ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 148/KH-UBND | Hà Nội, ngày 23 tháng 06 năm 2017 |
Căn cứ Quyết định số 1566/QĐ-TTg ngày 09/8/2016 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chương trình quốc gia bảo đảm cấp nước an toàn giai đoạn 2016-2025;
Căn cứ Quyết định số 2502/QĐ-TTg ngày 22/12/2016 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Điều chỉnh Định hướng phát triển cấp nước đô thị và khu công nghiệp Việt Nam đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2050;
Căn cứ Quyết định số 1259/QĐ-TTg ngày 26/7/2011 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050;
Căn cứ Quyết định số 499/QĐ-TTg ngày 21/3/2013 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Quy hoạch cấp nước Thủ đô Hà nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050.
II. THỰC TRẠNG HỆ THỐNG CẤP NƯỚC.
1. Hệ thống cấp nước đô thị:
Hiện nay, trên địa bàn Thành phố, hệ thống cấp nước tập trung được giao cho 04 đơn vị cấp nước là: Công ty TNHH MTV Nước sạch Hà Nội; Công ty TNHH MTV Nước sạch Hà Đông; Công ty CP ĐTXD và Kinh doanh nước sạch Viwaco; Công ty cổ phần cấp nước Sơn Tây. Ngoài ra còn có Công ty cổ phần nước sạch Vinaconex là đơn vị chuyên cấp nguồn nước mặt từ Nhà máy nước sông Đà. Cụ thể như sau:
- Công ty Nước sạch Hà Nội: quản lý vận hành 12 nhà máy nước tập trung và 16 trạm cấp nước cục bộ sử dụng nguồn nước ngầm, cung cấp nước cho địa bàn 10 quận bao gồm quận (Hoàn Kiếm, Ba Đình, Hai Bà Trưng, Đống Đa, Tây Hồ, Cầu Giấy, Long Biên, Bắc Từ Liêm, một phần Thanh Xuân, Hoàng Mai) và các huyện Gia Lâm, Đông Anh, Sóc Sơn, Mê Linh, Thanh Trì. Tổng chiều dài mạng lưới đường ống là 5.595 km, trong đó: 314 km ống truyền dẫn; 1.609 km ống phân phối và 3.672 km ống dịch vụ; tự sản xuất khoảng 617.600m3/ngđ và sử dụng nguồn nước sạch sông Đà khoảng 14.383m3/ngđ, cung cấp nước sạch cho khoảng 668.900 khách hàng (tương đương 800.000 hộ gia đình với 3.200.000 người dân)
- Công ty Nước sạch Hà Đông: cung cấp khoảng 90.629m3/ngđ (trong đó sử dụng nguồn nước sạch sông Đà khoảng 30.629m3/ngđ); cung cấp nước sạch cho khoảng 125.000 khách hàng (tương đương 150.000 hộ gia đình với 620.000 người dân) thuộc khu vực quận Hà Đông, và một phần Nam Từ Liêm, một số xã thuộc huyện Thanh Oai, Hoài Đức, Phú Xuyên;
- Công ty VIWACO: sử dụng nguồn từ nhà máy nước mặt sông Đà khoảng 161.229m3/ngđ và tự sản xuất khoảng 6.000m3/ngđ cung cấp nước sạch cho khoảng 127.000 khách hàng (tương đương 170.000 hộ gia đình với 680.000 người dân) thuộc khu vực quận Thanh Xuân, Nam Từ Liêm, một phần quận Hoàng Mai, Thanh Trì;
- Công ty Cổ phần nước sạch Sơn Tây: sử dụng nguồn từ 2 cơ sở với công suất hiện nay khoảng 30.000m3/ngđ cung cấp nước sạch cho khoảng 28.000 khách hàng (khoảng 32.000 hộ gia đình với 128.000 người dân) thuộc khu vực thị xã Sơn Tây, thị trấn Tây Đằng huyện Ba Vì, một số xã dọc Quốc lộ 32 thuộc huyện Phúc Thọ.
- Công ty CP nước sạch Vinaconex (Viwasupco): quản lý, vận hành nhà máy nước mặt sông Đà với công suất trung bình khoảng 220.000m3/ngđ bán buôn cho Công ty Viwaco khoảng 161.229m3/ngđ, Công ty Nước sạch Hà Đông khoảng: 30.629m3/ngđ, Công ty Nước sạch Hà Nội khoảng 14.383m3/ngđ và các khách hàng lẻ khoảng 14.000m3/ngđ.
