Hệ thống pháp luật
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 1352/QĐ-TTg

Hà Nội, ngày 08 tháng 11 năm 2024

 

QUYẾT ĐỊNH

PHÊ DUYỆT QUY HOẠCH BẢO TỒN ĐA DẠNG SINH HỌC QUỐC GIA THỜI KỲ 2021 - 2030, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2050

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 19 tháng 6 năm 2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;

Căn cứ Luật Đa dạng sinh học ngày 13 tháng 11 năm 2008;

Căn cứ Luật Quy hoạch ngày 24 tháng 11 năm 2017;

Căn cứ Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của 37 luật có liên quan đến quy hoạch ngày 20 tháng 11 năm 2018;

Căn cứ Luật Bảo vệ môi trường ngày 17 tháng 11 năm 2020;

Căn cứ Nghị quyết số 08/2023/QH15 ngày 09 tháng 01 năm 2023 của Quốc hội về quy hoạch tổng thể quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050;

Căn cứ Nghị định số 37/2019/NĐ-CP ngày 07 tháng 5 năm 2019 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Quy hoạch;

Căn cứ Nghị định số 58/2023/NĐ-CP ngày 12 tháng 8 năm 2023 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 37/2019/NĐ-CP ngày 07 tháng 5 năm 2019 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Quy hoạch;

Căn cứ Nghị định số 65/2010/NĐ-CP ngày 11 tháng 6 năm 2010 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đa dạng sinh học;

Căn cứ Nghị định số 08/2022/NĐ-CP ngày 10 tháng 01 năm 2022 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo vệ môi trường;

Căn cứ Quyết định số 149/QĐ-TTg ngày 28 tháng 01 năm 2022 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược quốc gia về đa dạng sinh học đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050;

Căn cứ Quyết định số 174/QĐ-TTg ngày 03 tháng 02 năm 2020 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt nhiệm vụ lập Quy hoạch bảo tồn đa dạng sinh học thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050;

Căn cứ Báo cáo thẩm định số 145/BC-HĐTĐQH ngày 31 tháng 12 năm 2023 của thường trực Hội đồng thẩm định Quy hoạch bảo tồn đa dạng sinh học quốc gia thời kỳ 2021 -2030, tầm nhìn đến năm 2050;

Theo đề nghị của Bộ Tài nguyên và Môi trường tại Tờ trình số 82/TTr-BTNMT ngày 05 tháng 9 năm 2024 về việc đề nghị phê duyệt Quy hoạch bảo tồn đa dạng sinh học quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050.

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt Quy hoạch bảo tồn đa dạng sinh học quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 với những nội dung sau:

I. QUAN ĐIỂM, MỤC TIÊU

1. Quan điểm

- Xây dựng và thực hiện Quy hoạch bảo tồn đa dạng sinh học quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 là nhiệm vụ quan trọng nhằm góp phần thực hiện hiệu quả Văn kiện của Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng;

- Áp dụng xuyên suốt quan điểm bảo tồn vị nhân sinh, bảo tồn để phát triển; kết hợp hài hòa giữa bảo tồn và sử dụng hợp lý tài nguyên đa dạng sinh học nhằm ngăn chặn, tiến tới đẩy lùi đà suy giảm, cạn kiệt tài nguyên thiên nhiên, đa dạng sinh học, ứng phó với biến đổi khí hậu, phục vụ phát triển bền vững;

- Kết hợp bảo tồn tại chỗ với bảo tồn chuyển chỗ, bảo tồn đa dạng sinh học ngoài phạm vi các khu bảo tồn thiên nhiên; chú trọng phục hồi, nâng cấp chất lượng các đối tượng quy hoạch đang bị suy thoái; hạn chế tối đa việc phá hủy hệ sinh thái tự nhiên, thay đổi mục đích sử dụng đất tại các khu vực có hệ sinh thái tự nhiên được bảo vệ;

- Tăng cường hợp tác hiệu quả giữa các ngành trong việc sử dụng tài nguyên thiên nhiên phục vụ nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh và bảo tồn đa dạng sinh học nhằm bảo tồn, phát huy giá trị nguồn vốn tự nhiên cho phát triển bền vững đất nước; tăng cường hợp tác với các quốc gia, tổ chức quốc tế về bảo tồn đa dạng sinh học;

- Thống nhất theo các tiêu chí của Luật Đa dạng sinh học trên cơ sở phát huy tối đa tính kế thừa các thành quả và duy trì tính ổn định của các đối tượng quy hoạch bảo tồn đa dạng sinh học hiện có;

- Đẩy mạnh áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, chuyển đổi số trong việc triển khai quy hoạch, quản lý và bảo vệ đa dạng sinh học;

- Huy động tối đa các nguồn lực xã hội; tăng cường các biện pháp dựa vào thiên nhiên, phát huy tối đa các tiềm năng, vai trò và giá trị của tài nguyên thiên nhiên, đa dạng sinh học phục vụ bảo vệ môi trường, an ninh nguồn nước, giảm nhẹ thiên tai, chủ động ứng phó hiệu quả với biến đổi khí hậu, phát triển nhanh và bền vững đất nước.

2. Mục tiêu

a) Mục tiêu tổng quát

Gia tăng diện tích, phục hồi, đảm bảo tính toàn vẹn và kết nối các hệ sinh thái tự nhiên; quản lý và bảo tồn hiệu quả các loài hoang dã, các nguồn gen quý hiếm; xây dựng và phát triển hệ thống khu bảo tồn thiên nhiên, hành lang đa dạng sinh học, cơ sở bảo tồn đa dạng sinh học, khu vực đa dạng sinh học cao, cảnh quan sinh thái quan trọng, vùng đất ngập nước quan trọng góp phần ứng phó với biến đổi khí hậu và phát triển bền vững đất nước.

b) Mục tiêu cụ thể

- Mở rộng, nâng cấp và nâng cao hiệu quả quản lý hệ thống khu bảo tồn thiên nhiên; chuyển tiếp 178 khu bảo tồn hiện có (trong đó chuyển hạng 07, mở rộng 27 khu bảo tồn); thành lập mới 61 khu bảo tồn; nâng tổng diện tích hệ thống khu bảo tồn trên phạm vi toàn quốc khoảng 6,6 triệu ha;

- Củng cố và phát triển hệ thống cơ sở bảo tồn đa dạng sinh học, hành lang đa dạng sinh học, vùng đất ngập nước quan trọng; chuyển tiếp 13 cơ sở bảo tồn đa dạng sinh học hiện có, cấp giấy chứng nhận 09 cơ sở bảo tồn đa dạng sinh học; chuyển tiếp 03 hành lang đa dạng sinh học hiện có, hình thành 07 hành lang đa dạng sinh học; hình thành 10 vùng đất ngập nước quan trọng cấp quốc gia;

- Hình thành hệ thống khu vực đa dạng sinh học cao, cảnh quan sinh thái quan trọng gồm 22 khu vực đa dạng sinh học cao với tổng diện tích khoảng 2 triệu ha, 10 cảnh quan sinh thái quan trọng với tổng diện tích khoảng 4 triệu ha.

3. Tầm nhìn đến năm 2050

- Các hệ sinh thái tự nhiên quan trọng, các loài nguy cấp, quý, hiếm, các nguồn gen có giá trị bảo tồn được phục hồi, bảo tồn hiệu quả; đa dạng sinh học và dịch vụ hệ sinh thái được lượng giá, sử dụng bền vững và mang lại lợi ích thiết yếu trong phát triển kinh tế xã hội, góp phần bảo đảm an ninh môi trường, chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, phát triển bền vững đất nước;

- Bố trí định hướng không gian cho bảo tồn đa dạng sinh học phù hợp với định hướng sử dụng đất theo Nghị quyết số 39/2021/QH15 của Quốc hội góp phần bảo đảm cân bằng của hệ sinh thái tự nhiên đối với phát triển kinh tế xã hội, bảo tồn đa dạng sinh học, bảo vệ môi trường, phòng chống thiên tai và ứng phó với biến đổi khí hậu; phát huy, tăng cường sử dụng bền vững các dịch vụ hệ sinh thái; phát triển đa dạng sinh học đô thị, bảo đảm các chỉ tiêu về không gian xanh, chỉ tiêu về cây xanh đô thị, xây dựng hệ thống các khu vực đa dạng sinh học đô thị.

II. NỘI DUNG ĐỊNH HƯỚNG QUY HOẠCH THỜI KỲ 2021 - 2030

Định hướng Quy hoạch bảo tồn đa dạng sinh học thời kỳ 2021 - 2030 theo 08 vùng sinh thái trên phạm vi cả nước, cụ thể như sau:

1. Vùng Đông Bắc

- Chuyển tiếp 45 khu bảo tồn hiện có (trong đó chuyển hạng 03, mở rộng 05 khu bảo tồn) với tổng diện tích khoảng 0,4 triệu ha; thành lập mới 09 khu bảo tồn với tổng diện tích khoảng 0,1 triệu ha;

- Nâng cấp, phát triển, cấp giấy chứng nhận cơ sở bảo tồn đa dạng sinh học đối với các vườn thực vật, vườn động vật, trung tâm cứu hộ động vật, vườn cây thuốc, ngân hàng gen, cơ sở bảo tồn trong hệ thống bảo tàng thiên nhiên;

- Hình thành 02 hành lang đa dạng sinh học với tổng diện tích khoảng 0,02 triệu ha;

- Hình thành 03 khu vực đa dạng sinh học cao với tổng diện tích khoảng 0,4 triệu ha;

- Hình thành 02 cảnh quan sinh thái quan trọng với tổng diện tích khoảng 0,4 triệu ha;

- Hình thành 01 vùng đất ngập nước quan trọng với diện tích khoảng 0,01 triệu ha.

2. Vùng Tây Bắc

- Chuyển tiếp 12 khu bảo tồn hiện có (trong đó chuyển hạng 01, mở rộng 05 khu bảo tồn) với tổng diện tích khoảng 0,2 triệu ha; thành lập mới 02 khu bảo tồn với tổng diện tích khoảng 300 ha;

- Nâng cấp, phát triển, cấp giấy chứng nhận cơ sở bảo tồn đa dạng sinh học đối với các vườn thực vật, vườn động vật, trung tâm cứu hộ động vật, vườn cấy thuốc, ngân hàng gen, cơ sở bảo tồn trong hệ thống bảo tàng thiên nhiên;

- Hình thành 02 vùng đất ngập nước quan trọng với diện tích khoảng 0,02 triệu ha.

3. Vùng đồng bằng sông Hồng

- Chuyển tiếp 16 khu bảo tồn hiện có (trong đó mở rộng 01 khu bảo tồn) với tổng diện tích khoảng 0,1 triệu ha; thành lập mới 06 khu bảo tồn với tổng diện tích khoảng 0,02 triệu ha;

- Chuyển tiếp 02 cơ sở bảo tồn đa dạng sinh học; cấp giấy chứng nhận 04 cơ sở bảo tồn đa dạng sinh học; nâng cấp, phát triển, cấp giấy chứng nhận cơ sở bảo tồn đa dạng sinh học đối với các vườn thực vật, vườn động vật, trung tâm cứu hộ động vật, vườn cây thuốc, ngân hàng gen, cơ sở bảo tồn trong hệ thống bảo tàng thiên nhiên;

- Hình thành 01 hành lang đa dạng sinh học với diện tích khoảng 0,01 triệu ha;

- Hình thành 01 cảnh quan sinh thái quan trọng với tổng diện tích khoảng 0,01 triệu ha.

4. Vùng Bắc Trung Bộ

- Chuyển tiếp 31 khu bảo tồn hiện có (trong đó mở rộng 02 khu bảo tồn) với tổng diện tích khoảng 0,7 triệu ha; thành lập mới 08 khu bảo tồn với tổng diện tích khoảng 0,2 triệu ha;

- Chuyển tiếp 02 cơ sở bảo tồn đa dạng sinh học; nâng cấp, phát triển, cấp giấy chứng nhận cơ sở bảo tồn đa dạng sinh học đối với các vườn thực vật, vườn động vật, trung tâm cứu hộ động vật, vườn cây thuốc, ngân hàng gen, cơ sở bảo tồn trong hệ thống bảo tàng thiên nhiên;

- Chuyển tiếp 02 hành lang đa dạng sinh học, hình thành 02 hành lang đa dạng sinh học với tổng diện tích khoảng 0,06 triệu ha;

- Hình thành 06 khu vực đa dạng sinh học cao với tổng diện tích khoảng 0,3 triệu ha;

- Hình thành 02 cảnh quan sinh thái quan trọng với tổng diện tích khoảng 0,3 triệu ha.

5. Vùng Nam Trung Bộ

- Chuyển tiếp 27 khu bảo tồn hiện có (trong đó chuyển hạng 02, mở rộng 04 khu bảo tồn) với tổng diện tích khoảng 0,4 triệu ha; thành lập mới 13 khu bảo tồn với tổng diện tích khoảng 3 triệu ha;

- Chuyển tiếp 03 cơ sở bảo tồn đa dạng sinh học; cấp giấy chứng nhận 03 cơ sở bảo tồn đa dạng sinh học; nâng cấp, phát triển, cấp giấy chứng nhận cơ sở bảo tồn đa dạng sinh học đối với các vườn thực vật, vườn động vật, trung tâm cứu hộ động vật, vườn cây thuốc, ngân hàng gen, cơ sở bảo tồn trong hệ thống bảo tàng thiên nhiên;

- Chuyển tiếp 01 hành lang đa dạng sinh học hiện có với diện tích khoảng 0,07 triệu ha; hình thành 01 hành lang đa dạng sinh học với tổng diện tích khoảng 0,6 triệu ha;

- Hình thành 11 khu vực đa dạng sinh học cao với tổng diện tích khoảng 1 triệu ha;

- Hình thành 04 cảnh quan sinh thái quan trọng với tổng diện tích khoảng 3 triệu ha;

- Hình thành 02 vùng đất ngập nước quan trọng với tổng diện tích khoảng 0,02 triệu ha.

6. Vùng Tây Nguyên

- Chuyển tiếp 15 khu bảo tồn hiện có (trong đó chuyển hạng 01, mở rộng 04 khu bảo tồn) với tổng diện tích khoảng 0,5 triệu ha; thành lập mới 06 khi bảo tồn với tổng diện tích khoảng 0,1 triệu ha;

- Nâng cấp, phát triển, cấp giấy chứng nhận cơ sở bảo tồn đa dạng sinh học đối với các vườn thực vật, vườn động vật, trung tâm cứu hộ động vật, vườn cây thuốc, ngân hàng gen, cơ sở bảo tồn trong hệ thống bảo tàng thiên nhiên;

- Hình thành 02 khu vực đa dạng sinh học cao với tổng diện tích khoảng 0,1 triệu ha;

- Hình thành 01 cảnh quan sinh thái quan trọng với tổng diện tích khoảng 0,2 triệu ha;

- Hình thành 02 vùng đất ngập nước quan trọng với tổng diện tích khoảng 0,01 triệu ha.

7. Vùng Đông Nam Bộ

- Chuyển tiếp 10 khu bảo tồn hiện có (trong đó mở rộng 02 khu bảo tồn) với tổng diện tích khoảng 0,3 triệu ha; thành lập mới 01 khu bảo tồn với tổng diện tích khoảng 0,03 triệu ha;

- Chuyển tiếp 01 cơ sở bảo tồn đa dạng sinh học; cấp giấy chứng nhận 01 cơ sở bảo tồn đa dạng sinh học; nâng cấp, phát triển, cấp giấy chứng nhận cơ sở bảo tồn đa dạng sinh học đối với các vườn thực vật, vườn động vật, trung tâm cứu hộ động vật, vườn cây thuốc, ngân hàng gen, cơ sở bảo tồn trong hệ thống bảo tàng thiên nhiên;

- Hình thành 03 vùng đất ngập nước quan trọng với tổng diện tích khoảng 0,07 triệu ha.

8. Vùng đồng bằng sông Cửu Long

- Chuyển tiếp 22 khu bảo tồn hiện có (trong đó mở rộng 04 khu bảo tồn) với tổng diện tích khoảng 0,15 triệu ha; thành lập mới 16 khu bảo tồn với tổng diện tích khoảng 0,1 triệu ha;

- Chuyển tiếp 06 cơ sở bảo tồn đa dạng sinh học; cấp giấy chứng nhận 01 cơ sở bảo tồn đa dạng sinh học; nâng cấp, phát triển, cấp giấy chứng nhận cơ sở bảo tồn đa dạng sinh học đối với các vườn thực vật, vườn động vật, trung tâm cứu hộ động vật, vườn cây thuốc, ngân hàng gen, cơ sở bảo tồn trong hệ thống bảo tàng thiên nhiên;

- Hình thành 01 hành lang đa dạng sinh học với diện tích khoảng 0,09 triệu ha;

Định hướng quy hoạch thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 đối với khu bảo tồn thiên nhiên, cơ sở bảo tồn đa dạng sinh học, hành lang đa dạng sinh học, khu vực đa dạng sinh học cao, cảnh quan sinh thái quan trọng, vùng đất ngập nước quan trọng chi tiết tại các Phụ lục I, II, III, IV, V, VI ban hành kèm theo Quyết định này. Các khu bảo tồn thiên nhiên, cơ sở bảo tồn đa dạng sinh học, hành lang đa dạng sinh học, khu vực đa dạng sinh học cao, cảnh quan sinh thái quan trọng, vùng đất ngập nước quan trọng được quy hoạch thành lập mới thời kỳ 2021 - 2030 tại các Quy hoạch tỉnh, Quy hoạch bảo vệ và khai thác nguồn lợi thủy sản, Quy hoạch lâm nghiệp được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt nhưng không thuộc các Phụ lục I, II, III, IV, V, VI của Quy hoạch này thì thực hiện theo các nội dung được phê duyệt trong Quy hoạch tỉnh, Quy hoạch bảo vệ và khai thác nguồn lợi thủy sản, Quy hoạch lâm nghiệp.

III. DỰ ÁN ƯU TIÊN ĐẦU TƯ THỰC HIỆN QUY HOẠCH

Ban hành kèm theo Quyết định này danh mục các dự án quan trọng, dự án ưu tiên đầu tư thực hiện Quy hoạch tại Phụ lục VII.

IV. GIẢI PHÁP THỰC HIỆN QUY HOẠCH

1. Giải pháp về cơ chế, chính sách

- Tiếp tục nghiên cứu, rà soát, hoàn thiện hệ thống chính sách, pháp luật liên quan nhằm triển khai hiệu quả Quy hoạch bảo tồn đa dạng sinh học quốc gia; nghiên cứu xây dựng cơ chế khuyến khích tổ chức, cá nhân tham gia thành lập, vận hành cơ sở bảo tồn đa dạng sinh học theo quy định của pháp luật; cơ chế phát triển du lịch sinh thái, du lịch bền vững gắn với xóa đói, giảm nghèo, bảo đảm ổn định cuộc sống của hộ gia đình, cá nhân sinh sống hợp pháp trong khu bảo tồn, hành lang đa dạng sinh học, cảnh quan sinh thái quan trọng, khu vực đa dạng sinh học cao, vùng đất ngập nước quan trọng;

- Tăng cường công tác thực thi pháp luật về bảo tồn đa dạng sinh học, các đối tượng của quy hoạch bảo tồn đa dạng sinh học.

2. Giải pháp về khoa học và công nghệ

- Đẩy nhanh chuyển đổi số, phấn đấu hoàn thiện kết nối liên thông hệ thống thông tin, trong đó có cơ sở dữ liệu về quy hoạch. Quản lý, cập nhật biến động các đối tượng quy hoạch bảo tồn đa dạng sinh học;

- Tăng cường áp dụng công nghệ viễn thám và hệ thống thông tin địa lý (GIS) trong việc lập và giám sát thực hiện quy hoạch, giám sát các đối tượng của quy hoạch bảo tồn đa dạng sinh học;

- Khuyến khích, đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân đầu tư, áp dụng tiến bộ khoa học, công nghệ, tri thức truyền thống vào việc bảo tồn, phát triển bền vững các đối tượng của quy hoạch bảo tồn đa dạng sinh học;

- Đẩy mạnh nghiên cứu khoa học về bảo tồn và sử dụng bền vững đa sinh học; tập trung các nghiên cứu ứng dụng phát triển các mô hình gây nuôi và tái thả các loài hoang dã vào tự nhiên; bảo tồn các loài đặc hữu, nguy cấp, ngăn chặn sự suy thoái của các loài có nguy cơ bị tuyệt chủng ngoài tự nhiên; các mô hình du lịch sinh thái hiệu quả; phát triển, tiếp nhận chuyển giao công nghệ mới về bảo tồn thiên nhiên và đa dạng sinh học.

3. Giải pháp về đào tạo, tăng cường năng lực

- Xây dựng các chương trình đào tạo phát triển nguồn nhân lực phù hợp với từng đối tượng quy hoạch bảo tồn đa dạng sinh học; tăng cường năng lực của các cơ quan quản lý, giám sát đa dạng sinh học và cán bộ có liên quan đến bảo tồn đa dạng sinh học ở trung ương và địa phương gắn với các đối tượng của quy hoạch; trang bị cơ sở vật chất, thiết bị cho đội ngũ làm công tác bảo tồn tại các địa phương nhằm phát huy năng lực bảo tồn tại chỗ;

- Đẩy mạnh kết nối và chia sẻ thông tin giữa các cơ quan, tổ chức có liên quan ở trung ương và địa phương; khai thác nguồn lực tri thức từ các viện nghiên cứu, trường đại học trong nước và quốc tế;

- Tăng cường năng lực và sự tham gia của các tổ chức đoàn thể và cộng đồng dân cư trong bảo tồn thiên nhiên và đa dạng sinh học; phát huy giá trị đặc trưng về cảnh quan thiên nhiên, văn hóa và tri thức của các dân tộc thiểu số gắn với phát triển du lịch sinh thái, du lịch văn hóa.

4. Giải pháp về tài chính, đầu tư

- Bảo đảm nguồn lực để thành lập, quản lý các khu bảo tồn thiên nhiên, hành lang đa dạng sinh học, cơ sở bảo tồn đa dạng sinh học, vùng đất ngập nước quan trọng, khu vực cảnh quan sinh thái quan trọng, khu vực đa dạng sinh học cao;

- Xây dựng kế hoạch, bố trí kinh phí, huy động các nguồn lực để triển khai thực hiện các dự án, nhiệm vụ ưu tiên của quy hoạch bảo tồn đa dạng sinh học;

- Khuyến khích, huy động sự tham gia của cộng đồng, doanh nghiệp đầu tư tài chính cho bảo tồn đa dạng sinh học, du lịch sinh thái; đa dạng hoá nguồn đầu tư cho bảo tồn đa dạng sinh học, mở rộng cơ chế chi trả dịch vụ môi trường; đẩy mạnh khai thác các nguồn lực tại chỗ, vận dụng các chính sách, nguồn lực hỗ trợ của Nhà nước, doanh nghiệp nhằm tạo sinh kế bền vững gắn với bảo tồn đa dạng sinh học.

