ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 46/KH-UBND | Kiên Giang, ngày 21 tháng 03 năm 2019 |
HÀNH ĐỘNG PHÁT TRIỂN NGÀNH TÔM ĐẾN NĂM 2025 TỈNH KIÊN GIANG
Thực hiện Quyết định số 79/QĐ-TTg ngày 18/01/2018 của Thủ tướng Chính phủ, về việc ban hành Kế hoạch hành động Quốc gia phát triển ngành tôm Việt Nam đến năm 2025.
Căn cứ Quyết định số 4430/QĐ-BNN-TCTS ngày 09/11/2018 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, về phê duyệt Kế hoạch thực hiện Quyết định số 79/QĐ-TTg ngày 18/01/2018 của Thủ tướng Chính phủ, về việc ban hành Kế hoạch hành động Quốc gia phát triển ngành tôm VN đến năm 2025.
Căn cứ Quyết định số 2798/QĐ-UBND ngày 12/12/2016 của Ủy ban nhân dân tỉnh Kiên Giang, về phê duyệt Chương trình phát triển nuôi tôm công nghiệp - bán công nghiệp vùng Tứ giác Long Xuyên và vùng U Minh Thượng đến năm 2020; Quyết định số 41/QĐ-UBND ngày 09/01/2017 của UBND tỉnh Kiên Giang về việc phê duyệt Điều chỉnh quy hoạch phát triển nông nghiệp - nông thôn gắn với cơ cấu lại ngành nông nghiệp tỉnh Kiên Giang đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030.
Ủy ban nhân dân tỉnh xây dựng Kế hoạch hành động phát triển ngành tôm đến năm 2025 trên địa bàn tỉnh Kiên Giang, như sau:
1. Mục tiêu tổng quát
- Ứng dụng quy trình kỹ thuật, công nghệ tiên tiến vào sản xuất để nâng cao năng suất, sản lượng, đạt hiệu quả kinh tế và bảo vệ môi trường sinh thái trong nuôi tôm nước lợ. Sản xuất ra khối lượng hàng hóa lớn, đảm bảo chất lượng để cung cấp chủ yếu cho xuất khẩu.
- Tạo được những vùng sản xuất ổn định, hợp lý dựa trên cơ sở khoa học và thực tiễn sản xuất để khai thác hiệu quả tiềm năng trên toàn tỉnh.
- Từng bước tổ chức chuỗi liên kết hợp tác trong quá trình sản xuất từ khâu sản xuất, cung ứng vật tư đầu vào đến nuôi thương phẩm và tiêu thụ sản phẩm. Tập trung xây dựng thương hiệu Tôm Kiên Giang trên thị trường tiêu thụ trong và ngoài nước.
- Từng bước xây dựng chuỗi sản xuất tôm an toàn dịch bệnh phục vụ xuất khẩu.
2. Mục tiêu cụ thể
2.1. Giai đoạn 2018-2020
- Tăng năng suất, sản lượng, chất lượng và giá trị sản phẩm thông qua áp dụng các tiến bộ về khoa học công nghệ.
+ Đến năm 2020, tổng diện tích nuôi tôm nước lợ đạt 127.850 ha (công nghiệp- bán công nghiệp 5.000 ha; tôm- lúa 94.400 ha; quảng canh cải tiến 28.450 ha).
+ Chuyển đổi diện tích nuôi quảng canh cải tiến (QCCT) ở một số vùng quy hoạch nuôi chuyên tôm sang hình thức nuôi công nghiệp- bán công nghiệp (CN-BCN), diện tích nuôi tôm công nghiệp- bán công nghiệp đạt 5.000 ha (vùng Tứ giác Long Xuyên là 4.700 ha; vùng U Minh Thượng là 300 ha).
+ Sản lượng tôm nuôi nước lợ đạt 97.550 tấn (công nghiệp- bán công nghiệp 43.650 tấn; tôm - lúa 41.900 tấn; quảng canh cải tiến 12.000 tấn).
- Khai thác tốt và nhân rộng mô hình Điểm giao giống thủy sản tập trung vùng U Minh Thượng.
