- 1 Chỉ thị 07-CT/TW về tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo đối với công tác thương binh, liệt sỹ, người có công và phong trào "đền ơn đáp nghĩa" do Ban chấp hành trung ương ban hành.
- 2 Chỉ thị 100-CT/TW năm 1981 về Cải tiến công tác khoán, mở rộng khoán sản phẩm đến nhóm lao động và người lao động trong hợp tác xã nông nghiệp" do Ban Bí thư ban hành
- 3 Chỉ thị 05-CT/TW năm 2016 của Bộ Chính trị về đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh
- 4 Kết luận 01-KL/TW năm 2021 về tiếp tục thực hiện Chỉ thị 05-CT/TW "Về đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh" do Ban Chấp hành Trung ương ban hành
- 5 Quy định 37-QĐ/TW năm 2021 về những điều đảng viên không được làm do Ban Chấp hành Trung ương ban hành
- 6 Kết luận 21-KL/TW năm 2021 về đẩy mạnh xây dựng, chỉnh đốn Đảng và hệ thống chính trị; kiên quyết ngăn chặn, đẩy lùi, xử lý nghiêm cán bộ, đảng viên suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, biểu hiện "tự diễn biến", "tự chuyển hóa" do Ban Chấp hành Trung ương ban hành
BAN CHẤP HÀNH TRUNG ƯƠNG | ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM |
Số: 30-HD/BTGTW | Hà Nội, ngày 22 tháng 11 năm 2021 |
TUYÊN TRUYỀN KỶ NIỆM CÁC NGÀY LỄ LỚN VÀ SỰ KIỆN LỊCH SỬ QUAN TRỌNG TRONG NĂM 2022
Căn cứ Chỉ thị số 45-CT/TW, ngày 22/7/2010 của Bộ Chính trị về đổi mới, nâng cao hiệu quả tổ chức các ngày kỷ niệm, nghi thức trao tặng, đón nhận danh hiệu vinh dự Nhà nước và các hình thức khen thưởng cao; Kết luận số 88-KL/TW, ngày 18/2/2014 của Bộ Chính trị về tổ chức kỷ niệm 100 năm, trên 100 năm ngày sinh; xây dựng khu lưu niệm, nhà lưu niệm; xây dựng, công bố phim tài liệu về thân thế, sự nghiệp các đồng chí lãnh đạo chủ chốt của Đảng, Nhà nước và lãnh đạo tiền bối tiêu biểu; Quy định số 183-QĐ/TW, ngày 25/3/2019 của Bộ Chính trị về việc tổ chức các chuyến đi công tác cơ sở, dự các cuộc mít tinh, lễ kỷ niệm, đại hội, hội nghị và tiếp khách trong nước của các đồng chí Ủy viên Bộ Chính trị, Ban Bí thư”; Nghị định số 145/2013/NĐ-CP, ngày 29/10/2013 của Chính phủ quy định về tổ chức ngày kỷ niệm; nghi thức trao tặng, đón nhận hình thức khen thưởng, danh hiệu thi đua; nghi lễ đối ngoại và đón, tiếp khách nước ngoài; Nghị định số 111/2018/NĐ-CP, ngày 31/8/2018 của Chính phủ Quy định về ngày thành lập, ngày truyền thống, ngày hưởng ứng của các bộ, ngành, địa phương;
Căn cứ Công văn số 1740-CV/VPTW, ngày 07/9/2021 của Văn phòng Trung ương Đảng thông báo ý kiến của Ban Bí thư về việc tổ chức kỷ niệm một số ngày lễ lớn và sự kiện lịch sử quan trọng trong năm 2022; Ban Tuyên giáo Trung ương hướng dẫn tuyên truyền kỷ niệm các ngày lễ lớn và sự kiện lịch sử quan trọng trong năm 2022 như sau:
1. Tuyên truyền sâu rộng về truyền thống lịch sử, văn hóa và cách mạng của dân tộc; lòng yêu nước, chủ nghĩa anh hùng, ý chí tự lực, tự cường và tinh thần đại đoàn kết toàn dân tộc; góp phần củng cố, bồi đắp niềm tin của Nhân dân vào sự nghiệp đổi mới đất nước và hội nhập quốc tế dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam.
2. Thông qua các hoạt động tuyên truyền kỷ niệm, cổ vũ, động viên các cấp, các ngành, doanh nghiệp và Nhân dân vượt qua khó khăn, thách thức, chung sức, đồng lòng, quyết tâm phòng, chống dịch bệnh hiệu quả, khôi phục và duy trì phát triển kinh tế - xã hội, chăm lo đời sống của Nhân dân.
3. Các hoạt động tuyên truyền, kỷ niệm cần tổ chức bằng nhiều hình thức phù hợp, có trọng tâm, trọng điểm, thiết thực, hiệu quả, tiết kiệm, bảo đảm đúng các quy định hiện hành; lồng ghép với việc tuyên truyền triển khai thực hiện các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, các phong trào thi đua yêu nước, các sự kiện chính trị của đất nước, ban, bộ, ngành, địa phương và các nghị quyết, chỉ thị, kết luận... của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; tạo không khí phấn khởi, tin tưởng, thi đua yêu nước trong các tầng lớp Nhân dân.
a. Nội dung tuyên truyền
- Truyền thống lịch sử vẻ vang của Đảng Cộng sản Việt Nam; những mốc son chói lọi của Đảng qua 92 năm thành lập, xây dựng và trưởng thành; những thắng lợi vĩ đại và thành tựu to lớn của đất nước dưới sự lãnh đạo của Đảng; khẳng định bản lĩnh, trí tuệ, uy tín và năng lực lãnh đạo, năng lực cầm quyền và sức chiến đấu của Đảng.
- Chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam; khẳng định chủ nghĩa xã hội là mục tiêu, lý tưởng của Đảng Cộng sản và Nhân dân Việt Nam; đi lên chủ nghĩa xã hội là yêu cầu khách quan, là con đường tất yếu của cách mạng Việt Nam; tập trung nêu bật những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử trên con đường đi lên chủ nghĩa xã hội của Việt Nam, nhất là trong hơn 30 năm thực hiện công cuộc đổi mới đất nước.
- Kết quả trong công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng thời gian qua, đặc biệt trong triển khai thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 khóa XII; tuyên truyền Kết luận số 21-KL/TW, ngày 25/10/2021 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII về đẩy mạnh xây dựng, chỉnh đốn Đảng và hệ thống chính trị với trọng tâm là kiên quyết ngăn chặn, đẩy lùi, xử lý nghiêm cán bộ, đảng viên suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, biểu hiện "tự diễn biến", "tự chuyển hoá" trong nội bộ; Quy định số 37-QĐ/TW, ngày 25/10/2021 về những điều đảng viên không được làm.
- Kết quả thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh, đối ngoại; các giải pháp bảo đảm an sinh xã hội, hỗ trợ doanh nghiệp phục hồi sản xuất kinh doanh; các phong trào thi đua yêu nước; anh hùng chiến sỹ thi đua, các tập thể, cá nhân điển hình tiên tiến, đặc biệt là những tấm gương sáng, những nghĩa cử cao đẹp của đồng bào, đồng chí, chiến sỹ, đội ngũ y, bác sỹ tuyến đầu trong công tác phòng chống đại dịch Covid-19.
- Những giá trị văn hoá truyền thống, phong tục, tập quán tốt đẹp của dân tộc Việt Nam mỗi khi Tết đến Xuân về; ý thức chấp hành pháp luật về an toàn giao thông, thực hành tiết kiệm, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực, phê phán những hành vi trái với văn hóa, đạo đức, thuần phong mỹ tục của người Việt Nam và các biểu hiện thương mại hóa trong hoạt động lễ hội diễn ra trước, trong và sau Tết nguyên đán.
- Các hoạt động chào mừng 92 năm Ngày thành lập Đảng, mừng xuân Nhâm Dần; các hoạt động “đền ơn đáp nghĩa”, động viên cán bộ, chiến sỹ, người lao động đang làm nhiệm vụ trong dịp Tết, những người có hoàn cảnh khó khăn, nhất là những người bị ảnh hưởng nặng nề của đại dịch Covid-19, đồng bào ở vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo của Tổ quốc.
- Đấu tranh, phản bác thông tin, quan điểm sai trái, thù địch, xuyên tạc, chống phá Đảng, Nhà nước và khối đại đoàn kết toàn dân tộc.
b. Các hoạt động kỷ niệm
- Trung ương:
Lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Uỷ ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, đại diện lãnh đạo các ban, bộ, ngành, đoàn thể Trung ương, thành phố Hà Nội vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh và tưởng niệm các anh hùng liệt sĩ tại Đài tưởng niệm các anh hùng liệt sỹ trên đường Bắc Sơn, thành phố Hà Nội: Văn phòng Chính phủ chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan tổ chức.
- Ban, bộ, ngành, đoàn thể Trung ương và địa phương tùy điều kiện cụ thể tổ chức các hoạt động kỷ niệm, như:
Tổ chức phát động các phong trào thi đua yêu nước; lựa chọn, đào tạo, bồi dưỡng quần chúng ưu tú, giới thiệu cho tổ chức Đảng xem xét kết nạp vào dịp 3/2.
Tổ chức tọa đàm, hội thảo khoa học, gặp mặt đảng viên tiêu biểu, các hoạt động văn hóa - văn nghệ, thể dục - thể thao chào mừng.
