Hệ thống pháp luật
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH YÊN BÁI

-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 275/KH-UBND

Yên Bái, ngày 29 tháng 12 năm 2022

 

KẾ HOẠCH

ĐÀO TẠO NGHỀ NÔNG NGHIỆP CHO LAO ĐỘNG NÔNG THÔN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH YÊN BÁI GIAI ĐOẠN 2022-2025

Thực hiện Quyết định số 3685/QĐ-BNN-KTHT ngày 29/9/2022 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc phê duyệt Kế hoạch đào tạo nghề nông nghiệp cho lao động nông thôn giai đoạn 2022-2025, Ủy ban nhân dân tỉnh Yên Bái ban hành Kế hoạch đào tạo nghề nông nghiệp cho lao động nông thôn trên địa bàn tỉnh Yên Bái giai đoạn 2022-2025, cụ thể như sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Mục đích

- Triển khai thực hiện có hiệu quả Quyết định số 3685/QĐ-BNN-KTHT ngày 29/9/2022 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc phê duyệt Kế hoạch đào tạo nghề nông nghiệp cho lao động nông thôn giai đoạn 2022-2025 trên địa bàn tỉnh, đáp ứng yêu cầu nâng cao chất lượng nguồn nhân lực nông thôn, xây dựng nông thôn mới và yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh.

- Tạo thuận lợi cho lao động nông thôn tham gia các chương trình học nghề phù hợp với nhu cầu, trình độ và định hướng phát triển nông, lâm nghiệp, yêu cầu tạo việc làm, giảm nghèo và chuyển dịch cơ cấu lao động tại các địa phương.

2. Yêu cầu

- Các cấp, ngành, cơ quan, đơn vị, địa phương trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ được giao phối hợp tổ chức triển khai thực hiện có hiệu quả Kế hoạch.

- Thực hiện đào tạo nghề theo nhu cầu của người học và định hướng phát triển nông lâm nghiệp của tỉnh, nhu cầu sử dụng lao động của doanh nghiệp, hợp tác xã và nhu cầu thị trường lao động, đảm bảo chất lượng, hiệu quả đào tạo.

II. MỤC TIÊU

1. Mục tiêu tổng quát

Hỗ trợ đào tạo nhằm hình thành đội ngũ nông dân chuyên nghiệp để trở thành lực lượng chính trong quá trình phát triển kinh tế nông thôn, xây dựng lực lượng lao động nông thôn có trình độ, kỹ năng nghề đáp ứng yêu cầu phát triển nông nghiệp và yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh. Đổi mới nâng cao chất lượng đào tạo, nâng cao kỹ năng nghề và hiệu quả đào tạo nghề nông nghiệp cho lao động nông thôn, góp phần chuyển dịch cơ cấu lao động, cơ cấu kinh tế, giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho người lao động, góp phần nâng tỷ lệ lao động nông nghiệp qua đào tạo trên 55%.

Tập trung đào tạo cho lao động nông thôn để thực hiện hiệu quả tiêu chí về lao động trong Bộ tiêu chí nông thôn mới và các hợp phần của các chương trình giai đoạn 2021- 2025 (hợp phần du lịch nông nghiệp, nông thôn, OCOP, chuyển đổi số và phát triển kinh tế nông thôn...); góp phần giải quyết việc làm, giảm nghèo, đảm bảo an sinh xã hội và phát triển kinh tế xã hội vùng nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi; đào tạo nhân lực chất lượng cao phục vụ sản xuất nông nghiệp thông minh, nông nghiệp sinh thái, hữu cơ và chuyển đổi số trong nông nghiệp; đào tạo nhằm chuyển dịch cơ cấu lao động từ nông nghiệp sang phi nông nghiệp, đáp ứng yêu cầu cơ cấu lại ngành nông nghiệp, tăng thu nhập cho lao động nông nghiệp, nông thôn.

2. Mục tiêu cụ thể giai đoạn 2022-2025

Giai đoạn 2022-2025, cơ bản lao động nông nghiệp làm ở các ngành chính và dịch vụ nông nghiệp nông thôn được đào tạo nghề, phấn đấu đào tạo nghề cho 15.800 lao động nông thôn trở lên (bình quân đào tạo nghề gần 4.000 lao động nông thôn/năm), tập trung đào tạo để nâng cao tỷ lệ lao động qua đào tạo có bằng cấp, chứng chỉ, cụ thể:

Đào tạo nhằm nâng cao năng lực cho cán bộ quản lý các hợp tác xã nông nghiệp theo Quyết định số 340/QĐ-TTg ngày 12/3/2021 của Thủ tướng Chính phủ. Đào tạo nghề giám đốc hợp tác xã nông nghiệp 130 người.

