Hệ thống pháp luật
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH GIA LAI
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 1925/KH-UBND

Gia Lai, ngày 16 tháng 9 năm 2020

 

KẾ HOẠCH

KHẮC PHỤC HẬU QUẢ BOM MÌN, VẬT NỔ GIAI ĐOẠN 2021 - 2025

I. CĂN CỨ XÂY DỰNG KẾ HOẠCH

1. Căn cứ pháp lý

- Quyết định số 504/QĐ-TTg ngày 21/4/2010 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chương trình hành động quốc gia khắc phục bom mìn sau chiến tranh giai đoạn 2010 - 2025;

- Nghị định số 18/2019/NĐ-CP ngày 01/02/2019 của Chính phủ về việc quản lý và thực hiện hoạt động khắc phục hậu quả bom mìn vật nổ sau chiến tranh;

- Công văn số 2457/BQP-VP ngày 10/7/2020 của Bộ Quốc phòng về việc xây dựng Kế hoạch khắc phục hậu quả bom, mìn giai đoạn 2021-2025.

2. Đăc điểm tình hình

Gia Lai là tỉnh vùng cao nằm ở phía Bắc Tây Nguyên có vị trí chiến lược về Quốc phòng - An ninh. Diện tích tự nhiên 1.553.692 ha, có đường biên giới tiếp giáp với tỉnh Ratanakiri - Vương quốc Campuchia dài khoảng 90 km; tỉnh Gia Lai có 17 đơn vị hành chính cấp huyện (14 huyện, 02 thị xã, 01 thành phố) với 220 đơn vị hành chính cấp xã (24 phường, 14 thị trấn, 182 xã).

Theo kết quả điều tra của dự án “Điều tra, khảo sát và đánh giá tác động của sự ô nhiễm bom mìn vật nổ còn sót lại sau chiến tranh ở Việt Nam” do BOMICEM và quỹ cựu chiến binh Mỹ ở Việt Nam (VVA) tiến hành từ năm 2004 đến 2008, thì 100% các xã trên địa bàn của tỉnh đều bị ô nhiễm bom mìn với diện tích ước tính khoảng 12.950 ha chiếm 0,83% diện tích toàn tỉnh

Thực hiện Quyết định 513/QĐ-UBND ngày 04/5/2012 của UBND tỉnh về việc phê duyệt Dự án: Rà phá bom mìn, vật nổ còn sót lại sau chiến tranh trên địa bàn tỉnh Gia Lai giai đoạn 2011-2015: Diện tích cần rà phá bom mìn, vật nổ còn sót lại sau chiến tranh là 12.950 ha; tuy nhiên, mới thực hiện được 3.407 ha trên địa bàn các huyện Ia Grai, Chư Prông, Đăk Pơ, bằng 26,3% tổng diện tích cần rà phá bom mìn, vật nổ. Đến nay, khối lượng bom mìn, vật nổ còn nhiều; theo thống kê từ năm 2010 đến nay trên địa bàn tỉnh xảy ra 30 vụ tai nạn do bom mìn, vật nổ gây ra làm chết 25 người, bị thương 21 người; những người chết và bị thương đều là lao động chính trong gia đình;

Là một tỉnh miền núi, điều kiện phát triển kinh tế còn gặp nhiều khó khăn. Chính vì vậy công tác khắc phục hậu quả bom mìn, vật nổ sau chiến tranh còn nhiều hạn chế do không có nguồn kinh phí. Do đó, diện tích đất bị ô nhiễm bom mìn, vật nổ còn lớn, đây là một trong những nguyên nhân ảnh hưởng không nhỏ đến việc thu hút đầu tư, thúc đẩy nền kinh tế của tỉnh phát triển.

