- 1 Luật Thương mại 2005
- 2 Luật hợp tác xã 1996
- 3 Luật Hợp tác xã 2003
- 4 Luật Thuế giá trị gia tăng 2008
- 5 Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp 2008
- 6 Nghị quyết số 26-NQ/TW về nông nghiệp, nông dân, nông thôn do Ban Chấp hành Trung ương ban hành
- 7 Quyết định 01/2012/QĐ-TTg về chính sách hỗ trợ việc áp dụng quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt trong nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 8 Nghị quyết 13-NQ/TW năm 2002 tiếp tục đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể do Ban Chấp hành Trung ương ban hành
- 9 Thông tư 45/2013/TT-BTC hướng dẫn chế độ quản lý, sử dụng và trích khấu hao tài sản cố định do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành
- 10 Quyết định 68/2013/QĐ-TTg chính sách hỗ trợ nhằm giảm tổn thất trong nông nghiệp do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 11 Nghị định 193/2013/NĐ-CP hướng dẫn Luật hợp tác xã
- 12 Nghị định 218/2013/NĐ-CP hướng dẫn thi hành Luật thuế thu nhập doanh nghiệp
- 13 Thông tư 15/2014/TT-BNNPTNT hướng dẫn Quyết định 62/2013/QĐ-TTg về chính sách khuyến khích phát triển hợp tác, liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ nông sản, xây dựng cánh đồng lớn do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 14 Nghị định 46/2014/NĐ-CP về thu tiền thuê đất, thuê mặt nước
- 15 Nghị định 67/2014/NĐ-CP về chính sách phát triển thủy sản
- 16 Nghị định 12/2015/NĐ-CP hướng dẫn Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của các Luật về thuế và sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định về thuế
- 17 Nghị định 55/2015/NĐ-CP về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn
- 18 Nghị định 107/2017/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 193/2013/NĐ-CP hướng dẫn Luật Hợp tác xã
- 19 Nghị định 89/2015/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 67/2014/NĐ-CP về một số chính sách phát triển thủy sản
- 20 Thông tư 24/2017/TT-BTC hướng dẫn chế độ kế toán hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành
- 21 Nghị quyết 05-NQ/TW năm 2016 về chủ trương, chính sách lớn nhằm tiếp tục đổi mới mô hình tăng trưởng, nâng cao chất lượng tăng trưởng, năng suất lao động, sức cạnh tranh của nền kinh tế do Ban Chấp hành Trung ương ban hành
- 22 Bộ luật Lao động 2019
- 23 Nghị định 02/2017/NĐ-CP về cơ chế, chính sách hỗ trợ sản xuất nông nghiệp để khôi phục sản xuất vùng bị thiệt hại do thiên tai, dịch bệnh
- 24 Nghị định 35/2017/NĐ-CP quy định về thu tiền sử dụng đất, thu tiền thuê đất, thuê mặt nước trong Khu kinh tế, Khu công nghệ cao
- 25 Thông tư 48/2019/TT-BTC hướng dẫn việc trích lập và xử lý các khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho, tổn thất các khoản đầu tư, nợ phải thu khó đòi và bảo hành sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ, công trình xây dựng tại doanh nghiệp do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành
- 26 Quyết định 813/QĐ-NHNN năm 2017 về chương trình cho vay khuyến khích phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp sạch theo Nghị quyết 30/NQ-CP do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước ban hành
- 27 Nghị định 116/2018/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 55/2015/NĐ-CP về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn
- 28 Quyết định 23/2017/QĐ-TTg sửa đổi Quyết định 246/2006/QĐ-TTg về thành lập Quỹ Hỗ trợ phát triển hợp tác xã và Quy chế hoạt động bảo lãnh tín dụng, hỗ trợ lãi suất sau đầu tư của Quỹ Hỗ trợ phát triển hợp tác xã do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 29 Nghị định 58/2018/NĐ-CP về bảo hiểm nông nghiệp
- 30 Nghị định 109/2018/NĐ-CP về nông nghiệp hữu cơ
- 31 Nghị định 17/2018/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 67/2014/NĐ-CP về chính sách phát triển thủy sản
- 32 Quyết định 490/QĐ-TTg năm 2018 phê duyệt Chương trình mỗi xã một sản phẩm giai đoạn 2018-2020 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 33 Nghị định 83/2018/NĐ-CP về khuyến nông
- 34 Văn bản hợp nhất 01/VBHN-BNNPTNT năm 2018 hợp nhất Thông tư quy định về truy xuất nguồn gốc, thu hồi và xử lý thực phẩm nông lâm sản không bảo đảm an toàn do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 35 Nghị định 98/2018/NĐ-CP về chính sách khuyến khích phát triển hợp tác, liên kết trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp
- 36 Thông tư 07/2019/TT-BKHĐT sửa đổi Thông tư 03/2014/TT-BKHĐT về đăng ký hợp tác xã và chế độ báo cáo tình hình hoạt động của hợp tác xã do Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư ban hành
- 37 Quyết định 22/2019/QĐ-TTg thực hiện chính sách hỗ trợ bảo hiểm nông nghiệp do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 38 Thông tư 06/2019/TT-BNNPTNT quy định về hoạt động đặc thù, chế độ báo cáo của hợp tác xã nông nghiệp và trách nhiệm quản lý nhà nước các cấp đối với hợp tác xã nông nghiệp do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 39 Quyết định 1048/QĐ-TTg năm 2019 về Bộ Tiêu chí đánh giá, phân hạng sản phẩm Chương trình mỗi xã một sản phẩm do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 40 Kết luận 70-KL/TW năm 2020 của Bộ Chính trị về tiếp tục thực hiện Nghị quyết về tiếp tục đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể do Ban Chấp hành Trung ương ban hành
- 41 Quyết định 781/QĐ-TTg năm 2020 sửa đổi Phụ lục Quyết định 1048/QĐ-TTg về Bộ Tiêu chí đánh giá, phân hạng sản phẩm Chương trình mỗi xã một sản phẩm do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 42 Quyết định 22/2020/QĐ-TTg về giảm tiền thuê đất của năm 2020 đối với đối tượng bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 theo Nghị quyết 84/NQ-CP do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 43 Nghị quyết 134/NQ-CP năm 2020 về Chương trình hành động thực hiện Kết luận 70-KL/TW về tiếp tục thực hiện Nghị quyết về tiếp tục đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể do Chính phủ ban hành
- 44 Quyết định 1804/QĐ-TTg năm 2020 về phê duyệt Chương trình hỗ trợ phát triển kinh tế tập thể, hợp tác xã giai đoạn 2021-2025 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 45 Quyết định 03/2021/QĐ-TTg sửa đổi Quyết định 22/2019/QĐ-TTg về thực hiện chính sách hỗ trợ bảo hiểm nông nghiệp do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 46 Quyết định 167/QĐ-TTg năm 2021 về phê duyệt Đề án lựa chọn, hoàn thiện, nhân rộng mô hình hợp tác xã kiểu mới hiệu quả tại các địa phương trên cả nước giai đoạn 2021-2025 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 47 Quyết định 255/QĐ-TTg năm 2021 phê duyệt Kế hoạch cơ cấu lại ngành nông nghiệp giai đoạn 2021-2025 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 48 Quyết định 340/QĐ-TTg năm 2021 phê duyệt Chiến lược phát triển kinh tế tập thể, hợp tác xã giai đoạn 2021-2030 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 49 Quyết định 1318/QĐ-TTg năm 2021 phê duyệt Kế hoạch phát triển kinh tế tập thể, hợp tác xã giai đoạn 2021-2025 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 50 Quyết định 2481/QĐ-BVTV-KH về tiêu chuẩn cơ sở đợt 5 năm 2020 do Cục Bảo vệ thực vật ban hành
- 1 Bộ luật Dân sự 2005
- 2 Luật hợp tác xã 2012
- 3 Thông tư 83/2015/TT-BTC hướng dẫn chế độ quản lý tài chính đối với hợp tác xã do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành
- 4 Bộ luật dân sự 2015
- 5 Thông tư 42/2015/TT-BLĐTBXH quy định về đào tạo trình độ sơ cấp do Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành
- 6 Nghị định 15/2017/NĐ-CP quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
- 7 Thông tư 34/2018/TT-BLĐTBXH sửa đổi Thông tư 42/2015/TT-BLĐTBXH về đào tạo trình độ sơ cấp, Thông tư 43/2015/TT-BLĐTBXH quy định về đào tạo thường xuyên, Thông tư 07/2017/TT-BLĐTBXH quy định chế độ làm việc của nhà giáo giáo dục nghề nghiệp, Thông tư 08/2017/TT-BLĐTBXH quy định chuẩn về chuyên môn, nghiệp vụ đối với nhà giáo giáo dục nghề nghiệp, Thông tư 10/2017/TT-BLĐTBXH quy định về mẫu bằng tốt nghiệp trung cấp, cao đẳng; việc in, quản lý, cấp phát, thu hồi, hủy bỏ bằng tốt nghiệp trung cấp, cao đẳng và Thông tư 31/2017/TT-BLĐTBXH quy định về đào tạo trình độ cao đẳng, trung cấp, sơ cấp theo hình thức đào tạo vừa làm vừa học do Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành
BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 4468/QĐ-BNN-KTHT | Hà Nội, ngày 17 tháng 11 năm 2021 |
BỘ TRƯỞNG BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
Căn cứ Nghị định số 15/2017/NĐ-CP ngày 17/02/2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;
Căn cứ Thông tư số 42/2015/TT-BLĐTBXH ngày 20/10/2015 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định về đào tạo nghề trình độ sơ cấp; Thông tư số 34/2018/TT-BLDTBXH ngày 26/12/2018 sửa đổi bổ sung một số điều của Thông tư số 42/TT-BLĐTBXH ngày 20/10/2015 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội;
Căn cứ Biên bản Thẩm định ngày 03/6/2021 của Hội đồng Thẩm định Chương trình, Giáo trình đào tạo nghề “Giám đốc hợp tác xã nông nghiệp”;
Theo đề nghị của Cục trưởng Cục Kinh tế hợp tác và Phát triển nông thôn,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này chương trình đào tạo trình độ sơ cấp và giáo trình đào tạo nghề “Giám đốc hợp tác xã nông nghiệp”.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.
Điều 3. Chánh Văn phòng Bộ, Cục trưởng Cục Kinh tế hợp tác và Phát triển nông thôn, các tổ chức và cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
| KT. BỘ TRƯỞNG |
CHƯƠNG TRÌNH DẠY NGHỀ TRÌNH ĐỘ SƠ CẤP
NGHỀ: GIÁM ĐỐC HỢP TÁC XÃ NÔNG NGHIỆP
(Phê duyệt tại Quyết định số 4468/QĐ-BNN-KTHT ngày 17/11/2021 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)
1. Tên nghề: Giám đốc hợp tác xã nông nghiệp
2. Trình độ đào tạo: Sơ cấp; bằng cấp sau khi tốt nghiệp: Chứng chỉ sơ cấp.
3. Đối tượng, độ tuổi tuyển sinh:
- Đối tượng tuyển sinh: Cán bộ quản lý hợp tác xã (HTX), tổ hợp tác, lao động có mong muốn bổ sung kiến thức về hợp tác xã nông nghiệp.
- Độ tuổi tham gia học nghề: Trong độ tuổi lao động theo quy định và một số cán bộ hợp tác xã quá tuổi lao động hiện đang làm trong các hợp tác xã nông nghiệp, có nhu cầu học nghề “Giám đốc hợp tác xã nông nghiệp”.
- Độ tuổi tham gia học nghề: Trong độ tuổi lao động theo quy định, hoặc quá tuổi lao động nhưng hiện đang làm việc trong các hợp tác xã nông nghiệp và có nhu cầu học nghề “Giám đốc hợp tác xã nông nghiệp”.
II. MÔ TẢ KHÓA HỌC VÀ MỤC TIÊU ĐÀO TẠO
1. Số lượng mô đun đào tạo: 03 mô đun.
- Thời gian đào tạo: 03 tháng
- Thời gian thực hiện: 303 giờ (lý thuyết: 63 giờ, thực hành: 240 giờ).
3. Mục tiêu xây dựng chương trình, giáo trình
Xây dựng chương trình, giáo trình nghề “Giám đốc hợp tác xã nông nghiệp”, trình độ sơ cấp đảm bảo cung cấp các kiến thức, kỹ năng cần thiết cho người học để điều hành, quản lý hợp tác xã phát triển hiệu quả, bền vững phù hợp luật pháp và điều kiện thực tiễn, chủ động và thích ứng tốt trong quá trình hội nhập.
a) Kiến thức, kỹ năng, năng lực tự chủ và trách nhiệm
- Kiến thức:
+ Trình bày những nét chính trong lịch sử phát triển, bản chất, yêu cầu của phát triển kinh tế tập thể, hợp tác xã; các chính sách liên quan đến phát triển HTX đang thực hiện, điều kiện được hưởng chính sách và đầu mối thực hiện;
+ Trình bày được thực trạng phát triển HTX nông nghiệp ở Việt Nam;
+ Trình bày được mục tiêu, nhiệm vụ phát triển HTX Việt Nam trong giai đoạn tới;
+ Trình bày được khái niệm, nguyên tắc trong thiết lập quan hệ cộng đồng, mối quan hệ lợi ích của các cộng đồng, giải pháp và phương thức gắn kết các cộng đồng này với nhau;
+ Mô tả được hệ thống những kiến thức kinh tế, quản trị kinh doanh cơ bản nhất bao gồm marketing, sản xuất và dịch vụ nông nghiệp, nhân lực, tài chính, quản trị rủi ro và phương án kinh doanh làm nền tảng cho việc tiếp thu và thực hành các kỹ năng quản lý hợp tác xã nông nghiệp một cách khoa học, chuyên nghiệp và đúng luật;
+ Trình bày kiến thức chung về khác niệm, các quy định, nguyên tắc, yêu cầu, kỹ năng đàm phán, thương thảo; soạn thảo và ký kết hợp đồng;
+ Nêu được các mô hình hợp tác xã trong sản xuất nông nghiệp hiện nay, ưu nhược điểm của các mô hình; trình bày đặc điểm và ưu nhược điểm của các mô hình ứng dụng công nghệ cao: công nghệ nhà kính, nhà màng; công nghệ tưới nhỏ giọt; công nghệ thông tin và tự động hóa trong sản xuất nông nghiệp;
+ Nêu được khái niệm về chuỗi giá trị, liên kết chuỗi giá trị; mục đích xây dựng liên kết chuỗi giá trị và đặc điểm cơ bản của 04 mô hình liên kết chuỗi giá trị phổ biến; mô tả các bước cơ bản khi xây dựng danh mục các dự án liên kết chuỗi giá trị;
+ Trình bày được khái niệm, đặc trưng, tiêu chí đánh giá và phân hạng sản phẩm OCOP.
- Kỹ năng:
+ Phân biệt được sự khác biệt giữa mô hình hợp tác xã và các mô hình kinh tế khác; vận dụng hiệu quả các chính sách vào hoạt động của hợp tác xã;
+ Tổ chức gắn kết các cộng đồng của hợp tác xã thông qua các phương thức, giải pháp công cụ điều chỉnh phân phối lợi ích như lao động việc làm, giá cả dịch vụ, môi trường, giáo dục, đào tạo cộng đồng trong và ngoài hợp tác xã;
+ Quản lý điều hành hoạt động kinh doanh của hợp tác xã một cách khoa học, đạt hiệu quả cao thông qua các kỹ năng quản trị marketing (thiết kế mẫu mã, xây dựng thương hiệu, ứng dụng công nghệ thông tin trong marketing…), quản trị sản xuất, dịch vụ (xây dựng quy trình, kế hoạch, lựa chọn sản phẩm, dịch vụ…), quản trị nhân lực (tuyển dụng cán bộ, thu hút nhân lực trẻ…), quản trị tài chính, quản trị rủi ro, xây dựng, tổ chức thực hiện phương án sản xuất kinh doanh;
+ Soạn thảo được hợp đồng với các điều khoản, nội dung và hình thức đúng theo quy định của pháp luật; đàm phán và ký kết hợp đồng, giải quyết các rủi ro khi thực hiện hợp đồng;
+ Đánh giá chất lượng và phát triển các sản phẩm của hợp tác xã;
+ Lựa chọn được mô hình hợp tác xã phù hợp, vận dụng khoa học công nghệ vào sản xuất; lựa chọn được mô hình liên kết chuỗi giá trị phù hợp loại sản phẩm và điều kiện của hợp tác xã để tham gia và phát triển bền vững;
- Năng lực tự chủ và trách nhiệm:
+ Nhận thức đúng đắn bản chất của hợp tác xã, sứ mệnh, trọng trách của mình với hợp tác xã, thực hiện nghiêm túc các nguyên tắc của hợp tác xã trong tổ chức hoạt động của hợp tác xã, trong quản lý điều hành hợp tác xã;
+ Có năng lực làm việc độc lập hoặc theo nhóm để giải quyết công việc, tính tự chịu trách nhiệm cá nhân và trách nhiệm đối với tập thể;
+ Có ý thức tự nâng cao năng lực quản lý, lãnh đạo thông qua việc tự học, tự đổi mới tư duy để phát triển hợp tác xã nông nghiệp của mình bền vững và hội nhập.
b) Vị trí việc làm
+ Ban giám đốc hợp tác xã nông nghiệp
+ Thành viên Hội đồng quản trị hợp tác xã nông nghiệp
III. DANH MỤC MÔN HỌC, MÔ ĐUN ĐÀO TẠO, THỜI GIAN VÀ PHÂN BỔ THỜI GIAN
Mã mô đun | Tên môn học, mô đun | Tín chỉ | Thời gian đào tạo (giờ) | ||
Tổng số | Lý thuyết | Thực hành | |||
MĐ 01 | Những nội dung cơ bản về hợp tác xã | 3 | 75 | 15 | 60 |
Bài 1 | Tổng quan về hợp tác xã, Luật Hợp tác xã và các chính sách phát triển hợp tác xã ở Việt Nam |
| 40 | 10 | 30 |
Bài 2 | Thiết lập mối quan hệ cộng đồng của hợp tác xã nông nghiệp |
| 35 | 5 | 30 |
MĐ 02 | Quản trị hợp tác xã nông nghiệp | 6 | 150 | 30 | 120 |
Bài 1 | Quản trị Maketting trong hợp tác xã nông nghiệp |
| 30 | 6 | 24 |
Bài 2 | Quản trị dịch vụ trong hợp tác xã nông nghiệp |
| 30 | 6 | 24 |
Bài 3 | Quản trị sản xuất nông nghiệp trong hợp tác xã |
| 20 | 4 | 16 |
Bài 4 | Quản trị nhân lực trong hợp tác xã nông nghiệp |
| 20 | 4 | 16 |
Bài 5 | Quản trị tài chính trong hợp tác xã nông nghiệp |
| 30 | 6 | 24 |
Bài 6 | Xây dựng phương án sản xuất kinh doanh trong hợp tác xã nông nghiệp |
| 20 | 4 | 16 |
MĐ 03 | Phát triển một số kỹ năng quản lý hợp tác xã nông nghiệp | 3 | 78 | 18 | 60 |
Bài 1 | Kỹ năng đàm phán và ký kết hợp đồng của Giám đốc hợp tác xã nông nghiệp |
| 24 | 8 | 16 |
Bài 2 | Giới thiệu mô hình hợp tác xã nông nghiệp và công nghệ cao |
| 28 | 4 | 24 |
Bài 3 | Phát triển liên kết chuỗi giá trị, sản phẩm OCOP trong hợp tác xã nông nghiệp |
| 26 | 6 | 20 |
TỔNG CỘNG | 12 | 303 | 63 | 240 | |
Tỷ lệ % |
|
| 21% | 79% | |
Thời gian đào tạo theo quy định (Thời gian thực học, khai bế giảng, ôn, thi, nghỉ lễ, dự phòng) | 3 tháng |
(Có chương trình mô đun chi tiết kèm theo)
IV. HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG CHƯƠNG TRÌNH DẠY NGHỀ TRÌNH ĐỘ SƠ CẤP
- Được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp cho nghề "Giám đốc hợp tác xã nông nghiệp" trình độ sơ cấp.
- Đảm bảo đủ thiết bị, phương tiện để thực hiện giảng dạy.
- Có đội ngũ nhà giáo có chuyên môn, cán bộ quản lý có kinh nghiệm.
2. Hướng dẫn kiểm tra kết thúc môn học/mô đun:
Kiểm tra kết thúc môn học/mô đun thực hiện theo Thông tư số 42/2015/TT-BLĐTBXH ngày 20/10/2015 về quy định về đào tạo trình độ sơ cấp; Thông tư số 34/2018/TT-BLDTBXH ngày 26/12/2018 sửa đổi bổ sung một số điều của Thông tư số 42/TT-BLĐTBXH ngày 20/10/2015 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội. Người học được công nhận tốt nghiệp tốt nghiệp khi có điểm tổng kết khóa học từ 5,0 điểm trở lên theo thang điểm 10.
Tên mô đun: Nội dung cơ bản về hợp tác xã
Mã số mô đun: MĐ01
Nghề: Giám đốc hợp tác xã nông nghiệp
CHƯƠNG TRÌNH MÔ ĐUN
NHỮNG NỘI DUNG CƠ BẢN VỀ HỢP TÁC XÃ
Mã mô đun: MĐ01
Thời gian thực hiện mô đun: 75 giờ; (Lý thuyết: 15 giờ; Thực hành: 60 giờ)
I. Vị trí, tính chất của mô đun:
- Vị trí: Mô đun “Những nội dung cơ bản về HTX” là mô đun bắt buộc, thuộc chuyên môn ngành, được bố trí giảng dạy đồng thời hoặc độc lập với mô đun “Quản trị HTX nông nghiệp” và “Phát triển một số kỹ năng quản lý HTX nông nghiệp”.
- Tính chất: Đây là cung cấp những kiến thức cơ bản về hợp tác, mô đun này trang bị cho người học các kiến thức tổng quan về HTX, Luật HTX, các chính sách phát triển HTX và kiến thức về thiết lập mối quan hệ cộng đồng của HTX. Do đó, cần được tổ chức giảng dạy tại những địa điểm có đầy đủ điều kiện, phương tiện giảng dạy, vật tư, tài liệu, mô hình…để đảm bảo hình thành một số kỹ năng nghề cơ bản cho người học.
- Kiến thức:
+ Trình bày được những nội dung chính trong lịch sử phong trào phát triển HTX;
+ Trình bày được các mốc lịch sử trong phát triển HTX ở Việt Nam; kinh nghiệp rút ra trong phát triển HTX.
+ Nêu được các quan điểm, mục tiêu và nhiệm vụ phát triển HTX trong giai đoạn tới.
+ Trình bày được bản chất, nguyên tắc, hoạt động, tổ chức bộ máy của HTX;
+ Nêu được nội dung chính của các chính sách hỗ trợ HTX hiện nay, điều kiện được hưởng, trách nhiệm của địa phương, của các cơ quan Trung ương, đầu mối tổ chức thực hiện;
+ Trình bày được khái niệm, đối tượng, lợi ích, mối quan hệ và phương thức gắn kết của 3 loại cộng đồng liên quan đến HTX: cộng đồng thành viên chính thức, cộng đồng thành viên liên kết và cộng đồng xã hội;
+ Mô tả được các nội dung thông điệp, nguyên tắc trong thiết lập quan hệ cộng đồng và các giải pháp, công cụ điều chỉnh phân phối lợi ích trong cộng đồng.
+ Trình bày các mối quan hệ bên trong HTX;
+ Trình bày các mối quan hệ bên ngoài HTX;
+ Phân biệt liên kết dọc và liên kết ngang trong HTX;
+ Mô tả những thách thức xảy ra trong quản lý HTX và cách thức đối phó với từng loại thách thức.
- Kỹ năng:
+ Phân tích được bản chất, nguyên tắc của HTX và vận dụng hợp lý các chính sách liên quan đến HTX trong quản lý điều hành và phát triển HTX;
+ Xác định được các mục tiêu, nhiệm vụ phát triển HTX ở Việt Nam trong giai đoạn tới;
+ Áp dụng được các nội dung tổ chức hoạt động vào thực tế hoạt động của HTX;
+ Xác định được các chính sách của Nhà nước hỗ trợ cho HTX;
+ Xây dựng được kế hoạch thiết lập quan hệ cộng đồng trong HTX;
+ Phân tích được các mối quan hệ bên trong HTX;
+ Phân tích được các mối quan hệ bên ngoài: Quan hệ giữa HTX với doanh nghiệp, cơ sở tư nhân, đại lý phân phối; quan hệ giữa HTX với chính quyền địa phương: ủy ban nhân dân, sở nông nghiệp và phát triển nông thôn và các tổ chức chính quyền khác; quan hệ giữa HTX với nhà nước;
+ Nhận diện và khắc phục được những thách thức trong quản lý HTX;
+ Thực hiện độc lập hoặc phối hợp nhịp nhàng với các bộ phận liên quan.
- Năng lực tự chủ và trách nhiệm:
+ Học viên hiểu bản chất của HTX và kinh tế tập thể, tránh hiểu lầm vào HTX chỉ để được hưởng chính sách hỗ trợ; từ đó có động cơ, nhận thức đúng đắn để thực hiện nghiêm túc các nguyên tắc của HTX trong tổ chức hoạt động của HTX.
+ Có ý thức và kỹ năng trong việc thiết lập quan hệ cộng đồng của hợp tác xã nông nghiệp.
1. Nội dung tổng quát và phân bổ thời gian:
Số TT | Tên các bài trong mô đun | Thời gian (giờ) | ||
Tổng số | Lý thuyết | Thực hành | ||
1 | Bài 01: Tổng quan về hợp tác xã, Luật Hợp tác xã và các chính sách phát triển hợp tác xã ở Việt Nam | 40 | 10 | 30 |
2 | Bài 02: Thiết lập quan hệ cộng đồng của hợp tác xã | 35 | 5 | 30 |
| Cộng | 75 | 15 | 60 |
Bài 01. Tổng quan về hợp tác xã, Luật Hợp tác xã và các chính sách phát triển hợp tác xã ở Việt Nam
Mục tiêu:
- Trình bày những nét chính trong lịch sử phong trào phát triển HTX
- Trình bày phân tích về HTX ở các góc độ: bản chất, nguyên tắc, hoạt động, tổ chức bộ máy của HTX;
- Trình bày được bản chất, yêu cầu của phát triển kinh tế tập thể, HTX. Từ đó học viên nắm được bản chất cốt lõi của HTX và tránh hiểu lầm vào HTX chỉ để được hưởng chính sách hỗ trợ;
- Nêu nội dung chính của các chính sách hỗ trợ HTX hiện nay, điều kiện được hưởng, trách nhiệm của địa phương, của các cơ quan trung ương, đầu mối thực hiện... Qua đó học viên có thể vận dụng các chính sách liên quan đến HTX trong quản lý điều hành và phát triển HTX.
Nội dung của bài:
1. Lịch sử phong trào phát triển HTX
1.1. Khái quát lịch sử phát triển HTX NN một số nước trên thế giới
1.2. Lịch sử hình thành HTX và HTX nông nghiệp ở Việt Nam
2. Những vấn đề cơ bản về HTX nông nghiệp và Luật HTX năm 2012
2.1. Một số khái niệm: HTX, liên hiệp HTX, HTX nông nghiệp
2.2. Bản chất tổ chức HTX
2.2.1. Về mục đích thành lập
2.2.2. Về quan hệ sở hữu
2.2.3. Về quan hệ kinh tế
2.2.4. Về quan hệ phân phối
2.3. Các nguyên tắc của HTX
2.4. Cơ cấu tổ chức và quy mô HTX
2.5. Chế độ báo cáo của HTX
2.5.1. Nội dung báo cáo
2.5.2. Thời hạn gửi báo cáo.
2.5.3. Nơi gửi báo cáo
2.6. Sự khác nhau giữa hợp tác xã và công ty cổ phần
3. Các nhiệm vụ phát triển HTX nông nghiệp trong giai đoạn tới
3.1. Thống nhất và nâng cao nhận thức về kinh tế tập thể
3.2. Hoàn thiện thể chế, tạo môi trường pháp lý thuận lợi để kinh tế tập thể phát triển
3.3. Tăng cường vai trò của cấp ủy, chính quyền địa phương; sự phối hợp của các bộ ngành, đoàn thể trong lãnh đạo, chỉ đạo phát triển kinh tế tập thể, HTX.
3.4. Về kiện toàn cơ cấu tổ chức, năng lực của cơ quan quản lý nhà nước về kinh tế tập thể trong nông nghiệp, liên minh HTX các cấp và các tổ chức chính trị - xã hội liên quan đến kinh tế tập thể
3.5. Đẩy mạnh đổi mới, nâng cao hiệu quả hoạt động của các tổ chức kinh tế tập thể
3.6. Xây dựng các mô hình kinh tế tập thể kiểu mới phù hợp với bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư, hội nhập kinh tế quốc tế
3.7. Nhân rộng và phát triển mô hình HTX, liên hiệp HTX thành công theo phương thức sản xuất gắn với chuỗi giá trị tại vùng dân tộc thiểu số, miền núi
3.8. Tư vấn, hỗ trợ các tổ chức kinh tế tập thể ứng dụng thành tựu khoa học kỹ thuật tiên tiến nhằm nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm
3.9. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cho khu vực kinh tế tập thể, HTX, liên hiệp HT
3.10. Hỗ trợ xúc tiến thương mại, mở rộng thị trường cho sản phẩm nông nghiệp của các liên hiệp HTX, HTX, tổ hợp tác, nông dân thông qua các hình thức
3.11. Bảo vệ tài nguyên, môi trường, nâng cao khả năng thích ứng với biến đổi khí hậu, giảm thiểu thiệt hại do thiên tai, bảo đảm an sinh xã hội thông qua mô hình kinh tế tập thể
3.12. Tăng cường hợp tác quốc tế về phát triển kinh tế tập thể, HTX để chia sẻ kinh nghiệm, kiến thức, thu hút nguồn lực từ các tổ chức quốc tế trong hỗ trợ phát triển kinh tế tập thể, HTX trong nông nghiệp.
4. Chính sách ưu đãi, hỗ trợ phát triển HTX nông nghiệp
4.1. Nhóm chính sách định hướng sự phát triển của HTX
4.1.1. Chủ trương, định hướng của Đảng, Nhà nước
4.1.2. Chiến lược, chương trình phát triển HTX giai đoạn 2021-2030
4.2. Nhóm chính sách hỗ trợ, ưu đãi tạo điều kiện thuận lợi cho HTX
4.2.1. Nhóm chính sách hỗ trợ HTX
4.2.2. Nhóm chính sách ưu đãi HTX
4.3. Chính sách phòng ngừa, giảm thiểu thiệt hại khi gặp các rủi ro
4.3.1. Chính sách hỗ trợ giảm thiểu thiệt hại
4.3.2. Chính sách bảo hiểm nông nghiệp
Câu hỏi và bài tập thực hành
Bài 02: Thiết lập quan hệ cộng đồng của hợp tác xã
Mục tiêu:
- Trình bày được khái niệm, đối tượng, lợi ích, mối quan hệ và phương thức gắn kết của 3 loại cộng đồng liên quan đến HTX: cộng đồng thành viên chính thức, cộng đồng thành viên liên kết và cộng đồng xã hội;
- Xác định nội dung thông điệp và nguyên tắc trong thiết lập quan hệ cộng đồng;
- Xác định được giải pháp công cụ điều chỉnh phân phối lợi ích trong cộng đồng;
- Xây dựng được kế hoạch thiết lập quan hệ cộng đồng trong HTX.
Nội dung của bài
1. Khái niệm, đối tượng và lợi ích của việc thiết lập quan hệ cộng đồng
1.1. Khái niệm thiết lập quan hệ cộng đồng
1.2. Đối tượng của quan hệ cộng đồng
1.2.1. Cộng đồng thành viên
1.2.2. Cộng đồng liên kết
1.2.3. Cộng đồng xã hội
1.3. Lợi ích việc thiết lập quan hệ cộng đồng
2. Nội dung thông điệp và nguyên tắc trong thiết lập quan hệ cộng đồng
2.1. Nội dung thông điệp
2.1.1. Tính đặc thù của nông hộ và nhu cầu liên kết
2.1.2. Tính đặc thù của mô hình hợp tác xã
2.2. Nguyên tắc của việc thiết lập quan hệ cộng đồng
3. Các bước lập kế hoạch thiết lập quan hệ cộng đồng
3.1. Phân tích tổng quan môi trường
3.2. Xác định mục tiêu
3.3. Xây dựng thông điệp
3.4. Lựa chọn kênh chuyển tải thông điệp
3.5. Xây dựng tiêu chí đo lường hiệu quả
Câu hỏi và bài tập thực hành
Tên mô đun: Quản trị hợp tác xã nông nghiệp
Mã số mô đun: MĐ02
Nghề: Giám đốc hợp tác xã nông nghiệp
CHƯƠNG TRÌNH MÔ ĐUN
QUẢN TRỊ HỢP TÁC XÃ NÔNG NGHIỆP
Mã mô đun: MĐ02
Thời gian thực hiện: 150 giờ; (Lý thuyết: 30 giờ; Thực hành: 120 giờ)
I. Vị trí, tính chất của mô đun:
- Vị trí: Mô đun “Quản trị hợp tác xã nông nghiệp” là mô đun bắt buộc, thuộc chuyên môn ngành, được bố trí giảng dạy đồng thời hoặc độc lập với mô đun “Những nội dung cơ bản về hợp tác xã” và mô đun “Phát triển một số kỹ năng quản lý HTX nông nghiệp”.
- Tính chất: Đây là mô đun tích hợp giữa lý thuyết và thực hành, mô đun này trang bị cho người học các kiến thức và kỹ năng quản trị kinh doanh cơ bản nhất bao gồm 6 khối kiến thức trọng yếu nhất (marketing, sản xuất, dịch vụ, nhân lực, tài chính trong hợp tác xã và phương án kinh doanh) làm nền tảng cho việc tiếp thu và thực hành các kỹ năng quản lý hợp tác xã nông nghiệp một cách khoa học, chuyên nghiệp và đúng luật. Do đó, cần được tổ chức giảng dạy tại những địa điểm có đầy đủ điều kiện, phương tiện giảng dạy, vật tư, tài liệu, mô hình… để đảm bảo hình thành một số kỹ năng nghề cơ bản cho người học.
- Kiến thức:
+ Trình bày được các đặc điểm, quan điểm về marketting trong HTX nông nghiệp và các vấn đề trọng tâm của marketing trong HTX nông nghiệp hiện nay như thiết kế mẫu mã, bao bì nhãn mác, thương hiệu, thương mại điện tử, ứng dụng công nghệ thông tin trong marketting;
+ Trình bày khái quát chung đặc tính của dịch vụ của các HTX nông nghiệp; quy trình thực hiện dịch vụ cung ứng và tiêu thụ tập trung trong HTX nông nghiệp và lợi ích của các thành viên HTX khi tham gia vào dịch vụ cung ứng và tiêu thụ tập trung của HTX;
+ Cung cấp các thông tin về kế hoạch sản xuất: lựa chọn sản phẩm, xây dựng quy trình sản xuất nội bộ, tổ chức đào tạo tập huấn, kiểm tra giám sát, truy suất nguồn gốc... và cách thức triển khai các hoạt động;
+ Trình bày được các vị trí việc làm của bộ máy HTX nông nghiệp, các điều kiện trong bầu, tuyển dụng nhân sự của HTX;
+ Trình bày được những nội dung cơ bản của tài chính HTX và các biểu mẫu tài chính đơn giản;
+ Trình bày được nội dung, quy trình, phương pháp xây dựng và cách thức triển khai tổ chức phương án sản xuất kinh doanh và các phương án quản trị rủi ro của HTX nông nghiệp.
- Kỹ năng:
▪ Marketing trong HTX nông nghiệp: Quản trị marketing là vị trí việc làm quan trọng nhằm hướng đến việc sáng tạo và chuyển giao các giá trị vượt trội hơn cho khách hàng trên cơ sở tối ưu hóa chi phí. Quản trị marketing được thực hiện sau khi thành lập HTX nông nghiệp và xây dựng xong mô hình tổ chức HTX nông nghiệp. Vị trí việc làm này bao gồm các công việc: xác định thị trường; xây dựng chính sách sản phẩm; xây dựng chính sách giá; thiết lập và quản lý hệ thống phân phối; xây dựng chính sách truyền thông; quản lý dịch vụ khách hàng. Kỹ năng marketing trong HTX nông nghiệp bao gồm:
+ Lựa chọn được thị trường tiêu thụ phù hợp với mục tiêu và nguồn lực của HTX nông nghiệp; xây dựng được danh mục sản phẩm; chủng loại sản phẩm phù hợp với nhu cầu thị trường và tình hình kinh doanh thực tế của HTX nông nghiệp;
+ Thiết kế được nhãn hiệu, bao bì phù hợp với đặc tính sản phẩm; lựa chọn được chiến lược định vị sản phẩm phù hợp;
+ Xác định được giá bán sản phẩm hợp lý, cân đối lợi ích giữa các bên liên quan (khách hàng, đại lý, nhà cung ứng, đối thủ cạnh tranh) và không vi phạm pháp luật của nhà nước; ra quyết định điều chỉnh và thay đổi giá kịp thời theo biến động của thị trường;
+ Thiết kế được cấu trúc kênh phân phối hoạt động hiệu quả; lựa chọn được hình thức phân phối, trung gian phân phối phù hợp với sản phẩm và nguồn lực của HTX nông nghiệp; xây dựng được chính sách khen thưởng, động viên các trung gian phân phối hợp lý;
+ Lựa chọn được công cụ truyền thông phù hợp với đặc điểm sản phẩm và ngân sách của HTX nông nghiệp; thiết kế được các chương trình: quảng cáo, khuyến mại, bán hàng, PR phù hợp với mục tiêu, sản phẩm kinh doanh và đối tượng tiếp nhận; lập được cơ sở dữ liệu khách hàng của HTX nông nghiệp.
▪ Quản trị dịch vụ và tổ chức sản xuất trong HTX nông nghiệp: Quản trị dịch vụ và sản xuất nông nghiệp của HTX là nhiệm vụ quan trọng trong nghề Giám đốc hợp tác xã. Chất lượng sản phẩm hay dịch vụ nông nghiệp do khâu sản xuất hay cung ứng dịch vụ tạo ra nên quá trình dịch vụ và sản xuất được quản lý tốt sẽ góp phần tiết kiệm được các nguồn lực cần thiết trong sản xuất, giảm giá thành, tăng năng suất và hiệu quả của HTX nói chung. Đồng thời, tạo tiềm năng to lớn cho việc nâng cao năng suất, chất lượng và khả năng cạnh tranh của các HTX nông nghiệp. Nhiệm vụ chính của vị trí này gồm các công việc:
+ Xác định các điều kiện cần thiết để tổ chức dịch vụ cung ứng, tiêu thụ và sản xuất của HTX nông nghiệp; quản trị dịch vụ cung ứng tập trung qua HTX nông nghiệp; quản trị dịch vụ tiêu thụ tập trung qua HTX nông nghiệp; quản trị sản xuất nông nghiệp trong HTX; đánh giá sự hài lòng của thành viên sau khi sử dụng dịch vụ;
+ Xác định các điều kiện để tổ chức dịch vụ cung ứng và dịch vụ tiêu thụ tập trung qua HTX nông nghiệp; thực hiện được một số công việc quản lý chất lượng sản phẩm trong quản trị sản xuất;
+ Khảo sát được nhu cầu của thành viên đối với dịch vụ cung ứng và dịch vụ tiêu thụ; thành lập được tổ sử dụng dịch vụ và tổ sử dụng dịch vụ tiêu thụ tập trung; lập được kế hoạch cung ứng tập trung và kế hoạch tiêu thụ tập trung; thực hiện được việc ký hợp đồng với nhà cung cấp và các thành viên HTX có nhu cầu sử dụng dịch vụ;
+ Tổ chức và triển khai được quy trình quản lý dịch vụ cung ứng trong HTX nông nghiệp; thực hiện đúng quy trình quản lý dịch vụ tiêu thụ trong HTXNN; đánh giá được khả năng, kết quả tổ chức dịch vụ cung ứng và dịch vụ tiêu thụ tập trung của hợp tác xã;
+ Hoạch định và dự báo được nhu cầu sản xuất sản phẩm; quản lý chất lượng trong sản xuất; tổ chức sản xuất theo tiêu chuẩn chứng nhận trong hợp tác xã;
+ Xây dựng phương án hỗ trợ thành viên áp dụng sản xuất theo tiêu chuẩn chứng nhận; xử lý được một số tình huống trong thực thi hợp đồng thương mại (khi thực hiện các dịch vụ cung ứng, tiêu thụ);
+ Xây dựng được các tiêu chí có thể được sử dụng để đánh giá dịch vụ; triển khai được quá trình đánh giá sự hài lòng của thành viên sau khi sử dụng dịch vụ; lựa chọn được hướng giải quyết sau khi thực hiện đánh giá sự hài lòng của thành viên sau khi sử dụng dịch vụ.