Đào tạo cho 15.670 lao động nông thôn tham gia các vùng nguyên liệu; lao động trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo; người lao động có thu nhập thấp góp phần giải quyết việc làm, nâng cao năng suất lao động, tăng thu nhập cho người lao động và giảm nghèo bền vững, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu lao động trên địa bàn tỉnh.

III. KẾ HOẠCH ĐÀO TẠO

1. Chỉ tiêu đào tạo

Giai đoạn 2022-2025, đào tạo nghề nông nghiệp cho lao động nông thôn 15.800 người; cụ thể:

- Năm 2022 đào tạo nghề trình độ sơ cấp và dưới 3 tháng cho 3.800 người, trong đó: đào tạo dưới 3 tháng cho 3.774 người và đào tạo sơ cấp nghề Giám đốc hợp tác xã nông nghiệp cho 26 người.

- Năm 2023 đào tạo nghề trình độ sơ cấp và dưới 3 tháng cho 4.100 người, trong đó: đào tạo dưới 3 tháng cho 4.070 người và đào tạo sơ cấp nghề Giám đốc hợp tác xã nông nghiệp cho 30 người.

- Năm 2024 đào tạo nghề trình độ sơ cấp và dưới 3 tháng cho 3.900 người, trong đó: đào tạo dưới 3 tháng cho 3.866 người và đào tạo sơ cấp nghề Giám đốc hợp tác xã nông nghiệp cho 34 người.

- Năm 2025 đào tạo nghề trình độ sơ cấp và dưới 3 tháng cho 4.000 người, trong đó: đào tạo dưới 3 tháng cho 3.960 người và đào tạo sơ cấp nghề Giám đốc hợp tác xã nông nghiệp cho 40 người.

(Chi tiết tại phụ lục kèm theo)

2. Phương thức thực hiện

Thực hiện theo hình thức giao nhiệm vụ, đặt hàng hoặc đấu thầu theo quy định tại Nghị định số 32/2019/NĐ-CP ngày 10/4/2019 của Chính phủ quy định giao nhiệm vụ, đặt hàng hoặc đấu thầu cung cấp sản phẩm dịch vụ công sử dụng ngân sách nhà nước từ nguồn kinh phí chi thường xuyên; Thông tư số 152/2016/TT-BTC ngày 17/10/2016 của Bộ Tài chính quy định quản lý và sử dụng kinh phí hỗ trợ đào tạo trình độ sơ cấp và đào tạo dưới 03 tháng; Quyết định số 3347/QĐ-UBND ngày 31/12/2019 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc phê duyệt danh mục và phương thức giao nhiệm vụ, đặt hàng hoặc đấu thầu đối với sản phẩm, dịch vụ công sử dụng kinh phí ngân sách nhà nước từ nguồn chi thường xuyên của tỉnh Yên Bái.

3. Định hướng ngành nghề đào tạo

- Đào tạo các nghề để thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia; các chương trình, đề án mà ngành nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì gồm:

Bảo tồn và phát triển làng nghề Việt Nam tại Quyết định số 801/QĐ-TTg ngày 7/7/2022;

Chương trình mỗi xã một sản phẩm tại Quyết định số 919/QĐ-TTg ngày 01/8/2022;

Phát triển du lịch nông thôn tại Quyết định số 922/QĐ-TTg ngày 2/8/2022;

Các chương trình, đề án trọng tâm khác của ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

- Đào tạo nghề “Giám đốc hợp tác xã nông nghiệp” cho các hợp tác xã nông nghiệp để đảm bảo mục tiêu “80% giám đốc hợp tác xã được đào tạo sơ cấp nghề” theo Quyết định số 340/QĐ-TTg ngày 12/3/2021 của Thủ tướng Chính phủ.

