Hệ thống pháp luật
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH THỪA THIÊN HUẾ

-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 204/KH-UBND

Thừa Thiên Huế, ngày 28 tháng 12 năm 2016

 

KẾ HOẠCH

PHÁT TRIỂN RỪNG TRỒNG GỖ LỚN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THỪA THIÊN HUẾ GIAI ĐOẠN 2017-2020

Thực hiện Quyết định số 774/QĐ-BNN-TCLN ngày 18 tháng 4 năm 2014 của Bộ Nông nghiệp và PTNT về việc phê duyệt Kế hoạch hành động nâng cao năng suất, chất lượng và giá trị rừng trồng sản xuất giai đoạn 2014-2020; Quyết định số 795/QĐ-UBND ngày 21/4/2016 của UBND tỉnh Thừa Thiên Huế về việc phê duyệt Đề án Tái cơ cấu ngành nông nghiệp tỉnh Thừa Thiên Huế theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững giai đoạn 2016 - 2020; Quyết định số 1299/QĐ-UBND ngày 15/6/2016 của UBND tỉnh Thừa Thiên Huế về việc phê duyệt Kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2016 - 2020; trên cơ sở đề xuất của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại Công văn số 1476/TTr-SNNPTNT ngày 31/10/2016 về việc tiến trình xây dựng kế hoạch gỗ lớn và mây tre UBND tỉnh ban hành Kế hoạch phát triển gỗ lớn trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2016 - 2020 với những nội dung sau:

1. Mục tiêu cụ thể

- Phấn đấu đến năm 2020 xây dựng 13.000 ha rừng gỗ lớn.

- Tỷ lệ rừng được cấp chứng chỉ FSC- Forest Stewardship Council (Hội đồng quản lý rừng) là 40% so với diện tích rừng gỗ lớn tương đương 5.000 ha rừng trồng sản xuất sử dụng giống lâm nghiệp thân thiện với môi trường.

2. Phạm vi

Rừng trồng trên địa bàn các huyện: A Lưới, Nam Đông, Phú Lộc, Phong Điền và các thị xã: Hương Thủy, Hương Trà.

3. Đối tượng

Về đối tượng chủ rừng: Các Công ty lâm nghiệp nhà nước, doanh nghiệp tư nhân, Ban quản lý rừng phòng hộ và hộ gia đình, chủ trang trại.

Về loại rừng: chủ yếu rừng trồng sản xuất, rừng trồng phòng hộ, đặc dụng.

4. Khối ợng kế hoạch:

Tổng diện tích đưa vào kế hoạch phát triển gỗ lớn giai đoạn 2017-2020 là 13.000ha.

a) Kế hoạch phát triển gỗ lớn rừng sản xuất giai đoạn 2017-2020 của các địa phương:

TT

Huyện/thị xã

Tổng Diện tích (ha)

Phân theo loại hình (ha)

Tỉa thưa rừng keo

Trồng mới

I

Huyện A Lưới

750

700

50

1

Xã Hồng Hạ

210

200

10

2

Xã Phú Vinh

20

 

20

3

Xã Hương Nguyên

300

300

 

4

Xã Hương Phong

220

200

20

II

Thị xã Hương Thủy

1.100

1.000

100

1

Xã Dương Hòa

600

500

100

2

Xã Phú Sơn

500

500

 

III

Huyện Nam Đông

1.050

1.000

50

1

Xã Hương Sơn

30

 

30

2

Xã Hương Phú

300

300

 

3

Xã Hương Lộc

300

300

 

4

Xã Thượng Lộ

200

200

 

5

Xã Thượng Nhật

220

200

20

IV

Huyên Phú Lộc

1.600

1.500

100

1

Xã Lộc An

200

200

 

2

Xã Lộc Sơn

300

300

 

3

Xã Xuân Lộc

500

500

 

4

Xã Lộc Bổn

400

400

 

5

Xã Lộc Hòa

100

100

 

6

Thị trấn Lăng Cô

100

 

100

V

Thị xã Hương Trà

2.900

2.800

100

1

Xã Hồng Tiến

300

300

 

2

Xã Bình Điền

600

500

100

3

Xã Hương Bình

1000

1000

 

4

Xã Hương Thọ

300

300

 

5

Phường Hương Vân

200

200

 

6

Xã Bình Thành

500

500

 

VI

Huyện Phong Điền

1.600

1.500

100

1

Xã Phong Mỹ

500

500

 