▪ Quản trị nguồn nhân lực trong HTX nông nghiệp: Quản trị nguồn nhân lực là vị trí việc làm quan trọng nhằm khai thác và sử dụng nguồn nhân lực của HTX nông nghiệp một cách hợp lý và hiệu quả. Quản trị nguồn nhân lực được thực hiện sau khi thành lập HTX nông nghiệp và xây dựng xong mô hình tổ chức HTX nông nghiệp. Vị trí việc làm này bao gồm các công việc:
+ Hoạch định nguồn nhân lực; tuyển dụng nhân lực; bố trí, sử dụng nhân lực; đào tạo, bồi dưỡng nhân lực; xây dựng chính sách đãi ngộ;
+ Dự báo được nhu cầu nguồn nhân lực phù hợp với tình hình thực tế của HTX nông nghiệp; dự báo được mức cung nhân lực nội bộ và mức cung nhân lực trên thị trường lao động; đề xuất được các giải pháp cân đối cung - cầu nhân lực;
+ Lập được kế hoạch tuyển dụng nhân sự; xây dựng được bản mô tả công việc; bản tiêu chuẩn công việc của vị trí cần tuyển dụng; chọn lọc được hồ sơ ứng viên phù hợp với yêu cầu công việc, đảm bảo công bằng và minh bạch; lựa chọn phương pháp thực hiện kiểm tra/phỏng vấn thích hợp;
+ Xây dựng được bản mô tả công việc, bản tiêu chuẩn công việc; lựa chọn được hình thức giao việc phù hợp và hiệu quả; theo dõi và đánh giá được kết quả công việc đã giao;
+ Lựa chọn được hình thức/phương pháp đào tạo phù hợp với điều kiện thực tế của HTX nông nghiệp; theo dõi và giám sát được tiến trình thực hiện đào tạo, bồi dưỡng; đánh giá được kết quả sau đào tạo;
+ Thiết kế được bảng lương phù hợp cho từng vị trí công việc; xây dựng được quy chế lương, thưởng và đãi ngộ hợp lý; tổ chức thực hiện và kiểm soát được việc thực hiện chính sách đãi ngộ nhân lực trong HTX nông nghiệp.
▪ Quản trị tài chính trong HTX nông nghiệp: Quản trị tài chính hợp tác xã là vị trí việc làm quan trọng trong quá trình quản lý HTX. Quản trị tài chính HTX được thực hiện sau khi thành lập HTX. Các công việc của quản trị tài chính HTX gồm: xác định vốn điều lệ của HTX, vốn hoạt động của HTX; cách thức huy động vốn; quản lý tài sản cố định và tài sản lưu động; quản lý công nợ; quản lý doanh thu và chi phí; phân phối thu nhập.
Để thực hiện được công việc này cần tuân thủ đúng các quy định của Nhà nước về cách thức huy động và sử dụng vốn hoạt động, quy định của Nhà nước về cách thức quản lý và sử dụng tài sản, đặc biệt là khấu hao tài sản cố định. Vị trí việc làm này có thể thực hiện độc lập hoặc phối hợp với bộ phận kế toán, bộ phận kinh doanh, bộ phận bán hàng, bộ phận sản xuất. Các kỹ năng cần có của quản trị tài chính trong HTX nông nghiệp:
+ Xác định đầy đủ các khoản vốn góp;
+ Nhận diện và giảm thiểu các rủi ro có thể xảy ra đối với từng loại vốn góp;
+ Xác định đầy đủ chi phí phát sinh đối với các loại vốn huy động;
+ Lập kế hoạch khấu hao tài sản cố định;
+ Lập kế hoạch quản lý tiền mặt, khoản phải thu của khách hàng và dự trữ tồn kho;
+ Lập kế hoạch chi trả các khoản mua hàng;
+ Xây dựng kế hoạch doanh thu và chi phí;
+ Lập kế hoạch phân phối thu nhập.
▪ Xây dựng phương án sản xuất kinh doanh của HTX nông nghiệp: Xây dựng phương án kinh doanh của HTX là vị trí việc làm quan trọng trong quá trình quản lý HTX. Xây dựng phương án kinh doanh sẽ giúp cho hợp tác xã chủ động về hoạt động sản xuất kinh doanh đồng thời có thể dự báo những cơ hội, trở ngại mà thị trường đem lại. Các công việc của xây dựng phương án kinh doanh gồm: phân tích tổng quan về tình hình thị trường; giới thiệu về hợp tác xã; phân tích điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức; phân tích cạnh tranh; xây dựng mục tiêu và chiến lược phát triển; lập kế hoạch hoạt động sản xuất kinh doanh; lập kế hoạch marketing; xây dựng phương án đầu tư cơ sở vật chất; xây dựng phương án tài chính.
Để thực hiện được công việc này cần tuân thủ đúng các quy định theo Thông tư 07/2019/TT-BKHĐT về quy trình xây dựng phương án kinh doanh. Vị trí việc làm này có thể thực hiện độc lập hoặc phối hợp với bộ phận kế toán, bộ phận kinh doanh, bộ phận bán hàng, bộ phận sản xuất. Các kỹ năng cần có khi xây dựng phương án sản xuất kinh doanh của HTX nông nghiệp:
+ Xác định và mô tả thị trường tổng thể;
+ Xác định và mô tả phân khúc thị trường trọng tâm;
+ Mô tả tên, địa chỉ trụ sở chính của hợp tác xã;
+ Xác định số lượng thành viên và số vốn đóng góp thành lập hợp tác xã;
+ Báo cáo các ngành nghề sản xuất, kinh doanh trung thực, chính xác;
+ Thu thập, chỉ ra các điểm yếu/hạn chế của hợp tác xã và đưa ra giải pháp khắc phục;
+ Xây dựng phương án tận dụng các cơ hội từ thị trường có liên quan đến ngành nghề sản xuất kinh doanh của hợp tác xã;
+ Xây dựng phương án làm giảm bớt các thách thức/trở ngại từ thị trường có liên quan đến ngành nghề sản xuất kinh doanh của hợp tác xã;
+ Xây dựng kế hoạch sản xuất sản phẩm nông nghiệp;
+ Lựa chọn địa điểm sản xuất phù hợp để giảm thiểu chi phí sản xuất và đạt năng suất cạnh tranh;
+ Ra quyết định kịp thời khi có sự gián đoạn trong quá trình sản xuất;
+ Thiết lập kế hoạch về giá cả sản phẩm/dịch vụ nông nghiệp;
+ Lập kế hoạch phân phối sản phẩm;
+ Xây dựng kế hoạch quảng cáo, khuếch trương;
+ Lập kế hoạch bán hàng và dự báo bán hàng;
+ Thực hiện đầu tư, liên kết với hợp tác xã khác;
+ Tính toán chính xác doanh số và chi phí bán hàng;
+ Lập kế hoạch ngân sách ngân quỹ.
- Năng lực tự chủ và trách nhiệm:
+ Thay đổi nhận thức và thái độ của HTX nói chung và của Giám đốc HTX nói riêng trong việc thực hiện và kiểm soát việc thực thi các hoạt động quản trị HTX, từ đó có thể thực hiện hoạt động quản trị một cách chuyên nghiệp và hiệu quả;
+ Trung thực trong báo cáo và nhận thức được tính chịu trách nhiệm trước hợp tác xã, trước pháp luật trong tổ chức, điều hành, quản lý của một Giám đốc hợp tác xã;
+ Nhận thức rõ hơn sứ mệnh, trọng trách của mình với Hợp tác xã và biết cách tự nâng cao năng lực quản lý, lãnh đạo thông qua việc tự học, tự đổi mới tư duy để phát triển hợp tác xã nông nghiệp của mình bền vững và hội nhập.
1. Nội dung tổng quát và phân bổ thời gian:
Số TT | Tên các bài trong mô đun | Thời gian (giờ) | ||
Tổng số | Lý thuyết | Thực hành | ||
Bài 1 | Quản trị maketting trong hợp tác xã nông nghiệp | 30 | 6 | 24 |
Bài 2 | Quản trị dịch vụ trong hợp tác xã nông nghiệp | 30 | 6 | 24 |
Bài 3 | Quản trị sản xuất nông nghiệp trong hợp tác xã | 20 | 4 | 16 |
Bài 4 | Quản trị nhân lực trong hợp tác xã nông nghiệp | 20 | 4 | 16 |
Bài 5 | Quản trị tài chính trong hợp tác xã nông nghiệp | 30 | 6 | 24 |
Bài 6 | Xây dựng và tổ chức thực hiện phương án sản xuất kinh doanh của hợp tác xã nông nghiệp | 20 | 4 | 16 |
| Cộng | 150 | 30 | 120 |
Bài 01: Quản trị maketting trong hợp tác xã nông nghiệp
Mục tiêu:
- Trình bày được các quan điểm về marketting trong HTX nông nghiệp;
- Phân tích được môi trường marketing và đối thủ cạnh tranh của hợp tác xã nông nghiệp;
- Nêu được các vấn đề trọng tâm của marketing trong HTX nông nghiệp hiện nay như thiết kế mẫu mã, bao bì nhãn mác, thương hiệu, thương mại điện tử, ứng dụng công nghệ thông tin trong marketting.
- Vận dụng được các kiến thức cơ bản trong việc lựa chọn thị trường, xây dựng thương hiệu sản phẩm và xây dựng chiến lược quảng bá tiêu thụ sản phẩm.
Nội dung của bài
1. Khái niệm marketing liên quan khách hàng, hợp tác xã và cộng đồng
1.1. Khái niệm marketing
1.2. Marketing truyền thống và marketing hiện đại
1.3. Marketing trong hợp tác xã
2. Quản lý Marketing
2.1. Khái niệm quản lý marketing
2.2. Quy trình quản lý marketing trong HTX
2.3. Tổ chức, thực hiện chiến lược và chương trình marketing
3. Xây dựng nhãn hiệu cho sản phẩm
4. Định giá sản phẩm
5. Truyền thông và ứng dụng công nghệ vào quảng bá sản phẩm
Câu hỏi và bài tập thực hành
Bài 02. Quản trị dịch vụ trong hợp tác xã nông nghiệp
Mục tiêu:
- Trình bày khái quát chung đặc tính của dịch vụ của các HTX nông nghiệp
- Trình bày quy trình thực hiện dịch vụ cung ứng và tiêu thụ tập trung trong HTXNN và lợi ích của các thành viên HTX khi tham gia vào dịch vụ cung ứng và tiêu thụ tập trung của HTX.
- Nhận thức được đúng đắn về vị trí, vai trò về hoạt động dịch vụ trong HTX nông nghiệp theo yêu cầu của Luật HTX năm 2012.
- Có kỹ năng tổ chức, triển khai quy trình quản lý dịch vụ trong HTX NN
Nội dung của bài:
1. Mô tả khái quát dịch vụ cung ứng tập trung qua HTX
1.1. Định nghĩa dịch vụ cung ứng tập trung qua hợp tác xã
1.2. Sự khác nhau giữa dịch vụ cung ứng tập trung qua hợp tác xã và dịch vụ cung ứng thông thường
1.3. Lợi ích của dịch vụ cung ứng tập trung
2. Quy trình thực hiện dịch vụ cung ứng tập trung
3. Quản lý dịch vụ tiêu thụ nông sản tập trung qua HTX nông nghiệp
3.1. Các hình thức tiêu thụ nông sản tập trung qua HTX
3.2. Điều kiện cần thiết để tổ chức dịch vụ tiêu thụ nông sản tập trung qua HTX nông nghiệp
4. Các kỹ năng cần thiết của nhà quản trị trong quản lý cung ứng và tiêu thụ tập trung qua HTX nông nghiệp
4.1. Kỹ năng tạo sự đồng thuận
4.2. Kỹ năng tổ chức họp, hội nghị
Câu hỏi và bài tập thực hành.
Bài 03. Quản trị sản xuất nông nghiệp trong hợp tác xã nông nghiệp
Mục tiêu:
- Trình bày các thông tin về kế hoạch sản xuất, lựa chọn sản phẩm, xây dựng quy trình sản xuất nội bộ; tổ chức đào tạo tập huấn, kiểm tra giám sát, truy suất nguồn gốc sản phẩm...
- Học viên nhận thức được tầm quan trọng của việc quản trị sản xuất theo quy trình, có khả năng triển khai các hoạt động tổ chức sản xuất tại hợp tác xã phù hợp với các điều kiện cụ thể.
Nội dung của bài:
1. Một số tiêu chuẩn kỹ thuật áp dụng phổ biến trong nông lâm thủy sản
2. Cơ cấu và nhiệm vụ của bộ phận quản lý sản xuất
2.1. Khái niệm quản trị sản xuất trong HTX nông nghiệp
2.2. Các công việc của HTX nông nghiệp
3. Tổ chức sản xuất nông nghiệp theo tiêu chuẩn chứng nhận trong HTX
3.1. Lựa chọn tiêu chuẩn chứng nhận để áp dụng
3.2. Xây dựng phương án, sản xuất tiêu thụ sản phẩm theo tiêu chuẩn chứng nhận
3.2.1. Xác định vùng sản xuất và quy mô áp dụng
3.2.2. Phương án hỗ trợ thành viên áp dụng sản xuất theo tiêu chuẩn chứng nhận
3.2.3. Xác định cơ chế hỗ trợ, giám sát thành viên tuân thủ quy trình sản xuất
3.2.4. Xác định phương án tiêu thụ sản phẩm sản xuất theo tiêu chuẩn
3.2.5. Xác định vai trò của các tác nhân liên quan và hỗ trợ HTX sản xuất theo tiêu chuẩn chứng nhận
3.3. Xây dựng quy trình sản xuất theo tiêu chuẩn chứng nhận
3.3.1. Phương pháp xây dựng quy trình thực hành sản xuất theo tiêu chuẩn
3.3.2. Nội dung của quy trình thực hành sản xuất
3.4. Thống nhất trong HTX về tiêu chuẩn chứng nhận áp dụng
3.5. Tập huấn quy trình sản xuất theo tiêu chuẩn
3.6. Hỗ trợ, giám sát, xử lý vi phạm trong việc thực hiện quy trình sản xuất theo tiêu chuẩn
3.7. Chia sẻ rủi ro
3.8. Phân chia lợi ích giữa HTX và hộ thành viên
3.9. Tìm kiếm hỗ trợ từ Nhà nước
4. Truy suất nguồn gốc nông sản và thiết lập mã vùng trồng
4.1. Truy suất nguồn gốc nông sản
4.2. Thiết lập mã vùng trồng
B. Câu hỏi và bài tập thực hành.
Bài 04. Quản lý nhân lực trong hợp tác xã nông nghiệp
Mục tiêu:
- Trình bày những kiến thức căn bản nhất về quản lý nhân lực mang tính chuyên nghiệp có thể áp dụng trong quản lý nhân lực của các HTX nông nghiệp hiện nay ở Việt nam;
- Nắm được vị trí, nhiệm vụ, quyền hạn của các chức danh trong cơ cấu bộ máy của HTX nông nghiệp, các điều kiện cần thiết về trình độ, chuyên môn của các chức danh trong HTX.
- Xác định được nhu cầu tuyển dụng nhân sự của HTX, quy trình tuyển dụng và xây dựng các chính sách sử dụng, tuyển dụng và khen thưởng trong HTX nông nghiệp.
- Thay đổi nhận thức và thái độ của HTX nói chung và của GĐ HTX nói riêng trong việc thực hiện và kiểm soát việc thực thi các chính sách và nghiệp vụ quản trị nhân lực trong HTX nông nghiệp.
Nội dung của bài:
1. Quyền và nhiệm vụ của Hội đồng quản trị hợp tác xã, Chủ tịch HĐQT, Giám đốc hợp tác xã, Ban kiểm soát và các tổ/nhóm kỹ thuật
1.1. Quyền hạn và nhiệm vụ của Hội đồng quản trị
1.2. Quyền hạn và nhiệm vụ của Chủ tịch Hội đồng quản trị
1.3. Giám đốc (Tổng giám đốc) hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã
1.4. Ban kiểm soát, kiểm soát viên
2. Điều kiện trở thành thành viên Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát hoặc kiểm soát viên, Giám đốc (Tổng giám đốc), cán bộ kỹ thuật hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã
3. Mối quan hệ giữa Hội đồng quản trị, Chủ tịch HĐQT, Giám đốc, Ban kiểm soát và tổ/nhóm kỹ thuật
4. Xác định nhu cầu, tuyển dụng nguồn nhân lực HTX nông nghiệp
4.1. Hoạch định nguồn nhân lực trong HTX
4.2. Phân tích công việc
4.3. Quy trình tuyển dụng nhân sự
5. Một số chính sách chủ yếu trong quy chế quản trị nhân lực
6. Quy trình xây dựng quy chế nhân sự trong hợp tác xã
7. Tổ chức thực hiện và kiểm soát quy chế quản trị nhân lực
Câu hỏi và bài thực hành.
Bài 05. Quản trị tài chính trong hợp tác xã nông nghiệp
Mục tiêu:
- Trình bày được những nội dung cơ bản của tài chính HTX;
- Biết thực hiện các mẫu biểu đơn giản để quản lý tài sản, nguồn vốn;
- Vận dụng được kiến thức phân tích tài chính để ra các quyết định tài chính đơn giản.
Nội dung của bài:
1. Tổng quan về tài chính và quản lý tài chính trong hợp tác
1.1. Khái niệm tài chính hợp tác xã
1.2. Định nghĩa quản trị tài chính hợp tác xã
1.3. Chức năng của tài chính hợp tác xã
1.3.1. Chức năng tổ chức vốn
13.2. Chức năng phân phối
1.3.3. Chức năng giám sát
1.4. Bản chất và vai trò tài chính hợp tác xã
1.5. Nguyên tắc quản lý tài chính hợp tác xã
2. Nội dung quản lý tài chính trong hợp tác xã
2.1. Quản lý vốn trong hợp tác xã
2.2. Quản lý và sử dụng tài sản trong hợp tác xã
2.3. Quản lý chi phí trong hợp tác xã
2.4. Quản lý doanh thu và thu nhập khác trong hợp tác xã
3. Báo cáo tài chính và phân tích báo cáo tài chính hợp tác xã
3.1. Hệ thống báo cáo tài chính
3.2. Phân tích báo cáo tài chính Hợp tác xã
B. Câu hỏi và bài thực hành.
Bài 06: Xây dựng Phương án sản xuất kinh doanh của HTX nông nghiệp
Mục tiêu:
- Nêu khái niệm và sự cần thiết của việc xây dựng phương án sản xuất kinh doanh trong HTX nông nghiệp
- Trình bày được nội dung, quy trình, phương pháp xây dựng và cách thức triển khai tổ chức phương án sản xuất kinh doanh.
- Có khả năng vận dụng tự xây dựng và tổ chức triển khai thực hiện phương án sản xuất kinh doanh và quản trị rủi ro trong xây dựng phương án sản xuất kinh doanh của HTX nông nghiệp.
Nội dung của bài
1. Khái niệm và sự cần thiết của phương án sản xuất kinh doanh trong HTX nông nghiệp
1.1. Khái niệm
1.2. Sự cần thiết của phương án sản xuất kinh doanh trong HTX NN
1.3. Phân biệt PASXKD, kế hoạch sản xuất kinh doanh trung hạn và kế hoạch sản xuất kinh doanh thường niên trong HTX
1.4. Nguyên tắc lập phương án sản xuất, kinh doanh của HTXNN
1.6. Các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình xây dựng PASXKD
2. Nội dung, quy trình, phương pháp xây dựng PASXKD
2.1. Nội dung chính của PASXKD
2.2. Xây dựng phương án sản xuất kinh doanh
2.2.1. Đánh giá thực trạng sản xuất kinh doanh trong khu vực HTX trong 03 năm gần nhất
2.2.2. Kết quả nghiên cứu, phân tích nhu cầu dịch vụ của thành viên và danh sách các dịch vụ HTX dự kiến thực hiện trang 3 năm gần nhất
2.2.3. Phân tích ma trận SWOT có tác động đến PASXKD trong HTX
2.2.4. Mục tiêu của PASXKD
2.2.5. Mô tả hoạt động sản xuất, kinh doanh trong PASXKD
2.2.6. Các hoạt động hỗ trợ thực hiện PASXKD
2.2.7. Phân tích hiệu quả xã hội và tác động môi trường của PASXKD
2.2.8. Phân tích đầu tư và tài chính của các dịch vụ trong PASXKD
3. Tổ chức điều hành và thực hiện PASXKD trong HTX
3.1. Giao nhiệm vụ cho các đơn vị, bộ phận cá nhân trong HTX
3.2. Giám sát, kiểm tra và điều chỉnh kế hoạch
3.3. Đánh giá và tổng kết kết quả thực hiện kế hoạch
Câu hỏi và bài thực hành.
Tên mô đun: Phát triển một số kỹ năng quản lý hợp tác xã nông nghiệp
Mã số mô đun: MĐ03
Nghề: Giám đốc hợp tác xã nông nghiệp
CHƯƠNG TRÌNH MÔ ĐUN
PHÁT TRIỂN MỘT SỐ KỸ NĂNG QUẢN LÝ HỢP TÁC XÃ NÔNG NGHIỆP
Mã mô đun: MĐ03
Thời gian thực hiện: 78 giờ; (lý thuyết: 18 giờ; thực hành: 60 giờ)
I. Vị trí, tính chất, ý nghĩa và vai trò của mô đun:
- Vị trí: Mô đun “Phát triển một số kỹ năng quản lý hợp tác xã nông nghiệp” là mô đun bắt buộc, thuộc chuyên môn ngành, được bố trí giảng dạy đồng thời hoặc độc lập với mô đun “Những nội dung cơ bản về hợp tác xã” và mô đun “Quản trị hợp tác xã nông nghiệp”.
- Tính chất: Đây là mô đun tích hợp giữa lý thuyết và thực hành, mô đun này trang bị cho người học các kiến thức và kỹ năng cần thiết để thực hiện được công việc về đàm phán, soạn thảo và ký kết hợp đồng của Giám đốc HTX nông nghiệp; lựa chọn được mô hình HTX nông nghiệp phù hợp và phát triển liên kết chuỗi giá trị, sản xuất sản phẩm OCOP trong hợp tác xã nông nghiệp. Do đó, cần được tổ chức giảng dạy tại những địa điểm có đầy đủ điều kiện, phương tiện giảng dạy, vật tư, tài liệu, mô hình… để đảm bảo hình thành một số kỹ năng nghề cơ bản cho người học.
1. Kiến thức
- Trình bày kiến thức chung về khác niệm, các quy định, nguyên tắc, yêu cầu, kỹ năng đàm phán, thương thảo; soạn thảo và ký kết hợp đồng;
- Nêu được các mô hình hợp tác xã trong sản xuất nông nghiệp hiện nay, ưu nhược điểm của các mô hình;
- Trình bày đặc điểm và ưu nhược điểm của các mô hình ứng dụng công nghệ cao: công nghệ nhà kính, nhà màng; công nghệ tưới nhỏ giọt; công nghệ thông tin và tự động hóa trong sản xuất nông nghiệp;
- Nêu được khái niệm về chuỗi giá trị, liên kết chuỗi giá trị; mục đích xây dựng liên kết chuỗi giá trị và đặc điểm cơ bản của 04 mô hình liên kết chuỗi giá trị phổ biến;
- Mô tả các bước cơ bản khi xây dựng danh mục các dự án liên kết chuỗi giá trị;
- Trình bày được khái niệm, đặc trưng, tiêu chí đánh giá và phân hạng sản phẩm OCOP.
2. Kỹ năng
- Soạn thảo được hợp đồng với các điều khoản, nội dung và hình thức đúng theo quy định của pháp luật;
- Vận dụng kỹ năng đàm phán và ký kết hợp đồng vào hoạt động của hợp tác xã nhằm hạn chế rủi ro khi đàm phán và ký kết hợp đồng;
- Phân biệt được các mô hình hợp tác xã kiểu mới. Thông qua phân tích các mô hình, lựa chọn được mô hình HTX phù hợp và có kỹ năng tổ chức hoạt động của HTX theo mô hình thích hợp.
- Lựa chọn được mô hình công nghệ cao phù hợp với điều kiện của HTX nông nghiệp;
- Xây dựng được dự án, phương án sản xuất kinh doanh ứng dụng công nghệ cao trong HTX nông nghiệp;
- Lựa chọn được mô hình liên kết chuỗi giá trị phù hợp với loại hợp với loại hình sản phẩm và điều kiện của HTX nông nghiệp để tham gia và phát triển bền vững;
- Chọn được nội dung và lập được dự án đề xuất chính sách hỗ trợ phát triển liên kết chuỗi giá trị;
- Xác định được chất lượng sản phẩm của HTX theo các tiêu chí đánh giá của sản phẩm OCOP;
- Xây dựng được chiến lược kinh doanh sản phẩm OCOP và kế hoạch kinh doanh sản phẩm OCOP hằng năm.
3. Năng lực tự chủ và trách nhiệm
- Nhận thức được tầm quan trọng, ý nghĩa của công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp;
- Nhận thức được tầm quan trọng, lợi ích HTX nông nghiệp, lợi ích quốc gia đối với tính bền vững liên kết chuỗi giá trị, của một sản phẩm khi đạt tiêu chí OCOP 5 sao và phát triển được trên thị trường;
- Có thái độ học tập nghiêm túc, trung thực trong quá trình thực hành; có ý thức và khả năng tự học, tự nghiên cứu, có khả năng hoạt động nhóm.
1. Nội dung tổng quát và phân bổ thời gian:
Số TT | Tên các bài trong mô đun | Thời gian (giờ) | ||
Tổng số | Lý thuyết | Thực hành | ||
Bài 1 | Kỹ năng đàm phán và ký kết hợp đồng của Giám đốc HTX nông nghiệp | 24 | 8 | 16 |
Bài 2 | Giới thiệu mô hình HTX nông nghiệp và công nghệ cao | 28 | 4 | 24 |
Bài 3 | Phát triển liên kết chuỗi giá trị, sản phẩm OCOP trong HTX nông nghiệp | 26 | 6 | 20 |
| Cộng | 78 | 18 | 60 |
Bài 01. Kỹ năng đàm phán và ký kết hợp đồng của Giám đốc HTX nông nghiệp
Mục tiêu:
- Trình bày kiến thức chung về các quy định, nguyên tắc, yêu cầu, kỹ năng đàm phán, thương thảo; soạn thảo và ký kết hợp đồng;
- Soạn thảo được hợp đồng với các điều khoản, nội dung và hình thức phù hợp với mỗi loại hợp đồng mà HTX áp dụng (hợp đồng mua, hợp đồng bán, hợp đồng liên kết, hợp đồng hỗn hợp);
- Vận dụng kỹ năng đàm phán và ký kết hợp đồng vào hoạt động của hợp tác xã nhằm hạn chế rủi ro khi đàm phán và ký kết hợp đồng.
Nội dung của bài:
1. Kỹ năng soạn thảo hợp đồng
1.1. Một số vấn đề chung về hợp đồng
1.1.1. Khái niệm hợp đồng
1.1.2 Một số loại hợp đồng thường sử dụng trong HTX nông nghiệp
1.1.3. Hệ thống pháp lý liên quan đến hợp đồng nông nghiệp ở Việt Nam
1.1.4. Nội dung cơ bản và hình thức của hợp đồng mua bán hàng hóa
1.1.5 Vai trò của Giám đốc HTX trong việc ký kết hợp đồng
1.1.6. Một số dạng vi phạm hợp đồng và biện pháp xử lý
1.2. Soạn thảo Hợp đồng
1.2.1. Nguyên tắc soạn thảo hợp đồng
1.2.2. Hướng dẫn soạn thảo nội dung chính của hợp đồng
1.2.3. Các bước cơ bản của quá trình soạn thảo hợp đồng
1.2.4. Một số lưu ý khi soạn thảo hợp đồng
1.2.5. Soạn phụ lục của hợp đồng
1.3. Một số kỹ năng cơ bản cần phải có khi soạn thảo hợp đồng
2. Kỹ năng đàm phán và thương thảo hợp đồng
2.1. Một số vấn đề chung về đàm phán, thương thảo
2.1.1. Khái niệm đàm phán, thương thảo
2.1.2. Phân loại đàm phán, thương thảo
2.1.3. Một số đặc tính cơ bản của thương thảo hợp đồng kinh tế
2.1.4. Vai trò của đàm phán đối với Giám đốc HTX nông nghiệp
2.1.5. Nguyên tắc khi đàm phán
2.1.6. Quá trình và nội dung đàm phán, thương thảo
2.1.7. Một số tình huống thường gặp trong quá trình đàm phán tại HTX
2.2. Kỹ năng và nghệ thuật đàm phán, thương thảo
2.2.1. Một số kỹ năng cơ bản trong đàm phán, thương thảo
2.2.2. Chiến lược đàm phán, thương thảo
3. Ký kết hợp đồng
3.1. Khẳng định chấp thuận, tóm tắt các thỏa thuận đã đạt được
3.2. Thực hiện hợp pháp hóa hợp đồng
3.2.1 Các hình thức của văn bản hợp đồng
3.2.2. Đảm bảo tính hợp pháp của hình thức hợp đồng
3.2.3. Đảm bảo tính hợp pháp của chủ thể hợp đồng
3.2.4. Đảm bảo tính hợp pháp của người đại diện ký hợp đồng
3.2.5. Đảm bảo tính hợp pháp của nội dung hợp đồng
3.3. Những điều cần lưu ý khi ký kết hợp đồng
3.4. Nguyên nhân dẫn đến rủi ro, thất bại trong đàm phán, ký kết hợp đồng và một số giải pháp xử lý
3.4.1 Nguyên nhân dẫn đến rủi ro, thất bại trong đàm phán, ký kết hợp đồng
3.4.2 Giải pháp hạn chế rủi ro, thất bại trong đàm phán, ký kết hợp đồng
Câu hỏi và bài tập thực hành.
Bài 02. Giới thiệu mô hình HTX nông nghiệp và công nghệ cao
Mục tiêu:
- Nêu được các mô hình hợp tác xã trong sản xuất nông nghiệp hiện nay, ưu nhược điểm của các mô hình;
- Trình bày đặc điểm và ưu nhược điểm của các mô hình ứng dụng công nghệ cao: công nghệ nhà kính, nhà màng; công nghệ tưới nhỏ giọt; công nghệ thông tin và tự động hóa trong sản xuất nông nghiệp;
- Thông qua phân tích các mô hình, lựa chọn được mô hình HTX phù hợp và có kỹ năng tổ chức hoạt động của HTX theo mô hình thích hợp.
- Nêu được các hoạt động tổ chức cho các thành viên đi thăm quan học tập kinh nghiệp ở mô hình HTX hoạt động có hiệu quả
Nội dung của bài:
1. Giới thiệu các mô hình hợp tác xã nông nghiệp kiểu mới
1.1. Mô hình hợp tác xã vừa sản xuất, vừa tham gia thị trường (sàn giao dịch nông sản)
1.2. Mô hình hợp tác xã tích tụ, tập trung ruộng đất có quy mô lớn và ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất
1.3. Mô hình hợp tác xã nông nghiệp đảm nhiệm các dịch vụ đầu vào, sơ chế/chế biến và đầu ra trong chuỗi giá trị nông sản
1.4. Mô hình nâng cao năng lực ứng phó biến đổi khí hậu của các HTX nông nghiệp
1.5. Mô hình hợp tác xã phát triển nông lâm thủy sản bền vững
1.6. Mô hình hợp tác xã sản xuất sản phẩm OCOP, gắn với du lịch nông thôn, miền núi
1.7. Mô hình hợp tác xã đánh bắt, nuôi trồng thủy hải sản và bảo vệ nguồn lợi cộng đồng
2. Giới thiệu mô hình HTX nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao
2.1. Khái niệm về nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao
2.2. Giới thiệu mô hình ứng dụng công nghệ cao trong HTX NN
2.2.1. Mô hình ứng dụng công nghệ nhà kính, nhà màng trong sản xuất cây trồng
2.2.2. Mô hình ứng dụng công nghệ tưới nhỏ giọt
2.2.3. Mô hình ứng dụng công nghệ trồng cây không dùng đất
2.2.4. Ứng dụng công nghệ số trong sản xuất nông nghiệp
2.2.5. Mô hình ứng dụng công nghệ tự động hóa trong sản xuất nông nghiệp
3. Hướng dẫn hợp tác xã lựa chọn công nghệ
4. Hướng dẫn thực hành, thăm quan mô hình HTX hoạt động có hiệu quả
Bước 1 - Chuẩn bị đi thăm quan học tập
Bước 2 - Thăm quan thực tế
Bước 3 - Viết báo cáo thu hoạch kết quả thăm quan trải nghiệm
Câu hỏi và bài tập thực hành.
Bài 03. Phát triển liên kết chuỗi giá trị, sản phẩm OCOP trong HTX nông nghiệp
Mục tiêu:
- Nêu được khái niệm về chuỗi giá trị, liên kết chuỗi giá trị; mục đích xây dựng liên kết chuỗi giá trị;
- Trình bày đặc điểm cơ bản của 04 mô hình liên kết chuỗi giá trị phổ biến;
- Mô tả các bước cơ bản khi xây dựng danh mục các dự án liên kết chuỗi giá trị;
- Trình bày được khái niệm, đặc trưng, tiêu chí đánh giá và phân hạng sản phẩm OCOP;
- Xây dựng chiến lược kinh doanh sản phẩm OCOP và kế hoạch kinh doanh sản phẩm OCOP hằng năm của HTX nông nghiệp;
- Nhận thức được tầm quan trọng, ý nghĩa của việc tham gia liên kết chuỗi giá trị và phát triển sản phẩm OCOP cho hợp tác xã.
Nội dung của bài:
1. Phát triển liên kết chuỗi giá trị trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp
1.1. Giới thiệu về chuỗi giá trị
1.2. Mục đích xây dựng liên kết chuỗi giá trị
1.3. Các hình thức liên kết chuỗi giá trị
1.4. Một số mô hình liên kết chuỗi giá trị
1.4.1. Mô hình 1: Doanh nghiệp + HTX/tổ nhóm/nông dân
1.4.2. Mô hình 2: Doanh nghiệp + Đại lý/thương lái + Hộ sản xuất/tổ nhóm
1.4.3. Mô hình 3: HTX/Tổ nhóm tự tổ chức sản xuất hoặc liên kết
1.4.4. Mô hình 4: Cơ sở thương mại + HTX/Tổ nhóm/hộ gia đình
1.5. Hướng dẫn quy trình triển khai hoạt động phát triển liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị
1.5.1. Lập và phê duyệt danh mục các dự án liên kết
1.5.2. Hồ sơ và trình tự thủ tục hỗ trợ liên kết
1.6. Chính sách hỗ trợ phát triển liên kết theo chuỗi giá trị trong nông nghiệp
2. Phát triển sản phẩm OCOP trong hợp tác xã nông nghiệp
2.1. Giới thiệu khái niệm sản phẩm và sản phẩm OCOP
2.1.1 Sản phẩm
2.1.2 Sản phẩm OCOP
2.2. Đặc trưng của sản phẩm OCOP
2.3 Danh mục các sản phẩm trong chương trình OCOP
2.4 Tiêu chí lựa chọn, đánh giá sản phẩm OCOP
2.5. Xây dựng chiến lược kinh doanh sản phẩm OCOP
2.5.1. Mục đích
2.5.2. Nguyên tắc
2.5.3. Xây dựng chiến lược kinh doanh sản phẩm OCOP
2.5.4 Các bước thực hiện quy trình xây dựng kế hoạch kinh doanh sản phẩm OCOP
2.5.5. Tổ chức thực hiện kế hoạch kinh doanh sản phẩm OCOP hàng năm
Câu hỏi và bài tập thực hành.
NHỮNG NỘI DUNG CƠ BẢN VỀ HỢP TÁC XÃ
MÃ SỐ: MĐ 01
NGHỀ: GIÁM ĐỐC HỢP TÁC XÃ NÔNG NGHIỆP
Ban hành theo Quyết định số: 4468/BNN-KTHT, ngày 17/11/2021 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
MỤC LỤC
TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN
LỜI GIỚI THIỆU
CÁC THUẬT NGỮ CHUYÊN MÔN VÀ CHỮ VIẾT TẮT
MÔ ĐUN 1
NHỮNG NỘI DUNG CƠ BẢN VỀ HTX
I. Vị trí, tính chất, ý nghĩa và vai trò của mô đun:
II. Mục tiêu của mô đun:
1. Kiến thức:
2. Kỹ năng:
3. Năng lực tự chủ và trách nhiệm:
BÀI 01: TỔNG QUAN VỀ HỢP TÁC XÃ, LUẬT HỢP TÁC XÃ VÀ CÁC CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN HỢP TÁC XÃ Ở VIỆT NAM
Mục tiêu
A Nội dung
1. Lịch sử phong trào phát triển HTX
1.1. Khái quát lịch sử phát triển HTX nông nghiệp một số nước trên thế giới
1.2. Lịch sử hình thành HTX và HTX nông nghiệp ở Việt Nam
2. Những vấn đề cơ bản về HTX nông nghiệp và Luật HTX năm 2012
2.1. Một số khái niệm
2.1.1. Khái niệm về HTX
2.1.2. Khái niệm về liên hiệp HTX
2.1.3. Khái niệm về HTX nông nghiệp
2.2. Bản chất tổ chức HTX
2.2.1. Về mục đích thành lập
2.2.2. Về quan hệ sở hữu
2.2.3. Về quan hệ kinh tế
2.2.4. Về quan hệ phân phối
2.3. Các nguyên tắc của HTX
2.3.1. Điều 7 Luật HTX 2012 đã đề ra 7 nguyên tắc tổ chức và hoạt động của HTX là:
2.3.2. Nguyên tắc hoạt động của HTX theo luật HTX:
2.4. Cơ cấu tổ chức và quy mô HTX
2.4.1. Cơ cấu tổ chức HTX
2.4.2. Quy mô HTX
2.5. Chế độ báo cáo của HTX
2.5.1 Nội dung báo cáo
2.5.2. Thời hạn gửi báo cáo
2.5.3. Nơi gửi báo cáo:
2.6. Sự khác nhau giữa hợp tác xã và công ty cổ phần
3. Các nhiệm vụ phát triển HTX nông nghiệp trong giai đoạn tới
3.1. Thống nhất và nâng cao nhận thức về kinh tế tập thể
3.2. Hoàn thiện thể chế, tạo môi trường pháp lý thuận lợi để kinh tế tập thể phát triển
3.3. Tăng cường vai trò của cấp ủy, chính quyền địa phương; sự phối hợp của các bộ ngành, đoàn thể trong lãnh đạo, chỉ đạo phát triển kinh tế tập thể, HTX
3.4. Về kiện toàn cơ cấu tổ chức, năng lực của cơ quan quản lý nhà nước về kinh tế tập thể trong nông nghiệp, liên minh HTX các cấp và các tổ chức chính trị - xã hội liên quan đến kinh tế tập thể
3.5. Đẩy mạnh đổi mới, nâng cao hiệu quả hoạt động của các tổ chức kinh tế tập thể
3.6. Xây dựng các mô hình kinh tế tập thể kiểu mới phù hợp với bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư, hội nhập kinh tế quốc tế
3.7. Nhân rộng và phát triển mô hình HTX, liên hiệp HTX thành công theo phương thức sản xuất gắn với chuỗi giá trị tại vùng dân tộc thiểu số, miền núi
3.8. Tư vấn, hỗ trợ các tổ chức kinh tế tập thể ứng dụng thành tựu khoa học kỹ thuật tiên tiến nhằm nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm
3.9. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cho khu vực kinh tế tập thể, HTX, liên hiệp HTX
3.10. Hỗ trợ xúc tiến thương mại, mở rộng thị trường cho sản phẩm nông nghiệp của các liên hiệp HTX, HTX, tổ hợp tác, nông dân thông qua các hình thức:
3.11. Bảo vệ tài nguyên, môi trường, nâng cao khả năng thích ứng với biến đổi khí hậu, giảm thiểu thiệt hại do thiên tai, bảo đảm an sinh xã hội thông qua mô hình kinh tế tập thể
3.12. Tăng cường hợp tác quốc tế về phát triển kinh tế tập thể, HTX để chia sẻ kinh nghiệm, kiến thức, thu hút nguồn lực từ các tổ chức quốc tế trong hỗ trợ phát triển kinh tế tập thể, HTX trong nông nghiệp.
