- 1 Luật Trợ giúp pháp lý 2017
- 2 Quyết định 2232/QĐ-TTg năm 2020 về phê duyệt Chương trình Phòng ngừa và ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới giai đoạn 2021-2025 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 3 Công văn 212/LĐTBXH-BĐG năm 2021 hướng dẫn thực hiện Chương trình Phòng ngừa và ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới giai đoạn 2021-2025 do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 106/KH-UBND | Hà Nội, ngày 19 tháng 4 năm 2021 |
Thực hiện Quyết định số 2232/QĐ-TTg ngày 28/12/2020 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình Phòng ngừa và ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới giai đoạn 2021-2025; Công văn số 212/LĐTBXH-BĐG ngày 26/01/2021 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội về hướng dẫn thực hiện Chương trình phòng ngừa và ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới giai đoạn 2021-2025, UBND Thành phố ban hành Kế hoạch thực hiện Chương trình phòng ngừa và ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới trên địa bàn thành phố Hà Nội giai đoạn 2021-2025 (gọi tắt là Kế hoạch), cụ thể như sau:
1. Mục đích
- Tiếp tục thực hiện hiệu quả công tác phòng ngừa, ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới, ngăn chặn sự gia tăng của tình trạng này thông qua nâng cao trách nhiệm, hành động của các cấp chính quyền, đoàn thể và các tầng lớp Nhân dân Thủ đô. Phát triển và tăng cường khả năng đáp ứng của các cơ sở cung cấp dịch vụ phòng ngừa, ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới trên địa bàn Thành phố.
Các chỉ tiêu đến năm 2025:
Tối thiểu 50% người bị bạo lực trên cơ sở giới tìm kiếm sự trợ giúp từ cơ quan cung cấp dịch vụ.
100% trường hợp có nhu cầu trợ giúp liên quan đến bạo lực trên cơ sở giới được trợ giúp bằng các hình thức khác nhau.
2. Yêu cầu
Các Sở, ban, ngành, đoàn thể các cấp Thành phố, UBND các quận, huyện, thị xã và các xã, phường, thị trấn xây dựng kế hoạch, triển khai, thực hiện nghiêm túc, đồng bộ, hiệu quả, phù hợp tình hình thực tế từng địa phương, đơn vị.
Lồng ghép việc thực hiện Kế hoạch này với thực hiện các chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của các ngành, lĩnh vực, địa phương, đơn vị; ưu tiên khu vực miền núi, địa bàn khó khăn, các địa phương, đơn vị, tổ chức có tình trạng bạo lực trên cơ sở giới xảy ra nhiều hoặc có nguy cơ cao (bao gồm cả nhóm có nguy cơ cao gây bạo lực và nhóm đối tượng dễ bị tổn thương do bạo lực).
1. Truyền thông vận động, giáo dục nâng cao nhận thức, trách nhiệm của các cấp, các ban, ngành, đoàn thể, các tổ chức và cá nhân trong phòng ngừa và ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới
- Tổ chức các hoạt động truyền thông giúp nhận diện về bạo lực trên cơ sở giới, về ảnh hưởng của bạo lực trên cơ sở giới tới sự phát triển bền vững của xã hội.
- Đa dạng hóa các loại hình, hoạt động truyền thông trực tiếp và gián tiếp phù hợp với từng nhóm đối tượng, từng khu vực dân cư; huy động sự tham gia của những người có uy tín trong cộng đồng, dòng họ, của nam giới, trẻ em trai, thanh thiếu niên nhằm tạo sự thay đổi trong nhận thức và thực hành về bình đẳng giới trong các tầng lớp nhân dân. Tăng cường phối hợp liên ngành trong phòng chống bạo lực trên cơ sở giới nhằm tạo sức mạnh, hiệu ứng lan tỏa rộng khắp.
Tổ chức các hoạt động truyền thông bằng nhiều hình thức như tọa đàm, hội thảo, tập huấn, đối thoại trên truyền hình, mạng xã hội,... đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác phòng ngừa, ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới.
Tăng cường tổ chức các hoạt động truyền thông trong “Tháng hành động về phòng chống bạo lực gia đình” (tháng 6 hàng năm), “Tháng hành động vì bình đẳng giới và phòng chống bạo lực trên cơ sở giới” (từ ngày 15/11 đến ngày 15/12 hàng năm), ngày Quốc tế xóa bỏ mọi hình thức bạo lực đối với phụ nữ và trẻ em gái (ngày 25/11 hàng năm) như các chiến dịch truyền thông, hội thi kiến thức, kỹ năng, tranh biện, kết hợp truyền thông trực tiếp, tọa đàm, tư vấn nhóm nhỏ với truyền thông trên các phương tiện thông tin đại chúng, mạng xã hội..., nhằm trang bị kiến thức, kỹ năng cần thiết cho người bị bạo lực, người có nguy cơ bị bạo lực; chú trọng hoạt động tuyên truyền trực tiếp tại cộng đồng trong đó ưu tiên khu vực miền núi, địa bàn khó khăn, còn tồn tại nhiều định kiến giới, vùng bị dịch bệnh, thiên tai.
Xây dựng chuyên mục, chuyên trang trên các phương tiện thông tin đại chúng; nhân bản, sản xuất, phát hành các ấn phẩm, tờ rơi về phòng ngừa và ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới.
- Nhân rộng và nâng cao chất lượng, hiệu quả các tủ sách pháp luật tại các địa phương, đơn vị nhằm nâng cao kiến thức pháp luật, phòng chống bạo lực gia đình, phòng chống bạo lực trên cơ sở giới.
- Tuyên truyền, cung cấp thông tin về địa chỉ tin cậy - nhà tạm lánh tại cộng đồng, các dịch vụ hỗ trợ phòng ngừa và ứng phó với bạo lực nói chung, bạo lực trên cơ sở giới nói riêng trên địa bàn để người dân biết, sử dụng khi có nhu cầu.
- Xây dựng mạng lưới cộng tác viên, người có ảnh hưởng trong xã hội tham gia vận động, truyền tải thông điệp về phòng ngừa và ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới; biểu dương, tôn vinh những tấm gương tiêu biểu trong công tác phòng ngừa, ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới.
- Quan tâm ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác phòng ngừa và ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới
2. Duy trì, nhân rộng và nâng cao hiệu quả các mô hình, cơ sở cung cấp dịch vụ phòng ngừa, ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới
- Duy trì, mở rộng các mô hình phòng ngừa và ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới:
Đối với các mô hình do các cơ quan, đoàn thể triển khai thực hiện trong giai đoạn 2016-2020 được đánh giá là có hiệu quả: Tiếp tục quan tâm hỗ trợ hoạt động và mở rộng phạm vi theo hướng tăng đối tượng tham gia, tăng lợi ích của các dịch vụ, đảm bảo tính sẵn sàng hỗ trợ các nhóm đối tượng có liên quan khi có nhu cầu được trợ giúp.
Đối với các mô hình thí điểm mới: Xây dựng và thực hiện mô hình theo hướng dẫn của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hoặc cơ quan chủ trì triển khai mô hình.
- Nhân rộng và nâng cao chất lượng cung cấp dịch vụ phòng ngừa và ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới tại trung tâm dịch vụ công tác xã hội và các cơ sở cung cấp phòng ngừa và ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới.
3. Tập huấn, bồi dưỡng nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ, công chức, nhân viên, cộng tác viên phụ trách lĩnh vực liên quan đến phòng ngừa, ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới
- Tổ chức tập huấn cung cấp kiến thức về bình đẳng giới và phòng chống bạo lực trên cơ sở giới, kỹ năng công tác cho cán bộ cán bộ, công chức làm công tác bình đẳng giới và vì sự tiến bộ của phụ nữ các cấp, các cơ quan liên quan.
- Tập huấn kiến thức, kỹ năng chuyên sâu liên quan hỗ trợ nạn nhân bị bạo lực, người gây bạo lực
Kiến thức, kỹ năng dành cho người cung cấp dịch vụ bao gồm: hỗ trợ khẩn cấp khi có bạo lực xảy ra; điều phối, kết nối dịch vụ và chuyển tuyến; tư vấn, tham vấn; quản lý ca; kiến thức, kỹ năng làm việc với người gây bạo lực.
Kiến thức, kỹ năng dành cho người bị bạo lực, người có nguy cơ bị bạo lực và người gây bạo lực, người có nguy cơ gây bạo lực.
- Tập huấn cung cấp kiến thức về bình đẳng giới và phòng chống bạo lực trên cơ sở giới cho đội ngũ cán bộ làm công tác xã hội trên địa bàn dân cư.
- Tổ chức hội nghị, hội thảo, tọa đàm, đối thoại chính sách, nói chuyện chuyên đề, tham quan mô hình, chia sẻ, học tập kinh nghiệm giữa các địa phương, cơ sở cung cấp dịch vụ phòng ngừa và ứng phó bạo lực trên cơ sở giới.