3. Kết quả khắc phục hậu quả bom mìn vật nổ sau chiến tranh

a) Giai đoạn 2011-2015

Trên địa bàn tỉnh đã rà phá bom mìn, vật nổ được 3.407 ha/12.950 ha trên địa bàn các huyện (Đăk Pơ: 327 ha; Ia Grai: 1.495 ha; Chư Prông 1.585 ha).

b) Giai đoạn 2016-2020

Do nguồn kinh phí của chương trình không có nên công tác khắc phục hậu quả bom mìn, vật nổ sau chiến tranh trên địa bàn của tỉnh chưa tổ chức thực hiện được.

II. MỤC TIÊU KẾ HOẠCH

1. Mục tiêu tổng quát

Huy động mọi nguồn lực nhằm làm giảm bớt, tiến tới khắc phục hoàn toàn ảnh hưởng của bom mìn, vật nổ phục vụ phát triển kinh tế - xã hội; mở rộng quỹ đất, để thực hiện đầu tư bảo đảm an toàn cho nhân dân yên tâm sản xuất; giúp đỡ nạn nhân bom mìn hòa nhập đời sống xã hội.

2. Mục tiêu cụ thể

- Giải phóng diện tích đất đai bị ô nhiễm bom mìn, vật nổ còn sót lại sau chiến tranh tại các địa phương trong tỉnh. Đảm bảo an toàn cho nhân dân sinh sống và làm việc, thu hút đầu tư và phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh;

- Khoanh vùng khu vực bị ô nhiễm, tổ chức rà phá bom mìn, vật nổ đến độ sâu 3m từ mặt đất tự nhiên trở xuống. Bom mìn, vật nổ sau khi dò tìm được sẽ được thu gom, phá hủy đúng quy định;

- Giáo dục, tuyên truyền nâng cao nhận thức phòng tránh tai nạn do bom mìn, vật nổ còn sót lại sau chiến tranh gây ra cho mọi tầng lớp nhân dân trong tỉnh. Giảm thiểu mức thấp nhất các trường hợp bị tai nạn do bom mìn, vật nổ còn sót lại sau chiến tranh gây ra;

- Tổng diện tích cần triển khai thi công trong giai đoạn 2021 - 2025 là: 9.543 ha trên địa bàn các huyện, thị xã, thành phố của tỉnh.

III. THỜI GIAN, PHẠM VI HOẠT ĐỘNG KẾ HOẠCH

1. Thời gian thực hiện: Từ năm 2021 - 2025.

2. Phạm vi hoạt động kế hoạch

Tổng điều tra khảo sát trên địa bàn 17 huyện, thị xã, thành phố của tỉnh với diện tích là 9.543 ha.

IV. CÁC HOẠT ĐỘNG CHÍNH KẾ HOẠCH

- Khoanh vùng khu vực bị ô nhiễm nặng, trên cơ sở bản đồ ô nhiễm bom mìn và các vụ tai nạn bom mìn, vật nổ xảy ra tại các địa phương trong thời gian qua, tổ chức rà phá bom mìn, vật nổ còn sót lại sau chiến tranh;

- Tổ chức tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức phòng tránh tai nạn do bom mìn, vật nổ còn sót lại sau chiến tranh gây ra cho mọi tầng lớp nhân dân trong tỉnh;

- Thăm hỏi, hỗ trợ các gia đình, nạn nhân bị tai nạn do bom mìn vật nổ còn sót lại sau chiến tranh gây ra.

V. CHỈ TIÊU VÀ GIẢI PHÁP THỰC HIỆN KẾ HOẠCH

1. Chỉ tiêu thực hiện kế hoạch

- Chỉ tiêu giảm thiểu tai nạn rủi ro: Phấn đấu trong quá trình thực hiện kế hoạch không có trường hợp bị tai nạn do bom mìn, vật nổ còn sót lại sau chiến tranh gây ra;

