ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 123/KH-UBND | Cà Mau, ngày 23 tháng 9 năm 2019 |
Thực hiện Quyết định số 703/QĐ-TTg ngày 07/6/2019 của Thủ tướng Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện Đề án “Xây dựng thị trường vận tải cạnh tranh theo hướng phát triển vận tải đa phương thức, kết nối giữa các hình thức vận tải khác nhau, chú trọng áp dụng công nghệ thông tin để giảm thiểu chi phí vận tải tạo thuận lại lưu thông, phân phối hàng hóa và dịch vụ của doanh nghiệp giai đoạn từ nay đến năm 2025 trên địa bàn tỉnh Cà Mau”; cụ thể như sau:
Các đơn vị kinh doanh vận tải trên địa bàn tỉnh đang hoạt động rời rạc, thiếu kết nối trong hợp tác, liên doanh, liên kết giữa các doanh nghiệp vận tải với nhau, nhằm hình thành những doanh nghiệp lớn có khả năng ứng dụng công nghệ hiện đại, đủ sức cạnh tranh.
Cơ sở hạ tầng giao thông, các bãi đỗ xe, kho hàng tại các điểm đầu mối chưa được đầu tư đồng bộ; các phương tiện vận tải hàng hóa có tải trọng lớn, như: Xe công ten nơ, xe đầu kéo rơ moóc... chưa đến được trung tâm các huyện (trừ huyện Cái Nước, Năm Căn nằm trên tuyến quốc lộ 1A; huyện Thới Bình nằm trên đường Hành lang ven biển phía Nam). Do đó, làm tăng chi phí vận chuyển đối với các loại hàng hóa có khối lượng lớn.
Chưa kết nối hiệu quả các thông tin về nhu cầu vận tải giữa đơn vị kinh doanh vận tải với các đơn vị có nhu cầu vận chuyển, các chủ hàng, các xe vận chuyển hàng hóa phần lớn chỉ vận chuyển hàng một chiều, làm giảm sức cạnh tranh của hàng hóa do chi phí vận chuyển cao.
Công tác thanh tra, kiểm tra việc chấp hành các quy định về kinh doanh và điều kiện kinh doanh đối với các đơn vị kinh doanh vận tải đôi lúc chưa kịp thời, một số trường hợp vi phạm về tải trọng xe chưa được xử lý nghiêm...
1. Tăng cường công tác quản lý nhà nước, phân định rõ chức năng quản lý nhà nước và kinh doanh thương mại, đẩy mạnh xã hội hóa, khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia đầu tư kinh doanh vận tải.
2. Tăng cường kết nối giữa các phương thức vận tải, hướng tới phát triển các loại hình vận tải đa phương thức. Nâng cao chất lượng dịch vụ và giảm chi phí vận tải, góp phần đưa chi phí vận tải hàng hóa bình quân chung của cả nước xuống còn khoảng 10% tổng giá trị sản phẩm quốc nội, chi phí logistics của Việt Nam xuống tương đương khoảng 15% GDP.
3. Ưu tiên nguồn lực phát triển kết cấu hạ tầng giao thông theo quy hoạch đã được phê duyệt, các công trình có vai trò kết nối các phương thức vận tải với nhau, nhằm nâng cao chất lượng vận tải, tạo điều kiện cho các phương thức vận tải phát triển hợp lý.
III. NHIỆM VỤ, GIẢI PHÁP THỰC HIỆN
Theo lộ trình thực hiện Đề án từ nay đến năm 2025, các Bộ: Giao thông vận tải, Xây dựng, Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Khoa học và Công nghệ, Công Thương, Thông tin và Truyền thông, Tài nguyên và Môi trường tiếp tục hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật để tạo môi trường pháp lý đầy đủ, phù hợp hơn; phát triển kết cấu hạ tầng giao thông trọng yếu có vai trò thúc đẩy phát triển vận tải và nâng cao chất lượng dịch vụ vận tải; phát triển hài hòa, hợp lý các phương thức vận tải, vận tải đa phương thức và dịch vụ logistics; tạo thuận lợi cho vận tải quá cảnh, vận tải qua biên giới; tăng cường ứng dụng khoa học công nghệ và năng lực tiếp cận cuộc cách mạng 4.0; nâng cao sức cạnh tranh của doanh nghiệp vận tải; tăng cường hợp tác quốc tế về giao thông vận tải; nâng cao chất lượng đào tạo và phát triển nguồn nhân lực. Do vậy, để triển khai thực hiện Đề án phù hợp với điều kiện của địa phương song song với lộ trình thực hiện Đề án của các Bộ, ngành Trung ương, yêu cầu các sở, ngành, cơ quan, đơn vị có liên quan tập trung thực hiện một số nhiệm vụ cụ thể sau:
Chủ trì, phối hợp với Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố Cà Mau rà soát, thống kê các bãi đỗ xe tự phát, các bãi lên xuống hàng hóa để hướng dẫn và hỗ trợ việc thực hiện đăng ký hoạt động đúng theo quy định.
