Hệ thống pháp luật
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH BÀ RỊA - VŨNG TÀU
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 118/KH-UBND

Bà Rịa - Vũng Tàu, ngày 28 tháng 8 năm 2020

 

KẾ HOẠCH

PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI NĂM 2021

Phần I

TÌNH HÌNH THỰC HIỆN KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI NĂM 2020

I. Bối cảnh thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2020

Năm 2020 là năm cuối thực hiện nhiệm vụ kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2016 - 2020, Đảng bộ và chính quyền các cấp toàn tỉnh đã tập trung triển khai các giải pháp nhằm đảm bảo thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2016 - 2020. Tuy nhiên, ngay từ những tháng đầu năm 2020 tình hình dịch bệnh Covid-19 đã tác động gây đảo lộn các hoạt động kinh tế - xã hội của các nước trên thế giới cũng như của nước ta.

Trên địa bàn Tỉnh đã phải chuyển hướng điều hành phát triển kinh tế - xã hội phù hợp với yêu cầu kiểm soát, phòng ngừa dịch bệnh. Một số mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội không thể tiếp tục thực hiện trong điều kiện dịch bệnh; một số hoạt động phải thay đổi, điều chỉnh kế hoạch và phương thức thực hiện; hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn, nhất là các doanh nghiệp khu vực dịch vụ du lịch.

II. Dự kiến kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2020

1. Về tăng trưởng kinh tế

- Tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) trừ dầu thô và khí đốt dự kiến cả năm tăng 3,3%, thấp hơn kế hoạch đề ra là tăng 7,5%.

- Cơ cấu kinh tế 2020: nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản 11,98%; công nghiệp - xây dựng 58,66%; dịch vụ 35,6%; so với năm 2019 cơ cấu kinh tế có xu hướng chuyển dịch tăng tỷ trọng công nghiệp - xây dựng và giảm tỷ trọng các thành phần còn lại.

2. Về thực hiện cơ cấu lại từng ngành, lĩnh vực

2.1. Về công nghiệp

Dịch bệnh Covid-19 đã tác động gây nhiều khó khăn cho sản xuất công nghiệp, nhưng giá trị sản xuất công nghiệp trừ dầu khí vẫn duy trì được mức tăng trưởng khá với dự kiến tăng 8,06%, thấp hơn khoảng 1% so với kế hoạch (tăng 9,05%). Trong năm 2020, dự kiến sẽ có thêm 22 dự án sản xuất công nghiệp lớn đi vào hoạt động. Cơ cấu nội bộ ngành công nghiệp tiếp tục chuyển dịch theo hướng tăng dần tỷ trọng công nghiệp chế biến, chế tạo; giảm tỷ trọng công nghiệp khai thác. Năm 2020, tỷ trọng công nghiệp chế biến, chế tạo chiếm khoảng 87,7% trong tổng giá trị sản xuất công nghiệp trừ dầu khí.

Trong năm 2020, các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh dự kiến thu hút được 45 dự án đầu tư với tổng vốn đầu tư đăng ký quy đổi tương đương 420 triệu USD; tổng diện tích đất sử dụng 100ha. Dự kiến đến cuối năm 2020, tỷ lệ lấp đầy các khu công nghiệp đạt 52,45% trên 15 khu công nghiệp được thành lập và 62,35% trên 13 khu công nghiệp đang hoạt động.

2.2. Về nông, lâm, ngư nghiệp

So với các khu vực công nghiệp và dịch vụ, tác động của dịch bệnh Covid-19 đến sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp ít hơn. Giá trị sản xuất nông nghiệp dự kiến tăng 2,81% (kế hoạch đề ra là tăng 3,46%); giá trị sản xuất lâm nghiệp dự kiến tăng 1,1% (kế hoạch tăng 1,1%); giá trị sản xuất ngư nghiệp dự kiến tăng 3,92% (kế hoạch tăng 3,91%).

Công tác phòng chống dịch bệnh trên cây trồng, vật nuôi được triển khai thực hiện đồng bộ không để xảy ra các dịch bệnh ở quy mô lớn; riêng bệnh dịch tả heo Châu Phi đã được khống chế, đến nay không phát sinh thêm ổ dịch mới. Diện tích gieo trồng cây hàng năm năm 2020 đạt 59.941ha và tổng diện tích trồng cây công nghiệp lâu năm khoảng 58.500ha. Giá trị sản phẩm thu được trên 01 ha đất trồng trọt bình quân toàn tỉnh năm 2020 ước đạt 109,94 triệu đồng/ha. Tổng sản lượng thịt hơi các loại năm 2020 khoảng 118.299 tấn, tốc độ tăng 6,5%/năm.

Đã trồng được khoảng 643ha rừng. Tỷ lệ che phủ cây xanh được duy trì ổn định là 43,94% trong đó tỷ lệ che phủ rừng là 13,7%. Các trường hợp vi phạm pháp luật về bảo vệ rừng như: khai thác, vận chuyển lâm sản, lấn chiếm đất rừng, xây dựng trái phép... bị phát hiện kịp thời và xử lý nghiêm minh[1].

Tổng sản lượng thủy sản khai thác năm 2020 khoảng 352.000 tấn. Những nghề khai thác gần bờ gây suy kiệt nguồn lợi thủy sản đang giảm dần. Đã thành lập 346 tổ đội đoàn kết khai thác trên biển với 2.453 tàu cá và 2.222 thành viên. Các nhiệm vụ, giải pháp khắc phục cảnh báo “Thẻ vàng” của Ủy ban Châu Âu về chống khai thác hải sản bất hợp pháp theo Chỉ thị số 45/CT-TTg ngày 13/12/2017 của Thủ tướng Chính phủ tiếp tục được tập trung thực hiện; trong 8 tháng đầu năm 2020 không ghi nhận thông tin tàu cá tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu vi phạm vùng biển nước ngoài.

Tổng diện tích nuôi trồng thủy sản khoảng 6.800ha. Sản lượng thủy sản nuôi năm 2020 đạt khoảng 19.000 tấn, tốc độ bình quân tăng 4,78%/năm. Trong cơ cấu sản phẩm thủy sản nuôi, sản lượng tôm chiếm khoảng 30-40%. Giá trị sản phẩm tính trên 01 ha mặt nước nuôi trồng thủy sản đến năm 2020 ước đạt 213,95 triệu đồng. Hiện đang triển khai công tác di dời các cơ sở chế biến hải sản vào các cụm chế biến hải sản tập trung tại xã Lộc An huyện, huyện Đất Đỏ và xã Bình Châu, huyện Xuyên Mộc.

Đã triển khai các nhiệm vụ, giải pháp phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao. Về trồng trọt, đến nay trên địa bàn tỉnh có 45 cơ sở sản xuất ứng dụng công nghệ cao với diện tích sản xuất 2.558ha, trong đó có 2.527 ha đang sản xuất với sản lượng ước đạt 27.830 tấn/năm; ngoài ra, có 16.189 ha áp dụng tưới nước tiết kiệm, tưới nước kết hợp dinh dưỡng, tiết kiệm được nhân công, từ đó tăng hiệu quả sản xuất. Về chăn nuôi có 131 trang trại nuôi heo, gia cầm ứng dụng công nghệ cao, chiếm 27,5% tổng đàn chăn nuôi gia cầm và 59,3% tổng đàn chăn nuôi heo. Về nuôi trồng thủy sản và sản xuất giống có 18 cơ sở ứng dụng công nghệ cao với diện tích 352 ha, trong đó đang sản xuất 222ha, sản lượng ước đạt 1.821 tấn/năm và 4,8 tỷ con giống/năm.

2.3. Về dịch vụ

- Tình hình giá cả trên địa bàn tỉnh ổn định, chỉ số giá tiêu dùng tháng 7 tăng 0,62% so với tháng trước và tăng 4,15% so với tháng cùng kỳ; bình quân 7 tháng năm 2020 tăng 4,22%. Ước chỉ số giá tiêu dùng (CPI) năm 2020 tăng khoảng 5%.

- Hoạt động mua sắm tại các trung tâm thương mại, siêu thị và các chợ truyền thống đang dần khôi phục sau thời gian thực hiện giãn cách xã hội do ảnh hưởng dịch Covid-19; tuy nhiên tổng mức bán lẻ hàng hóa dự kiến chỉ tăng 9,01%, thấp hơn kế hoạch đề ra (tăng 14,03%). Đã xây dựng kế hoạch chuẩn bị hàng hóa, bảo đảm cân đối cung cầu, bình ổn thị trường ứng phó với dịch Covid-19 trên địa bàn tỉnh. Các hoạt động thanh tra, kiểm tra, quản lý thị trường được chú trọng; tập trung vào các nhiệm vụ đấu tranh chống buôn lậu, buôn bán hàng cấm, hàng giả; chống vi phạm trong kinh doanh và vệ sinh an toàn thực phẩm, kiểm tra việc chấp hành pháp luật trong chính sách giá, gian lận thương mại, quyền sở hữu trí tuệ...

- Kim ngạch xuất khẩu trừ dầu khí dự kiến đạt 5.322 triệu USD, tăng 6,55%, thấp hơn kế hoạch đề ra là tăng 10,07%. Xuất khẩu trên địa bàn tỉnh tăng trưởng trở lại. Tuy nhiên xuất khẩu sang một số quốc gia vẫn giảm do ảnh hưởng của dịch Covid-19 như Thái Lan, Indonesia, Philippines, Malaysia, Hàn Quốc, Đài Loan, Bangladesh, Trung Quốc,... (thị trường Châu Á); Mỹ, Brazil (thị trường Châu Mỹ). Kim ngạch nhập khẩu dự kiến đạt 7.225 triệu USD, tăng 4,35%, thấp hơn kế hoạch đề ra là tăng 8,99%.

- Doanh thu vận tải, kho bãi và dịch vụ hỗ trợ vận tải dự kiến giảm 8,92% (kế hoạch tăng 9,61%); trong đó dịch vụ cảng dự kiến tăng 4,14%, (kế hoạch tăng 7,05%). Đã triển khai nhiều nhiệm vụ, giải pháp về phát triển cảng, dịch vụ logistic như: Phê duyệt báo cáo tiền khả thi dự án đường cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu; phê duyệt chủ trương đầu tư dự án cầu Phước An, thị xã Phú Mỹ, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu và huyện Nhơn Trạch, tỉnh Đồng Nai; Lựa chọn nhà đầu tư dự án trung tâm Logistics Cái Mép Hạ; triển khai xây dựng Đề án đầu tư Trung tâm kiểm tra hàng hóa chuyên ngành tập trung tại Cái Mép - Thị Vải.

- Du lịch là một trong những lĩnh vực chịu tác động mạnh của dịch bệnh Covid-19; doanh thu dịch vụ lưu trú khả năng giảm 12,72% (kế hoạch tăng 17,86%). Để tăng cường công tác quản lý và thúc đẩy phát triển du lịch trên địa bàn, tỉnh đã ban hành Kế hoạch phát triển sản phẩm du lịch cộng đồng đến năm 2025 và Quy chế quản lý Khu du lịch quốc gia Côn Đảo; đang hoàn thiện Đề án Nghiên cứu thị trường và phát triển ngành du lịch tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đến năm 2025.

- Về dịch vụ tài chính - ngân hàng:

Đã triển khai kịp thời và đầy đủ các chính sách hỗ trợ theo quy định của Trung ương, đồng thời tổ chức Hội nghị Kết nối Ngân hàng - Doanh nghiệp tại tỉnh nhằm hỗ trợ khách hàng gặp khó khăn do dịch Covid-19. Các chi nhánh tổ chức tín dụng trên địa bàn tỉnh đã tích cực chủ động, cung cấp, giới thiệu các chương trình, gói tín dụng ưu đãi để hỗ trợ doanh nghiệp, khách hàng bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 tiếp cận nguồn vốn tín dụng ngân hàng. Kết quả: (i) Thực hiện cơ cấu lại thời hạn trả nợ và giữ nguyên nhóm nợ đối với 388 khách hàng, với tổng dư nợ là 819 tỷ đồng; (ii) Miễn, giảm lãi vay, giữ nguyên nhóm nợ 59 khách hàng, với dư nợ 484 tỷ đồng; (iii) Cho vay mới lãi suất ưu đãi thấp hơn so với lãi suất cho vay trước khi có dịch khoảng từ 1-2% cho 4.376 khách hàng với doanh số cho vay mới lũy kể từ ngày 23/01/2020 đạt 14.059 tỷ đồng. Dự kiến tổng nguồn vốn huy động từ nền kinh tế đến cuối năm 2020 đạt khoảng 150.000 tỷ đồng, tăng 6,55% so với đầu năm.