- Chỉ tiêu giảm thiểu diện tích đất bị ô nhiễm bom mìn vật nổ: Trong giai đoạn 2021 - 2025 diện tích đất cần rà phá bom mìn, vật nổ sau chiến tranh là 9.543 ha bằng 73,7% tổng số diện tích đất bị ô nhiễm bom mìn, vật nổ trên địa bàn các huyện, thị xã, thành phố của tỉnh cụ thể như sau:

TT

Địa điểm

Diện tích (ha)

Ghi chú

1

Thị xã An Khê

550

Diện tích này đã được Bộ Tư lệnh Công binh thẩm định trình Bộ Quốc phòng phê duyệt tại Quyết định số 152/QĐ-BQP, ngày 16/01/2012 trên tổng diện tích 12.950 ha.

2

Huyện Chư Sê

630

3

Huyện Đức Cơ

650

4

Huyện Đăk Pơ

43

5

Huyện Kbang

1.100

6

Huyện Đăk Đoa

650

7

Huyện Kông Chro

900

8

Huyện Phú Thiện

500

9

Huyện Mang Yang

770

10

Huyện Chư Păh

650

11

Thị xã Ayunpa

470

12

Huyện Chư Pưh

560

13

Huyện Krông Pa

900

14

Huyện Ia Pa

500

15

Huyện Ia Grai

5

16

Thành phố Pleiku

550

17

Huyện Chư Prông

115

Tổng cộng

9.543

 

- Chỉ tiêu diện tích đất đai được sử dụng sau điều tra, khảo sát, rà phá bom mìn vật nổ: 100% diện tích đất đai đã được làm sạch bom mìn vật nổ sẽ được bàn giao cho chính quyền địa phương để người dân yên tâm canh tác; đảm bảo an toàn sinh mạng, mặt bằng thực hiện các dự án đầu tư hạ tầng, công trình phúc lợi phục vụ dân sinh, phát triển kinh tế - xã hội;

- Chỉ tiêu giáo dục nâng cao nhận thức phòng tránh tai nạn: Tất cả các địa phương đều được tuyên truyền giáo dục nâng cao nhận thức phòng tránh tai nạn bom mìn, vật nổ còn sót lại sau chiến tranh;

- Chỉ tiêu hỗ trợ nạn nhân bom mìn: 100% các gia đình, nạn nhân bị tai nạn do bom mìn vật nổ còn sót lại sau chiến tranh gây ra được thăm hỏi, hỗ trợ về vật chất và tinh thần để tái hòa nhập cộng đồng;

- Chỉ tiêu giảm thiểu hộ nghèo và an ninh xã hội trong khu vực ô nhiễm bom mìn: Đất sau khi được làm sạch bom mìn, vật nổ sẽ được bàn giao lại cho nhân dân địa phương để yên tâm canh tác phát triển kinh tế - xã hội góp phần xóa đói, giảm nghèo;

- Chỉ tiêu nguồn lực, chỉ tiêu huy động nguồn lực so với nhu cầu: Sử dụng tổng thể các nguồn lực để thực hiện kế hoạch, trong đó phần lớn là trung ương hỗ trợ, phần còn lại là ngân sách địa phương, các doanh nghiệp, chủ dự án đến đầu tư trên địa bàn của tỉnh;

- Các tiêu chí đánh giá: Diện tích đất được rà phá sạch bom mìn, vật nổ; nhận thức của người dân trong vùng dự án về tai nạn do bom mìn, vật nổ gây ra tốt hơn; hỗ trợ nạn nhân bom mìn tái hòa nhập cộng đồng; khả năng tăng năng suất phát triển kinh tế xã hội vùng dự án.

