ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 2203/KH-UBND | Điện Biên, ngày 07 tháng 8 năm 2017 |
Căn cứ Quyết định số 62/2013/QĐ-TTg ngày 10 tháng 12 năm 2013 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách khuyến khích phát triển hợp tác, liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ nông sản, xây dựng cánh đồng lớn;
Căn cứ Thông tư số 15/2014/TT-BNNPTNT ngày 29 tháng 4 năm 2014 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn thực hiện một số điều tại Quyết định số 62/2013/QĐ-TTg ngày 25 tháng 10 năm 2013 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách khuyến khích phát triển hợp tác, liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ nông sản, xây dựng cánh đồng lớn;
Căn cứ Quyết định số 25/2015/QĐ-UBND ngày 26 tháng 11 năm 2015 của UBND tỉnh Điện Biên về việc ban hành mức hỗ trợ từ ngân sách nhà nước nhằm khuyến khích phát triển hợp tác, liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ nông sản, xây dựng cánh đồng lớn trên địa bàn tỉnh Điện Biên; Quyết định số 1448/QĐ-UBND ngày 24/12/2015 của UBND tỉnh Điện Biên ban hành quy định tiêu chí cánh đồng lớn trên địa bàn tỉnh Điện Biên; Quyết định số 1122/QĐ-UBND ngày 9/9/2016 của UBND tỉnh Điện Biên về sửa đổi, bổ sung tiêu chí về quy mô diện tích một số cây trồng thực hiện cánh đồng lớn trên địa bàn tỉnh Điện Biên.
Ủy ban nhân dân tỉnh Điện Biên ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện cánh đồng lớn trên địa bàn tỉnh Điện Biên giai đoạn 2017-2021, định hướng đến năm 2026, cụ thể như sau:
- Thực hiện có hiệu quả chính sách khuyến khích phát triển hợp tác, liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ nông sản, xây dựng cánh đồng lớn và Quyết định số 25/2015/QĐ-UBND ngày 26 tháng 11 năm 2015 của UBND tỉnh Điện Biên về việc ban hành mức hỗ trợ từ ngân sách nhà nước nhằm khuyến khích phát triển hợp tác, liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ nông sản, xây dựng cánh đồng lớn trên địa bàn tỉnh Điện Biên, nhằm khai thác, phát huy tiềm năng, thế mạnh của tỉnh, góp phần hoàn thành mục tiêu tái cơ cấu ngành nông nghiệp gắn với phát triển nông nghiệp hàng hóa và xây dựng nông thôn mới.
- Tạo điều kiện để các doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn; tạo ra những sản phẩm nông nghiệp hàng hóa tập trung, cùng chủng loại thuận lợi cho việc gắn kết giữa sản xuất với thị trường tiêu thụ sản phẩm.
- Các Sở, ban, ngành và Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố phối hợp chặt chẽ trong việc tăng cường thu hút, mời gọi đầu tư thực hiện các Dự án cánh đồng lớn trên địa bàn tỉnh đến năm 2026 đảm bảo tính khả thi, hiệu quả, phù hợp với điều kiện thực tế của tỉnh.
- Xây dựng các dự án cánh đồng lớn phải có sự liên kết chặt chẽ giữa doanh nghiệp với nông dân, liên kết giữa doanh nghiệp với hợp tác xã hoặc liên kết giữa hợp tác xã với nông dân về sản xuất,, chế biến, tiêu thụ nông sân thông qua hợp đồng; việc thực hiện các dự án cánh đồng lớn phải đảm bảo quy mô diện tích (liền vùng, liền khoảnh) và áp dụng đồng bộ các biện pháp kỹ thuật tiên tiến vào các khâu sản xuất theo tiêu chuẩn, quy chuẩn.
II. KẾ HOẠCH TRIỂN KHAI THỰC HIỆN
1. Nội dung triển khai thực hiện
a) Quy mô cánh đồng lớn đến năm 2026:
- Diện tích tham gia cánh đồng lớn 2.428 ha với 9.582 hộ dân.
