Hệ thống pháp luật
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH THANH HÓA
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 170/KH-UBND

Thanh Hóa, ngày 10 tháng 11 năm 2016

 

KẾ HOẠCH

CẤP NƯỚC AN TOÀN NĂM VÀ CHỐNG THẤT THOÁT, THẤT THU NƯỚC SẠCH GIAI ĐOẠN 2017 - 2020, TỈNH THANH HÓA.

Căn cứ Quyết định số 1566/QĐ-TTg ngày 09/8/2016 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chương trình Quốc gia đảm bảo cấp nước an toàn giai đoạn 2016 - 2025; thực hiện Công văn số 1901/BXD-HTKT ngày 01/9/2016 của Bộ Xây dựng về việc triển khai thực hiện Chương trình quốc gia đảm bảo cấp nước an toàn giai đoạn 2016 - 2025 và Chương trình quốc gia chống thất thoát, thất thu nước sạch đến năm 2025; trên cơ sở báo cáo và đề xuất tại Công văn số 5897/SXD-HT ngày 17/10/2016 của Sở Xây dựng, UBND tỉnh Thanh Hóa ban hành Kế hoạch cấp nước an toàn năm 2017 và giai đoạn 2017 - 2020 tỉnh Thanh Hóa, với các nội dung như sau:

A. VỀ KẾ HOẠCH CẤP NƯỚC AN TOÀN NĂM 2017 VÀ GIAI ĐOẠN 2017-2020, TỈNH THANH HÓA.

- Căn cứ Nghị định số 117/2007/NĐ-CP ngày 11/7/2007 của Chính phủ về sản xuất, cung cấp và tiêu thụ nước sạch; Nghị định số 124/2011/NĐ-CP ngày 28/12/2011 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 117/2007/NĐ-CP ngày 11/7/2007 của Chính phủ về sản xuất, cung cấp và tiêu thụ nước sạch; Thông tư số 08/2012/TT-BXD ngày 21/11/2012 của Bộ Xây dựng hướng dẫn thực hiện đảm bảo cấp nước an toàn;

- Căn cứ các Quyết định của Chủ tịch UBND tỉnh số: 496/QĐ-UBND ngày 01/02/2013 về việc thành lập Ban chỉ đạo cấp nước an toàn tỉnh Thanh Hóa; số 1875/QĐ-UBND ngày 05/6/2013 về việc ban hành Quy chế hoạt động của Ban chỉ đạo cấp nước an toàn tỉnh Thanh Hóa; số 3511/QĐ-UBND ngày 14/9/2016 về việc kiện toàn Ban chỉ đạo cấp nước an toàn tỉnh Thanh Hóa.

- Căn cứ Quyết định của Chủ tịch UBND tỉnh số: 3212/QĐ-UBND ngày 30/9/2014 về việc phê duyệt Kế hoạch cấp nước an toàn đối với 11 hệ thống cấp nước do Công ty TNHH MTV cấp nước Thanh Hóa quản lý; số 2039/QĐ-UBND ngày 04/6/2015 về việc phê duyệt Kế hoạch cấp nước an toàn đối với 7 hệ thống cấp nước do Trung tâm nước sinh hoạt và Vệ sinh môi trường nông thôn Thanh Hóa quản lý;

Sau khi rà soát Kế hoạch cấp nước an toàn được duyệt, tình hình thực hiện Kế hoạch trong thời gian qua và hoạt động sản xuất và cung cấp nước sạch trên địa bàn, UBND tỉnh ban hành Kế hoạch cấp nước an toàn tỉnh Thanh Hóa năm 2017, giai đoạn 2017-2020 với các nội dung chính sau đây:

I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:

1. Bảo đảm duy trì áp lực cấp nước, cung cấp ổn định, đủ lượng nước và đảm bảo chất lượng nước cấp theo quy định.

2. Có các giải pháp đối phó với các sự cố bất thường và các nguy cơ, rủi ro có thể xảy ra trong toàn bộ quá trình sản xuất, cung cấp nước sạch từ nguồn đến khách hàng sử dụng nước.

3. Góp phần bảo vệ sức khỏe cộng đồng, giảm thiểu các bệnh tật liên quan đến nước, phòng ngừa dịch bệnh và phát triển kinh tế xã hội.

4. Góp phần giảm tỉ lệ thất thoát, tiết kiệm tài nguyên nước và bảo vệ môi trường.

II. NỘI DUNG KẾ HOẠCH:

II-1. Kế hoạch cấp nước an toàn của Công ty cổ phần cấp nước Thanh Hóa.

1. Hiện trạng hoạt động của hệ thống cấp nước:

a) Nguồn nước, phạm vi cấp nước, xử lý, vận chuyển và phân phối nước:

* Nguồn nước:

- Nguồn nước mặt bao gồm các Nhà máy: Mật Sơn, Hàm Rồng, Hoằng Vinh, thị trấn Quảng Xương, Nguyên Bình, thị trấn Triệu Sơn, thị trấn Nông Cống, thị trấn Cẩm Thủy, thị trấn Ngọc Lặc, thị trấn Thạch Thành.

- Nguồn nước dưới đất gồm: Nhà máy nước Bỉm Sơn.

* Phạm vi cấp nước: Thành phố Thanh Hóa, Thị xã Bỉm Sơn, Thị xã Sầm Sơn, các thị trấn và các vùng phụ cận đô thị.

* Vận chuyển và phân phối: Nước từ các Nhà máy được bơm qua mạng lưới đường ống vận chuyển tới hộ tiêu thụ.

* Mạng lưới đường ống cấp nước gồm các loại ống: Gang, thép, u.PVC, HDPE.

b) Sơ đồ quy trình công nghệ hệ thống cấp nước: Xử lý bằng phương pháp cơ học và hóa học.

c) Các thông tin cơ bản:

- Tổng số hệ thống cấp nước: 12 hệ thống

- Tổng công suất thiết kế: 120.450 m3

- Tổng công suất khai thác: 111.250 m3

- Tổng chiều dài hệ thống đường ống: 941,102 km

2. Xác định, phân tích và đánh giá mức độ nguy cơ, rủi ro đối với hệ thống cấp nước:

a) Các nguy cơ rủi ro từ nguồn nước, lưu vực: Ô nhiễm nguồn nước; trữ lượng nước không ổn định, cạn kiệt, nhiễm mặn.

b) Các nguy cơ, rủi ro về mặt hóa học, lý học và sinh học theo quy trình công nghệ hệ thống cấp nước: Sử dụng hóa chất không đúng; không kiểm soát được các chỉ tiêu hàm lượng cặn, độ đục, PH, kim loại, hóa chất …. của nguồn nước và chất lượng đầu ra.

c) Các nguy cơ, rủi ro đối với việc đảm bảo cấp nước liên tục, lưu lượng và áp lực trong mạng lưới cấp nước đến khách hàng sử dụng nước: Mất điện, vỡ đường ống; vật tư, thiết bị hỏng; quản lý, vận hành, duy tu bảo dưỡng không chặt chẽ, không phù hợp, không đúng quy trình; thiên tai lũ lụt.

d) Xác định thứ tự ưu tiên về các nguy cơ, rủi ro để đề xuất các biện pháp kiểm soát và phòng ngừa, bao gồm:

+ Nguy cơ về ô nhiễm nguồn nước;

+ Nguy cơ xảy ra tại hố thu nước, trạm xử lý;

+ Nguy cơ về các sự cố trên mạng lưới đường ống cấp nước và khu xử lý;

+ Nguy cơ về ý thức sử dụng nước của khách hàng;

+ Nguy cơ về sự cố mất điện, cắt điện luân phiên, giảm tải của ngành điện;

+ Nguy cơ về ý thức của CBCNV trong quản lý vận hành, duy tu bảo dưỡng.

