Hệ thống pháp luật
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH PHÚ YÊN
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 154/KH-UBND

Phú Yên, ngày 3 tháng 10 năm 2017

 

KẾ HOẠCH

BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG TỈNH PHÚ YÊN NĂM 2018

Thực hiện Công văn số 1411/BTNMT-KH ngày 27/3/2017 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc hướng dẫn xây dựng kế hoạch và dự toán kinh phí sự nghiệp bảo vệ môi trường năm 2018 của các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, UBND tỉnh Phú Yên ban hành Kế hoạch Bảo vệ môi trường năm 2018, với các nội dung như sau:

Phần thứ nhất

ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH THỰC HIỆN KẾ HOẠCH VÀ DỰ TOÁN NGÂN SÁCH SỰ NGHIỆP MÔI TRƯỜNG NĂM 2016 VÀ NĂM 2017

I. ĐÁNH GIÁ CÔNG TÁC CHỈ ĐẠO VÀ TỔ CHỨC THỰC HIỆN NHIỆM VỤ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG Ở ĐỊA PHƯƠNG NĂN 2016 VÀ 06 THÁNG ĐẦU NĂM 2017:

1. Xây dựng, ban hành và triển khai các văn bản quy phạm pháp luật về bảo vệ môi trường (BVMT):

Trong năm 2016 và 06 tháng đầu năm 2017, tỉnh Phú Yên đã ban hành các văn bản chỉ đạo và hướng dẫn các cấp, các ngành, đoàn thể, các doanh nghiệp, cộng đồng dân cư trên địa bàn tỉnh triển khai, thực hiện tốt công tác BVMT, cụ thể như sau:

- Chỉ thị số 06/CT-UBND ngày 04/4/2016 về việc tăng cường công tác quản lý hoạt động khai thác, sản xuất đá chẻ trên địa bàn tỉnh;

- Chỉ thị số 21/CT-UBND ngày 26/10/2016 về việc tăng cường công tác quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường vùng biển ven bờ tỉnh Phú Yên;

- Kế hoạch số 118/KH-UBND ngày 10/8/2016 của UBND tỉnh về triển khai Chỉ thị số 09-CT/TU ngày 23/6/2016 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về tăng cường công tác bảo đảm vệ sinh môi trường trên địa bàn tỉnh;

- Kế hoạch số 132/KH-UBND , ngày 24/8/2016 của UBND tỉnh về việc bảo vệ môi trường tỉnh Phú Yên năm 2017;

- Kế hoạch 168/KH-UBND ngày 08/11/2016 của UBND tỉnh về việc triển khai thực hiện Thông tư Liên tịch số 19/2013/TTLT- BVHTTDL- BTNMT ngày 30/12/2013 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch - Bộ Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn bảo vệ môi trường trong hoạt động du lịch, tổ chức lễ hội, bảo vệ và phát huy giá trị di tích;

- Quyết định số 2521/QĐ-UBND ngày 24/10/2016 của UBND tỉnh về hướng dẫn thu gom, vận chuyển và xử lý bao gói thuốc bảo vệ thực vật sau sử dụng trên địa bàn tỉnh Phú Yên;

- Quyết định số 31/2016/QĐ-UBND ngày 07/7/2016 của UBND tỉnh ban hành Quy định quản lý hoạt động thoát nước trên địa bàn tỉnh Phú Yên;

- Quyết định số 1835/QĐ-UBND ngày 10/8/2016 của UBND tỉnh về việc ban hành Kế hoạch hành động khắc phục cơ bản hậu quả chất độc hóa học do Mỹ sử dụng trong chiến tranh giai đoạn 2016 - 2020 trên địa bàn tỉnh Phú Yên;

- Quyết định số 69/2016/QĐ-UBND ngày 04/11/2016 của UBND tỉnh về ban hành quy định quản lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn tỉnh Phú Yên;

- Quyết định số 349/QĐ-UBND ngày 17/02/2017 của UBND tỉnh về việc thành lập Quỹ bảo vệ môi trường tỉnh Phú Yên;

- Quyết định số 1073/QĐ-UBND ngày 30/5/2017 của UBND tỉnh về việc ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện Chỉ thị số 25/CT-TTg ngày 31/8/2016 của Thủ tướng Chính phủ về một số nhiệm vụ, giải pháp cấp bách về bảo vệ môi trường trên địa bàn tỉnh Phú Yên.

2. Công tác tuyên truyền và nâng cao nhận thức về BVMT:

Công tác tuyên truyền, giáo dục, nâng cao nhận thức cho cộng đồng trong công tác bảo vệ môi trường, bảo vệ đại dương về giá trị và tầm quan trọng của đa dạng sinh học,… được thực hiện thông qua việc phát động các cấp các ngành và cộng đồng hưởng ứng các hoạt động BVMT theo các ngày lễ lớn hàng năm của ngành góp phần tích cực nâng cao nhận thức cộng đồng dân cư về công tác bảo vệ môi trường. Ngoài ra, công tác giáo dục, nâng cao ý thức bảo vệ môi trường cũng được thực hiện thông qua việc xây dựng một số mô hình quản lý chất thải theo đề án “Quản lý chất thải rắn khu vực nông thôn tỉnh Phú Yên đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030”; mô hình cộng đồng tôn giáo tham gia bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu theo Kế hoạch phối hợp giữa Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh và Sở Tài nguyên và Môi trường với tổ chức tôn giáo thực hiện bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu (giai đoạn 2015-2020).

Một số hoạt động đã thực hiện năm 2016 và 06 tháng đầu năm 2017:

- Tổ chức 01 Hội nghị tập huấn các văn bản pháp luật về quản lý môi trường và biển đảo; năm 2017 tổ chức 01 Hội nghị tập huấn ứng ứng phó sự cố tràn dầu trên địa bàn tỉnh, 01 Hội nghị phổ biến các văn bản Quy phạm pháp luật về lĩnh vực khoáng sản và Bảo vệ môi trường.

- Xây dựng mô hình cộng đồng tôn giáo tham gia bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu, cụ thể: Mô hình “Sáng, xanh, sạch, đẹp” tại khu vực Giáo xứ Sông Cầu, thị xã Sông Cầu; tại khu vực Đạo Phật giáo Hòa Hảo, xã Xuân Lộc, thị xã Sông Cầu; tại khu vực Đạo Tin lành, thị trấn Chí Thạnh, huyện Tuy An.

- Bảo vệ môi trường tại các điểm du lịch: Đã thành lập Đội tình nguyện giữ gìn bãi biển Tuy Hòa và Đông Hòa nhằm nâng cao ý thức cộng đồng trong việc bảo vệ môi trường, tăng cường trang bị các thùng đựng rác tại các điểm du lịch.

- Triển khai mô hình quản lý chất thải rắn nông thôn tại xã An Mỹ - huyện Tuy An, xã Eabia - huyện Sông Hinh;

- Tổ chức Lễ phát động hưởng ứng Ngày môi trường thế giới, Ngày đại dương thế giới và tuần Lễ Biển và Hải đảo; cuộc thi vẽ tranh hưởng ứng Ngày nước thế giới, Ngày khí tượng thế giới; bên cạnh đó còn thông tin trên các phương tiện đại chúng, treo pano, áp phích, hoạt động như trao tặng thùng đựng rác, trồng cây, dọn vệ sinh,... được tổ chức, lồng ghép với các hoạt động điểm hưởng ứng các ngày Lễ môi trường;

- Xây dựng các thông điệp, tiểu phẩm tuyên truyền về giữ gìn vệ sinh môi trường, thu gom, vận chuyển rác thải và phát trên sóng truyền hình.

Các hoạt động trên đã góp phần nâng cao nhận thức, hiểu biết về bảo vệ môi trường, đa dạng sinh học đến các đối tượng nhân dân, nhất là thanh niên, doanh nghiệp,… từng bước nâng cao hiệu quả trong sự nghiệp bảo vệ môi trường, bảo tồn sự đa dạng sinh học của tỉnh Phú Yên.

3. Công tác thanh tra, kiểm tra, kiểm soát và báo cáo đánh giá tác động môi trường (ĐTM), cam kết bảo vệ môi trường:

a) Về công tác thanh tra, kiểm tra:

- Nhằm nâng cao nhận thức, trách nhiệm các cá nhân, doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh về công tác bảo vệ môi trường, tài nguyên nước, hàng năm UBND tỉnh đều xây dựng kế hoạch và chỉ đạo các đơn vị liên quan, UBND cấp huyện triển khai thực hiện kế hoạch thanh kiểm tra định kỳ, tăng cường công tác kiểm tra, giám sát môi trường. Thông qua công tác thanh kiểm tra cho thấy trong quá trình thực hiện một số cơ sở vẫn còn nhiều thiếu sót, chưa thật sự am hiểu về pháp luật, cơ quan chuyên môn đã kịp thời nhắc nhở, hướng dẫn và xử lý vi phạm hành chính và xử phạt vi phạm hành chính 02 đơn vị với số tiền 235.000.000 đồng.

- Ngoài ra, UBND tỉnh cũng đã chỉ đạo các ngành phối hợp Đoàn kiểm tra Tỉnh ủy về công tác quản lý Nhà nước về khoáng sản, Đoàn thanh tra Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc chấp hành pháp luật về tài nguyên và môi trường để thực hiện thanh kiểm tra về BVMT trên địa bàn tỉnh.

b) Về đánh giá tác động môi trường, Kế hoạch bảo vệ môi trường, đề án bảo vệ môi trường, cải tạo phục hồi môi trường trong khai thác khoáng sản:

* Công tác đánh giá tác động môi trường:

- Năm 2016: Tiếp nhận xử lý 30 hồ sơ, trong đó phê duyệt 22, chuyển sang năm 2017 là 08 hồ sơ.

- 06 tháng đầu năm 2017: Tiếp nhận 19 hồ sơ (gồm 08 hồ sơ năm 2016 chuyển sang), trong đó phê duyệt là 10 hồ sơ, đang xử lý là 09 hồ sơ.

* Công tác xác nhận Kế hoạch bảo vệ môi trường:

- Năm 2016: Tiếp nhận 24 hồ sơ, trong đó xác nhận 19 hồ sơ, chuyển sang năm 2017 05 hồ sơ.

- 06 tháng đầu năm 2017: Tiếp nhận 09 hồ sơ (gồm 05 hồ sơ năm 2016 chuyển sang), trong đó xác nhận 09 hồ sơ, trả 01 hồ sơ không hợp lệ, đang thụ lý 02 hồ sơ.

* Đề án bảo vệ môi trường chi tiết, Đề án bảo vệ môi trường đơn giản:

- Đề án bảo vệ môi trường chi tiết:

+ Năm 2016: Tiếp nhận và phê duyệt 01 hồ sơ.

+ 06 tháng đầu năm 2017: Tiếp nhận và phê duyệt 01 hồ sơ, trả 01 hồ sơ không hợp lệ.

- Đề án bảo vệ môi trường đơn giản:

+ Năm 2016: Tiếp nhận và trả 02 hồ sơ không hợp lệ.

+ 06 tháng đầu năm 2017: Chưa tiếp nhận hồ sơ.

* Về cải tạo phục hồi môi trường:

- Năm 2016: Tiếp nhận 21 hồ sơ, trong đó phê duyệt 16 hồ sơ, chuyển sang năm 2016 là 05 hồ sơ.