- Thực hiện xây dựng cánh đồng lớn trên địa bàn các huyện, thị xã, thành phố trên địa bàn tỉnh. Tập trung trọng điểm tại 04 huyện và thành phố gồm: Điện Biên, Mường Ảng, Tuần Giáo, Tủa Chùa và thành phố Điện Biên Phủ.
b) Phân vùng sản xuất:
Giai đoạn 2017-2021, chủ yếu tập trung khuyến khích liên kết sản xuất cánh đồng đối với một số loại cây trồng chính như sau:
- Sản xuất lúa chất lượng cao tập trung tại huyện Điện Biên, thành phố Điện Biên Phủ và các huyện Mường Ảng, Tuần Giáo, Tủa Chùa, với diện tích 568 ha.
- Sản xuất ngô hàng hóa tập trung tại 3 huyện: Điện Biên, Tuần Giáo, Tủa Chùa với diện tích 920 ha.
- Sản xuất rau màu tập trung tại các xã (Sam Mứn, Noong Luống, Thanh Hưng, Thanh Luông, Thanh Xương, Thanh Nưa) huyện Điện Biên; thành phố Điện Biên Phủ và huyện Tuần Giáo với diện tích 100 ha.
- Sản xuất cà phê, tập trung tại các xã Ẳng Nưa, Ẳng Tở, Ẳng Cang và Thị trấn Mường Ảng, với diện tích 465 ha.
- Sản xuất chè: tại đồi chè C3, xã Sính Phình, với diện tích 30 ha.
- Cây keo trồng tập trung tại các xã: Ẳng Tở, Búng Lao, Ẳng Cang, Mường Đăng, Mường Lạn, Xuân Lao, Ngối Cáy huyện Mường Ảng với diện tích 810 ha.
- Đối với các loại cây trồng khác được thực hiện theo chính sách cánh đồng lớn, căn cứ phân vùng sản xuất theo quy hoạch và điều kiện thực tế, UBND tỉnh xem xét phê duyệt đối với các dự án cánh đồng lớn cụ thể.
c) Phân kỳ thực hiện:
Giai đoạn từ năm 2017 đến năm 2021 định hướng đến năm 2026, diện tích đất sản xuất các loại cây trồng triển khai cánh đồng lớn tại các địa phương cụ thể như sau:
Giai đoạn 2017-2021: Diện tích 2.375 ha, 9.153 hộ tham gia.
Giai đoạn 2022-2026: Diện tích 2.428 ha, 9.582 hộ tham gia.
(Chi tiết có biểu kế hoạch thực hiện cánh đồng lớn trên địa tỉnh Điện Biên giai đoạn 2017-2021, định hướng đến năm 2026 kèm theo).
a) Về thông tin tuyên truyền:
- Triển khai hướng dẫn thực hiện kế hoạch cánh đồng lớn sản xuất lúa giai đoạn 2017 - 2020 đến các huyện, thành phố (gọi tắt là cấp huyện), các xã tham gia. Phát huy vai trò lãnh đạo của các cấp ủy Đảng, chính quyền, đoàn thể để phổ biến rộng rãi chủ trương xây dựng cánh đồng lớn sản xuất lúa gắn với chương trình xây dựng nông thôn mới. Với các nội dung tuyên truyền: sự cần thiết và hiệu quả của sản xuất theo mô hình liên kết (từ sản xuất đến tiêu thụ chế biến) theo chuỗi giá trị; chính sách hỗ trợ, lợi ích tham gia cánh đồng lớn, tư vấn hướng dẫn quy trình, thủ tục ký kết hợp đồng, thông tin thị trường tiêu thụ lúa gạo cho nông dân, doanh nghiệp.
- Vận động các doanh nghiệp chung sức xây dựng nông thôn mới bằng hình thức liên kết xây dựng cánh đồng lớn, hỗ trợ cho nông dân và đảm bảo hài hòa lợi ích của các bên tham gia.
- Trách nhiệm, quyền lợi và nghĩa vụ của chính quyền địa phương và nông dân khi đã đồng thuận tham gia chương trình, tạo được mối liên kết chặt chẽ và bền vững hơn trong quá trình thực hiện.
b) Về tổ chức sản xuất:
- Tập huấn, nâng cao năng lực các tổ hợp tác, hợp tác xã hiện có tại các xã xây dựng cánh đồng lớn với nội dung: xây dựng Phương án sản xuất kinh doanh, hướng dẫn ghi chép sổ sách kế toán, công tác kiểm tra, kiểm soát, đàm phán và ký kết hợp đồng liên kết.
- Tuyên truyền, vận động thành lập các tổ chức đại diện nông dân đủ điều kiện trên địa bàn các xã tham gia cánh đồng lớn.
c) Áp dụng đồng bộ các tiến bộ khoa học kỹ thuật về sản xuất, chế biến nông sản
- Tập huấn những giải pháp khoa học kỹ thuật tiên tiến phục vụ sản xuất, sử dụng phân bón, các chế phẩm sinh học và thuốc bảo vệ thực vật an toàn, hiệu quả; trang bị kỹ năng phân tích hệ sinh thái khu vực sản xuất kết hợp với hướng dẫn ghi chép sổ sách, tập huấn kỹ thuật sản xuất theo hướng GAP, an toàn cho các hộ tham gia cánh đồng lớn.
- Đẩy mạnh ứng dụng cơ giới hóa từ khâu làm đất, chăm sóc, thu hoạch, bảo quản, chế biến sản phẩm phù hợp nhằm giảm tổn thất sau thu hoạch, nâng cao chất lượng sản phẩm từ các dự án cánh đồng lớn; kêu gọi đầu tư xây dựng các nhà máy sơ chế, chế biến hiện đại nhằm giảm hao hụt sau thu hoạch.
d) Xây dựng cơ sở hạ tầng cánh đồng lớn
- Lồng ghép các Chương trình, dự án tại khu vực triển khai xây dựng cánh đồng lớn, nhằm cải thiện, nâng cao chất lượng cơ sở hạ tầng (thủy lợi, giao thông, điện) đáp ứng yêu cầu phát triển sản xuất.
- Cải tạo, nâng cấp, đầu tư xây dựng hệ thống giao thông nội đồng vùng sản xuất hàng hóa tập trung cánh đồng lớn để đảm bảo việc vận chuyển hàng hóa thông suốt, thuận tiện cho việc vận chuyển đầu vào sản xuất và tiêu thụ sản phẩm.
- Đầu tư phát triển hệ thống điện phục vụ sản xuất, nhằm từng bước hiện đại hóa sản xuất nông nghiệp, đáp ứng được các yêu cầu, tiêu chuẩn kỹ thuật cần thiết đối với các cơ sở chế biến sản phẩm.
- Đầu tư nâng cấp hệ thống thủy lợi hiện có, đảm bảo cấp đủ nước tưới đối với khu vực sản xuất cánh đồng lớn. Khuyến khích phát triển việc áp dụng công nghệ tưới tiết kiệm tại khu vực sản xuất cánh đồng lớn đối với rau, cà phê, chè, mắc ca, cây ăn quả (tưới nhỏ giọt, tưới phun mưa cục bộ, tưới ngầm cục bộ).
đ) Thu hút doanh nghiệp tham gia:
- Mời gọi doanh nghiệp tham gia liên kết, xây dựng các phương án cánh đồng lớn, ưu tiên các doanh nghiệp đã có đủ điều kiện kinh doanh về các nông sản và các sản phẩm được chế biến từ các nông sản của các dự án cánh đồng lớn.
- Khuyến khích doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, xay xát, chế biến và tiêu thụ nông sản đầu tư hiện đại hóa thiết bị máy móc để đáp ứng quy mô, công suất khi tham gia cánh đồng lớn.
- Khuyến khích các doanh nghiệp,các tổ chức cá nhân có liên quan nghiên cứu, phát triển các nhóm sản phẩm được chế biến từ nông sản cánh đồng lớn.
e) Về thị trường:
Đẩy mạnh công tác quảng bá, xúc tiến thương mại đối với các sản phẩm, nông sản cánh đồng lớn thông qua các cuộc hội chợ, triển lãm, các website của UBND tỉnh, các Sở, ngành, UBND các huyện, thị xã, thành phố.
- Nguồn kinh phí thực hiện chính sách từ nguồn ngân sách Trung ương hỗ trợ các Chương trình, dự án, nguồn ngân sách địa phương và các nguồn vốn hợp pháp khác.
- Kinh phí từ các tổ chức đại diện của nông dân, doanh nghiệp và các hộ gia đình tham gia dự án cánh đồng lớn.