Dự kiến doanh số cho vay lũy kế từ đầu năm đến cuối năm 2020 đạt khoảng 195.000 tỷ đồng, dư nợ khoảng 100.000 tỷ đồng, tăng 12,15% so với đầu năm. Trong đó khách hàng doanh nghiệp với doanh số cho vay khoảng 52.000 tỷ đồng, dư nợ khoảng 37.500 tỷ đồng, tăng 4,39% so với đầu năm, chiếm 37,5% tổng dư nợ. Tỷ lệ nợ xấu nội bảng toàn hệ thống các chi nhánh TCTD đến 31/12/2020 dự kiến khoảng 950 tỷ đồng, chiếm 0,95% trong tổng dư nợ; trong đó nợ xấu khối doanh nghiệp khoảng 550 tỷ đồng, chiếm 1,46% trong tổng dư nợ khối doanh nghiệp.

3. Về thu, chi ngân sách

Dự kiến tình hình thu, chi ngân sách cả năm 2020 như sau:

- Tổng thu ngân sách trên địa bàn khoảng 70.861 tỷ đồng, đạt 93,2% dự toán, giảm 20,8% so với năm 2019, trong đó: thu nội địa khoảng 33.700 tỷ đồng, đạt 92,47% dự toán, tăng 16,57% so với năm 2019.

- Tổng chi ngân sách trên địa bàn khoảng 24.492 tỷ đồng, đạt 103,18% dự toán, tăng 31,39% so với năm 2019, trong đó: chi đầu tư phát triển khoảng 13.177 tỷ đồng, đạt 105,39% dự toán, tăng 41,92% so với năm 2019; chi thường xuyên khoảng 10.805 tỷ đồng, đạt 100,75% dự toán, tăng 15,92% so với năm 2019.

4. Về đầu tư phát triển

Tổng vốn đầu tư phát triển ước đạt 55.177 tỷ đồng, tăng 7,59% so với năm 2020, trong đó vốn đầu tư thực hiện của các doanh nghiệp chiếm khoảng 76,2%.

Giá trị giải ngân vốn ngân sách tỉnh quản lý đến ngày 19/8/2020 là 2.470,645 tỷ đồng, đạt 31% tổng kế hoạch vốn 2020, trong đó vốn ngân sách tỉnh 2.237,526 tỷ đồng, đạt 30% kế hoạch; vốn Trung ương 233,119 tỷ đồng, đạt 45% kế hoạch (gồm: Vốn trong nước 188,37 tỷ đồng, đạt 42% kế hoạch và vốn nước ngoài 71,550 tỷ đồng; trong đó giải ngân 100% kế hoạch vốn từ năm trước chuyển sang là 26,801 tỷ đồng và giải ngân 44,749 tỷ đồng, đạt 39% kế hoạch vốn năm 2020). Kế hoạch 2020 bố trí khởi công xây dựng mới 42 dự án. Đến hết tháng 8/2019 đã khởi công 9 dự án; đang đấu thầu 09 dự án, đang lập và thẩm định thiết kế bản vẽ thi công - tổng dự toán 24 dự án; từ nay đến hết tháng 9/2020 đấu thầu xong 09 dự án, phê duyệt xong 24 dự án đang lập thủ tục và thẩm định thiết kế bản vẽ thi công - tổng dự toán; trong tháng 10/2020 sẽ khởi công thêm 09 dự án, đồng thời phê duyệt kế hoạch đấu thầu 24 dự án còn lại để khởi công trong năm 2020. Dự kiến đến cuối năm 2020 sẽ thực hiện và giải ngân hết số vốn kế hoạch.

Dự kiến năm 2020 cấp giấy chứng nhận đầu tư cho 25 dự án đầu tư nước ngoài và 51 dự án đầu tư trong nước, vốn đầu tư đăng ký khoảng 365 triệu USD và 8.734 tỷ đồng; điều chỉnh tăng vốn cho 23 dự án đầu tư nước ngoài và 05 dự án đầu tư trong nước với tổng vốn đầu tư đăng ký tăng thêm là 1.686 triệu USD và 5.452 tỷ đồng; chấp thuận 10 hồ sơ nhà đầu tư nước ngoài đề nghị góp vốn/mua cổ phần/phần vốn góp. Dự án Tổ hợp Hóa dầu miền Nam Việt Nam đã được Thủ tướng Chính phủ đồng ý tăng vốn đầu tư từ 3.770 triệu USD lên 5.156 triệu USD (tăng 1.386 triệu USD), hiện dự án đang được triển khai xây dựng. Dự kiến đến cuối năm 2020, trên địa bàn tỉnh có 414 dự án đầu tư nước ngoài và 606 dự án đầu tư trong nước còn hiệu lực với tổng vốn đầu tư đăng ký khoảng 28.580 triệu USD và 302.606 tỷ đồng.

5. Về thực hiện các đột phá chiến lược

Các ngành, các cấp đã tập trung triển khai các nhiệm vụ, giải pháp thực hiện 03 đột phá lớn về: hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa; phát triển nhanh nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao; và xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ theo kế hoạch đề ra.

- Về hoàn thiện thể chế: Xây dựng bộ máy kỷ cương, liêm chính, hành động, phục vụ, tạo môi trường đầu tư, kinh doanh thuận lợi cho doanh nghiệp và người dân. Siết chặt kỷ cương, kỷ luật hành chính, công vụ, tạo động lực và áp lực trách nhiệm đối với tập thể, cá nhân, nhất là người đứng đầu. Môi trường đầu tư kinh doanh trên địa bàn tỉnh tiếp tục được cải thiện; đã chỉ đạo xử lý, tránh sự chồng chéo, trùng lặp trong hoạt động thanh tra giữa các cơ quan trong quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp sau đăng ký thành lập, giảm phiền hà cho doanh nghiệp. Đến nay có 18 sở, ban, ngành, 08 huyện, thị xã, thành phố và UBND các xã, thị trấn thuộc huyện Châu Đức triển khai Dịch vụ công mức độ 3, 4. Hiện tại, đã thực hiện cung ứng dịch vụ công trực tuyến 03 cấp với 2.268 thủ tục[2]; trong đó đã cung ứng dịch vụ công mức độ 1, 2 là 2.268 thủ tục, mức độ 3 là 1.089 thủ tục và mức độ 4 là 450 thủ tục.

- Về đào tạo nguồn nhân lực: Trong năm 2020 các cơ sở dạy nghề ước tuyển sinh đào tạo nghề cho khoảng 30.000 người. Đã thực hiện kế hoạch đào tạo nghề cho lao động nông thôn và đào tạo nghề cho người khuyết tật năm 2020; hỗ trợ kinh phí đào tạo nghề cho thanh niên xuất ngũ năm 2020 và hỗ trợ kinh phí đào tạo nghề trình độ sơ cấp và dưới 03 tháng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa năm 2020. Đang hoàn thiện Đề án Phát triển nguồn nhân lực du lịch tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đến năm 2025, định hướng đến năm 2030.

- Về xây dựng kết cấu hạ tầng: Đã bố trí vốn đầu tư khởi công mới 42 dự án đầu tư vốn ngân sách; đồng thời thực hiện các giải pháp nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp thúc đẩy tiến độ đầu tư để sớm hoàn thành dự án đưa vào hoạt động. Đang triển khai hoàn thiện thủ tục trình phê duyệt báo cáo tiền khả thi dự án đường cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu để sớm hoàn thành kết nối với tuyến cao tốc liên vùng theo quy hoạch; đã phê duyệt chủ trương đầu tư cầu Phước An để kết nối hệ thống đường liên cảng Cái Mép - Thị Vải với các đường cao tốc liên vùng phía nam và đường cao tốc Bắc - Nam. Xây dựng lộ trình thực hiện 39 dự án trọng điểm (gồm 16 dự án đầu tư công và 23 dự án kêu gọi đầu tư từ vốn doanh nghiệp và các nguồn vốn khác) để thúc đẩy tiến độ triển khai của các dự án. Đã ban hành Danh mục dự án kêu gọi đầu tư năm 2020 và giai đoạn 2021 - 2025 (nguồn vốn ngoài ngân sách).

6. Về thực hiện cơ cấu lại một số lĩnh vực trọng tâm

6.1. Về cơ cấu lại đầu tư công

UBND tỉnh đã ban hành Chỉ thị số 19/CT-UBND ngày 31/12/2019 về điều hành đầu tư công năm 2020, chỉ đạo các ngành, các cấp khẩn trương triển khai thực hiện kế hoạch đầu tư công được giao của năm 2020; kiểm soát chặt chẽ việc lập, thẩm định, phê duyệt dự án đầu tư sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nước; tăng cường quản lý nhằm không phát sinh nợ đọng xây dựng cơ bản; rà soát những danh mục dự án đầu tư công có thể kêu gọi xã hội hóa, công khai minh bạch danh mục đầu tư để doanh nghiệp có khả năng đầu tư tham gia.

Xây dựng lộ trình thực hiện 16 dự án đầu tư công trọng điểm và kế hoạch giải ngân của từng dự án đầu tư công nhằm kịp thời chỉ đạo các ngành, các cấp trong quá trình triển khai thực hiện các dự án đảm bảo tiến độ. Tổ chức giao ban xây dựng cơ bản, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong triển khai các dự án đầu tư công, nhất là công tác bồi thường giải phóng mặt bằng cho các dự án trọng điểm. Dự kiến đến thực hiện và giải ngân hết vốn kế hoạch năm 2020 theo quy định.

6.2. Về cơ cấu lại doanh nghiệp nhà nước

- Thực hiện sắp xếp, đổi mới doanh nghiệp nhà nước theo phương án đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, hiện đang thực hiện việc chuyển đổi Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp thành Công ty TNHH hai thành viên trở lên.

- Thực hiện kế hoạch thoái vốn nhà nước tại 15 doanh nghiệp có vốn nhà nước theo danh mục thực hiện thoái vốn giai đoạn 2017 - 2020 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, đến nay đã hoàn thành thoái vốn 01 doanh nghiệp[3], đang thực hiện các thủ tục để thoái vốn nhà nước đầu tư tại 11 doanh nghiệp, đang thực hiện thủ tục giải thể 01 doanh nghiệp, 01 doanh nghiệp không còn hoạt động và đang thực hiện thanh tra việc chấp hành các quy định pháp luật của Người đại diện phần vốn nhà nước, 01 doanh nghiệp là Công ty cổ phần Dịch vụ du lịch quốc tế tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu sẽ thực hiện thoái vốn sau khi có chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về xử lý phần vốn đầu tư vào Công ty Liên doanh Vũng Tàu Paradise.

- Đang trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Danh mục 08 đơn vị sự nghiệp công lập cổ phần hóa.

6.3. Về cơ cấu các tổ chức tín dụng

Đã triển khai đến các quỹ tín dụng nhân dân trên địa bàn Đề án củng cố và phát triển hệ thống quỹ tín dụng nhân dân đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 theo chỉ đạo của NHNN Việt Nam tại Quyết định số 209/QĐ-NHNN ngày 31/01/2019; triển khai đến các chi nhánh ngân hàng thương mại và quỹ tín dụng nhân dân trên địa bàn các nội dung liên quan đến đẩy mạnh cơ cấu lại hệ thống tổ chức tín dụng và quỹ tín dụng nhân dân gắn với xử lý nợ xấu giai đoạn 2019 - 2020 theo chỉ đạo của NHNN Việt Nam tại công văn số 256/NHNN-TTGSNH ngày 22/4/2019, theo đó yêu cầu áp dụng toàn diện các biện pháp quy định tại Nghị quyết 42/2017/QH14 để đẩy nhanh tiến độ xử lý nợ xấu, tài sản bảo đảm của các khoản nợ xấu, phấn đấu đưa tỷ lệ nợ xấu nội bảng xuống 2%; tập trung rà soát việc phân loại nợ, bảo đảm phản ánh đúng chất lượng khoản vay, trích lập dự phòng rủi ro đầy đủ theo quy định,...