- 06 tháng đầu năm 2017: Tiếp nhận 05 hồ sơ (gồm 05 hồ sơ năm 2016 chuyển sang), trong đó phê duyệt 05 hồ sơ.

* Về công tác xác nhận việc thực hiện các biện pháp, công trình bảo vệ môi trường trước khi vận hành:

- Năm 2016: Tiếp nhận 11 hồ sơ, trong đó xác nhận 08 hồ sơ, chuyển sang năm 2017 là 03 hồ sơ.

- 06 tháng đầu năm 2017: Tiếp nhận và xác nhận 06 hồ sơ (gồm 03 hồ sơ năm 2016 chuyển sang).

Nhìn chung, trong công tác thẩm định hồ sơ môi trường, UBND tỉnh thường xuyên chỉ đạo việc rà soát văn bản quy phạm pháp luật và thực hiện đúng theo hướng dẫn của Bộ Tài nguyên và Môi trường. Do vậy việc thực hiện các thủ tục trên đã được các cơ quan, đơn vị thực hiện nghiêm túc theo quy định. Đối với việc thẩm định, phê duyệt/xác nhận các thủ tục môi trường do cấp tỉnh quản lý đã có sự phối hợp giữa các ngành, các cấp liên quan, đội ngũ cán bộ của hội đồng thẩm định có trình độ chuyên môn, năng động, trách nhiệm với công việc nên chất lượng của hội đồng thẩm định ngày càng được nâng cao. Đối với việc thẩm định, xác nhận các thủ tục môi trường do cấp huyện quản lý, vẫn còn xảy ra tình trạng thẩm định sơ sài, xác nhận các thủ tục thực hiện chưa đúng quy định về nội dung và các điều kiện cần thiết như: Chủ trương đầu tư hoặc sự phù hợp về quy hoạch của loại hình sản xuất kinh doanh,…

c) Công tác quan trắc môi trường:

Trong năm 2016 đã thực hiện chương trình quan trắc môi trường với 144 điểm quan trắc chất lượng môi trường với tần suất 03 lần/năm; trong đó ưu tiên chú trọng đến các khu vực nhạy cảm về sinh thái, vùng trọng điểm hoặc các khu vực có nguồn phát sinh ô nhiễm. Phân bố các điểm quan trắc và chất lượng môi trường cụ thể như sau:

- Môi trường không khí: Chất lượng môi trường không khí xung quanh trên địa bàn toàn tỉnh ở mức trung bình đến tốt. Tuy nhiên tiếng ồn tại một số quan trắc có mật độ các phương tiện giao thông qua lại nhiều, nơi tập trung đông người vượt Quy chuẩn cho phép nhưng không đáng kể và chỉ mang tính cục bộ tại thời điểm nhất định.

- Môi trường nước mặt lục địa: Chất lượng môi trường nước mặt trên sông Ba, sông Bàn Thạch, sông Kỳ Lộ tương đối tốt và đáp ứng được nhu cầu sử dụng của người dân. Tuy nhiên, một vài vị trí có dấu hiệu ô nhiễm cục bộ, cụ thể: Trên sông Ba có dấu hiệu bị ô nhiễm chất hữu cơ, chất dinh dưỡng; trên sông Bàn Thạch có dấu hiệu bị ô nhiễm chất dinh dưỡng và chất rắn lơ lửng; trên sông Kỳ Lộ có dấu hiệu bị ô nhiễm chất dinh dưỡng và có xu hướng giảm dần từ thượng lưu về đến hạ lưu.

- Môi trường nước biển ven bờ: Chất lượng nước biển ven bờ tại các điểm quan trắc trên địa bàn 04 huyện, thị xã, thành phố (Đông Hòa, Tuy An, thị xã Sông Cầu và thành phố Tuy Hòa) đều nằm trong giới hạn cho phép. Tuy nhiên, hàm lượng NH4+-N, TSS và Mn tại một số khu vực còn vượt chuẩn cho phép và có xu hướng giảm qua các năm.

- Môi trường nước dưới đất: Chất lượng môi trường nước dưới đất tại các vị trí quan trắc trên địa bàn tỉnh thì hầu hết hàm lượng các thông số phân tích đều nằm trong giới hạn cho phép. Tuy nhiên, một vài thông số còn vượt chuẩn cho phép và có xu hướng tăng cao so với các năm trước: Hàm lượng coliform tại tất cả các điểm quan trắc nước dưới đất đều có giá trị vượt Quy chuẩn, dao động từ 12-3,1x103 MNP/100ml; Hàm lượng E.Coli đều có giá trị vượt Quy chuẩn, dao động từ 1-34 MNP/100ml. Nguồn nước dưới đất bị nhiễm vi sinh (E.coli và Coliform) do chuồng trại chăn nuôi gia súc và gia cầm, hố xí chưa hợp vệ sinh được bố trí gần giếng nước sinh hoạt, nhiều giếng chưa được bê tông hóa và tạo rãnh để thoát nước xung quanh.

- Môi trường đất: Đất tại tất cả điểm quan trắc trên địa bàn 09 huyện, thị xã, thành phố cho thấy các kim loại nặng Cd, As, Cu, Pb, Zn đều nằm trong giới hạn cho phép theo Quy chuẩn, điều này chứng tỏ môi trường đất tại các vị trí quan trắc chưa bị ô nhiễm kim loại nặng.

d) Về thu phí môi trường:

- Phí bảo vệ môi trường đối với nước thải công nghiệp: Năm 2016: 488.325.681 đồng; 06 tháng đầu năm 2017: 224.093.129 đồng.

- Phí thẩm định Báo cáo ĐTM: Năm 2016: 338.600.000 đồng; 06 tháng đầu năm 2017 là 204.900.000 đồng.

Nhìn chung, qua thời gian áp dụng triển khai thực hiện việc thu phí bảo vệ môi trường đối với nước thải công nghiệp, cho đến nay phần lớn các đơn vị sản xuất đã chủ động hơn trong việc kê khai, nộp phí bảo vệ môi trường đối với nước thải. Các đơn vị sản xuất đã thực hiện xây dựng, lắp đặt hệ thống xử lý nước thải nhằm hạn chế việc xả thải các chất ô nhiễm ra môi trường; sử dụng tiết kiệm nguồn nước hoặc tái sử dụng nguồn nước sau xử lý để dùng vào mục đích khác.

4. Lồng ghép BVMT vào chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, dự án phát triển:

- Trong thời gian qua, các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, dự án đầu tư trên địa bàn tỉnh Phú Yên được thẩm định Báo cáo đánh giá môi trường chiến lược, thẩm định và phê duyệt Báo cáo đánh giá tác động môi trường theo quy định của pháp luật. Các chương trình, quy hoạch, kế hoạch được lồng ghép công tác BVMT vào trước khi phê duyệt thực hiện.

- Các nội dung BVMT được xây dựng, thẩm định, phê duyệt đồng thời với các nội dung của quy hoạch, kế hoạch, chương trình, dự án phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh; bảo đảm tỷ lệ vốn đầu tư cho công tác bảo vệ môi trường phù hợp để thực hiện các yêu cầu về BVMT trong tổng vốn đầu tư của dự án phát triển.

- Thực hiện rà soát các quy hoạch, kế hoạch, các chương trình, dự án hiện chưa đáp ứng các yêu cầu về BVMT, đảm bảo phát triển bền vững. Không đưa vào xây dựng, vận hành, khai thác các cơ sở chưa đáp ứng đầy đủ các yêu cầu về BVMT.

5. Phối hợp trong công tác quản lý môi trường giữa các cấp, các ngành, tổ chức:

Công tác phối hợp giữa các cơ quan, đơn vị, các tổ chức, đoàn thể chính trị xã hội trong việc thực hiện công tác truyền thông và giám sát bảo vệ môi trường đã được tăng cường, một số hoạt động cụ thể:

- Sở Tài nguyên và Môi trường và Công an tỉnh đã triển khai tốt Quy chế phối hợp trong công tác phòng chống tội phạm và vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường trên địa bàn tỉnh; hàng năm đều tổ chức sơ kết công tác phối hợp giữa Sở Tài nguyên và Môi trường và Công an tỉnh trong lĩnh vực đấu tranh phòng chống tội phạm và văn bản pháp luật về BVMT.

- Kế hoạch phối hợp giữa Sở Tài nguyên và Môi trường với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Sở Giáo dục và Đào tạo và Tỉnh Đoàn trong công tác giáo dục, tuyên truyền về bảo vệ môi trường trên địa bàn tỉnh Phú Yên giai đoạn 2015 - 2020 được duy trì triển khai thực hiện.

- Kế hoạch phối hợp giữa Sở Tài nguyên và Môi trường và Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh với Tổ chức tôn giáo thực hiện bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu giai đoạn 2015 - 2020 được duy trì triển khai.

- Các phương tiện thông tin đại chúng như Đài Phát thanh và truyền hình tỉnh, Báo Phú Yên, Đài Truyền thanh cấp huyện chủ động phối hợp với các cơ quan liên quan tổ chức thông tin, tuyên truyền, đưa tin về hoạt động bảo vệ môi trường đến cộng đồng.

- Năng lực bảo vệ môi trường nông thôn tại một số địa phương khó khăn đã được tăng cường thông qua việc xây dựng mô hình quản lý chất thải rắn nông thôn tại xã An Mỹ - huyện Tuy An, xã Eabia - huyện Sông Hinh và một số mô hình khác do các đoàn thể triển khai.

Thông qua sự phối hợp chặt chẽ, kịp thời giữa các cơ quan, đơn vị, các tổ chức, đoàn thể chính trị xã hội trong công tác quản lý môi trường, một số kết quả đạt được như sau: Ý thức về bảo vệ môi trường của cộng đồng được nâng cao; kịp thời giải quyết có hiệu quả những vấn đề phức tạp mới nảy sinh về môi trường, không để hình thành điểm nóng về môi trường; các nguồn thải cơ bản được kiểm soát, năng lực thu gom chất thải rắn, đặc biệt chất thải rắn sinh hoạt nông thôn được tăng cường.

6. Đội ngũ cán bộ làm công tác quản lý môi trường:

- Cấp tỉnh:

+ Đối với Sở Tài nguyên và Môi trường: UBND tỉnh đã phân công, phân cấp chức năng, nhiệm vụ quản lý môi trường cấp tỉnh theo Quyết định số 2237/QĐ-UBND ngày 31/12/2014 về việc ban hành Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Sở Tài nguyên và Môi trường, trong đó Chi cục Bảo vệ Môi trường trực thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường (được thành lập theo Quyết định số 413/QĐ-UBND ngày 10/3/2008 của UBND tỉnh Phú Yên về việc thành lập Chi cục Bảo vệ Môi trường trực thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường) hoạt động theo Quyết định số 119/QĐ-STNMT, ngày 24/7/2015 của Sở Tài nguyên và Môi trường về việc Ban hành Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Chi cục Bảo vệ Môi trường. Tổng số cán bộ thuộc lĩnh vực môi trường: 13 người.