3. Xác định các biện pháp kiểm soát, phòng ngừa, khắc phục rủi ro và kế hoạch triển khai áp dụng:

- Rà soát các biện pháp kiểm soát, phòng ngừa và khắc phục đang áp dụng.

- Các biện pháp kiểm soát, phòng ngừa bổ sung, gồm: Tuyên truyền, giáo dục Luật Tài nguyên và Môi trường; Kiểm tra, giám sát nguồn nước, hố thu nước; Lắp đạt thiết bị kiểm tra, báo tự động đối với Trạm bơm; Thực hiện kiểm tra, bảo dưỡng định kỳ và kiểm tra bất thường đối với hệ thống mạng, hố van, đồng hồ đo và các biện pháp nghiệp vụ khác.

4. Lập kế hoạch kiểm tra, đánh giá việc thực hiện các biện pháp kiểm soát, phòng ngừa và khắc phục sự cố, mất kiểm soát:

Các hoạt động

Mô tả

Tần suất

Trách nhiệm

Hồ sơ

Kiểm tra và đánh giá nội bộ

Việc kiểm tra, đánh giá do Ban cấp nước an toàn của Công ty tiến hành theo kế hoạch lập trước hoặc đột xuất

3 tháng/ 1 lần

Ban CNAT của Công ty; Thủ trưởng các đơn vị trực thuộc

Lưu tại phòng kỹ thuật

Kiểm tra, theo dõi của cơ quan y tế địa phương Kiểm tra các chỉ tiêu vi sinh, lý hóa của nước

Cán bộ cơ quan Y tế dự phòng Tỉnh tiến hành kiểm tra, lấy mẫu để xét nghiệm các chỉ tiêu quan trọng của nước thành phẩm

1 tháng/ 1 lần

Trung tâm y tế dự phòng Thanh Hóa

Lưu tại TTYTD; Phòng kỹ thuật

Kiểm tra, theo dõi của cán bộ quản lý, cán bộ kỹ thuật

Kiểm tra việc thực hiện các quy định, các quy trình vận hành, quy trình kiểm tra và hướng dẫn thao tác của công nhân tại các công đoạn trong quá trình sản xuất và tiêu thụ

Hàng ngày; các ca hoặc đột xuất

Cán bộ quản lý, cán bộ kỹ thuật Công ty, cán bộ kỹ thuật các chi nhánh cấp nước.

Phòng kỹ thuật; các chi nhánh cấp nước

5. Lập kế hoạch, quy trình ứng phó với biến đổi xảy ra trong điều kiện vận hành có sự cố, mất kiểm soát và tình huống khẩn cấp, gồm:

Bảo đảm thông tin, liên lạc kịp thời, liên tục, đúng đối tượng; Xác định nguyên nhân sự cố; Xác định các hành động cần thiết để ứng phó sự cố; Thực hiện các hành động ứng phó; Xử lý sự cố, khôi phục và cung cấp ổn định cho khách hàng sử dụng nước; Xác định hậu quả trước mắt và lâu dài; Giải trình, báo cáo; Lưu trữ thông tin, số liệu về sự cố và các biện pháp khắc phục; Đánh giá tổng thể sự cố và đề xuất các giải pháp phòng ngừa và xử lý các sự cố có thể xảy ra trong tương lai.

Trách nhiệm thực hiện: Ban cấp nước an toàn của Công ty, Giám đốc các chi nhánh, cán bộ kỹ thuật và công nhân viên của Công ty.

6. Xây dựng các tiêu chí, các chỉ số giám sát và giới hạn kiểm soát để đánh giá việc triển khai thực hiện kế hoạch cấp nước an toàn bao gồm:

a) Chất lượng nước sử dụng cho mục đích ăn uống, sinh hoạt và các mục đích khác: Tần suất kiểm tra 01 lần/tháng, các chi tiêu chất lượng nước theo QCVN 01 : 2009/BYT để giám sát, kiểm soát.

b) Các tiêu chuẩn, quy chuẩn chất lượng nước theo quy định tại Nghị định 112/2007/NĐ-CP của Chính phủ; Thông tư 01/2008/TT-BXD của Bộ Xây dựng QCVN 01 : 2009/BYT - Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về chất lượng nước ăn uống và sinh hoạt; QCVN 02 : 2009/BYT - Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về chất lượng nước sinh hoạt.

c) Các yêu cầu về quản lý chất lượng theo hệ thống quản lý ISO : 9000 Các yêu cầu về Sản phẩm; khách hàng; mua hàng; sản xuất cung cấp dịch vụ; đo lường, phân tích và cải tiến.

7. Quản lý cơ sở dữ liệu có liên quan về cấp nước an toàn, gồm:

a) Lập danh mục các văn bản tài liệu và các thông tin liên quan đến công tác cấp nước an toàn (Tài liệu nội bộ và tài liệu bên ngoài);

b) Xây dựng hệ thống và quy trình kiểm soát tài liệu; thực hiện kiểm soát tài liệu theo hệ thống quản lý chất lượng và hệ thống quản lý hồ sơ và hỗ trợ lưu giữ hồ sơ đảm bảo yêu cầu quy định; đồng thời đáp ứng yêu cầu đánh giá độc lập hoặc tra cứu, cung cấp thông tin kịp thời khi có sự cố xảy ra đối với hệ thống cấp nước.

c) Có cơ chế tiếp nhận và xử lý kịp thời các khiếu nại của khách hàng hoặc cộng đồng: tiếp nhận, phân loại ý kiến - Phiếu yêu cầu xử lý khiếu nại - Xem xét phân tích nguyên nhân - Đề ra biện pháp và trách nhiệm xử lý- Duyệt - chuyển các bộ phận liên quan - Ý kiến của khách hàng sau khi xử lý- Thực hiện và theo dõi kết quả xử lý.

8. Các chương trình hỗ trợ và kế hoạch triển khai (theo định kỳ hàng năm):

a) Chương trình bảo dưỡng phòng ngừa nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của HTCN, tăng tuổi thọ phục vụ của các công trình và thiết bị, ngăn ngừa và giảm thiểu rủi ro, sự cố:

- Giảm tỉ lệ thất thoát nước: Thay thế các tuyến ống cũ; Thay thế kiểm định đồng hồ, kế hoạch thực hiện thường xuyên.

- Quản lý mạng lưới: Lắp van thông minh để điều áp, lắp đặt các thiết bị theo dõi lưu lượng tự động; thay thế bảo dưỡng máy móc.

b) Chương trình đánh giá độc lập để kiểm tra việc thực hiện kế hoạch cấp nước an toàn.

- Kiểm tra chất lượng nước thô: Kế hoạch 1 lần/tháng kiểm tra đánh giá các chỉ tiêu PH, độ đục, Fe, độ dẫn điện của nguồn nước.

- Kiểm tra nước sạch sau xử lý: hàng ngày và hàng tuần kiểm tra các chỉ tiêu chất lượng nước sạch theo QCVN 01:2009/BYT.

c) Chương trình đào tạo, tập huấn, nâng cao nhận thức, nâng cao trình độ tay nghề của đội ngũ cán bộ và công nhân về cấp nước an toàn: Hàng năm có kế hoạch đào tạo tay nghề cho công nhân viên của các bộ phận tham gia các hội thảo về lĩnh vực cấp nước.

đ) Chương trình tuyên truyền giáo dục, nâng cao nhận thức của cộng đồng về bảo vệ nguồn nước, sử dụng nước tiết kiệm và an toàn:

- Tuyên truyền ngày Môi trường thế giới, ngày nước sạch Thế giới: Kế hoạch 02 lần/năm

- Tuyên truyền bảo vệ nguồn nước, sử dụng nước tiết kiệm: Kế hoạch 02 lần/năm

9. Xây dựng kế hoạch đánh giá kết quả thực hiện cấp nước an toàn:

- Hàng tháng, các bộ phận được phân công phụ trách gửi kiến nghị, đề xuất về phòng Kế hoạch tổng hợp để tổng hợp báo cáo. Nếu có sự cố lớn phải báo cáo ngay với Ban CNAT Công ty để xin ý kiến chỉ đạo của Ban chỉ đạo cấp nước an toàn tỉnh.

- Ban cấp nước an toàn Công ty lập và điều chỉnh kế hoạch cấp nước an toàn các năm tiếp theo gửi Ban chỉ đạo cấp nước an toàn tỉnh và Sở Xây dựng trước ngày 05/12 hàng năm.

- Hàng quý và trước ngày 15/12 hàng năm, Ban CNAT Công ty báo cáo đánh giá việc thực hiện Kế hoạch cấp nước an toàn gửi Ban chỉ đạo cấp nước an toàn tỉnh và Sở Xây dựng.

10. Nguồn kinh phí thực hiện:

Nguồn kinh phí thực hiện cấp nước an toàn do đơn vị cấp nước lập và được tính vào chi phí sản xuất chung trong giá tiêu thụ nước sạch được thẩm định và phê duyệt theo quy định, bao gồm:

a) Năm 2017:

Bảng khái toán kinh phí thực hiện năm 2017

T.T

Tiêu đề

Nội dung giải pháp

Khái toán kinh phí (Tr.đ)

Nguồn vốn thực hiện

1

Cải thiện chất lượng nước sau xử lý

Nghiên cứu thay thế các hóa chất xử lý nước, sử dụng các hóa chất có hiệu quả hơn như chất keo tụ PAC, clo khô

500

Huy động hợp pháp của doanh nghiệp

2

Nâng cao năng lực quản lý chất lượng nước

Xây dựng phòng thí nghiệm chất lượng nước đạt chuẩn ISO 17025

1.000

Huy động hợp pháp của doanh nghiệp

3

Hiện đại hóa hệ thống xử lý nước

Trang bị hệ thống SCADA cho nhà máy nước Bỉm Sơn; từng bước hiện đại hóa trang thiết bị điều khiển vận hành của các công trình:

- Xử lý lắng, lọc, trạm bơm;

- Hệ thống xử lý hóa chất;

- Hệ thống giám sát chất lượng nước;

- Hệ thống cảnh báo, xử lý sự cố...

3.000

Huy động hợp pháp của doanh nghiệp

4

Cải thiện chất lượng nước trên hệ thống mạng lưới CN

Xây dựng các điểm châm bổ sung hóa chất khử trùng

500

Huy động hợp pháp của doanh nghiệp

5

Cải thiện áp lực tại các khu vực bất lợi

Lắp đồng hồ áp lực trên mạng lưới đường ống

500

Huy động hợp pháp của doanh nghiệp

6

Tăng cường năng lực cấp nước cho thị xã Sầm Sơn, thị trấn huyện Quảng Xương và vùng lân cận

Xây dựng nhà máy nước Quảng Xương, công suất 15.000m3/ng.đ, tại xã Quảng Thịnh, thành phố Thanh Hóa

80.000

Vốn ngân sách + Vốn huy động hợp pháp khác

Xây dựng trạm bơm tăng áp và tuyến ống chuyển tải nước thứ hai DN400 Thanh Hóa - Sầm Sơn

90.000

Vốn ngân sách + Vốn huy động hợp pháp khác

7

Nâng cao năng lực quản lý hệ thống mạng lưới đường ống

Định vị số hóa hệ thống van và các điểm đấu nối trên HTCN thành phố Thanh Hóa;

200

Huy động hợp pháp của doanh nghiệp

 

Cộng:

 

175.700

 

b) Giai đoạn 2018-2020:

T.T

Tiêu đề

Nội dung giải pháp

Khái toán kinh phí (Tr.đ)

Nguồn vốn thực hiện

Thời gian dự kiến hoàn thành

1

Nâng cao năng lực quản lý chất lượng nước

Xây dựng bản đồ chất lượng nước cho MLCN

500

Huy động hợp pháp của doanh nghiệp

2018

Trang bị xe quan trắc chất lượng nước lưu động

3.000

Huy động hợp pháp của doanh nghiệp

2020

2

Hiện đại hóa hệ thống xử lý nước

Trang bị hệ thống SCADA cho nhà máy nước tại các huyện lỵ; từng bước hiện đại hóa trang thiết bị điều khiển vận hành của các công trình:

- Xử lý lắng, lọc, trạm bơm;

- Hệ thống XL hóa chất;

- Hệ thống giám sát chất lượng nước;

- Hệ thống cảnh báo, xử lý sự cố...

10.000

Huy động hợp pháp của doanh nghiệp

2018-2020

3

Bảo đảm an toàn, tăng năng lực dự phòng cho nguồn nước thô sản xuất

Xây dựng tuyến ống nước thô từ Đập Bái Thượng để cấp nước cho các nhà máy nước hiện có dọc Quốc lộ 47 và thành phố Thanh Hóa

1.000.000

Vốn ngân sách + vốn huy động hợp pháp khác

2019

4

Tăng cường năng lực cấp nước cho thị xã Bỉm Sơn và các thị trấn huyện lỵ

Nâng công suất HT cấp nước thị xã Bỉm Sơn lên 30.000m3/ngày

100.000

Huy động hợp pháp của doanh nghiệp

2019

Nâng công suất giai đoạn 2 của các nhà máy nước thuộc dự án WB (Triệu Sơn, Nông Cống, Ngọc Lặc, Cẩm Thủy, Tĩnh Gia, Tào Xuyên)

90.000

Huy động hợp pháp của doanh nghiệp

2018

 

Cộng:

 

1.203.500

 

 

II-2. Kế hoạch cấp nước an toàn của Trung tâm Nước sinh hoạt và Vệ sinh môi trường nông thôn tỉnh:

1. Đánh giá hiện trạng hoạt động của hệ thống các công trình cấp nước, bao gồm:

a) Nguồn nước, phạm vi cấp nước, xử lý, vận chuyển và phân phối nước:

* Nguồn nước:

- Nguồn nước mặt bao gồm: Hệ thống cấp nước 7 xã huyện Hậu Lộc; Hệ thống cấp nước 9 xã huyện Nga Sơn.

- Nguồn nước dưới đất gồm: Nhà máy/công trình cấp nước xã Định Tường, Vạn Hà, Vĩnh Thành, Vạn Thắng, Tiến Lộc.

* Vận chuyển và phân phối: Nước từ các Nhà máy/công trình, được bơm qua mạng lưới đường ống vận chuyển tới hộ tiêu thụ.

* Mạng lưới đường ống cấp nước gồm các loại ống: Thép, u.PVC, HDPE,

b) Sơ đồ quy trình công nghệ hệ thống cấp nước: Xử lý bằng phương pháp cơ học và hóa học.

c) Các thông tin cơ bản:

- Tổng số hệ thống cấp nước: 07 công trình

- Tổng công suất thiết kế: 33.290 m3

- Tổng công suất khai thác: 11.480 m3

- Tổng chiều dài hệ thống đường ống: 840,164 km.

