- 1 Pháp lệnh thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn năm 2007
- 2 Luật khiếu nại 2011
- 3 Luật tiếp công dân 2013
- 4 Nghị định 04/2015/NĐ-CP thực hiện dân chủ trong hoạt động của cơ quan hành chính nhà nước và đơn vị sự nghiệp công lập
- 5 Luật tiếp cận thông tin 2016
- 6 Luật Tố cáo 2018
- 7 Nghị định 145/2020/NĐ-CP hướng dẫn Bộ luật Lao động về điều kiện lao động và quan hệ lao động
- 1 Chỉ thị 33/CT-TTg năm 2021 về tiếp tục tăng cường và đổi mới công tác dân vận của cơ quan hành chính Nhà nước, chính quyền các cấp trong tình hình mới do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 2 Pháp lệnh thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn năm 2007
- 3 Luật khiếu nại 2011
- 4 Luật tiếp công dân 2013
- 5 Nghị định 04/2015/NĐ-CP thực hiện dân chủ trong hoạt động của cơ quan hành chính nhà nước và đơn vị sự nghiệp công lập
- 6 Luật tiếp cận thông tin 2016
- 7 Luật Tố cáo 2018
- 8 Nghị định 145/2020/NĐ-CP hướng dẫn Bộ luật Lao động về điều kiện lao động và quan hệ lao động
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 115/KH-UBND | Thừa Thiên Huế, ngày 22 tháng 3 năm 2022 |
KẾ HOẠCH
VỀ VIỆC TRIỂN KHAI THỰC HIỆN QUY CHẾ DÂN CHỦ Ở CƠ SỞ NĂM 2022
Căn cứ Chỉ thị 33/CT-TTg ngày 26/11/2021 của Thủ tướng Chính phủ về việc tiếp tục tăng cường và đổi mới công tác dân vận của cơ quan hành chính nhà nước, chính quyền các cấp trong tình hình mới; Chương trình công tác số 17-CTr/BCĐ ngày 23/02/2022 của Ban Chỉ đạo thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở của tỉnh năm 2022; Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở năm 2022, cụ thể như sau:
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
- Nâng cao nhận thức và hành động của cấp ủy, chính quyền, các cơ quan nhà nước, cán bộ, công chức, viên chức trong việc thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở.
- Thực hiện có hiệu quả phương châm “Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra, dân giám sát, dân thụ hưởng” trong việc triển khai thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở; đồng thời đảm bảo các biện pháp phòng, chống dịch bệnh Covid-19 nhằm thực hiện có hiệu quả “mục tiêu kép” vừa phòng, chống dịch bệnh, bảo vệ sức khỏe cho nhân dân, vừa phục hồi phát triển kinh tế - xã hội.
II. NHIỆM VỤ TRỌNG TÂM VÀ GIẢI PHÁP
1. Các sở, ban, ngành cấp tỉnh; Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố Huế tập trung đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở; lãnh đạo, chỉ đạo, quán triệt và triển khai các văn bản của Đảng, Nhà nước về xây dựng và thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở; đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền, nâng cao nhận thức trong các tầng lớp nhân dân về quan điểm, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về dân chủ và thực hành dân chủ.
2. Tiếp tục quán triệt, triển khai việc thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở, nhất là Pháp lệnh 34/2007/PL-UBTVQH11 ngày 20/4/2007 về thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn; Nghị định 04/2015/NĐ-CP ngày 09/01/2015 của Chính phủ về việc thực hiện dân chủ trong hoạt động của cơ quan hành chính nhà nước và đơn vị sự nghiệp công lập; nội dung về thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở tại nơi làm việc trong Nghị định 145/2020/NĐ-CP ngày 14/12/2020 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ luật Lao động và các văn bản pháp luật có liên quan đến quyền làm chủ của nhân dân (Luật Tiếp cận thông tin, Luật Tiếp công dân, Luật Khiếu nại, Luật Tố cáo...), Chỉ thị 33/CT-TTg ngày 26/11/2021 của Thủ tướng Chính phủ về việc tiếp tục tăng cường và đổi mới công tác dân vận của cơ quan hành chính nhà nước, chính quyền các cấp trong tình hình mới, Kế hoạch 27/KH-UBND ngày 27/01/2022 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc triển khai thực hiện công tác dân vận chính quyền năm 2022.
3. Nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của ban chỉ đạo thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở cấp huyện và cấp xã; tăng cường công tác kiểm tra, giám sát việc thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở; đẩy mạnh việc thực hiện, tổ chức có hiệu quả các hội thảo, hội nghị chuyên đề về thực hiện Quy chế dân chủ ở các loại hình cơ sở. Đẩy mạnh chỉ đạo thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở gắn với công tác dân vận chính quyền; chú trọng chỉ đạo, đẩy mạnh thực hiện cải cách các thủ tục hành chính theo hướng đơn giản, công khai, minh bạch; nhất là lãnh đạo nâng cao trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, đơn vị trong chỉ đạo thực hiện các quy định về đạo đức công vụ, văn hóa công sở, tác phong, lề lối làm việc, quy tắc ứng xử trong đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức; triển khai nhiệm vụ cải cách hành chính, ứng dụng công nghệ thông tin phục vụ xây dựng chính quyền điện tử, chuyển đổi số trong phạm vi ngành, địa phương mình.
4. Thực hiện nghiêm túc quy định trách nhiệm của người đứng đầu cấp ủy, chính quyền trong việc tiếp dân, đối thoại trực tiếp với dân và xử lý những phản ánh, kiến nghị của dân; tăng cường tiếp xúc, đối thoại và giải quyết kịp thời những phản ánh, kiến nghị hợp pháp, chính đáng của nhân dân, nhất là những vấn đề nhân dân quan tâm, bức xúc như: những vấn đề liên quan đến đất đai, giải phóng mặt bằng, bồi thường, hỗ trợ tái định cư, ô nhiễm môi trường...
5. Thực hiện có hiệu quả việc công khai và thông tin cho nhân dân biết và tham gia góp ý về các đề án quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, chương trình trọng điểm, các dự án lớn trên địa bàn tỉnh; nhất là công khai các chế độ, chính sách giải phóng mặt bằng, thu hồi đất, tái định cư, bảo đảm công khai, minh bạch, tạo sự đồng thuận trong xã hội.
6. Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã và thành phố Huế chủ động phối hợp, tạo điều kiện để Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức chính trị - xã hội cùng cấp tham gia giám sát, phản biện xã hội trong thực hiện các chương trình, dự án, các chủ trương của Đảng, Nhà nước liên quan trực tiếp đến quyền, lợi ích hợp pháp của người dân; triển khai đồng bộ, linh hoạt các giải pháp nhằm tuyên truyền, vận động đoàn viên, hội viên và các tầng lớp nhân dân tham gia phát triển kinh tế - xã hội, nêu cao ý thức trách nhiệm, chủ động phòng, chống dịch bệnh Covid-19.
7. Ban Chỉ đạo thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở cấp huyện và cấp xã triển khai công tác kiểm tra, giám sát theo chương trình của cấp mình; các chương trình kiểm tra, giám sát Quy chế dân chủ ở cơ sở phải lấy cơ sở, người dân, cán bộ, công chức, viên chức, công nhân, người lao động làm trọng tâm; nâng cao chất lượng công tác kiểm tra, giám sát, nhất là theo dõi việc xây dựng kế hoạch khắc phục các tồn tại, hạn chế cũng như việc giải quyết các kiến nghị sau kiểm tra, giám sát.
