Hệ thống pháp luật
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...

ỦY BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ HÀ NỘI

-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 08/KH-UBND

Hà Nội, ngày 12 tháng 01 năm 2021

 

KẾ HOẠCH

THỰC HIỆN KẾT LUẬN SỐ 76-KL/TW NGÀY 04/6/2020 CỦA BỘ CHÍNH TRỊ VỀ VIỆC TIẾP TỤC THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT HỘI NGHỊ TRUNG ƯƠNG 9 KHÓA XI VỀ “XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN VĂN HÓA, CON NGƯỜI VIỆT NAM ĐÁP ỨNG YÊU CẦU PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG ĐẤT NƯỚC”

Thực hiện Kết luận số 76-KL/TW ngày 04/6/2020 của Bộ Chính trị về việc tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 33-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI về “Xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước”; UBND thành phố Hà Nội xây dựng kế hoạch thực hiện đến năm 2025 với nội dung sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

- Nâng cao nhận thức cho cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân về vị trí, vai trò quan trọng của văn hóa trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Quyết tâm thực hiện có hiệu quả, tạo chuyển biến sâu sắc, toàn diện các quan điểm, mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp đã nêu trong Nghị quyết s33-NQ/TW ngày 09/6/2014 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI và Kết luận số 76-KL/TW ngày 04/6/2020 của Bộ Chính trị.

- Xác định rõ xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam là nhiệm vụ quan trọng, thường xuyên của cả hệ thống chính trị. Việc thực hiện Nghị quyết số 33-NQ/TW ngày 09/6/2014 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI và Kết luận số 76-KL/TW ngày 04/6/2020 của Bộ Chính trị, Chương trình số 29-CTr/TU ngày 10/10/2014 của Thành ủy Hà Nội phải được tiến hành thường xuyên, kiên trì, nghiêm túc, thiết thực, tránh hình thức.

- Các cấp chỉ đạo, hướng dẫn xây dựng chương trình, kế hoạch triển khai theo những nội dung cụ thể đã được nêu trong Kết luận số 76-KL/TW của Bộ Chính trị.

II. NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP

Căn cứ tình hình thực tế các địa phương, đơn vị tiếp tục triển khai thực hiện Kết luận số 76-KL/TW ngày 04/6/2020 của Bộ Chính trị, Nghị quyết số 102/NQ-CP ngày 31/12/2014 của Chính phủ; Chương trình hành động số 29-CTr/TU ngày 10/10/2014 Thành ủy Hà Nội; kế hoạch số 43/KH-UBND ngày 18/02/2016 của UBND Thành phố về thực hiện Nghị quyết số 33-NQ/TW ngày 09/6/2014 Hội nghị Trung ương 9 khóa XI về “Xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước” phù hợp, gắn với thực hiện Chương trình 06-CTr/TU của Thành ủy về Phát triển văn hóa, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh giai đoạn 2020-2025. Trong giai đoạn mới cần tập trung một số nội dung trọng tâm sau:

1. Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, đẩy mạnh công tác tuyên truyền về "Xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước"

- Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, đẩy mạnh công tác tuyên truyền, quán triệt, nâng cao nhận thức cho cán bộ, đảng viên và các tầng lp nhân dân về vị trí, vai trò của văn hóa trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

- Tuyên truyền về thực hiện việc xây dựng và phát triển văn hóa, con người Thủ đô kế thừa truyền thống, các chuẩn mực giá trị văn hóa, con người Việt Nam, đáp ứng yêu cầu trong tình hình mới theo Kết luận số 76-KL/TW của Bộ Chính trị, Nghị quyết số 102/NQ-CP của Chính phủ và Chương trình số 29-CTr/TU của Thành ủy Hà Nội, gắn vi tình hình thực tiễn, các điu kiện cụ thể của Thành phố và của từng địa phương, cơ quan, đơn vị.

- Chú trọng tính đặc thù của văn hóa, vừa đảm bảo để văn hóa, văn học, nghệ thuật phát triển đúng định hướng chính trị, tư tưởng của Đảng, vừa đảm bảo tự do sáng tạo của cá nhân trên cơ sở phát huy tính tự giác cao với mục đích đúng đắn.

2. Nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý của Nhà nước

- Rà soát, hoàn thiện các văn bản pháp luật, quản lý hiện hành có liên quan, sửa đổi, bổ sung những nội dung không còn phù hợp.

