Hệ thống pháp luật
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH LÀO CAI
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 206/KH-UBND

Lào Cai, ngày 26 tháng 07 năm 2017

 

KẾ HOẠCH

THU GOM, VẬN CHUYỂN VÀ XỬ LÝ CHẤT THẢI Y TẾ NGUY HẠI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH LÀO CAI, GIAI ĐOẠN 2018 - 2020

Căn cứ Luật Bảo vệ môi trường ngày 23/6/2014;

Căn cứ Nghị định số 38/2015/NĐ-CP ngày 24/4/2015 của Chính phủ quy định về quản lý chất thải và phế liệu;

Căn cứ Thông tư số 36/2015/TT-BTNMT ngày 30/6/2015 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định về quản lý chất thải nguy hại;

Thực hiện Thông tư liên tịch số 58/2015/TTLT-BYT-BTNMT ngày 31/12/2015 quy định về quản lý chất thải y tế. UBND tỉnh Lào Cai ban hành kế hoạch thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải y tế nguy hại trên địa bàn tỉnh Lào Cai với những nội dung cụ thể như sau:

1. Mục tiêu

1.1. Mục tiêu chung

Tăng cường mạnh mẽ công tác bảo vệ môi trường (BVMT) trong công tác quản lý chất thải y tế trên địa bàn tỉnh.

Vận chuyển chất thải y tế nguy hại từ các cơ sở y tế trong cụm đến cơ sở xử lý theo mô hình tập trung.

1.2. Mục tiêu cụ thể

Việc thu gom vận chuyển chất thải y tế nguy hại để xử lý theo mô hình cụm cơ sở y tế là thực sự cần thiết nhưng cần đảm bảo phương tiện vận chuyển theo khoản 2, 3, 4, Điều 11, Thông tư liên tịch số 58/2015/TTLT-BYT-BTNMT.

Vận chuyển chất thải y tế theo lộ trình tối ưu về tuyến đường, quãng đường, thời gian, bảo đảm an toàn giao thông và phòng ngừa, ứng phó sự cố, phù hợp với quy định của cơ quan có thẩm quyền về phân luồng giao thông.

Phương án thu gom, vận chuyển:

- Đối với tuyến huyện: Các Trạm Y tế có nhiệm vụ thu gom và tập kết rác thải tới phòng khám đa khoa khu vực (PKĐKKV) hoặc Bệnh viện tùy theo khoảng cách địa lý, sau đó Bệnh viện đa khoa huyện thu gom xử lý chất thải y tế từ PKĐKKV trên địa bàn.

- Đối với thành phố Lào Cai: Phương thức thu gom tương tự ở các huyện, tuy nhiên trên địa bàn thành phố được chia thành 3 cụm xử lý chính, bao gồm: Bệnh viện đa khoa (BVĐK) tỉnh, Bệnh viện Phục hồi chức năng, BVĐK TP phố Lào Cai.

2. Tổng quan về cơ sở y tế và công tác quản lý chất thải y tế trên địa bàn tỉnh Lào Cai

2.1. Tổng quan về các cơ sở y tế trên địa bàn tỉnh

Các cơ sở khám chữa bệnh trên địa bàn tỉnh ngoài các chức năng chuyên môn, đều có các chức năng, nhiệm vụ chung là: cấp cứu và khám, chữa bệnh cho nhân dân; Đào tạo cán bộ y tế; Hợp tác, nghiên cứu khoa học về y học; Phòng bệnh; Quản lý kinh tế.

2.1.1. Các cơ sở y tế công lập trên địa bàn toàn tỉnh

a. Các đơn vị tuyến tỉnh

Hệ điều trị: Có 01 bệnh viện đa khoa và 04 bệnh viện chuyên khoa, với 1.030 giường bệnh (Bệnh viện đa khoa tỉnh; Bệnh viện Y học cổ truyền; Bệnh viện Sản Nhi; Bệnh viện Nội tiết; Bệnh viện phục hồi chức năng).

Hệ dự phòng:

- Gồm 02 chi cục: Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm; Chi cục dân số - kế hoạch hóa gia đình.

- 06 Trung tâm y tế tuyến tỉnh: Trung tâm kiểm soát bệnh tật; Trung tâm phòng chống HIV/AIDS; Trung tâm chăm sóc sức khỏe sinh sản; Trung tâm kiểm nghiệm dược, mỹ phẩm; Trung tâm giám định y khoa; Trung tâm pháp y.

Trường trung học Y tế Lào Cai.

b. Các đơn vị tuyến huyện/ TP:

Hệ điều trị: Có 08 Bệnh viện đa khoa huyện, với 965 giường bệnh (Bảo Yên, Văn n, Bảo Thắng, Sa Pa, Bát Xát, Mường Khương, Bắc Hà, Si Ma Cai). 36 Phòng khám Đa khoa khu vực với 480 giường bệnh.

Hệ dự phòng: Gồm 09 Trung tâm y tế: Trung tâm y tế thành phố Lào Cai và 08 Trung tâm y tế /8 huyện (Bảo Yên, Văn n, Bảo Thắng, Sa Pa, Bát Xát, Mường Khương, Bắc Hà, Si Ma Cai).

c. Tuyến xã: 164 Trạm y tế xã/phường/thị trấn, trong đó có 28 trạm hoạt động lồng ghép với PKĐKKV.

2.1.2. Các cơ sở y tế ngoài công lập: Các cơ sở y tế tư nhân chủ yếu tập trung nhiều ở thành phố Lào Cai bao gồm:

- 01 bệnh viện đa khoa quy mô 50 giường bệnh;

- 02 Phòng khám đa khoa

- 65 Phòng khám chuyên khoa.

Hiện nay các phòng khám ngoài công lập tập trung chủ yếu trên địa bàn thành phố Lào Cai, thực hiện công tác khám và thực hiện các thủ thuật đơn giản do đó khối lượng phát sinh chất thải y tế nguy hại không đáng kể (trung bình dưới 1 kg/ngày). Các đơn vị này đều đã thực hiện việc xử lý thông qua hệ thống lò đốt của Bệnh viện đa khoa tỉnh tổng khối lượng khoảng 4.200 kg/năm và chi trả trực tiếp phần kinh phí xử lý lượng chất thải phát sinh đó bằng hình thức hỗ trợ tiền mua dầu cho các lò đốt.

2.1.3. Quy mô hoạt động

Các cơ sở khám, chữa bệnh tuyến tỉnh, tuyến huyện trên địa bàn tỉnh Lào Cai (không bao gồm 36 phòng khám ĐKKV) với tổng số giường kế hoạch năm 2016 là 2.045 giường bệnh, tuy nhiên số giường thực kê là 3.114 giường bệnh.

