ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 1125/KH-UBND | Bình Dương, ngày 22 tháng 3 năm 2021 |
KẾ HOẠCH
HỖ TRỢ PHÁP LÝ CHO DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA NĂM 2021 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BÌNH DƯƠNG
Thực hiện Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa năm 2017; Nghị định số 55/2019/NĐ-CP ngày 24/6/2019 của Chính phủ về hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp nhỏ và vừa (sau đây viết tắt là Nghị định số 55/2019/NĐ-CP); Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Dương ban hành Kế hoạch hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp nhỏ và vừa năm 2021 trên địa bàn tỉnh Bình Dương như sau:
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
1. Mục đích
a) Đảm bảo sự chủ động, thống nhất trong công tác chỉ đạo, điều hành và triển khai thực hiện các hoạt động hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh.
b) Nhằm kịp thời cung cấp thông tin pháp lý, bồi dưỡng kiến thức pháp luật, tư vấn pháp luật cho doanh nghiệp nhỏ và vừa; giúp hạn chế rủi ro pháp lý, góp phần tạo điều kiện cho doanh nghiệp nhỏ và vừa ổn định sản xuất, kinh doanh.
2. Yêu cầu
a) Công tác hỗ trợ pháp lý doanh nghiệp nhỏ và vừa phải được thực hiện đúng theo quy định tại Nghị định số 55/2019/NĐ-CP và các văn bản pháp luật khác có liên quan; đảm bảo đúng yêu cầu, kịp thời và có hiệu quả.
b) Các sở, ban, ngành tỉnh; Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố chủ động tổ chức, phối hợp tổ chức các hoạt động hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp nhỏ và vừa phù hợp với chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của cơ quan, đơn vị, địa phương.
II. NỘI DUNG KẾ HOẠCH
1. Xây dựng, quản lý, duy trì, cập nhật, khai thác và sử dụng Cơ sở dữ liệu pháp luật
a) Quản lý, duy trì, cập nhật, khai thác và sử dụng Cơ sở dữ liệu về văn bản quy phạm pháp luật
- Nội dung thực hiện: Rà soát, cập nhật văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành liên quan đến hoạt động của doanh nghiệp lên Cơ sở dữ liệu quốc gia về văn bản quy phạm pháp luật; trang thông tin điện tử tỉnh; trang thông tin điện tử của các sở, ban, ngành tỉnh và trang thông tin điện tử của huyện, thị xã, thành phố.
- Cơ quan chủ trì: Sở Tư pháp cập nhật văn bản quy phạm pháp luật lên Cơ sở dữ liệu quốc gia về văn bản quy phạm pháp luật; các sở, ban, ngành, Ủy ban nhân dân huyện, thị xã, thành phố (cấp huyện) cập nhật văn bản quy phạm pháp luật lên trang thông tin điện tử tỉnh, trang thông tin điện tử của các sở, ban, ngành tỉnh và trang thông tin điện tử của huyện, thị xã, thành phố.
- Cơ quan phối hợp: Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh; Văn phòng HĐND và UBND cấp huyện.
- Thời gian thực hiện: Năm 2021.
b) Xây dựng, quản lý, duy trì, cập nhật dữ liệu về bản án quyết định của tòa án; phán quyết, quyết định của trọng tài thương mại; quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh; quyết định xử lý vi phạm hành chính và các văn bản khác có liên quan đến doanh nghiệp
- Nội dung thực hiện:
Cập nhật, đăng tải các bản án, quyết định của tòa án; phán quyết, quyết định của trọng tài thương mại; quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh; quyết định xử lý vi phạm hành chính liên quan đến doanh nghiệp được phép công khai, có hiệu lực thi hành mà Ủy ban nhân dân tỉnh là một bên có liên quan lên Cổng thông tin điện tử tỉnh;
Cập nhật dữ liệu về văn bản trả lời của cơ quan nhà nước đối với vướng mắc pháp lý của doanh nghiệp nhỏ và vừa;
Cập nhật dữ liệu về văn bản tư vấn pháp luật của mạng lưới tư vấn viên pháp luật.
- Cơ quan chủ trì: Sở Thông tin và Truyền thông.
- Cơ quan phối hợp: Tòa án nhân dân tỉnh, Tòa án nhân dân các huyện, thị xã, thành phố, các sở, ban, ngành tỉnh, các tổ chức, cá nhân có liên quan..
- Thời gian thực hiện: Năm 2021.
c) Trả lời đối với vướng mắc pháp lý cho doanh nghiệp nhỏ và vừa
- Nội dung thực hiện: Trả lời đối với vướng mắc pháp lý cho doanh nghiệp nhỏ và vừa trong áp dụng chung về pháp luật trong phạm vi ngành, lĩnh vực, địa phương do mình quản lý.
- Cơ quan chủ trì: Các sở, ban, ngành tỉnh; Ủy ban nhân dân cấp huyện.
- Cơ quan phối hợp: Sở Tư pháp.
- Thời gian thực hiện: Năm 2021.
