- 1 Nghị quyết 27-NQ/TW năm 2022 về tiếp tục xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong giai đoạn mới do Ban Chấp hành Trung ương ban hành
- 2 Quyết định 916/QĐ-TTg năm 2024 phê duyệt Đề án phát triển nguồn nhân lực làm công tác tham mưu xây dựng pháp luật đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ đến năm 2030 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 212/KH-UBND | Cà Mau, ngày 04 tháng 10 năm 2024 |
KẾ HOẠCH
TRIỂN KHAI THỰC HIỆN ĐỀ ÁN PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC LÀM CÔNG TÁC THAM MƯU XÂY DỰNG PHÁP LUẬT ĐÁP ỨNG YÊU CẦU NHIỆM VỤ ĐẾN NĂM 2030 CỦA TỈNH CÀ MAU
Thực hiện Quyết định số 916/QĐ-TTg ngày 27/8/2024 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án phát triển nguồn nhân lực làm công tác tham mưu xây dựng pháp luật đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ đến năm 2030, Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện, như sau:
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
1. Mục đích
- Tổ chức thực hiện đồng bộ, hiệu quả các nhiệm vụ trọng tâm theo Quyết định số 916/QĐ-TTg ngày 27/8/2024 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án phát triển nguồn nhân lực làm công tác tham mưu xây dựng pháp luật đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ đến năm 2030.
- Xác định phát triển nguồn nhân lực làm công tác tham mưu xây dựng pháp luật là nhiệm vụ thường xuyên, liên tục nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả xây dựng văn bản quy phạm pháp luật.
2. Yêu cầu
- Quá trình triển khai thực hiện Đề án Phát triển nguồn nhân lực làm công tác tham mưu xây dựng pháp luật phải gắn với việc thực hiện các chính sách về công tác cán bộ, bám sát các nhiệm vụ, yêu cầu của Nghị quyết số 27-NQ/TW ngày 09/11/2022 của Hội nghị lần thứ sáu Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII về tiếp tục xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong giai đoạn mới.
- Thực hiện nhiệm vụ có trọng tâm, trọng điểm; phân công, phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan, đơn vị, địa phương, đảm bảo đồng bộ, chất lượng, đúng tiến độ.
II. MỤC TIÊU
1. Mục tiêu chung
Xây dựng đội ngũ làm công tác tham mưu xây dựng pháp luật có bản lĩnh chính trị vững vàng, tư cách đạo đức tốt, chuyên môn phù hợp, thành thạo kỹ năng nghề nghiệp, có cơ cấu hợp lý, đáp ứng yêu cầu xây dựng hệ thống pháp luật dân chủ, công bằng, công khai, minh bạch, tạo động lực mới cho phát triển nhanh và bền vững của ngành, lĩnh vực, địa phương.
2. Mục tiêu cụ thể
- Tạo chuyển biến tích cực về nhận thức và trách nhiệm trong lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành đối với công tác xây dựng pháp luật; tăng cường kỷ luật, kỷ cương, phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, lợi ích nhóm, cục bộ trong công tác xây dựng pháp luật.
- Hoàn thiện các quy định pháp luật về tuyển dụng, sử dụng, quản lý cán bộ, công chức; về thu hút, trọng dụng người có tài năng, tạo cơ sở để thu hút người có tài năng làm công tác tham mưu xây dựng pháp luật.
- Đến năm 2027 phấn đấu thực hiện đạt mục tiêu Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh trực tiếp chỉ đạo công tác xây dựng pháp luật.
- Đến năm 2027, đạt 70% và đến hết năm 2030, phấn đấu đạt 100% cán bộ, công chức làm công tác tham mưu xây dựng pháp luật được bồi dưỡng, tập huấn, cập nhật kiến thức, kỹ năng xây dựng pháp luật, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ.
- Đến năm 2027, trên cơ sở biên chế được giao có 02 công chức và đến năm 2030, phấn đấu đạt 03 công chức có đủ kiến thức, năng lực vượt trội và kinh nghiệm để trở thành lực lượng nòng cốt bồi dưỡng, dẫn dắt, phát triển nguồn nhân lực tham mưu xây dựng pháp luật của tỉnh.
III. PHẠM VI, ĐỐI TƯỢNG
Nguồn nhân lực làm công tác tham mưu xây dựng pháp luật là đội ngũ cán bộ, công chức làm công tác nghiệp vụ tại cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh Cà Mau.
IV. NỘI DUNG
1. Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh trực tiếp chỉ đạo công tác xây dựng pháp luật thuộc phạm vi quản lý của địa phương.
- Cơ quan chủ trì: Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh.
- Cơ quan phối hợp: Các sở, ban, ngành tỉnh.
- Thời gian thực hiện: Thường xuyên.
2. Lựa chọn cán bộ, công chức có đủ kiến thức, năng lực vượt trội và kinh nghiệm để trở thành lực lượng nòng cốt nâng cao chất lượng tham mưu xây dựng pháp luật; sử dụng, phát huy có hiệu quả nguồn nhân lực có kinh nghiệm trong công tác tham mưu xây dựng pháp luật.
- Cơ quan chủ trì: Sở Tư pháp.
- Cơ quan phối hợp: Sở Nội vụ và các sở, ban, ngành tỉnh.
- Thời gian thực hiện: Thường xuyên.
3. Đề xuất giải pháp thu hút, đào tạo, bồi dưỡng, sử dụng để phát triển đội ngũ cán bộ, công chức tham mưu xây dựng pháp luật kế cận, bảo đảm tính kế thừa.
- Cơ quan chủ trì: Sở Nội vụ.
- Cơ quan phối hợp: Sở Tư pháp và các sở, ban, ngành tỉnh.
- Thời gian thực hiện: Thường xuyên.
4. Tổ chức tập huấn, bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng xây dựng pháp luật cho đội ngũ cán bộ, công chức thuộc thẩm quyền quản lý; tổ chức các buổi hội thảo trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm trong công tác xây dựng pháp luật.
- Cơ quan chủ trì: Sở Tư pháp.
- Cơ quan phối hợp: Các sở, ban, ngành tỉnh.
- Thời gian thực hiện: Thường xuyên.
5. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ số, công nghệ thông tin và các công nghệ khác của Cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư trong việc hỗ trợ công tác xây dựng pháp luật.
- Cơ quan chủ trì: Sở Thông tin và Truyền thông.
- Cơ quan phối hợp: Các sở, ban, ngành tỉnh.
- Thời gian thực hiện: Thường xuyên.
6. Tăng cường công tác giáo dục chính trị, tư tưởng, kỷ luật, kỷ cương, phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, lợi ích nhóm, cục bộ cho đội ngũ cán bộ, công chức làm công tác tham mưu xây dựng pháp luật.
- Cơ quan chủ trì: Các sở, ban, ngành tỉnh.
- Thời gian thực hiện: Thường xuyên.
V. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Giao Sở Tư pháp chủ trì, theo dõi, hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc các sở, ban, ngành tỉnh trong việc triển khai thực hiện Kế hoạch này, đảm bảo yêu cầu, mục tiêu, nhiệm vụ, tiến độ và báo cáo kết quả thực hiện theo quy định.
2. Thủ trưởng các sở, ban, ngành tỉnh triển khai thực hiện Kế hoạch này theo nhiệm vụ được phân công, bảo đảm đúng tiến độ, chất lượng, hiệu quả, tiết kiệm, tránh hình thức, lãng phí.
3. Sở Tài chính phối hợp với Sở Tư pháp và các cơ quan, đơn vị có liên quan thẩm định nhu cầu kinh phí; tham mưu cấp thẩm quyền bố trí kinh phí thực hiện Kế hoạch này. Đồng thời, hướng dẫn các đơn vị sử dụng ngân sách và thanh, quyết toán kinh phí theo quy định.
4. Kinh phí thực hiện Kế hoạch được bố trí từ dự toán chi thường xuyên ngân sách nhà nước, lồng ghép từ nguồn kinh phí thực hiện một số chương trình, đề án có liên quan đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt hoặc từ nguồn đóng góp, tài trợ của doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân trong, ngoài tỉnh và các nguồn hợp pháp khác theo quy định.
Trong quá trình thực hiện, phát sinh khó khăn, vướng mắc, đề nghị các cơ quan, tổ chức, cá nhân kịp thời phản ánh, kiến nghị bằng văn bản gửi về Ủy ban nhân dân tỉnh (qua Sở Tư pháp), để xem xét, giải quyết./.
| KT. CHỦ TỊCH |
- 1 Nghị quyết 27-NQ/TW năm 2022 về tiếp tục xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong giai đoạn mới do Ban Chấp hành Trung ương ban hành
- 2 Quyết định 916/QĐ-TTg năm 2024 phê duyệt Đề án phát triển nguồn nhân lực làm công tác tham mưu xây dựng pháp luật đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ đến năm 2030 do Thủ tướng Chính phủ ban hành