ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 218/KH-UBND | Hà Nội, ngày 29 tháng 11 năm 2018 |
PHÁT TRIỂN NUÔI TÔM CÀNG XANH TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI ĐẾN NĂM 2025
Thực hiện Kế hoạch của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Kế hoạch hành động quốc gia phát triển ngành tôm Việt Nam đến năm 2025 (Quyết định số 79/QĐ-TTg ngày 18/01/2018);
Xét đề nghị của liên Sở: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn - Kế hoạch và Đầu tư - Tài chính tại Tờ trình số 355/TTr-LS: SNN-KHĐT-TC, UBND Thành phố ban hành Kế hoạch phát triển nuôi tôm càng xanh trên địa bàn thành phố Hà Nội đến năm 2025 như sau:
1. Mục tiêu chung:
Xây dựng các vùng nuôi tôm càng xanh theo hướng chuyên canh, có sử dụng chế phẩm sinh học nhằm hạn chế ô nhiễm môi trường, thích ứng với biến đổi khí hậu; từng bước nâng cao năng suất, chất lượng đảm bảo an toàn thực phẩm nhằm đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trên địa bàn thành phố Hà Nội.
2. Mục tiêu cụ thể
- Giai đoạn 2019-2022:
Tăng diện tích, sản lượng, chất lượng và giá trị sản phẩm tôm càng xanh thông qua áp dụng các tiến bộ khoa học công nghệ, tổ chức lại sản xuất; xây dựng nền tảng cần thiết để thúc đẩy tăng trưởng bền vững ở giai đoạn tiếp theo.
Hình thành các vùng nuôi tôm càng xanh trên địa bàn thành phố Hà Nội với tổng diện tích là 30 ha, sản lượng đạt trên 60 tấn (Năng suất nuôi: Tôm - lúa trên 0,5 tấn/ha/vụ; bán thâm canh trên 1,5 tấn/ha/vụ; thâm canh trên 3,0 tấn/ha/vụ).
- Giai đoạn 2023-2025: Mở rộng các vùng nuôi tôm càng xanh thâm canh, bán thâm canh, cơ sở nuôi tôm hữu cơ (tôm - lúa), đầu tư đồng bộ hệ thống cơ sở hạ tầng, dịch vụ kỹ thuật. Đến năm 2025, diện tích đưa vào nuôi tôm càng xanh đạt 50 ha, sản lượng đạt được trên 80 tấn.
1. Xây dựng mô hình trình diễn nuôi tôm càng xanh thương phẩm
a) Năm 2019:
- Xây dựng mô hình nuôi nuôi tôm - lúa kết hợp (dự kiến năng suất đạt trên 0,5 tấn/ha) với tổng diện tích 03 ha tại các huyện: Ứng Hòa, Mỹ Đức, Phú Xuyên.
- Xây dựng mô hình nuôi bán thâm canh tôm càng xanh (dự kiến năng suất đạt trên 1,5 tấn/ha) với tổng diện tích 02 ha tại các huyện: Thanh Oai, Phú Xuyên.
b) Năm 2020:
Xây dựng mô hình nuôi bán thâm canh tôm càng xanh với tổng diện tích 02 ha tại các huyện: Phú Xuyên, Thanh Trì; mô hình nuôi thâm canh tôm càng xanh (dự kiến năng suất đạt trên 3 tấn/ha), với tổng diện tích 4 ha tại các huyện: Ba Vì, Ứng Hòa.
c) Năm 2021:
Xây dựng mô hình nuôi thâm canh tôm càng xanh với tổng diện tích 04 ha tại các huyện: Mỹ Đức, Ứng Hòa, Chương Mỹ và Ba Vì.
d) Năm 2022:
Xây dựng Mô hình nuôi thâm canh với tổng diện tích 04 ha tại các huyện: Ba Vì, Chương Mỹ, Thanh Oai và Phú Xuyên.
* Phương thức thực hiện: Trình tự, thủ tục thực hiện theo đúng các quy định tại Nghị định số 83/2018/NĐ-CP ngày 24/5/2018 của Chính phủ về khuyến nông và các văn bản hướng dẫn hiện hành.
