UỶ BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 2257/KH-UBND | Bến Tre, ngày 23 tháng 5 năm 2013 |
TIẾP TỤC SẮP XẾP, ĐỔI MỚI VÀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC DO TỈNH QUẢN LÝ
Căn cứ:
Kết luận số 50-KL/TW ngày 29 tháng 10 năm 2012 của Hội nghị lần thứ sáu Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khoá XI) về Đề án “Tiếp tục sắp xếp, đổi mới và nâng cao hiệu quả doanh nghiệp nhà nước” và Kế hoạch số 54-KH/TU ngày 07 tháng 02 năm 2013 của Tỉnh uỷ thực hiện Kết luận số 50-KL/TW nêu trên;
Nghị định số 99/2012/NĐ-CP ngày 15 tháng 11 năm 2012 của Chính phủ về phân công, phân cấp thực hiện các quyền, trách nhiệm, nghĩa vụ của chủ sở hữu nhà nước đối với doanh nghiệp nhà nước và vốn Nhà nước đầu tư vào doanh nghiệp;
Phương án sắp xếp, đổi mới doanh nghiệp nhà nước thuộc tỉnh quản lý giai đoạn 2011-2015 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Công văn số 1921/TTg-ĐMDN ngày 24 tháng 10 năm 2011 của Thủ tướng Chính phủ;
Uỷ ban nhân dân (UBND) tỉnh xây dựng Kế hoạch tiếp tục sắp xếp, đổi mới và nâng cao hiệu quả doanh nghiệp nhà nước (DNNN) do tỉnh quản lý, cụ thể như sau:
1. Tiếp tục quán triệt và triển khai thực hiện tốt các chủ trương, quan điểm của Đảng và nội dung Kết luận số 50-KL/TW ngày 29 tháng 10 năm 2012 của Hội nghị lần thứ sáu Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khoá XI) về Đề án “Tiếp tục sắp xếp, đổi mới và nâng cao hiệu quả doanh nghiệp nhà nước” và Kế hoạch số 54-KH/TU ngày 07 tháng 02 năm 2013 của Tỉnh uỷ thực hiện Kết luận số 50-KL/TW nêu trên phù hợp với điều kiện, tình hình hoạt động thực tế của các DNNN do tỉnh quản lý.
2. Phân công rõ nhiệm vụ của các sở, ngành tỉnh trong việc tham mưu đề xuất giúp UBND tỉnh thực hiện tốt quyền hạn, trách nhiệm của chủ sở hữu nhà nước đối với DNNN và vốn nhà nước đầu tư vào doanh nghiệp, nhằm đạt mục tiêu sử dụng vốn có hiệu quả nhất, bảo toàn và phát triển vốn nhà nước tại doanh nghiệp.
3. DNNN tập trung vào ngành, lĩnh vực then chốt, cung cấp sản phẩm, dịch vụ công ích thiết yếu cho xã hội; nâng dần tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu đối với doanh nghiệp kinh doanh; hoàn thành nhiệm vụ sản xuất, cung ứng các sản phẩm, dịch vụ công ích thiết yếu cho xã hội, quốc phòng, an ninh đối với doanh nghiệp hoạt động công ích.
1. Tiếp tục sắp xếp, đổi mới và nâng cao hiệu quả DNNN:
- Tổ chức triển khai thực hiện nghiêm túc, đúng tiến độ phương án sắp xếp, đổi mới doanh nghiệp nhà nước thuộc UBND tỉnh Bến Tre giai đoạn 2011-2015 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, trong đó: Giữ nguyên hình thức doanh nghiệp 100% vốn Nhà nước ở Công ty TNHH một thành viên Xổ số kiến thiết và Công ty TNHH một thành viên Khai thác công trình thuỷ lợi; tiến hành cổ phần hoá (Nhà nước vẫn nắm cổ phần chi phối) ở Công ty TNHH một thành viên Công trình đô thị trong năm 2013, Công ty TNHH một thành viên Cấp thoát nước trong năm 2015.
Các doanh nghiệp thuộc diện cổ phần hoá trên phải có kế hoạch tuyên truyền, giải thích chủ trương của Đảng, Nhà nước về sắp xếp DNNN nói chung và chủ trương cổ phần hoá DNNN nói riêng đến tất cả lao động trong doanh nghiệp nhằm tạo sự đồng thuận chung nhằm hoàn thành tốt kế hoạch sắp xếp của doanh nghiệp.
