Hệ thống pháp luật
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...

ỦY BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ HÀ NỘI
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------

Số: 180/KH-UBND

Hà Nội, ngày 11 tháng 12 năm 2013

 

KẾ HOẠCH

PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG CHIẾU SÁNG CÔNG CỘNG THÀNH PHỐ HÀ NỘI GIAI ĐOẠN NĂM 2014-2015 VÀ ĐẾN NĂM 2020

Thực hiện Quyết định số 1874/QĐ-TTg ngày 11/10/2010 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt định hướng phát triển chiếu sáng đô thị Việt Nam đến năm 2025; Chương trình 07-CTr/TU về “Tập trung xây dựng hạ tầng kỹ thuật đô thị, bảo vệ và nâng cao chất lượng môi trường giai đoạn 2011-2015” ngày 18/10/2011, Chương trình 06-CTr/TU về “Đẩy mạnh công tác quy hoạch, xây dựng, phát triển và quản lý đô thị” của Thành ủy Hà Nội; thực hiện Quyết định số 1259/QĐ-TTg ngày 26/7/2011 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050 và Quy hoạch các phân khu đô thị trên địa bàn Thành phố; kế hoạch số 54/KH-TU ngày 27/4/2012 của Thành ủy thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 về xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ nhằm đưa nước ta cơ bản trở thành nước CN theo hướng hiện đại vào năm 2020, Chương trình phát triển nông thôn mới của Thành phố để xây dựng các mục tiêu, nhiệm vụ phù hợp.

Căn cứ kế hoạch phát triển kinh tế - đô thị của các quận, huyện, đề xuất của Sở Xây dựng Hà Nội và Ban quản lý Chính trang đô thị Hà Nội, Ủy ban nhân dân Thành phố Hà Nội ban hành Kế hoạch phát triển hệ thống chiếu sáng công cộng Thành phố Hà Nội giai đoạn năm 2014-2015 và đến năm 2020 như sau:

I. PHẠM VI VÀ MỤC TIÊU

1. Phạm vi

Phạm vi của Kế hoạch gồm các hạng mục chiếu sáng công cộng đô thị (gồm công tác lập quy hoạch, trung tâm điều khiển chiếu sáng, chiếu sáng đường giao thông, chiếu sáng kiến trúc các công trình tiêu biểu) theo ranh giới hành chính của 10 quận nội thành, 19 huyện (trung tâm các thị trấn, thị tứ và các đường tỉnh lộ, quốc lộ), và thị xã Sơn Tây - thành phố Hà Nội. Các dự án xây dựng các khu đô thị mới, các tuyến đường giao thông đồng bộ không nằm trong kế hoạch này (bao gồm các tuyến đường nằm trong kế hoạch 81/KH-UBND ngày 10/6/2011 về phát triển hạ tầng giao thông vận tải thành phố Hà Nội; các tuyến đường được xây dựng mới đã bao gồm đầy đủ cơ sở hạ tầng…).

2. Mục tiêu kế hoạch

- Đảm bảo chiếu sáng theo quy chuẩn, quy hoạch, an toàn, hiệu quả và tiết kiệm điện;

- 100% đường đô thị được chiếu sáng, 80% ngõ xóm, 30% chương trình xây dựng nông thôn mới;

- Đầu tư phát triển hệ thống chiếu sáng công cộng đô thị để từng bước triển khai Quyết định số 1874/QĐ-TTg ngày 11/10/2010 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt định hướng phát triển chiếu sáng đô thị Việt Nam đến năm 2025 và Quyết định số 1259/QĐ-TTg ngày 26/7/2011 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050;

- Đầu tư phát triển hệ thống chiếu sáng công cộng đảm bảo quy hoạch chuyên ngành chiếu sáng đô thị;

- Hệ thống chiếu sáng công cộng được xây dựng đạt quy chuẩn và an toàn trong vận hành bảo dưỡng.

- Nâng cao chất lượng chiếu sáng đô thị và sử dụng các sản phẩm chiếu sáng hiệu suất cao, tiết kiệm điện; nghiên cứu và từng bước sử dụng năng lượng mặt trời trong chiếu sáng công cộng đô thị;

- Các công trình giao thông được chiếu sáng đầy đủ với các chức năng định vị và dẫn hướng; thiết kế chiếu sáng có tính thẩm mỹ cao; thuận tiện, an toàn trong quá trình sử dụng;

- Chiếu sáng không gian công cộng đô thị, chiếu sáng trang trí phải bảo đảm các yêu cầu về ánh sáng, an toàn góp phần đảm bảo an toàn giao thông, bảo vệ an ninh trật tự;

- Từng bước mở rộng phạm vi hệ thống chiếu sáng công cộng đô thị được quản lý vận hành và điều khiển bằng trung tâm điều khiển chiếu sáng công cộng;

- Thực hiện việc hạ ngầm đường dây cáp điện chiếu sáng, song song với việc cải tạo, nâng cấp hệ thống chiếu sáng hiện có (thay cột, thay chóa đèn,...).

II. HIỆN TRẠNG HỆ THỐNG CHIẾU SÁNG CÔNG CỘNG ĐÔ THỊ

1. Khái quát chung

Hà Nội là một trong những thành phố có hệ thống chiếu sáng tốt nhất trong cả nước. Tuy vậy so với yêu cầu phát triển của Thành phố, với chức năng nhiệm vụ của Thủ đô và các tiêu chuẩn thiết kế chiếu sáng hiện hành và công nghệ tiên tiến đang được áp dụng, hệ thống chiếu sáng của Thủ đô còn có một số vấn đề tồn tại cần khắc phục, cụ thể như sau:

- Sự phát triển của chiếu sáng đô thị mới phát triển cục bộ theo nhu cầu, chưa theo kế hoạch, quy hoạch chiếu sáng;

- Số lượng nguồn sáng cao áp thủy ngân có hiệu suất thấp còn nhiều;

- Trong tổng số hệ thống chiếu sáng công cộng của Thành phố vẫn còn gần 19% là các chóa đèn cũ, xuống cấp, gây hiện tượng suy giảm chất lượng ánh sáng khá nhanh, cần thiết phải thay thế;

- Ngoài các tuyến phố được xây dựng đồng bộ với đường, còn lại hệ thống chiếu sáng các tuyến phố chủ yếu sử dụng hai loại cột bê tông và tận dụng các cột có sẵn gây cảm giác nhàm chán, tính thẩm mỹ thấp và gây khó khăn trong quá trình vận hành, sửa chữa (do dùng chung với lưới điện của Tổng công ty điện lực Hà Nội);

- Hệ thống dây dẫn vẫn còn dùng chủ yếu là các loại cáp treo và dây bọc (chiếm 74,6% tổng số dây dẫn) giảm tính thẩm mỹ, gây khó khăn trong quản lý vận hành và thiếu an toàn trong quá trình vận hành sử dụng;

- Số lượng đèn được điều khiển từ trung tâm điều khiển (chiếm 28%) còn ít, chủ yếu là khu vực nằm trong nội thành. Còn lại 72% được đóng cắt thông qua các tủ điều khiển cục bộ, việc đóng cắt này phụ thuộc vào thời gian đặt trước của thiết bị điều khiển nên không phát huy hiệu quả khi thời tiết thay đổi bất thường; những sự cố thường gặp như không sáng đèn, không đủ pha, chạm chập trên lưới... không phát hiện, sửa chữa kịp thời; việc vận hành thường khó khăn do phải thường xuyên lập các đội kỹ thuật kiểm tra về thời gian làm việc của thiết bị, và phát hiện sự cố;

- Hệ thống chiếu sáng các tuyến đường chính trong vành đai II và các đường trục hướng tâm đã được lắp đặt bộ điện tiết kiệm điện năng, có chất lượng chiếu sáng tốt, đèn ở chế độ đêm khuya được tiết giảm công suất điện từ 400W xuống 250W, và 250W xuống 150W, do vậy ánh sáng vẫn đảm bảo tính đồng đều và mỹ thuật trên toàn tuyến đường, giảm thiểu tai nạn giao thông. Tuy nhiên, hiện nay vẫn còn nhiều tuyến đường từ vành đai 2 trở ra, việc điều khiển chế độ tiết kiệm điện năng vào giờ đêm khuya bằng cách cắt bớt 1/3 hoặc 2/3 số đèn (cắt pha) có nhiều bất cập như: ánh sáng không đảm bảo tính đồng đều, gây ra các ổ gà ánh sáng, không đảm bảo an toàn giao thông và giảm tính thẩm mỹ của tuyến đường, không đáp ứng quy chuẩn VN, không còn phù hợp với các đô thị hiện đại;

- Do quá trình đô thị hóa nhanh, thành phố đã cấp phép đầu tư xây dựng các khu đô thị mới trên địa bàn các quận, huyện:

+ Các khu đô thị được đầu tư xây dựng trước năm 2006 (khu đô thị mới Dịch Vọng, ....) hệ thống chiếu sáng đã được đầu tư đồng bộ với các hạng mục hạ tầng kỹ thuật khác. Các cột đèn chiếu sáng có kiểu dáng phù hợp cảnh quan đô thị, cáp điện được chôn ngầm. Nhưng nguồn sáng vẫn còn là các bóng đèn cao áp thủy ngân không đảm bảo độ sáng theo quy định kỹ thuật chiếu sáng hiện hành (Quy chuẩn 07/2010 của Bộ Xây Dựng). Các chóa đèn không có bộ điện tiết kiệm năng lượng hai mức công suất nên không phù hợp với tiêu chuẩn tiết kiệm năng lượng hiện hành,

+ Các khu đô thị được đầu tư xây dựng sau năm 2006 (khu đô thị Nam Trung Yên, Bắc Linh Đàm, Trung Hòa - Nhân Chính, Việt Hưng …), hệ thống chiếu sáng đã được đầu tư đồng bộ đảm bảo các tiêu chuẩn kỹ thuật chiếu sáng. Nhưng các chóa đèn cũng không có bộ điện tiết kiệm năng lượng hai mức công suất nên không còn phù hợp với tiêu chuẩn tiết kiệm năng lượng hiện hành.