Tổ chức tốt công tác thông tin, tuyên truyền trên báo, tạp chí, trang thông tin điện tử, mạng xã hội, các phương tiện cổ động trực quan, hội nghị báo cáo viên, tuyên truyền viên; thông qua các ấn phẩm tuyên truyền…
1.2. Giỗ Tổ Hùng Vương (mùng 10 tháng 3 âm lịch)
a. Nội dung tuyên truyền
- Truyền thống dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam; giáo dục các thế hệ người Việt Nam, nhất là thế hệ trẻ hướng về cội nguồn của dân tộc, tri ân các Vua Hùng đã có công dựng nước và các bậc tiền nhân có công lao to lớn trong công cuộc đấu tranh chống giặc ngoại xâm, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
- Các giá trị truyền thống, lịch sử, văn hóa của đất nước và con người Việt Nam được vun đắp, hình thành từ thời đại Hùng Vương đến thời đại Hồ Chí Minh; tập trung nêu bật những kết quả trong việc kế thừa, phát huy truyền thống văn hóa dân tộc, xây dựng, phát triển văn hóa, con người Việt Nam qua 35 năm thực hiện công cuộc đổi mới đất nước, gắn với tuyên truyền những nội dung cốt lõi trong Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng về xây dựng, phát triển văn hóa và con người Việt Nam.
- Vai trò của sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; khẳng định các dân tộc trong cộng đồng Việt Nam bình đẳng, đoàn kết, tôn trọng, giúp đỡ lẫn nhau vượt qua khó khăn, thách thức, chiến thắng đại dịch Covid-19, xây dựng, phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm an sinh xã hội, bảo vệ sức khỏe và đời sống Nhân dân.
b. Các hoạt động kỷ niệm
- Tại Phú Thọ: Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân và Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Phú Thọ tổ chức lễ dâng hương, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Phú Thọ là Chủ lễ dâng hương.
- Các tỉnh, thành phố, các ban, bộ, ngành Trung ương: Tập trung chỉ đạo làm tốt công tác tuyên truyền trên báo chí, trang thông tin điện tử, các phương tiện thông tin, cổ động trực quan...
1.3. Kỷ niệm 47 năm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2022)
a. Nội dung tuyên truyền
- Giá trị và ý nghĩa lịch sử, tầm vóc thời đại của cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước; khẳng định sự lãnh đạo đúng đắn, sáng suốt của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh là nhân tố quyết định làm nên thắng lợi vĩ đại của dân tộc, giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.
- Nêu bật sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc, tinh thần anh dũng, mưu trí, sáng tạo, quả cảm, vượt mọi gian khổ hy sinh của quân và dân ta; vai trò của hậu phương lớn miền Bắc với tiền tuyến lớn miền Nam; sự giúp đỡ to lớn của bạn bè quốc tế, của nhân dân lao động và lực lượng tiến bộ, yêu chuộng hòa bình trên thế giới đối với sự nghiệp đấu tranh giành độc lập dân tộc, thống nhất đất nước, đưa cả nước đi lên chủ nghĩa xã hội.
- Nét độc đáo, đặc sắc nhất của nghệ thuật quân sự Việt Nam trong Chiến dịch Hồ Chí Minh, đỉnh cao là Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa xuân 1975, giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước; những bài học kinh nghiệm quý báu về tập hợp lực lượng, phát huy sức mạnh của ý chí thống nhất đất nước và khát vọng hòa bình vào sự nghiệp xây dựng, phát triển và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.
- Tôn vinh và tri ân các anh hùng, liệt sỹ, thương binh, bệnh binh, đồng bào, chiến sỹ đã hy sinh tính mạng, cống hiến sức lực, trí tuệ và của cải, làm nên Đại thắng mùa xuân năm 1975; chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và sự quan tâm giúp đỡ của doanh nghiệp, tổ chức xã hội và các cấp, các ngành đối với các gia đình thương binh, liệt sỹ, người có công với nước.
- Đấu tranh, phản bác những thông tin, quan điểm sai trái, thù địch, xuyên tạc lịch sử, phủ định vai trò lãnh đạo của Đảng, Chủ tịch Hồ Chí Minh và công lao, đóng góp của các tầng lớp Nhân dân trong sự nghiệp đấu tranh giành độc lập tự do cho dân tộc, hòa bình thống nhất đất nước.
b. Các hoạt động kỷ niệm
Tại Hà Nội: Lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Uỷ ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, đại diện lãnh đạo các ban, bộ, ngành, đoàn thể Trung ương và thành phố Hà Nội vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh và tưởng niệm các anh hùng liệt sỹ tại Đài tưởng niệm các anh hùng liệt sỹ trên đường Bắc Sơn, thành phố Hà Nội: Văn phòng Chính phủ chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan tổ chức.
Tại Thành phố Hồ Chí Minh: Thành ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Thành phố Hồ Chí Minh dâng hương và đặt vòng hoa tưởng niệm các Anh hùng liệt sỹ tại Nghĩa trang liệt sỹ Thành phố.
Các ban, bộ, ngành, đoàn thể Trung ương và địa phương: Tổ chức tốt công tác tuyên truyền trên báo chí, trang thông tin điện tử, các phương tiện cổ động trực quan, hội thảo, tọa đàm; thông qua hội nghị báo cáo viên, tuyên truyền viên và sinh hoạt của các tổ chức chính trị - xã hội; các hoạt động văn hóa - văn nghệ, thể dục - thể thao; chú trọng tuyên truyền cho đối tượng là thanh niên, học sinh, sinh viên và Nhân dân ở vùng sâu, vùng xa...
1.4. Kỷ niệm 68 năm Ngày Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2022)
a. Nội dung tuyên truyền
- Tuyên truyền đường lối kháng chiến: toàn dân, toàn diện, trường kỳ kháng chiến của Đảng; khẳng định sự lãnh đạo, chỉ đạo đúng đắn, sáng tạo của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh đối với chiến dịch Đông-Xuân 1953-1954 và Chiến thắng Điện Biên Phủ cũng như toàn bộ cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược.
- Nêu bật thắng lợi vĩ đại trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược; khẳng định ý nghĩa to lớn và sâu sắc của chiến thắng Điện Biên Phủ đối với dân tộc và thời đại; tôn vinh và tri ân các anh hùng, liệt sỹ, các tướng lĩnh, cán bộ, chiến sỹ, thanh niên xung phong, dân công hỏa tuyến và quân dân cả nước đã anh dũng chiến đấu, hy sinh, đóng góp sức lực, trí tuệ, của cải làm nên chiến thắng Điện Biên Phủ “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”.
- Niềm tự hào, phát huy tinh thần Chiến thắng Điện Biên Phủ, quyết tâm xây dựng các tỉnh vùng Tây Bắc cùng với cả nước phát triển phồn vinh, hạnh phúc.
b. Các hoạt động kỷ niệm
- Tại tỉnh Điện Biên: Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Điện Biên dâng hương, dâng hoa tại Tượng đài Chiến thắng Điên Biên Phủ và Nghĩa trang liệt sỹ Điện Biên Phủ.
- Các ban, bộ, ngành, đoàn thể Trung ương và địa phương chỉ đạo tổ chức tốt công tác thông tin, tuyên truyền thông qua hội thảo, tọa đàm, hội nghị báo cáo viên, tuyên truyền viên, sinh hoạt chính trị - xã hội, ấn phẩm tuyên truyền, trên các báo chí, trang thông tin điện tử và các phương tiện thông tin cổ động trực quan.
1.5. Kỷ niệm 132 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 - 19/5/2022)
a. Nội dung tuyên truyền
- Thân thế, cuộc đời hoạt động cách mạng của Chủ tịch Hồ Chí Minh; tôn vinh những cống hiến vĩ đại của Người đối với sự nghiệp cách mạng của Đảng và dân tộc Việt Nam, với phong trào cộng sản và công nhân quốc tế; thể hiện lòng thành kính tưởng nhớ, tri ân sâu sắc của Nhân dân Việt Nam và tình cảm yêu mến, kính trọng của nhân dân các nước trên thế giới đối với Chủ tịch Hồ Chí Minh.
- Khẳng định sức sống trường tồn của tư tưởng Hồ Chí Minh; phân tích, làm rõ sự vận dụng và phát triển sáng tạo tư tưởng Hồ Chí Minh trong sự nghiệp đổi mới, công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhập quốc tế; tập trung tuyên truyền về nội dung, giá trị và ý nghĩa to lớn của tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh; khẳng định tư tưởng Hồ Chí Minh, chủ nghĩa Mác-Lênin là nền tảng tư tưởng, kim chỉ nam cho hành động của Đảng, là động lực, nguồn sức mạnh to lớn để toàn Đảng, toàn dân và toàn quân ta phát huy nội lực, vượt qua khó khăn, thách thức, thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng và nhiệm vụ cách mạng trong giai đoạn mới.
- Kết quả đạt được sau 5 năm thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW của Bộ Chính trị khóa XII; sự tích cực của các cấp, các ngành trong triển khai Kết luận số 01-KL/TW của Bộ Chính trị khóa XIII về tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW “Về đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”. Tập trung phát hiện, nhân rộng mô hình hay, cách làm sáng tạo, hiệu quả trên các lĩnh vực của đời sống xã hội; biểu dương kịp thời những tập thể, cá nhân điển hình tiên tiến, gương “người tốt, việc tốt”; phê bình những tổ chức Đảng có biểu hiện lơ là hoặc triển khai Kết luận số 01-KL/TW có tính chất hình thức, thiếu sáng tạo, hiệu quả.
- Đấu tranh, phản bác các thông tin, quan điểm sai trái, xuyên tạc về thân thế, sự nghiệp cách mạng của Chủ tịch Hồ Chí Minh và những giá trị to lớn của tư tưởng Hồ Chí Minh.
b. Các hoạt động kỷ niệm
- Lễ dâng hương, dâng hoa:
Tại Hà Nội: Lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Uỷ ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, đại diện lãnh đạo các ban, bộ, ngành, đoàn thể Trung ương và thành phố Hà Nội vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh và tưởng niệm các anh hùng liệt sỹ tại Đài tưởng niệm các anh hùng liệt sỹ trên đường Bắc Sơn, thành phố Hà Nội: Văn phòng Chính phủ chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan tổ chức.