8. Ban Chỉ đạo Quy chế dân chủ ở cơ sở cấp huyện và cấp xã chú trọng tham mưu cấp ủy củng cố, kiện toàn Ban Chỉ đạo khi có biến động về công tác cán bộ, bảo đảm duy trì các hoạt động của Ban Chỉ đạo. Rà soát, bổ sung quy chế hoạt động, phân công thành viên Ban Chỉ đạo phù hợp, bảo đảm công tác lãnh đạo, chỉ đạo của Ban Chỉ đạo được thường xuyên, sâu sát và hiệu quả.
III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Sở Nội vụ
- Chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị có liên quan kịp thời tham mưu, đề xuất Ủy ban nhân dân tỉnh các giải pháp cần thiết để triển khai, tổ chức thực hiện tốt về Quy chế dân chủ ở cơ sở năm 2022 tại các cơ quan, đơn vị, địa phương trên địa bàn tỉnh; đôn đốc, kiểm tra theo dõi việc triển khai Kế hoạch này.
- Tăng cường, đẩy mạnh công tác cải cách hành chính, công tác quản lý nhà nước, công tác kiểm tra, giám sát việc thực hiện Quy chế dân chủ ở các loại hình cơ sở; tổng hợp và báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh về kết quả thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở năm 2022 trên địa bàn tỉnh.
2. Các sở, ban, ngành cấp tỉnh và Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố Huế:
- Căn cứ nội dung Kế hoạch này chủ động xây dựng kế hoạch cụ thể để triển khai thực hiện theo nội dung của ngành, đơn vị phụ trách.
- Tăng cường sự chỉ đạo, điều hành và đề cao trách nhiệm cá nhân, nhất là trách nhiệm của người đứng các cơ quan, đơn vị, địa phương trong việc tiếp dân, đối thoại trực tiếp với dân và xử lý những phản ánh, kiến nghị của dân.
- Xây dựng kế hoạch kiểm tra về Quy chế dân chủ ở cơ sở tại cơ quan, đơn vị và địa phương; kiến nghị, đề xuất các giải pháp thực hiện tốt về Quy chế dân chủ ở cơ sở của cơ quan, đơn vị và địa phương.
Yêu cầu Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị, địa phương nghiêm túc tổ chức triển khai thực hiện Kế hoạch này; đồng thời thực hiện chế độ báo cáo về thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở năm 2022 và phụ lục số liệu báo cáo kèm theo; cụ thể, báo cáo sơ kết 6 tháng trước ngày 01/6/2022 và tổng kết năm trước ngày 10/11/2022 (qua Sở Nội vụ để tổng hợp báo cáo)./.
| TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
- 1 Kế hoạch 1556/KH-UBND năm 2021 thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở tại nơi làm việc theo Chương V Nghị định 145/2020/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều kiện lao động và quan hệ lao động trên địa bàn tỉnh Bình Dương
- 2 Quyết định 3088/QĐ-UBND năm 2021 về Bộ tiêu chí đánh giá, phân loại kết quả thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở trong các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Bình Định
- 3 Chỉ thị 30/CT-UBND năm 2021 về tăng cường thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở, trong doanh nghiệp, trong cơ quan hành chính nhà nước và đơn vị sự nghiệp công lập do tỉnh Sơn La ban hành
- 4 Kế hoạch 32/KH-UBND thực hiện quy chế dân chủ trong hoạt động của cơ quan hành chính nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập và thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh Hà Giang năm 2022
- 5 Kế hoạch 55/KH-UBND thực hiện quy chế dân chủ trong hoạt động của cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập và thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn năm 2022
- 6 Kế hoạch 72/KH-UBND thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở năm 2022 do tỉnh Đồng Nai ban hành
- 7 Kế hoạch 191/KH-UBND năm 2022 thực hiện quy chế dân chủ trong hoạt động của cơ quan hành chính nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập, doanh nghiệp nhà nước thuộc tỉnh và thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh đến hết năm 2023
- 8 Kế hoạch 233/KH-UBND năm 2022 thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở tại nơi làm việc theo Chương V Nghị định 145/2020/NĐ-CP hướng dẫn Bộ luật Lao động về điều kiện lao động và quan hệ lao động trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp