HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 181/KH-HĐND | Hải Dương, ngày 29 tháng 09 năm 2016 |
- Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2015; Quy chế hoạt động của HĐND năm 2005;
- Căn cứ Luật Khiếu nại, Luật Tố cáo năm 2011;
- Căn cứ Luật tiếp công dân năm 2013;
- Căn cứ Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân năm 2015;
- Căn cứ Nghị quyết số 759/2014/NQ-UBTVQH13 Quy định chi tiết về hoạt động tiếp công dân của các cơ quan Quốc hội, Đại biểu Quốc hội và Hội đồng nhân dân và đại biểu HĐND các cấp;
Thường trực HĐND tỉnh Hải Dương xây dựng kế hoạch tổ chức tiếp công dân, tiếp nhận, xử lý đơn thư khiếu nại, tố cáo, kiến nghị và phản ánh của công dân của HĐND, đại biểu HĐND các cấp tỉnh Hải Dương nhiệm kỳ 2016 - 2021 như sau:
1. Mục đích
- Nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của HĐND, đại biểu HĐND các cấp trong việc tiếp công dân, tiếp nhận, xử lý đơn thư khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh của công dân theo quy định của pháp luật; đồng thời nhằm thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ của HĐND, đại biểu HĐND trong việc đại diện cho ý chí, quyền lợi, nguyện vọng chính đáng của nhân dân.
- Thông qua công tác tiếp dân và xử lý đơn thư khiếu nại, tố cáo, kiến nghị phản ánh của công dân để tuyên truyền, hướng dẫn công dân nhận thức đầy đủ và thực hiện đúng quyền, nghĩa vụ của mình khi thực hiện việc khiếu nại, tố cáo.
- Tăng cường công tác phối hợp giữa HĐND, các tổ đại biểu, đại biểu HĐND các cấp, giữ mối liên hệ giữa đại biểu HĐND với cử tri.
2. Yêu cầu
- Thường trực HĐND, các tổ đại biểu, đại biểu HĐND các cấp có trách nhiệm tiếp công dân theo lịch tiếp dân và khi công dân có yêu cầu.
- Việc tổ chức tiếp công dân và xử lý đơn thư khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh của công dân phải đảm bảo theo đúng hướng dẫn quy định của pháp luật.
1.1. Tiếp công dân của Thường trực HĐND và đại biểu HĐND cấp tỉnh
1.1.1. Tiếp công dân của Thường trực HĐND tỉnh
- Thời gian: Thường trực HĐND tỉnh tiếp công dân định kỳ 01 lần/tháng theo Lịch tiếp dân của Ban tiếp công dân tỉnh.
- Thành phần tiếp công dân:
+ Một đồng chí trong Thường trực HĐND tỉnh: lãnh đạo UBND tỉnh, Ban Tiếp công dân của tỉnh, các sở, ban, ngành, địa phương có liên quan.
+ Văn phòng HĐND tỉnh chủ động phối hợp với Văn phòng UBND tỉnh, Ban tiếp công dân của tỉnh, cử cán bộ tham gia tiếp công dân thường xuyên tại Trụ sở tiếp công dân của tỉnh; đồng thời chuẩn bị các nội dung để phục vụ hoạt động tiếp công dân của Thường trực HĐND tỉnh theo định kỳ.
- Địa điểm: Tại trụ sở tiếp công dân của tỉnh, (Số 45 Bắc Sơn - thành phố Hải Dương).
1.1.2. Tiếp công dân của đại biểu HĐND tỉnh
- Thời gian: Các Tổ đại biểu HĐND tỉnh chủ động đại biểu HĐND tỉnh tiếp công dân định kỳ 01 lần/tháng theo lịch tiếp công dân của Thường trực HĐND cấp huyện nơi đại biểu ứng cử.
- Thường trực HĐND và UBND cấp huyện có trách nhiệm thông báo lịch tiếp công dân của địa phương cho tổ đại biểu HĐND tỉnh, bố trí địa điểm, cán bộ tiếp dân của huyện, thị xã, thành phố phối hợp và phục vụ tiếp công dân của Tổ đại biểu HĐND tỉnh tại huyện, thị xã, thành phố.
Chỉ đạo cán bộ thuộc bộ phận tiếp dân của địa phương tham mưu, giúp việc đại biểu HĐND tỉnh tiếp công dân, giúp đại biểu ghi Phiếu chuyển đơn theo ý kiến của đại biểu và Phiếu báo tin đã chuyển đơn thư đến công dân biết;
- Địa điểm: Tại trụ sở tiếp công dân của HĐND - UBND huyện, thành phố, thị xã nơi đại biểu ứng cử.
1.2. Tiếp công dân của Thường trực HĐND và đại biểu HĐND cấp huyện
- Thường trực HĐND cấp huyện tổ chức tiếp công dân định kỳ 01 lần/tháng tại trụ sở tiếp công dân cấp huyện.
