Hệ thống pháp luật
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH THỪA THIÊN HUẾ
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 106/KH-UBND

Thừa Thiên Huế, ngày 10 tháng 5 năm 2017

 

KẾ HOẠCH

TRIỂN KHAI THỰC HIỆN CHIẾN LƯỢC QUỐC GIA PHÁT TRIỂN NGÀNH DƯỢC ĐẾN NĂM 2020, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030 TỈNH THỪA THIÊN HUẾ

Thực hiện Quyết định số 68/QĐ-TTg ngày 10 tháng 01 năm 2014 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt “Chiến lược quốc gia phát triển ngành Dược Việt Nam giai đoạn đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030” và Quyết định số 2614/QĐ-BYT ngày 16 tháng 7 năm 2014 của Bộ Y tế về việc ban hành “Kế hoạch triển khai thực hiện Chiến lược quốc gia phát triển ngành Dược Việt Nam giai đoạn đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030 theo Quyết định số 68/QĐ-TTg ngày 10 tháng 01 năm 2014 của Thủ tướng Chính phủ”, Sở Y tế tỉnh Thừa Thiên Huế xây dựng Kế hoạch triển khai thực hiện Chiến lược trên địa bàn tỉnh với các nội dung như sau:

I. MỤC TIÊU

1. Mục tiêu chung:

- Đảm bảo cung ứng đầy đủ, kịp thời, có chất lượng, giá hợp lý các loại thuốc theo cơ cấu bệnh tật và nhu cầu phòng bệnh, chữa bệnh của nhân dân trong từng giai đoạn phát triển kinh tế - xã hội, đáp ứng kịp thời khi thiên tai, dịch bệnh và các nhu cầu khẩn cấp khác.

- Sử dụng thuốc an toàn, hợp lý và hiệu quả. Chú trọng cung ứng cho các đối tượng thuộc diện chính sách xã hội, đồng bào dân tộc thiểu số, người nghèo, vùng sâu và vùng xa.

2. Mục tiêu cụ thể đến năm 2020:

a) Tổ chức bộ máy, phát triển nguồn nhân lực Dược;

- Đến năm 2020 phòng nghiệp vụ Dược Sở Y tế 4-5 DSĐH và sau Đại học. Khoa dược của trung tâm Y tế huyện, thị xã và thành phố hoặc bệnh viện phải có 2-­4 DS Đại học.

- Thanh tra Dược và vệ sinh an toàn thực phẩm, phòng thanh tra có từ 1-3 Dược sĩ Đại học.

- Các phòng Y tế huyện, thị xã và thành phố phải có DSĐH làm công tác quản lý Nhà nước trên địa bàn.

- Đến năm 2020, 100% các bệnh viện chuyên khoa, bệnh viện huyện, thị xã, thành phố Huế có 3-5 DSĐH, 100% trạm y tế xã, phường, trị trấn có DSTH phụ trách công tác Dược. Phấn đấu năm 2020 toàn tỉnh có 2,0-2,5 DSĐH/10.000 dân (hiện nay có 1,9 DSĐH/10.000 dân).

b) Nâng cấp cơ sở vật chất trang thiết bị:

- Năm 2020 50% và năm 2030 100% các doanh nghiệp Dược, kho thuốc của các trung tâm y tế huyện, thị xã, thành phố Huế và kho thuốc của các bệnh viện chuyên khoa, trung tâm chuyên khoa cấp tỉnh phải đạt nguyên tắc tiêu chuẩn thực hành tốt bảo quản thuốc (GSP).

c) Công tác kiểm nghiệm:

- Phát triển thành trung tâm kiểm nghiệm kỹ thuật cao của khu vực Miền Trung trên 3 lĩnh vực kiểm nghiệm thuốc, mỹ phẩm và an toàn vệ sinh thực phẩm đạt tiêu chuẩn GLP WHO và ISO/IEC 17025­

- Đủ năng lực kiểm tra chất lượng của tất cả các thuốc lưu hành trên thị trường.

- Là cơ sở thực hành về kiểm nghiệm và nghiên cứu dược cho các trường đại học và cao đẳng dược ở địa phương và khu vực Miền Trung.

d) Công tác Dược Bệnh viện:

- Năm 2020 100% các bệnh viện sử dụng công nghệ thông tin vào trong khâu quản lý và cấp phát thuốc.

- Năm 2020 có 50% bệnh viện tuyến tỉnh có bộ phận dược lâm sàng, 50% bệnh viện tuyến huyện, bệnh viện tư nhân có hoạt động dược lâm sàng. Năm 2025 75% bệnh viện tuyến tỉnh, bệnh viện tuyến huyện, bệnh viện tư nhân có hoạt động dược lâm sàng. Năm 2030 100% bệnh viện tuyến tỉnh, bệnh viện tuyến huyện, bệnh viện tư nhân có hoạt động dược lâm sàng

- Từ năm 2017 hóa chất và vật tư sử dụng tại các đơn vị giao cho các đơn vị tự tổ chức đấu thầu để mua theo đúng quy định.

- Khuyến khích người Việt Nam ưu tiên dùng thuốc Việt Nam, các cơ sở y tế công lập sử dụng thuốc sản xuất trong nước tính theo trị giá tiền thuốc năm 2020: 60-70%.

- Đến năm 2020 tỷ lệ kê đơn thuốc sản xuất tại Việt Nam cho bệnh nhân điều trị ngoại trú hàng năm tăng 1 - 5%.