2. Giải pháp thực hiện kế hoạch

- Giải pháp chính sách và cơ chế: Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh là đơn vị chủ trì, phối hợp với các ngành có liên quan tham mưu cho Ủy ban nhân dân tỉnh thực hiện kế hoạch;

- Giải pháp thi công rà phá bom mìn, vật nổ: Hiện nay, nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh ngày càng cao, các nhà máy, công sở, các công trình công nghệ cao... được đầu tư xây dựng; ngoài nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh còn phục vụ nhân dân yên tâm canh tác trên chính mảnh đất của mình tránh trường hợp thương vong do bom mìn, vật nổ còn sót lại sau chiến tranh gây ra. Ưu tiên rà phá bom mìn, vật nổ sau chiến tranh trên địa bàn các huyện Đức Cơ, Chư Prông, Ia Grai, Chư Păh, Đăk Đoa, thành phố Pleiku sau đó tiếp tục rà phá bom mìn, vật nổ các huyện còn lại; phấn đấu 100% các khu vực bị ô nhiễm bom mìn, vật nổ trên địa bàn tỉnh được rà phá, đảm bảo sạch bom mìn, vật nổ trong giai đoạn 2021 - 2025.

- Giải pháp nguồn vốn: Hỗ trợ có mục tiêu của Chính phủ, vốn hỗ trợ của Chính phủ các nước, các tổ chức Quốc tế, tổ chức phi Chính phủ nước ngoài, cá nhân nước ngoài, các tổ chức, cá nhân trong nước và ngân sách địa phương...;

- Giải pháp nhân lực: Các cấp, các ngành tuyên truyền giáo dục nâng cao nhận thức phòng tránh tai nạn bom mìn, vật nổ còn sót lại sau chiến tranh. Công tác dò tìm xử lý bom mìn, vật nổ giao cho lực lượng công binh chuyên trách, các doanh nghiệp trong Quân đội có giấy phép hành nghề và năng lực tham gia thực hiện theo đúng tiến độ đề ra.

VI. HIỆU QUẢ CỦA KẾ HOẠCH

1. Tác động về môi trường, xã hội của kế hoạch

Đây là kế hoạch với mục đích xử lý hậu quả sau chiến tranh nên có tác động to lớn về môi trường và xã hội. Việc triển khai có hiệu quả kế hoạch sẽ giúp người dân trong địa bàn yên tâm canh tác, trồng trọt, chăn nuôi, sản xuất trên chính mảnh đất của mình, không còn lo sợ mất an toàn, góp phần cải thiện môi trường sống, tăng cường sự bảo đảm an toàn tính mạng và tài sản của nhân dân.

2. Hiệu quả đầu tư về kinh tế - xã hội của kế hoạch

- Kế hoạch khắc phục hậu quả bom mìn, vật nổ còn sót lại sau chiến tranh được triển khai thực hiện sẽ mang lại lợi ích kinh tế - xã hội rất lớn đối với tỉnh;

- Trên cơ sở hỗ trợ kinh phí của Nhà nước khi kế hoạch hoàn thành sẽ giúp đưa vào sử dụng hàng chục ngàn héc ta đất hiện còn ô nhiễm bom mìn, vật nổ phục vụ cho việc xây dựng cơ sở hạ tầng, góp phần ổn định chính trị, đẩy mạnh công cuộc phát triển kinh tế - xã hội nhằm thực hiện thành công sự nghiệp Công nghiệp hóa - Hiện đại hóa của tỉnh;

- Tạo điều kiện cho người dân yên tâm sản xuất, phát triển kinh tế - xã hội, góp phần cải thiện môi trường sống, bảo đảm an toàn tính mạng và tài sản của nhân dân;

- Là tiền đề để tỉnh Gia Lai tiếp tục kêu gọi đầu tư, giúp đỡ của các nước, các tổ chức Quốc tế, các tổ chức phi Chính phủ nước ngoài cho vấn đề giải quyết hậu quả ô nhiễm bom mìn, vật nổ còn sót lại sau chiến tranh tại tỉnh;

- Việc giải phóng diện tích đất bị ô nhiễm bom mìn, vật nổ đảm bảo an toàn mặt bằng phục vụ cho việc xây dựng cơ sở hạ tầng, góp phần thu hút đầu tư trong và ngoài nước, đẩy mạnh công cuộc phát triển kinh tế - xã hội nhanh và bền vững của tỉnh.