- Thành phố sau khi mở rộng, thì nhiều tuyến đường tại các huyện sau khi sát nhập (tháng 8/2008) vẫn chưa có hệ thống chiếu sáng công cộng hoặc có nhưng không đạt yêu cầu.

2. Hệ thống chiếu sáng đường giao thông

Hiện tại hệ thống chiếu sáng đã được đầu tư xây dựng trên các tuyến phố chính, các trục đường hướng tâm (Đại lộ Thăng Long, Nội Bài - Mai Dịch, Giải Phóng, Lê Văn Lương, Nguyễn Trãi, Nguyễn Văn Cừ, Cầu Giấy - Xuân Thủy vv...), các đường vành đai (Vành đai I, Vành đai II, Vành đai III), các quốc lộ chính 1A, 1B, 2, 3, 5, 6, 21, 32 trên địa bàn Thành phố đều đã được chiếu sáng. Ngoài ra, nhiều tuyến đường chạy qua trung tâm huyện, thị tứ của các huyện thuộc địa bàn Hà Nội mở rộng cũng đã có chiếu sáng công cộng.

- Tổng chiều dài tuyến chiếu sáng: đã có 2.876 Km

- Tủ điện & điều khiển chiếu sáng: 1.226 tủ

- Tổng công suất lắp đặt là 1.127.119 KW

- Tổng số bóng đèn các loại: 96.639 bóng, bao gồm các chủng loại:

+ Bóng đèn Led: 852 bóng, chiếm 0,88%

+ Bóng Huỳnh quang Compact: 3.967 bóng, chiếm 4,6%

+ Bóng cao áp thủy ngân: 18.725 bóng, chiếm 19,38%

+ Bóng Sodium cao áp, Metal halide: 72.615 bóng, chiếm 75,14%

Trong đó quy mô chiếu sáng đường phố (không bao gồm các quốc lộ, tỉnh lộ):

- Chiều dài tuyến chiếu sáng đường, phố đường phố, tỷ lệ chiếu sáng đạt 95,7%.

: 1.409,5 km trên tổng số 1.473 km

- Công suất chiếu sáng đường, phố

: 10.978 kW.

- Tủ điện và điều khiển chiếu sáng: 852 tủ.

- Tổng số bóng đèn các loại: 63.836 bóng, trong đó bóng đèn cao áp thủy ngân là 9.074 bóng chiếm 14,2% tổng số bóng đèn trên lưới.

Quy mô hệ thống chiếu sáng tại các tỉnh lộ:

- Chiều dài tuyến chiếu sáng: 105 km trên tổng số 562 km đường tỉnh lộ, tỷ lệ chiếu sáng đạt 18,7%.

- Công suất C/S đường, phố: 614 kW

- Tủ điện và điều khiển chiếu sáng: 95 tủ

Quy mô hệ thống chiếu sáng ngõ xóm, đường liên xã:

Hệ thống chiếu sáng ngõ xóm, đường liên xã hiện tại tập trung tại các Quận và huyện của Hà Nội cũ 5. Các huyện thuộc Hà Tây cũ vẫn chưa được đầu tư xây dựng chiếu sáng ngõ xóm, đường liên xã. Quy mô của hệ thống chiếu sáng ngõ xóm thể hiện như sau:

- Chiếu sáng ngõ xóm: 1.104,2 km trên tổng số 1620 km đường ngõ xóm, tỷ lệ chiếu sáng 68,1%.

- Công suất chiếu sáng ngõ xóm: 3.652 kW

- Sử dụng chung với lưới điện chiếu sáng đường phố: 775kW

- Tủ điện và điều khiển chiếu sáng (dùng riêng cho chiếu sáng ngõ xóm): 285 tủ

- Tổng số bóng đèn các loại: 36.949 bóng, trong đó bóng đèn cao áp thủy ngân là 16.645 bóng chiếm 45% tổng số bóng đèn trên lưới.

3. Chiếu sáng không gian công cộng trong đô thị (công viên vườn hoa, quảng trường và nút giao):

Hiện tại phần lớn không gian công cộng đô thị trong 4 quận nội thanh cũ đã được chiếu sáng. Đối với các quận mới khi đầu tư xây dựng các không gian công cộng đô thị đều có lắp đặt hệ thống chiếu sáng công cộng. Để chào mừng phục vụ kỷ niệm Đại lễ 1000 năm Thăng Long- Hà Nội, thành phố đã đầu tư, cải tạo chiếu sáng một số công trình như Vườn hoa 1-6, Hàng Trống, Mai Xuân Thưởng, Lý Tự Trọng, Lê Nin, Paster, Lý Thái Tổ, Diên Hồng, 19-8, Đàn Xã Tắc, Hồ Hoàn Kiếm, Cổ Tân, hồ Đống Đa, hồ Giảng Võ, công viên Hòa Bình, Thống Nhất. Một số công viên, vườn hoa được cải tạo bằng phương án sơn sửa lại các đèn hiện có, thay thế các bóng đèn cũ, có hiệu suất phát quang thấp bằng các bóng đèn có hiệu suất phát quang và chất lượng ánh sáng cao, bổ sung thêm cột đèn chiếu sáng tại các vị trí còn tối, bố trí đèn trôn đất chiếu sáng cây xanh tạo không gian lễ hội... Với việc xây dựng mới và cải tạo chiếu sáng không gian công cộng trong đô thị đã góp phần thu hút được nhân dân đến nghỉ ngơi, vui chơi, giảm thiểu các tệ nạn xã hội. Với tổng công suất điện phục vụ chiếu sáng chung và không gian lễ hội là 249 kW, trong đó công suất điện phục vụ chiếu sáng chung là 99kW.

4. Chiếu sáng kiến trúc và mặt ngoài công trình:

Thành phố đã đầu tư, cải tạo chiếu sáng kiến trúc một số công trình lịch sử như khu Hoàng Thành Thăng Long, Tháp Rùa, Khu vực đền Ngọc Sơn, tháp Hòa Phong, Trung tâm triển lãm ảnh, UBND thành phố Hà Nội, nhà hàng Thủy Tọa, Khu vực đền thờ vua Lê Thái Tổ, Trụ sở Báo Nhân Dân, Trụ sở Báo Hà Nội Mới, Công an quận Hoàn Kiếm, Tháp nước Hà Nội, Ô Quan Chưởng, Di tích Hỏa Lò, Nhà khách Chính phủ... Bằng việc sử dụng các đèn pha chiếu sâu, bán rộng và chiếu lệch với công suất từ 70-250W lắp bóng có nhiệt độ màu từ 3;000 K- 4.200 K, đèn được trôn trên nền đất hay gá lắp trên bề mặt công trình chiếu sáng chung hay chiếu sáng những chi tiết chính của công trình... Hệ thống chiếu sáng kiến trúc đã tạo ra điểm nhấn, tôn lên vẻ đẹp thứ hai của công trình khi đêm về. Với tổng công suất điện phục vụ chiếu sáng là 95 kW.

5. Chiếu sáng trang trí lễ hội:

Thành phố đã đầu tư hệ thống chiếu sáng trang trí lễ hội trên địa bàn toàn thành phố. Việc đầu tư hệ thống chiếu sáng trang trí lễ hội đã góp phần trang hoàng Thành phố, tạo không gian lễ hội, được Nhân dân thủ đô và du khách đánh giá cao, đã tạo ra bước đột phá trong công tác trang trí chiếu sáng thành phố (thành phố sang đẹp hơn, kiểu dáng phong phú, hình thức thể hiện sống động... điện năng tiêu thụ ít hơn, tuổi thọ cao, điều khiển hiện đại, linh hoạt).

- Về giải pháp chiếu sáng: Mô phỏng các biểu tượng quan trọng: Rồng thời Lý, trống đồng, khuê văn các. Mô phỏng đài phun nước (tia chiếu sáng nhấp nháy với mầu sắc lung linh - sống động). Trang trí chiếu sáng với các khung hoa văn sinh động, đẹp mắt. Các khẩu hiệu có nội dung thay đổi, hiển thị được hình ảnh.

- Về công nghệ chiếu sáng: Sử dụng đèn LED (công nghệ tiên tiến nhất hiện nay): Thay đổi mầu sắc và cường độ chiếu sáng (lung linh - sống động) qua hệ thống điều khiển tập trung có thể thay đổi linh hoạt chương trình điều khiển, tuổi thọ cao; tiêu thụ điện ít; kiểu dáng đa dạng - phong phú.

- Phạm vi trang trí: Chiếu sáng trang trí tập trung tại khu vực Hồ Hoàn Kiếm, hồ Thiền Quang, quảng trường Ba Đình, sân vận động Mỹ Đình, các tuyến phố trung tâm các trục đường hướng tâm, các nút giao, cửa ô và các vườn hoa. Chiếu sáng các cầu chính qua sông Hồng. Với 10.277 khung hoa văn trang trí, dây Led các loại trên phạm vi thành phố, với tổng công suất lắp đặt 238,2 kW.

6. Điều khiển hệ thống chiếu sáng công cộng đô thị

Hệ thống chiếu sáng công cộng đô thị được vận hành điều chỉnh theo các mùa trong năm và phụ thuộc vào chủ trương chỉ đạo của UBND Thành phố trong việc tiết kiệm điện năng cho chiếu sáng. Thông thường, hệ thống chiếu sáng thành phố được vận hành theo chế độ sau:

- Buổi tối bật 100% số đèn.