4. Chính sách ưu đãi, hỗ trợ phát triển HTX nông nghiệp
4.1. Nhóm chính sách định hướng sự phát triển của HTX
4.1.1. Chủ trương, định hướng của Đảng, Nhà nước:
4.1.2. Chiến lược, chương trình phát triển HTX giai đoạn 2021-2030:
4.2. Nhóm chính sách hỗ trợ, ưu đãi tạo điều kiện thuận lợi cho HTX
4.2.1. Nhóm chính sách hỗ trợ HTX:
4.2.2. Nhóm chính sách ưu đãi HTX:
4.3. Chính sách phòng ngừa, giảm thiểu thiệt hại khi gặp các rủi ro
4.3.1. Chính sách hỗ trợ giảm thiểu thiệt hại
4.3.2. Chính sách bảo hiểm nông nghiệp:
B. Câu hỏi và bài tập thực hành
BÀI 02: THIẾT LẬP QUAN HỆ CỘNG ĐỒNG CỦA HTX NÔNG NGHIỆP
Mục tiêu
A. Nội dung
1. Khái niệm, đối tượng và lợi ích của việc thiết lập quan hệ cộng đồng
1.1. Khái niệm thiết lập quan hệ cộng đồng
1.2. Đối tượng của quan hệ cộng đồng
1.2.1. Cộng đồng thành viên
1.2.2. Cộng đồng liên kết
1.2.3. Cộng đồng xã hội
1.3. Lợi ích việc thiết lập quan hệ cộng đồng
2. Nội dung thông điệp và nguyên tắc trong thiết lập quan hệ cộng đồng
2.1. Nội dung thông điệp
2.1.1. Tính đặc thù của nông hộ và nhu cầu liên kết
2.1.2. Tính đặc thù của mô hình HTX
2.2. Nguyên tắc của việc thiết lập quan hệ cộng đồng
3. Các bước lập kế hoạch thiết lập quan hệ cộng đồng
3.1. Phân tích tổng quan môi trường
3.2. Xác định mục tiêu
3.3. Xây dựng thông điệp
3.4. Lựa chọn kênh chuyển tải thông điệp
3.5. Xây dựng tiêu chí đo lường hiệu quả
B. Câu hỏi và bài tập thực hành
TÀI LIỆU THAM KHẢO
TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN
Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nên các nguồn thông tin có thể được phép dùng nguyên bản hoặc trích dùng cho các mục đích về đào tạo và tham khảo.
Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh doanh thiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm.
LỜI GIỚI THIỆU
Trong những năm gần đây, kinh tế tập thể, hợp tác xã tiếp tục đổi mới, phát triển nhanh cả về số lượng và chất lượng, cơ bản khắc phục được tình trạng yếu kém kéo dài. Nhiều loại hình, mô hình HTX hoạt động hiệu quả, góp phần phát triển kinh tế bền vững, xây dựng nông thôn mới, tạo việc làm, xoá đói, giảm nghèo, bảo đảm an sinh xã hội, tăng cường hệ thống chính trị ở cơ sở; qua đó, từng bước khẳng định vị trí, vai trò nền tảng của khu vực kinh tế tập thể, HTX trong nền kinh tế quốc dân.
Bên cạnh đó, từ yêu cầu đào tạo nâng cao năng lực, nhận thức, kỹ năng cho các HTX đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt nội dung thực hiện tại các Quyết định số 1804/QĐ-TTg ngày 13/11/2020 phê duyệt chương trình hỗ trợ kinh tế tập thể, HTX giai đoạn 2021-2025; Quyết định số 167/QĐ-TTg ngày 3/2/2021 phê duyệt Đề án lựa chọn, hoàn thiện, nhân rộng mô hình HTX kiểu mới hiệu quả tại các địa phương giai đoạn 2021-2025; Quyết định số 340/QĐ- TTg ngày 12/3/2021 phê duyệt Chiến lược phát triển kinh tế tập thể, HTX giai đoạn 2021 - 2030. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã giao cho các đơn vị chuyên môn, các trường đào tạo xây dựng lại chương trình, giáo trình đào tạo nghề “Giám đốc HTX nông nghiệp” làm tài liệu giảng dạy cho các địa phương, cơ sở đào tạo áp dụng.
Chương trình đào tạo nghề “Giám đốc HTX nông nghiệp” cùng với Bộ giáo trình đã tích hợp những kiến thức, kỹ năng cần có của nghề, do đó có thể coi là cẩm nang cho người đã, đang và sẽ tham gia vào quản lý HTX nông nghiệp. Bộ giáo trình gồm 3 quyển:
1) Giáo trình mô đun: Những nội dung cơ bản về HTX.
2) Giáo trình mô đun: Quản trị HTX nông nghiệp.
3) Giáo trình mô đun: Phát triển một số kỹ năng quản lý HTX nông nghiệp.
Giáo trình mô đun: Những nội dung cơ bản về HTX gồm 2 bài:
Bài 01: Tổng quan về hợp tác xã, Luật Hợp tác xã và các chính sách phát triển hợp tác xã ở Việt Nam.
Bài 02: Thiết lập mối quan hệ cộng đồng của hợp tác xã nông nghiệp
CÁC THUẬT NGỮ CHUYÊN MÔN VÀ CHỮ VIẾT TẮT
HTX: HTX
TV: Thành viên
BNNPTNT: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
CNC: Công nghệ cao
ĐBKK: Đặc biệt khó khăn
GTGT: Giá trị gia tăng
KTXH: Kinh tế - xã hội
GTSPDVTV: Giá trị sản phẩm dịch vụ từng thành viên sử dụng
GTSPDVHTX: Tổng giá trị sản phẩm dịch vụ do HTX cung cấp cho tất cả các thành viên.
SDSPDV: Sử dụng sản phẩm dịch vụ
NHỮNG NỘI DUNG CƠ BẢN VỀ HỢP TÁC XÃ
I. Vị trí, tính chất, ý nghĩa và vai trò của mô đun:
- Vị trí: Mô đun “Những nội dung cơ bản về HTX” là mô đun bắt buộc, thuộc chuyên môn ngành, được bố trí giảng dạy đồng thời hoặc độc lập với mô đun “Quản trị HTX nông nghiệp” và “Phát triển một số kỹ năng quản lý HTX nông nghiệp”.
- Tính chất: Đây là cung cấp những kiến thức cơ bản về hợp tác, mô đun này trang bị cho người học các kiến thức tổng quan về HTX, Luật HTX, các chính sách phát triển HTX và kiến thức về thiết lập mối quan hệ cộng đồng của HTX. Do đó, cần được tổ chức giảng dạy tại những địa điểm có đầy đủ điều kiện, phương tiện giảng dạy, vật tư, tài liệu, mô hình…để đảm bảo hình thành một số kỹ năng nghề cơ bản cho người học.
- Trình bày được những nội dung chính trong lịch sử phong trào phát triển HTX;
- Trình bày được các mốc lịch sử trong phát triển HTX ở Việt Nam; kinh nghiệp rút ra trong phát triển HTX.
- Nêu được các quan điểm, mục tiêu và nhiệm vụ phát triển HTX trong giai đoạn tới.
- Trình bày được bản chất, nguyên tắc, hoạt động, tổ chức bộ máy của HTX;
- Nêu được nội dung chính của các chính sách hỗ trợ HTX hiện nay, điều kiện được hưởng, trách nhiệm của địa phương, của các cơ quan Trung ương, đầu mối tổ chức thực hiện;
- Trình bày được khái niệm, đối tượng, lợi ích, mối quan hệ và phương thức gắn kết của 3 loại cộng đồng liên quan đến HTX: Cộng đồng thành viên chính thức, cộng đồng thành viên liên kết và cộng đồng xã hội;
- Mô tả được các nội dung thông điệp, nguyên tắc trong thiết lập quan hệ cộng đồng và các giải pháp, công cụ điều chỉnh phân phối lợi ích trong cộng đồng.
- Trình bày các mối quan hệ bên trong HTX;
- Trình bày các mối quan hệ bên ngoài HTX;
- Phân biệt liên kết dọc và liên kết ngang trong HTX;
- Mô tả những thách thức xảy ra trong quản lý HTX và cách thức đối phó với từng loại thách thức.
- Phân tích được bản chất, nguyên tắc của HTX và vận dụng hợp lý các chính sách liên quan đến HTX trong quản lý điều hành và phát triển HTX;
- Xác định được các mục tiêu, nhiệm vụ phát triển HTX ở Việt Nam trong giai đoạn tới.
- Áp dụng được các nội dung tổ chức hoạt động vào thực tế hoạt động của HTX;
- Xác định được các chính sách của Nhà nước hỗ trợ cho HTX;
- Xây dựng được kế hoạch thiết lập quan hệ cộng đồng trong HTX.
- Phân tích được các mối quan hệ bên trong HTX;
- Phân tích được các mối quan hệ bên ngoài: Quan hệ giữa HTX với doanh nghiệp, cơ sở tư nhân, đại lý phân phối; quan hệ giữa HTX với chính quyền địa phương: ủy ban nhân dân, sở nông nghiệp và phát triển nông thôn và các tổ chức chính quyền khác; quan hệ giữa HTX với nhà nước
- Nhận diện và khắc phục được những thách thức trong quản lý HTX;
- Thực hiện độc lập hoặc phối hợp nhịp nhàng với các bộ phận liên quan.
3. Năng lực tự chủ và trách nhiệm:
- Học viên hiểu bản chất của HTX và kinh tế tập thể, tránh hiểu lầm vào HTX chỉ để được hưởng chính sách hỗ trợ; Từ đó có động cơ, nhận thức đúng đắn để thực hiện nghiêm túc các nguyên tắc của HTX trong tổ chức hoạt động của HTX.
- Có ý thức và kỹ năng trong việc thiết lập quan hệ cộng đồng của HTX nông nghiệp.
- Có thái độ học tập nghiêm túc, trung thực trong quá trình thực hành; có ý thức và khả năng tự học, tự nghiên cứu, có khả năng hoạt động nhóm.
BÀI 01: TỔNG QUAN VỀ HỢP TÁC XÃ, LUẬT HỢP TÁC XÃ
VÀ CÁC CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN HỢP TÁC XÃ Ở VIỆT NAM
Mã bài: MĐ01- 01
Mục tiêu
| - Trình bày những nét chính trong lịch sử phong trào phát triển HTX - Trình bày phân tích về HTX ở các góc độ: bản chất, nguyên tắc, hoạt động, tổ chức bộ máy của HTX; |
- Trình bày được bản chất, yêu cầu của phát triển kinh tế tập thể, HTX. Qua đó học viên nắm được bản chất cốt lõi của HTX và tránh hiểu lầm vào HTX chỉ để được hưởng chính sách hỗ trợ; - Nêu nội dung chính của các chính sách hỗ trợ HTX hiện nay, điều kiện được hưởng, trách nhiệm của địa phương, của các cơ quan trung ương, đầu mối thực hiện... Qua đó học viên có thể vận dụng các chính sách liên quan đến HTX trong quản lý điều hành và phát triển HTX. |
1. Lịch sử phong trào phát triển HTX
1.1. Khái quát lịch sử phát triển HTX nông nghiệp một số nước trên thế giới
HTX đầu tiên trên thế giới được hình thành vào năm 1761 tại Vương quốc Anh, sau đó phát triển ra ở hầu hết các nước trên thế giới, không phân biệt ở nước có nền kinh tế phát triển hay đang phát triển; HTX đều có vai trò quan trọng trong việc phát triển kinh tế và ổn định xã hội. HTX là tổ chức kinh tế mang tính xã hội cao, HTX hoạt động như một doanh nghiệp dựa trên các giá trị và nguyên tắc tương trợ, tự chịu trách nhiệm, dân chủ, bình đẳng, công bằng và đoàn kết, tạo nên sức mạnh trong việc giúp các hộ gia đình, cá thể, tiểu chủ hoạt động kinh doanh có hiệu quả hơn, tăng khả năng cạnh tranh mạnh hơn trên thị trường. Hơn thế, ở nhiều nước, HTX được coi là tổ chức để thông qua đó Nhà nước có thể thực hiện được nhiều chương trình quan trọng như: Xoá đói giảm nghèo, ứng dụng công nghệ mới, công nghiệp hoá nông nghiệp nông thôn, khôi phục và phát huy ngành nghề truyền thống, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tham gia bảo đảm an ninh chính trị và xã hội...Do vị trí và vai trò quan trọng của các HTX như vậy, nên số lượng người tham gia xã viên của HTX ngày càng đông, tổ chức của HTX ngày được hoàn thiện và mở rộng phạm vi hoạt động trong nước và quốc tế. Mỗi nước đều có hệ thống tổ chức HTX từ cơ sở đến toàn quốc, rồi tổ chức HTX từng châu lục đến khu vực và toàn thế giới. Liên minh HTX quốc tế (ICA) là tổ chức cao nhất của phong trào HTX toàn thế giới và từ năm 1946 ICA là đối tác của Liên hiệp quốc về các vấn đề kinh tế - xã hội thông qua Ủy ban Kinh tế - Xã hội (COPAC) của Liên hiệp quốc
- HTX nông nghiệp ở Đức: Nước Đức được coi là một trong những chiếc nôi đầu tiên của mô hình kinh tế HTX ở châu Âu. HTX nông nghiệp ở CHLB Đức hoạt động theo Luật HTX Đức được ban hành từ năm 1890. Theo đó các HTX được coi và đối xử hoàn toàn bình đẳng như các doanh nghiệp khác, phải cạnh tranh lành mạnh với các loại hình doanh nghiệp khác. Các HTX nông nghiệp không được hưởng ưu đãi thuế. Những hỗ trợ của Nhà nước, nếu có, thì chỉ là gián tiếp và dành cho tất cả đối tượng, doanh nghiệp lĩnh vực nông nghiệp, không chỉ dành riêng cho HTX.
- HTX nông nghiệp ở Pháp: Pháp là quốc gia có lĩnh vực HTX với quy mô lớn. Theo thống kê năm 1994, Pháp có 3.800 HTX bán - chế biến nông sản và 13.000 HTX dịch vụ nông nghiệp với số hội viên là 720.000 người (90% là nông dân). Nếu nhìn vào thị phần, ta thấy HTX nông nghiệp chiếm tỷ lệ thị phần cao trên mọi lĩnh vực, rượu vang chiếm 60%, sữa bò 52%, thịt gà 42%, thịt bò 37%, hoa quả 30%, chiếm khoảng 28% trong thị phần ngành nông nghiệp và thực phẩm. Nước Pháp có một nền nông nghiệp quy mô nhỏ ngay cả ở Châu Âu, đang tập trung sức vào việc chế biến thực phẩm để làm tăng thêm giá trị của các ngành nông sản, vì vậy mà HTX nông nghiệp ngoài các hiệp hội của từng vùng còn tổ chức ra 17 hiệp hội HTX nông nghiệp chuyên môn.
- HTX nông nghiệp ở Anh: Các HTX nông nghiệp của Anh còn thiếu những mối quan hệ tương hỗ với các HTX tín dụng, so với HTX khác ở Tây - Bắc Âu thì rõ ràng là chậm chạp hơn. Tại Anh có 532 HTX và 9.000 hội viên, được chia đều cho loại hình HTX nông nghiệp tổng hợp và HTX nông nghiệp mua nông sản. Việc bán nông sản tới gần đây mới được tiến hành thông qua Marketing Board (Uỷ ban marketing) của nước nhà, song nhờ việc bán nông sản, nông nghiệp ở các nước Châu Âu rất vững mạnh.
- HTX nông nghiệp ở Hoa Kỳ: Là cường quốc về nông nghiệp, Hiệp hội, HTX ở Mỹ cũng rất mạnh, đặc biệt trong ngành công nghiệp sản xuất bơ sữa. Một điểm đặc biệt ở Mỹ là sự thành công của các Hiệp hội, HTX sản xuất chuyên ngành. Thí dụ như Blue Diamond (HTX của những người trồng hạnh, chiếm khoảng 1/3 thị phần thế giới về sản phẩm này), Sunmaid (HTX chế biến nho khô, một trong những nhãn hiệu uy tín) và Ocean Spray (HTX của những người trồng việt quất, một liên minh chiến lược có sức sống mạnh mẽ).
Trong những năm đầu thế kỷ 21, ở Mỹ nổi lên một thế hệ các HTX nông nghiệp mới dựa trên việc đánh giá lại các nguyên tắc HTX. Sự ra đời của thế hệ HTX mới này xuất phát từ nhu cầu tạo thêm nguồn sinh lực mới cho các HTX nông nghiệp để nâng cao sức cạnh tranh. HTX ở Hoa Kỳ phát triển được là nhờ ban đầu họ thông qua việc bán nông sản, rồi sau đó mở rộng sang mua, rồi chế biến thực phẩm.
- HTX nông nghiệp ở Thái Lan: Hiện nay, Thái Lan có một số mô hình HTX nông nghiệp và HTX tín dụng tiêu biểu: HTX được thành lập nhằm đáp ứng nhu cầu của xã viên trong các lĩnh vực: Vay vốn, gửi tiền tiết kiệm và tiền ký quỹ, tiêu thụ sản phẩm, tiếp thị, hỗ trợ phát triển nông nghiệp và các dịch vụ khác. Thông qua sự trợ giúp của Chính phủ, Ngân hàng Nông nghiệp và HTX Nông nghiệp, xã viên được vay vốn với lãi suất thấp, thời hạn ưu đãi thích hợp cho việc kinh doanh hoặc sản xuất của họ, hoạt động của HTX tín dụng nhằm đáp ứng nhu cầu của xã viên về các lĩnh vực: Khuyến khích gửi tiền tiết kiệm của các xã viên; góp cổ phần; cung cấp các dịch vụ vốn vay cho xã viên…
- HTX nông nghiệp ở Nhật Bản: Nhật Bản cũng là quốc gia mà các hiệp hội và HTX phát triển rất mạnh. Tổ chức HTX nông nghiệp Nhật Bản được đặc trưng bởi hệ thống 3 cấp: các HTX nông nghiệp cơ sở, các liên hiệp và các liên đoàn quốc gia. Các tổ chức HTX cơ sở được tổ chức ở cấp làng, thị trấn và thành phố trực thuộc tỉnh, gồm những thành viên thường xuyên là nông dân và các thành viên liên kết khác. HTX nông nghiệp cơ sở có 2 loại: HTX nông nghiệp đa chức năng và HTX nông nghiệp đơn chức năng. HTX nông nghiệp đa chức năng có nhiệm vụ hoạt động trong các lĩnh vực nông nghiệp, tiếp thị sản phẩm nông nghiệp, cung cấp nguyên liệu sản xuất và các vật dụng thiết yếu hàng ngày; cho vay và đầu tư vốn, cung cấp bảo hiểm… HTX nông nghiệp đơn chức năng hoạt động trong các lĩnh vực sản xuất cụ thể như chế biến sữa, nuôi gia cầm và các nghề truyền thống khác. Ngoài ra, còn có chức năng tiếp thị sản phẩm của các xã viên thành viên và cung cấp nguyên liệu sản xuất…
1.2. Lịch sử hình thành HTX và HTX nông nghiệp ở Việt Nam
Bác Hồ là người đưa tư tưởng HTX vào Việt Nam từ rất sớm. Ngày 11/4/1946, Bác đã viết thư kêu gọi điền chủ, nông gia Việt Nam tham gia HTX nông nghiệp (đăng trên Báo Cứu Quốc số 229, ngày 1-5-1946). Trong thư, Bác viết: “Việt Nam là một nước sống về nông nghiệp, nền kinh tế lấy canh nông làm gốc… nông dân giàu thì nước ta giàu, nông nghiệp ta thịnh thì nước ta thịnh”, “nông dân muốn giàu, nông nghiệp muốn thịnh thì cần phải có HTX”; “… HTX là hợp vốn, hợp sức với nhau. Vốn nhiều, sức mạnh, thì khó nhọc ít mà lợi ích nhiều”; “HTX nông nghiệp là một tổ chức có lợi to cho nhà nông. Nó là cách tranh đấu kinh tế có hiệu quả nhất, để giúp vào việc xây dựng nước nhà... HTX nông nghiệp giúp cho nhà nông đạt đến mục đích, đã ích quốc lại lợi dân”. Trải qua các thời kỳ cách mạng Việt Nam, khu vực kinh tế hợp tác, HTX luôn luôn có những đóng góp quan trọng vào công cuộc giải phóng dân tộc và bảo vệ đất nước. Điều này được thể hiện ở các mốc lịch sử sau:
- Từ năm 1945 đến năm 1955: Phong trào kinh tế hợp tác được hình thành và phát triển ở nhiều vùng tự do và căn cứ địa cách mạng với các hình thức hợp tác giản đơn như tổ vần công, tổ đổi công. Ngày 8/3/1948, tại Chiến khu Việt Bắc, HTX thủy tinh Dân Chủ được thành lập, mở đầu cho sự ra đời và phát triển của phong trào HTX ở Việt Nam. Sự phát triển của phong trào kinh tế hợp tác, HTX giai đoạn này đã có những đóng góp tích cực trong việc đảm bảo hậu cần cho cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, động viên sức người, sức của cho tiền tuyến.
- Thời kỳ thí điểm xây dựng HTX ở miền bắc (1955 -1957): Xây dựng được 45 HTX và trên 100.000 tổ đổi công; Số lượng hợp tác xã còn ít, trình độ thấp, song có tác động tích cực đến sản xuất và xây dựng nông thôn
- Thời kỳ tổ chức xây dựng HTX nông nghiệp bậc thấp (1958 - 1960): Miền Bắc đã có 40.422 hợp tác xã nông nghiệp, thu hút 2,4 triệu hộ nông dân, chiếm 85,8% tổng số hộ với 76% diện tích ruộng đất. Về cơ bản, miền Bắc đã hoàn thành xây dựng hợp tác xã bậc thấp; Có 4.346 HTX bậc cao và xuất hiện một số HTX có qui mô toàn xã. Các HTX góp phần to lớn vào công cuộc khôi phục và phát triển kinh tế sau chiến tranh; góp phần thực hiện thắng lợi công cuộc cải tạo xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc.
- Thời kỳ tổ chức HTX bậc cao (1960 - 1965): Đã hình thành 17.562 hợp tác xã nông nghiệp bậc cao; Hợp tác xã nông nghiệp đã thu hút 90,3% số hộ nông dân miền bắc tham gia hợp tác xã, trong đó có 80% số hộ tham gia các HTX bậc cao; Song trong giai đoạn này phong trào hợp tác hoá nông nghiệp tiếp tục bộc lộ khuyết tật: số HTX yếu kém nhiều, hiệu quả hoạt động thấp, chưa đạt được mục tiêu hợp tác hoá đề ra, chưa xây dựng được niềm tin vững chắc đối với nông dân.
- Thời kỳ tiếp tục củng cố và phát triển HTX ở miền bắc (1966 - 1975): Đẩy mạnh cuộc vận động cải tiến quản lý, cải tiến kỹ thuật và tiến hành cuộc vận động dân chủ, phấn đấu đưa nông nghiệp miền Bắc tiến lên sản xuất lớn xã hội chủ nghĩa; 97% số hộ nông dân vào hợp tác xã, trong đó 88% tham gia HTX bậc cao. Qui mô hợp tác xã không ngừng mở rộng. Diện tích gieo trồng của các hợp tác xã trong giai đoạn 1966 - 1975 giảm 3,6% so với giai đoạn 1961 - 1965; Các hộ thành viên có thu nhập từ hợp tác xã ngày càng thấp, lương thực tính bình quân theo đầu người giảm từ 304 kg thời kỳ 1961 - 1965 xuống 258,8 kg thời kỳ 1966 - 1975; Tệ nạn tham ô, lãng phí và hiện tượng thất thoát, hư hao tiền vốn ở các HTX tăng lên đến mức nghiêm trọng.
+ Thời kỳ mở rộng hợp tác hoá trên phạm vi cả nước (1976 - 1986):
Ở miền Bắc, hợp tác xã nông nghiệp tiếp tục mở rộng qui mô, tổ chức lại theo hướng tập trung, chuyên môn hoá, cơ giới hoá; Ở miền Nam, phong trào hợp tác hoá nông nghiệp đã được đẩy mạnh; Cuối thập kỷ 70 và đầu thập kỷ 80 của thế kỷ XX, phong trào hợp tác hoá nông nghiệp lâm vào tình trạng bế tắc, những khuyết điểm, yếu kém của mô hình hợp tác hoá kiểu cũ ngày càng bộc lộ rõ, tác động tiêu cực về tâm lý và xã hội trong nông thôn, người lao động không gắn bó với ruộng đất. Sản xuất nông nghiệp dẫm chân tại chỗ. Sản lượng lương thực từ năm 1976 đến năm 1981 không vượt quá con số 15 triệu tấn mỗi năm;
Để tháo gỡ khó khăn, một số địa phương đã đi tìm mô hình mới về hợp tác xã nông nghiệp theo phương thức khoán sản phẩm đến người lao động; Tháng 01 năm 1981, Ban Bí thư đã ban hành chỉ thị 100-CT-TW về cải tiến công tác khoán và mở rộng khoán sản phẩm đến nhóm lao động và người lao động trong hợp tác xã nông nghiệp và đã thu được kết quả rất lớn trong sản xuất nông nghiệp. Tuy nhiên, mô hình hợp tác xã vẫn dựa trên sở hữu tập thể, quản lý tập trung, phân phối thống nhất theo chế độ công điểm.
- Thời kỳ từ thực hiện "đổi mới" đến khi có Luật HTX (1987-1996):
Cải biến thực sự tính chất và phương thức tổ chức quản lý hợp tác xã nông nghiệp ở nước ta: hộ gia đình thành viên được xác định là những đơn vị kinh tế tự chủ; kinh tế hộ được quyền chủ động sản xuất, kinh doanh, hợp tác xã chỉ thực hiện những khâu công việc mà kinh tế hộ làm không hiệu quả hoặc không làm được.
Do không thích ứng với cơ chế mới và do công tác quản lý nhà nước đối với hợp tác xã không theo kịp tình hình, nên vào những năm đầu của thập kỷ 90 thế kỷ trước, hầu hết các hợp tác xã và cơ sở sản xuất nông nghiệp bị giải thể hàng loạt hoặc chỉ tồn tại về hình thức.
Thời điểm cao nhất của phong trào hợp tác hoá nông nghiệp, cả nước có 17.022 hợp tác xã nông nghiệp và 36.352 cơ sở sản xuất nông nghiệp thì đến tháng 12 năm 1996, cả nước chỉ còn 13.762 hợp tác xã nông nghiệp và 1.892 tập đoàn sản xuất.
- Từ năm 1997 đến 2003
Thực hiện đường lối đổi mới của Đảng, khu vực kinh tế hợp tác, HTX đã có những biến đổi quan trọng. Cơ chế quản lý tập trung bao cấp được xóa bỏ, cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước từng bước được hình thành và điều tiết quan hệ kinh tế; phần lớn các HTX rơi vào tình trạng khó khăn, lúng túng; nhiều HTX sản xuất kinh doanh thua lỗ bị tan rã, giải thể nhưng vẫn có một bộ phận HTX kịp thời chuyển đổi thích ứng với cơ chế mới, hoạt động có hiệu quả. Luật HTX đầu tiên ra đời (tháng 3/1996) và chính thức có hiệu lực từ 01/01/1997.
Giai đoạn từ khi có Luật HTX 2003 đến khi có Luật 2012 (2003-2011): Số lượng các HTX nông nghiệp giảm mạnh, xuống chỉ còn khoảng xung quanh 6.500 HTX trong khi các HTX phi nông nghiệp tăng nhẹ. Lý do là do sau khi có Luật HTX 2003, Luật này đã khuyến khích HTX đi theo mô hình “doanh nghiệp”, vì thế khu vực phi nông nghiệp đã tận dụng thời cơ này để thành lập chuyển đổi; trong khi đó khu vực nông nghiệp mô hình này không phù hợp và với sức ép triển khai Luật HTX, các địa phương đẩy mạnh giải thể các HTX nông nghiệp yếu kém.
- Từ khi có Luật HTX năm 2012 đến nay:
Luật HTX năm 2012, đã tạo hành lang pháp lý thuận lợi hơn cho HTX phát triển. Các HTX từng bước chuyển đổi và đăng ký lại hoạt động phù hợp và thích ứng tốt với sự biến động của cơ chế thị trường; vai trò tự chủ của HTX được đề cao; mô hình HTX mới, phát triển sản xuất kinh doanh gắn với chuỗi giá trị được hình thành và phát triển ngày càng nhiều; góp phần đảm bảo an sinh xã hội, ổn định chính trị cơ sở và đóng góp tích cực vào sự phát triển kinh tế - xã hội đất nước. Khu vực kinh tế HTX ngày càng phát triển đúng theo tinh thần Nghị quyết số 13 Hội nghị Ban chấp hành Trung ương 5 (khóa IX) về tiếp tục đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả hoạt động của KTTT.
Thực hiện Nghị quyết Trung ương 5 (khóa IX), HTX trong nông nghiệp có bước chuyển biến khá, nhiều mô hình HTX trong nông nghiệp phát triển đa dạng, phù hợp với tiến trình tái cơ cấu sản xuất nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới. Nội dung, phương thức hoạt động của các HTX có bước đổi mới, tổ chức thực hiện đúng những nguyên tắc của Luật HTX.
Nhiều HTX mới được thành lập, hoạt động đa dạng hóa về ngành nghề, lĩnh vực, một số liên hiệp HTX được thành lập để tạo liên kết và mở rộng quy mô sản xuất theo hướng tập trung, quy mô lớn, chuyên canh; các HTX hoàn thành việc chuyển đổi theo quy định của pháp luật, được củng cố, từng bước đổi mới về tổ chức hoạt động, thích ứng ngày càng tốt hơn với cơ chế thị trường; khẳng định rõ hơn vai trò, vị trí của HTX trong nền kinh tế, góp phần bảo đảm an sinh xã hội, ổn định chính trị cơ sở và đóng góp tích cực vào phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao đời sống của nhân dân, xây dựng tình đoàn kết tương trợ lẫn nhau, giữ vững an ninh, chính trị, trật tự an toàn xã hội.
Tuy nhiên vẫn còn một số khó khăn, vướng mắc, những tồn tại cần tập trung tháo gỡ của mô hình HTX trước đây để tiếp tục tổ chức lại hoạt động và chuyển đổi HTX hoạt động theo Luật HTX; tham mưu xây dựng Nghị định, Nghị quyết, Đề án, Chương trình, kế hoạch, chính sách, Thông tư .... nhằm hỗ trợ, khuyến khích phát triển kinh tế tập thể, HTX trong nông nghiệp hoạt động hiệu quả, liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ nông sản và ứng dụng công nghệ cao trong nông nghiệp; hướng dẫn, tạo mọi điều kiện để kinh tế tập thể, HTX trong nông nghiệp hoạt động theo các quy định của pháp luật, đem lại lợi ích cho thành viên... ngày càng đóng góp quan trọng vào việc phát triển kinh tế, xã hội của đất nước. Hiện vẫn còn nhiều HTX nông nghiệp ngừng hoạt động, chưa được giải thể dứt điểm (năm 2020 là 953 HTX); năng lực nội tại của nhiều HTX còn hạn chế.
2. Những vấn đề cơ bản về HTX nông nghiệp và Luật HTX năm 2012
2.1. Một số khái niệm
2.1.1. Khái niệm về HTX
Theo Luật HTX 2012 thì khái niệm HTX là: "HTX là tổ chức kinh tế tập thể, đồng sở hữu, có tư cách pháp nhân, do ít nhất 07 thành viên tự nguyện thành lập và hợp tác tương trợ lẫn nhau trong hoạt động sản xuất, ki nh doanh, tạo việc làm nhằm đáp ứng nhu cầu chung của thành viên, trên cơ sở tự chủ, tự chịu trách nhiệm, bình đẳng và dân chủ trong quản lý HTX.
2.1.2. Khái niệm về liên hiệp HTX
Liên hiệp HTX là tổ chức kinh tế tập thể, đồng sở hữu, có tư cách pháp nhân, do ít nhất 04 HTX tự nguyện thành lập và hợp tác tương trợ lẫn nhau trong hoạt động sản xuất, kinh doanh nhằm đáp ứng nhu cầu chung của HTX thành viên, trên cơ sở tự chủ, tự chịu trách nhiệm, bình đẳng và dân chủ trong quản lý Liên hiệp HTX".
2.1.3. Khái niệm về HTX nông nghiệp
Theo Luật HTX 2012 có thể khái quát HTX nông nghiệp như sau: HTX nông nghiệp là tổ chức kinh tế tập thể do nông dân, hộ nông dân (sau đây gọi chung là thành viên) đồng sở hữu, có tư cách pháp nhân, do ít nhất 07 thành viên tự nguyện thành lập và hợp tác tương trợ lẫn nhau trong hoạt động sản xuất nông nghiệp, kinh doanh nông nghiệp, tạo việc làm nhằm đáp ứng nhu cầu chung của thành viên, trên cơ sở tự chủ, tự chịu trách nhiệm, bình đẳng và dân chủ trong quản lý HTX nông nghiệp.
2.2. Bản chất tổ chức HTX
2.2.1. Về mục đích thành lập
HTX là tổ chức do các thành viên tự nguyện hợp tác nhằm tương trợ lẫn nhau, đáp ứng nhu cầu chung về sản phẩm, dịch vụ cho chính mình.
Thành viên thành lập HTX để tìm cách thức thỏa mãn nhu cầu chung một cách tốt nhất.
2.2.2. Về quan hệ sở hữu
Thành viên của HTX góp vốn và trở thành người đồng sở hữu HTX với mục đích chính là sử dụng dịch vụ của HTX. Như vậy trong HTX, tập hợp thành viên có tính chất rất đặc biệt - thành viên vừa là người đồng sở hữu, quản lý HTX theo nguyên tắc dân chủ, vừa là người sử dụng dịch vụ của HTX.
Thành viên HTX thực hiện vai trò làm chủ của mình bằng cách tham gia vào quá trình ra quyết định. Quyền biểu quyết của thành viên là bình đẳng theo nguyên tắc: Một thành viên, một phiếu bầu, có giá trị ngang nhau.
2.2.3. Về quan hệ kinh tế
Xét dưới góc độ thành viên, thành viên tham gia HTX để sử dụng dịch vụ và sản phẩm của HTX. Khi thành viên không còn nhu cầu sử dụng sản phẩm và dịch vụ của HTX thì không còn lý do để duy trì tư cách thành viên.
Xét dưới góc độ HTX, HTX được hình thành để đáp ứng nhu cầu của thành viên. Đây là bản chất kinh tế rất quan trọng làm cho HTX phát triển bền vững.
2.2.4. Về quan hệ phân phối
Thu nhập của HTX được phân phối chủ yếu theo mức độ sử dụng sản phẩm, dịch vụ của thành viên, HTX thành viên hoặc theo công sức lao động đóng góp của thành viên đối với HTX tạo việc làm.
Thu nhập HTX = Doanh thu - Chi phí
Mức độ SDSPDV (%) = (GTSPDV-TV/GTSPDV-HTX) x 100
SDSPDV: sử dụng sản phẩm dịch vụ
GTSPDV-TV: giá trị sản phẩm dịch vụ từng thành viên sử dụng
GTSPDV-HTX: tổng giá trị sản phẩm dịch vụ do HTX cung cấp cho tất cả các thành viên.
2.3. Các nguyên tắc của HTX
2.3.1. Điều 7 Luật HTX 2012 đã đề ra 7 nguyên tắc tổ chức và hoạt động của HTX là:
(1) Cá nhân, hộ gia đình, pháp nhân tự nguyện thành lập, gia nhập, ra khỏi HTX. HTX tự nguyện thành lập, gia nhập, ra khỏi liên hiệp HTX.
(2) HTX, liên hiệp HTX kết nạp rộng rãi thành viên, HTX thành viên.
(3) Thành viên, HTX thành viên có quyền bình đẳng, biểu quyết ngang nhau không phụ thuộc vốn góp trong việc quyết định tổ chức, quản lý và hoạt động của HTX, liên hiệp HTX; được cung cấp thông tin đầy đủ, kịp thời, chính xác về hoạt động sản xuất, kinh doanh, tài chính, phân phối thu nhập và những nội dung khác theo quy định của điều lệ.
(4) HTX, liên hiệp HTX tự chủ, tự chịu trách nhiệm về hoạt động của mình trước pháp luật.
(5) Thành viên, HTX thành viên và HTX, liên hiệp HTX có trách nhiệm thực hiện cam kết theo hợp đồng dịch vụ và theo quy định của điều lệ. Thu nhập của HTX, liên hiệp HTX được phân phối chủ yếu theo mức độ sử dụng sản phẩm, dịch vụ của thành viên, HTX thành viên hoặc theo công sức lao động đóng góp của thành viên đối với HTX tạo việc làm.
(6) HTX, liên hiệp HTX quan tâm giáo dục, đào tạo, bồi dưỡng cho thành viên, HTX thành viên, cán bộ quản lý, người lao động trong HTX, liên hiệp HTX và thông tin về bản chất, lợi ích của HTX, liên hiệp HTX.
(7) HTX, liên hiệp HTX chăm lo phát triển bền vững cộng đồng thành viên, HTX thành viên và hợp tác với nhau nhằm phát triển phong trào HTX trên quy mô địa phương, vùng, quốc gia và quốc tế.
2.3.2. Nguyên tắc hoạt động của HTX theo luật HTX:
(1) Nguyên tắc tự nguyện trong tổ chức hoạt động của HTX:
Nguyên tắc tự nguyện trong tổ chức hoạt động của HTX có nghĩa là tự nguyện thành lập, tự nguyện gia nhập, tự nguyện xin ra HTX.
Người muốn gia nhập HTX phải suy xét kỹ lưỡng xem HTX có thực sự mang lại lợi ích cho mình không và mình có thể thực hiện được các nghĩa vụ thành viên đối với HTX do điều lệ quy định không, trên cơ sở đó làm đơn tự nguyện gia nhập HTX. Đơn gia nhập HTX phải được Hội đồng quản trị xem xét kết nạp và báo cáo đại hội thành viên.
Khi thành viên cảm thấy không cần tham gia HTX nữa, họ được quyền làm đơn tự nguyện xin ra HTX và được hưởng các quyền lợi cũng như có trách nhiệm thực hiện các nghĩa vụ còn lại theo điều lệ và Luật HTX 2012 quy định.
Để bảo đảm quyền tự nguyện của thành viên, họ được quyền khiếu nại lên cấp có thẩm quyền khi yêu cầu gia nhập hoặc xin ra HTX không được giải quyết mà chưa rõ lý do chính đáng.
HTX do chính các thành viên tự nguyện lập ra nhằm đáp ứng những nhu cầu chung, lợi ích chung của chính họ đặt ra. Do đó, HTX là của thành viên và chủ yếu vì thành viên. Yếu tố tự nguyện sẽ quyết định thành công của các hoạt động sản xuất, kinh doanh của HTX. Mọi sự ép buộc sẽ làm suy giảm tính tích cực, chủ động xây dựng của thành viên đối với HTX.
(2) Nguyên tắc kết nạp rộng rãi thành viên trong tổ chức HTX:
HTX được thành lập trước hết là để đáp ứng các nhu cầu và nguyện vọng chung của thành viên về sản xuất, kinh doanh và dịch vụ mà họ không thể tự làm hoặc làm một mình kém hiệu quả. Theo đó, trên thực tế, những người tham gia HTX thường là những người nghèo, yếu thế lực về kinh tế, thiếu hiểu biết pháp luật, chính sách... họ phải liên kết với nhau để tự giúp đỡ lẫn nhau phát triển thông qua tổ chức HTX. Việc mở rộng các đối tượng tham gia và không giới hạn địa bàn tạo ra khả năng thu hút đông đảo các đối tượng khác nhau trong xã hội cùng tham gia, tạo ra lợi thế quy mô kinh tế sẽ nâng cao hiệu quả hoạt động của HTX, giúp giảm chi phí sản xuất của HTX. Đặc biệt đối với Việt Nam, việc mở rộng đối tượng tham gia là người nước ngoài góp phần cải thiện kỹ năng quản lý, quản trị tổ chức HTX và thu hút vốn cho hoạt động kinh doanh của tổ chức HTX. Do đó, Liên minh HTX Quốc tế đã đưa ra nguyên tắc kết nạp rộng rãi thành viên.
Theo nguyên tắc này, HTX kết nạp rộng rãi thành viên theo điều kiện cụ thể năng lực hoạt động của HTX và thường do điều lệ HTX quy định.
(3) Nguyên tắc quản lý dân chủ và bình đẳng trong HTX:
Nguyên tắc dân chủ và bình đẳng trong HTX có nghĩa là mọi thành viên đều có quyền tham gia quản lý, kiểm tra, giám sát HTX và có quyền ngang nhau trong biểu quyết, bình đẳng trong xây dựng kế hoạch phát triển và phân phối... không phụ thuộc vào trình độ góp vốn, vị trí trong HTX, liên hiệp HTX... Bình đẳng là bản chất, là giá trị ưu việt của mô hình HTX. Đây là nguyên tắc quan trọng thể hiện ý tưởng và nguồn sức mạnh của HTX.
Để bảo đảm quản lý dân chủ, Điều 14 - Quyền của thành viên (Luật HTX 2012) đã ghi rõ thành viên được quyền:
+ Được tham dự hoặc bầu đại biểu tham dự đại hội thành viên.
+ Được biểu quyết các nội dung thuộc quyền của đại hội thành viên theo quy định tại Điều 32 của Luật HTX 2012;
+ Ứng cử, đề cử thành viên Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát ...
(4) Nguyên tắc HTX, liên hiệp HTX tự chủ, tự chịu trách nhiệm về hoạt động của mình trước pháp luật: Tự chủ, tự chịu trách nhiệm vừa là quyền vừa là nghĩa vụ của HTX, liên hiệp HTX. Tự chủ, tự chịu trách nhiệm về việc tổ chức hoạt động sản xuất, kinh doanh trước pháp luật và trước HTX, liên hiệp HTX, trước thành viên HTX và cộng đồng xã hội.