Trong đó:

+ Ống nước thô: 20,665 km

+ Ống phân phối C1: 129,931 km

+ Ống nhánh C2: 121,358 km

+ Ống nối hộ gia đình: 568,21 km

2. Xác định, phân tích và đánh giá mức độ nguy cơ, rủi ro đối với hệ thống cấp nước:

a) Các nguy cơ rủi ro từ nguồn nước, lưu vực: Ô nhiễm nguồn nước; trữ lượng nước không ổn định, cạn kiệt, nhiễm mặn.

b) Các nguy cơ, rủi ro về mặt hóa học, lý học và sinh học theo quy trình công nghệ hệ thống cấp nước: Sử dụng hóa chất không đúng; không kiểm soát được các chỉ tiêu hàm lượng cặn, độ đục, PH, kim loại, hóa chất.... của nguồn nước và chất lượng nước đầu ra.

c) Các nguy cơ, rủi ro đối với việc đảm bảo cấp nước liên tục, lưu lượng và áp lực trong mạng lưới cấp nước đến khách hàng sử dụng nước: Mất điện, cỡ đường ống; vật tư, thiết bị hỏng; quản lý, vận hành, duy tu bảo dưỡng không chặt chẽ, không phù hợp, không đúng quy trình; thiên tai lũ lụt.

d) Xác định thứ tự ưu tiên về các nguy cơ, rủi ro để đề xuất các biện pháp kiểm soát và phòng ngừa, bao gồm:

+ Nguy cơ về ô nhiễm nguồn nước;

+ Nguy cơ xảy ra tại hố thu nước, trạm xử lý;

+ Nguy cơ về các sự cố trên mạng lưới đường ống cấp nước và khu xử lý;

+ Nguy cơ về ý thức sử dụng nước của khách hàng;

+ Nguy cơ về sự cố mất điện, cắt điện luân phiên, giảm tải của ngành điện;

+ Nguy cơ về ý thức của CBCNV trong quản lý vận hành, duy tu bảo dưỡng.

3. Các biện pháp kiểm soát, phòng ngừa, khắc phục rủi ro và kế hoạch triển khai áp dụng:

- Các biện pháp kiểm soát, phòng ngừa bổ sung, gồm: Tuyên truyền, giáo dục Luật Tài nguyên và Môi trường; Kiểm tra, theo dõi, giám sát nguồn nước; Lắp đặt thiết bị kiểm tra, báo tự động đối với Trạm bơm cấp I (bơm chìm) và trạm bơm cấp II; Thực hiện kiểm tra, bảo dưỡng định kỳ và kiểm tra bất thường đối với bể lọc, khử trùng, bể chứa nước sạch, hệ thống mạng, hố van, đồng hồ đo và các biện pháp nghiệp vụ khác.

4. Kế hoạch kiểm tra, đánh giá việc thực hiện các biện pháp kiểm soát, phòng ngừa và khắc phục các nguy cơ, rủi ro:

Các hoạt động

Mô tả

Tần suất

Trách nhiệm

Hồ sơ

Kiểm tra và đánh giá nội bộ

Việc kiểm tra, đánh giá do Ban cấp nước an toàn của Trung tâm NSH&VSMTNT tiến hành theo kế hoạch lập trước hoặc đột xuất

3 tháng/ 1 lần

Ban CNAT của Trung tâm; Thủ trưởng các chi nhánh cấp nước trực thuộc.

Lưu tại Trạm tư vấn dịch vụ và Chuyển giao công nghệ (TVDV&CG CN)

Kiểm tra, theo dõi của cơ quan y tế địa phương Kiểm tra các chỉ tiêu vi sinh, lý hóa của nước

Cán bộ cơ quan Y tế dự phòng Tỉnh tiến hành kiểm tra, lấy mẫu để xét nghiệm các chỉ tiêu quan trọng của nước thành phẩm

1 tháng/ 1 lần

Trung tâm Y tế dự phòng Thanh Hóa

Lưu tại TTYTDP; Trạm TVDV&CG CN

Kiểm tra, theo dõi của Trưởng chi nhánh, cán bộ quản lý, cán bộ kỹ thuật

Kiểm tra việc thực hiện các quy định, các quy trình vận hành, quy trình kiểm tra và hướng dẫn thao tác của công nhân tại các công đoạn trong quá trình sản xuất và tiêu thụ

Hàng ngày; các ca hoặc đột xuất

Cán bộ quản lý, cán bộ TVDV&CGCN cán bộ kỹ thuật các chi nhánh cấp nước.

Trạm TVDV&CG CN; các chi nhánh cấp nước.

5. Kế hoạch, quy trình ứng phó với biến đổi xảy ra trong điều kiện vận hành có sự cố, mất kiểm soát và tình huống khẩn cấp, gồm:

Bảo đảm thông tin, liên lạc kịp thời, liên tục, đúng đối tượng; Xác định nguyên nhân sự cố; Xác định các hành động cần thiết để ứng phó sự cố; Thực hiện các hành động ứng phó; Xử lý sự cố, khôi phục và cung cấp ổn định cho khách hàng sử dụng nước; Xác định hậu quả trước mắt và lâu dài; Giải trình, báo cáo; Lưu trữ thông tin, số liệu về sự cố và các biện pháp khắc phục; Đánh giá tổng thể sự cố và đề xuất các giải pháp phòng ngừa và xử lý các sự cố có thể xảy ra trong tương lai.

Trách nhiệm thực hiện: Ban cấp nước an toàn của Trung tâm NSH &VSMTNT, Trưởng trạm TVDV&CGCN, Trưởng các chi nhánh, cán bộ kỹ thuật và công nhân viên của Trung tâm.

6. Các tiêu chí, các chỉ số giám sát và giới hạn kiểm soát để đánh giá việc triển khai thực hiện kế hoạch cấp nước an toàn:

- Chất lượng nước phải đạt chất lượng theo quy định TCVN 5502 :2003 - Nước sinh hoạt - Yêu cầu chất lượng; QCVN 01 : 2009/BYT - Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về chất lượng nước ăn uống và sinh hoạt; QCVN 02 : 2009/BYT - Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về chất lượng nước sinh hoạt.

7. Quản lý cơ sở dữ liệu có liên quan về cấp nước an toàn, gồm:

- Lập danh mục các văn bản tài liệu và các thông tin liên quan đến công tác cấp nước an toàn;

- Xây dựng hệ thống và quy trình kiểm soát tài liệu, bao gồm: Tài liệu nội bộ và tài liệu bên ngoài. Lập hệ thống quản lý hồ sơ và hỗ trợ lưu giữ hồ sơ đảm bảo yêu cầu quy định; đồng thời đáp ứng yêu cầu đánh giá độc lập hoặc tra cứu, cung cấp thông tin kịp thời khi có sự cố xảy ra đối với hệ thống cấp nước.

- Có cơ chế tiếp nhận và xử lý kịp thời các khiếu nại của khách hàng hoặc cộng đồng.

8. Các chương trình hỗ trợ và kế hoạch triển khai (theo định kỳ hàng năm):

a) Chương trình bảo dưỡng phòng ngừa nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của HTCN, tăng tuổi thọ phục vụ của các công trình và thiết bị, ngăn ngừa và giảm thiểu rủi ro, sự cố.

b) Chương trình đánh giá độc lập để kiểm tra việc thực hiện kế hoạch cấp nước an toàn.

c) Chương trình đào tạo, tập huấn, nâng cao nhận thức, nâng cao trình độ tay nghề của đội ngũ cán bộ và công nhân về cấp nước an toàn.

d) Chương trình tuyên truyền giáo dục, nâng cao nhận thức của cộng đồng về bảo vệ nguồn nước, sử dụng nước tiết kiệm.

9. Kế hoạch đánh giá kết quả thực hiện cấp nước an toàn:

- Hàng tháng, các bộ phận được phân công phụ trách gửi kiến nghị, đề xuất về phòng Kế hoạch để tổng hợp báo cáo. Nếu có sự cố lớn phải báo cáo ngay với Ban CNAT Công ty để xin ý kiến chỉ đạo của Ban chỉ đạo cấp nước an toàn tỉnh.