- Đại biểu HĐND cấp huyện tiếp công dân tại nơi tiếp công dân ở địa phương mà đại biểu ứng cử theo sự bố trí của Thường trực HĐND cấp huyện.
1.3. Tiếp công dân của Thường trực HĐND và đại biểu HĐND cấp xã
- Thường trực HĐND và đại biểu HĐND cấp xã thực hiện việc tiếp công dân tại Trụ sở HĐND, UBND cấp xã theo sự bố trí của Chủ tịch HĐND cấp xã.
2. Tiếp nhận và xử lý đơn, thư khiếu nại, tố cáo, kiến nghị và phản ánh của công dân
- Trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, Thường trực HĐND, đại biểu HĐND có trách nhiệm tiếp nhận đơn khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh của công dân. Khi nhận được đơn, có trách nhiệm nghiên cứu, hướng dẫn công dân gửi đơn khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh đến đúng cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền giải quyết. Trong trường hợp cần thiết, đại biểu Hội đồng nhân dân trực tiếp hoặc thông qua Thường trực Hội đồng nhân dân cùng cấp, ở cấp xã thì thông qua Chủ tịch Hội đồng nhân dân chuyển đơn đến cơ quan, tổ chức, đơn vị có thẩm quyền giải quyết và theo dõi, đôn đốc việc giải quyết theo hướng dẫn và quy định của pháp luật.
- Các khiếu nại, tố cáo do Thường trực HĐND, đại biểu HĐND chuyển đã quá thời hạn quy định mà chưa được các cơ quan, tổ chức có thẩm quyền giải quyết thì Thường trực HĐND, đại biểu HĐND yêu cầu Thủ trưởng cấp trên trực tiếp của cơ quan, tổ chức đó giải quyết hoặc chỉ đạo giải quyết và kiến nghị biện pháp xử lý với người thiếu trách nhiệm hoặc cố tình trì hoãn việc giải quyết.
- Khi nhận được báo cáo kết quả giải quyết khiếu nại, tố cáo của các cơ quan, tổ chức có thẩm quyền, nếu xét thấy việc giải quyết đó chưa thỏa đáng thì Thường trực HĐND, đại biểu HĐND có quyền yêu cầu Thủ trưởng cơ quan, tổ chức cấp trên trực tiếp của cơ quan, tổ chức đó xem xét giải quyết.
- Trong quá trình theo dõi, đôn đốc việc giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân nếu phát hiện có vi phạm pháp luật, gây thiệt hại đến lợi ích nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, của cơ quan, tổ chức thì Thường trực HĐND, đại biểu HĐND kiến nghị với người có thẩm quyền áp dụng biện pháp cần thiết để kịp thời chấn chỉnh vi phạm, xem xét trách nhiệm xử lý đối với người vi phạm. Trong trường hợp không đồng ý với kết quả giải quyết thì Thường trực HĐND, đại biểu HĐND báo cáo HĐND cùng cấp thực hiện việc giám sát theo quy định.
III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN, PHÂN CÔNG NHIỆM VỤ
1. Trách nhiệm của Văn phòng HĐND tỉnh
- Tham mưu, đề xuất, chuẩn bị đầy đủ các nội dung để Thường trực HĐND, đại biểu HĐND tỉnh thực hiện việc tiếp công dân; cung cấp thông tin, tài liệu có liên quan khi được yêu cầu.
- Cử đại diện phối hợp với Ban tiếp công dân tỉnh Hải Dương thực hiện việc tiếp công dân thường xuyên tại Trụ sở tiếp công dân tỉnh.
- Giúp Thường trực HĐND tỉnh tổng hợp tình hình tiếp công dân của HĐND và đại biểu HĐND tỉnh.
- Phối hợp với cơ quan có liên quan trong việc đảm bảo an ninh, trật tự tại nơi tiếp công dân.
- Giúp Thường trực HĐND tiếp nhận đơn thư khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh về các nội dung liên quan đến việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của HĐND tỉnh; tổng hợp báo cáo định kỳ về tình hình, kết quả xử lý đơn thư; Rà soát những vụ việc tồn đọng, tham mưu Thường trực HĐND tỉnh giám sát việc giải quyết đơn thư ở các cấp. Khi cần thiết Văn phòng HĐND tỉnh báo cáo Thường trực HĐND tỉnh thành lập đoàn kiểm tra việc giải quyết đơn thư ở các cơ quan, đơn vị.
2. Trách nhiệm của Văn phòng HĐND và UBND cấp huyện
- Tham mưu, phục vụ Thường trực HĐND, đại biểu HĐND cấp huyện tiếp công dân; cung cấp thông tin, tư liệu có liên quan khi được yêu cầu.
- Cử đại diện phối hợp với Ban tiếp công dân cấp huyện thực hiện việc tiếp công dân thường xuyên tại Trụ sở tiếp công dân cấp huyện.
