VIỆN THI ĐUA - | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 40-TĐKT | Hà Nội, ngày 24 tháng 1 năm 1996 |
HƯỚNG DẪN
CÔNG TÁC KHEN THƯỞNG 3 THỜI KỲ: TRƯỚC CÁCH MẠNG THÁNG 8/1945, TỔNG KẾT KHÁNG CHIẾN CHỐNG PHÁP VÀ CHỐNG MỸ
Kính gửi: | - Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ |
Hơn 30 năm qua, Nhà nước đã xét khen thưởng cho các tổ chức và công dân có thành tích trong ba thời kỳ (trước cách mạng tháng 8/1945, kháng chiến chống Pháp; kháng chiến chống Mỹ). Song do hoàn cảnh chiến tranh, do chính sách khen thưởng và đãi ngộ không ban hành đồng bộ, do nhận thức của nhân dân về công tác khen thưởng này và do một số nơi thiếu tích cực giải quyết nên còn để tồn đọng lại một số lớn trường hợp chưa được giải quyết. Số tồn đọng này hầu hết là trường hợp vướng mắc, hoặc chưa đủ tài liệu làm căn cứ để xem xét giải quyết.
Ngày 04/8/1994 Thủ tướng Chính phủ đã có Chỉ thị số 395/TTg về công tác thi đua và khen thưởng năm 1994, 1995 ghi rõ: Cần tập trung chỉ đạo để hoàn thành dứt điểm trong hai năm 1994, 1995 việc khen thưởng thành tích tham gia kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ và khen thưởng cán bộ theo Thông tư số 38/TT-TW ngày 25/10/1984 những người có thành tích mà chưa được khen thưởng.
Để thực hiện Chỉ thị của Chính phủ về công tác khen thưởng 3 thời kỳ, để bảo đảm khen thưởng chính xác, không sót, không trùng và đúng thời hạn mà Chính phủ đã quy định, Viện Thi đua và khen thưởng Nhà nước hướng dẫn một số điểm như sau:
1./ Trước hết các Bộ, ngành, UBND các tỉnh cần điều tra đánh giá lại số lượng còn tồn đọng cần xét khen thưởng trong ngành mình, địa phương mình để tập trung bố trí cán bộ và dự trù kinh phí cho hợp lý, đồng thời có kế hoạch cụ thể cho các cấp cơ sở hoàn thành tốt công tác khen thưởng. (nên sử dụng cán bộ trước đây đã từng làm công tác khen thưởng tổng kết 3 thời kỳ)
2./ Phổ biến chủ trương chính sách khen thưởng 3 thời kỳ: vì đây là đợt cuối cùng của công tác khen thưởng này, yêu cầu các ngành, các địa phương cần phổ biến những nội dung cơ bản của các Thông tư số 39, 15, 83, 84 của Chính phủ về khen thưởng 3 thời kỳ cho toàn dân: về tiêu chuẩn, đối tượng, điều kiện. Đối với những nơi sót nhiều thì phổ biến kỹ cho từng đối tượng. Đối với nơi sót ít thì tiến hành xét cho từng cá nhân. Tóm lại, chính sách khen thưởng này phải được phổ biến tới từng hộ gia đình như cách bình công, báo công.
3./ Những việc phải làm để có căn cứ khi xét khen thưởng:
Phải dựa vào các căn cứ như hướng dẫn của công văn 172/VHC.
a) Các Bộ, ngành, địa phương phải khôi phục, hoàn chỉnh danh sách những đối tượng đã được khen thưởng 3 thời kỳ từ 1961 đến nay.
b) Đối với Thông tư 15/TTg, 83/TTG, 84/TTg thì Đảng bộ các xã phải xây dựng lịch sử hoặc nắm được lịch sử của Đảng bộ mình trên 3 nội dung cơ bản:
- Phong trào cách mạng có từ bao giờ? (Số lượng nhân dân hưởng ứng)
- Chi bộ đầu tiên được thành lập ngày nào? Sự thay đổi về số lượng đảng viên từ khi thành lập đến ngày 20/7/1954?
