công trình sau đầu tư các công trình cơ sở hạ tầng thuộc chương trình phát triển kinh tế - xã hội các xã đặc biệt khó khăn giai đoạn 2006 - 2010 (chương trình 135 giai đoạn 2) trên địa bàn tỉnh Điện Biên như sau:
ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI ÁP DỤNG
1. Hướng dẫn lập và quản lý chi phí đầu tư xây dựng; Hướng dẫn quản lý, bảo vệ, khai thác sử dựng và bảo trì công trình sau đầu tư được áp dụng cho các công trình cơ sở hạ tầng thuộc chương trình phát triển KT-XH các xã đặc biệt khó khăn (gọi tắt Chương trình 135) và áp dụng cho các công trình xây dựng có tổng mức đầu tư thấp hơn hoặc bằng 7 tỷ đồng, chỉ yêu cầu lập báo cáo kinh tế - kỹ thuật, những chương trình dự án khác ngoài chương trình 135 lồng ghép vốn với Chương trình 135 có tỷ lệ vốn góp dưới 50% tổng mức đầu tư cùng tham gia xây dựng một công trình giai đoạn 2006 - 2010 trên địa bàn tỉnh Điện Biên.
2. Hướng dẫn quản lý, bảo vệ, khai thác sử dựng và bảo trì công trình sau đầu tư có thể áp dụng đối với các công trình hạ tầng nông thôn (Đường giao thông, thủy lợi nhỏ, nước sinh hoạt tập trung, chợ, công trình điện nông thôn, trường học, trạm xá.....) ở các xã trên địa bàn tỉnh thuộc các nguồn vốn đầu tư khác nhau).
LẬP VÀ QUẢN LÝ CHI PHÍ ĐẦU TƯ XÂY DỰNG
Chi phí đầu tư xây dựng bao gồm 4 loại chính như sau:
- Chi phí xây dựng;
- Chi phí thiết bị;
- Chi phí khác;
- Chi phí dự phòng.
a. Chi phí trực tiếp:
- Chi phí vật liệu được xác định trên cơ sở khối lượng theo thiết kế bản vẽ thi công và đơn giá vật liệu của công tác xây dựng tương ứng trong đơn giá xây dựng được ban hành theo Quyết định số 11/2006/QĐ-UBND ngày 07/8/2006 của UBND tỉnh Điện Biên và tính bù trừ chênh lệch vật liệu tại thời điểm lập dự toán (nếu có). Những vật liệu khai thác tại chỗ như gỗ, tre, nứa… phải đảm bảo chất lượng và được tính theo giá mua thực tế phù hợp với mặt bằng giá tại địa điểm xây dựng công trình nhưng phải có biên bản kiểm tra xác nhận của Phòng Tài chính kế hoạch và Phòng hạ tầng kinh tế ở huyện thị đó, riêng cát đá sỏi khai thác tại chỗ thực hiện theo Văn bản số 268/HD-SXD ngày 04/8/2006 của Sở Xây dựng về tính giá khai thác. Trường hợp mua cát đá sỏi tại chỗ thấp hơn giá tại Văn bản 268/HD-SXD của Sở Xây dựng thì lấy theo giá thực tế mua, nếu cao hơn thì chỉ được tính theo giá tại Văn bản số 268.
- Chi phí nhân công: Được xác định trên cơ sở khối lượng theo thiết kế bản vẽ thi công và đơn giá nhân công của công tác xây dựng tương ứng trong đơn giá xây dựng đã được ban hành theo Quyết định số 11/2006/QĐ-UBND của UBND tỉnh Điện Biên và được nhân với hệ số điều chỉnh theo quy định (Hiện nay nhân công được điều chỉnh nhân với 1,286 lần; khi có sự thay đổi về mức lương cơ bản của Nhà nước, Sở Xây dựng sẽ có thông báo về hệ số điều chỉnh theo quy định sau). Trường hợp giao khoán cho lao động tại địa phương thực hiện một phần hoặc toàn bộ công việc thì chi phí nhân công do hai bên thỏa thuận trên cơ sở phù hợp với chi phí nhân công trực tiếp trong dự toán chi phí xây dựng.
