ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 186/KH-UBND | Hà Nội, ngày 05 tháng 10 năm 2016 |
THỰC HIỆN QUYẾT ĐỊNH SỐ 1167/QĐ-TTG NGÀY 28/6/2016 CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ VỀ VIỆC ĐIỀU CHỈNH GIAO CHỈ TIÊU THỰC HIỆN BẢO HIỂM Y TẾ GIAI ĐOẠN 2016-2020 THÀNH PHỐ HÀ NỘI
Thực hiện Quyết định số 1167/QĐ-TTg ngày 28/6/2016 của Thủ tướng Chính phủ về việc điều chỉnh giao chỉ tiêu thực hiện bảo hiểm y tế giai đoạn 2016-2020; UBND Thành phố xây dựng Kế hoạch thực hiện Quyết định số 1167/QĐ-TTg ngày 28/6/2016 của Thủ tướng Chính phủ trên địa bàn thành phố Hà Nội, như sau:
- Triển khai thực hiện nghiêm túc Quyết định số 1167/QĐ-TTg ngày 28/6/2016 của Thủ tướng Chính phủ về việc điều chỉnh giao chỉ tiêu thực hiện bảo hiểm y tế giai đoạn 2016-2020 trên địa bàn thành phố Hà Nội.
- Các Sở, ban, ngành, đoàn thể, UBND các quận, huyện, thị xã xác định rõ nhiệm vụ và nâng cao trách nhiệm trong lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện hoàn thành chỉ tiêu tỷ lệ bao phủ bảo hiểm y tế giai đoạn 2016-2020.
- Cấp ủy, chính quyền các cấp yêu cầu cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức vận động gia đình gương mẫu tham gia BHYT theo quy định của pháp luật.
II. CHỈ TIÊU TỶ LỆ BAO PHỦ BẢO HIỂM Y TẾ GIAI ĐOẠN 2016-2020
Cụ thể từng năm: Năm 2016: 80%; Năm 2017: 82,8%; Năm 2018: 85,3%; Năm 2019: 88,2%; Năm 2020: 90,1%.
III. CÁC NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU
Giám đốc, thủ trưởng các Sở, ban, ngành, đoàn thể chính trị - xã hội Thành phố; UBND các quận, huyện, thị xã tổ chức thực hiện các nhiệm vụ và giải pháp chủ yếu sau đây:
1. Tiếp tục tổ chức triển khai thực hiện có hiệu quả các nhiệm vụ và các giải pháp chủ yếu tại Kế hoạch số 176/KH-UBND ngày 15/9/2015 của UBND Thành phố thực hiện Chỉ thị số 05/CT-TTg ngày 02/4/2015 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường thực hiện chính sách bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế trên địa bàn thành phố Hà Nội và Kế hoạch số 104/KH-UBND ngày 19/5/2014 của UBND Thành phố thực hiện Quyết định số 538/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án thực hiện lộ trình tiến tới bảo hiểm y tế toàn dân giai đoạn 2012-2015 và 2020.
2. Cấp ủy, chính quyền các cấp xác định việc thực hiện chỉ tiêu tỷ lệ bao phủ bảo hiểm y tế giai đoạn 2016-2020 là một nhiệm vụ quan trọng trong thực hiện chính sách an sinh xã hội, đảm bảo sức khỏe nhân dân, góp phần thực hiện mục tiêu tiến bộ và công bằng xã hội.
3. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền phổ biến chính sách pháp luật về bảo hiểm y tế (BHYT), cung cấp đầy đủ thông tin, cách thức tham gia cho người sử dụng lao động, người lao động và người dân hiểu rõ hơn về mục đích, ý nghĩa, quyền lợi và nghĩa vụ khi tham gia BHYT để họ tích cực chủ động tham gia BHYT. Kịp thời biểu dương, khen thưởng, nhân rộng các điển hình tiên tiến trên các phương tiện thông tin để tạo sức lan tỏa mạnh mẽ nhằm thực hiện hiệu quả chính sách BHYT.
4. Tăng tỷ lệ bao phủ BHYT tập trung vào các nhóm đối tượng:
a) Nhóm người lao động trong các doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh cá thể...; tăng cường các biện pháp bắt buộc chủ sử dụng lao động thực hiện trách nhiệm đóng BHXH, BHYT cho người lao động đúng quy định pháp luật.
b) Nhóm tham gia BHYT theo hộ gia đình
- Mở rộng và đa dạng hóa mạng lưới đại lý thu BHYT, cần thông tin đầy đủ về chính sách pháp luật BHYT, cách thức tham gia để người dân dễ dàng tiếp cận thông tin về BHYT.
- Để đạt được chỉ tiêu Thủ tướng Chính phủ giao, tập trung thực hiện đến 31/12/2016 đạt 60% dân số xã, phường, thị trấn tham gia BHYT; đến năm 2020 đạt trên 90% dân số/xã, phường, thị trấn tham gia BHYT.
c) Nhóm được ngân sách hỗ trợ mức đóng
- Hiện nay, BHYT học sinh, sinh viên đạt tỷ lệ tham gia 88,7%, đảm bảo từ năm 2017 có 100% học sinh, sinh viên tham gia BHYT.
- Hộ gia đình làm nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp và diêm nghiệp có mức sống trung bình: Sở Lao động Thương binh và Xã hội hướng dẫn quy trình xác định hộ gia đình làm nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp và diêm nghiệp có mức sống trung bình giai đoạn 2016-2020 theo quy định tại Thông tư số 02/2016/TT-BLĐTBXH ngày 25/3/2016 của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội hướng dẫn quy trình xác định hộ gia đình làm nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp và diêm nghiệp có mức sống trung bình giai đoạn 2016-2020.
d) Nâng cao chất lượng khám chữa bệnh, bảo đảm quyền lợi của người tham gia BHYT.
- Tiếp tục triển khai đồng bộ các giải pháp để nâng cao chất lượng khám bệnh, chữa bệnh BHYT trên địa bàn, bảo đảm sự hài lòng của người bệnh. Tổ chức, quản lý tốt việc khám bệnh, chữa bệnh BHYT và đảm bảo đầy đủ quyền lợi hợp pháp của người tham gia BHYT.
- Tăng cường và thực hiện tốt công tác thanh tra, kiểm tra việc thực hiện chính sách, pháp luật về bảo hiểm y tế, ngăn ngừa và xử lý nghiêm các biểu hiện lạm dụng, trục lợi Quỹ bảo hiểm y tế.
1. Bảo hiểm xã hội thành phố Hà Nội
- Chịu trách nhiệm trước UBND Thành phố về việc mở rộng tỷ lệ bao phủ BHYT, tổ chức triển khai thực hiện phát triển đối tượng tham gia BHYT trên địa bàn.
- Chủ trì, phối hợp các Sở, ban, ngành báo cáo UBND Thành phố trình HĐND Thành phố thông qua chỉ tiêu thực hiện BHYT toàn dân trong chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội hàng năm, 5 năm của Thành phố và giao chỉ tiêu thực hiện bao phủ bảo hiểm y tế từng năm từ 2017 đến 2020 cho các quận, huyện, thị xã.
- Phối hợp các Sở, ban, ngành đề xuất UBND Thành phố những giải pháp, cơ chế, chính sách liên quan đến việc phát triển đối tượng tham gia, đóng BHYT và tổ chức triển khai thực hiện.
- Chủ trì, phối hợp các Sở, ban, ngành liên quan và UBND các quận, huyện, thị xã tổ chức tuyên truyền, phổ biến chính sách pháp luật về BHYT đối với tất cả các nhóm đối tượng. Tăng cường các hoạt động tuyên truyền, đổi mới hình thức, nội dung tuyên truyền dưới nhiều hình thức để cấp ủy, chính quyền, các cơ quan, tổ chức đoàn thể và mọi người dân nắm vững về ý nghĩa và nghĩa vụ của mỗi người trong việc tham gia BHYT.
- Tiếp tục mở rộng đại lý thu và tăng cường hướng dẫn, tập huấn, đào tạo cho nhân viên đại lý thu để đảm bảo đại lý hoạt động hiệu quả.
- Theo dõi và đôn đốc việc thực hiện chỉ tiêu bao phủ BHYT đã xây dựng, thường xuyên báo cáo UBND Thành phố tiến độ thực hiện để kịp thời chỉ đạo. Năm 2016, tập trung thực hiện số người tham gia theo hộ gia đình tại mỗi xã, phường, thị trấn và tỷ lệ học sinh, sinh viên tham gia BHYT.
- Định kỳ 6 tháng chủ trì, phối hợp Sở Y tế, UBND các quận, huyện, thị xã tổng hợp tình hình triển khai và kết quả thực hiện chỉ tiêu bao phủ BHYT báo cáo UBND Thành phố.
2. Sở Y tế
- Chỉ đạo các cơ sở khám chữa bệnh tổ chức tốt việc khám bệnh, chữa bệnh BHYT; thực hiện kết nối, liên thông, cung cấp đầy đủ thông tin phục vụ giám định, thanh toán chi phí khám chữa bệnh BHYT trên hệ thống mạng điện tử toàn quốc; bảo đảm cung ứng dịch vụ y tế có chất lượng, nhất là y tế tuyến cơ sở; nâng cao tinh thần, thái độ, đạo đức nghề nghiệp của cán bộ, nhân viên ngành y tế để bảo đảm chất lượng phục vụ và sự hài lòng của người bệnh. Kiên quyết xử lý những trường hợp thiếu tinh thần trách nhiệm, gây phiền hà cho người bệnh để vụ lợi cá nhân.
- Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý và tổ chức khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế, bảo đảm sự thống nhất, đồng bộ giữa các cơ sở y tế và cơ quan bảo hiểm xã hội và các cơ quan quản lý nhà nước trên địa bàn Thành phố.
- Chủ trì, phối hợp Sở Tài chính, Bảo hiểm xã hội thành phố Hà Nội đề xuất việc nâng mức hỗ trợ đóng BHYT cho hộ cận nghèo, hộ nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, diêm nghiệp có mức sống trung bình, học sinh, sinh viên và nhóm đối tượng tham gia BHYT theo hộ gia đình theo nguyên tắc giảm dần việc cấp kinh phí từ nguồn ngân sách nhà nước cho các cơ sở khám, chữa bệnh sang hỗ trợ mua thẻ BHYT khi thực hiện cơ chế tính đúng, tính đủ giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh.
- Tăng cường thực hiện công tác thanh tra, kiểm tra việc thực hiện chính sách, pháp luật về bảo hiểm y tế, ngăn ngừa và xử lý nghiêm các biểu hiện lạm dụng, trục lợi Quỹ bảo hiểm y tế.
- Chủ trì, phối hợp Bảo hiểm xã hội thành phố Hà Nội và các Sở, ban, ngành kiến nghị những bất cập của chính sách BHYT trong quá trình thực hiện với cấp có thẩm quyền sửa đổi chính sách BHYT để phù hợp thực tiễn.
- Tăng cường công tác tập huấn, tuyên truyền phổ biến chính sách pháp luật về BHYT đến toàn bộ cán bộ, nhân viên ngành y tế và người bệnh, người nhà bệnh nhân.
3. Sở Lao động Thương binh và Xã hội
- Hướng dẫn quy trình xác định hộ gia đình làm nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp và diêm nghiệp có mức sống trung bình giai đoạn 2016-2020 theo quy định tại Thông tư số 02/2016/TT-BLĐTBXH ngày 25/3/2016 của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội hướng dẫn quy trình xác định hộ gia đình làm nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp và diêm nghiệp có mức sống trung bình giai đoạn 2016-2020 để được giảm mức đóng theo quy định.
- Phối hợp Sở Y tế, Bảo hiểm xã hội thành phố Hà Nội, Sở Tài chính tổ chức và thực hiện cấp thẻ BHYT kịp thời hàng năm cho các đối tượng do Sở quản lý.
- Thực hiện tốt công tác quản lý các đơn vị sử dụng lao động, yêu cầu chủ sử dụng lao động đóng BHXH, BHYT cho người lao động.
- Phối hợp Bảo hiểm xã hội thành phố Hà Nội, Sở Y tế, Liên đoàn Lao động thành phố Hà Nội tăng cường thanh tra, kiểm tra các đơn vị sử dụng lao động trên địa bàn, xử lý nghiêm các đơn vị vi phạm Luật Bảo hiểm xã hội, Luật Bảo hiểm y tế.
- Chủ trì, phối hợp Bảo hiểm xã hội thành phố Hà Nội chỉ đạo các trường trung cấp trực thuộc Sở tăng cường các giải pháp thực hiện BHYT học sinh, phấn đấu đạt tỷ lệ tham gia 100%. Đưa chỉ tiêu tham gia BHYT học sinh là chỉ tiêu đánh giá thi đua các cơ sở đào tạo.