- Đào tạo nâng cao giá trị các sản phẩm chủ lực, phát triển sản phẩm OCOP, các sản phẩm mang đậm bản sắc dân tộc vùng miền, gắn với du lịch nông nghiệp nông thôn. Đào tạo cho người lao động biết ứng dụng các công nghệ thông tin, áp dụng các quy trình sản xuất tốt, tiên tiến, công nghệ cao, nông nghiệp hữu cơ, an toàn; đào tạo nâng cao kỹ năng về quản lý, quản trị maketing, tài chính và biết xây dựng các phương án sản xuất đáp ứng yêu cầu của thị trường trong nước và xuất khẩu. Kinh doanh nông nghiệp; dịch vụ nông nghiệp, nông thôn (du lịch và môi trường); các nghề mới, nghề giúp nông dân thích ứng với biến đổi khí hậu.

- Đào tạo cho người lao động nắm được các tiêu chuẩn, quy chuẩn trong sản xuất nông nghiệp, nông nghiệp thông minh, quy trình kỹ thuật mới, công nghệ mới trong sản xuất, chế biến, quản lý vùng chuyên canh, truy xuất nguồn gốc, mô hình kinh tế tuần hoàn sử dụng hiệu quả phụ phẩm nông nghiệp. Phát triển quản lý chuỗi cung ứng nông sản theo ứng dụng blockchain từ sản xuất, thu hoạch, sơ chế, bảo quản, vận chuyển, chế biến và tiêu thụ sản phẩm.

- Bổ sung các nghề mới, nghề đặc thù thu hút nhiều lao động nông thôn và đáp ứng với các yêu cầu phát triển kinh tế nông thôn trong thời gian tới: Dịch vụ nông nghiệp nông thôn, sơ chế, chế biến, bảo quản nông sản, thủy sản; kinh doanh nông nghiệp; sản xuất nông nghiệp công nghệ cao, nông nghiệp số; maketing, cơ giới hóa đồng bộ trong nông nghiệp và giám đốc Hợp tác xã nông nghiệp.

- Đối với các nghề Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã xây dựng khung chương trình, giáo trình giai đoạn trước, tiếp tục cập nhật, bổ sung những kiến thức, kỹ năng sản xuất, kinh doanh, chế biến mới, phù hợp với yêu cầu sản xuất, kinh doanh; đáp ứng các quy chuẩn, tiêu chuẩn theo quy định.

(Danh mục ngành nghề đào tạo do Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành trên cơ sở đề xuất của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội và Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn).

4. Đối tượng, nội dung đào tạo

a) Đào tạo nghề nông nghiệp cho lao động nông thôn

- Lao động trong độ tuổi lao động làm nông nghiệp ở các vùng sản xuất hàng hóa thực hiện cơ cấu lại ngành nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới.

- Lao động trong các hợp tác xã, trang trại, gia trại, doanh nghiệp nằm trong vùng quy hoạch sản xuất nông nghiệp tập trung các sản phẩm chủ lực của địa phương; lao động trong các làng nghề tham gia phát triển làng nghề, bảo tồn làng nghề truyền thống gắn với các giá trị văn hóa, du lịch nông nghiệp nông thôn; lao động tham gia vào chương trình phát triển các sản phẩm OCOP của địa phương; chuyển đổi số trong nông nghiệp; người có nhu cầu đi xuất khẩu lao động.

- Ưu tiên đào tạo cho lao động vùng dân tộc thiểu số, miền núi; người nghèo và phụ nữ.

- Nội dung đào tạo:

Xác định các nghề đào tạo phục vụ cho sản xuất các sản phẩm chủ lực ở địa phương, sản phẩm có giá trị kinh tế gắn với phát triển du lịch nông thôn: Đối với nghề đào tạo cần yêu cầu các cơ sở đào tạo bổ sung cho người học kỹ năng về quản lý, ứng dụng công nghệ thông tin, quản trị Marketing, tài chính, xây dựng các phương án sản xuất đáp ứng yêu cầu thị trường trong nước và xuất khẩu; về đầu ra cho sản phẩm có truy suất nguồn gốc, chứng nhận an toàn, cấp mã vùng trồng, các tiêu chuẩn, quy chuẩn, mô hình kinh tế tuần hoàn sử dụng hiệu quả phụ phẩm nông nghiệp.

- Phát triển quản lý chuỗi cung ứng nông sản từ sản xuất, thu hoạch, sơ chế, bảo quản, vận chuyển, chế biến và tiêu thụ sản phẩm...đảm bảo lao động tiệm cận trình độ công nhân nông nghiệp.