- Chi phí sử dụng máy thi công: Được xác định trên cơ sở khối lượng theo thiết kế bản vẽ thi công và đơn giá ca máy ban hành theo Quyết định số 09/2006/QĐ-UBND của UBND tỉnh Điện Biên và được nhân với hệ số điều chỉnh theo quy định (Hiện nay được điều chỉnh nhân với 1,05 lần; khi có sự thay đổi về mức lương cơ bản của Nhà nước, Sở Xây dựng sẽ có thông báo về hệ số điều chỉnh theo quy định sau). Trường hợp những công tác thi công không sử dụng máy mà sử dụng lao động thủ công thay thế thì chi phí cho lao động thủ công được tính không vượt quá chi phí máy thi công trong dự toán.
- Chi phí trực tiếp khác bao gồm: Chi phí bơm nước, vét bùn, thí nghiệm vật liệu, di chuyển nhân lực, di chuyển máy thi công đến địa điểm xây dựng và trong nội bộ công trường và các chi phí khác theo quy định như an toàn lao động, bảo vệ môi trường xung quanh nơi thi công xây dựng công trình.
Chi phí trực tiếp khác được khoán trong dự toán và tính bằng 1,5% của tổng chi phí vật liệu, nhân công và máy thi công nói trên:
CPTT khác = (Vật liệu + Nhân công + Máy thi công) x 1,5%
b. Chi phí chung:
- Bao gồm chi phí quản lý và điều hành sản xuất tại công trường, chi phí phục vụ công nhân, phục vụ thi công và một số chi phí khác. Chi phí chung được tính bằng tỷ lệ % trên chi phí trực tiếp theo loại công trình:
+ Công trình dân dụng là 6,6%;
+ Công trình điện là 6,0%;
+ Công trình giao thông là 5,8%;
+ Công trình thủy lợi nhỏ là 6,0%;
+ Công trình cấp nước sinh hoạt là 5,0%.
- Công thức tính chi phí chung:
CPC = (Vật liệu + Nhân công + Máy thi công + CP TT khác) x tỷ lệ %
- Chi phí chung nói trên được thực hiện cho doanh nghiệp nhận thầu thi công xây dựng công trình. Trường hợp khối lượng xây dựng do xã tự làm thì chi phí chung được tính bằng 50% của mức chi phí chung nói trên.
c. Thu nhập chịu thuế tính trước:
- Được tính bằng tỷ lệ % trên chi phí trực tiếp và chi phí chung:
TNCTTT = (CPTT + CPC) x tỷ lệ %
- Thu nhập chịu thuế tính trước được tính theo tỷ lệ:
+ Công trình dân dụng là 5,5%;
+ công trình điện là 6,0%;
+ Công trình giao thông là 6,0%;
+ Công trình thủy lợi nhỏ là 5,5%;
+ Công trình cấp nước sinh hoạt là 5,5%.
- Đối với khối lượng xây dựng do xã tự làm thì không tính thu nhập chịu thuế tính trước.
d. Thuế giá trị gia tăng:
- Thuế giá trị gia tăng áp dụng cho công tác xây dựng là 10% trên chi phí trực tiếp, chi phí chung và thu nhập chịu thuế tính trước:
TGTGT = (CPTT + CPC + TNCTTT) x 10%
- Khối lượng xây dựng do dân tự làm không tính thuế giá trị gia tăng.
e. Chi phí lán trại tại hiện trường:
Được khoán trong dự toán và tính bằng 2% giá trị dự toán chi phí xây dựng công trình sau thuế. Phần khối lượng dân tự làm không tính chi phí lán trại.
- Chi phí thiết bị bao gồm giá mua, chi phí vận chuyển đến chân công trình, chi phí lưu kho, lưu bãi, bảo dưỡng, bảo quản, lắp đặt, chạy thử và thí nghiệm hiệu chỉnh ( nếu có) bao gồm cả chi phí chung, thu nhập chịu thuế tính trước và thuế giá trị gia tăng (Thuế suất lắp đặt thiết bị là 10%). Chi phí này được lập dự toán như chi phí xây dựng công trình.
- Thiết bị phải được thẩm định giá đến chân công trình căn cứ theo Thông tư Liên tịch số 38/2004/TTLT-BTC-BXD ngày 26/4/2004 của Bộ Tài chính - Bộ Xây dựng Hướng dẫn thực hiện thông báo và kiểm soát giá vật liệu xây dựng; Công văn số 97/HDLN ngày 4 tháng 8 năm 2004 của Liên Ngành Sở Tài chính - Sở Xây dựng tỉnh Điện Biên v/v Hướng dẫn thực hiện thông báo và kiểm soát giá vật liệu xây dựng đến chân công trình.
Chi phí khác bao gồm: Lập Báo cáo KT - KT, lệ phí thẩm định Báo cáo KT - KT, chi phí khảo sát xây dựng, bồi thường giải phóng mặt bằng, tái định cư, chi phí Ban QLDA, lựa chọn nhà thầu, giám sát thi công, thẩm tra, phê duyệt quyết toán, kiểm toán.
1. Chi phí lập Báo cáo KT - KT:
- Được tính bằng % của tổng chi phí xây dựng và chi phí thiết bị trong Báo cáo KT - KT được duyệt và được quy định theo từng loại công trình như sau:
+ Công trình dân dụng bằng 4,07%;
+ Công trình điện bằng 4,1%;
+ Công trình giao thông là 3,5%;
+ Công trình thủy lợi nhỏ là 3,91%;
+ Công trình cấp nước sinh hoạt là 3,75%.
- Trường hợp Báo cáo Kinh tế - Kỹ thuật sử dụng thiết kế điển hình, thiết kế mẫu thì chi phí lập Báo cáo Kinh tế - Kỹ thuật được tính theo mức nói trên nhân với hệ số điều chỉnh là 0,6.
2. Lệ phí thẩm định Báo cáo Kinh tế - Kỹ thuật, chi phí thẩm tra thiết kế bản vẽ thi công và dự toán xây dựng công trình:
- Lệ phí thẩm định Báo cáo Kinh tế - Kỹ thuật theo quy định của Bộ Tài chính
- Chi phí thẩm tra thiết kế bản vẽ thi công và dự toán được tính bằng 0,3% của chi phí xây dựng (chưa có thuế GTGT) trong chi phí đầu tư xây dựng công trình được duyệt cho tất cả các loại công trình, trong đó chi phí thẩm tra dự toán bằng 50% của định mức chi phí nói trên.
3. Chi phí khảo sát xây dựng:
Được xác định bằng dự toán trên cơ sở khối lượng công việc và đơn giá khảo sát được ban hành tại Quyết định số 10/2006/QĐ-UBND ngày 07/8/2006 của UBND tỉnh Điện Biên, chi phí nhân công được điều chỉnh nhân với hệ số điều chỉnh theo quy định (Hiện nay nhân công được điều chỉnh nhân với 1,286 lần, máy 1,05 lần; khi có sự thay đổi về mức lương cơ bản của Chính phủ, Sở Xây dựng sẽ có thông báo về hệ số điều chỉnh theo quy định sau).
4. Chi phí bồi thường giải phóng mặt bằng, tái định cư:
Được thực hiện theo các Quyết định số: 08/2007/QĐ-UBND ngày 09/7/2007 của UBND tỉnh v/v Ban hành đơn giá bồi thường thiệt hại về tài sản, cây trồng và vật nuôi trên đất khi Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn tỉnh Điện Biên; Quyết định số: 15/2005/QĐ- UBND ngày 25/7/2005 của UBND tỉnh V/v ban hành Qui định bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn tỉnh Điên Biên và các văn bản qui phạm pháp luật khác đang có hiệu lực thi hành; Quyết định số 03/2007/QĐ-UB ngày 25/01/2007 của UBND tỉnh Điện Biên v/v Ban hành bảng giá các loại đất trên địa bàn tỉnh Điện Biên.
5. Chi phí Ban quản lý dự án:
- Ban quản lý dự án cấp huyện bằng 2,7% tổng giá trị chi phí xây dựng và thiết bị của công trình trong Báo cáo Kinh tế - Kỹ thuật được duyệt.
- Ban quản lý dự án cấp xã bằng 2,2% tổng giá trị chi phí xây dựng và thiết bị của công trình trong Báo cáo Kinh tế - Kỹ thuật được duyệt.
- Các khoản chi về quản lý chương trình và hoạt động của Ban chỉ đạo chương trình của các cấp chính quyền địa phương không thuộc nội dung chi phí Ban quản lý dự án và không được tính vào chi phí thực hiện dự án.
6. Chi phí lựa chọn nhà thầu xây dựng và nhà thầu cung cấp thiết bị lắp đặt vào công trình:
Được tính không lớn hơn 0,4% của chi phí xây dựng trong chi phí đầu tư xây dựng công trình được duyệt (chưa có thuế GTGT). Trong đó chi phí lập hồ sơ mời thầu bằng 40% của định mức chi phí nói trên.
7. Chi phí giám sát thi công xây dựng, lắp đặt thiết bị công trình:
- Chi phí thuê tư vấn giám sát thi công xây dựng bằng 2,7% của chi phí xây dựng (chưa có thuế GTGT) trong chi phí đầu tư xây dựng công trình được duyệt.
- Chi phí cho Ban giám sát xã bằng 1% của chi phí xây dựng (chưa có thuế GTGT) trong chi phí đầu tư xây dựng công trình được duyệt.
- Chi phí tư vấn giám sát lắp đặt thiết bị áp dụng chung một mức bằng 1% của chi phí thiết bị (chưa có thuế GTGT) trong chi phí đầu tư xây dựng công trình được duyệt.
8. Chi phí thẩm tra, phê duyệt quyết toán, kiểm toán vốn đầu tư:
- Chi phí thẩm tra, phê duyệt quyết toán, kiểm toán vốn đầu tư thực hiện theo quy định của Bộ Tài chính.
- Chi phí cho các công việc còn lại như: lựa chọn nhà thầu khảo sát, tư vấn; giám sát khảo sát xây dựng; kiểm định chất lượng công trình; qui đổi vốn đầu tư; lập định mức, đơn giá (nếu có) và các chi phí khác thì chủ đầu tư lập dự toán chi phí trình người có thẩm quyền quyết định đầu tư xem xét quyết định nhưng không vượt quá 1,5% của chi phí xây dựng.
Chi phí dự phòng được tính bằng 5% trên tổng chi phí xây dựng, chi phí thiết bị và chi phí khác.
QUẢN LÝ, BẢO VỆ, KHAI THÁC SỬ DỤNG VÀ BẢO TRÌ CÔNG TRÌNH SAU ĐẦU TƯ
1. Công trình cơ sở hạ tầng khi được xây dựng xong phải được bàn giao cho UBND xã tiếp nhận để quản lý sử dụng. UBND xã quản lý hồ sơ các dự án cơ sở hạ tầng làm cơ sở cho việc quản lý, bảo vệ, khai thác sử dụng và bảo trì công trình sau đầu tư. (Đối với các công trình do UBND huyện làm Chủ đầu tư, UBND huyện bàn giao cho UBND xã một bộ hồ sơ bao gồm: thiết kế bản vẽ thi công, dự toán và quyết định phê duyệt quyết toán công trình).
2. Mỗi công trình cơ sở hạ tầng sau khi bàn giao đưa vào sử dụng đều phải được UBND xã giao cụ thể cho một tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm quản lý, bảo vệ, khai thác sử dụng và bảo trì công trình theo quy định.
Các tổ chức, cá nhân được được giao quản lý, bảo vệ, khai thác sử dụng và bảo trì công trình bao gồm: các Hợp tác xã, Ban quản lý, Tổ quản lý, Hiệu trưởng nhà trường, Trạm trưởng y tế xã, Trưởng các thôn bản.... Các tổ chức, cá nhân này hiện đã có tại xã hoặc do UBND xã quyết định thành lập mới gồm các thành phần là cán bộ xã, thôn, bản, cán bộ các đoàn thể hoặc người có trách nhiệm, có điều kiện, có trình độ hiểu biết về chuyên môn, có uy tín trong nhân dân.
3. Tổ chức, cá nhân được giao quản lý công trình hạ tầng có trách nhiệm xây dựng và thực hiện Quy chế quản lý, bảo vệ, khai thác sử dụng và bảo trì công trình cụ thể, chi tiết và phù hợp đối với mỗi loại công trình, đảm bảo dân chủ công khai đến mọi người dân và được UBND xã phê duyệt.
1. Bảo trì công trình được thực hiện theo các cấp bảo trì như sau:
a) Công tác duy tu bảo dưỡng: Được tiến hành thường xuyên để đề phòng hư hỏng của từng chi tiết bộ phận công trình.
b) Sửa chữa nhỏ: được tiến hành khi có hư hỏng ở một số chi tiết của bộ phận công trình nhằm khôi phục chất lượng ban đầu của chi tiết đó.
c) Sửa chữa vừa: Được tiến hành khi có hư hỏng hoặc xuống cấp ở một bộ phận công trình nhằm khôi phục chất lượng ban đầu của bộ phận công trình đó.
d) Sửa chữa lớn: Được tiến hành khi có hư hỏng hoặc xuống cấp ở nhiều bộ phận công trình nhằm khôi phục chất lượng ban đầu của công trình.
2. Đối với công trình xây dựng mới tổ chức tư vấn thiết kế khi thiết kế công trình có trách nhiệm lập quy trình bảo trì cụ thể cho từng công trình. Đối với các công trình đang sử dụng chưa có quy trình bảo trì UBND xã thuê tổ chức tư vấn kiểm định, đánh giá chất lượng và lập quy trình bảo trì công trình.
III. Quy chế quản lý, bảo vệ, khai thác sử dụng và bảo trì công trình:
Tổ chức, cá nhân khi được giao quản lý, tùy theo đặc thù của mỗi công trình có trách nhiệm xây dựng Quy chế quản lý, bảo vệ, khai thác sử dụng và bảo trì công trình cụ thể, phù hợp theo các nội dung sau:
1. Tổ chức quản lý:
Khi các công trình hạ tầng được bàn giao đưa vào sử dụng, UBND xã giao cho các tổ chức, cá nhân quản lý theo hướng như sau:
a) Đường giao thông nông thôn giao cho Trưởng các thôn bản quản lý theo địa giới hành chính nơi có đường đi qua.
b) Các công trình thủy lợi và nước sinh hoạt giao cho Hợp tác xã hoặc Ban quản lý thủy lợi và nước sinh hoạt hoặc Tổ quản lý do UBND xã thành lập tại nơi được hưởng lợi từ dự án.
c) Các công trình trường học giao cho Hiệu trưởng nhà trường quản lý.
d) Trạm y tế xã giao cho Trạm trưởng y tế xã quản lý.
e) Công trình chợ giao cho Ban quản lý chợ hoặc Tổ quản lý chợ do UBND xã thành lập.
g) Công trình điện nông thôn giao cho Hợp tác xã hoặc Tổ quản lý điện do UBND xã thành lập để quản lý và kinh doanh điện.
h) Các công trình công cộng của thôn bản thì giao cho Trưởng thôn bản đó quản lý.
2. Bảo vệ công trình:
Công trình phải được kiểm tra, bảo vệ thường xuyên để tránh sự phá hoại của người, gia súc, các phương tiện hoạt động và sự phá hoại của thiên tai. Nghiêm cấm các hành vi xâm lấn, vi phạm hành lang an toàn quy định của công trình. Tùy theo đặc thù của mỗi công trình có quy định về bảo vệ riêng cho phù hợp.