Tại Nghệ An: Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Nghệ An dâng hoa tại Tượng đài Chủ tịch Hồ Chí Minh ở Quảng trường Hồ Chí Minh, thành phố Vinh; Khu di tích lịch sử Kim Liên, huyện Nam Đàn.
- Các ban, bộ, ngành, đoàn thể Trung ương và địa phương tổ chức tốt công tác thông tin, tuyên truyền bằng nhiều hình thức, như: hội thảo, tọa đàm, hội nghị báo cáo viên, trên báo chí, trang điện tử, các phương tiện thông tin cổ động trực quan, sinh hoạt của các tổ chức chính trị - xã hội, các ấn phẩm tuyên truyền...
a. Nội dung tuyên truyền
- Bối cảnh, diễn biến, nguyên nhân thắng lợi, ý nghĩa lịch sử và bài học kinh nghiệm của Cách mạng tháng Tám năm 1945; khẳng định tầm vóc thời đại của Cách mạng tháng Tám và sự ra đời nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (nay là nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam); sự vận dụng sáng tạo những bài học kinh nghiệm của Cách mạng tháng Tám trong công cuộc đổi mới đất nước, hội nhập quốc tế và xây dựng, bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.
- Những thắng lợi vĩ đại và thành tựu to lớn của đất nước gần tám thập kỷ qua, nhất là sau hơn 30 năm thực hiện đường lối đổi mới đất nước do Đảng khởi xướng và lãnh đạo; khẳng định đất nước ta chưa bao giờ có được cơ đồ, tiềm lực, vị thế và uy tín quốc tế như ngày nay; nêu bật công lao, cống hiến to lớn của toàn Đảng, toàn dân và toàn quân ta, sự giúp đỡ quý báu của bạn bè quốc tế trong các giai đoạn cách mạng.
- Lòng tự hào, tự tôn dân tộc, tinh thần yêu nước, ý chí tự lực, tự cường, sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc và khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc trong mỗi người Việt Nam, nhất là đối với thế hệ trẻ hiện nay.
- Đấu tranh, phản bác các thông tin, quan điểm sai trái, thù địch, xuyên tạc lịch sử, phủ nhận giá trị, ý nghĩa của Cách mạng tháng Tám, vai trò lãnh đạo của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh; bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.
b. Các hoạt động kỷ niệm: Tại Hà Nội, Lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Uỷ ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, đại diện lãnh đạo các ban, bộ, ngành, đoàn thể Trung ương và thành phố Hà Nội vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh và dâng hương, dâng hoa tưởng niệm các anh hùng liệt sĩ tại Đài tưởng niệm các anh hùng liệt sỹ trên đường Bắc Sơn, thành phố Hà Nội: Văn phòng Chính phủ chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan tổ chức.
1.7. Kỷ niệm 75 năm Ngày Ngày Thương binh Liệt sỹ (27/7/1947 - 27/7/2022)
a. Nội dung tuyên truyền
- Ý nghĩa lịch sử, chính trị, xã hội và giá trị nhân văn của Ngày Thương binh Liệt sỹ; truyền thống tốt đẹp “Uống nước nhớ nguồn”, “Ăn quả nhớ người trồng cây” của dân tộc; thể hiện lòng biết ơn của Đảng, Nhà nước và Nhân dân ta đối với các thương binh, liệt sỹ và người có công với cách mạng; tôn vinh và khẳng định sự cống hiến, hy sinh của các thương binh, liệt sỹ và người có công với cách mạng là vô giá...
- Những thành tựu nổi bật trong công tác thương binh, liệt sỹ và người có công với cách mạng trong 75 năm qua, nhất là kết quả 16 năm thực hiện Chỉ thị số 07-CT/TW, ngày 14/12/2006 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về “Tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo đối với công tác thương binh, liệt sỹ, người có công và phong trào “Đền ơn đáp nghĩa”; trong đó cần nhấn mạnh những kết quả nổi bật trong việc xây dựng và thực hiện chính sách, chế độ ưu đãi đối với người có công; về kết quả thực hiện việc chăm sóc thương binh, bệnh binh, gia đình liệt sỹ và phụng dưỡng bà mẹ Việt Nam anh hùng, về công tác tìm kiếm, quy tập hài cốt liệt sỹ, về việc khơi dậy và phát huy tinh thần tự lực, tự cường của các thương binh, bệnh binh, người có công với cách mạng,…; đấu tranh, phê phán những biểu hiện tiêu cực trong triển khai thực hiện chính sách, chế độ ưu đãi đối với thương binh, liệt sỹ và người có công; đồng thời đề xuất, kiến nghị giải pháp thực hiện tốt công tác thương binh, liệt sỹ và người có công với cách mạng.
- Biểu dương những thương binh, bệnh binh, gia đình liệt sỹ, người có công với cách mạng vượt khó vươn lên, tích cực tham gia các phong trào thi đua yêu nước; phát hiện, nhân rộng các điển hình tiên tiến trong các phong trào “đền ơn đáp nghĩa”, chung sức giúp đỡ các gia đình chính sách khắc phục khó khăn, cải thiện cuộc sống.
b. Các hoạt động kỷ niệm
- Lễ dâng hương, dâng hoa
Tại Hà Nội, Lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Uỷ ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, đại diện lãnh đạo các ban, bộ, ngành, đoàn thể Trung ương và thành phố Hà Nội vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh và dâng hương, dâng hoa tưởng niệm các anh hùng liệt sĩ tại Đài tưởng niệm các anh hùng liệt sỹ trên đường Bắc Sơn, thành phố Hà Nội: Văn phòng Chính phủ chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan tổ chức.
Tại thành phố Hồ Chí Minh: Thành ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Thành phố Hồ Chí Minh dâng hương và đặt vòng hoa tưởng niệm các Anh hùng liệt sỹ tại Nghĩa trang liệt sỹ Thành phố.
Tại Quảng Trị: Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Quảng Trị dâng hương và đặt vòng hoa tưởng niệm các Anh hùng liệt sỹ tại Nghĩa trang liệt sỹ quốc gia Trường Sơn.
- Các hoạt động kỷ niệm khác:
Tổ chức Chương truyền hình trực tiếp gặp mặt nhân chứng lịch sử, tri ân các anh hùng liệt sĩ, thương binh, bệnh binh và người có công với cách mạng: Ban Tuyên giáo Trung ương chủ trì, chỉ đạo Đài Truyền hình Việt Nam thực hiện.
Tổ chức lễ dâng hương và thắp nến tri ân các anh hùng liệt sĩ tại các nghĩa trang liệt sĩ trên toàn quốc: Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh chủ trì, phối hợp với Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội, các cơ quan, đơn vị liên quan thực hiện.
Các ban, bộ, ngành, đoàn thể Trung ương và địa phương: Tổ chức tốt công tác tuyên truyền trên báo chí, trang thông tin điện tử, các phương tiện cổ động trực quan, hội thảo, tọa đàm; thông qua hội nghị báo cáo viên, tuyên truyền viên và sinh hoạt của các tổ chức chính trị - xã hội; các hoạt động văn hóa - văn nghệ, thể dục - thể thao; chú trọng tuyên truyền cho đối tượng là thanh niên, học sinh, sinh viên và Nhân dân ở vùng sâu, vùng xa...
a. Nội dung tuyên truyền
- Thân thế, cuộc đời hoạt động và những cống hiến to lớn của đồng chí Tổng Bí thư Lê Hồng Phong đối với sự nghiệp cách mạng của Đảng và dân tộc ta, với phong trào cộng sản và công nhân quốc tế.
- Tấm gương về đạo đức cách mạng sáng ngời của đồng chí Lê Hồng Phong - Người chiến sỹ cộng sản suốt đời hy sinh cho độc lập, tự do của Tổ quốc, hạnh phúc của Nhân dân, tận trung với Đảng, tận hiếu với dân, son sắt thủy chung với đồng chí, bạn bè, luôn lạc quan tin tưởng vào thắng lợi của cách mạng.
- Các hoạt động tuyên truyền kỷ niệm diễn ra ở ban, bộ, ngành, đoàn thể Trung ương và địa phương, nhất là trên quê hương Nghệ An.
b. Các hoạt động kỷ niệm
- Tại Nghệ An:
Tổ chức Lễ dâng hương, Lễ kỷ niệm với quy mô cấp tỉnh: Tỉnh Nghệ An chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan thực hiện; lãnh đạo tỉnh Nghệ An đọc diễn văn kỷ niệm.
Tôn tạo, trùng tu khu lưu niệm, nhà lưu niệm đồng chí Lê Hồng Phong: Thực hiện theo Hướng dẫn số 07-HD/BTGTW, ngày 24/5/2021 của Ban Tuyên giáo Trung ương về xây dựng, trùng tu, tôn tạo khu lưu niệm, nhà lưu niệm các đồng chí lãnh đạo chủ chốt của Đảng, Nhà nước và lãnh đạo tiền bối tiêu biểu.
- Các ban, bộ, ngành, đoàn thể Trung ương và địa phương
Ban Tuyên giáo Trung ương chỉ đạo, hướng dẫn và biên soạn, phát hành đề cương tuyên truyền kỷ niệm; chủ trì, phối hợp với Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch chỉ đạo Hãng phim Tài liệu và Khoa học Trung ương bổ sung tư liệu mới phim tài liệu về đồng chí Lê Hồng Phong.
Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh chủ trì, phối hợp với Ban Tuyên giáo Trung ương và tỉnh Nghệ An tổ chức Hội thảo khoa học cấp bộ (ngành).
Các ban, bộ, ngành, đoàn thể Trung ương và địa phương, nhất là các cơ quan thông tấn, báo chí đẩy mạnh tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng, trang thông tin điện tử, các ấn phẩm tuyên truyền (sách, tài liệu…), thông qua các sinh hoạt của các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức hội thảo, tọa đàm... theo sự chỉ đạo, hướng dẫn tuyên truyền của Ban Tuyên giáo Trung ương.
a. Nội dung tuyên truyền
- Thân thế, cuộc đời hoạt động và những cống hiến to lớn của đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Văn Cừ đối với Đảng và cách mạng Việt Nam.
- Nội dung, giá trị lý luận và thực tiễn của tác phẩm “Tự chỉ trích” trong công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng và hệ thống chính trị hiện nay.
- Những kết quả trong triển khai thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 khóa XI, XII về xây dựng, chỉnh đốn Đảng gắn với việc thực hiện Chỉ thị 05 và Kết luận 01 của Bộ Chính trị về đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh; tập trung tuyên truyền, phát hiện những mô hình hay, cách làm sáng tạo ở các cấp, các ngành và trong xã hội.
b. Các hoạt động kỷ niệm
- Tại Bắc Ninh:
Tổ chức Lễ dâng hương, Lễ kỷ niệm với quy mô cấp tỉnh: Tỉnh Bắc Ninh chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan thực hiện; lãnh đạo tỉnh Bắc Ninh đọc diễn văn kỷ niệm.
Tôn tạo, trùng tu khu lưu niệm, nhà lưu niệm đồng chí Nguyễn Văn Cừ: Thực hiện theo Hướng dẫn số 07-HD/BTGTW, ngày 24/5/2021 của Ban Tuyên giáo Trung ương về xây dựng, trùng tu, tôn tạo khu lưu niệm, nhà lưu niệm các đồng chí lãnh đạo chủ chốt của Đảng, Nhà nước và lãnh đạo tiền bối tiêu biểu.
- Các ban, bộ, ngành, đoàn thể Trung ương và địa phương
Ban Tuyên giáo Trung ương chỉ đạo, hướng dẫn và biên soạn, phát hành đề cương tuyên truyền kỷ niệm; chủ trì, phối hợp với Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch chỉ đạo Hãng phim Tài liệu và Khoa học Trung ương bổ sung tư liệu mới phim tài liệu về đồng chí Nguyễn Văn Cừ.
Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh chủ trì, phối hợp với Ban Tuyên giáo Trung ương và tỉnh Bắc Ninh tổ chức Hội thảo khoa học cấp bộ (ngành).
Các ban, bộ, ngành, đoàn thể Trung ương, địa phương, nhất là các cơ quan thông tấn, báo chí đẩy mạnh tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng, trang thông tin điện tử, các ấn phẩm tuyên truyền (sách, tài liệu…), thông qua các sinh hoạt của các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức hội thảo, tọa đàm... theo sự chỉ đạo, hướng dẫn tuyên truyền của Ban Tuyên giáo Trung ương.
a. Nội dung tuyên truyền
- Cuộc đời, hoạt động cách mạng và công lao, đóng góp to lớn của đồng chí Võ Chí Công đối với sự nghiệp cách mạng của Đảng và dân tộc; nêu bật vai trò, đóng góp của Đồng chí trong việc tham mưu ban hành những quyết sách mới trong công cuộc xây dựng đất nước, như tham mưu cho Ban Bí thư Trung ương Đảng khóa IV ra Chỉ thị 100-CT/TW, ngày 13/1/1981 “Về cải cách công tác khoán, mở rộng, khoán sản phẩm đến nhóm, người lao động trong hợp tác xã nông nghiệp” để tháo gỡ sự trì trệ trong nông nghiệp, tạo ra luồng gió mới trong xây dựng nền sản xuất nông nghiệp thời kỳ mới.
- Những phẩm chất đạo đức cao đẹp của đồng chí Võ Chí Công - Nhà lãnh đạo xuất sắc của Đảng và Nhà nước ta; người chiến sĩ cách mạng kiên cường; là một trong những học trò xuất sắc của Chủ tịch Hồ Chí Minh, luôn thể hiện phẩm chất cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư, trung thành tuyệt đối với mục tiêu, lý tưởng cách mạng, làm hết sức mình để giữ gìn, tăng cường sự đoàn kết, thống nhất trong Đảng, sự gắn bó máu thịt giữa Đảng và Nhân dân; luôn gần gũi, quý trọng Nhân dân; sống giản dị, khiêm tốn, đặt lợi ích của Đảng, của Tổ quốc, của Nhân dân lên trên hết.
- Các hoạt động tuyên truyền kỷ niệm diễn ra ở ban, bộ, ngành, đoàn thể Trung ương và địa phương, nhất là trên quê hương Quảng Nam.
b. Các hoạt động kỷ niệm
- Tại Quảng Nam
Tổ chức Lễ dâng hương, Lễ kỷ niệm cấp tỉnh: Tỉnh Quảng Nam chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan thực hiện; lãnh đạo tỉnh Quảng Nam đọc diễn văn kỷ niệm.
Tôn tạo, trùng tu khu lưu niệm, nhà lưu niệm đồng chí Võ Chí Công: Thực hiện theo Hướng dẫn số 07-HD/BTGTW, ngày 24/5/2021 của Ban Tuyên giáo Trung ương.
- Các ban, bộ, ngành, đoàn thể Trung ương và địa phương
Ban Tuyên giáo Trung ương: Chỉ đạo, hướng dẫn và biên soạn, phát hành đề cương tuyên truyền kỷ niệm; chủ trì, phối hợp với Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch chỉ đạo Hãng phim Tài liệu và Khoa học Trung ương bổ sung tư liệu mới phim tài liệu về đồng chí Võ Chí Công.
Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh chủ trì, phối hợp với Ban Tuyên giáo Trung ương, Văn phòng Chủ tịch nước và tỉnh Quảng Nam tổ chức Hội thảo khoa học cấp bộ (ngành).
Các ban, bộ, ngành, đoàn thể Trung ương, địa phương, nhất là các cơ quan thông tấn, báo chí đẩy mạnh tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng, trang thông tin điện tử, các ấn phẩm tuyên truyền (sách, tài liệu…), thông qua các sinh hoạt của các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức hội thảo, tọa đàm... theo sự chỉ đạo, hướng dẫn tuyên truyền của Ban Tuyên giáo Trung ương.
a. Nội dung tuyên truyền
- Tuyên truyền về cuộc đời và công lao, cống hiến to lớn của đồng chí Phạm Hùng đối với sự nghiệp cách mạng vẻ vang của Đảng và dân tộc.
- Những phẩm chất cao đẹp của đồng chí Phạm Hùng - Người chiến sĩ cộng sản kiên trung, bất khuất; một nhà lãnh đạo có uy tín lớn của Đảng, Nhà nước và Nhân dân ta; người học trò xuất sắc của Chủ tịch Hồ Chí Minh, người con ưu tú của dân tộc Việt Nam và quê hương Vĩnh Long, suốt đời phấn đấu, hy sinh vì độc lập, tự do của Tổ quốc, vì hạnh phúc của Nhân dân.
- Các hoạt động tuyên truyền kỷ niệm diễn ra ở ban, bộ, ngành, đoàn thể Trung ương và địa phương, nhất là trên quê hương Vĩnh Long.
b. Các hoạt động kỷ niệm
- Tại Vĩnh Long
Tổ chức Lễ dâng hương, Lễ kỷ niệm với quy mô cấp tỉnh: Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân và Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Vĩnh Long chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan thực hiện; lãnh đạo tỉnh Vĩnh Long đọc diễn văn kỷ niệm.
Tôn tạo, trùng tu khu lưu niệm, nhà lưu niệm đồng chí Phạm Hùng: Thực hiện theo Hướng dẫn số 07-HD/BTGTW, ngày 24/5/2021 của Ban Tuyên giáo Trung ương.
- Các ban, bộ, ngành, đoàn thể Trung ương và địa phương
Ban Tuyên giáo Trung ương: Chỉ đạo, hướng dẫn và biên soạn, phát hành đề cương tuyên truyền kỷ niệm; chủ trì, phối hợp với Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch chỉ đạo Hãng phim Tài liệu và Khoa học Trung ương bổ sung tư liệu mới phim tài liệu về đồng chí Phạm Hùng.
Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh chủ trì, phối hợp với Ban Tuyên giáo Trung ương, Văn phòng Chính phủ và tỉnh Quảng Nam tổ chức Hội thảo khoa học cấp bộ (ngành).
Các ban, bộ, ngành, đoàn thể Trung ương và địa phương, nhất là các cơ quan thông tấn, báo chí đẩy mạnh tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng, trang thông tin điện tử, các ấn phẩm tuyên truyền (sách, tài liệu…), thông qua các sinh hoạt của các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức hội thảo, tọa đàm... theo sự chỉ đạo, hướng dẫn tuyên truyền của Ban Tuyên giáo Trung ương.
a. Nội dung tuyên truyền
- Thân thế và sự nghiệp cách mạng của đồng chí Võ Văn Kiệt: Nhà lãnh đạo xuất sắc của Đảng, Nhà nước và Nhân dân ta; là học trò xuất sắc của Chủ tịch Hồ Chí Minh; người chiến sỹ cách mạng kiên trung, suốt đời phấn đấu vì độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, vì hạnh phúc của Nhân dân.