1. Ban Chỉ đạo thực hiện Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững đến 2020 trên địa bàn tỉnh Điện Biên (BCĐ Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp) chỉ đạo tổ chức thực hiện, kiểm tra, giám sát, đôn đốc thực hiện Kế hoạch này.
2. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
- Chủ trì, phối hợp với các ngành liên quan, Ủy ban nhân dân huyện, thị xã, thành phố thực hiện tuyên truyền các chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước và chính sách của tỉnh về khuyến khích phát triển hợp tác, liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ nông sản, xây dựng Dự án cánh đồng lớn trên địa bàn tỉnh Điện Biên; hướng dẫn áp dụng tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất để tạo ra các sản phẩm nông sản hàng hóa theo tiêu chuẩn, quy chuẩn đáp ứng yêu cầu thị trường.
- Hướng dẫn các doanh nghiệp, tổ chức đại diện của nông dân xây dựng Dự án cánh đồng lớn theo quy định. Chủ trì, phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính, Sở Tài nguyên và Môi trường, UBND cấp huyện và các đơn vị có liên quan tổ chức thẩm định Dự án cánh đồng lớn trình UBND tỉnh xem xét quyết định.
- Hàng năm tổng hợp xây dựng và tham mưu cho UBND tỉnh ban hành Kế hoạch thực hiện cánh đồng lớn.
- Chủ trì phối hợp với Sở Tài chính, Sở Kế hoạch và Đầu tư tham mưu cho UBND xây dựng kế hoạch hỗ trợ kinh phí cho doanh nghiệp, tổ chức đại diện của nông dân và nông dân tham gia Dự án cánh đồng lớn, báo cáo UBND tỉnh trình HĐND tỉnh thông qua.
- Kiểm tra, giám sát và đôn đốc thực hiện kế hoạch này; chủ trì phối hợp với các sở, ngành, UBND các huyện, thị xã, thành phố tổ chức đánh giá, nghiệm thu kết quả thực hiện Dự án cánh đồng lớn; định kỳ báo cáo kết quả thực hiện với Ban Chỉ đạo Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp, Ủy ban nhân dân tỉnh.
3. Sở Tài chính
- Chủ trì, phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Kế hoạch và Đầu tư tham mưu cho UBND tỉnh cân đối, bố trí ngân sách hàng năm để thực hiện các nội dung hỗ trợ chi thường xương từ nguồn kinh phí sự nghiệp của ngân sách tỉnh để thực hiện các nội dung hỗ trợ theo quy định.
- Hướng dẫn về trình tự, thủ tục cấp phát, thanh toán, quyết toán kinh phí hỗ trợ; theo dõi, kiểm tra, hướng dẫn việc sử dụng kinh phí hỗ trợ các dự án cánh đồng lớn đảm bảo đúng quy định hiện hành của nhà nước.
4. Sở Kế hoạch và Đầu tư
- Chủ trì, phối hợp với Sở Tài chính, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tham mưu cho UBND tỉnh cân đối, bố trí ngân sách hàng năm để thực hiện các nội dung hỗ trợ đầu tư xây dựng cơ bản và xúc tiến đầu tư ngành nông nghiệp.
- Phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Tài chính thẩm định, đánh giá nghiệm thu các dự án cánh đồng lớn theo Kế hoạch này.
5. Sở Thông tin và Truyền thông, Báo Điện Biên Phủ, Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh thường xuyên có chuyên mục tuyên truyền về xây dựng cánh đồng lớn; cập nhật, đưa tin về các mô hình, Dự án điển hình tiên tiến và kinh nghiệm về xây dựng dự án cánh đồng lớn.
6. Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố
- Tổ chức tuyên truyền các chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước và chính sách của tỉnh về khuyến khích phát triển hợp tác, liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ nông sản, xây dựng dự án cánh đồng lớn trên địa bàn quản lý; tăng cường các biện pháp thu hút, mời gọi và tạo điều kiện thuận lợi đầu tư các dự án cánh đồng lớn theo Kế hoạch này.
- Chỉ đạo tăng cường hướng dẫn áp dụng tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất để tạo ra các sản phẩm nông sản hàng hóa theo tiêu chuẩn, quy chuẩn đáp ứng yêu cầu thị trường.
