ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 2730/KH-UBND | Bắc Ninh, ngày 05 tháng 8 năm 2020 |
KHẮC PHỤC HẬU QUẢ BOM MÌN GIAI ĐOẠN 2021 - 2025
Địa bàn tỉnh Bắc Ninh có diện tích khoảng 822,71 km2 có 8 huyện, thị xã, thành phố với 126 xã, phường, thị trấn. Địa hình chủ yếu là đồng bằng, đường sá cơ động thuận lợi. Trong hai cuộc chiến tranh chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược, địa bàn tỉnh Bắc Ninh hứng chịu nhiều bom đạn làm đời sống Nhân dân và kinh tế xã hội trên địa bàn của tỉnh chịu nhiều ảnh hưởng.
Hòa bình lập lại, công tác khắc phục hậu quả bom mìn đã được Tỉnh ủy, UBND tỉnh chú trọng triển khai giúp Nhân dân ổn định đời sống và tạo cơ hội đầu tư phát triển kinh tế - xã hội. Tuy nhiên, do lượng bom mìn và vật liệu nổ còn sót lại rất lớn, trên diện tích rộng, đa dạng, phức tạp, nên để làm “sạch” toàn bộ diện tích đất bị ô nhiễm cần phải có sự đầu tư rất lớn về kinh phí, công sức, thời gian và sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị. Với sự nỗ lực và quyết tâm cao của chính quyền và nhân dân trong toàn tỉnh. đã thực hiện tốt việc lồng ghép công tác khắc phục hậu quả bom mìn vào nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội gắn với bảo đảm Quốc phòng - An ninh trên địa bàn tỉnh.
Trong điều kiện nguồn lực đầu tư hạn chế, trong những năm qua việc lồng ghép nhiệm vụ khắc phục hậu quả bom mìn, xử lý vật liệu nổ đã được thực hiện từ khâu điều tra, khảo sát, thiết kế lập dự án, thẩm định và phê duyệt dự án đầu tư. Các dự án được ưu tiên thực hiện rà phá bom mìn, vật liệu nổ đều tập trung cho các lĩnh vực sản xuất nông nghiệp, xây dựng và phát triển các khu công nghiệp, cụm công nghiệp và các dự án cơ sở hạ tầng góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.
Bên cạnh những mặt đã đạt được trong công tác khắc phục hậu quả bom mìn, vật nổ sau chiến tranh của tỉnh Bắc Ninh, vẫn còn một số tồn tại đó là:
- Diện tích khu vực bị ô nhiễm bom mìn, vật nổ còn nhiều (toàn tỉnh có 13.473,7 ha bị ô nhiễm bom mìn, vật nổ theo số liệu điều tra, khảo sát năm 2013).
- Kinh phí đầu tư cho công tác khắc phục hậu quả bom mìn, vật nổ trên địa bàn tỉnh còn hạn hẹp, chưa tập trung.
2. Kết quả khắc phục hậu quả bom mìn vật nổ sau chiến tranh giai đoạn 2016-2020
- Công tác khắc phục hậu quả ô nhiễm bom mìn, vật nổ trên địa bàn tỉnh lồng ghép với công tác xây dựng các công trình phát triển kinh tế xã hội đã khắc phục được 2.612,43 ha, trong đó giai đoạn 2016 - 2020 khắc phục được 403,7/13.473,7 ha bị ô nhiễm bom mìn, vật nổ.
- Trong quá trình lao động sản xuất Nhân dân trên địa bàn tỉnh đã phát hiện nhiều loại bom mìn, vật nổ và trình báo cơ quan chuyên môn để xử lý. Bộ CHQS tỉnh đã chỉ đạo cơ quan Công binh kết hợp với các cơ quan chuyên môn khác đã thu gom và xử lý kịp thời nhiều loại bom mìn, vật nổ phát hiện trên địa bàn tỉnh. Cụ thể:
Năm 2017: Phát hiện và tổ chức thu gom, tiêu hủy 301,2 kg bom mìn, vật nổ do Nhân dân lao động phát hiện được trên địa bàn tỉnh, gồm: 01 quả đạn cối 82 mm; 02 quả đạn cối 60 mm; 02 quả đạn pháo 122 mm; 01 quả đạn ĐKZ và một số loại đầu đạn khác.