2. Hệ thống cấp nước nông thôn.
Khu vực nông thôn Hà Nội gồm có 416 đơn vị hành chính cấp xã thuộc 17 huyện (Mê Linh, Đông Anh, Gia Lâm, Sóc Sơn, Mỹ Đức, Phú Xuyên, Ứng Hòa, Thanh Trì, Thạch Thất, Đan Phượng, Thanh Oai, Phúc Thọ, Thường Tín, Chương Mỹ, Hoài Đức, Quốc Oai, Ba Vì) và thị xã Sơn Tây với tổng dân số khoảng 4.331.265 người; số người dân nông thôn được sử dụng nước sạch khoảng 1.611.913 người tương đương khoảng 37,2%.
Hệ thống nước sạch nông thôn gồm có:
- 113 công trình cấp nước tập trung từ các nguồn vốn chương trình mục tiêu Quốc gia nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn, chương trình 134, chương trình 135... Trong đó có 84 công trình hoạt động ổn định (04 công trình chuyển thành trạm bơm tăng áp); 26 công trình hoạt động kém hiệu quả hoặc ngừng hoạt động; 03 công trình đã được thanh lý trung chuyển; 6/7 công trình đầu tư bằng nguồn vốn vay Ngân hàng Thế giới.
- Một số xã, thị trấn thuộc huyện Thanh Trì, Đông Anh, Gia Lâm, Sóc Sơn, Thanh Oai, Sơn Tây, Phúc Thọ, Ba Vì vv... được cung cấp nước từ hệ thống cấp nước tập trung của Thành phố với phạm vi, lưu lượng hạn chế.
- Chất lượng nước sạch nông thôn không đồng đều, tại một số trạm xử lý chưa thực sự đảm bảo chất lượng do công nghệ xử lý đã lạc hậu; chất lượng nước nguồn suy giảm, có nguy cơ ô nhiễm kim loại nặng; công tác duy tu, duy trì trạm xử lý và đường ống không được quan tâm thực hiện thường xuyên dẫn đến công trình nhanh xuống cấp vv...
1. Mục tiêu tổng quát:
- Thực hiện bảo đảm cấp nước an toàn nhằm quản lý rủi ro và khắc phục sự cố có thể xảy ra từ nguồn nước, cơ sở xử lý nước và hệ thống truyền dẫn, phân phối nước đến khách hàng sử dụng;
- Bảo đảm cung cấp nước liên tục, đủ lượng nước, duy trì đủ áp lực, chất lượng nước đảm bảo phù hợp quy chuẩn, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống và bảo vệ sức khỏe con người.
2. Mục tiêu cụ thể:
Huy động nguồn lực để triển khai thực hiện các hoạt động cấp nước an toàn nhằm đạt được mục tiêu cụ thể cho giai đoạn đến năm 2020 như sau:
- Huy động mọi nguồn lực thực hiện đầu tư xây dựng hệ thống cấp nước đáp ứng tổng nhu cầu sử dụng nước ngày lớn nhất đến năm 2020.
- Tỷ lệ dân cư được cung cấp nước sạch đạt 95% - 100%.
- Tỷ lệ hệ thống cấp nước khu vực đô thị được lập và thực hiện kế hoạch cấp nước an toàn đạt 75%.
- Tỷ lệ hệ thống cấp nước khu vực nông thôn được lập và thực hiện kế hoạch cấp nước an toàn đạt 50%.
- Chất lượng nước đảm bảo đạt QCVN 01:2009/BYT ban hành kèm theo Thông tư số 04/2009/TT-BYT ngày 17/6/2009 của Bộ Y tế.
- Tỷ lệ nước thất thoát thất thu bình quân toàn Thành phố đến năm 2020 là dưới 18%.
1. Về kiểm soát chất lượng nước.
- Chất lượng nước đảm bảo đạt QCVN 01:2009/BYT ban hành kèm theo Thông tư số 04/2009/TT-BYT ngày 17/6/2009 của Bộ Y tế (bao gồm cả đô thị và nông thôn).
- Các cơ sở sản xuất tự chịu trách nhiệm thực hiện nội kiểm, Sở Y tế Hà Nội và Trung tâm y tế dự phòng là cơ quan quản lý nhà nước được giao chịu trách nhiệm kiểm tra, thanh tra, giám sát chất lượng nước tại các cơ sở sản xuất, cung cấp nước sạch trên địa bàn thành phố theo các quy chuẩn quy định do Bộ Y tế ban hành (Quy chuẩn Việt Nam QCVN 01:2009/BYT).
- Tại các khu đô thị, một số khu đô thị, chung cư thương mại chỉ được kiểm soát chất lượng nước tại đồng hồ tổng. Hệ thống bể ngầm, bể mái, hệ thống mạng lưới cấp nước phía bên trong khuôn viên do Ban quản trị hoặc Ban quản lý tự quản, tự chịu trách nhiệm, do vậy có thể gây ra các nguy cơ rủi ro về chất lượng nước. Nguyên nhân có thể do bể bị nứt vỡ, nước thấm từ ngoài vào, đặc biệt là lượng Clo không được duy trì ở mức 0,3- 0,5mg/l khi đến vòi nước sinh hoạt của người dân. UBND Thành phố đã chỉ đạo Sở Xây dựng, Sở Y tế, phối hợp cùng xét nghiệm chất lượng nước tại các khu đô thị.