(5) Nguyên tắc thành viên, HTX thành viên và HTX, liên hiệp HTX có trách nhiệm thực hiện cam kết theo hợp đồng dịch vụ và theo quy định của điều lệ:
Thu nhập của HTX, liên hiệp HTX được phân phối chủ yếu theo mức độ sử dụng sản phẩm, dịch vụ của thành viên, HTX thành viên hoặc theo công sức lao động đóng góp của thành viên đối với HTX tạo việc làm.
Hợp đồng dịch vụ không phải là một điều mới trong luật song Luật HTX 2012 quy định cụ thể đó là thành viên của HTX phải cam kết sử dụng sản phẩm dịch vụ của HTX, liên hiệp HTX bằng hợp đồng. Hình thức giao kết hợp đồng do điều lệ HTX quy định. Một khi thành viên có hợp đồng với hợp tác xã, liên hiệp HTX thì phải thỏa thuận về phân phối thu nhập sau khi thực hiện hợp đồng. Điểm quy định mới là phân chia lợi nhuận dựa trên mức độ sử dụng sản phẩm, dịch vụ của HTX, liên hiệp HTX. Có nghĩa là thành viên nào có doanh thu sử dụng dịch vụ nhiều hơn thì được phân phối lợi nhuận nhiều hơn.
(6) Nguyên tắc quan tâm giáo dục, đào tạo, bồi dưỡng cho thành viên, HTX thành viên, cán bộ quản lý, người lao động trong HTX, liên hiệp HTX: Giáo dục đối với mỗi thành viên HTX, liên hiệp HTX tập trung vào thông tin phổ biến, giới thiệu những giá trị, lợi ích của thành viên khi tham gia vào HTX...
Đào tạo trong HTX liên hiệp HTX tập trung vào đào tạo nâng cao trình độ nghiệp vụ, kĩ năng làm việc đội ngũ cán bộ chủ chốt, nhân viên nghiệp vụ làm việc thường xuyên tại HTX. Việc đào tạo nghề, nâng cao tay nghề cho thành viên phải được đưa vào kế hoạch hoạt động hằng năm và phải có đầu tư về kinh phí cho hoạt động này.
(7) Nguyên tắc chăm lo phát triển bền vững cộng đồng thành viên, HTX thành viên: Chăm lo cho thành viên là trách nhiệm của HTX, liên hiệp HTX. Thành viên được đáp ứng càng nhiều các nhu cầu, quyền lợi thì thành viên càng gắn bó với HTX, liên hiệp HTX.
2.4. Cơ cấu tổ chức và quy mô HTX
2.4.1. Cơ cấu tổ chức HTX
HTX có cơ cấu tổ chức kép: Vừa là một hiệp hội, vừa là một tổ chức kinh tế. Cơ cấu tổ chức của HTX nhìn chung là phức tạp hơn tổ chức doanh nghiệp bởi vì nó có hai cơ cấu cùng tồn tại:
(1) Với cơ cấu là một hiệp hội, HTX được hình thành và hoạt động trên cơ sở các cá nhân tự nguyện liên kết trên tinh thần tương trợ, dân chủ, công bằng, bình đẳng, bác ái, trách nhiệm với cộng đồng.
Hoạt động của HTX nhằm mang lại lợi ích tốt nhất không chỉ cho thành viên mà còn vì mục tiêu phát triển cộng đồng. HĐQT được hình thành trên cơ sở bầu cử, là cơ quan đại diện cho tập thể thành viên, quản lý HTX và chăm sóc lợi ích của thành viên. viên Ban kiểm soát là cơ quan cũng do thành viên bầu ra nhằm thực hiện chức năng giám sát và kiểm tra mọi hoạt động của HTX. Các thành viên của HĐQT và thành viên Ban kiểm soát lãnh đạo, quản lý khía cạnh “hiệp hội” của HTX, thực thi nhiệm vụ của mình trên tinh thần thiện nguyện, vì lợi ích chung của tập thể. HTX có trách nhiệm chi trả mức thù lao, các khoản công tác phí và chi phí phát sinh liên quan đến hoạt động, đóng góp của họ cho HTX. Hay nói cách khác, HTX không nên trả lương cố định hoặc tiền công cho đội ngũ này.
(2) Với cơ cấu là tổ chức kinh tế, HTX huy động vốn góp của để tổ chức hoạt động kinh doanh có hiệu quả nhằm mục đích mang lại lợi ích tốt nhất cho thành viên và gia tăng tài sản của HTX.
Ở khía cạnh tổ chức kinh tế, hoạt động sản xuất kinh doanh của HTX mang tính chuyên môn cao, đòi hỏi kiến thức, kỹ năng nghiệp vụ sâu rộng và sự nhạy cảm cần thiết để quản trị kinh doanh một cách có hiệu quả, nhất là trong môi trường mang tính cạnh tranh cao. Giám đốc, các Phó Giám đốc và nhân viên lao động là những người được HTX thuê để vận hành “tổ chức kinh tế” HTX nhằm đạt được những mục tiêu định sẵn nên họ được trả lương và tiền công theo hợp đồng lao động HTX
Theo Luật HTX, cơ cấu tổ chức HTX, liên hiệp HTX gồm: (1) Đại hội thành viên; (2) Hội đồng quản trị, Giám đốc (Tổng giám đốc); và (3) Ban kiểm soát hoặc kiểm soát viên.
2.4.2. Quy mô HTX
Mô hình HTX nông nghiệp kiểu mới không giới hạn về địa giới hành chính. HTX tập trung làm dịch vụ cho hộ thành viên với quy mô, lĩnh vực hoạt động linh hoạt tùy theo trình độ phát triển, đặc điểm của từng vùng, từng ngành.
Điều 28 Luật HTX năm 2012 quy định về thay đổi nội dung đăng ký của HTX, liên hiệp HTX như sau:
(1) Trường hợp HTX, liên hiệp HTX thay đổi một trong các nội dung về tên, địa chỉ trụ sở chính, ngành, nghề sản xuất, kinh doanh, vốn điều lệ, người đại diện theo pháp luật; tên, địa chỉ, người đại diện chi nhánh, văn phòng đại diện thì phải đăng ký với cơ quan nhà nước có thẩm quyền đã cấp giấy chứng nhận đăng ký. Việc thay đổi chỉ được thực hiện sau khi cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận đăng ký;
(2) Khi HTX, liên hiệp HTX thay đổi nội dung điều lệ, số lượng thành viên, HTX thành viên, thành viên Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát hoặc kiểm soát viên, địa điểm kinh doanh thì phải gửi thông báo đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền đã cấp giấy chứng nhận đăng ký trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày thay đổi.
2.5. Chế độ báo cáo của HTX
2.5.1 Nội dung báo cáo
Báo cáo tình hình hoạt động của HTX hằng năm được thực hiện theo theo Phụ lục I-19 ban hành kèm theo Thông tư số 07/2019/TT-BKHĐT ngày 08/4/2019 sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 03/2014/TT-BKHĐT ngày 26/5/2014 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư hướng dẫn về đăng ký HTX và chế độ báo cáo tình hình hoạt động của HTX.
Hoạt động đặc thù của HTX nông nghiệp của năm trước đó quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư số 06/2019/TT-BNNPTNT.
2.5.2. Thời hạn gửi báo cáo: Chậm nhất là ngày 15/01 hàng năm.
2.5.3. Nơi gửi báo cáo:
- HTX nông nghiệp gửi báo cáo cho Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (hoặc Phòng Kinh tế) và cơ quan đăng ký HTX cấp huyện nơi đặt trụ sở chính;
- Liên hiệp HTX nông nghiệp (đơn vị đăng ký hoạt động ở cấp tỉnh) gửi báo cáo cho Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và cơ quan đăng ký HTX cấp tỉnh nơi đặt trụ sở chính.
2.6. Sự khác nhau giữa hợp tác xã và công ty cổ phần
Doanh nghiệp là một đơn vị kinh tế mang tính sở hữu, có tính cá nhân hay tập thể vì mục đích tìm kiếm lợi nhuận từ bán sản phẩm sản xuất hay bán dịch vụ. Lợi nhuận là hình thức thu nhập duy nhất và là mục tiêu mà doanh nghiệp “phấn đấu”. Là đơn vị kinh tế mang tính tập trung cao. Doanh nghiệp có có thế làm mất hẳn hoặc một phần bản sắc của thành viên tham gia. Trong khi đó, HTX chỉ là một sự tập hợp các hộ nông dân/doanh nghiệp nông nghiệp gia đình. HTX không phải là một thực thể kinh tế độc lập. Chức năng của các HTX chính là chức năng của các thành viên tập hợp lại và mang tính tập thể. Chức năng sản xuất kinh doanh của HTX gắn liền với chức năng sản xuất kinh doanh của thành viên vì thế HTX lại làm tăng bản sắc của từng thành viên.
Hợp tác xã | Doanh nghiệp cổ phần |
● Đối nhân: Mỗi thành viên có tiếng nói như nhau. Quyết định tập thể dựa trên sự đồng thuận. ● Tổ chức kinh tế lấy lợi ích của thành viên làm mục đích hoạt động và thước đo của sự thành công đối với một HTX. ● Hiệu quả sản xuất, kinh doanh của các thành viên khi tham gia HTX, chất lượng dịch vụ đảm bảo sự thành công của HTX. ● Mỗi thành viên HTX chỉ góp vốn trong mức giới hạn nhất định do HTX quy định. Việc ra quyết định tập thể do Đại hội xã viên hoặc được ủy quyền cho HĐQT thực hiện. ● Phần “lợi nhuận” của HTX chỉ có một phần chia theo tỷ lệ vốn góp còn chủ yếu chia mức độ sử dụng dịch vụ của HTX . | ● Đối vốn: Quyết định mang tính cá nhân, ai sở hữu nhiều vốn góp vào công ty người đó nắm quyền chi phối, ra quyết định. ● Tổ chức kinh tế kinh doanh vì lợi nhuận, lấy lợi nhuận là thước đo sự thành công. ● Lợi nhuận (lãi) là khái niệm cơ bản tạo sự tồn tại của Doanh nghiệp ● Không giới hạn vốn góp của cổ đông. Cổ đông sở hữu nhiều cổ phần là người nắm quyền ra quyết định trong công ty. ● Lợi nhuận của doanh nghiệp được chia cho cổ đông theo tỷ lệ vốn góp và công ty. |
3. Các nhiệm vụ phát triển HTX nông nghiệp trong giai đoạn tới
3.1. Thống nhất và nâng cao nhận thức về kinh tế tập thể
Tăng cường công tác tuyên truyền, vận động, quán triệt cho cán bộ, đảng viên và người dân về vị trí, vai trò, bản chất, tầm quan trọng của kinh tế tập thể, HTX trong điều kiện mới, đặc biệt vai trò của HTX trong cơ cấu lại ngành nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới. Tập trung giáo dục, đào tạo, tuyên truyền nhằm thống nhất nhận thức cho toàn bộ hệ thống chính trị, cán bộ, đảng viên và cho các tầng lớp nhân dân hiểu rõ Luật HTX năm 2012, bản chất mô hình HTX kiểu mới, hiểu rõ các giá trị và 7 nguyên tắc HTX, sự khác nhau giữa HTX kiểu cũ và kiểu mới; vai trò và lợi ích của tổ chức HTX trong phát triển nông nghiệp nói riêng và kinh tế - xã hội đất nước nói chung; tuyên truyền vị trí, vai trò của kinh tế tập thể, HTX đối với nền kinh tế Việt Nam, đặc biệt đối với nông nghiệp, nông dân; củng cố niềm tin của thành viên, HTX thành viên, cộng đồng xã hội về mô hình HTX kiểu mới theo Luật HTX năm 2012.
Tiếp tục quán triệt và triển khai có hiệu quả Kết luận số 70-KL/TW ngày 09/3/2020 của Bộ Chính trị về tiếp tục triển khai Nghị quyết Trung ương 5 khóa IX; Nghị quyết số 134/NQ-CP ngày 25/9/2020 của Chính phủ ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Kết luận số 70-KL/TW và các quy định khác có liên quan;
3.2. Hoàn thiện thể chế, tạo môi trường pháp lý thuận lợi để kinh tế tập thể phát triển
Tiếp tục rà soát, hoàn thiện khung khổ pháp lý, cơ chế, chính sách nhằm phát triển HTX nông nghiệp. Nghiên cứu, đề xuất sửa đổi Luật HTX năm 2012, cần cụ thể trong Luật các chương, điều quy định riêng cho phát triển HTX nông nghiệp. Hiện nay, Bộ đang nghiên cứu, tham mưu trình Chính phủ xây dựng Nghị quyết về phát triển HTX nông nghiệp phục vụ cơ cấu lại ngành nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới đến năm 2025, định hướng đến năm 2030; trong đó tập trung đề xuất các giải pháp nhằm tháo gỡ khó khăn và tạo điều kiện cho sự phát triển HTX nông nghiệp. Bố trí nguồn ngân sách riêng để hỗ trợ HTX nông nghiệp, nhất là hỗ trợ về hạ tầng, máy móc phục vụ sản xuất kinh doanh của HTX.
3.3. Tăng cường vai trò của cấp ủy, chính quyền địa phương; sự phối hợp của các bộ ngành, đoàn thể trong lãnh đạo, chỉ đạo phát triển kinh tế tập thể, HTX.
- Nghiên cứu xây dựng nội dung bồi dưỡng kiến thức về kinh tế hợp tác, HTX và đưa vào chương trình bồi dưỡng chính trị cho đảng viên, cán bộ, công chức, viên chức ở các cơ quan, ban ngành, đoàn thể các cấp.
- Nâng cao năng lực quản lý và trình độ chuyên môn cho cán bộ cơ sở và HTX: Có kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ HTX, như là một giải pháp quan trọng nâng cao nguồn lực lâu dài cho HTX, tăng cường hoạt động kinh doanh có hiệu quả và mở rộng quan hệ liên doanh, liên kết, hợp tác với các thành phần kinh tế khác.
- Xây dựng quy hoạch đào tạo, bồi dưỡng nguồn cán bộ quản lý chuyên môn, nghiệp vụ cho cán bộ quản lý HTX nông nghiệp trong những năm tới bằng nguồn kinh phí của nhà nước.
3.4. Về kiện toàn cơ cấu tổ chức, năng lực của cơ quan quản lý nhà nước về kinh tế tập thể trong nông nghiệp, liên minh HTX các cấp và các tổ chức chính trị - xã hội liên quan đến kinh tế tập thể
Kiện toàn cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về HTX trong lĩnh vực nông nghiệp, đảm bảo đủ cán bộ chuyên trách, kiêm nhiệm ở từng cấp (cấp Trung ương 9-10 cán bộ chuyên trách, cấp tỉnh 2-3 cán bộ chuyên trách, cấp huyện 1-2 cán bộ chuyên trách). Làm rõ chức năng, nhiệm vụ, yêu cầu và nội dung quản lý nhà nước các cấp về kinh tế tập thể, HTX, đặc biệt là vai trò, nhiệm vụ và năng lực quản lý nhà nước của các Chi cục Phát triển nông thôn cấp tỉnh và Phòng Nông nghiệp và PTNT cấp huyện.
Phân định rõ nhiệm vụ của cơ quan quản lý nhà nước về kinh tế tập thể trong nông nghiệp và liên minh HTX các cấp và các tổ chức chính trị - xã hội liên quan đến kinh tế tập thể.
Củng cố, nâng cao vai trò, năng lực của các cơ quan quản lý nhà nước và hỗ trợ HTX nông nghiệp; nhất là củng cố hệ thống các Chi cục Phát triển nông thôn ở các tỉnh, thành phố. Phát huy vai trò của chính quyền, các hội đoàn thể chính trị ở cơ sở để tư vấn, hỗ trợ phát triển HTX ở địa phương (tổ khuyến nông cộng đồng). Tăng cường phối hợp với các Bộ ngành, đoàn thể, chính quyền các địa phương trong tuyên truyền, thay đổi nhận thức, tư duy về phát triển về kinh tế tập thể, HTX trong lĩnh vực nông nghiệp.
Tập trung chỉ đạo quyết liệt để giải thể dứt điểm các HTX nông nghiệp ngừng hoạt động. Để tháo gỡ khó khăn cho việc giải thể cần phải rà soát, đánh giá và ban hành một số cơ chế xử lý các tồn đọng của các HTX.
3.5. Đẩy mạnh đổi mới, nâng cao hiệu quả hoạt động của các tổ chức kinh tế tập thể
- Tiếp tục đổi mới, nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể, HTX hiện có theo Luật HTX năm 2012, trên cơ sở rà soát, củng cố lại các HTX hiện có để thực hiện việc đánh giá phân loại một cách chính xác các HTX, tổ hợp tác để xác định quy mô, vốn, lao động... làm cơ sở cho việc tính toán hiệu quả sản xuất kinh doanh.
- Tổ chức, củng cố lại hoạt động của các HTX theo đúng bản chất HTX, Luật HTX năm 2012 và các văn bản hướng dẫn; phát huy vai trò làm chủ của thành viên; vận động thành viên HTX góp vốn và nâng mức vốn góp; vận động HTX thu hút thêm thành viên, hợp nhất, sáp nhập HTX cùng ngành nghề và địa bàn hoạt động để tăng tiềm lực tài chính và quy mô hoạt động của HTX.
- Hỗ trợ các HTX sau khi đăng ký thành lập theo Luật HTX năm 2012 phát triển về quy mô và hình thức tổ chức hợp tác sản xuất, kinh doanh hiệu quả.
- Giải thể các HTX hoạt động kém hiệu quả, hoạt động mang tính hình thức.
3.6. Xây dựng các mô hình kinh tế tập thể kiểu mới phù hợp với bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư, hội nhập kinh tế quốc tế
- Tập trung xây dựng các mô hình HTX ứng dụng công nghệ cao, công nghệ 4.0 gắn với liên kết theo chuỗi giá trị các sản phẩm nông nghiệp dựa trên liên kết doanh nghiệp, tổng công ty, công ty với HTX, các tổ chức nông dân, nông dân.
- Xây dựng mô hình HTX nông nghiệp sản xuất kinh doanh theo các công nghệ số, công nghệ tiên tiến, tự động hóa, cơ giới hóa sản xuất; quy trình quản lý, giám sát nguồn gốc, chuỗi cung ứng sản phẩm đảm bảo nhanh chóng, chính xác an toàn và vệ sinh thực phẩm với các ứng dụng của công nghệ số....
3.7. Nhân rộng và phát triển mô hình HTX, liên hiệp HTX thành công theo phương thức sản xuất gắn với chuỗi giá trị tại vùng dân tộc thiểu số, miền núi
Xây dựng và triển khai thực hiện các chương trình, đề án liên quan đến phát triển HTX nông nghiệp của Bộ như: Đề án phát triển các vùng nguyên liệu phục vụ chế biến và tiêu thụ nông, lâm sản giai đoạn 2021-2025; Chương trình chuyển đổi số ngành nông nghiệp; Đề án nâng cao năng lực thích ứng với biến đổi khí hậu của các HTX vùng Đồng bằng sông Cửu Long; các chương trình, đề án trong khuôn khổ các Chương trình Mục tiêu quốc gia như Chương trình OCOP, du lịch nông nghiệp, nông thôn.
Thúc đẩy, tạo điều kiện để HTX nông nghiệp tham gia liên kết chuỗi giá trị nông sản; khuyến khích, hỗ trợ HTX nông nghiệp tham gia phát triển vùng nguyên liệu và hình thành liên kết chuỗi giá trị ngành hàng nông sản; xây dựng mã số vùng trồng gắn với phát triển vùng nguyên liệu và truy xuất nguồn gốc sản phẩm.
3.8. Tư vấn, hỗ trợ các tổ chức kinh tế tập thể ứng dụng thành tựu khoa học kỹ thuật tiên tiến nhằm nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm
Hiện nay, số HTX ứng dụng công nghệ cao, kỹ thuật tiên tiến hiện đại vào sản xuất kinh doanh chiếm tỷ lệ chưa nhiều (cả nước có 1.718 HTX nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, chiếm hơn 10% tổng số HTX nông nghiệp cả nước); giai đoạn tới, với sự tiến bộ vượt bậc của cách mạng công nghệ 4.0; công nghệ số; yêu cầu khắt khe của thị trường người tiêu dùng trong nước và quốc tế... Vì vậy, thách thức đặt ra là đòi hỏi các HTX phải thay đổi tư duy, đổi mới phương thức sản xuất kinh doanh; thay thế công nghệ cũ, lạc hậu bằng công nghệ mới, tiên tiến hiện đại vào sản xuất kinh doanh nhằm nâng cao năng suất cây trồng, vật nuôi trên một đơn vị diện tích; đồng thời chất lượng sản phẩm đầu ra được đảm bảo sản xuất theo hướng an toàn, bền vững, thân thiện với môi trường.
Tăng cường công tác nghiên cứu, chuyển giao và ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ, ứng dụng công nghệ cao, các giải pháp khoa học công nghệ mới tiên tiến, nhất là công nghệ sinh học, công nghệ thông tin vào sản xuất; công tác khuyến nông; đào tạo tổ chức sản xuất không chỉ dừng lại ở kỹ năng, kỹ thuật sản xuất, quản lý nông nghiệp mà mở rộng kỹ năng hợp tác liên kết tiêu thụ sản phẩm, đồng bộ từ sản xuất đến thu hoạch, bảo quản, chế biến, đẩy nhanh cơ giới hoá khâu thu hoạch để giảm thất thoát sau thu hoạch; tăng cường ứng dụng tiến bộ kỹ thuật về giống cây trồng, vật nuôi có ưu thế vượt trội, thích ứng với biến đổi khí hậu; nghiên cứu, chọn tạo khảo nghiệm lựa chọn cây con giống đầu dòng đặc sản của các địa phương nhằm bảo tồn nguồn gen quý. Hình thành các vùng sản xuất hàng hoá tập trung, vùng sản xuất ứng dụng công nghệ cao; áp dụng quy trình thực hành sản xuất tốt (GAP, VietGAP). Tăng cường hệ thống quản lý chất lượng nông lâm và thủy sản tiên tiến nhằm kiểm soát chất lượng hàng hóa.
Khuyến khích các HTX nông nghiệp ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, công nghệ cao vào sản xuất, chế biến và thương mại sản phẩm; tăng cường hỗ trợ hạ tầng máy móc nhất là kho tàng bảo quản, sơ chế, chế biến, đóng gói, tiêu thụ sản phẩm; ứng dụng công nghệ số, tự động vào sản xuất kinh doanh và tham gia thị trường; nâng cao năng lực thích ứng với biến đổi khí hậu của các HTX, nhất là vùng Đồng bằng sông Cửu Long.
3.9. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cho khu vực kinh tế tập thể, HTX, liên hiệp HTX
Thực hiện tốt chính sách đào tạo và thu hút cán bộ có trình độ về công tác tại các HTX, đặc biệt đối với vùng sâu, vùng xa, vùng địa bàn khó khăn theo quy định tại Quyết định số 1804/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ.
Đẩy mạnh công tác đào tạo nhân lực nhất là thu hút đào tạo cán bộ, nhân lực trẻ đã qua đào tạo, có kiến thức về làm việc cho HTX, nhất là Chương trình đào tạo nghề Giám đốc HTX nông nghiệp (cấp chứng chỉ nghề quốc gia); hợp tác, liên kết đưa lao động HTX nông nghiệp đi học tập, lao động nước ngoài.
Đào tạo, tập huấn tăng cường năng lực cho các HTX, hộ nông dân, doanh nghiệp về kiến thức về kỹ thuật sản xuất, chế biến sản phẩm nông nghiệp, về hội nhập kinh tế quốc tế, về các điều kiện để nông sản thực phẩm vào kênh phân phối hiện đại, các kênh xuất khẩu, kiến thức về thương mại điện tử, kiến thức liên quan đến thị trường, tư vấn thiết kế mẫu mã sản phẩm, về xây dựng và phát triển thương hiệu, nhãn hiệu tập thể.
3.10. Hỗ trợ xúc tiến thương mại, mở rộng thị trường cho sản phẩm nông nghiệp của các liên hiệp HTX, HTX, tổ hợp tác, nông dân thông qua các hình thức:
- Xây dựng, thiết kế bao bì, nhãn mác, nhãn hiệu, thương hiệu sản phẩm; tem truy suất nguồn gốc sản phẩm; hỗ trợ quảng bá, giới thiệu, tiêu thụ sản phẩm, đặc biệt trong Chương trình “mỗi xã, phường một sản phẩm”, từng bước đưa nông sản sạch vào siêu thị.
- Đẩy mạnh thương mại hóa các sản phẩm của HTX nông nghiệp lên trang thương mại điện tử như: Sàn OCOP (sanocop.vn)....
- Tạo điều kiện và hỗ trợ HTX kinh phí tham gia các chương trình xúc tiến thương mại, hội chợ triển lãm trong và ngoài nước; xây dựng kênh thông tin giá cả, dự báo thị trường về vật tư nông nghiệp, nông sản hàng hóa... trong và ngoài nước để các HTX kịp thời nắm bắt nhằm phát triển, đổi mới phương án sản xuất kinh doanh kịp thời và hiệu quả.
3.11. Bảo vệ tài nguyên, môi trường, nâng cao khả năng thích ứng với biến đổi khí hậu, giảm thiểu thiệt hại do thiên tai, bảo đảm an sinh xã hội thông qua mô hình kinh tế tập thể
- Nâng cao nhận thức, hiểu biết của HTX về thích ứng với biến đổi khí hậu như cung cấp thông tin cho cán bộ và thành viên HTX về tình hình biến đổi khí hậu, thời tiết, nước biển dâng, xâm nhập mặn, chất lượng nguồn nước tưới (độ mặn, độ phèn), dự báo tình hình mưa, hạn hán, nắng nóng,….
- Nâng cao nhận thức, hiểu biết cho cán bộ và thành viên HTX về nhận dạng các hiện tượng biến đổi khí hậu, tác động của biến đổi khí hậu đến sản xuất nông nghiệp, tài nguyên đất, nước và môi trường.
- Xây dựng mô hình điển hình HTX áp dụng các biện pháp thích ứng với biến đổi khí hậu trong sản xuất kinh doanh nông nghiệp thông qua việc ứng dụng hệ thống quan chắc và cảnh báo môi trường nước tưới ở các cửa sông, cửa kênh rạch nhằm theo dõi xâm nhập mặn, mức độ mặn và thông báo cho người dân; chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi; cơ cấu luân canh; thời vụ sản xuất để thích ứng với xâm nhập mặn, hạn hán, thiếu nước ngọt và lũ lụt; sử dụng vật tư (phân bón), giống cây trồng, giống vật nuôi có tính chống chịu cao với hạn hán, nhiễm mặn hoặc thuận lợi cho chuyển đổi thời vụ sản xuất, luân canh cây trồng vật nuôi; áp dụng quy trình thực hành nông nghiệp tốt, tiêu chuẩn sản xuất có chứng nhận (GAP); mô hình sản xuất thông minh với biến đổi khí hậu (CSA).
- Ứng dụng công nghệ cao, công nghệ thông minh trong sản xuất nông nghiệp như: tưới nước tiết kiệm; giám sát mực nước, chất lượng nước tưới và điều khiển tưới tự động; san phẳng đồng ruộng bằng tia lazer; phun thuốc bảo vệ thực vật bằng thiết bị bay không người lái (drone); nhà màng, nhà kính; các công nghệ cao khác.
- Xây dựng các công trình hạ tầng quy mô nhỏ phục vụ sản xuất nông nghiệp thích ứng với BĐKH như: hồ, ao tích trữ nước ngọt trong vườn cây.
3.12. Tăng cường hợp tác quốc tế về phát triển kinh tế tập thể, HTX để chia sẻ kinh nghiệm, kiến thức, thu hút nguồn lực từ các tổ chức quốc tế trong hỗ trợ phát triển kinh tế tập thể, HTX trong nông nghiệp.
Phong trào HTX trên thế giới phát triển mạnh mẽ và hoạt động có hiệu quả cách đây hàng thế kỷ như phong trào HTX ở Nhật Bản, Mỹ, Pháp, Đức..., hiện nay có rất nhiều các tổ chức quốc tế thực hiện các hoạt động tư vấn, hỗ trợ, hướng dẫn về phát triển kinh tế tập thể, HTX tại Việt Nam như Socodevi, Netcoop, DGRV... Trong giai đoạn tới, cần tăng cường, tích cực hơn nữa trong việc hợp tác với các tổ chức quốc tế nhằm học hỏi, trao đổi, đón nhận những sẻ chia kinh nghiệm, kiến thức, các thành tựu khoa học kỹ thuật, công nghệ tiên tiến, kêu gọi các nguồn vốn đầu tư để hỗ trợ phát triển kinh tế tập thể, HTX trong nông nghiệp.
4. Chính sách ưu đãi, hỗ trợ phát triển HTX nông nghiệp
4.1. Nhóm chính sách định hướng sự phát triển của HTX
Nhóm chính sách mang tính định hướng sự phát triển của HTX bao gồm:
4.1.1. Chủ trương, định hướng của Đảng, Nhà nước:
- Nghị quyết số 13-NQ/TW ngày 18/3/2002 về tiếp tục đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể;
- Nghị quyết số 26-NQ/TW Hội nghị lần thứ bảy Ban Chấp hành Trung ương khóa X về nông nghiệp, nông dân, nông thôn;
- Nghị quyết số 05-NQ/TW ngày 01/11/2016 Hội nghị lần thứ tư ban chấp hành Trung ương khóa XII về một số chủ trương, chính sách lớn nhằm tiếp tục đổi mới mô hình tăng trưởng, nâng cao chất lượng tăng trưởng, năng suất lao động, sức cạnh tranh của nền kinh tế;
- Kết luận số 70-KL/TW về tiếp tục thực hiện Nghị quyết Trung ương 5 khóa IX về tiếp tục đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể.
4.1.2. Chiến lược, chương trình phát triển HTX giai đoạn 2021-2030:
- Quyết định số 340/QĐ-TTg ngày 12/3/2021 về Chiến lược phát triển kinh tế tập thể, HTX giai đoạn 2021-2030.
- Quyết định số 1318/QĐ-TTg ngày 22/7/2021 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Kế hoạch phát triển kinh tế tập thể, HTX giai đoạn 2021-2025.
- Quyết định số 255/2021/QĐ-TTg ngày 25/2/2021 về kế hoạch cơ cấu lại ngành nông nghiệp giai đoạn 2021-2025.
- Quyết định số 167/QĐ-TTg ngày 3/2/2021 phê duyệt Đề án Lựa chọn, hoàn thiện, nhân rộng mô hình HTX kiểu mới hiệu quả tại các địa phương trên cả nước giai đoạn 2021-2025.
- Quyết định số 1804/QĐ-TTg ngày 13/11/2020 về phê duyệt Chương trình hỗ trợ phát triển kinh tế tập thể, HTX giai đoạn 2021-2025.
4.2. Nhóm chính sách hỗ trợ, ưu đãi tạo điều kiện thuận lợi cho HTX
4.2.1. Nhóm chính sách hỗ trợ HTX:
a) Chính sách hỗ trợ, khuyến khích thành lập mới, tổ chức lại HTX
HTX được nhà nước hỗ trợ khi thành lập mới, đăng ký lại. Nội dung hỗ trợ thành lập mới HTX: (i) Sáng lập viên HTX được cung cấp miễn phí thông tin, tư vấn, tập huấn về quy định pháp luật HTX trước khi thành lập HTX; (ii) HTX được hỗ trợ tư vấn xây dựng điều lệ, hướng dẫn và thực hiện các thủ tục thành lập, đăng ký và tổ chức hoạt động của HTX. HTX chuẩn bị thành lập mới còn được hỗ trợ tài chính cho sáng lập viên HTX (tiền xe, tài liệu, ăn uống;…).
b) Chính sách hỗ trợ đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực:
Những đối tượng của HTX được hỗ trợ về bồi dưỡng, đào tạo: i) Các chức danh trong Hội đồng Quản trị, Ban Giám đốc, Ban Kiểm soát, kế toán trưởng; ii) Thành viên đang làm công việc chuyên môn kỹ thuật, nghiệp vụ của HTX.
Trong giai đoạn 2021-2025, nội dung hỗ trợ đào tạo theo Quyết định số 1804/QĐ-TTg ngày 13/11/2020 của Thủ tướng Chính phủ gồm:
- Hỗ trợ 100% học phí, tài liệu học tập theo quy định của cơ sở đào tạo; hỗ trợ kinh phí ăn ở cho học viên ít nhất bằng 1,5 lần mức lương tối thiểu vùng cho thành viên và người lao động của HTX;
- Hỗ trợ bồi dưỡng 100% kinh phí đi lại, tổ chức lớp học và mua tài liệu học tập; hỗ trợ 100% chi phí ăn ở đối với các HTX nằm trong vùng đặc biệt khó khăn (ĐBKK) để bồi dưỡng cho thành viên và người lao động của HTX (các vùng khác, HTXNN được hỗ trợ 90%);
- Đối với lao động trẻ về làm việc cho HTX, ngân sách địa phương hỗ trợ hàng tháng ít nhất bằng 1,5 lần mức lương tối thiểu vùng, tối đa 03 năm/người, tối đa 02 người/HTX/năm.
c) Chính sách hỗ trợ xúc tiến thương mại, mở rộng thị trường:
HTX được Nhà nước hỗ trợ: (i) tham gia các triển lãm trong và ngoài nước; (ii) tổ chức các hội chợ, triển lãm dành riêng cho khu vực HTX; (iii) xây dựng thương hiệu, nhãn hiệu, xuất xứ hàng hóa; (iv) xây dựng và triển khai cổng thông tin điện tử, sàn giao dịch thương mại điện tử cho các HTX.
Giai đoạn 2021-2025, việc hỗ trợ xúc tiến thương mại, mở rộng thị trường cho HTX được thực hiện theo Quyết định số 1804/QĐ-TTg ngày 13/11/2020 của Thủ tướng Chính phủ gồm: i) Ngân sách địa phương hỗ trợ 100% kinh phí tham gia hội chợ, triển lãm trong nước; kinh phí thuê địa điểm và vận hành một số điểm giới thiệu, bán sản phẩm cho các HTX; ii) Ngân sách trung ương hỗ trợ 100% kinh phí tham gia hội chợ, triển lãm ở nước ngoài; hỗ trợ HTX đăng ký chứng nhận chất lượng, xây dựng thương hiệu, nhãn hiệu, xuất xứ hàng hóa; xây dựng sàn giao dịch thương mại điện tử; xây dựng một số trung tâm thương mại của các HTX và kinh phí duy trì cho 03 năm đầu.
d) Chính sách hỗ trợ ứng dụng khoa học công nghệ
- Quỹ Phát triển KHCN quốc gia và cấp tỉnh hàng năm dành một phần kinh phí hỗ trợ các HTX, LHHTX đổi mới, ứng dụng công nghệ. Nội dung hỗ trợ gồm: tài trợ không hoàn lại hoặc một phần cho nghiên cứu khoa học; tài trợ có thu hồi 60-100% vốn cho dự án sản xuất thử nghiệm; cho vay không lấy lãi với các dự án ứng dụng kết quả nghiên cứu và phát triển được tạo ra trong nước; cho vay lãi suất ưu đãi với dự án đổi mới công nghệ.
- HTX nông nghiệp được hưởng các chính sách khuyến nông theo quy định về chính sách khuyến nông (Nghị định số 83/2018/NĐ-CP về khuyến nông).
- HTX được vay vốn để thực hiện chương trình, dự án sản xuất kinh doanh nông nghiệp ứng dụng CNC, nông nghiệp sạch với lãi suất cho vay thấp hơn từ 0,5%/năm đến 1,5%/năm so với mức lãi suất vay thông thường của ngân hàng thương mại (Quyết định 813/QĐ-NHNN). Ngoài ra, ngân sách hỗ trợ tối đa 40% chi phí chuyển giao, ứng dụng khoa học kỹ thuật mới, áp dụng quy trình kỹ thuật và quản lý chất lượng đồng bộ theo chuỗi theo Nghị định 98/2018/NĐ-CP.
- HTX, thành viên HTX sản xuất theo quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt (gọi tắt là tiêu chuẩn GAP) được hỗ trợ theo Quyết định số 01/2012/QĐ-TTg về một số chính sách hỗ trợ việc áp dụng quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt (GAP) trong nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản. Nội dung hỗ trợ gồm: i) Hỗ trợ 100% kinh phí điều tra cơ bản, khảo sát địa hình, phân tích mẫu đất, mẫu nước, mẫu không khí để xác định vùng sản xuất tập trung để thực hiện các dự án VietGAP; ii) Hỗ trợ không quá 50% tổng vốn đầu tư xây dựng, cải tạo đường giao thông, thủy lợi, trạm bơm, điện hạ thế, hệ thống xử lý chất thải, hệ thống cấp thoát nước của vùng sản xuất tập trung VietGAP; iii) Hỗ trợ một lần kinh phí thuê tổ chức chứng nhận đánh giá để được cấp GCN sản phẩm an toàn.
- Các HTX tham gia liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp được nhà nước hỗ trợ tối đa 40% chi phí chuyển giao, ứng dụng khoa học kỹ thuật mới, áp dụng quy trình kỹ thuật và quản lý chất lượng đồng bộ theo chuỗi.
- Chính sách hỗ trợ sản xuất nông nghiệp hữu cơ1: i) Hỗ trợ 100% kinh phí xác định các vùng, khu vực đủ điều kiện sản xuất hữu cơ; ii) Hỗ trợ một lần 100% chi phí cấp GCN sản phẩm phù hợp TCVN về nông nghiệp hữu cơ do Tổ chức chứng nhận cấp (cấp lần đầu hoặc cấp lại); iii) Hỗ trợ đào tạo, tập huấn sản xuất hữu cơ (tối đa 100% chi phí tài liệu, tiền ăn, đi lại, nơi ở trong thời gian tham dự đào tạo, tập huấn, bồi dưỡng, học tập khuyến nông2); iv) Hỗ trợ xây dựng, nhân rộng mô hình sản xuất hữu cơ theo TCVN.
đ) Chính sách hỗ trợ đầu tư kết cấu hạ tầng
Giai đoạn 2021-2025, việc hỗ trợ đầu tư kết cấu hạ tầng cho HTX được thực hiện theo Quyết định số 1804/QĐ-TTg ngày 13/11/2020 của Thủ tướng Chính phủ bao gồm: i) Hỗ trợ xây dựng nhà kho, xưởng phân loại và đóng gói sản phẩm, xưởng sơ chế - chế biến và mua sắm trang thiết bị phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh; ii) Xây dựng công trình thủy lợi, giao thông nội đồng trong lĩnh vực trồng trọt, lâm nghiệp, diêm nghiệp; iii) Xây dựng công trình kết cấu hạ tầng vùng nuôi trồng thủy, hải sản.
e) Chính sách hỗ trợ liên kết sản xuất, tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp
Khi tham gia liên kết sản xuất, tiêu thụ nông sản, HTX có thể được hưởng các chính sách hỗ trợ sau:
- Hỗ trợ về tín dụng liên kết: i) Các HTX, liên hiệp HTX ký hợp đồng cung cấp, tiêu thụ đối với tổ chức, cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp được tổ chức tín dụng xem xét cho vay không có tài sản bảo đảm tối đa bằng 70% giá trị của dự án, phương án vay theo mô hình liên kết (Nghị định 55/2015/NĐ-CP); ii) Các HTX, liên hiệp HTX đầu mối ký hợp đồng thực hiện dự án liên kết theo chuỗi giá trị với tổ chức, cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp được tổ chức tín dụng xem xét cho vay không có tài sản bảo đảm tối đa bằng 80% giá trị của dự án, phương án sản xuất kinh doanh theo mô hình liên kết (Nghị định 55/2015/NĐ-CP).
- Hỗ trợ hạ tầng phục vụ liên kết: Dự án liên kết được ngân sách nhà nước hỗ trợ 30% vốn đầu tư máy móc trang thiết bị; xây dựng các công trình hạ tầng phục vụ liên kết bao gồm: nhà xưởng, bến bãi, kho tàng phục vụ sản xuất, sơ chế, bảo quản, chế biến và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp. Tổng mức hỗ trợ không quá 10 tỷ đồng (Nghị định 98/2018/NĐ-CP).
- Hỗ trợ khuyến nông, đào tạo, tập huấn: Theo Nghị định 98/2018/NĐ-CP, HTX tham gia liên kết được ngân sách nhà nước hỗ trợ để thực hiện: Hỗ trợ vốn xây dựng mô hình khuyến nông; Hỗ trợ đào tạo nghề, tập huấn kỹ thuật, nâng cao nghiệp vụ quản lý, kỹ thuật sản xuất, năng lực quản lý hợp đồng, quản lý chuỗi và phát triển thị trường; Hỗ trợ giống, vật tư, bao bì, nhãn mác sản phẩm tối đa không quá 03 vụ hoặc 03 chu kỳ sản xuất, khai thác sản phẩm thông qua các dịch vụ tập trung của HTX; Hỗ trợ tối đa 40% chi phí chuyển giao, ứng dụng khoa học kỹ thuật mới, áp dụng quy trình kỹ thuật và quản lý chất lượng đồng bộ theo chuỗi.
- Hỗ trợ khác: HTX làm chủ trì liên kết được ngân sách nhà nước hỗ trợ 100% chi phí tư vấn xây dựng liên kết, tối đa không quá 300 triệu đồng, bao gồm tư vấn, nghiên cứu để xây dựng hợp đồng liên kết, dự án liên kết, phương án, kế hoạch sản xuất kinh doanh, phát triển thị trường (NĐ 98/2018/NĐ-CP).
4.2.2. Nhóm chính sách ưu đãi HTX:
a) Chính sách ưu đãi tín dụng:
- HTX được ưu đãi về lãi suất và bảo lãnh tín dụng từ Quỹ hỗ trợ phát triển HTX. Quỹ tạo điều kiện cho vay tối đa 80% tổng mức đầu tư dự án trong 5 năm và có thể bảo lãnh tối đa 100% giá trị khoản vay của bên được bảo lãnh nhưng không vượt quá 80% tổng vốn đầu tư không gồm vốn lưu động (Quyết định số 23/2017/QĐ-TTg);
- HTX được vay tín dụng ưu đãi để sản xuất nông nghiệp theo mô hình liên kết tối đa bằng 70% giá trị của dự án theo Nghị định số 98/2018/NĐ-CP;
- HTX được vay vốn khi tham gia liên kết chuỗi theo Nghị định số 116/2018/NĐ-CP. Ngoài ra, HTX còn được giảm lãi suất cho vay với mức tối thiểu 0,2%/năm khi tham gia mua bảo hiểm cho đối tượng sản xuất nông nghiệp hình thành từ nguồn vốn vay theo Điều 16, Nghị định 55/2015/NĐ-CP.
- HTX được hỗ trợ tín dụng ưu đãi để thực hiện hoạt động, dự án giảm tổn thất sau thu hoạch (theo Quyết định 68/2013/QĐ-TTg);
- HTX được vay vốn để thực hiện chương trình, dự án sản xuất kinh doanh nông nghiệp ứng dụng CNC với lãi suất thấp hơn từ 0,5-1,5%/năm so với mức lãi vay thông thường cùng kỳ hạn của ngân hàng thương mại theo Quyết định 813/QĐ-NHNN ngày 24/4/2017 về chương trình cho vay khuyến khích phát triển nông nghiệp ứng dụng CNC, nông nghiệp sạch.
b) Chính sách ưu đãi giao, cho thuê đất:
- HTX được miễn tiền thuê đất, thuê mặt nước: i) HTX sử dụng đất làm mặt bằng xây dựng trụ sở HTX, sân phơi, nhà kho; xây dựng các cơ sở dịch vụ trực tiếp phục vụ sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản, làm muối (Nghị định số 46/2014/NĐ-CP); ii) HTX được miễn tiền thuê đất, thuê mặt nước trong thời gian xây dựng cơ bản theo dự án được cấp có thẩm quyền phê duyệt tối đa 3 năm kể từ ngày có quyết định cho thuê đất, thuê mặt nước; iii) Miễn tiền thuê đất tối đa toàn bộ thời gian thực hiện dự án đối với dự án đầu tư thuộc lĩnh vực đặc biệt ưu đãi đầu tư được đầu tư tại địa bàn kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn (Nghị định số 46/2014/NĐ-CP) và đất xây dựng công trình trong khu kinh tế, khu CNC (Nghị định số 35/2017/NĐ-CP); iv) Diện tích đất nông nghiệp trong hạn mức đối với các thành viên HTX sản xuất nông nghiệp chuyển sang thuê đất và kí hợp đồng thuê đất với cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
- HTX được giảm tiền sử dụng đất, tiền thuê đất: i) HTX thuê đất để sử dụng làm mặt bằng SXKD được giảm 50% tiền thuê đất (Điều 20 Nghị định 46/2014/NĐ-CP); ii) HTX thuê đất sử dụng vào mục đích nông nghiệp, lâm nghiệp, NTTS, làm muối mà bị thiên tai, hỏa hoạn làm thiệt hại thì: (a) Nếu thiệt hại dưới 40% sản lượng thì được giảm tiền thuê đất theo tỷ lệ tương ứng với tỷ lệ thiệt hại; (b) Nếu thiệt hại trên 40% sản lượng thì được miễn tiền thuê đất đối với năm bị thiệt hại.
c) Chính sách ưu đãi thuế:
- Ưu đãi về thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN): HTX được thụ hưởng chính sách miễn, giảm các loại thuế theo quy định tại Nghị định 218/2013/NĐ- CP ngày 26/12/2013. Cụ thể như sau:
+ Miễn thuế TNDN đối với các khoản thu nhập của HTX từ các hoạt động sản xuất, chế biến nông lâm thủy sản. Điều kiện để HTX được miễn thuế TNDN là: “HTX phải đáp ứng tỷ lệ về cung ứng sản phẩm, dịch vụ cho các thành viên là những cá nhân, hộ gia đình, pháp nhân có hoạt động sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, diêm nghiệp theo quy định của Luật HTX 2012 và các văn bản hướng dẫn”. Theo Nghị định 107/2017/NĐ-CP3, HTX phải đáp ứng tỉ lệ cung ứng, tiêu thụ cho thành viên HTX không quá 50% tổng giá trị cung ứng sản phẩm, dịch vụ của HTX.
+ Ưu đãi thuế suất thuế TNDN: HTX được hưởng thuế suất 10% đối với phần thu nhập của HTX hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp và diêm nghiệp không thuộc địa bàn kinh tế xã hội khó khăn và ĐBKK4, trừ thu nhập của HTX được miễn thuế5.
+ Ưu đãi về thời gian miễn, giảm thuế TNDN: i) Được miễn thuế 04 năm và giảm 50% số thuế phải nộp cho 09 năm tiếp theo đối với HTX thành lập mới từ dự án đầu tư tại địa bàn có điều kiện KT-XH ĐBKK; ii) Được miễn thuế 04 năm, và giảm 50% số thuế phải nộp cho 05 năm tiếp theo đối với HTX được thành lập mới trong lĩnh vực xã hội hóa thực hiện tại địa bàn không thuộc danh mục địa bàn có điều kiện KT-XH khó khăn hoặc ĐBKK; iii) Được miễn thuế 02 năm, và giảm 50% số thuế phải nộp cho 04 năm tiếp theo đối với HTX thành lập mới từ dự án đầu tư tại địa bàn có điều kiện KT-XH khó khăn.
- Ưu đãi đối với thuế giá trị gia tăng (VAT):
+ Miễn thuế VAT: i) Các HTX mua sản phẩm trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản nuôi trồng, đánh bắt chưa chế biến thành các sản phẩm khác hoặc chỉ qua sơ chế thông thường bán cho doanh nghiệp, HTX khác thì không phải kê khai, tính nộp thuế giá trị gia tăng nhưng được khấu trừ thuế giá trị gia tăng đầu vào (Điều 5 Luật thuế GTGT); ii) HTX và thành viên không phải chịu thuế giá trị gia tăng đối với các sản phẩm thủy sản nuôi trồng, khai thác bán ra (Nghị định 67/2014).
+ Giảm thuế VAT: i) Áp dụng mức thuế suất 0% đối với hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu; hoạt động xây dựng, lắp đặt công trình ở nước ngoài và ở trong khu phi thuế quan; vận tải quốc tế; ii) Áp dụng mức thuế suất 5% đối với các HTX hoạt động trong một số lĩnh vực sản xuất phân bón, thuốc trừ sâu; dịch vụ đào đắp, nạo vét kênh, mương; dịch vụ sơ chế, bảo quản sản phẩm nông nghiệp. Các hàng hóa, dịch vụ khác đều áp dụng mức thuế suất VAT là 10%.
4.3. Chính sách phòng ngừa, giảm thiểu thiệt hại khi gặp các rủi ro
4.3.1. Chính sách hỗ trợ giảm thiểu thiệt hại
Tùy theo mức độ thiệt hại, tính chất nguy hiểm của dịch bệnh và nhu cầu thực tế, các HTX được hỗ trợ vốn, giống khi gặp khó khăn do thiên tai, dịch bệnh với mức hỗ trợ theo Nghị định 02/2017/NĐ-CP ngày 9/1/2017 của Chính phủ. Cụ thể: HTX được ngân sách nhà nước kịp thời hỗ trợ bằng tiền, hoặc cây, con giống đảm bảo chất lượng, phù hợp với sinh thái địa phương khi gặp khó khăn do thiên tai, dịch bệnh; hỗ trợ đối với diện tích cây trồng bị thiệt hại từ 30% trở lên; hỗ trợ đối với vật nuôi thiệt hại do thiên tai, thiệt hại do dịch bệnh nguy hiểm; hỗ trợ đối với NTTS, hải sản bị thiệt hại từ 30% trở lên.
Để được hỗ trợ, các HTX phải đáp ứng tất cả các điều kiện sau: i) Sản xuất không trái với quy hoạch, kế hoạch và hướng dẫn SXNN của chính quyền địa phương; ii) Có đăng ký kê khai ban đầu về số lượng và chủng loại cây trồng, vật nuôi với UBND cấp xã; iii) Thiệt hại xảy ra khi đã thực hiện đầy đủ các biện pháp phòng ngừa, ứng phó theo sự hướng dẫn, chỉ đạo của cơ quan chuyên môn và chính quyền địa phương; iv) Thời điểm xảy ra thiệt hại được Ban chỉ huy phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn địa phương xác nhận (đối với thiên tai) và trong khoản thời gian từ khi công bố dịch đến khi công bố hết bệnh.
4.3.2. Chính sách bảo hiểm nông nghiệp:
Các HTX nông nghiệp được hỗ trợ 20% phí bảo hiểm nông nghiệp khi6: i) Có hợp đồng liên kết gắn sản phẩm nông nghiệp là các đối tượng thụ hưởng chính sách hỗ trợ bảo hiểm nông nghiệp; ii) Có sản phẩm nông nghiệp thuộc diện được bảo hiểm nông nghiệp được chứng nhận bảo đảm chất lượng, an toàn thực phẩm của cơ quan có thẩm quyền hoặc được công nhận là doanh nghiệp nông nghiệp ứng dụng CNC.
Đối với HTX đánh bắt hải sản xã bờ7: Ngân sách nhà nước hỗ trợ 100% kinh phí mua bảo hiểm tai nạn thuyền viên cho mỗi thuyền viên làm việc trên tàu; hỗ trợ 50% kinh phí mua bảo hiểm thân tàu (bảo hiểm mọi rủi ro đối với thân tàu, không bao gồm trang thiết bị đánh bắt hải sản, ngư lưới cụ trên tàu).
B. Câu hỏi và bài tập thực hành
Bài 1. Phân tích Bản chất HTX
Bài 2. Phân tích các Nguyên tắc của HTX
Bài 3. Nêu được quan điểm, mục tiêu, nhiệm vụ của HTX nông nghiệp trong giai đoạn tới
Bài 4. Thực hành viết báo cáo hoạt động của HTX (báo cáo hằng năm và báo cáo đặc thù).
Bài 5. Kỹ năng tiếp cận cơ chế, chính sách ưu đãi, hỗ trợ phát triển HTX của Nhà nước.
Bài 6. Thảo luận những nội dung chủ yếu của các Quyết định, Chương trình, Đề án của Thủ tướng Chính phủ, của Bộ NN&PTNT về phát triển nông nghiệp và HTX nông nghiệp.
BÀI 02: THIẾT LẬP QUAN HỆ CỘNG ĐỒNG CỦA HỢP TÁC XÃ NÔNG NGHIỆP
Mã bài: MĐ01- 02
Mục tiêu
| - Trình bày được khái niệm, đối tượng, lợi ích, mối quan hệ và phương thức gắn kết của 3 loại cộng đồng liên quan đến HTX: Cộng đồng thành viên chính thức, cộng đồng thành viên liên kết và cộng đồng xã hội; |
- Xác định nội dung thông điệp và nguyên tắc trong thiết lập quan hệ cộng đồng. Giải pháp công cụ điều chỉnh phân phối lợi ích trong cộng đồng như lao động việc làm, giá cả dịch vụ, môi trường, tiêu thụ sản phẩm, tham gia các chương trình phát triển kinh tế xã hội ở địa phương, tổ chức giáo dục, đào tạo cộng đồng; - Xây dựng được kế hoạch thiết lập quan hệ cộng đồng trong HTX |
1. Khái niệm, đối tượng và lợi ích của việc thiết lập quan hệ cộng đồng
1.1. Khái niệm thiết lập quan hệ cộng đồng
Thiết lập quan hệ cộng đồng là quá trình truyền thông có chủ đích, có hệ thống, có kế hoạch nhằm thiết lập, duy trì, phát triển những mối quan hệ tốt với công chúng trong cộng đồng. HTX cần xây dựng kế hoạch truyền thông mang tầm chiến lược, có mục tiêu dài hạn và được duy trì thường xuyên nhằm thiết lập quan hệ cộng đồng hữu hiệu. Mối quan hệ cộng đồng tốt sẽ giúp HTX gia tăng hoạt động kinh doanh và được sự ủng hộ của công chúng. Một điều chắc chắn là khi đứng trước sự chọn lựa, thành viên HTX hay nông dân sẽ có xu hướng chọn mua sản phẩm hoặc nhà cung cấp mà họ có thiện cảm nhất.
Thiết lập quan hệ cộng đồng không phải chỉ đơn giản là hoạt động marketing, mà là trách nhiệm duy trì quan hệ đa phương cùng có lợi giữa HTX và tổ chức và cá nhân trong cộng đồng địa phương. Thiết lập quan hệ cộng đồng là quá trình mà HTX lôi cuốn các thành viên cộng đồng cùng nhau thực hiện các hành động tập thể để giải quyết các vấn đề chung của tập thể nhằm mục đích xây dựng cộng đồng địa phương phát triển mạnh mẽ, ổn định và lâu dài.
Hiểu và vận dụng sáng tạo cách thức thiết lập quan hệ cộng đồng sẽ là công cụ hữu hiệu giúp cho HTX khẳng định được vai trò phát triển kinh tế, ổn định xã hội, bảo vệ môi trường và lôi cuốn sự đồng tình, ủng hộ của xã hội. Chính vì lý do này, HTX cần đầu tư để thiết lập và xây dựng quan hệ tốt với cộng đồng nơi mà HTX đang hoạt động.
1.2. Đối tượng của quan hệ cộng đồng
Thông qua hoạt động thiết lập quan hệ cộng đồng, HTX diễn giải cho công chúng biết HTX có tính đặc thù gì, bản chất tốt đẹp như thế nào, sứ mệnh của HTX là gì, mục tiêu chiến lược ra sao, HTX đang làm gì để đạt mục tiêu… Mặt khác, HTX cần tìm hiểu xem công chúng đang suy nghĩ và nhận thức như thế nào về HTX, họ có những ngộ nhận gì về mô hình HTX, họ đang băn khoăn điều gì… Từ đó, HTX xác định cần phải làm gì để điều chỉnh nhằm đạt được sự yêu mến, ủng hộ và tôn trọng của cộng đồng.
Chính bản thân cụm từ "cộng đồng" đã nói lên sự tập hợp của nhiều đối tượng công chúng khác nhau. HTX cần xác định phân loại các nhóm công chúng mục tiêu khác nhau. Những nhóm đối tượng cộng đồng khác nhau có những nhu cầu khác nhau và đòi hỏi những phương thức tiếp cận cũng khác nhau.
Thông thường, trong quá trình vận hành và phát triển các HTX có 3 nhóm cộng đồng có liên quan, cụ thể như sau:
- Cộng đồng thành viên.
- Cộng đồng liên kết.
- Cộng đồng xã hội.
1.2.1. Cộng đồng thành viên
Đây là nhóm khách hàng có quan hệ sở hữu với HTX. Nhóm này rất quan trọng vì thành viên vừa là chủ, vừa là khách hàng của HTX. Đây là thị trường nội bộ của HTX, nhất là HTX nông nghiệp.
HTX cần có chiến lược marketing nội bộ để gia tăng tỷ lệ thành viên sử dụng dịch vụ và cũng như mức độ trung thành của thành viên khi sử dụng dịch vụ của HTX. HTX cần có những chính sách nội bộ nhằm tạo lập chất keo gắn kết với thành viên, ví dụ chính sách giá ưu đãi cho thành viên, ngày hội thành viên. Ngoài ra, HTX sử dụng quỹ phúc lợi xã hội trong các sự kiện hiểu hỉ, phát động phong trào hiếu học, trợ giúp thành viên khó khăn ….
1.2.2. Cộng đồng liên kết
Đây là nhóm khách hàng có mối quan hệ đối tác kinh doanh với HTX trong tất cả các hoạt động kinh doanh cũng như quản trị HTX. Cộng đồng này bao gồm 4 nhóm nhỏ: Thành viên liên kết, nhân viên làm việc cho HTX theo hợp đồng lao động, các đối tác có quan hệ giao dịch kinh tế với HTX và những tổ chức tư vấn, hỗ trợ HTX.
Thành viên liên kết là tập hợp các nông dân chưa phải là thành viên của HTX nhưng có sử dụng dịch vụ của HTX, ví dụ họ mua giống, phân bón từ HTX hay họ bán nông sản cho HTX tiêu thụ. HTX cần có những chiến lược thiết thực nhằm thu hút thành viên liên kết trở thành thành viên chính thức của HTX và gia tăng quy mô và mơ rộng thị trường nội bộ của HTX.
Cộng đồng liên kết còn bao gồm hoặc nhân viên làm việc theo hợp đồng lao động trong HTX. Các HTX cần xây dựng và điều chỉnh chính sách thu hút nhân lực, bảo vệ quyền lợi người lao động, đào tạo và phát triển nhân viên, nhất là đội ngũ trẻ, có trình độ, am hiểu về HTX, gia tăng lòng tự hào của họ khi làm việc trong môi trường HTX.
Cộng đồng này còn bao gồm nhà cung cấp cây, con giống, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, thức ăn chăn nuôi, thuốc thú y…Đó còn là những doanh nghiệp tiêu thụ, chế biến các sản phẩm do HTX sản xuất. Nhóm này còn bao gồm các nhà cung ứng dịch vụ như truy xuất nguồn gốc, block chain, phần mềm quản lý hoặc các tổ chức tín dụng. Nhóm này không có quan hệ sở hữu, mà là quan hệ đối tác với HTX. HTX luôn quan tâm củng cố mối quan hệ với nhà cung cấp và các đối tác kinh doanh, gia tăng vị trí và mở rộng thị phần, nâng cao uy tín và hình ảnh của HTX, thu hút nhà đầu tư dài hạn và tăng khả năng tiếp cận các nguồn vốn.
Nhóm những tác nhân hỗ trợ HTX bao gồm các tổ chức Đảng, chính quyền và các tổ chức chính trị - xã hội tại địa phương, liên minh HTX, các chuyên gia, các nhà tài trợ, tổ chức truyền thông đại chúng... Họ là những người am hiểu và truyền tải chủ trương, chính sách của Nhà nước đến cho công chúng. Họ là những người tôn vinh giá trị hợp tác. Ngoài ra, họ còn là người phản ánh tâm tư nguyện vọng của HTX, của xã hội đến các nhà hoạch định chính sách hay hoàn thiện khuôn khổ pháp lý. Bên cạnh đó, việc tìm hiểu và thảo luận về quy hoạch, phương hướng chiến lược phát triển kinh tế - xã hội địa phương sẽ giúp cho HTX xác định rõ ràng hơn về mục tiêu dài hạn và các giải pháp phát triển HTX phù hợp.
Đối với những các thương lái, đại lý tư nhân, đối thủ cạnh tranh của HTX. Thay vì đối đầu trực diện, HTX có thể tìm cách dung hòa lợi ích và thiết lập quan hệ đối tác, hoặc hạn chế tác động tiêu cực của nhóm này đến tâm lý của thành viên, tâm lý nhân viên, cũng như chiến lược phát triển của HTX.
1.2.3. Cộng đồng xã hội
HTX nông nghiệp thường gắn với cộng đồng dân cư. Việc giữ gìn hình ảnh trước công chúng nói chung và cư dân địa phương nói riêng là một trong những nhiệm vụ quan trọng của HTX. HTX cần thể hiện trách nhiệm xã hội, cam kết đóng góp vào phát triển kinh tế xã hội địa phương bền vững, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống cho cư dân địa phương và xã hội nói chung. Nếu HTX chỉ tập trung vào gia tăng năng suất, doanh thu, lợi nhuận mà không thực hiện trách nhiệm xã hội đối với cộng đồng dân cư thì có thể cộng đồng có thái độ tiêu cực, thậm chí là tẩy chay HTX. Điều này trở nên khó khăn hơn vì ngày nay có quá nhiều đối thủ cạnh tranh sẵn sàng làm tốt hơn để đáp ứng nhu cầu của nông dân nói riêng và của xã hội nói chung.
HTX cam kết đóng góp cho việc phát triển địa phương thông qua việc tuân thủ chuẩn mực về bảo vệ môi trường, an toàn vệ sinh thực phẩm, góp phần tạo lập bình đẳng về giới, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa, trợ giúp các đối tượng xã hội như hỗ trợ người tàn tật, trẻ em mồ côi, xây dựng nhà tình nghĩa, ủng hộ đồng bào lũ lụt và thiên tai, phát triển cộng đồng…Có như vậy, HTX dễ dàng đưa sản phẩm của mình ra quốc tế vì tuân thủ theo các quy chuẩn về trách nhiệm xã hội.
HTX cần phân tích, dự đoán được và đo lường được những tác động về xã hội và môi trường đối với các hoạt động của HTX và phát triển những chính sách làm tăng thêm phúc lợi cho xã hội và giảm bớt những tác động tiêu cực.
Sứ mạng cốt lõi của việc thiết lập quan hệ cộng đồng trong dài hạn là quản trị tốt các mối quan hệ tương tác giữa HTX với các nhóm công chúng chủ chốt để đảm bảo sự tồn tại và phát triển bền vững của HTX.
1.3. Lợi ích việc thiết lập quan hệ cộng đồng
Mục tiêu chính của việc thiết lập quan hệ cộng đồng là duy trì mối quan hệ chiến lược với công chúng, khách hàng tiềm năng, đối tác, tổ chức tín dụng, đội ngũ nhân viên và các bên liên quan khác… nhằm gầy dựng hình ảnh tích cực và thiết thực nhất về HTX.
Thiết lập quan hệ cộng đồng là một chuỗi các hoạt động mang lại nhiều giá trị to lớn cho HTX, gia tăng sự nhận biết, thúc đẩy tiến trình phát triển HTX cả về quy mô thành viên lẫn chất lượng của hoạt động kinh doanh. Với khả năng gây tác động mạnh mẽ đến dư luận xã hội, việc thiết lập quan hệ cộng đồng mang lại nguồn thông tin to lớn, đánh thức các ý tưởng sáng tạo, thu hút sự chú ý cộng đồng về HTX và những lợi ích mà HTX mang lại cho thành viên và cộng đồng. Cụ thể:
(1) Thiết lập quan hệ tốt với cộng đồng giúp công chúng hiểu được các sản phẩm và dịch vụ mà HTX đang cung cấp hoặc sắp sửa cung cấp. Việc trao đổi thông tin không chỉ với thành viên hiện hữu mà còn với những khách hàng tiềm năng giúp HTX thúc đẩy hoạt động kinh doanh, mở rộng quy mô hoạt động và phát triển nhờ vào lợi thế trong quy mô.
(2) Thông qua việc thiết lập quan hệ cộng đồng, HTX chia sẻ thông tin về thực trạng, những lợi thế cũng như những thách thức của HTX, nghị quyết của HTX về chiến lược phát triển, những lợi ích trước mắt và lợi ích lâu dài mà HTX mang lại cho thành viên. Thiết lập quan hệ cộng đồng là tạo chất keo kết nối thành viên với HTX, thu hút thành viên tiềm năng, mở rộng quy mô của HTX.
(3) Thiết lập quan hệ tốt với chính quyền và các ban ngành đoàn thể ở địa phương giúp HTX kết nối hài hòa định hướng phát triển HTX với quy hoạch tổng thể và kế hoạch phát triển của địa phương. HTX chia sẻ thông tin về chiến lược phát triển của HTX với chính quyền và các cơ quan nhà nước, lắng nghe những ý kiến “hiến kế” để HTX phát triển hiệu quả và bền vững và điều chỉnh kế hoạch phát triển phù hợp. Ngoài ra, HTX chủ động tham vấn việc xây dựng và thực thi chính sách hỗ trợ phát triển HTX hiệu lực và hiệu quả hơn.
(4) Quá trình duy trì quan hệ cộng đồng giúp cho HTX dự đoán, phân tích, diễn giải ý kiến, thái độ và các vấn đề công chúng có thể tác động tiêu cực đến các hoạt động và kế hoạch của HTX. Đây cũng là dịp để HTX hiểu biết rõ ràng hơn về mức độ nhận thức của công chúng về mô hình HTX. Thiết lập quan hệ cộng đồng trong HTX thực chất là quá trình trao đổi thông tin hai chiều, diễn ra có chủ đích, có kế hoạch. Truyền thông tạo ra sự hài hòa trong xã hội, vì tăng cường sự thấu cảm trong cộng đồng.
(5) Thiết lập quan hệ cộng đồng tốt để tạo ra hình ảnh HTX năng động, hoạt động vì lợi ích cộng đồng sẽ giúp cho HTX kết nối hiệu quả với thị trường bên ngoài và bảo vệ uy tín của HTX, bảo vệ HTX trước những cơn khủng hoảng. Giống như mỗi thực thể con người, nếu HTX không giao tiếp, không chia sẻ, đóng kín thông tin thì mọi thứ dần dần mất kết nối, lỏng lẻo, rời rạc và dần dần tiến tới sự tan rã, giải thể.
(6) Thiết lập quan hệ cộng đồng giúp HTX thu hút chuyên gia và nhân sự giỏi, khuyến khích và tạo động lực cho nhân viên, giữ chân người trẻ, có trình độ làm việc trong môi trường HTX, nhất là HTX hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp ở các vùng nông thôn xa xôi hẻo lánh.
(7) Truyền thông tốt về HTX giúp công chúng hiểu biết, tôn trọng và đánh giá cao về các ưu thế của mô hình HTX và có những hành động hỗ trợ HTX hiệu quả.
Tóm lại, những lý giải phía trên trên khẳng định được lợi ích to lớn và sự lan tỏa tác động sâu rộng của việc HTX thiết lập quan hệ cộng đồng, nâng cao nhận thức của cộng đồng về tính riêng biệt của sản phẩm địa phương OCOP và vai trò của HTX, nhất là trong bối cảnh hội nhập kinh tế, toàn cầu hóa.
2. Nội dung thông điệp và nguyên tắc trong thiết lập quan hệ cộng đồng
2.1. Nội dung thông điệp
Truyền thông là công cụ chủ đạo trong việc thiết lập quan hệ cộng đồng của các HTX, nhất là HTX hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp. Một cách hiển nhiên, nhận thức của cộng đồng về vai trò của HTX và sự trân trọng của công chúng về mô hình kinh doanh mang tính nhân văn của HTX có tầm ảnh hưởng quan trọng đến hiệu quả hoạt động của chính HTX. Thiết lập quan hệ cộng đồng của HTX nông nghiệp là chuỗi các hoạt động truyền thông nhằm tạo sự ảnh hưởng đến nhận thức, tình cảm và sự tin tưởng trong công chúng. Thông điệp mà HTX cần cung cấp thông tin cho công chúng về thực trạng, tầm nhìn, sứ mệnh và chiến lược phát triển của HTX. Ngoài ra, HTX cần khởi dậy nhu cầu hợp tác và nâng cao nhận thức của công chúng về hai khía cạnh quan trọng sau:
- Tính đặc thù của nông hộ và nhu cầu liên kết
- Tính đặc thù của HTX: mô hình kinh tế hợp tác mang tính chia sẻ và giá trị nhân văn;
2.1.1. Tính đặc thù của nông hộ và nhu cầu liên kết
Để HTX thiết lập quan hệ tốt đẹp với cộng đồng thì chương trình truyền thông của HTX cần nêu bật nhu cầu cần thiết phải hợp tác. Sản xuất nông nghiệp có những tính đặc thù riêng biệt và cần có sự hợp tác giữa nông dân để gia tăng hiệu quả. Nhu cầu liên kết càng cấp thiết hơn khi tình trạng sản xuất quy mô nhỏ, manh mún, riêng lẻ, tự phát làm cho chi phí cao, chất lượng nông sản không đồng đều, không đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, nông sản không có thương hiệu và nông dân khó gắn kết chặt chẽ và ổn định với thị trường. Nông dân hợp tác để thực hiện các hành động tập thể nhằm giải bài toán tập thể và cùng tháo gỡ các nút thắt nằm ngoài năng lực của từng hộ nông dân nhỏ lẻ.
(1) Đối tượng sản xuất nông nghiệp là sinh vật sống, có tính thời vụ. Cây trồng, vật nuôi tăng trưởng tự nhiên, cần phải có thời gian đảm bảo chu kỳ tăng trưởng với những điều kiện sinh trưởng thích hợp. Người nông dân cần hiểu biết một cách sâu sắc đặc điểm sinh trưởng tự nhiên của cây trồng, vật nuôi, kiểm soát chặt chẽ quá trình sản xuất diễn ra trên từng công đoạn, tác động phù hợp theo nguyên tắc “nhất thì, nhì thục” mới đạt năng suất và chất lượng nông sản cao nhất. Cũng chính yếu tố thời vụ, dẫn đến áp lực tiêu thụ nông sản vào cùng một thời điểm, làm giá cả biến động và thường xuyên dẫn đến hiện tượng “được mùa, mất giá”. Liên kết để hình thành tổ chức HTX là điều kiện tiên quyết để điều phối sản xuất, điều tiết lượng cung ra thị trường, phối hợp nguồn lực để tổ chức chế biến, bảo quản sau thu hoạch nhằm tạo thể chủ động trong tiêu thụ và mang lại giá trị cao hơn cho người nông dân.
(2) Sản xuất nông nghiệp và các hoạt động nông thôn phụ thuộc và chịu sự tác động mạnh mẽ của điều kiện tự nhiên. Nguồn nước ảnh hưởng đến hoạt động trồng trọt và chăn nuôi. Ví dụ, một nông dân muốn trồng lúa hữu cơ nhưng không thể thực hiện được do sử dụng chung nguồn nước với những người nông dân xung quanh sử dụng phân bón và thuốc bảo vệ thực vật. các hộ gia đình khó có thể phát triển du lịch cộng đồng nếu không có sự đồng thuận và hợp tác của dân làng để cùng xây dựng môi trường thân thiện và tạo ấn tượng tốt với du khách.
(3) Hộ nông dân là một đơn vị kinh tế không thể chia cắt. Một đặc tính kinh tế nổi bật của kinh tế nông hộ là sự tự khai thác và tận dụng tối đa sức lao động của gia đình. Người nông dân tham gia sản xuất nông nghiệp như là làm công việc gia đình chứ không phải làm kinh doanh. Người nông dân không hạch toán công lao động gia đình vào chi phí sản xuất, mà “lấy công làm lời”. Nhu cầu liên kết trong sản xuất và kinh doanh nông nghiệp ngày trở nên cấp thiết hơn, bởi vì lực lượng nông dân đang bị già hóa rất nhanh. Lực lượng lao động trẻ, nhất là lực lượng có tay nghề và trình độ học vấn cao thường không có nhiều hứng thú để khởi nghiệp ở nông thôn. Mặt khác, các dịch vụ và trang thiết bị máy móc hiện đại trong các khâu sản xuất ngày càng trở nên cần thiết để thay thế dần các công đoạn sản xuất thâm dụng lao động. Điều này vượt quá năng lực của từng hộ nông dân nhỏ lẻ.
(4) Việc sản xuất nông nghiệp hàng hóa buộc nông hộ phải có đặc tính của doanh nghiệp gia đình để đáp ứng đầy đủ các tín hiệu của thị trường. Nông sản tiêu thụ trên thị trường ngoài việc đáp ứng đúng nhu cầu, sở thích của người tiêu dùng còn phải đạt các yêu cầu về mẫu mã, chất lượng, dư lượng hóa chất trong mức cho phép, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, truy xuất được nguồn gốc, … Muốn vậy, người nông dân bắt buộc phải kiểm soát được chất lượng sản phẩm ổ tất cả các công đoạn trong suốt quá trình sản xuất, thu hoạch, bảo quản sau thu hoạch. Sự liên kết thành HTX để xây dựng quy trình sản xuất chung, có hệ thống giám sát nội bộ để có sản phẩm đạt các tiêu chuẩn, chứng nhận khác nhau: VietGap, GlobalGap, nông nghiệp hữu cơ, quy trình sơ chế, chế biến theo tiêu chuẩn HACCP… HTX là môi trường thuận lợi nhất để người nông dân phát triển tinh thần kinh doanh và trở thành “doanh nhân” trong sản xuất nông nghiệp.
(5) Thị trường mà người nông dân phải đối mặt (thương lái) được hình thành tự phát, bị phân tán về không gian, thiếu phương tiện truyền tải và thông tin nhiễu loạn. Năng lực thích ứng với yêu cầu của thị trường của nông dân thấp. Thông qua các HTX, người nông dân để thích ứng tốt hơn đối với những yêu cầu mới trong bối cảnh mới. Một điều cần lưu ý là mối quan hệ giữa nông dân và thị trường là sự gắn bó cục bộ. Nếu chẳng may bị tách ra khỏi thị trường thì hộ gia đình nông dân vẫn tồn tại với những gì mình sản xuất được. Điều này tạo ra một “sức ỳ” rất lớn cản trở quá trình chuyển đổi nhận thức, quan niệm và thái độ của người nông dân để thích ứng với sản xuất nông nghiệp hàng hóa.
2.1.2. Tính đặc thù của mô hình HTX
Điều căn bản kế tiếp mà công chúng cần thấu hiểu là HTX có thể mang lại điều gì tốt đẹp cho nông hộ và cộng đồng. Dù quy mô lớn hay nhỏ, các HTX đều chứa đựng chung tính đặc thù và 6 giá trị cơ bản được thể chế hóa vào Luật HTX 2012. Điều 3 của Luật HTX quy định “HTX là tổ chức kinh tế tập thể, đồng sở hữu, có tư cách pháp nhân, do ít nhất 07 thành viên tự nguyện thành lập và hợp tác tương trợ lẫn nhau trong hoạt động sản xuất, kinh doanh, tạo việc làm nhằm đáp ứng nhu cầu chung của thành viên, trên cơ sở tự chủ, tự chịu trách nhiệm, bình đẳng và dân chủ trong quản lý HTX”.
Tổ chức tiên phong công bằng Rochdale được xem là HTX đầu tiên trên thế giới đăng ký pháp lý với 6 giá trị nền tảng cho hoạt động kinh doanh đặc thù vào ngày 24 tháng 10 năm 1844 tại nước Anh. Liên minh HTX quốc tế đã cụ thể hóa các giá trị cốt lõi này thành những nguyên tắc tổ chức hoạt động của HTX và trở thành kim chỉ nam cho các HTX trên thế giới. 6 giá trị cơ bản tạo lập “hình hài” của pháp nhân (con người pháp lý) HTX bao gồm:
(1) Hợp tác tương trợ lẫn nhau
(2) Bình đẳng
(3) Công bằng
(4) Dân chủ
(5) Đoàn kết
(6) Tự chủ, tự chịu trách nhiệm và cùng hưởng lợi
“Xương sống” của HTX là triết lý hợp tác để tự giúp nhau. Các thành viên HTX tự nguyện thành lập hay gia nhập HTX, cùng góp vốn, góp ý tưởng để tổ chức hoạt động kinh doanh, không phải vì lợi nhuận mà trước hết để đáp ứng nhu cầu chung của thành viên trên tinh thần hợp tác, tương trợ. Ví dụ, nông dân cần mua phân bón để trồng nho. Thay vì mỗi người tự đến đại lý mua thì nhiều nông dân tự nguyện thành lập HTX và đăng ký pháp nhân. HTX tập hơn nhu cầu của thành viên, đàm phán với nhà cung cấp, mua phân bón với số lượng lớn nhằm tận dụng lợi thế quy mô để có giá tốt nhất, phân bón bảo đảm chất lượng và chương trình hậu mãi tốt. Sau đó, HTX “bán lại” cho thành viên với giá cả hợp lý. Sẽ không có ý nghĩa gì, nếu HTX bán phân bón cho thành viên với giá cao để có lợi nhuận cao. Đây là bản chất kinh tế rất quan trọng làm cho tổ chức hợp tác khác biệt với mô hình công ty. Nếu HTX không đáp ứng được các nhu cầu chung của các thành viên một cách hiệu quả và nếu thành viên không sử dụng dịch vụ do HTX cung cấp thì sự liên kết giữa các thành viên bị suy yếu và tất nhiên bản thân HTX cũng suy yếu và dần dần tan rã. Như vậy, thành viên vừa là người chủ sở, vừa là khách hàng của HTX.
HTX không phải hướng đến lợi nhuận cho một số cá nhân, mà là tối đa hóa lợi ích của thành viên và cộng đồng. Thông điệp về giá trị này cần được truyền tải không chỉ cho thành viên, mà cho cư dân trong địa phương để họ thấu hiểu và chia sẻ mục đích của HTX.
“Đôi tay” của HTX là bình đẳng và công bằng. Trong HTX, quyền biểu quyết của thành viên là bình đẳng theo nguyên tắc “một người, một phiếu bầu” mang tính nhân văn, bình đẳng, bác ái… Nguyên tắc bình đẳng trong tổ chức hợp tác chia cắt giữa thế lực đồng tiền và quyền lực ra quyết định chung, khống chế sự xâm hại của đồng tiền đối với sự tồn tại và phát triển của HTX.
Công bằng là một cánh tay khác của HTX. Thành viên HTX bình đẳng về quyền lợi, nghĩa vụ và hưởng quyền lợi tương ứng với giá trị mà họ tạo ra một cách công bằng. Phân phối theo mức độ sử dụng dịch vụ và biểu hiện của tính công bằng trong HTX. Cách thức chia lãi theo vốn góp hoặc những lời hứa hẹn “góp vốn để được chia lãi cao” đang đẩy các HTX ngày càng xa rời bản chất và làm xói mòn tinh thần hợp tác, tương ái. Hiện tượng đề cao tính lợi nhuận trong HTX đang “thu hút” nhiều người hoạt động phi nông nghiệp (như giáo viên, cán bộ chính quyền, đoàn thể các địa phương) góp vốn vào HTX để tìm kiếm suất sinh lội trên đồng vốn. Điều này, trong chừng mực nào đó, làm cho nhiều nông dân xem HTX là một thương lái trung gian, không khác gì đại lý bán phân bón hay cò mua lúa. Điều này làm suy giảm tính hấp dẫn của mô hình HTX.
“Đôi chân” đưa HTX đi xa và đi ổn định là dân chủ và đoàn kết. Thành viên là những người chủ, đồng sở hữu của HTX và tham gia quản lý HTX theo nguyên tắc dân chủ.
Một trong những điều kiện đảm bảo sức sống lâu dài của HTX là sự tham gia của thành viên trong trao đổi thông tin, xây dựng điều lệ, đánh giá hiệu quả các hoạt động đã thực hiện, rút bài học kinh nghiệm, thảo luận và thống nhất phương hướng hoạt động trong thời gian tới.
Tinh đoàn kết hợp tác, cùng cam kết thực hiện nghị quyết của HTX hay cùng tìm giải pháp xử lý sự cố, vượt qua khó khăn hoặc tìm kiếm ý tưởng mới giúp cho tổ chức HTX được vững vàng trên lộ trình phát triển.
“Bộ não thần kinh trung ương” của HTX luôn đặt phương châm hành động “tối đa hóa lợi ích cho thành viên”. Tự chủ, tự chịu trách nhiệm và cùng hưởng lợi là phương châm căn bản nhất của mọi HTX. HTX tự chủ và tự chịu trách nhiệm vận mệnh của mình về mặt tài chính lẫn các nội dung hoạt động.
2.2. Nguyên tắc của việc thiết lập quan hệ cộng đồng
Xây dựng mối quan hệ cộng đồng tốt, các HTX sẽ tạo ra công luận tích cực, nhờ đó mà tranh thủ được tình cảm của công chúng, xây dựng được hình ảnh tốt đẹp trong tâm trí mọi người, hướng đến mục tiêu cuối cùng của mọi tổ chức.
Để mang lại nhiều lợi ích cho sự phát triển bền vững của HTX, việc thiết lập quan hệ cộng đồng cần tuân thủ một số nguyên tắc sau đây:
(1) Truyền thông rõ ràng những cam kết của HTX về chất lượng sản phẩm, dịch vụ để tạo lập lòng trung thành của thành viên và lôi cuốn thành viên tiềm năng vào HTX.
(2) Truyền thông một cách trung thực để củng cố niềm tin về mô hình kinh tế hợp tác và tạo lập uy tín cho HTX.
(3) Cởi mở, công khai, minh bạch và nhất quán, trước sau như một để xây dựng niềm tin, tạo lập sự tín nhiệm.
(4) Hành động công bằng và đúng bản chất HTX nhằm tạo ra thiện ý, sự hỗ tương và tạo lập sự tôn trọng.
(5) Duy trì liên tục truyền thông hai chiều nhằm tạo ra sự cam kết cao, ngăn ngừa bất hoà và tạo lập quan hệ cùng có lợi trong dài hạn.
(6) Nghiên cứu môi trường và đánh giá phản ứng của công chúng để đề ra hành động, hoặc sự điều chỉnh cần thiết nhằm tạo lập sự hài hoà trong mối quan hệ giữa HTX và cộng đồng trong xã hội.
3. Các bước lập kế hoạch thiết lập quan hệ cộng đồng
Xây dựng kế hoạch thiết lập quan hệ cộng đồng phụ thuộc rất nhiều vào môi trường, đặc điểm dân cư của địa phương và thực trạng của từng HTX. Rất khó tìm ra một mẫu số chung cho một kế hoạch thiết lập quan hệ cộng đồng mà mang lại hiệu quả và lợi ích tối ưu cho mọi HTX.
Kế hoạch thiết lập quan hệ cộng đồng rất đa dạng, không một quy chuẩn “hoàn hảo” nào mà hoàn toàn phụ thuộc vào bối cảnh từng HTX. Tùy thuộc vào hoàn cảnh, môi trường mà mỗi kế hoạch thiết lập quan hệ cộng đồng sẽ đem lại hiệu quả, lợi ích khác nhau.
Một cách khái quát, HTX cần thực hiện 5 bước quan trọng trong kế hoạch thiết lập quan hệ cộng đồng. 5 bước này kết nối với nhau theo tính hệ thống và xác lập một nền tảng vững chắc thông qua các phân tích bối cảnh một cách kỹ lưỡng, cái nhìn bao quát về tổng quan môi trường. Nếu HTX làm tốt những bước đầu tiên để có cái nhìn sâu sắc, xây dựng mục tiêu cụ thể, thiết lập thông điệp có giá trị, lựa chọn kênh chuyển tải phù hợp và có hệ thống chỉ số đánh giá hiệu quả của kế hoạch.
3.1. Phân tích tổng quan môi trường
Bước này giúp HTX định vị được mình đang ở đâu và đang phải đối mặt với những điều gì. Việc đầu tiên là HTX thu thập đo lường và phân tích nhận thức và thái độ của các nhóm công chúng khác nhau đối với tổ chức HTX và những sản phẩm, dịch vụ mà HTX cung cấp.
Câu hỏi đầu tiên mà HTX có thể đặt ra là: Tại sao HTX cần quan tâm đến thái độ công chúng của những nhóm công chúng khác nhau (nhóm khách hàng bên trong, nhóm khách hàng bên ngoài, nhóm tác nhân hỗ trợ, nhóm tác nhân cản trở)? Một trong những lý do là vì thái độ công chúng có thể gây ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh và danh tiếng của HTX. Lý do thứ hai là những thái độ tiêu cực có thể làm ảnh hưởng đến tư tưởng, động lực và tâm lý của nhân sự trong HTX.
Câu hỏi thứ hai là đo lường và đánh giá gì từ công chúng? Sau đây là những gợi ý để HTX tham khảo và xây dựng nội dung khảo sát thái độ và nhận thức của công chúng trong cộng đồng:
- Công chúng nghĩ như thế nào về sự hình thành của HTX: vì nhu cầu chung của nông dân hay vì “thành tích” của địa phương?
- Công chúng nghĩ như thế nào về mục tiêu của HTX: vì lợi ích của thành viên hay vì lợi ích của Hội đồng quản trị và Giám đốc HTX?
- Mức độ quan tâm của thành viên hiện hữu và thành viên tiềm năng (nông dân trong vùng) đến kết quả kinh doanh trong giai đoạn trước và chiến lược, phương án sản xuất kinh doanh của HTX trong giai đoạn tiếp theo?
- Mức độ công chúng hiểu biết những sản phẩm, dịch vụ và chính sách bán hàng của HTX?
- Công chúng có phân biệt được giá trị cốt lõi của HTX và của công ty/đại lý tư nhân?
- Những lợi ích mà HTX mang lại cho thành viên và cộng đồng là gì?
HTX sử dụng, khai thác những thông tin thu thập từ công chúng trong cộng đồng để làm gì? Sau đây là những lý do chính để tiến hành nghiên cứu nhận thức và thái độ công chúng:
- Cung cấp đầu vào cho quá trình hoạch định chương trình truyền thông. Ngay sau khi xác định được thái độ công chúng, HTX xây dựng chương trình truyền thông phù hợp nhằm duy trì những định vị tích cực hoặc thay đổi những định vị tiêu cực của công chúng trong cộng đồng đối với HTX.
- Xây dựng hệ thống cảnh báo trước sớm nhất: Nếu phát hiện những vấn đề gây hiểu lầm hoặc những chiêu trò của các đối thủ cạnh tranh, HTX sẽ chủ động xây dựng phương án giải quyết thấu đáo nhằm trước khi chúng gây ra những hậu quả trầm trọng.
3.2. Xác định mục tiêu
HTX phải biết mình sẽ đi đâu trước khi tính xem mình đi tới đó bằng cách nào. Cũng như vậy, trước khi tiến hành thiết lập quan hệ cộng đồng, HTX cần phải xác định được mục tiêu và từng bước hệ thống hóa mục tiêu. HTX sử dụng và khai thác triệt để các thông tin trong phân tích môi trường ở bước 1 để xác lập mục tiêu cụ thể. Ví dụ:
- Tăng mức độ sử dụng dịch vụ của thành viên, tăng lòng tự hào của thành viên về HTX
- Tạo ra nhu cầu mới để phát triển các dịch vụ và sản phẩm của HTX
- Thu hút thành viên mới, gia tăng lượng khách hàng nội bộ
- Tìm kiếm sự ủng hộ của chính quyền, các cơ quan nhà nước và cộng đồng dân cư xung quanh
- Thu hút thành viên trẻ làm việc trong HTX
- Nâng cao uy tín và hình ảnh của HTX
- Lan tỏa giá trị hợp tác, giáo dục công chúng về tính ưu việt của mô hình HTX
- Xoa dịu một vấn đề phát sinh
3.3. Xây dựng thông điệp
HTX cần xây dựng thông điệp chủ yếu để truyền tải đến công chúng trong cộng đồng. Sau đó, thông điệp chính cần được chuyển hóa sao cho phù hợp với từng nhóm đối tượng mục tiêu: nhóm khách hàng nội bộ, nhóm đối tác bên ngoài, nhóm tác nhân hỗ trợ và nhóm tác nhân cản trở.
Thông điệp cần bám sát vào mục tiêu, đáp ứng được sự ngắn gọn, súc tích, đủ sâu để dễ thẩm thấu và thúc đẩy công chúng hành động sau khi tiếp nhận thông điệp. HTX củng cố thông điệp bằng những số liệu, dẫn chứng cụ thể. Thông điệp chính cần truyền tải đến công chúng bao gồm:
- Sứ mệnh của HTX là gì? Tại sao HTX kiên định với sứ mệnh này?
- HTX sẽ tạo nên những thay đổi tốt đẹp gì?
- Lợi ích mà HTX mang lại cho thành viên và cộng đồng
- Sản phẩm và dịch vụ mà HTX đang cung cấp và có điều những điểm nhấn gì (hướng đến quy trình sản xuất an toàn, đạt chứng nhận tiêu chuẩn GlobalGAP, hữu cơ, truy xuất nguồn gốc, xây dựng thương hiệu sản phẩm…)
- Giải thích tại sao mọi người nên quan tâm đến HTX
3.4. Lựa chọn kênh chuyển tải thông điệp
HTX lựa chọn kênh chuyển tải thông điệp phù hợp với mục tiêu và đặc tính của nhóm đối tượng công chúng mục tiêu. Các kênh chuyển tải thông điệp và thiết lập quan hệ cộng đồng HTX bao gồm:
- Đại hội thành viên HTX là dịp rất tốt để HTX cung cấp thông tin về hoạt động của HTX, tầm nhìn dài hạn. Ngoài thành viên hoặc đại biểu thành viên, HTX mời đại diện nhóm tác nhân hỗ trợ và khách hàng bên ngoài tham dự Đại hội thành viên để tạo mối quan hệ đối tác thân thiết và thiện chí của HTX.
- Ngoài ra HTX có thể tổ chức các sự kiện đặc biệt để đại diện các nhóm công chúng mục tiêu tham dự như: Lễ hội mừng mùa vụ, ngày HTX Việt Nam (11/4), ngày HTX hành động vì môi trường, ngày HTX tổ chức diệt chuột, Ngày Phụ nữ Việt Nam, tổ chức hội thi về tìm hiểu HTX nhân ngày thành lập Đoàn Thanh Niên…
- HTX linh hoạt và chủ động lồng ghép các thông điệp của HTX vào các buổi tập huấn, các cuộc họp dân cư, hoặc các buổi doanh nghiệp tổ chức quảng cáo sản phẩm….
- HTX dùng quỹ phúc lợi xã hội tham gia vào các sự kiện chung của cộng đồng hoặc đóng góp vào chương trình khuyến học, các quỹ tương trợ khác của địa phương.
- Một kênh truyền thông khác tuy rằng phi chính thức, nhưng rất hữu hiệu là truyền miệng. Lãnh đạo HTX, thành viên nòng cốt, nông dân giỏi góp phần lan truyền các thông điệp chính của HTX “một cách ngẫu nhiên, tình cờ” đến cộng đồng dân cư trong những sự kiện tại địa phương.
- HTX có thể vận động những người có uy tín trong cộng đồng như trưởng thôn/ấp, cán bộ địa phương, các giáo sắc tôn giáo…. tuyên truyền và chuyển tải những thông điệp của HTX một cách rộng rãi cho công chúng.
- Các phương tiện truyền thông đại chúng như đài phát thanh của xã, kênh truyền hình địa phương … cũng là kênh quan trọng để truyền tải thông điệp của HTX đến cộng đồng.
3.5. Xây dựng tiêu chí đo lường hiệu quả
Một thành tố quan trọng, không thể thiếu trong bất kỳ kế hoạch thiết lập quan hệ cộng đồng nào là các chỉ số đo lường hiệu quả của việc triển khai kế hoạch. Các cứ mục tiêu ở bước 2, HTX xây dựng bộ tiêu chí đo lường kết quả đạt được trong từng mục tiêu cụ thể và các mốc thời gian để đánh giá kết quả.
B. Câu hỏi và bài tập thực hành
Câu 1: Vì sao HTX cần chia sẻ thông tin về thực trạng, kết quả kinh doanh, tầm nhìn chiến lược với thành viên, với chính quyền, cơ quan nhà nước và với công chúng trong cộng đồng?
Câu 2: HTX cần tìm hiểu những gì từ thành viên, từ nông dân bên ngoài thành viên và cư dân trong cộng đồng địa phương?
Câu 3: Hãy xây dựng thông điệp chính mà HTX của bạn muốn chuyển tải đến công chúng trong cộng đồng địa phương? Vì sao thông điệp này có ý nghĩa đối với sự phát triển của HTX?
1. Giáo trình Quan hệ công chúng. Đại học Mở - Bán công Thành phố Hồ Chí Minh.
2. Kimberly Zeuli and Jamie Radel (2005), Cooperatives as a Community Development Strategy: Linking Theory and Practice. Tạp chí Phân tích và Chính sách. Đại học Wisconsin Madison, Mỹ.
3. Luật HTX 2012
4. Phạm Thu Hà (2018), Bản chất, hình thức của quan hệ công chúng và vận dụng trong giáo dục. Ban Tuyên Giáo Trung Ương.
5. Wilson Majee & Ann Hoyt (2011), Cooperatives and Community Development: A Perspective on the Use of Cooperatives in Development. Tạp chí Thực Hành Cộng đồng. Đại học Missouri Extension, Mỹ.
QUẢN TRỊ HỢP TÁC XÃ NÔNG NGHIỆP MÃ SỐ: MĐ02
NGHỀ: GIÁM ĐỐC HỢP TÁC XÃ NÔNG NGHIỆP
Ban hành kèm theo Quyết định số: 4468/QĐ-BNN-KTHT ngày 17/11/2021 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
MỤC LỤC
TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN
LỜI GIỚI THIỆU
CÁC THUẬT NGỮ CHUYÊN MÔN VÀ CHỮ VIẾT TẮT
MÔ ĐUN 2
QUẢN TRỊ HỢP TÁC XÃ NÔNG NGHIỆP
I. Vị trí, tính chất, ý nghĩa và vai trò của mô đun
II. Mục tiêu của mô đun
1. Kiến thức
2. Kỹ năng
3. Năng lực tự chủ và trách nhiệm
BÀI 01: QUẢN TRỊ MARKETING TRONG HỢP TÁC XÃ NÔNG NGHIỆP
Mục tiêu
A. Nội dung
1. Khái niệm marketing liên quan khách hàng, HTX và cộng đồng
1.1. Khái niệm marketing
1.2. Marketing truyền thống và marketing hiện đại
1.3. Marketing trong hợp tác xã
2.1. Khái niệm quản lý marketing
2.2. Quy trình quản lý marketing trong HTX
2.3. Tổ chức, thực hiện chiến lược và chương trình marketing
3. Xây dựng nhãn hiệu cho sản phẩm
4. Định giá sản phẩm
5. Truyền thông và ứng dụng công nghệ vào quảng bá sản phẩm
B. Câu hỏi và bài tập thực hành
BÀI 02: QUẢN TRỊ DỊCH VỤ TRONG HỢP TÁC XÃ NÔNG NGHIỆP
Mục tiêu
A. Nội dung
1. Mô tả khái quát dịch vụ cung ứng tập trung qua HTX
1.1. Định nghĩa dịch vụ cung ứng tập trung qua HTX
1.2. Sự khác nhau giữa dịch vụ cung ứng tập trung qua HTX và dịch vụ cung ứng thông thường
1.3. Lợi ích của dịch vụ cung ứng tập trung
2. Quy trình thực hiện dịch vụ cung ứng tập trung
3. Quản lý dịch vụ tiêu thụ nông sản tập trung qua HTX nông nghiệp
3.1. Các hình thức tiêu thụ nông sản tập trung qua HTX
3.2. Điều kiện cần thiết để tổ chức dịch vụ tiêu thụ nông sản tập trung qua HTX nông nghiệp
4. Các kỹ năng cần thiết của nhà quản trị trong quản lý cung ứng và tiêu thụ tập trung qua HTX nông nghiệp
4.1. Kỹ năng tạo sự đồng thuận
4.2. Kỹ năng tổ chức họp, hội nghị
B. Câu hỏi và bài tập thực hành
Phụ lục
BÀI 3: QUẢN TRỊ SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP TRONG HỢP TÁC XÃ
Mục tiêu
A. Nội dung
1. Những yêu cầu đặt ra và xu hướng sản xuất nông nghiệp trong giai đoạn tới
3. Cơ cấu và nhiệm vụ của bộ phận quản lý sản xuất
3.1. Khái niệm quản trị sản xuất trong HTX nông nghiệp
3.2. Các công việc của HTX nông nghiệp
4. Tổ chức sản xuất nông nghiệp theo tiêu chuẩn chứng nhận trong HTX
4.1. Lựa chọn tiêu chuẩn chứng nhận để áp dụng
4.2. Xây dựng phương án, sản xuất tiêu thụ sản phẩm theo tiêu chuẩn chứng nhận
4.2.1. Xác định vùng sản xuất và quy mô áp dụng
4.2.2. Phương án hỗ trợ thành viên áp dụng sản xuất theo tiêu chuẩn chứng nhận
4.2.3. Xác định cơ chế hỗ trợ, giám sát thành viên tuân thủ quy trình sản xuất
4.2.4. Xác định phương án tiêu thụ sản phẩm sản xuất theo tiêu chuẩn
4.2.5. Xác định vai trò của các tác nhân liên quan và hỗ trợ HTX sản xuất theo tiêu chuẩn chứng nhận
4.3. Xây dựng quy trình sản xuất theo tiêu chuẩn chứng nhận
4.3.1. Phương pháp xây dựng quy trình thực hành sản xuất theo tiêu chuẩn
4.3.2. Nội dung của quy trình thực hành sản xuất
4.4. Thống nhất trong HTX về tiêu chuẩn chứng nhận áp dụng
4.5. Tập huấn quy trình sản xuất theo tiêu chuẩn
4.6. Hỗ trợ, giám sát, xử lý vi phạm trong việc thực hiện quy trình sản xuất theo tiêu chuẩn
4.7. Chia sẻ rủi ro
4.8. Phân chia lợi ích giữa HTX và hộ thành viên
4.9. Tìm kiếm hỗ trợ từ Nhà nước
5. Truy suất nguồn gốc nông sản và thiết lập mã vùng trồng
5.1. Truy suất nguồn gốc nông sản
5.2. Thiết lập mã vùng trồng
B. Câu hỏi và bài tập thực hành
Phụ lục
BÀI 4: QUẢN TRỊ NHÂN LỰC TRONG HỢP TÁC XÃ NÔNG NGHIỆP
Mục tiêu
A.Nội dung
1. Quyền và nhiệm vụ của Hội đồng quản trị hợp tác xã, Chủ tịch HĐQT, Giám đốc hợp tác xã, Ban kiểm soát và các tổ/nhóm kỹ thuật (nếu có)
1.1. Quyền hạn và nhiệm vụ của Hội đồng quản trị
1.2. Quyền hạn và nhiệm vụ của Chủ tịch Hội đồng quản trị
1.3. Giám đốc (Tổng giám đốc) hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã
1.4. Ban kiểm soát, kiểm soát viên
2. Điều kiện trở thành thành viên Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát hoặc kiểm soát viên, Giám đốc (Tổng giám đốc), cán bộ kỹ thuật hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã
2.1. Thành viên Hội đồng quản trị HTX phải đáp ứng đủ các điều kiện sau đây:
2.2. Thành viên Hội đồng quản trị liên hiệp HTX phải đáp ứng đủ các điều kiện sau đây:
2.3. Kiểm soát viên, thành viên Ban kiểm soát HTX phải đáp ứng đủ các điều kiện sau đây:
2.4. Kiểm soát viên, thành viên Ban kiểm soát liên hiệp HTX phải đáp ứng đủ các điều kiện sau đây:
2.5. Giám đốc (Tổng giám đốc) phải đáp ứng các điều kiện theo quy định của pháp luật và điều lệ của HTX.
2.6. Những đối tượng không được là thành viên Hội đồng quản trị, thành viên Ban kiểm soát, kiểm soát viên hoặc Giám đốc (Tổng giám đốc) hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã:
2.7. Cán bộ kỹ thuật
3. Mối quan hệ giữa Hội đồng quản trị, Chủ tịch HĐQT, Giám đốc, Ban kiểm soát và tổ/nhóm kỹ thuật
4. Xác định nhu cầu, tuyển dụng nguồn nhân lực HTX nông nghiệp
4.1. Hoạch định nguồn nhân lực trong HTX
4.2. Phân tích công việc
4.3. Quy trình tuyển dụng nhân sự
5. Một số chính sách chủ yếu trong quy chế quản trị nhân lực
6. Quy trình xây dựng quy chế nhân sự trong hợp tác xã
7. Tổ chức thực hiện và kiểm soát quy chế quản trị nhân lực
BÀI 05. QUẢN TRỊ TÀI CHÍNH TRONG HỢP TÁC XÃ
Mục tiêu
A. Nội dung
1. Tổng quan về tài chính và quản lý tài chính trong hợp tác
1.1. Khái niệm tài chính hợp tác xã
1.2. Định nghĩa quản trị tài chính hợp tác xã
1.3. Chức năng của tài chính hợp tác xã
1.3.1. Chức năng tổ chức vốn
1.3.2. Chức năng phân phối
1.3.3. Chức năng giám sát
1.4. Bản chất và vai trò tài chính hợp tác xã
1.4.1. Bản chất tài chính hợp tác xã
1.4.2. Vai trò tài chính hợp tác xã
1.4.3. Vai trò của nhà quản lý tài chính hợp tác xã
1.5. Nguyên tắc quản lý tài chính hợp tác xã
2. Nội dung quản lý tài chính trong HTX
2.1. Quản lý vốn trong hợp tác xã
2.1.1. Khái niệm và phân loại vốn
2.1.2. Huy động vốn trong hợp tác xã
2.2. Quản lý và sử dụng tài sản trong hợp tác xã
2.2.1. Khái niệm tài sản và quản lý tài sản
2.2.2. Phân loại tài sản
2.2.3. Khấu hao tài sản cố định
2.2.4. Nguyên tắc quản lý tài sản
2.2.5. Các biện pháp quản lý và nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản
2.3. Quản lý chi phí trong hợp tác xã
2.3.1. Khái niệm chi phí và quản lý chi phí
2.3.2. Xác định và phân loại chi phí
2.3.3. Các biện pháp quản lý chi phí
2.4. Quản lý doanh thu và thu nhập khác trong hợp tác xã
2.4.1. Khái niệm doanh thu và thu nhập khác
2.4.2. Xác định và phân loại thu nhập
2.4.3. Các biện pháp quản lý thu nhập
3. Báo cáo tài chính và phân tích báo cáo tài chính hợp tác xã
3.1. Hệ thống báo cáo tài chính
3.1.1. Khái niệm báo cáo tài chính
3.1.2. Hệ thống báo cáo tài chính
3.1.3. Báo cáo tài chính bắt buộc
3.2. Phân tích báo cáo tài chính Hợp tác xã
3.2.1. Trình tự phân tích báo cáo tài chính
3.2.2. Phương pháp phân tích báo cáo tài chính
B. Câu hỏi và bài thực hành
Phụ lục
Bài 6: XÂY DỰNG VÀ TỔ CHỨC THỰC HIỆN PHƯƠNG ÁN SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA HỢP TÁC XÃ NÔNG NGHIỆP
Mục tiêu
A. Nội dung
1. Khái niệm và sự cần thiết của phương án sản xuất kinh doanh trong HTX nông nghiệp
1.1. Khái niệm
1.2. Sự cần thiết của phương án sản xuất kinh doanh trong HTX NN
1.3. Phân biệt PASXKD, kế hoạch sản xuất kinh doanh trung hạn và kế hoạch sản xuất kinh doanh thường niên trong HTX
1.4. Nguyên tắc lập phương án sản xuất, kinh doanh của HTXNN
1.5. Các căn cứ cơ bản để lập PASXKD của HTXNN
1.6. Các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình xây dựng PASXKD
2. Nội dung, quy trình, phương pháp xây dựng PASXKD
2.1. Nội dung chính của PASXKD
2.2. Xây dựng phương án sản xuất kinh doanh
2.2.1. Đánh giá thực trạng sản xuất kinh doanh trong khu vực HTX trong 03 năm gần nhất
2.2.2. Kết quả nghiên cứu, phân tích nhu cầu dịch vụ của thành viên và danh sách các dịch vụ HTX dự kiến thực hiện trang 3 năm gần nhất
2.2.3. Phân tích ma trận SWOT có tác động đến PASXKD trong HTX
2.2.4. Mục tiêu của PASXKD
2.2.5. Mô tả hoạt động sản xuất, kinh doanh trong PASXKD
2.2.6. Các hoạt động hỗ trợ thực hiện PASXKD
2.2.7. Phân tích hiệu quả xã hội và tác động môi trường của PASXKD
2.2.8. Phân tích đầu tư và tài chính của các dịch vụ trong PASXKD
3. Tổ chức điều hành và thực hiện PASXKD trong HTX
3.1. Giao nhiệm vụ cho các đơn vị, bộ phận cá nhân trong HTX
3.2. Giám sát, kiểm tra và điều chỉnh kế hoạch
3.3. Đánh giá và tổng kết kết quả thực hiện kế hoạch
B. Câu hỏi và bài thực hành
TÀI LIỆU THAM KHẢO
TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN
Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nên các nguồn thông tin có thể được phép dùng nguyên bản hoặc trích dùng cho các mục đích về đào tạo và tham khảo.
Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh doanh thiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm.
LỜI GIỚI THIỆU
Trong những năm gần đây, kinh tế tập thể, hợp tác xã (HTX) tiếp tục đổi mới, phát triển nhanh cả về số lượng và chất lượng, cơ bản khắc phục được tình trạng yếu kém kéo dài. Nhiều loại hình, mô hình HTX hoạt động hiệu quả, góp phần phát triển kinh tế bền vững, xây dựng nông thôn mới, tạo việc làm, xoá đói, giảm nghèo, bảo đảm an sinh xã hội, tăng cường hệ thống chính trị ở cơ sở; qua đó, từng bước khẳng định vị trí, vai trò nền tảng của khu vực kinh tế tập thể, HTX trong nền kinh tế quốc dân.
Bên cạnh đó, từ yêu cầu đào tạo nâng cao năng lực, nhận thức, kỹ năng cho các HTX đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt nội dung thực hiện tại các Quyết định số 1804/QĐ-TTg ngày 13/11/2020 phê duyệt chương trình hỗ trợ kinh tế tập thể, HTX giai đoạn 2021-2025; Quyết định số 167/QĐ-TTg ngày 3/2/2021 phê duyệt Đề án lựa chọn, hoàn thiện, nhân rộng mô hình HTX kiểu mới hiệu quả tại các địa phương giai đoạn 2021-2025; Quyết định số 340/QĐ-TTg ngày 12/3/2021 phê duyệt Chiến lược phát triển kinh tế tập thể, HTX giai đoạn 2021 - 2030. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã giao cho các đơn vị chuyên môn, các trường đào tạo xây dựng lại chương trình, giáo trình đào tạo nghề “Giám đốc HTX nông nghiệp” làm tài liệu giảng dạy cho các địa phương, cơ sở đào tạo áp dụng.
Chương trình đào tạo nghề “Giám đốc HTX nông nghiệp” cùng với Bộ giáo trình đã tích hợp những kiến thức, kỹ năng cần có của nghề, do đó có thể coi là cẩm nang cho người đã, đang và sẽ tham gia vào quản lý HTX nông nghiệp. Bộ giáo trình gồm 3 quyển:
1) Giáo trình mô đun: Những nội dung cơ bản về HTX.
2) Giáo trình mô đun: Quản trị HTX nông nghiệp.
3) Giáo trình mô đun: Phát triển một số kỹ năng quản lý HTX nông nghiệp.
Giáo trình mô đun “Quản trị HTX nông nghiệp” gồm 6 bài:
Bài 01: Quản trị Marketing trong HTX nông nghiệp
Bài 02: Quản trị dịch vụ trong HTX nông nghiệp
Bài 03: Quản trị sản xuất nông nghiệp trong hợp tác xã
Bài 04: Quản lý nhân lực trong HTX nông nghiệp
Bài 05: Quản trị tài chính trong HTX nông nghiệp
Bài 06: Xây dựng phương án sản xuất kinh doanh trong HTX nông nghiệp
CÁC THUẬT NGỮ CHUYÊN MÔN VÀ CHỮ VIẾT TẮT
HTX | Hợp tác xã |
HTX NN | HTX nông nghiệp |
DV | Dịch vụ |
SP | Sản phẩm |
SX | Sản xuất |
PASXKD | Phương án sản xuất kinh doanh |
TNDN | Thu nhập doanh nghiệp |
HĐQT | Hội đồng quản trị |
NL | Nhân lực |
NNL | Nguồn nhân lực |
QTNL | Quản trị nhân lực |
QTNNL | Quản trị nguồn nhân lực |
I. Vị trí, tính chất, ý nghĩa và vai trò của mô đun
- Vị trí: Mô đun “Quản trị HTX nông nghiệp” là mô đun bắt buộc, thuộc chuyên môn ngành, được bố trí giảng dạy đồng thời hoặc độc lập với mô đun “Những nội dung cơ bản về hợp tác xã” và mô đun “Phát triển một số kỹ năng quản lý HTX nông nghiệp”.
- Tính chất: Đây là mô đun tích hợp giữa lý thuyết và thực hành, mô đun này trang bị cho người học các kiến thức và kỹ năng quản trị kinh doanh cơ bản nhất bao gồm 6 khối kiến thức trọng yếu nhất (marketing, sản xuất, dịch vụ, nhân lực, tài chính trong HTX và phương án kinh doanh) làm nền tảng cho việc tiếp thu và thực hành các kỹ năng quản lý HTX nông nghiệp một cách khoa học, chuyên nghiệp và đúng luật. Do đó, cần được tổ chức giảng dạy tại những địa điểm có đầy đủ điều kiện, phương tiện giảng dạy, vật tư, tài liệu, mô hình… để đảm bảo hình thành một số kỹ năng nghề cơ bản cho người học.
- Trình bày được các đặc điểm, quan điểm về marketting trong HTX nông nghiệp và các vấn đề trọng tâm của marketing trong HTX nông nghiệp hiện nay như thiết kế mẫu mã, bao bì nhãn mác, thương hiệu, thương mại điện tử, ứng dụng công nghệ thông tin trong marketting;
- Trình bày khái quát chung đặc tính của dịch vụ của các HTX nông nghiệp; quy trình thực hiện dịch vụ cung ứng và tiêu thụ tập trung trong HTX nông nghiệp và lợi ích của các thành viên HTX khi tham gia vào dịch vụ cung ứng và tiêu thụ tập trung của HTX;
- Cung cấp các thông tin về kế hoạch sản xuất: lựa chọn sản phẩm, xây dựng quy trình sản xuất nội bộ, tổ chức đào tạo tập huấn, kiểm tra giám sát, truy suất nguồn gốc... và cách thức triển khai các hoạt động;
- Trình bày được các vị trí việc làm của bộ máy HTX nông nghiệp, các điều kiện trong bầu, tuyển dụng nhân sự của HTX;
- Trình bày được những nội dung cơ bản của tài chính HTX và các biểu mẫu tài chính đơn giản;
- Trình bày được nội dung, quy trình, phương pháp xây dựng và cách thức triển khai tổ chức phương án sản xuất kinh doanh và các phương án quản trị rủi ro của HTX nông nghiệp.
2.1. Marketing trong HTX nông nghiệp: Quản trị marketing là vị trí việc làm quan trọng nhằm hướng đến việc sáng tạo và chuyển giao các giá trị vượt trội hơn cho khách hàng trên cơ sở tối ưu hóa chi phí. Quản trị marketing được thực hiện sau khi thành lập HTX nông nghiệp và xây dựng xong mô hình tổ chức HTX nông nghiệp. Vị trí việc làm này bao gồm các công việc: xác định thị trường; xây dựng chính sách sản phẩm; xây dựng chính sách giá; thiết lập và quản lý hệ thống phân phối; xây dựng chính sách truyền thông; quản lý dịch vụ khách hàng. Kỹ năng marketing trong HTX nông nghiệp bao gồm:
- Lựa chọn được thị trường tiêu thụ phù hợp với mục tiêu và nguồn lực của HTX nông nghiệp; xây dựng được danh mục sản phẩm; chủng loại sản phẩm phù hợp với nhu cầu thị trường và tình hình kinh doanh thực tế của HTX nông nghiệp;
- Thiết kế được nhãn hiệu, bao bì phù hợp với đặc tính sản phẩm; lựa chọn được chiến lược định vị sản phẩm phù hợp;
- Xác định được giá bán sản phẩm hợp lý, cân đối lợi ích giữa các bên liên quan (khách hàng, đại lý, nhà cung ứng, đối thủ cạnh tranh) và không vi phạm pháp luật của nhà nước; ra quyết định điều chỉnh và thay đổi giá kịp thời theo biến động của thị trường;
- Thiết kế được cấu trúc kênh phân phối hoạt động hiệu quả; lựa chọn được hình thức phân phối, trung gian phân phối phù hợp với sản phẩm và nguồn lực của HTX nông nghiệp; xây dựng được chính sách khen thưởng, động viên các trung gian phân phối hợp lý;
- Lựa chọn được công cụ truyền thông phù hợp với đặc điểm sản phẩm và ngân sách của HTX nông nghiệp; thiết kế được các chương trình: quảng cáo, khuyến mại, bán hàng, PR phù hợp với mục tiêu, sản phẩm kinh doanh và đối tượng tiếp nhận; lập được cơ sở dữ liệu khách hàng của HTX nông nghiệp.
2.2. Quản trị dịch vụ và tổ chức sản xuất trong HTX nông nghiệp: Quản trị dịch vụ và sản xuất nông nghiệp của HTX là nhiệm vụ quan trọng trong nghề Giám đốc hợp tác xã. Chất lượng sản phẩm hay dịch vụ nông nghiệp do khâu sản xuất hay cung ứng dịch vụ tạo ra nên quá trình dịch vụ và sản xuất được quản lý tốt sẽ góp phần tiết kiệm được các nguồn lực cần thiết trong sản xuất, giảm giá thành, tăng năng suất và hiệu quả của HTX nói chung. Đồng thời, tạo tiềm năng to lớn cho việc nâng cao năng suất, chất lượng và khả năng cạnh tranh của các HTX nông nghiệp. Nhiệm vụ chính của vị trí này gồm các công việc:
- Xác định các điều kiện cần thiết để tổ chức dịch vụ cung ứng, tiêu thụ và sản xuất của HTX nông nghiệp; quản trị dịch vụ cung ứng tập trung qua HTX nông nghiệp; quản trị dịch vụ tiêu thụ tập trung qua HTX nông nghiệp; quản trị sản xuất nông nghiệp trong HTX; đánh giá sự hài lòng của thành viên sau khi sử dụng dịch vụ;
- Xác định các điều kiện để tổ chức dịch vụ cung ứng và dịch vụ tiêu thụ tập trung qua HTX nông nghiệp; thực hiện được một số công việc quản lý chất lượng sản phẩm trong quản trị sản xuất;
- Khảo sát được nhu cầu của thành viên đối với dịch vụ cung ứng và dịch vụ tiêu thụ; thành lập được tổ sử dụng dịch vụ và tổ sử dụng dịch vụ tiêu thụ tập trung; lập được kế hoạch cung ứng tập trung và kế hoạch tiêu thụ tập trung; thực hiện được việc ký hợp đồng với nhà cung cấp và các thành viên HTX có nhu cầu sử dụng dịch vụ;
- Tổ chức và triển khai được quy trình quản lý dịch vụ cung ứng trong HTX nông nghiệp; thực hiện đúng quy trình quản lý dịch vụ tiêu thụ trong HTXNN; đánh giá được khả năng, kết quả tổ chức dịch vụ cung ứng và dịch vụ tiêu thụ tập trung của hợp tác xã;
- Hoạch định và dự báo được nhu cầu sản xuất sản phẩm; quản lý chất lượng trong sản xuất; tổ chức sản xuất theo tiêu chuẩn chứng nhận trong hợp tác xã;
- Xây dựng phương án hỗ trợ thành viên áp dụng sản xuất theo tiêu chuẩn chứng nhận; xử lý được một số tình huống trong thực thi hợp đồng thương mại (khi thực hiện các dịch vụ cung ứng, tiêu thụ);
- Xây dựng được các tiêu chí có thể được sử dụng để đánh giá dịch vụ; triển khai được quá trình đánh giá sự hài lòng của thành viên sau khi sử dụng dịch vụ; lựa chọn được hướng giải quyết sau khi thực hiện đánh giá sự hài lòng của thành viên sau khi sử dụng dịch vụ.
2.3. Quản trị nguồn nhân lực trong HTX nông nghiệp: Quản trị nguồn nhân lực là vị trí việc làm quan trọng nhằm khai thác và sử dụng nguồn nhân lực của HTX nông nghiệp một cách hợp lý và hiệu quả. Quản trị nguồn nhân lực được thực hiện sau khi thành lập HTX nông nghiệp và xây dựng xong mô hình tổ chức HTX nông nghiệp. Vị trí việc làm này bao gồm các công việc:
- Hoạch định nguồn nhân lực; tuyển dụng nhân lực; bố trí, sử dụng nhân lực; đào tạo, bồi dưỡng nhân lực; xây dựng chính sách đãi ngộ;
- Dự báo được nhu cầu nguồn nhân lực phù hợp với tình hình thực tế của HTX nông nghiệp; dự báo được mức cung nhân lực nội bộ và mức cung nhân lực trên thị trường lao động; đề xuất được các giải pháp cân đối cung - cầu nhân lực;
- Lập được kế hoạch tuyển dụng nhân sự; xây dựng được bản mô tả công việc; bản tiêu chuẩn công việc của vị trí cần tuyển dụng; chọn lọc được hồ sơ ứng viên phù hợp với yêu cầu công việc, đảm bảo công bằng và minh bạch; lựa chọn phương pháp thực hiện kiểm tra/phỏng vấn thích hợp;
- Xây dựng được bản mô tả công việc, bản tiêu chuẩn công việc; lựa chọn được hình thức giao việc phù hợp và hiệu quả; theo dõi và đánh giá được kết quả công việc đã giao;
- Lựa chọn được hình thức/phương pháp đào tạo phù hợp với điều kiện thực tế của HTX nông nghiệp; theo dõi và giám sát được tiến trình thực hiện đào tạo, bồi dưỡng; đánh giá được kết quả sau đào tạo;
- Thiết kế được bảng lương phù hợp cho từng vị trí công việc; xây dựng được quy chế lương, thưởng và đãi ngộ hợp lý; tổ chức thực hiện và kiểm soát được việc thực hiện chính sách đãi ngộ nhân lực trong HTX nông nghiệp.
2.4. Quản trị tài chính trong HTX nông nghiệp: Quản trị tài chính HTX là vị trí việc làm quan trọng trong quá trình quản lý HTX. Quản trị tài chính HTX được thực hiện sau khi thành lập HTX. Các công việc của quản trị tài chính HTX gồm: xác định vốn điều lệ của HTX, vốn hoạt động của HTX; cách thức huy động vốn; quản lý tài sản cố định và tài sản lưu động; quản lý công nợ; quản lý doanh thu và chi phí; phân phối thu nhập.
Để thực hiện được công việc này cần tuân thủ đúng các quy định của Nhà nước về cách thức huy động và sử dụng vốn hoạt động, quy định của Nhà nước về cách thức quản lý và sử dụng tài sản, đặc biệt là khấu hao tài sản cố định. Vị trí việc làm này có thể thực hiện độc lập hoặc phối hợp với bộ phận kế toán, bộ phận kinh doanh, bộ phận bán hàng, bộ phận sản xuất. Các kỹ năng cần có của quản trị tài chính trong HTX nông nghiệp:
- Xác định đầy đủ các khoản vốn góp;
- Nhận diện và giảm thiểu các rủi ro có thể xảy ra đối với từng loại vốn góp;
- Xác định đầy đủ chi phí phát sinh đối với các loại vốn huy động;
- Lập kế hoạch khấu hao tài sản cố định;
- Lập kế hoạch quản lý tiền mặt, khoản phải thu của khách hàng và dự trữ tồn kho;
- Lập kế hoạch chi trả các khoản mua hàng;
- Xây dựng kế hoạch doanh thu và chi phí;
- Lập kế hoạch phân phối thu nhập.
2.5. Xây dựng phương án sản xuất kinh doanh của HTX nông nghiệp: Xây dựng phương án kinh doanh của HTX là vị trí việc làm quan trọng trong quá trình quản lý HTX. Xây dựng phương án kinh doanh sẽ giúp cho HTX chủ động về hoạt động sản xuất kinh doanh đồng thời có thể dự báo những cơ hội, trở ngại mà thị trường đem lại. Các công việc của xây dựng phương án kinh doanh gồm: phân tích tổng quan về tình hình thị trường; giới thiệu về hợp tác xã; phân tích điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức; phân tích cạnh tranh; xây dựng mục tiêu và chiến lược phát triển; lập kế hoạch hoạt động sản xuất kinh doanh; lập kế hoạch marketing; xây dựng phương án đầu tư cơ sở vật chất; xây dựng phương án tài chính.
Để thực hiện được công việc này cần tuân thủ đúng các quy định theo Thông tư 07/2019/TT-BKHĐT về quy trình xây dựng phương án kinh doanh. Vị trí việc làm này có thể thực hiện độc lập hoặc phối hợp với bộ phận kế toán, bộ phận kinh doanh, bộ phận bán hàng, bộ phận sản xuất. Các kỹ năng cần có khi xây dựng phương án sản xuất kinh doanh của HTX nông nghiệp:
- Xác định và mô tả thị trường tổng thể;
- Xác định và mô tả phân khúc thị trường trọng tâm;
- Mô tả tên, địa chỉ trụ sở chính của hợp tác xã;
- Xác định số lượng thành viên và số vốn đóng góp thành lập hợp tác xã;
- Báo cáo các ngành nghề sản xuất, kinh doanh trung thực, chính xác;
- Thu thập, chỉ ra các điểm yếu/hạn chế của HTX và đưa ra giải pháp khắc phục;
- Xây dựng phương án tận dụng các cơ hội từ thị trường có liên quan đến ngành nghề sản xuất kinh doanh của hợp tác xã;
- Xây dựng phương án làm giảm bớt các thách thức/trở ngại từ thị trường có liên quan đến ngành nghề sản xuất kinh doanh của hợp tác xã;
- Xây dựng kế hoạch sản xuất sản phẩm nông nghiệp;
- Lựa chọn địa điểm sản xuất phù hợp để giảm thiểu chi phí sản xuất và đạt năng suất cạnh tranh;
- Ra quyết định kịp thời khi có sự gián đoạn trong quá trình sản xuất;
- Thiết lập kế hoạch về giá cả sản phẩm/dịch vụ nông nghiệp;
- Lập kế hoạch phân phối sản phẩm;
- Xây dựng kế hoạch quảng cáo, khuếch trương;
- Lập kế hoạch bán hàng và dự báo bán hàng;
- Thực hiện đầu tư, liên kết với HTX khác;
- Tính toán chính xác doanh số và chi phí bán hàng;
- Lập kế hoạch ngân sách ngân quỹ.
3. Năng lực tự chủ và trách nhiệm
- Chấp hành tốt các quy định pháp luật, chính sách của Nhà nước;
- Thực hiện công việc được Hội đồng quản trị giao và tự đánh giá kết quả theo các nhiệm vụ và quyền hạn được giao;
- Có năng lực làm việc độc lập trong điều kiện làm việc luôn thay đổi, chịu trách nhiệm cá nhân và trách nhiệm trước Hội đồng quản trị;
- Có khả năng huy động và điều khiển các thành viên cấp dưới làm việc nhóm;
- Trung thực, cẩn thận, trách nhiệm và chính xác trong quá trình thực hiện công việc;
- Đam mê, sáng tạo, năng động;
- Có khả năng tính toán, tư duy logic và trí nhớ tốt;
- Có khả năng làm việc trong môi trường áp lực cao;
- Tuân thủ các chế độ, chính sách kế toán - tài chính theo pháp luật hiện hành của Nhà nước.
BÀI 01: QUẢN TRỊ MARKETING TRONG HỢP TÁC XÃ NÔNG NGHIỆP
Mã bài: MĐ02- 01
Mục tiêu
| - Trình bày được các quan điểm về marketing trong HTX nông nghiệp; - Phân tích được môi trường marketing và đối thủ cạnh tranh của HTX nông nghiệp; |
- Nêu được các vấn đề trọng tâm của marketing trong HTX nông nghiệp hiện nay như thiết kế mẫu mã, bao bì nhãn mác, thương hiệu, thương mại điện tử, ứng dụng công nghệ thông tin trong marketting. - Vận dụng được các kiến thức cơ bản trong việc lựa chọn thị trường, xây dựng thương hiệu sản phẩm và xây dựng chiến lược quảng bá tiêu thụ sản phẩm. |
1. Khái niệm marketing liên quan khách hàng, HTX và cộng đồng
1.1. Khái niệm marketing
- Khái niệm marketing: Marketing là nghệ thuật tạo ra giá trị, truyền thông và phân phối những giá trị đó nhằm thỏa mãn vấn đề của khách hàng mục tiêu để đem lại lợi nhuận tối ưu cho doanh nghiệp.
Như vậy, những người làm marketing coi tập hợp những người mua hợp thành thị trường. Thị trường ở đây được sử dụng để ám chỉ một nhóm khách hàng có nhu cầu và mong muốn nhất định, do đó có thể được thoả mãn bằng một loại sản phẩm hay dịch vụ cụ thể; họ có đặc điểm giới tính hay tâm sinh lý nhất định, độ tuổi nhất định và ở một vùng cụ thể. Từ cách hiểu như trên, quy mô thị trường sẽ tuỳ thuộc vào hai yếu tố: số lượng người có cùng nhu cầu và mong muốn cùng loại; lượng thu nhập bằng tiền mà họ sẵn sàng bỏ ra để mua sắm hàng hoá để thoả mãn nhu cầu và mong muốn đó.
Tùy từng hoàn cảnh và thời điểm cụ thể, có nhiều quan điểm marketing, bao gồm:
- Quan điểm hướng vào bán hàng:
Có một số đơn vị thấy rằng mối quan tâm chính của họ là phải làm sao bán được các sản phẩm đang có sẵn của mình nhiều hơn nữa. Do đó, họ tập trung nỗ lực vào kỹ năng bán hàng, định giá, chiêu thị và phân phối. Nếu HTX theo đuổi quan điểm này thì sẽ quan tâm đến nhu cầu và ước muốn của khách hàng ít hơn và ít nỗ lực tạo ra những vật phẩm và dịch vụ thích hợp với nhu cầu của họ.
Ví dụ: Hoạt động bán hàng cá nhân. Theo phương châm này, đơn vị chỉ cố gắng bán được hàng hóa càng nhiều càng tốt. Tuy nhiên, nếu không có sự kiểm soát thích hợp thì hoạt động này sẽ làm quan hệ giữa đơn vị và khách hàng xấu đi.
- Quan điểm hướng vào sản xuất:
Quan điểm hướng về sản xuất cho rằng khách hàng sẽ ưa thích nhiều sản phẩm giá phải chăng được bán rộng rãi. Do vậy, HTX hay doanh nghiệp cần phải mở rộng quy mô sản xuất và mở rộng phạm vi phân phối.
Hay nói cách khác, HTX có định hướng này chủ yếu quan tâm đến việc làm sao sản xuất ra khối lượng sản phẩm càng nhiều càng tốt. HTX có thể nhắm đến việc tối đa hóa lợi nhuận bởi việc khai thác tính kinh tế theo quy mô.
Ví dụ: HTX tập trung sản xuất lúa với mục tiêu đạt sản lượng cao nhất mà ít quan tâm đến các yếu tố về thị hiếu của người tiêu dùng gạo.
- Quan điểm hướng vào sản phẩm:
Quan điểm hướng vào sản phẩm cho rằng người tiêu dùng ưa thích những sản phẩm có chất lượng cao nhất, có tính năng sử dụng tốt nhất. Từ đó, HTX/doanh nghiệp cần phải nỗ lực hoàn thiện sản phẩm không ngừng. Tuy nhiên, nếu không cẩn trọng, HTX sẽ rơi vào tình trạng “cận thị marketing”, đó là khi HTX luôn xem sản phẩm hiện tại của mình là tối ưu mà không nắm bắt những xu hướng mới trên thị trường.
Ví dụ: Nông sản hữu cơ ngày càng được quan tâm, việc ăn cho no không còn quan trọng như thời trước; các sản phẩm biến đổi gen ngày càng bị thị trường nghi ngờ vì ảnh hưởng dài lâu của nó đến sức khỏe; rau an toàn và rau sạch dần dần sẽ thay thế rau không có nguồn gốc và thương hiệu; thức ăn nhanh đang thay thế cho việc chế biến; gạo không chỉ cho ra cơm mà còn có thể được chế biến thành rất nhiều thứ khác như bánh canh, bánh tráng, phở, bún… và ngày nay còn có gạo được bổ sung sắt và vitamin; muối thì có nhiều màu, nhiều mùi và nhiều vị như muối xanh, muối đỏ, muối tỏi, muối tôm…)
- Quan điểm hướng đến việc kết hợp 3 lợi ích: người tiêu dùng - HTX - xã hội (quan điểm marketing vì xã hội). Quan điểm này đòi hỏi phải kết hợp hài hoà giữa 3 lợi ích khác nhau: lợi ích khách hàng, lợi ích HTX và lợi ích xã hội. Hay nói cách khác, HTX phải biết kết hợp 3 lợi ích của thành viên - HTX - cộng đồng.
Ví dụ: HTX Phú Thạnh (huyện Phú Tân, tỉnh An Giang) tổ chức dịch vụ phun thuốc trừ sâu và bón phân lúa cho nông dân trong HTX. Giá dịch vụ thấp hơn 5.000đ/bình phun thuốc; HTX tổ chức cho 30 lao động nghèo không đất trong HTX làm dịch vụ; sau khi phun thuốc xong, tổ dịch vụ thu gom vỏ bao bì và bỏ rác đúng nơi quy định. Với dịch vụ này, HTX Phú Thạnh giúp giảm giá thành cho nông dân (khách hàng/thành viên của HTX), tạo việc làm cho 30 lao động (lợi ích cộng đồng), tạo thu nhập cho HTX và bảo vệ môi trường.
- Quan điểm marketing hướng vào đạo đức xã hội: Đây là quan điểm xuất hiện gần đây nhất. Quan điểm này đòi hỏi phải kết hợp hài hoà giữa 3 lợi ích như: lợi ích khách hàng, lợi ích doanh nghiệp và lợi ích xã hội. Sản phẩm của các HTX phải giúp cho cộng đồng cải thiện chất lượng cuộc sống, chứ không chỉ đơn thuần là đời sống vật chất. Trên thực tế, có nhiều HTX thoả mãn được hai lợi ích đầu nhưng đã lãng quên lợi ích xã hội như: gây ô nhiễm, huỷ hoại môi trường, làm cạn kiệt tài nguyên, gây bệnh tật cho con người,.... Kết quả là bị xã hội lên án, tẩy chay. Các hãng thuốc lá ngày càng bị xã hội lên án và Chính phủ nhiều nước đã cấm mọi hình thức quảng cáo thuốc lá.
1.2. Marketing truyền thống và marketing hiện đại
Marketing truyền thống: Người nông dân sản xuất ra sản phẩm xong sẽ đi tìm thị trường tiêu thụ, hay nói cách khác, marketing truyền thống là sản xuất ra nông sản nông dân sẵn có chứ chưa sản xuất nông sản mà thị trường cần.
Ví dụ: Nông dân Việt Nam sản xuất quá nhiều giống lúa IR50404 (là loại lúa ngắn ngày, năng suất cao, kháng sâu bệnh, dễ chăm sóc, nhưng cơm khô, không mùi thơm, để cơm nguội càng khô, hạt ngắn và thị trường thế giới có ít nhu cầu hay chỉ có thị trường cấp thấp như Châu Phi và Trung Quốc mua), trong khi thị trường thế giới thích mua lúa hạt dài, mềm cơm và thơm.
Marketing hiện đại: Các hoạt động sản xuất kinh doanh bắt đầu từ việc nghiên cứu phát hiện nhu cầu và làm mọi cách để thỏa mãn nhu cầu người tiêu dùng, từ đó nhằm đạt mục tiêu kinh doanh.
Hay nói cách khác, marketing hiện đại là “bán sản phẩm thị trường cần chứ không phải bán sản phẩm mình có”.
Ví dụ: HTX nông nghiệp Mỹ Đông 2 (xã Mỹ Đông, huyện Tháp Mười, tỉnh Đồng Tháp)
HTX thành lập từ năm 2013 với 108 thành viên. Hoạt động sản xuất kinh doanh của HTX gồm 3 dịch vụ chính: Dịch vụ tưới tiêu, nạo vét kênh mương, liên kết tiêu thụ lúa với công ty và đang mở thêm 2 dịch vụ đầu tư phân, thuốc bảo vệ thực vật và tín dụng nội bộ.
Thời gian qua HTX đã triển khai mô hình ứng dụng công nghệ 4.0 vào sản xuất kinh doanh trên cánh đồng của hợp tác xã. Mô hình được triển khai thực hiện tại HTX với tổng diện tích 90ha. Trong đó, có 40ha sử dụng phân bón thông thường và 50ha sử dụng phân bón thông minh.
Điểm nổi bật của mô hình là thực hiện ứng dụng nhiều công nghệ cao vào sản xuất lúa như toàn bộ diện tích được thực hiện bằng phương pháp cấy bằng máy với lượng giống là 60kg/ha, phun thuốc bằng thiết bị bay không người lái, tưới ngập khô xen kẽ điều khiển bằng cảm biến. Quản lý dịch hại tổng hợp IPM. Sử dụng sổ điện tử, truy xuất nguồn gốc nên sẽ giúp nông dân tiết kiệm được nhiều chi phí đầu tư và giảm nhân công lao động.
Trong 02 năm (2018, 2019), HTX đã liên kết tiêu thụ sản phẩm với các Công ty như: Tập đoàn Lộc Trời, Công ty Cửu Long 6 với diện tích hàng năm trên 1.000ha, bên cạnh đó cũng ký kết hợp đồng sản xuất lúa giống với Công ty giống cây trồng miền Nam với diện tích trên 900ha. HTX tham gia vào toàn bộ công đoạn của chuỗi giá trị, HTX vừa sản xuất lúa giống, vừa làm cầu nối cho các hộ gia đình trên địa bàn xã và vùng lân cận tham gia sản xuất lúa giống; sau đó HTX thu gom toàn bộ lúa giống thành phẩm để bán lại công ty.
Thông qua hoạt động của HTX đã giúp cho bà con nông dân phát triển sản xuất, tăng thu nhập, giải quyết việc làm xóa đói giảm nghèo, góp phần thực hiện tái cơ cấu ngành nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới; giúp phát triển kinh tế - xã hội địa phương, đáp ứng nhu cầu an sinh xã hội của người dân.
Bảng 1: So sánh giữa marketing truyền thống và marketing hiện đại
Marketing truyền thống | Marketing hiện đại |
- Sản xuất xong rồi tìm thị trường: Sản xuất là khâu quyết định. Các biện pháp đều nhằm vào mục tiêu bán được những hàng hóa được sản xuất ra (bán cái đã có). - Hoạt động marketing không mang tính hệ thống (hoạt động marketing chỉ diễn ra trên thị trường): + Chỉ nắm bắt khâu lưu thông, chỉ nghiên cứu một lĩnh vực kinh tế đang diễn ra, chưa nghiên cứu được những ý đồ và chưa dự đoán được tương lai. + Tối đa hóa thị trường trên cơ sở tiêu thụ khối lượng hàng hóa sản xuất ra thị trường, chưa rõ mục tiêu xác thực có nghĩa là có thể thực hiện được hay không thể thực hiện được. + Giá bán sản phẩm không ổn định theo mùa vụ (nông dân thường gọi là “hên, xui” hay “được mùa thất giá) | - Nghiên cứu thị trường rồi mới tiến hành sản xuất: Thị trường là yếu tố quyết định. Các biện pháp đều nhằm vào mục tiêu thỏa mãn nhu cầu của khách hàng (bán thứ thị trường cần). - Marketing hiện đại có tính hệ thống (hoạt động marketing diễn ra trước khi sản xuất cho đến cả sau khi bán hàng): + Nghiên cứu tất cả các khâu trong quá trình sản xuất kinh doanh, marketing hiện đại bắt đầu từ nhu cầu trên thị trường đến sản xuất phân phối hàng hóa và bán hàng để tiêu thụ, thỏa mãn những nhu cầu đó. Trong marketing hiện đại thì tiêu thụ, sản xuất, phân phối và trao đổi được nghiên cứu trong thể thống nhất. + Nghiên cứu tất cả các lĩnh vực kinh tế chính trị, văn hóa, xã hội, thể thao… |
1.3. Marketing trong hợp tác xã
- Marketing trong HTX là tập hợp tất cả các hoạt động của HTX và thành viên liên quan đến việc nghiên cứu nhu cầu thị trường, tổ chức sản xuất, thu hoạch, sơ chế, chế biến một sản phẩm hàng hóa nào đó của HTX nhằm nâng cao giá trị sản phẩm và tối đa hóa lợi nhuận của HTX và thành viên.
- Các ví dụ liên đến hoạt động marketing trong HTX:
+ HTX xoài Mỹ Xương, huyện Cao Lãnh tỉnh Đồng Tháp tổ chức sản xuất xoài cát chu đạt chất lượng VietGAP và tiêu chuẩn của Nhật Bản để bán trái xoài cát chu của HTX vào hệ thống siêu thị AEON của Nhật Bản tại Nhật.
+ HTX thanh long Tầm Vu (huyện Châu Thành, tỉnh Long An) tổ chức sơ chế, gắn nhãn, đóng thùng… sản phẩm thanh long và xuất khẩu thanh long Tầm Vu đi một số nước.
+ HTX vú sữa lò rèn Vĩnh Kim (Tiền Giang), sản xuất vú sữa theo tiêu chuẩn VietGAP để tiêu thụ vào hệ thống siêu thị Coop Mart và xuất khẩu sang châu Âu.
* Chú ý: Hoạt động marketing tại các doanh nghiệp là công việc thường xuyên và dễ làm hơn hoạt động marketing tại HTX. Do doanh nghiệp đã có điều kiện học và thực hành nhiều về marketing, doanh nghiệp có đội ngũ nhân viên trẻ và có kiến thức về marketing. Trái lại, marketing là một hình thức tương đối mới với HTX do đa phần các thành viên HĐQT của HTX xuất phát từ nông dân và lớn tuổi nên HTX gặp rất nhiều khó khăn khi làm công tác marketing. Cán bộ HTX nên tham khảo, học tập, tham dự tập huấn để biết thông tin tại các HTX khác đang làm marketing thế nào và nghiên cứu tổ chức tại HTX của mình.
Ví dụ: Khi muốn sản xuất và tiêu thụ một số nông sản nhất định nào đó, HTX cần phải hiểu nhu cầu và mong muốn của cả khách hàng (chẳng hạn như các siêu thị mà HTX đang cung cấp hoa quả và rau cho họ) và người tiêu dùng (chẳng hạn người tiêu dùng mua hàng ở siêu thị). HTX cần phải có hiểu biết chắc chắn các yêu cầu của siêu thị đối với thức ăn chế biến sẵn (ví dụ về bao bì, việc đóng gói, thành phần thức ăn, giá cả và việc giao hàng). Ngoài ra, HTX còn cần phải hiểu (có thể nhờ sự giúp đỡ của siêu thị) nhu cầu và mong muốn của người tiêu dùng (như: thị hiếu của người tiêu dùng thay đổi ra sao đối với các nông sản sơ chế và đã chế biến? Họ có hài lòng với tiêu chuẩn, quy cách, hình thức và hương vị của sản phẩm không?)
Hình 1: Những hoạt động “marketing” măng tây của HTX Nông Nghiệp Xanh.
2.1. Khái niệm quản lý marketing
Quản lý marketing trong HTX là quá trình HTX phân tích, lập kế hoạch, thực hiện và kiểm tra việc thi hành những biện pháp nhằm thiết lập, củng cố và duy trì những cuộc trao đổi có lợi với những người mua đã được lựa chọn để đạt được những nhiệm vụ xác định của HTX như thu lợi nhuận, tăng khối lượng hàng tiêu thụ, mở rộng thị trường…
Trong xu thế cạnh tranh hiện nay, để thực hiện tốt những nhiệm vụ trên, HTX cần:
- Phân tích kĩ, chính xác thị trường mục tiêu;
- Lựa chọn nhóm thành viên và khách hàng mục tiêu;
- Thực hiện các chiến lược marketing hỗn hợp nhằm thỏa nhu cầu của thành viên và khách hàng.
2.2. Quy trình quản lý marketing trong HTX
Quy trình quản lý marketing trong HTX bao gồm:
Sơ đồ 1: Quy trình quản lý marketing
- Phân tích các khả năng của thị trường:
Các HTX đều phải cố gắng tìm ra được những cơ hội thị trường mới vì không một HTX/doanh nghiệp nào có thể chỉ trông dựa vào những sản phẩm và thị trường hiện có của mình mãi được. Phân tích các cơ hội và khả năng thị trường được tiến hành thông qua việc phân tích các yếu tố trong môi trường marketing, sự thay đổi của các yếu tố môi trường có thể tạo ra những cơ hội thuận lợi cho HTX hoặc cũng có thể gây ra những nguy cơ đối với hoạt động marketing của HTX. Điều cơ bản là phải phân tích và nhận biết được những biến đổi nào có thể trở thành cơ hội mà HTX có thể khai thác, hoặc những tác động nào của môi trường có thể tạo thành những nguy cơ và độ tác động của các nguy cơ này đối với HTX như thế nào?
HTX cần phải tổ chức tốt công tác nghiên cứu marketing để thường xuyên phân tích, đánh giá những đổi thay của môi trường, các xu hướng trong tiêu dùng, các thái độ của khách hàng đối với hoạt động marketing của HTX...
Có rất nhiều phương pháp để xác định các cơ hội thị trường, tùy theo đặc điểm hoạt động của mình mà các HTX có thể xem xét sử dụng để phân tích thị trường. Chẳng hạn:
+ Phương pháp “khe hở trên thị trường“, theo đó, qua kết quả phân tích thị trường, HTX có thể phát hiện các cơ hội, trong đó có những nhu cầu của khách hàng chưa được thỏa mãn để triển khai hoạt động marketing của mình.
+ Phương pháp phân tích bằng mạng mở rộng sản phẩm/thị trường. Dựa trên sự phân tích mối quan hệ sản phẩm/thị trường để đánh giá những lợi thế và hạn chế cũng như những triển vọng và bế tắc của sản phẩm trên các thị trường mục tiêu, rồi từ kết quả phân tích đó mà định dạng các cơ hội thị trường đối với sản phẩm.
* HTX có thể chọn cơ hội thâm nhập thị trường. Lúc đó, mục tiêu của HTX là tăng doanh số của sản phẩm hiện có trên thị trường hiện có bằng cách thu hút thêm khách hàng của đối thủ cạnh tranh nhờ vào các biện pháp giảm giá, tăng thêm ngân sách quảng cáo và cải tiến nội dung khuyến mãi... trong khi vẫn không mất đi khách hàng đang có.
Ví dụ: HTX mở rộng quy mô dịch vụ sấy lúa sau thu hoạch để phục vụ cho thành viên; HTX bán giống cho thành viên với giá thấp hơn 10% so với nông dân bên ngoài nhằm khuyến khích thành viên mua nhiều giống của HTX và sử dụng dịch vụ của HTX nhiều hơn...
* HTX có thể chọn cơ hội mở rộng thị trường. Lúc này, HTX thực hiện chiến lược triển khai sản phẩm hiện có của HTX sang những phân đoạn thị trường mới với mong muốn gia tăng được khối lượng bán nhờ vào việc khuyến mãi cho những khách hàng mới. Muốn vậy, người làm marketing phải phân tích các phân đoạn thị trường theo những đặc trưng cơ bản nhất, như thu nhập, tuổi tác, giới tính, hành vi mua hàng, mục đích sử dụng... để phát hiện ra những khách hàng tiềm năng và tiếp cận họ bằng các giải pháp marketing thích hợp, nhằm biến họ thành khách hàng thực sự của HTX.
Ví dụ: HTX có thể đưa sản phẩm của mình đến các phiên chợ nông sản nhỏ (phiên chợ Xanh Tử Tế) ở thành phố Hồ Chí Minh mới được mở gần đây để tham gia quảng bá, bán hàng và trao đổi thông tin, gồm: gạo, trái cây, nấm…
* HTX có thể chọn cơ hội phát triển sản phẩm. Để chiếm giữ thị phần và gia tăng mãi lực trên thị trường hiện có, HTX cần phải cân nhắc quyết định đổi mới sản phẩm hoặc đưa ra sản phẩm mới cho khách hàng của mình. Người làm marketing có thể cống hiến cho khách hàng những sản phẩm cải tiến có chất lượng cao hơn, chủng loại phong phú hơn, hình thức đẹp hơn, bao bì hấp dẫn hơn, dịch vụ hoàn hảo hơn, hoặc đưa ra những sản phẩm mới hứa hẹn những lợi ích mới... tất cả đều nhằm vào việc câu dẫn khách hàng đến với sản phẩm của HTX.
Ví dụ: Thay vì HTX cứ sản xuất và bán lá trà mãi thì có thể chuyển sang chế biến và bán tinh dầu trà hay bột trà xanh vì hiện nay các quán giải khát hoàn toàn nhập bột trà xanh từ nước ngoài. Thay vì HTX cứ sản xuất và bán lúa mãi thì có thể chuyển sang chế biến và kinh doanh thêm các sản phẩm mới như sữa gạo hay dầu gạo.
* HTX có thể chọn cách đa dạng hóa. Chiến lược đa dạng hóa thường được áp dụng đối với những ngành kinh doanh mới trên những thị trường mới, hoàn toàn nằm ngoài những sản phẩm và thị trường hiện có của HTX. Một số người quan niệm rằng một HTX có thể thành công nếu biết lựa chọn tham gia vào những ngành công nghiệp mới có sức hấp dẫn, thay vì cố gắng để đạt hiệu suất trong một ngành công nghiệp thiếu sức mua.
Trên cơ sở phân tích và phát hiện các cơ hội thị trường, HTX cần đánh giá xem các cơ hội đó có thích hợp đối với hoạt động marketing của mình hay không? Những cơ hội nào được xem là hấp dẫn nhất đối với HTX? Để đánh giá cơ hội, HTX cần phải phân tích, lượng giá mức độ phù hợp của cơ hội đó đối với các mục tiêu chiến lược marketing và các khả năng về nguồn lực của mình.
- Lựa chọn những thị trường mục tiêu:
Các HTX cần xác định rõ khách hàng của mình là ai? Họ có những nhu cầu và mong muốn gì cần được thỏa mãn? Chiến lược marketing cần được xây dựng khác biệt cho từng nhóm khách hàng hay là chung cho tất cả các khách hàng của HTX? Điều này chỉ có thể trả lời được trên cơ sở phân đoạn thị trường và lựa chọn thị trường mục tiêu.
Các cơ hội thị trường cần phải được nghiên cứu kỹ lưỡng hơn trong mối tương quan với tầm cỡ và cấu trúc của ngành kỹ nghệ tương ứng với cơ hội ấy. Các nguồn lực của HTX luôn hữu hạn trong khi các cơ hội có thể triển khai các hoạt động lại rất phong phú, vì thế, các HTX nhất thiết phải tiến hành lựa chọn các thị trường mục tiêu để gia tăng hiệu quả các nỗ lực marketing của mình.
Việc lựa chọn thị trường mục tiêu được thực hiện và tiếp tục qua các bước sau:
+ Đo lường và dự báo nhu cầu: Việc đo lường và dự báo nhu cầu thị trường được tiến hành nhằm đảm bảo tính khả thi của các nỗ lực marketing. Để có thể xây dựng các phương án chiến lược marketing thích hợp, cần phải tiến hành dự báo một cách khá toàn diện các vấn đề liên quan đến thị trường, xu hướng tiêu dùng, tình hình cạnh tranh...
HTX cần ước lượng nhu cầu hiện tại và nhu cầu tương lai của sản phẩm, cũng như xem xét các yếu tố ảnh hưởng đến nhu cầu đó. Vấn đề này có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với quyết định về quy mô và cách thức thâm nhập thị trường của HTX.
+ Phân đoạn thị trường (Market Segmentation): Người tiêu dùng trong thị trường luôn có đặc tính không đồng nhất và có thể phân thành nhóm theo nhiều cách khác nhau. Tiến trình phân chia khách hàng theo các nhóm để làm rõ sự khác biệt về nhu cầu, hành vi tiêu dùng được gọi là phân đoạn (hay phân khúc) thị trường. Mỗi một thị trường đều được tạo ra từ những phân đoạn thị trường.
+ Lựa chọn thị trường mục tiêu: Để xác định thị trường mục tiêu, HTX cần đánh giá quy mô của từng phân đoạn cũng như các đặc tính phù hợp của từng phân đoạn thị trường đối với khả năng marketing của HTX.
HTX có thể chọn lựa để tham gia vào một hay nhiều phân đoạn của thị trường nhất định nào đó. Thông thường, các HTX thâm nhập vào một thị trường mới bằng cách phục vụ một phân đoạn duy nhất và nếu việc làm này cho thấy thành công, họ sẽ thâm nhập thêm vào các phân đoạn khác, rồi dàn trải ra theo hàng dọc hoặc hàng ngang. Sự thâm nhập nối tiếp vào các phân đoạn thị trường không mang tính chất ngẫu nhiên, mà phải thực hiện theo một kế hoạch chủ động được hoạch định từ trước.
Việc lựa chọn một phân đoạn để thâm nhập trước phải đảm bảo tính hấp dẫn về quy mô, cơ cấu và phù hợp với khả năng marketing của HTX.
+ Định vị thị trường (Market positioning): HTX cũng cần phải tiến hành xác định cho mình một vị thế trên thị trường để xác định các lợi thế cạnh tranh về sản phẩm so với đối thủ nhằm xây dựng chiến lược marketing có khả năng tạo ra nhiều lợi thế hơn cho HTX trong việc thỏa mãn các nhu cầu và mong muốn của khách hàng, cũng như góp phần thành đạt các mục tiêu chiến lược của HTX một cách hiệu quả hơn.
HTX cần xác định vị trí thương hiệu của sản phẩm so với các thương hiệu cạnh tranh, có nghĩa là tạo ra sự đánh giá, nhìn nhận và phân biệt rõ ràng của khách hàng về thương hiệu sản phẩm của HTX, những lợi thế của sản phẩm trong việc thỏa mãn nhu cầu khách hàng so với các sản phẩm cạnh tranh.
Công việc này được thực hiện dựa trên sự thừa nhận rằng, mọi sản phẩm đều là một tập hợp những thuộc tính được cảm nhận và thị hiếu của khách hàng là hoàn toàn khác biệt đối với cùng một sản phẩm.
Vì vậy HTX cần thực hiện các biện pháp để đảm bảo rằng sản phẩm của HTX chiếm một vị trí đặc biệt về một hoặc các thuộc tính nào đó trong tâm trí của khách hàng ở phân đoạn thị trường mà HTX hướng đến.
+ Hoạch định chiến lược marketing: Có một số chiến lược marketing được áp dụng trong kinh doanh nông nghiệp mà HTX có thể cân nhắc để lựa chọn:
* Chiến lược khác biệt hóa sản phẩm:
Thứ nhất, chiến lược “sản phẩm tốt hơn”, có nghĩa là sản phẩm được cải tiến chất lượng, kết cấu, kiểu dáng tạo ra những lợi ích mới của sản phẩm (ví dụ rau an toàn, rau sạch), hoặc là sản phẩm được phân loại và chỉ đưa ra thị trường những sản phẩm được người mua đánh giá là chất lượng tốt.
Thứ hai, chiến lược “sản phẩm mới hơn”, có nghĩa là sản phẩm được tạo ra trên cơ sở các giải pháp kỹ thuật, qui trình công nghệ mà trước đây chưa có (ví dụ sản xuất theo qui trình VietGAP, Global GAP, BMP).
Thứ ba, chiến lược “phục vụ nhanh hơn”, có nghĩa là giảm bớt thời gian thực hiện hay giao hàng liên quan đến việc sử dụng hay mua một sản phẩm hay dịch vụ.
Thứ tư, chiến lược “giá rẻ hơn”, có nghĩa là người mua có thể mua được một sản phẩm tương tự với số tiền ít hơn.
* Chiến lược sản phẩm mới:
Sản phẩm mới là vấn đề sống còn trong sự phát triển và cạnh tranh trên thị trường. Những tổng kết trên cho thấy vấn đề sản phẩm mới là vấn đề mạo hiểm, chứa đựng nhiều rủi ro nhưng đó cũng là con đường duy nhất để HTX thành công và đứng vững trên thị trường.
Dựa vào những phân tích ở các bước trên, căn cứ vào chiến lược kinh doanh đã được chấp nhận, HTX cần xây dựng và lựa chọn một chiến lược marketing thích hợp nhất để định hướng cho toàn bộ hoạt động marketing của mình.
Chiến lược marketing được xây dựng phải bao hàm các nội dung:
Mục tiêu chiến lược marketing.
Định dạng marketing - mix (marketing hỗn hợp 4P hay 7P).
Các chiến lược marketing cạnh tranh của HTX.
Ngân sách marketing và phân bổ ngân sách cho các hoạt động marketing.
Ngoài ra, các HTX cần lưu ý là có nhiều tiêu chí để phân loại hàng hóa nông nghiệp, trong khuôn khổ tài liệu này thì đặc điểm sản phẩm nông nghiệp được phân loại theo mục đích sử dụng, bao gồm: nông sản tiêu dùng cuối cùng; nông sản tiêu dùng trung gian; và nông sản là tư liệu sản xuất. Cụ thể:
Thứ nhất, đặc điểm của nông sản tiêu dùng cuối cùng: nông sản tiêu dùng cuối cùng là sản phẩm được bán cho người mua nhằm để thỏa mãn nhu cầu lợi ích cá nhân họ. Ví dụ: mua gạo để nấu cơm ăn, mua cá thịt về nấu thức ăn để ăn. Những sản phẩm này có đặc điểm: đa dạng về loại sản phẩm, đa dạng về phẩm cấp để đáp ứng các nhu cầu khác nhau của người tiêu dùng; nhiều sản phẩm có khả năng thay thế cho nhau trong quá trình tiêu dùng; thị trường phân bố rộng - ở đâu có người ở là ở đó có nhu cầu tiêu dùng; một bộ phận lớn nông sản được tiêu dùng dưới dạng tươi sống (như rau, quả, trứng, sữa…) liên quan đến vận chuyển, bảo quản; các nông sản chủ yếu là tiêu dùng cho con người, do vậy vấn đề chất lượng an toàn sản phẩm phải tuân thủ những qui định nhất định; sản phẩm nông nghiệp có tính thời vụ.
Thứ hai, đặc điểm của nông sản tiêu dùng trung gian: Thông thường là những nông sản tiêu dùng thông qua chế biến hoặc qua một số dịch vụ của tổ chức trung gian. Loại nông sản này thường có những đặc điểm chủ yếu sau: độ đồng đều về chất lượng sản phẩm cao; giá tương đối ổn định; giá trị của nông sản được tăng thêm do bổ sung các dịch vụ vào trong sản phẩm; thị trường thường tập trung hơn so với nông sản tiêu dùng cuối cùng; các sản phẩm thường có sự khác biệt để định vị trên thị trường.
Thứ ba, đặc điểm của nông sản là tư liệu sản xuất (con giống, hạt giống): Một bộ phận nông sản quay trở lại với quá trình sản xuất với tư cách là tư liệu sản xuất cực kỳ quan trọng như cây giống, con giống. Tính chất quan trọng thể hiện ở các vấn đề sau: nông sản đòi hỏi những tiêu chuẩn chất lượng rất cao; quyết định đến kết quả của quá trình sản xuất sau; thích nghi với điều kiện của từng vùng sinh thái; luôn chịu áp lực của sự thay thế của sản phẩm mới; cơ hội thành công và rủi ro lớn trong kinh doanh.
- Xây dựng chương trình marketing hỗn hợp: Marketing hỗn hợp là sự tập hợp các phương thức marketing có thể kiểm soát được mà HTX phối hợp sử dụng để tạo nên sự đáp ứng cần thiết trong thị trường mục tiêu nhằm đạt được mục tiêu marketing của mình.
Có nhiều công cụ khác nhau được sử dụng trong marketing hỗn hợp, nhưng ta có thể nhóm gộp thành 7 yếu tố gọi là 7P (như đã nói ở trang 5): sản phẩm (product), giá cả (price), phân phối (place), xúc tiến thương mại (promotion), people (con người), process (quy trình) và physical evidence (bằng chứng vật lý). Các HTX thực hiện marketing hỗn hợp bằng cách phối hợp 7 yếu tố chủ yếu đó để tác động làm thay đổi sức cầu thị trường về sản phẩm của mình theo hướng có lợi cho kinh doanh.
Việc thiết kế marketing hỗn hợp có liên quan đến hai quyết định thuộc về ngân sách. Thứ nhất, HTX phải quyết định tổng số chi tiêu dành cho các nỗ lực marketing (quyết định về chi phí marketing). Thứ hai, HTX phải xác định mức chi tổng ngân sách cho các phương tiện thuộc marketing hỗn hợp (quyết định về chi phí marketing hỗn hợp).
Thứ tự và cấu trúc của marketing hỗn hợp được triển khai tùy thuộc vào phương án chiến lược marketing đã được xác định. Marketing hỗn hợp có thể được triển khai thống nhất hoặc khác biệt theo từng đoạn thị trường mục tiêu đã lựa chọn. Ngoài ra, những quyết định về marketing hỗn hợp chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của quyết định định vị thị trường của HTX. Cấu trúc của marketing hỗn hợp, sự hỗ trợ và liên kết của các thành phần trong marketing hỗn hợp phải thể hiện rõ để tránh gây khó khăn trong quá trình thực hiện. Chẳng hạn, một chiến dịch quảng cáo mạnh mẽ phải được sự hỗ trợ của việc phân phối rộng rãi, nếu không khách hàng khó có thể đáp ứng lại chương trình quảng cáo đó.
2.3. Tổ chức, thực hiện chiến lược và chương trình marketing
Tổ chức thực hiện marketing là tiến trình chuyển các chiến lược và chương trình marketing thành những hoạt động marketing trên thực tế nhằm đạt các mục tiêu marketing đã đề ra một cách có hiệu quả.
Trong khi việc phân tích và hoạch định chiến lược marketing là xác định một cách rõ ràng cái gì và tại sao của những hoạt động marketing, thì việc thực hiện nhằm tìm câu trả lời: ai, ở đâu, khi nào, và làm thế nào để biến các ý tưởng chiến lược trở thành hiện thực. Chiến lược và việc thực hiện có quan hệ mật thiết với nhau. Thứ nhất, chiến lược xác định những hoạt động thực thi nào là cần thiết. Thứ hai, sự lựa chọn chiến lược tùy thuộc rất nhiều vào khả năng đảm bảo các nguồn lực của HTX để thực thi chiến lược. Thành tích nghèo nàn có thể là kết quả từ những chiến lược nghèo nàn, hoặc từ những chiến lược tốt nhưng được thực hiện một cách kém cỏi.
Việc thực hiện chiến lược kém hiệu quả có thể là do những nguyên nhân sau đây:
- Việc hoạch định biệt lập: Người lập kế hoạch chiến lược của HTX không liên hệ chặt chẽ với những người quản trị marketing vốn phải thực thi chiến lược.
+ Những cân nhắc chọn lựa giữa các mục tiêu lâu dài và trước mắt. Các HTX thiết kế chiến lược marketing nhằm tạo ra lợi thế cạnh tranh dài hạn. Thế nhưng những người thực thi các chiến lược đó thường được thưởng vì doanh số, sự phát triển, hoặc lợi nhuận ngắn hạn. Khi đối diện với sự chọn lựa giữa chiến lược dài hạn và thành tích trước mắt, những người quản trị marketing thường thiên về lợi ích ngắn hạn. Có thể họ đã đáp ứng được những mục tiêu thành tích ngắn hạn và đã nhận được những sự đánh giá cao, nhưng việc làm của họ sẽ làm tổn hại đến chiến lược dài hạn và vị thế của HTX.
+ Chống lại sự thay đổi: Những hoạt động hiện tại của HTX đều phải được thiết kế nhằm đảm bảo thực thi thành công các chiến lược. Thế nhưng ở nhiều HTX, những chiến lược mới không phù hợp với các khuôn mẫu và tập quán đã có của nó sẽ bị chống lại. Và chiến lược càng khác biệt nhiều với cái cũ, sự chống lại việc thực thi nó càng lớn. Đối với những chiến lược mới, việc thực thi có thể phá vỡ các mô hình tổ chức truyền thống trong HTX và cả những cấu trúc hoạt động đã có của các nhà cung cấp và các tổ chức khác của kênh phân phối.
+ Thiếu những kế hoạch thực hiện cụ thể. Một số chiến lược được thực thi nghèo nàn là do những người lập kế hoạch không triển khai các kế hoạch thực thi chi tiết và thiếu sự kết hợp đồng bộ các kế hoạch bộ phận thành một chương trình toàn diện triển khai theo kế hoạch tiến độ để đạt những mục tiêu chuyên biệt, và phân công trách nhiệm không rõ ràng cho những người thực hiện.
Để tránh tình trạng kém hiệu quả thì mọi người ở tất cả các bộ phận đều phải phối hợp với nhau để thực thi các chiến lược marketing. Những người làm quảng cáo, bán hàng, nghiên cứu thị trường, và triển khai sản phẩm đều phải thực hiện các hoạt động hỗ trợ cho kế hoạch chiến lược. Những nhân viên marketing này phải phối hợp công việc của mình với những người ở các bộ phận khác trong HTX - nghiên cứu và phát triển, sản xuất, thu mua, tài chính (nếu có)… Các cá nhân và tổ chức thuộc hệ thống marketing bên ngoài HTX như những người cung cấp, những người bán buôn và bán lẻ, các cơ sở quảng cáo, những nhóm bảo vệ lợi ích công chúng, chính quyền đều có thể hỗ trợ hay gây trở ngại cho những cố gắng thực thi các chiến lược marketing của HTX. HTX phải triển khai những cấu trúc và hệ thống hiệu quả nhằm phối hợp tất cả những hoạt động này lại với nhau thành một phương án hành động hiệu quả.
Tiến trình thực thi bao gồm năm hoạt động tương tác: Triển khai chương trình hành động; xây dựng cơ cấu tổ chức; thiết kế các hệ thống quyết định và khen thưởng; phát triển nguồn lực con người; và thiết lập một bầu không khí quản trị cũng như phong cách của HTX.
- Kiểm tra và điều chỉnh hoạt động marketing: Công việc của bộ phận marketing là lập kế hoạch, thực hiện và kiểm tra hoạt động marketing. Một kế hoạch marketing dù được thiết kế hoàn hảo đến đâu, trong quá trình thực hiện vẫn có thể nảy sinh nhiều vấn đề cần giải quyết, vì thế bộ phận marketing phải thường xuyên theo dõi và kiểm tra các hoạt động marketing. Các hệ thống kiểm tra marketing nếu hoạt động tốt sẽ đảm bảo cho hoạt động marketing nói riêng và hoạt động kinh doanh của HTX nói chung đạt được mục tiêu với hiệu quả cao. Kiểm tra marketing có thể phân thành bốn loại: kiểm tra kế hoạch năm, kiểm tra khả năng sinh lời, kiểm tra hiệu quả và kiểm tra chiến lược.
+ Kiểm tra kế hoạch năm là việc kiểm tra quá trình thực hiện và kết quả đạt được dựa trên kế hoạch năm (thông qua việc phân tích tài chính, mức tiêu thụ, thị phần, tỉ số doanh thu trên chi phí, theo dõi mức độ hài lòng của khách hàng), xác định những nguyên nhân không đạt được mục tiêu và tiến hành những điều chỉnh cần thiết nhằm đảm bảo hoàn thành kế hoạch đề ra.
