ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 2744/KH-UBND | Gia Lai, ngày 15 tháng 06 năm 2016 |
Thực hiện Nghị quyết 19-2016/NQ-CP ngày 28 tháng 4 năm 2016 của Chính phủ về những nhiệm vụ và giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia hai năm 2016-2017 và định hướng đến năm 2020 (NQ 19-2016); UBND tỉnh Gia Lai ban hành Kế hoạch hành động triển khai thực hiện những nhiệm vụ và giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh của tỉnh Gia Lai hai năm 2016 -2017 và định hướng đến năm 2020 với những nội dung sau:
1. Mục tiêu:
1.1. Tập trung cải thiện môi trường kinh doanh, đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính (TTHC), rút ngắn quy trình xử lý, giảm thời gian thực hiện TTHC, giảm chi phí hành chính, tăng chỉ số hài lòng của người dân và doanh nghiệp, đảm bảo công khai, minh bạch, công bằng và nâng cao trách nhiệm, tính năng động, sáng tạo của các cơ quan nhà nước để nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế, thu hút mạnh các nguồn lực để khai thác tiềm năng, lợi thế so sánh của tỉnh, góp phần thực hiện thắng lợi các chỉ tiêu chủ yếu để cải thiện môi trường kinh doanh.
1.2. Tiếp tục thực hiện có hiệu quả các giải pháp để cải thiện chỉ số xếp hạng năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) năm sau tốt hơn năm trước và đến năm 2020 nằm trong nhóm 20 tỉnh, thành phố có chỉ số PCI tốt nhất của cả nước.
1.3. Phát triển doanh nghiệp bền vững, góp phần cùng với cả nước thực hiện mục tiêu tăng gấp đôi số doanh nghiệp, đạt 1 triệu doanh nghiệp.
2. Các chỉ tiêu chủ yếu:
2.1. Năm 2016 - 2017: Phấn đấu các chỉ tiêu về môi trường kinh doanh của tỉnh đạt và vượt mức trung bình của Nghị quyết 19-2016/NQ-CP, cụ thể:
- Bám sát tiêu chí đánh giá của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), củng cố, duy trì các kết quả đạt được trong khởi sự kinh doanh, tiếp cận điện năng, bảo vệ nhà đầu tư, nộp thuế và bảo hiểm xã hội, đồng thời phấn đấu nâng điểm và vị trí xếp hạng của 10 chỉ tiêu về môi trường kinh doanh, năng lực cạnh tranh cấp tỉnh nằm trong nhóm 35 tỉnh, thành phố đứng đầu.
- Đơn giản hóa về quy trình, phương thức, thời gian thực hiện, bãi bỏ các TTHC không còn phù hợp, đảm bảo hàng năng cắt giảm tối thiểu 10% chi phí tuân thủ TTHC.
- Cải cách hành chính thuế trên 03 nhóm chỉ tiêu: hoàn thuế; quản lý rủi ro trong thanh, kiểm tra thuế; thời gian và kết quả xử lý khiếu nại về thuế.
- Cải thiện các chỉ tiêu về chi phí thời gian, gia nhập thị trường:
+ Rút ngắn thời gian cấp phép xây dựng và các thủ tục liên quan tối đa không quá 67 ngày (bao gồm cả thủ tục phê duyệt thiết kế xây dựng công trình, kết nối cấp thoát nước, nghiệm thu đưa công trình vào khai thác sử dụng, đăng ký tài sản sau khi hoàn công ...).
+ Thời gian nộp thuế và bảo hiểm bắt buộc không quá 168 giờ/năm.
+ Đơn giản thủ tục và rút ngắn thời gian đăng ký bổ sung tài sản gắn liền với đất xuống còn không quá 14 ngày.
+ Thời gian tiếp cận điện năng đối với lưới điện trung áp dưới 32 ngày;
+ Thời gian thông quan hàng hóa qua biên giới: Đối với hàng hóa đơn giản: tối đa 5 giờ đối với hàng hóa xuất khẩu, hàng hóa nhập khẩu.
+ Rút ngắn thời gian giải quyết tranh chấp hợp đồng xuống còn tối đa 200 ngày.
+ Rút ngắn thời gian giải quyết phá sản doanh nghiệp xuống còn 24 tháng.
- Giảm thiểu giấy tờ, rút ngắn thời gian, giảm chi phí thực hiện các thủ tục hành chính trong lĩnh vực xuất nhập khẩu. Thay đổi căn bản phương thức quản lý, kiểm tra chuyên ngành, thực hiện nguyên tắc quản lý trên cơ sở đánh giá rủi ro, áp dụng rộng rãi thông lệ quốc tế, chuyển căn bản sang hậu kiểm; điện tử hóa thủ tục quản lý, kiểm tra chuyên ngành; kết nối chia sẻ thông tin giữa các cơ quan, tổ chức quản lý, kiểm tra chuyên ngành và với cơ quan hải quan.
- Tạo lập hệ thống hỗ trợ khởi nghiệp, tạo môi trường đầu tư, kinh doanh thuận lợi, ổn định, tự do sáng tạo cho doanh nghiệp khởi nghiệp.
- Đạt mức trung bình của Nghị quyết 19-2016/NQ-CP về các chỉ số:
+ Chỉ số hiệu lực chính sách cạnh tranh; hạn chế rào cản phi thuế quan. Hoàn thiện chính sách cạnh tranh và nâng cao hiệu quả thị trường hàng hóa và cạnh tranh công bằng.
+ Chỉ số năng suất, khả năng giữ chân và thu hút nhân tài;
+ Chỉ số Mức độ sẵn có và đầy đủ về dịch vụ tài chính;
+ Phát triển mạnh thị trường quyền sử dụng đất, bao gồm cả thị trường sơ cấp và thị trường thứ cấp.
2.2. Đến năm 2020: Phấn đấu chỉ số năng lực cạnh tranh PCI của tỉnh nằm trong nhóm 20 tỉnh, thành phố đứng đầu. Cụ thể:
- Khởi sự kinh doanh thuộc nhóm 20 tỉnh, thành phố đứng đầu;
- Thời gian cấp phép xây dựng và các thủ tục liên quan không quá 60 ngày bao gồm cả thủ tục phê duyệt thiết kế xây dựng công trình, kết nối cấp thoát nước, nghiệm thu đưa công trình vào khai thác sử dụng, đăng ký tài sản sau khi hoàn công...);
- Thời gian tiếp cận điện năng đối với lưới điện trung áp dưới 30 ngày;
- Thời gian đăng ký bổ sung tài sản gắn liền với đất dưới 10 ngày;
- Bảo vệ nhà đầu tư nằm trong nhóm khá của cả nước;
- Thời gian nộp thuế là 110 giờ/năm và bảo hiểm xã hội tối đa 45 giờ/năm.
- Thời gian thông quan hàng hóa qua biên giới:
+ Đối với hàng hóa đơn giản: dưới 5 giờ đối với hàng hóa xuất khẩu, hàng hóa nhập khẩu.
+ Đối với hàng hóa phức tạp: dưới 36 giờ đối với hàng hóa xuất khẩu và 41 giờ đối với hàng hóa nhập khẩu.
- Tiếp cận tín dụng nằm trong nhóm đứng đầu của cả nước;
- Thời gian giải quyết tranh chấp thương mại dưới 180 ngày;
- Thời gian giải quyết phá sản doanh nghiệp dưới 20 tháng.
II. Nhiệm vụ và giải pháp chủ yếu:
1.1. Quán triệt và thực hiện nghiêm túc Nghị quyết 19-2016/NQ-CP ngày 28/4/2016 của Chính phủ về những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia hai năm 2016-2017 và định hướng đến năm 2020.
1.2. Tập trung chỉ đạo, điều hành quyết liệt, linh hoạt, hiệu quả các mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp đã nêu trong Kế hoạch hành động thực hiện Nghị quyết 19-2016/NQ-CP ngày 28/4/2016 của Chính phủ về những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh của tỉnh Gia Lai hai năm 2016-2017 và định hướng đến năm 2020. Phân định rõ chức năng, nhiệm vụ, trách nhiệm và thẩm quyền của mỗi cơ quan và cá nhân trong việc triển khai thực hiện. Có giải pháp xử lý phù hợp, kịp thời, linh hoạt đối với những vấn đề mới phát sinh; kiến nghị, đề xuất những giải pháp chỉ đạo, điều hành phù hợp, hiệu quả.