2. Về đầu tư phát triển nguồn tập trung:
Tập trung đẩy nhanh tiến độ hoàn thành các dự án nước sạch đang triển khai thực hiện, hoàn thành trước 2020 các dự án:
- Dự án ĐTXD Nhà máy nước (ngầm) Dương Nội - Hà Đông 30.000 m3/ngđ (hoàn thành trong năm 2017);
- Dự án ĐTXD mở rộng nâng công suất Nhà máy nước (mặt) Bắc Thăng Long - Vân Trì lên 150.000 m3/ngđ (trong đó nước mặt là 130.000 m3/ngđ);
- Dự án ĐTXD hệ thống cấp nước Nhà máy nước mặt sông Hồng công suất 300.000 m3/ngđ;
- Dự án ĐTXD hệ thống cấp nước Nhà máy nước mặt sông Đuống công suất 300.000 m3/ngđ (trong đó cấp cho Hà Nội 240.000 m3/ngđ);
- Dự án DTXD hệ thống cấp nước chuỗi đô thị Sơn Tây - Hòa Lạc - Xuân Mai - Miếu Môn - Hà Nội - Hà Đông giai đoạn II nâng công suất lên 600.000 m3/ngđ;
3. Về đầu tư phát triển mạng lưới cấp nước tập trung.
Đầu tư phát triển mạng lưới cấp nước từ nguồn nước tập trung của thành phố, phù hợp với tiến độ ĐTXD các nhà máy nước theo quy hoạch, với kết cấu mạng vòng nhằm đáp ứng 100% nhu cầu dùng nước cho nhân dân và cấp nước an toàn bao gồm:
- Triển khai xây dựng tuyến truyền dẫn nước sạch số 2 sông Đà;
- Đường ống truyền dẫn dọc các trục đường Quốc lộ 32, Quốc lộ 21, Quốc lộ 21B, đường nối Phúc Thọ-Chúc Sơn, đường Vành đai 4...;
- Đầu tư hệ thống mạng lưới cấp nước phân phối, dịch vụ cho toàn bộ các xã sử dụng nguồn từ hệ thống cấp nước tập trung của Thành phố
- Các trạm bơm tăng áp chính gồm: Trạm điều tiết lưu lượng Tây Mỗ, trạm bơm tăng áp Sóc Sơn, Xuân Mai, Phú Xuyên, Sơn Tây, Phúc Thọ, Kim Bài, Chúc Sơn, Ba Vì.
4. Phát triển hệ thống cấp nước cho khu vực nông thôn:
- Phấn đấu phát triển hệ thống cấp nước nông thôn từ nguồn tập trung của Thành phố cho 235 xã cho khoảng 2.205.781 người (tương đương 551.445 hộ); Xây dựng hệ thống cấp nước sử dụng mô hình cấp nước cục bộ theo thôn, liên thôn, xã, liên xã với công nghệ xử lý nước tiên tiến cho khoảng 513.571 người (tương đương 128.392 hộ) người thuộc các khu vực khó khăn, chưa có điều kiện kết nối hệ thống cấp nước tập trung tại Sóc Sơn, Ba Vì, Mỹ Đức, Ứng Hòa, Chương Mỹ, Thường Tín, Phú Xuyên.
- Nâng cao chất lượng dịch vụ cấp nước góp phần đảm bảo sức khỏe nhân dân. Khai thác, sử dụng hợp lý tài nguyên nước để góp phần bảo vệ môi trường. Áp dụng công nghệ xử lý nước tiên tiến đạt QCVN 01:2009 của Bộ Y tế.
- Triển khai thực hiện các dự án cấp nước xã hội hóa lĩnh vực đầu tư cấp nước sạch khu vực nông thôn đã được UBND Thành phố chấp thuận chủ trương đầu tư gồm (10 nhà đầu tư thực hiện 20 dự án cấp nước cho khu vực nông thôn với phạm vi cấp nước cho 75 xã; khoảng 180.828 hộ với 729.312 người dân (chi tiết phụ lục 1).
- Triển khai thực hiện xã hội hóa đầu tư hệ thống mạng lưới cấp nước nông thôn sử dụng nguồn từ hệ thống cấp nước tập trung của Thành phố.