+ Ban Quản lý Khu kinh tế: Được thành lập theo Quyết định số 1748/QĐ-UBND ngày 29/10/2010 của UBND tỉnh Phú Yên về Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Ban Quản lý Khu kinh tế Phú Yên và hoạt động theo Quyết định số 22/2010/QĐ-TTg ngày 03/3/2010 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành quy chế tổ chức và hoạt động của Khu kinh tế Nam Phú Yên. Phòng Quản lý Tài nguyên và Môi trường thuộc Ban Quản lý Khu kinh tế chịu trách nhiệm quản lý Nhà nước về môi trường tại KCN và KKT Nam Phú Yên. Hiện nay, Phòng có 02 cán bộ chuyên trách về quản lý môi trường.

- Phòng Cảnh sát phòng chống tội phạm về môi trường trực thuộc Công an tỉnh Phú Yên được thành lập theo Quyết định số 3173/QĐ-BCA, ngày 09/8/2010 của Bộ trưởng Bộ Công an, quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của Công an tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Phòng Cảnh sát phòng chống tội phạm môi trường thực hiện chức năng điều tra, phòng chống tội phạm về môi trường, hoạt động trên địa bàn toàn tỉnh. Hiện nay, Phòng có tổng số cán bộ là 20 người.

- Cấp huyện: 9/9 huyện, thị xã, thành phố có phòng chuyên môn quản lý Nhà nước về tài nguyên và môi trường với số lượng cán bộ từ 02 - 04 người chuyên trách hoặc kiêm nhiệm về môi trường.

- Cấp xã: Hầu hết do cán bộ địa chính - xây dựng kiêm nhiệm. Hàng năm, Sở Tài nguyên và Môi trường, UBND cấp huyện thường xuyên mở các lớp tập huấn nghiệp vụ cho cán bộ cấp huyện và cấp xã. Theo chương trình thu hút trí thức trẻ, hiện một số xã đã có cán bộ có chuyên môn phù hợp để theo dõi công tác bảo vệ môi trường.

- Đối với các doanh nghiệp trên địa bàn, cán bộ quản lý môi trường chủ yếu là kiêm nhiệm.

Nhìn chung, thời gian qua lực lượng cán bộ làm công tác quản lý môi trường trên địa bàn tỉnh Phú Yên đang dần được củng cố. Ngoài ra, tỉnh đã triển khai thực hiện Thông tư Liên tịch số: 50/2014/TTLT-BTNMT-BNV ngày 28/8/2014 của Bộ Tài nguyên và Môi trường và Bộ Nội vụ về hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức Sở Tài nguyên và Môi trường thuộc UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Phòng Tài nguyên và Môi trường thuộc UBND quận, huyện, thành phố thuộc tỉnh, do vậy lực lượng bảo vệ môi trường từng bước được hoàn thiện. Tuy nhiên, so với nhu cầu thực tế đặt ra lực lượng cán bộ làm công tác quản lý về môi trường vẫn còn thiếu nên hiện phải kiêm nhiệm thêm nhiều công việc khác đặc biệt là ở cấp huyện và xã, dẫn đến công tác chuyên môn còn chưa chuyên sâu.

7. Công tác xử lý các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng:

- Theo Quyết định số 64/2003/QĐ-TTg về danh mục các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng thì trên địa bàn tỉnh Phú Yên có 05 cơ sở thuộc danh mục cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng. Trong đó, 03/05 cơ sở đã được cấp giấy chứng nhận đã hoàn thành xử lý triệt để theo quy định (Nhà máy điện Tuy Hòa - Công ty điện lực 3, Trung tâm y tế huyện Đồng Xuân, Trung tâm y tế thành phố Tuy Hòa), 02 cơ sở (Bãi rác thành phố Tuy Hòa, Trung tâm y tế thành phố Tuy Hòa) đang triển khai thực hiện các biện pháp xử lý triệt để ô nhiễm môi trường, hoàn thiện hồ sơ để xin cấp giấy chứng nhận.

- Theo Quyết định số 1788/QĐ-TTg , ngày 01/10/2013 của Chính phủ về việc phê duyệt kế hoạch xử lý triệt để các cơ sở gây cơ sở ô nhiễm môi trường nghiêm trọng đến năm 2020, tỉnh Phú Yên có 03 đơn vị (Bệnh viện phục hồi chức năng tỉnh Phú Yên, Trung tâm Dịch vụ công ích - Ban Quản lý Khu kinh tế Phú Yên và Trung tâm y tế thị xã Sông Cầu). Đến nay, 03 đơn vị này đang triển khai thực hiện các biện pháp xử lý triệt để cơ sở gây ô nhiễm môi trường, hoàn thiện hồ sơ để xin cấp giấy chứng nhận.

8. Quản lý chất thải:

a) Đối với chất thải rắn:

- Khối lượng phát sinh khoảng 495 tấn/ngày, khối lượng được thu gom khoảng 270 tấn/ngày, tỷ lệ thu gom khoảng 55% (năm 2016).

- Đơn vị thu gom: Tại thành phố Tuy Hòa có Công ty Cổ phần môi trường đô thị tổ chức thu gom; ở các huyện, thị xã có Phòng Quản lý đô thị/Kinh tế và Hạ tầng, UBND các xã/phường/thị trấn, các HTX và hộ gia đình tổ chức thực hiện dịch vụ thu gom.

- Hình thức và địa bàn thu gom:

+ Đối với địa bàn thành phố Tuy Hòa, huyện Phú Hòa: Rác thải được tổ chức thu gom theo cụm dân cư bằng xe đẩy tay hoặc xe công nông/xe tải nhỏ, tập trung về một điểm trung chuyển để xe chuyên dụng chuyển về bãi rác tập trung. Phạm vi thu gom rộng, có thể thu gom rác phần lớn địa bàn, kể cả trong các hẻm.

+ Đối với các huyện, thị xã còn lại: Chưa tổ chức thu gom theo cụm dân cư, xe chuyên dụng, xe tải hoặc xe công nông thu gom trực tiếp tại hộ gia đình và vận chuyển về bãi rác tập trung. Phạm vi thu gom chỉ tập trung ở các đường lớn, đường liên thôn, liên xã mà xe có thể vào được. Các khu vực khác người dân phải mang rác ra đường lớn hoặc tự xử lý.

- Tần suất thu gom:

+ Thành phố Tuy Hòa: 07 lần/tuần khu vực nội thành, 03 lần/tuần khu vực ngoại thành.

+ Các huyện, thị xã: 02-03 lần/tuần tùy địa bàn.

- Để tăng cường năng lực quản lý, thu gom chất thải rắn, UBND tỉnh đã tổ chức 01 Hội nghị “Nâng cao năng lực quản lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn tỉnh Phú Yên” với sự tham gia của các sở, ban ngành, địa phương, các tổ chức thực hiện thu gom xử lý chất thải rắn; qua đó tổng kết, rút kinh nghiệm quá trình thực hiện thời gian qua và đề ra giải pháp thực hiện trong giai đoạn tới.

b) Đối với chất thải y tế:

Chất thải nguy hại y tế: Tổng lượng chất thải nguy hại y tế phát sinh khoảng 136 tấn/năm. Hiện nay, công trình xử lý chất thải y tế hợp vệ sinh đối với bệnh viện đa khoa các cấp, bệnh viện chuyên khoa đã được đầu tư và đi vào hoạt động. Đối với các cơ sở y tế nhỏ lẻ, trạm y tế cấp huyện,… được Sở Y tế hướng dẫn xử lý chung với lò đốt tại các bệnh viện hoặc xử lý tại chỗ. Hiện lò đốt rác thải y tế tập trung tại Thọ Vức bằng công nghệ hấp đang trong quá trình thực hiện đầu tư, khi hoạt động sẽ giải quyết được 100% lượng rác y tế phát sinh tại thành phố Tuy Hòa và các huyện lân cận.

c) Đối với chất thải nguy hại (CTNH):

- Năm 2016 tiếp nhận và cấp 09 sổ đăng ký chủ nguồn thải CTNH; 06 tháng đầu năm 2017 tiếp nhận và cấp 03 sổ đăng ký chủ nguồn thải CTNH.

- Lượng CTNH phát sinh trên mỗi cơ sở khá thấp, trên địa bàn tỉnh hiện chưa có đơn vị thu gom và xử lý nên việc phải thuê các đơn vị từ TP Hồ Chí Minh hoặc các tỉnh khác thực hiện thu gom, xử lý CTNH gây nhiều khó khăn cho cả doanh nghiệp và cơ quan quản lý Nhà nước. Nhìn chung, các cơ sở đã bố trí kho chứa, có dán nhãn chất thải nguy hại theo đúng quy định, một số cơ sở hợp đồng với đơn vị ngoài tỉnh có chức năng thu gom, xử lý.

9. Bảo vệ đa dạng sinh học:

Thực hiện Luật Đa dạng sinh học, Quyết định số 79/2007/QĐ-TTg ngày 31/5/2007 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Kế hoạch hành động quốc gia về đa dạng sinh học đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020, Công ước Đa dạng sinh học và Nghị định thư Cartagena về an toàn sinh học, trong thời gian qua tỉnh Phú Yên đã triển khai một số nội dung cụ thể sau:

- Tăng cường tuyên truyền giáo dục và nâng cao nhận thức cộng đồng về đa dạng sinh học và an toàn sinh học, quy hoạch bảo tồn đa dạng sinh học trên địa bàn tỉnh.

- Thực hiện nhiệm vụ “Xây dựng cơ sở dữ liệu đa dạng sinh học trên địa bàn tỉnh Phú Yên (Giai đoạn 1- Xây dựng cơ sở dữ liệu đa dạng sinh học rừng) và hoàn thành, nghiệm thu vào năm 2015;

- Ban hành Chỉ thị số 21/CT-UBND ngày 26/10/2016 về việc tăng cường công tác quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường vùng biển ven bờ tỉnh Phú Yên;

- Đang triển khai nhiệm vụ Điều tra, đánh giá, đề xuất các khu bảo vệ, bảo tồn sinh thái cảnh quan vùng biển ven bờ tỉnh Phú Yên.

10. Đánh giá tình hình triển khai các nhiệm vụ bảo vệ môi trường của địa phương theo chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ:

a) Nghị quyết số 08/NQ-CP ngày 23/01/2014 của Chính phủ ban hành Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết số 24-NQ/TW ngày 03/6/2013 của Ban chấp hành Trung ương về chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, tăng cường quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường:

- Để tăng cường khả năng chủ động ứng phó với BĐKH, giảm nhẹ tốc độ gia tăng phát thải khí nhà kính, trong thời gian UBND tỉnh đã ban hành một số văn bản sau: Kế hoạch hành động số 106/KH-UBND ngày 08/11/2013 của UBND tỉnh thực hiện Kế hoạch số 56-KH/TU ngày 26/9/2013 của Tỉnh ủy về Chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, tăng cường quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường trên địa bàn tỉnh Phú Yên; Quyết định số 2675/QĐ-UBND ngày 29/12/2015 về “Cập nhật kế hoạch hành động ứng phó với biến đổi khí hậu tỉnh Phú Yên” (được phê duyệt Quyết định số 1431/QĐ-UBND ngày 05/9/2012).