đ) Công tác sản xuất thuốc:

- Xây dựng và phát triển các nhà máy sản xuất thuốc. Năm 2020 có 2-4 doanh nghiệp đầu tư xây dựng cơ sở sản xuất thuốc đạt nguyên tắc tiêu chuẩn thực hành tốt sản xuất theo tiêu chuẩn WHO "GMP-WHO"

- Khuyến khích các cơ sở sản xuất thuốc trong tỉnh, tập trung sản xuất các loại thuốc vừa hết thời gian bảo hộ bản quyền, thuốc sản xuất nhượng quyền, gia công, chuyển giao công nghệ, chuyển giao thương hiệu... nhằm tận dụng hết công suất của các nhà máy sản xuất thuốc đạt tiêu chuẩn GMP và tận dụng nguồn lao động sẵn có tại địa phương.

e) Hệ thống cung ứng thuốc:

- Xây dựng và phát triển hệ thống lưu thông phân phối thuốc từ tỉnh đến huyện và xã nhằm chủ động điều tiết thị trường thuốc, phục vụ tốt công tác chăm sóc bảo vệ sức khỏe nhân dân, bảo đảm mọi người dân khi có nhu cầu về thuốc đều có thể tiếp cận được với nguồn thuốc có chất lượng, giá cả hợp lý và kịp thời.

- Năm 2020 100% các cơ sở bán lẻ thuốc đạt nguyên tắc tiêu chuẩn thực hành tốt nhà thuốc (GPP) và trên địa bàn toàn tỉnh không còn loại hình đại lý bán thuốc.

- Tích cực tham gia cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng thuốc Việt Nam” là góp phần giảm gánh nặng chi phí điều trị cho gia đình và xã hội đồng thời góp phần thúc đẩy phát triển ngành công nghiệp dược Việt Nam.

f) Phát triển về thuốc y học cổ truyền:

- Đến năm 2020, 100% Trạm y tế xã/phường/thị trấn triển khai bốc thuốc y học cổ truyền tại Trạm và đạt chuẩn về y dược cổ truyền (YDCT) trong “Bộ tiêu chí Quốc gia về y tế xã giai đoạn 2011-2020” của Bộ Y tế.

- Đến năm 2020, có 50% các Tổ y dược cổ truyền của các Phòng khám đa khoa khu vực, các Trạm y tế xã/phường/thị trấn có Bác sĩ chuyên khoa về y học cổ truyền phụ trách.

g) Xây dựng trường Đại học Dược Huế:

- Xây dựng Đại học Y Dược Huế trở thành Đại học trọng điểm của vùng; thành lập trường Đại học Dược Huế (theo Quyết định số 1114/QĐ-TTg ngày 09 tháng 07 năm 2013 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển - kinh tế xã hội vùng Bắc Trung bộ và Duyên hải Miền Trung đến năm 2020).

3. Mục tiêu định hướng đến năm 2030:

- Tiếp tục hoàn thiện và nâng cao năng lực bộ máy tổ chức và hoạt động của cơ quan Quản lý dược phẩm và mỹ phẩm.

- Đẩy mạnh và khuyến khích sản xuất thuốc thuộc danh mục thuốc thiết yếu; các thuốc có nguồn gốc từ dược liệu hiện có tại địa phương và khuyến khích người Việt sử dụng thuốc Việt.

- Ứng dụng các kết quả nghiên cứu khoa học công nghệ trọng điểm của tỉnh phát triển ngành Dược.

- Mở rộng hợp tác quốc tế và có chính sách ưu đãi, hỗ trợ các tổ chức, cá nhân đầu tư kinh doanh vào địa bàn của tỉnh.

- Tăng cường kiểm tra và giám sát việc sử dụng thuốc an toàn, hợp lý và hiệu quả

II. NỘI DUNG, NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU

1. Triển khai chính sách, các văn bản quy phạm pháp luật:

- Thường xuyên triển khai các văn bản mới: Luật dược 105/2016/QH13 ngày 06/04/2016; Nghị định và các Thông tư hướng dẫn ban hành.

- Tạo cơ chế, chính sách thúc đẩy, tạo niềm tin cho các tổ chức, cá nhân đầu tư vào ngành Dược của tỉnh.

2. Thanh tra, kiểm tra và hoàn thiện tổ chức:

- Tăng cường kiểm tra các cơ sở HND một năm ít nhất 2-3 lần (06 tháng, 12 tháng và 01 đợt thanh tra chuyên đề. Đẩy mạnh việc kiểm tra và giám sát việc bán thuốc kê đơn tại các nhà thuốc.

- Đẩy mạnh công tác kiểm tra, giám sát chất lượng thuốc, đồng thời xử lý nghiêm các hành vi sản xuất, xuất khẩu, nhập khẩu, lưu thông, phân phối, cung ứng thuốc giả, thuốc kém chất lượng trên thị trường.

- Xây dựng, hoàn thiện đội ngũ giám sát viên chất lượng tại các đơn vị, tăng cường lấy mẫu để kiểm tra chất lượng thuốc, kế hoạch cụ thể hàng năm như sau: Các đơn vị y tế trung ương đóng trên địa bàn 5-6 mẫu/lần x 2 lần/năm; Trung tâm y tế, các bệnh viện đa khoa và chuyên khoa 5-8 mẫu/lần x 2 lần/năm; doanh nghiệp 4-5 mẫu/lần x 4 lần/năm; nhà thuốc, quầy thuốc và cơ sở bán lẻ thuốc YHCT 1-2 mẫu/lần x 2 lần/năm; đặc biệt là các mẫu thuốc Dược liệu đang bán tại các cơ sở bán lẻ thuốc y học cổ truyền.

3. Công tác nghiên cứu khoa học: Đẩy mạnh nghiên cứu và ứng dụng những cây thuốc và bài thuốc hiện có (cây nưa, sa nhân, nam linh chi...) xây dựng công nghệ bào chế thuốc tiên tiến, hiện đại; khuyến khích triển khai một số dự án khoa học công nghệ trọng điểm nhằm phát triển công nghiệp dược.