- Ưu tiên nghề mới: Bán hàng Online, kinh doanh các sản phẩm nông sản địa phương, đào tạo các nghề phù hợp với định hướng phát triển nông nghiệp và nhu cầu học nghề nông nghiệp của người dân, nghề “Giám đốc Hợp tác xã nông nghiệp”.

b) Đào tạo nghề “Giám đốc Hợp tác xã nông nghiệp”

- Đối tượng đào tạo: Cán bộ quản lý hợp tác xã, tổ hợp tác, lao động có nhu cầu bổ sung kiến thức về hợp tác xã nông nghiệp.

Độ tuổi tham gia học nghề: Trong độ tuổi lao động theo quy định và một số cán bộ hợp tác xã trên độ tuổi lao động hiện đang làm trong các hợp tác xã nông nghiệp, có nhu cầu học nghề “Giám đốc hợp tác xã nông nghiệp”.

- Nội dung đào tạo: Chương trình dạy nghề trình độ sơ cấp nghề “Giám đốc Hợp tác xã nông nghiệp” được phê duyệt tại Quyết định số 4468/QĐ-BNN-KTHT ngày 17/11/2021 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

5. Chính sách đối với người học nghề

- Người lao động tham gia học nghề được hỗ trợ chi phí đào tạo trình độ sơ cấp, đào tạo dưới 03 tháng và hỗ trợ tiền ăn, tiền đi lại theo Quyết định số 46/2015/QĐ-TTg ngày 28/9/2015 của Thủ tướng Chính phủ quy định chính sách hỗ trợ đào tạo trình độ sơ cấp, đào tạo dưới 03 tháng và Thông tư số 152/2016/TT-BTC ngày 17/10/2016 của Bộ Tài chính quy định quản lý và sử dụng kinh phí hỗ trợ đào tạo trình độ sơ cấp và đào tạo dưới 03 tháng và Quyết định của Ủy ban nhân dân tỉnh.

- Mức hỗ trợ đối với từng ngành nghề, từng đối tượng cụ thể theo quy định của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc ban hành đơn giá đặt hàng đào tạo và hỗ trợ người học trình độ sơ cấp và đào tạo dưới 3 tháng.

IV. DỰ KIẾN NGUỒN LỰC KINH PHÍ

- Kinh phí từ các hoạt động phát triển giáo dục nghề nghiệp, đào tạo nghề cho lao động nông thôn thuộc các Chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2021- 2025 và các Chương trình, Đề án khác có liên quan.

(Chính sách hỗ trợ theo hướng dẫn tại các Thông tư của Bộ Tài chính gồm: Thông tư số 15/2022/BTC ngày 04/3/2022; Thông tư số 46/2022/TT-BTC ngày 28/7/2022; Thông tư số 53/2022/TT-BTC ngày 12/8/2022, Thông tư số 124/2021/TT-BTC ngày 30/12/2021 và Thông tư số 17/2022/TT-BLĐTBXH ngày 06/9/2022 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn thực hiện một số nội dung về giáo dục nghề nghiệp và giải quyết việc làm cho người lao động tại các tiểu dự án và nội dung thành phần thuộc 3 Chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2021-2025).

- Kinh phí từ ngân sách địa phương và các nguồn huy động hợp pháp khác cho các hoạt động đào tạo nghề nông nghiệp cho lao động nông thôn.

V. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

- Chủ trì, phối hợp với các sở, ngành có liên quan và các địa phương tổ chức triển khai thực hiện Kế hoạch.

- Chủ trì, phối hợp với sở, ngành có liên quan xây dựng kế hoạch và kinh phí thực hiện các hoạt động đào tạo nghề nông nghiệp hàng năm; phối hợp với Sở Tài chính, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội xây dựng danh mục ngành nghề đào tạo và định mức chi phí đào tạo nghề nông nghiệp trình Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt.

- Chỉ đạo, hướng dẫn các địa phương lựa chọn đối tượng, ngành nghề đào tạo, chương trình, giáo trình đào tạo và tổ chức các lớp đào tạo nghề gắn với định hướng phát triển sản xuất nông, lâm nghiệp của địa phương và yêu cầu chuyển dịch cơ cấu lao động nông nghiệp sang phi nông nghiệp nhằm gắn với nhu cầu sử dụng, yêu cầu tạo việc làm sau khi học nghề.