- Ban cấp nước an toàn Trung tâm lập và điều chỉnh kế hoạch cấp nước an toàn các năm tiếp theo gửi Ban chỉ đạo cấp nước an toàn tỉnh và Sở Xây dựng trước ngày 05/12 hàng năm.

- Hàng quý và trước ngày 15/12 hàng năm, Ban CNAT Trung tâm báo cáo đánh giá việc thực hiện Kế hoạch cấp nước an toàn gửi Ban chỉ đạo cấp nước an toàn tỉnh và Sở Xây dựng.

10. Kinh phí thực hiện kế hoạch cấp nước an toàn:

Nguồn kinh phí thực hiện cấp nước an toàn do đơn vị cấp nước lập và được tính vào chi phí sản xuất chung trong giá tiêu thụ nước sạch được thẩm định và phê duyệt theo quy định, bao gồm:

a) Nguồn vốn thực hiện định kỳ hàng năm:

- Chương trình bảo dưỡng, phòng ngừa nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của HTCN, tăng tuổi thọ phục vụ của các công trình và thiết bị, ngăn ngừa và giảm thiểu rủi ro, sự cố 1.690,0 triệu đồng/năm;

- Chương trình đánh giá độc lập để kiểm tra việc thực hiện kế hoạch cấp nước an toàn 70,0 triệu đồng/năm.

- Chương trình đào tạo, tập huấn, nâng cao nhận thức, nâng cao trình độ tay nghề của đội ngũ cán bộ và công nhân về cấp nước an toàn 65,0 triệu đồng/năm

- Chương trình tuyên truyền giáo dục, nâng cao nhận thức của cộng đồng về bảo vệ nguồn nước, sử dụng nước tiết kiệm 60,0 triệu đồng/năm.

b) Kế hoạch thực hiện đảm bảo cấp nước an toàn giai đoạn 2017 - 2020:

TT

Nội dung

Phương thức thực hiện

Kinh phí (Tr.đồng)

Nguồn vốn

1

Xây dựng đới phòng hộ vệ sinh khu vực lấy nước

Phối hợp

150

Trung tâm

2

Ứng dựng công nghệ thông tin, thiết lập hệ thống giám sát chất lượng trên toàn mạng cấp

Tự thực hiện

2.500

Trung tâm

3

Thay thế đồng hồ bị hỏng

Tự thực hiện

1.600

Huy động các nguồn vốn

4

Trang bị máy móc, thiết bị và hiện đại hóa phòng phân tích chất lượng nước

Hợp đồng thầu

300

Huy động các nguồn vốn

5

Cải tại nâng cấp khu xử lý (xử lý Mangan) và thay thế các đoạn ống bị tắc nhà máy nước thị trấn Vạn Hà.

 

5.000

Huy động các nguồn vốn

6

Trang cấp máy phát điện dự phòng cho 5 nhà máy

Đấu thầu

2.800

Huy động các nguồn vốn

7

Cắm mốc định vị tim các tuyến ống cấp nước

Tự thực hiện

150

Huy động các nguồn vốn

8

Trang bị thay thế 05 bơm cấp 1 (bơm chìm ) cho 05 nhà máy

Tự thực hiện

700

Trung tâm

9

Thay thế đường ống cũ bị hỏng

Tự thực hiện

3.100

Huy động các nguồn vốn

 

Cộng

 

16.300

Huy động các nguồn vốn

B. VỀ CHỐNG THẤT THOÁT, THẤT THU NƯỚC SẠCH:

I. Đánh giá kết quả triển khai thực hiện:

Với quan điểm: Nước sạch là một loại sản phẩm, hàng hóa đặc biệt, phục vụ nhu cầu thiết yếu của cuộc sống con người và phát triển kinh tế - xã hội. Chống thất thoát, thất thu nước sạch và cấp nước an toàn góp phần tiết kiệm tài nguyên nước, bảo vệ môi trường, hướng tới phát triển bền vững là một xu thế tất yếu. Ngay sau khi có hướng dẫn của Bộ Xây dựng (Công văn số 2303/BXD-HTKT ngày 30/12/2011) về việc xây dựng Kế hoạch triển khai Chương trình quốc gia chống thất thoát, thất thu nước sạch đến năm 2025 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 2147/QĐ-TTg ngày 24/11/2010; UBND tỉnh đã chỉ đạo Sở Xây dựng Thanh Hóa phối hợp với các đơn vị cấp nước xây dựng Kế hoạch triển khai Chương trình chống thất thoát, thất thu nước sạch trên địa bàn tỉnh, báo cáo Bộ Xây dựng tại Công văn số 675/SXD-HT ngày 30/3/2013. Theo đó, xác định rõ những nguyên nhân là tác nhân gây thất thoát, thất thu nước sạch và các giải pháp, hoạt động chủ yếu để đạt được mục tiêu Chương trình, cụ thể:

- Đến năm 2015: Tỷ lệ thất thoát, thất thu nước sạch bình quân là 25%.

- Đến năm 2020: Tỷ lệ thất thoát, thất thu nước sạch bình quân là 18%.

- Đến năm 2025: Tỷ lệ thất thoát, thất thu nước sạch bình quân là 15%.

Để đạt được mục tiêu trên, trong giai đoạn 2011 - 2016, UBND tỉnh đã chỉ đạo Sở Xây dựng phối kết hợp chặt chẽ với Sở Tài chính - Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tham mưu cho UBND tỉnh triển khai thực hiện tốt: Thông tư liên lịch số 75/2012/TTLT giữa Bộ Tài chính - Bộ Xây dựng - Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn hướng dẫn nguyên tắc, phương pháp xác định và thẩm quyền quyết định giá tiêu thụ nước sạch tại các đô thị, khu công nghiệp và khu vực nông thôn; Thông tư số 08/2012/TT-BXD ngày 21/11/2012 của Bộ Xây dựng về hướng dẫn thực hiện đảm bảo cấp nước an toàn. Ban chỉ đạo cấp nước an toàn tỉnh Thanh Hóa được UBND tỉnh Quyết định thành lập (Quyết định số 496/QĐ-UBND ngày 01/02/2013) với quy chế hoạt động công khai, phân công trách nhiệm cụ thể cho từng thành viên. Theo đó, công tác thông tin, tuyên truyền nâng cao nhận thức cộng đồng về cấp nước an toàn, chống thất thoát thất thu nước sạch cũng được chú trọng và đẩy mạnh. Các hoạt động của Chương trình, những tiến bộ KHCN, các dự án, giải pháp mới, các văn bản quy phạm pháp luật liên quan... thường xuyên được cập nhật trên trang Thông tin điện tử của Sở Xây dựng

Trên địa bàn tỉnh hiện có 03 đơn vị sản xuất, trong đó có 02 đơn vị: Công ty Cổ phần cấp nước Thanh Hóa (quản lý HTCN đô thị), sản xuất và cung cấp trên 80% tổng lượng nước sạch trên địa bàn tỉnh và Trung tâm Nước sinh hoạt và Vệ sinh môi trường nông thôn Thanh Hóa (chủ yếu quản lý HTCN tập trung vùng nông thôn) đã lập và triển khai Kế hoạch chống thất thoát, thất thu nước sạch và Kế hoạch đảm bảo cấp nước an toàn. Các giải pháp, hoạt động chính nhằm giảm thất thoát nước từ các nguyên nhân “quản lý” và giảm thất thoát nước do nguyên nhân “kỹ thuật” được các đơn vị tổ chức thực hiện thường xuyên liên tục và đạt được những kết quả đáng khích lệ. Cụ thể:

1. Tại các hệ thống do Công ty TNHH MTV cấp nước Thanh Hóa (nay là Công ty CP cấp nước Thanh Hóa) quản lý:

+ Năm 2011, tỷ lệ thất thoát, thất thu nước sạch bình quân là 29,17%;

+ Năm 2012, tỷ lệ thất thoát, thất thu nước sạch bình quân là 30,87%;

+ Năm 2014, tỷ lệ thất thoát, thất thu nước sạch bình quân là 28,88%;

+ Năm 2015, tỷ lệ thất thoát, thất thu nước sạch bình quân là 28,55%;

+ 9 tháng năm 2016, tỷ lệ thất thoát, thất thu nước sạch bình quân là 28,24%.