(Chi tiết tại Phụ lục 1 kèm theo)

2.2. Thành phần thải y tế nguy hại

2.2.1. Chất thải rắn

a. Khối lượng chất thải rắn nguy hại:

Khối lượng chất thải rắn nguy hại phát sinh từ các cơ sở Y tế trên địa bàn tỉnh Lào Cai gồm: Các Bệnh viện, các đơn vị dự phòng, các PKĐKKV và các Trạm y tế. Tổng lượng chất thải rắn nguy hại phát sinh tại các bệnh viện trong các năm cụ thể như sau:

- Năm 2017 ước tính là 726,66 kg /ngày đêm.

- Năm 2018 ước tính là 799,37 kg /ngày đêm.

- Năm 2019 ước tính là 879,56 kg /ngày đêm.

- Năm 2020 ước tính là 967,34 kg /ngày đêm.

(Chi tiết tại phụ lục 3 kèm theo)

b. Thành phần chất thải rắn nguy hại, gồm các loại:

- Chất thải sắc nhọn: Bơm kim tiêm, đầu sắc nhọn của dây truyền, lưỡi dao mổ, đinh mổ, cưa, các ống tiêm, mảnh thủy tinh vỡ và các vật sắc nhọn khác sử dụng trong các loại hoạt động y tế.

- Chất thải lây nhiễm không sắc nhọn: Là chất thải bị thấm máu, thấm dịch sinh học của cơ thể và các chất thải phát sinh từ buồng bệnh cách ly.

- Chất thải có nguy cơ lây nhiễm cao: Là chất thải phát sinh trong các phòng xét nghiệm như: bệnh phẩm và dụng cụ đựng, dính bệnh phẩm.

- Chất thải giải phẫu: Bao gồm các mô, cơ quan, bộ phận cơ thể người, rau thai, bào thai và xác động vật thí nghiệm.

- Chất thải nguy hại không lây nhiễm gồm các loại thải bỏ (như: Hóa chất thải bỏ, Dược phẩm thải b, Thiết bị y tế vỡ, hỏng, đã qua sử dụng thải bỏ; Chất hàn răng Amalgam thải bỏ) và chất thải nguy hại khác theo quy định tại Thông tư số 36/2015/TT-BTNMT.

2.2.2. Chất thải lỏng

a. Khối lượng nước thải

Theo thống kê sơ bộ các cơ sở y tế năm 2016, hiện nay mỗi ngày một lượng nước thải từ các Bệnh viện tuyến tỉnh và tuyến huyện trên địa bàn tỉnh Lào Cai xả ra môi trường khoảng 950 m3/ngày đêm.

Ngoài ra, lượng nước thải phát sinh từ các đơn vị y tế dự phòng khoảng 10m3/đơn vị/ngày. Lượng nước thải từ các Trạm y tế xã/phường và phòng khám tư nhân dưới 1 m3/đơn vị/ngày.

b. Thành phần nước thải

Nước thải y tế có các thành phần hóa học, thành phần vi sinh vật gây ra tác động xấu đến môi trường, cụ thể:

- Thành phần Nitơ và Phốt pho làm cho các loại tảo phát triển mạnh dẫn đến đục nước, bốc mùi khó chịu khi các loại tảo này phân hủy, gây ô nhiễm.

- Thành phần vi sinh vật gây bệnh được lan truyền trong nước thải bệnh viện, khi không được xử lý sẽ phát tán rất rộng ra môi trường theo đường nước mặt, gây nhiễm độc cho toàn bộ khu vực xung quanh và hạ nguồn nước.

2.3. Hiện trạng công tác quản lý/xử lý chất thải y tế nguy hại

2.3.1. Về công tác quản lý

Hiện nay, các cơ sở Y tế trên địa bàn tỉnh Lào Cai cơ bản thực hiện tốt các công tác quản lý chất thải phát sinh tại đơn vị theo các quy định của Pháp luật về bảo vệ môi trường. Các cơ sở đều thực hiện tốt các công tác phân định, phân loại chất thải ngay tại nguồn phát sinh, các cơ sở khám chữa bệnh lớn được đầu tư hệ thống xử lý chất thải đạt tiêu chuẩn. Có nhân viên phụ trách quản lý chất thải, hệ thống sổ sách tương đối đầy đủ tuy nhiên còn một số tồn tại như chưa hoàn thiện các thủ tục về môi trường (chưa lập đề án, kế hoạch bảo vệ môi trường do khó khăn về kinh phí), ý thức của bệnh nhân đến khám chữa bệnh còn chưa cao, trang thiết bị xử lý chất thải một số cơ sở chưa được đồng bộ dẫn đến chất lượng công tác quản lý chất thải chưa đạt kết quả cao nhất.

2.3.2. Hiện trạng xử lý chất thải y tế

a. Hiện trạng xử lý chất thải rắn y tế nguy hại.

Hầu hết các cơ sở y tế trên địa bàn tỉnh xử lý CTRYT nguy hại tại chỗ. Các công nghệ và phương pháp xử lý được các cơ sở y tế xử lý chất thải rắn y tế áp dụng như sau:

- Công nghệ đốt đối với các Bệnh viện và một số phòng khám đa khoa khu vực được trang bị lò đốt.

- Các đơn vị y tế ở vùng xa và khó khăn thì vẫn sử dụng phương pháp chôn lấp.

(Chi tiết tại phụ lục 2.1)

b. Hiện trạng xử lý nước thải y tế

Hiện nay hầu hết các bệnh viện của tỉnh Lào Cai đều đã được đầu tư hệ thống xử lý nước thải bằng công nghệ AAO hoặc AAO kết hợp MRB với công suất từ 100m3/ngày đêm đối với các BVĐK huyện và 500 m3/ngày đêm đối với BVĐK tỉnh Lào Cai. Hầu hết các công trình này được đầu tư đưa vào sử dụng từ năm 2010, hiện vẫn đang hoạt động ổn định, kết quả phân tích định kỳ hoặc đột xuất đối với nước thải đầu ra về cơ bản đảm bảo QCVN....

Tuy nhiên, vẫn còn Bệnh viện đang sử dụng hệ thống xử lý nước thải cũ bằng bể lắng lọc than hoạt tính, nước thải từ bể phốt xả trực tiếp ra môi trường, như: BVĐK huyện Mường Khương, BVĐK huyện Si Ma Cai.

(Chi tiết tại phụ lục 2.2)

3. Kế hoạch thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải y tế nguy hại trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2018 - 2020

3.1. Kế hoạch xử lý chất thải y tế nguy hại theo mô hình cụm cơ sở y tế, mô hình tập trung trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2018 - 2020

Do đặc thù Lào Cai là một tỉnh miền núi có diện tích rộng, giao thông còn nhiều khó khăn hơn nữa khối lượng phát sinh chất thải y tế nguy hại tại tuyến cơ sở nhỏ có thể tự xử lý nên trong giai đoạn 2018-2020 lựa chọn tối ưu cho hình thức xử lý chất thải y tế nguy hại tại địa phương là theo mô hình cụm cơ sở Y tế. Hình thức xử lý tập trung sẽ được triển khai trong giai đoạn tiếp theo khi tỉnh được đầu tư khu xử lý tập trung.

