ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 2112/KH-UBND | Tây Ninh, ngày 25 tháng 9 năm 2019 |
KẾ HOẠCH
HỌC TẬP KINH NGHIỆM CÔNG TÁC QUẢN LÝ, BẢO TỒN ĐA DẠNG SINH HỌC VÀ VƯỜN QUỐC GIA ĐÃ ĐƯỢC CÔNG NHẬN LÀ VƯỜN DI SẢN ASEAN
Căn cứ Kế hoạch số 2136/KH-UBND ngày 31/8/2018 của UBND tỉnh về bảo vệ môi trường tỉnh Tây Ninh năm 2019 và Công văn số 1926/UBND-KTTC ngày 06/9/2019 của UBND tỉnh về việc chủ trương Học tập kinh nghiệm công tác quản lý, bảo tồn đa dạng sinh học và Vườn quốc gia đã được công nhận là Vườn di sản ASEAN.
UBND tỉnh ban hành Kế hoạch Học tập kinh nghiệm công tác quản lý, bảo tồn đa dạng sinh học và Vườn quốc gia đã được công nhận là Vườn di sản ASEAN như sau:
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
1. Mục đích
- Học tập kinh nghiệm quản lý bảo tồn đa dạng sinh học tại Vườn quốc gia Kon Ka Kinh, tỉnh Gia Lai và Vườn quốc gia Chư Mon Ray, tỉnh Kon Tum, nhằm phục vụ cho việc nghiên cứu, bảo tồn các nguồn giống, gen sinh học quý hiếm, đồng thời đã và đang thực hiện dự án phát triển du lịch sinh thái và truyền thống tại tỉnh Tây Ninh.
- Học tập kinh nghiệm quản lý của tỉnh Kon Tum đối với Vườn di sản ASEAN (khu AHP) -Vườn quốc gia Chư Mon Ray, nhằm phục vụ cho việc xây dựng hồ sơ, đề cử Vườn quốc gia Lò Gò - Xa Mát thành khu AHP.
2. Yêu cầu
- Nghiên cứu, đánh giá tổng thể về tình hình kinh tế - xã hội, tài nguyên thiên nhiên, đa dạng sinh học; công tác quản lý bảo tồn tài nguyên rừng, bảo tồn đa dạng sinh học, phát triển du lịch, sinh kế của người dân; các chính sách đầu tư, hỗ trợ của nhà nước, của tỉnh đối với các Vườn quốc gia Kon Ka Kinh và Vườn quốc gia Chư Mon Ray.
- Nghiên cứu, đánh giá về Vườn quốc gia Kon Ka Kinh và Vườn quốc gia Chư Mon Ray trước khi trở thành khu AHP và sau khi trở thành khu AHP đã tác động như thế nào đến phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh, đối ngoại; các lợi ích và hạn chế của việc trở thành khu AHP; các tổ chức trong nước và nước ngoài đã hỗ trợ những gì cho Vườn quốc gia,…
II. NỘI DUNG THỰC HIỆN
1. Tham quan, học tập kinh nghiệm bao gồm một số nội dung chính:
- Bảo tồn các hệ sinh thái tự nhiên.
- Bảo tồn các loài hoang dã và các giống vật nuôi, cây trồng nguy cấp, quý, hiếm.
- Sử dụng bền vững và thực hiện cơ chế chia sẻ hợp lý lợi ích từ dịch vụ hệ sinh thái và đa dạng sinh học.
- Kiểm soát các hoạt động gây tác động xấu đến đa dạng sinh học.
- Bảo tồn đa dạng sinh học trong bối cảnh biến đổi khí hậu.
- Khó khăn, vướng mắc trong công tác quản lý bảo tồn đa dạng sinh học.
- Các tác động đến kinh tế, xã hội, an ninh, quốc phòng của khu vực đề cử Vườn quốc gia thành Vườn di sản ASEAN.
2. Thành phần Đoàn công tác bao gồm:
- Lãnh đạo UBND tỉnh.
- Các Sở, ngành: Văn phòng Đoàn ĐBQH, HĐND và UBND tỉnh, Tài nguyên và Môi trường, Khoa học và Công nghệ, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Ngoại vụ, Công Thương, BCH Bộ đội Biên phòng tỉnh, BQL Vườn quốc gia Lò Gò - Xa Mát và UBND huyện Tân Biên.
3. Địa điểm tham quan, học tập kinh nghiệm:
- Vườn quốc gia Chư Mon Ray thuộc tỉnh Kon Tum.
- Vườn quốc gia Kon Ka Kinh thuộc tỉnh Gia Lai.
