Hệ thống pháp luật
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH THÁI BÌNH

-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 03/KH-UBND

Thái Bình, ngày 17 tháng 01 năm 2014

 

KẾ HOẠCH

TỔ CHỨC TẬP HUẤN, HUẤN LUYỆN VÀ ĐÀO TẠO NGHIỆP VỤ CỨU NẠN, CỨU HỘ THEO QUYẾT ĐỊNH 44/2012/QĐ-TTG NGÀY 15/10/2012 CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ QUY ĐỊNH VỀ CÔNG TÁC CỨU NẠN, CỨU HỘ CỦA LỰC LƯỢNG PHÒNG CHÁY, CHỮA CHÁY.

Thực hiện Quyết định 44/2012/QĐ-TTg ngày 15/10/2012 của Thủ tướng Chính phủ quy định về công tác cứu nạn, cứu hộ của lực lượng phòng cháy, chữa cháy; Kế hoạch số 71/KH-UBND ngày 22/11/2013 của UBND tỉnh về triển khai thực hiện Quyết định số 1110/QĐ-TTg ngày 17/8/2012 và Quyết định 44/2012/QĐ-TTg ngày 15/10/2012 của Thủ tướng Chính phủ; Ủy ban nhân dân tỉnh xây dựng Kế hoạch tổ chức huấn luyện và đào tạo nghiệp vụ cứu nạn, cứu hộ của lực lượng phòng cháy và chữa cháy như sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Tổ chức Triển khai có hiệu quả các nội dung, nhiệm vụ về công tác cứu nạn, cứu hộ (CNCH) của lực lượng phòng cháy, chữa cháy (PCCC) được quy định tại Quyết định số 44/2012/QĐ-TTg ngày 15/10/2012 của Thủ tướng Chính phủ.

2. Xây dựng, kiện toàn lực lượng PCCC và CNCH từ tỉnh đến xã, phường, thị trấn đảm bảo thực hiện nhiệm vụ CNCH các vụ sự cố, tai nạn khi có yêu cầu.

3. Tập trung tuyên truyền phổ biến và nâng cao nhận thức của người đứng đầu các cơ quan, tổ chức, cơ sở về công tác CNCH và trách nhiệm tổ chức triển khai thực hiện nhiệm vụ theo chức năng, nhiệm vụ của mình.

4. Nội dung tập huấn, huấn luyện phải thiết thực và phù hợp với yêu cầu công tác CNCH của địa phương trong tình hình mới.

II. NỘI DUNG TẬP HUẤN VÀ PHÂN CÔNG NHIỆM VỤ

1. Tập huấn công tác cứu nạn, cứu hộ của tỉnh.

a. Tập huấn công tác CNCH cho lãnh đạo các sở, ban, ngành và Ủy ban nhân dân huyện, thành phố.

- Đối tượng: Lãnh đạo các sở, ban, ngành và Ủy ban nhân dân huyện, thành phố.

- Thời gian: Quý I năm 2014.

- Nội dung tập huấn:

+ Trách nhiệm của các sở, ban, ngành, Ủy ban nhân dân huyện trong việc tổ chức điều hành và chỉ đạo các hoạt động CNCH trong phạm vi, địa bàn quản lý;

+ Phạm vi nguyên tắc hoạt động CNCH của lực lượng PCCC;

+ Cơ chế phối hợp giữa các lực lượng tham gia CNCH;

+ Các tình huống cơ bản trong hoạt động CNCH của lực lượng PCCC;

+ Nguồn tài chính và các điều kiện cho hoạt động CNCH trong đó hướng dẫn việc trang bị, quản lý và sử dụng phương tiện thiết bị CNCH.

- Kinh phí tổ chức: Từ nguồn kinh phí thường xuyên của tỉnh;

- Chủ trì tập huấn: Ủy ban nhân dân tỉnh;

- Phân công nhiệm vụ:

Công an tỉnh chủ trì, phối hợp với Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh xây dựng Kế hoạch, chuẩn bị nội dung và tổ chức Hội nghị tập huấn cho lãnh đạo các sở, ban, ngành và Ủy ban nhân dân huyện, thành phố theo Quyết định 44/2012/QĐ-TTg.

b. Tập huấn công tác CNCH của Ủy ban nhân dân của huyện, thành phố:

- Đối tượng: Lãnh đạo cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp và Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn;

- Thời gian: Quý II năm 2014;

- Nội dung tập huấn:

+ Trách nhiệm của cơ quan, đơn vị, Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn trong việc tổ chức điều hành và chỉ đạo các hoạt động CNCH trong phạm vi, địa bàn quản lý;

+ Phạm vi nguyên tắc hoạt động CNCH của lực lượng PCCC;

+ Cơ chế phối hợp giữa các lực lượng tham gia CNCH;

+ Các tình huống cơ bản trong hoạt động CNCH của lực lượng PCCC;

+ Nguồn tài chính và các điều kiện cho hoạt động cứu nạn, cứu hộ trong đó hướng dẫn việc trang bị, quản lý và sử dụng phương tiện thiết bị CNCH.

- Kinh phí tổ chức: Ủy ban nhân dân huyện, thành phố căn cứ vào nội dung, đối tượng huấn luyện để lập dự toán từ nguồn kinh phí của địa phương.