2. Thực hiện các hoạt động hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp nhỏ và vừa
a) Hoạt động cung cấp thông tin pháp luật
- Nội dung: Doanh nghiệp có nhu cầu tìm hiểu, nắm bắt các chính sách, quy phạm pháp luật của tỉnh thì liên hệ cơ quan quản lý lĩnh vực, chuyên ngành để được cung cấp, giải đáp trực tiếp, bằng văn bản, qua trang thông tin điện tử của sở, ban, ngành tỉnh, hòm thư hỏi đáp và bằng các hình thức khác theo quy định.
- Cơ quan chủ trì: Các sở, ban, ngành tỉnh; Ủy ban nhân dân cấp huyện.
- Cơ quan phối hợp: Sở Tư pháp.
- Thời gian thực hiện: Năm 2021.
b) Cảnh báo rủi ro pháp lý và chính sách của ngành, lĩnh vực, địa phương liên quan đến doanh nghiệp nhỏ và vừa (nếu có)
- Nội dung: Khi các chính sách, chủ trương hoặc văn bản quy phạm pháp luật của tỉnh ban hành mà có chứa nguy cơ rủi ro pháp lý khi doanh nghiệp thực hiện hoặc không thực hiện theo văn bản đó thì cơ quan nhà nước có thẩm quyền, trong phạm vi quản lý của ngành mình phải có khuyến cáo, cảnh báo rủi ro pháp lý đăng trên trang thông tin của ngành hoặc bằng hình thức khác phù hợp.
- Cơ quan chủ trì: Các sở, ban, ngành tỉnh được giao chủ trì soạn thảo văn bản.
- Cơ quan phối hợp: Sở Tư pháp và các cơ quan, đơn vị có liên quan.
- Thời gian thực hiện: Năm 2021.
c) Hoạt động bồi dưỡng kiến thức pháp luật cho doanh nghiệp nhỏ và vừa
- Nội dung: Khi có sự thay đổi về chính sách pháp luật hoặc khi có nhu cầu, cơ quan nhà nước có thẩm quyền tổ chức các lớp bồi dưỡng, tập huấn để bồi dưỡng kiến thức pháp luật cho doanh nghiệp, cán bộ pháp chế của doanh nghiệp mới thành lập và các đối tượng khác có liên quan bằng các hình thức phù hợp với tình hình thực tế.
- Cơ quan chủ trì: Các sở, ban, ngành tỉnh; Ủy ban nhân dân cấp huyện.
- Thời gian thực hiện: Năm 2021.
d) Hoạt động tư vấn pháp luật
- Nội dung: Cơ quan, nhà nước có thẩm quyền chủ động hoặc theo yêu cầu của doanh nghiệp tổ chức tư vấn, giải đáp pháp luật cho doanh nghiệp nhỏ và vừa thông qua các hình thức như: tư vấn pháp luật trực tiếp tại hội nghị, diễn đàn, qua email hoặc ứng dụng công nghệ thông tin khác.
- Cơ quan đầu mối tiếp nhận thông tin: Hệ thống đường dây nóng 1022 tỉnh Bình Dương; Liên đoàn Doanh nghiệp tỉnh; Tổ tư vấn thủ tục hành chính và hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp; các sở, ban, ngành tỉnh; Ủy ban nhân dân cấp huyện.
- Thời gian thực hiện: Năm 2021.
III. KINH PHÍ THỰC HIỆN
Kinh phí thực hiện các nhiệm vụ trong Kế hoạch này được bố trí từ ngân sách nhà nước theo phân cấp hiện hành. Các cơ quan được phân công chủ trì thực hiện có trách nhiệm xây dựng dự toán kinh phí, gửi cơ quan có thẩm quyền phê duyệt theo quy định.
IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Sở Tư pháp chủ trì, phối hợp, theo dõi, đôn đốc các sở, ban, ngành, địa phương tổ chức triển khai thực hiện Kế hoạch này.
2. Các sở, ban, ngành tỉnh; Ủy ban nhân dân cấp huyện
a) Trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ được giao và thẩm quyền quản lý chủ động tổ chức triển khai thực hiện hoặc phối hợp thực hiện các hoạt động hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp theo quy định của pháp luật và Kế hoạch này.
b) Báo cáo kết quả thực hiện về Sở Tư pháp trước ngày 20/11/2021 để tổng hợp, báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh.
Trên đây là Kế hoạch Hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp nhỏ và vừa năm 2021 trên địa bàn tỉnh Bình Dương. Trong quá trình tổ chức thực hiện Kế hoạch nếu có vấn đề phát sinh, khó khăn, vướng mắc, các cơ quan, đơn vị phản ánh về Sở Tư pháp để được hướng dẫn thực hiện hoặc báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, giải quyết./.
| TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
- 1 Quyết định 579/QĐ-UBND năm 2021 phê duyệt Chương trình hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng giai đoạn 2021-2025
- 2 Quyết định 580/QĐ-UBND phê duyệt Chương trình hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng năm 2021
- 3 Kế hoạch 869/KH-UBND thực hiện hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh Lai Châu năm 2021
- 4 Kế hoạch 259/KH-UBND về hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh Nghệ An năm 2021