- Đổi mới phương thức lãnh đạo và quản lý đối với sự nghiệp phát triển văn hóa, xác định rõ giải pháp phù hp đối với từng đối tượng, lĩnh vực và địa bàn cụ thể. Ưu tiên đầu tư một số cơ sở đào tạo trọng điểm, cht lượng cao và một số ngành công nghiệp văn hóa chủ đạo, có khả năng dẫn dắt các hoạt động văn hóa.

- Chú ý công tác quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý, những người làm công tác văn hóa, nghệ thuật.

- Định kỳ, kiểm tra, giám sát việc thể chế hóa chủ trương của Đảng đối với cơ quan quản lý nhà nước về văn hóa.

3. Xây dựng Người Hà Nội phát triển toàn diện

- Tiếp tục xây dựng "Người Hà Nội thanh lịch, văn minh", phát triển toàn diện về chính trị, tư tưởng, trí tuệ, đạo đức, thể chất, năng động, sáng tạo, tuân thủ pháp luật, có ý thức cộng đồng và trách nhiệm công dân cao, đáp ứng được những yêu cầu của xã hội văn minh, hiện đại... trọng tâm là bi dưỡng tinh thn yêu nước, lòng tự hào dân tộc, đạo đức, lối sống, nhân cách và phong cách ứng xử, giao tiếp trong cộng đồng, đặc biệt là tầng lớp thanh niên, thiếu niên.

- Khẳng định, nhân rộng các giá trị tốt đẹp, nhân văn. Chấn chỉnh kịp thời việc lợi dụng hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo để truyền bá tư tưởng duy tâm thần bí, thực hành mê tín dị đoan, gây mất an ninh trật tự. Đấu tranh loại trừ các sản phẩm văn hóa độc hại, hành vi tiêu cực, cơ hội, vi phạm pháp luật, truyền bá tư tưởng sai trái, lối sống thực dụng trái thuần phong mỹ tục, ảnh hưởng xu đến xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam.

- Xây dựng kế hoạch hành động thực hiện Chiến lược phát triển gia đình Việt Nam đến năm 2030 và tổ chức thực hiện có hiệu quả với mục tiêu thực sự gia đình là nơi nuôi dưỡng nhân cách con người, tôn trọng đạo lý “uống nước nhớ nguồn”, “đền ơn đáp nghĩa”, “tương thân tương ái”.

- Thực hiện tốt Chương trình tổng thể nâng cao thể lực và tầm vóc người Việt Nam; gắn giáo dục thể chất với giáo dục tri thức, đạo đức, kỹ năng sống; triển khai hiệu quả “Rèn luyện thân thể theo gương Bác Hồ vĩ đại” trong các tầng lớp nhân dân.

4. Xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh

- Đẩy mạnh phong trào "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa" gắn với cuộc vận động "Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới và đô thị văn minh". Thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang, lễ hội và các quy tắc ứng xử trên địa bàn Thành phố. Xây dựng môi trường văn hóa tiến bộ, đảm bảo trật tự, an toàn xã hội.

- Phối hợp chặt chẽ giữa gia đình, nhà trưng, xã hội trong việc nuôi dưỡng, giáo dục và bảo vệ thanh thiếu nhi. Đcao vai trò, trách nhiệm và giá trị văn hóa tốt đẹp của gia đình, cùng với nhà trường giáo dục, hình thành nhân cách, đạo đức trong sáng và kỹ năng ứng xử xã hội văn minh. Xây dựng ý thức bảo vệ môi trường, giữ gìn, ứng xử đúng đắn với môi trường vì mục tiêu phát triển bền vững đất nước.

- Thực hiện tốt quy chế dân chủ cơ sở; xây dựng nếp sống văn hóa tiến bộ, văn minh.

- Huy động nguồn lực của các tầng lớp xã hội đầu tư và tổ chức đời sống văn hóa, góp phần thu hẹp khoảng cách hưởng thụ văn hóa giữa các vùng, miền trên địa bàn Thành phố.

5. Xây dựng văn hóa trong chính trị và kinh tế

- Xây dựng văn hóa từ trong Đảng, trong bộ máy nhà nước. Tiếp tục đẩy mạnh việc “Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” theo Chỉ thị số 05-CT/TW ngày 15/5/2016 của Bộ Chính trị (khóa XII) và thực hiện nghiêm các quy định về nêu gương đối với cán bộ, đảng viên nhất là người đứng đầu của các cơ quan, tổ chức, đội ngũ những người làm công tác giáo dục, văn nghệ sĩ và cán bộ lãnh đạo, quản lý văn hóa, những người có tầm ảnh hưởng quan trọng trong cộng đồng và xã hội.

- Phát hiện, đấu tranh, ngăn chặn, xử lý nghiêm các biểu hiện suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”, hành vi tham nhũng, lãng phí, tiêu cực trong hệ thống chính trị và xã hội.

- Đẩy mạnh cải cách hành chính, công khai quy trình giải quyết thủ tục hành chính phục vụ doanh nghiệp và người dân, triển khai các cơ chế phản biện xã hội nhằm minh bạch hóa hoạt động của cả hệ thống chính trị, đẩy mạnh xây dựng Chính phủ điện tử.

- Chú trọng yếu tố văn hóa và con người trong phát triển kinh tế. Xây dựng văn hóa doanh nghiệp, tinh thn khởi nghiệp, xây dựng đội ngũ doanh nhân giỏi, kinh doanh đúng pháp luật, đóng góp có trách nhiệm cho cộng đồng và xã hội.

6. Nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động văn hóa

- Phát triển hài hòa giữa bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa với các hoạt động phát triển kinh tế, nhất là kinh tế du lịch bền vững ở các địa phương, góp phần quảng bá hình ảnh đất nước và con người Thủ đô với các tỉnh, thành trong cả nước và bạn bè quốc tế.

- Chú trọng thực hiện các chương trình phục hồi, bảo tồn một số loại hình nghệ thuật truyền thống có nguy cơ mai một; giữ gìn và phát huy di sản văn hóa các dân tộc thiểu số, các giá trị văn hóa trong tôn giáo, tín ngưỡng.

- Khuyến khích, tạo điều kiện sự sáng tạo của đội ngũ văn nghệ sỹ để có nhiều tác phẩm có giá trị tư tưởng và nghệ thuật.

- Đổi mới phương thức hoạt động của các hội văn học, nghệ thuật, nâng cao tính chuyên nghiệp, đồng thi phát triển sâu rộng văn học nghệ thuật quần chúng. Đầu tư nhiều hơn cho hoạt động nghiên cứu lý luận, phê bình văn học, nghệ thuật.

- Triển khai, thực hiện có hiệu quả quy hoạch và quản lý báo chí của Thành phố theo Quyết đnh số 18/QĐ-UBND ngày 02/01/2020 của UBND Thành phố về phê duyệt đề án sắp xếp, phát triển và quản lý báo chí thành phố Hà Nội đến năm 2025. Phát huy vai trò của báo chí, nâng cao hiệu quả hoạt động của các phương tiện thông tin đại chúng đặc biệt trên môi trường mạng internet.

7. Phát triển công nghiệp văn hóa đi đôi với xây dựng, hoàn thiện thị trường văn hóa

- Rà soát, sửa đổi, bổ sung, xây dựng mới văn bản quy phạm pháp luật, các cơ chế chính sách khuyến khích hoạt động sáng tạo, thu hút đầu tư cơ sở vật chất, kỹ thuật, công nghệ tiên tiến, tạo thuận lợi để xây dựng, phát triển thị trường văn hóa và các ngành công nghiệp văn hóa.

- Tổ chức thực hiện có hiệu quả Kế hoạch của UBND Thành phố về thực hiện Chiến lược phát triển các ngành công nghiệp văn hóa Thủ đô Hà Nội đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030, đẩy mạnh xuất khẩu các sản phẩm văn hóa, dịch vụ văn hóa.

- Tăng cường bảo hộ quyền tác giả, nâng cao hiệu quả việc thực thi quyền sở hữu trí tuệ và các quyền liên quan, thúc đẩy cạnh tranh lành mạnh trên thị trường.

- Tăng cường nguồn lực đầu tư phát triển công nghiệp văn hóa, phát triển thị trường văn hóa lành mạnh; khuyến khích hoạt động sáng tạo, thu hút đầu tư cơ sở vật chất, kỹ thuật, công nghệ tiên tiến, tạo thuận lợi xây dựng phát triển thị trường văn hóa và các ngành công nghiệp văn hóa.

- Tạo nhận thức sâu sắc của toàn xã hội về vị trí, vai trò của các ngành công nghiệp văn hóa, phát huy mặt tích cực của cơ chế thị trường, tăng cường và đa dạng hóa các nguồn lực đu tư để phát triển ngành công nghiệp văn hóa. Có giải pháp đồng bộ, tổ chức thực hiện có hiệu quả chiến lược phát triển ngành công nghiệp văn hóa Thủ đô.

8. Chủ động hội nhập quốc tế về văn hóa, tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại

- Triển khai thực hiện có hiệu quả Chiến lược ngoại giao văn hóa đến năm 2030. Đẩy mnh giao lưu và hợp tác về văn hóa vi các tỉnh, thành phố trong nước và Thủ đô các nước trên thế giới, tiếp thu những giá trị "chân - thiện - mỹ" của các nền văn hóa trên thế giới để làm phong phú thêm cho văn hóa Thủ đô, văn hóa dân tộc Việt Nam.

- Củng cố và tăng cường mối quan hệ hợp tác song phương giữa Hà Nội với các thủ đô, thành phố, địa phương các nước, duy trì vai trò tích cực của thành phố Hà Nội trong khuôn khổ hợp tác đa phương, biến các cam kết, thỏa thuận hợp tác thành những chương trình, dự án cụ thể nhằm chủ động hội nhập quốc tế về văn hóa. Ưu tiên triển khai các hoạt động ngoại giao văn hóa trên cơ sở phát huy các giá trị di sản tự nhiên, nhân văn, xây dựng các sản phẩm văn hóa-nghệ thuật có bản sắc riêng, gắn kết truyền thống với hiện đại, nhằm nâng cao hiệu quả quảng bá hình ảnh thủ đô Hà Nội - Thành phố vì hòa bình với bạn bè quốc tế.

- Tạo điều kiện thuận lợi để các nước, các tổ chức quốc tế, các cơ quan văn hóa, du lịch nước ngoài giới thiệu đất nước, con người, văn hóa truyền thống và hiện đại tại Hà Nội.

- Đẩy mạnh tổ chức quảng bá, giới thiệu các giá trị văn hóa, nghệ thuật hình ảnh đất nước, con người Thủ đô ra nước ngoài. Tích cực tham gia các sự kiện văn hóa, nghệ thuật quốc tế lớn để đưa hình ảnh con người Việt Nam nói chung, Hà Nội nói riêng với quốc tế.

- Đa dạng hóa các hình thức văn hóa đối ngoại, đưa quan hệ quốc tế về văn hóa đi vào chiều sâu. Thực hiện đồng bộ các giải pháp nhằm hạn chế sự tác động, ảnh hưởng tiêu cực do mặt trái của toàn cầu hóa về văn hóa.

III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Các sở, ban, ngành Thành phố

- Xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch của sở, ban, ngành; phối hợp với Sở Văn hóa và Thể thao triển khai thực hiện nhiệm vụ, giải pháp có liên quan. Chủ trì tham mưu UBND Thành phố ban hành các cơ chế, chính sách thuộc lĩnh vực quản lý.

- Đề xuất kinh phí thực hiện kế hoạch của sở, ban, ngành tổng hợp vào dự toán ngân sách nhà nước hằng năm gửi Sở Tài chính, Sở Kế hoạch và Đầu tư trình cơ quan có thẩm quyền xem xét, quyết định theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước.

- Triển khai thực hiện kế hoạch trong cơ quan, đơn vị, đẩy mạnh, nhân rộng phong trào văn hóa, các cuộc vận động và phối hợp thực hiện giữa các sở, ngành với địa phương, cơ sở, chú trọng đến công tác xây dựng con người theo các quy tắc ứng xử nhằm xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh, tạo chuyển biến mạnh mẽ trong tác phong, ứng xử và giao tiếp đthực hiện chức trách, nhiệm vụ.

- Định kỳ trước ngày 30 tháng 11 hằng năm gửi Sở Văn hóa và Thể thao báo cáo kết quả trin khai thực hiện Kế hoạch đ tng hợp báo cáo UBND Thành phố.

2. Sở Văn hóa và Thể thao

- Chủ trì, phối hợp với sở, ban, ngành, quận, huyện, thị xã tổ chức quán triệt và chỉ đạo thực hiện Kết luận số 76-KL/TW và các nội dung Kế hoạch. Tăng cường công tác tuyên truyền về "Xây dựng và phát triển văn hóa, con người Thủ đô đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước".