- Theo dõi, giám sát hợp đồng liên kết sản xuất của tổ chức đại diện nông dân và nông dân trong thực hiện dự án cánh đồng lớn.
- Chỉ đạo Ủy ban nhân dân cấp xã xây dựng kế hoạch củng cố, nâng cao chất lượng và thành lập mới hợp tác xã đủ năng lực, đáp ứng được yêu cầu hợp tác, liên kết sản xuất trong cánh đồng lớn. Xác nhận việc thực hiện hợp đồng liên kết sản xuất giữa nông dân và doanh nghiệp để làm căn cứ cho việc xem xét nông dân được hưởng chính sách hỗ trợ theo kế hoạch dự án cánh đồng lớn.
- Căn cứ vào xác nhận thực hiện hợp đồng của cấp xã, Ủy ban nhân dân cấp huyện thực hiện việc ưu đãi, hỗ trợ cho nông dân theo dự án được phê duyệt.
- Chủ trì phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xử lý vi phạm hợp đồng các bên tham gia liên kết sản xuất trong cánh đồng lớn theo quy định của pháp luật.
- Hàng năm rà soát, tổng hợp xây dựng Kế hoạch thực hiện cánh đồng lớn trên địa bàn gửi Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổng hợp. Thường xuyên chỉ đạo, kiểm tra, đôn đốc thực hiện xây dựng Dự án cánh đồng lớn trên địa bàn; định kỳ (06 tháng, hàng năm) báo cáo kết quả thực hiện với Ủy ban nhân dân tỉnh, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
Trong quá trình triển khai thực hiện, nếu có khó khăn, vướng mắc, các đơn vị kịp thời phản ánh về Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổng hợp, nghiên cứu, đề xuất Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, quyết định./.
| TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
(Kèm theo Kế hoạch số 2203/KH-UBND ngày 07 tháng 8 năm 2017 của UBND tỉnh Điện Biên)
STT | Huyện | Năm 2017 | Năm 2018 | Năm 2019 | Năm 2020 | Năm 2021 | Đến Năm 2026 | ||||||
Diện tích (ha) | Số hộ | Diện tích (ha) | Số hộ | Diện tích (ha) | Số hộ | Diện tích (ha) | Số hộ | Diện tích (ha) | Số hộ | Diện tích (ha) | Số hộ | ||
I | Cây lúa | 170 | 1.342 | 305 | 2.604 | 400 | 3.453 | 465 | 3.853 | 515 | 4.303 | 568 | 4.732 |
1 | Huyện Điện Biên | 50 | 300 | 70 | 400 | 100 | 500 | 150 | 750 | 200 | 1.200 | 220 | 1.320 |
2 | Huyện Mường Ảng | 30 | 142 | 70 | 404 | 90 | 627 | 90 | 627 | 90 | 627 | 99 | 690 |
3 | Thành phố Điện Biên Phủ | 30 | 150 | 45 | 300 | 60 | 450 | 75 | 600 | 75 | 600 | 83 | 660 |
4 | Huyện Tuần Giáo | 30 | 375 | 60 | 750 | 75 | 938 | 75 | 938 | 75 | 938 | 83 | 1.030 |
5 | Huyện Tủa Chùa | 30 | 375 | 60 | 750 | 75 | 938 | 75 | 938 | 75 | 938 | 83 | 1.032 |
II | Cây ngô | 315 | 850 | 495 | 1.490 | 605 | 1.810 | 920 | 2.440 | 920 | 2.440 | 920 | 2.440 |
1 | Huyện Điện Biên | 100 | 400 | 200 | 800 | 250 | 1.000 | 250 | 1.000 | 250 | 1.000 | 250 | 1.000 |
2 | Huyện Tuần Giáo | 165 | 300 | 195 | 390 | 255 | 510 | 570 | 1.140 | 570 | 1.140 | 570 | 1.140 |
3 | Huyện Tủa Chùa | 50 | 150 | 100 | 300 | 100 | 300 | 100 | 300 | 100 | 300 | 100 | 300 |
III | Cây rau màu | 25 | 250 | 45 | 450 | 65 | 650 | 100 | 1.000 | 100 | 1.000 | 100 | 1.000 |
1 | Huyện Điện Biên | 15 | 150 | 20 | 200 | 30 | 300 | 60 | 600 | 60 | 600 | 60 | 600 |