Tăng cường công tác vận động và khuyến khích các đơn vị kinh doanh vận tải thực hiện đăng tải nhu cầu vận tải và giao dịch vận chuyển thông qua các sàn giao dịch vận tải được Bộ Giao thông vận tải và Tổng cục Đường bộ Việt Nam khuyến khích sử dụng, nhằm nâng cao hiệu quả khai thác, kết nối hợp lý các loại hình vận tải với nhau, hình thành hệ thống giao thông thông minh.
Phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư, Ủy ban nhân dân các huyện và thành phố Cà Mau chủ động mời gọi xã hội hóa đầu tư, khai thác các bến xe khách, bến xe hàng hóa và các bến tàu theo Quy hoạch tổng thể phát triển giao thông vận tải tỉnh Cà Mau; tập trung mời gọi đầu tư xây dựng cảng biển Hòn Khoai với quy mô phù hợp, tạo điều kiện xuất nhập khẩu hàng hóa, giảm chi phí vận chuyển, nâng cao sức cạnh tranh.
Vận động, hỗ trợ và tạo điều kiện thuận lợi trong việc hợp tác, liên doanh, liên kết giữa các doanh nghiệp vận tải với nhau để hình thành những doanh nghiệp lớn có khả năng ứng dụng công nghệ hiện đại, đủ sức cạnh tranh trong quá trình hội nhập, tạo định hướng và động lực phát triển thị trường vận tải của tỉnh.
Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra việc chấp hành các quy định về kinh doanh và điều kiện kinh doanh đối với các đơn vị kinh doanh vận tải; xử lý nghiêm các vi phạm về tải trọng xe, quản lý, lắp đặt, sử dụng thiết bị giám sát hành trình trên xe và việc kê khai niêm yết giá cước..., đảm bảo ổn định trật tự trong hoạt động kinh doanh vận tải và thúc đẩy cạnh tranh công bằng, lành mạnh.
Phối hợp với Sở Giao thông vận tải, Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố Cà Mau chủ động rà soát, điều chỉnh vị trí các bến xe, bến tàu không còn phù hợp với quy hoạch đã được phê duyệt do quá trình đô thị hóa hoặc kết cấu hạ tầng giao thông chưa đảm bảo.
Phối hợp với Ủy ban nhân dân các huyện và thành phố Cà Mau và các cơ quan liên quan rà soát, điều chỉnh, bổ sung vào quy hoạch hệ thống các kho hàng, các bãi đỗ xe. Ưu tiên bố trí, quy hoạch hệ thống kho bãi hàng ngoài trung tâm đô thị để đảm bảo trật tự an toàn giao thông, vệ sinh môi trường và có tiềm năng nâng cấp, mở rộng hình thành hệ thống kho bãi hoàn chỉnh để phát triển ngành dịch vụ logistics trong thời gian tới.
Phối hợp với Sở Giao thông vận tải tham mưu việc lập kế hoạch đầu tư nâng cấp các tuyến giao thông đường bộ đến trung tâm các huyện, các cụm kinh tế ven biển.
Đẩy mạnh công tác mời gọi xã hội hóa đầu tư, khai thác các bến xe khách, bến xe hàng hóa, các bến tàu, cảng biển. Ưu tiên cân đối, đề xuất bố trí ngân sách của tỉnh để đầu tư hoặc hỗ trợ đầu tư đối với các bến trọng điểm khai thác được cả đường bộ, đường thủy, kết nối hiệu quả các phương thức vận tải và các dịch vụ logistics kèm theo.
Hỗ trợ và tạo điều kiện thuận lợi cho các các doanh nghiệp vận tải có nhu cầu hợp tác, liên doanh, liên kết với nhau, hình thành những doanh nghiệp lớn phù hợp quy định của pháp luật.
Phối hợp với cơ quan thuế và các đơn vị có liên quan rà soát, đề xuất các chính sách về thuế, phí, giá dịch vụ, cơ chế hỗ trợ tài chính theo hướng tạo thuận lợi cho phát triển vận tải đa phương thức và dịch vụ logistics.
Chọn lọc, thử nghiệm và khuyến cáo sử dụng kịp thời các công nghệ, ứng dụng mới trong lĩnh vực vận tải đảm bảo chất lượng, hoạt động ổn định, giá thành hợp lý, như: Thiết bị giám sát hành trình; phần mềm kết nối nhu cầu vận tải và giao dịch vận chuyển, đồng hồ tính tiền trên xe taxi, hệ thống kiểm soát vé trên xe buýt, hệ thống quản lý và kiểm soát xe ra vào bến tại các bến xe...
Tổ chức triển khai, tuyên truyền và hướng dẫn các doanh nghiệp vận tải tiếp cận các quy định trong các hiệp định thương mại tự do (FTA) thế hệ mới. Hỗ trợ pháp lý kịp thời về thương mại điện tử, hình thành sàn giao dịch vận tải hàng hóa trên địa bàn tỉnh.
7. Sở Thông tin và Truyền thông
Lựa chọn, đăng tải các trang Web chính thức của sàn giao dịch vận tải được Bộ Giao thông vận tải và Tổng cục Đường bộ Việt Nam khuyến khích sử dụng trên Cổng Thông tin điện tử của tỉnh, nhằm khuyến khích các đơn vị kinh doanh vận tải thực hiện đăng tải nhu cầu vận tải và giao dịch vận chuyển thông qua các sàn giao dịch vận tải, để nâng cao hiệu quả khai thác, kết nối hợp lý các loại hình vận tải, góp phần giảm chi phí liên quan đến dịch vụ logistics.
8. Sở Tài nguyên và Môi trường
Phối hợp với Sở Giao thông vận tải và Ủy ban nhân dân cấp huyện, thành phố Cà Mau rà soát, đề xuất các chính sách liên quan đến đất đai, tài nguyên, bảo vệ môi trường, bảo đảm cho hoạt động vận tải đa phương thức, hoạt động logistics phát triển bền vững và thân thiện với môi trường.
9. Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố Cà Mau
Hàng năm chủ động phối hợp với Sở Giao thông vận tải rà soát tên các công trình, dự án có nhu cầu sử dụng đất, có đủ cơ sở pháp lý để đưa vào kế hoạch sử dụng đất hàng năm của địa phương, trình cấp có thẩm quyền xem xét, phê duyệt đúng theo quy định.
Rà soát, bố trí quỹ đất phù hợp để kêu gọi xã hội hóa đầu tư các bãi lên, xuống hàng hóa có kho bảo quản tập trung tại các đầu mối giao thông. Ưu tiên các vị trí kết nối thuận tiện cả đường bộ và đường thủy. Vận động, hỗ trợ và tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp di dời các kho hàng, bãi lên xuống hàng hóa tại các vị trí không đảm bảo trật tự an toàn giao thông đến các vị trí đảm bảo đủ các điều kiện hoạt động theo quy định.
10. Liên minh Hợp tác xã tỉnh Cà Mau
Hướng dẫn, hỗ trợ các Hợp tác xã giao thông vận tải kiện toàn, phát triển nguồn nhân lực có đủ năng lực tiếp cận, áp dụng các công nghệ mới, đặc biệt là công nghệ thông tin phục vụ công tác điều hành, quản lý hoạt động kinh doanh vận tải tại các Hợp tác xã có hiệu quả hơn, nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ vận tải, giảm giá thành vận chuyển và nâng cao thu nhập của xã viên Hợp tác xã.