- Rà soát, tham mưu hoàn thiện hệ thống văn bản liên quan đến việc xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nưc.

- Tổ chức triển khai thực hiện các nhiệm vụ, chương trình của ngành nhằm xây dựng và phát triển văn hóa, con người Thủ đô đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ phát triển bền vững phù hợp với quy hoạch tổng thể phát triển Thủ đô và quy hoạch ngành thuộc lĩnh vực văn hóa, thể thao.

- Phối hợp với sở, ban, ngành, quận, huyện, thị xã theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện kế hoạch ở các địa phương, đơn vị; tổng hợp kết quả thực hiện hàng năm báo cáo Thành ủy, UBND Thành phố.

- Phối hợp với Ủy ban Mặt trận tổ quốc Việt Nam thành phố Hà Nội, các tổ chức chính trị, xã hội có liên quan xây dựng chương trình phối hợp, giám sát thực hiện Kết luận số 76-KL/TW.

3. Sở Giáo dục và Đào tạo

- Tiếp tục bổ sung, hoàn thiện bộ tài liệu “Người Hà Nội thanh lịch, văn minh", đề cao vai trò trách nhiệm của nhà trường trong việc giáo dục, hình thành nhân cách, phát triển toàn diện trí tuệ, đạo đức, thể chất, năng động, sáng tạo, tuân thủ pháp luật, có ý thức cộng đồng và trách nhiệm công dân, đáp ứng được những yêu cầu của xã hội văn minh, hiện đại...

- Tăng cường sự phối hợp giữa gia đình và nhà trường trong giáo dục đạo đức, lối sống, thẩm mỹ; xây dựng lối sống tuân thủ pháp luật, tôn trọng đạo lý “uống nước nhớ nguồn”, “đền ơn đáp nghĩa”, “tương thân tương ái” rèn luyện kỹ năng xã hội cho học sinh, sinh viên trên địa bàn Thành phố. Đẩy mạnh các giải pháp xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh trong nhà trường.

4. Sở Nội vụ

Rà soát các quy định về tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp, vị trí việc làm và định mức số người làm việc trong các đơn vị sự nghiệp văn hóa để sửa đổi, bổ sung các quy định hiện hành cho phù hp với yêu cầu, tính đặc thù trong lĩnh vực văn hóa, thể thao, nghệ thuật trong giai đoạn mới của Thủ đô.

Triển khai công tác quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý, những người làm công tác văn hóa, nghệ thuật các cấp.

5. Sở Ngoại vụ

- Triển khai thực hiện có hiệu quả Chiến lược ngoại giao văn hóa đến năm 2030.

- Phối hp với Sở Văn hóa và Thể thao tham mưu UBND Thành phố đẩy mạnh giao lưu và hợp tác về văn hóa với các tỉnh, thành phố trong nước, tuyên truyền, quảng bá, gii thiệu hình ảnh văn hóa, đất nước, con người Việt Nam ra nước ngoài.

6. Sở Thông tin và Truyền thông

- Hướng dẫn, đề nghị các cơ quan báo chí Hà Nội, các cơ quan báo chí Trung ương phối hợp với Thành phố, hệ thống thông tin cơ sở tăng cường tuyên truyền, phổ biến các văn bản chỉ đạo trong lĩnh vực phát triển văn hóa, xây dựng người Hà Nội thanh lịch văn minh.

- Phối hợp với Sở Văn hóa và Thể thao triển khai hiệu quả Kế hoạch về phát triển văn hóa đọc thành phố Hà Nội đến năm 2025, tầm nhìn 2030, trong đó chú trọng các hoạt động nhằm phát triển và đáp ứng nhu cầu văn hóa đọc của nhân dân Thủ đô; xây dựng, khuyến khích thói quen đọc sách trong cộng đng, hướng tới xây dựng xã hội học tập, góp phần xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh.

- Chủ trì phối hợp với các đơn vị có liên quan tham mưu UBND Thành phố ban hành các cơ chế, chính sách thuộc lĩnh vực truyền thông đi đôi với phát triển văn hóa và xây dựng con người Thủ đô.

- Nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước đối với loại hình thông tin trên mạng, đặc biệt là mạng xã hội; có biện pháp ngăn chặn thông tin xấu, độc trên internet và mạng xã hội; đảm bảo an toàn, an ninh thông tin mạng.