- Đêm khuya tắt bớt 1/3 hoặc 2/3 số đèn. Một số tuyến phố chính nằm trong vành đai II và các đường trục hướng tâm có lắp đặt bộ điện tiết kiệm điện năng (Dimming 2 mức công suất), khi ở chế độ đêm khuya các đèn vẫn được bật nhưng công suất của đèn được tiết giảm công suất.

Hệ thống chiếu sáng công cộng hiện tại được vận hành tự động thông qua 1.226 tủ điện & điều khiển chiếu sáng và 1 Trung tâm điều khiển và giám sát chiếu sáng công cộng. Nguyên lý vận hành điều khiển trên phương thức sử dụng công nghệ truyền thông qua sóng vô tuyến GSM/GPRS, do vậy việc kết nối các tủ trong phạm vi toàn thành phố về trung tâm điều khiển gần như tức thời và độ tin cậy khá cao, tuy nhiên hiện mới có 306 trên tổng số 1.226 tủ chiếu sáng (chiếm 25%) được kết nối điều khiển và giám sát về trung tâm điều khiển.

7. Những tồn tại hệ thống chiếu sáng công cộng thành phố Hà Nội

Hà Nội là một trong những thành phố có hệ thống chiếu sáng tốt nhất trong cả nước. Tuy vậy so với yêu cầu phát triển của Thành phố, với chức năng nhiệm vụ của Thủ đô và các tiêu chuẩn thiết kế chiếu sáng hiện hành và công nghệ tiên tiến đang được áp dụng, hệ thống chiếu sáng của Thủ đô còn có một số vấn đề tồn tại cần khắc phục, cụ thể như sau:

- Sự phát triển của chiếu sáng đô thị mới phát triển cục bộ theo nhu cầu, chưa theo kế hoạch, quy hoạch chiếu sáng;

- Thành phố đã quan tâm chú ý đến chiếu sáng trang trí kiến trúc mỹ thuật, tuy nhiên tại khu vực trung tâm thành phố còn có nhiều địa điểm, công trình kiến trúc đẹp cần chiếu sáng trang trí kiến trúc mỹ thuật.

- Số lượng nguồn sáng cao áp thủy ngân có hiệu suất thấp còn nhiều, do vậy cần phải được thay thế bằng nguồn sáng thế hệ mới tiết kiệm điện năng;

- Trong tổng số hệ thống chiếu sáng công cộng của Thành phố vẫn còn gần 19% là các chóa đèn cũ, xuống cấp, gây hiện tượng suy giảm chất lượng ánh sáng khá nhanh, cần thiết phải thay thế;

- Ngoài các tuyến phố được xây dựng đồng bộ với đường, còn lại hệ thống chiếu sáng các tuyến phố chủ yếu sử dụng hai loại cột bê tông và tận dụng các cột có sẵn (do dùng chung với lưới điện của Tổng công ty điện lực Hà Nội). Đi cùng với hệ thống cột trên là hệ thống dây dẫn vẫn còn dùng chủ yếu là các loại cáp treo và dây bọc (chiếm 74,6% tổng số dây dẫn) giảm tính thẩm mỹ, gây khó khăn trong quản lý vận hành và thiếu an toàn trong quá trình vận hành sử dụng;

- Số lượng đèn được điều khiển từ trung tâm điều khiển (chiếm 28%) còn ít, chủ yếu là khu vực nằm trong nội thành. Còn lại 72% được đóng cắt thông qua các tủ điều khiển cục bộ, việc đóng cắt này phụ thuộc vào thời gian đặt trước của thiết bị điều khiển nên không phát huy hiệu quả khi thời tiết thay đổi bất thường; những sự cố thường gặp như không sáng đèn, không đủ pha, chạm chập trên lưới... không phát hiện, sửa chữa kịp thời; việc vận hành thường khó khăn do phải thường xuyên lập các đội kỹ thuật kiểm tra về thời gian làm việc của thiết bị, và phát hiện sự cố;

- Hệ thống chiếu sáng các tuyến đường chính trong vành đai II và các đường trục hướng tâm đã được lắp đặt bộ điện tiết kiệm điện năng, có chất lượng chiếu sáng tốt, đèn ở chế độ đêm khuya được tiết giảm công suất điện từ 400W xuống 250W, và 250W xuống 150W, do vậy ánh sáng vẫn đảm bảo tính đồng đều và mỹ thuật trên toàn tuyến đường, giảm thiểu tai nạn giao thông. Tuy nhiên, hiện nay vẫn còn nhiều tuyến đường từ vành đai 2 trở ra, việc điều khiển chế độ tiết kiệm điện năng vào giờ đêm khuya bằng cách cắt bớt 1/3 hoặc 2/3 số đèn (cắt pha) có nhiều bất cập như: ánh sáng không đảm bảo tính đồng đều, gây ra các ổ gà ánh sáng, không đảm bảo an toàn giao thông và giảm tính thẩm mỹ của tuyến đường, không đáp ứng quy chuẩn VN, không còn phù hợp với các đô thị hiện đại;

- Do quá trình đô thị hóa nhanh, thành phố đã cấp phép đầu tư xây dựng các khu đô thị mới trên địa bàn các quận, huyện:

+ Các khu đô thị được đầu tư xây dựng trước năm 2006 (khu đô thị mới Dịch Vọng, ....) hệ thống chiếu sáng đã được đầu tư đồng bộ với các hạng mục hạ tầng kỹ thuật khác. Các cột đèn chiếu sáng có kiểu dáng phù hợp cảnh quan đô thị, cáp điện được chôn ngầm. Nhưng nguồn sáng vẫn còn là các bóng đèn cao áp thủy ngân không đảm bảo độ sáng theo quy định kỹ thuật chiếu sáng hiện hành (Quy chuẩn 07/2010 của Bộ Xây Dựng). Các chóa đèn không có bộ điện tiết kiệm năng lượng hai mức công suất nên không phù hợp với tiêu chuẩn tiết kiệm năng lượng hiện hành,

+ Các khu đô thị được đầu tư xây dựng sau năm 2006 (khu đô thị Nam Trung Yên, Bắc Linh Đàm, Trung Hòa - Nhân Chính, Việt Hưng ...), hệ thống chiếu sáng đã được đầu tư đồng bộ đảm bảo các tiêu chuẩn kỹ thuật chiếu sáng. Nhưng các chóa đèn cũng không có bộ điện tiết kiệm năng lượng hai mức công suất nên không còn phù hợp với tiêu chuẩn tiết kiệm năng lượng hiện hành.

- Thành phố sau khi mở rộng, thì nhiều tuyến đường tại các huyện sau khi sát nhập (tháng 8/2008) vẫn chưa có hệ thống chiếu sáng công cộng hoặc có nhưng không đạt yêu cầu.

III. CÁC GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG CHIẾU SÁNG CÔNG CỘNG ĐÔ THỊ GIAI ĐOẠN NĂM 2014 - 2015

1. Lập và phê duyệt quy hoạch chuyên ngành chiếu sáng công cộng đô thị Thành phố Hà Nội đến năm 2030 tầm nhìn đến năm 2050:

Đẩy nhanh tiến trình lập và phê duyệt quy hoạch chuyên ngành chiếu sáng công cộng đô thị Thành phố Hà Nội đến năm 2030 tầm nhìn đến năm 2050 tuân thủ Quyết định số 1874/QĐ-TTg phê duyệt định hướng phát triển chiếu sáng đô thị Việt Nam đến năm 2025 và Quyết định số 1259/QĐ-TTg ngày 26/7/2011 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050. Triển khai các công việc đặt ra trong kỳ kế hoạch.

Tổng kinh phí: 6,3 tỷ đồng.

Nguồn vốn: Vốn ngân sách Thành phố

Thời gian thực hiện: 2014 - 2015.

2. Nâng cấp trung tâm điều khiển và giám sát chiếu sáng công cộng:

Nâng cấp trung tâm điều khiển và giám sát chiếu sáng công cộng hiện có sử dụng công nghệ truyền thông qua sóng vô tuyến GSM/GPRS, độ tin cậy cao, bổ sung các tính năng mới như vận hành hệ thống chiếu sáng phù hợp với điều kiện thời tiết, báo mất trộm cáp, nâng tổng số tủ chiếu sáng được kết nối điều khiển và giám sát về trung tâm điều khiển lên 80%.

Tổng kinh phí: 45 tỷ đồng

Nguồn vốn: Vốn ngân sách Thành phố

Thời gian thực hiện: 2014-2015

3. Xây dựng mới hệ thống chiếu sáng tại các quận, huyện, thị xã:

Xây dựng mới hệ thống chiếu sáng các đường quốc lộ, tỉnh lộ trên địa bàn toàn Thành phố, ưu tiên các tuyến đường có mật độ giao thông cao, các tuyến đường có vai trò quan trọng đối với phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn. Chiếu sáng các công trình giao thông với các chức năng định vị và dẫn hướng; thiết kế chiếu sáng đạt tiêu chuẩn kỹ thuật về chiếu sáng, có tính thẩm mỹ cao; thuận tiện, an toàn trong quá trình sử dụng.

Số lượng công trình: 199

Tổng kinh phí: 1.699,3 tỷ đồng

Trong đó:

Vốn ngân sách Thành phố: 825,6 tỷ đồng

Vốn ngân sách Quận, Huyện: 873,6 tỷ đồng

Thời gian thực hiện: 4 năm 2014-2018, trong đó:

- Năm 2014: 299,3 tỷ đồng

- Năm 2015: 300 tỷ đồng

- Năm 2016: 300 tỷ đồng

- Năm 2017: 400 tỷ đồng

- Năm 2018: 400 tỷ đồng

4. Xây dựng mới hệ thống chiếu sáng ngõ xóm tại các quận, huyện, thị xã:

Xây dựng mới hệ thống chiếu sáng ngõ xóm, đường liên xã tại 5 huyện ngoại thành cũ và đặc biệt tại quận, huyện, thị xã của tỉnh Hà Tây Cũ. Chiếu sáng phục vụ giao thông ở mức độ thấp, đảm bảo an ninh trật tự; thiết kế chiếu sáng đạt tiêu chuẩn kỹ thuật về chiếu sáng, trên cơ sở tận dụng hệ thống hạ tầng kỹ thuật hiện có, thuận tiện, an toàn trong quá trình sử dụng.