5. Giải pháp về tuyên truyền, nâng cao nhận thức cộng đồng

- Tăng cường tuyên truyền, phổ biến pháp luật về bảo tồn đa dạng sinh học nhằm nâng cao năng lực, trách nhiệm cho mọi tổ chức, cá nhân, đặc biệt là các cán bộ quản lý, cộng đồng dân cư sống trong và xung quanh các khu vực đa dạng sinh học cao, vùng đất ngập nước quan trọng, khu vực cảnh quan sinh thái quan trọng, hành lang đa dạng sinh học, khu bảo tồn thiên nhiên, cơ sở bảo tồn đa dạng sinh học; đa dạng hóa các kênh truyền thông về đa dạng sinh học như phát hành các ấn phẩm chuyên ngành, hệ thống phát thanh, truyền hình, mạng xã hội...;

- Xây dựng chương trình hành động, kế hoạch thực hiện tuyên truyền, nâng cao nhận thức cộng đồng trong bảo tồn đa dạng sinh học; xây dựng mô hình cộng đồng tham gia bảo tồn đa dạng sinh học, nhân rộng những điển hình tiên tiến;

- Kết hợp với các tổ chức đoàn thanh niên, hội phụ nữ, trường học... để lồng ghép các chương trình giáo dục tuyên truyền về bảo tồn đa dạng sinh học, phổ biến kiến thức bảo tồn và sử dụng bền vững tài nguyên thiên nhiên;

- Kịp thời biểu dương, khen thưởng các tổ chức, cá nhân có thành tích trong công tác bảo tồn đa dạng sinh học.

6. Giải pháp về hợp tác quốc tế

- Chủ động tham gia, thực hiện, đảm bảo tuân thủ các điều ước quốc tế về bảo tồn đa dạng sinh học mà Việt Nam đã ký kết; nghiên cứu, đề xuất tham gia các điều ước quốc tế mới, sáng kiến, diễn đàn, tổ chức quốc tế về đa dạng sinh học bảo đảm lợi ích quốc gia;

- Tăng cường hợp tác quốc tế trong quản lý bảo tồn thiên nhiên và đa dạng sinh học, đặc biệt với các quốc gia có chung đường biên giới; đẩy mạnh hợp tác quốc tế trong kiểm soát việc buôn bán trái phép động, thực vật hoang dã.

7. Giải pháp bảo tồn đa dạng sinh học thích ứng với biến đổi khí hậu

- Đánh giá và dự báo ảnh hưởng của biến đổi khí hậu tới đa dạng sinh học;

- Xây dựng mô hình, đề xuất các giải pháp bảo tồn đa dạng sinh học thích ứng với biến đổi khí hậu.

8. Giải pháp về tổ chức thực hiện và giám sát thực hiện quy hoạch

- Công bố, tuyên truyền, phổ biến Quy hoạch theo quy định của pháp luật; xây dựng và tổ chức triển khai kế hoạch thực hiện và giám sát thực hiện Quy hoạch;

- Định kỳ 05 năm, đánh giá kết quả thực hiện, đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả thực hiện, kiến nghị điều chỉnh Quy hoạch (nếu có) phù hợp với tình hình thực tế.

Điều 2. Tổ chức thực hiện

1. Bộ Tài nguyên và Môi trường

- Chịu trách nhiệm toàn diện trước pháp luật về nội dung, số liệu, báo cáo và đề xuất, kiến nghị, bảo đảm đúng trình tự, thủ tục theo quy định và theo đúng các quy định của Luật Quy hoạch và các quy định pháp luật khác có liên quan

- Tổ chức công bố Quy hoạch sau khi được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt; xây dựng, trình cấp có thẩm quyền phê duyệt, tổ chức triển khai Kế hoạch thực hiện Quy hoạch;

- Chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành và địa phương liên quan tổ chức thực hiện Quy hoạch, các dự án ưu tiên thuộc trách nhiệm của Bộ Tài nguyên và Môi trường; tổ chức kiểm tra, đánh giá việc thực hiện Quy hoạch, đề xuất điều chỉnh theo quy định;

- Chủ trì, phối hợp các bộ, ngành và địa phương liên quan xây dựng hồ sơ, trình Thủ tướng Chính phủ thành lập các đối tượng thuộc Quy hoạch nằm trên địa bàn từ 02 tỉnh trở lên theo quy định của pháp luật;

- Hướng dẫn việc thành lập và quản lý khu vực đa dạng sinh học cao, cảnh quan sinh thái quan trọng, hành lang đa dạng sinh học.

2. Bộ Kế hoạch và Đầu tư

- Chủ trì tổng hợp, trình cấp có thẩm quyền giao kế hoạch đầu tư công trung hạn và hàng năm để thực hiện các chương trình, dự án được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt theo quy định của pháp luật về đầu tư công;

- Giám sát tình hình thực hiện Quy hoạch theo quy định của pháp luật.

3. Bộ Tài chính

Chủ trì tổng hợp, trình cấp có thẩm quyền phê duyệt kinh phí thực hiện Quy hoạch theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước và phân cấp ngân sách hiện hành.

4. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

- Chủ trì, phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường, các bộ, ngành và địa phương liên quan tổ chức thực hiện các nội dung Quy hoạch thuộc chức năng quản lý của Bộ;

- Chủ trì, phối hợp với Bộ Quốc phòng, Bộ Tài nguyên và Môi trường, các bộ, ngành và địa phương liên quan nghiên cứu, đề xuất thành lập Khu bảo tồn thiên nhiên trên biển thuộc khu vực quần đảo Trường Sa.

5. Bộ Khoa học và Công nghệ, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam

Chủ trì, phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường xây dựng các chương trình nghiên cứu; dự án ưu tiên theo phân công để thực hiện các nhiệm vụ của Quy hoạch.

6. Bộ Quốc phòng, Bộ Công an

Chủ trì, phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường, các bộ, ngành và địa phương liên quan quản lý, giám sát chặt chẽ, giải quyết các vấn đề có liên quan đến quốc phòng, an ninh trong quá trình thực hiện Quy hoạch.

7. Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch

Tổ chức thực hiện các yêu cầu về quản lý, bảo vệ môi trường di sản thiên nhiên theo quy định của Luật Bảo vệ môi trường và các nội dung Quy hoạch thuộc chức năng quản lý của Bộ.

8. Các bộ, ngành khác

Căn cứ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình, phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường và Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương bố trí nguồn lực, đề xuất các cơ chế, chính sách để thực hiện Quy hoạch.

9. Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương

- Lập, cập nhật phương án bảo tồn thiên nhiên và đa dạng sinh học trong quy hoạch tỉnh thời kỳ 2021 - 2030 phù hợp với Quy hoạch bảo tồn đa dạng sinh học quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050; căn cứ nhu cầu bảo tồn đa dạng sinh học tại địa phương, quy định của pháp luật, tiến hành rà soát, nghiên cứu, đưa vào bổ sung trong quy hoạch tỉnh các khu vực đa dạng sinh học cao, vùng đất ngập nước quan trọng, khu vực cảnh quan sinh thái quan trọng, các hành lang đa dạng sinh học, các khu bảo tồn thiên nhiên, các cơ sở bảo tồn đa dạng sinh học trên địa bàn tỉnh;

- Bố trí ngân sách địa phương và huy động các nguồn tài chính hợp pháp khác để tổ chức triển khai hiệu quả các nội dung của Quy hoạch;

- Xây dựng, triển khai thực hiện dự án thành lập, mở rộng các đối tượng thuộc Quy hoạch theo thẩm quyền và quy định pháp luật.

Điều 3. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký ban hành.

Điều 4. Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường, các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.

 


Nơi nhận:
- Ban Bí thư Trung ương Đảng;
- Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;
- Các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
- HĐND, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;
- Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng;
- Văn phòng Tổng Bí thư;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội;
- Văn phòng Quốc hội;
- Tòa án nhân dân tối cao;
- Viện kiểm sát nhân dân tối cao;
- Kiểm toán nhà nước;
- Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia;
- Ngân hàng Chính sách xã hội;
- Ngân hàng Phát triển Việt Nam
- Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;
- Cơ quan trung ương của các đoàn thể;
- VPCP: BTCN, các PCN, Trợ lý TTg, TGĐ Cổng TTĐT, các Vụ, Cục, đơn vị trực thuộc, Công báo;
- Lưu: VT, KGVX (2b)

KT. THỦ TƯỚNG
PHÓ THỦ TƯỚNG




Trần Hồng Hà

 

PHỤ LỤC I

ĐỊNH HƯỚNG QUY HOẠCH KHU BẢO TỒN THIÊN NHIÊN THỜI KỲ 2021 - 2030, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2050
(Kèm theo Quyết định số 1352/QĐ-TTg ngày 08 tháng 11 năm 2024 của Thủ tướng Chính phủ)

TT

Tên

Phân hạng

Vị trí

Quy mô diện tích quy hoạch (ha)

Phân cấp

Ghi chú

 

VÙNG ĐÔNG BẮC

 

 

 

 

 

1.

Ba Bể

VQG

Bắc Kạn (Ba Bể)

10.048,00

Quốc gia

Chuyển tiếp

2.

Bái Tử Long

VQG

Quảng Ninh (Vân Đồn)

15.783,00

Quốc gia

Chuyển tiếp

3.

Du Già - Cao nguyên đá Đồng Văn

VQG

Hà Giang (Vị Xuyên, Yên Minh, Bắc Mê)

15.006,30

Quốc gia

Chuyển tiếp

4.

Phia oắc - Phia Đén

VQG

Cao Bằng (Nguyên Bình)

10.593,50

Quốc gia

Chuyển tiếp

5.

Xuân Sơn

VQG

Phú Thọ (Tân Sơn)

15.048,00

Quốc gia

Chuyển tiếp

6.

Hoàng Liên

VQG

Lào Cai (Sa Pa), Lai Châu (Tân Uyên)

28.509,00

Quốc gia

Chuyển tiếp

7.

Vịnh Hạ Long

VQG

Quảng Ninh (TP. Hạ Long)

5.032,22

Quốc gia

Chuyển tiếp (BVCQ chuyển hạng VQG)

8.

Bát Xát

VQG

Lào Cai (Bát Xát)

18.637,00

Quốc gia

Chuyển tiếp (DTTN chuyển hạng VQG)

9.

Bắc Mê

DTTN

Hà Giang (Bắc Mê)

9.042,50

Tỉnh

Chuyển tiếp

10.

Bát Đại Sơn

DTTN

Hà Giang (Quản Bạ)

5.039,40

Tỉnh

Chuyển tiếp

11.

Đồng Sơn - Kỳ Thượng

DTTN

Quảng Ninh (TP. Hạ Long)

15.593,81

Tỉnh

Chuyển tiếp

12.

Hữu Liên

DTTN

Lạng Sơn (Hữu Lũng, Văn Quan, Chi Lăng)

8.293,40

Tỉnh

Chuyển tiếp

13.

Kim Hỷ

DTTN

Bắc Kạn (Na Rì, Bạch Thông)

15.715,02

Tỉnh

Chuyển tiếp

14.

Na Hang

DTTN

Tuyên Quang (Na Hang)

22.401,50

Tỉnh

Chuyển tiếp

15.

Phong Quang

DTTN

Hà Giang (Vị Xuyên)

8.559,70

Tỉnh

Chuyển tiếp

16.

Tây Côn Lĩnh

DTTN

Hà Giang (Vị Xuyên, Hoàng Su Phì, TP. Hà Giang)

15.018,50

Tỉnh

Chuyển tiếp

17.

Tây Yên Tử

DTTN

Bắc Giang (Lục Nam, Sơn Động)

12.732,48

Tỉnh

Chuyển tiếp (mở rộng)

18.

Thần Sa - Phượng Hoàng

DTTN

Thái Nguyên (Võ Nhai)

18.704,89

Tỉnh

Chuyển tiếp

19.

Hoàng Liên - Văn bản

DTTN

Lào Cai (Văn bản)

45.559,00

Tỉnh

Chuyển tiếp (mở rộng)

20.

Nà Hẩu

DTTN

Yên Bái (Văn Yên)

16.040,15

Tỉnh

Chuyển tiếp

21.

Đồng Rui - Tiên Yên

DTTN

Quảng Ninh (Tiên Yên)

Khoảng 4.300

Tỉnh

Thành lập mới

22.

Chi Sán

DTTN

Hà Giang (Mèo Vạc)

5.431,10

Tỉnh

Chuyển tiếp

23.

Nam Xuân Lạc

BTL-SC

Bắc Kạn (Chợ Đồn)

4.155,67

Tỉnh

Chuyển tiếp

24.

Trùng Khánh

BTL-SC

Cao Bằng (Trùng Khánh)

9.573,68

Tỉnh

Chuyển tiếp (mở rộng)

25.

Mù Cang Chải

BTL-SC

Yên Bái (Mù Cang Chải)

20.108,20

Tỉnh

Chuyển tiếp

26.

Mẫu Sơn

BTL-SC

Lạng Sơn (Cao Lộc, Lộc Bình)

3.882,50

Tỉnh

Chuyển tiếp

27.

Bắc Sơn

BTL-SC

Lạng Sơn (Bắc Sơn)

936,75

Tỉnh

Chuyển tiếp

28.

Cham Chu

BTL-SC

Tuyên Quang (Chiêm Hóa, Hàm Yên)

15.262,30

Quốc gia

Chuyển tiếp

(DTTN chuyển hạng BTL-SC)

29.

Cao Tả Tùng

BTL-SC

Hà Giang (Quản Bạ)

Khoảng 8.600

Tỉnh

Thành lập mới

30.

Quảng Nam Châu

BTL-SC

Quảng Ninh (Bình Liêu, Hải Hà, Đầm Hà)

Khoảng 16.000

Tỉnh

Thành lập mới

31.

Quang Hanh

BTL-SC

Quảng Ninh (TP. Hạ Long, Cẩm Phả)

Khoảng 1.600

Tỉnh

Thành lập mới

32.

Cô Tô-Đảo Trần

BTL-SC

Quảng Ninh (Cô Tô)

Khoảng 18.000

Tỉnh

Thành lập mới

33.

ATK Định Hoá

BVCQ

Thái Nguyên (Định Hóa)

5.505,46

Tỉnh

Chuyển tiếp

34.

Bản Giốc

BVCQ

Cao Bằng (Trùng Khánh)

566,00

Tỉnh

Chuyển tiếp

35.

Đá Bàn

BVCQ

Tuyên Quang (Yên Sơn)

119,60

Tỉnh

Chuyển tiếp

36.

Đền Hùng

BVCQ

Phú Thọ (TP. Việt Trì, Phù Ninh, Lâm Thao)

538,00

Tỉnh

Chuyển tiếp

37.

Kim Bình

BVCQ

Tuyên Quang (Chiêm Hóa)

235,26

Tỉnh

Chuyển tiếp

38.

Lam Sơn

BVCQ

Cao Bằng (Hòa An)

75,00

Tỉnh

Chuyển tiếp

39.

Núi Lăng Đồn

BVCQ

Cao Bằng (Thạch An)

1.149,00

Tỉnh

Chuyển tiếp

40.

Núi Nả

BVCQ

Phú Thọ (Hạ Hòa)

670,00

Tỉnh

Chuyển tiếp

41.

Pác Bó

BVCQ

Cao Bằng (Hà Quảng)

1.385,00

Tỉnh

Chuyển tiếp

42.

Suối Mỡ

BVCQ

Bắc Giang (Lục Nam)

1.504,80

Tỉnh

Chuyển tiếp (mở rộng)

43.

Hồ Cấm Sơn

BVCQ

Bắc Giang (Lục Ngạn)

Khoảng 2.500

Tỉnh

Thành lập mới

44.

Tân Trào

BVCQ

Tuyên Quang (Yên Sơn)

3.892,70

Tỉnh

Chuyển tiếp

45.

Thang Hen

BVCQ

Cao Bằng (Trà Lĩnh)

481,20

Tỉnh

Chuyển tiếp

46.

Trần Hưng Đạo

BVCQ

Cao Bằng (Nguyên Bình)

1.156,00

Tỉnh

Chuyển tiếp

47.

Yên Lập

BVCQ

Phú Thọ (Yên Lập)

330,00

Tỉnh

Chuyển tiếp

48.

Mã Pì Lèng

BVCQ

Hà Giang (Mèo Vạc)

298,40

Tỉnh

Chuyển tiếp

49.

Thác Giềng

BVCQ

Bắc Kạn (TP. Bắc Kạn, Chợ Mới)

594,04

Tỉnh

Chuyển tiếp

50.

Yên Tử

BVCQ

Quảng Ninh (Uông Bí)

3.323,30

Tỉnh

Chuyển tiếp (mở rộng)

51.

Yên Lập

BVCQ

Quảng Ninh (Quảng Yên)

34,20

Tỉnh

Chuyển tiếp

52.

Hồ Noong

BVCQ

Hà Giang (Vị Xuyên)

Khoảng 2.700

Tỉnh

Thành lập mới

53.

Khe Vằn

BVCQ

Quảng Ninh (Bình Liêu)

Khoảng 70

Tỉnh

Thành lập mới

54.

Hàm Rồng

BVCQ

Lào Cai (Sapa)

Khoảng 120

Tỉnh

Thành lập mới

 

VÙNG TÂY BẮC

 

 

 

 

 

55.

Mường Nhé

VQG

Điện Biên (Mường Nhé)

46.730,51

Quốc gia

Chuyển tiếp (DTTN chuyển hạng VQG, mở rộng)

56.

Copia

DTTN

Sơn La (Thuận Châu)

16.236,00

Tỉnh

Chuyển tiếp (mở rộng)

57.

Mường La

DTTN

Sơn La (Mường La)

18.811,00

Tỉnh

Chuyển tiếp (mở rộng)

58.

Hang Kia - Pà Cò

DTTN

Hoà Bình (Mai Châu)

5.314,36

Tỉnh

Chuyển tiếp

59.

Ngọc Sơn - Ngổ Luông

DTTN

Hoà Bình (Tân Lạc, Lạc Sơn, Yên Thủy)

15.189,02

Tỉnh

Chuyển tiếp

60.

Phu Canh

DTTN

Hoà Bình (Đà Bắc)

5.092,30

Tỉnh

Chuyển tiếp

61.

Sốp Cộp

DTTN

Sơn La (Sốp Cộp, Sông Mã)

17.574,00

Tỉnh

Chuyển tiếp

62.

Tà Xùa

DTTN

Sơn La (Bắc Yên, Phù Yên)

17.002,00

Tỉnh

Chuyển tiếp (mở rộng)

63.

Thượng Tiến

DTTN

Hoà Bình (Kim Bôi, Lạc Sơn)

6.314,56

Tỉnh

Chuyển tiếp

64.

Xuân Nha

DTTN

Sơn La (Vân Hồ, Mộc Châu)

18.337,70

Tỉnh

Chuyển tiếp (mở rộng)

65.

Mường Tè

DTTN

Lai Châu (Mường Tè)

33.775,00

Tỉnh

Chuyển tiếp

66.

Mường Phăng

BVCQ

Điện Biên (Điện Biên)

4.436,55

Tỉnh

Chuyển tiếp (mở rộng)

67.

Rừng Đại tướng Võ Nguyên Giáp

BVCQ

Sơn La (Phù Yên)

Khoảng 260

Tỉnh

Thành lập mới

68.

Lê Thánh Tông

BVCQ

Sơn La (TP. Sơn La)

Khoảng 16

Tỉnh

Thành lập mới

 

VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG

 

 

 

 

 

69.

Tam Đảo

VQG

Vĩnh Phúc (Tam Đảo), Thái Nguyên (Đại Từ), Tuyên Quang (Sơn Dương)

32.395,80

Quốc gia

Chuyển tiếp

70.

Ba Vì

VQG

Hà Nội (Thạch Thất, Quốc Oai, Ba Vì), Hòa Bình (TP. Hòa Bình, Lương Sơn)

9.702,41

Quốc gia

Chuyển tiếp

71.

Cúc Phương

VQG

Ninh Bình (Nho Quan), Thanh Hóa (Thạch Thành), Hòa Bình (Yên Thủy, Lạc Sơn)

22.148,93

Quốc gia

Chuyển tiếp

72.

Cát Bà

VQG

Hải Phòng (Cát Hải)

15.331,60

Quốc gia

Chuyển tiếp

73.

Xuân Thủy

VQG

Nam Định (Giao Thủy)

7.110,08

Quốc gia

Chuyển tiếp

74.

Bạch Long Vĩ

DTTN

Hải Phòng (Bạch Long Vĩ)

27.008,93

Quốc gia

Chuyển tiếp

75.

Thái Thụy

DTTN

Thái Bình (Thái Thụy)

6.560,00

Tỉnh

Chuyển tiếp

76.

Tiền Hải

BTL-SC

Thái Bình (Tiền Hải)

12.500,00

Tỉnh

Chuyển tiếp

77.

Vân Long

DTTN

Ninh Bình (Gia Viễn)

2.548,00

Tỉnh

Chuyển tiếp (mở rộng)

78.

Quan Sơn

DTTN

Hà Nội (Mỹ Đức), Hòa Bình (Lương Sơn)

Khoảng 2.900

Tỉnh

Thành lập mới

79.

Vườn chim Đông Xuyên

BTL-SC

Bắc Ninh (Yên Phong)

Khoảng 40

Tỉnh

Thành lập mới

80.

Long Châu

BTL-SC

Hải Phòng (Cát Hải)

Khoảng 7.500

Tỉnh

Thành lập mới

81.

Hồ Đồng Mô - Ngải Sơn

BTL-SC

Hà Nội (Sơn Tây, Ba Vì)

Khoảng 1.900

Tỉnh

Thành lập mới

82.

Voọc mông trắng

BTL-SC

Hà Nam (Kim Bảng)

Khoảng 3.400

Tỉnh

Thành lập mới

83.

K9 - Lăng Hồ Chí Minh

BVCQ

Hà Nội (Ba Vì)

234,00

Quốc gia

Chuyển tiếp

84.

Chùa Thầy

BVCQ

Hà Nội (Quốc Oai)

37,13

Tỉnh

Chuyển tiếp

85.

Côn Sơn Kiếp Bạc

BVCQ

Hải Dương (Chí Linh)

1.235,00

Tỉnh

Chuyển tiếp

86.

Hoa Lư

BVCQ

Ninh Bình (Hoa Lư)

2.985,00

Tỉnh

Chuyển tiép

87.

Hương Sơn

BVCQ

Hà Nội (Mỹ Đức)

3.760,00

Tỉnh

Chuyển tiếp

88.

Vật Lại

BVCQ

Hà Nội (Ba Vì)

11,28

Tỉnh

Chuyển tiếp

89.

Hồ Suối Hai

BVCQ

Hà Nội (Ba Vì)

Khoảng 700

Tỉnh

Thành lập mới

90.

Kinh Môn

BVCQ

Hải Dương (Kinh Môn)

310,00

Tỉnh

Chuyển tiếp

 

VÙNG BẮC TRUNG BỘ

 

 

 

 

 

91.

Bạch Mã

VQG

Thừa Thiên Huế (Phú Lộc, Nam Đông), Quảng Nam (Đông Giang)

37.487,00

Quốc gia

Chuyển tiếp

92.

Bến En

VQG

Thanh Hóa (Như Xuân, Như Thanh)

13.936,60

Quốc gia

Chuyển tiếp

93.

Phong Nha - Kẻ Bàng

VQG

Quảng Bình (Minh Hóa, Bố Trạch)

123.326,00

Quốc gia

Chuyển tiếp

94.

Pù Mát

VQG

Nghệ An (Con Cuông, Tương Dương)

93.524,70

Quốc gia

Chuyển tiếp

95.

Vũ Quang

VQG

Hà Tĩnh (Vũ Quang, Hương Khê, Hương Sơn)

52.882,00

Quốc gia

Chuyển tiếp

96.

Kẻ Gỗ

DTTN

Hà Tĩnh (Hương Khê, Cẩm Xuyên, Kỳ Anh)

41.615,00

Tỉnh

Chuyển tiếp

97.

Đakrông

DTTN

Quảng Trị (Đakrông)

40.526,00

Tỉnh

Chuyển tiếp

98.

Bắc Hướng Hóa

DTTN

Quảng Trị (Hướng Hóa)

23.456,00

Tỉnh

Chuyển tiếp

99.

Động Châu - Khe Nước Trong

DTTN

Quảng Bình (Lệ Thủy)

22.350,49

Tỉnh

Chuyển tiếp (mở rộng)

100.

Phong Điền

DTTN

Thừa Thiên Huế (Phong Điền, A Lưới)

41.433,00

Tỉnh

Chuyển tiếp

101.

Pù Hoạt

DTTN

Nghệ An (Quế Phong)

35.723,00

Tỉnh

Chuyển tiếp

102.

Pù Huống

DTTN

Nghệ An (Quế Phong, Quỳ Châu, Quỳ Hợp, Con Cuông, Tương Dương)

40.167,70

Tỉnh

Chuyển tiếp

103.

Pù Hu

DTTN

Thanh Hóa (Quan Hóa, Mường Lát)

24.200,87

Tỉnh

Chuyển tiếp

104.

Pù Luông

DTTN

Thanh Hóa (Bá Thước, Quan Hóa)

16.986,20

Tỉnh

Chuyển tiếp

105.

Xuân Liên

DTTN

Thanh Hóa (Thường Xuân)

23.816,23

Tỉnh

Chuyển tiếp

106.

Tam Giang - Cầu Hai

DTTN

Thừa Thiên Huế (Phú Lộc, Phú Vang, Hương Trà, Quảng Điền, Phong Điền)

2.071,50

Tỉnh

Chuyển tiếp

107.

Giăng Màn

DTTN

Hà Tĩnh (Hương Khê)

Khoảng 20.000

Tỉnh

Thành lập mới

108.

Khe Nét

DTTN

Quảng Bình (Tuyên Hóa, Minh Hóa)

Khoảng 39.000

Tỉnh

Thành lập mới

109.

Puxilaileng

DTTN

Nghệ An (Kỳ Sơn, Tương Dương)

Khoảng 47.000

Tỉnh

Thành lập mới

110.

Cồn Cỏ

BTL-SC

Quảng Trị (Cồn Cỏ)

4.532,00

Tỉnh

Chuyển tiếp

111.

Nam Động

BTL-SC

Thanh Hóa (Quan Hóa)

646,95

Tỉnh

Chuyển tiếp

112.

Sao La

BTL-SC

Thừa Thiên Huế (Nam Đông, A Lưới)

15.520,00

Tỉnh

Chuyển tiếp

113.

Rừng Sến Tam Quy

BTL-SC

Thanh Hóa (Hà Trung)

518,50

Tỉnh

Chuyển tiếp

114.

Gò đồi ngầm Quảng Bình

BTL-SC

Quảng Bình (Lệ Thủy)

Khoảng 27.000

Quốc gia

Thành lập mới

115.

Hòn Ngư - Đảo Mắt

BTL-SC

Nghệ An (Nghi Lộc)

Khoảng 3.000

Tỉnh

Thành lập mới

116.

Đền Bà Triệu

BVCQ

Thanh Hóa (Hậu Lộc)

384,00

Tỉnh

Chuyển tiếp

117.

Hàm Rồng

BVCQ

Thanh Hóa (TP. Thanh Hóa)

207,00

Tỉnh

Chuyển tiếp

118.

Núi Trường Lệ

BVCQ

Thanh Hóa (Sầm Sơn)

122,00

Tỉnh

Chuyển tiếp

119.

Lam Kinh

BVCQ

Thanh Hóa (Thọ Xuân)

143,00

Tỉnh

Chuyển tiếp

120.

Săng Lẻ Tương Dương

BVCQ

Nghệ An (Tương Dương)

238,60

Tỉnh

Chuyển tiếp

121.

Nam Đàn (Núi Chung)

BVCQ

Nghệ An (Nam Đàn)

2.957,00

Tỉnh

Chuyển tiếp

122.

Yên Thành

BVCQ

Nghệ An (Yên Thành)

1.019,80

Tỉnh

Chuyển tiếp

123.

Núi Thần Đinh (Chùa Non)

BVCQ

Quảng Bình (Quảng Ninh)

126,00

Tỉnh

Chuyển tiếp

124.

Đường Hồ Chí Minh

BVCQ

Quảng Trị (ĐaKrông)

5.680,00

Tỉnh

Chuyển tiếp

125.

Rú Lịnh

BVCQ

Quảng Trị (Vĩnh Linh)

270,00

Tỉnh

Chuyển tiếp

126.

Bắc Hải Vân

BVCQ

Thừa Thiên Huế (Phú Lộc)

11.591,00

Tỉnh

Chuyển tiếp (mở rộng)

127.

Bắc Hải Vân - Sơn Chà

BTL-SC

Thừa Thiên Huế (Phú Lộc)

Khoảng 3.500

Tỉnh

Thành lập mới

128.

Vũng Chùa - Đảo Yến

BVCQ

Quảng Bình (Quảng Trạch)

Khoảng 12.000

Tỉnh

Thành lập mới

129.

Núi Hồng Lĩnh

BVCQ

Hà Tĩnh (Nghi Xuân, Hồng Lĩnh)

Khoảng 4.600

Tỉnh

Thành lập mới

 

VÙNG NAM TRUNG BỘ

 

 

 

 

 

130.

Núi Chúa

VQG

Ninh Thuận (Thuận Bắc, Ninh Hải)

31.241,33

Quốc gia

Chuyển tiếp

131.

Phước Bình

VQG

Ninh Thuận (Bắc Ái)

24.997,00

Quốc gia

Chuyển tiếp

132.

Sông Thanh

VQG

Quảng Nam (Nam Giang, Phước Sơn)

77.076,00

Quốc gia

Chuyển tiếp (mở rộng)

133.

An Toàn

VQG

Bình Định (An Lão)

22.682,09

Quốc gia

Chuyển tiếp (DTTN chuyển hạng VQG)

134.

Núi Ông

DTTN

Bình Thuận (Tánh Linh, Hàm Thuận Nam)

23.834,00

Quốc gia

Chuyển tiếp

135.

Tà Kóu

DTTN

Bình Thuận (Hàm Thuận Nam)

8.407,00

Quốc gia

Chuyển tiếp

136.

Bà Nà - Núi Chúa

DTTN

Quảng Nam (Đông Giang)

2.753,00

Tỉnh

Chuyển tiếp

137.

Bà Nà - Núi Chúa

DTTN

Đà Nẵng (Hòa Vang)

28.586,50

Tỉnh

Chuyển tiếp

138.

Hòn Bà

DTTN

Khánh Hòa (Khánh Vĩnh, Diên Khánh, Cam Lâm, Khánh Sơn)

20.374,00

Tỉnh

Chuyển tiếp (mở rộng)

139.

Krông Trai

DTTN

Phú Yên (Sơn Hòa)

13.775,00

Tỉnh

Chuyển tiếp

140.

Ngọc Linh

DTTN

Quảng Nam (Nam Trà My)

14.883,00

Tỉnh

Chuyển tiếp

141.

Lý Sơn

DTTN

Quảng Ngãi (Lý Sơn)

8.100,00

Tỉnh

Chuyển tiếp

142.

Vịnh Nha Trang

DTTN

Khánh Hòa

17.000,00

Tỉnh

Chuyển tiếp

143.

Đầm Nại

DTTN

Ninh Thuận (Ninh Hải)

Khoảng 600

Tỉnh

Thành lập mới

144.

Ka Lon - Sông Mao

DTTN

Bình Thuận (Bắc Bình, Tuy Phong)

Khoảng 100.000

Tỉnh

Thành lập mới

145.

Vĩnh Thạnh

DTTN

Bình Định (Vĩnh Thạnh)

Khoảng 23.000

Tỉnh

Thành lập mới

146.

Đầm Ô Loan

DTTN

Phú Yên (Tuy An)

Khoảng 1.900

Tỉnh

Thành lập mới

147.

Tây Ba Tơ

DTTN

Quảng Ngãi (Ba Tơ)

Khoảng 17.000

Tỉnh

Thành lập mới

148.

Phú Quý

DTTN

Bình Thuận (Phú Quý)

Khoảng 19.000

Tỉnh

Thành lập mới

149.

Lim xanh

DTTN

Quảng Nam (Tây Giang)

Khoảng 2.000

Tỉnh

Thành lập mới

150.

Sao La

BTL-SC

Quảng Nam (Đông Giang, Tây Giang)

19.076.00

Tỉnh

Chuyển tiếp (mở rộng)

151.

Khu bảo tồn loài và sinh cảnh Voi

BTL-SC

Quảng Nam (Nông Sơn)

18.977,00

Tỉnh

Chuyển tiếp

152.

Khu bảo tồn Pơ Mu

BTL-SC

Quảng Nam (Tây Giang)

5.650,00

Tỉnh

Chuyển tiếp

153.

Tam Mỹ Tây

BTL-SC

Quảng Nam (Núi Thành)

Khoảng 60,00

Tỉnh

Thành lập mới

154.

Lê Hồng Phong

BTL-SC

Bình Thuận (Bắc Bình)

Khoảng 15.000

Tỉnh

Thành lập mới

155.

Hòn Cau

BTL-SC

Bình Thuận (Tuy Phong)

12.500,00

Tỉnh

Chuyển tiếp

156.

Sơn Trà

BTL-SC

Đà Nẵng (Sơn Trà)

8.321,00

Tỉnh

Chuyển tiếp (DTTN chuyển hạng BTL- SC)

157.

Tam Hải

BTL-SC

Quảng Nam (Núi Thành)

Khoảng 3.000

Tỉnh

Thành lập mới

158.

Cà Đam (Tây Trà Bồng)

BTL-SC

Quảng Ngãi (Trà Bồng, Tây Trà)

Khoáng 4.800

Tỉnh

Thành lập mới

159.

Khu bảo tồn thiên nhiên trên biển thuộc khu vực quần đảo Trường Sa

BTL-SC

Khánh Hòa (Trường Sa)

Khoảng 3.000.000

Quốc gia

Thành lập mới

160.

Nam Hải Vân

BVCQ

Đà Nẵng (Liên Chiểu, Hòa Vang)

2.269,90

Tỉnh

Chuyển tiếp

161.

Cù Lao Chàm

BVCQ

Quảng Nam (TP. Hội An)

23.500,00

Tỉnh

Chuyển tiếp (mở rộng)

162.

Đèo Cả - Hòn Nưa

BVCQ

Phú Yên (Đông Hòa)

5.784,00

Tỉnh

Chuyển tiếp

163.

Vườn cam Nguyễn Huệ

BVCQ

Bình Định (Vĩnh Thạnh)

752,00

Tỉnh

Chuyển tiếp

164.

Mỹ Sơn

BVCQ

Quảng Nam (Duy Xuyên)

1.101,14

Tỉnh

Chuyển tiếp

165.

Chiến Thắng Núi Thánh

BVCQ

Quảng Nam (Núi Thành)

117,06

Tỉnh

Chuyển tiếp

166.

Nam Trà My

BVCQ

Quảng Nam (Nam Trà My)

49,00

Tỉnh

Chuyển tiếp

167.

Quy Hòa - Ghềnh Răng

BVCQ

Bình Định (Quy Nhơn)

2.163,00

Tỉnh

Chuyển tiếp

168.

Núi Bà

BVCQ

Bình Định (Phù Cát)

8.308,39

Tỉnh

Chuyển tiếp

169.

Vũng Rô

BTL-SC

Phú Yên (Đông Hòa)

Khoảng 3.000

Tỉnh

Thành lập mới

 

VÙNG TÂY NGUYÊN

 

 

 

 

 

170.

Bidoup - Núi Bà

VQG

Lâm Đồng (Lạc Dương, Đam Rông)

69.663,00

Quốc gia

Chuyển tiếp (mở rộng)

171.

Chư Mom Rây

VQG

Kon Tum (Sa Thầy, Ngọc Hồi)

56.257,00

Quốc gia

Chuyển tiếp

172.

Chư Yang Sin

VQG

Đắk Lắk (Krông Bông, Lắk)

59.484,00

Quốc gia

Chuyển tiếp

173.

Kon Ka Kinh

VQG

Gia Lai (KBang, Đăk Đoa, Mang Yang)

42.057,30

Quốc gia

Chuyển tiếp

174.

Tà Đùng

VQG

Đắk Nông (Đăk Glong)

20.973,70

Quốc gia

Chuyển tiếp

175.

Yok Đôn

VQG

Đắk Lắk (Buôn Đôn, Ea Súp), Đắk Nông (Cư Jút)

113.854,00

Quốc gia

Chuyển tiếp

176.

Ea Sô

VQG

Đắk Lắk (Krông Năng, Ea Kar)

28.954,13

Quốc gia

Chuyển tiếp (DTTN chuyển hạng VQG, mở rộng)

177.

Kon Chư Răng

DTTN

Gia Lai (KBang)

41.479,42

Tỉnh

Chuyển tiếp (mở rộng)

178.

Nam Ka

DTTN

ĐắkLắk (Krông A Na, Lắk)

20.469,30

Tỉnh

Chuyển tiếp

179.

Nam Nung

DTTN

Đắk Nông (Krông Nô, Đắk Song, Đăk Giong)

22.294,48

Tỉnh

Chuyển tiếp (mở rộng)

180.

Hồ Ialy

DTTN

Gia Lai (Chư-Păh), Kon Tum (Sa Thầy)

Khoảng 7.000

Tỉnh

Thành lập mới

181.

Đơn Dương

DTTN

Lâm Đồng (Đơn Dương), Ninh Thuận (Ninh Sơn)

Khoảng 22.000

Tỉnh

Thành lập mới

182.

Chư Mố

DTTN

Gia Lai (La Pa)

Khoảng 42.000

Tỉnh

Thành lập mới

183.

Ngọc Linh - Kon Tum

DTTN

Kon Tum (Đăk Glei)

38.561,00

Tỉnh

Chuyển tiếp (mở rộng)

184.

Đắk Uy

BTL-SC

Kon Tum (Đắk Hà)

659,50

Tỉnh

Chuyển tiếp

185.

Thông nước

BTL-SC

Đắk Lắk (Krông Năng)

128,50

Tỉnh

Chuyển tiếp

186.

Núi Voi

BTL-SC

Lâm Đồng (Đà Lạt, Lâm Hà, Đức Trọng)

Khoảng 1.600

Tỉnh

Thành lập mới

187.

Phát Chi

BTL-SC

Lâm Đồng (TP. Đà Lạt)

Khoảng 1.400

Tỉnh

Thành lập mới

188.

Madaguoi

BTL-SC

Lâm Đồng (Đạ Huoai)

Khoảng 1.000

Tỉnh

Thành lập mới

189.

Đray Sáp - Gia Long

BVCQ

Đắk Nông (Krông Nô)

1.515,20

Tỉnh

Chuyển tiếp

190.

Hồ Lắk

BVCQ

Đắk Lắk (Lắk)

10.333,60

Tỉnh

Chuyển tiép

 

VÙNG ĐÔNG NAM BỘ

 

 

 

 

 

191.

Cát Tiên

VQG

Đồng Nai (Tân Phú, Vĩnh Cửu), Lâm Đồng (Cát Tiên, Bảo lâm), Bình Phước (Bù Đăng)

82.771,20

Quốc gia

Chuyển tiếp (mở rộng)

192.

Bù Gia Mập

VQG

Bình Phước (Bù Gia Mập)

25.651,18

Quốc gia

Chuyển tiếp

193.

Côn Đảo

VQG

Bà Rịa - Vũng Tàu (Côn Đảo)

19.889,80

Quốc gia

Chuyển tiếp

194.

Lò Gò Xa Mát

VQG

Tây Ninh (Tây Biên)

30.023,13

Quốc gia

Chuyển tiếp

195.

Bình Châu Phước Bửu

DTTN

Bà Rịa - Vũng Tàu (Xuyên Mộc)

10.854,16

Tỉnh

Chuyển tiếp

196.

Khu BTTN-VH Đồng Nai

DTTN

Đồng Nai (Vĩnh Cửu)

100.572,00

Tỉnh

Chuyển tiếp (mở rộng)

197.

Cần Giờ

DTTN

Hồ Chí Minh (Cần Giờ)

Khoảng 30.000

Tỉnh

Thành lập mới

198.

Căn cứ Châu Thành

BVCQ

Tây Ninh (Châu Thành)

191,04

Tỉnh

Chuyển tiếp

199.

Căn cứ Đồng Rùm

BVCQ

Tây Ninh (Tân Châu)

33,26

Tỉnh

Chuyển tiếp

200.

Núi Bà Đen

BVCQ

Tây Ninh (Tây Ninh, Dương Minh Châu)

1.545,00

Tỉnh

Chuyển tiếp

201.

Núi Bà Rá

BVCQ

Bình Phước (Phước Long)

854,30

Tỉnh

Chuyển tiếp

 

VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG

 

 

 

 

 

202.

Mũi Cà Mau

VQG

Cà Mau (Năm Căn, Ngọc Hiển)

41.862,00

Quốc gia

Chuyển tiếp (mở rộng, bao gồm hợp phần biển)

203.

Phú Quốc

VQG

Kiên Giang (Phú Quốc)

57.986,90

Quốc gia

Chuyển tiếp (mở rộng, bao gồm hợp phần biển)

204.

Tràm Chim

VQG

Đồng Tháp (Tam Nông)

7.313,00

Quốc gia

Chuyển tiếp

205.

U Minh Hạ

VQG

Cà Mau (U Minh, Trần Văn Thời)

8.527,80

Quốc gia

Chuyển tiếp

206.

U Minh Thượng

VQG

Kiên Giang (U Minh Thượng)

8.038,00

Quốc gia

Chuyển tiếp

207.

Láng Sen

DTTN

Long An (Tân Hưng)

5.030,00

Tỉnh

Chuyển tiếp

208.

Bạc Liêu

DTTN

Bạc Liêu (TP Bạc Liêu, Hòa Bình, Đông Hải

Khoảng 4.700

Tỉnh

Thành lập mới

209.

Thổ Chu

DTTN

Kiên Giang (Phú Quốc)

Khoảng 20.000

Tỉnh

Thành lập mới

210.

Đầm Đông Hồ

DTTN

Kiên Giang (Hà Tiên)

Khoảng 1.500

Tỉnh

Thành lập mới

211.

Cù Lao Dung

DTTN

Sóc Trăng (Cù Lao Dung, Trần Đề, Vĩnh Châu)

Khoảng 25.000

Tỉnh

Thành lập mới

212.

Kiên Lương

DTTN

Kiên Giang (Kiên Lương)

Khoảng 55.000

Tỉnh

Thành lập mới

213.

Long Khánh

DTTN

Trà Vinh (Duyên Hải, Cầu Ngang)

959,000

Tỉnh

Chuyển tiếp

214

Đầm Thị Tường

DTTN

Cà Mau (Trần Văn Thời, Phú Tân)

Khoảng 700

Tỉnh

Thành lập mới

215.

Ấp Canh Điền

BTL-SC

Bạc Liêu (Đông Hải)

152,20

Tỉnh

Chuyển tiếp

216.

Sân Chim Đầm Dơi

BTL-SC

Cà Mau (Đầm Dơi)

130,00

Tỉnh

Chuyển tiếp

217.

Vườn Chim Bạc Liêu

BTL-SC

Bạc Liêu (Bạc Liêu)

125,80

Tỉnh

Chuyển tiếp

218.

Phú Mỹ

BTL-SC

Kiên Giang (Giang Thành)

1.004,07

Tỉnh

Chuyển tiếp (mở rộng)

219.

Vàm Hồ

BTL-SC

Bến Tre (Ba Tri)

Khoảng 60

Tỉnh

Thành lập mới

220.

Lung Ngọc Hoàng

BTL-SC

Hậu Giang (Phụng Hiệp)

2.762,00

Tỉnh

Chuyển tiếp

221.

Cây dược liệu Đồng Tháp Mười

BTL-SC

Long An (Mộc Hóa)

Khoảng 1.000

Tỉnh

Thành lập mới

222.

Mỹ Phước - Mỹ Tú

BTL-SC

Sóc Trăng (Mỹ Tú)

Khoảng 380

Tỉnh

Thành lập mới

223.

Cù lao An Hóa

BTL-SC

Bến Tre (Bình Đại)

Khoảng 5.000

Tỉnh

Thành lập mới

224.

Hải Tặc

BTL-SC

Kiên Giang (Hà Tiên)

Khoảng 4.700

Tỉnh

Thành lập mới

225.

Nam Du - Hòn Sơn

BTL-SC

Kiên Giang (Kiên Hải)

Khoảng 20.000

Tỉnh

Thành lập mới

226.

Búng Bình Thiên

BTL-SC

An Giang (An Phú)

Khoảng 500

Tỉnh

Thành lập mới

227.

Tức Dụp

BVCQ

An Giang (Tri Tôn)

233,13

Tỉnh

Chuyển tiếp

228.

Gò Tháp

BVCQ

Đồng Tháp (Tháp Mười)

289,69

Tỉnh

Chuyển tiếp

229.

Rừng tràm Trà Sư

BVCQ

An Giang (Châu Phú, Tịnh Biên)

1.050,00

Tỉnh

Chuyển tiếp

230.

Hòn Chông

BVCQ

Kiên Giang (Kiên Lương)

965,00

Tỉnh

Chuyển tiếp

231.

Xẻo Quýt

BVCQ

Đồng Tháp (Cao Lãnh)

62,10

Tỉnh

Chuyển tiếp

232.