4. Tiếp nhận, kiểm tra, xác minh khi có thông tin về vụ việc bạo lực trên cơ sở giới xảy ra trong phạm vi cơ quan, tổ chức, địa phương và bảo vệ, can thiệp, trợ giúp kịp thời, hiệu quả nạn nhân bị bạo lực trên cơ sở giới, đồng thời tư vấn, hỗ trợ và có hình thức xử lý người gây bạo lực theo quy định của pháp luật.
5. Huy động nguồn lực và sự hỗ trợ về kỹ thuật của các cơ quan trong nước và Quốc tế trong phòng ngừa và ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới.
6. Tăng cường thanh tra, kiểm tra, giám sát của các cơ quan, tổ chức trong công tác phòng ngừa, ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới để kịp thời chấn chỉnh, rút kinh nghiệm trong quá trình thực hiện Kế hoạch.
- Lồng ghép kiểm tra về công tác phòng ngừa, ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới với triển khai nhiệm vụ chuyên môn của ngành, địa phương, đơn vị.
- Tổ chức các đoàn kiểm tra liên ngành định kỳ hoặc đột xuất về công tác phòng ngừa, ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới.
7. Tổng hợp, đánh giá, nhân điển hình và khen thưởng đối với các tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong triển khai, thực hiện Kế hoạch.
1. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội
- Chủ trì tham mưu UBND ban hành Kế hoạch; là cơ quan thường trực triển khai thực hiện Kế hoạch trên địa bàn Thành phố.
- Tham mưu UBND Thành phố ban hành Kế hoạch tổ chức thực hiện “Tháng hành động bình đẳng giới và phòng chống bạo lực trên cơ sở giới” hàng năm.
- Triển khai quy định về tiêu chuẩn, điều kiện của các mô hình, cơ sở cung cấp dịch vụ phòng ngừa và ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới theo hướng dẫn của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.
- Hướng dẫn, tổ chức tập huấn về phòng ngừa, ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới cho cán bộ lao động thương binh và xã hội các cấp, cán bộ một số ngành có liên quan.
- Hướng dẫn, tổ chức tập huấn cung cấp kiến thức, kỹ năng phòng ngừa, ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới cho cộng tác viên, người bị bạo lực, người có nguy cơ bị bạo lực và người gây bạo lực, người có nguy cơ gây bạo lực ở một số địa bàn khó khăn, nơi có nguy cơ cao xảy ra bạo lực trên cơ sở giới.
- Chỉ đạo Trung tâm cung cấp dịch vụ công tác xã hội tiếp tục nâng cao chất lượng cung cấp dịch vụ trong phòng ngừa, ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới.
- Hướng dẫn, kiểm tra, tổng hợp tình hình triển khai, kết quả thực hiện Kế hoạch báo cáo UBND Thành phố, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội theo quy định; đề xuất UBND Thành phố, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Chính phủ khen thưởng các tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong thực hiện Kế hoạch.
2. Công an Thành phố
Chỉ đạo lực lượng Công an các cấp chủ động phối hợp với các ban, ngành, đoàn thể, cơ quan, tổ chức có liên quan trong công tác phòng ngừa, phát hiện, điều tra, xử lý các vụ bạo lực trên cơ sở giới, môi giới hôn nhân bất hợp pháp theo đúng quy định của pháp luật; tăng cường phòng, chống tội phạm xâm hại trẻ em, tội phạm mua bán người.
3. Sở Tư pháp
Chỉ đạo, hướng dẫn thực hiện trợ giúp pháp lý cho nạn nhân bị bạo lực trên cơ sở giới theo quy định của Luật Trợ giúp pháp lý và các văn bản hướng dẫn thi hành.
4. Sở Y tế
- Chỉ đạo, hướng dẫn và tăng cường kiểm tra các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh về việc tiếp nhận, chăm sóc y tế đối với người bệnh là nạn nhân bạo lực gia đình, bạo lực trên cơ sở giới.
- Lồng ghép nội dung truyền thông về bình đẳng giới, phòng chống bạo lực trên cơ sở giới trong thực hiện Kế hoạch kiểm soát mất cân bằng giới tính khi sinh trên địa bàn Thành phố giai đoạn 2016-2025.
5. Sở Văn hóa và Thể thao
- Tổ chức tuyên truyền về bình đẳng giới, phòng, chống bạo lực trên cơ sở giới trong công tác phòng chống bạo lực gia đình và các hoạt động của ngành.
- Hướng dẫn lồng ghép nội dung tuyên truyền về phòng ngừa, ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới trong triển khai thực hiện “Tháng hành động về phòng chống bạo lực gia đình” hàng năm.