4. Công tác đào tạo:

- Tăng cường đào tạo nguồn nhân lực Dược đáp ứng yêu cầu phát triển ngành Dược của tỉnh, chú trọng đào tạo dược sĩ lâm sàng;

- Thường xuyên tổ chức đào tạo và đào tạo lại về Dược lâm sàng, nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho cán bộ y tế.

- Phối hợp các trường Đại học Y Dược, các trường Cao đẳng Y tế để tổ chức đào tạo theo nhiều loại hình: Chính quy, đào tạo liên thông, liên kết đào tạo, nhằm đáp ứng đủ số lượng và chất lượng cho ngành Dược theo các chỉ tiêu đã đề ra:

+ Đào tạo Dược sĩ chuyên khoa cấp I, chuyên khoa cấp II, thạc sĩ, tiến sĩ về Dược để làm hạt nhân đầu đàn về lĩnh vực Dược.

+ Tăng cường đào tạo Dược sĩ y học cổ truyền cho tuyến huyện/thị xã/thành phố và Trạm y tế xã/phường/thị trấn bằng hình thức cử Y sĩ YHCT, Dược sĩ Trung học đi học hệ tập trung 4 năm tại trường Đại học Y Dược Huế.

5. Sản xuất và cung ứng thuốc:

- Tuyên truyền, vận động các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh dược nhận thức rõ vai trò, trách nhiệm, nghĩa vụ trong việc đầu tư, nghiên cứu, sản xuất, hệ thống phân phối thuốc đạt các tiêu chuẩn chuyên môn về GMP, GSP, GLP để thuốc sản xuất bảo đảm chất lượng tốt, giá cả phù hợp. đáp ứng yêu cầu của thực tiễn.

- Tăng cường công tác tuyên truyền người Việt Nam sử dụng thuốc Việt Nam.

6. Sử dụng thuốc:

- Tăng cường kiểm tra giám sát việc bán thuốc mà không có đơn của thầy thuốc.

- Đẩy mạnh công tác tuyên truyền về sử dụng thuốc an toàn, hợp lý và hiệu quả.

- Tăng cường hoạt động của Hội đồng thuốc và điều trị trong bệnh viện như Bình đơn thuốc, bình hồ sơ bệnh án, các sinh hoạt chuyên đề...

7. Kiểm nghiệm thuốc:

- Đầu tư, nâng cấp về cơ sở vật chất, trang thiết bị và con người để trung tâm kiểm nghiệm thuốc, mỹ phẩm, thực phẩm trở thành trung tâm kiểm nghiệm chuyên sâu phục vụ công tác kiểm tra, giám sát chất lượng thuốc, mỹ phẩm và thực phẩm cho khu vực miền Trung.

- Tăng cường hợp tác một cách có hiệu quả giữa các cơ quan như: Kiểm nghiệm thuốc - mỹ phẩm - thực phẩm với trường đại học, cao đẳng y tế Huế và các doanh nghiệp trong việc nghiên cứu tạo ra nhiều loại sản phẩm thuốc có chất lượng nhằm nâng cao sức cạnh tranh của thuốc sản xuất trong nước.

8. Bảo quản thuốc:

- Nhà kho phải được thiết kế, xây dựng, trang bị, sửa chữa và duy tu một cách có hệ thống sao cho có thể bảo vệ bao bì đóng gói tránh được các ảnh hưởng bất lợi về: Nhiệt độ, độ ẩm, chất thải và mùi, động vật, sâu bọ, côn trùng, đảm bảo thuốc có chất lượng theo đúng quy định.

- Kho thuốc phải được xây dựng ở nơi cao ráo, an toàn, phải có hệ thống cống rãnh thoát nước, để đảm bảo thuốc tránh được ảnh hưởng của nước ngầm, mưa lớn, lũ lụt..., nằm ở nơi thuận tiện cho việc xuất nhập, vận chuyển, bảo vệ.

- Kho thuốc phải đủ rộng, cần phải có sự phân cách giữa các khu vực sao cho có thể đảm bảo việc bảo quản cách ly từng loại thuốc, từng lô hàng theo yêu cầu.

- Tùy theo mục đích, quy mô của kho (kho của nhà SX, kho của nhà PP, kho của khoa dược BV...) xây dựng, bố trí hợp lý, trang bị phù hợp.

c) Các cơ sở bán buôn thuốc phải có kho đạt nguyên tắc tiêu chuẩn thực hành tốt bảo quản thuốc “GSP”.

9. Dược lâm sàng:

- Thành lập tổ Thông tin thuốc trong các cơ sở điều trị, thuộc khoa dược bệnh viện.

- Triển khai công tác dược lâm sàng tại các bệnh viện tuyến tỉnh và bệnh viện chuyên khoa, tổng kết rút kinh nghiệm, sau đó nhân rộng ra các bệnh viện huyện và thị xã.

- Đào tạo và đào tạo lại về Dược lâm sàng cho các DS, BS đang công tác tại hệ điều trị.

10. Phát triển thuốc y học cổ truyền:

- Đẩy mạnh công tác khám, chữa bệnh bằng YDCT tại các tuyến;

- Trạm y tế xã/phường/thị trấn triển khai bốc thuốc YHCT tại Trạm và đạt chuẩn về YDCT trong “Bộ tiêu chí Quốc gia về y tế xã giai đoạn 2011-2020” của Bộ Y tế.

11. Các dự án ưu đãi đầu tư:

- Cần có chính sách để huy động các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước đầu tư để phát triển ngành Dược tỉnh, nhất là sản xuất thuốc nhượng quyền, chuyển giao công nghệ, vắc xin sinh phẩm điều trị và nguyên liệu kháng sinh, đầu tư vào xây dựng các trung tâm nghiên cứu sinh khả dụng và đánh giá tương đương sinh học của thuốc.