5. Về công nghệ.
- Các nhà máy nước xây dựng mới cần lựa chọn công nghệ và thiết bị hiện đại, tiết kiệm năng lượng, đảm bảo môi trường
- Đối với nguồn nước ngầm: Áp dụng công nghệ truyền thống làm thoáng - xử lý sơ bộ (tiếp xúc; keo tụ, lắng hoặc lọc đợt I) - lọc nhanh - khử trùng.
- Đối với nguồn nước mặt: Áp dụng công nghệ sơ lắng - trộn - phản ứng keo tụ - lắng - lọc nhanh - khử trùng.
- Các khu vực vùng sâu, vùng xa không thể đấu nối vào hệ thống cấp nước tập trung của Thành phố: đề xuất áp dụng mô hình cấp nước theo hộ, cụm hộ sử dụng hệ thống lọc nước tiên tiến đang áp dụng tại Phú Xuyên, Chương Mỹ.
- Xây dựng hệ thống cấp nước sử dụng mô hình cấp nước cục bộ theo thôn, liên thôn, xã, liên xã với công nghệ xử lý nước đang được áp dụng tại Sóc Sơn
6. Đối với các nhà máy xử lý nước ngầm hiện có:
- Chủ động kiểm tra bảo dưỡng máy móc thiết bị để hoạt động đạt công suất quy định, trong trường hợp có sự cố phải tập trung khắc phục kịp thời trong thời gian 24h.
- Xây dựng chế độ vận hành tối ưu đảm bảo chất lượng nước, năng lực cấp nước để nâng cao mức độ dịch vụ cấp nước trên toàn Thành phố. Khắc phục và hạn chế thu hẹp các điểm thiếu nước cục bộ.
- Phối hợp với Điện lực các Quận, Huyện và Điện lực Thành phố đảm bảo cung cấp điện ổn định phục vụ công tác sản xuất và cấp nước.
- Các Nhà máy trực tiếp liên hệ, phối hợp với UBND phường, Công an phường trong công tác an ninh bảo vệ nguồn nước trong khu vực nhà máy phụ trách nhằm đảm bảo an toàn hệ thống giếng khai thác nước và nhà máy.
- Công ty cấp nước xây dựng kế hoạch cải tạo sửa chữa, thay thế thiết bị, bổ sung dây chuyền công nghệ nâng cao chất lượng nước đảm bảo hoàn thành trước 2020.
- Rà soát ngừng hoạt động các trạm cấp nước cục bộ và chuyển thành trạm bơm tăng áp sau khi các nhà máy nước mặt theo quy hoạch được đầu tư xây dựng.
6. Phương án ứng phó với các sự cố về nguồn, mạng.
6.1. Khi xảy ra sự cố mất nguồn, mạng.
Các tổ quản lý - vận hành hệ thống van và mạng, ghi thu, bộ phận giám sát truyền dữ liệu về máy tính chủ, khi phát hiện ra sự cố về nguồn, mạng (hoặc thông tin từ khách hàng) nhanh chóng báo cáo cho đơn vị cấp nước, các xí nghiệp trên địa bàn được phân công phụ trách cử cán bộ kỹ thuật cùng cán bộ kỹ thuật Công ty xuống hiện trường xác minh sự việc cụ thể, phân tích xác định nguyên nhân gây sự cố, đề ra giải pháp khắc phục.
6.2. Triển khai ngay các biện pháp ứng phó kịp thời.
- Khi xảy ra sự cố về nhà máy, về mạng truyền dẫn, về mất điện kéo dài dẫn đến mất nước trên diện rộng: Thông báo cho đơn vị cung cấp, phân phối biết phối hợp trong công tác vận hành hòa mạng (nếu mất nguồn) và thông báo cho chính quyền sở tại, nhân dân khu vực chịu ảnh hưởng cấp nước biết, khi giải quyết, khắc phục các sự cố về cấp nước hoặc tiến hành cấp nước theo giờ, cá biệt cấp nước bằng xe Stec.
- Điều tiết các van ngăn chặn lưu lượng nước cấp cho khu vực sự cố.
- Chuẩn bị sẵn sáng các thiết bị, xe máy, nhân công các chủng loại vật tư để tiến hành sửa chữa trong thời gian nhanh nhất (tối đa không quá 12h đối với mạng dịch vụ và 24h đối với ống phân phối và truyền tải).
6.3. Kiểm tra rà soát: các điểm thường có nguy cơ xảy ra sự cố trong nhà máy, trên mạng truyền dẫn, phân phối đến đường cấp nước thô, các giếng nước ngầm, các nguồn nước thô. Lập hồ sơ các điểm đen về cấp nước như cuối nguồn, thiếu hệ thống phân phối, khu vực thường có sự cố để đưa vào kế hoạch sửa chữa, cải tạo duy tu hàng năm. Tổ chức sục rửa nếu cần thiết.
6.4. Báo cáo tình hình sự cố lên cơ quan có thẩm quyền.
Sau khi xác định nguyên nhân sự cố, biện pháp khắc phục sự cố về nguồn mạng, cần báo cáo ngay cơ quan có thẩm quyền để phê duyệt phương án xử lý khắc phục kịp thời.
6.5. Đánh giá sự cố và đưa ra các biện pháp phòng ngừa trong tương lai: Đánh giá mức độ sự cố để có biện pháp phòng ngừa trong tương lai, đưa vào kế hoạch sửa chữa, cải tạo, đại tu, thay thế kịp thời hoàn thành trước mùa hè, sẵn sàng cung cấp công suất cấp nước tối đa.
1. Các đơn vị cấp nước:
- Chủ động tổ chức thực hiện Kế hoạch cấp nước an toàn, chống thất thoát, thất thu nước sạch trên địa bàn thành phố Hà Nội giai đoạn 2016-2020; Rà soát, điều chỉnh, bổ sung kế hoạch sát thực tế điều kiện của đơn vị; phối hợp chặt chẽ với Tổng Công ty Điện lực Hà Nội và các Công ty Điện lực Quận, Huyện đảm bảo cung cấp điện ổn định, đảm bảo chất lượng, phục vụ sản xuất, cấp nước; Chỉ đạo các đơn vị trực thuộc chủ động triển khai thực hiện ngay tổng kiểm tra, rà soát tình hình cung cấp nước, có giải pháp đảm bảo ổn định cấp nước về số lượng và chất lượng đối với các khách hàng dùng nước, đặc biệt là các cơ sở y tế, bệnh viện, trường học mầm non, ký túc xá, khu nhà ở cao tầng ...
- Khi xảy ra sự cố về mạng, nguồn cấp nước, sự cố về điện, thường gây ra mất nước cục bộ và thiếu nước tại các điểm có cốt địa hình cao, xa nguồn cấp nước... Các công ty cần kịp thời thông báo cho nhân dân và khách hàng, có biện pháp, giải pháp để giải quyết ngay trong thời gian sớm nhất, đảm bảo ổn định tình hình cấp nước trong địa bàn;
- Tổ chức phân công trực điều hành sản xuất, điều hành mạng lưới; Công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng về kế hoạch cấp nước luân phiên cũng như sự cố mất nước để người dân biết và có phương án tích trữ nước sinh hoạt;
- Tổ chức ứng trực tiếp nhận và xử lý kịp thời thông tin của khách hàng về tình hình cấp nước; Công bố công khai, rộng rãi số điện thoại đường dây nóng của đơn vị, cá nhân trực cấp nước hè cho nhân dân và khách hàng trên địa bàn để tiện liên hệ, giải quyết; thực hiện báo cáo kịp thời UBND Thành phố, Sở Xây dựng tình hình sự cố gây ảnh hưởng lớn đến cấp nước cho nhân dân trên địa bàn quản lý và cung cấp nước sạch của đơn vị, phương án và tiến độ khắc phục;
- Phối hợp, hướng dẫn các Chủ đầu tư, Ban quản lý tòa nhà, Ban quản trị các khu đô thị mới, khu chung cư, nhà ở trong công tác quản lý, vận hành vệ sinh bể chứa ngầm, bể chứa mái, xúc xả thối rữa hệ thống đường ống cấp nước, bảo dưỡng máy bơm nhằm kiểm soát lưu lượng, chất lượng nước sạch sinh hoạt sau đồng hồ tổng, đảm bảo Quy chuẩn kỹ thuật quy định;
- Phối hợp chặt chẽ với chính quyền địa phương tổ chức tuyên truyền phổ biến, vận động nhân dân sử dụng nước tiết kiệm, đặc biệt trong thời điểm thời tiết nắng nóng mùa hè;
- Chủ động nghiên cứu, đề xuất các dự án đầu tư xây dựng, mở rộng và phát triển hệ thống cấp nước thuộc địa bàn được giao vận hành quản lý, phù hợp các quy hoạch xây dựng, quy hoạch, kế hoạch phát triển hệ thống cấp nước Thủ đô, các cơ chế, chính sách hiện hành của Nhà nước về đầu tư xây dựng các công trình cấp nước;
- Triển khai thực hiện kế Kế hoạch triển khai áp dụng hàng năm.
+ Nâng cao đội ngũ cán bộ: Hàng năm, các đơn vị cấp nước đã cử một số cán bộ đi học các khóa đạo tạo về cấp nước an toàn, kỹ năng giao tiếp và chăm sóc khách hàng, an toàn lao động, các lớp bồi dưỡng và nâng tay nghề bậc cho các công nhân kỹ thuật, tập trung và đào tạo nghiệp vụ cho nhân viên ghi thu nhằm nâng cao trình độ chuyên môn cũng như trách nhiệm phục vụ đối với khách hàng.
+ Định kỳ tiến hành bảo dưỡng các máy móc, thiết bị trên mạng lưới cũng như trong các Nhà máy, trạm bơm nước tăng áp (đặc biệt các khu tập thể, các nhà cao tầng), các tổ quản lý mạng thường xuyên kiểm tra hệ thống cấp nước trên địa bàn quản lý, sửa chữa sự cố vỡ ống, mất nước cục bộ trên địa bàn kịp thời.
+ Cải tạo, bổ sung các tuyến ống thuộc mạng dịch vụ, phân phối, nâng cơi các đồng hồ sâu, thay thế các đồng hồ khách hàng trên mạng quản lý theo địa bàn, thực hiện các giải pháp kiểm soát, xử lý giảm tỷ lệ thất thoát thất thu nước sạch.
+ Đưa phần mềm quản lý tải sản (GIS ), phần mềm (SCADA) phục vụ công tác quản lý, theo dõi hoạt động của các đồng hồ.
+ Đầu tư phát triển hệ thống giám sát mạng lưới đường ống cấp nước từ xa thông qua các đồng hồ kiểm soát cấp nước vào các ô, khu vực đã được chia tách tại các điểm đầu và cuối mạng lưới đường ống và truyền dữ liệu về máy tính trung tâm đặt tại trụ sở các đơn vị để theo dõi, quản lý.
+ Các đơn vị cấp nước đã thực hiện cơ chế thủ tục hành chính 1 cửa hướng dẫn thủ tục, trình tự về đấu nước vào nhà, đấu nối cấp nguồn cho các tổ chức và cá nhân có cầu sử dụng nước, đồng thời tiếp nhận và xử lý những thông tin về mất nước, đấu trộm, xâm hại đến hệ thống cấp nước, khiếu nại của khách hàng trong quá trình sử dụng nước theo phương châm niềm nở, tận tình, chu đáo, công khai minh bạch và đúng quy định của Nhà nước, Thành phố.
2. Giao Sở Kế hoạch và Đầu tư:
- Chủ trì xây dựng tiêu chí lập hồ sơ kêu gọi xã hội hóa đầu tư cấp nước khu vực nông thôn.
- Phối hợp với Sở Tài Chính và các đơn vị liên quan xem xét cơ chế hỗ trợ cho các đơn vị đầu tư xây dựng công trình cấp nước nông thôn.
3. Giao Sở Khoa học và công nghệ:
Nghiên cứu công nghệ hệ thống lọc nước cục bộ tiên tiến hiện đại phù hợp với chất lượng nước nguồn từ nhiều địa bàn khác nhau trong khu vực nông thôn gặp khó khăn không thể đấu nối từ nguồn nước sạch tập trung của Thành phố.
4. Giao Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn
Khẩn trương hoàn thành đề án và bàn giao công trình nước sạch nông thôn cho doanh nghiệp hoặc hợp tác xã tiếp nhận, quản lý vận hành và đầu tư xây dựng để cấp nước phục vụ nhân dân.
5. Sở Xây dựng
- Tổ chức giao ban hàng tháng, quý nắm bắt tình hình thực hiện kế hoạch cấp nước an toàn với các đơn vị cấp nước, nắm bắt và phối hợp giải quyết những vướng mắc, khó khăn của các đơn vị về nhiệm vụ đảm bảo cung cấp nước;
- Tổ chức kiểm tra, đôn đốc thực hiện kế hoạch cấp nước an toàn của từng đơn vị cấp nước, tổng hợp báo cáo UBND Thành phố khi được yêu cầu;
- Tăng cường phối hợp với Sở Y tế, Trung tâm y tế dự phòng Thành phố thực hiện kiểm tra, giám sát chất lượng nước sạch đô thị đặc biệt tại các cơ sở sản xuất lớn, các khu đô thị mới, khu chung cư...;
- Phối hợp với các đơn vị liên quan tăng cường kiểm tra, đôn đốc các Chủ đầu tư các dự án, công trình trên địa bàn Thành phố phối hợp chặt chẽ với các đơn vị cấp nước trong quá trình thi công, giám sát các công trình hạ tầng kỹ thuật, tránh gây sự cố đường ống và phối hợp khắc phục khẩn trương sự cố nhằm cung cấp nước cho nhân dân nhanh nhất;
- Thực hiện chức năng quản lý nhà nước được UBND Thành phố giao về lĩnh vực cấp nước đô thị; phối hợp các đơn vị cấp nước nghiên cứu, đề xuất các dự án đầu tư xây dựng, mở rộng và phát triển hệ thống cấp nước phù hợp các quy hoạch xây dựng, quy hoạch và kế hoạch phát triển hệ thống cấp nước Thủ đô và Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của Thành phố...