Năm 2018: Tổ chức thu gom, bàn giao cho Lữ đoàn 229/BTL Công binh mang đi tiêu hủy 48.261,2 kg đầu đạn các loại (Trong đó thu gom sau vụ nổ ở Văn Môn-Yên Phong: 13.661,2 kg; phát hiện và thu gom của Công ty TNHH Phương Nga ở Trang Hạ-Từ Sơn: 34.600 kg).
Năm 2019: Phát hiện, xử lý và tổ chức tiêu hủy 530 kg bom mìn, đầu đạn các loại (01 quả bom 150 LBS nặng 50 kg ở huyện Thuận Thành, 01 quả bom 100 LBS nặng 15 kg ở thị xã Từ Sơn và nhiều loại đạn, pháo khác thu gom được trên địa bàn tỉnh).
Năm 2020: Phát hiện, xử lý 01 quả bom MK82 nặng 227 kg ở huyện Gia Bình và tổ chức vận chuyển lên Trường bắn TB1 tiêu hủy bảo đảm an toàn.
Sử dụng có hiệu quả các nguồn kinh phí có trọng tâm trọng điểm để khắc phục hậu quả các loại bom mìn, vật liệu nổ và xử lý những diện tích có khả năng bị ô nhiễm còn tồn đọng sau chiến tranh trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2021 - 2025 và những năm tiếp theo để ổn định phát triển kinh tế xã hội trên địa bàn tỉnh.
- Sử dụng triệt các nguồn vốn Trung ương, địa phương, nguồn vốn nước ngoài và các nguồn vốn khác để khắc phục triệt để hậu quả bom mìn, vật nổ giai đoạn 2021-2025 tồn đọng sau chiến tranh nhằm hạn chế hậu quả, tai nạ rủi ro, loại bỏ tác động, ảnh hưởng của bom mìn vật nổ, khôi phục hoạt động bình thường ở khu vực bị ô nhiễm trên địa bàn tỉnh.
- Khu vực bị ô nhiễm bom mìn, vật nổ còn sót lại sau chiến tranh tiến hành phối hợp với các cơ quan, đơn vị có thẩm quyền để rà phá, thu gom, tiêu hủy hoặc vô hiệu hóa, tại khu vực được xác định là bị ô nhiễm bom mìn, vật nổ nhằm giải phóng đất đai, tạo điều kiện cho người dân yên tâm sản xuất phát triển kinh tế - xã hội... Góp phần cải thiện môi trường sống, tăng cường sự đảm bảo an toàn tính mạng và tài sản của nhân dân.
- Ưu tiên khắc phục hậu quả bom mìn trên các khu vực xây dựng các công trình trọng điểm, các khu vực dân cư và các khu vực dự kiến để đầu tư phát triển kinh tế đất nước.
- Các đơn vị tham gia rà phá bom mìn, vật nổ phải có chứng chỉ do Bộ Quốc phòng cấp cho đơn vị, tổ chức, doanh nghiệp có đủ điều kiện về trang bị, kỹ thuật, an toàn và nhân sự để thực hiện các hoạt động điều tra, khảo sát, rà phá bom mìn, vật nổ theo quy định của pháp luật.
III. THỜI GIAN, PHẠM VI HOẠT ĐỘNG KẾ HOẠCH
Thời gian bắt đầu thực hiện khắc khục hậu quả bom nìn vật nổ sau chiến tranh trên địa bàn tỉnh từ 2021-2025.
Trong địa bàn tỉnh trọng tâm vào những khu vực có nhiều bom mìn vật nổ, khu vực bị ô nhiễm tổ chức khắc phục hậu quả, xử lý bảo đảm an toàn.
IV. CÁC HOẠT ĐỘNG CHÍNH TRONG KẾ HOẠCH
Điều tra, khảo sát, thu thập thông tin, đánh giá mức độ tồn đọng bom mìn, vật nổ sau chiến tranh, rà phá bom mìn, khắc phục hậu quả khu vực bị ô nhiễm. Tuyên truyền, giáo dục phòng tránh tai nạn do bom mìn vật nổ còn sót lại sau chiến tranh cho nhân Nhân dân của các bộ ngành, địa phương, chủ đầu tư và các cơ quan, đợn vị, tổ chức.
V. CHỈ TIÊU VÀ GIẢI PHÁP THỰC HIỆN KẾ HOẠCH
1. Chỉ tiêu thực hiện kế hoạch
- Chỉ tiêu giảm thiểu tai nạn và rủi ro:
Ngăn chặn, tiến tới nhanh chóng giảm thiểu tới mức tối đa các vụ tai nạn thương tâm do bom mìn, vật nổ còn sót lại sau chiến tranh gây ra.