2 | Thành phố Điện Biên Phủ | 5 | 50 | 10 | 100 | 20 | 200 | 25 | 250 | 25 | 250 | 25 | 250 |
3 | Huyện Tuần Giáo | 5 | 50 | 15 | 150 | 15 | 150 | 15 | 150 | 15 | 150 | 15 | 150 |
III | Cây cà phê | 90 | 102 | 250 | 289 | 370 | 426 | 465 | 533 | 465 | 533 | 465 | 533 |
| Huyện Mường Ảng | 90 | 102 | 250 | 289 | 370 | 426 | 465 | 533 | 465 | 533 | 465 | 533 |
IV | Cây chè | 30 | 150 | 30 | 150 | 30 | 150 | 30 | 150 | 30 | 150 | 30 | 150 |
| Huyện Tủa Chùa | 30 | 150 | 30 | 150 | 30 | 150 | 30 | 150 | 30 | 150 | 30 | 150 |
IV | Cây keo | 310 | 511 | 510 | 895 | 710 | 1.110 | 810 | 1.260 | 810 | 1.260 | 810 | 1.260 |
| Huyện Mường Ảng | 310 | 511 | 510 | 895 | 710 | 1.110 | 810 | 1.260 | 810 | 1.260 | 810 | 1.260 |
| Cộng | 850 | 3.103 | 1.385 | 5.589 | 1.810 | 7.173 | 2.325 | 8.703 | 2.375 | 9.153 | 2.428 | 9.582 |
- 1 Quyết định 2440/QĐ-UBND năm 2017 về phê duyệt đề tài “Nghiên cứu xây dựng mô hình cánh đồng lớn theo phương châm 4H” do tỉnh An Giang ban hành
- 2 Quyết định 1672/QĐ-UBND năm 2016 Quy chế hoạt động của Ban Chỉ đạo xây dựng cánh đồng lớn và Tổ Điều phối thực hiện liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ nông sản, xây dựng cánh đồng lớn tỉnh An Giang
- 3 Kế hoạch 47/KH-UBND năm 2016 thực hiện dự án cánh đồng lớn trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang đến năm 2020
- 4 Nghị quyết 04/NQ-HĐND năm 2016 về chủ trương thực hiện thí điểm Dự án xây dựng cánh đồng lớn sản xuất mía đường tại vùng nguyên liệu mía thị xã Ninh Hòa, tỉnh Khánh Hòa
- 5 Quyết định 25/2015/QĐ-UBND Quy định chính sách hỗ trợ từ ngân sách nhà nước nhằm khuyến khích phát triển hợp tác, liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ nông sản, xây dựng cánh đồng lớn trên địa bàn tỉnh Điện Biên
- 6 Thông tư 15/2014/TT-BNNPTNT hướng dẫn Quyết định 62/2013/QĐ-TTg về chính sách khuyến khích phát triển hợp tác, liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ nông sản, xây dựng cánh đồng lớn do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 7 Quyết định 62/2013/QĐ-TTg chính sách khuyến khích phát triển hợp tác, liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ nông sản, xây dựng cánh đồng lớn do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 1 Quyết định 2440/QĐ-UBND năm 2017 về phê duyệt đề tài “Nghiên cứu xây dựng mô hình cánh đồng lớn theo phương châm 4H” do tỉnh An Giang ban hành
- 2 Quyết định 1672/QĐ-UBND năm 2016 Quy chế hoạt động của Ban Chỉ đạo xây dựng cánh đồng lớn và Tổ Điều phối thực hiện liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ nông sản, xây dựng cánh đồng lớn tỉnh An Giang
- 3 Kế hoạch 47/KH-UBND năm 2016 thực hiện dự án cánh đồng lớn trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang đến năm 2020
- 4 Nghị quyết 04/NQ-HĐND năm 2016 về chủ trương thực hiện thí điểm Dự án xây dựng cánh đồng lớn sản xuất mía đường tại vùng nguyên liệu mía thị xã Ninh Hòa, tỉnh Khánh Hòa