6. Tổng Công ty Điện lực Hà Nội: Chỉ đạo Công ty điện lực các quận, huyện ưu tiên cung cấp điện ổn định và đảm bảo chất lượng điện cho các Nhà máy, Trạm sản xuất nước và các Trạm bơm tăng áp để ổn định tình hình sản xuất cấp nước cho nhân dân trên địa bàn Thành phố.
7. Giao Sở Thông tin và Truyền thông: phối hợp cùng Sở Xây dựng, các Công ty cấp nước và các cơ quan thông tấn tổ chức tuyên truyền, xây dựng ý thức cộng đồng về việc bảo vệ nguồn nước, hệ thống cấp nước, sử dụng nước tiết kiệm.
8. Sở Giao thông vận tải: cho phép các phương tiện xe máy, thiết bị và cấp phép đào đường hè nhanh chóng kịp thời để xử lý các sự cố về nước.
UBND Thành phố, yêu cầu các đơn vị căn cứ chức năng nhiệm vụ được giao, tổ chức triển khai thực hiện./.
| TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
TỔNG HỢP BÁO CÁO CÁC DỰ ÁN NƯỚC SẠCH NÔNG THÔN ĐANG TRIỂN KHAI THỰC HIỆN
STT | Doanh nghiệp Đề xuất dự án, phạm vi đầu tư | Số xã | Số hộ | Dân số | Ghi chú |
1 | Công ty nước sạch Hà Nội |
|
|
|
|
Dự án xây dựng mạng lưới cấp nước sạch cho 05 xã: Kim Nỗ, Vĩnh Ngọc, Tàm Xá, Xuân Canh và Đông Hội, huyện Đông Anh | 5 | 14151 | 56604 |
| |
Dự án nâng công suất nhà máy Bắc Thăng Long lên 150.000m3/ngđ cấp nước cho 4 xã Tiền Phong, Tráng Việt, Mê Linh và Đại Thịnh thuộc huyện Mê Linh | 4 | 12000 | 48000 |
| |
2 | Công ty nước sạch số 2 Hà Nội |
|
|
|
|
| dự án xây dựng hệ thống cấp nước sạch cho các xã Nam Sơn, Bắc Sơn, Hồng Kỳ trong vùng ảnh hưởng môi trường bán kính 500-1000m từ khu LHXLCT Sóc Sơn. | 3 | 1950 | 7800 | đã đấu nối cấp nước cho khoảng 1305 hộ |
3 | Công ty cổ phần Viwaco |
|
|
|
|
Dự án cấp nước xã Vĩnh Quỳnh | 1 | 6000 | 24000 | 31/5/2017 cấp nước | |
4 | Công ty TNHH MTV Nước sạch Hà Đông |
|
|
|
|
Nối mạng, cấp nước 02 xã: An Thượng, Vân Côn, huyện Hoài Đức | 2 | 7348 | 29392 |
| |
Phục hồi trạm cấp nước số 1 thị trấn Vân Đình, huyện Ứng Hòa | 2 | 1700 | 6800 |
| |
hoàn thiện dây chuyền công nghệ trạm cấp nước Phú Lương Thượng, Cầu Bầu xã Quảng Phú Cầu, huyện Ứng Hòa | 2 | 2500 | 10000 |
| |
5 | Công ty TNHH Đồng Tiến Thành Hà Nam |
|
|
|
|
Nối mạng, cấp nước 04 xã: Ngọc Liệp, Liệp Tuyết, Tuyết Nghĩa, Cấn Hữu, Nghĩa Hương huyện Quốc Oai | 5 | 10000 | 40000 | đã đấu nối cấp nước cho khoảng 7000/10000 hộ | |
Xây dựng hệ thống đường ống cung cấp nước sạch cho 11 xã của huyện Quốc Oai gồm các xã: Yên Sơn, Phượng Cách, Sài Sơn, Đồng Quang, Cộng Hòa, Tân Hòa, Tân Phú, Đại Thành (08 xã giai đoạn 1); Hòa Thạch, Phú Cát, Đông Yên (03 xã giai đoạn 2) và các cơ quan đơn vị trên địa bàn dự án | 11 | 24000 | 96000 |
| |
Nối mạng, cấp nước 10 xã, thị trấn: Chàng Sơn, Thạch Xá, Hữu Bằng, Bình Phú, Hương Ngải, Canh Nậu, Dị Nậu, Cần Kiệm, Kim Quan và thị trấn Liên Quan, huyện Thạch Thất | 10 | 24000 | 96000 |
| |
6 | Công ty CP hạ tầng kỹ thuật VTS |
|
|
|
|
| Nối mạng, cấp nước 15 xã, thị trấn: Lại Yên, Song Phương, Tiền Yên, Đắc Sở, Đức Giang, Sơn Đồng, Vân Canh, Đức Thượng, Kim Chung, Di Trạch, Yên Sở, Minh Khai, Dương Liễu, Cát Quế và thị trấn Trạm Trôi, huyện Hoài Đức | 15 | 40000 | 160000 |