- Chủ trì tập huấn: Ủy ban nhân dân huyện, thành phố.

2. Tập huấn nghiệp vụ cứu nạn, cứu hộ của Công an tỉnh

a. Đối với lãnh đạo Công an tỉnh: Tập huấn theo Kế hoạch của Bộ Công an.

b. Tập huấn nghiệp vụ CNCH đối với lãnh đạo cấp phòng, cấp đội và cán bộ, chiến sỹ làm công tác CNCH:

- Đối tượng: Lãnh đạo cấp phòng, cấp đội và cán bộ, chiến sỹ làm công tác CNCH;

- Thời gian: Quý IV năm 2014.

- Nội dung tập huấn:

+ Trách nhiệm của cấp ủy, lãnh đạo các đơn vị, Công an huyện, thành phố, trách nhiệm của lực lượng Cảnh sát PCCC và CNCH trong việc tổ chức điều hành và chỉ đạo các hoạt động cứu nạn, cứu hộ trong phạm vi, địa bàn quản lý;

+ Phạm vi nguyên tắc hoạt động, tổ chức thường trực tiếp nhận và xử lý thông tin các sự cố, tai nạn của lực lượng cảnh sát PCCC và CNCH;

+ Cơ chế phối hợp giữa các lực lượng tham gia CNCH và nhất là các lực lượng kiêm nhiệm trong công an: Cảnh sát giao thông, cảnh sát bảo vệ, cảnh sát cơ động;

+ Các tình huống cơ bản trong hoạt động CNCH của lực lượng PCCC;

+ Tổ chức huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ cứu nạn, cứu hộ cho các lực lượng dân phòng, lực lượng PCCC cơ sở, chuyên ngành; Cảnh sát PCCC và CNCH và các lực lượng khác;

+ Tổ chức tuyên truyền hướng dẫn kiến thức về công tác CNCH, xây dựng phong trào toàn dân tham gia CNCH;

+ Bảo đảm nguồn tài chính và các điều kiện cho hoạt động CNCH trong đó hướng dẫn việc trang bị, quản lý và sử dụng phương tiện thiết bị CNCH;

+ Hướng dẫn việc xây dựng và thực tập phương án CNCH theo các tình huống cơ bản:

Cứu nạn dưới nước;

Cứu nạn, cứu hộ sập đổ công trình;

Cứu nạn, cứu hộ giao thông;

Cứu nạn, cứu hộ khác: CNCH trong không gian hạn chế, sự cố hóa chất, sự cố thang máy...;

- Kinh phí tổ chức: Công an tỉnh căn cứ vào nội dung, đối tượng huấn luyện để lập dự toán kinh phí từ nguồn kinh phí được đầu tư của ngành.

- Chủ trì tập huấn: Công an tỉnh.

3. Huấn luyện công tác cứu nạn, cứu hộ cho lực lượng dân phòng, lực lượng PCCC cơ sở, chuyên ngành.

- Đối tượng: Lãnh đạo đội dân phòng, đội PCCC cơ sở, chuyên ngành

- Thời gian: Quý II năm 2014.

- Nội dung tập huấn:

+ Trách nhiệm của lực lượng dân phòng và lực lượng PCCC cơ sở, chuyên ngành trong việc tham gia hoạt động CNCH trong phạm vi, chức năng nhiệm vụ và địa bàn quản lý;

+ Phạm vi nguyên tắc hoạt động CNCH của lực lượng PCCC;

+ Cơ chế phối hợp giữa các lực lượng tham gia CNCH;

+ Các tình huống cơ bản trong hoạt động CNCH của lực lượng PCCC;

+ Tổ chức CNCH ban đầu đối với các tai nạn, sự cố xảy ra thuộc phạm vi quản lý và tham gia ở ngoài phạm vi quản lý khi được phân công;

+ Tổ chức huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ CNCH cho các cơ quan, đơn vị cơ sở;

+ Tổ chức tuyên truyền hướng dẫn kiến thức về công tác CNCH cho cán bộ công nhân viên các đơn vị sở;

+ Việc ban hành quy định, kế hoạch về công tác CNCH.

- Kinh phí tổ chức: Công an tỉnh căn cứ vào nội dung, đối tượng huấn luyện để lập dự toán từ nguồn kinh phí được đầu tư của ngành.

IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Căn cứ Kế hoạch này, các sở, ban, ngành, Ủy ban nhân dân huyện, thành phố có Kế hoạch, triển khai thực hiện; kết thúc tập huấn, huấn luyện tổ chức sơ kết đánh giá kết quả thực hiện và báo cáo về Ủy ban nhân dân tỉnh (qua Công an tỉnh).

2. Giao Công an tỉnh theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc triển khai thực hiện Kế hoạch, tổng hợp kết quả báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh./.

 

 

Nơi nhận:
- Văn phòng Chính phủ
- Bộ Công an;
- TT tỉnh ủy;
- CT, các PCTUBND tỉnh;
- Các sở, ban, ngành tỉnh;
- UBND các huyện, thành phố;
- Lưu VT, NC, TH.

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH
CHỦ TỊCH




Phạm Văn Sinh