Chất thải lây nhiễm và chất thải giải phẫu: Xử lý theo công nghệ đốt, tận dụng các lò đốt rác hiện có của bệnh viện. Tuy nhiên cần chú ý đến việc kiểm soát khí thải lò đốt.

Chất thải nguy hại còn lại như: Chất thải sắc nhọn; chất thải hóa học; chất thải dược phẩm; chất thải gây độc tế bào; chất thải chứa kim loại nặng; chất thải phóng xạ; các bình áp suất sẽ áp dụng các biện pháp xử lý như: trơ hóa, đóng rắn, chôn lấp trong các hố chôn xi măng, trả nhà cung cấp hoặc vận chuyển tới bãi chôn lấp đặc biệt dành cho chất thải nguy hại...

Tro lò đốt: Xây dựng bể bê tông cô lập tro lò đốt. Trong trường hợp tro lò đốt được quan trắc, phân tích không còn tồn dư thành phần nguy hại sẽ được đem chôn lấp như rác thải thông thường.

Bùn của hệ thống xử lý nước thải: được nạo vét định kỳ theo Kế hoạch hoạt động của từng bệnh viện. Trong trường hợp bùn thải được quan trắc, phân tích không có thành phần nguy hại sẽ được đem xử lý như chất thải thông thường (Hợp đồng vận chuyn với Đơn vị dịch vụ môi trường trên địa bàn)

3.2. Kế hoạch thực hiện và phương thức thu gom, vận chuyển chất thải y tế nguy hại theo mô hình cụm cơ sở y tế, mô hình tập trung trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2018 - 2020

Hiện nay trên địa bàn tỉnh Lào Cai chưa có đơn vị được cấp phép hành nghề quản lý chất thải nguy hại, tuy nhiên Theo mục c, khoản 10, Điều 9, Nghị định 38/2015/NĐ-CP ngày 24/4/2015 về quản lý chất thải và phế liệu thì: Cơ sở y tế có công trình xử lý chất thải y tế nguy hại đặt trong khuôn viên để thực hiện việc tự xử lý và thu gom, xử lý chất thải y tế nguy hại cho các cơ sở y tế lân cận (mô hình cụm) không được coi là cơ sở xử lý chất thải nguy hại và không thuộc đối tượng cấp Giấy phép xử lý chất thải nguy hại. Do đó việc lựa chọn phương án tập kết chất thải y tế từ tuyến xã về phòng khám đa khoa khu vực sau đó xử lý tại Phòng khám (đối với Phòng khám có lò đốt) và vận chuyển về xử lý tại Bệnh viện trung tâm của cụm (đối với các phòng khám còn lại) là phù hợp với mô hình quản lý và điều kiện tại địa phương tuy nhiên nhưng cần đảm bảo phương tiện vận chuyển theo khoản 2, 3, 4 Điều 11 Thông tư liên tịch số 58/2015/TTLT-BYT-BTNMT.

Vận chuyển chất thải y tế theo lộ trình tối ưu về tuyến đường, quãng đường, thời gian, bảo đảm an toàn giao thông và phòng ngừa, ứng phó sự cố, phù hợp với quy định của cơ quan có thẩm quyền về phân luồng giao thông.

Phương án thu gom, vận chuyển:

Đối với tuyến huyện: Các Trạm Y tế có nhiệm vụ thu gom và tập kết rác thải tới PKĐKKV hoặc Bệnh viện tùy theo khoảng cách địa lý, sau đó Bệnh viện Đa khoa huyện thu gom xử lý chất thải y tế từ các PKĐKKV trên địa bàn.

Đối với thành phố Lào Cai: Phương thức thu gom tương tự ở các huyện, tuy nhiên trên địa bàn thành phố được chia thành 4 cụm xử lý chính bao gồm Phòng khám đa khoa khu vực Cốc Lếu; Bệnh viện Nội tiết; Bệnh viện Phục hồi chức năng; Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lào Cai.

Bảng tổng hợp kế hoạch thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải y tế trên địa bàn tỉnh chi tiết tại Phụ lục 4.

3.3. Kinh phí thực hiện kế hoạch thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải y tế nguy hại giai đoạn 2018 - 2020

3.3.1. Nhu cầu đầu tư

Nhu cầu đầu tư cơ sở vật chất và kinh phí vận hành sơ bộ như sau:

Trạm Y tế: Đầu tư xe máy có thùng chứa chất thải y tế theo quy định để vận chuyển chất thải từ đơn vị đến điểm tập kết là PKĐKKV hoặc Bệnh viện gần nhất.

PKĐKKV: Đầu tư xây dựng khu tập kết rác thải để lưu trữ trong thời gian chờ Bệnh viện đi thu gom chất thải về xử lý.

Các Bệnh viện chịu trách nhiệm xử lý chất thải y tế: Đầu tư xe ô tô tải 1,25 tấn, đầu tư hệ thống xử lý nước thải y tế đối với hai bệnh viện Si Ma Cai và Mường Khương, hỗ trợ một phần kinh phí vận hành hệ thống xử lý chất thải và quan trắc phân tích môi trường định kỳ cho các Bệnh viện thực hiện thu gom xử lý chất thải y tế trên địa bàn tỉnh.

Từ nhu cầu trên có thể tính toán sơ bộ tổng kinh phí thực hiện kế hoạch thu gom, vận chuyển xử lý chất thải rắn y tế trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2018-2020: 30.757.000.000 đồng, trong đó:

Kinh phí thường niên trong 3 năm 2018 - 2020: 7.977.000.000 đồng.

Kinh phí đầu tư ban đầu: 22.780.000.000 đồng

(Chi tiết tại phụ lục 7)

3.3.2. Nguồn kinh phí:

Kinh phí đầu tư cơ sở hạ tầng, phương tiện vận chuyển: Sử dụng nguồn vốn sự nghiệp môi trường

Kinh phí vận hành hệ thống xử lý chất thải: Sử dụng ngân sách địa phương.

3.3.3. Phân kỳ đầu tư

Năm 2017: Hoàn thiện kế hoạch, trình phê duyệt.

Năm 2018: Đầu tư toàn bộ phương tiện vận chuyển rác thải và khu vực lưu trữ tại các phòng khám đa khoa khu vực, hỗ trợ kinh phí vận hành hệ thống xử lý chất thải y tế cho các bệnh viện. Tổng kinh phí: 15.280.000.000 đồng.

Năm 2019: Đầu tư hệ thống xử lý nước thải cho Bệnh viện đa khoa huyện Si Ma Cai, hỗ trợ kinh phí vận hành hệ thống xử lý chất thải y tế cho các bệnh viện. Tổng kinh phí: 7.654.000.000 đồng.