Tổng chiều dài các ngõ: 516 km

Tổng kinh phí: 464,4 tỷ đồng ,

Vốn ngân sách Quận, Huyện, thị xã: 464,4 tỷ đồng

Thời gian thực hiện: 6 năm 2014 - 2019, trong đó:

- Năm 2014: 34,4 tỷ đồng

- Năm 2015: 40 tỷ đồng

- Năm 2016: 60 tỷ đồng

- Năm 2017: 110 tỷ đồng

- Năm 2018: 110 tỷ đồng

- Năm 2019: 110 tỷ đồng

5. Cải tạo, nâng cấp hệ thống chiếu sáng hiện có, kết hợp với chỉnh trang đồng bộ hệ thống hạ tầng kỹ thuật:

Cải tạo, nâng cấp hệ thống chiếu sáng hiện có, kết hợp với chỉnh trang đồng bộ hệ thống hạ tầng kỹ thuật: bố trí, sắp xếp lại các đường dây, cáp đi nổi, cải tạo mặt hè phố, bó vỉa, chỉnh trang hệ thống cây xanh đường phố. Ưu tiên các tuyến phố trung tâm, các tuyến phố hướng tâm và khu vực chính trị - văn hóa quan trọng.

Số lượng công trình: 51

Tổng kinh phí: 158,3 tỷ đồng

Nguồn vốn: Vốn ngân sách Thành phố

Thời gian thực hiện: 2 năm 2014 - 2015

6. Thay thế chóa đèn công nghệ cũ tiêu tốn điện năng bằng chóa đèn thế hệ mới, tiết kiệm điện năng:

Thay thế chóa đèn công nghệ cũ tiêu tốn điện năng bằng chóa đèn thế hệ mới, tiết kiệm điện năng trên các tuyến phố có hệ thống chiếu sáng ổn định, thời hạn sử dụng chóa đèn trên 7 năm trên địa bàn 9 quận 4 huyện: Gia Lâm, Long Biên, Đông Anh, Sóc Sơn.

Tổng kinh phí: 343,6 tỷ đồng

Trong đó:

Vốn ngân sách Thành phố: 251,6 tỷ đồng

Nguồn vốn xã hội hóa: 92 tỷ đồng

Thời gian thực hiện: 3 năm 2014 - 2016

7. Xây dựng hệ thống chiếu sáng kiến trúc và mặt ngoài các công trình quan trọng:

Xây dựng hệ thống chiếu sáng kiến trúc và chiếu sáng mặt ngoài các công trình có ảnh hưởng lớn đến cảnh quan đô thị: tượng đài, công trình kiến trúc cổ, công trình kiến trúc đẹp trên các tuyến phố chính, công trình cao ốc, công trình kết cấu lớn.

Số lượng công trình: 66 trong đó:

- Tượng đài: 3

- Công trình kiến trúc cổ: 14

- Công trình kiến trúc đẹp: 43

- Công trình cao ốc: 2

- Công trình kết cấu lớn: 4

Tổng kinh phí: 182 tỷ đồng

Trong đó:

Nguồn vốn ngân sách: 13 6,8 tỷ đồng

Nguồn vốn xã hội hóa: 45,2 tỷ đồng

Thời gian thực hiện: 3 năm 2014-2016

8. Chiếu sáng trang trí lễ hội

Đầu tư xây dựng hệ thống chiếu sáng trang trí, lễ hội vào các dịp lễ tết, các ngày trọng đại, tại khu vực Hồ Hoàn Kiếm, Ba Đình.... Với việc sử dụng khung trang trí với nội dung, mẫu mã, biểu tượng phù hợp với từng sự kiện. Nguồn sáng sử dụng các loại bóng đèn Led đơn sắc và đa sắc, có tuổi thọ cao, tiết kiệm điện năng. Các khung trang trí được chế tạo thành các modul, lắp đặt và tháo dỡ dễ dàng, có độ bền cao. Chiếu sáng trang trí, lễ hội với hiệu ứng lung linh sống động, tạo sức hút lớn của nhân dân và du khách.

Tổng kinh phí: 45 tỷ đồng

Trong đó:

Vốn ngân sách Thành phố: 30 tỷ đồng

Nguồn vốn xã hội hóa: 15 tỷ đồng

Thời gian thực hiện: 3 năm 2014-2016

9. Giải pháp về tiết kiệm điện

Ngày 28/6/2010, Quốc hội đã thông qua, ban hành Luật Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả, đề nghị cần sớm hoàn thiện hệ thống văn bản dưới Luật của Nhà nước quy định về sử dụng tiết kiệm điện, nhất là các chế tài xử lý vi phạm trong sử dụng điện lãng phí, không đúng quy định về tiết kiệm điện.

Khuyến khích, hỗ trợ cho việc đầu tư phát triển năng lượng tái tạo và khuyến khích việc sử dụng các phương tiện, thiết bị tiết kiệm điện.

Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục, tổ chức, hộ gia đình, cá nhân sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả.

Tạo điều kiện thuận lợi nhất về thủ tục việc cấp kinh phí và kịp thời để các đơn vị quản lý, vận hành hệ thống chiếu sáng công cộng, chủ động trong việc cải tạo, bảo trì, đảm bảo vận hành hệ thống chiếu sáng tiết kiệm và có hiệu quả. Tại các đơn vị quản lý vận hành hệ thống chiếu sáng công cộng để đảm bảo thực hiện tiết kiệm điện trong chiếu sáng cần tiến hành thực hiện triệt để các giải pháp:

- Thường xuyên tổ chức kiểm tra, đánh giá chế độ chiếu sáng công cộng, đảm bảo nguyên tắc chiếu sáng hiệu quả, tiết kiệm.

- Áp dụng hệ thống thiết bị điều khiển tại trung tâm, và tự động đóng cắt đảm bảo chiếu sáng hợp lý theo thời gian ban đêm cho các hệ thống chiếu sáng đường phố.

- Khi thay thế đèn hư hỏng, sử dụng các thiết bị chiếu sáng hiệu suất cao.

- Thiết bị chiếu sáng, nguồn sáng được lắp đặt mới phải đạt tiêu chí tiết kiệm điện năng.

10. Nguồn vốn và cơ chế chính sách:

a) Về nguồn vốn:

Tổng kinh phí: 2.978,9 tỷ đồng, trong đó:

- Vốn ngân sách Thành phố: 1.453,7 tỷ đồng.

- Vốn ngân sách Quận, Huyện: 1.338 tỷ đồng.

- Nguồn vốn xã hội hóa: 152,2 tỷ đồng.

b) Về cơ chế, chính sách:

- Ban hành chính sách khuyến khích đầu tư, huy động vốn góp tự nguyện của các tổ chức, cá nhân vào việc sử dụng điện trong chiếu sáng công cộng tiết kiệm và hiệu quả, xây dựng hệ thống chiếu sáng kiến trúc và chiếu sáng mặt ngoài các công trình có ảnh hưởng lớn đến cảnh quan đô thị: công trình kiến trúc cổ, công trình kiến trúc đẹp trên các tuyến phố chính, công trình cao ốc, công trình kết cấu lớn.

- Tăng cường phân cấp về đầu tư, trách nhiệm quản lý vận hành cho các quận, huyện, thị xã; nâng cao trách nhiệm cơ quan đầu mối chủ trì, quan hệ phối hợp quản lý giữa sở, ngành với UBND các quận, huyện, thị xã, trách nhiệm của các đơn vị chuyên ngành quản lý chiếu sáng công cộng.

- Tăng cường thanh tra, kiểm tra, giám sát thủ tục xây dựng cơ bản, chất lượng, tiến độ trong việc thực hiện đầu tư xây dựng chiếu sáng công cộng đô thị.

- Kiện toàn tổ chức bộ máy, nâng cao năng lực của các chủ đầu tư được Thành phố giao triển khai các dự án chiếu sáng công cộng đô thị.

IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Sở Xây dựng:

- Thực hiện các công việc được phân công tại "Quy định quản lý chiếu sáng đô thị trên địa bàn Thành phố Hà Nội” theo Quyết định số 13/2011/QĐ-UBND ngày 26/3/2011;

- Là đầu mối chủ trì thực hiện Quy chuẩn Quốc gia QCVN07:2010/BXD và Thông tư 02/TT-BXD ngày 05/02/2010 của Bộ Xây dựng về chiếu sáng công cộng đô thị trên địa bàn thành phố Hà Nội, phối hợp Công ty TNHH MTV Chiếu sáng đô thị chủ động đề xuất điều chỉnh cho phù hợp yêu cầu và đặc điểm của Thành phố;

- Là đầu mối chủ trì phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính, các Sở, Ngành liên quan và quận, huyện tiến hành xây dựng và trình duyệt đồ án quy hoạch chiếu sáng công cộng Thành phố Hà Nội đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050. Trên cơ sở kế hoạch đầu tư phát triển hệ thống chiếu sáng công cộng đến năm 2020 và thực tế hàng năm, phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Giao thông vận tải và các Sở, ngành, quận, huyện, thị xã xây dựng kế hoạch đầu tư chiếu sáng công cộng từng năm, làm căn cứ để bố trí kinh phí đầu tư. Tiếp tục hoàn thiện văn bản quy phạm pháp luật và xây dựng kế hoạch, chương trình cải tạo đầu tư xây dựng hệ thống chiếu sáng. Đảm bảo hệ thống chiếu sáng đáp ứng các yêu cầu về chiếu sáng công cộng Thành phố.