Tổng số đầu mối tổ chức tín dụng trên địa bàn tỉnh có 50 đơn vị, gồm: 01 chi nhánh NHCSXH, 01 chi nhánh Ngân hàng Phát triển Việt Nam, 12 chi nhánh NHTM Nhà nước, 28 chi nhánh NHTMCP, 01 chi nhánh NHLD và 07 QTDND.

7. Về cải thiện môi trường kinh doanh, phát triển doanh nghiệp

7.1. Về cải thiện môi trường kinh doanh

Đã thực hiện một số chính sách, giải pháp về tăng cường quản lý, nâng cao năng lực cạnh tranh:

- Đã ban hành Kế hoạch hành động triển khai, thực hiện về tiếp tục thực hiện những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia năm 2020 theo Nghị quyết số 02/NQ-CP ngày 01/01/2020 của Chính phủ.

- Ban Thường vụ Tỉnh ủy đã thông qua Chương trình hành động của thực hiện Nghị quyết số 50-NQ/TW ngày 20/8/2019 của Bộ Chính trị về định hướng hoàn thiện thể chế, chính sách, nâng cao chất lượng, hiệu quả hợp tác đầu tư nước ngoài đến năm 2030.

- Đang triển khai xây dựng cơ sở dữ liệu quản lý dự án đầu tư trên địa bàn tỉnh; xây dựng Bộ chỉ số DDCI.

7.2. Về phát triển doanh nghiệp

Dự kiến cấp giấy chứng nhận đăng ký cho 1.800 doanh nghiệp thành lập mới, với tổng vốn đăng ký 19.495 tỷ đồng, tăng 12%; đăng ký tăng vốn cho 310 doanh nghiệp, với số vốn tăng thêm 7.900 tỷ đồng, tăng 49,5%; cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động cho 190 chi nhánh, văn phòng đại diện; đăng ký giải thể 125 doanh nghiệp; đăng ký tạm ngưng hoạt động cho 350 doanh nghiệp. Số doanh nghiệp tạm ngưng, hoạt động trở lại từ đầu năm đến nay là 384 doanh nghiệp. Tính đến nay, số doanh nghiệp thực tế hoạt động là 11.650 doanh nghiệp, chiếm tỷ lệ 65,54% số doanh nghiệp còn đăng ký (năm 2019 là 72,44%).

Thành lập mới 16 hợp tác xã, đạt 100% kế hoạch; giải thể 01 hợp tác xã. Tính đến cuối năm 2020 trên địa bàn tỉnh có 140 hợp tác xã và 01 Liên hiệp hợp tác xã với 13.000 thành viên và 5.800 lao động.

Đã ban hành và triển khai Kế hoạch thực hiện Quyết định 1362/QĐ-TTg ngày 11/10/2019 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Kế hoạch phát triển bền vững doanh nghiệp khu vực tư nhân đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh. Tiếp tục được thực hiện các giải pháp hỗ trợ phát triển doanh nghiệp như: các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp về vốn, khoa học kỹ thuật, xúc tiến thương mại, lao động, ... được các cơ quan chức năng liên quan triển khai đầy đủ theo quy định của Chính phủ. Tiếp tục triển khai Kế hoạch thực hiện Chương trình hỗ trợ phát triển hợp tác xã giai đoạn 2017 - 2020 và xây dựng Chương trình hỗ trợ phát triển kinh tế tập thể giai đoạn 2021 - 2025.

8. Về phát triển khoa học và công nghệ

Đã hỗ trợ kinh phí 503 triệu đồng cho 17 doanh nghiệp theo Chương trình khoa học và công nghệ hỗ trợ doanh nghiệp. Sàn giao dịch công nghệ trực tuyến của tỉnh tiếp tục hỗ trợ tích cực nhu cầu kết nối, đã duyệt thành công 37 gian hàng và 239 sản phẩm chào mua/bán trên sàn.

HĐND tỉnh đã ban hành nghị quyết quy định nội dung, mức chi từ ngân sách Nhà nước để thực hiện hỗ trợ hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đến năm 2025. Đã thành lập Trung tâm Đổi mới sáng tạo và khởi nghiệp tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu; đồng thời triển khai các giải pháp đẩy mạnh khởi nghiệp đổi mới sáng tạo tỉnh.

9. Về phát triển các lĩnh vực văn hóa, xã hội, cải thiện đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân

9.1. Về chăm sóc, bảo vệ sức khỏe nhân dân

Đã chủ động phòng chống dịch bệnh, giám sát dịch tễ và xử lý dịch sớm, ngăn chặn kịp thời việc lây lan trên diện rộng và giảm hậu quả của dịch bệnh; đặc biệt đã triển khai tích cực các hoạt động phòng, chống dịch bệnh Covid-19, đến nay trên địa bàn tỉnh không ghi nhận trường hợp nào bị nhiễm bệnh trong cộng đồng. Duy trì tỷ lệ tiêm chủng đầy đủ cho trẻ em đạt 98%, tỷ suất tử vong mẹ liên quan đến thai sản và tỷ suất tử vong trẻ em ở mức thấp. Duy trì tốt hoạt động khám chữa bệnh cho nhân dân trong điều kiện phòng chống và kiểm soát tốt dịch bệnh.

- Chất lượng bệnh viện công ngành y tế tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu được nâng lên, Bệnh viện Bà Rịa duy trì các hoạt động theo tiêu chí cơ sở y tế “Văn minh, thân thiện, hiện đại”. Nhân viên các cơ sở y tế được tham gia chương trình đào tạo liên tục về nội dung tập huấn nâng cao kỹ năng giao tiếp; xây dựng phong cách, thái độ phục vụ văn minh, thân thiện, không có tiêu cực với khẩu hiệu “Bệnh nhân đến đón tiếp niềm nở, bệnh nhân ở chăm sóc tận tình, bệnh nhân về dặn dò chu đáo”.

Dự kiến đến cuối năm 2020, tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng giảm còn 6,0%. Số giường bệnh/vạn dân 20,6 giường; số bác sĩ/vạn dân 8,7 bác sĩ.

9.2. Về giáo dục và đào tạo

Trong thời gian thực hiện các biện pháp phòng chống dịch bệnh Covid-19, Tỉnh đã chỉ đạo ngành giáo dục thực hiện các giải pháp tổ chức dạy trực tuyến, rà soát giảm tải chương trình, bảo đảm hoàn thành nội dung chương trình học kỳ II, năm học 2019 - 2020 theo đúng kế hoạch điều chỉnh của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Đã thực hiện nhiều giải pháp để nâng cao toàn diện chất lượng giáo dục đào tạo trên địa bàn tỉnh; đổi mới hoạt động nâng cao số lượng và chất lượng giáo dục mầm non theo quan điểm giáo dục lấy học sinh làm trung tâm; 100% cơ sở giáo dục mầm non không có nạn bạo hành, không có vấn đề ngộ độc thực phẩm xảy ra, đảm bảo an toàn tuyệt đối về thể chất và tinh thần cho trẻ.

Triển khai xây dựng mô hình thí điểm trường THPT tự chủ chất lượng cao đối với 03 Trường THPT và dịch vụ thực hiện tự chủ cho 07 Trường THPT. Đã thống kê năng lực giáo viên tiếng Anh, số giáo viên thiếu của mỗi cấp học và xây dựng Kế hoạch cụ thể để triển khai thực hiện Nghị quyết số 123/NQ-HĐND ngày 13/12/2019 của HĐND tỉnh về việc nâng cao năng lực sử dụng tiếng anh cho học sinh phổ thông từ lớp 3 đến lớp 12 từ năm học 2019 - 2020 đến năm học 2024 - 2025 trên địa bàn tỉnh.

Dự kiến đến cuối năm 2020, tỷ lệ huy động số cháu đi mẫu giáo trong độ tuổi 92,5%; tỷ lệ huy động số cháu đi nhà trẻ trong độ tuổi 30%.

9.3. Về phát triển văn hóa - thể thao

Do ảnh hưởng của dịch Covid-19 nên nhiều hoạt động văn hóa, thể thao đã phải hủy bỏ hoặc tổ chức hạn chế hơn về quy mô, số lượng. Song các hoạt động tuyên truyền, văn hóa và thể thao cơ bản vẫn được triển khai theo kế hoạch, tập trung vào các dịp kỷ niệm; các ngày lễ, tết; đồng thời bổ sung nhiệm vụ tập trung đẩy mạnh công tác tuyên truyền phòng, chống dịch Covid-19. Đã ban hành Kế hoạch hoạt động công tác gia đình và phòng, chống bạo lực gia đình tỉnh năm 2020.

Thực hiện lập hồ sơ công nhận di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia đối với Lễ Giỗ Bà Phi Yến. Thực hiện quy hoạch khoanh vùng bảo vệ di tích trên địa bàn tỉnh; Hoàn chỉnh Đề án phát triển văn hóa đọc tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đến năm 2025, định hướng đến năm 2030.

9.4. Về An sinh xã hội

Giải quyết việc làm và tạo đủ việc làm cho 34.000 lượt lao động, đạt 100%. Công tác tuyên truyền phổ biến chính sách pháp luật lao động cho người lao động trong các doanh nghiệp được quan tâm. Hoạt động kiểm tra, giám sát các doanh nghiệp trong việc thực hiện chính sách với người lao động, bảo đảm an toàn lao động và đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động được tăng cường. Các cơ sở giáo dục nghề nghiệp tuyển mới 30.000 người học nghề, đạt 100% kế hoạch.

Công tác chăm sóc nâng cao đời sống đối tượng chính sách được thực hiện chu đáo với các chính sách cụ thể: giải quyết chế độ đối với người có công với cách mạng; trợ cấp tết; giảm tiền mua nhà thuộc sở hữu nhà nước, cấp thẻ BHYT; tổ chức điều dưỡng tập trung, thăm hỏi và tặng quà... Các chính sách cho đồng bào dân tộc tiếp tục được triển khai tích cực.

Thực hiện đầy đủ, đúng pháp luật chính sách trợ cấp thất nghiệp cho người lao động; công tác bảo trợ xã hội được quan tâm[4]. Chương trình giảm nghèo bền vững được triển khai với nhiều giải pháp đồng bộ như: Cho vay vốn, cấp thẻ bảo hiểm y tế[5]... Dự kiến đến cuối năm 2020, tỷ lệ hộ nghèo theo chuẩn tiếp cận đa chiều của Quốc gia giảm còn 0,1%.

Công tác chăm sóc, bảo vệ trẻ em được chú trọng; đã giảm tỷ lệ trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt xuống dưới 1,2% tổng số trẻ em.; 100% trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt được bảo vệ, chăm sóc dưới các hình thức; giảm tỷ lệ gia tăng số trẻ em bị xâm hại so với cùng kỳ năm 2019; 100% trẻ em bị xâm hại khi phát hiện được hỗ trợ, quản lý ca kịp thời; Đảm bảo trẻ em có nguy cơ rơi vào hoàn cảnh đặc biệt được quản lý và có các biện pháp can thiệp, trợ giúp kịp thời.

10. Về quản lý và bảo vệ tài nguyên và môi trường

Dự kiến đến cuối năm 2020, các chỉ tiêu môi trường thực hiện đạt kế hoạch đề ra. Cụ thể: tỷ lệ khu công nghiệp, cụm công nghiệp xử lý nước thải đạt quy chuẩn chuẩn Quốc gia đạt 100%; tỷ lệ cơ sở sản xuất xây dựng mới áp dụng công nghệ tiên tiến hoặc trang bị các thiết bị giảm thiểu ô nhiễm, xử lý chất thải đạt tiêu chuẩn môi trường đạt 100%; tỷ lệ chất thải nguy hại được thu gom và xử lý đạt tiêu chuẩn quốc gia đạt 95%.