VII. QUẢN LÝ, HÀNH THỰC HIỆN KẾ HOẠCH

1. Quản lý, hành

Dưới sự chỉ đạo của Chính phủ và Tỉnh ủy, Ủy ban nhân dân tỉnh sẽ trực tiếp chỉ đạo các sở, ngành và địa phương có liên quan triển khai thực hiện kế hoạch.

2. Phân công tổ chức thực hiện

a) Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh

- Quản lý hoạt động điều tra, khảo sát rà phá, quản lý thông tin, dữ liệu về hoạt động khắc phục hậu quả bom mìn, vật nổ còn sót lại sau chiến tranh;

- Chủ trì phối hợp với các sở, ngành, địa phương tham mưu cho UBND tỉnh tổ chức dò tìm, xử lý bom mìn, vật nổ còn sót lại sau chiến tranh. Chỉ đạo, giúp đỡ các địa phương tiếp nhận thu gom vũ khí, bom mìn, vật nổ còn sót lại sau chiến tranh để tiêu hủy;

- Phối hợp với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, các ngành, địa phương thăm hỏi, hỗ trợ các gia đình, nạn nhân bị tai nạn do bom mìn, vật nổ còn sót lại sau chiến tranh gây ra.

b) Sở Lao động - Thương binh và Xã hội

- Chủ trì phối hợp với Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh, các sở ngành liên quan, các địa phương tuyên truyền giáo dục phòng tránh tai nạn bom mìn, vật nổ sau chiến tranh và hỗ trợ nạn nhân bom mìn vật nổ sau chiến tranh gây ra;

- Cập nhật thông tin về nạn nhân bom mìn vật nổ sau chiến tranh lên cơ sở dữ liệu quốc gia về hoạt động khắc phục hậu quả bom mìn, vật nổ sau chiến tranh.

c) Sở Kế hoạch và Đầu tư

Chủ trì phối hợp với Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh và các Sở, ngành liên quan làm việc với các Bộ, ngành có liên quan và tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh bố trí kinh phí triển khai thực hiện Kế hoạch khắc phục hậu quả bom mìn, vật nổ sau chiến tranh; tổng hợp, trình các cấp có thẩm quyền các dự án rà phá bom mìn đưa vào kế hoạch trung hạn và kế hoạch hàng năm.

đ) Sở Tài chính

Phối hợp các cơ quan, đơn vị có liên quan tham mưu cho Ủy ban nhân dân tỉnh kinh phí thực hiện Kế hoạch theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước và phân cấp ngân sách hiện hành.

e) Công an tỉnh

- Lập kế hoạch phương án bảo đảm an ninh, trật tự an toàn xã hội khi có tai nạn bom mìn, vật nổ sau chiến tranh xảy ra. Phối hợp với Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh, các sở, ngành địa phương tham gia cứu hộ, cứu nạn và khắc phục hậu quả bom mìn, vật nổ sau chiến tranh gây ra;

- Tổ chức tuyên truyền, vận động và phối hợp với Ban Chỉ huy quân sự các huyện, thị xã, thành phố, đơn vị quân đội cấp trung đoàn trở lên để tổ chức thu gom bom mìn, vật nổ sau chiến tranh do người dân giao nộp;

- Kiểm tra, thanh tra, giải quyết khiếu nại tố cáo, xử lý vi phạm pháp luật về quản lý, thực hiện khắc phục hậu quả bom mìn, vật nổ sau chiến tranh theo thẩm quyền;

- Đảm bảo về mặt an ninh đối với các tổ chức và cá nhân nước ngoài hoạt động trong lĩnh vực khắc phục hậu quả bom mìn, vật nổ sau chiến tranh trên địa bàn của tỉnh.

g) Nhiệm vụ của các sở, ban, ngành và địa phương liên quan

Theo chức năng nhiệm vụ được giao có trách nhiệm phối hợp thực hiện hoạt động khắc phục hậu quả bom mìn, vật nổ sau chiến tranh trên địa bàn của tỉnh.