2. Tuyên truyền, phổ biến kỹ thuật nuôi tôm càng xanh cho người nuôi trên địa bàn thành phố Hà Nội
- Phối hợp với sở, ban, ngành, đơn vị liên quan tuyên truyền trên các phương tiện thông tin cơ chế chính sách của Trung ương và Thành phố về phát triển nuôi tôm càng xanh.
- Tổ chức tuyên truyền, hướng dẫn các hộ dân về kỹ thuật nuôi; phòng, trị các bệnh; vận chuyển, bảo quản,... tôm càng xanh tại các vùng phát triển nuôi tôm càng xanh (Năm 2019 - 2022: 05 lớp/năm; từ năm 2023 - 2025: 03 lớp/năm).
- Biên soạn và phát hành tài liệu hướng dẫn người nuôi thủy sản trên địa bàn Thành phố tham khảo và ứng dụng: Từ năm 2019-2022, phát hành sổ tay tài liệu kỹ thuật nuôi tôm càng xanh đảm bảo an toàn môi trường, dịch bệnh và đảm bảo an toàn thực phẩm với số lượng 500 cuốn/năm; từ năm 2023-2025 triển khai in ấn tờ rơi về ứng dụng khoa học công nghệ, phòng trị bệnh cho tôm càng xanh,... số lượng 1.500 tờ/năm.
- Xây dựng phóng sự truyền hình giới thiệu mô hình nuôi tôm càng xanh tới đông đảo người nuôi trên địa bàn Thành phố (từ năm 2021 - 2023: Xây dựng 1-2 phóng sự/năm).
3. Tham quan học tập mô hình nuôi tôm càng xanh
Tổ chức 03 đoàn tham quan, học tập mô hình nuôi tôm càng xanh trong và ngoài Thành phố cho cán bộ quản lý, kỹ thuật và người dân thực hiện mô hình, người nuôi thủy sản:
Đoàn 1: Địa điểm tại các tỉnh miền Nam, số lượng 20 người/đoàn; thời gian đi năm 2019;
Đoàn 2: Địa điểm tại một số cơ sở nuôi tôm càng xanh trong thành phố Hà Nội, số lượng 40 người/đoàn; thời gian đi năm 2020;
Đoàn 3: Địa điểm tại một số cơ sở nuôi tôm càng xanh trong thành phố Hà Nội, số lượng 40 người/đoàn; thời gian đi năm 2021.
Công tác quan trắc, cảnh báo môi trường, dịch bệnh và giám sát chất lượng sản phẩm được thực hiện liên tục từ năm 2019-2025 tại một số cơ sở nuôi tôm càng xanh trên địa bàn thành phố Hà Nội.
a) Nội dung thực hiện quan trắc và cảnh báo môi trường, dịch bệnh
- Thực hiện quan trắc và cảnh báo môi trường nhằm phòng ngừa dịch bệnh tại các cơ sở nuôi từ đó đánh giá chất lượng nước của các ao nuôi và diễn biến dịch bệnh trong suốt quá trình nuôi nhằm kiểm soát chất lượng nước, dịch bệnh của các cơ sở nuôi:
Lấy mẫu và phân tích mẫu môi trường nước với các chỉ tiêu như sau: Nhu cầu oxy sinh hóa (BOD5); Nhu cầu oxy hóa học (COD); Nitơ amôn (NH4 ); Kim loại nặng (Pb, As,...), Thuốc bảo vệ thực vật nhóm Photpho hữu cơ,... Lấy 4 mẫu/ cơ sở nuôi /lần x 03 lần/năm.
Lấy mẫu phân tích một số mẫu bệnh thường gặp trên tôm càng xanh như sau: Bệnh YHV (bệnh đầu vàng); bệnh phát sáng; định lượng vi khuẩn tổng số,...; lấy 04 mẫu/cơ sở nuôi/lần x 04 lần/năm.
- Kết quả phân tích về tình hình ô nhiễm môi trường nước và tác nhân gây bệnh xảy ra với tôm càng xanh sẽ thông tin kịp thời đến từng hộ nuôi nhằm kiểm soát, chất lượng nước và tình hình dịch bệnh tại các vùng nuôi.
b) Nội dung giám sát chất lượng sản phẩm tôm càng xanh trong quá trình nuôi
- Triển khai công tác kiểm soát chất lượng sản phẩm tôm càng xanh tại các cơ sở nuôi, lấy mẫu giám sát an toàn thực phẩm trong từng giai đoạn nuôi nhằm đảm bảo sản phẩm sản xuất ra có các chỉ tiêu an toàn thực phẩm đảm bảo trước khi xuất bán ra thị trường cung cấp cho người tiêu dùng. Các chỉ tiêu giám sát bao gồm: Chloramphenicol; Malachite green; Dẫn xuất của Nitrofuran (AOZ); Quinolones; kim loại nặng (Hg, Pb),...
- Số lượng mẫu giám sát chất lượng sản phẩm: 04 mẫu/ cơ sở nuôi /lần x 03 lần/năm.
- Thực hiện tuyên truyền, quảng bá sản phẩm tôm càng xanh thương phẩm đảm bảo an toàn thực phẩm tới người tiêu dùng.
- Hỗ trợ kinh phí cấp giấy chứng nhận nuôi tôm càng xanh theo tiêu chuẩn Vietgap cho một số cơ sở nuôi,...
Căn cứ Nghị định số 83/2018/NĐ-CP ngày 24/5/2018 của Chính phủ về khuyến nông, ngân sách Thành phố hỗ trợ kinh phí để thực hiện các nội dung như bồi dưỡng, tập huấn, đào tạo, thông tin tuyên truyền, một phần kinh phí xây dựng mô hình trình diễn và nhân rộng mô hình, các tổ chức cá nhân tham gia các mô hình trình diễn đảm bảo kinh phí đối ứng để triển khai thực hiện mô hình.
Tổng kinh phí thực hiện Kế hoạch phát triển tôm càng xanh trên địa bàn thành phố Hà Nội từ năm 2019 - 2025 là: 15.554.260.000 đồng (Mười lăm tỷ năm trăm năm mươi tư triệu hai trăm sáu mươi nghìn đồng chẵn); trong đó:
Vốn ngân sách: 10.336.600.000 đồng;
Vốn khác (tổ chức, cá nhân): 5.217.660.000 đồng.
(Có phụ lục kèm theo)
1. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
- Chủ trì, phối hợp các sở, ngành, địa phương, đơn vị liên quan triển khai tổ chức thực hiện; hướng dẫn các tổ chức, cá nhân liên quan thực hiện các nội dung Kế hoạch đúng quy định.
- Hàng năm, căn cứ dự toán kinh phí tổng thể và tình hình triển khai thực hiện Kế hoạch, lập dự toán chi tiết, tổng hợp cùng dự toán kinh phí của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, gửi Sở Tài chính làm cơ sở bố trí kinh phí thực hiện theo quy định.
- Chủ trì tổ chức kiểm tra, đánh giá, tổng kết kết quả thực hiện Kế hoạch, báo cáo UBND Thành phố, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn theo quy định.
Căn cứ khả năng cân đối ngân sách, tham mưu UBND Thành phố bố trí kinh phí thực hiện Kế hoạch theo quy định.
3. Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Khoa học và Công nghệ và các sở, ngành có liên quan
Căn cứ chức năng, nhiệm vụ phối hợp Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và tổ chức thực hiện Kế hoạch.
4. Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã
Thông tin và tuyên truyền các chủ trương, chính sách của Trung ương và Thành phố về phát triển nuôi tôm càng xanh; phối hợp Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trong việc triển khai thực hiện Kế hoạch theo quy định.
5. Các tổ chức, cá nhân tham gia thực hiện Kế hoạch
Có trách nhiệm đảm bảo kinh phí đối ứng để xây dựng các mô hình trình diễn theo đúng quy định hiện hành của Nhà nước; tổ chức thực hiện Kế hoạch đảm bảo tiết kiệm, hiệu quả, đúng quy định.
Trên đây là Kế hoạch Phát triển nuôi tôm càng xanh trên địa bàn thành phố Hà Nội đến năm 2025; UBND thành phố Hà Nội yêu cầu các sở, ngành, địa phương, đơn vị liên quan tổ chức triển khai thực hiện đúng quy định./.
| TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
THỰC HIỆN KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN NUÔI TÔM CÀNG XANH TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI ĐẾN NĂM 2025
(Kèm theo Kế hoạch số 218/KH-UBND ngày 29 tháng 11/2018 của UBND Thành phố)
ĐVT: Triệu đồng
TT | Nội dung | Phân kỳ theo năm | Tổng | Trong đó | |||||||
2019 | 2020 | 2021 | 2022 | 2023 | 2024 | 2025 | Ngân sách | Đối ứng | |||
I | Xây dựng mô hình nuôi tôm càng xanh thương phẩm | 949,980 | 3.684,480 | 2.926,600 | 2.926,600 |
|
|
| 10.487,660 | 5.270,000 | 5.217,660 |
1 | Mô hình nuôi tôm-lúa | 184,200 |
|
|
|
|
|
| 184,200 | 92,100 | 92,100 |
2 | Mô hình nuôi bán thâm canh | 755,760 | 755,760 |
|
|
|
|
| 1.511,520 | 755,760 | 755,760 |
3 | Mô hình nuôi thâm canh |
| 2.913,200 | 2.913,200 | 2.913,200 |
|
|
| 8.739,600 | 4.369,800 | 4.369,800 |
4 | Chi khác | 10,020 | 15,520 | 13,400 | 13,400 |
|
|
| 52,340 | 52,340 |
|
II | Tuyên truyền, hướng dẫn kỹ thuật nuôi tôm càng xanh | 180,000 | 180,000 | 180,000 | 180,000 | 61,000 | 61,000 | 61,000 | 903,000 | 903,000 |
|
III | Tham quan học tập | 178,000 | 8,800 | 8,800 |
|
|
|
| 195,600 | 195,600 |
|
IV | Quan trắc và cảnh báo môi trường, dịch bệnh, giám sát chất lượng sản phẩm tại các cơ sở nuôi | 530,000 | 638,000 | 435,000 | 430,000 | 530,000 | 530,000 | 530,000 | 3.623,000 | 3.623,000 |
|
1 | Quản lý môi trường nước nuôi | 248,400 | 298,080 | 198,720 | 198,720 | 248,400 | 248,400 | 248,400 | 1.689,120 | 1.689,120 |
|
2 | Quản lý dịch bệnh trong quá trình nuôi | 70,640 | 84,768 | 56,512 | 56,512 | 70,640 | 70,640 | 70,640 | 480,352 | 480,352 |
|
3 | Kiểm tra chất lượng sản phẩm | 191,100 | 229,320 | 152,880 | 152,880 | 191,100 | 191,100 | 191,100 | 1.299,480 | 1.299,480 |
|
4 | Chi khác | 19,860 | 25,832 | 26,888 | 21,888 | 19,860 | 19,860 | 19,860 | 154,048 | 154,048 |
|
V | Xúc tiến thương mại |
|
| 85,000 | 170,000 | 90,000 |
|
| 345,000 | 345,000 |
|
Tổng | 1.837,980 | 4.511,280 | 3.635,400 | 3.706,600 | 681,000 | 591,000 | 591,000 | 15.554,260 | 10.336,600 | 5.217,600 |
- 1 Quyết định 796/QĐ-UBND năm 2018 về Kế hoạch hành động phát triển ngành tôm tỉnh Quảng Ngãi đến năm 2025
- 2 Kế hoạch 46/KH-UBND năm 2019 về phát triển ngành tôm đến năm 2025 trên địa bàn tỉnh Kiên Giang
- 3 Kế hoạch 34/KH-UBND về phát triển nuôi tôm thâm canh, siêu thâm canh và xây dựng liên kết chuỗi tiêu thụ sản phẩm trên địa bàn tỉnh Cà Mau năm 2020
- 4 Kế hoạch 14523/KH-UBND năm 2021 về Phát triển sản xuất tôm càng xanh trên địa bàn tỉnh Đồng Nai giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030
- 5 Nghị quyết 110/NQ-HĐND năm 2021 về phát triển Ninh Thuận thành Trung tâm sản xuất tôm giống chất lượng cao của cả nước giai đoạn 2021-2030