- Giúp Thường trực HĐND tổng hợp tình hình tiếp công dân của HĐND và đại biểu HĐND cấp huyện.
- Phối hợp với cơ quan có liên quan trong việc đảm bảo an ninh, trật tự tại nơi tiếp công dân.
- Giúp Thường trực HĐND tiếp nhận khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh về các nội dung liên quan đến việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của HĐND huyện.
3. Trách nhiệm của Chủ tịch HĐND cấp xã
- Chỉ đạo công tác tham mưu, phục vụ HĐND, đại biểu HĐND cấp xã tiếp công dân; cung cấp thông tin, tư liệu có liên quan khi được yêu cầu.
- Chỉ đạo tổng hợp tình hình và xây dựng báo cáo về công tác tiếp công dân của HĐND và đại biểu HĐND cấp xã.
- Phối hợp với Chủ tịch UBND cấp xã chỉ đạo các cơ quan có liên quan trong việc đảm bảo an ninh, trật tự tại Trụ sở UBND cấp xã khi thực hiện việc tiếp công dân.
- Tiếp nhận khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh về các nội dung liên quan đến việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của HĐND xã.
Chế độ chi cho hoạt động tiếp công dân, xử lý đơn thư, khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh của công dân thực hiện theo Nghị quyết số 72/2013/NQ-HĐND15 ngày 19/12/2013 của Hội đồng nhân dân tỉnh quy định chế độ bồi dưỡng đối với cán bộ, công chức làm công tác tiếp công dân, xử lý đơn thư, khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh.
Bắt đầu thực hiện từ ngày 01 tháng 10 năm 2016.
Trên đây là Kế hoạch tiếp công dân, tiếp nhận, xử lý đơn thư khiếu nại, tố cáo, kiến nghị và phản ánh của công dân của HĐND, đại biểu HĐND các cấp tỉnh Hải Dương, nhiệm kỳ 2016 - 2021, đề nghị Thường trực HĐND các cấp triển khai, tổ chức thực hiện. Trong quá trình thực hiện, nếu có vấn đề khó khăn, vướng mắc, phản ánh về Thường trực HĐND tỉnh để thống nhất thực hiện./.
| TM. THƯỜNG TRỰC HĐND TỈNH |
- 1 Quyết định 1122/QĐ-UBND-HC năm 2017 ban hành quy chế quản lý, sử dụng phần mềm tiếp nhận đơn thư và giải quyết khiếu nại trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp
- 2 Luật hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân 2015
- 3 Quyết định 13/2015/QĐ-UBND quy định về bảo vệ an ninh, trật tự, an toàn tại trụ sở tiếp công dân của các cơ quan Đảng, Nhà nước trên địa bàn tỉnh Hải Dương
- 4 Luật tổ chức chính quyền địa phương 2015
- 5 Nghị quyết 759/2014/UBTVQH13 quy định chi tiết về hoạt động tiếp công dân của các cơ quan của Quốc hội, đại biểu Quốc hội, Hội đồng nhân dân và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp do Ủy ban thường vụ Quốc hội ban hành
- 6 Nghị quyết 72/2013/NQ-HĐND15 quy định chế độ bồi dưỡng đối với cán bộ, công chức làm công tác tiếp công dân, xử lý đơn thư khiếu nại, tố cáo, kiến nghị phản ánh do tỉnh Hải Dương ban hành
- 7 Luật tiếp công dân 2013
- 8 Nghị quyết 17/2011/NQ-HĐND về tình hình thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội năm 2011 và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2012 do Hội đồng nhân dân tỉnh Hải Dương khóa XV, kỳ họp thứ 2 ban hành
- 9 Nghị quyết 24/2011/NQ-HĐND chuyển đổi loại hình trường mầm non bán công sang công lập do Hội đồng nhân dân tỉnh Hải Dương khóa XV, kỳ họp thứ 2 ban hành
- 10 Luật khiếu nại 2011
- 11 Luật tố cáo 2011
- 1 Nghị quyết 24/2011/NQ-HĐND chuyển đổi loại hình trường mầm non bán công sang công lập do Hội đồng nhân dân tỉnh Hải Dương khóa XV, kỳ họp thứ 2 ban hành
- 2 Nghị quyết 17/2011/NQ-HĐND về tình hình thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội năm 2011 và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2012 do Hội đồng nhân dân tỉnh Hải Dương khóa XV, kỳ họp thứ 2 ban hành
- 3 Quyết định 13/2015/QĐ-UBND quy định về bảo vệ an ninh, trật tự, an toàn tại trụ sở tiếp công dân của các cơ quan Đảng, Nhà nước trên địa bàn tỉnh Hải Dương
- 4 Quyết định 1122/QĐ-UBND-HC năm 2017 ban hành quy chế quản lý, sử dụng phần mềm tiếp nhận đơn thư và giải quyết khiếu nại trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp