Hệ thống pháp luật
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH YÊN BÁI
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 273/KH-UBND

Yên Bái, ngày 31 tháng 12 năm 2024

 

KẾ HOẠCH

THỰC HIỆN QUY HOẠCH BẢO TỒN ĐA DẠNG SINH HỌC QUỐC GIA THỜI KỲ 2021-2030, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2050 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH YÊN BÁI

Thực hiện Quyết định số 1352/QĐ-TTg ngày 08/11/2024 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch bảo tồn đa dạng sinh học quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050, Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Kế hoạch thực hiện Quy hoạch bảo tồn đa dạng sinh học quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 trên địa bàn tỉnh Yên Bái với những nội dung như sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Mục đích

- Tổ chức triển khai thực hiện có hiệu quả Quyết định số 1352/QĐ-TTg ngày 08/11/2024 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch bảo tồn đa dạng sinh học quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.

- Kết hợp hài hòa giữa bảo tồn và sử dụng hợp lý tài nguyên đa dạng sinh học nhằm góp phần xóa đói giảm nghèo, bảo vệ môi trường, đảm bảo cân bằng sinh thái và an ninh quốc phòng;

- Kết hợp bảo tồn tại chỗ với bảo tồn chuyển chỗ, bảo tồn đa dạng sinh học ngoài phạm vi các khu bảo tồn thiên nhiên; chú trọng phục hồi, nâng cao chất lượng các đối tượng quy hoạch đang bị suy thoái; hạn chế tối đa việc phá hủy hệ sinh thái tự nhiên, thay đổi mục đích sử dụng đất tại các khu vực có hệ sinh thái tự nhiên được bảo vệ;

- Thống nhất theo các tiêu chí của Luật Đa dạng sinh học trên cơ sở phát huy tối đa tính kế thừa các thành quả và duy trì tính ổn định của các đối tượng quy hoạch bảo tồn đa dạng sinh học hiện có; bảo tồn đa dạng sinh học dựa trên cơ sở phát huy tối đa vai trò của cộng đồng, có sự quản lý chặt chẽ của nhà nước;

- Đẩy mạnh áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, chuyển đổi số trong việc triển khai quy hoạch, quản lý và bảo vệ đa dạng sinh học; huy động tối đa các nguồn lực xã hội; tăng cường các biện pháp dựa vào thiên nhiên, phát huy tối đa các tiềm năng, vai trò và giá trị của tài nguyên thiên nhiên, đa dạng sinh học phục vụ bảo vệ môi trường, an ninh nguồn nước, giảm nhẹ thiên tai, chủ động ứng phó hiệu quả với biến đổi khí hậu, phát triển nhanh và bền vững đất nước.

2. Yêu cầu

- Triển khai thực hiện có hiệu quả, bám sát các nội dung theo Quyết định số 1352/QĐ-TTg ngày 08/11/2024 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch bảo tồn đa dạng sinh học quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.

- Xác định cụ thể các nội dung công việc cần triển khai phù hợp với chức năng, nhiệm vụ và điều kiện thực tế của địa phương; có lộ trình, phân công nhiệm vụ cụ thể gắn với trách nhiệm của các sở, ngành, địa phương.

- Bảo đảm sự phối hợp chặt chẽ, thường xuyên, hiệu quả giữa các sở, ngành, địa phương trong việc triển khai thực hiện Quy hoạch bảo tồn đa dạng sinh học quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050. Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát và đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch.

II. CÁC NHIỆM VỤ CỤ THỂ VÀ GIẢI PHÁP THỰC HIỆN

1. Nhiệm vụ cụ thể

- Nhiệm vụ cụ thể được giao cho các sở, ngành gồm: Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố tại Phụ lục kèm theo Kế hoạch này.

- Các sở, ngành, địa phương có liên quan tiếp tục thực hiện các nhiệm vụ được giao tại Kế hoạch hành động thực hiện Chiến lược quốc gia về đa dạng sinh học đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 trên địa bàn tỉnh Yên Bái kèm theo Quyết định số 1091/QĐ-UBND ngày 11/7/2022 của Ủy ban nhân dân tỉnh.

2. Giải pháp thực hiện

Các sở, ngành, địa phương thực hiện các giải pháp tại Kế hoạch hành động thực hiện Chiến lược quốc gia về đa dạng sinh học đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 trên địa bàn tỉnh Yên Bái kèm theo Quyết định số 1091/QĐ-UBND ngày 11/7/2022 của Ủy ban nhân dân tỉnh phù hợp và đảm bảo hiệu quả thực hiện Kế hoạch này.

III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Các Sở, ban, ngành, các cơ quan, đơn vị có liên quan, Uỷ ban nhân dân các huyện, thành phố theo chức năng, nhiệm vụ được giao chỉ đạo triển khai thực hiện, phối hợp thực hiện các nhiệm vụ được giao tại Kế hoạch này; thường xuyên kiểm tra, giám sát việc thực hiện kế hoạch, đề xuất bổ sung các giải pháp nhằm bảo đảm hoàn thành các mục tiêu, nhiệm vụ được giao.