12. Hợp tác quốc tế:

- Đẩy mạnh hợp tác và hội nhập quốc tế về dược; tham gia tích cực và có hiệu quả vào thị trường dược phẩm khu vực và thế giới.

- Tranh thủ nguồn lực, kinh nghiệm, năng lực quản lý của các nước, Tổ chức y tế thế giới (WHO) và các tổ chức quốc tế để phát triển ngành Dược của tỉnh; tăng cường hợp tác với các nước là bạn hàng truyền thống của Việt Nam và các nước có nền công nghiệp dược phát triển.

III. KINH PHÍ THỰC HIỆN

1. Kinh phí thực hiện Kế hoạch phát triển ngành Dược giai đoạn từ nay đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030 của tỉnh, dự kiến là: 1.397.410 triệu đồng (Phụ lục 1 kèm theo), trong đó:

- Nguồn nhà nước cấp (Trung ương 20% và địa phương 80%): 300 triệu đồng;

- Nguồn thu hợp pháp của các đơn vị: 62.310 triệu đồng;

- Nguồn xã hội hóa: 1.334.800 triệu đồng.

2. Hàng năm, căn cứ những mục tiêu, giải pháp trọng điểm, ưu tiên, ngành Y tế xây dựng và đề xuất bổ sung kinh phí phù hợp để đầu tư nâng cấp cơ sở, trang thiết bị chuyên môn và đào tạo cán bộ cho các cơ sở y tế để triển khai công tác Dược trong nhiệm vụ bảo vệ, chăm sóc sức khỏe của nhân dân.

3. Căn cứ vào tình hình thực tế Sở Y tế phối hợp với các ban ngành xây dựng kế hoạch, cụ thể để triển khai thực hiện theo 2 giai đoạn:

4. Giai đoạn 2017-2020:

- Kinh phí đáp ứng cho Kế hoạch phát triển ngành Dược giai đoạn từ nay đến năm 2020 của tỉnh, dự kiến là: 711.460 triệu đồng (Phụ lục 2 kèm theo), trong đó:

+ Nguồn nhà nước cấp (Trung ương 20% và địa phương 80%): 250 triệu đồng;

+ Nguồn thu hợp pháp của các đơn vị: 60.370 triệu đồng;

+ Nguồn xã hội hóa: 650.840 triệu đồng.

5. Giai đoạn 2020 - 2030:

- Kinh phí đáp ứng cho Kế hoạch phát triển ngành Dược giai đoạn từ năm 2020 đến năm 2030 của tỉnh Thừa Thiên Huế, dự kiến là: 685.950 triệu đồng (Phụ lục 3 kèm theo), trong đó:

+ Nguồn nhà nước cấp (Trung ương 20% và địa phương 80%): 50 triệu đồng;

+ Nguồn thu hợp pháp của các đơn vị: 1.840 triệu đồng;

+ Nguồn xã hội hóa: 684.060 triệu đồng

IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

l. Sở Y tế:

- Chủ trì, phối hợp với Sở Công thương, các sở, ngành liên quan và Ủy ban nhân dân huyện, thị xã và thành phố Huế xây dựng quy hoạch, kế hoạch chi tiết, triển khai thực hiện các nội dung của kế hoạch một cách có hiệu quả, đúng tiến độ;

- Chủ trì, phối hợp với các Sở, ngành liên quan nghiên cứu, xây dựng và trình cấp có thẩm quyền ban hành hoặc ban hành theo thẩm quyền các cơ chế, chính sách nhằm xã hội hóa phát triển ngành Dược, các quy định về việc kinh doanh thuốc chữa bệnh nhằm bảo đảm quản lý chặt chẽ theo quy định của Nhà nước đồng thời phát huy được vai trò tham gia của toàn xã hội;

- Phối hợp với Sở Công thương triển khai thực hiện và ứng dụng một cách có hiệu quả các kết quả nghiên cứu của chương trình nghiên cứu khoa học công nghệ trọng điểm của tỉnh phát triển công nghiệp hóa dược đến năm 2020.

- Phối hợp với Sở Nội vụ xây dựng kế hoạch đào tạo, tuyển dụng nhân lực nhằm khắc phục thiếu cán bộ Dược tại các tuyến.

- Chủ trì công tác kiểm tra đôn đốc việc thực hiện các nội dung của kế hoạch, tổng hợp báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh về việc thực hiện chiến lược.

2. Sở Công thương: Phối hợp với Sở Y tế và các sở, ngành liên quan thực hiện việc thanh tra, kiểm tra, giám sát, xử lý các hành vi vi phạm về sản xuất, nhập khẩu, lưu thông, phân phối, cung ứng thuốc giả, thuốc kém chất lượng, thuốc không được phép lưu hành trên thị trường...

3. Sở Tài chính: Phối hợp với Sở Y tế, Sở Công thương phân bổ kinh phí để bảo đảm triển khai đúng các nội dung của kế hoạch; xây dựng, ban hành hoặc trình cấp có thẩm quyền ban hành các cơ chế, chính sách về tài chính tạo môi trường thuận lợi thúc đẩy quá trình xã hội hóa phát triển ngành Dược.

4. Sở Kế hoạch và Đầu tư: Chủ trì, phối hợp với Sở Y tế và các sở, ngành liên quan tham mưu cho UBND tỉnh ban hành cơ chế, chính sách nhằm huy động, khuyến khích các nguồn lực đầu tư và tích cực vận động, thu hút đầu tư, tạo điều kiện thuận lợi và hướng dẫn các nhà đầu tư trong lĩnh vực Dược trên địa bàn tỉnh.

5. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn: Chủ trì và phối hợp với Sở Y tế và các sở, ngành liên quan triển khai thực hiện quy hoạch các vùng nuôi, trồng dược liệu; đề xuất cơ chế, chính sách hỗ trợ doanh nghiệp, tổ chức, hộ cá thể nuôi trồng dược liệu.

6. Sở Thông tin và Truyền thông: Chỉ đạo các cơ quan thông tin đại chúng, tuyên truyền phổ biến rộng rãi về các chính sách phát triển ngành Dược; thực hiện quản lý nhà nước, kiểm soát thông tin... trong lĩnh vực quảng cáo thuốc chữa bệnh và tổ chức các sự kiện về “Người Việt Nam ưu tiên dùng thuốc Việt Nam”.

7. UBND các huyện, thị xã, thành phố Huế:

- Căn cứ kế hoạch chung của tỉnh chủ động xây dựng và triển khai kế hoạch của địa phương. Phối hợp với các sở, ngành có liên quan trong việc quy hoạch phát triển ngành Dược, các vùng nuôi trồng dược liệu trên địa bàn. Khuyến khích các tổ chức, cá nhân phát triển và nuôi trồng dược liệu thế mạnh của địa phương theo hướng sản xuất hàng hóa. Đẩy mạnh tuyên truyền cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng thuốc Việt Nam”

- Chỉ đạo Ủy ban nhân dân các xã, phường, thị trấn và ngành Y tế của địa phương có trách nhiệm thực hiện Kế hoạch phát triển ngành Dược trên địa bàn quản lý.

Trên đây là Kế hoạch triển khai thực hiện Chiến lược quốc gia phát triển ngành Dược Việt Nam giai đoạn đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030 tỉnh Thừa Thiên Huế. Đề nghị các Sở, ban, ngành, đoàn thể và UBND huyện, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh phối hợp chặt chẽ với Sở Y tế và khẩn trương thực hiện các nhiệm vụ được giao.

Trong quá trình triển khai thực hiện, nếu có khó khăn vướng mắc, đề nghị các Sở, ban, ngành, đoàn thể và UBND huyện, thị xã, thành phố phản ánh về Sở Y tế để tổng hợp, báo cáo, đề xuất trình UBND tỉnh xem xét, giải quyết./.

 


Nơi nhận:
- Bộ Y tế (Cục Quản lý Dược); (để b/c)
- CT. các PCT UBND tỉnh;
- Các đơn vị có tên tại Mục IV;
- VP: LĐ, các CV: TC, NV;
- Lưu: VT, VH.

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Nguyễn Dung

 

PHỤ LỤC 1

KINH PHÍ CHO KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN NGÀNH DƯỢC ĐẾN NĂM 2020 VÀ TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030

(Đơn vị tính: Triệu đồng)

TT

Tên hạng mục

2.017

2.018

2.019

2.020

2.025

2.030

Tổng kinh phí

Nguồn KP dược phân bổ

Ngân sách cấp

Nguồn thu HP ĐV

Nguồn XHH

I

Kinh phí cho đào tạo

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1

Đào tạo sau Đại học

370

 

 

370

 

370

1.110

0

555

555

2

Đào tạo Đại học

140

140

 

140

 

 

420

0

0

420

4

Đào tạo lại về Dược lâm sàng

100

 

 

100

400

 

600

0

450

150

5

Đào tạo lại để cấp CCHND

 

500

500

500

1.000

500

3.000

0

0

3.000

II

Kinh phí đầu tư về cơ sở vật chất trang thiết bị phục vụ sản xuất

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1

Nhà máy Hera

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1.1

Xây dựng GĐ I:

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

a

Phần xây dựng nhà điều hành, các hạng mục phụ trợ và khu Pilot.

22.613

100

200

500

500

500

24.413

0

0

24.413

b

Thiết bị nghiên cứu

18.019

1.000

1.000

1.000

1.000

1.000

23.019

0

0

23.019

c

Chi phí quản lý DN và nghiên cứu

2.300

 

 

 

 

 

2.300

0

0

2.300

1.2

Xây dựng GĐ II: Nhà xưởng sản xuất thương mại

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

a

Xây dựng nhà xưởng

22.100

100

100

500

1.000

1.000

24.800

0

0

24.800

b

Hệ thống không khí, điều hòa

40.303

100

200

500

5.000

5.000

51.103

0

0

51.103

c

Thiết bị sản xuất

80.000

5.000

5.000

10.000

25.000

40.000

165.000

0

0

165.000

d

Chi phí quản lý và nghiên cứu

15.000

 

 

 

 

 

15.000

0

0

15.000

e

Chi phí quản lý và sản xuất, nghiên cứu

96.600

159.390

173.880

188.370

193.000

200.000

1.011.240

0

0

1.011.240

2

Đầu tư đạt GSP của các cơ sở điều trị

1.500

300

300

500

500

500

3.600

0

0

3.600

3

Đầu tư đạt GPP của các cơ sở bán lẻ

1.000

500

500

2.000

2.000

500

6.500

0

0

6.500

3

Đạt GPP

700

100

100

100

500

500

2.000

0

0

2.000

III

Đầu tư cho trung tâm Kiểm nghiệm thuốc và Mỹ phẩm tỉnh

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1

Danh mục các trang thiết bị cần thiết cho kỹ thuật mũi nhọn

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1.1

Máy sắc ký ion

1.365

 

 

 

 

 

1.365

0

1.365

0

1.2

Máy sắc ký điều chế

1.680

 

 

 

 

 

1.680

0

1.680

0

1.3

Hệ thống sắc ký khí khối phổ 2 lần MS (GC/MS/MS)