1.3. Thực hiện nghiêm túc Chỉ thị số 13/CT-TTg ngày 10/6/2015 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan hành chính nhà nước các cấp trong việc thực hiện công tác cải cách thủ tục hành chính. Triển khai thực hiện đúng và đầy đủ, công khai các quy định và rà soát hoàn thiện mô hình “một cửa”; “một cửa liên thông”; bộ thủ tục hành chính áp dụng tại tỉnh theo các Luật Quốc hội mới ban hành như: Luật Doanh nghiệp, Luật Đầu tư, Luật Xây dựng, Luật Đất đai, Luật Bảo vệ môi trường...
1.4. Thực hiện có hiệu quả Kế hoạch cải cách hành chính giai đoạn 2016- 2020 của tỉnh. Trong đó, tập trung thực hiện các trọng tâm cải cách hành chính giai đoạn 2016-2020 là: cải cách thể chế; xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, chủ trọng cải cách chính sách tiền lương nhằm tạo động lực thực sự để cán bộ, công chức, viên chức thực thi công vụ có chất lượng và hiệu quả cao; nâng cao chất lượng dịch vụ hành chính. Đẩy mạnh xã hội hóa cung cấp các dịch vụ công. Cơ cấu, sắp xếp lại đơn vị sự nghiệp công lập, thí điểm giao quyền tự chủ và bảo đảm hoạt động theo cơ chế doanh nghiệp.
1.5. Đổi mới căn bản phương thức quản lý, công tác phối hợp thanh tra, kiểm tra trên nguyên tắc hành chính phục vụ, hỗ trợ, xem người dân và doanh nghiệp là đối tượng phục vụ, không hình sự hóa các quan hệ kinh tế, dân sự.
1.6. Đẩy mạnh thực hiện Nghị quyết số 36a/NQ-CP ngày 14/10/2015 của Chính phủ về Chính phủ điện tử nhằm tạo điều kiện cho doanh nghiệp giám sát hoạt động của cơ quan nhà nước qua môi trường mạng.
1.7. Hoàn thành việc rà soát, sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ, công bố mới các thủ tục hành chính và niêm yết công khai, đầy đủ, kịp thời trên Cổng thông tin điện tử và tại trụ sở của cơ quan, đơn vị trước 30 tháng 6 năm 2016.
1.8. Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý nhà nước phục vụ cải cách hành chính. Đẩy nhanh việc xây dựng Chính quyền điện tử theo Nghị quyết 36a/NQ-CP ngày 14/10/2015 của Chính phủ. Công khai các chủ trương, chính sách, điều kiện và tiêu chí để doanh nghiệp tiếp cận nguồn lực của nhà nước như: Danh mục kêu gọi đầu tư; việc phân bổ vốn đầu tư phát triển; các nguồn vốn hỗ trợ cho các doanh nghiệp; quy trình, thủ tục về đầu tư,... Nâng cao hiệu quả hoạt động, nội dung thông tin trên Cổng thông tin điện tử của tỉnh và các trang thông tin điện tử của các Sở, ngành, địa phương, đảm bảo đầy đủ các thông tin bắt buộc theo quy định và các thông tin có liên quan đến lợi thế cạnh tranh, đầu tư, doanh nghiệp... do các Bộ, ngành Trung ương xây dựng và chuyển giao hoặc của địa phương xây dựng. Hỗ trợ doanh nghiệp và cộng đồng dân cư trong ứng dụng công nghệ thông tin, tăng cường hoạt động thương mại điện tử...
1.9. Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý nhà nước. Đẩy nhanh việc xây dựng và vận hành chính quyền điện tử. Triển khai xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu về đất đai, dân cư, doanh nghiệp...
1.10. Thực hiện có hiệu quả cơ chế một cửa, một cửa liên thông và áp dụng Hệ thống quản lý chất lượng ISO vào hoạt động của các cơ quan, đơn vị.
1.11. Thường xuyên kiểm tra, giám sát tiến độ kết quả thực hiện chương trình, kế hoạch hành động thực hiện Nghị quyết 19. Xử lý nghiêm cán bộ, công chức và người đứng đầu thiếu trách nhiệm, gây phiền hà cho người dân và doanh nghiệp.
1.12. Thực hiện nghiêm chế độ báo cáo. Định kỳ hàng quý (trước ngày 05 của tháng cuối quý và báo cáo năm trước ngày 05 tháng 12, tổng hợp báo cáo, đánh giá tình hình triển khai và kết quả thực hiện Quý và cả năm gửi Sở Kế hoạch và Đầu tư và Văn phòng UBND tỉnh để tổng hợp, báo cáo UBND tỉnh.