- Triển khai một số mô hình thí điểm ứng phó với biến đổi khí hậu, nước biển dâng, các chương trình giảm thiểu tác động của biến đổi khí hậu như: Trồng xen canh cây Lạc Đông Xuân - Ngô vụ Hè - Ngô vụ Thu - Lạc xen Sắn vụ Đông Xuân trên đất ven sông thiếu nước, ven sông bị bào mòn, thiếu nước - mô hình Đậu xanh/Đậu đen xen Sắn (vụ Xuân) trên địa bàn huyện Đồng Xuân; khoanh vùng bảo vệ rừng tự nhiên; thích ứng với ngập lụt trong sản xuất nông nghiệp ở vùng ven sông Kỳ Lộ thuộc xã Xuân Quang 2, huyện Đồng Xuân, tỉnh Phú Yên; Hỗ trợ hộ nghèo xây dựng nhà ở phòng tránh bão lụt; dự án Kè chống xói lở đầm Cù Mông thị xã Sông Cầu, dự án Kè chống xói lở ven bờ biển khu vực xóm Rớ, phường Phú Đông, thành phố Tuy Hòa. Các mô hình, chương trình trên bước đầu đã góp phần mang lại hiệu quả kinh tế, xã hội cho địa phương, nâng cao nhận thức về biến đổi khí hậu và ứng phó với biến đổi khí hậu cho người dân.

- Trong thời gian tới tỉnh Phú Yên tiếp tục đẩy mạnh triển khai và hoàn thành một số chương trình giảm thiểu tác động của biến đổi khí hậu theo Kế hoạch.

b) Tình hình triển khai Thông báo số 2688A/TB-VPCP ngày 31/8/2016 của Thủ tướng Chính phủ:

Để triển khai thực hiện kết luận của Thủ tướng Chính phủ tại Thông báo số 2688A/TB-VPCP ngày 31/8/2016 về triển khai kết luận của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tại Hội nghị trực tuyến toàn quốc về tăng cường kiểm soát ô nhiễm và bảo vệ môi trường, UBND tỉnh ban hành Công văn số 5586/UBND-ĐTXD ngày 01/11/2016, theo đó đã phân công các cấp, các ngành tập trung vào một số nhiệm vụ trọng tâm sau:

- Tăng cường công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức, ý thức về trách nhiệm bảo vệ môi trường và các quy định pháp luật, chế tài xử lý vi phạm về bảo vệ môi trường đến từng doanh nghiệp và mỗi người dân;

- Tăng cường huy động nguồn lực đầu tư cho công tác bảo vệ môi trường; có các giải pháp phù hợp thu hút mạnh đầu tư tư nhân, đầu tư nước ngoài vào hoạt động quản lý chất thải, cung cấp các dịch vụ bảo vệ môi trường, phát triển ngành công nghiệp, dịch vụ bảo vệ môi trường;

- Rà soát, chấn chỉnh tăng cường chất lượng, hiệu lực, hiệu quả các công cụ, biện pháp bảo vệ môi trường như: Đánh giá tác động môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường, kiểm tra xác nhận hoàn thành công trình bảo vệ môi trường, kiểm soát ô nhiễm đối với các cơ sở đang hoạt động, thanh tra, kiểm tra, xử phạt vi phạm hành chính;

- Tập trung hoàn thành việc xử lý triệt để các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng trước năm 2020;

- Tăng cường thanh tra, kiểm tra, kiểm soát chặt chẽ hoạt động xả thải, thu gom, vận chuyển, xử lý, thải bỏ, chôn lấp các loại chất thải, nhất là chất thải nguy hại;

- Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố, UBND các xã, phường, thị trấn tăng cường quản lý toàn diện về công tác bảo vệ môi trường trên địa bàn quản lý và xem đây là nhiệm vụ cần tập trung, ưu tiên trong chỉ đạo, điều hành phát triển kinh tế xã hội của địa phương.

c) Tình hình triển khai Nghị quyết số 35/NQ-CP ngày 18/3/2013 của Chính phủ về một số vấn đề cấp bách trong lĩnh vực bảo vệ môi trường và Chỉ thị 25/CT-TTg ngày 31/8/2016 về một số nhiệm vụ, giải pháp cấp bách về bảo vệ môi trường:

Ngày 01/3/2013, Chính phủ có Nghị quyết số 35/NQ-CP về một số vấn đề cấp bách trong lĩnh vực bảo vệ môi trường và Sở Tài nguyên và Môi trường đã tham mưu UBND tỉnh ban hành Quyết định số 1111/QĐ-UBND ngày 2/6/2013 về việc ban hành Kế hoạch thực hiện Nghị quyết số 35/NQ-CP ngày 1/3/2013 của Chính phủ về một số vấn đề cấp bách trong lĩnh vực bảo vệ môi trường trên địa bàn tỉnh Phú Yên. Trên cơ sở đó một số nhiệm vụ đã và đang được triển khai từ năm 2013 đến năm 2016 về cơ bản đạt được theo yêu cầu và đáp ứng được một số nhiệm vụ mà Chỉ thị đã nêu, cụ thể như sau:

- Công tác thanh tra, kiểm tra được thường xuyên, đến nay trên địa bàn tỉnh Phú Yên chưa có cơ sở nào gây ô nhiễm môi trường theo Thông tư số 04/2012/TT-BTNMT ngày 08/5/2012 của Bộ Tài nguyên và Môi trường.

- Có 03/03 Khu công nghiệp đã xây dựng và đưa vào vận hành đầy đủ các trạm xử lý nước thải tập trung.

Bên cạnh đó, để thực hiện tốt các nhiệm vụ về bảo vệ môi trường theo Chỉ thị 25/CT-TTg, UBND tỉnh ban hành Quyết định số 1073/QĐ-UBND ngày 30/5/2017 về việc ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện Chỉ thị số 25/CT-TTg ngày 31/8/2016 của Thủ tướng Chính phủ về một số nhiệm vụ, giải pháp cấp bách về bảo vệ môi trường trên địa bàn tỉnh Phú Yên.

II. ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH THỰC HIỆN NHIỆM VỤ, DỰ ÁN BVMT VÀ SỬ DỤNG NGÂN SÁCH SỰ NGHIỆP MÔI TRƯỜNG NĂM 2016 VÀ 06 THÁNG ĐẦU NĂM 2017:

1. Tình hình thực hiện các chỉ tiêu môi trường theo: Theo Phụ lục 01.

2. Tình hình thực hiện kế hoạch và dự toán ngân sách sự nghiệp môi trường năm 2016 và sáu tháng đầu năm 2017: Theo Phụ lục 2.

Tình hình thực hiện kế hoạch và dự toán ngân sách sự nghiệp môi trường năm 2016 và sáu tháng đầu năm 2017 được thể hiện cụ thể ở Phụ lục 2. Kinh phí sự nghiệp môi trường cơ bản đã đáp ứng để giải quyết được một số nội dung bảo vệ môi trường cấp bách và bức xúc góp phần nâng cao nhận thức về bảo vệ môi trường cho chính quyền các cấp, các tầng lớp nhân dân trên địa bàn tỉnh Phú Yên như sau:

- Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về môi trường; tập huấn chuyên môn nghiệp vụ về bảo vệ môi trường;

- Thu gom, xử lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn tỉnh;

- Hỗ trợ một số mô hình bảo vệ môi trường; thu gom xử lý chất thải rắn nông thôn;

- Xây dựng các nhiệm vụ, dự án phục vụ công tác quản lý môi trường.

Hiện nay, nguồn kinh phí sự nghiệp môi trường của tỉnh được phân bổ tăng dần nhưng vẫn còn hạn chế nên việc tổ chức thực hiện các chương trình, nhiệm vụ, dự án BVMT trong kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh còn gặp nhiều khó khăn, không bố trí đủ kinh phí dành cho các chương trình, dự án về BVMT cần thiết; đặc biệt là kinh phí để triển khai xây dựng bãi chôn lấp, xử lý rác thải sinh hoạt theo Quy hoạch đã được duyệt, kinh phí để đầu tư xử lý chất thải nguy hại, kinh phí để tuyên truyền các nội dung BVMT cho nông dân trong sản xuất nông nghiệp.

3. Đánh giá tình hình thực hiện nhiệm vụ BVMT năm 2016 và 06 tháng đầu năm 2017:

a) Thuận lợi:

- Cơ sở pháp lý về quản lý Nhà nước bảo vệ môi trường được củng cố và tăng cường đã giúp cho công tác quản lý, kiểm soát môi trường chặt chẽ và đạt hiệu quả hơn;

- Được sự chỉ đạo, hướng dẫn, hỗ trợ về chuyên môn của Bộ Tài nguyên và Môi trường; sự chỉ đạo kịp thời của Tỉnh ủy, sự giám sát của HĐND tỉnh về thực hiện nhiệm vụ bảo vệ môi trường trên địa bàn tỉnh;

- Ý thức về bảo vệ môi trường của các cơ sở, doanh nghiệp và người dân ngày một nâng lên, thúc đẩy công tác bảo vệ môi trường ngày càng phát triển sâu rộng.

b) Khó khăn:

- Cán bộ làm công tác quản lý môi trường dưới cơ sở còn thiếu về số lượng và hạn chế về năng lực lại còn kiêm nhiệm nhiều lĩnh vực, nên chức năng quản lý Nhà nước về môi trường chưa được thực hiện đồng đều ở các cấp, đặc biệt là ở cấp huyện, xã; nhiều địa phương còn chưa thực sự coi trọng công tác bảo vệ môi trường;

- Một số cơ sở chưa thực hiện nghiêm túc công tác xử lý chất thải theo Báo cáo đánh giá tác động môi trường, kế hoạch BVMT, Đề án BVMT đã được phê duyệt, dẫn đến tình trạng ô nhiễm môi trường còn xảy ra tuy chưa đến mức nghiêm trọng;

- Tình hình quản lý chất thải nguy hại chưa được triển khai đồng bộ do địa phương thiếu đơn vị thu gom, xử lý;

- Do nguồn kinh phí của tỉnh còn hạn chế, trong khi nhu cầu kinh phí đầu tư cho bảo vệ môi trường quá lớn, nên trong thời gian qua tỉnh chi một phần kinh phí hạn hẹp dành cho các chương trình, dự án về BVMT cần thiết; đặc biệt là kinh phí để xây dựng mạng lưới thu gom, xử lý rác thải sinh hoạt theo Quy hoạch đã được duyệt;

- Việc lập kế hoạch phân bổ kinh phí sự nghiệp môi trường vẫn còn hạn chế trong việc phối hợp giữa các sở, ngành, các địa phương.

Phần thứ hai

KẾ HOẠCH VÀ DỰ TOÁN NGÂN SÁCH SỰ NGHIỆP MÔI TRƯỜNG NĂM 2018

I. KẾ HOẠCH BVMT NĂM 2018: (Theo Phụ lục 3 và Phụ lục 4).

Trên cơ sở các kết quả đạt được, UBND tỉnh Phú Yên xây dựng Kế hoạch và dự toán ngân sách sự nghiệp BVMT năm 2018 được thể hiện ở Phụ lục 3 và phụ lục 4, nội dung của Kế hoạch cụ thể như sau:

1. Tuyên truyền, nâng cao nhận thức cộng đồng về bảo vệ môi trường:

- Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục, vận động nhân dân thực hiện nếp sống văn hóa thân thiện với môi trường, tự giác chấp hành các quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường;

- Đa dạng hóa các hình thức tuyên truyền về bảo vệ môi trường, biến đổi khí hậu cho cộng đồng;

- Tăng thời lượng, nội dung các chương trình về bảo vệ môi trường, biến đổi khí hậu trên sóng truyền hình, phát thanh các cấp trong tỉnh; xây dựng chương trình tuyên truyền định kỳ, thường xuyên trên các phương tiện thông tin đại chúng;

- Tiếp tục đẩy mạnh hoạt động đưa nội dung bảo vệ môi trường, biến đổi khí hậu vào trường học; tăng thời lượng giảng dạy chính khóa, các hoạt động ngoại khóa về bảo vệ môi trường, biến đổi khí hậu cho từng cấp học.