4. Sở Giáo dục và Đào tạo
- Phối hợp UBND các quận, huyện, thị xã chỉ đạo các các trường tiểu học, THCS và các cơ sở giáo dục trực thuộc tăng cường các giải pháp thực hiện BHYT học sinh, sinh viên, phấn đấu đạt tỷ lệ tham gia 100%. Giao chỉ tiêu tỷ lệ tham gia BHYT học sinh, sinh viên đối với từng cơ sở giáo dục. Đưa chỉ tiêu học sinh tham gia BHYT vào chỉ tiêu đánh giá thi đua trong các cơ sở giáo dục và đào tạo.
- Phối hợp Đoàn TNCS Hồ Chí Minh thành phố Hà Nội tăng cường thông tin, truyền thông, vận động học sinh, sinh viên tham gia bảo hiểm y tế, nhất là sinh viên.
5. Sở Tài chính
- Có trách nhiệm cân đối, kịp thời đảm bảo ngân sách để đóng, hỗ trợ mức đóng BHYT cho các đối tượng được ngân sách nhà nước đóng, hỗ trợ theo quy định.
- Phối hợp Sở Y tế, Bảo hiểm xã hội thành phố Hà Nội thực hiện lộ trình hỗ trợ kinh phí cho người dân tham gia BHYT từ nguồn ngân sách nhà nước dành cho y tế phù hợp với lộ trình điều chỉnh giá dịch vụ y tế.
- Phối hợp các Sở, ban, ngành có liên quan thanh tra, kiểm tra việc thu, quản lý, sử dụng Quỹ bảo hiểm y tế.
6. Sở Kế hoạch và Đầu tư
- Cung cấp cho Bảo hiểm xã hội thành phố Hà Nội danh sách các doanh nghiệp mới đăng ký hoạt động, để có cơ sở đối chiếu, tổ chức phát triển đối tượng tham gia BHXH, BHYT.
- Phối hợp Bảo hiểm xã hội thành phố Hà Nội báo cáo UBND Thành phố trình HĐND Thành phố thông qua chỉ tiêu thực hiện BHYT toàn dân trong chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội hàng năm, 5 năm của Thành phố và giao chỉ tiêu thực hiện bao phủ BHYT từng năm từ 2017 đến 2020 cho các quận, huyện, thị xã.
- Thực hiện tuyên truyền chính sách pháp luật về BHXH, BHYT ngay từ khi các doanh nghiệp đến đề nghị cấp phép đầu tư hoặc giấy phép đăng ký kinh doanh.
7. Sở Thông tin và Truyền thông
- Phối hợp các cơ quan thông tấn báo chí của Trung ương và Thành phố chỉ đạo hệ thống thông tin cơ sở đẩy mạnh tuyên truyền về các nội dung cơ bản của Luật Bảo hiểm y tế; về trách nhiệm, quyền lợi của nhân dân khi tham gia BHYT.
- Phối hợp Bảo hiểm xã hội thành phố Hà Nội và các ngành có liên quan xây dựng Kế hoạch tổ chức tuyên truyền, phổ biến chính sách pháp luật về BHYT; đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý và tổ chức thực hiện BHYT.
8. Cục Thuế thành phố Hà Nội
- Cung cấp cho Bảo hiểm xã hội thành phố Hà Nội danh sách các doanh nghiệp, lao động đang thực hiện nghĩa vụ thuế với nhà nước trên địa bàn, để có cơ sở đối chiếu, tổ chức phát triển đối tượng tham gia BHXH, BHYT.
- Thực hiện tuyên truyền chính sách, pháp luật về BHXH, BHYT ngay từ khi doanh nghiệp phát sinh mã số thuế.
9. Đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc thành phố Hà Nội, các Đoàn thể Thành phố
a) Ủy ban Mặt trận Tổ quốc thành phố Hà Nội
- Chỉ đạo các đơn vị, tổ chức thành viên thực hiện tuyên truyền, vận động đoàn viên, hội viên và nhân dân về chính sách BHYT, trách nhiệm, quyền lợi tham gia BHYT để người dân tự giác tham gia.
- Tăng cường thực hiện chức năng giám sát việc thực hiện chế độ, chính sách BHYT; kịp thời phản ánh những khó khăn vướng mắc và đề xuất sửa đổi, bổ sung cho phù hợp.
b) Liên đoàn Lao động thành phố Hà Nội
- Chỉ đạo các tổ chức công đoàn các cấp nêu cao vai trò bảo vệ quyền lợi hợp pháp, chính đáng cho người lao động; tăng cường công tác kiểm tra giám sát, phát hiện kịp thời các hành vi vi phạm pháp luật về BHYT; đề nghị các cơ quan chức năng xử lý theo quy định.
- Phối hợp Bảo hiểm xã hội thành phố Hà Nội, Sở Y tế tổ chức tuyên truyền, phổ biến chính sách pháp luật về BHYT tại các đơn vị, doanh nghiệp trên địa bàn Thành phố.
c) Hội liên hiệp Phụ nữ thành phố Hà Nội
Phối hợp Bảo hiểm xã hội thành phố Hà Nội, Sở Y tế tổ chức tuyên truyền, phổ biến đến các Hội phụ nữ các cấp về chính sách BHYT, vận động gia đình các Hội viên phụ nữ các cấp tích cực tham gia BHYT theo hộ gia đình.
d) Đoàn TNCS Hồ Chí Minh thành phố Hà Nội
- Phối hợp Bảo hiểm xã hội thành phố Hà Nội, Sở Y tế tổ chức tuyên truyền, vận động đoàn viên thanh niên, đặc biệt đoàn viên là học sinh, sinh viên về chính sách BHYT.
- Chỉ đạo Đoàn thanh niên các quận, huyện, thị xã tuyên truyền chính sách BHYT đến các đoàn viên, chi đoàn tích cực tham gia BHYT.
e) Hội Nông dân thành phố Hà Nội
Thực hiện tuyên truyền, phổ biến chính sách BHYT tới các hội viên nông dân, vận động nông dân và gia đình tích cực tham gia BHYT, đặc biệt các xã đạt chuẩn nông thôn mới phải có trên 70% dân số tham gia BHYT.
10. UBND các quận, huyện, thị xã
- Xây dựng Kế hoạch và tổ chức triển khai thực hiện để đạt chỉ tiêu bao phủ bảo hiểm y tế trên địa bàn. Yêu cầu cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức vận động gia đình gương mẫu tham gia BHYT theo quy định pháp luật.
- Chịu trách nhiệm trước UBND Thành phố về tổ chức thực hiện chỉ tiêu bao phủ BHYT hằng năm tại địa phương. Kết quả thực hiện chỉ tiêu BHYT là một chỉ tiêu đánh giá nhiệm vụ chính trị của địa phương.
- Chỉ đạo UBND các xã, phường, thị trấn huy động các tổ chức, hội đoàn thể tham gia tích cực tuyên truyền vận động tăng số người tham gia BHYT. Đối với năm 2016 để đạt chỉ tiêu giao, tập trung triển khai đợt cao điểm từ nay đến 31/12/2016 phấn đấu bình quân mỗi xã, phường, thị trấn có ít nhất 1.500 người tham gia BHYT.
- Tiếp tục chỉ đạo các nhà trường trên địa bàn triển khai các giải pháp đảm bảo đạt 100% học sinh, sinh viên tham gia BHYT. Việc bình xét thi đua hàng năm của mỗi trường nghiêm túc đánh giá chỉ tiêu học sinh, sinh viên tham gia BHYT.
- Chỉ đạo thanh tra, kiểm tra, rà soát yêu cầu các doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh cá thể trên địa bàn phải nghiêm túc tham gia BHYT cho người lao động đúng quy định pháp luật.
- Chỉ đạo các phòng chức năng, UBND xã, phường, thị trấn phối hợp bảo hiểm xã hội các quận, huyện, thị xã tăng cường tuyên truyền, phổ biến pháp luật về BHYT và tổ chức thực hiện phát triển đối tượng tham gia, giải quyết đảm bảo quyền lợi của các đối tượng hưởng chế độ BHYT kịp thời, đúng quy định.