- Thực hiện tái cơ cấu lại DNNN trực thuộc tỉnh một cách toàn diện từ mô hình tổ chức, quản lý, nguồn nhân lực, ngành nghề sản xuất kinh doanh, chiến lược phát triển, đầu tư, khoa học, công nghệ đến thị trường và sản phẩm nhằm nâng cao năng lực, phục vụ, tỷ suất lợi nhuận, hoàn thành nhiệm vụ sản xuất, cung ứng các sản phẩm, dịch vụ công ích cho nhân dân trong tỉnh; kiên quyết ngăn chặn đầu tư ra ngoài ngành, lĩnh vực sản xuất kinh doanh chính. Các DNNN do tỉnh quản lý cần tổ chức triển khai thực hiện tốt các Đề án tái cơ cấu của từng DNNN trên địa bàn tỉnh sau khi đã được bổ sung hoàn chỉnh theo góp ý của các Bộ, ngành Trung ương và được UBND tỉnh xem xét, phê duyệt.
- Hàng năm, các công ty TNHH một thành viên 100% vốn Nhà nước phải gửi Báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh cũng như kế hoạch sản xuất kinh doanh và kế hoạch đầu tư phát triển của đơn vị mình về UBND tỉnh và các sở: Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Nội vụ, Lao động - Thương binh và Xã hội, sở quản lý ngành để tổng hợp, giám sát.
- Chủ tịch các công ty TNHH một thành viên 100% vốn Nhà nước có trách nhiệm quản lý sử dụng, bảo toàn và phát triển vốn có hiệu quả; báo cáo kịp thời cho chủ sở hữu về trường hợp doanh nghiệp hoạt động thua lỗ, không bảo đảm khả năng thanh toán, không hoàn thành mục tiêu, nhiệm vụ do chủ sở hữu giao hoặc những trường hợp sai phạm khác.
- DNNN phải đi đầu trong việc đổi mới, ứng dụng khoa học - công nghệ nhằm tăng năng suất lao động, hạ giá thành sản phẩm, nâng cao năng lực phục vụ và tỷ suất lợi nhuận. Từng bước áp dụng cơ chế đặt hàng của Nhà nước, hạch toán theo cơ chế thị trường đối với các DNNN, đặc biệt là đối với các sản phẩm, dịch vụ công ích.
- Các sở quản lý nhà nước về ngành, lĩnh vực có trách nhiệm hướng dẫn DNNN sản xuất, kinh doanh theo đúng pháp luật về ngành, lĩnh vực mà doanh nghiệp đã đăng ký; phối hợp với các cơ quan có liên quan tạo điều kiện để doanh nghiệp thực hiện đúng chức năng và kiểm tra, thanh tra các hoạt động của doanh nghiệp theo đúng quy định của pháp luật.
a) Phân công nhiệm vụ cho sở quản lý ngành:
Căn cứ chức năng quản lý nhà nước của các sở, ngành nghề kinh doanh của các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh, UBND tỉnh phân công các sở quản lý ngành đối với các doanh nghiệp sau đây:
+ Sở Xây dựng quản lý ngành đối với Công ty TNHH một thành viên Cấp thoát nước và Công ty TNHH một thành viên Công trình đô thị;
+ Sở Tài chính quản lý ngành đối với Công ty TNHH một thành viên Xổ số kiến thiết;
+ Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quản lý ngành đối với Công ty TNHH một thành viên Khai thác công trình thuỷ lợi.
Sở quản lý ngành có trách nhiệm như sau:
- Đề nghị UBND tỉnh (thông qua Ban Chỉ đạo sắp xếp, đổi mới, phát triển và xếp hạng DNNN tỉnh) thành lập, tổ chức lại, chuyển đổi sở hữu, giải thể và yêu cầu phá sản; chủ trương thành lập, tổ chức lại, giải thể chi nhánh, văn phòng đại diện và các đơn vị hạch toán phụ thuộc khác;
- Tham gia ý kiến việc quyết định bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, miễn nhiệm, từ chức, khen thưởng, kỷ luật Chủ tịch công ty, Tổng Giám đốc (Giám đốc), Phó Tổng Giám đốc (Phó Giám đốc) theo phân cấp quản lý cán bộ; bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, miễn nhiệm, từ chức, khen thưởng, kỷ luật Kiểm soát viên;
- Tham gia ý kiến về chiến lược, kế hoạch sản xuất kinh doanh và kế hoạch đầu tư phát triển 5 năm của doanh nghiệp.