- Rà soát nhu cầu, phối hợp với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội bồi dưỡng kỹ năng dạy nghề, nghiệp vụ sư phạm cho đội ngũ nhà giáo tham gia dạy nghề nông nghiệp cho lao động nông thôn.

- Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến chính sách phát triển sản xuất nông nghiệp, đào tạo nghề, các mô hình dạy nghề hiệu quả, các gương điển hình sản xuất giỏi, nông dân đã thành công sau khi học nghề.

- Chủ trì công tác kiểm tra, giám sát đánh giá kết quả đào tạo nghề nông nghiệp cho lao động nông thôn trên địa bàn tỉnh định kỳ hàng năm theo quy định.

- Định kỳ hàng năm, báo cáo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Ủy ban nhân dân tỉnh kết quả đào tạo nghề nông nghiệp cho lao động nông thôn trên địa bàn tỉnh.

2. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội

- Phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các địa phương tổ chức triển khai, thực hiện Kế hoạch.

- Xây dựng danh mục ngành, nghề đào tạo, định mức chi phí đào tạo nghề nông nghiệp cho lao động nông thôn (nghề phi nông nghiệp và nghề nông nghiệp) trình Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt để tổ chức thực hiện.

- Chỉ đạo các cơ sở giáo dục nghề nghiệp xây dựng, tổ chức thực hiện các chương trình, giáo trình đào tạo nghề theo quy định. Tổ chức bồi dưỡng kỹ năng nghề, nghiệp vụ sư phạm cho đội ngũ giáo viên dạy nghề nông nghiệp cho lao động nông thôn.

- Định kỳ hàng năm, xây dựng kế hoạch kiểm tra, giám sát đánh giá công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn trên địa bàn tỉnh; phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn kiểm tra, giám sát kết quả đào tạo nghề nông nghiệp cho lao động nông thôn tại các huyện, thị xã, thành phố.

3. Sở Tài chính

Chủ trì, phối hợp với các sở, ngành liên quan tham mưu cho Ủy ban nhân dân tỉnh phân bổ kinh phí hỗ trợ đào tạo nghề nông nghiệp cho lao động nông thôn trên địa bàn tỉnh theo Kế hoạch đảm bảo phù hợp với nhu cầu thực tế và khả năng cân đối ngân sách tỉnh.

4. Sở Kế hoạch và Đầu tư

Phối hợp với Sở Tài chính và các sở, ngành liên quan tham mưu cho Ủy ban nhân dân tỉnh phân bổ kinh phí từ ngân sách trung ương hỗ trợ đào tạo nghề nông nghiệp cho lao động nông thôn trên địa bàn tỉnh.

5. Sở Thông tin và Truyền thông

- Chỉ đạo các cơ quan báo chí, truyền thông trên địa bàn tỉnh xây dựng, duy trì, cập nhật các chuyên trang, chuyên mục về đào tạo nghề cho lao động nông thôn, thường xuyên đăng tải các tin, bài tuyên truyền về đào tạo nghề, giải quyết việc làm, các chính sách ưu đãi về dạy nghề, giải quyết việc làm đối với lao động nông thôn.

- Chỉ đạo hệ thống thông tin cơ sở tăng cường công tác thông tin tuyên truyền về dạy nghề, giải quyết việc làm cho lao động nông thôn bằng nhiều hình thức phù hợp nhằm nâng cao nhận thức của lao động nông thôn về học nghề, giải quyết việc làm.

6. Ủy ban nhân dân huyện, thị xã, thành phố

- Căn cứ Kế hoạch của Ủy ban nhân dân tỉnh, xây dựng kế hoạch tổ chức đào tạo nghề nông nghiệp cho lao động nông thôn của địa phương đảm bảo phù hợp với định hướng phát triển nông lâm nghiệp, yêu cầu xây dựng nông thôn mới, giảm nghèo và giải quyết việc làm, chuyển dịch cơ cấu lao động trên địa bàn các huyện, thị xã, thành phố.