- Thực hiện Dự án Hệ thống trạm quan trắc môi trường nước tự động phục vụ nuôi trồng thủy sản kết hợp bảo vệ môi trường trên địa bàn tỉnh Kiên Giang.
2.2. Giai đoạn 2021- 2025
Hình thành ngành công nghiệp tôm công nghệ cao và nuôi tôm - lúa và QCCT quy mô lớn, được tổ chức sản xuất hợp lý, có hệ thống cơ sở hạ tầng, dịch vụ kỹ thuật được đầu tư đồng bộ, hiệu quả và bền vững.
- Tổng diện tích nuôi tôm nước lợ đạt 129.450 ha; trong đó nuôi CN-BCN 10.000 ha, tôm- lúa 94.400 ha (trong đó diện tích nuôi tôm càng xanh đạt 22.000 ha), QCCT 25.050 ha.
- Tổng sản lượng tôm nuôi đạt 133.850 tấn; bao gồm: Tôm CN-BCN 81.400 tấn, tôm- lúa 42.300 tấn (sản lượng tôm càng xanh đạt 10.000 tấn), tôm QCCT 10.150 tấn.
- Phát huy tiềm năng về điều kiện tự nhiên, đặc biệt là lợi thế về nuôi tôm sú và các lợi thế về thị trường, công nghệ chế biến, kinh nghiệm của người dân để phát triển ngành tôm hiệu quả, bền vững, thích ứng với biến đổi khí hậu.
- Phát triển ngành tôm theo hướng công nghiệp công nghệ cao với quy mô lớn và công nghệ phù hợp, thân thiện môi trường, tạo ra sản phẩm có chất lượng cao (tôm sinh thái, hữu cơ, đạt các chứng nhận ...) hướng tới không sử dụng hóa chất, thuốc kháng sinh ở tất cả các phương thức nuôi, tất cả các khâu trong chuỗi sản xuất và tiêu thụ sản phẩm tôm.
- Phát triển ngành tôm theo tư duy hệ thống và chuỗi giá trị trên cơ sở tổ chức lại sản xuất theo hướng hợp tác của nhóm hộ sản xuất nhỏ lẻ, để tạo vùng sản xuất nguyên liệu quy mô lớn, tạo đầu mối để liên kết với các doanh nghiệp cung ứng vật tư đầu vào và tiêu thụ sản phẩm; trong đó doanh nghiệp đóng vai trò là trụ cột, là đầu tàu và động lực của toàn chuỗi giá trị.
- Giai đoạn từ năm 2019 - 2025 sẽ tiếp tục chuyển đổi một phần diện tích chuyên lúa sang nuôi tôm - lúa ở những nơi bị ảnh hưởng xâm nhập mặn vào mùa khô tại vùng U Minh Thượng và một phần ở vùng Tứ giác Long Xuyên (Hòn Đất, Kiên Lương,...) trên 20.000 ha, nhằm thích ứng với điều kiện biến đổi khí hậu, xâm nhập mặn ngày càng sâu hiện nay.
1. Đối với nuôi tôm công nghiệp - bán công nghiệp
- Đẩy mạnh triển khai Chương trình phát triển nuôi tôm CN-BCN vùng Tứ giác Long Xuyên và vùng U Minh Thượng đến năm 2020, theo Quyết định số 2798/QĐ-UBND ngày 12/12/2016; trong đó, ưu tiên thực hiện một số đề án mang tính cấp thiết, như:
+ Đề án Quan trắc, cảnh báo môi trường và giám sát dịch bệnh trong nuôi trồng thủy sản.
+ Đề án Ứng dụng kỹ thuật công nghệ cao, tiết kiệm nước vào nuôi tôm công nghiệp theo hướng VietGAP trên địa bàn tỉnh Kiên Giang.
+ Đề án Phát triển giống cây nông, lâm nghiệp, giống vật nuôi và giống thủy sản đến năm 2020.
- Tăng cường nghiên cứu, ứng dụng công nghệ mới, công nghệ cao và công nghệ phù hợp để tăng năng suất, bảo vệ môi trường, hạn chế rủi ro, nâng cao chất lượng sản phẩm và giá trị gia tăng.