VIII. CÁC DỰ ÁN, HẠNG MỤC, NHIỆM VỤ THUỘC KẾ HOẠCH

1. Xác định các ưu tiên

Ưu tiên làm sạch bom mìn, vật nổ những khu vực có mật độ bom mìn, vật nổ còn sót lại sau chiến tranh nhiều, các vùng có số lượng tai nạn bom mìn, vật nổ trong thời gian qua.

2. Các dự án thuộc kế hoạch

a) Dự án, hạng mục, nhiệm vụ điều tra, khảo sát lập bản đồ ô nhiễm bom, mìn, vật nổ.

- Lập Báo cáo đầu tư dự án.

- Khảo sát, lập phương án kỹ thuật và dự toán thi công.

b) Các dự án, hạng mục, nhiệm vụ rà phá bom mìn, vật nổ.

- Thi công rà phá bom mìn, vật nổ.

- Hủy bom mìn, vật nổ tìm được trên mặt bằng dự án.

c) Các dự án giáo dục phòng tránh tai nạn bom mìn; tuyên truyền thực trạng hiểm họa bom mìn: Phối hợp với Cơ quan cấp trên thực hiện theo Chương trình, đề án chung của cả nước.

đ) Các dự án hỗ trợ nạn nhân bom mìn: Phối hợp, báo cáo với cơ quan chức năng và Hội hỗ trợ khắc phục hậu quả bom mìn Việt Nam, lồng ghép các chương trình, dự án để triển khai hỗ trợ các nạn nhân trên địa bàn tỉnh.

e) Các dự án phát triển kinh tế, an ninh xã hội các vùng ô nhiễm, hỗ trợ nạn nhân tái hòa nhập cộng đồng lồng ghép với kế hoạch tái định cư cho nhân dân vùng ô nhiễm bom mìn, vật nổ.

g) Các dự án khác phục vụ kế hoạch.

IX. KINH PHÍ

- Áp dụng giá tại thời điểm khảo sát lập dự toán năm 2011 và Quyết định số 152/QĐ-BQP ngày 16/01/2012 của Bộ Quốc phòng về việc phê duyệt phương án kỹ thuật thi công và dự toán rà phá bom mìn, vật nổ Dự án: Rà phá bom mìn, vật nổ còn sót lại sau chiến tranh tại tỉnh Gia Lai - giai đoạn 2011-2015:

Bình quân: 32.495.200 đồng/1ha (Bằng chữ: Ba mươi hai triệu, bốn trăm chín mươi lăm nghìn, hai trăm đồng)

Tổng kinh phí thực hiện: 310.102.000.000 đồng.

Bằng chữ: Ba trăm mười tỷ, một trăm linh hai triệu đồng.

- Nguồn kinh phí: Đề xuất nguồn kinh phí Trung ương bố trí.

X. KIẾN NGHỊ, ĐỀ XUẤT

Khắc phục hậu quả bom mìn, vật nổ sau chiến tranh trên địa bàn tỉnh Gia Lai (giai đoạn 2021-2025) là hết sức cần thiết và có ý đối với sự phát triển kinh tế - xã hội và sự ổn định đời sống nhân dân của địa phương. Đặc biệt là các khu vực còn nhiễm nặng bom mìn, vật nổ nếu được xử lý triệt để sẽ góp phần không nhỏ trong việc cải thiện đời sống và phát triển sản xuất, tạo quỹ đất cho người dân địa phương yên tâm canh tác; đảm bảo an toàn tính mạng nhân dân, và các dự án đầu tư hạ tầng, công trình phúc lợi phục vụ dân sinh, phát triển kinh tế - xã hội; củng cố niềm tin ngày càng vững chắc vào đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước. Do đó, đề nghị Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính, Bộ Quốc phòng quan tâm bố trí ngân sách để tỉnh Gia Lai triển khai các bước tiếp theo.