UBND Thành phố yêu cầu các Sở, ban, ngành, đoàn thể Thành phố, UBND các quận, huyện, thị xã nghiêm túc triển khai thực hiện Kế hoạch này, định kỳ 6 tháng gửi Bảo hiểm xã hội thành phố Hà Nội kết quả thực hiện Kế hoạch để tổng hợp báo cáo UBND Thành phố; giao Bảo hiểm xã hội thành phố Hà Nội phối hợp Sở Y tế theo dõi, đôn đốc các Sở, ban, ngành, UBND các quận, huyện, thị xã thực hiện; định kỳ hàng năm đề xuất UBND Thành phố tổ chức Hội nghị sơ kết, tổng kết việc thực hiện Kế hoạch./.
| TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
- 1 Quyết định 3391/QĐ-UBND năm 2017 về điều chỉnh giao chỉ tiêu thực hiện bảo hiểm y tế đối với huyện, thị xã trên địa bàn tỉnh Bình Phước giai đoạn 2017-2020
- 2 Nghị quyết 20/2016/NQ-HĐND về điều chỉnh giao chỉ tiêu thực hiện bảo hiểm y tế giai đoạn 2016-2020 do tỉnh Hải Dương ban hành
- 3 Kế hoạch 8585/KH-UBND năm 2016 thực hiện chỉ tiêu bảo hiểm y tế trên địa bàn tỉnh Đồng Nai giai đoạn 2016-2020
- 4 Quyết định 3477/QĐ-UBND năm 2016 điều chỉnh giao chỉ tiêu thực hiện bảo hiểm y tế giai đoạn 2016-2020 do tỉnh Thanh Hóa ban hành
- 5 Quyết định 1167/QĐ-TTg năm 2016 điều chỉnh giao chỉ tiêu thực hiện bảo hiểm y tế giai đoạn 2016-2020 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 6 Kế hoạch 52/KH-UBND năm 2016 thực hiện Quyết định 1584/QĐ-TTg về giao chỉ tiêu thực hiện Bảo hiểm y tế giai đoạn 2015-2020 của tỉnh Ninh Bình đến năm 2020
- 7 Quyết định 908/QĐ-UBND về giao chỉ tiêu thực hiện bảo hiểm y tế đối tượng học sinh, sinh viên và hộ gia đình năm 2016 do tỉnh Vĩnh Long ban hành
- 8 Thông tư 02/2016/TT-BLĐTBXH hướng dẫn quy trình xác định hộ gia đình làm nông, lâm, ngư và diêm nghiệp có mức sống trung bình giai đoạn 2016-2020 do Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành
- 9 Quyết định 151/QĐ-UBND năm 2016 về giao chỉ tiêu thực hiện bao phủ bảo hiểm y tế giai đoạn 2016-2020 do tỉnh Quảng Ngãi ban hành
- 10 Quyết định 565/QĐ-UBND năm 2016 về giao chỉ tiêu thực hiện phát triển đối tượng tham gia bảo hiểm y tế do tỉnh Bình Định ban hành
- 11 Luật Bảo hiểm xã hội 2014
- 12 Luật bảo hiểm y tế 2008
- 1 Quyết định 3391/QĐ-UBND năm 2017 về điều chỉnh giao chỉ tiêu thực hiện bảo hiểm y tế đối với huyện, thị xã trên địa bàn tỉnh Bình Phước giai đoạn 2017-2020
- 2 Nghị quyết 20/2016/NQ-HĐND về điều chỉnh giao chỉ tiêu thực hiện bảo hiểm y tế giai đoạn 2016-2020 do tỉnh Hải Dương ban hành
- 3 Kế hoạch 8585/KH-UBND năm 2016 thực hiện chỉ tiêu bảo hiểm y tế trên địa bàn tỉnh Đồng Nai giai đoạn 2016-2020
- 4 Quyết định 3477/QĐ-UBND năm 2016 điều chỉnh giao chỉ tiêu thực hiện bảo hiểm y tế giai đoạn 2016-2020 do tỉnh Thanh Hóa ban hành
- 5 Kế hoạch 52/KH-UBND năm 2016 thực hiện Quyết định 1584/QĐ-TTg về giao chỉ tiêu thực hiện Bảo hiểm y tế giai đoạn 2015-2020 của tỉnh Ninh Bình đến năm 2020
- 6 Quyết định 908/QĐ-UBND về giao chỉ tiêu thực hiện bảo hiểm y tế đối tượng học sinh, sinh viên và hộ gia đình năm 2016 do tỉnh Vĩnh Long ban hành
- 7 Quyết định 151/QĐ-UBND năm 2016 về giao chỉ tiêu thực hiện bao phủ bảo hiểm y tế giai đoạn 2016-2020 do tỉnh Quảng Ngãi ban hành
- 8 Quyết định 565/QĐ-UBND năm 2016 về giao chỉ tiêu thực hiện phát triển đối tượng tham gia bảo hiểm y tế do tỉnh Bình Định ban hành