11. Hiệp Hội vận tải ô tô tỉnh Cà Mau và các doanh nghiệp vận tải
Hiệp Hội vận tải ô tô tỉnh Cà Mau tăng cường công tác tư vấn, hỗ trợ, thúc đẩy các doanh nghiệp vận tải trên địa bàn tỉnh hợp tác, liên doanh, liên kết với nhau để phát triển vận tải đa phương thức và chuỗi dịch vụ logistics nội địa và quốc tế; nghiên cứu, cập nhật, cải tiến nội dung chương trình tập huấn cho lái xe, nhân viên phục vụ, người điều hành vận tải theo hướng tiếp cận, sử dụng các công nghệ thông tin mới phục vụ công tác điều hành, quản lý hoạt động kinh doanh vận tải tại các doanh nghiệp vận tải có hiệu quả hơn.
Các doanh nghiệp vận tải tăng cường ứng dụng khoa học công nghệ hiện đại, đặc biệt là công nghệ thông tin để nâng cao sức cạnh tranh, nâng cao chất lượng dịch vụ và giảm giá cước vận tải; chủ động hợp tác, liên doanh, liên kết giữa các doanh nghiệp vận tải với nhau để ứng dụng công nghệ hiện đại, nâng cao sức cạnh tranh, đảm bảo năng lực thực hiện những đơn hàng lớn vận chuyển bằng nhiều phương thức vận tải, nhằm giảm các chi phí trung gian không cần thiết, giảm giá thành vận chuyển, nâng cao sức cạnh tranh.
Sở Giao thông vận tải chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan triển khai và theo dõi việc thực hiện theo nội dung Kế hoạch này. Trong quá trình thực hiện, nếu có khó khăn, vướng mắc, các cơ quan, đơn vị kịp thời phản ánh đến Sở Giao thông vận tải để tổng hợp, báo cáo đề xuất Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, chỉ đạo giải quyết.
Trên đây là Kế hoạch triển khai thực hiện Đề án “Xây dựng thị trường vận tải cạnh tranh theo hướng phát triển vận tải đa phương thức, kết nối giữa các hình thức vận tải khác nhau, chú trọng áp dụng công nghệ thông tin để giảm thiểu chi phí vận tải tạo thuận lợi lưu thông, phân phối hàng hóa và dịch vụ của doanh nghiệp” giai đoạn từ nay đến năm 2025 trên địa bàn tỉnh Cà Mau. Yêu cầu các sở, ban, ngành; Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố Cà Mau và các cơ quan, đơn vị có liên quan căn cứ nội dung Kế hoạch triển khai thực hiện./.
| KT. CHỦ TỊCH |
- 1 Kế hoạch 250/KH-UBND năm 2019 về triển khai Đề án “Xây dựng thị trường vận tải cạnh tranh theo hướng phát triển vận tải đa phương thức, kết nối giữa các hình thức vận tải khác nhau, chú trọng áp dụng công nghệ thông tin để giảm thiểu chi phí vận tải tạo thuận lợi cho lưu thông, phân phối hàng hóa và dịch vụ của doanh nghiệp” do thành phố Hà Nội ban hành
- 2 Kế hoạch 348/KH-UBND năm 2019 về thực hiện Đề án Xây dựng thị trường vận tải cạnh tranh theo hướng phát triển vận tải đa phương thức, kết nối giữa các hình thức vận tải khác nhau, chú trọng áp dụng công nghệ thông tin để giảm thiểu chi phí vận tải tạo thuận lợi cho lưu thông, phân phối hàng hóa và dịch vụ của doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Lào Cai
- 3 Kế hoạch 160/KH-UBND năm 2019 về thực hiện Đề án Xây dựng thị trường vận tải cạnh tranh theo hướng phát triển vận tải đa phương thức, kết nối giữa các hình thức vận tải khác nhau, chú trọng áp dụng công nghệ thông tin để giảm thiểu chi phí vận tải tạo thuận lợi cho lưu thông, phân phối hàng hóa và dịch vụ của doanh nghiệp do tỉnh Lạng Sơn ban hành
- 4 Kế hoạch 113/KH-UBND năm 2019 về triển khai Đề án Xây dựng thị trường vận tải cạnh tranh theo hướng phát triển vận tải đa phương thức, kết nối giữa các hình thức vận tải khác nhau, chú trọng áp dụng công nghệ thông tin để giảm thiểu chi phí vận tải tạo thuận lợi cho lưu thông, phân phối hàng hóa và dịch vụ của doanh nghiệp do tỉnh Ninh Bình ban hành