Năm 2020: Đầu tư hệ thống xử lý nước thải cho Bệnh viện đa khoa huyện Mường Khương, hỗ trợ kinh phí vận hành hệ thống xử lý chất thải y tế cho các bệnh viện. Tổng kinh phí: 7.823.000.000 đồng

4. Tổ chức thực hiện

UBND tỉnh chỉ đạo các sở, ban, ngành, địa phương tổ chức thực hiện các nội dung của kế hoạch thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải y tế nguy hại trên địa bàn tỉnh Lào Cai, cụ thể như sau:

4.1. Sở Y tế

Chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan tổ chức triển khai thực hiện kế hoạch thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải y tế nguy hại trên địa bàn tỉnh, đảm bảo thực hiện kế hoạch đúng mục tiêu tiến độ đề ra, có hiệu quả và đúng quy định hiện hành của nhà nước.

Phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường kiểm tra, thanh tra đánh giá hoạt động thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải y tế nguy hại trên địa bàn tỉnh.

Đầu mối tổ chức đào tạo, truyền thông, phổ biến pháp luật về quản lý chất thải y tế cho các cơ sở y tế trên địa bàn tỉnh.

Báo cáo kết quả quản lý chất thải y tế trên địa bàn toàn tỉnh theo quy định tại Điều 16, Thông tư số 58/2015/TTLT-BYT-BTNMT ngày 31/12/2015.

Chỉ đạo các cơ sở y tế trực thuộc xây dựng kế hoạch quản lý chất thải y tế của đơn vị: cân đối, bố trí đảm bảo kinh phí, nhân lực để thực hiện quản lý chất thải y tế từ khâu phát sinh đến khi tiêu hủy cuối cùng theo quy chế quản lý chất thải và các quy định về phòng chống nhiễm khuẩn bệnh viện do Bộ y tế ban hành.

4.2. Sở Tài nguyên và môi trường:

Chủ trì, phối hợp với Sở Y tế kiểm tra, thanh tra đánh giá hoạt động thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải y tế nguy hại trên địa bàn tỉnh.

Phối hợp với Sở Y tế tổ chức đào tạo, truyền thông, phổ biến pháp luật về quản lý chất thải y tế cho các cơ sở y tế trên địa bàn.

Hàng năm tổng hợp báo cáo công tác quản lý môi trường đối với các cơ sở y tế trên địa bàn, báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh, Bộ Tài nguyên và Môi trường.

4.3. Sở Kế hoạch và Đầu tư: Cân đối nguồn vốn từ ngân sách Nhà nước và các nguồn vốn khác thực hiện các nhiệm vụ hoạt động thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải y tế nguy hại trên địa bàn tỉnh.

4.4. Sở Tài chính

Chủ trì, phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư, các sở ban ngành liên quan trong việc phân bổ và theo dõi, kiểm tra việc sử dụng kinh phí từ nguồn sự nghiệp môi trường cho các cơ sở y tế trên địa bàn tỉnh.

Bố trí nguồn vốn đối ứng cho các công trình, dự án quản lý chất thải y tế được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

4.5. Công an tỉnh: Chỉ đạo Phòng cảnh sát phòng chống tội phạm về môi trường (PC49) tăng cường công tác điều tra, trinh sát việc xử lý môi trường trong quản lý, vận chuyển và xử lý chất thải nguy hại của các cơ sở y tế, điều tra khởi tố nếu có dấu hiệu phạm tội về môi trường

4.6. UBND các huyện, thành phố: Phối hợp với Sở Y tế và các đơn vị liên quan chỉ đạo thực hiện có hiệu quả công tác quản lý chất thải y tế trên địa bàn.

Trên đây là Kế hoạch thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải y tế nguy hại trên địa bàn tỉnh Lào Cai, yêu cầu các cơ quan, đơn vị liên quan triển khai thực hiện./.

 

 

Nơi nhận:
- Bộ Tài nguyên và Môi trường;
- Tổng Cục Môi trường;
-  TT UBND tỉnh;
- Các sở, ban, ngành trực thuộc tỉnh;
- UBND các huyện, thành phố;
- CVP, PCVP2,3;
- BBT Cổng TTĐT tỉnh;
- Lưu VT, VX3, TH1, TNMT2

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Lê Ngọc Hưng

 

PHỤ LỤC 1:

QUY MÔ GIƯỜNG BỆNH CÁC CƠ SỞ Y TẾ NĂM 2016
(kèm theo kế hoạch số: 206/KH-UBND ngày 26/7/2017 của UBND tỉnh Lào Cai)

ĐVT: Giường bệnh

TT

Tên Cơ Sở

Số giường kế hoạch

Số giường thực kê

1

BVĐK tỉnh Lào Cai

600

706

2

BV phục hồi chức năng tỉnh Lào Cai

60

60

3

BV Y học cổ truyền tỉnh Lào Cai

100

165

4

BV Nội tiết tỉnh Lào Cai

60

100

5

BV Sản Nhi tỉnh Lào Cai

210

339

6

BVĐK huyện Bảo Thắng

270

402

7

BVĐK huyện Văn Bàn

120

196

8

BVĐK huyện Bắc Hà

120

213

9

BVĐK huyện Sa Pa

90

165

10

BVĐK huyện Bảo Yên

100

171

11

BVĐK huyện Bát Xát

90

188

12

BVĐK huyện Mường Khương

90

183

13

BVĐK huyện Si Ma Cai

85

176

14

BVĐK Hưng Thịnh

50

50

 

Tổng

2.045

3.114

 

PHỤ LỤC 2:

HIỆN TRẠNG HỆ THỐNG XỬ LÝ CHẤT THẢI Y TẾ
(kèm kế hoạch số: 206/KH-UBND ngày 26/7/2017 của UBND tỉnh Lào Cai)

PHỤ LỤC 2.1: HỆ THỐNG XỬ LÝ CTRYT TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH

STT

n Bệnh viện

Công nghệ xử lý

Năm lắp đặt/ Hoạt động

Công suất thiết kế (kg/h)

Tình trạng hoạt động

Kiểm định chất lượng công nghệ

1

Bệnh viện đa khoa tỉnh Lào Cai

Lò đốt

2012

40

Hoạt động bình thường

Kiểm định lần đầu

2

Bệnh viện Nội tiết

Lò đốt

2014

15-20

Hoạt động bình thường

Kiểm định lần đầu

3

Bệnh viện đa khoa huyện Sa Pa

Lò đốt

2014

15-20

Hoạt động bình thường

Kiểm định lần đầu

4

Bệnh viện đa khoa huyện Mường Khương

Lò đốt

2014

15-20

Hoạt động bình thường

Kiểm định lần đầu

5

Bệnh viện đa khoa huyện Si Ma Cai

Lò đốt

2014

15-20

Hoạt động bình thường

Kiểm định lần đầu

6

Bệnh viện đa khoa huyện Bắc Hà

Lò đốt

2010

15-20

Hoạt động bình thường

Kiểm định lần đầu

7

Bệnh viện đa khoa huyện Bát Xát

Lò đốt

2010

15-20

Hoạt động bình thường

Kiểm định lần đầu

8

Bệnh viện đa khoa huyện Bảo Thắng

Lò đốt

2011

15-20

Hoạt động bình thường

Kiểm định lần đầu

9

Bệnh viện đa khoa huyện Bảo Yên

Lò đốt

2011

15-20

Hoạt động bình thường

Kiểm định lần đầu

10

Bệnh viện đa khoa huyện Văn Bàn

Lò đốt

2011

15-20

Hoạt động bình thường

Kiểm định lần đầu

11

Phòng khám đa khoa khu vực Tân An

Lò đốt

2011

15-20

Hoạt động bình thường

Kiểm định lần đầu

12

Phòng khám đa khoa khu vực Phong Hải

Lò đốt

2011

15-20

Hoạt động bình thường

Kiểm định lần đầu

13

Phòng khám đa khoa khu vực Xuân Quang

Lò đốt

2011

15-20

Hoạt động bình thường

Kiểm định lần đầu

14

Phòng khám đa khoa khu vực Bản Xèo

Lò đốt

2011

15-20

Hoạt động bình thường

Kiểm định lần đầu

PHỤ LỤC 2.2: HỆ THỐNG XỬ LÝ CTL TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH

STT

CÁC BỆNH VIỆN

Lượng nước thải phát sinh (m3/ngày)

Hệ thống thu gom nước thải riêng với nước mưa

Công trình xử lý

Công trình xử lý hóa lý kết hợp sinh học tập trung

Ghi chú

Bể tự hoại

Giếng thấm

Có/ không

Công suất m3/ngày

Phương pháp

Phương pháp tạm thời

1

Bệnh viện đa khoa tỉnh Lào Cai

552

 

500

Đệm vi sinh lưu động

Chưa xử lý

 

2

Bệnh viện Sản Nhi tỉnh Lào Cai

140

 

Không

 

 

Hóa chất

 

3

Bệnh viện Nội tiết tỉnh Lào Cai

2

 

Không

 

 

Hóa chất

 

4

Bệnh viện Y học cổ truyền tỉnh Lào Cai

0,3

 

50

V69

 

 

5

Bệnh viện phục hồi chức năng tỉnh Lào Cai

28

 

100

Đệm vi sinh lưu động

 

 

6

Bệnh viện đa khoa huyện Sa Pa

50

 

100

Đệm vi sinh lưu động

Chưa xử lý

 

7

Bệnh viện đa khoa huyện Si Ma Cai

20

 

Không

 

 

Hóa chất

 

8

Bệnh viện đa khoa huyện Bắc Hà

7

 

100

V69

 

 

9

Bệnh viện đa khoa huyện Mường Khương

22

 

100

V69

 

Xuống cấp

10

Bệnh viện đa khoa huyện Bát Xát

20

 

100

Đệm vi sinh lưu động

 

 

11

Bệnh viện đa khoa huyện Bảo Thắng

200

 

100

Đệm vi sinh lưu động

 

 

12

Bệnh viện đa khoa huyện Bảo Yên

10

 

100

Đệm vi sinh lưu động

 

 

13

Bệnh viện đa khoa huyện Văn bản

20

 

100

Đệm VSLĐ

 

 

 

PHỤ LỤC 3:

TỔNG HỢP CHẤT SINH CHẤT THẢI Y TẾ NĂM 2016 VÀ DỰ KIẾN NĂM 2017, 2018, 2019, 2020.
(Kèm theo kế hoạch: 206/KH-UBND ngày 26/7/2017 của UBND tỉnh Lào Cai)

PHỤ LỤC 3.1: TỔNG HỢP CHẤT THẢI RẮN Y TẾ PHÁT SINH NĂM 2016

STT

Tên cơ sở

Năm 2016

Số giường thực kê

Hệ số phát sinh CTLN (kgGB.ngày)

Lượng chất thải phát sinh trong ngày (kg/ngày)

Tổng số

Sinh hoạt

Tái chế

Lây nhiễm

Hóa học

1

BVĐK tỉnh Lào Cai

706

0,2

1002,5

706

141,2

141,2

14,12

2

BV phục hồi chức năng tỉnh Lào Cai

60

0,1

72,6

60

6

6

0,6

3

BV Y học cổ truyền tỉnh Lào Cai

165

0,1

199,65

165

16,5

16,5

1,65

4

BV Nội tiết tỉnh Lào Cai

100

0,2

142

100

20

20

2

5

BV Sản Nhi tỉnh Lào Cai

339

0,2

481,38

339

67,8

67,8

6,78

6

BVĐK huyện Bảo Thắng

402

0,2

570,84

402

80,4

80,4

8,04

7

BVĐK huyện Văn Bàn

196

0,2

278,32

196

39,2

39,2

3,92

8

BVĐK huyện Bắc Hà

213

0,2

302,46

213

42,6

42,6

4,26

9

BVĐK huyện Sa Pa

165

0,2

234,3

165

33

33

3,3

10

BVĐK huyện Bảo Yên

171

0,2

242,82

171

34,2

34,2

3,42

11

BVĐK huyện Bát Xát

188

0,2

266,96

188

37,6

37,6

3,76

12

BVĐK huyện Mường Khương

183

0,2

259,86

183

36,6

36,6

3,66

13

BVĐK huyện Si Ma Cai

176

0,2

249,92

176

35,2

35,2

3,52

14

BVĐK Hưng Thịnh

50

0,2

71

50

10

10

1

 

Tổng

3.114

 

4.375

3.114

600,3

600,3

60,03

PHỤ LỤC 3.2: TỔNG HỢP CHẤT THẢI RẮN Y TẾ PHÁT SINH DỰ TÍNH NĂM 2017

STT

Tên cơ sở

Năm 2017

Số giường thực kê (Dự kiến tăng 10%)

Hệ số phát sinh CTLN (kgGB.ngày)

Lượng chất thải phát sinh trong ngày (kg/ngày)