2. Phòng ngừa, kiểm soát ô nhiễm môi trường:

- Xây dựng các văn bản hướng dẫn triển khai thực hiện Luật Bảo vệ môi trường năm 2014 và quy định dưới luật theo thẩm quyền của UBND, HĐND các cấp nhằm hướng dẫn cho các tổ chức, cá nhân và cộng đồng thực hiện tốt công tác bảo vệ môi trường;

- Thống kê các chỉ tiêu kế hoạch tài nguyên, môi trường và phát triển bền vững theo yêu cầu của Thủ tướng Chính phủ;

- Tiếp tục xây dựng và nhân rộng mô hình quản lý chất thải rắn khu vực nông thôn góp phần bảo vệ môi trường ở địa phương;

- Tiếp tục triển khai thực hiện chương trình quan trắc môi trường theo quy hoạch mạng lưới đã được phê duyệt; xây dựng báo cáo chuyên đề về môi trường và tổng hợp số liệu về môi trường hằng năm;

- Xây dựng Báo cáo đánh giá môi trường chiến lược, lồng ghép các nội dung bảo vệ môi trường vào chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chương trình, dự án phát triển kinh tế - xã hội của địa phương;

- Tăng cường thanh tra, kiểm tra và giám sát việc thực hiện pháp luật về bảo vệ môi trường, bao gồm cả kiểm tra, thanh tra việc thực hiện các nội dung trong báo cáo đánh giá tác động môi trường đã được phê duyệt và trong cam kết bảo vệ môi trường/Kế hoạch bảo vệ môi trường.

3. Hỗ trợ xử lý các điểm gây ô nhiễm môi trường, bức xúc ở địa phương:

- Tiếp tục xử lý triệt để các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng theo Quyết định số 64/2003/QĐ-TTg về danh mục các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng và Quyết định số 1788/QĐ-TTg về việc phê duyệt kế hoạch xử lý triệt để các cơ sở gây cơ sở ô nhiễm môi trường nghiêm trọng đến năm 2020;

- Tiếp tục thực hiện công tác điều tra, thống kê chất thải, đánh giá tình hình ô nhiễm môi trường tại các cơ sở sản xuất kinh doanh, phân loại các cơ sở gây ô nhiễm môi trường, cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng theo hướng dẫn tại Thông tư số 04/2012/TT-BTNMT , tiếp tục ban hành danh mục và giải pháp xử lý các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng trên địa bàn tỉnh thuộc thẩm quyền theo quy định tại Quyết định số 04/2013/QĐ-TTg ngày 14/01/2013 của Thủ tướng Chính phủ;

- Ưu tiên về vốn đối ứng để thực hiện các nhiệm vụ xử lý ô nhiễm triệt để các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng;

- Giải quyết dứt điểm các điểm gây bức xúc về ô nhiễm môi trường; tiếp tục hỗ trợ xử lý chất thải rắn sinh hoạt khu vực nông thôn, đô thị, chất thải nguy hại ở các đô thị, Khu công nghiệp;

- Tăng cường công tác thu gom, xử lý bao gói thuốc bảo vệ thực vật sau sử dụng theo Quyết định số 2521/QĐ-UBND ngày 24/10/2016 của UBND tỉnh.

4. Tăng cường năng lực quản lý Nhà nước về bảo vệ môi trường:

- Tiếp tục quán triệt Chương trình hành động của Tỉnh ủy thực hiện Nghị quyết số 24-NQ/TW ngày 3/6/2013 Hội nghị lần thứ VII Ban chấp hành Trung ương khóa XI về “Chủ động ứng phó biến đổi khí hậu, tăng cường quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường” với mục tiêu đến năm 2020 trên địa bàn tỉnh Phú Yên về cơ bản chủ động thích ứng với biến đổi khí hậu, phòng tránh thiên tai, giảm phát thải khí nhà kính; có chuyển biến cơ bản trong khai thác, sử dụng tài nguyên theo hướng hợp lý, hiệu quả và bền vững, kiềm chế mức độ gia tăng ô nhiễm môi trường, suy giảm đa dạng sinh học nhằm bảo đảm chất lượng môi trường sống, duy trì cân bằng sinh thái, hướng tới nền kinh tế xanh, thân thiện với môi trường;

- Tăng cường năng lực quản lý cho cơ quan chuyên môn và cán bộ bảo vệ môi trường các cấp thông qua đào tạo, tập huấn chuyên môn, quản lý về bảo vệ môi trường,...;

- Xây dựng, đưa vào hoạt động và thống nhất quản lý hệ thống cơ sở dữ liệu, thông tin về môi trường, về đa dạng sinh học và an toàn sinh học;

- Hỗ trợ hoạt động bảo vệ môi trường của các tổ chức chính trị xã hội, nghề nghiệp;

- Xây dựng và triển khai các mô hình bảo vệ môi trường, mô hình tự quản ở địa phương;

- Bảo đảm hoạt động của hệ thống quan trắc môi trường theo Quyết định số 16/2007/QĐ-TTg ngày 29/01/2007 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Quy hoạch tổng thể mạng lưới quan trắc tài nguyên và môi trường quốc gia đến năm 2020 và Quy hoạch mạng lưới quan trắc môi trường tỉnh Phú Yên đến năm 2020 theo Quyết định số 2372/QĐ-UBND ngày 31/12/2013;

- Hỗ trợ thực hiện các dự án, nhiệm vụ hợp tác quốc tế về bảo vệ môi trường ở địa phương;

- Thể chế hóa các cơ chế, chính sách về khuyến khích xã hội hóa, thu hút nguồn lực cho bảo vệ môi trường; khuyến khích các tổ chức, cá nhân tham gia nghiên cứu khoa học và công nghệ phục vụ công tác bảo vệ môi trường, tập trung nghiên cứu và chuyển giao công nghệ xử lý chất thải, sản xuất sạch, tiết kiệm năng lượng, thân thiện môi trường, các mô hình phát triển kinh tế xanh;

- Xây dựng Chương trình nghiên cứu khoa học và công nghệ phục vụ bảo vệ môi trường trong danh mục Chương trình khoa học và công nghệ trọng điểm cấp tỉnh.

5. Quản lý chất thải:

- Triển khai thực hiện Quyết định số 2149/QĐ-TTg ngày 17/12/2009 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Chiến lược quốc gia về quản lý tổng hợp chất thải rắn đến năm 2025 và tầm nhìn đến năm 2050;

- Tiếp tục tổ chức xây dựng và nhân rộng mô hình thu gom chất thải rắn vùng nông thôn của tỉnh;

- Tăng cường công tác thu gom, xử lý bao gói thuốc bảo vệ thực vật sau sử dụng theo Quyết định số 2521/QĐ-UBND ngày 24/10/2016 của UBND tỉnh;

- Hỗ trợ hoạt động phân loại, thu gom, vận chuyển, xử lý giảm thiểu, tái chế, chôn lấp chất thải thông thường quy mô cấp tỉnh, huyện và xã hoặc các mô hình thí điểm của địa phương; vận hành hoạt động các bãi chôn lấp hợp vệ sinh; hỗ trợ các phương tiện thu gom, vận chuyển chất thải;

- Tái chế, tái sử dụng chất thải, tiết kiệm và nâng cao hiệu quả sử dụng tài nguyên thiên nhiên.

6. Bảo vệ đa dạng sinh học:

- Nâng cao năng lực quản lý và thực thi Luật Đa dạng sinh học cho các cấp, các ngành trên địa bàn tỉnh;

- Quản lý, khai thác có hiệu quả cơ sở dữ liệu về đa dạng sinh học rừng trên địa bàn tỉnh trong khuôn khổ các đề án, nhiệm vụ ưu tiên theo Kế hoạch hành động bảo vệ đa dạng sinh học, an toàn sinh học đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020 trên địa bàn tỉnh Phú Yên đã được UBND tỉnh ban hành tại Quyết định số 188/QĐ-UBND, ngày 24/01/2013;

- Xây dựng Quy hoạch bảo tồn đa dạng sinh học tỉnh Phú Yên đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030;

- Tiếp tục triển khai điều tra, đánh giá, đề xuất các khu bảo vệ, bảo tồn sinh thái cảnh quan vùng biển ven bờ; điều tra, đánh giá sức chịu tải và phân vùng rủi ro môi trường các đầm, vịnh trên địa bàn tỉnh Phú Yên;

- Phòng ngừa, ngăn chặn sự xâm nhập của sinh vật ngoại lai, sinh vật biến đổi gen gây ảnh hưởng đến môi trường;

- Tăng cường công tác quản lý Nhà nước về đa dạng sinh học; triển khai quyết liệt việc kiểm tra, phát hiện, xử lý hành vi buôn bán và tiêu thụ trái phép các loài động, thực vật nguy cấp, quý hiếm được ưu tiên bảo vệ;

- Tăng cường kiểm tra, ngăn chặn nạn phá rừng làm nương rẫy gây suy thoái môi trường; tổ chức trồng rừng, phục hồi hệ sinh thái rừng.

7. Thực hiện Chỉ thị số 25/CT-TTg ngày 31/8/2016 về một số nhiệm vụ, giải pháp cấp bách về bảo vệ môi trường:

Triển khai thực hiện Quyết định số 1073/QĐ-UBND ngày 30/5/2017 của UBND tỉnh về việc ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện Chỉ thị số 25/CT-TTg ngày 31/8/2016 về một số nhiệm vụ, giải pháp cấp bách về bảo vệ môi trường trên địa bàn tỉnh Phú Yên, trong đó chú trọng một số nhiệm vụ ưu tiên phải hoàn thành trong năm 2018.

II. TỔ CHỨC THỰC HIỆN:

1. Sở Tài nguyên và Môi trường:

- Tổ chức thực hiện nhiệm vụ được phân công theo Kế hoạch này;

- Hướng dẫn, theo dõi việc triển khai các nhiệm vụ được phê duyệt tại Kế hoạch này;

- Là đầu mối tổng hợp các khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện Kế hoạch để đề xuất, kiến nghị UBND tỉnh xem xét giải quyết.

2. Sở Tài chính:

Theo khả năng ngân sách của địa phương, tham mưu UBND tỉnh phân bổ kinh phí sự nghiệp môi trường trên cơ sở các nhiệm vụ được phê duyệt tại Kế hoạch này để đảm bảo sự thống nhất và đồng bộ trong hoạt động quản lý và bảo vệ môi trường.

3. Sở Kế hoạch và Đầu tư:

Tham mưu UBND tỉnh cấp kinh phí đầu tư các phương tiện, dự án bảo vệ môi trường của tỉnh trên cơ sở các nhiệm vụ được phê duyệt tại Kế hoạch này.