- 5 Kế hoạch 190/KH-UBND năm 2019 về Kế hoạch triển khai xây dựng và thực hiện Đề án Điều chỉnh phương thức hoạt động, tối ưu hóa hành trình các tuyến vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế
- 6 Quyết định 951/QĐ-UBND năm 2019 về phê duyệt Kế hoạch thực hiện Đề án “Xây dựng thị trường vận tải cạnh tranh theo hướng phát triển vận tải đa phương thức, kết nối giữa hình thức vận tải khác nhau, chú trọng áp dụng công nghệ thông tin để giảm thiểu chi phí vận tải tạo thuận lợi cho lưu thông, phân phối hàng hóa và dịch vụ của doanh nghiệp” trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi
- 7 Quyết định 703/QĐ-TTg năm 2019 về phê duyệt Đề án "Xây dựng thị trường vận tải cạnh tranh theo hướng phát triển vận tải đa phương thức, kết nối giữa hình thức vận tải khác nhau, chú trọng áp dụng công nghệ thông tin để giảm thiểu chi phí vận tải tao thuận lợi cho lưu thông, phân phối hàng hóa và dịch vụ của doanh nghiệp" do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 8 Quyết định 100/2006/QĐ-UBND về phê duyệt Kế hoạch phát triển công nghệ thông tin thành phố Đà Nẵng giai đoạn 2006-2010
- 1 Quyết định 100/2006/QĐ-UBND về phê duyệt Kế hoạch phát triển công nghệ thông tin thành phố Đà Nẵng giai đoạn 2006-2010
- 2 Kế hoạch 190/KH-UBND năm 2019 về Kế hoạch triển khai xây dựng và thực hiện Đề án Điều chỉnh phương thức hoạt động, tối ưu hóa hành trình các tuyến vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế
- 3 Kế hoạch 113/KH-UBND năm 2019 về triển khai Đề án Xây dựng thị trường vận tải cạnh tranh theo hướng phát triển vận tải đa phương thức, kết nối giữa các hình thức vận tải khác nhau, chú trọng áp dụng công nghệ thông tin để giảm thiểu chi phí vận tải tạo thuận lợi cho lưu thông, phân phối hàng hóa và dịch vụ của doanh nghiệp do tỉnh Ninh Bình ban hành
- 4 Quyết định 951/QĐ-UBND năm 2019 về phê duyệt Kế hoạch thực hiện Đề án “Xây dựng thị trường vận tải cạnh tranh theo hướng phát triển vận tải đa phương thức, kết nối giữa hình thức vận tải khác nhau, chú trọng áp dụng công nghệ thông tin để giảm thiểu chi phí vận tải tạo thuận lợi cho lưu thông, phân phối hàng hóa và dịch vụ của doanh nghiệp” trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi
- 5 Kế hoạch 250/KH-UBND năm 2019 về triển khai Đề án “Xây dựng thị trường vận tải cạnh tranh theo hướng phát triển vận tải đa phương thức, kết nối giữa các hình thức vận tải khác nhau, chú trọng áp dụng công nghệ thông tin để giảm thiểu chi phí vận tải tạo thuận lợi cho lưu thông, phân phối hàng hóa và dịch vụ của doanh nghiệp” do thành phố Hà Nội ban hành
- 6 Kế hoạch 348/KH-UBND năm 2019 về thực hiện Đề án Xây dựng thị trường vận tải cạnh tranh theo hướng phát triển vận tải đa phương thức, kết nối giữa các hình thức vận tải khác nhau, chú trọng áp dụng công nghệ thông tin để giảm thiểu chi phí vận tải tạo thuận lợi cho lưu thông, phân phối hàng hóa và dịch vụ của doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Lào Cai
- 7 Kế hoạch 160/KH-UBND năm 2019 về thực hiện Đề án Xây dựng thị trường vận tải cạnh tranh theo hướng phát triển vận tải đa phương thức, kết nối giữa các hình thức vận tải khác nhau, chú trọng áp dụng công nghệ thông tin để giảm thiểu chi phí vận tải tạo thuận lợi cho lưu thông, phân phối hàng hóa và dịch vụ của doanh nghiệp do tỉnh Lạng Sơn ban hành