Thạnh Phú

BVCQ

Bến Tre (Thạch Phú)

2.586,00

Tỉnh

Chuyển tiếp

233.

Rừng tràm Tân Tuyến

BVCQ

An Giang (Tri Tôn)

256,39

Tỉnh

Chuyển tiếp

234.

Núi Sam

BVCQ

An Giang (Châu Đốc)

171,00

Tỉnh

Chuyển tiếp

235.

Thoại Sơn

BVCQ

An Giang (Thoại Sơn)

370,50

Tỉnh

Chuyển tiếp

236.

Hàm Luông

BVCQ

Bến Tre (Ba Tri, Giồng Trôm, Thạch Phú)

Khoảng 10.000

Tỉnh

Thành lập mới

237.

Ba Lai

BVCQ

Bến Tre (Ba Tri, Bình Đại)

Khoảng 10.000

Tỉnh

Thành lập mới

238.

Núi Cấm

BVCQ

An Giang (Tri Tôn, Tịnh Biên)

Khoảng 4.000

Tỉnh

Thành lập mới

239.

Cụm, đảo Hòn Khoai, Hòn Chuối

BVCQ

Cà Mau (Ngọc Hiển)

9.000,00

Tỉnh

Chuyển tiếp (mở rộng, bao gồm hợp phần biển)

 

Ghi chú:

- VQG: Vườn quốc gia;

- BVCQ: Khu Bảo vệ cảnh quan

 

- DTTN: Khu dự trữ thiên nhiên

- BTL-SC: Khu Bảo tồn loài - sinh cảnh

 

PHỤ LỤC II

ĐỊNH HƯỚNG QUY HOẠCH CƠ SỞ BẢO TỒN ĐA DẠNG SINH HỌC THỜI KỲ 2021-2030, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2050
(Kèm theo Quyết định số 1352/QĐ-TTg ngày 08 tháng 11 năm 2024 của Thủ tướng Chính phủ)

TT

Tên

Loại hình

Vị trí

Cấp quản lý

Ghi chú

 

VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG

 

 

 

1.

Vườn thú Hà Nội

Cơ sở nuôi, trồng loài nguy cấp, quý, hiếm

Hà Nội

UBND thành phố Hà Nội

Cấp GCN

2.

Trung tâm cứu hộ động vật hoang dã Hà Nội

Cơ sở cứu hộ loài hoang dã

Hà Nội

UBND thành phố Hà Nội

Chuyển tiếp

3.

Trung tâm cứu hộ Trạm ĐDSH Mê Linh

Cơ sở cứu hộ loài hoang dã

Hà Nội

UBND thành phố Hà Nội

Cấp GCN

4.

Cơ sở bảo tồn gấu Ninh Bình

Cơ sở nuôi, trồng loài nguy cấp, quý, hiếm; cơ sở cứu hộ loài hoang dã

Ninh Bình

UBND tỉnh Ninh Bình

Chuyển tiếp

5.

Cơ sở bảo tồn rùa Cúc Phương

Cơ sở cứu hộ loài hoang dã

Ninh Bình

UBND tỉnh Ninh Bình

Cấp GCN

6.

Công viên động vật hoang dã quốc gia

Cơ sở nuôi, trồng loài nguy cấp, quý, hiếm; cơ sở cứu hộ loài hoang dã

Ninh Bình

UBND tỉnh Ninh Bình

Cấp GCN

 

VÙNG BẮC TRUNG BỘ

 

 

 

 

7.

Trung tâm cứu hộ VQG Pù Mát

Cơ sở cứu hộ loài hoang dã

Nghệ An

UBND tỉnh Nghệ An

Chuyển tiếp

8.

Trung tâm cứu hộ, bảo tồn và phát triển sinh vật VQG Phong Nha - Kẻ Bàng

Cơ sở cứu hộ loài hoang dã

Quảng Bình

UBND tỉnh Quảng Bình

Chuyển tiếp

 

VÙNG NAM TRUNG BỘ

 

 

 

 

9.

Safari Nam Hội An

Cơ sở nuôi, trồng loài nguy cấp, quý, hiếm

Quảng Nam

UBND tỉnh Quảng Nam

Chuyển tiếp

10.

Cơ sở bảo tồn rùa Cù Lao Chàm

Cơ sở nuôi, trồng loài nguy cấp, quý, hiếm; cơ sở cứu hộ loài hoang dã

Quảng Nam

UBND tỉnh Quảng Nam

Cấp GCN

11.

Cơ sở bảo tồn rùa Phú Yên

Cơ sở nuôi, trồng loài nguy cấp, quý, hiếm; cơ sở cứu hộ loài hoang dã

Phú Yên

UBND tỉnh Phú Yên

Cấp GCN

12.

Cơ sở bảo tồn rùa trung bộ ICISE Quy Nhơn

Cơ sở cứu hộ loài hoang dã

Bình Định

UBND tỉnh Bình Định

Cấp GCN

13.

Công viên động vật hoang dã FLC

Cơ sở nuôi, trồng loài nguy cấp, quý, hiếm

Bình Định

UBND tỉnh Bình Định

Chuyển tiếp

 

VÙNG ĐÔNG NAM BỘ

 

 

 

 

14.

Trung tâm cứu hộ và bảo tồn các loài thủy sinh hoang dã Vinpearlland

Cơ sở cứu hộ loài hoang dã

Khánh Hòa

UBND tỉnh Khánh Hòa

Chuyển tiếp

15.

Thủy cung Trí Nguyên

Cơ sở nuôi, trồng loài nguy cấp, quý, hiếm

Khánh Hoà

UBND tỉnh Khánh Hoà

Cấp GCN

 

VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG

 

 

 

 

16.

Trung tâm cứu hộ ĐVHD Dầu Tiếng

Cơ sở nuôi, trồng loài nguy cấp, quý, hiếm; cơ sở cứu hộ loài hoang dã

Bình Dương

UBND tỉnh Bình Dương

Cấp GCN

17.

Công ty TNHH Khu du lịch sinh thái Vươn Xoài

Cơ sở nuôi, trồng loài nguy cấp, quý, hiếm

Đồng Nai

UBND tỉnh Đồng Nai

Chuyển tiếp

18.

Vườn thú Mỹ Quỳnh

Cơ sở nuôi, trồng loài nguy cấp, quý, hiếm

Long An

UBND tỉnh Long An

Chuyển tiếp

19.

Cơ sở bảo tồn sinh vật thuộc Trung tâm bảo tồn và Hợp tác Quốc tế - Vườn quốc gia Tràm Chim

Cơ sở nuôi, trồng loài nguy cấp, quý, hiếm

Đồng Tháp

UBND tỉnh Đồng Tháp

Chuyển tiếp

20.

Trại rắn Đồng Tâm

Cơ sở nuôi, trồng loài nguy cấp, quý, hiếm

Tiền Giang

UBND tỉnh Tiền Giang

Chuyển tiếp

21.

Safari Phú Quốc

Cơ sở nuôi, trồng loài nguy cấp, quý, hiếm

Kiên Giang

UBND tỉnh Kiên Giang

Chuyển tiếp

22.

Thủy cung Vinpearlland Phú Quốc

Cơ sở nuôi, trồng loài nguy cấp, quý, hiếm

Kiên Giang

UBND tỉnh Kiên Giang

Chuyển tiếp

Ghi chú: - GCN: Giấy chứng nhận.

 

PHỤ LỤC III

QUY HOẠCH HÀNH LANG ĐA DẠNG SINH HỌC THỜI KỲ 2021 - 2030, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2050
(Kèm theo Quyết định số 1352/QĐ-TTg ngày 08 tháng 11 năm 2024 của Thủ tướng Chính phủ)

TT

Tên

Vị trí

Quy mô diện tích quy hoạch (ha)

Ghi chú

 

VÙNG ĐÔNG BẮC

 

 

 

1

HLĐDSH Nam Xuân Lạc - Na Hang

Tuyên Quang, Bắc Kạn

Khoảng 1.200

Thành lập mới

2

HLĐDSH Na Hang - Ba Bể

Tuyên Quang, Bắc Kạn

Khoảng 15.000

Thành lập mới

 

VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG

 

 

 

3

HLĐDSH Xuân Thủy - Tiền Hải - Thái Thụy

Nam Định, Thái Bình

Khoảng 10.000

Thành lập mới

 

VÙNG BẮC TRUNG BỘ

 

 

 

4

HLĐDSH Bắc Hướng Hóa - Đa Krông

Quảng Trị

122.857,00

Chuyển tiếp

5

HLĐDSH Sao La - Phong Điền

Thừa Thiên Huế

77.190,60

Chuyển tiếp

6

HLĐDSH Pù Mát - Vũ Quang

Nghệ An-Hà Tĩnh

Khoảng 50.000

Thành lập mới

7

HLĐDSH Vũ Quang - Giăng Màn

Hà Tĩnh

Khoảng 10.000

Thành lập mới

 

VÙNG NAM TRUNG BỘ

 

 

 

8

HLĐDSH Sao La - Sông Thanh

Quảng Nam

75.164,30

Chuyển tiếp

9

HLĐDSH Côn Đảo - Phú Quý

Bình Thuận, Bà Rịa - Vũng Tàu

Khoảng 600.000

Thành lập mới

 

VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG

 

 

 

10

HLĐDSH Cần Giờ - Ba Lai - Long Khánh - Cù Lao Dung - mũi Cà Mau

Tiền Giang, Bến Tre, Bạc Liêu, Cà Mau

Khoảng 90.000

Thành lập mới

Ghi chú: - HLĐDSH: Hành lang đa dạng sinh học.

 

PHỤ LỤC IV

ĐỊNH HƯỚNG QUY HOẠCH KHU VỰC ĐA DẠNG SINH HỌC CAO THỜI KỲ 2021 - 2030, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2050
(Kèm theo Quyết định số 1352/QĐ-TTg ngày 08 tháng 11 năm 2024 của Thủ tướng Chính phủ)

TT

Tên

Vị trí

Quy mô diện tích quy hoạch (ha)

 

VÙNG ĐÔNG BẮC

 

 

1.

KVĐDSHC vùng khơi Quảng Ninh - Hảí Phòng

Quảng Ninh, Hải Phòng

Khoảng 70.000

2.

KVĐDSHC rừng kín thường xanh á nhiệt đới Cao Bằng - Bắc Kạn

Cao Bằng (Bảo Lâm, Bảo Lạc, Hà Quảng, Nguyên Bình), Bắc Kạn (Pác Năm)

Khoảng 80.000

3.

KVĐDSHC rừng kín thường xanh ôn đới Lào Cai - Yên Bái - Sơn La - Lai Châu

Lào Cai (Bát Xát, thị xã Sa Pa, Văn bản), Yên Bái (Mù Cang Chải, Văn Chấn, Trạm Tấu), Sơn La (Mường La, Bắc Yên, Phù Yên), Lai Châu (Phong Thổ, Tam Đường)

Khoảng 300.000

 

VÙNG BẮC TRUNG BỘ

 

 

4.

KVĐDSHC rừng kín thường xanh nhiệt đới Thanh Hóa

Thanh Hóa (Thường Xuân)

Khoảng 10.000

5.

KVĐDSHC rừng kín thường xanh nhiệt đới Thanh Hóa - Nghệ An

Thanh Hóa (Như Xuân), Nghệ An (Quế Phong, Quỳ Châu)

Khoảng 20.000

6.

KVĐDSHC rừng kín thường xanh nhiệt đới Nghệ An

Nghệ An (Tương Dương, Con Cuông)

Khoảng 20.000

7.

KVĐDSHC rừng kín thường xanh nhiệt đới Quảng Bình

Quảng Bình (Minh Hóa, Tuyên Hóa, Bố Trạch)

Khoảng 70.000

8.