2. Giao Sở Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành và địa phương liên quan tổ chức triển khai thực hiện Kế hoạch này; hằng năm tổ chức đánh giá việc thực hiện Kế hoạch, đề xuất điều chỉnh theo quy định; hướng dẫn về thành lập và quản lý khu vực đa dạng sinh học cao, cảnh quan sinh thái quan trọng, hành lang đa dạng sinh học.

3. Sở Kế hoạch và Đầu tư tổng hợp nội dung điều chỉnh phương án bảo tồn thiên nhiên và đa dạng sinh học trong Quy hoạch tỉnh thời kỳ 2021 - 2030 phù hợp với Quy hoạch bảo tồn đa dạng sinh học quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 theo đề nghị của Sở Tài nguyên và Môi trường trình Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét quyết định; chủ trì phối hợp với các sở, ngành, địa phương có liên quan tổng hợp, trình cấp có thẩm quyền giao kế hoạch đầu tư công trung hạn và hàng năm để thực hiện các nội dung kế hoạch theo quy định của pháp luật về đầu tư công.

4. Sở Tài chính hằng năm, căn cứ vào nhu cầu kinh phí thực hiện kế hoạch theo đề nghị của các cơ quan liên quan tham mưu cho Ủy ban nhân dân tỉnh bố trí kinh phí tổ chức thực hiện Kế hoạch phù hợp với tình hình thực tế và khả năng cân đối của ngân sách địa phương.

5. Sở Khoa học và Công nghệ chủ trì, phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường và các sở, ban, ngành, địa phương có liên quan tham mưu cho Ủy ban nhân dân tỉnh ưu tiên phê duyệt, triển khai các nhiệm vụ khoa học và công nghệ phù hợp với mục tiêu, nội dung của Kế hoạch.

Trên đây là Kế hoạch thực hiện Quy hoạch bảo tồn đa dạng sinh học quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 trên địa bàn tỉnh Yên Bái, Ủy ban nhân dân tỉnh Yêu cầu các sở, ban, ngành, Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố và các cơ quan, đơn vị liên quan tổ chức triển khai thực hiện./.

 


Nơi nhận:
- Bộ Tài nguyên và Môi trường;
- Chủ tịch UBND tỉnh;
- Các Phó Chủ tịch UBND tỉnh;
- Các sở, ban, ngành của tỉnh;
- UBND các huyện, thị xã, thành phố;
- Cổng Thông tin điện tử tỉnh;
- Chánh, Phó CVP UBND tỉnh;
- Lưu: VT, TNMT.

KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Nguyễn Thế Phước

 

PHỤ LỤC

PHÂN CÔNG NHIỆM VỤ CỤ THỂ CỦA CÁC CƠ QUAN, ĐƠN VỊ, ĐỊA PHƯƠNG
(Kèm theo Kế hoạch số 273/KH-UBND ngày 31 tháng 12 năm 2024 của Ủy ban nhân dân tỉnh Yên Bái)

STT

Tên nhiệm vụ

Cơ quan chủ trì

Cơ quan phối hợp

Thời gian hoàn thành

1

Lập, cập nhật phương án bảo tồn thiên nhiên và đa dạng sinh học trong quy hoạch tỉnh thời kỳ 2021 - 2030 phù hợp với Quy hoạch bảo tồn đa dạng sinh học quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 (theo Quyết định số 1352/QĐ-TTg ngày 08/11/2024 của Thủ tướng Chính phủ)

Sở Tài nguyên và Môi trường

Sở Kế hoạch và Đầu tư; Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, các địa phương có liên quan

Theo  chương trình cập nhật, điều chỉnh Quy hoạch   tỉnh   của cấp có thẩm quyền

2

Căn cứ nhu cầu bảo tồn đa dạng sinh học tại địa phương, quy định của pháp luật, tiến hành rà soát, nghiên cứu, đưa vào bổ sung trong quy hoạch tỉnh các khu vực đa dạng sinh học cao, vùng đất ngập nước quan trọng, khu vực cảnh quan sinh thái quan trọng, các hành lang đa dạng sinh học, các khu bảo tồn thiên nhiên, các cơ sở bảo tồn đa dạng sinh học trên địa bàn tỉnh

Sở Tài nguyên và Môi trường

Sở Kế hoạch và Đầu tư; Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch và các địa phương có liên quan

Hàng năm

3

Bố trí ngân sách địa phương và huy động các nguồn tài chính hợp pháp khác để tổ chức triển khai hiệu quả các nội dung theo Kế hoạch

Sở Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư

Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở NN&PTNT, UBND các huyện, thị xã, thành phố

Hàng năm

4

Xây dựng, triển khai thực hiện dự án thành lập, mở rộng các đối tượng gồm: khu vực đa dạng sinh học cao, vùng đất ngập nước quan trọng, khu vực cảnh quan sinh thái quan trọng, các hành lang đa dạng sinh học, các khu bảo tồn thiên nhiên theo thẩm quyền và quy định pháp luật

Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Sở Tài chính, Sở Kế hoạch và Đầu tư và các cơ quan, địa phương liên quan.

Theo chỉ đạo của cấp có thẩm quyền