- Diễn biến cách mạng qua từng thời kỳ?
Khi Hội đồng cơ sở xét khen thưởng nên mời các cụ lão thành tới dự hoặc xin ý kiến các cụ đã từng hoạt động tại địa phương, cán bộ chủ chốt xã các thời kỳ, cán bộ nghiệp vụ đã từng giúp xã làm khen thưởng 3 thời kỳ.
Cần xác định rõ đối tượng khen thưởng: là gia đình hay cá nhân. Nếu là thành tích của gia đình thì hướng dẫn gia đình lấy xác nhận của người trực tiếp được gia đình giúp đỡ (tự viết xác nhận) cụ thể tên từng người trong gia đình, giúp đỡ gì? Thời gian công việc từng người giúp đỡ và khi lên danh sách đề nghị khen thưởng lên cấp trên phải ghi rõ tên từng người trong gia đình đó.
Hướng dẫn đối tượng khen lấy xác nhận:
Từ 1961 đến nay: nếu đối tượng được khen kinh qua nhiều cơ quan phải có xác nhận của cơ quan đã kinh qua lý do chưa được xét khen thưởng và xác nhận của 3 người trở lên cùng thời kỳ công tác. Nếu là thủ trưởng trực tiếp thì cần 2 người xác nhận trở lên hoặc dùng lý lịch cán bộ hoặc lý lịch đảng viên (đã được chỉnh lý trước năm 1960) để làm căn cứ xét thưởng.
c) Đối với khen thưởng tổng kết Kháng chiến chống Mỹ:
- Khôi phục, hoàn chỉnh lịch sử nhân sự xã, danh sách quản lý quân nhân, như hồ sơ đảng viên, hồ sơ cán bộ, lý lịch quân nhân, sổ lao động (nếu có).
- Biên bản kết thúc vòng 2 kèm danh sách tồn tại (theo tinh thần công văn 172/VHC).
- Đối với cán bộ mất sức, hưu trí ngoài Đảng: các tỉnh nên in sẵn mẫu xác nhận (theo mẫu số 2 và hướng dẫn đối tượng khen đi lấy xác nhận)
4./ Cần phân loại những tồn tại của từng thời kỳ để có hướng giải quyết:
a) Đối với Thông tư 83; 84/TTg: lập thành tích ở đâu do nơi đó xét duyệt và đề nghị khen thưởng.
Quá trình xét duyệt hồ sơ mới Hội đồng khen thưởng cơ sở phải so sánh với các gia đình và cá nhân đã được khen thưởng để cân đối trong địa phương mình.
b) Đối với Thông tư 15/TTg:
- Người thoát ly trước 20/7/1954 do cơ quan giải quyết chế độ hưu trí xem xét và đề nghị khen thưởng nơi cư trú xác nhận từ khi cư trú tại đó tới nay có vi phạm kỷ luật gì không. (Thông tư 184/TTg).
- Đối với người tham gia công tác địa phương từ khi tham gia đến 20/7/1954, sau đó mới thoát ly thì do nơi đối tượng hoạt động xét và đề nghị khen thưởng. Cơ quan đang quản lý hoặc nơi cư trú hiện tại xác nhận lý do chưa khen và quá trình công tác và xác nhận trong quá trình cư trú có vi phạm kỷ luật gì không?
- Đối với quân nhân nhập ngũ trước 20/7/1954 do Bộ Quốc phòng xét và đề nghị khen thưởng. Nếu vừa có thời gian ở quân đội vừa có thời gian ở bên dân chính thì xét thời gian riêng của mỗi bên để trình khen, trừ trường hợp nhập ngũ thời gian quá ít không đủ tặng Huy chương chiến thắng thì được phép cộng thời gian ở quân đội vào thời gian bên dân chính để xét khen thưởng huân, huy chương kháng chiến.