- Tăng cường công tác thanh, kiểm tra các cơ sở sản xuất, phân phối con giống, thức ăn, thuốc, hóa chất và vật tư phục vụ nuôi tôm trên phạm vi toàn tỉnh. Giám sát chặt chẽ chất lượng, giá thức ăn cung cấp cho sản xuất tôm để đảm bảo thị trường không bị thao túng ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất.
- Tổ chức hướng dẫn các cơ sở, công ty nuôi tôm xây dựng cơ sở nuôi tôm thương phẩm an toàn dịch bệnh, theo quy định tại Thông tư số 14/2016/TT- BNNPTNT ngày 02/6/2016 của Bộ Nông nghiệp và PTNT.
- Quản lý và kiểm soát chặt chẽ dư lượng kháng sinh, hóa chất, nguồn nước cấp, nước thải của các cơ sở sản xuất, chế biến tôm công nghiệp tập trung.
2. Đối với tôm lúa, tôm quảng canh- quảng canh cải tiến
- Tăng cường triển khai thực hiện Quyết định số 1192/QĐ-UBND ngày 22/5/2018 của UBND tỉnh Kiên Giang về phê duyệt Kế hoạch chuyển đổi cơ cấu cây trồng từ trồng lúa sang trồng cây hàng năm, cây lâu năm, trồng lúa kết hợp nuôi trồng thủy sản trên đất trồng lúa giai đoạn 2017 - 2020 trên địa bàn tỉnh Kiên Giang.
- Xác định nuôi tôm- lúa là loại hình đặc trưng và quan trọng trong cơ cấu nuôi tôm của tỉnh Kiên Giang. Theo định hướng phát triển chung của ngành, trong thời gian tới mô hình này sẽ tập trung đầu tư hạ tầng, kỹ thuật và công nghệ để cải thiện năng suất và giá trị sản phẩm tôm nuôi.
- Tổ chức nghiên cứu, tổng kết các mô hình thành công và hướng dẫn cho người sản xuất áp dụng các mô hình, phương thức nuôi tôm QCCT phù hợp (thả giống lớn, kết hợp trồng rong, cỏ năng trong ao tôm, bổ sung thức ăn, chế phẩm sinh học,...) trong điều kiện xâm nhập mặn, biến đổi khí hậu, để tăng năng suất, sản lượng, chất lượng sản phẩm.
- Tổ chức liên kết giữa các doanh nghiệp cung ứng con giống đã được ương lớn (cỡ PL 30-45 ngày tuổi) và thu mua tiêu thụ với các hộ nuôi nhỏ lẻ đã được liên kết thành hợp tác xã, tổ hợp tác để chủ động và kiểm soát được nguồn nguyên liệu, sản xuất an toàn, bền vững.
- Xây dựng, nâng cấp cơ sở hạ tầng thủy lợi, giao thông, điện phục vụ các vùng sản xuất tôm nguyên liệu.
- Xây dựng thương hiệu, chỉ dẫn địa lý cho sản phẩm tôm- lúa, QCCT... của các huyện vùng U Minh Thượng và xúc tiến thương mại, mở rộng thị trường cho các sản phẩm tôm.
3. Đối với tôm càng xanh
Tôm càng xanh tập trung phát triển tại các huyện vùng U Minh Thượng như: Vĩnh Thuận, U Minh Thượng, An Biên, An Minh và Gò Quao. Để phát triển hiệu quả và bền vững trong điều kiện biến đổi khí hậu, cần tập trung:
- Nghiên cứu, chuyển giao các công nghệ sản xuất giống tiên tiến, tạo ra con giống tôm càng xanh (nhất là tôm càng xanh toàn đực), cung ứng đủ con giống đảm bảo chất lượng với nhu cầu từ 200- 250 triệu post/năm, phục vụ nuôi tôm thương phẩm.
- Nghiên cứu, tổng kết các mô hình nuôi hiệu quả để phổ biến, nhân rộng để góp phần tăng năng suất, chất lượng và hiệu quả sản xuất.