2. Tại 04 hệ thống do Trung tâm nước sạch và Vệ sinh môi trường nông thôn Thanh Hóa quản lý:

+ Năm 2011, tỷ lệ thất thoát, thất thu nước sạch bình quân là của 04 hệ thống là: 41,37%; Năm 2013, giảm còn 39,25%;

+ Năm 2014, tăng thêm 01 HTCN (xã Tiến Lộc, huyện Hậu Lộc), tỷ lệ thất thoát, thất thu nước sạch bình quân là của 05 hệ thống là: 36,8%;

+ Năm 2015, tăng thêm 01 HTCN (HTCN 7 xã huyện Hậu Lộc), tỷ lệ thất thoát, thất thu nước sạch bình quân là của 06 hệ thống là: 35,5%

+ Năm 2016, tăng thêm 01 HTCN (HTCN 9 xã huyện Nga Sơn) tỷ lệ thất thoát, thất thu nước sạch bình quân là của 07 hệ thống là: 34,57%.

3. Tại 01 hệ thống do Công ty TNHH vật liệu xây dựng Bình Minh (xây dựng và quản lý HTVN trong khu kinh tế Nghi Sơn): Mới hoạt động và chưa xây dựng hoàn chỉnh hệ thống, chưa báo cáo về tỷ lệ thất thoát, thất thu. Đơn vị chưa lập Kế hoạch cấp nước an toàn.

II. Kế hoạch chống thất thoát, thất thu nước sạch giai đoạn 2017 - 2020:

1. Mục tiêu:

Tính đến năm 2016, tỷ lệ thất thoát, thất thu nước sạch trên địa bàn tỉnh còn cao, chưa đạt mục tiêu Chương trình đề ra. Giai đoạn từ nay đến năm 2020, cần huy động và tập trung các nguồn lực cho hoạt động chống thất thoát, thất thu nước sạch, giảm tỷ lệ thất thoát, thất thu nước sạch bình quân trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa xuống dưới 18% vào năm 2020, mục tiêu cụ thể cho từng năm như sau:

a) Đối với các HTCN do Công ty CP cấp nước Thanh Hóa quản lý:

- Năm 2017, giảm tỷ lệ thất thoát, thất thu nước sạch còn 25%;

- Năm 2018, giảm tỷ lệ thất thoát, thất thu nước sạch còn 22%;

- Năm 2019, giảm tỷ lệ thất thoát, thất thu nước sạch còn 20%;

- Năm 2020, giảm tỷ lệ thất thoát, thất thu nước sạch còn 18%.

b) Đối với các HTCN do Trung tâm nước sinh hoạt và Vệ sinh môi trường nông thôn Thanh Hóa quản lý:

- Năm 2017, giảm tỷ lệ thất thoát, thất thu nước sạch còn 30%;

- Năm 2018, giảm tỷ lệ thất thoát, thất thu nước sạch còn 25%;

- Năm 2019, giảm tỷ lệ thất thoát, thất thu nước sạch còn 21%;

- Năm 2020, giảm tỷ lệ thất thoát, thất thu nước sạch còn 18%.

c) Đối với các HTCN đang/sẽ đầu tư xây dựng, đến năm 2020, tỷ lệ thất thoát, thất thu nước sạch là 15%.

2. Nội dung Kế hoạch chống thất thoát, thất thu nước sạch giai đoạn 2017 - 2020:

a) Đánh giá thực trạng cấp nước trên địa bàn tỉnh: Như đã nêu ở tiểu mục 1 thuộc các mục I, II , phần A và tiểu mục 1, 2 thuộc mục I phần B đã nêu trên.

Các nguyên nhân chính gây thất thoát, thất thu nước sạch đã xác định được là:

* Nguyên nhân khách quan:

- Hệ thống cấp nước (HTCN) trên địa bàn tỉnh được đầu tư xây dựng ở nhiều thời điểm khác nhau, có hệ thống được đầu tư xây dựng từ thời Pháp thuộc (HTCN thành phố Thanh Hóa); tuy đã được sửa chữa, nâng cấp nhiều lần nhưng có một số tuyến ống chính có chất lượng ống và mối nối kém (ống gang xám) còn nằm trong lòng các công trình kiến trúc, dưới các gốc cây cổ thụ, gây mất an toàn, khó quản lý và xử lý phức tạp khi có sự cố dẫn đến việc khó kiểm soát và khắc phục thất thoát.

- Các tuyến ống dịch vụ (D ≤ 100) hầu hết sử dụng ống uPVC và ống HDPE (khoảng 90 %). Các tuyến ống này do quy hoạch đường phố thiếu đồng bộ, do vậy giữa hành lang bảo vệ của các tuyến ống và vị trí trồng cây xanh đường phố, hệ thống hạ tầng kỹ thuật khác bị chồng chéo, hệ thống đường ống bị các gốc cây phát triển làm hư hỏng...

* Nguyên nhân chủ quan:

- Người được giao nhiệm vụ thiếu biện pháp kiểm tra theo dõi, không thường xuyên kiểm tra những vị trí có nguy cơ cao, làm việc với trách nhiệm chưa cao;

- Chưa được đầu tư đúng mức để nâng cấp hoặc thay thế những tuyến ống có chất lượng kém; Thiếu phương tiện kỹ thuật trợ giúp cho con người trong việc tìm kiếm và phát hiện sự cố và các điểm rò rỉ;

- Một số khách hàng còn thiếu tinh thần trách nhiệm trong việc bảo vệ hệ thống cấp nước, chưa tích cực tố giác người vi phạm, cá biệt còn có trường hợp đục phá đường ống lấy trộm nước, vô hiệu hóa đồng hồ đo nước vv...

b) Các giải pháp, hoạt động:

* Giảm thất thoát nước từ các nguyên nhân “quản lý”:

- Kiện toàn Ban cấp nước an toàn cấp tỉnh, đồng thời chỉ đạo các đơn vị cấp nước kiện toàn Ban/Đội (nhóm) cấp nước an toàn và bổ sung thêm nhiệm vụ chống thất thoát, thất thu nước sạch;

- Xây dựng và triển khai thực hiện các biện pháp chống thất thoát, thất thu nước sạch theo Kế hoạch cấp nước an toàn được phê duyệt

- Thực hiện tốt việc quản lý, kiểm soát các mạng lưới dùng nước, cùng có dịch vụ chăm sóc khách hàng, chống đấu nối trái phép..

- Đầu tư lắp đặt hệ thống SCADA để điều khiển, kiểm soát số liệu, tự động điều chỉnh áp lực, lưu lượng nước cấp trên mạng lưới thông qua hệ thống biến tần được lập trình tự động lắp đặt tại trạm bơm cấp II và trạm tăng áp; đảm bảo áp lực làm việc thích hợp cho mạng lưới, giảm thiểu các sự cố xì, vỡ ống, giảm tỉ lệ thất thoát nước.