- Những người bị chết hoặc bị thương trước 20/7/1954 mà chưa được công nhận là thương binh hoặc liệt sĩ, những người bị quy thành phần sai trong cải cách ruộng đất (bị xử lý) nếu chưa được xuống thành phần, không có quyết định minh oan thì chưa xét khen thưởng.
- Những trường hợp vi phạm kỷ luật (không thuộc sai lầm nghiêm trọng) đã được tính đến và hạ mức trong khen thưởng tổng kết chống Mỹ rồi thì nay không phải xét tới trong khen thưởng tổng kết chống Pháp nữa.
c) Về khen thưởng tổng kết kháng chiến chống Mỹ:
- Từ cuối năm 1982, việc khen thưởng này đã được triển khai đại trà trên toàn quốc, nên những người chưa được khen thưởng phải có xác nhận của cơ quan, nếu thuyên chuyển nhiều cơ quan thì phải có xác nhận của các cơ quan đó về lý do chưa làm khen thưởng. Nếu đối tượng đó công tác tĩnh tại một nơi từ khi triển khai khen thưởng đến nay, thì Hội đồng khen thưởng cơ sở phải nêu lý do chưa được xét khen.
- Nơi quản lý hiện tại xét duyệt và trình khen thưởng cho công dân, cán bộ, công nhân viên thuộc quyền mình.
- Những người trước đây có người thân trốn ra nước ngoài hoặc mắc sai lầm khuyết điểm chính quyền hoặc cơ quan của Đảng chưa xử được, nay đã rõ ràng thì tiếp tục xét khen thưởng theo các văn bản Nhà nước đã ban hành.
- Đối với thương binh 2/4 hiện nay phải xuất trình quyết định thương tật 8 hạng trước đây để định mức khen thưởng cho thỏa đáng.
- Điều kiện tích cực, liên tục đến 30/4/1975, đối với những người nghỉ trước ngày 30/4/1975 đều phải có quyết định và xác nhận lý do cho nghỉ của cơ quan cho nghỉ việc
- Đối với cán bộ hoạt động tại xã, phường, nhất là các chức dân bầu, dân cử, Hội đồng khen thưởng cần phải xem xét kỹ lưỡng, cân nhắc có lý có tình, cụ thể từng trường hợp (cả người đề nghị khen và có cơ sở nêu rõ lý do nghỉ việc để quyết định khen hay không khen, nếu khen thì giữ nguyên mức hay phải hạ mức khen? hạ 1 hay 2 mức khen? (những trường hợp này yêu cầu Ủy ban nhân dân xã, phường nói rõ quan điểm và chính kiến của mình)
- Đối với đảng viên nghỉ sinh hoạt Đảng:
* Nếu rơi vào thời điểm toàn Đảng thực hiện Chỉ thị 192 của Ban Bí thư năm 1970, và Chỉ thị của Ban Bí thư năm 1990 cho phép những đảng viên cao tuổi được nghỉ sinh hoạt Đảng và được tổ chức Đảng cho phép nghỉ thì không phải hạ mức khen;
* Nếu nghỉ vì ý thích cá nhân, vì quyền lợi của riêng mình, mặc dù được tổ chức Đảng chấp nhận song Hội đồng khen thưởng cơ sở vẫn phải xem xét cụ thể từng trường hợp để hạ mức hay không hạ mức khen thưởng.
5./ Thủ tục hồ sơ:
a) Tờ khai vẫn theo mẫu như đã quy định cho các loại khen thưởng (có mẫu kèm theo). Ngoài ra bản thân người đề nghị khen phải tự khai báo lý do tại sao đến nay mới xét khen thưởng và giấy xác nhận của các cơ quan đã kinh qua (khen tổng kết chống Pháp từ 1961 - khen tổng kết kháng chiến chống Mỹ từ 1983 đến nay), lý do chưa xét khen thưởng.