KVĐDSHC rừng kín thường xanh nhiệt đới Quảng Bình - Quảng Trị

Quảng Bình (Bố Trach, Quảng Ninh, Lệ Thủy, Đồng Hới), Quảng Trị (Vĩnh Linh, Hướng Hóa, Đa Krông, Gio Linh)

Khoảng 180.000

9.

KVĐDSHC Chân Mây

Thừa Thiên Huế (Phú Lộc)

Khoảng 20.000

 

VÙNG NAM TRUNG BỘ

 

 

10.

KVĐDSHC rừng kín thường xanh á nhiệt đới Quảng Nam

Quảng Nam (Đông Giang, Tây Giang, Nam Giang, Phước Sơn, Bắc Trà My, Nam Trà My)

Khoảng 500.000

11.

KVĐDSHC Tam Quan

Bình Định (Hoài Nhơn)

Khoảng 10.000

12.

KVĐDSHC Phù Mỹ

Bình Định (Phù Mỹ, Phù Cát)

Khoảng 6.000

13.

KVĐDSHC Quy Nhơn

Bình Định (Quy Nhơn)

Khoảng 7.000

14.

KVĐDSHC rừng kín thường xanh nhiệt đới Bình Định - Gia Lai - Phú Yên

Bình Định (Tây Sơn, Vân Canh), Gia Lai (Đăk Pơ, Krông Chro, la Pa, Krông Pa), Phú Yên (Đồng Xuân, Sơn Hòa)

Khoảng 100.000

15.

KVĐDSHC Phú Yên

Phú Yên (Tuy Hòa, Đông Hòa)

Khoảng 50.000

16.

KVĐDSHC rừng kín thường xanh á nhiệt đới Phó Yên - Khánh Hòa - Đắk Lắk

Phú Yên (Sông Hinh, Tây Hòa, Đông Hòa), Khánh Hòa (Vạn Ninh, Ninh Hòa), Đak Lắk (M’Drắk)

Khoảng 80.000

17.

KVĐDSHC Phan Rang - Hòn Cau

Ninh Thuận (Ninh Hải, Ninh Phước, Phan Rang - Tháp Chàm), Bình Thuận (Tuy Phong)

Khoảng 60.000

18.

KVĐDSHC La Gi

Bình Thuận (La Gi)

Khoảng 70.000

19.

KVĐDSHC Quảng Ngãi

Quảng Ngãi (Bình Sơn, Sơn Tịnh)

Khoảng 40.000

20.

KVĐDSHC Khánh Hoà

Khánh Hòa (Ninh Hòa, Nha Trang, Cam Lâm)

Khoảng 100.000

 

VÙNG TÂY NGUYÊN

 

 

21.

KVĐDSHC rừng kín thường xanh nhiệt đới Lâm Đồng

Lâm Đồng (Lạc Dương, Đam Rông, Lâm Hà, Bảo Lâm, Đạ Tẻh)

Khoảng 70.000

22.

KVĐDSHC rừng kín thường xanh nhiệt đới Đơn Dương

Lâm Đồng (Đơn Dương, Đức Trọng, Di Linh)

Khoảng 50.000

Ghi chú: - KVĐDSHC: Khu vực đa dạng sinh học cao.

 

PHỤ LỤC V

ĐỊNH HƯỚNG QUY HOẠCH CẢNH QUAN SINH THÁI QUAN TRỌNG THỜI KỲ 2021 -2030, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2050
(Kèm theo Quyết định số 1352/QĐ-TTg ngày 08 tháng 11 năm 2024 của Thủ tướng Chính phủ)

TT

Tên

Vị trí

Quy mô diện tích (ha)

VÙNG ĐÔNG BẮC

 

 

1.

CQSTQT cao nguyên đá Cao Bằng

Cao Bằng (Trùng Khánh, Hạ Lang, Hà Quảng, Hòa An, TP. Cao Bằng, Quảng Hòa, Thạch An, Nguyên Bình)

Khoảng 300.000

2.

CQSTQT các-tơ Hữu Liên - Chi Lăng

Lạng Sơn (Hữu Lũng, Chi Lăng, Bắc Sơn, Văn Quan)

Khoảng 100.000

ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG

 

 

3.

CQSTQT các-tơ nhiệt đới Hoa Lư

Ninh Bình (Gia Viễn, Nho Quan, Tam Điệp, Yên Mô, TP- Ninh Bình)

Khoảng 10.000

VÙNG BẮC TRUNG BỘ

 

 

4.

CQSTQT đồi cát trắng Đồng Hới - Lệ Thủy

Quảng Bình (Đồng Hới, Quảng Ninh, Lệ Thủy)

Khoảng 10.000

5.

CQSTQT vùng núi cao Tây Nghệ An

Nghệ An (Kỳ Sơn, Tương Dương, Con Cuông)

Khoảng 300.000

VÙNG NAM TRUNG BỘ

 

 

6.

CQSTQT quần đảo Hoàng Sa

Đà Nẵng (Hoàng Sa)

Khoảng 2.000.000

7.

CQSTQT vịnh Cam Ranh - Đầm Thủy Triều

Khánh Hòa (Cam Lâm, Cam Ranh)

Khoảng 20.000

8.

CQSTQT đồi cát đỏ Bắc Bình, Hàm Thuận Nam, Bình Thuận

Bình Thuận (Bắc Bình, Hàm Thuận Bắc, Hàm Thuận Nam, Phan Thiết)

Khoảng 70.000

9.

CQST QT vùng nước trồi Ninh Thuận - Bình Thuận

Ninh Thuận - Bình Thuận

Khoảng 400.000

VÙNG TÂY NGUYÊN

 

 

10.

CQSTQT vùng núi cao Ngọc Linh

Kon Tum (Đắk Glei, Tu Mơ Rông, Đắk Hà, Kon Rẫy, Kon Plông), Quảng Nam (Phước Sơn, Nam Trà My)

Khoảng 200.000

 

 

 

 

 

Ghi chú: - CQSTQT: Cảnh quan sinh thái quan trọng.

 

PHỤ LỤC VI

ĐỊNH HƯỚNG QUY HOẠCH VÙNG ĐẤT NGẬP NƯỚC QUAN TRỌNG CẤP QUỐC GIA THỜI KỲ 2021-2030, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2050
(Kèm theo Quyết định số 1352/QĐ-TTg ngày 08 tháng 11 năm 2024 của Thủ tướng Chính phủ)

STT

Tên

Vị trí

Quy mô diện tích quy hoạch (ha)

 

VÙNG ĐÔNG BẮC

 

 

1

ĐNNQT Hồ Thác Bà

Yên Bái (Yên Bình, Lục Yên)

Khoảng 10.000

 

VÙNG TÂY BẮC

 

 

2

ĐNNQT Hồ Hòa Bình

Hòa Bình (TP. Hòa Bình, Đà Bắc, Cao Phong, Tân Lạc, Mai Châu), Sơn La (Vân Hồ, Mộc Châu, Phù Yên, Bắc Yên, Mai Sơn, Mường La)

Khoảng 10.000

3

ĐNNQT Hồ thủy điện Sơn La

Sơn La (Mường La, Thuận Châu, Quỳnh Nhai)

Khoảng 10.000

 

VÙNG NAM TRUNG BỘ

 

 

4

ĐNNQT Cửa Đại (Sông Thu Bồn)

Quảng Nam (TP. Hội An, Duy Xuyên)

Khoảng 8.000

5

ĐNNQT Đầm Trường Giang

Quảng Nam (Núi Thành)

Khoảng 9.000

 

VÙNG TÂY NGUYÊN

 

 

6

ĐNNQT Hồ Đồng Nai 3

Đắk Nông (Đắk Glong, Bảo Lâm, Di Linh, Lâm Hà)

Khoảng 6.000

7

ĐNNQT Pleikrông

Kon Tum (TP. Kon Tum, Sa Thầy, Đắk Hà)

Khoảng 3.000

 

VÙNG ĐÔNG NAM BỘ

 

 

8

ĐNNQT Bắc Đồng Nai

Đồng Nai (Vĩnh Cửu, Định Quán, Trảng Bom, Thống Nhất)

Khoảng 30 0000

9

ĐNNQT Hồ Dầu Tiếng

Tây Ninh (Tân Châu, Dương Minh Châu), Bình Dương (Dầu Tiếng), Bình Phước (Hớn Quản)

Khoảng 20.000

10

ĐNNQT Hồ Thác Mơ

Bình Phước (Bù Gia Mập, Phước Long, Bù Đăng)

Khoảng 10.000

Ghi chú: - ĐNNQT: Vùng đất ngập nước quan trọng.

 

PHỤ LỤC VII

DANH MỤC CÁC DỰ ÁN QUAN TRỌNG, DỰ ÁN ƯU TIÊN ĐẦU TƯ THỰC HIỆN QUY HOẠCH BẢO TỒN ĐA DẠNG SINH HỌC QUỐC GIA THỜI KỲ 2021 - 2030, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2050
(Kèm theo Quyết định số 1352/QĐ-TTg ngày 08 tháng 11 năm 2024 của Thủ tướng Chính phủ)

TT

Tên nhiệm vụ, dự án, đề án

Cơ quan chủ trì

Đơn vị phối hợp

Giai đoạn 2021 - 2025

Giai đoạn 2026 - 2030

Thứ tự ưu tiên

I

TUYÊN TRUYỀN, NÂNG CAO NHẬN THỨC, TĂNG CƯỜNG NĂNG LỰC

1

Tuyên truyền, nâng cao nhận thức và tăng cường năng lực về quy hoạch bảo tồn đa dạng sinh học quốc gia

Bộ Tài nguyên và Môi trường

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương liên quan

x

x

1

2

Tăng cường hoạt động bảo tàng thiên nhiên về bảo tồn thiên nhiên và đa dạng sinh học

Viện Hàn lâm khoa học và Công nghệ Việt Nam

Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương liên quan

x

x

1

II

THÀNH LẬP KHU BẢO TỒN THIÊN NHIÊN, HÀNH LANG ĐA DẠNG SINH HỌC, KHU VỰC ĐA DẠNG SINH HỌC CAO, CẢNH QUAN SINH THÁI QUAN TRỌNG, VÙNG ĐẤT NGẬP NƯỚC QUAN TRỌNG

1

Các dự án thành lập, mở rộng khu bảo tồn thiên nhiên theo quy định của pháp luật

Bộ Tài nguyên và Môi trường; Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Ủy ban nhân dân cấp tỉnh

Bộ Quốc phòng

x

x

1

2

Các dự án thành lập hành lang đa dạng sinh học theo quy định của pháp luật

Bộ Tài nguyên và Môi trường; Ủy ban nhân dân cấp tỉnh

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

x

x

3

3

Các dự án thành lập các khu vực đa dạng sinh học cao

Bộ Tài nguyên và Môi trường; Ủy ban nhân dân cấp tỉnh

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

x

x

2

4

Các dự án thành lập các khu cảnh quan sinh thái quan trọng

Bộ Tài nguyên và Môi trường; Ủy ban nhân dân cấp tỉnh

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

x

x

2

5

Các dự án thành lập các vùng đất ngập nước quan trọng

Bộ Tài nguyên và Môi trường; Ủy ban nhân dân cấp tỉnh

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

x

x

2

6

Xây dựng và thí điểm cơ chế quản lý khu vực đa dạng sinh học cao, cảnh quan sinh thái quan trọng

Bộ Tài nguyên và Môi trường

Ủy ban nhân dân cấp tỉnh; Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

x

x

2