- Xây dựng cơ chế khoán cho từng đơn vị trong công tác chống thất thoát và tỷ lệ được hưởng khi giảm được thất thoát, thất thu nước;

- Tăng cường năng lực quản lý, trách nhiệm quản lý gắn liền với tuyên truyền vận động giáo dục cho cộng đồng. Nâng cao vai trò trách nhiệm của chính quyền các cấp đối với công tác phát triển cấp nước, sử dụng nước và bảo vệ hệ thống cấp nước, nguồn nước. Phối hợp tổ chức triển khai hoạt động cấp nước an toàn và chống thất thoát, thất thu nước sạch để sử dụng có hiệu quả nguồn tài nguyên nước trên địa bàn

* Giảm thất thoát nước do nguyên nhân “kỹ thuật”:

- Tiến hành phân vùng tách mạng nhằm kiểm soát tốt nhất mạng lưới đường ống và các hộ tiêu thụ, lắp đặt đủ đồng hồ lưu lượng, đạt tiêu chuẩn và kiểm tra định kỳ...

- Thay thế, sửa chữa các ống bị hỏng, bị rò rỉ nước, lắp đặt ống mới và thiết bị cho đồng bộ kỹ thuật.... trên mạng lưới.

- Đầu tư trang thiết bị phát hiện rò rỉ, thiết bị máy móc và nhân lực phục vụ cho công tác kiểm tra sửa chữa.

* Chống thất thoát cho các mạng lưới đường ống của “tương lai”:

Để giảm được tỉ lệ thất thoát chung theo mục tiêu của năm 2020 sẽ không chỉ tiến hành chống thất thoát ở trên các mạng lưới đường ống đã được xây dựng và đang tồn tại, mà còn phải bắt đầu chống thất thoát ngay ở các tuyến ống đang được xây dựng hoặc sẽ xây dựng trong tương lai. Các đơn vị cấp nước cần quan tâm ngay đến việc này từ trong quá trình lập dự án, quá trình thiết kế. Yêu cầu, các đơn vị khi thiết kế phải tuân thủ các quy định của Quy chuẩn, Tiêu chuẩn kỹ thuật, chủ động phân vùng tách mạng, lắp đặt đủ van khóa, thiết bị vv... để đảm bảo việc kiểm soát, giảm thất thoát và cấp nước an toàn.

C. TỔ CHỨC THỰC HIỆN:

1. Sở Xây dựng:

- Tham mưu cho UBND tỉnh thành lập Ban chỉ đạo cấp nước an toàn tỉnh Thanh Hóa trên cơ sở Ban chỉ đạo cấp nước an toàn tỉnh trong đó bổ sung chức năng, nhiệm vụ chống thất thoát, thất thu nước sạch (sau đây gọi tắt là Ban chỉ đạo).

- Thực hiện nhiệm vụ thường trực của Ban chỉ đạo;

- Giúp Ban chỉ đạo hướng dẫn các đơn vị xây dựng và tổ chức triển khai thực hiện kế hoạch về cấp nước an toàn và chống thất thoát, thất thu nước sạch;

- Thẩm định, trình UBND tỉnh phê duyệt kế hoạch thực hiện cấp nước an toàn chống thất thoát, thất thu nước sạch của các đơn vị sản xuất và tiêu thụ nước sạch trên địa bàn tỉnh;

- Phối hợp với Sở Tài chính và các cơ quan liên quan xây dựng và tham mưu cho UBND tỉnh ban hành cơ chế, chính sách ưu đãi, khuyến khích đối với các tổ chức, cá nhân thực hiện tốt và duy trì kế hoạch cấp nước an toàn và chống thất thoát, thất thu nước sạch;

- Chủ trì kiểm tra định kỳ và đột xuất tình hình triển khai kế hoạch cấp nước an toàn và chống thất thoát, thất thu nước sạch của các đơn vị sản xuất và tiêu thụ nước sạch trên địa bàn; đánh giá, tổng hợp báo cáo UBND tỉnh và Bộ Xây dựng;

- Lập dự toán kinh phí hoạt động của Ban chỉ đạo hàng năm gửi Sở Tài chính thẩm định, trình UBND tỉnh phê duyệt.

2. Sở Kế hoạch và Đầu tư:

- Phối hợp với các cơ quan liên quan hướng dẫn, giám sát, kiểm tra và đánh giá việc thực hiện các chương trình, dự án cấp nước an toàn và chống thất thoát, thất thu nước sạch;

- Phối hợp với Sở Tài chính và các cơ quan liên quan xây dựng và tham mưu cho UBND tỉnh ban hành cơ chế, chính sách ưu đãi, khuyến khích đối với các tổ chức, cá nhân thực hiện tốt và duy trì kế hoạch cấp nước an toàn và chống thất thoát, thất thu nước sạch;

- Phối hợp với Sở Tài chính có kế hoạch bố trí kinh phí hoạt động của Ban chỉ đạo trong nguồn ngân sách hàng năm của tỉnh, trình Chủ tịch UBND tỉnh quyết định;

- Vận động thu hút nguồn vốn cho các hoạt động thực hiện Kế hoạch cấp nước an toàn và chống thất thoát, thất thu nước sạch.

3. Sở Tài chính:

- Chủ trì, phối hợp với Sở Kế hoạch và đầu tư bố trí kinh phí hoạt động của Ban chỉ đạo trong nguồn ngân sách hàng năm của tỉnh, trình Chủ tịch UBND tỉnh quyết định;

- Chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan xây dựng và tham mưu cho UBND tỉnh ban hành cơ chế, chính sách ưu đãi, khuyến khích và khen thưởng đối với các tổ chức, cá nhân thực hiện tốt và duy trì kế hoạch cấp nước an toàn và chống thất thoát, thất thu nước sạch;

- Chỉ đạo, hướng dẫn nghiệp vụ và những quy định của Nhà nước về thực hiện tín dụng; tham gia đề xuất với Ban chỉ đạo về cơ chế huy động nguồn vốn, hình thức tổ chức cho vay và quản lý vốn phù hợp, đảm bảo đúng đối tượng, đúng mục tiêu của Chương trình kế hoạch, đúng chính sách.

4. Sở Tài nguyên và Môi trường:

- Chủ trì, phối hợp với Cảnh sát môi trường và các cơ quan liên quan kiểm tra, thanh tra các hoạt động xả thải ra môi trường của các cá nhân, tổ chức nhằm bảo vệ nguồn nước, phòng ngừa các nguy cơ gây ô nhiễm nguồn nước. Phối hợp chỉ đạo việc khắc phục, xử lý kịp thời các sự cố, các vi phạm gây ô nhiễm nguồn nước phục vụ công trình cấp nước trên địa bàn tỉnh.

- Quản lý việc cấp phép khai thác, xả thải và sử dụng tài nguyên nước đảm bảo an toàn cấp nước;

- Quản lý việc sử dụng đất cho việc xây dựng các công trình phục vụ cho kế hoạch cấp nước an toàn.

5. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn:

- Hướng dẫn, giám sát, kiểm tra và đánh giá việc thực hiện sử dụng và kế hoạch khai thác nguồn nước mặt đảm bảo an toàn;

Phối hợp với các cơ quan liên quan kiểm tra, thanh tra các hoạt động gây ô nhiễm nguồn nước mặt.

6. Sở Y tế:

- Hướng dẫn, giám sát, kiểm tra đánh giá chất lượng nước ăn uống và chất lượng nguồn nước khai thác

- Chỉ đạo Trung tâm Y tế dự phòng trực tiếp giám sát, kiểm tra đánh giá chất lượng nước ăn uống, chất lượng nguồn nước khai thác.