Tăng cường trách nhiệm của chính quyền và cơ quan chức năng của tỉnh đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục nâng cao ý thức phòng tránh tai nạn bom mìn cho Nhân dân.
Tổ chức xây dựng, triển khai thực hiện các đề án, dự án rà phá bom mìn, ưu tiên cho các khu vực ô nhiễm bom mìn nặng, gắn với việc bảo đảm an toàn cho nhân dân và phát triển kinh tế xã hội.
- Chỉ tiêu giảm thiểu diện tích nghi ngờ ô nhiễm và diện tích đất đai được điều tra, khảo sát, rà phá bom mìn vật nổ:
Giảm xuống thấp nhất diện tích nghi ngờ ô nhiễm và diện tích đất đai được điều tra, khảo sát, rà phá bom mìn vật nổ giai đoạn 2021-2025 để phát triển kinh tế xã hội trên địa bàn tỉnh.
- Chỉ tiêu diện tích đất đai được sử dụng điều tra, khảo sát, rà phá bom mìn vật nổ:
Diện tích đất đại được sử dụng điều tra, khảo sát, rà phá bom mìn vật nổ là 100% diện tích được xác định là ô nhiễm bom mìn, vật nổ sau chiến tranh.
Thu thập thông tin, đánh giá mức độ tồn lưu bom mìn vật nổ sau chiến tranh để có biện pháp khắc phục xử lý.
- Chỉ tiêu giáo dục nâng cao nhận thức phòng tránh tai nạn:
Tuyên truyền, giáo dục cho nhân dân trên địa bàn tỉnh về phòng tránh tai nạn bom mìn vật nổ sau chiến tranh nhằm cung cấp kiến thức về các loại bom mìn vật nổ, tác hại của bom mìn vật nổ, có biện pháp phòng tránh tai nạn bom mìn vật nổ, trách nhiệm của tổ chức cá nhân trong thực hiện phòng tránh tai nạn bom mìn vật nổ và quy định của pháp luật.
Thông qua cổng thông tin điện tử của cơ quan, đơn vị, địa phương và các phương tiện thông tin đại chúng, tổ chức hội thảo, tập huấn, diễn tập, tổ chức diễn đàn phổ biến rộng rãi về chính sách, pháp luật phòng tránh tai nạn bom mìn vật nổ sau chiến tranh.
- Chỉ tiêu hỗ trợ nạn nhân bom mìn:
Nạn nhân bom mìn được Nhà nước hỗ trợ chăm sóc y tế khi bị tai nạn, hỗ trợ mua Bảo hiểm Y tế và được hưởng chính sách Bảo hiểm Y tế theo quy định về bảo hiểm.
Hỗ trợ về chỉnh hình, phục hồi chức năng, giáo dục, học nghề tìm kiếm việc làm cho nạn nhân bom mìn, vật nổ sau chiến tranh, hỗ trợ tái định cư và phát triển kinh tế cho dân cư thuộc khu vực ô nhiễm bom mìn vật nổ sau chiến tranh.
Ưu tiên nâng cấp các trạm Y tế quân, dân y kết hợp tại vùng nông thôn, vùng ô nhiễm bom mìn nặng để cứu chữa kịp thời nạn nhân khi xảy ra tai nạn do bom mìn, vật nổ.
- Chỉ tiêu giảm thiểu tỷ lệ hộ nghèo và an sinh xã hội trong khu vực ô nhiễm bom mìn:
Giảm tỷ lệ hộ nghèo xuống mức thấp nhất trong khu vực bị ô nhiễm bom mìn vật nổ khắc phục hậu quả do chiến tranh để lại phát triển kinh tế xã hội trên địa bàn tỉnh.
- Chỉ tiêu nguồn lực, chỉ tiêu huy động nguồn lực so với nhu cầu:
Sử dụng tối đa, có hiệu quả các nguồn ngân sách nhà nước, nguồn vốn các doanh nghiệp, các nguồn vốn hợp pháp khác theo quy định của pháp luật, chỉ tiêu huy động nguồn lực so với nhu cầu chưa bảo đảm.
2. Giải pháp thực hiện kế hoạch
- Giải pháp chính sách và cơ chế:
Công tác rà phá bom mìn bằng ngân sách nhà nước theo cơ chế thực hiện nhiệm vụ quốc phòng; ngoài các chế độ được bảo đảm bằng ngân sách quốc phòng thường xuyên, kinh phí Chương trình 504 bảo đảm các chi phí thực tế phục vụ công tác rà phá bom mìn và bồi dưỡng nhân công. Công tác rà phá bom mìn bằng nguồn vận động tài trợ được thực hiện theo các quy định hiện hành và thỏa thuận với nhà tài trợ.
- Giải pháp nguồn vốn:
Sử dụng tối đa, có hiệu quả các nguồn ngân sách nhà nước, nguồn vốn các doanh nghiệp, các nguồn vốn hợp pháp khác theo quy định của pháp luật. Chủ động vận động, huy động các nguồn lực trong nước, quốc tế; sử dụng hiệu quả nguồn vốn ngân sách địa phương, nguồn vốn phi chính phủ nước ngoài và các nguồn vốn khác, phù hợp với mục tiêu, yêu cầu của kế hoạch và cơ chế điều phối thực hiện Kế hoạch của Cơ quan Thường trực Ban Chỉ đạo.
- Giải pháp nhân lực:
Đào tạo phát triển nguồn nhân lực tham gia các hoạt động của Chương trình: Rà phá bom mìn, tuyên truyền, giáo dục, hỗ trợ nạn nhân bom mìn. Chú trọng nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ quản lý và cán bộ chuyên môn kỹ thuật.
Triển khai công tác nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ rà phá bom mìn, tăng cường hợp tác quốc tế nâng cao năng lực trong lĩnh vực này.
Sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn, nguồn nhân lực. Phát huy tối đa các biện pháp để Kế hoạch đạt hiệu quả cao nhất giúp Nhân dân trên địa bàn tỉnh ổn định đời sống, các doanh nghiệp yên tâm đầu tư góp nâng cao đời sống và phát triển kinh tế của tỉnh cũng như của cả nước.
VII. QUẢN LÝ, HÀNH THỰC HIỆN KẾ HOẠCH
Các đơn vị đến địa bàn tổ chức thực hiện rà, phá bom mìn (RPBM) dưới sự quản lý chặt chẽ của các cơ quan chuyên môn của tỉnh và dưới sự điều hành của UBND tỉnh.
2. Phân công tổ chức thực hiện
a) Bộ CHQS tỉnh
Là cơ quan chủ trì, phối hợp với các Sở, ban ngành liên quan tham mưu cho UBND tỉnh xây dựng kế hoạch khắc phục hậu quả bom mìn sau chiến tranh giai đoạn 2021 - 2025. Trên cơ sở nhiệm vụ được giao, phối hợp với Sở Kế hoạch - Đầu tư, Sở Tài chính xây dựng dự toán ngân sách trong kế hoạch ngân sách hàng năm trình cấp có thẩm quyền phê duyệt.
Theo dõi, kiểm tra cơ quan, đơn vị tổ chức thực hiện RPBM trên các dự án đã được UBND tỉnh phê duyệt và cấp giấy chứng nhận mặt bằng công trình đã được RPBM, vật nổ.
Hàng năm chủ trì, phối hợp với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, các Sở, ban ngành có liên quan kiểm tra, đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch báo cáo kết quả lên Chủ tịch UBND tỉnh.
b) Sở Kế hoạch - Đầu tư
Tổng hợp các dự án thuộc kế hoạch khắc phục hậu quả bom mìn sau chiến tranh vào danh mục ưu tiên.
Chủ trì, phối hợp với với các Sở, ban, ngành liên quan xây dựng cơ chế quản lý, điều phối các nguồn lực cho kế hoạch, trình Chủ tịch UBND tỉnh phê duyệt.
Phối hợp với Sở Tài chính bố trí vốn bảo đảm thực hiện các dự án thuộc kế hoạch theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước.
Hàng năm phối hợp với Bộ CHQS tỉnh kiểm tra, đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch báo cáo kết quả lên Chủ tịch UBND tỉnh.
c) Sở Giao thông Vận tải
Phối hợp với các Sở, ban ngành liên quan hướng dẫn các cơ quan, đơn vị đầu tư xây dựng lập dự toán trong đó có hạng mục rà phá bom mìn trước khi khởi công công trình.
Giúp UBND tỉnh thực hiện chức năng lập chủ trương đầu tư các dự án xây dựng thuộc lĩnh vực Giao thông vận tải, đặc biệt các dự án nằm trong khu vực ô nhiễm bom mìn.
d) Sở Xây dựng
Phối hợp với các Sở, ban ngành liên quan hướng dẫn các cơ quan, đơn vị đầu tư xây dựng lập dự toán trong đó có hạng mục rà phá bom mìn trước khi khởi công công trình.
