- 1 Luật tổ chức chính quyền địa phương 2015
- 2 Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa 2017
- 3 Nghị định 39/2018/NĐ-CP về hướng dẫn Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa
- 4 Nghị định 55/2019/NĐ-CP về hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp nhỏ và vừa
- 5 Luật Tổ chức chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương sửa đổi 2019
- 6 Nghị định 52/2015/NĐ-CP về Cơ sở dữ liệu quốc gia về pháp luật
- 7 Luật ngân sách nhà nước 2015
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 579/QĐ-UBND | Sóc Trăng, ngày 17 tháng 3 năm 2021 |
CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH SÓC TRĂNG
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;
Căn cứ Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa ngày 12 tháng 6 năm 2017;
Căn cứ Nghị định số 39/2018/NĐ-CP ngày 11 tháng 3 năm 2018 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa;
Căn cứ Nghị định số 55/2019/NĐ-CP ngày 24 tháng 6 năm 2019 của Chính phủ về hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp nhỏ và vừa;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Tư pháp tỉnh Sóc Trăng.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt Chương trình hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng giai đoạn 2021 - 2025.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.
Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Thủ trưởng các Sở, ngành tỉnh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận: | KT. CHỦ TỊCH |
HỖ TRỢ PHÁP LÝ CHO DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH SÓC TRĂNG, GIAI ĐOẠN 2021-2025
(Kèm theo Quyết định số 579/QĐ-UBND ngày 17 tháng 3 năm 2021 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Sóc Trăng)
- Tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp trong việc tiếp cận, nghiên cứu và áp dụng văn bản pháp luật nhằm tạo chuyển biến cơ bản về nhận thức pháp luật, ý thức tìm hiểu và tuân thủ pháp luật trong hoạt động sản xuất kinh doanh.
- Xác định trách nhiệm, cơ chế phối hợp giữa các sở, ban, ngành với các doanh nghiệp của tỉnh, tạo điều kiện thực hiện hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp được thuận lợi, kịp thời.
- Hoạt động hỗ trợ pháp lý cho các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh phải đảm bảo thực hiện theo quy định Nghị định số 55/2019/NĐ-CP, ngày 24/6/2019 của Chính phủ về hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp nhỏ và vừa, đáp ứng thiết thực nhu cầu hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh.
- Công tác hỗ trợ pháp lý doanh nghiệp nhỏ và vừa đáp ứng nhu cầu, thực trạng và năng lực của chính mỗi doanh nghiệp để thúc đẩy hoạt động sản xuất, kinh doanh nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm, hàng hóa và sức cạnh tranh trên thị trường.
1. Nhóm hoạt động 1: Cung cấp thông tin pháp lý
1.1 Cập nhật, khai thác và sử dụng cơ sở dữ liệu về văn bản quy phạm pháp luật
Cập nhật kịp thời các văn bản quy phạm pháp luật do Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành trên cơ sở dữ liệu về văn bản quy phạm pháp luật theo Nghị định số 52/2015/NĐ-CP ngày 28 tháng 5 năm 2015 của Chính phủ về cơ sở dữ liệu quốc gia về pháp luật.
- Đơn vị chủ trì: Sở Tư pháp.
- Cơ quan phối hợp: Văn phòng Hội đồng nhân dân tỉnh, Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh và Sở, ngành có liên quan.
- Thời gian thực hiện: Thường xuyên.
1.2. Cập nhật và đăng tải các bản án, quyết định của tòa án; quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh; quyết định xử lý vi phạm hành chính liên quan đến doanh nghiệp được phép công khai, có hiệu lực thi hành mà Ủy ban nhân dân tỉnh là một bên có liên quan lên cổng thông tin điện tử của tỉnh
- Cơ quan chủ trì: Sở Thông tin và Truyền thông.
- Cơ quan phối hợp: Sở Tư pháp, Tòa án nhân dân tỉnh, các tổ chức đại diện của doanh nghiệp và các đơn vị có liên quan.
- Thời gian thực hiện: Thường xuyên.
1.3. Cập nhật dữ liệu về văn bản trả lời của cơ quan nhà nước đối với vướng mắc pháp lý của doanh nghiệp nhỏ và vừa trong áp dụng chung về pháp luật lên cổng thông tin điện tử của tỉnh
- Cơ quan chủ trì: Sở Thông tin và Truyền thông.
- Cơ quan phối hợp: Sở, ngành tỉnh và các đơn vị có liên quan.
- Thời gian thực hiện: Thường xuyên.
2. Nhóm hoạt động 2: Bồi dưỡng kiến thức pháp luật
- Nội dung thực hiện:
Tổ chức bồi dưỡng kiến thức pháp luật cho doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh.
- Cơ quan thực hiện: Sở Tư pháp chủ trì, phối hợp với Sở, ngành liên quan và các Hiệp Hội doanh nghiệp, các cơ quan, tổ chức khác có liên quan để thực hiện.
Các Sở, ngành trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ của mình có trách nhiệm thực hiện hoặc phối hợp tổ chức thực hiện.
- Thời gian thực hiện: Quý III/2021 và các năm tiếp theo.
3. Nhóm hoạt động 3: Tư vấn pháp luật
3.1 Thực hiện tư vấn pháp luật thông qua đối thoại, giải quyết các vướng mắc pháp lý cho doanh nghiệp và các hoạt động tư vấn pháp luật khác phù hợp với quy định của pháp luật trên cơ sở nhu cầu của doanh nghiệp nhỏ và vừa và nguồn lực của tỉnh.