6. Sở Giáo dục và Đào tạo
- Tích cực, chủ động triển khai các giải pháp để đảm bảo môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện, phòng, chống bạo lực học đường trong các cơ sở giáo dục và lớp độc lập thuộc phạm vi quản lý.
- Lồng ghép các hoạt động về phòng ngừa và ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới trong thực hiện các nội dung xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực.
- Chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan tiếp nhận, xác minh, giải quyết các thông tin về vụ việc bạo lực trên cơ sở giới xảy ra trong nhà trường, can thiệp, hỗ trợ nạn nhân một cách kịp thời, hiệu quả và kiến nghị xử lý theo quy định của pháp luật đối với người gây bạo lực.
7. Sở Thông tin và Truyền thông
- Chủ trì, phối hợp với các Sở, ban, ngành, đơn vị liên quan hướng dẫn cơ quan báo chí Thành phố và chỉ đạo hệ thống thông tin cơ sở tuyên truyền về bình đẳng giới, phòng ngừa và ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới và triển khai Kế hoạch trên địa bàn Thành phố.
- Đẩy mạnh công tác tuyên truyền; tổ chức thanh tra, kiểm tra nhằm chấn chỉnh, thông tin trên báo chí, ấn phẩm xuất bản, internet về bình đẳng giới và phòng ngừa, ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới.
8. Sở Tài chính
Trên cơ sở đề xuất của các đơn vị, phối hợp Sở Lao động - Thương binh và Xã hội và các cơ quan, đơn vị liên quan tham mưu bố trí kinh thực hiện Kế hoạch từ nguồn kinh phí chi thường xuyên ngân sách Thành theo quy định.
9. Các Sở, ban, ngành, đoàn thể liên quan: Căn cứ chức năng, nhiệm vụ, lồng ghép xây dựng và tổ chức thực hiện hiệu quả Kế hoạch.
10. Đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thành phố Hà Nội, Hội Liên hiệp Phụ nữ thành phố Hà Nội, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh thành phố Hà Nội và các tổ chức thành viên trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ của đơn vị tham gia triển khai thực hiện Kế hoạch; lồng ghép các hoạt động phòng ngừa và ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới trong các Chương trình, kế hoạch công tác liên quan của đơn vị.
11. Đề nghị Liên đoàn lao động Thành phố tổ chức các hoạt động tuyên truyền, nâng cao nhận thức về phòng ngừa và ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới, đặc biệt là phòng, chống quấy rối tình dục tại nơi làm việc cho cán bộ, công chức, viên chức, người lao động.
12. Ủy ban nhân dân các quận, huyện, thị xã
- Xây dựng Kế hoạch và triển khai thực hiện tại địa phương, lồng ghép để đảm bảo hiệu quả việc thực hiện Kế hoạch này với các kế hoạch liên quan trên địa bàn. Chỉ đạo đẩy mạnh phối hợp liên ngành trong phòng ngừa và ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới.
- Bố trí kinh phí đảm bảo việc thực hiện các hoạt động của Kế hoạch theo phân cấp quản lý ngân sách.
- Chỉ đạo, chịu trách nhiệm trong việc nắm bắt tình hình, tiếp nhận, xác minh, giải quyết các thông tin về vụ việc bị bạo lực trên cơ sở giới trên địa bàn, bảo vệ nạn nhân, can thiệp hỗ trợ nạn nhân kịp thời, hiệu quả đồng thời xử lý người gây bạo lực theo quy định của pháp luật;
- Tiến hành kiểm tra, giám sát, đánh giá tình hình triển khai và kết quả thực hiện Kế hoạch trên địa bàn báo cáo UBND Thành phố theo quy định.
Kinh phí thực hiện Kế hoạch được bố trí trong dự toán chi ngân sách nhà nước hàng năm của các đơn vị được giao thực hiện nhiệm vụ theo phân cấp hiện hành; nguồn đóng góp tự nguyện của tổ chức, cá nhân và nguồn hợp pháp khác. Căn cứ nhiệm vụ được giao trong Kế hoạch, các Sở, ban, ngành, đoàn thể có liên quan, UBND các quận, huyện, thị xã chủ động xây dựng dự toán chi hàng năm, trình cơ quan có thẩm quyền phê duyệt và thực hiện thanh quyết toán theo quy định.
- Báo cáo định kỳ:
Các Sở, ban, ngành, đoàn thể và UBND các quận, huyện, thị xã có trách nhiệm tổng hợp, báo cáo kết quả triển khai thực hiện Kế hoạch gửi Sở Lao động Thương binh và Xã hội trước ngày 05/12 hàng năm để tổng hợp, báo cáo UBND Thành phố, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội theo quy định.