* Đối với cán bộ, công nhân hưu trí ngoài Đảng (khen thưởng tổng kết chống Mỹ), các xác nhận của cơ quan cho nghỉ hưu theo mẫu số 2. Đối với khen thưởng tổng kết chống Pháp kèm các xác nhận mẫu số 1).
* Ý kiến của Hội đồng khen thưởng cơ sở phải thể hiện rõ: | - Căn cứ xét - Nói rõ quan điểm đối với trường hợp bị kỷ luật - Đề nghị mức khen. |
+ Gửi trình Chính phủ (qua Viện Thi đua và khen thưởng Nhà nước), từ Bằng khen của Chính phủ trở lên theo Thông tư số 15, 83, 84, từ Huân chương kháng chiến hạng ba trở lên đối với khen thưởng tổng kết chống Mỹ.
b) Danh sách đề nghị khen thưởng lên Chính phủ:
- Khi lập danh sách lấy mẫu của danh sách Huân chương Kháng chiến chống Mỹ trước đây cho tất cả các loại Huân, Huy chương, Bằng khen và Bằng có công với nước (có mẫu đính kèm) có đóng bìa, đề tên từng đơn vị ở góc trái danh sách... cuối danh sách chốt số lượng. Người ký tờ trình đồng thời là người ký danh sách.
- Danh sách không được gạch xóa và phải đánh máy rõ ràng, nếu do chất lượng kém gạch bỏ quá 2% thì phải rà soát lại toàn bộ đợt trình đó và làm lại tờ trình danh sách khác rồi mới trình tiếp.
- Trình Chính phủ mỗi loại 3 bản có đóng dấu ký tên ở cuối danh sách.
c) Tờ trình: Mẫu như cũ và trình Chính phủ gửi về Viện Thi đua và Khen thưởng Nhà nước 3 bản.
Đối với các trường hợp đặc biệt, yêu cầu tỉnh, Bộ, ngành phải nói rõ trong tờ trình về lý do đặc biệt đó. Lưu ý: tờ trình về danh sách khen thưởng chống Mỹ riêng, tổng kết chống Pháp riêng, danh sách trước cách mạng tháng 8/1945 riêng.
6./ Đối với những trường hợp đặc biệt (với khen thưởng tổng kết chống Mỹ) nếu rơi vào các đối tượng như điểm 7 công văn 172-VHC quy định: các ngành, Bộ, Tỉnh cần chỉ đạo Hội đồng cơ sở xét đặc cách theo đúng tinh thần đó và nhất thiết Ủy ban nhân dân cấp xã, phường phải đứng ra đảm bảo cho công dân của mình quá trình thoát ly cũng như từ khi về địa phương có bị kỷ luật hay không. Nếu cơ sở không thể bảo đảm được thì thông báo thời hạn cho đương sự biết và đưa vào danh sách không khen.
- Lưu ý: khi xét đặc cách tránh 2 xu hướng: hoặc là tràn lan, qua loa cho xong việc, hoặc quá sợ trách nhiệm mà không giám đảm bảo cho công dân của mình (không lấy xác nhận của các cá nhân làm căn cứ mà chỉ làm tư liệu để phường, xã xét đặc cách).
- Khen tập thể (làng xóm cũ) yêu cầu phải thông qua và có ý kiến của Ban Tuyên giáo huyện, tỉnh, đánh giá so sánh với các thôn, làng xóm trong khu vực huyện, tỉnh đã được khen thưởng. Truyền thống ấy phải được phát huy cho tới nay mới trình xét khen thưởng.
7./ Làm biên bản kết thúc:
Vì đây là đợt xét duyệt, quyết định khen thưởng cuối cùng của Chính phủ đối với 3 công tác khen thưởng tổng kết 3 thời kỳ cách mạng, vì vậy thường trực Hội đồng Thi đua Khen thưởng các tỉnh, thành phố, ngành, Bộ hướng dẫn cho các cơ sở làm biên bản kết thúc như tinh thần 172/VHC đã quyết định. (Vì khen thưởng đợt cuối của 3 thời kỳ nên biên bản kết thúc gộp cả công tác khen thưởng 3 thời kỳ).