2. Sở Kế hoạch và Đầu tư:

Phối hợp với sở Tài chính, Sở Xây dựng bố trí các nguồn vốn chuẩn bị đầu tư, vốn đầu tư thực hiện các dự án đầu tư chiếu sáng theo kế hoạch.

3. Sở Tài chính:

Phối hợp với Sở Kế hoạch và đầu tư cân đối nguồn ngân sách, bố trí nguồn vốn, đầu tư cho các dự án đầu tư phát triển chiếu sáng.

4. Sở Giao thông vận tải:

Phối hợp với Sở Xây dựng trong việc triển khai các công trình chiếu sáng trên các tuyến đường đảm bảo tính đồng bộ, hiệu quả.

5. UBND các Quận, huyện, thị xã Sơn Tây:

Chủ động xây dựng kế hoạch đầu tư các công trình chiếu sáng trên địa bàn. Chịu trách nhiệm quản lý nhà nước trên địa bàn.

6. Các Ban quản lý dự án Thành phố:

Tập trung chỉ đạo, quyết liệt, đẩy nhanh tiến độ các dự án chiếu sáng. Chỉ đạo thi công các công trình đảm bảo chất lượng, tiến độ, đồng bộ, dứt điểm, hạn chế thấp nhất những ảnh hưởng do thi công tới môi trường, giao thông và đời sống, sinh hoạt của nhân dân.

7. Các đơn vị quản lý, duy trì hệ thống chiếu sáng công cộng:

Có trách nhiệm phối hợp chặt chẽ với các chủ đầu tư, đơn vị thi công trong quá trình chuẩn bị đầu tư, thực hiện dự án. Tiếp nhận quản lý, vận hành hệ thống chiếu sáng hiệu quả.

Trong quá trình tổ chức thực hiện, Thủ trưởng các Sở, Ngành, Chủ tịch các Quận, huyện, thị xã chủ động báo cáo, đề xuất với UBND Thành phố những nội dung cần điều chỉnh, bổ sung để đảm bảo thực hiện tốt kế hoạch của Thành phố./.

 

 

Nơi nhận:
- TT Thành ủy, TT HĐND TP;
- Đ/c Chủ tịch UBND TP;
- Các đ/c PCT UBND TP;
- Văn phòng Thành ủy, HĐND UBND TP;
- Các Sở, ngành thành phố;
- UBND các quận, huyện, thị xã;
- Các cơ quan báo, đài TP Hà Nội (để đưa tin);
- CPVP, các phòng chuyên môn;
- Lưu: VT

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Nguyễn Văn Khôi

 

Danh mục các dự án phát triển hệ thống chiếu sáng công cộng
Thành phố Hà Nội giai đoạn năm 2014-2015 và đến năm 2020

TT

Danh mục dự án

Địa điểm

Kinh phí - Nguồn vốn (triệu đồng)

Thời gian

Tổng cộng

Thành phố

Quận, huyện

Xã hội hóa

 

Tổng cộng:

 

1,453,651:

1.338,098

152,240

 

2,978,914

I

Quy hoạch chiếu sáng

 

 

 

 

 

6300

I

Quy hoạch chiếu sáng thành phố Hà Nội đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050

TP. Hà Nội

6,300

 

 

2014-2015

 

II

Nâng cấp trung tâm điều khiển chiếu sáng

 

 

 

 

 

45,000

1

Nâng cấp trung tâm điều khiển chiếu sáng công cộng thành phố Hà Nội, mở rộng phạm vi điều khiển tới 9 quận nội thành, tiến tới phủ khắp toàn bộ hệ thống chiếu sáng công cộng đô thị của thành phố

 

45,000

 

 

2014-2015

 

III

Xây dựng nâng cấp hệ thống chiếu sáng các Quận, Huyện, Thi xã

 

 

 

 

2014-2018

1,699,289

1

Đường QL 21 Từ Cầu Quả - cầu ASIAN

Sơn Tây

15,405

 

 

 

 

2

Đường chánh QL 32 từ ngã tư viện 105- Ngã 3 Mũi giáo Đường Lâm

Sơn Tây

9,750

 

 

 

 

3

Đường tỉnh lộ 413 từ ngã 3 Vỵ Thủy đến hết xã Xuân Sơn.

Son Tây

8,775

 

 

 

 

4

Đường tỉnh lộ 413-Bãi rác Xuân Sơn.

Sơn Tây

3,510

 

 

 

 

5

Đường đê Đại Hà, Đê Hữu Hồng

Sơn Tây

 

26,325

 

 

 

6

Đường liên xã

Sơn Tây

 

54,405

 

 

 

7

Quốc lộ 32 - Khu trung tâm thị trấn Tây Đằng (Cải tạo)

Ba Vì

2,340

 

 

 

 

8

Quốc lộ 32 - Tây Đằng - Chu minh (Cải tạo)

Ba Vì

7,410

 

 

 

 

9

Quốc lộ 32 - Khu phố Vật Lại (Cải tạo)

Ba Vì

2,925

 

 

 

 

10

Quốc lộ 32 - Phố Nhông (Cải tạo)

Ba Vì

3,510

 

 

 

 

11

Đường Tây Đằng - Phú Châu

Ba Vì

 

3,120

 

 

 

12

Quốc lộ 32 đoạn từ Km 57 - Km 59+200

Ba Vì

4,290

 

 

 

 

13

Sân vận động trung tâm huyện Ba Vì

Ba Vì

 

975

 

 

 

14

Đường tỉnh lộ 412 (90 cũ)

Ba Vì

10,530

 

 

 

 

15

Đường TL 414 từ Km15 đi K9 Đá chông

Ba Vì

10,725

 

 

 

 

16

Đường TL 411 (TL 93 cũ)

Ba Vì

8,775

 

 

 

 

17

Đường TL 411C (TL94 cũ)

Ba Vì

4,875

 

 

 

 

18

Đường TL 413 (TL 88 cũ)

Ba Vì

25.350

 

 

 

 

19

Đường TL 414 (TL 87 cũ)

Ba Vì

9,750

 

 

 

 

20

Đường TL 411 (TL 92 cũ)

Ba Vì

12,090

 

 

 

 

21

Đường Tiên Phong - Thụy An

Ba Vì

 

7,800

 

 

 

22

Đường QL 32 đi Suối Hai

Ba Vì

13,650

 

 

 

 

23

Đường TL 87 - Ao Vua

Ba Vì

8,385

 

 

 

 

24

Đường vào khu du lịch Khoang Xanh

Ba Vì

 

11,700

 

 

 

25

Đường Tản lĩnh - Yên Bài

Ba Vì

 

19,890

 

 

 

26

Đường vào cụm CN Đồng Giai

Ba Vì

 

1,950

 

 

 

27

Đường vào vườn quốc gia Ba Vì

Ba Vì

 

7,800

 

 

 

28

Đường 414C đoạn qua thị tứ

Ba Vì

9,750

 

 

 

 

29

Đường TL414B

Ba Vì

9,750

 

 

 

 

30

Đường tránh quốc lộ 32 đoạn cam Thượng - Tây Đằng

Ba Vì

 

9,750

 

 

 

31

Đường TL 415 đoạn qua thị tứ

Ba Vì

15,600

 

 

 

 

32

Đê Đai Hà, Đê Hữu Hồng

Ba Vì

 

78,000

 

 

 

33

Đường Thạch Đà - Vạn Yên

Mê Linh

 

15,990

 

 

 

34

Đường 50

Mê Linh

 

4,875

 

 

 

35

Đường Tiền Phong - Tráng Việt

Mê Linh

 

4,875

 

 

 

36

Tự Lập - Vạn Yên

Mê Linh

 

11,310

 

 

 

37

Tiền Phong - Ấp Tre

Mê Linh

 

13,065

 

 

 

38

Đường Tiến Thịnh (qua UBND xã Tiến Thịnh)

Mê Linh

 

2,340

 

 

 

39

Đường Chu Phan (qua UBND xã Chu Phan)

Mê Linh

 

4,875

 

 

 

40

Tiếp tục xây dựng HTCS tuyến đường tỉnh lộ 422 (đoạn qua Đan Phượng)

Đan Phượng

12,870

 

 

 

 

41

Đường tỉnh lộ 417 (đoạn qua huyện Đan Phượng)

Đan Phượng

15,405

 

 

 

 

42

Khu vực dân cư các tuyến phố Thị trấn Phùng

Đan Phượng

 

7,995

 

 

 

43

Khu nhà ở chất lượng cao Thị trấn Phùng

Đan Phượng

 

3,900

 

 

 

44

Khu nhà ở Đìa Đừng - Thị trấn Phùng

Đan Phượng

 

1,950

 

 

 

45

Đường nhánh N6 (từ QL32 đi đê Tả Đáy đến QL32 cũ)

Đan Phượng

 

7,410

 

 

 

46

Đường nhánh N4

Đan Phượng

 

7,995

 

 

 

47

Đường nhánh N12 (đường bờ phải kênh Đan Hoài)

Đan Phượng

 

8,190

 

 

 

48

Đường N20

Đan Phượng

 

2,340

 

 

 

49

Đường nhánh N1

Đan Phượng

 

8,385

 

 

 

50

Đường nhánh N3

Đan Phượng

 

3,315

 

 

 

51

Đường nhánh N8

Đan Phượng

 

6,045

 

 

 

52

Đường nhánh N9

Đan Phượng

 

2,730

 

 

 

53

Đường nhánh N10, bên phải mương Đan Hoài

Đan Phượng

 

1,950

 

 

 