- Kiểm soát chặt chẽ nguồn giống, thức ăn, thuốc hóa chất và chất lượng sản phẩm ở các vùng sản xuất tập trung.
1. Về tổ chức lại sản xuất
- Tổ chức lại sản xuất theo hướng khép kín từ sản xuất đến chế biến, tiêu thụ gắn sản phẩm bằng đổi mới phương thức hoạt động của các thành phần kinh tế, xây dựng mối hợp tác, liên kết đa dạng, bền vững trong sản xuất, phục vụ sản xuất và tiêu thụ sản phẩm, hình thành chuỗi giá trị và thực hiện chia sẻ lợi ích giữa các thành phần kinh tế cùng tham gia.
- Đánh số vùng nuôi tôm để phục vụ cho công tác quản lý và truy xuất nguồn gốc sản phẩm, cấp giấy chứng nhận GAP, sinh thái, hữu cơ... để nâng cao giá trị sản phẩm tôm.
- Đầu tư cơ sở vật chất kỹ thuật để áp dụng công nghệ thông tin vào quản lý, sản xuất ngành tôm. Ứng dụng công nghệ tin học, viễn thám để quản lý môi trường, dịch bệnh ở các vùng nuôi tập trung.
- Duy trì và tăng cường chất lượng sinh hoạt câu lạc bộ nuôi tôm công nghiệp, dần tiến đến thành lập Hiệp hội nuôi tôm công nghiệp - bán công nghiệp tỉnh, nhằm phát triển loại hình nuôi tôm CN - BCN tương xứng với tiềm năng của tỉnh.
- Rà soát, bổ sung quy hoạch nuôi tôm trên địa bàn tỉnh đối với những khu vực có điều kiện phù hợp (nhất là quy hoạch tôm - lúa), nhằm thích ứng với biến đổi khí hậu, gắn với tái cơ cấu ngành Nông nghiệp trong thời gian tới. Kiên quyết xử lý những trường hợp nuôi tôm tự phát, phá vỡ quy hoạch của tỉnh.
- Tăng cường quản lý nhà nước trên các lĩnh vực nuôi trồng, nhất là về giống, thức ăn và vệ sinh thú y thủy sản; cơ cấu mùa vụ và thời vụ thả nuôi; quy trình kỹ thuật nuôi; chất lượng, an toàn vệ sinh sản phẩm và môi trường nuôi,... bảo đảm phát triển bền vững.
2. Tăng cường đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng vùng nuôi
- Tập trung nguồn lực đến năm 2020, phấn đấu hoàn chỉnh đầu tư hệ thống thủy lợi, giao thông, điện phục vụ sản xuất các vùng sản xuất tôm trọng điểm của tỉnh gồm: Vùng Tứ giác Long Xuyên và U Minh Thượng. Kết hợp đầu tư hoàn chỉnh hệ thống đê biển, cống kiểm soát lũ, mặn ở các khu vực, vùng dự án nhằm hỗ trợ phát huy hiệu quả đầu tư phát triển. Tạo điều kiện cho các nhà đầu tư đưa diện tích đã giao cho thuê vào sản xuất; đồng thời thu hút thêm các nhà đầu tư mở rộng quy mô nuôi.
- Triển khai thực hiện Dự án Hệ thống trạm quan trắc môi trường nước tự động phục vụ nuôi trồng thủy sản kết hợp bảo vệ môi trường trên địa bàn tỉnh Kiên Giang.
3. Tăng cường năng lực sản xuất, cung ứng giống
- Triển khai đầu tư xây dựng hạ tầng Trung tâm Giống thủy sản Phú Quốc; kêu gọi và tạo điều kiện thuận lợi để các nhà đầu tư xây dựng các cơ sở sản xuất giống tôm, cá nước mặn, nước lợ tại khu sản xuất giống tập trung. Khuyến khích, hỗ trợ, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp đang nuôi tôm vùng nuôi công nghiệp tập trung sản xuất, cung ứng giống cho sản xuất của mình và cho hộ dân nuôi ở tỉnh.
- Đầu tư cơ sở vật chất kỹ thuật, trang thiết bị cho các trại sản xuất giống thủy sản do Trung tâm Khuyến nông tỉnh, Trung tâm Giống Nông lâm ngư nghiệp tỉnh quản lý để tổ chức sản xuất cung ứng giống ổn định vào năm 2025.
- Khai thác tốt và phát triển các Điểm giao dịch tôm giống tập trung để kiểm soát có hiệu quả nguồn tôm giống nhập tỉnh, giúp người dân thuận tiện trong việc chọn mua con giống chất lượng tốt để thả nuôi.
4. Về khoa học công nghệ
- Tập trung nghiên cứu ứng dụng tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất giống, ứng dụng các chế phẩm sinh học trong nuôi trồng, phòng chống dịch bệnh, xử lý môi trường nuôi.
- Áp dụng quy trình thực hành nuôi tốt theo tiêu chuẩn VietGAP, GlobalGap, ASC,... hoàn thiện và thực hiện quy trình nuôi tôm- lúa sinh thái, nhằm tạo sản phẩm có sự khác biệt, tăng giá trị sản phẩm nuôi, từ đó làm cơ sở đăng ký thương hiệu và truy xuất nguồn gốc xuất xứ các sản phẩm chủ lực,...
- Thực hiện có hiệu quả việc chuyển giao và ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật trong sản xuất giống, nuôi thương phẩm tôm nước lợ nhằm tăng năng suất, sản lượng như ứng dụng kỹ thuật công nghệ cao, tiết kiệm nước vào nuôi tôm công nghiệp đạt tiêu chuẩn VietGAP. Triển khai các quy trình nuôi sinh thái nhằm tạo sản phẩm an toàn, nâng cao giá trị và phát triển bền vững.
5. Về cơ chế chính sách
- Rà soát bổ sung, thực hiện chính sách cho thuê đất đai, mặt nước để nuôi trồng thủy sản; chính sách tín dụng, hỗ trợ đầu tư sản xuất giống, xây dựng kết cấu hạ tầng vùng nuôi; chính sách khuyến khích hỗ trợ các doanh nghiệp đầu tư phát triển sản xuất, hợp tác, liên kết sản xuất, tiêu thụ sản phẩm, xây dựng cơ sở chế biến gắn với vùng nguyên liệu.
- Tập huấn, chuyển giao kỹ thuật; đào tạo, phát triển nguồn nhân lực phục vụ nuôi trồng. Nghiên cứu đề xuất cơ chế, chính sách khuyến khích, hỗ trợ các doanh nghiệp đào tạo nguồn nhân lực theo yêu cầu; có chính sách thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao làm chuyên gia, tư vấn cho các chương trình, dự án phát triển ngành tôm của tỉnh.
6. Giải pháp về vốn
- Nguồn vốn từ ngân sách để thực hiện các dự án đầu tư nuôi trồng thủy sản lồng ghép vào các chương trình, dự án của Trung ương và các quy hoạch của địa phương được phê duyệt. Cụ thể, lồng ghép nguồn vốn hàng năm thực hiện dự án xây dựng các mô hình trình diễn của Trung ương, địa phương và chính sách hỗ trợ VietGAP theo Thông tư liên tịch số 42/2013/TTLT-BNNPTNT-BTC-BKHĐT ngày 16/10/2013 của liên Bộ: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư.
- Tích cực huy động tối đa các nguồn lực, tạo mọi điều kiện thuận lợi để thu hút đầu tư từ các thành phần kinh tế, với nhiều hình thức để đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng đồng bộ; trong đó, ưu tiên đầu tư hạ tầng nuôi tôm tập trung, hạ tầng vùng sản xuất giống tập trung,...
1. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
- Tổ chức giám sát, kiểm soát bệnh dịch trên tôm nuôi; kiểm soát và quản lý chất lượng con giống, vật tư đầu vào, các cơ sở sản xuất, kinh doanh vật tư trong nuôi trồng thủy sản, các cơ sở thu gom, chế biến tôm nguyên liệu, xử lý nghiêm các vi phạm.
- Ngăn chặn nạn bơm chích tạp chất vào tôm nguyên liệu; xử lý nghiêm các hành vi vi phạm.
- Xây dựng kế hoạch liên kết vùng để phát huy lợi thế, tiềm năng ngành tôm của tỉnh, phát triển các mô hình sản xuất sinh thái, hữu cơ, không sử dụng hóa chất kháng sinh.
- Đẩy mạnh thông tin, tuyên truyền, hướng dẫn người dân áp dụng các tiến bộ khoa học, công nghệ mới vào nuôi tôm, nuôi tôm an toàn sinh học, nuôi tôm sạch.
- Tổ chức triển khai có hiệu quả các chương trình, đề án, dự án phục vụ phát triển nuôi tôm trên địa bàn tỉnh. Lồng ghép các chương trình, đề án, dự án phát triển kinh tế- xã hội có liên quan.
2. Sở Khoa học và Công nghệ
- Ưu tiên bố trí vốn sự nghiệp khoa học cho các đề tài, dự án phát triển ngành tôm và đề xuất chương trình khoa học công nghệ cho tôm nước lợ.
- Rà soát các cơ chế, chính sách huy động nguồn lực từ các doanh nghiệp và các tổ chức khác tham gia vào nghiên cứu, ứng dụng khoa học công nghệ vào phát triển ngành tôm.
3. Sở Công Thương
- Tổ chức thông tin thị trường, hỗ trợ doanh nghiệp, xúc tiến thương mại, xây dựng thương hiệu, mở rộng thị trường.
- Phối hợp với các đơn vị chuyên môn trong ngành nông nghiệp và các ngành, đơn vị có liên quan trong quản lý sản xuất, kinh doanh các sản phẩm đầu vào phục vụ sản xuất của ngành tôm.
4. Sở Kế hoạch và Đầu tư
- Phối hợp với Sở Nông nghiệp và PTNT, Trung tâm Xúc tiến Đầu tư Thương mại và Du lịch tỉnh nghiên cứu, có các giải pháp huy động nguồn lực để thực hiện các chương trình, đề án, dự án phát triển ngành tôm.
- Phối hợp với Sở Nông nghiệp và PTNT, Sở Tài chính cân đối nguồn vốn để đầu tư cơ sở hạ tầng cho vùng sản xuất giống và vùng nuôi tôm tập trung.
5. Sở Tài Chính
Tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh cân đối, bố trí kinh phí thực hiện các nội dung chi sự nghiệp thuộc thẩm quyền trong khả năng cân đối ngân sách và các nguồn tài chính hợp pháp khác theo quy định.
6. Chi nhánh Ngân hàng Nhà nước Việt Nam tỉnh
- Triển khai kịp thời, có hiệu quả các cơ chế, chính sách tín dụng hỗ trợ phát triển lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn, đặc biệt các chính sách tín dụng ưu đãi hỗ trợ phát triển ngành tôm.
- Chỉ đạo các tổ chức tín dụng cân đối nguồn vốn và tạo điều kiện thuận lợi cho tổ chức, cá nhân tiếp cận nguồn tín dụng để thực hiện các phương án, dự án theo Kế hoạch này; áp dụng các giải pháp hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn cho khách hàng trong trường hợp gặp thiên tai, dịch bệnh theo quy định hiện hành.
7. UBND các huyện, thành phố có nuôi tôm
- Chỉ đạo các phòng, đơn vị trực thuộc, các tổ chức chính trị- xã hội ở địa phương tăng cường công tác tuyên truyền về tác hại đối với sức khỏe người tiêu dùng khi sử dụng hóa chất, kháng sinh cấm, ngoài danh mục trong nuôi tôm và bơm chích tạp chất trong tôm nguyên liệu; vận động người dân tham gia phát hiện tố giác các hành vi vi phạm để xử lý kịp thời.
- Tăng cường quản lý các cơ sở sản xuất nhỏ lẻ sản xuất thực phẩm an toàn; trọng tâm là các cơ sở sản xuất kinh doanh giống và nuôi tôm nhỏ lẻ đã được UBND tỉnh phân cấp quản lý.
- Phối hợp với Sở Nông nghiệp và PTNT trong việc thanh, kiểm tra và xử lý các trường hợp vi phạm trong quản lý chất lượng con giống, vật tư đầu vào, các cơ sở sản xuất, kinh doanh vật tư trong nuôi trồng thủy sản, các cơ sở thu mua, chế biến tôm.
Trong quá trình thực hiện, có khó khăn, vướng mắc đề nghị các sở, ngành và địa phương có liên quan báo cáo, đề xuất về Ủy ban nhân dân tỉnh (thông qua Sở Nông nghiệp và PTNT) để được xem xét, giải quyết kịp thời.
Giao Sở Nông nghiệp và PTNT hướng dẫn, theo dõi, kiểm tra, đôn đốc, định kỳ, đột xuất tổng hợp, báo cáo kết quả thực hiện về cho Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Ủy ban nhân dân tỉnh./.
| KT. CHỦ TỊCH |
ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NGÀNH TÔM ĐẾN NĂM 2020 TỈNH KIÊN GIANG
(Kèm theo Kế hoạch số 46/KH-UBND ngày 21/3/2019 của UBND tỉnh Kiên Giang)
STT | Đơn vị | Tổng DT (ha) | Ước tổng sản lượng (tấn) | Chia ra theo mô hình nuôi | |||||||||
Nuôi tôm thâm canh- bán TC | Nuôi tôm lúa | QCCT | |||||||||||
Diện tích (ha) | Sản lượng (tấn) | Tôm chân trắng | Diện tích (ha) | Sản lượng (tấn) | Tôm càng xanh | Diện tích (ha) | Sản lượng (tấn) | ||||||
DT (ha) | SL (tấn) | DT (ha) | Sản lượng (tấn) | ||||||||||
1 | Hà Tiên | 2,750 | 7,840 | 800 | 7,040 | 800 | 7,040 |
| 0 |
|
| 1,950 | 800 |
2 | Kiên Lương | 7,600 | 24,130 | 2,500 | 22,130 | 2,500 | 22,130 | 800 | 400 |
|
| 4,300 | 1,600 |
3 | Giang Thành | 4,100 | 10,680 | 1,100 | 9,680 | 1,100 | 9,680 |
| 0 |
|
| 3,000 | 1,000 |
4 | Hòn Đất | 2,500 | 2,800 | 200 | 1,600 | 200 | 1,600 | 1,100 | 500 |
|
| 1,200 | 700 |
5 | An Biên | 23,800 | 9,400 | 100 | 800 | 100 | 800 | 21,200 | 7,500 | 1000 | 300 | 2,500 | 1,100 |
6 | An Minh | 47,900 | 21,800 | 100 | 800 | 100 | 800 | 39,000 | 16,500 | 7,000 | 2,500 | 8,800 | 4,500 |
7 | Vĩnh Thuận | 26,700 | 14,700 | 200 | 1,600 | 200 | 1,600 | 21,500 | 11,000 | 10,000 | 5,500 | 5,000 | 2,100 |
8 | UM Thượng | 8,500 | 3,500 |
|
|
|
| 8,500 | 3,500 | 3,000 | 1,500 |
| 0 |
9 | Gò Quao | 4,000 | 2,700 |
|
|
|
| 2,300 | 2,500 | 1,000 | 200 | 1,700 | 200 |
Tổng | 127,850 | 97,550 | 5,000 | 43,650 | 5,000 | 43,650 | 94,400 | 41,900 | 22,000 | 10,000 | 28,450 | 12,000 |
ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NGÀNH TÔM ĐẾN NĂM 2025 TỈNH KIÊN GIANG
(Kèm theo kế hoạch số 46/KH-UBND ngày 21/3/2019 của UBND tỉnh Kiên Giang)
STT | Đơn vị | Tổng DT (ha) | Ước tổng sản lượng (tấn) | Chia ra theo mô hình nuôi | |||||||||
Nuôi tôm thâm canh- bán TC | Nuôi tôm lúa | QCCT | |||||||||||
Diện tích (ha) | Sản lượng (tấn) | Tôm chân trắng | Diện tích (ha) | Sản lượng (tấn) | Tôm càng xanh | Diện tích (ha) | Sản lượng (tấn) | ||||||
DT (ha) | SL (tấn) | DT (ha) | Sản lượng (tấn) | ||||||||||