- Cơ quan chủ trì: Các cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh có liên quan đến doanh nghiệp; Hiệp hội doanh nghiệp tỉnh.
- Cơ quan phối hợp: Các cơ quan; các tổ chức, cá nhân có liên quan
- Thời gian thực hiện: Thường xuyên khi có yêu cầu.
3.2 Xây dựng mạng lưới tư vấn và đội ngũ cán bộ làm đầu mối công tác hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp.
- Cơ quan chủ trì: Sở Tư pháp.
- Cơ quan phối hợp: Các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan
- Thời gian thực hiện: trong năm 2021.
Kinh phí đảm bảo thực hiện chương trình Hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp nhỏ và vừa được dự toán ngân sách hàng năm của tỉnh theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước và các văn bản pháp luật có liên quan. Đồng thời, huy động, tài trợ, hỗ trợ của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước phục vụ hoạt động hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp nhỏ và vừa theo quy định của pháp luật.
1. Sở Tư pháp làm đầu mối phối hợp với các Sở, ngành, cơ quan, tổ chức có liên quan thực hiện tốt Chương trình này.
Xây dựng Chương trình hàng năm để xác định cụ thể các hoạt động ưu tiên triển khai thực hiện của Chương trình trong năm đó cho phù hợp, trình Chủ tịch phê duyệt.
Theo dõi, hướng dẫn, đôn đốc các cơ quan, đơn vị, địa phương tổ chức triển khai thực hiện các nhiệm vụ nêu tại Mục II Chương trình này. Định kỳ hàng năm hoặc đột xuất tổng hợp kết quả thực hiện các hoạt động hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh, báo cáo UBND tỉnh, Bộ Tư pháp theo quy định.
Lập dự toán kinh phí cùng thời điểm lập dự toán hàng năm gửi Sở Tài chính tổng hợp, tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, bố trí kinh phí thực hiện Chương trình theo quy định.
2. Sở Tài chính phối hợp với Sở Tư pháp và các cơ quan có liên quan tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh bố trí kinh phí thực hiện Chương trình này đúng quy định của Luật Ngân sách nhà nước hàng năm theo phân cấp, phù hợp với khả năng cân đối của ngân sách địa phương và hướng dẫn thực hiện thanh toán, quyết toán theo quy định hiện hành.
3. Các Sở, ngành và các đơn vị có liên quan
Thực hiện các nhiệm vụ được giao tại Chương trình; phối hợp với Sở Tư pháp tổ chức thực hiện, hỗ trợ các hoạt động của Chương trình trong phạm vi, lĩnh vực của cơ quan mình và đánh giá hiệu quả các hoạt động của Chương trình.
Báo cáo kết quả hoạt động hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp liên quan đến lĩnh vực quản lý về Sở Tư pháp khi có đề nghị của Bộ Tư pháp và Ủy ban nhân dân tỉnh.
4. Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố có trách nhiệm phối hợp, hỗ trợ thực hiện các hoạt động của Chương trình được triển khai tại địa phương.
Trên đây là Chương trình hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng, giai đoạn 2021-2025. Trong quá trình triển khai thực hiện, trường hợp có khó khăn, vướng mắc, các cơ quan, tổ chức, cá nhân phản ánh về Sở Tư pháp để tổng hợp báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét sửa đổi, bổ sung cho phù hợp./.
- 1 Quyết định 2809/QĐ-UBND năm 2020 phê duyệt Chương trình hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn giai đoạn 2021-2025
- 2 Kế hoạch 58/KH-UBND về hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh năm 2021
- 3 Quyết định 759/QĐ-UBND năm 2021 về Chương trình hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2021-2025
- 4 Kế hoạch 22/KH-UBND về hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh Quảng Trị năm 2021
- 5 Quyết định 580/QĐ-UBND phê duyệt Chương trình hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng năm 2021
- 6 Kế hoạch 238/KH-UBND thực hiện công tác hỗ trợ pháp lý doanh nghiệp nhỏ và vừa năm 2021 trên địa bàn tỉnh Tây Ninh
- 7 Quyết định 3400/QĐ-UBND năm 2020 về Chương trình hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2021-2025
- 8 Kế hoạch 3636/KH-UBND năm 2020 hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa tỉnh Phú Thọ năm 2021
- 9 Quyết định 224/QĐ-UBND về Kế hoạch Hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long năm 2021
- 10 Quyết định 910/QĐ-UBND phê duyệt Chương trình hỗ trợ pháp lý liên ngành cho doanh nghiệp nhỏ và vừa năm 2021 và giai đoạn 2021-2025 trên địa bàn tỉnh Bình Định
- 11 Quyết định 694/QĐ-UBND năm 2021 phê duyệt chương trình hỗ trợ pháp lý liên ngành cho doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, giai đoạn 2021-2025
- 12 Kế hoạch 869/KH-UBND thực hiện hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh Lai Châu năm 2021
- 13 Kế hoạch 1125/KH-UBND về hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp nhỏ và vừa năm 2021 trên địa bàn tỉnh Bình Dương
- 14 Kế hoạch 259/KH-UBND về hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh Nghệ An năm 2021
- 15 Quyết định 836/QĐ-UBND năm 2021 về Chương trình hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh Nghệ An giai đoạn 2021-2025
- 16 Quyết định 1410/QĐ-UBND năm 2021 phê duyệt Chương trình hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh Kiên Giang giai đoạn 2021-2025