54

Tuyến đường bên trái mương Đan Hoài N13

Đan Phượng

 

1,950

 

 

 

55

Đường nhánh N14

Đan Phượng

 

3,120

 

 

 

56

Đường nhánh N15

Đan Phượng

 

5,850

 

 

 

57

Đưòng nhánh N17

Đan Phượng

 

2,145

 

 

 

58

Đường nhánh N19

Đan Phượng

 

1,950

 

 

 

59

Đường vào đền Tô Hiến Thành

Đan Phương

 

1,170

 

 

 

60

Đường Tân Hội - Hạ Mỗ

Đan Phượng

 

5,655

 

 

 

61

QL3 - Trường Trung học cảnh sát (Lương Châu)

Sóc Sơn

 

3,900

 

 

 

62

Đường Núi Đôi - Nam thị trấn (tổ 5)

Sóc Sơn

 

585

 

 

 

63

Đường Núi Đôi - Nam thị trấn (tổ 4)

Sóc Sơn

 

585

 

 

 

64

QL3 - Nghĩa trang thị trấn

Sóc Sơn

 

3,900

 

 

 

65

QL3 - Bệnh viện Sóc Sơn

Sóc Sơn

 

390

 

 

 

66

QL3 (dốc Công an huyện) Dược Thượng

Sóc Sơn

3,900

 

 

 

 

67

Núi Đôi - Xuân Giang

Sóc Sơn

 

7,800

 

 

 

68

Núi Đôi - Bắc Phủ

Sóc Sơn

 

13,650

 

 

 

69

QL3 - Trung tâm 03

Sóc Sơn

5,850

 

 

 

 

70

QL3 - UBND xã Tân Minh

Sóc Sơn

5,850

 

 

 

 

71

QL3 - Cầu Vát

Sóc Sơn

5,850

 

 

 

 

72

QL3 - Linh Liệt - Hồng Kỳ

Sóc Sơn

5,850

 

 

 

 

73

QL3 (Nội Phật) - Xuân Kỳ

Sóc Sơn

7,800

 

 

 

 

74

QL3 - Trung tâm sát hạch lái xe, xã Đức Hòa

Sóc Sơn

7,800

 

 

 

 

75

QL3 - Miếu Thờ (Tiên Dược) - Xuân Giang

Sóc Sơn

11,700

 

 

 

 

76

Hồng Kỳ đi Bắc Sơn

Sóc Sơn

 

17,550

 

 

 

77

QL2 - Phố Kim Anh - Cầu Thống Nhất

Sóc Sơn

1,950

 

 

 

 

78

QL2 - Trường cấp III Sóc Sơn

Sóc Sơn

195

 

 

 

 

79

QL2 - Tập thể CBCNV Sân bay Nội Bài

Sóc Sơn

975

 

 

 

 

80

QL2 - Tập thể Giáo viên cấp III Sóc Sơn - Thôn Bắc Giã

Sóc Sơn

780

 

 

 

 

81

QL2 - Thái Phù - Mai Đình

Sóc Sơn

7,800

 

 

 

 

82

QL2 - Minh Trí - Xuân Hòa

Sóc Sơn

13,650

 

 

 

 

83

TL35 - Phú Hạ - Sân Golf

Sóc Sơn

10,725

 

 

 

 

84

TL35 - Lâm Trường Sóc Sơn

Sóc Sơn

1,950

 

 

 

 

85

TL35 - Thanh Hà - Nam Sơn

Sóc Sơn

5,850

 

 

 

 

86

TL35 - UBND xã Nam Sơn

Sóc Sơn

5,850

 

 

 

 

87

TL35 - Trường Trung cấp điện

Sóc Sơn

3,900

 

 

 

 

88

TL35 - Hiền Lương - Đường băng cũ - TL131

Sóc Sơn

11,700

 

 

 

 

89

Núi Đôi - Đại học Điện Lực

Sóc Sơn

 

1,950

 

 

 

90

Thắng Trí - Lập Trí - Đồng Đò

Sóc Sơn

 

13,650

 

 

 

91

Tiên Dược - Đức Hòa (nối từ quốc lộ 3 đến trung tâm sát hạch cấp phép lái xe)

Sóc Sơn

 

4,875

 

 

 

92

TL35

Sóc Sơn

33,150

 

 

 

 

93

Đường 179 (Đoạn cầu vượt Phú Thụy - Kiêu Kỵ)

Gia Lâm

 

1,950

 

 

 

94

Đường 179 (Đoạn UBND xã Đặng Xá - Dốc Lời)

Gia Lâm

 

2,925

 

 

 

95

Quốc Lộ 1 (Yên Viên - Dốc Lã)

Gia Lâm

585

 

 

 

 

96

Quốc Lộ 1 B - Đền Gióng

Gia Lâm

5,850

 

 

 

 

97

Đê Vàng (Cầu Phù Đổng - Dốc Lời)

Gia Lâm

 

5,850

 

 

 

98

Bãi rác Kiêu Kỵ đến Lê Xá

Gia Lâm

 

1,950

 

 

 

99

Đường Ỷ Lan đi Phố Sủi

Gia Lâm

 

585

 

 

 

100

QL 1B vào khu đền Gióng (xã Phù Đổng)

Gia Lâm

11,700

 

 

 

 

101

Tuyến đê Nam Đuống và Bắc Đuống

Gia Lâm

 

23,400

 

 

 

102

XD đường Gt từ làng nghề Tân Triều đi KDT Văn Quán

Thanh Trì

 

3,900

 

 

 

103

XD đường nối Pháp Vân tới khu đấu giá Tứ Hiệp, Ngũ Hiệp

Thanh Trì

 

5,850

 

 

 

104

Đường vào phía đông khu thờ Chu Văn An

Thanh Trì

 

2,535

 

 

 

105

Đường nối đường 70 chạy dọc mương Hòa Bình

Thanh Trì

 

7,995

 

 

 

106

Chỉnh trang tuyến đường Tứ Hiệp

Thanh Trì

 

3,803

 

 

 

107

XD tuyến đường nối Phan Trọng Tuệ với Tả Thanh Oai

Thanh Trì

 

9,750

 

 

 

108

Dự án nâng cấp, mở rộng đường 70 ( Hà Đông - Văn Điển)

Thanh Trì

 

14,625

 

 

 

109

XD tuyến đường GT quanh khu tưởng niệm Chu Văn An

Thanh Trì

 

7.215

 

 

 

110

Tuyến đường nối QL 1A và 1B trên địa bàn huyện

Thanh Trì

 

3,900

 

 

 

111

XD tuyến đường vành đai 3,5

Thanh Trì

16,185

 

 

 

 

112

Xây dựng tuyến đường nối đường Phan Trọng Tuệ với đường tả Thanh Oai - Đại Áng - Liên Ninh

Thanh Trì

 

9,750

 

 

 

113

Đường QL1A (Đoạn Hà Hồi - Thắng Lợi)

Thường Tín

12,734

 

 

 

 

114

Đường TL 427 (Đoạn QL1A - cảng Hồng Vân)

Thường Tín

12,539

 

 

 

 

115

Đường TL 427 (đoạn Văn Phú - Hiền Giang)

Thường Tín

5,987

 

 

 

 

116

Đường QL1A - Chùa Đậu

Thường Tín

5,070

 

 

 

 

117

Tuyến quốc lộ 21B Km19 đầu thôn Xà Cầu xã Quảng Phú Cầu (giáp Thanh Oai)

Ứng Hòa

10,140

 

 

 

 

118

Tuyến quốc lộ 21B KM 34 + 00 đầu xã Hòa Phú

Ứng Hòa

14,625

 

 

 

 

119

Tỉnh Lộ 425 (Km 0+00 giao với QL 21B tại dốc Bồ xã Lưu Hoàng

Ứng Hòa

6,825

 

 

 

 

120

Tỉnh Lộ 426 ( Km 0+00 giao với QL 21B tại dốc Quán xã Hòa Phú

Ứng Hòa

15,600

 

 

 

 

121

Tỉnh Lộ 428 ( Km 0+700 tại thôn Hậu xã Phương Tú

Ứng Hòa

27,885

 

 

 

 

122

Tỉnh Lộ 429A ( Km 0+00 giao với QL 21B tại Quán Tròn xã Quảng Phú Cầu

Ứng Hòa

7,800

 

 

 

 

123

Tỉnh Lộ 429A (Km 0+00 đầu địa phận thôn Viên Ngoại xã Viên An

Ứng Hòa

7,800

 

 

 

 

124

Tỉnh Lộ 429B (Km 0+00 tại Quán Tròn giao QL 21B

Ứng Hòa

15,600

 

 

 

 

125

Tỉnh Lộ 429C (Km 0+00 tại Cầu Bầu xã Quảng Phú Cầu

Ứng Hòa

9,750

 

 

 

 

126

Đường Hồ Chí Minh (địa phận xã An Phú)

Mỹ Đức

 

2,925

 

 

2,925

127

Tuyến TL424

Mỹ Đức

6,825

 

 

 

 

128

Tuyến TL429

Mỹ Đức

488

 

 

 

 

129

Tuyến TL419

Mỹ Đức

8,775

 

 

 

 

130

Tuyến quốc lộ 21B khu vực ngã ba Hàng Mai - xã Thanh Mai

Thanh Oai

2,925

 

 

 

 

131

Tuyến quốc lộ 21B khu vực xã Phương Trung

Thanh Oai

3,900

 

 

 

 

132

Tuyến quốc lộ 21B khu vực xã Hồng Dương

Thanh Oai

6,825

 

 

 

 

133

Tuyến quốc lộ 21B khu vực xã Cao Dương

Thanh Oai

4,875

 

 

 

 

134

Đường tỉnh 427 (Bình Minh - Tam Hưng - Thanh Thùy)

