ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 166/KH-UBND | Phú Yên, ngày 02 tháng 11 năm 2016 |
KẾ HOẠCH
TỔ CHỨC LỄ ĐÓN NHẬN BẰNG DI SẢN VĂN HÓA PHI VẬT THỂ QUỐC GIA “LỄ HỘI CẦU NGƯ TỈNH PHÚ YÊN”
Căn cứ Quyết định số 3247/QĐ-BVHTTDL ngày 16/9/2016 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch về việc công bố Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia;
Chào mừng Ngày Di sản văn hóa Việt Nam lần thứ XII (23/11/2016), UBND tỉnh Phú Yên tổ chức Lễ đón nhận Bằng di sản văn hóa phi vật thể quốc gia “Lễ hội cầu ngư tỉnh Phú Yên” như sau:
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU:
- Nhằm quảng bá và tôn vinh những giá trị văn hóa đặc sắc của di sản văn hóa phi vật thể quốc gia Lễ hội cầu ngư tỉnh Phú Yên; qua đó nâng cao ý thức, trách nhiệm của các ngành, các cấp và nhân dân trong việc bảo tồn và phát huy giá trị Lễ hội cầu ngư tỉnh Phú Yên, góp phần gìn giữ di sản văn hóa dân tộc.
- Việc tổ chức Lễ phải đảm bảo hiệu quả, tiết kiệm, an toàn.
II. NỘI DUNG:
1. Thời gian và địa điểm tổ chức:
- Thời gian: 08 giờ 00, ngày 23/11/2016 (Thứ 4).
- Địa điểm: Nhà Văn hóa Diên Hồng.
2. Thành phần dự Lễ:
- Đại diện Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch:
+ Lãnh đạo Cục Di sản văn hóa;
+ Lãnh đạo Văn phòng đại diện Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tại Đà Nẵng.
- Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Thường trực HĐND, UBND, UBMTTQVN tỉnh, Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh;
- Các đồng chí nguyên lãnh đạo tỉnh qua các thời kỳ;
- Lãnh đạo các ban đảng, đảng ủy trực thuộc Tỉnh ủy;
- Lãnh đạo các ban của HĐND tỉnh;
- Lãnh đạo các sở, ban, ngành, đoàn thể và lực lượng vũ trang của tỉnh;
- Phóng viên các cơ quan báo chí địa phương và Trung ương đóng trên địa bàn tỉnh;
- Lãnh đạo các Hội: Văn học Nghệ thuật tỉnh; Văn nghệ dân gian và văn nghệ các dân tộc thiểu số tỉnh; Liên hiệp các Hội khoa học kỹ thuật tỉnh;
- Lãnh đạo các cơ quan trung ương đóng trên địa bàn tỉnh;
- Lãnh đạo một số doanh nghiệp;
- Lãnh đạo Thành ủy, Thị ủy, Huyện ủy; lãnh đạo HĐND, UBND, UBMTTQ các huyện, thị xã, thành phố;
- Lãnh đạo Phòng VHTT các huyện, thị xã, thành phố;
- Lãnh đạo các xã, phường, thị trấn có di sản tồn tại;
- Đại diện các Ban quản lý Lăng Ông đang thực hành di sản Lễ hội cầu ngư trên địa bàn tỉnh.
3. Chương trình Lễ:
- Chương trình nghệ thuật chào mừng (biểu diễn Lễ hội cầu ngư) (45 phút);
- Chào cờ (Quốc ca);
- Tuyên bố lý do, giới thiệu đại biểu;
- Lãnh đạo UBND tỉnh đọc Diễn văn;
- Công bố Quyết định của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch và trao Bằng di sản cho đại diện các Ban quản lý Lăng Ông trên địa bàn tỉnh;
- Lãnh đạo Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch phát biểu;
- Đại diện các Ban quản lý Lăng Ông phát biểu;
- Kết thúc Lễ.
4. Nội dung khẩu hiệu phục vụ lễ:
- Tại khu vực tổ chức Lễ:
+ Chào mừng đại biểu về dự Lễ đón nhận Bằng di sản văn hóa phi vật thể quốc gia "Lễ hội cầu ngư tỉnh Phú Yên"!
+ Toàn dân tham gia bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa dân tộc!
- Trên một số tuyến đường trung tâm của các địa phương có di sản tồn tại như: Tp.Tuy Hòa, Thị xã Sông Cầu, các huyện Tuy An, Đông Hòa.
+ Chào mừng "Lễ hội cầu ngư tỉnh Phú Yên” được công nhận là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia!
III. KINH PHÍ TỔ CHỨC
- Ngân sách tỉnh: chi cho các phần việc do tỉnh thực hiện.
- Ngân sách các địa phương có di sản tồn tại: chi cho các phần việc được phân công.
IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch:
- Phác thảo maket sân khấu, maket giấy mời và thực hiện trang trí sân khấu, in giấy mời theo maket được duyệt;
- Chuẩn bị âm thanh, ánh sáng phục vụ tổ chức Lễ;
- Trang trí khánh tiết, tuyên truyền cổ động trực quan khu vực tổ chức Lễ;
- Chuẩn bị bài diễn văn buổi Lễ của lãnh đạo tỉnh;
- Lập danh sách đại biểu và gửi giấy mời đại biểu dự Lễ;
- Nhân bản (kèm theo khung) Bằng di sản để trao cho đại diện các Ban quản lý Lăng Ông trên địa bàn tỉnh;
- Đón tiếp, hướng dẫn đại biểu vào vị trí ngồi dự Lễ; chuẩn bị nước uống cho đại biểu lãnh đạo dự Lễ;
- Làm công tác tổ chức buổi Lễ;
- Bố trí ăn trưa cho các đồng chí nguyên Lãnh đạo tỉnh sau khi buổi lễ kết thúc;
- Đưa đón, bố trí ăn, ở, đi lại cho đại biểu Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch vào dự Lễ (nếu có);
- Chủ trì, phối hợp với các địa phương có di sản xây dựng chương trình nghệ thuật chào mừng (khoảng 45 phút) phục vụ Lễ;
- Làm đầu mối tổng hợp kinh phí tổ chức Lễ gửi Sở Tài chính thẩm định trước ngày 10/11/2016.
2. UBND thành phố Tuy Hòa, Thị xã Sông Cầu và các huyện: Tuy An, Đông Hòa:
- Chỉ đạo Phòng Văn hóa - Thông tin và các địa phương liên quan rà soát, lập danh sách các Lăng Ông trên địa bàn, gửi Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch trước ngày 10/11/2016;
- Tuyên truyền cổ động trực quan tại các địa phương có Lăng Ông (băng rôn khẩu hiệu…);
- Gửi giấy mời, đưa đón đại diện các Ban quản lý Lăng Ông trên địa bàn đi dự Lễ (Giấy mời do tỉnh giao);
- Chỉ đạo Phòng Văn hóa - Thông tin phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch trong việc xây dựng chương trình nghệ thuật chào mừng (nếu được chọn diễn viên, nghệ nhân,… ở địa phương).
3. Văn phòng UBND tỉnh:
- Phối hợp với Văn phòng Tỉnh ủy, Văn phòng ĐBQH và HĐND tỉnh đưa đón các đồng chí nguyên lãnh đạo tỉnh dự Lễ (như phân công trước đây).
4. Công an tỉnh:
- Đảm bảo an ninh, trật tự buổi Lễ.
- Bố trí, hướng dẫn nơi đậu xe của các đại biểu dự Lễ.
5. Sở Tài chính:
Thẩm định dự toán kinh phí tổ chức Lễ, tham mưu UBND tỉnh quyết định cấp kinh phí kịp thời.
6. Công ty điện lực Phú Yên: Đảm bảo nguồn điện phục vụ tổ chức Lễ.
7. Các cơ quan báo chí: tổ chức tuyên truyền và đưa tin kịp thời buổi Lễ.
Căn cứ nhiệm vụ được phân công, các cơ quan liên quan chủ động triển khai, phối hợp thực hiện nhằm tổ chức tốt Lễ đón nhận Bằng di sản văn hóa phi vật thể quốc gia Lễ hội cầu ngư tỉnh Phú Yên./.
Nơi nhận: | KT. CHỦ TỊCH |
- 1 Kế hoạch 63/KH-UBND năm 2017 phát triển văn hóa đọc trong cộng đồng đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh Phú Yên
- 2 Kế hoạch 12/KH-UBND tổ chức Lễ hội Hoa Lư năm 2017 do tỉnh Ninh Bình ban hành
- 3 Kế hoạch 162/KH-UBND tham gia Tuần "Đại đoàn kết các dân tộc - Di sản văn hóa Việt Nam năm 2016 tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam do tỉnh Phú Yên ban hành
- 4 Kế hoạch 4741/KH-UBND năm 2016 triển khai nhiệm vụ trọng tâm về bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể cần bảo vệ khẩn cấp của nhân loại Hát Xoan Phú Thọ năm 2017
- 5 Quyết định 2250/QĐ-UBND năm 2016 phê duyệt Kế hoạch Bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể nghệ thuật sân khấu Dù kê trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng giai đoạn 2016-2020
- 6 Quyết định 3247/QĐ-BVHTTDL năm 2016 công bố di sản văn hóa phi vật thể quốc gia do Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ban hành
- 7 Quyết định 275/QĐ-UBND năm 2013 phê duyệt Kế hoạch tổng thể về Kiểm kê và lập hồ sơ khoa học di sản văn hóa phi vật thể trên địa bàn tỉnh Cà Mau để đưa vào danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia giai đoạn 2013 - 2015
- 8 Kế hoạch 03/KH-SVHTTDL tổng thể việc kiểm kê và lập hồ sơ khoa học di sản văn hóa phi vật thể trên địa bàn tỉnh Cà Mau để đưa vào danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia (giai đoạn 2013 - 2015)
- 1 Kế hoạch 63/KH-UBND năm 2017 phát triển văn hóa đọc trong cộng đồng đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh Phú Yên
- 2 Kế hoạch 12/KH-UBND tổ chức Lễ hội Hoa Lư năm 2017 do tỉnh Ninh Bình ban hành
- 3 Kế hoạch 162/KH-UBND tham gia Tuần "Đại đoàn kết các dân tộc - Di sản văn hóa Việt Nam năm 2016 tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam do tỉnh Phú Yên ban hành
- 4 Kế hoạch 4741/KH-UBND năm 2016 triển khai nhiệm vụ trọng tâm về bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể cần bảo vệ khẩn cấp của nhân loại Hát Xoan Phú Thọ năm 2017
- 5 Quyết định 2250/QĐ-UBND năm 2016 phê duyệt Kế hoạch Bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể nghệ thuật sân khấu Dù kê trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng giai đoạn 2016-2020
- 6 Quyết định 275/QĐ-UBND năm 2013 phê duyệt Kế hoạch tổng thể về Kiểm kê và lập hồ sơ khoa học di sản văn hóa phi vật thể trên địa bàn tỉnh Cà Mau để đưa vào danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia giai đoạn 2013 - 2015
- 7 Kế hoạch 03/KH-SVHTTDL tổng thể việc kiểm kê và lập hồ sơ khoa học di sản văn hóa phi vật thể trên địa bàn tỉnh Cà Mau để đưa vào danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia (giai đoạn 2013 - 2015)