1.13. Chủ động phối hợp với Mặt trận tổ quốc Việt Nam tỉnh và các tổ chức Đoàn thể nhân dân giám sát thực hiện Nghị quyết 19. Tăng cường thông tin, tuyên truyền, vận động cộng đồng doanh nghiệp và nhân dân tích cực tham gia phản biện, góp ý và mở diễn đàn tiếp nhận các ý kiến phản biện chính sách của doanh nghiệp và người dân.
1.14. Định kỳ 6 tháng 1 lần đối với tỉnh, 01 quý 1 lần đối với sở, ngành phối hợp tổ chức các cuộc đối thoại trực tiếp với Doanh nghiệp để cung cấp thông tin, hướng dẫn Doanh nghiệp thực hiện đúng các quy định của pháp luật trong hoạt động sản xuất kinh doanh, kịp thời đề xuất các biện pháp tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho Doanh nghiệp.
1.15. Tăng cường hoạt động cung cấp thông tin và dịch vụ công trực tuyến trên trang thông tin điện tử hoặc cổng thông tin điện tử của đơn vị mình.
2.1. Sở Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với các Sở, ban, ngành, UBND các huyện, thị xã, thành phố:
- Trong năm 2016, chủ động tham mưu UBND tỉnh ký kết hợp tác với Phòng Công nghiệp - Thương mại Việt Nam (VCCI) để đề xuất các giải pháp cải thiện môi trường đầu tư, nâng cao năng lực cạnh tranh cấp tỉnh.
- Tham mưu về cơ chế, chính sách mang tính đột phá nhằm đẩy mạnh thu hút đầu tư. Tích cực tuyên truyền, hướng dẫn, tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp tiếp cận chính sách theo Nghị định 210/2013 của Chính phủ khuyến khích doanh nghiệp đầu tư và nông nghiệp, nông dân.
- Xây dựng chương trình, kế hoạch 5 năm và hàng năm về hỗ trợ phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa.
- Thực hiện đầy đủ, nhất quán những cải cách quy định tại Luật Doanh nghiệp, Luật Đầu tư năm 2014.
- Chủ động phối hợp với cơ quan thuế, lao động, bảo hiểm xã hội kết nối các thủ tục hành chính tạo điều kiện cho nhà đầu tư và doanh nghiệp sớm tiếp cận thị trường, khởi sự kinh doanh.
- Tích cực tuyên truyền, hướng dẫn và hỗ trợ các tổ chức, cá nhân đăng ký kinh doanh qua mạng. Nâng cao chất lượng phục vụ của bộ phận cung cấp dịch vụ công đối với các TTHC liên quan đến Sở và các sở, ngành nhằm giảm chi phí và thời gian đi lại của người dân và doanh nghiệp.
- Rà soát, đánh giá tình hình thực hiện và hiệu quả của các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp, đặc biệt là chính sách hỗ trợ doanh nghiệp khởi nghiệp, doanh nghiệp đổi mới sáng tạo; tạo điều kiện, hỗ trợ và khuyến khích hộ kinh doanh cá thể chuyển đổi và đăng ký hoạt động theo Luật Doanh nghiệp. Đề xuất cơ chế, chính sách tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp tiếp cận đất đai và sử dụng có hiệu quả đất đai nông nghiệp.
2.2. Cục Thuế chủ trì, phối hợp với các Sở, ban, ngành, UBND các huyện, thị xã, thành phố:
- Thực hiện các quy định của ngành thuế về đơn giản hóa, bãi bỏ các TTHC không còn phù hợp, đảm bảo hàng năm cắt giảm tối thiểu 10% chi phí tuân thủ, TTHC theo tiến độ triển khai của Tổng Cục thuế, Bộ Tài chính đảm bảo đến năm 2020, thời gian nộp thuế là 110 giờ/năm.
- Cải cách hành chính thuế trên ba nhóm chỉ tiêu: hoàn thuế, quản lý rủi ro trong thanh tra, kiểm tra thuế, tiếp tục triển khai thực hiện đạt 100% doanh nghiệp kê khai thuế điện tử; hơn 90% doanh nghiệp nộp thuế điện tử và thực hiện hoàn thuế điện tử theo tiến độ triển khai của Tổng cục thuế.
- Công khai cơ sở dữ liệu về hoàn thuế, các quy định của Luật Quản lý thuế, các quy trình thanh tra, giải quyết khiếu nại và hoàn thuế giá trị gia tăng. Cải tiến quy trình, hồ sơ, thủ tục nộp thuế bảo đảm tính rõ ràng, minh bạch, đơn giản các TTHC cho người nộp thuế, tăng cường tính hiệu lực, hiệu quả trong thực hiện các khâu, rút ngắn thời gian hoàn thành thủ tục khai thuế, nộp thuế đạt và mức quy định của ngành.
2.3. Cục Hải quan Gia Lai - Kon Tum:
Thực hiện các quy định chung của ngành nhằm đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính trong lĩnh vực hải quan, ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý, thực hiện kết nối, trao đổi thông tin bằng phương thức điện tử để đảm bảo thời gian giải quyết các thủ tục hải quan, hoàn thuế, miễn thuế, đúng thời gian theo Tuyên ngôn phục vụ khách hàng do Tổng cục Hải quan ban hành.
2.4. Sở Xây dựng:
- Đẩy mạnh việc triển khai thực hiện cơ chế một cửa liên thông, kết nối điện tử, đơn giản thủ tục và rút ngắn thời gian cấp phép xây dựng xuống còn dưới 20 ngày kể từ ngày nhận hồ sơ hợp lệ. Tiếp tục đổi mới quy trình, thủ tục để rút ngắn thời gian giải quyết các hồ sơ về: thẩm định dự án đầu tư, thẩm định thiết kế kỹ thuật - dự toán, đồ án quy hoạch, nghiệm thu công trình và các thủ tục khác có liên quan.
- Chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan khẩn trương thực hiện các biện pháp nhằm giảm thủ tục, thời gian và chi phí cấp phép xây dựng (bao gồm cả thủ tục phê duyệt thiết kế xây dựng công trình, kết nối cấp thoát nước, nghiệm thu đưa công trình vào khai thác sử dụng, đăng ký tài sản sau khi hoàn công ...) đảm bảo đến năm 2017, thời gian cấp phép xây dựng và các thủ tục liên quan dưới 67 ngày và đến năm 2020 dưới 65 ngày.
2.5. Sở Tài nguyên và Môi trường:
- Chỉ đạo Văn phòng đăng ký đất đai tỉnh phối hợp với các cơ quan liên quan đẩy mạnh việc triển khai thực hiện cơ chế một cửa liên thông, kết nối điện tử, công khai và đơn giản thủ tục và rút ngắn thời gian đăng ký bổ sung tài sản gắn liền với đất, đảm bảo đến năm 2017 còn không quá 14 ngày và đến năm 2020 còn không quá 10 ngày.
- Thực hiện các giải pháp công khai hóa quỹ đất chưa sử dụng, đất chưa cho thuê, đất cho thuê, quỹ đất nhà nước giao, cho thuê chậm đưa đất vào sử dụng nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp và nhà đầu tư dễ dàng tiếp cận đất đai, rút ngắn thời gian tiếp cận đất đai phục vụ cho sản xuất kinh doanh, tạo môi trường thuận lợi, bình đẳng, minh bạch trong tiếp cận đất đai đối với các cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp.
2.6. Sở Công Thương chủ trì, phối hợp với các Sở, ban, ngành, UBND các huyện, thị xã, thành phố:
- Công khai quy trình, thủ tục tiếp cận điện năng. Bãi bỏ hoặc chuyển sang hậu kiểm đối với các thủ tục Thỏa thuận vị trí cột/trạm điện và hành lang lưới điện, cấp phép thi công công trình xây dựng hoặc gộp 2 thủ tục thành một thủ tục để thực hiện đồng thời với một cơ quan đầu mối.
- Tham mưu các giải pháp nhằm giúp các cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp tiếp cận và nắm bắt có hiệu quả các nội dung cam kết thương mại của các Hiệp định thương mại tự do mà Việt Nam đã ký kết (FTAs), Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP).
- Thực hiện và chỉ đạo Công ty điện lực Gia Lai khẩn trương thực hiện các biện pháp nhằm giảm thủ tục, thời gian và chi phí tiếp cận điện năng, đảm bảo đến năm 2017 dưới 34 ngày và đến năm 2020 dưới 33 ngày.
2.7. Bảo hiểm xã hội các cấp:
Thực hiện nghiêm các quy định, chính sách về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế; đơn giản hóa hồ sơ, quy trình và tổ chức kê khai, giao dịch điện tử kê khai, thu và giải quyết chi chính sách bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, đảm bảo đến năm 2020, thời gian nộp bảo hiểm xã hội tối đa 45 giờ/năm.