Trên đây là Kế hoạch khắc phục hậu quả bom mìn, vật nổ giai đoạn 2021-2025 trên địa bàn tỉnh Gia Lai./.

 


Nơi nhận:
- Bộ Quốc phòng (B/c);
- TTr Tỉnh ủy (B/c);
- Chủ tịch, các PCT UBND tỉnh;
- Các sở, ban, ngành;
- Bộ CHQS tỉnh, CA tỉnh;
- UBND các huyện, thị xã, thành phố;
- CVP UBND tỉnh;
- Lưu VT, NC. (Th).

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
CHỦ TỊCH




Võ Ngọc Thành

 

PHỤ LỤC:

BẢNG TỔNG HỢP CÁC DỰ ÁN, HẠNG MỤC, NHIỆM VỤ TRA, KHẢO SÁT, RÀ PHÁ BOM MÌN, VẬT NỔ
(Ban hành kèm theo Kế hoạch số 1925 ngày 16/9/2020 của Ủy ban nhân dân tỉnh)

TT

Danh mục dự án hạng mục, nhiệm vụ

Địa điểm tra khảo sát, rà phá bom mìn

Thời gian khởi công, hoàn thành

Diện tích điều tra, khảo sát, rà phá bom mìn (ha)

Quyết định đầu tư

Lũy kế tổng số các nguồn vốn đã bố trí hết năm 2015 (Triệu đồng)

Kế hoạch giai đoạn 2016 - 2020 (Triệu đồng)

Lũy kế tổng số các nguồn vốn đã bố trí hết năm 2020 (Triệu đồng)

Kế hoạch giai đoạn 2021 - 2025 (Triệu đồng)

Ghi chú

Số quyết định ngày, tháng, năm ban hành

Nguồn vốn (triệu đồng)

Tổng số các nguồn vốn

Trong đó NSTW

Tổng số các nguồn vốn

Trong đó NSTW

Tổng số các nguồn vốn

NSTW

NSĐP

Các doanh nghiệp, vốn nước ngoài tài trợ

Khác

A

B

C

D

E

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

13

 

TỔNG SỐ

 

 

12,950

152/QĐ-BQP ngày 16/01/2012

462,829

462,829

 

 

 

15,000

 

 

 

310,102

310,102

 

I

Chuẩn bị đầu tư

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Dự án, hạng mục, nhiệm vụ

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

II

Kết quả thực hiện giai đoạn 2011 - 2015

Huyện Đăk Pơ, Ia Grai, Chư Prông

KC 2011HT 2015

3,407

152/QĐ-BQP ngày 16/01/2012

152,727

152,727

 

 

 

15,000

 

 

 

 

 

 

 

Các dự án, hạng mục, nhiệm vụ hoàn thành, bàn giao, đưa vào sử dụng trước 2015

Huyện Đăk Pơ, Ia Grai, Chư Prông

KC 2011HT 2015

3,407

152/QĐ-BQP ngày 16/01/2012

152,727

152,727

 

 

 

15,000

 

 

 

 

 

 

III

Kết quả thực hiện giai đoạn 2016-2020

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

IV

Các dự án, hạng mục, nhiệm vụ dự kiến khởi công mới giai đoạn 2021-2025

Các huyện, thị xã, thành phố tỉnh Gia Lai

KC 2021 HT 2025

9,543

 

310,102

 

 

 

 

 

 

 

 

310,102

310,102

 

 

Rà phá bom mìn, vật nổ còn sót lại sau chiến tranh trên địa bàn tỉnh Gia Lai, giai đoạn năm 2021 - 2025

Các huyện, thị xã, thành phố tỉnh Gia Lai

KC 2021 HT 2025

9,543

 

310,102

 

 

 

 

 

 

 

 

310,102

310,102