Đã đầu tư hoàn chỉnh, đưa vào vận hành Trung tâm điều hành quan trắc để tiếp nhận dữ liệu quan trắc tự động nước thải, khí thải. Đến nay, Trung tâm điều hành đã tiếp nhận dữ liệu quan trắc tự động của 24 cơ sở, 09 trạm quan trắc nước mặt tự động[6] và 03 Trạm quan trắc không khí xung quanh[7].

Đã ban hành và triển khai các văn bản điều hành công tác quản lý, bảo vệ môi trường gồm: Kế hoạch triển khai công tác bảo vệ môi trường năm 2020; Danh mục các khu vực phải thiết lập hành lang bảo vệ bờ biển tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu; Tiêu chí lựa chọn đối tác thực hiện xử lý ô nhiễm chất thải rắn tồn đọng bằng giải pháp công nghệ đốt tại chỗ, áp dụng cho khu vực Bãi Nhát, huyện Côn Đảo...

Đã tổ chức 07 cuộc thanh, kiểm tra theo kế hoạch đối với 56 cơ sở về việc thực hiện thủ tục, hồ sơ môi trường, báo cáo định kỳ; thanh kiểm tra việc thu gom, xử lý đối với nước thải, khí thải, chất thải rắn và chất thải nguy hại, việc nộp phí bảo vệ môi trường đối với nước thải và chất thải rắn theo quy định. Qua kết quả thanh, kiểm tra đã phát hiện 22 cơ sở vi phạm về xả thải vượt quy chuẩn; giám sát môi trường không đầy đủ theo quy định và thực hiện không đúng các nội dung trong đề án bảo vệ môi trường và đã xử phạt theo quy định.

Công tác quản lý đất đai tiếp tục được tăng cường. Hội đồng nhân dân tỉnh thông qua việc cập nhật, điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất kỳ cuối (2016 - 2020) tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu. Tổng diện tích đã cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lũy tiến đến nay đạt 98,63%; trong đó diện tích đất đã cấp cho các tổ chức sử dụng đạt 99,33% tổng diện tích đất cần cấp giấy; diện tích đất đã cấp cho hộ gia đình, cá nhân sử dụng đạt 98,17% tổng diện tích đất cần cấp giấy. Đã ban hành và triển khai Đề án Tăng cường quản lý đối với đất có nguồn gốc từ các nông, lâm trường quốc doanh trên địa bàn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu; Kế hoạch đấu giá quyền sử dụng đất năm 2020 đối với quỹ đất do Trung tâm phát triển quỹ đất tỉnh quản lý. Tổ chức đấu giá thành 02 khu đất có tổng diện tích 28.519,8m2 với tổng giá trị bán đấu giá 199,2 tỷ đồng.

11. Về cải cách hành chính; phòng, chống tham nhũng, lãng phí và giải quyết khiếu nại, tố cáo

11.1. Về cải cách hành chính

Đầu năm 2020 đã công bố các chỉ số liên quan về đánh giá cải cách hành chính của tỉnh năm 2019 đều tăng hạng so với năm 2018. Cụ thể: PAR INDEX xếp hạng 9/63 tỉnh, thành phố (tăng 03 bậc so với năm 2018); PAPI xếp hạng 10/63 tỉnh, thành phố (tăng 20 bậc so với năm 2018); PCI xếp hạng thứ 16/63 tỉnh, thành phố (tăng 05 bậc so với năm 2018).

Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả tập trung cấp tỉnh hoạt động ổn định, tỷ lệ giải quyết hồ sơ đúng hạn đạt 99,44%. Đối với UBND cấp huyện, cấp xã đã kiện toàn và tiếp tục duy trì bộ phận tiếp nhận và trả kết quả theo cơ chê một cửa, một cửa liên thông theo Quyết định số 09/2015/QĐ-TTg của Chính phủ.

11.2. Về phòng, chống tham nhũng, lãng phí; thanh tra, giải quyết khiếu nại tố cáo

Các cấp ủy đảng, chính quyền, các cơ quan, đơn vị trên địa bàn tỉnh tiếp tục đẩy mạnh công tác quán triệt, tuyên truyền, giáo dục pháp luật về phòng, chống tham nhũng cho đội ngũ cán bộ, công chức trong ngành và các tầng lớp nhân dân. Đã tổ chức Hội nghị quán triệt triển khai Luật Phòng, chống tham nhũng năm 2018 đến toàn thể cán bộ, công chức, viên chức trên địa bàn tỉnh. Sơ kết 05 năm thực hiện Chỉ thị số 50-CT/TW ngày 07/12/2015 của Bộ Chính trị về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phát hiện, xử lý vụ việc, vụ án tham nhũng.

Các đơn vị thanh tra trong tỉnh đã triển khai thực hiện 50 cuộc thanh tra hành chính, gồm có: 26 cuộc theo kế hoạch; 24 cuộc đột xuất; đã có kết luận thanh tra 15 cuộc, qua đó giúp các đơn vị, cá nhân được thanh tra khắc phục những mặt hạn chế trong quản lý và việc tuân thủ các chủ trương chính sách của nhà nước, đã kiến nghị thu hồi được 20,9 tỷ đồng[8].

Các khiếu nại, tố cáo của nhân dân được quan tâm giải quyết tính đến tháng 7/2020 tỷ lệ các vụ khiếu nại đã giải quyết đạt 68,6% và tỷ lệ các vụ tố cáo đã giải quyết đạt 60,4%.

12. Về quốc phòng - an ninh, trật tự an toàn xã hội

Các lực lượng vũ trang duy trì nghiêm chế độ trực sẵn sàng chiến đấu, nắm chắc tình hình trên không, ven biển - đảo và nội địa. Tình hình an ninh chính trị được giữ vững; bảo vệ tuyệt đối an toàn các địa bàn, mục tiêu quan trọng về kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh quốc phòng, các đoàn lãnh đạo Đảng, nhà nước và quốc tế đến thăm, làm việc tại tỉnh. Đã hoàn thành 100% chỉ tiêu tuyển và giao quân năm 2020.

Tình hình trật tự an toàn xã hội được bảo đảm. Các ngành, các cấp đã tăng cường các giải pháp đấu tranh phòng chống tội phạm, ma túy và kiềm chế tai nạn giao thông.

13. Về công tác đối ngoại

Đã tiếp đón 14 đoàn khách nước ngoài đến thăm và làm việc tại tỉnh. Ban hành kế hoạch ký kết thỏa thuận hợp tác với 02 địa phương nước ngoài; tuy nhiên do tình hình dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp, các đối tác không thể đến thăm và làm việc tại tỉnh, nên đã không tiến hành ký kết theo Kế hoạch.

III. MỘT SỐ TỒN TẠI, HẠN CHẾ VÀ NGUYÊN NHÂN

Dịch bệnh Covid-19 tuy không xảy ra trực tiếp trên địa bàn tỉnh, nhưng đã gây những tác động lớn đến tình hình kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh. Thực hiện các chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ về phòng, chống dịch Covid-19, tỉnh đã triển khai quyết liệt các biện pháp cần thiết, thực hiện giãn cách xã hội,... kết quả phòng chống dịch bệnh đã đạt kết quả tích cực; trên địa bàn tỉnh không xảy ra các trường hợp lây nhiễm bệnh trong cộng đồng. Tuy nhiên, do ảnh hưởng của dịch bệnh và thực hiện các biện pháp phòng chống dịch, các ngành kinh tế của tỉnh chịu nhiều ảnh hưởng, tốc độ tăng trưởng chậm lại đáng kể, những ngành bị ảnh hưởng nhiều nhất là du lịch, xuất khẩu nông sản, thủy sản, dịch vụ vận tải, cảng biển và một số nhóm ngành công nghiệp may mặc, giầy da... Hầu hết hoạt động các lĩnh vực văn hóa - xã hội cũng chịu nhiều tác động, phải điều chỉnh kế hoạch để ứng phó với dịch bệnh; đời sống sinh hoạt của nhân dân ít nhiều bị xáo trộn.

(1) Hầu hết các chỉ tiêu phát triển kinh tế đều tăng trưởng thấp hơn so với kế hoạch đề ra, đặc biệt khu vực dịch vụ giảm mạnh so với cùng kỳ, doanh thu vận tải, kho bãi và dịch vụ hỗ trợ vận tải giảm 8,92%, dịch vụ lưu trú giảm 12,72%, chỉ tiêu tăng trưởng GRDP từ dầu khí đạt thấp, dự kiến chỉ tăng 3,3%. Nguyên nhân hạn chế này chủ yếu là do nguyên nhân khách quan từ tác động của dịch Covid 19, dẫn đến các hoạt động sản xuất công nghiệp, nông nghiệp bị ảnh hưởng, thiếu nguyên liệu sản xuất, thu hẹp về thị trường; các hoạt động dịch vụ bị ngưng trệ, nhu cầu dịch vụ giảm.

(2) Các dự án đầu tư công được bố trí kế hoạch khởi công năm 2020 đủ điều kiện khởi công đạt thấp, đến nay mới có 9/42 dự án khởi công (chiếm 21,4%). Nguyên nhân do chưa hoàn thành đầy đủ các thủ tục pháp lý để đủ điều kiện khởi công. Dự kiến từ nay đến hết tháng 9/2020 phải đấu thầu xong 09 dự án, phê duyệt xong 24 dự án đang lập thủ tục và thẩm định thiết kế bản vẽ thi công - tổng dự toán; trong tháng 10/2020 sẽ khởi công được 09 dự án nữa, đồng thời phê duyệt kế hoạch đấu thầu 24 dự án còn lại để khởi công trong năm 2020.

(3) Công tác bảo đảm an ninh trật tự, an toàn xã hội có nhiều chuyển biến tích cực, song tình hình các loại tội phạm, số vụ vi phạm pháp luật về ma túy, vi phạm an toàn giao thông, vi phạm pháp luật về môi trường... vẫn còn xảy ra nhiều.

Phần II

KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI NĂM 2021

Năm 2021 là năm đầu thực hiện nhiệm vụ kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2021 - 2025; trong điều kiện tình hình dịch bệnh Covid-19 vẫn còn đang diễn biến phức tạp, các hoạt động kinh tế - xã hội năm 2021 vẫn còn chịu nhiều tác động. Nhiệm vụ của năm 2021 đặt ra là: Cần đoàn kết, nỗ lực hơn nữa, tập trung triển khai quyết liệt các giải pháp được Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ VII (Dự kiến họp đầu tháng 10/2020) đảm bảo thực hiện đạt kết quả cao nhất các mục tiêu phát triển kinh tế và đảm bảo an sinh xã hội trên địa bàn tỉnh.

1. Mục tiêu, chỉ tiêu chủ yếu

1.1. Mục tiêu

Triển khai đồng bộ các giải pháp thúc đẩy tăng trưởng kinh tế theo hướng nâng cao chất lượng tăng trưởng, khai thác và phát huy hiệu quả các nguồn lực phát triển; tăng trưởng kinh tế phải gắn với bảo vệ môi trường và nâng cao chất lượng cuộc sống người dân. Đẩy mạnh cải cách hành chính, nâng cao hiệu quả hoạt động bộ máy quản lý nhà nước; thực hiện tiết kiệm, chống lãng phí và tăng cường phòng, chống tham nhũng. Bảo đảm vững chắc quốc phòng, an ninh, ổn định chính trị và trật tự an toàn xã hội.

1.2. Các chỉ tiêu chủ yếu

a) Các chỉ tiêu kinh tế

- Tốc độ tăng trưởng GRDP 6,8%.

- Giá trị sản xuất công nghiệp tăng 8,34%.

- Tổng mức bán lẻ hàng hóa tăng 9,29%.

- Kim ngạch xuất khẩu trừ dầu đạt 5.692 triệu USD, tăng 6,95%.

- Giá trị sản xuất nông nghiệp tăng 4,03%; giá trị sản xuất lâm nghiệp tăng 1,03%; giá trị sản xuất ngư nghiệp tăng 4,2%.

- Tổng vốn đầu tư trên địa bàn khoảng 57.980 tỷ đồng, tăng 5,08%.

- Tổng thu ngân sách trên địa bàn 63.216 tỷ đồng, giảm 10,79%; trong đó thu ngân sách nội địa 30.694 tỷ đồng, giảm 8,92%.