1 | Hà Tiên | 2,850 | 13,600 | 1,600 | 13,200 | 1,600 | 13,200 |
| 0 |
|
| 1,250 | 400 |
2 | Kiên Lương | 8,900 | 48,700 | 5,600 | 47,500 | 5,600 | 47,500 | 800 | 450 |
|
| 2,500 | 750 |
3 | Giang Thành | 4,100 | 17,900 | 2,000 | 17,200 | 2,000 | 17,200 |
| 0 |
|
| 2,100 | 700 |
4 | Hòn Đất | 2,800 | 3,050 | 500 | 2,200 | 500 | 2,200 | 1,100 | 500 |
|
| 1,200 | 350 |
5 | An Biên | 23,800 | 9,150 | 100 | 450 | 100 | 450 | 21,200 | 7,600 | 1000 | 300 | 2.500 | 1,100 |
6 | An Minh | 47,900 | 21,450 | 100 | 450 | 100 | 450 | 39,000 | 16,500 | 7,000 | 2,500 | 8,800 | 4,500 |
7 | Vĩnh Thuận | 26,600 | 13,600 | 100 | 400 | 100 | 400 | 21,500 | 11,100 | 10,000 | 5,500 | 5,000 | 2,100 |
8 | UM Thượng | 8,500 | 3,600 |
| 0 |
| 0 | 8,500 | 3,600 | 3,000 | 1,500 |
| 0 |
9 | Gò Quao | 4,000 | 2,800 |
| 0 |
| 0 | 2,300 | 2,550 | 1,000 | 200 | 1,700 | 250 |
Tổng | 129,450 | 133,850 | 10,000 | 81,400 | 10,000 | 81,400 | 94,400 | 42,300 | 22,000 | 10,000 | 25,050 | 10,150 |
- 1 Kế hoạch 3809/KH-UBND năm 2018 về phát triển ngành tôm tỉnh Bến Tre đến năm 2025
- 2 Quyết định 1900/QĐ-UBND năm 2018 ban hành Kế hoạch hành động phát triển ngành tôm tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu đến năm 2025
- 3 Kế hoạch 60/KH-UBND năm 2018 về hành động phát triển ngành tôm tỉnh Cà Mau đến năm 2025
- 4 Quyết định 79/QĐ-TTg năm 2018 về Kế hoạch hành động quốc gia phát triển ngành tôm Việt Nam đến năm 2025 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 5 Quyết định 41/QĐ-UBND năm 2017 phê duyệt Điều chỉnh quy hoạch phát triển nông nghiệp - nông thôn gắn với cơ cấu lại ngành nông nghiệp tỉnh Kiên Giang đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030
- 6 Thông tư 14/2016/TT-BNNPTNT Quy định về vùng, cơ sở an toàn dịch bệnh động vật do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 7 Thông tư liên tịch 42/2013/TTLT-BNNPTNT-BTC-BKHĐT hướng dẫn thực hiện Quyết định 01/2012/QĐ-TTg về chính sách hỗ trợ việc áp dụng Quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt trong nông, lâm nghiệp và thủy sản do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn - Bộ Tài chính - Bộ Kế hoạch và Đầu tư ban hành
- 1 Kế hoạch 60/KH-UBND năm 2018 về hành động phát triển ngành tôm tỉnh Cà Mau đến năm 2025
- 2 Quyết định 1900/QĐ-UBND năm 2018 ban hành Kế hoạch hành động phát triển ngành tôm tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu đến năm 2025
- 3 Kế hoạch 3809/KH-UBND năm 2018 về phát triển ngành tôm tỉnh Bến Tre đến năm 2025
- 4 Kế hoạch 218/KH-UBND năm 2018 về phát triển nuôi tôm càng xanh trên địa bàn Thành phố Hà Nội đến năm 2025
- 5 Kế hoạch 14523/KH-UBND năm 2021 về Phát triển sản xuất tôm càng xanh trên địa bàn tỉnh Đồng Nai giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030