- Hồ sơ và danh sách không khen cấp phường, xã, Hội đồng khen thưởng cơ sở ghi rõ và đầy đủ ý kiến của mình như hồ sơ trình khen, cấp huyện (hoặc cơ quan chủ quản) lưu giữ vĩnh viễn để giải quyết khiếu nại về sau này.
Các Bộ, ngành, tỉnh, thành phố gửi báo cáo kèm danh sách những người không khen về Viện Thi đua và Khen thưởng Nhà nước. Sau này, nếu có xem xét để trình Chính phủ khen tiếp thì chỉ xét tới những trường hợp có tên trong danh sách tồn mà Viện Thi đua và Khen thưởng Nhà nước lưu giữ (kèm báo cáo của các tỉnh).
8./ Về tiến độ:
Hạn cuối cùng nhận hồ sơ của những người đủ tiêu chuẩn, điều kiện khen là 30/9/1996. Các cấp cần thông báo thời hạn này cho mọi người biết. Các Bộ, ngành, tỉnh, thành phố gửi dần hồ sơ đề nghị khen về Viện Thi đua và Khen thưởng Nhà nước.
Để làm tốt việc khen thưởng tổng kết 3 thời kỳ và đảm bảo chất lượng, không sót, không trùng, đúng đối tượng, đúng thời hạn quy định, yêu cầu các Bộ, ngành, tỉnh cần bố trí cán bộ hợp lý, tập trung chỉ đạo và có kế hoạch cụ thể hướng dẫn các cấp dưới tiến hành khẩn trương để thực hiện thật tốt Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ. Nếu có vướng mắc, đề nghị báo cáo về Viện Thi đua và Khen thưởng Nhà nước để kịp trình Chính phủ xin ý kiến giải quyết.
| VIỆN THI ĐUA VÀ KHEN THƯỞNG NHÀ NƯỚC |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------
BẢN KHAI
THÀNH TÍCH THAM GIA KHÁNG CHIẾN CHỐNG MỸ CỨU NƯỚC CỦA CÁN BỘ, NHÂN VIÊN, CHIẾN SĨ
I. SƠ LƯỢC LÝ LỊCH
1. Họ và tên: ......................................................................................................................
2. Ngày tháng năm sinh: ...................................................................................................
3. Chính quán: ...................................................................................................................
4. Trú quán: .......................................................................................................................
5. Thành phần bản thân: ...................................................................................................
6. Dân tộc: ..........................................................................................................................
7. Tôn giáo: ........................................................................................................................
8. Văn hóa: .........................................................................................................................
- 1 Công văn 264/TĐKT của Viện Thi đua, Khen thưởng Nhà nước về việc thực hiện Nghị định số 28/CP ngày 29/4/1995 của Chính phủ
- 2 Thông tư 83-TTg năm 1962 hướng dẫn tiếp tục khen thưởng nhân dân có công giúp đỡ Cách mạng trước ngày Tổng khởi nghĩa do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 3 Thông tư 84-TTg năm 1962 hướng dẫn thi hành khen thưởng nhân dân có công trong kháng chiến do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 4 Thông tư 15-TTg năm 1961 hướng dẫn Điều lệ khen thưởng tổng kết thành tích kháng chiến đã được bổ sung do Thông tư 75-TTg của Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 1 Công văn 264/TĐKT của Viện Thi đua, Khen thưởng Nhà nước về việc thực hiện Nghị định số 28/CP ngày 29/4/1995 của Chính phủ
- 2 Hướng dẫn số 122/TĐKT về lễ trao tặng và đón nhận huy chương, huân chương danh hiệu anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân, anh hùng lao động của Viện Thi đua, Khen thưởng Nhà nước
- 3 Công văn 118/TĐKT của Viện Thi đua, Khen thưởng Nhà nước về việc hướng dẫn công tác thi đua khen thưởng năm 2002