8.400

 

 

 

 

 

8.400

0

8.400

0

1.4

Hệ thống sắc ký lỏng khối phổ 2 lần MS (LC/MS/MS)

9.450

 

 

 

 

 

9.450

0

9.450

0

1.5

Hệ thống Quang phổ hấp thụ nguyên tử (AAS)

4.200

 

 

 

 

 

4.200

0

4.200

0

1.6

Hệ thống Realtime PCR

4.620

 

 

 

 

 

4.620

0

4.620

0

1.7

Hệ thống Elisa tự động

840

 

 

 

 

 

840

0

840

0

1.8

Hệ thống sắc ký lỏng siêu hiệu năng (UHPLC) 2 detector PDA, RF

5.670

 

 

 

 

 

5.670

0

5.670

0

1.9

Hệ thống chưng cất đạm Kjeldahl

735

 

 

 

 

 

735

0

735

0

1.10

Máy phân tích TOC

1.260

 

 

 

 

 

1.260

0

1.260

0

1.11

Lò vi sóng chịu acid mạnh

735

 

 

 

 

 

735

0

735

0

1.12

Máy phân tích acid amin tự động

2.100

 

 

 

 

 

2.100

0

2.100

0

1.13

Hệ thống sắc ký bản mỏng hiệu năng cao

1.680

 

 

 

 

 

1.680

0

1.680

0

1.14

Máy đo độ hòa tan của thuốc ghép nối HPLC và UV-Vis để thử thuốc ngấm qua da và cho viên phóng thích chậm

1.890

 

 

 

 

 

1.890

0

1.890

0

1.15

Máy phân tích nhiệt

2.310

 

 

 

 

 

2.310

0

2.310

0

1.16

Các thuốc thử sinh học, hóa chất, chất chuẩn, dụng cụ thủy tinh chính xác...

1.050

 

 

 

 

 

1.050

0

1.050

0

1.17

Các thiết bị hỗ trợ khác (máy phân tích elisa, máy ly tâm lạnh, cân phân tích, pH meter,...)

2.520

 

 

 

 

 

2.520

0

2.520

0

2

Những hạng mục xây dựng cơ bản cần thiết để phục vụ cho hoạt động

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2.1

Cải tạo labo kiểm nghiệm an toàn vệ sinh thực phẩm

5.000

 

 

 

 

 

5.000

0

5.000

0

2.2

Hệ thống điều hòa, xử lý môi trường (nước và khí thải)

1.000

 

 

 

 

 

1.000

0

1.000

0

2.3

Hệ thống bàn thí nghiệm

1.500

 

 

 

 

 

1.500

0

1.500

0

3

Đào tạo cán bộ

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

3.1

Đào tạo cán bộ kiểm nghiệm thuốc, mỹ phẩm thực phẩm bằng phương pháp phân tích hiện đại

200

200

 

100

 

 

500

300

100

100

4

Nghiên cứu khoa học

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

4.1

Nghiên cứu đánh giá dư lượng chất bảo vệ thực vật trong dược liệu, thực phẩm

100

 

 

 

 

 

100

0

50

50

4.2

Nghiên cứu đánh giá dư lượng thuốc kháng sinh trong thủy sản

100

 

 

 

 

 

100

0

50

50

4.3

Thiết lập chất chuẩn dùng trong kiểm nghiệm thuốc

100

100

 

100

 

 

300

0

200

100

IV

Vườn thuốc nam mẫu

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1

Các Trung tâm y tế, bệnh viện YHCT và bệnh viện đa khoa

2.000

 

 

500

 

 

2.500

0

2.000

500

2

Trạm y tế xã, phường và Thị trấn

300

 

 

300

300

 

900

0

900

0

V

Phát triển nguồn DL

300

300

 

300

 

 

900

0

0

900

Tổng cộng

361.850

167.830

181.780

205.880

230.200

249.870

1.397.410

300

62.310

1.334.800

 

PHỤ LỤC 2

KINH PHÍ CHO KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN NGÀNH DƯỢC ĐẾN NĂM 2019 (GIAI ĐOẠN 1)

(Đơn vị tính: Triệu đồng)

TT

Tên hạng mục

2.017

2.018

2.019

Tổng

Nguồn KP được phân bổ

Ngân sách cấp

Nguồn thu HP ĐV

Nguồn XHH

I

Kinh phí cho đào tạo

 

 

 

 

 

 

 

1

Đào tạo sau Đại học

370

 

 

370

0

185

185

2

Đào tạo Đại học

140

140

 

280

0

0

280

4

Đào tạo lại về Dược lâm sàng

            100

 

 

100

0

75

25

5

Đào tạo lại để cấp CCHND

 

500

500

1.000

0

0

1.000

II

Kinh phí đầu tư về cơ sở vật chất trang thiết bị phục vụ sản xuất

 

 

 

 

 

 

 

1

Nhà máy Hera

 

 

 

 

 

 

 

1.1

Xây dựng GĐ I:

 

 

 

 

 

 

 

a

Phần xây dựng nhà điều hành, các hạng mục phụ trợ và khu Pilot,

22.613

100

200

22.913

0

0

22.913

b

Thiết bị nghiên cứu

18.019

1.000

1.000

20.019

0

0

20.019

c

Chi phí quản lý DN và nghiên cứu

2.300

 

 

2.300

0

0

2.300

1.2

Xây dựng GĐ II: Nhà xưởng sản xuất thương mại

 

 

 

 

 

 

 

a

Xây dựng nhà xưởng

22.100

100

100

22.300

0

0

22.300

b

Hệ thống không khí, điều hòa

40.303

100

200

40.603

0

0

40.603

c

Thiết bị sản xuất

80.000

5.000

5.000

90.000

0

0

90.000

d

Chi phí quản lý và nghiên cứu

15.000

 