- Những cống hiến to lớn của đồng chí Võ Văn Kiệt đối với sự nghiệp cách mạng của Đảng và dân tộc, đặc biệt là tư duy chiến lược, quyết tâm đổi mới, tác phong sâu sát, quyết đoán, luôn tìm tòi, trăn trở trong quá trình hoạch định và tổ chức thực hiện đường lối đổi mới đất nước do Đảng ta khởi xướng và lãnh đạo.
- Những phẩm chất cao đẹp của đồng chí Võ Văn Kiệt: Luôn hết lòng vì nước, vì dân, lấy mục tiêu lý tưởng của Đảng, lấy phụng sự Tổ quốc, phục vụ Nhân dân làm lẽ sống; luôn nêu cao tính tiên phong gương mẫu và giữ gìn sự đoàn kết thống nhất trong Đảng, thương yêu đồng bào, thắt chặt mối quan hệ máu thịt giữa Đảng với Nhân dân, tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân tộc.
b. Các hoạt động tuyên truyền kỷ niệm:
- Trung ương
Tổ chức Lễ dâng hương, Lễ kỷ niệm cấp quốc gia:
Danh nghĩa tổ chức: Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và tỉnh Vĩnh Long.
Tỉnh Vĩnh Long chủ trì, phối hợp với Văn phòng Chính phủ, các ban, bộ, ngành, đoàn thể Trung ương và các cơ quan, đơn vị liên quan xây dựng kế hoạch và tổ chức Lễ kỷ niệm; lãnh đạo Đảng, Nhà nước đọc diễn văn kỷ niệm.
Tổ chức Hội thảo khoa học cấp quốc gia: Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh chủ trì, phối hợp với Ban Tuyên giáo Trung ương, Văn phòng Chính phủ và tỉnh Vĩnh Long thực hiện.
Xây dựng phim tài liệu về đồng chí Võ Văn Kiệt: Ban Tuyên giáo Trung ương chủ trì, phối hợp với Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch chỉ đạo Hãng phim Tài liệu và Khoa học Trung ương thực hiện.
Tổ chức Chương trình chính luận nghệ thuật trực tiếp về đồng chí Võ Văn Kiệt; xây dựng phim tài liệu bằng tiếng dân tộc để tuyên truyền cho đồng bào các dân tộc thiểu số, nhất là đồng bào dân tộc vùng Nam Bộ: Ban Tuyên giáo Trung ương chủ trì, chỉ đạo Đài Truyền hình Việt Nam thực hiện.
Xuất bản sách về đồng chí Võ Văn Kiệt: Ban Tuyên giáo Trung ương chủ trì, chỉ đạo Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật thực hiện.
Xây dựng, trùng tu, tôn tạo khu lưu niệm, nhà lưu niệm đồng chí Võ Văn Kiệt: Tỉnh Vĩnh Long thực hiện theo Công văn 7832-CV/VPTW, ngày 04/10/2018 của Văn phòng Trung ương và Hướng dẫn số 07-HD/BTGTW, ngày 24/5/2021 của Ban Tuyên giáo Trung ương.
- Các địa phương, cơ quan, đơn vị có gắn bó với cuộc đời hoạt động cách mạng của đồng chí Võ Văn Kiệt, căn cứ tình hình cụ thể để tổ chức các hoạt động kỷ niệm phù hợp, như: tổ chức lễ dâng hương, tọa đàm, hội thảo khoa học...
- Các ban, bộ, ngành, đoàn thể Trung ương và địa phương, nhất là các cơ quan thông tấn, báo chí đẩy mạnh tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng, trang thông tin điện tử, các ấn phẩm tuyên truyền (sách, tài liệu…), thông qua các sinh hoạt của các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức hội thảo, tọa đàm... theo sự chỉ đạo, hướng dẫn tuyên truyền của Ban Tuyên giáo Trung ương.
a. Nội dung tuyên truyền
- Thân thế và sự nghiệp cách mạng của đồng chí Lê Văn Lương: Người cộng sản kiên cường, dũng cảm, trung thực, một người lãnh đạo, người đồng chí mẫu mực, chí công vô tư, một người con ưu tú của dân tộc Việt Nam.
- Tấm gương đạo đức cách mạng trong sáng của đồng chí Lê Văn Lương: Một nhà lãnh đạo nòng cốt, có công trong nhiều mặt của công tác tổ chức xây dựng Đảng; có tác phong làm việc nghiêm túc, cẩn trọng, công bằng, suốt đời phấn đấu hy sinh vì độc lập, tự do của Tổ quốc, vì hạnh phúc của Nhân dân.
- Các hoạt động tuyên truyền kỷ niệm diễn ra ở ban, bộ, ngành, đoàn thể Trung ương và địa phương, nhất là trên quê hương Hưng Yên.
b. Các hoạt động tuyên truyền kỷ niệm
- Tại Hưng Yên:
Tổ chức Lễ dâng hương: Tỉnh Hưng Yên chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan thực hiện.
Tôn tạo, trùng tu khu lưu niệm, nhà lưu niệm đồng chí Lê Văn Lương: Thực hiện theo Hướng dẫn số 07-HD/BTGTW, ngày 24/5/2021 của Ban Tuyên giáo Trung ương.
- Các ban, bộ, ngành, đoàn thể Trung ương và địa phương
Ban Tuyên giáo Trung ương chỉ đạo, hướng dẫn và biên soạn, phát hành đề cương tuyên truyền kỷ niệm; chủ trì, chỉ đạo Đài Truyền hình Việt Nam xây dựng phim tài liệu về đồng chí Lê Văn Lương.
Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh chủ trì, phối hợp với Ban Tuyên giáo Trung ương và tỉnh Hưng Yên tổ chức hội thảo khoa học cấp bộ (ngành).
Các ban, bộ, ngành, đoàn thể Trung ương và địa phương, nhất là các cơ quan thông tấn, báo chí đẩy mạnh tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng, trang thông tin điện tử, các ấn phẩm tuyên truyền (sách, tài liệu…), thông qua các sinh hoạt của các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức hội thảo, tọa đàm... theo sự chỉ đạo, hướng dẫn tuyên truyền của Ban Tuyên giáo Trung ương.
a. Nội dung tuyên truyền
- Thân thế và sự nghiệp cách mạng của đồng chí Nguyễn Phong Sắc: Một trong những chiến sĩ cộng sản đầu tiên, góp phần tích cực vào sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam; một trong những người đầu tiên gây dựng tổ chức Thanh niên ở Hà Nội; một cán bộ lãnh đạo tiêu biểu của Đảng ta, một nhân cách cộng sản mẫu mực.
- Tấm gương sáng của người chiến sĩ cộng sản Nguyễn Phong Sắc: Về giác ngộ lý tưởng cách mạng, kiên trung, bất khuất, luôn trung thành với mục tiêu, lý tưởng của Đảng với lối sống giản dị, trong sáng đã khích lệ, cổ vũ cán bộ đảng viên và quần chúng nhân dân tích cực tham gia cách mạng.
- Các hoạt động tuyên truyền kỷ niệm diễn ra ở ban, bộ, ngành, đoàn thể Trung ương và địa phương.
b. Các hoạt động tuyên truyền kỷ niệm
- Tại Hà Nội
Tổ chức Lễ dâng hương, Lễ kỷ niệm cấp tỉnh (thành): Thành phố Hà Nội chủ trì, phối hợp và các cơ quan liên quan thực hiện; lãnh đạo thành phố Hà Nội đọc diễn văn kỷ niệm.
Xây dựng khu lưu niệm, nhà lưu niệm đồng chí Nguyễn Phong Sắc: Thành phố Hà Nội chủ trì, phối hợp với Ban Tuyên giáo Trung ương khảo sát, xây dựng Đề án trình Ban Bí thư cho ý kiến.
- Các ban, bộ, ngành, đoàn thể Trung ương và địa phương
Ban Tuyên giáo Trung ương chỉ đạo, hướng dẫn và biên soạn, phát hành đề cương tuyên truyền kỷ niệm; chủ trì, chỉ đạo Đài Truyền hình Việt Nam xây dựng phim tài liệu về đồng chí Nguyễn Phong Sắc; chủ trì, chỉ đạo Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật xuất bản sách về đồng chí Nguyễn Phong Sắc.
Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh chủ trì, phối hợp với Ban Tuyên giáo Trung ương và thành phố Hà Nội tổ chức hội thảo khoa học cấp bộ (ngành).
Các ban, bộ, ngành, đoàn thể Trung ương và địa phương, nhất là các cơ quan thông tấn, báo chí đẩy mạnh tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng, trang thông tin điện tử, các ấn phẩm tuyên truyền (sách, tài liệu…), thông qua các sinh hoạt của các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức hội thảo, tọa đàm... theo sự chỉ đạo, hướng dẫn tuyên truyền của Ban Tuyên giáo Trung ương.
a. Nội dung tuyên truyền
- Thân thế và sự nghiệp cách mạng của đồng chí Phan Đăng Lưu: Người cộng sản kiên cường, dũng cảm, nhà lãnh đạo giàu kinh nghiệm, tài năng, đức độ, có nhiều đóng góp tích cực vào công tác tổ chức xây dựng Đảng và sự nghiệp chung của cách mạng Việt Nam.
- Tấm gương đạo đức sáng ngời của đồng chí Phan Đăng Lưu: Luôn trung thành tuyệt đối với chủ nghĩa Mác - Lênin; về đường lối cách mạng của Đảng và của Bác Hồ; về tinh thần say sưa học hỏi về tri thức nhằm phục vụ Đảng, cách mạng, dân tộc, Nhân dân; quan tâm đào tạo thế hệ trẻ; sử dụng triệt để các công cụ của tri thức là sách báo để hoạt động cách mạng; vận dụng đầy đủ, sáng suốt trong hoạch định đường lối và giải quyết các vấn đề cụ thể của cách mạng.