- Báo cáo vụ việc:
Các đơn vị, địa phương xảy ra các vụ bạo lực trên cơ sở giới nghiêm trọng có trách nhiệm báo cáo ngay sau khi vụ việc xảy ra bằng điện thoại và báo cáo bằng văn bản với cơ quan quản lý cấp trên về kết quả giải quyết vụ việc chậm nhất sau 5 ngày vụ việc được phát hiện.
UBND Thành phố đề nghị Ủy ban Mặt trận tổ quốc Việt Nam thành phố Hà Nội, Liên đoàn Lao động thành phố Hà Nội, Hội Liên hiệp Phụ nữ thành phố Hà Nội, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh thành phố Hà Nội và các tổ chức đoàn thể chính trị - xã hội Thành phố; yêu cầu các Sở, ban ngành Thành phố, UBND các quận, huyện, thị xã nghiêm túc thực hiện Kế hoạch.
| TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
- 1 Quyết định 375/QĐ-UBND năm 2021 phê duyệt Kế hoạch thực hiện Chương trình Phòng ngừa và ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới giai đoạn 2021-2025 trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn
- 2 Quyết định 832/QĐ-UBND năm 2021 phê duyệt Kế hoạch thực hiện Chương trình Phòng ngừa và ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới giai đoạn 2021-2025 do tỉnh Vĩnh Long ban hành
- 3 Kế hoạch 75/KH-UBND năm 2021 thực hiện Chương trình "Phòng ngừa và ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới giai đoạn 2021-2025" trên địa bàn tỉnh Kiên Giang
- 4 Quyết định 712/QĐ-UBND năm 2021 về Kế hoạch thực hiện Chương trình "Phòng ngừa và ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới giai đoạn 2021-2025" trên địa bàn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu
- 5 Kế hoạch 859/KH-UBND năm 2021 thực hiện Chương trình Phòng ngừa và ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới giai đoạn 2021-2025 trên địa bàn tỉnh Lai Châu
- 6 Kế hoạch 48/KH-UBND năm 2021 thực hiện Chương trình Phòng ngừa và ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới giai đoạn 2021-2025 trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn
- 7 Kế hoạch 118/KH-UBND năm 2021 thực hiện Chương trình Phòng ngừa và ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới trên địa bàn tỉnh Lào Cai giai đoạn 2021-2025
- 8 Kế hoạch 1732/KH-UBND năm 2021 triển khai Chương trình Phòng ngừa và ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới giai đoạn 2021-2025 trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng
- 9 Kế hoạch 38/KH-UBND năm 2021 thực hiện Chương trình Phòng ngừa và ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới trên địa bàn tỉnh Nam Định, giai đoạn 2021-2025
- 10 Kế hoạch 88/KH-UBND năm 2021 thực hiện Chương trình Phòng ngừa và ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang giai đoạn 2021-2025
- 11 Kế hoạch 139/KH-UBND năm 2021 thực hiện Chương trình Phòng ngừa và ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới giai đoạn 2021-2025 trên địa bàn tỉnh Nghệ An
- 12 Kế hoạch 41/KH-UBND năm 2021 thực hiện Chương trình phòng ngừa và ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới, trên địa bàn tỉnh Cà Mau giai đoạn 2021-2025
- 13 Kế hoạch 678/KH-UBND năm 2021 triển khai Chương trình phòng ngừa và ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới trên địa bàn tỉnh Quảng Bình giai đoạn 2021-2025
- 14 Kế hoạch 391/KH-UBND năm 2021 về Chương trình "Phòng ngừa và ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới giai đoạn 2021-2025" trên địa bàn tỉnh Gia Lai
- 15 Kế hoạch 112/KH-UBND năm 2021 thực hiện Chương trình “Phòng ngừa và ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới giai đoạn 2021-2025" trên địa bàn tỉnh Sơn La
- 16 Kế hoạch 117/KH-UBND năm 2021 về phòng ngừa và ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới giai đoạn 2021-2025 do thành phố Hải Phòng ban hành
- 17 Kế hoạch 96/KH-UBND năm 2021 thực hiện Chương trình Phòng ngừa và ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới giai đoạn 2021-2025 trên địa bàn Tỉnh Hậu Giang
- 18 Kế hoạch 64/KH-UBND năm 2021 thực hiện Chương trình phòng ngừa và ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới tỉnh Hưng Yên giai đoạn 2021-2025