Giúp UBND tỉnh thực hiện chức năng thẩm định các dự án đầu tư xây dựng thuộc lĩnh vực: Quy hoạch xây dựng và kiến trúc, hoạt động đầu tư xây dựng khu công nghiệp, khu kinh tế, khu công nghệ cao, thị trường bất động sản, đặc biệt các dự án nằm trong khu vực ô nhiễm bom mìn.
đ) Sở Tài chính
Phối hợp với Sở Kế hoạch - Đầu tư, Bộ CHQS tỉnh xây dựng chính sách thu hút vốn, phân bổ, quản lý sử dụng các nguồn vốn cho công tác khắc phục hậu quả bom mìn, xây dựng cơ chế quản lý điều phối các nguồn lực để bảo đảm thực hiện các dự án thuộc kế hoạch khắc phục bom mìn, vật liệu nổ trong kế hoạch ngân sách hàng năm theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước.
Chủ trì, phối hợp với Bộ CHQS tỉnh và các cơ quan liên quan xây dựng quy chế quản lý tài chính đối với kế hoạch trình Chủ tịch UBND tỉnh.
Hàng năm phối hợp với Bộ CHQS tỉnh kiểm tra, đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch báo cáo kết quả lên Chủ tịch UBND tỉnh.
e) Sở Thông tin Truyền thông
Xây dựng kế hoạch tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng cho các tầng lớp nhân dân về tác hại và hậu do quả bom mìn gây ra bằng nhiều nội dung, hình thức và phương pháp. Tuyên truyền các biện pháp phòng tránh tai nạn, thương tích do bom mìn, vật nổ còn tồn lưu sau chiến tranh.
f) Sở Lao động - Thương binh và xã hội
Chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan chỉ đạo tổ chức triển khai hoạt động hỗ trợ nạn nhân bom mìn; trao đổi kinh nghiệm về giáo dục phòng tránh tai nạn bom mìn cho nhân dân, tuyên truyền vận động tài trợ và duy trì hoạt động của Quỹ hỗ trợ khắc phục hậu quả bom mìn.
Xây dựng hệ thống quản lý thông tin, cơ sở dữ liệu nạn nhân bom mìn trong toàn tỉnh bảo đảm chính xác, khoa học và cập nhật thường xuyên.
Hàng năm phối hợp với Bộ CHQS tỉnh kiểm tra, đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch báo cáo kết quả lên Chủ tịch UBND tỉnh.
g) UBND các huyện, thị xã, thành phố
Rà soát, điều chỉnh bổ sung các dự án rà phá, khắc phục hậu quả bom mìn còn sót lại sau chiến tranh vào quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
Phối hợp chặt chẽ với các Sở, ban, ngành, Bộ CHQS tỉnh khi có hoạt động, dự án khắc phục hậu quả bom mìn sau chiến tranh được triển khai tại địa phương. Đẩy mạnh tuyên truyền, giáo dục phòng tránh tai nạn bom mìn cho nhân dân và thực hiện chính sách hỗ trợ đối với các nạn nhân bom mìn.
VIII. CÁC DỰ ÁN, HẠNG MỤC, NHIỆM VỤ THUỘC KẾ HOẠCH
Ưu tiên khắc phục triệt để những vùng bị ô nhiễm bom mìn, vật nổ đặc biệt những vùng còn tồn tại nhiều bom mìn lớn, các loại chưa được tìm thấy và các vùng phục vụ phát triển kinh tế xã hội như các khu tái định cư, khu quy hoạch đô thị mới, nơi quy hoạch khu công nghiệp, đường giao thông...
2.1. Dự án, hạng mục, nhiệm vụ điều tra, khảo sát lập bản đồ ô nhiễm bom, mìn, vật nổ
Trên cơ sở kế hoạch và tình hình phát triển kinh tế - xã hội của từng năm, của các địa phương, UBND tỉnh sẽ giao cho đơn vị tư vấn tiến hành điều tra khảo sát, lập phương án, dự toán cụ thể cho từng năm thực hiện phù hợp với nguồn vốn được hỗ trợ và nhu cầu cấp bách để có sự điều chỉnh nhằm thực hiện kế hoạch đạt hiệu quả cao nhất.