2

Xã Phong Xuân

450

400

50

3

Xã Phong Sơn

350

300

50

4

Xã Phong Thu

300

300

 

 

Tổng cộng

9.000

8.500

500

b) Kế hoạch phát triển gỗ lớn rừng phòng hộ, đặc dụng giai đoạn 2017-2020 của các đơn vị chủ rừng:

STT

Đơn vị

Diện tích (ha)

Phân theo loại hình (ha)

Tỉa thưa keo

Trồng mới

1

BQLRPH A Lưới

781,5

651,5

60

2

BQLRPH Hương Thủy

761,2

561,2

200

3

BQLRPH Sông Hương

645,7

547,5

200

4

BQLRPH Sông Bồ

300,0

200,0

200

5

CTLN Nam Hòa

502,2

502,2

 

6

BQLRPH Nam Đông

75,7

75,7

 

7

BQLRPH Bắc Hải Vân

438,9

238,9

140

8

BQLKBTTN Phong Điền

423,0

223

200

 

Tổng cộng

4.000,0

3.000,0

1.000

5. Khái toán nhu cầu vốn và nguồn vốn

Tổng nhu cầu vốn phát triển rừng gỗ lớn giai đoạn 2017-2020 là 243 tỷ đồng

Loại hình

Tổng DT (ha)

Đơn giá tạm tính (Tr. đồng)

Thành tiền (Tr. đồng)

Ghi chú

Tổng

13.300

 

243.000

 

1. Diện tích nâng cấp rừng gỗ lớn thuộc quy hoạch sản xuất

Tổng cộng

9300

 

103.000

 

Phương thức 1

8800

10

88.000

 

Phương thức 2

500

30

15.000

 

2. Diện tích nâng cấp rừng gỗ lớn thuộc quy hoạch phòng hộ, đặc dụng

Tổng cộng

4000

30

140.000

 

Phương thức 3

3000

30

90.000

 

Phương thức 4

1000

50

50.000

 

6. Tổ chức thực hiện

a) Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Chủ trì phối hợp với các Sở Kế hoạch đầu tư, Tài chính tổ chức thực hiện kế hoạch này. Tập trung ưu tiên lồng ghép nhiệm vụ phục hồi và phát triển rừng nhằm bảo vệ môi trường và chương trình, dự án có liên quan trên địa bàn. Xây dựng kế hoạch, lộ trình triển khai Chứng chỉ rừng FSC - (Forest Stewardship Council - Hội đồng quản lý rừng) trên địa bàn.

Theo dõi kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện, nghiên cứu cơ chế chính sách, xây dựng mô hình trình diễn về kinh doanh gỗ lớn; định kỳ hàng năm báo cáo UBND tỉnh về tình hình tổ chức thực hiện.

b) Sở Công thương

Chủ trì phối hợp với các sở, ngành liên quan tham mưu UBND tỉnh kêu gọi đầu tư xây dựng các cơ sở tinh chế lâm sản, sản xuất các mặt hàng đồ gỗ và sản phẩm có nguyên liệu từ gỗ phục vụ tiêu dùng nội địa và xuất khẩu, nhằm thúc đẩy hình thành nhanh các vùng nguyên liệu rừng trồng gỗ lớn.

c) Các Công ty lâm nghiệp, Ban quản lý rừng:

Xây dựng kế hoạch phát triển gỗ lớn 5 năm và hàng năm để triển khai thực hiện. Hàng năm lập hồ sơ thiết kế trình Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phê duyệt và tổ chức thực hiện đúng tiến độ và đạt hiệu quả.

d) Chính quyền địa phương cấp huyện, xã:

Tuyên truyền vận động các doanh nghiệp, các hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng địa phương thay đổi nhận thức chuyển sang kinh doanh gỗ lớn theo hướng bền vững, tiếp cận Chứng chỉ rừng FSC./.

 


Nơi nhận:
- TT HĐND tỉnh;
- Chủ tịch UBND tỉnh;
- Các PCT UBND tỉnh;
- Các Sở: NN và PTNT, Công Thương, KH và ĐT, TC;
- Các Công ty Lâm nghiệp;
- Các BQL Rừng Phòng hộ;
- UBND các huyện, thị xã, thành phố Huế;
- Chi cục Kiểm lâm;
- VP: Lãnh đạo và CV: ĐC;
- Lưu VT,NN.

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Nguyễn Văn Phương