4. Các sở, ban, ngành, đoàn thể và UBND các huyện/thị xã/thành phố:

- Trên cơ sở Kế hoạch này, tổng hợp các nhiệm vụ được phân công (kèm theo dự toán kinh phí) vào Kế hoạch và dự toán ngân sách 2018 của đơn vị;

- Tổ chức thực hiện Kế hoạch và báo cáo kết quả thực hiện về Sở Tài nguyên và Môi trường để tổng hợp, báo cáo UBND tỉnh trước 30/11/2018.

Phần thứ ba

ĐỀ XUẤT VÀ KIẾN NGHỊ

Trên cơ sở tình hình thực hiện nhiệm vụ BVMT năm 2016, 06 tháng đầu năm 2017 và Kế hoạch BVMT của tỉnh Phú Yên năm 2018, UBND tỉnh Phú Yên đề nghị Bộ Tài nguyên và Môi trường như sau:

- Thường xuyên tổ chức các chương trình tập huấn, hội thảo, đào tạo để nâng cao năng lực quản lý cho cán bộ quản lý môi trường ở địa phương.

- Ưu tiên hỗ trợ các chương trình, dự án có nguồn vốn nước ngoài cho tỉnh để nâng cao năng lực trong công tác BVMT.

- Ưu tiên phân bổ kinh phí từ các nguồn tài trợ nước ngoài nhằm giúp tỉnh Phú Yên xử lý các điểm nóng về môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu, xây dựng các hệ thống xử lý chất thải rắn, nước thải, rác thải y tế cho các Trung tâm y tế tuyến huyện, bệnh viện chuyên khoa tuyến tỉnh; hệ thống xử lý chất thải nguy hại;

- Hỗ trợ tăng cường cơ sở vật chất cũng như trang thiết bị kỹ thuật để thực hiện các hoạt động quản lý Nhà nước về môi trường; hỗ trợ thiết bị cho công tác quan trắc môi trường.

Trên đây là Kế hoạch bảo vệ môi trường tỉnh Phú Yên năm 2018, UBND tỉnh Phú Yên báo cáo Bộ Tài nguyên và Môi trường./.

 

 

Nơi nhận:
- Bộ Tài nguyên và Môi trường b/c);
- TT Tỉnh ủy; TT HĐND tỉnh (b/c);
- Ban KTNS - HĐND tỉnh;
- Công an tỉnh;
- Các sở, ban, ngành và đoàn thể cấp tỉnh;
- Ban QL Khu Kinh tế;
- UBND các huyện, thị xã, thành phố;
- CT, các PCT UBND Tỉnh;
- CVP, các PCVP UBND tỉnh;
- Cổng TTĐT UBND tỉnh;
- Lưu: VT, TTTT-CB, Khg, Dg7.27e.

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Nguyễn Chí Hiến

 

PHỤ LỤC 1

TỔNG HỢP KẾT QUẢ VÀ DỰ KIẾN THỰC HIỆN CÁC CHỈ TIÊU MÔI TRƯỜNG
(Kèm theo Kế hoạch số 154/KH-UBND ngày 3/10/2017 của UBND tỉnh Phú Yên)

STT

Chỉ tiêu

Đơn vị tính

Thực hiện năm 2016

Ước thực hiện 2017

Kế hoạch 2018

Ghi chú

1

Tỷ lệ che phủ rừng

%

39,3

40,5

41,7

Sở NN&PTNT

2

Tỷ lệ dân cư được sử dụng nước sạch ở nông thôn

%

97

97,5

98

Sở NN&PTNT

3

Tỷ lệ dân cư được sử dụng nước sạch ở đô thị

%

70,64

80

83

Sở Xây dựng

4

Tỷ lệ các khu công nghiệp, khu chế xuất đang hoạt động có hệ thống xử lý nước thải tập trung đạt tiêu chuẩn môi trường

%

100

100

100

BQL Khu kinh tế

5

Tỷ lệ các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng được xử lý

cơ sở

0

2

1

Sở TN&MT 

6

Tỷ lệ chất thải rắn ở đô thị được thu gom

%

87

89

91

Sở Xây dựng

7

Tỷ lệ chất thải rắn y tế được xử lý

%

100

100

100

Sở Y tế

8

Tỷ lệ khu đô thị có hệ thống xử lý nước thải, chất thải đạt tiêu chuẩn quy định

%

0

0

0

HTXLNT đô thị TP. Tuy Hòa đã xây dựng xong, đang vận động đấu nối để thu gom xử lý, các đô thị còn lại chưa có kinh phí thực hiện

9

Kinh phí chi sự nghiệp môi trường

đồng

36.479.644.129

50.297.000.000

55.926.992.913

 

 

PHỤ LỤC 2

KẾT QUẢ THỰC HIỆN CÁC NHIỆM VỤ, DỰ ÁN BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG NĂM 2016 VÀ NĂM 2017
(Kèm theo Kế hoạch số 154/KH-UBND ngày 3/10/2017 của UBND tỉnh Phú Yên)

TT

Tên nhiệm vụ/dự án

Thời gian thực hiện

Tổng kinh phí
(đồng)

Kinh phí năm 2016
(đồng)

Kinh phí ước thực hiện năm 2017
(đồng)

Đơn vị thực hiện, lưu giữ sản phẩm

Tiến độ giải ngân của năm 2017 (%)

Các kết quả chính đã đạt được

Ghi chú

I

Quan trắc môi trường

 

638,860,500

278,860,500

360,000,000

 

 

 

 

1.1

Quan trắc môi trường (nước mặt, nước dưới đất, nước biển ven bờ, vi tảo vùng ven biển, không khí, đất)

2016-2017

638.860.500

278.860.500

360.000.000

Sở TN&MT

50%

- Số liệu về các chỉ tiêu hóa lý cơ bản, sinh học nhằm cung cấp thông tin phục vụ đánh giá hiện trạng, theo dõi có hệ thống về diễn biến chất lượng môi trường.

- Năm 2016 đã hoàn thành, năm 2017 thực hiện được 50%

 

II

Tăng cường năng lực quan trắc môi trường

 

357.638.000

357.638.000

-

 

 

 

 

2.1

Hiệu chuẩn thiết bị quan trắc và phân tích môi trường; Xử lý chất thải nguy hại trong phòng thí nghiệm và mua một số dụng cụ, thiết bị

2016

27.638.000

27.638.000

-

Sở TN&MT

-

Đã hoàn thành

 

2.2

Đầu tư bổ sung máy móc thiết bị dụng cụ, vật dụng phòng thí nghiệm

2016

330.000.000

330.000.000

-

Sở TN&MT

-

Đã hoàn thành

 

III.

Các nhiệm vụ do cấp có thẩm quyền giao

 

8.426.929.199

2.332.198.829

2.150.000.000

 

 

 

 

3.1

Xây dựng hệ thống tiếp nhận, quản lý kết quả quan tắc tự động liên tục trên địa bàn tỉnh Phú Yên

2017

641.844.168

-

340.000.000

Sở TN&MT

52%

Đang triển khai

 

3.2

Điều tra phân loại, lập danh sách mục giếng không sử dụng trên địa bàn tỉnh Phú Yên và phương án trám lấp.

2017

683.671.000

-

360.000.000

Sở TN&MT

52%

Đang triển khai

 

3.3

Xây dựng cơ sở dữ liệu đa dạng sinh học trên địa bàn tỉnh Phú Yên (Giai đoạn 1: Cơ sở dữ liệu đa dạng sinh học về rừng)

2015-2016

1.649.531.726

952.087.329

-

Sở TN&MT

-

Đã hoàn thành

 

3.4

Điều tra, đánh sức chịu tải và phân vùng rủi ro môi trường đầm Cù Mông, thị xã Sông Cầu, tỉnh Phú Yên

2017-2018

1.424.000.000

-

270.000.000

Sở TN&MT

20%

Đang triển khai

 

3.5

Điều tra, đánh giá đề xuất các khu bảo vệ, bảo tồn sinh thái vùng ven biển ven bờ tỉnh Phú Yên

2016-2017

1.555.000.000

283.000.000

500.000.000

Sở TN&MT

50%

Đang triển khai

 

3.6

Xây dựng báo cáo hiện trạng môi trường tỉnh Phú Yên giai đoạn 2011 - 2015

2015-2016

388.805.305

298.333.500

-

Sở TN&MT

-

Đã hoàn thành

 

3.7

Đánh giá khả năng chịu tải và phân vùng xả thải lưu vực sông Kỳ Lộ trên địa bàn tỉnh Phú Yên

2016

496.778.000

496.778.000

-

Sở TN&MT

-

Đã hoàn thành

 

3.8

Xây dựng cơ sở dữ liệu về BĐKH (các đề tài, dự án), về thiên tai (bão, lũ, hạn hán,...) tác động của BĐKH đến các ngành, lĩnh vực trọng yếu trên địa bàn tỉnh

2017-2018

598.600.000

-

180.000.000

Sở TN&MT

30%

Đang triển khai

 

3.9

Xây dựng kế hoạch bảo vệ tài nguyên và môi trường các nguồn nước trên địa bàn tỉnh Phú Yên đến năm 2020, định hướng năm 2030 thích ứng với Biến đổi khí hậu

2016-2017

988.699.000

302.000.000

500.000.000

Sở TN&MT

100%

Đang triển khai

 

IV

Nhiệm vụ thường xuyên

 

81.297.946.800

33.510.946.800

47.787,000.000

 

 

 

 

4.1

Phân bổ kinh phí sự nghiệp môi trường cho 9 huyện, thị xã, thành phố trong tỉnh

2016-2017

78.837.000.000

32.760.000.000

46.077.000.000

Các huyện/TX/TP

 

 

 

4.2

Phân bổ kinh phí sự nghiệp môi trường cho Công an tỉnh

2016-2017

603.000.000

243.000.000

360.000.000

CA tỉnh

 

 

 

4.3

Phân bổ kinh phí sự nghiệp môi trường cho Ban Quản lý Khu kinh tế Phú Yên.

2016-2017

800.868.000

80.868.000

720.000.000

BQL KKT

 

 

 

4.4

Phối hợp với các Hội, Đoàn thể theo các Nghị Quyết liên tịch; Xây dựng chương trình phát trên đài truyền hình các chủ đề về môi trường.

2016-2017

597.542.000

147.542.000

450.000.000

Sở TNMT

 

 

 

4.5

Tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật về môi trường, phát triển bền vững, Biến đổi khí hậu, khen thưởng; tập huấn chuyên môn nghiệp vụ và dự hội nghị, hội thảo về BVMT.

2016-2017

233.327.800

161.327.800

72.000.000

Sở TN&MT

 

 

 

4.6

Kiểm tra việc thực hiện công tác quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường của 9 huyện, thị xã, thành phố.

2016

5.209.000

5.209.000

-

Sở TN&MT

 

 

 

4.7

Giải quyết sự cố môi trường.

2016

16.000.000

16.000.000

-

Sở TN&MT

 

 

 

4.8

Hoạt động nghiệp vụ thanh kiểm tra việc thực hiện PL về BVMT (định kỳ và đột xuất theo kiến nghị); Công tác hậu kiểm, xác nhận kế hoạch BVMT, Đề án BVMT quy mô cáp Sở, xác nhận việc xử lý triệt để các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng. Giải quyết sự cố môi trường.