2.8. Tòa án, Thi hành án các cấp:
Thực hiện các quy định chung của ngành về cải cách thủ tục hành chính tư pháp và nâng cao hiệu quả công tác thi hành án nhằm rút ngắn thời gian thực hiện, đảm bảo đến năm 2017, thời gian giải quyết tranh chấp hợp đồng xuống còn tối đa 200 ngày và thời gian giải quyết phá sản doanh nghiệp xuống còn 24 tháng, đến năm 2020, thời gian giải quyết tranh chấp hợp đồng dưới 200 ngày; thời gian giải quyết phá sản doanh nghiệp tối đa 20 tháng.
2.9. Sở Nội vụ chủ trì, phối hợp với các Sở, ban, ngành, UBND các huyện, thị xã, thành phố:
- Tổ chức triển khai có hiệu quả Kế hoạch cải cách hành chính giai đoạn 2016-2020, tạo chuyển biến rõ nét về chất lượng phục vụ của cơ quan Nhà nước.
- Khẩn trương tham mưu cho UBND tỉnh thành lập bộ phận một cửa liên thông hiện đại trực thuộc Văn phòng UBND tỉnh để rút ngắn thời gian, thủ tục giải quyết các thủ tục hành chính cho người dân, tổ chức và doanh nghiệp. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý nghiêm minh đối với các hành vi nhũng nhiễu, gây khó khăn cho người dân, tổ chức và doanh nghiệp trong giải quyết thủ tục hành chính.
2.10. Sở Tư pháp phối hợp với các Sở, ban, ngành, UBND các huyện, thị xã, thành phố:
- Rà soát, báo cáo UBND tỉnh kiến nghị bãi bỏ những quy định không phù hợp, trái thẩm quyền.
- Xây dựng cơ chế liên thông trong thực hiện các TTHC về công chứng, đăng ký quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất và các loại thuế, phí, lệ phí có liên quan.
- Phối hợp với Tòa án nhân dân tỉnh rà soát, cập nhật các văn bản pháp luật có liên quan đến thực thi Bộ luật tố tụng dân sự năm 2014, Luật phá sản năm 2014 nhằm đẩy nhanh việc giải quyết tranh chấp hợp đồng và giải quyết phá sản doanh nghiệp theo hướng đơn giản hóa thủ tục, đúng quy trình và rút ngắn thời gian.
- Theo dõi, đôn đốc các sở, ban, ngành, địa phương trong việc tuân thủ các quy định về kiểm soát TTHC; đánh giá tác động của TTHC ngay trong quá trình soạn thảo, ban hành văn bản quy phạm pháp luật và trong quá trình thực thi.
2.11. Công an tỉnh phối hợp với các ngành chức năng đảm bảo an ninh trật tự, giữ môi trường đầu tư của tỉnh được ổn định; đảm bảo quyền lợi và lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp; tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh; không hình sự hóa các quan hệ kinh tế.
2.12. Sở Thông tin và Truyền thông chủ trì, phối hợp với các Sở, ban, ngành, UBND các huyện, thị xã, thành phố:
- Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý nhà nước nhất là trong việc giải quyết thủ tục hành chính, cung cấp dịch vụ công trực tuyến mức độ 3,4.
- Hỗ trợ doanh nghiệp và cộng đồng dân cư trong ứng dụng công nghệ thông tin, tăng cường hoạt động thương mại điện tử.
2.13. Thanh tra tỉnh chủ trì, phối hợp với các Sở, ban, ngành, UBND các huyện, thị xã, thành phố:
Thực hiện nghiêm túc Quyết định số 27/2015/QĐ-UBND về quy chế phối hợp giữa các cơ quan chức năng trên địa bàn tỉnh Gia Lai trong quản lý nhà nước trong việc thanh tra, kiểm tra đối với doanh nghiệp sau đăng ký thành lập nhằm tạo thuận lợi và tạo môi trường kinh doanh an toàn cho doanh nghiệp.
2.14. Các đơn vị thực hiện dịch vụ hành chính công:
Nâng cao trách nhiệm và năng lực hoạt động để hỗ trợ có hiệu quả cho cá nhân, tổ chức.
2.15. Các tổ chức Hiệp hội Doanh nghiệp:
Nâng cao hơn nữa vai trò của việc góp ý, phản biện, đề xuất ý kiến đối với các chủ trương, chính sách liên quan đến doanh nghiệp.