- Chủ trì, phối hợp với các sở liên quan thực hiện giám sát, kiểm tra thường xuyên và thanh tra việc chấp hành pháp luật; việc quản lý, sử dụng, bảo toàn và phát triển vốn; việc thực hiện chiến lược, kế hoạch; việc thực hiện chế độ tuyển dụng, tiền lương, tiền thưởng của doanh nghiệp. Đánh giá thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ, ngành, nghề kinh doanh được giao và kết quả hoạt động, hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, đánh giá Chủ tịch công ty, Tổng Giám đốc (Giám đốc), Phó Tổng Giám đốc (Phó Giám đốc), Kiểm soát viên trong việc quản lý điều hành doanh nghiệp.
b) Phân công nhiệm vụ cho Sở Tài chính:
- Hướng dẫn doanh nghiệp chế độ quản lý tài chính, phân phối lợi nhuận, trích lập và sử dụng các quỹ; chế độ quản lý, sử dụng, bảo toàn và phát triển vốn; chế độ báo cáo và công khai tài chính; cơ chế giám sát, kiểm tra thực hiện; hướng dẫn tiêu chí đánh giá kết quả thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ được giao, kết quả hoạt động và hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp; cơ chế giao nhiệm vụ và tham gia thực hiện việc cung cấp và bảo đảm các sản phẩm, dịch vụ công ích, thiết yếu của nền kinh tế; hướng dẫn về tiêu chuẩn, điều kiện Kế toán trưởng.
- Thẩm định, trình UBND tỉnh quyết định mức vốn Điều lệ và điều chỉnh vốn điều lệ của doanh nghiệp.
- Chủ trì, phối hợp các cơ quan liên quan để trình UBND tỉnh xem xét, phê duyệt chủ trương vay, cho vay, mua, bán tài sản có giá trị bằng hoặc lớn hơn 50% vốn Điều lệ của Công ty hoặc một tỷ lệ khác nhỏ hơn được quy định tại Điều lệ Công ty; phê duyệt chủ trương vay nợ nước ngoài của Công ty và đề nghị Bộ Tài chính thẩm định, chấp thuận.
- Tham gia thực hiện giám sát, kiểm tra thường xuyên và thanh tra việc chấp hành pháp luật; việc quản lý, sử dụng, bảo toàn và phát triển vốn; việc thực hiện chiến lược, kế hoạch; thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ, ngành, nghề kinh doanh được giao và kết quả hoạt động, hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, tham gia đánh giá Chủ tịch Công ty, Tổng Giám đốc (Giám đốc), Phó Tổng Giám đốc (Phó Giám đốc), Kiểm soát viên trong việc quản lý điều hành doanh nghiệp.
- Tham gia ý kiến về chủ trương góp vốn, nắm giữ, tăng, giảm vốn của doanh nghiệp tại các doanh nghiệp khác; việc tiếp nhận doanh nghiệp tự nguyện tham gia làm công ty con, công ty liên kết.
c) Phân công nhiệm vụ cho Sở Kế hoạch và Đầu tư:
- Chủ trì, phối hợp các cơ quan liên quan thẩm định, trình UBND tỉnh phê duyệt Điều lệ, sửa đổi và bổ sung Điều lệ hoạt động của doanh nghiệp.
- Thẩm định, trình UBND tỉnh chiến lược, kế hoạch sản xuất kinh doanh và kế hoạch đầu tư phát triển 5 năm; danh mục các dự án đầu tư nhóm A, B hàng năm của doanh nghiệp.
- Tham gia thực hiện giám sát, kiểm tra thường xuyên và thanh tra việc chấp hành pháp luật; việc quản lý, sử dụng, bảo toàn và phát triển vốn; việc thực hiện chiến lược, kế hoạch; thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ, ngành, nghề kinh doanh được giao và kết quả hoạt động, hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, tham gia đánh giá Chủ tịch Công ty, Tổng Giám đốc (Giám đốc), Phó Tổng Giám đốc (Phó Giám đốc), Kiểm soát viên trong việc quản lý điều hành doanh nghiệp.