4. Thời gian thực hiện:
Từ ngày 22 tháng 10 năm 2019 đến ngày 26 tháng 10 năm 2019 (thời gian cụ thể sẽ thông báo sau)
III. KINH PHÍ THỰC HIỆN
- Kinh phí thực hiện Kế hoạch: 80.050.000 đồng (Tám mươi triệu, không trăm năm mươi ngàn đồng)
- Nguồn kinh phí: Từ kinh phí sự nghiệp môi trường đã giao cho Sở Tài nguyên và môi trường năm 2019.
(Phụ lục dự toán kinh phí kèm theo).
IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Sở Tài nguyên và Môi trường:
- Chủ trì, phối hợp với Văn phòng Đoàn ĐBQH, HĐND và UBND tỉnh các Sở, ngành và các đơn vị có liên quan tổ chức triển khai thực hiện Kế hoạch; tham mưu UBND tỉnh có văn bản gửi UBND tỉnh Gia Lai, Kon Tum; chuẩn bị quà tặng cho UBND các tỉnh và các đơn vị liên quan của tỉnh Gia Lai, Kon Tum.
- Liên hệ UBND tỉnh Kon Tum, Gia Lai để thống nhất thời gian, địa điểm làm việc; lập chương trình, nội dung, thời gian, địa điểm làm việc cụ thể đối với từng tỉnh.
- Cập nhật một số thông tin về Vườn quốc gia Kon Ka Kinh và Vườn quốc gia Chư Mon Ray để phục vụ Đoàn công tác.
- Tổng hợp báo cáo tình hình quản lý bảo tồn đa dạng sinh học trên địa bàn tỉnh Tây Ninh và tình hình quản lý, phát triển của Vườn quốc gia Lò Gò - Xa Mát.
- Liên hệ với Tổng cục Môi trường để lấy hồ sơ đề cử Vườn quốc gia Lò Gò - Xa Mát trở thành khu AHP; tổng hợp, báo cáo kết quả đợt học tập kinh nghiệm. Trong đó, có đánh giá, phân tích và đề xuất Vườn quốc gia Lò Gò - Xa Mát có đủ điều kiện để được công nhận là khu AHP hay không; báo cáo gửi về UBND tỉnh sau 15 ngày kết thúc đợt học tập kinh nghiệm.
2. Văn phòng Đoàn ĐBQH, HĐND và UBND tỉnh; các Sở, ngành: Khoa học và Công nghệ, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Ngoại vụ, Công Thương; BCH Bộ đội Biên phòng tỉnh, BQL Vườn quốc gia Lò Gò - Xa Mát và UBND huyện Tân Biên:
- Cử cán bộ, công chức tham gia Đoàn công tác (mỗi đơn vị 02 người).
- Chuẩn bị cẩn thận, đầy đủ các câu hỏi để tham gia thảo luận.
- Danh sách cử cán bộ, công chức và câu hỏi thảo luận gửi về Sở Tài nguyên và Môi trường trước ngày 30/9/2019 để tổng hợp.
- Báo cáo kết quả, ý kiến của mình về đợt học tập kinh nghiệp và đề xuất Vườn quốc gia Lò Gò - Xa Mát có đủ điều kiện để được công nhận là khu AHP hay không; báo cáo gửi về Sở Tài nguyên và Môi trường sau 10 ngày kết thúc đợt học tập kinh nghiệm.
Trên đây là Kế hoạch Học tập kinh nghiệm công tác quản lý, bảo tồn đa dạng sinh học và Vườn quốc gia đã được công nhận là Vườn di sản ASEAN của UBND tỉnh./.
| KT. CHỦ TỊCH |
DỰ TOÁN KINH PHÍ
KẾ HOẠCH HỌC TẬP KINH NGHIỆM CÔNG TÁC QUẢN LÝ, BẢO TỒN ĐA DẠNG SINH HỌC VÀ VƯỜN QUỐC GIA ĐÃ ĐƯỢC CÔNG NHẬN LÀ VƯỜN DI SẢN ASEAN
STT | Nội dung chi | ĐVT | Số lượng | Đơn giá | Thành tiền | Ghi chú |
1 | Công tác phí (22 người x 4 ngày) | Ngày | 88 | 200.000 | 17.600.000 | Quyết định số 22/2018/QĐ- UBND |
2 | Phụ cấp lưu trú (22 người x 3 đêm) |
|
|
| 30.450.000 | |
- | Cán bộ thuộc đối tượng 2 | Đêm | 3 | 700.000 | 2.100.000 |
|
- | Cán bộ thuộc đối tượng 3 | Đêm | 63 | 450.000 | 28.350.000 |
|
3 | Thuê xe công tác ngoài tỉnh (xe 29 chỗ, 04 ngày 03 đêm) | Chuyến | 1 | 20.000.000 | 20.000.000 | Theo thực tế |
4 | Quà tặng các đơn vị làm việc | Phần | 2 | 6.000.000 | 12.000.000 |
|
| Tổng cộng |
|
|
| 80.050.000 |
|
Bằng chữ: tám mươi triệu, không trăm năm mươi ngàn đồng.
- 1 Quyết định 04/2020/QĐ-UBND về Quy chế phối hợp trong công tác xây dựng, bảo vệ và phát triển Vườn Quốc gia Mũi Cà Mau
- 2 Kế hoạch 667/KH-UBND năm 2020 về thực hiện Chương trình bảo tồn các loài rùa nguy cấp của Việt Nam hiện có trên địa bàn tỉnh Kon Tum đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030
- 3 Quyết định 4495/QĐ-UBND năm 2019 về phê duyệt phương án Bảo tồn giống lợn Móng Cái trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh dưới dạng tinh dịch đông lạnh, phôi đông lạnh; tái tạo giống lợn Móng Cái bằng thụ tinh nhân tạo và cấy truyền phôi
- 4 Quyết định 2894/QĐ-UBND năm 2018 về phê duyệt Quy hoạch Bảo tồn đa dạng sinh học trên địa bàn tỉnh Nam Định đến năm 2020, định hướng đến năm 2030
- 5 Kế hoạch 311/KH-UBND năm 2018 thực hiện Nghị quyết 90/NQ-HĐND về thông qua Quy hoạch bảo tồn đa dạng sinh học tỉnh Hà Tĩnh đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030
- 6 Kế hoạch 232/KH-UBND năm 2018 về quản lý, bảo tồn và phát triển đa dạng sinh học trên địa bàn tỉnh Lào Cai giai đoạn 2018-2020
- 7 Quyết định 22/2018/QĐ-UBND quy định về mức chi công tác phí, chi hội nghị trên địa bàn tỉnh Tây Ninh
- 8 Quyết định 630/QĐ-UBND năm 2017 về phê duyệt Quy hoạch bảo tồn đa dạng sinh học tỉnh Bắc Kạn đến năm 2020, định hướng đến năm 2030
- 1 Kế hoạch 232/KH-UBND năm 2018 về quản lý, bảo tồn và phát triển đa dạng sinh học trên địa bàn tỉnh Lào Cai giai đoạn 2018-2020
- 2 Kế hoạch 311/KH-UBND năm 2018 thực hiện Nghị quyết 90/NQ-HĐND về thông qua Quy hoạch bảo tồn đa dạng sinh học tỉnh Hà Tĩnh đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030
- 3 Quyết định 2894/QĐ-UBND năm 2018 về phê duyệt Quy hoạch Bảo tồn đa dạng sinh học trên địa bàn tỉnh Nam Định đến năm 2020, định hướng đến năm 2030
- 4 Quyết định 4495/QĐ-UBND năm 2019 về phê duyệt phương án Bảo tồn giống lợn Móng Cái trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh dưới dạng tinh dịch đông lạnh, phôi đông lạnh; tái tạo giống lợn Móng Cái bằng thụ tinh nhân tạo và cấy truyền phôi
- 5 Quyết định 04/2020/QĐ-UBND về Quy chế phối hợp trong công tác xây dựng, bảo vệ và phát triển Vườn Quốc gia Mũi Cà Mau
- 6 Quyết định 630/QĐ-UBND năm 2017 về phê duyệt Quy hoạch bảo tồn đa dạng sinh học tỉnh Bắc Kạn đến năm 2020, định hướng đến năm 2030
- 7 Kế hoạch 667/KH-UBND năm 2020 về thực hiện Chương trình bảo tồn các loài rùa nguy cấp của Việt Nam hiện có trên địa bàn tỉnh Kon Tum đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030
- 8 Quyết định 3410/QĐ-UBND năm 2020 về phê duyệt Đề án bảo tồn đa dạng sinh học thành phố Đà Nẵng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045
- 9 Kế hoạch 185/KH-UBND năm 2021 về bảo tồn đa dạng sinh học tỉnh Đồng Tháp giai đoạn 2015-2020
- 10 Quyết định 609/QĐ-UBND năm 2018 thực hiện Nghị quyết 92/2017/NQ-HĐND về thông qua Quy hoạch bảo tồn đa dạng sinh học tỉnh Đồng Nai đến năm 2020, định hướng đến năm 2030