Tổng số

Sinh hoạt

Tái chế

Lây nhiễm

Hóa học

1

BVĐK tỉnh Lào Cai

777

0,2

1103,34

777

155,4

155,4

15,54

2

BV phục hồi chức năng tỉnh Lào Cai

66

0,1

79,86

66

6,6

6,6

0,66

3

BV Y học cổ truyền tỉnh Lào Cai

182

0,1

220,22

182

18,2

18,2

1,82

4

BV Nội tiết tỉnh Lào Cai

110

0,2

156,2

110

22

22

2,2

5

BV Sản Nhi tỉnh Lào Cai

373

0,2

529,66

373

74,6

74,6

7,46

6

BVĐK huyện Bảo Thắng

442

0,2

627,64

442

88,4

88,4

8,84

7

BVĐK huyện Văn Bàn

216

0,2

306,72

216

43,2

43,2

4,32

8

BVĐK huyện Bắc Hà

234

0,2

332,28

234

46,8

46,8

4,68

9

BVĐK huyện Sa Pa

182

0,2

258,44

182

36,4

36,4

3,64

10

BVĐK huyện Bảo Yên

188

0,2

266,96

188

37,6

37,6

3,76

11

BVĐK huyện Bát Xát

207

0,2

293,94

207

41,4

41,4

4,14

12

BVĐK huyện Mường Khương

201

0,2

285,42

201

40,2

40,2

4,02

13

BVĐK huyện Si Ma Cai

194

0,2

275,48

194

38,8

38,8

3,88

14

BVĐK Hưng Thịnh

55

0,2

78,1

55

11

11

1,1

 

Tổng

3.427

 

4.814

3.427

660,6

660,6

66,06

PHỤ LỤC 3.3: TỔNG HỢP CHẤT THẢI RẮN Y TẾ PHÁT SINH DỰ TÍNH NĂM 2018

STT

Tên cơ sở

Năm 2018

Số giường thực kê (Dự kiến tăng 10%)

Hệ số phát sinh CTLN (kgGB.ngày)

Lượng chất thải phát sinh trong ngày (kg/ngày)

Tổng số

Sinh hoạt

Tái chế

Lây nhiễm

Hóa học

1

BVĐK tỉnh Lào Cai

855

0,2

1214,1

855

171

171

17,1

2

BV phục hồi chức năng tỉnh Lào Cai

73

0,1

88,33

73

7,3

7,3

0,73

3

BV Y học cổ truyền tỉnh Lào Cai

200

0,1

242

200

20

20

2

4

BV Nội tiết tỉnh Lào Cai

121

0,2

17,82

121

24,2

24,2

2,42

5

BV Sản Nhi tỉnh Lào Cai

410

0,2

582,2

410

82

82

8,2

6

BVĐK huyện Bảo Thắng

486

0,2

690,12

486

97,2

97,2

9,72

7

BVĐK huyện Văn Bàn

238

0,2

337,96

238

47,6

47,6

4,76

8

BVĐK huyện Bắc Hà

257

0,2

364,94

257

51,4

51,4

5,14

9

BVĐK huyện Sa Pa

200

0,2

284

200

40

40

4

10

BVĐK huyện Bảo Yên

207

0,2

293,94

207

41,4

41,4

4,14

11

BVĐK huyện Bát Xát

228

0,2

323,76

228

45,6

45,6

4,56

12

BVĐK huyện Mường Khương

221

0,2

313,82

221

44,2

44,2

4,42

13

BVĐK huyện Si Ma Cai

213

0,2

302,46

213

42,6

42,6

4,26

14

BVĐK Hưng Thịnh

61

0,2

86,62

61

12,2

12,2

1,22

 

Tổng

3.770

 

5.296

3770

726,7

726,7

72,67

PHỤ LỤC 3.4: TỔNG HỢP CHẤT THẢI RẮN Y TẾ PHÁT SINH DỰ TÍNH NĂM 2019

STT

Tên cơ sở

Năm 2019

Số giường thực kê (Dự kiến tăng 10%)

Hệ số phát sinh CTLN (kgGB.ngày)

Lượng chất thải phát sinh trong ngày (kg/ngày)

Tổng số

Sinh hoạt

Tái chế

y nhiễm

Hóa học

1

BVĐK tỉnh Lào Cai

941

0,2

1336,22

941

188,2

188,2

18,82

2

BV phục hồi chức năng tỉnh Lào Cai

80

0,1

96,8

80

8

8

0,8

3

BV Y học cổ truyền tỉnh Lào Cai

220

0,1

266,2

220

22

22

2,2

4

BV Nội tiết tỉnh Lào Cai

133

0,2

188,86

133

26,6

26,6

2,66

5

BV Sản Nhi tỉnh Lào Cai

451

0,2

640,42

451

90,2

90,2

9,02

6

BVĐK huyện Bảo Thắng

535

0,2

759,7

535

107

107

10,7

7

BVĐK huyện Văn Bàn

262

0,2

372,04

262

52,4

52,4

5,24

8

BVĐK huyện Bắc Hà

283

0,2

401,86

283

56,6

56,6

5,66

9

BVĐK huyện Sa Pa

220

0,2

312,4

220

44

44

4,4

10

BVĐK huyện Bảo Yên

228

0,2

323,76

228

45,6

45,6

4,56

11

BVĐK huyện Bát Xát

251

0,2

356,42

251

50,2

50,2

5,02

12

BVĐK huyện Mường Khương

243

0,2

345,06

243

48,6

48,6

4,86

13

BVĐK huyện Si Ma Cai

234

0,2

332,28

234

46,8

46,8

4,68

14

BVĐK Hưng Thịnh

67

0,2

95,14

67

13,4

13,4

1,34

 

Tổng

4.148

 

5.827

4.148

799,6

799,6

79,96

PHỤ LỤC 3.5: TỔNG HỢP CHẤT THẢI RẮN Y TẾ PHÁT SINH DỰ TÍNH NĂM 2020

STT

Tên cơ sở

Năm 2020

Số giường thực kê (Dự kiến tăng 10%)

Hệ số phát sinh CTLN (kgGB.ngày)

Lượng chất thải phát sinh trong ngày (kg/ngày)

Tổng số

Sinh hoạt

Tái chế

Lây nhiễm

Hóa học

1

BVĐK tỉnh Lào Cai

1035

0,2

1469,7

1035

207

207

20,7

2

BV phục hồi chức năng tỉnh Lào Cai

88

0,1

106,48

88

8,8

8,8

0,88

3

BV Y học cổ truyền tỉnh Lào Cai

242

0,1

292,82

242

24,2

24,2

2,42

4

BV Nội tiết tỉnh Lào Cai

146

0,2

207,32

146

29,2

29,2

2,92

5

BV Sản Nhi tỉnh Lào Cai

496

0,2

704,32

496

99,2

99,2

9,92

6

BVĐK huyện Bảo Thắng

589

0,2

836,38

589

117,8

117,8

11,78

7

BVĐK huyện Văn Bàn

288

0,2

408,96

288

57,6

57,6

5,76

8

BVĐK huyện Bắc Hà

311

0,2

441,62

311

62,2

62,2

6,22

9

BVĐK huyện Sa Pa

242

0,2

343,64

242

48,4

48,4

4,84

10

BVĐK huyện Bảo Yên

251

0,2

356,42

251

50,2

50,2

5,02

11

BVĐK huyện Bát Xát

276

0,2

391,92

276

55,2

55,2

5,52

12

BVĐK huyện Mường Khương

267

0,2

379,14

267

53,4

53,4

5,34

13

BVĐK huyện Si Ma Cai

257

0,2

364,94

257

51,4

51,4

5,14

14

BVĐK Hưng Thịnh

74

0,2

105,08

74

14,8

14,8

1,48

 