- Tham gia ý kiến về chủ trương góp vốn, nắm giữ, tăng, giảm vốn của doanh nghiệp tại các doanh nghiệp khác; việc tiếp nhận doanh nghiệp tự nguyện tham gia làm công ty con, công ty liên kết.
d) Phân công nhiệm vụ cho Sở Nội vụ:
- Trình UBND tỉnh bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, miễn nhiệm, từ chức, khen thưởng, kỷ luật Chủ tịch Công ty, Tổng Giám đốc (Giám đốc), Phó Tổng Giám đốc (Phó Giám đốc) theo phân cấp quản lý cán bộ; bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, miễn nhiệm, từ chức, khen thưởng, kỷ luật Kiểm soát viên tài chính và trả lương đối với chức danh này.
- Phối hợp với sở quản lý ngành thực hiện giám sát, kiểm tra việc chấp hành quy định của Đảng và Nhà nước về công tác cán bộ tại doanh nghiệp.
đ) Phân công nhiệm vụ cho Sở Lao động - Thương binh và Xã hội:
- Hướng dẫn chế độ tuyển dụng, chế độ tiền lương, tiền thưởng của doanh nghiệp; tiền lương, tiền thưởng và các quyền lợi khác của Chủ tịch Công ty, Tổng Giám đốc (Giám đốc) doanh nghiệp.
- Phối hợp với sở quản lý ngành thực hiện giám sát, kiểm tra định kỳ hàng năm và thanh tra theo quy định của Bộ luật Lao động, Luật Bảo hiểm xã hội.
Tại thời điểm hiện nay trên địa bàn tỉnh chưa có loại hình doanh nghiệp này. Giao Thường trực Ban Chỉ đạo sắp xếp, đổi mới, phát triển và xếp hạng DNNN tỉnh kịp thời đề xuất bổ sung việc phân công nhiệm vụ tham mưu giúp UBND tỉnh thực hiện đầy đủ quyền, trách nhiệm của chủ sở hữu nhà nước đối với doanh nghiệp mà Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn Điều lệ được hình thành trong quá trình thực hiện cổ phần hoá ở Công ty TNHH một thành viên Công trình đô thị trong năm 2013, Công ty TNHH một thành viên Cấp thoát nước trong năm 2015.
1. Các sở, ngành có liên quan, các doanh nghiệp nhà nước thuộc tỉnh quản lý căn cứ nội dung nhiệm vụ được phân công tại Kế hoạch này để tổ chức triển khai thực hiện.
2. Các doanh nghiệp nhà nước căn cứ Nghị định số 99/2012/NĐ-CP của Chính phủ về phân công, phân cấp thực hiện các quyền, trách nhiệm, nghĩa vụ của chủ sở hữu nhà nước đối với doanh nghiệp nhà nước và vốn Nhà nước đầu tư vào doanh nghiệp; căn cứ hướng dẫn của các Bộ và Kế hoạch này để khẩn trương rà soát điều chỉnh để xây dựng lại Điều lệ của doanh nghiệp trình UBND tỉnh phê duyệt để ban hành.
3. Sở Kế hoạch và Đầu tư có trách nhiệm theo dõi, đôn đốc việc triển khai thực hiện Kế hoạch này, hÀng năm tổng hợp báo cáo tình hình thực hiện về UBND tỉnh để theo dõi.
Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc, khó khăn đề nghị các sở, ngành tỉnh và doanh nghiệp phản ảnh về Sở Kế hoạch và Đầu tư để tổng hợp, đề xuất UBND tỉnh xem xét, giải quyết./.