1. Các Sở, ban, ngành, Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố theo chức năng, nhiệm vụ được giao:
1.1. Trên cơ sở những nhiệm vụ và giải pháp chủ yếu của kế hoạch này, khẩn trương xây dựng kế hoạch hành động cụ thể của ngành, địa phương, đơn vị.
1.2. Tập trung chỉ đạo, điều hành quyết liệt, linh hoạt, hiệu quả và chịu trách nhiệm trước Ủy ban nhân dân tỉnh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh về việc triển khai thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp đã nêu trong Kế hoạch này.
1.3. Thường xuyên kiểm tra, giám sát tiến độ và kết quả thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp đã nêu trong Kế hoạch này; có giải pháp xử lý phù hợp, kịp thời, linh hoạt; kiến nghị, đề xuất những giải pháp chỉ đạo, điều hành hiệu quả.
1.4. Định kỳ hàng quý (trước ngày 05 của tháng cuối quý và báo cáo năm trước ngày 05 tháng 12, tổng hợp báo cáo, đánh giá tình hình triển khai và kết quả thực hiện Quý và cả năm gửi Sở Kế hoạch và Đầu tư và Văn phòng UBND tỉnh để tổng hợp, báo cáo UBND tỉnh.
2. Sở Thông tin và Truyền thông, Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh, Báo Gia Lai tăng cường công tác thông tin tuyên truyền về cải cách TTHC để cộng đồng doanh nghiệp và nhân dân hiểu, tích cực hưởng ứng và triển khai thực hiện./.
| TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
- 1 Quyết định 2524/QĐ-UBND năm 2016 Quy chế hoạt động của Ban Chỉ đạo và Tổ giúp việc thực hiện nhiệm vụ, giải pháp cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh cấp tỉnh và hỗ trợ, phát triển doanh nghiệp đến năm 2020 tỉnh An Giang
- 2 Quyết định 3274/QĐ-UBND năm 2016 về Kế hoạch hành động đẩy mạnh cải cách hành chính, cải thiện mạnh mẽ môi trường đầu tư kinh doanh, hỗ trợ phát triển doanh nghiệp và nâng cao năng lực cạnh tranh tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2016-2020
- 3 Kế hoạch 164/KH-UBND năm 2016 thực hiện Nghị quyết 19-2016/NQ-CP về nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia hai năm 2016-2017, định hướng đến năm 2020 trên địa bàn tỉnh Hà Giang
- 4 Nghị quyết 19/2016/NQ-CP về nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia hai năm 2016-2017, định hướng đến năm 2020 do Chính phủ ban hành
- 5 Bộ luật tố tụng dân sự 2015
- 6 Nghị quyết 36a/NQ-CP năm 2015 về Chính phủ điện tử do Chính phủ ban hành
- 7 Quyết định 27/2015/QĐ-UBND về Quy chế phối hợp giữa các cơ quan chức năng trên địa bàn tỉnh Gia Lai trong quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp sau đăng ký thành lập
- 8 Chỉ thị 13/CT-TTg năm 2015 về tăng cường trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan hành chính nhà nước các cấp trong công tác cải cách thủ tục hành chính do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 9 Luật Đầu tư 2014
- 10 Luật Doanh nghiệp 2014
- 11 Luật bảo vệ môi trường 2014
- 12 Luật Phá sản 2014
- 13 Luật Xây dựng 2014
- 14 Nghị định 210/2013/NĐ-CP về chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn
- 15 Luật đất đai 2013
- 16 Luật quản lý thuế 2006
- 1 Kế hoạch 164/KH-UBND năm 2016 thực hiện Nghị quyết 19-2016/NQ-CP về nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia hai năm 2016-2017, định hướng đến năm 2020 trên địa bàn tỉnh Hà Giang
- 2 Quyết định 2524/QĐ-UBND năm 2016 Quy chế hoạt động của Ban Chỉ đạo và Tổ giúp việc thực hiện nhiệm vụ, giải pháp cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh cấp tỉnh và hỗ trợ, phát triển doanh nghiệp đến năm 2020 tỉnh An Giang
- 3 Quyết định 3274/QĐ-UBND năm 2016 về Kế hoạch hành động đẩy mạnh cải cách hành chính, cải thiện mạnh mẽ môi trường đầu tư kinh doanh, hỗ trợ phát triển doanh nghiệp và nâng cao năng lực cạnh tranh tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2016-2020