3. Khai thác sử dụng:
Công trình phải được khai thác sử dụng đầy đủ đúng mục đích, phát huy hết công suất, đảm bảo hiệu quả theo mục tiêu dự án đặt ra. Tùy theo đặc thù của mỗi công trình có quy định về khai thác sử dụng công trình cho phù hợp.
4. Quy trình bảo trì công trình:
Thực hiện đúng quy trình bảo trì công trình đã được xây dựng (Do đơn vị tư vấn thiết kế lập khi thiết kế công trình hoặc lập mới) theo các nội dung chính sau:
- Thực hiện việc duy tu bảo dưỡng thường xuyên từng chi tiết, bộ phận công trình trong quá trình khai thác sử dụng. (Thí dụ: Đối với công trình đường giao thông: thường xuyên san đắp tu sửa mặt đường, khơi thông rãnh nước....; Đối với công trình thủy lợi, nước sinh hoạt: Thường xuyên khơi thông đập, hệ thống mương phai, ống cấp nước, bể nước; hót đất sạt lở.....).
- Tổ chức việc sửa chữa nhỏ, sửa chữa vừa công trình kịp thời khi có hư hỏng tại các chi tiết, bộ phận công trình để đảm bảo công trình vận hành sử dụng đảm bảo chất lượng và công suất.
- Tổ chức việc sửa chữa lớn khi công trình bị hư hỏng nặng hoặc bị thiên tai phá hoại để khôi phục lại chất lượng ban đầu và đảm bảo công trình vận hành sử dụng đúng mục tiêu đề ra.
5. Kinh phí, nhân lực:
- Kinh phí, nhân lực cho công tác quản lý, bảo vệ, khai thác sử dụng và bảo trì công trình được huy động từ các nguồn vốn khác nhau và lực lượng lao động xã hội ở địa phương nơi hưởng lợi từ dự án.
- Khi cần sửa chữa vừa và nhỏ công trình, tổ chức cá nhân được giao quản lý công trình huy động lao động xã hội và sự đóng góp của nhân dân địa phương để thực hiện. Đối với các công trình bị thiên tai hoặc hư hỏng nặng thì tổ chức, cá nhân quản lý có trách nhiệm lập hồ sơ dự toán khắc phục sửa chữa, báo cáo UBND xã huy động kinh phí, lực lượng lao động xã hội khắc phục, sửa chữa. Trường hợp công trình hư hỏng nặng, kỹ thuật phức tạp UBND xã báo cáo UBND huyện hỗ trợ một phần kinh phí, kỹ thuật để sửa chữa.
- Khi quy định đóng góp về kinh phí và lao động xã hội các tổ chức, cá nhân được giao quản lý công trình phải bàn bạc, thống thất về mức độ đóng góp hàng tháng hoặc năm với các hộ được hưởng lợi sau đó đề nghị UBND xã trình HĐND xã quyết định mức thu, mức đóng góp cho phù hợp. Số kinh phí thu này phải được quản lý chặt chẽ và sử dụng đúng quy định của Nhà nước.
6. Xử lý các hành vi vi phạm:
Xây dựng quy định cụ thể về xử lý các hành vi vi phạm và giải quyết các khiếu nại tố cáo các vấn đề trong quản lý, bảo vệ, khai thác sử dụng và bảo trì công trình và tổ chức thực hiện nghiêm túc, đúng pháp luật.
IV. Trách nhiệm UBND huyện, UBND xã
1. UBND huyện:
- Tổ chức, hướng dẫn UBND các xã, các tổ chức, cá nhân xây dựng và thực hiện Quy chế quản lý, bảo vệ, khai thác sử dụng và bảo trì công trình; Tổ chức tuyên truyền, phổ biến và giáo dục nhân dân chấp hành tốt các quy định về quản lý, bảo vệ, khai thác sử dụng và bảo trì công trình trên địa bàn.
- Thường xuyên kiểm tra, giám sát, đôn đốc UBND các xã, các tổ chức, cá nhân thực hiện tốt công tác quản lý, bảo vệ, khai thác sử dụng và bảo trì công trình.
- Huy động mọi lực lượng, kinh phí, vật tư, thiết bị để bảo vệ và khắc phục kịp thời công trình hạ tầng nông thôn khi có sự cố thiên tai địch họa gây ra.
- Quản lý phương tiện giao thông quá tải lưu thông trên các tuyến đường.
- Giải quyết tranh chấp khiếu nại tố cáo các vấn đề liên quan đến việc quản lý, bảo vệ, khai thác sử dụng và bảo trì công trình trên địa bàn theo quy định pháp luật.
2. UBND cấp xã:
- Tổ chức quản lý hệ thống các công trình hạ tầng trên địa bàn. Phê duyệt, ban hành Quy chế quản lý, bảo vệ, khai thác sử dụng và bảo trì các công trình hạ tầng trên địa bàn.
- Tuyên truyền phổ biến giáo dục nhân dân chấp hành tốt các quy định về quản lý, bảo vệ, vận hành sử dụng và bảo trì công trình hạ tầng.
- Thường xuyên kiểm tra, nghiệm thu, đôn đốc các tổ chức, cá nhân đã được giao thực hiện công tác quản lý, bảo vệ khai thác sử dụng và bảo trì công trình để khai thác và sử dụng có hiệu quả.
- Giải quyết tranh chấp khiếu nại tố cáo các vấn đề liên quan đến việc quản lý, bảo vệ, khai thác sử dụng và bảo trì công trình trên địa bàn theo quy định pháp luật.
- Tổ chức, lập kế hoạch huy động lao động xã hội tại địa phương tham gia đóng góp kinh phí, vật tư vật liệu để duy tu bảo dưỡng, sửa chữa, bảo trì các công trình do xã quản lý. Trình UBND huyện phê duyệt các công trình phải sửa chữa lớn để triển khai thực hiện.
2. Các tổ chức, cá nhân được giao quản lý công trình sau đầu tư:
- Tổ chức thực hiện việc quản lý, bảo vệ, khai thác sử dụng và bảo trì theo quy định đã được UBND xã phê duyệt.
- Chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc chất lượng công trình xây dựng bị xuống cấp, hư hỏng, hiệu quả sử dụng thấp do không thực hiện các quy định về quản lý, bảo vệ, khai thác sử dụng và bảo trì theo quy định.
Trên đây là Hướng dẫn Lập và quản lý chi phí đầu tư xây dựng; Hướng dẫn Quản lý, bảo vệ, khai thác sử dụng và bảo trì công trình sau đầu tư các công trình cơ sở hạ tầng thuộc chương trình phát triển kinh tế - xã hội các xã đặc biệt khó khăn giai đoạn 2006 - 2010 (chương trình 135 giai đoạn 2) trên địa bàn tỉnh Điện Biên. Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc, đề nghị các đơn vị phản ánh bằng văn bản về Sở Xây dựng để xem xét kịp thời giải quyết./.