 

15.000

0

0

15.000

e

Chi phí quản lý và sản xuất, nghiên cứu

96.600

159.390

173.880

429.870

0

0

429.870

2

Đầu tư đạt GSP của các cơ sở điều trị

1.500

300

300

2.100

0

0

2.100

3

Đầu tư đạt GPP của các cơ sở bán lẻ

1.000

500

500

2.000

0

0

2.000

3

Đạt GPP

700

100

100

900

0

0

900

III

Đầu tư cho trung tâm Kiểm nghiệm thuốc và Mỹ phẩm tỉnh

 

 

 

 

 

 

 

1

Danh mục các trang thiết bị cần thiết cho kỹ thuật mũi nhọn

 

 

 

 

 

 

 

1.1

Máy sác ký ion

1.365

 

 

1.365

 

1.365

0

1.2

Máy sắc ký điều chế

1.680

 

 

1.680

 

1.680

0

1.3

Hệ thống sắc ký khí khối phổ 2 lăn MS (GC/MS/MS)

8.400

 

 

8.400

 

8.400

0

1.4

Hệ thống sắc ký lỏng khối phổ 2 lần MS (LC/MS/MS)

9.450

 

 

9.450

 

9.450

0

1.5

Hệ thống Quang phổ hấp thụ nguyên tử (AAS)

4.200

 

 

4.200

 

4.200

0

1.6

Hệ thống Realtime PCR

4.620

 

 

4.620

 

4.620

0

1.7

Hệ thống Elisa tự động

840

 

 

840

 

840

0

1.8

Hệ thống sắc ký lỏng siêu hiệu năng (UHPLC) 2 detector PDA, RF

5.670

 

 

5.670

 

5.670

0

1.9

Hệ thống chưng cất đạm Kjeldahl

735

 

 

735

 

735

0

1.10

Máy phân tích TOC

1.260

 

 

1.260

 

1.260

0

1.11

Lò vi sóng chịu acid mạnh

735

 

 

735

 

735

0

1.12

Máy phân tích acid amin tự động

2.100

 

 

2.100

 

2.100

0

1.13

Hệ thống sắc ký bản mỏng hiệu năng cao

1.680

 

 

1.680

 

1.680

0

1.14

Máy đo độ hòa tan của thuốc ghép nối HPLC và UV- Vis để thử thuốc ngấm qua da và cho viên phóng thích chậm

1.890

 

 

1.890

 

1.890

0

1.15

Máy phân tích nhiệt

2.310

 

 

2.310

 

2.310

0

1.16

Các thuốc thử sinh học, hóa chất, chất chuẩn, dụng cụ thủy tính chính xác...

1.050

 

 

1.050

 

1.050

0

1.17

Các thiết bị hỗ trợ khác (máy phân tích elisa, máy ly tâm lạnh, cân phân tích, pH meter,...)

2.520

 

 

2.520

 

2.520

0

2

Những hạng mục xây dựng cơ bản cần thiết để phục vụ cho hoạt động

 

 

 

 

 

 

 

2.1

Cải tạo labo kiểm nghiệm an toàn vệ sinh thực phẩm

5.000

 

 

5.000

 

5.000

0

2.2

Hệ thống điều hòa, xử lý môi trường (nước và khí thải)

1.000

 

 

1.000

 

1.000

0

2.3

Hệ thống bàn thí nghiệm

1.500

 

 

1.500

 

1.500

0

3

Đào tạo cán bộ

 

 

 

 

 

 

 

3.1

Đào tạo cán bộ kiểm nghiệm thuốc, mỹ phẩm thực phẩm bằng phương pháp phân tích hiện đại

200

200

 

400

250

75

75

4

Nghiên cứu khoa học

 

 

 

 

 

 

 

4.1

Nghiên cứu đánh giá dư lượng chất bảo vệ thực vật trong dược liệu, thực phẩm

100

 

 

100

 

50

50

4.2

Nghiên cứu đánh giá dư lượng thuốc kháng sinh trong thủy sản

100

 

 

100

 

50

50

4.3

Thiết lập chất chuẩn dùng trong kiểm nghiệm thuốc

100

100

 

200

 

130

70

IV

Vườn thuốc nam mẫu

 

 

 

 

 

 

 

1

Các Trung tâm y tế, bệnh viện YHCT và bệnh viện đa khoa

2.000

 

 

2.000

 

1.500

500

2

Trạm y tế xã, phường và Thị trấn

300

 

 

300

 

300

0

V

Phát triển nguồn DL

300

300

 

600

 

0

600

 

Tổng cộng

361.850

167.830

181.780

711.460

250

60.370

650.840

 

PHỤ LỤC 3

KINH PHÍ CHO KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN NGÀNH DƯỢC ĐẾN NĂM 2020 VÀ TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030 (GIAI ĐOẠN II)

(Đơn vị tính: Triệu đồng)

TT

Tên hạng mục

Đơn vị tính

Đơn giá

2.020

2.025

2.030

Tổng

Nguồn KP được phân bổ

Ngân sách cấp

Nguồn thu HP ĐV

Nguồn XHH

I

Kinh phí cho đào tạo

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1

Đào tạo sau Đại học

 

 

370

 

370

740

 

37

370

2

Đào tạo Đại học

 

 

140

 

 

140

 

 

140

4

Đào tạo lại về Dược lâm sàng

Lớp

70

100

400

 

500

 

400

100

5

Đào tạo lại để cấp CCHND

 

 

500

1.000

500

2.000

 

 

2.000

II

Kinh phí đầu tư về cơ sở vật chất trang thiết bị phục vụ sản xuất

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1

Nhà máy Hera

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1.1

Xây dựng GĐ I:

 

 

 

 

 

 

 

 

 

a

Phần xây dựng nhà điều hành, các hạng mục phụ trợ và khu Pilot,

 

 

500

500

500

1.500

0

0

1.500

b

Thiết bị nghiên cứu

 

 

1.000

1.000

1.000

3.000

0

0

3.000

c

Chi phí quản lý DN và nghiên cứu

 

 

 

 

 

0

0

0

0

1.2

Xây dựng GĐ II: Nhà xưởng sản xuất thương mại

 

 

 

 

 

 

 

 

 

a

Xây dựng nhà xưởng

 

 

500

1.000

1.000

2.500

0

0

2.500

b

Hệ thống không khí, điều hòa

 

 

500

5.000

5.000

10.500

0

0

10.500

c

Thiết bị sản xuất

 

 

10.000

25.000

40.000

75.000

0

0

75.000

d

Chi phí quản lý và nghiên cứu

 

 

 

 

 

0

0

0

0

e

Chi phí quản lý và sản xuất, nghiên cứu

 

 

188.370

193.000

200.000

581.370

0

0

581.370

2

Đầu tư đạt GSP của các cơ sở điều trị

Cơ sở

150

500

500

500

1.500

0

0

1.500

3

Đầu tư đạt GPP của các cơ sở bán lẻ

 

 

2.000

2.000

500

4.500

0

0

4.500

3

Đạt GPP

 

 

100

500

500

1.100

0

0

1.100

III

Đầu tư cho trung tâm Kiểm nghiệm thuốc và Mỹ phẩm tỉnh

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1

Danh mục các trang thiết bị cần thiết cho kỹ thuật mũi nhọn

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1.1

Máy sắc ký ion

Cái

1.365

 

 

 

0

 

0

0

1.2

Máy sắc ký điều chế

Cái

1.680

 

 

 

0

 

0

0

1.3

Hệ thống sắc ký khí khối phổ 2 lần MS (GC/MS/MS)

Cái

8.400

 

 

 

0

 

0

0

1.4

Hệ thống sắc ký lỏng khối phổ 2 lần MS (LC/MS/MS)

Cái

9.450

 

 

 

0

 

0

0

1.5

Hệ thống Quang phổ hấp thu nguyên tử (AAS)

Cái

4.200

 

 

 

0

 

0

0

1.6

Hệ thống Realtime PCR

Cái

4.620

 

 

 

0

 

0

0

1.7

Hệ thống Elisa tự động

Cái

840

 

 

 

0

 

0

0

18

Hệ thống sắc ký lỏng siêu hiệu năng UHPLC) 2 detector PDA, RF

Cái

5.670

 

 

 

0

 

0

0

1.9

Hệ thống chưng cất đạm Kjeldahl

Cái

735

 

 

 

0

 

0

0

1.10

Máy phân tích TOC

Cái

1.260

 

 

 

0

 

0

0

1.11

1

Lò vi sóng chịu acid mạnh

Cái

735

 

 

 

0

 

0

0

1.12

Máy phân tích acid amin tự động

Cái

2.100

 

 

 

0

 

0

0

1.13

Hệ thống sắc ký bản mỏng hiệu năng cao

Cái

1.680

 

 

 

c

 

c

0

1.14

Máy đo độ hòa tan của thuốc ghép nối HPLC và UV-Vis để thử thuốc ngấm qua da và cho viên phóng thích chậm

Cái

1.890

 

 

 

0

 

0

0

1.15

Máy phân tích nhiệt

Cái

2.310

 

 

 

0

 

0

0

1.16

Các thuốc thử sinh học, hóa chất, chất chuẩn, dụng cụ thủy tinh chính xác...

Cái

1.050

 

 

 

0

 

0

0

1.17

Các thiết bị hỗ trợ khác (máy phân tích elisa, máy ly tâm lạnh, cân phân tích, pH meter,...)

Cái

2.520

 

 

 

0

 

0

0

2

Những hạng mục xây dựng cơ bản cần thiết để phục vụ cho hoạt động

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2.1

Cải tạo labo kiểm nghiệm an toàn vệ sinh thực phẩm

 

5000

 

 

 

0

 

0

0

2.2

Hệ thống điều hòa, xử lý môi trường (nước và khí thải)

 

1000

 

 

 

0

 

0

0

2.3

Hệ thống bàn thí nghiệm

 

1500

 

 

 

0

 

0

0

3

Đào tạo cán bộ

 

 

 

 

 

 

 

 

 

3.1

Đào tạo cán bộ kiểm nghiệm thuốc, mỹ phẩm thực phẩm bằng phương pháp phân tích hiện đại

 

500

100

 

 

100

50

25

25

4

Nghiên cứu khoa học

 

 

 

 

 

 

 

 

 

4.1

Nghiên cứu đánh giá dư lượng chất bảo vệ thực vật trong dược liệu, thực phẩm

 

100

 

 

 

0

0

0

0

4.2

Nghiên cứu đánh giá dư lượng thuốc kháng sinh trong thủy sản

 

100

 

 

 

0

0

0

0

4.3

Thiết lập chất chuẩn dùng trong kiểm nghiệm thuốc

 

100

100

 

 

100

0

70

30

IV

Vườn thuốc nam mẫu

Vườn

200

 

 

 

 

 

 

 

1

Các Trung tâm y tế, bệnh viện YHCT và bệnh viện đa khoa

 

 

500

 

 

500

 

375

125

2

Trạm y tế xã, phường và Thị trấn

 

 

300

300

 

600

 

600

0

V

Phát triển nguồn DL

 

900

300

 

 

300

 

 

300

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Tổng cộng

 

 

205.880

230.200

249.870

685.950

50

1.840

684.060