Thanh Oai

15,600

 

 

 

 

135

Đường tỉnh 429 (Xã Xuân Dương)

Thanh Oai

5,850

 

 

 

 

136

Đường Huyện QL 21B - Thanh Cao

Thanh Oai

 

5,850

 

 

 

137

Đường Huyện QL 21B - Cao Viên

Thanh Oai

 

7,800

 

 

 

138

Công trình chiếu sáng đường Phú Túc - Hoàng Long

Phú Xuyên

 

23,400

 

 

 

139

Công trình chiếu sáng đường Hồng Minh - Tri Trung

Phú Xuyên

 

11,700

 

 

 

140

Công trình chiếu sáng đường trục xã Chuyên Mỹ

Phú Xuyên

 

15,600

 

 

 

141

Công trình chiếu sáng đường 428B

Phú Xuyên

 

15,600

 

 

 

142

Công trình chiếu sáng đường Truyền Thống

Phú Xuyên

 

11,700

 

 

 

143

Công trình chiếu sáng đường Đại Thắng - Văn Hoàng

Phú Xuyên

 

11,700

 

 

 

144

Công trình chiếu sáng đường Nam Phong - Thụy Phú

Phú Xuyên

 

11,700

 

 

 

145

Tỉnh lộ 421B

Quốc Oai

17,550

 

 

 

 

146

Tỉnh lộ 422

Quốc Oai

7,800

 

 

 

 

147

Tỉnh lộ 419

Quốc Oai

5,850

 

 

 

 

148

Tỉnh lộ 417

Phúc Thọ

26,325

 

 

 

 

149

Tỉnh lộ 418

Phúc Thọ

8,775

 

 

 

 

150

Tỉnh lộ 419

Phúc Thọ

2,340

 

 

 

 

151

Tỉnh lộ 420

Phúc Thọ

2,340

 

 

 

 

152

Đường quốc lộ 32-UBND xã Phụng Thượng

Phúc Thọ

390

 

 

 

 

153

Đường quốc lộ 32-Đền thờ Hai Bà Trưng xã Hát Môn

Phúc Thọ

14,625

 

 

 

 

154

Đường quốc lộ 32-UBND xã Tích Giang

Phúc Thọ

2,925

 

 

 

 

155

Đường quốc lộ 32-UBND xã Thọ Lộc

Phúc Thọ

975

 

 

 

 

156

Đường quốc lộ 32-UBND xã Thượng Cốc + Long Xuyên

Phúc Thọ

10,725

 

 

 

 

157

Đường TL 417- UBND xã Hát Môn

Phúc Thọ

2,925

 

 

 

 

158

Đường TL417-UBND xã Vân Hà

Phúc Thọ

2,925

 

 

 

 

159

Đường TL 417- UBND xã Phương Độ

Phúc Thọ

585

 

 

 

 

160

Đường TL 418- UBND xã Võng Xuyên

Phúc Thọ

585

 

 

 

 

161

Đường TL 421-UBND xã Liên Hiệp

Phúc Thọ

1,950

 

 

 

 

162

Tỉnh lộ 419

Thạch Thất

13,650

 

 

 

 

163

Đường 80 cũ

Thạch Thất

 

11,700

 

 

 

164

Tỉnh lộ 419

Chương Mỹ

7,800

 

 

 

 

165

Quốc lộ 21

Chương Mỹ

11,700

 

 

 

 

166

Đường tỉnh lộ 442

Hoài Đức

15,405

 

 

 

 

167

Đường tỉnh lộ 423

Hoài Đức

13,650

 

 

 

 

168

Đường tỉnh lộ 422B (từ Sơn Đồng đi Vân Canh)

Hoài Đức

7,800

 

 

 

 

169

Đường liên xã nối từ Đại lộ Thăng Long tới xã Lại Yên

Hoài Đức

 

7,800

 

 

 

170

Đường đê (Đại lộ Thăng Long đi Sơn Tương)

Hoài Đức

 

15,210

 

 

 

171

Đường Dương Liễu đi 32

Hoài Đức

 

9,945

 

 

 

172

Đường Minh Khai - Đức Thượng (từ đê đến quốc lộ 32)

Hoài Đức

 

5,850

 

 

 

173

Đường nối từ đường đê tới đường tỉnh lộ 442(qua chùa Đại Bi tới gần nghĩa trang xã Cát Quế)

Hoài Đức

 

4,095

 

 

 

174

Đường tỉnh lộ 72

Hoài Đức

15,990

 

 

 

 

175

Đuờng Vân Hà- Thụy Lâm (UBND xã Vân Hà- cầu Thụy Lôi)

Đông Anh

 

6,825

 

 

 

176

Cổng trắng Việt Hùng - Dục Tú (Bốt cầu Tây)

Đông Anh

 

7,800

 

 

 

177

Nghĩa trang Liên Hà - Mạnh Tân (Thụy Lâm)

Đông Anh

 

4,875

 

 

 

178

Đường Nam Hà (ngã tư Việt Hùng- Thiết Úng, Vân Hà)

Đông Anh

 

7,800

 

 

 

179

Đường Lò Vôi- Bắc sông Hồng (Bốt chắn tàu V.Hùng- Cty CP Vian)

Đông Anh

 

2,925

 

 

 

180

Đường Nguyên Khê-Bắc Hồng (UBND Xã)

Đông Anh

 

9,750

 

 

 

181

Đường Nhuế- Cầu Lớn (Nam Hồng)

Đông Anh

 

3,900

 

 

 

182

Đường Cầu Lớn (Nam Hồng)-UBND xã Bắc Hồng

Đông Anh

 

8,775

 

 

 

183

Đường UBND xã Bắc Hồng- Quang Minh

Đông Anh

 

4,875

 

 

 

184

Đường chùa Vân Nội- Kim Nỗ-Kim Chung- QL23 (BV M.Tây)

Đông Anh

 

17,745

 

 

 

185

Đường Đồng Nhân (Hải Bối- đê sông Hồng)

Đông Anh

 

1,950

 

 

 

186

Đường Mai Châu (QL23- Mai Châu, đê sông Hồng)

Đông Anh

 

3,900

 

 

 

187

Đường Mạch Lũng (QL 23- M.Lũng, đê sông Hồng)

Đông Anh

 

4,290

 

 

 

188

Đường UBND xã Bắc Hồng- Cầu Đò So

Đông Anh

 

3,900

 

 

 

189

Đường QL3- Dốc Minh (Xuân Canh)

Đông Anh

2,925

 

 

 

 

190

Đường ngã ba chợ Kim- Sông Cà Lồ

Đông Anh

 

4,875

 

 

 

191

Đường chợ ga (Bãi Kính thị trấn)-đường TB Điện (đường Lâm Tiên)

Đông Anh

 

3,900

 

 

 

192

Đường Trung Thôn (Đông Hội)-Lực Canh-Đê sông Hồng

Đông Anh

 

3,900

 

 

 

193

Đường QL3-Đồng Dầu (Dục Tú)

Đông Anh

5,850

 

 

 

 

194

Đường Dục Tú- Nghĩa Vũ

Đông Anh

 

5,850

 

 

 

195

Đường Cao Lỗ- Xưởng Phim

Đông Anh

 

3,900

 

 

 

196

Đường trạm soát vé Thăng Long- Kim Nỗ

Đông Anh

 

5,850

 

 

 

197

Đường đê Đông Trù- Tàm Xá

Đông Anh

 

18,525

 

 

 

198

Đường 6km

Đông Anh

 

10,335

 

 

 

199

Đường đê Tàm Xá- Đại Mạch

Đông Anh

 

16,770

 

 

 

IV

Chiếu sáng ngõ xóm tại các quận, huyện và thị xã

 

 

 

 

2014-2016

464,400

1

Tổng cộng chiều dài 516 Km

Các Quận, huyện và thị xã

 

464,400

 

 

 

V

Cải tạo nâng cấp hệ thống chiếu sáng kết hợp với chỉnh trang đồng bộ

 

 

 

 

2014-2016

158,350

1

Quang Trung

Hoàn Kiếm

6,447

 

 

 

 

2

Phan Chu Trinh

Hoàn Kiếm

4,272

 

 

 

 

3

Hàng Bông

Hoàn Kiếm

5,250

 

 

 

 

4

Hàng Gai

Hoàn Kiếm

2,598

 

 

 

 

5

Lý Nam Đế

Hoàn Kiếm

3,133

 

 

 

 

6

Phan Bội Cliâu

Hoàn Kiếm

2,734

 

 

 

 

7

Phùng Hưng

Hoàn Kiếm

6,416

 

 

 

 

8

Quán Sứ

Hoàn Kiếm

3,815

 

 

 

 

9

Nguyễn Hữu Huân

Hoàn Kiếm

2,719

 

 

 

 

10

Lê Thánh Tông

Hoàn Kiếm

2,799

 

 

 

 

11

Hoàng Hoa Thám - Mai Xuân Thưởng (đoạn từ dốc Ngọc Hà đến vườn hoa Mai Xuân Thưởng)

Ba Đình

2,261

 

 

 

 

12

Ngọc Hà

Ba Đình

2,049

 

 

 

 

13

Phó Đức Chính

Ba Đình

2,145

 

 

 

 

14

Châu Long

Ba Đình

1,876

 

 

 

 

15

Hàng Đậu

Ba Đình

1,978

 

 

 

 

16

Nguyễn Trường Tộ

Ba Đình

2,004

 

 

 

 

17

Ngọc Khánh

Ba Đình

2,019

 

 

 

 

18

Lê Đại Hành

Hai Bà Trưng

1,426

 

 

 

 

19

Lò Đúc

Hai Bà Trưng

6,056

 

 

 

 

20

Nguyễn Du

Hai Bà Trưng

1,794

 

 

 

 