7. Sở Thông tin và Truyền thông:

- Chủ động tuyên truyền rộng rãi trên các phương tiện thông tin đại chúng về nội dung cấp nước an toàn và chống thất thoát, thất thu nước sạch;

- Phối hợp với các cơ quan liên quan tổ chức xây dựng các chương trình, phóng sự trên báo chí, truyền hình, phát thanh tuyên truyền, phổ biến nội dung cấp nước an toàn và chống thất thoát, thất thu nước sạch.

8. Ban quản lý Khu Kinh tế Nghi Sơn và các Khu công nghiệp:

- Hướng dẫn, giám sát, kiểm tra và đánh giá thực hiện Kế hoạch cấp nước an toàn và chống thất thoát, thất thu nước sạch trong các Khu công nghiệp;

- Phối hợp với các cơ quan liên quan tổ chức tuyên truyền cho các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất trong khu kinh tế, khu công nghiệp sử dụng nước an toàn và tiết kiệm; Phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường và các cơ quan liên quan kiểm tra, giám sát xử lý việc xử thải ra môi trường của các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất trong Khu kinh tế, khu công nghiệp nhằm bảo vệ nguồn nước.

9. Công an tỉnh:

- Giám sát, kiểm tra và xử lý các hoạt động trái quy định vi phạm đến hoạt động cấp nước an toàn và chống thất thoát, thất thu nước sạch;

- Kiểm tra và xử lý các tổ chức, cá nhân có hành vi xâm hại và phá hoại hệ thống cấp nước;

- Phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường và các cơ quan liên quan kiểm tra, thanh tra các hoạt động xả thải ra môi trường của các cá nhân, tổ chức; xử lý các vi phạm về môi trường nhằm bảo vệ nguồn nước;

- Chỉ đạo trực tiếp Phòng cảnh sát chống tội phạm về môi trường kiểm tra, thanh tra và xử lý vi phạm các hoạt động gây ô nhiễm nguồn nước.

10. UBND cấp huyện:

- Tổ chức tuyên truyền về cấp nước an toàn và chống thất thoát, thất thu nước sạch trên địa bàn quản lý;

- Phối hợp với các cơ quan liên quan theo dõi, giám sát các cơ sở, đơn vị cấp nước triển khai cấp nước an toàn và chống thất thoát, thất thu nước sạch trên địa bàn;

- Theo dõi, rà soát các quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch xây dựng, quy hoạch nông thôn mới, quy hoạch các khu/cụm công nghiệp, làng nghề để triển khai khắc phục các hình thức xả thải gây ô nhiễm, ảnh hưởng đến nguồn nước cấp;

- Phối hợp với các Sở, ngành liên quan thực hiện việc kiểm tra, xử lý hoạt động vi phạm về môi trường nhằm bảo vệ nguồn nước; xử lý các hành vi lấn chiếm hành lang bảo vệ nguồn nước và hành lang bảo vệ hệ thống ống cấp nước và các trường hợp phá hoại công trình cấp nước trên địa bàn quản lý;

- Chỉ đạo UBND cấp xã tuyên truyền, vận động người dân tích cực bảo vệ nguồn nước; sử dụng nước tiết kiệm. Tích cực tham gia giám sát cộng đồng về cấp nước an toàn và hoạt động xả thải của các tổ chức, cá nhân tại địa phương; khi phát hiện hành vi vi phạm, cần báo ngay cho chính quyền sở tại để kịp thời ngăn chặn, khắc phục;

- Phối hợp với các đơn vị cấp nước và các cơ quan liên quan khắc phục các sự cố về cấp nước an toàn và chống thất thoát, thất thu nước sạch trên địa bàn quản lý.

11. Trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan:

a) Các đơn vị cấp nước:

- Lập kế hoạch cấp nước an toàn và chống thất thoát, thất thu nước sạch của hệ thống cấp nước do mình quản lý theo nội dung quy định tại Điều 4 của Thông tư số 08/2012/TT-BXD ngày 21/11/2012, gửi Sở Xây dựng thẩm định trước khi trình UBND tỉnh phê duyệt;

- Tổ chức triển khai thực hiện kế hoạch cấp nước an toàn và chống thất thoát, thất thu nước sạch theo đúng lộ trình và nhiệm vụ đã được phê duyệt;

- Phối hợp với các cơ quan liên quan đánh giá các tác động ảnh hưởng đến chất lượng nguồn nước, đề xuất các biện pháp quản lý các nguồn ô nhiễm nhằm bảo vệ và duy trì chất lượng nước, kiến nghị các cơ quan có thẩm quyền xử lý các trường hợp làm ô nhiễm nguồn nước, thông báo kịp thời tình hình chất lượng nước cấp trên các thông tin đại chúng;

- Xác định ranh giới, lắp đặt biển báo, tổ chức bảo vệ an toàn khu vực thu nước, hệ thống cấp nước; phát hiện và ngăn chặn kịp thời, kiến nghị cơ quan có thẩm quyền xử lý các hành vi xâm phạm, gây mất an toàn cho hoạt động cấp nước trên địa bàn do mình quản lý;

- Giải quyết và xử lý các sự cố, khôi phục và cung cấp ổn định cho khách hàng sau sự cố thuộc hệ thống sản xuất và cung cấp nước do mình quản lý;

- Đề xuất lựa chọn các nguồn nước khai thác khai thác lâu dài, dự phòng và công nghệ xử lý phù hợp theo từng giai đoạn nhằm đảm bảo cung cấp dịch vụ cấp nước đạt chất lượng và hiệu quả;

- Lập bộ phận cấp nước an toàn và chống thất thoát, thất thu nước sạch của đơn vị để xây dựng và thực hiện kế hoạch cấp nước an toàn. Đội ngũ cán bộ bộ phận cấp nước an toàn của đơn vị phải có kinh nghiệm về chuyên môn và quản lý vận hành hệ thống cấp nước;

- Tuyên truyền vận động, nâng cao nhận thức của người dân về bảo vệ nguồn nước, sử dụng nước sạch tiết kiệm và an toàn. Phối hợp với các trường học tổ chức các buổi đào tạo ngoại khóa giới thiệu cho học sinh, sinh viên ý nghĩa và tầm quan trọng của nước sạch và các vấn đề bảo vệ môi trường;

- Thường xuyên rà soát, đánh giá kế hoạch cấp nước an toàn và chống thất thoát, thất thu nước sạch để điều chỉnh cho phù hợp, báo cáo với cơ quan nhà nước có thẩm quyền xem xét, phê duyệt;

- Báo cáo định kỳ tình hình triển khai thực hiện kế hoạch cấp nước an toàn và chống thất thoát, thất thu nước sạch đến Ban chỉ đạo tỉnh và Sở Xây dựng.

b) Trách nhiệm của cộng đồng:

Cộng đồng dân cư, hộ gia đình, các tổ chức, cá nhân có trách nhiệm bảo vệ nguồn nước, bảo vệ hệ thống cấp nước, bảo vệ môi trường, sử dụng nước tiết kiệm; giám sát, kiểm tra chất lượng nước; phát hiện và thông báo, kiến nghị cơ quan có thẩm quyền xử lý các vi phạm nhằm đảm bảo thực hiện Kế hoạch cấp nước an toàn và chống thất thoát, thất thu nước sạch./.

 


Nơi nhận:
- Bộ Xây dựng (để báo cáo);
- Cục Hạ tầng kỹ thuật - Bộ XD;
- Chủ tịch, các PCT UBND tỉnh (để báo cáo);
- Các sở, ban, ngành cấp tỉnh;
- UBND các huyện, thị xã, thành phố,
- Công ty CP Cấp nước Thanh Hóa;
- Trung tâm Nước sinh hoạt và VSMTNT;
- Lưu: VT, PgNN.

KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Nguyễn Đức Quyền