- Tổng chi ngân sách địa phương khoảng 21.260 tỷ đồng, giảm 13,2%; trong đó: chi đầu tư phát triển khoảng 10.033 tỷ đồng, giảm 23,86%; chi thường xuyên khoảng 10.241 tỷ đồng, giảm 5,22%.

b) Chỉ tiêu văn hóa - xã hội

- Tỷ lệ huy động số cháu đi mẫu giáo trong độ tuổi 93,5%; tỷ lệ huy động số cháu đi nhà trẻ trong độ tuổi 32%.

- Số giường bệnh/vạn dân 20,3 giường; số bác sĩ/vạn dân 8,9 bác sĩ.

- Tỷ lệ dân số nông thôn được sử dụng nước hợp vệ sinh đạt 99,8%.

c) Các chỉ tiêu môi trường

- Tỷ lệ che phủ rừng đạt 13,8%.

- Tỷ lệ khu công nghiệp đang hoạt động có hệ thống xử lý nước thải tập trung đạt tiêu chuẩn môi trường 100%.

- Tỷ lệ chất thải rắn được thu gom và xử lý đạt tiêu chuẩn quốc gia: Rác thải y tế đạt 100%, rác thải công nghiệp thông thường 100% và rác thải sinh hoạt đô thị đạt 95,2%.

2. Định hướng và giải pháp phát triển các ngành và lĩnh vực

2.1. Về kinh tế

a) Phát triển công nghiệp

Tiếp tục triển khai thực hiện các nhiệm vụ giải pháp phát triển đã xác định trong Chiến lược phát triển công nghiệp tỉnh đến năm 2030, tầm nhìn đến 2045 và Đề án tái cơ cấu ngành công thương phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa và phát triển bền vững đến năm 2030.

Quan tâm, hỗ trợ hoạt động sản xuất kinh doanh, giải quyết kịp thời các vướng mắc khó khăn của doanh nghiệp, đặc biệt là các công ty, tập đoàn lớn có uy tín nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh. Khuyến khích mô hình doanh nghiệp chế xuất trong khu công nghiệp để tạo chân hàng xuất khẩu, gắn kết phát triển các dịch vụ logistics đi kèm.

Đẩy mạnh công tác đầu tư hạ tầng kỹ thuật khu công nghiệp; đồng thời phát triển các hạ tầng mềm như nhà ở công nhân, khu vui chơi giải trí, dịch vụ ngân hàng, dịch vụ bưu chính viễn thông,... đáp ứng nhu cầu tại chỗ của nhà đầu tư.

b) Phát triển các ngành dịch vụ, trọng tâm là dịch vụ cảng và dịch vụ du lịch

Để thúc đẩy dịch vụ cảng biển và dịch vụ logistics phát triển vững chắc, trong năm 2021 tập trung triển khai các nhiệm vụ sau: Xây dựng trung tâm kiểm hóa chuyên ngành; rà soát kiến nghị Trung ương các giải pháp để phát triển cảng trung chuyển quốc Cái Mép - Thị Vải theo quy hoạch được duyệt; lựa chọn nhà đầu tư và triển khai xây dựng Trung tâm logistics Cái Mép hạ. Thực hiện các giải pháp để tăng sản lượng hàng hóa bằng tàu biển thông qua hệ thống cảng. Đôn đốc các dự án cảng thủy nội địa sớm triển khai xây dựng. Tiếp tục đầu tư cải tạo, nâng cấp các tuyến giao thông kết nối hệ thống cảng và khu công nghiệp của tỉnh; phối hợp với Bộ Giao thông vận tải và các địa phương liên quan thúc đẩy hoàn thành sớm các thủ tục để đầu tư các tuyến đường giao thông kết nối liên vùng như: đường cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu, cầu Phước An; đường Vành đai 4; đường sắt Biên Hòa - Vũng Tàu và bổ sung tuyến đường sắt kết nối từ Tây Ninh, Bình Phước qua Bình Dương, Đồng Nai vào tuyến đường sắt Biên Hòa - Vũng Tàu...

Triển khai các nhiệm vụ và giải pháp về phát triển du lịch. Triển khai các giải pháp về khai thác và phát triển thị trường du lịch nội địa, nâng cao sức tiêu dùng trong nước và phát triển thương hiệu Việt. Duy trì thường xuyên các hoạt động giữ gìn, bảo vệ môi trường biển, môi trường đô thị; ứng xử văn minh... tạo sức hấp dẫn và thiện cảm của du khách; chú trọng công tác an ninh, trật tự, bảo đảm an toàn cho du khách. Nâng cao chất lượng và sử dụng hiệu quả nguồn nhân lực du lịch; chú trọng đào tạo nguồn nhân lực có kỹ năng, trình độ chuyên môn cao đáp ứng nhu cầu của thị trường lao động.

Phát triển mạnh thương mại điện tử và sự gắn kết giữa thương mại điện tử với các loại hình hoạt động thương mại truyền thống; trong năm 2021 triển khai thực hiện 03 đề án: Điều tra khảo sát, thống kê về tình hình ứng dụng thương mại điện tử trên địa bàn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu; Đào tạo, bồi dưỡng kỹ năng về thương mại điện tử cho cán bộ quản lý nhà nước trên địa bàn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu; Hỗ trợ doanh nghiệp tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu ứng dụng thương mại điện tử nhằm phát triển sản xuất, kinh doanh. Tăng cường quản lý, kiểm tra, phòng, chống gian lận thương mại. Thực hiện các chương trình bình ổn thị trường, đảm bảo cung cầu hàng hóa; triển khai Chương trình phát triển thương mại miền núi, vùng sâu, vùng xa và hải đảo năm 2021.

Tăng cường công tác hỗ trợ doanh nghiệp tham gia chương trình xúc tiến thương mại nội địa và xúc tiến xuất khẩu ngoài nước nhằm giúp doanh nghiệp tìm kiếm, mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm, đẩy mạnh xuất khẩu hàng hóa, nhất là mặt hàng nông lâm thủy sản khi dịch bệnh Covid-19 được khống chế. Tiếp tục triển khai Đề án hỗ trợ doanh nghiệp thực hiện hiệp định CPTPP và các Hiệp định thương mại tự do khác.

c) Phát triển các ngành nông - lâm - ngư nghiệp, tạo bước chuyển dịch mạnh mẽ phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao

Tiếp tục thực hiện tái cơ cấu ngành nông nghiệp tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu; nâng cao năng suất, chất lượng hiệu quả sản xuất nông nghiệp. Đẩy mạnh các hoạt động xúc tiến đầu tư các dự án sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao.

Thực hiện cơ cấu lại cây trồng theo hướng phát triển sản xuất quy mô lớn, tập trung gắn với bảo quản, chế biến và tiêu thụ theo chuỗi giá trị trên cơ sở phát huy lợi thế của địa phương và phù hợp với nhu cầu thị trường và diễn biến của thời tiết, khí hậu. Tạo quỹ đất để kêu gọi, phát triển doanh nghiệp đầu tư phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao với tổng diện tích 4.000 ha tại Châu Đức, Xuyên Mộc, Đất Đỏ và thị xã Phú Mỹ. Tăng chất lượng sản phẩm nông nghiệp sạch được chứng nhận an toàn, chứng nhận VietGAP và GAP khác, sản phẩm nông nghiệp hữu cơ.

Đẩy mạnh cơ cấu lại ngành chăn nuôi; chuyển dịch cơ cấu đàn vật nuôi theo hướng tăng tỷ trọng gia cầm và gia súc lớn, tạo sản phẩm an toàn. Thực hiện di dời, chấm dứt hoạt động chăn nuôi tại các trang trại chăn nuôi gây ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng đến các khu dân cư. Sắp xếp các cơ sở giết mổ gia súc gia cầm đối với từng địa phương. Tăng cường quản lý thức ăn chăn nuôi; quản lý giống vật nuôi và kiểm soát việc sử dụng chất phụ gia, chất cấm trong chăn nuôi

Xây dựng và triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu Phát triển lâm nghiệp bền vững giai đoạn 2021 - 2025, Phương án quản lý rừng bền vững. Quản lý, sử dụng bền vững, hiệu quả tài nguyên rừng và quỹ đất lâm nghiệp đã được quy hoạch; bảo tồn đa dạng sinh học, bảo vệ cảnh quan, môi trường sinh thái. Sử dụng hiệu quả Quỹ bảo vệ và phát triển rừng tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu. Tăng cường công tác quản lý, bảo vệ rừng và phòng cháy, chữa cháy rừng. Lập và triển khai thực hiện Đề án Du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí trong Khu bảo tồn thiên nhiên Bình Châu - Phước Bửu, rừng phòng hộ.

Sắp xếp, ổn định nuôi trồng thủy sản lồng bè; phát triển các vùng nuôi thủy sản thâm canh ứng dụng công nghệ cao, nuôi tiết kiệm nước, nuôi an toàn sinh học, bảo vệ môi trường sinh thái; phát triển mô hình nuôi thủy sản mới theo hướng sản xuất nông nghiệp hữu cơ, nâng cao chuỗi giá trị sản xuất thủy sản. Xây dựng chính sách đầu tư bảo đảm cơ sở hạ tầng: điện, đường, thủy lợi... cho các vùng nuôi trồng thủy sản tập trung nằm trong khu quy hoạch của tỉnh; triển khai đầu tư hạ tầng kỹ thuật Trung tâm giống thủy sản tập trung tại thị trấn Phước Hải, huyện Đất Đỏ để di dời các cơ sở sản xuất giống thủy sản trên địa bàn tỉnh vào khu quy hoạch.

Chuyển đổi cơ cấu khai thác hải sản, tập trung khai thác các đối tượng có giá trị kinh tế, có khả năng xuất khẩu. Thực hiện các quy định của Luật Thủy sản, tiếp tục các giải pháp cấp bách khắc phục cảnh báo “Thẻ vàng” của Ủy ban Châu Âu về chống đánh bắt bất hợp pháp, không khai báo và không theo quy định. Hoàn tất việc lắp đặt thiết bị giám sát hành trình, quản lý chặt chẽ tàu cá hoạt động trên biển. Tiếp tục thực hiện chính sách hỗ trợ ngư dân đánh bắt xa bờ; hỗ trợ thành lập các tổ đội đoàn kết khai thác trên biển, phấn đấu 70 - 80% tàu cá khai thác xa bờ hoạt động theo tổ đoàn kết khai thác hải sản trên biển. Tổ chức sắp xếp lại tàu thuyền khai thác vùng ven bờ, vùng lộng và vùng khơi theo hướng giảm dần tàu khai thác ven bờ, khai thác kém hiệu quả, gây xâm hại đến nguồn lợi thủy sản và môi trường thủy sinh; thực hiện Đề án hỗ trợ chuyển đổi nghề cho tàu cá hoạt động ven bờ và các nghề hủy diệt nguồn lợi thủy sản trên địa bàn tỉnh. Thực hiện Dự án điều tra, đánh giá trữ lượng nguồn lợi thủy sản vùng ven bờ và vùng lộng thuộc phạm vi quản lý của tỉnh. Huy động các tổ chức xã hội, thực hiện công tác tái tạo và phát triển nguồn lợi thủy sản, thả bổ sung giống một số loài hải sản có giá trị kinh tế, thành phần loài đang có dấu hiệu suy giảm, loài nguy cấp, quý hiếm ở các vùng nước ven bờ trên địa bàn tỉnh.

Chủ động phòng chống lụt bão và giảm nhẹ thiên tai, phối hợp đồng bộ các lực lượng để theo dõi sát diễn biến và triển khai kịp thời công tác phòng chống lụt bão, tìm kiếm cứu nạn khi có thiên tai xảy ra.

Tiếp tục thực hiện Chương trình xây dựng nông thôn mới, phấn đấu năm 2020 có thêm 03 xã đạt chuẩn nông thôn mới; nâng tổng số xã đạt chuẩn đến cuối năm 2021 là 42/45 xã, đạt 93,3%; thị xã Phú Mỹ được công nhận hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới.

d) Phát triển doanh nghiệp

Tiếp tục triển khai thực hiện các nhiệm vụ và giải pháp về hỗ trợ và phát triển doanh nghiệp; tổ chức đào tạo, bồi dưỡng nâng cao kiến thức, kỹ năng cho đội ngũ doanh nhân.