Tổng

4.562

 

6.409

4.562

879,4

879,4

87,94

 

PHỤ LỤC 4:

TỔNG HỢP KẾ HOẠCH QUẢN LÝ CHẤT THẢI Y TẾ NGUY HẠI
(kèm theo kế hoạch số: 206/KH-UBND ngày 26/7/2017 của UBND tỉnh Lào Cai)

TT

Nội dung

Địa điểm thực hiện

Công suất xử lý

Phạm vi thực hiện

Đơn vị thu gom, vận chuyển

I

Các cụm xử lý chất thải y tế nguy hại trên địa bàn tỉnh

1

Cụm Phòng khám đa khoa khu vực Cốc Lếu

Phường Duyên Hải

10kg/h

Các PKĐKKV và cơ sở y tế tư nhân trên địa bàn phường Cốc Lếu, Duyên Hải, Đồng Tuyển, Lào Cai

Phòng khám Cốc Lếu (Bệnh viện thành phố)

2

Cụm Bệnh viện Nội tiết

Phường Kim Tân

20kg/h

Các PKĐKKV và cơ sở y tế tư nhân trên địa bàn phường Kim Tân

Bệnh viện Nội tiết

3

Cụm bệnh viện Phục hồi chức năng

Phường Bắc Cường

20kg/h

Các PKĐKKV và cơ sở y tế tư nhân trên địa bàn phường Bắc Cường, Nam Cường, Phố Mới.

Bệnh viện PHCN

4

Cụm Bệnh viện đa khoa tỉnh

Phường Bình Minh

40kg/h

Các PKĐKKV và cơ sở y tế tư nhân trên địa bàn phường Bình Minh, Bắc Lệnh, Pom Hán, Hợp Thành và khu vực phía Nam thành phố.

BVĐK tỉnh.

5

BVĐK Sa Pa

Thị trấn Sa Pa

20kg/h

Các đơn vị trên địa bàn huyện

BVĐK Sa Pa

6

BVĐK Si Ma Cai

Thị trấn Si Ma Cai

20kg/h

Các đơn vị trên địa bàn huyện

BVĐK Si Ma Cai

7

BVĐK Bắc Hà

Thị trấn Bắc Hà

20kg/h

Các đơn vị trên địa bàn huyện

BVĐK Bắc Hà

8

BVĐK Mường Khương

TT Mường Khương

20kg/h

Các đơn vị trên địa bàn huyện

BVĐK Mường Khương

9

BVĐK Bát Xát

Thị trấn Bát Xát

20kg/h

Các đơn vị trên địa bàn huyện

BVĐK Bát Xát

10

BVĐK Bảo Thắng

Thị trấn Phố Lu

20kg/h

Các đơn vị trên địa bàn huyện

BVĐK Bảo Thắng

11

BVĐK Bảo Yên

Thị trấn Bảo Yên

20kg/h

Các đơn vị trên địa bàn huyện

BVĐK Bảo Yên

12

BVĐK Văn Bàn

Thị trấn Khánh Yên

20kg/h

Các đơn vị trên địa bàn huyện

BVĐK Văn Bàn

II

Các cơ sở xử lý chất thải nguy hại tập trung

1

Cơ sở 1

 

 

 

 

2

Cơ sở 2

 

 

 

 

III

Đơn vị tự xử lý (Các đơn vị trung tâm cụm đã được đầu tư hệ thống xử lý tại mục I của bảng này)

 

PHỤ LỤC 5:

CHI TIẾT NHU CẦU ĐẦU TƯ CHO KẾ HOẠCH THU GOM, VẬN CHUYỂN CHẤT THẢI Y TẾ
(kèm theo kế hoạch số: 206/KH-UBND ngày 26/7/2017 của UBND tỉnh Lào Cai)

STT

Tên cơ sở

Nhiệm vụ

Phương tiện

Đầu tư hệ thống xử lý

Chi phí thường niên

Ghi chú

Xe tải

Xe máy

Lò đốt

Hệ thống XL Nước thải

Khu tập kết rác thải

Quan trắc phân tích

Vận hành hệ thống XLCT

1

Trạm Y

Phân loại, thu gom và tập kết chất thải tới PKĐKKV hoặc BV lân cận

 

136

 

 

 

 

 

164 trạm trong đó có 28 trạm đặt tại PKĐKKV

2

PKĐKKV

Phân loại, thu gom và tiếp nhận lưu trữ chất thải y tế của các TYT lân cận

 

 

 

 

30

 

 

36 trạm trong đó có 6 trạm đã được đầu tư khu tập kết rác thải

3

BVĐK các huyện

Thu gom vận chuyển và xử lý chất thải từ các PKĐKKV trên địa bàn huyện

8

 

 

2

 

8

8

 

4

BVĐK tỉnh

Thu gom vận chuyển và xử lý chất thải từ các PKĐKKV Pom Hán, Hợp Thành các cơ sở y tế trong và ngoài công lập trên địa bàn các phường phía Nam thành phố

1

 

 

 

 

1

1

 

5

BV Phục hồi chức năng

Thu gom vận chuyển và xử lý chất thải từ PKĐKV Phố Mới và các cơ sở tư nhân trên địa bàn phường Phố Mới, Bắc Cường, Nam Cường.

1

 

 

 

 

1

1

 

6

BVĐK Thành phố

Thu gom vận chuyển và xử lý chất thải từ PKĐKV Lào Cai, Cốc Lếu và các cơ sở tư nhân trên địa bàn phường Lào Cai, Cốc Lếu, Duyên Hải

1

 

 

 

 

1

1

 

7

BV Nội tiết

Thu gom vận chuyển và xử lý chất thải từ PKĐKV Kim Tân và các cơ sở tư nhân trên địa bàn phường Kim Tân.