21

Trần Nhân Tông

Hai Bà Trưng

1,225

 

 

 

 

22

Trần Thánh Tông

Hai Bà Trưng

3,035

 

 

 

 

23

Triệu Việt Vương

Hai Bà Trưng

1,692

 

 

 

 

24

Trần Bình Trọng

Hai Bà Trưng

1,205

 

 

 

 

25

Hoa Lư

Hai Bà Trưng

895

 

 

 

 

26

Trần Xuân Soạn

Hai Bà Trưng

7,795

 

 

 

 

27

Tô Hiến Thành

Hai Bà Trưng

1,219

 

 

 

 

28

Tuệ Tĩnh

Hai Bà Trưng

643

 

 

 

 

29

Hàng Chuối

Hai Bà Trưng

931

 

 

 

 

30

Bùi Thị Xuân

Hai Bà Trưng

1,436

 

 

 

 

31

Lê Văn Hưu

Hai Bà Trưng

1,062

 

 

 

 

32

Mai Hắc Đế

Hai Bà Trưng

2,012

 

 

 

 

33

Thái Thịnh

Đống Đa

3,237

 

 

 

 

34

Cát Linh

Đống Đa

3,684

 

 

 

 

35

Nguyễn Thái Học

Đống Đa

2,402

 

 

 

 

36

Phạm Ngọc Thạch

Đống Đa

4,597

 

 

 

 

37

Phố Nguyễn Quý Đức

Thanh Xuân

4,602

 

 

 

 

38

Phố Lương Thế Vinh

Thanh Xuân

4,242

 

 

 

 

39

Phố Hoàng Văn Thái

Thanh Xuân

3,926

 

 

 

 

40

Phố Chùa Hà

Cầu Giấy

3,833

 

 

 

 

41

Phố Tô Hiệu

Cầu Giấy

6,700

 

 

 

 

42

Phố Phùng Chí Kiên

Cầu Giấy

2,516

 

 

 

 

43

Phố Doãn Kế Thiện

Cầu Giấy

4,018

 

 

 

 

44

Trần Hoàn

Cầu Giấy

2,420

 

 

 

 

45

Phố Nguyễn Khánh Toàn

Cầu Giấy

4,268

 

 

 

 

46

Yên Phụ (đoạn từ đường Thanh Niên đến đường Âu Cơ)

Tây Hồ

3,571

 

 

 

 

47

Thuỵ Khuê

Tây Hồ

8,153

 

 

 

 

48

Đặng Thái Mai

Tây Hồ

2,207

 

 

 

 

49

Giải Phóng (đoạn từ nút giao Bắc Linh Đàm đến hết địa bàn quận Hoàng Mai)

Hoàng Mai

3,566

 

 

 

 

50

Sài Đồng

Long Biên

1,321

 

 

 

 

51

Vũ Xuân Thiều

Long Biên

2,146

 

 

 

 

VI

Thay thế chóa đèn công nghệ cũ tiêu tốn điện năng bằng chóa đèn thế hệ mới tiết kiệm điện năng

 

 

 

 

2014-2016

343,650

1

Hoàn Kiếm

 

6,375

 

 

 

 

2

Ba Đình

 

27,630

 

 

 

 

3

Tây Hồ

 

37,845

 

 

 

 

4

Hai Bà Trưng

 

34,725

 

 

 

 

5

Đống Đa

 

58,155

 

 

 

 

6

Cầu Giấy

 

34,500

 

 

 

 

7

Từ Liêm

 

14,775

 

 

 

 

8

Hoàng Mai

 

37,605

 

 

 

 

9

Thanh Xuân

 

 

 

42,330

 

 

10

Gia Lâm

 

 

 

5,400

 

 

11

Long Biên

 

 

 

38,085

 

 

12

Đông Anh

 

 

 

2,850

 

 

13

Sóc Sơn

 

 

 

3,375

 

 

VII

Xây dựng hệ thống chiếu sáng các công trình kiến trúc

 

 

 

 

2014-2016

182,000

 

Tượng đài

 

 

 

 

 

 

1

Cột cờ Hà Nội

 

1,800

 

 

 

 

2

Tượng đài Quang Trung

 

900

 

 

 

 

3

Tượng đài Nguyễn Trãi

 

900

 

 

 

 

 

Các công trình kiến trúc cổ

 

 

 

 

 

 

4

Chùa Hòe Nhai

 

1,100

 

 

 

 

5

Chùa Chân Tiên

 

1,300

 

 

 

 

5

Chùa Thiên Quang

 

1,300

 

 

 

 

7

Nhà Thờ Lớn

 

3,200

 

 

 

 

8

Nhà thờ Cửa Bắc

 

3,700

 

 

 

 

9

Nhà thờ Hàm Long

 

2,800

 

 

 

 

10

Nhà thờ Tin lành - phố Ngõ Trạm

 

1,200

 

 

 

 

11

Chùa Quán Sứ

 

2,100

 

 

 

 

12

CLB Thăng Long (Nhà bát giác cung VHHN Hnội)

 

800

 

 

 

 

13

Chùa Thiên Phúc

 

900

 

 

 

 

14

Đền Quán Thánh

 

1,100

 

 

 

 

15

Chùa Trấn Quốc

 

1,500

 

 

 

 

16

Khu vực Văn miếu

 

2,500

 

 

 

 

17

Chùa Láng

 

700

 

 

 

 

 

Các công trình kiến trúc đẹp

 

 

 

 

 

 

18

Trụ sở Ngân Hàng Nhà Nước

 

2,500

 

 

 

 

19

Bộ Lao động Thương binh và xã hội

 

2,200

 

 

 

 

20

Bộ Khoa học và công nghệ

 

1,600

 

 

 

 

21

Ủy Ban Olimpic Việt Nam

 

2,700

 

 

 

 

22

Trung tâm lưu trữ quốc gia

 

1,900

 

 

 

 

23

Bảo tàng quân đội

 

3,200

 

 

 

 

24

Bảo tàng mỹ thuật Việt Nam

 

1,700

 

 

 

 

25

Thư viện Khoa học kỹ thuật

 

1,300

 

 

 

 

26

Trụ sở Bộ Tư Pháp

 

3,500

 

 

 

 

27

Bộ Văn Hóa thông tin

 

2,600

 

 

 

 

28

Trường Cao Đẳng Nghệ Thuật

 

2,100

 

 

 

 

29

Trường TH Trần Phú

 

2,300

 

 

 

 

30

Sở Công Thương

 

2,400

 

 

 

 

31

Viện Việt Nam - Cu Ba

 

2,600

 

 

 

 

32

Tòa án nhân dân TP Hà Nội

 

2,700

 

 

 

 

33

Viện kiểm soát Nhân dân TP Hà nội

 

2,600

 

 

 

 

34

Viện Mắt Hà Nội

 

 

 

2,100

 

 

35

Bộ Công Nghiệp

 

2,900

 

 

 

 

36

Bảo tàng phụ nữ Việt Nam

 

2,100

 

 

 

 

37

Tòa án Nhân Dân Tối Cao

 

2,500

 

 

 

 

38

Thông tấn xã Việt Nam

 

 

 

2,500

 

 

39

Trường Đại Học Dược

 

2,700

 

 

 

 

40

Trường Đại Học Quốc gia

 

2,800

 

 

 

 

41

Viện Kiểm Soát Nhân Dân Tối cao

 

3,200

 

 

 

 

42

Trụ sở Bộ Tài Chính

 

4,500

 

 

 

 

43

Trụ sở Công an Hà Nội

 

2,400

 

 

 

 

44

Thư viện Hà Nội

 

2,100

 

 

 

 

45

Trụ sở tổng liên đoàn LĐVN

 

2,500

 

 

 

 

46

Ga Hà Nội

 

3,200

 

 

 

 

47

Bảo tàng cách mạng Việt nam

 

4,200

 

 

 

 

48

Bảo tàng lịch sử Việt Nam

 

7,200

 

 

 

 

49

Trung tâm lưu trữ quốc gia

 

2,400

 

 

 

 

50

Viện vệ sinh dịch tễ TW

 

 

 

4,600

 

 

51

Bảo Tàng dân tộc học

 

4,700

 

 

 

 

52

Thư Viện Quốc Gia

 

2,300

 

 

 

 

53

Bảo tàng mỹ thuật

 

4,500

 

 

 

 

54

Trụ sở ban đối ngoại TW

 

1,800

 

 

 

 

55

Trụ sở TW Đảng

 

1,700

 

 

 

 

56

Tổng cục thống kê

 

 

 

1,900

 

 

57

Tòa nhà Bộ ngoại giao

 

3,200

 

 

 

 

58

Trụ sở UBND Quận Ba Đình

 

2,300

 

 

 

 

59

Công ty dịch vụ viễn Thông

 

 

 

4,500

 

 

60

Học viện hành chính Quốc gia

 

3,500

 

 

 

 

 

Các công trình cao ốc

 

 

 

 

 

4,200

61

Tổng cục thuế

 

2,400

 

 

 

 

62

Thông tin - Thống kê

 

 

 

1,800

 

 

 

Các công trình kết cấu lớn

 

 

 

 

 

27,800

63

Tháp Anten đài truyền hình Việt Nam

 

 

 

7,300

 

 

64

Tháp Anten CT bưu chính viễn thông

 

 

 

6,800

 

 

65

Tháp Anten cục tần số Việt Nam

 

 

 

5,900

 

 

66

Tháp Anten thông tin quân đội

 

 

 

7,800

 

 

VIII

Chiếu sáng trang trí lễ hội

 

 

 

 

2014-2016

45,000

1

Xây dựng hệ thống chiếu sáng trang trí lễ hội tại khu vực trung tâm thành phố Hà Nội, bằng việc sử dụng công nghệ đèn Led

 

30,000

 

15,000