- Chỉ đạo Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn/Phòng Kinh tế, Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội, Trung tâm Dịch vụ Nông nghiệp cấp huyện, Ủy ban nhân dân cấp xã, các đoàn thể trên địa bàn tích cực tham gia công tác rà soát, thống kê nhu cầu đào tạo nghề của lao động nông thôn, tư vấn học nghề và tổ chức dạy nghề cho lao động nông thôn. Trong đó, ưu tiên dạy nghề đối với các đối tượng là thành viên hợp tác xã, tổ hợp tác, trang trại đang thực hiện chương trình liên kết sản xuất, tiêu thụ nông sản với doanh nghiệp; lao động trong các vùng sản xuất hàng hóa tập trung; nông dân đang tham gia chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi và các dự án hỗ trợ phát triển sản xuất nhằm thực hiện giảm nghèo bền vững.

- Tổ chức khảo sát nhu cầu đào tạo nghề trên địa bàn. Đặt hàng các cơ sở giáo dục nghề nghiệp có đủ điều kiện và năng lực để tổ chức đào tạo nghề nông nghiệp cho lao động nông thôn; giám đốc hợp tác xã doanh nghiệp đảm bảo phù hợp với nhu cầu sử dụng nguồn nhân lực nông nghiệp tại địa phương; chịu trách nhiệm về kết quả, hiệu quả đào tạo nghề nông nghiệp cho lao động nông thôn trên địa bàn.

- Tổng hợp nhu cầu và kế hoạch đào tạo nghề nông nghiệp hàng năm gửi Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổng hợp, xây dựng kế hoạch kinh phí gửi Sở Tài chính, trình Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt.

- Trực tiếp chỉ đạo, tổ chức thực hiện, quản lý, sử dụng và thanh quyết toán các nguồn kinh phí hỗ trợ hàng năm và giai đoạn đúng quy định hiện hành.

- Hàng năm tổ chức thanh tra, kiểm tra, giám sát, đánh giá tình hình triển khai thực hiện các chỉ tiêu, nhiệm vụ đào tạo nghề trên địa bàn.

- Định kỳ 06 tháng (trước ngày 15/6) và năm (trước ngày 15/12) báo cáo tình hình sử dụng, thanh, quyết toán các nguồn kinh phí đã được giao về Sở Tài chính; báo cáo kết quả thực hiện công tác đào tạo nghề nông nghiệp cho lao động nông thôn về Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để tổng hợp, báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh.

7. Đề nghị các tổ chức chính trị - xã hội

- Hội Nông dân tỉnh: Chủ trì tổ chức tuyên truyền, vận động nông dân tham gia học nghề; làm đầu mối tham gia tổ chức đào tạo nghề cho lao động nông thôn gắn với các mô hình nông dân sản xuất, kinh doanh giỏi.

- Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh tỉnh: Tổ chức lồng ghép các hoạt động tuyên truyền, tư vấn về giáo dục nghề nghiệp và đào tạo nghề cho hội viên vào các hoạt động của tổ chức Hội. Hướng dẫn Hội đoàn thể cấp huyện đề xuất nhu cầu tổ chức các lớp đào tạo nghề lao động nông thôn gắn với các mô hình giải quyết việc làm, mô hình sản xuất kinh doanh của các cấp Hội, đoàn thể. Hướng dẫn hội viên vay vốn sau học nghề để vận dụng vào thực tế sản xuất, chăn nuôi và trồng trọt; giúp đỡ, hỗ trợ hội viên sau học nghề hình thành các tổ, đội, nhóm sản xuất.

8. Các cơ sở giáo dục nghề nghiệp

- Chủ động rà soát và xây dựng các chuẩn đầu ra, chương trình, giáo trình đào tạo phù hợp với yêu cầu phát triển nông nghiệp, sản xuất theo chuỗi an toàn và các dịch vụ nông nghiệp.

- Phối hợp khảo sát nhu cầu đào tạo nghề cho lao động nông nghiệp nông thôn trên địa bàn các huyện, thị xã, thành phố. Tích cực tham gia đặt hàng đào tạo nghề cho lao động nông nghiệp nông thôn, nâng cao chất lượng đào tạo, đổi mới phương thức đào tạo theo hướng tập trung đào tạo thực hành cho người học.

- Khảo sát nhu cầu sử dụng lao động của các doanh nghiệp và tổ chức các lớp đào tạo nghề gắn với nhu cầu, địa chỉ sử dụng của doanh nghiệp nhằm nâng cao hiệu quả đào tạo, giải quyết việc làm đầu ra cho người học.