- Các hoạt động tuyên truyền kỷ niệm diễn ra ở ban, bộ, ngành, đoàn thể Trung ương và địa phương, nhất là trên quê hương Nghệ An.
b. Các hoạt động tuyên truyền kỷ niệm
- Tại Nghệ An
Tổ chức Lễ dâng hương: Tỉnh Nghệ An chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan thực hiện.
Xây dựng, trùng tu, tôn tạo khu lưu niệm, nhà lưu niệm đồng chí Phan Đăng Lưu: Thực hiện theo Hướng dẫn số 07-HD/BTGTW, ngày 24/5/2021 của Ban Tuyên giáo Trung ương.
- Các ban, bộ, ngành, đoàn thể Trung ương và địa phương
Ban Tuyên giáo Trung ương chỉ đạo, hướng dẫn và biên soạn, phát hành đề cương tuyên truyền kỷ niệm; chủ trì, phối hợp với Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch chỉ đạo Hãng phim Tài liệu và Khoa học Trung ương xây dựng phim tài liệu về đồng chí Phan Đăng Lưu; chủ trì, chỉ đạo Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật xuất bản sách về đồng chí Phan Đăng Lưu.
Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh chủ trì, phối hợp với Ban Tuyên giáo Trung ương và tỉnh Nghệ An tổ chức hội thảo khoa học cấp bộ (ngành).
Các ban, bộ, ngành, đoàn thể Trung ương và địa phương, nhất là các cơ quan thông tấn, báo chí đẩy mạnh tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng, trang thông tin điện tử, các ấn phẩm tuyên truyền (sách, tài liệu…), thông qua các sinh hoạt của các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức hội thảo, tọa đàm... theo sự chỉ đạo, hướng dẫn tuyên truyền của Ban Tuyên giáo Trung ương.
a. Nội dung tuyên truyền
- Thân thế và sự nghiệp cách mạng của đồng chí Tô Hiệu - Người chiến sỹ cộng sản thuộc thế hệ đầu tiên của Đảng: Trí tuệ, kiên trung, bất khuất, trọn đời chiến đấu, hy sinh vì sự nghiệp cách mạng của Đảng, vì độc lập tự do của dân tộc, vì lý tưởng cộng sản, vì hạnh phúc của Nhân dân.
- Những đóng góp to lớn của đồng chí Tô Hiệu đối với phong trào cách mạng Việt Nam thời kỳ trước Cách mạng tháng Tám: Luôn tận tâm, nhiệt tình đóng góp sức lực của mình để củng cố tổ chức Đảng; khôi phục cơ sở Đảng; tuyên truyền cách mạng; chỉ đạo các cuộc đình công, bãi công của công nhân, với tinh thần “biến nhà tù đế quốc thành trường học cách mạng”. Đồng chí là biểu tượng ý chí, tinh thần cách mạng, của niềm tin và chiến thắng, khích lệ hàng vạn chiến sỹ cộng sản khiến quân thù khiếp sợ.
- Các hoạt động tuyên truyền kỷ niệm diễn ra ở ban, bộ, ngành, đoàn thể Trung ương và địa phương, nhất là trên quê hương Hưng Yên.
b. Các hoạt động tuyên truyền kỷ niệm
- Tại Hưng Yên
Tổ chức Lễ dâng hương: Tỉnh Hưng Yên chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan thực hiện.
Xây dựng, trùng tu, tôn tạo khu lưu niệm, nhà lưu niệm đồng chí Tô Hiệu: Thực hiện theo Hướng dẫn số 07-HD/BTGTW, ngày 24/5/2021 của Ban Tuyên giáo Trung ương.
- Các ban, bộ, ngành, đoàn thể Trung ương và địa phương
Ban Tuyên giáo Trung ương chỉ đạo, hướng dẫn và biên soạn, phát hành đề cương tuyên truyền kỷ niệm; chỉ đạo Đài Truyền hình Việt Nam xây dựng phim tài liệu tuyên truyền cho đồng bào các dân tộc thiểu số, nhất là ở vùng Tây Bắc; chủ trì, phối hợp với Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch chỉ đạo Hãng phim Tài liệu và Khoa học Trung ương xây dựng phim tài liệu về đồng chí Tô Hiệu.
Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh chủ trì, phối hợp với Ban Tuyên giáo Trung ương và tỉnh Hưng Yên Tổ chức Hội thảo khoa học cấp bộ (ngành).
Các ban, bộ, ngành, đoàn thể Trung ương và địa phương, nhất là các cơ quan thông tấn, báo chí đẩy mạnh tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng, trang thông tin điện tử, các ấn phẩm tuyên truyền (sách, tài liệu…), thông qua các sinh hoạt của các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức hội thảo, tọa đàm... theo sự chỉ đạo, hướng dẫn tuyên truyền của Ban Tuyên giáo Trung ương.
a. Nội dung tuyên truyền
- Thân thế, cuộc đời và công lao, đóng góp to lớn của đồng chí Võ Văn Ngân với cách mạng Việt Nam: Tham gia thành lập chi bộ An Nam Cộng sản Đảng, trở thành một trong những đảng viên đầu tiên của Đảng; những đóng góp tích cực vào việc xây dựng, phát triển Đảng trong giai đoạn mới thành lập, góp phần to lớn vào việc duy trì sự lãnh đạo liên tục của Đảng và khôi phục phong trào cách mạng của quần chúng ở Gia Định - Chợ Lớn, trong thời kỳ địch khủng bố trắng; xây dựng khu căn cứ 18 thôn Vườn Trầu, Bà Điểm, Hóc Môn, Gia Định làm hậu cứ an toàn cho Xứ ủy và Ban Chấp hành Trung ương Đảng...
- Tấm gương sáng ngời về đạo đức cách mạng của người chiến sĩ cộng sản Võ Văn Ngân: Lòng trung thành vô hạn với lý tưởng cộng sản; ý chí và tinh thần cách mạng sản kiên cường, dũng cảm, luôn sáng ngời đạo đức cách mạng, gắn bó máu thịt với Nhân dân, nói đi đôi với làm; nêu cao tinh thần trách nhiệm, đoàn kết, thương yêu đồng chí, đồng bào.
- Các hoạt động tuyên truyền kỷ niệm diễn ra ở ban, bộ, ngành, đoàn thể Trung ương và địa phương, nhất là trên quê hương Long An.
b. Các hoạt động tuyên truyền kỷ niệm
- Tại Long An
Tổ chức Lễ dâng hương, Lễ kỷ niệm cấp tỉnh (thành): Tỉnh Long An chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan thực hiện; lãnh đạo tỉnh Long An đọc diễn văn kỷ niệm.
- Xây dựng khu lưu niệm, nhà lưu niệm đồng chí Võ Văn Ngân: Thực hiện theo Hướng dẫn số 07-HD/BTGTW, ngày 24/5/2021 của Ban Tuyên giáo Trung ương.
- Các ban, bộ, ngành, địa phương và các đoàn thể
Ban Tuyên giáo Trung ương chỉ đạo, hướng dẫn và biên soạn, phát hành đề cương tuyên truyền kỷ niệm; chủ trì, chỉ đạo Đài Truyền hình Việt Nam xây dựng phim tài liệu về đồng chí Võ Văn Ngân; chủ trì, chỉ đạo Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật xuất bản sách về đồng chí Võ Văn Ngân.
Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh chủ trì, phối hợp với Ban Tuyên giáo Trung ương và tỉnh Long An Tổ chức hội thảo khoa học cấp bộ (ngành).
Các ban, bộ, ngành, đoàn thể Trung ương và địa phương, nhất là các cơ quan thông tấn, báo chí đẩy mạnh tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng, trang thông tin điện tử, các ấn phẩm tuyên truyền (sách, tài liệu…), thông qua các sinh hoạt của các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức hội thảo, tọa đàm... theo sự chỉ đạo, hướng dẫn tuyên truyền của Ban Tuyên giáo Trung ương.
- Tổ chức Lễ kỷ niệm cấp bộ, ngành (tỉnh, thành phố): Thành phố Hà Nội chủ trì, phối hợp với Bộ Quốc phòng và các cơ quan, đơn vị liên quan thực hiện; lãnh đạo thành phố Hà Nội đọc diễn văn kỷ niệm.
- Tổ chức hội thảo khoa học cấp quốc gia: Bộ Quốc phòng chủ trì, phối hợp với Ban Tuyên giáo Trung ương và thành phố Hà Nội thực hiện.
- Tổ chức Chương trình truyền hình trực tiếp “Gặp mặt nhân chứng lịch sử”: Ban Tuyên giáo Trung ương chủ trì, phối hợp với Bộ Quốc phòng chỉ đạo Đài Truyền hình Việt Nam thực hiện.
- Xây dựng phim tài liệu: Ban Tuyên giáo Trung ương chủ trì, phối hợp với Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam chỉ đạo Điện ảnh Quân đội nhân dân thực hiện.
Tổ chức tuyên truyền, giáo dục bằng nhiều hình thức: Các ban, bộ, ngành, đoàn thể Trung ương và địa phương, nhất là các cơ quan thông tấn, báo chí đẩy mạnh tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng, trang thông tin điện tử, các ấn phẩm tuyên truyền (sách, tài liệu…), thông qua các sinh hoạt của các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức hội thảo, tọa đàm... theo sự chỉ đạo, hướng dẫn tuyên truyền của Ban Tuyên giáo Trung ương.
3.2. Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Tây Bắc 1952 (10/12/1952 - 10/12/2022), với các hoạt động sau:
- Tổ chức hội thảo khoa học cấp quốc gia: Bộ Quốc phòng chủ trì, phối hợp với Ban Tuyên giáo Trung ương và tỉnh Yên Bái thực hiện.
- Xây dựng phim tài liệu về Chiến thắng Tây Bắc 1952: Ban Tuyên giáo Trung ương chủ trì, phối hợp với Tổng Cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam chỉ đạo Điện ảnh Quân đội nhân dân thực hiện.
- Tổ chức tuyên truyền, giáo dục bằng nhiều hình thức: Các ban, bộ, ngành, đoàn thể Trung ương và địa phương, nhất là các cơ quan thông tấn, báo chí đẩy mạnh tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng, trang thông tin điện tử, các ấn phẩm tuyên truyền (sách, tài liệu…), thông qua các sinh hoạt của các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức hội thảo, tọa đàm... theo sự chỉ đạo, hướng dẫn tuyên truyền của Ban Tuyên giáo Trung ương.
3.3. Kỷ niệm năm tròn ngày giải phóng, ngày thành lập tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, ngày truyền thống của các ban, bộ, ngành, đoàn thể Trung ương; tổ chức quốc tế, đơn vị vũ trang nhân dân: Thực hiện theo Chỉ thị số 45-CT/TW của Bộ Chính trị, Nghị định số 145/2013/NĐ-CP và Nghị định số 111/2018/NĐ-CP của Chính phủ; Ban Tuyên giáo Trung ương chỉ đạo, hướng dẫn các hoạt động tuyên truyền kỷ niệm trên toàn quốc theo đề nghị của các tỉnh, thành phố, các ban, bộ, ngành Trung ương.
4. Kỷ niệm các ngày lễ quốc tế
4.1. Kỷ niệm 152 năm Ngày sinh V.I.Lênin (22/4/1870 - 22/4/2022)
a. Nội dung tuyên truyền
- Cuộc đời, sự nghiệp và những cống hiến vĩ đại của V.I.Lênin - Lãnh tụ cuộc Cách mạng xã hội chủ nghĩa tháng Mười Nga đối với phong trào cộng sản và công nhân quốc tế.
- Khẳng định giá trị bền vững và sức sống trường tồn của chủ nghĩa Mác-Lênin trong thời đại ngày nay và sự vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác-Lênin vào sự nghiệp cách mạng Việt Nam trong giai đoạn mới; đấu tranh, phản bác các thông tin, quan điểm sai trái, xuyên tạc, phủ nhận giá trị lý luận và thực tiễn của chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh.
- Tuyên truyền về các hoạt động kỷ niệm diễn ra ở các cấp, các ngành.
b. Các hoạt động tuyên truyền kỷ niệm
- Thành ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân và Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thành phố Hà Nội dâng hoa tại Tượng đài V.I.Lênin ở Hà Nội.
- Tổ chức tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng, trang thông tin điện tử của các ban, bộ, ngành, đoàn thể Trung ương và địa phương.
- Các học viện, các trường đại học, trường chính trị tỉnh, thành phố tùy điều kiện tổ chức tọa đàm, hội thảo khoa học.
4.2. Kỷ niệm 202 năm Ngày sinh Ph.Ăng-ghen (28/11/1820 - 28/11/2022)
a. Nội dung tuyên truyền
- Cuộc đời, sự nghiệp và công lao, đóng góp to lớn của Ph.Ăng-ghen đối với sự phát triển của chủ nghĩa xã hội khoa học và giai cấp công nhân.
- Sự vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác-Lênin vào sự nghiệp cách mạng và công cuộc đổi mới ở Việt Nam.
b. Các hoạt động tuyên truyền kỷ niệm
- Tổ chức tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng, trang thông tin điện tử của các ban, bộ, ngành, đoàn thể Trung ương và địa phương.
- Các học viện, các trường đại học, trường chính trị tỉnh, thành phố tùy điều kiện tổ chức tọa đàm, hội thảo khoa học.
4.3. Kỷ niệm 204 năm Ngày sinh C.Mác (5/5/1818 - 5/5/2022)
a. Nội dung tuyên truyền
- Cuộc đời, sự nghiệp và công lao, đóng góp vĩ đại của C.Mác đối với sự nghiệp giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp, giải phóng xã hội và giải phóng con người.
- Khẳng định những giá trị khoa học và cách mạng trong Di sản tư tưởng của C.Mác, đặc biệt là chủ nghĩa duy vật biện chứng, chủ nghĩa duy vật lịch sử và học thuyết giá trị thặng dư.
- Sự vận dụng và phát triển sáng tạo của chủ nghĩa Mác ở các nước xã hội chủ nghĩa hiện nay, nhấn mạnh những thành tựu đem lại và bài học kinh nghiệm; khẳng định tính đúng đắn và sức sống mãnh liệt của chủ nghĩa Mác trong thời đại ngày nay; đấu tranh phản bác những thông tin, quan điểm sai trái, xuyên tạc phủ nhận giá trị của chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh.
b. Các hoạt động tuyên truyền kỷ niệm
- Tổ chức tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng, trang thông tin điện tử của các ban, bộ, ngành, đoàn thể Trung ương và địa phương.
- Các học viện, trường đại học, trường chính trị tỉnh, thành phố tùy điều kiện tổ chức hội thảo, tọa đàm khoa học.
4.4. Kỷ niệm 105 năm Cách mạng tháng Mười Nga (07/11/1917 - 07/11/2022)
a. Nội dung tuyên truyền
- Tầm vóc, ý nghĩa lịch sử và thời đại của Cách mạng Tháng Mười Nga đối với phong trào cách mạng thế giới và cách mạng Việt Nam; chỉ ra những bài học kinh nghiệm của Cách mạng Tháng Mười Nga; nguyên nhân dẫn đến sự sụp đổ của hệ thống chính trị xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô và các nước Đông Âu; bài học đối với sự nghiệp cách mạng và công tác xây dựng Đảng của Việt Nam.
- Những thành tựu của chủ nghĩa xã hội hiện thực trong 105 năm qua, nhất là những thành tựu trong quá trình cải cách, đổi mới ở các nước xã hội chủ nghĩa; những đóng góp của các nước xã hội chủ nghĩa cho hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ, văn minh và tiến bộ xã hội; sự hợp tác giữa các nước xã hội chủ nghĩa với các nước trên thế giới trong bối cảnh toàn cầu hóa.
- Khẳng định những thành tựu to lớn trong công cuộc đổi mới đất nước ta là kết quả của sự vận động sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin vào điều kiện cụ thể ở Việt Nam; Đảng, Nhà nước và Nhân dân ta kiên định mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội.
- Đấu tranh, phản bác các thông tin, quan điểm sai trái, phủ nhận ý nghĩa lịch sử của Cách mạng Tháng Mười Nga đi tới xóa bỏ chủ nghĩa Mác - Lênin; đồng thời vạch trần âm mưu, thủ đoạn lợi dụng các vấn đề trong nước, chống phá cách mạng Việt Nam, chia rẽ, gây mất đoàn kết nội bộ, làm suy giảm lòng tin của Nhân dân đối với Đảng, Nhà nước.
b. Các hoạt động tuyên truyền kỷ niệm
- Thành ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân và Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thành phố Hà Nội dâng hoa tại Tượng đài V.I.Lênin ở Hà Nội.
- Tổ chức tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng, trang thông tin điện tử của các ban, bộ, ngành, đoàn thể Trung ương và địa phương.
- Các học viện, các trường đại học, trường chính trị tỉnh, thành phố tùy điều kiện tổ chức tọa đàm, hội thảo khoa học.
5. Kỷ niệm các sự kiện lịch sử quan trọng và các ngày kỷ niệm khác: Ban Tuyên giáo Trung ương có hướng dẫn tuyên truyền kỷ niệm theo đề nghị của các ban, bộ, ngành, đoàn thể, địa phương và các cơ quan, đơn vị.
1. Các tỉnh ủy, thành ủy, ban cán sự đảng, đảng đoàn và đảng ủy trực thuộc Trung ương: Chỉ đạo xây dựng kế hoạch tổ chức tốt các hoạt động tuyên truyền kỷ niệm các ngày lễ lớn trong năm 2022; xác định đây là một trong những nhiệm vụ quan trọng góp phần giáo dục truyền thống lịch sử cách mạng, tạo động lực thực hiện có hiệu quả các nhiệm vụ chính trị, trong đó tập trung chỉ đạo làm tốt công tác tuyên truyền trên báo chí, trang thông tin điện tử, các phương tiện thông tin cổ động trực quan, thông qua đội ngũ báo cáo viên, tuyên truyền viên và các ấn phẩm tuyên truyền.
- Đối với các ban, bộ, ngành, đoàn thể Trung ương và địa phương, các cơ quan đơn vị được giao chủ trì tổ chức các hoạt động kỷ niệm nêu trên cần chủ động, phối hợp chặt chẽ với Ban Tuyên giáo Trung ương để xây dựng đề án, kế hoạch tổ chức các hoạt động kỷ niệm theo quy định nhằm bảo đảm thống nhất trên toàn quốc về nội dung, chương trình lễ kỷ niệm.
- Việc mời Lãnh đạo Đảng, Nhà nước tham dự các hoạt động lễ kỷ niệm cần thực hiện đúng theo yêu cầu của Thường trực Ban Bí thư tại Công văn số 2149-CV/VPTW, ngày 27/10/2021 của Văn phòng Trung ương Đảng.
- Việc tổ chức kỷ niệm năm tròn ngày giải phóng, ngày thành lập, ngày truyền thống và các sự kiện lịch sử của các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, các ban, bộ, ngành Trung ương cần phải chủ động phối hợp với Ban Tuyên giáo Trung ương để triển khai thực hiện thống nhất, đúng quy định; trong trường hợp cần thiết phải báo cáo xin ý kiến Ban Bí thư Trung ương Đảng.