2.2. Các dự án, hạng mục, nhiệm vụ rà phá bom mìn
Tất cả các công trình, dự án trước khi thi công phải thực hiện rà phá bom mìn, vật liệu nổ theo Chỉ thị số: 08/CT ngày 11/7/1997 của Chủ tịch UBND tỉnh về việc quản lý các công trình quốc phòng và rà phá, xử lý bom mìn, vật liệu nổ trên địa bàn tỉnh.
2.3. Các dự án giáo dục phòng tránh tai nạn bom mìn; tuyên truyền về thực trạng, hiểm họa bom mìn
Xây dựng kế hoạch tuyên truyền hậu quả do bom mìn còn sót lại sau chiến tranh trên các phương tiện thông tin đại chúng cho nhân dân, các cơ sở thu mua phế liệu không mua bán, tàng trữ các loại bom mìn vật liệu nổ ngoài luồng. Phát hiện báo cáo cung cấp thông tin về các loại bom mìn, vật liệu nổ trên địa bàn để xử lý theo quy trình, quy định của Pháp luật. Khi phát hiện không tự ý vận chuyển, xê dịch, tháo gỡ, cưa cắt, tác động đến vật liệu nổ
Thành lập các đoàn liên ngành tiến hành kiểm tra, rà soát các cơ sở thu mua phế liệu trên địa bàn về việc mua bán, tàng trữ bom mìn, vật liệu nổ trái phép ngoài luồng, xử lý nghiêm theo quy định.
2.4. Các dự án hỗ trợ nạn nhân bom mìn
Nạn nhân bom mìn được Nhà nước hỗ trợ chăm sóc y tế khi bị tai nạn, hỗ trợ mua Bảo hiểm Y tế và được hưởng chính sách Bảo hiểm Y tế theo quy định.
Hỗ trợ về chỉnh hình, phục hồi chức năng, giáo dục, học nghề tìm kiếm việc làm cho nạn nhân bom mìn, vật nổ sau chiến tranh.
2.5. Các dự án phát triển kinh tế, an sinh xã hội tại các vùng ô nhiễm, hỗ trợ nạn nhân tái hòa nhập cộng đồng lồng ghép với các kế hoạch tái định cư cho nhân dân vùng ô nhiễm bom mìn vật nổ
Lồng ghép nhiệm vụ khắc phục hậu quả bom mìn, xử lý vật liệu nổ được thực hiện từ khâu điều tra, khảo sát, thiết kế lập dự án, thẩm định và phê duyệt dự án đầu tư. Các dự án được ưu tiên thực hiện rà phá bom mìn, vật liệu nổ đều tập trung cho các lĩnh vực sản xuất nông nghiệp, xây dựng và phát triển các khu công nghiệp, khu kinh tế, cụm công nghiệp và các dự án cơ sở hạ tầng trong quy hoạch, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.
2.6. Các dự án khác phục vụ kế hoạch
Trong những năm qua việc quản lý, thu thập thông tin, theo dõi các dự án triển khai nằm trong khu vực ô nhiễm bom mìn của địa phương còn nhiều bất cập và khó khăn do một số các đơn vị, doanh nghiệp được Bộ Quốc phòng giao nhiệm vụ rà phá bom mìn khi thực hiện nhiệm vụ không thông báo, phối hợp với chính quyền địa phương và cơ quan chuyên môn quân sự cấp tỉnh, huyện.
Để quản lý tốt công tác rà phá bom mìn được chặt chẽ, hiệu quả hơn nữa đề nghị Bộ Quốc phòng, Chính phủ ra cơ chế quản lý, giám sát giữa chủ đầu tư và cơ quan quân sự cấp tỉnh, huyện đối với đơn vị được giao nhiệm vụ rà phá bom mìn nhằm giảm thiểu tai nạn bom mìn góp phần bảo an toàn tuyệt đối cho người, tài sản trong quá trình sản xuất, xây dựng và phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh trên địa bàn./.
Nơi nhận: | KT. CHỦ TỊCH |
- 1 Kế hoạch 1925/KH-UBND năm 2020 về khắc phục hậu quả bom mìn, vật nổ giai đoạn 2021-2025 do tỉnh Gia Lai ban hành
- 2 Kế hoạch 136/KH-UBND năm 2020 về khắc phục hậu quả bom mìn, vật nổ giai đoạn 2021-2025 do tỉnh Kiên Giang ban hành
- 3 Kế hoạch 2509/KH-UBND năm 2021 về khắc phục hậu quả bom, mìn, vật nổ trên địa bàn tỉnh Đồng Nai giai đoạn 2021-2025