Trên đây là Kế hoạch đào tạo nghề nông nghiệp cho lao động nông thôn trên địa bàn tỉnh Yên Bái giai đoạn 2022-2025, Ủy ban nhân dân tỉnh yêu cầu thủ trưởng các sở, ngành, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố, các tổ chức cá nhân có liên quan tổ chức triển khai thực hiện.

(Kế hoạch này thay thế Kế hoạch số 29/KH-UBND ngày 01/02/2021 của Ủy ban nhân dân tỉnh Yên Bái về đào tạo nghề nông nghiệp cho lao động nông thôn năm 2021 và giai đoạn 2021-2025 trên địa bàn tỉnh Yên Bái)./.

 


Nơi nhận:
- Chủ tịch, các PCT UBND tỉnh;
- Các sở: Nông nghiệp và PTNT, Lao động - Thương binh và Xã hội, Tài chính; Kế hoạch và Đầu tư; Thông tin và Truyền thông;
- Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh;
- Hội Nông dân tỉnh;
- Tỉnh Đoàn thanh niên;
- Báo Yên Bái, Đài TTTH tỉnh;
- Trung tâm Điều hành thông minh;
- UBND các huyện, thị xã, thành phố;
- Chi cục Phát triển nông thôn;
- Các cơ sở giáo dục nghề nghiệp;
- Chánh, các Phó CVP UBND tỉnh;
- Lưu: VT, NLN, VX.

KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Vũ Thị Hiền Hạnh

 

PHỤ LỤC

CHỈ TIÊU ĐÀO TẠO NGHỀ NÔNG NGHIỆP CHO LAO ĐỘNG NÔNG THÔN VÀ ĐÀO TẠO GIÁM ĐỐC HỢP TÁC XÃ GIAI ĐOẠN 2022-2025 TỈNH YÊN BÁI
(Kèm theo Kế hoạch số 275/KH-UBND ngày 29 tháng 12 năm 2022 của Ủy ban nhân dân tỉnh Yên Bái)

STT

Huyện, thị xã, thành phố

Giai đoạn 2022-2025

Năm 2022

Năm 2023

Năm 2024

Năm 2025

Tổng nhu cầu đào tạo (người)

Dự kiến nhu cầu Kinh phí

(triệu đồng)

Nghề nông nghiệp cho lao động nông thôn (người)

Nghề giám đốc hợp tác xã nông nghiệp (người)

Dự kiến nhu cầu Kinh phí (triệu đồng)

Nghề nông nghiệp cho lao động nông thôn (người)

Nghề giám đốc hợp tác xã nông nghiệp (người)

Dự kiến nhu cầu Kinh phí (triệu đồng)

Nghề nông nghiệp cho lao động nông thôn (người)

Nghề giám đốc hợp tác xã nông nghiệp (người)

Dự kiến nhu cầu Kinh phí (triệu đồng)

Nghề nông nghiệp cho lao động nông thôn (người)

Nghề giám đốc hợp tác xã nông nghiệp (người)

Dự kiến nhu cầu Kinh phí (triệu đồng)

1

Huyện Văn Yên

3.060

5.448

660

 

1.175

720

 

1.282

810

 

1.442

870

 

1.549

2

Huyện Văn Chấn

1.998

3.552

514

24

957

460

30

870

486

34

926

410

40

799

3

Huyện Trạm Tấu

840

1.496

210

 

374

210

 

374

210

 

374

210

 

374

4

Thị xã Nghĩa Lộ

680

1.196

170

 

299

170

 

299

170

 

299

170

 

299

5

Huyện Yên Bình

2.850

5.073

700

 

1.246

700

 

1.246

700

 

1.246

750

 

1.335

6

Huyện Mù Cang Chải

1.760

3.132

440

 

783

440

 

783

440

 

783

440

 

783

7

Huyện Trấn Yên

1.140

2.029

330

 

587

300

 

534

270

 

481

240

 

427

8

Huyện Lục Yên

3.272

5.825

750

2

1.339

990

 

1.762

720

 

1.282

810

 

1.442

9

Thành phố Yên Bái

200

356

 

 

 

80

 

142

60

 

107

60

 

107

 

Tổng cộng

15.800

28.107

3.774

26

6.760

4.070

30

7.292

3.866

34

6.939

3.960

40

7.115