Cải cách thủ tục hành chính trong lĩnh vực đăng ký doanh nghiệp, tăng cường công tác tư vấn, hướng dẫn, hỗ trợ các tổ chức, cá nhân thực hiện đăng ký doanh nghiệp qua mạng thông tin điện tử, nâng cao chất lượng hướng dẫn và xử lý hồ sơ đăng ký doanh nghiệp.

Triển khai Kế hoạch thoái vốn các doanh nghiệp có vốn nhà nước thuộc tỉnh quản lý theo kế hoạch được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Kiểm tra, giám sát các Công ty TNHH một thành viên 100% vốn nhà nước và các Công ty cổ phần có phần vốn góp của nhà nước thuộc tỉnh quản lý. Chuyển giao quyền đại diện chủ sở hữu phần vốn nhà nước đầu tư tại doanh nghiệp về Tổng công ty Đầu tư và kinh doanh vốn nhà nước của các doanh nghiệp đủ điều kiện chuyển giao.

Tiếp tục triển khai Kế hoạch thực hiện Quyết định 1362/QĐ-TTg ngày 11/10/2019 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Kế hoạch phát triển bền vững doanh nghiệp khu vực tư nhân đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh. Triển khai Kế hoạch phát triển kinh tế tập thể giai đoạn 2021 - 2025; huy động các lực lượng xã hội, các tổ chức đoàn thể tham gia hỗ trợ thúc đẩy phát triển kinh tế tập thể.

đ) Đầu tư phát triển

Tiếp tục thực hiện các giải pháp về nâng cao hiệu quả thu hút và quản lý đầu tư của doanh nghiệp. Thu hút đầu tư theo tiêu chí lựa chọn nhà đầu tư và danh mục dự án ưu tiên thu hút đầu tư; danh mục dự án thu hút đầu tư có điều kiện và tạm dừng thu hút đầu tư trên địa bàn tỉnh; danh mục kêu gọi đầu tư thuộc lĩnh vực khuyến khích xã hội hóa.

Phát huy các hoạt động của Japan Desk tại Bà Rịa - Vũng Tàu và chuyên gia xúc tiến Hàn Quốc về xúc tiến đầu tư nhằm nâng cao năng lực xúc tiến đầu tư và tăng cường kênh thông tin giữa nhà đầu tư và các cơ quan quản lý nhà nước. Đẩy mạnh các hoạt động hội nhập kinh tế quốc tế của tỉnh nhằm góp phần nâng cao năng lực hội nhập kinh tế quốc tế của tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu.

Triển khai thực hiện các nhóm giải pháp cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh cấp quốc gia theo Nghị quyết của Chính phủ và Chương trình hành động về cải thiện môi trường kinh doanh, đầu tư và nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh cấp Tỉnh (PCI): định kỳ tổ chức hội nghị lãnh đạo tỉnh đối thoại với doanh nghiệp và nhà đầu tư để nắm bắt các khó khăn, vướng mắc và nguyện vọng để có giải pháp phù hợp đối với từng dự án; thực hiện quy trình rút ngắn thời gian quyết định chủ trương đầu tư; quy trình đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư có sử dụng đất; duy trì hoạt động Tổ hỗ trợ các dự án đầu tư nhằm tăng cường công tác phối hợp giữa các Sở ngành liên quan và UBND các huyện, thành phố để giải quyết các khó khăn của nhà đầu tư, nhất là các khó khăn trong công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng; tăng cường công tác hậu kiểm để kịp thời đôn đốc, xử lý đối với những dự án chậm triển khai.

2.2. Về văn hóa - xã hội

a) Y tế, dân số và bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm

Bảo đảm các điều kiện về nguồn nhân lực, cơ sở vật chất và trang thiết bị phục vụ cho công tác khám chữa bệnh cho nhân dân. Đầu tư nâng cao năng lực của y tế cơ sở, triển khai mô hình trạm y tế xã theo nguyên lý y học gia đình, quản lý sức khỏe đến từng người dân. Thực hiện phân loại để quản lý, theo dõi, điều trị các bệnh không lây nhiễm, bệnh mạn tính tại trạm y tế xã. Đào tạo, chuyển giao kỹ thuật, luân phiên bác sỹ từ trung tâm y tế về trạm y tế xã và ngược lại để nâng cao trình độ chuyên môn cho viên chức y tế xã. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý và hoạt động của trạm y tế xã, khám chữa bệnh từ xa.

Phát triển và nâng cao chất lượng đội ngũ nhân viên y tế theo Đề án Phát triển nhân lực ngành y tế tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu giai đoạn 2020 - 2025, tầm nhìn đến 2030. Tiếp tục xây dựng phương án quản lý, vận hành Bệnh viện mới thành phố Vũng Tàu. Nghiên cứu, đề xuất phương án sử dụng Bệnh viện Lê Lợi.

Tăng cường công tác phòng chống dịch bệnh; chủ động giám sát dịch, phát hiện sớm và chủ động dập dịch kịp thời không để dịch lớn xảy ra, giảm tỷ lệ mắc và tử vong do các bệnh truyền nhiễm. Củng cố, nâng cao năng lực hệ thống y tế dự phòng và tăng cường năng lực giám sát bệnh không lây nhiễm.

Tăng cường kiểm tra, giám sát về vệ sinh thực phẩm và an toàn thực phẩm nhằm đảm bảo sức khỏe cộng đồng, hạn chế không để xảy ra các vụ ngộ độc thực phẩm nghiêm trọng; đẩy mạnh thông tin truyền thông dưới nhiều hình thức để nâng cao nhận thức của các đối tượng tham gia sản xuất, kinh doanh, tiêu dùng thực phẩm; giám sát ô nhiễm thực phẩm, giám sát mối nguy an toàn thực phẩm, lấy mẫu xét nghiệm các chỉ tiêu đánh giá ô nhiễm về vi sinh, hóa học để cảnh báo sớm tới cộng đồng.

b) Giáo dục - đào tạo

Củng cố, nâng cao chất lượng phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi và phổ cập giáo dục tiểu học mức độ 3. Phát triển mạng lưới trường học các cấp đảm bảo nhu cầu dạy và học. Tất cả học sinh từ lớp 3 đến lớp 12 được học Tiếng Anh theo Đề án 2020 của Chính phủ và tăng cường thêm 2 tiết tiếng Anh/tuần theo Nghị quyết 123/2019/NQ-HĐND ngày 13/12/2019 của HĐND tỉnh. Chú trọng công tác phân luồng học sinh sau THCS. Thường xuyên bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ để từng bước nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và lãnh đạo cơ sở giáo dục, đào tạo; đẩy mạnh giao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm đối với các cơ sở giáo dục, đào tạo. Tăng cường cơ sở vật chất đảm bảo chất lượng các hoạt động giáo dục và đào tạo; thực hiện công tác xã hội hóa giáo dục - đào tạo nhằm tăng cường cơ sở vật chất đảm bảo chất lượng các hoạt động giáo dục và đào tạo.

Tăng cường công tác giáo dục hướng nghiệp; nâng cao chất lượng đào tạo của các trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên, triển khai giáo dục bắt buộc 9 năm sau năm 2020.

Rà soát, sắp xếp lại mạng lưới các cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập trên địa bàn tỉnh. Khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư thành lập cơ sở giáo dục nghề nghiệp; liên doanh, liên kết trong thực tập của sinh viên, học sinh, trong tuyển dụng và đào tạo cho lao động đang làm việc tại doanh nghiệp. Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ quản lý và đội ngũ nhà giáo tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp. Tiếp tục triển khai thực hiện các chương trình, đề án dạy nghề cho lao động nông thôn.

c) Khoa học công nghệ

Nâng cao hiệu quả quản lý công nghệ; tăng cường các hoạt động tiếp cận cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, tập trung vào các lĩnh vực theo định hướng phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Hoàn thành việc đánh giá trình độ, năng lực công nghệ của các ngành sản xuất và các dự án đầu tư trên địa bàn tỉnh. Khuyến khích, hỗ trợ các doanh nghiệp đầu tư đổi mới công nghệ theo hướng sử dụng công nghệ cao, tiên tiến; vận hành có hiệu quả sàn giao dịch công nghệ trực tuyến.

Xây dựng chương trình khoa học công nghệ hỗ trợ doanh nghiệp giai đoạn 2021-2025; tiếp tục phát triển hoàn thiện Hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo tại tỉnh. Triển khai có hiệu quả Đề án hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa khởi nghiệp sáng tạo tỉnh giai đoạn 2019-2025. Thành lập và đưa vào hoạt động Trung tâm hỗ trợ đổi mới sáng tạo và khởi nghiệp tại Trường Cao đẳng Kỹ thuật công nghệ tỉnh.

Triển khai các nội dung Chương trình hợp tác quốc tế về khoa học công nghệ; thường xuyên tổ chức các hoạt động nhằm kết nối các nhà khoa học, chuyên gia công nghệ với doanh nghiệp. Xây dựng và triển khai Đề án thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao của tỉnh, trong đó có nhân lực khoa học và công nghệ; có cơ chế, giải pháp nhằm thu hút, phát huy hiệu quả nguồn lực xã hội đầu tư cho khoa học và công nghệ, nhất là nguồn lực đầu tư của doanh nghiệp vào lĩnh vực công nghệ cao.

Tăng cường đầu tư nâng cao tiềm lực khoa học và công nghệ của tỉnh; đầu tư dự án Khu khoa học và công nghệ biển của tỉnh.

d) Văn hóa - thể thao

Tiếp tục thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp về về xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam, tăng cường sự lãnh đạo của Đảng và tạo bước phát triển mạnh mẽ về thể dục thể thao.

Đẩy mạnh phong trào toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa; phát triển phong trào văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao quần chúng ở cơ sở. Chú trọng nâng cao chất lượng hoạt động của các Trung tâm Văn hóa, Thể thao - Học tập cộng đồng tại các xã, phường, thị trấn. Vận động cá nhân, tổ chức và các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp tham gia xã hội hóa các thiết chế văn hóa cơ sở nhằm nâng cao chất lượng hoạt động phong trào ở cơ sở, nhất là vùng nông thôn.

Tổ chức các giải thi đấu thể dục, thể thao quần chúng và thể thao thành tích cao để khích lệ, động viên phong trào rèn luyện thể dục thể thao, nâng cao sức khỏe nhân dân.

đ) Về thông tin truyền thông

Xây dựng, phát triển Chính quyền điện tử bảo đảm gắn kết chặt chẽ giữa ứng dụng công nghệ thông tin với cải cách hành chính, đổi mới lề lối, phương thức làm việc phục vụ người dân và doanh nghiệp, thực hiện chuyển đổi số quốc gia hướng tới Chính quyền số, nền kinh tế số và xã hội số. Duy trì, cập nhật Kiến trúc Chính quyền điện tử cấp tỉnh phù hợp Khung Kiến trúc Chính phủ điện tử phiên bản 2.0.

Xây dựng Trung tâm tích hợp dữ liệu của tỉnh, hướng đến việc xây dựng Trung tâm giám sát, điều hành đô thị thông minh. Tăng cường việc đào tạo, bồi dưỡng nhân lực công nghệ thông tin và an toàn, an ninh thông tin. Tăng cường đào tạo, bồi dưỡng và thực hiện các chính sách thu hút nguồn nhân lực công nghệ thông tin về làm việc tại tỉnh.

Tiếp tục thực hiện Đề án truyền thông tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu giai đoạn 2019 - 2025. Tăng cường công tác thông tin cơ sở, tuyên truyền, phổ biến chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước. Cung cấp thông tin cần thiết, kịp thời, góp phần nâng cao nhận thức, hành động của cán bộ, đảng viên và nhân dân trong phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo an ninh chính trị.

e) An sinh xã hội

Tiếp tục vận hành hiệu quả sàn giao dịch việc làm trên cơ sở kết nối giữa doanh nghiệp và người lao động để đảm bảo giữa cung và cầu lao động; tăng cường kiểm tra, giám sát việc thực hiện chính sách lao động, an toàn lao động và đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động.

Xây dựng và triển khai thực hiện Nghị quyết chuẩn nghèo và đề án giảm nghèo giai đoạn 2021 - 2025; Kế hoạch hành động thực hiện mục tiêu Chiến lược quốc gia về bình đẳng giới giai đoạn 2021 - 2025. Thực hiện tốt các chính sách đối với các đối tượng bảo trợ xã hội tại cộng đồng và tại các cơ sở nuôi dưỡng tập trung; các ưu đãi với người có công, với các gia đình chính sách; các chính sách đối với đồng bào dân tộc thiểu số. Chú trọng công tác chăm sóc, giáo dục và bảo vệ quyền lợi của trẻ em; tăng cường tuyên truyền, nâng cao nhận thức của nhân dân về bình đẳng giới, phòng chống bạo lực gia đình, chống xâm hại trẻ em.

2.3. Công tác quy hoạch, quản lý đô thị, đất đai, tài nguyên và môi trường

Tổ chức lập quy hoạch tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến 2050. Rà soát, điều chỉnh các đồ án quy hoạch xây dựng, quy hoạch đô thị, nhất là các quy hoạch thuộc các dự án bị thu hồi. Tăng cường công khai, minh bạch quy hoạch đô thị, quy hoạch xây dựng để người dân, doanh nghiệp, nhà đầu tư biết và triển khai theo đúng quy định.

Tăng cường công tác giám sát, kiểm tra việc quản lý, sử dụng đất, chứ trọng quản lý đất đai có nguồn gốc từ nông, lâm trường quốc doanh. Rà soát, điều chỉnh bổ sung các quy định về trình tự thủ tục bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu.

Tổ chức đấu giá quyền khai thác khoáng sản theo kế hoạch được duyệt; kiểm tra, xử lý vi phạm trong hoạt động khai thác khoáng sản.

Tiếp tục đẩy mạnh công tác quản lý, bảo vệ môi trường; thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp về bảo đảm an ninh, an toàn nguồn nước sạch trên địa bàn tỉnh. Thực hiện Kế hoạch chuyển đổi chôn lấp chất thải rắn sinh hoạt sang sử dụng công nghệ tiên tiến; thực hiện xử lý chất thải rắn tồn động tại khu vực Bãi Nhát và đầu tư nhà máy đốt tại khu vực Bến Đầm, huyện Côn Đảo. Triển khai các nhiệm vụ, vụ, giải pháp xử lý các điểm đen về môi trường trên địa bàn tỉnh.

Tăng cường công tác quản lý quan trắc tự động nước thải, khí thải nhằm chủ động trong việc giám sát, kiểm soát ô nhiễm; tiếp tục thực hiện công khai thông tin chất lượng môi trường không khí xung quanh ở các đô thị. Thực hiện thanh, kiểm tra và truyền thông nâng cao nhận thức cộng đồng về bảo vệ môi trường. Tăng cường công tác quản lý về bảo tồn, đa dạng sinh học.

2.4. Về cải cách hành chính

Tiếp tục thực hiện đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn hoạt động hiệu lực, hiệu quả. Hoàn thành việc thực hiện tinh giản biên chế đối với các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp theo Nghị quyết số 39-NQ/TW của Bộ Chính trị giai đoạn 2015 - 2021. Tổ chức thi tuyển lãnh đạo tại một số cơ quan, đơn vị nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ CBCCVC.

Rà soát, đưa một số thủ tục hành chính của cơ quan Trung ương đóng trên địa bàn tỉnh vào thực hiện tại bộ phận một cửa. Tổ chức các lớp bồi dưỡng kiến thức chuyên môn nghiệp vụ theo Đề án tăng cường năng lực đội ngũ công chức chuyên trách cải cách hành chính. Triển khai có hiệu quả việc tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị của cá nhân, tổ chức về quy định hành chính để kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc của cá nhân, tổ chức.

2.5. Công tác chống tham nhũng, lãng phí; thanh tra và giải quyết khiếu nại tố cáo

Thực hiện đồng bộ các giải pháp về phòng, chống tham nhũng, lãng phí, trong đó tập trung công tác tuyên truyền, phòng ngừa và chống tham nhũng; cung cấp thông tin, công khai kết quả công tác phòng, chống tham nhũng; tiếp tục thực hiện có hiệu quả Chiến lược quốc gia về phòng, chống tham nhũng. Tăng cường phát hiện tham nhũng qua hoạt động thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo; tập trung vào các lĩnh vực có nguy cơ tham nhũng cao; chú trọng xử lý người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị thiếu trách nhiệm để xảy ra tham nhũng.

Tiếp tục nâng cao chất lượng hiệu quả các cuộc thanh tra kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh tỉnh. Tăng cường công tác đào tạo, bồi dưỡng cho đội ngũ cán bộ, công chức làm công tác thanh tra. Theo dõi, đôn đốc thực hiện sau thanh tra.

Nâng cao hiệu quả công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo trên địa bàn tỉnh. Tăng cường thanh tra trách nhiệm Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị trong thực hiện công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo nhằm chấn chỉnh các đơn vị, thực hiện tốt hơn. Tăng cường công tác nắm tình hình, kịp thời xử lý, ngăn chặn những phần tử kích động, xúi giục người dân tập trung đông người khiếu nại, tố cáo.

2.6. Quốc phòng - an ninh

Tiếp tục tập trung thực hiện nhiệm vụ tăng cường tiềm lực quốc phòng, nâng cao khả năng sẵn sàng chiến đấu, bảo đảm bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền lãnh thổ và biển đảo. Xây dựng khu vực phòng thủ vững chắc. Chú trọng nâng cao chất lượng tuyên truyền công tác tuyển quân, bảo đảm tuyển quân đạt 100% chỉ tiêu; thực hiện tốt nhiệm vụ giáo dục quốc phòng và an ninh cho các đối tượng.

Tiếp tục ngăn chặn làm giảm các loại tội phạm hình sự, ma túy, tệ nạn xã hội và đặc biệt là giảm thiểu tai nạn giao thông. Giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội.

2.7. Hoạt động đối ngoại

Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, thông tin đối ngoại ở nước ngoài nhằm xúc tiến đầu tư - thương mại - du lịch, tăng cường các mối quan hệ hữu nghị và hợp tác với các tỉnh và thành phố các nước bạn đã ký kết hợp tác. Tăng cường quản lý phóng viên, báo chí nước ngoài đến hoạt động báo chí tại tỉnh nhằm đảm bảo định hướng thông tin theo yêu cầu tuyên truyền đối ngoại của Đảng và Nhà nước, tranh thủ truyền thông quốc tế, chuyển tải thông tin tích cực về tỉnh. Đẩy mạnh tuyên truyền bảo vệ chủ quyền của Việt Nam ở Biển Đông. Hỗ trợ thủ tục liên quan nhằm bảo hộ ngư dân trong các trường hợp bị bắt ở vùng biển nước ngoài.

Phần III

MỘT SỐ KIẾN NGHỊ

Nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu phát triển kinh tế, giải quyết có hiệu quả những vấn đề an sinh xã hội, bảo vệ và giải quyết ô nhiễm môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu, hướng tới mục tiêu phát triển bền vững, UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu kiến nghị Bộ Kế hoạch và Đầu tư xem xét triển khai các chương trình, dự án và bố trí vốn hỗ trợ tỉnh thực hiện các chương trình, dự án đầu tư trong kế hoạch năm 2020 như sau:

1. Về phát triển hệ thống cảng trung chuyển quốc tế Cái Mép - Thị Vải

Đề nghị Bộ Kế hoạch và Đầu tư xem xét, bố trí vốn Ngân sách Trung ương hỗ trợ tỉnh đầu tư các tuyến đường giao thông kết nối hệ thống cảng Cái Mép - Thị Vải trong năm 2021, như sau:

1.1. Đường 991B từ Quốc lộ 51 đến Hạ lưu cảng Cái Mép:

Dự án có tổng mức đầu tư 3.951 tỷ đồng, trong đó vốn ngân sách Trung ương 3.148 tỷ đồng. Đến nay, dự án đã được bố trí 920,5 tỷ đồng vốn ngân sách Trung ương để triển khai thực hiện. Đề nghị Bộ Kế hoạch và Đầu tư xem xét tiếp tục bố trí nguồn vốn ngân sách Trung ương 200 tỷ đồng trong năm 2021 để thực hiện dự án.

1.2. Cầu Phước An:

Dự án đã được HĐND tỉnh phê duyệt chủ trương đầu tư với tổng mức đầu tư 4.879 tỷ đồng, trong đó vốn ngân sách Trung ương 2.000 tỷ đồng. Đến nay, dự án đã được bố trí 5 tỷ đồng vốn ngân sách Trung ương để triển khai thực hiện. Đề nghị Bộ Kế hoạch và Đầu tư xem xét tiếp tục bố trí nguồn vốn ngân sách Trung ương 20 tỷ đồng trong năm 2021 để thực hiện dự án.

1.3. Đường cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu:

Dự án có tổng mức đầu tư 14.956 tỷ đồng, trong đó vốn ngân sách Trung ương 4.723 tỷ đồng. Đề nghị Bộ Kế hoạch và Đầu tư xem xét bố trí 5 tỷ đồng trong năm 2021 để Tỉnh triển khai các thủ tục đầu tư dự án.

1.4 Kiến nghị Trung ương có giải pháp về nguồn vốn để sớm triển khai đầu tư tuyến đường sắt Biên Hòa - Vũng Tàu và bổ sung tuyến đường sắt kết nối từ Tây Ninh, Bình Phước qua Bình Dương, Đồng Nai vào tuyến đường sắt Biên Hòa - Vũng Tàu để vận chuyển hàng hóa.

2. Về dự án Hồ chứa nước Sông Ray

2.1. Về Hợp phần kênh mương Sông Ray: đề nghị Bộ Kế hoạch và Đầu tư phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xem xét bổ sung phần vốn còn thiếu là 104 tỷ đồng để thanh toán cho các nhà thầu và tất toán công trình.

2.2. Về Hợp phần giải phóng mặt bằng, di dân và tái định cư: đề nghị Bộ Kế hoạch và Đầu tư xem xét bổ sung vốn Trái phiếu Chính phủ là 145 tỷ đồng để trả nợ ngân sách tỉnh đã tạm ứng.

3. Về Dự án Quốc lộ 56 - Tuyến tránh Thành phố Bà Rịa

Dự án đã được Bộ Giao thông Vận tải phê duyệt đầu tư tại Quyết định số 1295/QĐ-BGTVT ngày 14/6/2011 với tổng mức đầu tư khoảng 1.167,216 tỷ đồng, trong đó vốn ngân sách Trung ương 433,374 tỷ đồng. Lũy kế vốn ngân sách Trung ương đã bố trí và giải ngân đến hết năm 2020 là 170 tỷ đồng, còn thiếu 263,374 tỷ đồng. Đề nghị Bộ Kế hoạch và Đầu tư phối hợp với Bộ Giao thông Vận tải xem xét, bố trí số vốn 80 tỷ đồng trong năm 2021 để tiếp tục triển khai thực hiện dự án.

4. Về nguồn vốn Trung ương hỗ trợ có mục tiêu

Đề nghị Bộ Kế hoạch và Đầu tư xem xét bố trí nguồn vốn Trung ương hỗ trợ trong năm 2021 để tỉnh triển khai các thủ tục đầu tư các dự án như sau:

4.1. Đề nghị Bộ Kế hoạch và Đầu tư bố trí 30 tỷ đồng trong năm 2021 để tiếp tục đầu tư hoàn thành dự án Đường Tây Bắc Côn Đảo theo Chương trình mục tiêu Biển Đông - Hải đảo.

4.2. Đề nghị Bộ Kế hoạch và Đầu tư bố trí 62,583 tỷ đồng trong năm 2021 để thanh toán khoản vốn ngân sách Trung ương ứng trước cho dự án Đường và cầu Chà Và (Đường và cầu từ Gò Găng sang Long Sơn).

4.3. Đề nghị Bộ Kế hoạch và Đầu tư tiếp tục bố trí vốn Trung ương hỗ trợ để Tỉnh triển khai thực hiện dự án Xây mới đê Hải Đăng. Dự án có tổng vốn đầu tư khoảng 421 tỷ đồng. Đến nay, dự án đã được Trung ương bố trí 2 tỷ đồng để Tỉnh triển khai các thủ tục đầu tư. Trong năm 2021, đề nghị bố trí 100 tỷ đồng để Tỉnh triển khai thực hiện dự án.

4.5. Đề nghị Bộ Kế hoạch và Đầu tư bố trí hỗ trợ 50 tỷ đồng để Tỉnh đầu tư dự án Đường tuần tra kết nối hệ thống cột mốc ranh giới đất rừng Vườn quốc gia Côn Đảo, huyện Côn Đảo. Trong năm 2021 đề nghị bố trí 2 tỷ đồng để triển khai đầu tư.

4.6. Đề nghị Bộ Kế hoạch và Đầu tư bố trí hỗ trợ 74 tỷ đồng để Tỉnh đầu tư dự án Hồ chứa nước Ông Câu Côn Đảo. Dự án đã được HĐND tỉnh phê duyệt chủ trương đầu tư với tổng mức đầu tư 74 tỷ đồng từ ngân sách Trung ương. Trong năm 2021, đề nghị bố trí 2 tỷ đồng để triển khai đầu tư.

4.7. Đề nghị Bộ Kế hoạch và Đầu tư bố trí hỗ trợ 360 tỷ đồng để Tỉnh đầu tư dự án Cải tạo, mở rộng đường Quốc lộ 56 thuộc địa bàn huyện Châu Đức. Trong năm 2021, đề nghị bố trí 20 tỷ đồng để triển khai đầu tư.

4.8. Đề nghị Bộ Kế hoạch và Đầu tư bố trí hỗ trợ đầu tư dự án Khu neo đậu tránh trú bão Cửa Lấp. Dự án có tổng mức đầu tư khoảng 465 tỷ đồng. Tại Văn bản số 9579/BKHĐT-KTNN ngày 30/10/2015 Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã thỏa thuận nguồn vốn Trung ương hỗ trợ cho dự án trong giai đoạn 2016 - 2020 là 158 tỷ đồng. Tuy nhiên, trong giai đoạn 2016 - 2020 dự án chưa được Trung ương xem xét bố trí vốn hỗ trợ. Vì vậy, đề nghị Bộ Kế hoạch và Đầu tư xem xét bố trí 10 tỷ đồng trong năm 2021 để Tỉnh triển khai đầu tư dự án.

5. Nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA)

Đề nghị Trung ương bố trí 168 tỷ đồng trong kế hoạch năm 2021 cho 02 dự án sau:

5.1. Dự án Thu gom, xử lý và thoát nước thải thành phố Bà Rịa: Dự án có tổng mức đầu tư 705,175 tỷ đồng, trong đó: vốn ODA 267,691 tỷ đồng và vốn đối ứng 437,484 tỷ đồng. Đến năm 2020 đã được bố trí 115,205 tỷ đồng. Trong kế hoạch năm 2021, đề nghị Trung ương bố trí 156 tỷ đồng cho dự án để tiếp tục triển khai đầu tư hoàn thành dự án.

5.2. Dự án thu gom và xử lý nước thải khu vực Long Sơn - Gò Găng: Dự án có tổng mức đầu tư 637,854 tỷ đồng, trong đó: vốn ODA 377,683 tỷ đồng và vốn đối ứng 260,171 tỷ đồng. Trong kế hoạch năm 2021, đề nghị Trung ương bố trí 12 tỷ đồng cho dự án để triển khai đầu tư dự án./.

 


Nơi nhận:
- Văn phòng Chính phủ;
- Bộ Kế hoạch và Đầu tư;
- Bộ Tài chính;
- Thường trực Tỉnh ủy;
- Thường trực HĐND tỉnh;
- Chủ tịch và các Phó CT UBND Tỉnh;
- Các sở, ban, ngành;
- UBND các huyện, TX, TP;
- Lưu VT, TH.

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Lê Tuấn Quốc

 

MỘT SỐ CHỈ TIÊU KINH TẾ - XÃ HỘI ƯỚC THỰC HIỆN NĂM 2020 VÀ DỰ KIẾN KẾ HOẠCH NĂM 2021

(Kèm theo Kế hoạch số 118/KH-UBND ngày 28/8/2020 của UBND tỉnh)

TT

Chỉ tiêu

Đơn vị

Thực hiện 2019

Năm 2020

Dự kiến năm 2021

Mục tiêu

Ước thực hiện cả năm

Ước thực hiện cả năm so với thực hiện 2019

Mục tiêu

So với mục tiêu 2020 (%)

So với ước thực hiện 2020 (%)

A

B

C

1

2

3

4=3/1

5

6=5/2

7=5/3

1

Tốc độ tăng GRDP (trừ dầu thô và khí đốt)

%

7,65

7,5

3,3

 

6,8

 

 

2

Quy mô GRDP theo giá hiện hành (trừ dầu thô và khí đốt)

Tỷ đồng

177,028

 

190,982

107.88

209,141

 

109.51

3

GRDP bình quân đầu người (trừ dầu thô và khí đốt)

Triệu đồng/người

153.64

 

164.06

106.78

177.28

 

108.06

4

Cơ cấu kinh tế (trừ dầu thô và khí đốt)

 

 

 

 

 

 

 

 

-

Nông, lâm nghiệp, thủy sản

%

12.22

 

11.98

 

11.41

 

 

-

Công nghiệp, xây dựng

%

57.08

 

58.66

 

59.15

 

 

-

Dịch vụ

%

30.70

 

29.36

 

29.45

 

 

5

Tổng vốn đầu tư phát triển trên địa bàn

Tỷ đồng

51,285

54,504

55,177

107.59

57,980

106.38

105.08

6

Tổng kim ngạch xuất khẩu trên địa bàn (trừ dầu khí)

Triệu USD

4,995

5,594

5,322

106.55

5,692

101.75

106.95

7

Thu Ngân sách địa phương

 

 

 

 

 

 

 

 

-

Tổng thu ngân sách nhà nước trên địa bàn

Tỷ đồng

89,469

76,043

70,861

79.20

63,217

83.13

89.21

Thu nội địa

Tỷ đồng

40,358

36,443

33,700

83.50

30,694

84.22

91.08

 

Trong đó:

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Thu từ tiền sử dụng đất

Tỷ đồng

2,280

700

1,700

74.56

700

100.00

41.18

 

Thu từ xổ số kiến thiết

Tỷ đồng

1,739

1,420

1,270

73.02

1,370

96.48

107.87

-

Thu ngân sách địa phương hưởng theo phân cấp

Tỷ đồng

20,922

19,425

18,383

87.86

15,894

81.82

8646

 

Trong đó:

 

 

 

 

 

 

 

Thu ngân sách địa phương hưởng 100%

Tỷ đồng

6,834

4,846

5,703

83.45

3,977

82.06

69.73

Thu ngân sách địa phương hưởng từ các khoản theo phân chia

Tỷ đồng

14,088

14,579

12,680

90.01

11,918

81.74

93.99

8

Chi ngân sách địa phương

 

 

 

 

 

 

 

 

-

Tổng chi cân đối ngân sách địa phương

Tỷ đồng

18,641

23,738

24,492

131.39

21,260

89.56

86.80

 

Trong đó:

 

 

 

 

 

 

 

 

Chi đầu tư

Tỷ đồng

9,285

12,504

13,177

141.92

10,033

80.24

76.14

Chi thường xuyên (bao gồm chi cải cách tiền lương, tinh giản biên chế)

Tỷ đồng

9,321

10,724

10,805

115.92

10,241

95.49

94.78

9

Bội thu/bội chi ngân sách địa phương

Tỷ đồng

 

 

 

 

 

 

 

10

Thứ hạng chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI)

tỉnh, thành phố

16/63

 

 

 

 

 

 

11

Thứ hạng chỉ số hiệu quả quản trị và hành chính công cấp tỉnh (PAPI)

tỉnh, thành phố

10/63

 

 

 

 

 

 

12

Số doanh nghiệp đang hoạt động và kê khai thuế đến cuối kỳ báo cáo

Doanh nghiệp

10,164

 

11,650

114.62

12,350

 

106.01

13

Về đầu tư trực tiếp nước ngoài

 

 

 

 

 

 

 

 

-

Số dự án còn hiệu lực lũy kế đến cuối kỳ báo cáo

Dự án

390

415

414

106.15

436

105.06

105.31

-

Vốn đầu tư thực hiện

Triệu USD

1,270

1,270

1,270

100.00

1,500

118.11

118.11

-

Vốn đăng ký cấp mới trong năm

Triệu USD

623

365

365

58.63

550

150.68

150.68

14

Dân số

Nghìn người

1,152

 

1,164

101.03

1,180

 

101.34

15

Mật độ dân số

Người/km2

581.00

 

587.20

101.07

595.07

 

101.34

16

Lực lượng lao động từ 15 tuổi trở lên

Nghìn người

624.53

629.00

628.56

100.64

632.50

100.56

100.63

17

Tỷ lệ lao động từ 15 tuổi trở lên đang làm việc so với tổng dân số

%

53.13

52.84

52.75

 

52.21

 

 

18

Tỷ lệ lao động qua đào tạo

%

78.60

80.00

80.00

 

80.00

 

 

19

Tỷ lệ rác thải sinh hoạt ở đô thị được thu gom và xử

%

94.00

95.00

95.00

 

95,20

 

 

20

Số xã đạt chuẩn nông thôn mới

34

39

39

114.71

42

107.69

107.69

21

Tỷ lệ xã đạt chuẩn nông thôn mới

%

75.56

86.67

86.67

 

93.33

 

 

22

Tỷ lệ huyện đạt chuẩn/hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới

%

16.67

 

50.00

 

66.67

 

 

23

Hộ nghèo theo chuẩn nghèo đa chiều (Quốc gia)

 

 

 

 

 

 

 

 

-

Tỷ lệ hộ nghèo theo chuẩn nghèo đa chiều

%

0.24

0.10

0.10

 

Sẽ xây dựng sau khi Trung ương ban hành chuẩn nghèo giai đoạn 2021 - 2025

-

Mức giảm tỷ lệ hộ nghèo theo chuẩn nghèo đa chiều

Điểm %

0.42

0.14

0.14

 

 



[1] Năm 2020 phát hiện và xử lý 26 vụ vi phạm.

[2] Gồm: 1.833 thủ tục cấp tỉnh, 301 thủ tục cấp huyện và 134 thủ tục cấp xã.

[3] Công ty cổ phần Phát triển công viên cây xanh và đô thị Vũng Tàu.

[4] Trợ cấp thường xuyên tại cộng đồng cho 28.195 đối tượng bảo trợ xã hội, kinh phí ước thực hiện 147.658 triệu đồng.

[5] Đã xét duyệt cho 888 hộ nghèo, hộ cận nghèo và hộ mới thoát nghèo vay với số tiền gần 31 tỷ đồng: cấp 56.003 thẻ BHYT cho người nghèo, người cận nghèo và hộ mới thoát nghèo; cấp 2.108 thẻ BHYT cho người dân tộc thiểu số sinh sống tại vùng có điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn và cấp 19.006 thẻ BHYT cho người đang sinh sống tại vùng có điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn; tặng quà cho 500 hộ nghèo tại các huyện Xuyên Mộc, Châu Đức, Đất Đỏ và thành phố Bà Rịa.

[6] 02 trạm tại sông Thị Vải, 01 trạm tại sông Chà Và, 01 trạm tại hồ Sông Ray, 01 trạm tại hồ Đá Đen, 01 trạm tại hồ Sông Hóa, 01 trạm tại hồ Châu Pha, 01 trạm tại hồ An Trung; 01 trạm quan trác suối Chà Răng thượng nguồn hồ Đá Đen.

[7] Khu xử lý chất thải Tóc Tiên, khu vực Thành phố Bà Rịa, khu vực thành phố Vũng Tàu.

[8] Số liệu tính đến tháng 6/2020.