|
7 | Công ty cổ phần sản xuất và thương mại Ngọc Hải |
|
|
|
|
Nối mạng, cấp nước 02 xã: Thạch Thán, và thị trấn Quốc Oai, huyện Quốc Oai | 2 | 5300 | 21200 | đã đấu nối 4965 hộ | |
Nối mạng, cấp nước xã Ngọc Mỹ, huyện Quốc Oai | 1 | 3000 | 12000 | đã đấu nối 2564 hộ | |
Tiếp nhận, nâng cấp mở rộng hệ thống cấp nước sạch xã Ninh Hiệp, huyện Gia Lâm | 1 | 4500 | 18000 | đã đấu nối 3360 hộ | |
Tiếp nhận, nâng cấp mở rộng hệ thống cấp nước sạch xã Kim Lan, huyện Gia Lâm | 1 | 1800 | 7200 | đã đấu nối 865 hộ | |
8 | Công ty CP Đầu tư và tư vấn thiết kế công trình xây dựng Việt Nam |
|
|
|
|
Nối mạng, cấp nước 03 xã: Xuân Phú, Vân Nam, Vân Phúc, huyện Phúc Thọ | 3 | 5700 | 22800 |
| |
11 | Công ty cổ phần Kỹ thuật môi trường Việt |
|
|
|
|
Xây dựng hệ thống cấp nước 2 xã Long Xuyên, Thượng Cốc, huyện Phúc Thọ | 2 | 3979 | 15916 |
| |
12 | Công ty CP Đầu tư xây dựng VIETCOM |
|
|
|
|
Nối mạng cấp nước sạch cho 02 xã Văn Phú, Văn Bình và bổ sung một số tuyến ống cấp nước trong thị trấn Thường Tín từ nhà máy nước thị trấn Thường Tín | 2 | 4500 | 18000 |
| |
9 | CT TNHH ĐT Nhất Phát |
|
|
|
|
Xây dựng hệ thống cấp nước sạch xã Cự Khê, huyện Thanh Oai | 1 | 2000 | 8000 |
| |
10 | Công ty TNHH cấp nước Sơn Tây |
|
|
|
|
Dự án cấp nước cho 2 xã Cổ Đông và Sơn Đồng thị xã Sơn Tây (sử dụng nguồn từ nhà máy nước Sơn Tây) | 2 | 6400 | 31600 |
| |
| Tổng cộng | 75 | 180.828 | 729.312 |
|
- 1 Quyết định 1065/QĐ-UBND năm 2017 Quy chế hoạt động của Ban chỉ đạo cấp nước an toàn và chống thất thoát, thất thu nước sạch do tỉnh Nghệ An ban hành
- 2 Quyết định 2502/QĐ-TTg năm 2016 phê duyệt Điều chỉnh Định hướng phát triển cấp nước đô thị và khu công nghiệp Việt Nam đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2050 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 3 Kế hoạch 170/KH-UBND năm 2016 cấp nước an toàn năm và chống thất thoát, thất thu nước sạch giai đoạn 2017- 2020 tỉnh Thanh Hóa
- 4 Quyết định 2601/QĐ-UBND năm 2016 về thành lập Ban Chỉ đạo cấp nước an toàn và chống thất thoát, thất thu nước sạch tỉnh Sóc Trăng
- 5 Quyết định 1566/QĐ-TTg phê duyệt Chương trình Quốc gia bảo đảm cấp nước an toàn giai đoạn 2016-2025 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 6 Quyết định 499/QĐ-TTg năm 2013 phê duyệt Quy hoạch cấp nước Thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 7 Quyết định 1259/QĐ-TTg năm 2011 phê duyệt Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 8 Thông tư 04/2009/TT-BYT ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước ăn uống do Bộ Y tế ban hành
- 1 Quyết định 2601/QĐ-UBND năm 2016 về thành lập Ban Chỉ đạo cấp nước an toàn và chống thất thoát, thất thu nước sạch tỉnh Sóc Trăng
- 2 Kế hoạch 170/KH-UBND năm 2016 cấp nước an toàn năm và chống thất thoát, thất thu nước sạch giai đoạn 2017- 2020 tỉnh Thanh Hóa
- 3 Quyết định 1065/QĐ-UBND năm 2017 Quy chế hoạt động của Ban chỉ đạo cấp nước an toàn và chống thất thoát, thất thu nước sạch do tỉnh Nghệ An ban hành