1

 

 

 

 

1

1

 

 

Tổng cộng

 

12

136

 

2

30

12

12

 

 

PHỤ LỤC 6:

KHÁI TOÁN KINH PHÍ HỖ TRỢ VẬN HÀNH HỆ THỐNG XỬ LÝ CHẤT THẢI Y TẾ
(kèm theo kế hoạch số: 206/KH-UBND ngày 26/7/2017 của UBND tỉnh Lào Cai)

ĐVT: Triệu đồng

TT

Năm

Tên cơ sở

20171

2018

2019

2020

Tổng (3 năm 2018-2020)

01

Cụm BVĐK tỉnh Lào Cai

300

330

363

400

1.093

02

Cụm Bệnh viện Nội tiết

100

110

121

133

364

03

Cụm Bệnh viện Phục hồi chức năng

100

110

121

133

364

04

Cụm Phòng khám Cốc Lếu

100

110

121

133

364

05

BVĐK huyện SaPa

100

110

121

133

364

06

BVĐK huyện Si Ma Cai

100

110

121

133

364

07

BVĐK huyện Bắc Hà

100

110

121

133

364

08

BVĐK huyện Mường Khương

100

110

121

133

364

09

BVĐK huyện Bát Xát

100

110

121

133

364

10

BVĐK huyện Bảo Thắng

100

110

121

133

364

11

BVĐK huyện Bảo Yên

100

110

121

133

364

12

BVĐK huyện Văn Bàn

100

110

121

133

364

 

Tổng

1.400

1.540

1.694

1.863

5.097

 

PHỤ LỤC 7:

KHÁI TỔNG KINH PHÍ THỰC HIỆN KẾ HOẠCH
(kèm theo kế hoạch số: 206/KH-UBND ngày 26/7/2017 của UBND tỉnh Lào Cai)

TT

Nội dung

Cách tính toán

Đơn giá
(Triệu đồng)

Số lượng

Thành tiền (Triệu đồng)

1

Kinh phí đầu tư ban đầu

 

 

 

22.780

1.1

Hệ thống xử lý nước thải cho BVĐK Simacai và BVĐK Mường Khương.

Khái toán 5 tỷ đồng/1 hệ thống (Dựa trên các hệ thống tương tự đã được đầu tư)

5.000

2

10.000

1.2

Mua xe tải vận chuyển chất thải rắn y tế cho các cụm xử lý.

Tham khảo định mức dự án Hỗ trợ xử lý chất thải bệnh viện - Bộ Y tế

600

12

7.200

1.3

Mua xe máy cho các trạm y tế thực hiện vận chuyển rác thải y tế.

Xe máy - 25 triệu đồng; Thiết bị thùng kín vận chuyển rác - 5 triệu đồng

30

136

4.080

1.4

Xây dựng các khu tập kết rác thải cho 30 phòng khám đa khoa khu vực.

Diện tích 10m2, suất đầu tư 5 triệu đồng/m2

50

30

1.500

2

Kinh phí thường niên trong 03 năm.

 

 

 

7.977

2.1

Chi phí quan trắc môi trường, phân tích chất thải đầu ra các hệ thống.

Theo báo cáo ĐTM.

20

1442

2.880

2.2

Chi phí vận hành hệ thống XLCT

Theo Phụ lục 6

5.097

1

5.097

Tổng

 

 

 

 

30.757

PHỤ LỤC 7.1: KINH PHÍ THỰC HIỆN KẾ HOẠCH NĂM 2018

TT

Nội dung

Cách tính toán

Đơn giá (Triệu đồng)

Số lượng

Thành tiền (Triệu đồng)

1

Kinh phí đầu tư ban đầu

 

 

 

12.780

1.1

Mua xe tải vận chuyển chất thải rắn y tế cho các cụm xử lý.

Tham khảo định mức dự án Hỗ trợ xử lý chất thải bệnh viện - Bộ Y tế

600

12

7.200

1.2

Mua xe máy cho các trạm y tế thực hiện vận chuyển rác thải y tế.

Xe máy - 25 triệu đồng; Thiết bị thùng kín vận chuyển rác - 5 triệu đồng

30

136

4.080

1.3

Xây dựng các khu tập kết rác thải cho 30 phòng khám đa khoa khu vực.

Diện tích 10m2, suất đầu tư 5 triệu đồng/m2

50

30

1.500

2

Kinh phí hỗ trợ vận hành hệ thống XLCT.

 

 

 

2.500

2.1

Chi phí quan trắc môi trường, phân tích chất thải đầu ra các hệ thống.

Theo báo cáo ĐTM.

20

483

960

2.2

Chi phí vận hành hệ thống XLCT

Theo Phụ lục 6

1.540

1

1.540

Tổng

 

 

 

 

15.280

PHỤ LỤC 7.2: KINH PHÍ THỰC HIỆN KẾ HOẠCH NĂM 2019

TT

Nội dung

Cách tính toán

Đơn giá
(Triệu đồng)

Số lượng

Thành tiền
(Triệu đồng)

1

Kinh phí đầu tư ban đầu

 

 

 

5.000

1.1

Đầu tư hệ thống xử lý nước thải cho Bệnh viện đa khoa huyện Si Ma Cai.

Khái toán 5 tỷ đồng/1 hệ thống (Dựa trên các hệ thống tương tự đã được đầu tư)

5.000

1

5.000

2

Kinh phí hỗ trợ vận hành hệ thống XLCT.

 

 

 

2.654

2.1

Chi phí quan trắc môi trường, phân tích chất thải đầu ra các hệ thống.

Theo báo cáo ĐTM.

20

484

960

2.2

Chi phí vận hành hệ thống XLCT

Theo Phụ lục 6

1.694

1

1.694

Tổng

 

 

 

 

7.654

PHỤ LỤC 7.2: KINH PHÍ THỰC HIỆN KẾ HOẠCH NĂM 2020

TT

Nội dung

Cách tính toán

Đơn giá
(Triệu đồng)

Số lượng

Thành tiền
(Triệu đồng)

1

Kinh phí đầu tư ban đầu

 

 

 

5.000

1.1

Đầu tư hệ thống xử lý nước thải cho Bệnh viện đa khoa huyện Mường Khương.

Khái toán 5 tỷ đồng/1 hệ thống (Dựa trên các hệ thống tương tự đã được đầu tư)

5.000

1

5.000

2

Kinh phí hỗ trợ vận hành hệ thống XLCT.

 

 

 

2.823

2.1

Chi phí quan trắc môi trường, phân tích chất thải đầu ra các hệ thống.

Theo báo cáo ĐTM.

20

485

960

2.2

Chi phí vận hành hệ thống XLCT

Theo Phụ lục 6

1.863

1

1.863

Tổng

 

 

 

 

7.823

 



1 Số liệu năm 2017 dựa trên dự báo của các Bệnh viện đang tiến hành xử lý chất thải. Lượng chất thải y tế phát sinh hằng năm khoảng 10% so với năm trước, trên cơ sở đó tính toán được khoản kinh phí hỗ trợ vận hành hệ thống xử lý chất thải y tế cho 12 cụm trong 3 năm.

2 Số lần quan trắc: 4 lần/năm x 12 cụm x 03 năm = 144.

3 Số lần quan trắc: 4 lần/năm x 12 cụm x 01 năm = 48.

4 số lần quan trắc: 4 lần/năm x 12 cụm x 01 năm = 48.

5 Số lần quan trắc: 4 lần/năm x 12 cụm x 01 năm = 48