2. Văn phòng Trung ương Đảng
- Chủ trì, phối hợp với các ban, bộ, ngành đoàn thể Trung ương và các cơ quan, đơn vị liên quan tham mưu, đề xuất đồng chí đại diện lãnh đạo Đảng, Nhà nước dự và đọc diễn văn tại lễ kỷ niệm cấp quốc gia.
- Phối hợp thẩm định diễn văn kỷ niệm, bài phát biểu của lãnh đạo Đảng, Nhà nước tại lễ kỷ niệm cấp quốc gia, hội thảo khoa học cấp quốc gia.
3. Ban Tuyên giáo Trung ương
- Chỉ đạo, hướng dẫn tuyên truyền tổ chức kỷ niệm; biên soạn và phát hành tài liệu tuyên truyền; phối hợp thẩm định diễn văn kỷ niệm, các bài phát biểu của lãnh đạo Đảng, Nhà nước tại lễ kỷ niệm và hội thảo khoa học cấp quốc gia.
- Tham mưu, đề xuất đồng chí đại diện lãnh đạo Đảng, Nhà nước phát biểu tại hội thảo khoa học cấp quốc gia kỷ niệm các ngày lễ lớn và các sự kiện lịch sử quan trọng của đất nước.
- Chủ trì, phối hợp với các ban, bộ, ngành, đoàn thể Trung ương và địa phương chỉ đạo xây dựng phim tài liệu, biên soạn sách, tài liệu, văn bản hướng dẫn, đề cương tuyên truyền kỷ niệm.
- Theo dõi, kiểm tra việc tổ chức các hoạt động kỷ niệm và báo cáo Ban Bí thư.
4. Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh
- Chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan dự thảo diễn văn kỷ niệm của lãnh đạo Đảng, Nhà nước tại lễ kỷ niệm cấp quốc gia (dung lượng từ 7 - 9 trang A4, phông chữ Time New Roman, cỡ chữ 16).
- Dự thảo bài phát biểu của lãnh đạo Đảng, Nhà nước tại hội thảo khoa học cấp quốc gia do Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh chủ trì, tổ chức, trình các cơ quan, đơn vị có trách nhiệm thẩm định theo quy định.
5. Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch: Chỉ đạo, hướng dẫn tổ chức các hoạt động thông tin, cổ động, văn hoá - văn nghệ, thể dục - thể thao, tham quan triển lãm, điện ảnh… phục vụ Nhân dân; chú trọng quan tâm đến vùng sâu, vùng xa, vùng căn cứ kháng chiến.
- Chủ trì, phối hợp tổ chức tốt các hoạt động tuyên truyền kỷ niệm theo sự hướng dẫn của Ban Tuyên giáo Trung ương.
6. Bộ Thông tin và Truyền thông: Quản lý chặt chẽ các hoạt động thông tin, truyền thông, nhất là việc biên soạn, phát hành các ấn phẩm truyền thông; kiên quyết xử lý nghiêm các hành vi vi phạm; ngăn chặn, tháo gỡ kịp thời việc phát tán thông tin xấu độc, xuyên tạc lịch sử, chống phá Đảng, Nhà nước.
7. Bộ Ngoại giao
- Chủ trì, phối hợp Ban Tuyên giáo Trung ương, Bộ Thông tin và Truyền thông hướng dẫn phóng viên báo chí nước ngoài đưa tin tuyên truyền.
- Hướng dẫn các cơ quan, tổ chức đại diện của Việt Nam và cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài tổ chức kỷ niệm các ngày lễ lớn và sự kiện lịch sử quan trọng trong năm 2022 gắn với việc tuyên truyền chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước Việt Nam về đối ngoại, ngoại giao, về bảo vệ quyền và chủ quyền biển đảo, biên giới của Việt Nam; biên soạn và phát hành tài liệu tuyên truyền trong cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài.
8. Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức chính trị - xã hội Trung ương
- Xây dựng kế hoạch tổ chức tuyên truyền, kỷ niệm các ngày lễ lớn của đất nước; tổ chức các hoạt động chăm lo đời sống vật chất, tinh thần cho đoàn viên, hội viên; các hoạt động “Đền ơn đáp nghĩa”, “Uống nước nhớ nguồn”, hành hương về nguồn, giao lưu, gặp mặt, nói chuyện truyền thống.
- Nắm tình hình tư tưởng, tâm trạng của các tầng lớp Nhân dân; kịp thời phát hiện và đề xuất tham mưu giúp cấp ủy làm tốt công tác tư tưởng, dân vận.
9. Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật Việt Nam: Tăng cường vận động các tổ chức, cá nhân, nhất là giới văn nghệ sỹ, trí thức sáng tác, biểu diễn và quảng bá các tác phẩm văn học, nghệ thuật chào mừng các ngày lễ lớn và các sự kiện lịch sử quan trọng của đất nước.
10. Hội Nhà báo Việt Nam: Chỉ đạo các liên chi hội, chi hội cơ sở tăng cường đổi mới nội dung, hình thức tuyên truyền, giáo dục; nâng cao trách nhiệm chính trị, trình độ chuyên môn của đội ngũ phóng viên, biên tập viên nhất là trong tuyên truyền các sự kiện chính trị trọng đại, các ngày lễ lớn, sự kiện lịch sử quan trọng của đất nước.
11. Ban tuyên giáo các tỉnh uỷ, thành uỷ, đảng uỷ trực thuộc Trung ương
- Tham mưu giúp cấp ủy xây dựng kế hoạch chỉ đạo và tổ chức kỷ niệm các ngày lễ lớn và sự kiện lịch sử quan trọng trong năm 2022 bằng các hình thức phù hợp, thiết thực gắn với tuyên truyền thực hiện các nhiệm vụ chính trị trong năm 2022.
- Chỉ đạo, hướng dẫn, định hướng tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng, cổ động trực quan, thông qua các hội nghị báo cáo viên, tuyên truyền viên, các sinh hoạt thường kỳ của các tổ chức chính trị - xã hội; theo dõi, kiểm tra các hoạt động tuyên truyền, nhất là trên báo chí và các phương tiện cổ động trực quan.
- Chỉ đạo Hội Nhà báo, Hội Văn học - Nghệ thuật tỉnh, thành phố tăng cường phối hợp, tổ chức các hoạt động sáng tác, biểu diễn và quảng bá các tác phẩm văn học, nghệ thuật về truyền thống lịch sử, văn hoá, cách mạng, ca ngợi gương “người tốt, việc tốt” trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội vào dịp kỷ niệm các ngày lễ lớn và các sự kiện lịch sử quan trọng.
12. Các báo, đài Trung ương, bộ, ngành, đoàn thể, địa phương: Bám sát sự chỉ đạo, hướng dẫn, định hướng của Ban Tuyên giáo Trung ương, ban tuyên giáo các cấp xây dựng kế hoạch tuyên truyền; chú trọng tới việc mở các chuyên trang, chuyên mục, các chương trình, diễn đàn mới để tuyên truyền, giáo dục lý tưởng, niềm tin và hành động cách mạng cho các tầng lớp Nhân dân, nhất là thế hệ trẻ.
IV. MỘT SỐ KHẨU HIỆU TUYÊN TRUYỀN
1. Mừng đất nước đổi mới, mừng Đảng quang vinh, mừng xuân Nhâm Dần!
2. Nhiệt liệt chào mừng 92 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (03/02/1930 - 03/02/2022) !
3. Nhiệt liệt chào mừng 47 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2022) !
4. Nhiệt liệt chào mừng 68 năm Ngày Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2022) !
5. Nhiệt liệt chào mừng 77 năm Ngày Cách mạng tháng Tám thành công (19/8/1945 - 19/8/2022) và Ngày Quốc khánh nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam (02/9/1945 - 02/9/2022) !
6. Nhiệt liệt chào mừng 132 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại (19/5/1890 - 19/5/2022) !
7. Toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ra sức thi đua thực hiện thắng lợi nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội năm 2022 !
8. Đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh !
9. Toàn Đảng, toàn dân, toàn quân phấn đấu thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng !
10. Đảng Cộng sản Việt Nam quang vinh muôn năm !
11. Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam muôn năm !
12. Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại sống mãi trong sự nghiệp của chúng ta !
| K/T TRƯỞNG BAN |
- 1 Chỉ thị 07-CT/TW về tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo đối với công tác thương binh, liệt sỹ, người có công và phong trào "đền ơn đáp nghĩa" do Ban chấp hành trung ương ban hành.
- 2 Chỉ thị 100-CT/TW năm 1981 về Cải tiến công tác khoán, mở rộng khoán sản phẩm đến nhóm lao động và người lao động trong hợp tác xã nông nghiệp" do Ban Bí thư ban hành
- 3 Chỉ thị 05-CT/TW năm 2016 của Bộ Chính trị về đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh
- 4 Kết luận 01-KL/TW năm 2021 về tiếp tục thực hiện Chỉ thị 05-CT/TW "Về đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh" do Ban Chấp hành Trung ương ban hành
- 5 Quy định 37-QĐ/TW năm 2021 về những điều đảng viên không được làm do Ban Chấp hành Trung ương ban hành
- 6 Kết luận 21-KL/TW năm 2021 về đẩy mạnh xây dựng, chỉnh đốn Đảng và hệ thống chính trị; kiên quyết ngăn chặn, đẩy lùi, xử lý nghiêm cán bộ, đảng viên suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, biểu hiện "tự diễn biến", "tự chuyển hóa" do Ban Chấp hành Trung ương ban hành