7. Đnghị Hội Liên hiệp Văn học Nghệ thuật Hà Nội

- Phối hợp với các đơn vị liên quan xây dựng và đề nghị các cấp có thẩm quyền ban hành các cơ chế, chính sách thuộc lĩnh vực văn học nghệ thuật nhằm khuyến khích, tạo điều kiện cho sự sáng tạo của đội ngũ văn nghệ sỹ để có nhiều tác phẩm có giá trị tư tưởng và nghệ thuật.

- Đổi mới phương thức hoạt động của các hội văn học, nghệ thuật, nâng cao tính chuyên nghiệp, đồng thời phát triển sâu rộng văn học nghệ thuật quần chúng.

8. Sở Khoa học và Công nghệ

Tập trung quản lý, tạo điều kiện phát huy vai trò, lợi thế của khoa học, công nghệ, đặc biệt là công nghệ strong xây dựng và phát trin văn hóa, con người Việt Nam. Ưu tiên ngun lực thực hiện nhiệm vụ nghiên cứu khoa học vxây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam.

9. Đề nghị Ban Tuyên giáo Thành ủy

Chỉ đạo Ban Tuyên giáo các Quận, Huyện, Thị ủy; chỉ đạo hướng dẫn các cơ quan báo chí của Hà Nội tuyên truyền nội dung Nghị quyết của Trung ương, Chính phủ và Chương trình hành động của Thành ủy, Kế hoạch thực hiện của UBND Thành phố về xây dựng và phát triển văn hóa, con người Thủ đô đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước.

10. Đnghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thành phố Hà Nội và các đoàn thể chính trị xã hội Thành phố

Phối hợp, tham gia tuyên truyền, tổ chức thực hiện Nghị quyết của Trung ương, Chính phủ và Chương trình hành động của Thành ủy, Kế hoạch của UBND Thành phố trong các tổ chức thành viên.

11. UBND các quận, huyện, thị xã

Xây dựng các kế hoạch hành động và tổ chức thông tin tuyên truyền, triển khai thực hiện Kết luận số 76 của Bộ Chính trị, Chương trình của Thành ủy và Kế hoạch của UBND Thành phố tới các xã, phường, thị trấn, các cơ quan, đơn vị đóng trên địa bàn. Phát huy vai trò của cấp ủy Đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể ở địa phương, tăng cường phối hợp giữa các cấp, các ngành trong triển khai thực hiện kế hoạch.

12. Các cơ quan báo, đài của Thành phố

Xây dựng chuyên trang, chuyên mục, dành thời lượng tuyên truyền, phản ánh góp phn định hướng, nâng cao nhận thức, tạo din đàn trao đổi, đóng góp ý kiến thực hiện chương trình của Thành ủy và Kế hoạch của UBND Thành phố về "Xây dựng và phát triển văn hóa, con người Thủ đô đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước".

UBND Thành phố đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Thành phố, các đoàn thể chính trị xã hội, yêu cầu các sở, ban, ngành; UBND các quận, huyện, thị xã xây dựng kế hoạch chi tiết để tổ chức triển khai thực hiện Kế hoạch này; định kỳ 6 tháng, 1 năm đánh giá, sơ kết báo cáo Thành ủy, UBND Thành phố qua Sở Văn hóa và Thể thao để tổng hợp, báo cáo./.

 

 

Nơi nhận:
- Đồng chí Bí thư Thành ủy;
- Thường trực Thành ủy;
- Chủ tịch UBND Thành phố;
- Thường trực HĐND Thành phố;
- Các Phó Chủ tịch UBND Thành phố;
- Ủy ban MTTQ VN Thành phố;
- Ban Tuyên giáo Thành ủy;
- Ban Dân vận Thành ủy;
- Văn phòng Thành ủy;
- Liên đoàn Lao động Thành ph
;
- Thành đoàn Hà Nội;
- Hội Phụ nữ Thành phố;
- Hội Cựu chiến binh Thành phố;
- Hội Nông dân Thành phố;
- Các Ban HĐND Thành phố;
- Các Sở, ban, ngành Thành phố;
- UBND các quận, huyện, thị xã;
- Cơ quan báo, đài Thành phố;
- VPUB: CVP, các PCVP, các phòng CV;
- Lưu: VT, KGVX
.

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Chử Xuân Dũng