| KT. CHỦ TỊCH |
- 1 Kế hoạch 370/KH-UBND năm 2016 sắp xếp và nâng cao hiệu quả doanh nghiệp nhà nước tỉnh An Giang giai đoạn 2016-2020
- 2 Kế hoạch 3341/KH-UBND năm 2014 về sắp xếp, đổi mới doanh nghiệp Nhà nước, tổ chức lại, chuyển đổi đơn vị sự nghiệp công lập đến năm 2015 do tỉnh Vĩnh Phúc ban hành
- 3 Quyết định 1541/QĐ-UBND năm 2014 phê duyệt kết quả đánh giá hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp nhà nước trên địa bàn tỉnh Sơn La năm 2013
- 4 Quyết định số 1722/QĐ-UBND năm 2013 phê duyệt kết quả xếp loại doanh nghiệp nhà nước năm 2012 trên địa bàn tỉnh Bình Định
- 5 Nghị định 99/2012/NĐ-CP về phân công, phân cấp thực hiện quyền, trách nhiệm, nghĩa vụ của chủ sở hữu nhà nước đối với doanh nghiệp nhà nước và vốn Nhà nước đầu tư vào doanh nghiệp
- 6 Kết luận 50-KL/TW năm 2012 về Đề án Tiếp tục sắp xếp, đổi mới và nâng cao hiệu quả doanh nghiệp nhà nước do Ban Chấp hành Trung ương ban hành
- 7 Chỉ thị 22/2012/CT-UBND nâng cao hiệu quả quản lý, giám sát doanh nghiệp 100% vốn nhà nước trực thuộc Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành
- 8 Bộ Luật lao động 2012
- 9 Nghị quyết 135/2008/NQ-HĐND về phát triển loại hình kinh tế tư nhân, kinh tế hợp tác và đổi mới, nâng cao hiệu quả doanh nghiệp nhà nước trong nông, lâm nghiệp giai đoạn 2007-2010 và định hướng đến năm 2015 do tỉnh Phú Thọ ban hành
- 10 Quyết định 14/2007/QĐ-UBND về Chương trình hành động về đẩy mạnh sắp xếp, đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả doanh nghiệp Nhà nước thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2007 - 2010 do Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành
- 11 Luật Bảo hiểm xã hội 2006
- 12 Chỉ thị 23/2002/CT-UB thực hiện Nghị quyết hội nghị lần thứ ba - Ban chấp hành trung ương Đảng khóa IX về tiếp tục sắp xếp, đổi mới và nâng cao hiệu quả của doanh nghiệp nhà nước do Ủy ban nhân dân Thành phố Hà nội ban hành
- 13 Quyết định 35/1998/QĐ-UB Bản quy định chuyển giao diện tích nhà do các doanh nghiệp Nhà nước đang thuê làm nơi sản xuất - kinh doanh thành tài sản của Doanh nghiệp Nhà nước để cổ phần hoá theo Nghị định 44/1998/NĐ-CP do thành phố Hà Nội ban hành
- 14 Quyết định 206/QĐ-UB năm 1996 thành lập Hội đồng sắp xếp và đổi mới Doanh nghiệp Nhà nước tỉnh Lào Cai
- 1 Quyết định 14/2007/QĐ-UBND về Chương trình hành động về đẩy mạnh sắp xếp, đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả doanh nghiệp Nhà nước thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2007 - 2010 do Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành
- 2 Chỉ thị 23/2002/CT-UB thực hiện Nghị quyết hội nghị lần thứ ba - Ban chấp hành trung ương Đảng khóa IX về tiếp tục sắp xếp, đổi mới và nâng cao hiệu quả của doanh nghiệp nhà nước do Ủy ban nhân dân Thành phố Hà nội ban hành
- 3 Chỉ thị 22/2012/CT-UBND nâng cao hiệu quả quản lý, giám sát doanh nghiệp 100% vốn nhà nước trực thuộc Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành
- 4 Quyết định 35/1998/QĐ-UB Bản quy định chuyển giao diện tích nhà do các doanh nghiệp Nhà nước đang thuê làm nơi sản xuất - kinh doanh thành tài sản của Doanh nghiệp Nhà nước để cổ phần hoá theo Nghị định 44/1998/NĐ-CP do thành phố Hà Nội ban hành
- 5 Quyết định 206/QĐ-UB năm 1996 thành lập Hội đồng sắp xếp và đổi mới Doanh nghiệp Nhà nước tỉnh Lào Cai
- 6 Quyết định số 1722/QĐ-UBND năm 2013 phê duyệt kết quả xếp loại doanh nghiệp nhà nước năm 2012 trên địa bàn tỉnh Bình Định
- 7 Nghị quyết 135/2008/NQ-HĐND về phát triển loại hình kinh tế tư nhân, kinh tế hợp tác và đổi mới, nâng cao hiệu quả doanh nghiệp nhà nước trong nông, lâm nghiệp giai đoạn 2007-2010 và định hướng đến năm 2015 do tỉnh Phú Thọ ban hành
- 8 Quyết định 1541/QĐ-UBND năm 2014 phê duyệt kết quả đánh giá hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp nhà nước trên địa bàn tỉnh Sơn La năm 2013
- 9 Kế hoạch 370/KH-UBND năm 2016 sắp xếp và nâng cao hiệu quả doanh nghiệp nhà nước tỉnh An Giang giai đoạn 2016-2020
- 10 Kế hoạch 3341/KH-UBND năm 2014 về sắp xếp, đổi mới doanh nghiệp Nhà nước, tổ chức lại, chuyển đổi đơn vị sự nghiệp công lập đến năm 2015 do tỉnh Vĩnh Phúc ban hành