2016-2017

205.000.000

97.000.000

108.000.000

Sở TN&MT

 

 

 

4.9

Xây dựng, nhân rộng mô hình BVMT

2016-2017

612.104.000

252,104,000

360.000.000

Sở TN&MT

 

 

 

 

Tổng cộng

 

90.721.374.499

36.479.644.129

50.297.000.000

 

 

 

 

 

PHỤ LỤC 3

TỔNG HỢP CÁC NHIỆM VỤ, DỰ ÁN BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG NĂM 2018
(Kèm theo Kế hoạch số 154/KH-UBND ngày 3/10/2017 của UBND tỉnh Phú Yên)

TT

Tên nhiệm vụ/dự án

Mục tiêu

Nội dung thực hiện

Dự kiến sản phẩm

Cơ quan chủ trì thực hiện

Thời gian

Tổng kinh phí
(đồng)

Kinh phí năm 2018 (đồng)

I.

Quan trắc môi trường

700.000.000

700.000.000

1.1

Quan trắc môi trường.

Theo dõi, đánh giá diễn biến chất lượng môi trường của tỉnh.

- Quan trắc môi trường (nước mặt, nước dưới đất, nước biển ven bờ, vi tảo vùng ven biển, không khí, đất, tiếng ồn)

- Hiệu chuẩn máy móc, thiết bị.

- Thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải nguy hại

Số liệu đo đạc, phân tích các thông số MT và báo cáo đánh giá diễn biến chất lượng MT.

Sở TN&MT

2018

700.000.000

700.000.000

II

Tăng cường năng lực quan trắc môi trường

 

 

 

 

 

570.000.000

570.000.000

2.1

Đầu tư thiết bị đo trực tiếp các chất ô nhiễm dạng khí.

Phục vụ công tác phân tích

Mua sắm 01 máy đo nhanh chất ô nhiễm dạng khí

01 máy đo nhanh chất ô nhiễm dạng khí

Sở TN&MT

2018

480.000.000

480.000.000

2.2

Thẩm định hồ sơ chứng nhận đủ điều kiện hoạt động quan trắc môi trường.

Đảm bảo quy định về điều kiện hoạt động dịch vụ quan tắc môi trường

- Gia hạn giấy chứng nhận

- Bổ sung mới các thông số môi trường

Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động dịch vụ quan trắc môi trường

Sở TN&MT

2018

90.000.000

90.000.000

III.

Các nhiệm vụ do cấp có thẩm quyền giao

8.639.321.913

4.815.992.913

3.1

Xây dựng hệ thống tiếp nhận, quản lý kết quả quan trắc tự động liên tục trên địa bàn tỉnh Phú Yên.

Quản lý CSDL từ trạm quan trắc môi trường tự động trên địa bàn tỉnh

Lắp đặt thiết bị và xây dựng phần mềm quản lý CSDL từ các trạm quan trắc môi trường tự động trên địa bàn tỉnh Phú Yên

 

Sở TN&MT

2017

658.022.913

318.022.913

3.2

Xây dựng cơ sở dữ liệu về BĐKH (các đề tài, dự án), về thiên tai (bão, lũ, hạn hán,...) tác động của BĐKH đến các ngành, lĩnh vực trọng yếu trên địa bàn tỉnh.

Quản lý CSDL về BĐKH, thiên tai, tác động của BĐKH

- Thu thập dữ liệu, thông tin

- Xây dựng phần mềm CSDL

 

Sở TN&MT

2017-2018

598.600.000

418.600.000

3.3

Xây dựng kế hoạch bảo vệ tài nguyên và môi trường các nguồn nước trên địa bàn tỉnh Phú Yên đến năm 2020, định hướng năm 2030 thích ứng với Biến đổi khí hậu.

Xây dựng kế hoạch bảo vệ tài nguyên và môi trường các nguồn nước đến năm 2020 định hướng đến năm 2030, thích ứng với biến đổi khí hậu

Khảo sát, điều tra lấy mẫu phân tích, dự báo phân vùng chất lượng môi trường nước mặt bằng WQI

 

Sở TN&MT

2016-2017

988.699.000

186.699.000

3.4

Điều tra phân loại, lập danh mục giếng không sử dụng trên địa bàn tỉnh Phú Yên và phương án trám lấp.

Điều tra hiện trạng, lập danh mục giếng không sử dụng

Điều tra, lập danh mục giếng không sử dụng

 

Sở TN&MT

2017

683.671.000

323.671.000

3.5

Điều tra, đánh giá, đề xuất các khu bảo vệ, bảo tồn sinh thái cảnh quan vùng biển ven bờ tỉnh Phú Yên.

Xác định các hệ sinh thái/ khu vực cần được bảo vệ, bảo tồn nhằm duy trì sự đa dạng sinh học, khai thác sử dụng hợp lý tài nguyên và phát triển bền vững vùng biển ven bờ tỉnh Phú Yên

 Điều tra, khảo sát và xác định vai trò các Hệ sinh thái trong phát triển bền vững tỉnh Phú Yên. Đề xuất các phương án quy hoạch, bảo tồn và bảo vệ sinh thái cảnh quan vùng ven biển.

 

Sở TN&MT

2016-2018

1.555.000.000

772.000.000

3.6

Điều tra, đánh sức chịu tải và phân vùng rủi ro môi trường đầm Cù Mông, thị xã Sông Cầu, tỉnh Phú Yên.

Phân vùng rủi ro môi trường đầm Cù Mông

 Khảo sát, điều tra lấy mẫu phân tích, phân vùng vùng rủi ro môi trường đầm Cù Mông

 

Sở TN&MT

2017-2019

1.424.000.000

577.000.000

3.7

Xây dựng quy hoạch bảo tồn đa dạng sinh học tỉnh Phú Yên đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030.

- Điều tra, thu thập dữ liệu hệ sinh thái nước ngọt

- Quy hoạch bảo tồn đa dạng sinh học tỉnh Phú Yên phù hợp với quy hoạch tổng thể bảo tồn đa dạng sinh học của cả nước đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 nhằm bảo tồn và phát huy đa dạng sinh học phục vụ phát triển kinh tế xã hội bền vững

 - Điều tra, khảo sát bổ sung hiện trạng tài nguyên đa dạng sinh học, hệ sinh thái nước ngọt.

- Xây dựng quy hoạch bảo tồn đa dạng sinh học tỉnh Phú Yên đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030

 

 Sở TN&MT

2018-2019

990.000.000

500.000.000

3.8

Điều tra, đánh giá hiện trạng và đề xuất các giải pháp quản lý chất thải rắn công nghiệp trên địa bàn tỉnh Phú Yên.

- Đánh giá hiện trạng quản lý chất thải rắn công nghiệp

- Đề xuất các giải pháp cụ thể để quản lý và bảo vệ môi trường.

- Hiện trạng phát sinh, quản lý CTR công nghiệp (bùn thải từ hệ thống xử lý nước thải, chất thải từ sản xuất công nghiệp như kính, đồ nội thất, may mặc,...; Lấy mẫu phân tích, xác định thành phần chất thải

- Xây dựng các giải pháp cụ thể để quản lý và BVMT

 

Sở TN&MT

2018

870.000.000

870.000.000

3.9

Rà soát, điều tra đánh giá bổ sung các nguồn thải gây ô nhiễm vào vịnh Xuân Đài và hiện trạng ô nhiễm, đề xuất giải pháp xử lý

- Rà soát, điều tra đánh giá bổ sung các nguồn thải gây ô nhiễm, hiện trạng ô nhiễm môi trường vịnh Xuân Đài

- Đề xuất giải pháp xử lý ô nhiễm, chọn địa điểm xử lý bùn đáy thí điểm

- Lấy mẫu, phân tích

- Đánh giá chất lượng môi trường

- Đề xuất các giải pháp xử lý ô nhiễm, chọn địa điểm xử lý bùn đáy thí điểm

 

Sở TN&MT

2018-2019

1.200.000.000

500.000.000

3.10

Xây dựng mô hình điểm bảo vệ môi trường nông thôn trong xây dựng nông thôn mới.

Phối hợp với địa phương hình thành mô hình điểm

- Thành lập và hỗ trợ hoạt động của tổ tự quản bảo vệ môi trường: trang thiết bị, ngày công,...

- Hoạt động làm môi trường nông thôn xanh - sạch - đẹp; giảm thiểu, phân loại, tái chế chất thải.

- Hoạt động nâng cao nhận thức cộng đồng dân cư;

 

 Sở TN&MT

2018

250.000.000

250.000.000

3.11

Xây dựng đơn giá quan trắc, phân tích môi trường trên địa bàn tỉnh Phú Yên

Xây dựng đơn giá quan trắc, phân tích môi trường theo Thông tư số 20/2017/TT-BTNMT ngày 08/8/2017 của Bộ TNMT về ban hành định mức KT-KT hoạt động quan trắc môi trường

Rà soát, đánh giá đơn giá trắc, phân tích cũ, đề xuất xây dựng đơn giá để phù hợp với Thông tư số 20/2017/TT-BTNMT ngày 08/8/2017

 

 Sở TN&MT

2018

100.000.000

100.000.000

IV.

Nhiệm vụ thường xuyên

49.841.000.000

49.841.000.000

4.1

Phân bổ kinh phí sự nghiệp môi trường cho 9 huyện, thị xã, thành phố trong tỉnh.

 

 

 

 UBND các huyện/TX/TP

2018

46.961.000.000

46.961.000.000

4.2

Phân bổ kinh phí sự nghiệp môi trường cho Công an tỉnh.

 

 

 

 Công an Tỉnh

2018

400.000.000

400.000.000

4.3

Phân bổ kinh phí sự nghiệp môi trường cho BQL Khu kinh tế Nam Phú Yên.

 

 

 

 BQL KKT PY

2018

1.200.000.000

1.200.000.000

4.4

Phân bổ kinh phí sự nghiệp môi trường cho BQL Khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao Phú Yên

 

 

 

BQL KNN ứng dụng CNC

2018

60.000.000

60.000.000

4.5

Phối hợp BVMT với Hội, Đoàn thể, Sở ngành (Sở VH-TT-DL, Mặt trận tổ quốc tỉnh,…)

 

 

 

Sở TN&MT

2018

650.000.000

650.000.000

4.6

- Tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật về môi trường, phát triển bền vững; dự hội nghị, hội thảo về BVMT;

- Tập huấn chuyên môn nghiệp vụ về BVMT cho cán bộ làm công tác quản lý môi trường trên địa bàn tỉnh Phú Yên

Nâng cao năng lực quản lý môi trường

Nâng cao nhận thức cộng đồng về BVMT

 - Tổ chức các chương trình truyền thông;

- Tổ chức tập huấn Nâng cao năng lực quản lý môi trường (2đợt)

- Tổ chức, dự hội thảo, hội nghị;

 

Sở TN&MT

2018

400.000.000

400.000.000

4.7

Hoạt động kiểm tra việc thực hiện pháp luật về BVMT (định kỳ và đột xuất theo kiến nghị); Công tác hậu kiểm, xác nhận kế hoạch BVMT, Đề án BVMT quy mô cấp Sở, xác nhận việc xử lý triệt để các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng,….); Báo cáo công tác BVMT theo quy định.

Đảm bảo việc thực thi pháp luật về BVMT

 Tổ chức kiểm tra định kỳ hoặc đột xuất theo kiến nghị

 - Kiểm soát ô nhiễm MT tại địa phương, kiểm tra xác nhận hoàn thành các công trình, biện pháp BVMT, kiểm tra, thẩm định kế hoạch BVMT, đề án BVMT, …

- Tổng hợp, báo cáo công tác BVMT

Sở TN&MT

2018

150.000.000

150.000.000

4.8

Giải quyết các sự cố môi trường.

 

 

 

 Sở TN&MT

2018

20.000.000

20.000.000

 

TỔNG CỘNG

 

 

 

 

 

59.750.321.913

55.926.992.913

 

PHỤ LỤC 4

NỘI DUNG CHI THEO KẾ HOẠCH ĐỀ XUẤT CỦA CÁC SỞ, NGÀNH, ĐỊA PHƯƠNG NĂM 2018
(Kèm theo Kế hoạch số 154/KH-UBND ngày 3/10/2017 của UBND tỉnh Phú Yên)

STT

Tên Đơn vị

Nội dung chi theo kế hoạch

Kinh phí
(đồng)

A

Kinh phí sự nghiệp bảo vệ môi trường

55.926.992.913

I

Tổng hợp các huyện

46.961.000.000

1.1

Thành phố Tuy Hòa

- Tuyên truyền, phổ biến pháp luật về BVMT, tổ chức hưởng ứng các ngày lễ môi trường

- Xác nhận Kế hoạch BVMT/Đề án BVMT, thanh kiểm tra

- Xử lý sự cố môi trường, điểm nóng về môi trường

- Quản lý chất thải rắn: Hỗ trợ thu gom, xử lý, mua sắm trang thiết bị, dụng cụ

29.160.000.000

1.2

Huyện Phú Hòa

- Tuyên truyền, phổ biến pháp luật về BVMT, tổ chức hưởng ứng các ngày lễ môi trường; Xác nhận Kế hoạch BVMT/Đề án BVMT, thanh kiểm tra, xử lý sự cố môi trường

- Phân bổ kinh phí môi trường cho cấp xã

- Hỗ trợ Phòng Kinh tế và hạ tầng thu gom, xử lý chất thải sinh hoạt

- Quản lý chất thải rắn: hỗ trợ thu gom, xử lý, mua sắm trang thiết bị, dụng cụ

1.888.000.000

1.3

Huyện Tây Hòa

- Tuyên truyền, phổ biến pháp luật về BVMT, tổ chức hưởng ứng các ngày lễ môi trường

- Xác nhận Kế hoạch BVMT/Đề án BVMT, thanh kiểm tra

- Hỗ trợ cấp xã và các HTX thu gom, xử lý rác và tổ chức các ngày Lễ môi trường

- Mua thùng đựng rác

- Xử lý sự cố môi trường

- Hỗ trợ Phòng Kinh tế và hạ tầng thu gom, xử lý chất thải sinh hoạt

- Xây dựng và sửa chữa pa nô tuyên truyền

2.363.000.000

1.4

Huyện Sông Hinh

- Tuyên truyền, phổ biến pháp luật về BVMT, tổ chức hưởng ứng các ngày lễ môi trường

- Xác nhận Kế hoạch BVMT/Đề án BVMT, thanh kiểm tra

- Phân bổ kinh phí môi trường cho cấp xã, hỗ trợ các hội đoàn thể về BVMT

- Triển khai thực hiện Thông tư số 19/2016/TT- BTNMT

- Xây dựng điểm trung chuyển thu gom rác

- Thu gom, xử lý chất thải rắn sinh hoạt ở vùng đồng bào thiểu số

- Thu gom, xử lý bao gói thuốc BVTV sau sử dụng

- Hỗ trợ Đội QLĐT và MT thu gom, xử lý chất thải rắn sinh hoạt

1.705.000.000

1.5

Huyện Sơn Hòa

- Tuyên truyền, phổ biến pháp luật về BVMT, tổ chức hưởng ứng các ngày lễ môi trường

- Xác nhận Kế hoạch BVMT/Đề án BVMT, thanh kiểm tra

- Xử lý sự cố môi trường, mua trang thiết bị phục vụ xử lý BVMT

- Phân bổ kinh phí môi trường cho cấp xã

- Hỗ trợ di dời bãi xử lý rác tập trung của huyện

- Hỗ trợ Đội quản lý đô thị thu gom, vận chuyển, xử lý rác thải

- Chi các hoạt động khác liên quan đến công tác BVMT

1.797.000.000

1.6

Huyện Đông Hòa

- Tuyên truyền, phổ biến pháp luật về BVMT, tổ chức hưởng ứng các ngày lễ môi trường

- Xác nhận Kế hoạch BVMT/Đề án BVMT, thanh kiểm tra, xử lý sự cố môi trường

- Phân bổ kinh phí môi trường cho cấp xã

- Hỗ trợ phòng KT-HT thu gom, xử lý chất thải rắn sinh hoạt

2.549.000.000

1.7

Huyện Tuy An

- Tuyên truyền, phổ biến pháp luật về BVMT, tổ chức hưởng ứng các ngày lễ môi trường; xây dựng và sửa chữa pano tuyên truyền

- Xác nhận Kế hoạch BVMT/Đề án BVMT, thanh kiểm tra, xử lý sự cố môi trường, quan trắc môi trường

- hỗ trợ các hội đoàn thể trong công tác BVMT

- Quản lý chất thải rắn: hỗ trợ thu gom, xử lý, mua sắm trang thiết bị, dụng cụ; xây dựng mô hình BVMT

- Hỗ trợ Phòng KT-HT thu gom, xử lý CTR

2.631.000.000

1.8

TX Sông Cầu

- Tuyên truyền, phổ biến pháp luật về BVMT, tổ chức hưởng ứng các ngày lễ môi trường; Xác nhận Kế hoạch BVMT/Đề án BVMT, thanh kiểm tra

- Xử lý sự cố môi trường

- Phân bổ kinh phí môi trường cho cấp xã

- Hỗ trợ Đội quản lý TTXD&VSMT đô thị

2.753.000.000

1.9

Huyện Đồng Xuân

- Tuyên truyền, phổ biến pháp luật về BVMT, tổ chức hưởng ứng các ngày lễ môi trường, khen thưởng các tổ chức, cá nhân trong hoạt động BVMT; Quản lý chất thải rắn: hỗ trợ thu gom, xử lý, mua sắm trang thiết bị, dụng cụ; Xác nhận Kế hoạch BVMT/Đề án BVMT, thanh kiểm tra, xử lý sự cố môi trường

- Phân bổ kinh phí môi trường cho cấp xã

- Phân bổ kinh phí cho Đội Quản lý đô thị

2.115.000.000

II

Các Sở ngành QLNN

8.965.992.913

2.1

Công An tỉnh

- Tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật về BVMT cho tổ chức, cá nhân, bồi dưỡng nghiệp vụ cho lực lượng cảnh sát môi trường cấp huyện

- Công tác nghiệp vụ: Điều tra, khảo sát, đánh giá tình hình VPPL về môi trường để xây dựng cơ sở dữ liệu và xác định lĩnh vực, địa bàn trọng điểm, cơ sở sản xuất nhạy cảm để phục vụ công tác đấu tranh PCTP về MT

- Hiệu chuẩn, bảo dưỡng thiết bị

- Thu và kiểm định mẫu môi trường

- Giám sát đầu ra hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt các trại giam, nhà tạm giữ tại Tp. Tuy Hòa

400.000.000

2.2

BQL Khu kinh tế

- Tuyên truyền, phổ biến pháp luật về môi trường đến tất cả các doanh nghiệp trong KKT Nam Phú Yên và các KCN

- Kiểm tra và giám sát việc thực hiện pháp luật về BVMT trong KCN, KKT Nam Phú Yên

- Xây dựng chương trình quan trắc môi trường KCN, KKT Nam Phú Yên và tổng hợp, báo cáo về môi trường

- Lắp đặt hệ thống quan trắc nước thải tự động tại hệ thống xử lý nước thải tập trung của KCN An Phú.

1.200.000.000

2.3

BQL Khu Nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao Phú Yên

Quan trắc môi trường dự án Đầu tư cơ sở hạ tầng khu nông nghiệp công nghệ cao Phú Yên

60.000.0000

2.4

Sở TN&MT

- Tuyên truyền, tập huấn văn bản pháp luật, tham dự hội nghị, hội thảo BVMT;

- Quan trắc môi trường, tăng cường năng lực quan trắc;

- Kiểm tra công tác bảo vệ môi trường, xử lý sự cố môi trường, công tác hậu thẩm;

- Hỗ trợ các Hội đoàn thể, ban ngành;

- Các nhiệm vụ do cấp có thẩm quyền giao

- Các nhiệm vụ khác theo chức năng nhiệm vụ.

7.305.992.913

 

 

 

Hội đoàn thể

650.100.000

2.4.1

Liên minh HTX tỉnh

- Tuyên truyền, tập huấn BVMT cho các HTX

- Khảo sát thực tế mô hình HTX đã hoạt động để xây dựng Đề án BVMT HTX đến năm 2020

- Nghiên cứu mô hình HTX xử lý rác (xây dựng 1-2 HTX thu gom và xử lý rác thành phần vi sinh)

- Hỗ trợ xe cải tiến cho các HTX

- Hỗ trợ xây dựng bể chứa bao bì thuốc BVTV sau sử dụng

187.600.000

2.4.2

Hội Phụ nữ

- Tập huấn cho Phó chủ tịch Hội cơ sở về BVMT và khí tượng thủy văn, biến đổi khí hậu

- Xây dựng mô hình câu lạc bộ phụ nữ “Biển xanh - làm sạch bờ biển, hỗ trợ hoạt động câu lạc bộ

- Tuyên truyền nâng cao nhận thức cho hội viên phụ nữ về BVMT và khí tượng thủy văn, biến đổi khí hậu

155.500.000

2.4.3

Hội Cựu chiến binh

- Tham gia xử lý các điểm gây ô nhiễm môi trường địa phương; thu gom, vận chuyển chất thải sinh hoạt; các mô hình quản lý môi trường địa phương

- Tuyên truyền bảo vệ môi trường cho Hội viên và nhân dân

62.000.000

2.4.4

Hội Nông dân

Nâng cao nhận thức của người dân về BVMT, quản lý chất thải nông nghiệp

50.000.000

2.4.5

Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh

Nội dung thực hiện theo Kế hoạch phối hợp số 155/KHPH- MTTQ- STN&MT, ngày 22/7/2016 giữa Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam Tỉnh và Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh với tổ chức tôn giáo trên địa bàn Tỉnh thực hiện bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu (giai đoạn 2015 - 2020)

80.000.000

2.4.6

Sở VH-TT-DL, GD-ĐT, Tỉnh Đoàn

Nội dung phối hợp theo Kế hoạch phối hợp số Kế hoạch số 01/KH-TNMT-VHTTDL-TĐ-GDĐT ngày 23/3/2015 về phối hợp thực hiện công tác bảo vệ môi trường trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2015-2020

114.900.000

B

Kinh phí đầu tư - phát triển

3.980.000.000

3.1

Huyện Tây Hòa

Mua xe rác chuyên dụng

980.000.000

3.2

Huyện Tuy An

Mua xe rác chuyên dụng

1.500.000.000

3.3

Huyện Sông Hinh

Mua xe rác chuyên dụng

1.500.000.000