Nơi nhận: | GIÁM ĐỐC |
- 1 Hướng dẫn 61/HD-SXD về lập và quản lý chi phí đầu tư xây dựng; quản lý, bảo vệ, khai thác sử dụng và bảo trì công trình sau đầu tư công trình cơ sở hạ tầng thuộc chương trình phát triển kinh tế - xã hội xã đặc biệt khó khăn giai đoạn 2006 - 2010 do Sở Xây dựng tỉnh Điện Biên ban hành
- 2 Hướng dẫn 61/HD-SXD về lập và quản lý chi phí đầu tư xây dựng; quản lý, bảo vệ, khai thác sử dụng và bảo trì công trình sau đầu tư công trình cơ sở hạ tầng thuộc chương trình phát triển kinh tế - xã hội xã đặc biệt khó khăn giai đoạn 2006 - 2010 do Sở Xây dựng tỉnh Điện Biên ban hành
- 1 Công văn 2289/SXD-QLKTXD năm 2013 thực hiện Thông tư 11/2012/TT-BXD hướng dẫn lập và quản lý chi phí bảo trì công trình xây dựng do Sở Xây dựng thành phố Hồ Chí Minh ban hành
- 2 Công văn 74/SXD-QLKT năm 2013 thực hiện Thông tư 11/2012/TT-BXD về chi phí bảo trì công trình xây dựng do Sở Xây dựng tỉnh Lào Cai ban hành
- 3 Thông tư 11/2012/TT-BXD hướng dẫn lập và quản lý chi phí bảo trì công trình xây dựng do Bộ trưởng Bộ Xây dựng ban hành
- 4 Quyết định 2734/2008/QĐ-UBND về Quy định công tác bảo trì công trình cơ sở hạ tầng bằng nguồn vốn thuộc Chương trình 135 trên địa bàn tỉnh Cao Bằng
- 5 Quyết định 08/2007/QĐ-UBND ban hành đơn giá bồi thường thiệt hại về tài sản, cây trồng và vật nuôi trên đất khi Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn tỉnh Điện Biên do Ủy ban nhân dân tỉnh Điện Biên ban hành
- 6 Quyết định 19/2007/QĐ-UBND Quy định quản lý thực hiện Chương trình 106 tỉnh Hà Tĩnh
- 7 Thông tư 07/2006/TT-BXD hướng dẫn điều chỉnh dự toán xây dựng công trình do Bộ Xây dựng ban hành
- 8 Nghị định 112/2006/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 16/2005/NĐ-CP về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình
- 9 Thông tư 01/2006/TT-BXD hướng dẫn lập và quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình cơ sở hạ tầng thuộc chương trình phát triển kinh tế - xã hội các xã đặc biệt khó khăn vùng đồng bào dân tộc và miền núi giai đoạn 2006-2010 do Bộ Xây dựng ban hành
- 10 Quyết định 07/2006/QĐ-TTg phê duyệt Chương trình Phát triển kinh tế - xã hội các xã đặc biệt khó khăn vùng đồng bào dân tộc và miền núi giai đoạn 2006 - 2010 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 11 Nghị định 16/2005/NĐ-CP về việc quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình
- 12 Nghị định 209/2004/NĐ-CP về quản lý chất lượng công trình xây dựng
- 13 Thông tư liên tịch 38/2004/TTLT-BTC-BXD thông báo và kiểm soát giá vật liệu xây dựng trong lĩnh vực đầu tư xây dựng do Bộ Tài chính - Bộ Xây dựng ban hành
- 1 Hướng dẫn 61/HD-SXD về lập và quản lý chi phí đầu tư xây dựng; quản lý, bảo vệ, khai thác sử dụng và bảo trì công trình sau đầu tư công trình cơ sở hạ tầng thuộc chương trình phát triển kinh tế - xã hội xã đặc biệt khó khăn giai đoạn 2006 - 2010 do Sở Xây dựng tỉnh Điện Biên ban hành
- 2 Thông tư 11/2012/TT-BXD hướng dẫn lập và quản lý chi phí bảo trì công trình xây dựng do Bộ trưởng Bộ Xây dựng ban hành
- 3 Quyết định 2734/2008/QĐ-UBND về Quy định công tác bảo trì công trình cơ sở hạ tầng bằng nguồn vốn thuộc Chương trình 135 trên địa bàn tỉnh Cao Bằng
- 4 Công văn 2289/SXD-QLKTXD năm 2013 thực hiện Thông tư 11/2012/TT-BXD hướng dẫn lập và quản lý chi phí bảo trì công trình xây dựng do Sở Xây dựng thành phố Hồ Chí Minh ban hành
- 5 Công văn 74/SXD-QLKT năm 2013 thực hiện Thông tư 11/2012/TT-BXD về chi phí bảo trì công trình xây dựng do Sở Xây dựng tỉnh Lào Cai ban hành
- 6 Quyết định 19/2007/QĐ-UBND Quy định quản lý thực hiện Chương trình 106 tỉnh Hà Tĩnh