+ Kiểm tra khả năng sinh lời bao gồm những nỗ lực xác định khả năng sinh lợi đích thực của các sản phẩm, các khu vực, các thị trường, và các kênh phân phối khác nhau qua việc phân tích báo cáo lời-lỗ (doanh thu, chi phí hàng bán, chi phí khác, lãi ròng), đánh giá các loại chi phí (tổng chi phí, trong đó: lương, tiền thuê, vật tư) theo các hoạt động marketing và phân bổ chi phí các hoạt động marketing theo các kênh phân phối, và xác định các biện pháp chấn chỉnh nhằm nâng cao khả năng sinh lời.
+ Kiểm tra hiệu suất của lực lượng bán hàng, quảng cáo, phân phối và khuyến mãi… Trên cơ sở, có thể phát hiện ra những vấn đề cần cải tiến để nâng cao hiệu suất chi phí của các hoạt động marketing này.
+ Kiểm tra chiến lược bao gồm việc khảo sát định kỳ để biết những chiến lược cơ bản của HTX khai thác như thế nào những cơ hội marketing (bằng các công cụ đánh giá hiệu quả marketing thể hiện ở quan điểm về kinh doanh, tổ chức các phối thức marketing, thông tin marketing chính xác, định hướng chiến lược và hiệu suất công tác) và kiểm tra marketing gồm sáu vấn đề chủ yếu: kiểm tra môi trường marketing, chiến lược marketing, tổ chức marketing, hệ thống marketing, hiệu quả marketing, và chức năng marketing.
3. Xây dựng nhãn hiệu cho sản phẩm
- Khái niệm nhãn hiệu: Nhãn hiệu là tên gọi, thuật ngữ, hình vẽ, biểu tượng, hình vẽ hay sự phối hợp giữa chúng, được dùng để xác nhận hàng hóa hay dịch vụ của người bán hay một nhóm người bán và để phân biệt với hàng hóa và dịch vụ của đối thủ cạnh tranh.
- Các quyết định liên quan đến nhãn hiệu:
+ Có gắn nhãn hiệu cho sản phẩm của mình hay không?
+ Ai là người chủ nhãn hiệu sản phẩm?
+ Đặt tên cho nhãn hiệu như thế nào?
- Thiết kế bao bì thu hút khách hàng, cung cấp thông tin về sản phẩm như cách sử dụng, thành phần số lượng và thời hạn sử dụng, tạo niềm tin và ấn tượng tốt đẹp về sản phẩm. Bao bì giúp truyền thông và khuếch trương hình ảnh về sản phẩm. Bao bì được thiết kế đẹp, nổi bật có thể thu hút khách hàng và tăng doanh số, chất liệu của bao bì phải thân thiện với môi trường, có thể tái sử dụng.
- Quy trình cần thực hiện khi đưa ra một nhãn hiệu sản phẩm:
(1) Thiết lập tiêu chuẩn cho nhãn hiệu: nhãn hiệu phải tương ứng với hình ảnh sản phẩm và marketing hỗn hợp (ví dụ: nêu bật uy tín hoặc tính kinh tế). Nhãn hiệu phải nêu được đặc tính và lợi ích của sản phẩm, dễ dàng nhận biết và dịch sang ngôn ngữ khác; tương thích với các sản phẩm khác mà HTX cung cấp.
(2) Nêu ra danh mục các nhãn hiệu có thể lựa chọn: một số HTX quảng cáo và marketing giúp cung cấp danh mục các nhãn hiệu để lựa chọn nếu bạn đưa ra một số mô tả cốt yếu làm cơ sở.
(3) Sàng lọc danh sách để chọn ra một nhãn hiệu tốt nhất và tiếp tục thử nghiệm, xem nhãn hiệu có thỏa mãn tiêu chuẩn ban đầu không.
(4) Thu thập thông tin phản ứng của khách hàng đối với những nhãn hiệu hiện tại.
(5) Đăng ký thương hiệu.
(6) Nhìn một cách tổng thể: Tất cả mọi công việc Marketing phải làm cần có sự nhất quán, rõ ràng và đồng nhất.
(7) Bày hàng: Chú ý vào công việc bày hàng trên giá.
- Thủ tục đăng ký nhãn hiệu sản phẩm: Việc đăng ký nhãn hiệu sản phẩm thực hiện trực tuyến trên Cổng dịch vụ công quốc gia, cơ quan thực hiện là Cục Sở hữu trí tuệ - Bộ Khoa học và Công nghệ, gồm các bước sau:
- Bước 1: Tiếp nhận đơn: Đơn đăng ký có thể nộp trực tiếp hoặc gửi qua bưu điện tới trụ sở Cục Sở hữu trí tuệ tại Hà Nội hoặc 2 Văn phòng đại diện của Cục tại TP. Hồ Chí Minh và Đà Nẵng.
- Bước 2: Thẩm định hình thức đơn: Kiểm tra việc tuân thủ các quy định về hình thức đối với đơn, từ đó đưa ra kết luận đơn có được coi là hợp lệ hay không (Ra quyết định chấp nhận đơn hợp lệ/từ chối chấp nhận đơn).
+ Trường hợp đơn hợp lệ, Cục Sở hữu trí tuệ ra quyết định chấp nhận đơn hợp lệ;
+ Trường hợp đơn không hợp lệ, Cục Sở hữu trí tuệ ra thông báo dự định từ chối chấp nhận đơn hợp lệ trong đó nêu rõ các lý do, thiếu sót khiến cho đơn có thể bị từ chối chấp nhận và ấn định thời hạn 2 tháng để người nộp đơn có ý kiến hoặc sửa chữa thiếu sót. Nếu người nộp đơn không sửa chữa thiếu sót/sửa chữa thiếu sót không đạt yêu cầu/không có ý kiến phản đối/ý kiến phản đối không xác đáng thì Cục Sở hữu trí tuệ ra quyết định từ chối chấp nhận đơn.
- Bước 3: Công bố đơn: Sau khi có quyết định chấp nhận đơn hợp lệ, đơn sẽ được công bố trên Công báo sở hữu công nghiệp.
- Bước 4: Thẩm định nội dung đơn: Đánh giá khả năng được bảo hộ của đối tượng nêu trong đơn theo các điều kiện bảo hộ, qua đó xác định phạm vi bảo hộ tương ứng.
- Bước 5: Ra quyết định cấp/từ chối cấp văn bằng bảo hộ:
+ Nếu đối tượng nêu trong đơn không đáp ứng được các yêu cầu về bảo hộ, Cục Sở hữu trí tuệ sẽ ra quyết định từ chối cấp văn bằng bảo hộ;
+ Nếu đối tượng nêu trong đơn đáp ứng được các yêu cầu về bảo hộ, và người nộp đơn nộp phí, lệ phí đầy đủ, đúng hạn thì Cục Sở hữu trí tuệ sẽ ra quyết định cấp văn bằng bảo hộ, ghi nhận vào Sổ đăng ký quốc gia về nhãn hiệu và công bố trên Công báo Sở hữu công nghiệp.
Định giá sản phẩm là cả một nghệ thuật trong việc bán hàng. Nếu HTX không chú trọng trong vấn đề định giá sản phẩm thì sẽ rất ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh sau này. Có 5 công thức định giá sản phẩm, bao gồm:
Bước 1: Tính giá vốn (giá gốc) cho sản phẩm của HTX
Giá vốn (giá gốc) của sản phẩm (còn được gọi là Cost of goods sold - COGS) là tổng chi phí bao gồm phí sản xuất hoặc nhập sản phẩm (còn được gọi là giá thành của sản phẩm) và bất kỳ chi phí bổ sung nào cần thiết, chẳng hạn như phí nhân công, vận chuyển, xử lý, marketing,… để hàng được sẵn sàng bán. Hiểu một cách đơn giản hơn là giá vốn (giá gốc) của sản phẩm có thể được xác định với công thức tính như sau:
Giá gốc (giá vốn) = Giá thành sản phẩm (chi phí sản xuất/nhập sản phẩm) + Chi phí phát sinh khác nếu có (chi phí nhân công, đóng gói, vận chuyển, marketing,…)
Bước 2: Nghiên cứu thị trường, phân khúc khách hàng của HTX
Trước khi HTX muốn đặt giá bán cho bất kỳ sản phẩm bán lẻ nào, hãy xác định rõ phân khúc thị trường mà HTX đang nhắm đến. Ví dụ: Các mặt hàng của HTX thuộc lĩnh vực nào, là hàng cao cấp, hướng đến khách hàng giàu có? Hay hàng của HTX là hàng bình dân, phù hợp với khách hàng có thu nhập trung bình - khá? Chỉ khi nắm bắt được khách hàng tiềm năng cụ thể thì HTX mới có thể dựa theo đó để đưa ra mức giá lợi thế cạnh tranh cho bản thân. Tùy vào khách hàng của HTX có những hành vi tiêu dùng ra sao, ví dụ như chỉ quan tâm về giá cả hay về chất lượng sản phẩm. Khả năng ngân sách chi trả của họ cho việc mua sắm là bao nhiêu? Cần tổng kết tất cả những dữ liệu, HTX sẽ có thể đưa ra được mức giá phù hợp, đánh trúng tâm lý khách hàng.
Bước 3: Xác định mức lợi nhuận mà HTX mong muốn
Lấy từ giá gốc của HTX rồi nhân gấp đôi lên để ra giá bán. Đây là cách làm an toàn và phổ biến nhất. Nó đảm bảo mức lợi nhuận bán hàng của HTX luôn thu về được là 100%. Tuy nhiên, trong phân khúc bán lẻ, còn tùy vào từng ngành hàng và mô hình kinh doanh của HTX để tùy chỉnh giá bán mang về lợi nhuận bao nhiêu là phù hợp. Thường với các nhà sản xuất trực tiếp hay các thương hiệu lớn, họ sẽ nhắm đến mức lợi nhuận vào khoảng 30 - 50%. Họ có thể chấp nhận mức lợi nhuận thấp để đạt được những mục tiêu khác.
Trong khi các nhà bán lẻ trực tiếp cho người tiêu dùng thì sẽ luôn nhắm đến mức lợi nhuận cao nhất có thể, vào khoảng 55 - 100%. Vậy nên, để có được giá bán sau cùng cho sản phẩm dù là bán buôn hay bán lẻ thì HTX cần xác định mức lợi nhuận HTX mong muốn thu về được.
Bước 4: Đặt giá bán lẻ (giá niêm yết)
Sau khi xác định được lợi nhuận mong muốn thì HTX sẽ tính ra được giá bán sau cùng với công thức như sau:
Giá bán lẻ = [Giá gốc/vốn + (Giá gốc X % lợi nhuận mong muốn)]
Ví dụ như 1 kg khoa sọ giá gốc của HTX là 50.000 VND, HTX muốn thu lợi nhuận 100%, vậy thì HTX sẽ có giá bán là: [50.000 + (50.000 X 100%)] = 100.000 VND.
Ở bước này, chúng ta vừa áp dụng công thức định giá sản phẩm để ra được giá bán sau cùng theo như mức lợi nhuận mà HTX kỳ vọng. Nếu như HTX đơn thuần chỉ là bán lẻ, mua đi bán lại và giá bán sau cùng HTX đưa ra đã hợp lý, phù hợp và đủ sức cạnh tranh trên thị trường thì HTX có thể bắt đầu bán hàng.
HTX cần nghiên cứu xem các đối thủ, các nhà bán lẻ khác đang bán với mức giá bao nhiêu. Từ đó, HTX có thể so sánh và xem lại giá bán sản phẩm sau cùng của mình có khả thi hay không. Nếu như mức giá HTX đưa ra quá cao so với mặt bằng chung trên thị trường hay vượt quá khả năng chi trả của phân khúc khách hàng HTX đang nhắm đến. HTX nên xem xét, điều chỉnh lại, chấp nhận một mức lợi nhuận thấp hơn để bán được hàng.
Lưu ý:
Không nhầm lẫn giá gốc (giá vốn) với giá thành để tính ra giá bán. Đã có nhiều trường hợp, chủ kinh doanh dùng giá thành nhân lên gấp đôi, gấp 3 hoặc gấp 4 lần để ra giá bán. Họ nghĩ rằng mình đang có mức lời rất “khủng”, tuy nhiên, đó chỉ là sự ngộ nhận. Trên thực tế, doanh thu bán hàng sau khi thu về, phần lợi nhuận trong đó vẫn tiếp tục bị trừ thêm các khoản chi phí khác dẫn đến HTX không có lãi.
Bước 5: Đặt giá bán buôn
Nếu HTX là nhà sản xuất trực tiếp và cùng một lúc HTX vừa bán lẻ vừa bán buôn thì HTX sẽ làm tiếp bước này. Vấn đề khi đặt giá sỉ là làm sao để không ảnh hưởng lợi nhuận giữa giá bán buôn và bán lẻ. Đồng thời, giá bán lẻ của HTX cũng không gây ảnh hưởng về sự xung đột lợi ích với các đối tác bán lẻ khác đang lấy hàng của HTX về bán.
Khi HTX bán buôn, số lượng sản phẩm trong mỗi đơn hàng sẽ rất nhiều. Điều này cho phép HTX có thể bán sản phẩm với giá thấp hơn. Lúc này, để đặt được giá sỉ, HTX nên chia theo khung số lượng sản phẩm để có nhiều mức giá sỉ. Tùy theo số lượng sản phẩm trên đơn hàng mà đối tác đặt, họ sẽ được hưởng mức giá chiết khấu khác nhau, lấy càng nhiều giá càng rẻ. Như vậy HTX cũng sẽ có được chính sách giá sỉ đa dạng cho nhiều đối tác. Dù là vốn ít hay vốn nhiều thì họ vẫn có thể lấy hàng từ HTX.
Khi vừa bán lẻ và bán buôn thì HTX có thể đẩy giá bán lẻ lên cao để tránh gây ảnh hưởng xung đột về giá cho các đối tác của HTX khi lấy hàng về bán. Giả sử HTX muốn mức lợi nhuận thu về trên giá bán lẻ là 80%. Vậy HTX có thể chia ra các mức lợi nhuận còn lại cho giá sỉ dựa trên số lượng sản phẩm đặt mua như sau:
Ví dụ: Một kg đỗ của bạn có giá gốc là 30.000 VND, lợi nhuận bạn mong muốn là 80%. Vậy giá bán lẻ là [30.000 + (30.000 X 80%)] = 54.000 VND. Các mức giá bán buôn theo số lượng sản phẩm mà đối tác đặt mua sẽ được tính như sau:
Mua từ 3 đến 10 kg: mức lợi nhuận thu về là 70%/sản phẩm => giá bán buôn 1 kg là: [30.000 + (30.000 X 70%)] = 51.000 VND/kg
Mua từ 11 đến 30 kg giá bán: mức lợi nhuận thu về là 60%/sản phẩm => giá bán buôn 1 kg là: [30.000 + (30.000 X 60%)] = 48.000 VND/kg
Mua từ 31 - 50 kg giá bán: mức lợi nhuận thu về là 50%/sản phẩm => giá bán buôn 1 kg là: [30.000 + (30.000 X 50%)] = 45.000 VND/kg
Mua từ 1 tạ trở lên: mức lợi nhuận thu về là 40%/sản phẩm => giá bán buôn 1 kg là: [30.000 + (30.000 X 40%)] = 42.000 VND/kg
Cứ theo công thức lũy tiến này thì cứ đối tác mua càng nhiều thì giá càng giảm. Đồng thời, HTX vẫn luôn kiểm soát được lợi nhuận tối thiểu HTX thu về là bao nhiêu khi bán buôn. Không nhất thiết HTX phải rập khuôn theo khung số lượng sản phẩm và mức lợi nhuận như trên mà hoàn toàn có thể tùy biến sao cho hợp lý. Miễn là HTX luôn lấy mức lợi nhuận trên giá bán lẻ làm điểm xuất phát. Và mức giá bán lẻ đề xuất của HTX cũng đảm bảo không làm ảnh hưởng, gây xung đột về lợi ích đối với các đối tác nhập hàng của HTX. Như vậy, HTX sẽ có thêm nhiều khách hàng, đối tác hơn.
5. Truyền thông và ứng dụng công nghệ vào quảng bá sản phẩm
- Lợi ích của truyền thông và ứng dụng CNTT vào quảng bá sản phẩm:
Trong thời đại sự bùng nổ của CNTT và thay đổi cách thức mua bán sản phẩm thì hiệu quả truyền tải thông tin đến khách hàng, người tiêu dùng cao hơn hẳn thời kỳ trước đó với mức chi phí bỏ ra lại còn thấp hơn. Thông tin truyền tải đến khách hàng cũng đa dạng, phong phú và hấp dẫn hơn như: Văn bản, hình ảnh, âm thanh, sản phẩm, quy trình sản xuất… Riêng đối với các HTX, việc có một trang web giới thiệu sản phẩm có ích gấp nhiều lần với việc quảng cáo trên các tờ báo.
Truyền tải nội dung, thông điệp với một dữ liệu khổng lồ (big data) đến tay người dùng. Và người tiêu dùng có thể truy cập thông tin sản phẩm và thực hiện giao dịch, mua bán mọi lúc mọi nơi. Việc áp dụng công nghệ trong marketing sẽ giúp các HTX giảm số lượng nhân viên bán hàng xuống mức thấp nhất. Đồng thời tiếp cận được với thị trường rộng lớn, phát triển được ra toàn cầu từ đó tăng doanh thu HTX.
Các sản phẩm đều có thể minh họa chi tiết, nhờ đó mà khách hàng không cần phải trực tiếp đến cửa hàng để xem sản phẩm. Khách hàng thậm chí sẽ nhận được tư vấn ngay sau khi vào xem các sản phẩm, dịch vụ tại website. Đây chính là lợi thế rất lớn thay cho việc bán hàng truyền thống là tư vấn trực tiếp tại cửa hàng của các HTX.
- Cách thức truyền thông, quảng bá sản phẩm:
+ Truyền thông trên báo, đài.
+ Truyền thông, bán hàng trên mạng xã hội (cách này hiện nay đang phổ biến và đem lại hiệu quả cao); lập các kênh, trang wesbsize quảng bá sản phẩm, bán hàng của HTX; kết nối các sàn thương mại điện tử để bán hàng.
+ Thông qua các hội chợ, triển lãm hàng nông sản; liên kết với các đối tác trong cùng hệ thống HTX và doanh nghiệp để tiêu thụ sản phẩm.
B. Câu hỏi và bài tập thực hành
Bài 1. Anh/chị hãy đánh giá hiện trạng về hoạt động marketing của HTX?
Bài 2. Anh/chị hãy ứng dụng phương pháp phân tích SWOT trong việc lập chiến lược marketing của HTX?
Bài 3. Anh/chị hãy trình bày phân khúc thị trường của HTX trong tình hình hội nhập hiện nay?
Bài 4. Vấn đề chất lượng thực phẩm ảnh hưởng đến định hướng kinh doanh của HTX như thế nào?
Bài 5. Anh/chị hãy cho biết đâu là những ưu điểm của sản phẩm/dịch vụ hiện đang được lòng khách hàng nhất? Và đâu là những nhược điểm của sản phẩm/dịch vụ dễ làm mất khách hàng nhất?
Bài 6. Anh/chị hãy giới thiệu về một khách hàng thường xuyên và lâu bền nhất của HTX. Tại sao họ gắn kết với HTX của anh chị lâu như vậy?
Bài 7. Anh/chị hãy thảo luận làm thế nào để tìm được một khách hàng mới và sau đó làm cách nào để có thể có được những mối quan hệ lâu dài với khách hàng.
Bài 8. Anh chị hãy thảo luận về những sản phẩm và hoạt động marketing đang thu hút chúng ta nhất hiện nay? Tại sao các anh/chị thích thú về điều đó?
Bài 9. Anh/chị hãy lập một kế hoạch quảng bá sản phẩm. Lưu ý: Nêu rõ những mục tiêu thật cụ thể cần đạt được.
BÀI 02: QUẢN TRỊ DỊCH VỤ TRONG HỢP TÁC XÃ NÔNG NGHIỆP
Mã bài: MĐ02- 02
Mục tiêu
| - Trình bày khái quát chung đặc tính của dịch vụ của các HTX nông nghiệp - Trình bày quy trình thực hiện dịch vụ cung ứng và tiêu thụ tập trung trong HTXNN và lợi ích của các thành viên HTX khi tham gia vào dịch vụ cung ứng và tiêu thụ tập trung của HTX. |
- Nhận thức được đúng đắn về vị trí, vai trò về hoạt động dịch vụ trong HTX nông nghiệp theo yêu cầu của Luật HTX năm 2012. - Có kỹ năng tổ chức, triển khai quy trình quản lý dịch vụ trong HTX nông nghiệp |
1. Mô tả khái quát dịch vụ cung ứng tập trung qua HTX
1.1. Định nghĩa dịch vụ cung ứng tập trung qua HTX
Trong sản xuất nông nghiệp, vật tư nông nghiệp (giống, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, thức ăn chăn nuôi, thuốc thú y…) chiếm tỷ trọng lớn nhất trong chi phí sản xuất. Để mua các vật tư nông nghiệp với giá tốt hơn và bảo đảm chất lượng hàng hóa, nhiều nông dân thành lập HTX với mục đích mua chung những hàng hóa cần dùng và sau đó phân phối lại cho thành viên. Trường hợp này được gọi là HTX thực hiện dịch vụ cung ứng.
Dịch vụ cung ứng của HTX bao gồm chuỗi nhiều công đoạn từ việc HTX lên kế hoạch, tìm nguồn hàng và nhà cung cấp, mua hàng, cung ứng cho thành viên đến việc bố trí sau sử dụng.
Dịch vụ cung ứng tập trung qua HTX là chuỗi hoạt động mà trong đó các thành viên đặt hàng trước số lượng và chủng loại hàng hóa mình cần mua, sau đó HTX tập hợp nhu cầu của các thành viên, đàm phán với nhà cung cấp một cách có lợi nhất, tiến hành mua hàng và nhanh chóng cung ứng cho thành viên một cách có tổ chức.
Ba đặc điểm đặc thù của dịch vụ cung ứng tập trung qua HTX là:
- Thành viên đăng ký mua hàng trước
- HTX mua hàng từ nhà cung cấp với số lượng lớn theo phương thức đặt trước
- HTX nhanh chóng phân phối cho thành viên, không cần quá trình lưu kho lâu.
Hình 1: Cơ chế vận hành của dịch vụ cung ứng tập trung qua hợp tác xã
1.2. Sự khác nhau giữa dịch vụ cung ứng tập trung qua HTX và dịch vụ cung ứng thông thường
Hiện nay có nhiều HTX thực hiện dịch vụ cung ứng vật tư hay công cụ máy móc phục vụ sản xuất nông nghiệp cho thành viên. Cách thông thường nhất, các HTX quan sát tình hình thực tế, phán đoán nhu cầu (chủng loại và số lượng hàng hóa) mà thành viên và nông dân sẽ cần. Sau đó HTX tìm các nhà cung ứng thích hợp để mua hàng hóa. HTX vận chuyển về và lưu trữ vào kho để cung ứng dần dần cho thành viên bất kỳ lúc nào thành viên cần. Cách này được gọi là dịch vụ cung ứng thông thường.
Mặc dù, hàng hóa đã được nhập vào kho của hợp tác xã, nhưng HTX hoàn toàn không thể biết chính xác là ai sẽ mua hàng hóa, mua với số lượng bao nhiêu và khi nào họ sẽ mua. Hay nói cách khác, dịch vụ cung ứng thông thường đáp ứng một cách không xác định cho những người sử dụng dịch vụ không định trước. Việc thụ động phán đoán nhu cầu của thành viên và nông dân làm cho dịch vụ của HTX kém hiệu quả, khả năng xoay vòng vốn chậm và nhất là việc quản lý hàng tồn kho khó khăn. Ở một thái cực, HTX dự báo không chính xác và mua hàng hóa không đủ để cung cấp cho thành viên, dẫn đến tình trạng dịch vụ cung ứng không liên tục, bị gián đoạn. Trong trường hợp này, HTX phải mua hàng bổ sung, gia tăng thêm chi phí vận chuyển, bốc dỡ, nhập kho, xuất kho... Ở một thái cực khác, HTX dự đoán quá cao hơn nhu cầu thực tế, mua hàng hóa quá nhiều làm cho hàng tồn kho quá lâu, gây ứ đọng vốn, chất lượng hàng hóa trong kho bị suy giảm theo thời gian lưu trữ.
Để khắc phục những nhược điểm của dịch vụ cung ứng thông thường, một số HTX đã cải tiến và triển khai dịch vụ cung ứng một cách chủ động hơn. Thay vì, HTX thụ động phán đoán nhu cầu của thành viên thì HTX tổ chức cuộc khảo sát nhu cầu và thông qua đó yêu cầu thành viên đăng ký chủng loại và số lượng hàng hóa cần thiết. HTX đàm phán với nhà cung cấp và mua đúng số lượng và chủng loại hàng hóa mà thành viên đã đăng ký và cung ứng ngay cho thành viên. Cách thức này được gọi là dịch vụ cung ứng tập trung qua hợp tác xã. Bằng cách này, hiệu quả sử dụng vốn lưu động và quản lý hàng tồn kho của HTX cao hơn.
So với hình thức cung ứng thông thường, mối quan hệ giữa thành viên sử dụng dịch vụ và HTX trong dịch vụ cung ứng tập trung có nhiều điểm khác biệt lớn. Dịch vụ cung ứng tập trung là dịch vụ mà HTX và thành viên hợp tác chặt chẽ với nhau, xây dựng kế hoạch và triển khai dịch vụ với sự tham gia của thành viên. Bảng 1 sau đây làm nổi bật các lợi thế của hình thức dịch vụ cung ứng tập trung qua HTX so với hình thức dịch vụ cung ứng thông thường.
Bảng 1: Bảng so sánh giữa dịch vụ cung ứng tập trung và cung ứng thông thường
| Nội dung so sánh | Cung ứng thông thường | Cung ứng tập trung |
Thành viên | Hình thức sử dụng | Cá nhân | Tham gia vào tổ |
Hợp đồng cung ứng | Không | Có | |
Hàng hóa cung ứng | Không xác định trước | Được xác định từ trước | |
Tổng hợp hàng hóa | Không cần thiết | Cần thiết | |
Phương pháp mua | Bất kỳ lúc nào | Đặt hàng trước | |
Số lượng mua | Mua số lượng cần thiết, bất kỳ lúc nào | Mua số lượng cần thiết, vào một lần | |
Bảo quản | Không cần bảo quản | Bảo quản tại nhà | |
Giá mua | Đắt hơn | Rẻ hơn | |
HTX | Hợp đồng với thành viên | Không cần thiết | Cần thiết |
Hàng hóa cung ứng | Không xác định trước | Được xác định từ trước | |
Tổng hợp hàng hóa | Không cần thiết | Cần thiết | |
Phương pháp đặt hàng | Mua vào bất kỳ lúc nào | Đặt hàng trước số lượng theo kế hoạch sử dụng | |
Số lượng giao dịch | Số lượng nhỏ | Số lượng lớn | |
Vận chuyển | Nhiều lần, số lượng ít | Một lần, số lượng lớn | |
Lưu kho | Số lượng nhỏ, nhập kho nhiều lần | Chỉ lưu kho số lượng nhỏ, nhập kho ít lần | |
Hướng dẫn sử dụng | Có, nhưng không triệt để | Thống nhất, triệt để | |
Đàm phán giá | Ít khi có | Luôn luôn có | |
Giá mua vào | Đắt hơn | Rẻ hơn | |
Giá cung ứng | Đắt hơn | Rẻ hơn | |
Nhà cung cấp | Nhận đặt hàng | Đặt hàng bất kỳ lúc nào | Đặt hàng trước |
Sản xuất | Không thay đổi | Có thể sản xuất tập trung | |
Chất lượng hàng hóa | Không ổn định | Ổn định | |
Lưu kho hàng hóa | Cần thiết | Không cần thiết | |
Vận chuyển | Vận chuyển số lượng nhỏ | Vận chuyển tập trung | |
Chi phí nhân công | Không đổi | Giảm | |
Chi phí sản xuất | Không đổi | Giảm | |
Giá bán | Không đổi | Giá thấp hơn | |
Lợi nhuận | Thấp hơn, bấp bênh | Cao hơn, ổn định |
1.3. Lợi ích của dịch vụ cung ứng tập trung
- Lợi ích của thành viên:
+ Được cung cấp vật tư nông nghiệp với giá cả cạnh tranh hơn (nhưng không phải lúc nào cũng rẻ hơn) so với thị trường đồng hạng;
+ Được đảm bảo cung cấp vật tư nông nghiệp đúng số lượng, chất lượng, chủng loại và thời hạn đã cam kết theo hợp đồng;
+ Được hướng dẫn phương pháp sử dụng vật tư nông nghiệp một cách hiệu quả, đúng phương pháp;
+ Được tập huấn và hướng dẫn kỹ thuật về sản xuất và thông tin thị trường liên quan đến loại sản phẩm kinh doanh của thành viên;
+ Tăng tính liên kết giữa các thành viên với nhau và giữa các thành viên với hợp tác xã.
- Lợi ích của HTX:
+ Thực hiện tốt bản chất HTX theo luật HTX năm 2012;
+ Doanh thu và thu nhập của HTX gia tăng ổn định;
+ Thành viên HTX nhận được nhiều lợi ích từ HTX nên sự tín nhiệm của họ đối với HTX được nâng cao.
- Lợi ích của nhà cung cấp:
+ Thị phần và doanh số tiêu thụ hàng hóa cung ứng tăng lên;
+ Nhờ có hợp đồng nên hàng hóa cung ứng được chủ động và ổn định;
+ Lợi nhuận doanh nghiệp cung ứng được tăng lên;
+ Thương hiệu hàng hóa của doanh nghiệp cung ứng được nâng cao trên thị trường.
2. Quy trình thực hiện dịch vụ cung ứng tập trung
Điểm khác biệt lớn nhất giữa dịch vụ cung ứng tập trung so với dịch vụ cung ứng thông thường mà nhiều HTX tại Việt Nam đang thực hiện là thành viên sử dụng dịch vụ một cách có tổ chức để có một đơn đặt hàng trước với nhà cung cấp với số lượng giao dịch lớn. Để hỗ trợ các HTX thực hiện dịch vụ cung ứng tập trung một cách có hiệu quả, tài liệu này hướng dẫn quy trình bao gồm các bước thực hiện như sau:
Bước 1: Khảo sát nhu cầu của thành viên
- Đối tượng khảo sát: Đối tượng khảo sát là thành viên và nông dân chưa phải là thành viên HTX đang sản xuất kinh doanh các lĩnh vực như trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản… trên địa bàn xã hay vùng lân cận HTX có nhu cầu cung cấp dịch vụ đầu vào cho sản xuất nông nghiệp. Cần khảo sát tổng thể không khảo sát theo mẫu.
- Nội dung khảo sát: Nội dung cơ bản cần khảo sát thông qua phiếu khảo sát bao gồm: quy mô sản xuất và nhu cầu sử dụng hàng hóa cung ứng tập trung của thành viên; nhu cầu cần được thể hiện rõ về số lượng, chủng loại, thời gian giao nhận (theo mẫu đính kèm ở phụ lục).
- Phương pháp thực hiện:
+ Phương pháp gián tiếp là HTX lập danh sách những hộ cần thu thập thông tin (hộ sản xuất kinh doanh nông nghiệp) và chuyển phiếu khảo sát đến người đại diện tổ dân cư, thôn xóm hoặc sau đó những người này sẽ phát phiếu khảo sát đến từng hộ thành viên và nông dân theo danh sách mà HTX cung cấp. Thành viên hay nông dân sẽ đọc các câu hỏi in sẵn và trả lời bằng cách lựa chọn phương án phù hợp, hoặc ghi câu trả lời vào khoảng trống. Lưu ý là mỗi câu hỏi đều có hướng dẫn cách thức trả lời. Đến kỳ hạn, thông thường sau 3 - 5 ngày, người đại diện tổ dân cư, thôn, xóm sẽ đến từng hộ để thu hồi phiếu khảo sát và chuyển về cho HTX tổng hợp và xử lý.
+ Phương pháp trực tiếp là HTX tập huấn cho một số cán bộ khảo sát. Sau đó cán bộ HTX tổ chức từng cuộc họp nhỏ với khoảng 25 - 30 nông dân. Tại các cuộc họp dân cán bộ khảo sát phát phiếu cho từng nông dân tham dự. Cán bộ khảo sát đọc lần lượt từng câu hỏi một và yêu cầu mọi người trả lời. Cán bộ khảo sát có thể giải thích thêm nghĩa của câu hỏi và cách thức trả lời.
- Tổng hợp và phân tích kết quả. Các chỉ tiêu cần tổng hợp là:
+ Quy mô sản xuất của từng loại cây trồng, vật nuôi chính tại địa phương;
+ Thành viên HTX và nông dân thường mua chủng loại hàng hóa nào, mua ở đâu, giá cả như thế nào?
+ Nhu cầu của thành viên và nông dân đối với từng loại hàng hóa dịch vụ cung ứng tập trung qua HTX bao gồm: số lượng, chủng loại, chất lượng, thời gian giao nhận hàng và phương thức thanh toán.
Thông qua tổng hợp kết quả khảo sát, Giám đốc HTX sẽ trình HĐQT để ra quyết định có triển khai dịch vụ cung ứng tập trung qua HTX hay không, nếu có thì kế hoạch triển khai cụ thể như thế nào.
Bước 2: Đánh giá khả năng tổ chức dịch vụ cung ứng tập trung của HTX nông nghiệp
Ở bước này nhà quản trị phải trả lời được câu hỏi sau: HTX có đủ khả năng (năng lực nhân sự, mạng lưới tổ chức, nguồn lực tài chính, cơ sở vật chất…) để thực hiện dịch vụ cung ứng tập trung qua HTX hay không.
Bước 3: Thành lập tổ sử dụng dịch vụ
Điều cốt yếu để tổ chức dịch vụ cung ứng tập trung qua HTX là số lượng người sử dụng dịch vụ đông để có đơn hàng lớn và đặt trước cho nhà cung cấp. Vì vậy, HTX cần xây dựng mạng lưới thành viên một cách có tổ chức và khoa học.
Căn cứ vào kết quả khảo sát nhu cầu của thành viên được thực hiện ở bước 1, HTX thành lập các tổ sử dụng dịch vụ. Tùy tình hình thực tế của mỗi HTX mà tiêu chí thành lập tổ có thể theo địa bàn (tổ sử dụng dịch vụ thôn A, thôn B, thôn C…), hoặc theo ngành hàng sản xuất (tổ chăn nuôi lợn, tổ sản xuất lúa giống, tổ sản xuất lúa thương phẩm….), hoặc theo cả hai tiêu chí (tổ sản xuất lúa giống thôn A, tổ sản xuất lúa giống thôn B…).
Tổ là tập hợp các thành viên của hợp tác xã, có nhu cầu chung, có nguyện vọng sử dụng dịch vụ cung ứng tập trung và tự nguyện tham gia vào tổ. Mỗi tổ cần xây dựng nội quy hoạt động riêng. Mỗi tổ bầu ban điều hành để đại diện tập thể tổ thực hiện một số công việc chung. Tổ viên cùng đóng góp tài chính để hình thành quỹ dùng chung trong tổ. Nguyên tắc hình thành, sử dụng và quản lý quỹ dùng chung cần được ghi vào nội quy hoạt động của tổ.
HTX có thể lồng ghép tổ sử dụng dịch vụ cung ứng tập trung và tổ sử dụng dịch vụ tiêu thụ tập trung với nhau. Các tổ có thề xây dựng danh sách các thành viên tiềm năng của HTX (những nông dân hiện chưa phải là thành viên của hợp tác xã, nhưng có nhu cầu sử dụng dịch vụ của hợp tác xã). Trên cơ sở này HTX có thể cung cấp dịch vụ cho nhóm đối tượng này, có thể với giá khác biệt so với giá cung cấp dịch vụ cho thành viên. Sau thời gian, HTX sẽ thu hút và kết nạp nhóm đối tượng này trở thành thành viên của hợp tác xã.
Dịch vụ cung ứng tập trung là một dịch vụ mới mà HTX dự định sẽ triển khai. Chính vì vậy, HĐQT cần phải thông qua chiến lược tổ chức dịch vụ trong đại hội thành viên (hay đại hội đại biểu thành viên). Khi số lượng thành viên nhiều hơn 100 thành viên thì HTX tổ chức đại hội đại biểu thành viên (Luật HTX 2012). Ngoài ban điều hành của tổ, mỗi tổ cần bình bầu một số người đại diện các thành viên trong tổ tham gia đại hội đại biểu thành viên.
Thông thường, quy mô HTX càng lớn, số lượng giao dịch càng nhiều thì HTX càng có nhiều lợi thế trong đàm phán với nhà cung cấp.
Ban điều hành các tổ sử dụng dịch vụ và đại diện từng khu vực là thành phần trong đại hội đại biểu thành viên.
Các đại biểu tham gia đại hội đại biểu thành viên cần thể hiện tinh thần trách nhiệm cao trong việc tham gia thảo luận và quyết định định hướng triển khai và các nội dung quan trọng liên quan đến dịch vụ cung ứng tập trung. Các nội dung đã được quyết định sẽ được ban điều hành tổ và các đại biểu truyền đạt lại trong tổ sử dụng dịch vụ của mình.
Bước 4: Lựa chọn hàng hóa cung ứng tập trung
Trong sản xuất nông nghiệp hàng hóa, HTX cần xác định những loại cây trồng, vật nuôi chủ lực của địa phương để làm cơ sở để định hướng cho việc lựa chọn các loại hàng hóa cung ứng tập trung.
Nhằm lựa chọn sản phẩm phù hợp với cung ứng tập trung, HTX cần tiến hành thống kê tình hình sử dụng hàng hóa cung ứng. Phần phụ lục đề xuất một biểu mẫu thống kê (Phiếu khảo sát tình hình sử dụng hàng hóa cung ứng) dùng để xác định chủng loại, số lượng phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, thức ăn chăn nuôi… phục vụ cho việc sản xuất các nông sản chính trong một năm (hay có thể trong một vụ) và cân nhắc các hàng hóa thích hợp để triển khai dịch vụ cung ứng tập trung.
Tùy theo chủng loại cây trồng, vật nuôi chính và nhu cầu sử dụng các hàng hóa phục vụ đời sống hàng ngày của từng khu vực mà HTX nên điều chỉnh phiếu khảo sát tình hình sử dụng hàng hóa cung ứng sao cho phù hợp với thực tế và thuận tiện trong việc tổng hợp và phân tích số liệu.
Khi khảo sát HTX cần phối hợp cùng tổ sử dụng dịch vụ cung ứng tập trung và tổ sản xuất tiêu thụ tập trung. Kết quả khảo sát được sử dụng vào việc lên danh sách theo từng nông sản và lựa chọn hàng hóa cung ứng tập trung. (Phụ lục: Phiếu tổng hợp hàng hóa cung ứng)
Khi lựa chọn hàng hóa cung ứng tập trung, trong số các vật tư nông nghiệp có nhu cầu sử dụng lớn nhất, HTX chọn ra một số hàng hóa có số lượng cung ứng nhiều nhất, tập hợp thành các hàng hóa thích hợp cung ứng tập trung. Việc lựa chọn hàng hóa cung ứng cần dựa trên kết quả điều tra thực trạng sử dụng của thành viên và tham khảo ý kiến của các tổ sử dụng dịch vụ.
Khi mới triển khai dịch vụ, HTX nên bắt đầu với một số ít chủng loại hàng hóa cung ứng, tích lũy kinh nghiệm rồi sau đó mở rộng dịch vụ ra nhiều hàng hóa cung ứng hơn.
Các điểm quan trọng trong lựa chọn hàng hóa cung ứng:
- Hàng hóa có diện tích/quy mô sử dụng lớn
- Hàng hóa có số người sử dụng nhiều
- Hàng hóa có hiệu quả sử dụng cao
- Hàng hóa có giá cả ổn định
- Hàng hóa có chất lượng đáng tin cậy
- Hàng hóa có nhà cung cấp (nguồn sản xuất) đáng tin cậy.
- Hàng hóa có thể nhận được sự hợp tác của nhà cung cấp (về giá cả, sản xuất, vận chuyển, hướng dẫn sử dụng).
Bước 5: Lập kế hoạch cung ứng tập trung
Để triển khai dịch vụ cung ứng tập trung ổn định và mang lại hiệu quả cao, HTX cần lập kế hoạch cung ứng trung hạn và kế hoạch cung ứng hàng năm. Lập kế hoạch cung ứng tập trung là quá trình xây dựng các mục tiêu và xác định các biện pháp khả thi để thực hiện các mục tiêu đã đề ra.
Các nội dung cần có trong kế hoạch: mục tiêu của dịch vụ cung ứng tập trung; thiết lập tiến độ triển khai; các chính sách của HTX có liên quan đến cung ứng tập trung qua HTX; nhận diện các mức độ rủi ro; thời hạn giao nhận vật tư đầu vào cho sản xuất nông nghiệp.
Bước 6: Lựa chọn nhà cung cấp
Tiêu chí lựa chọn nhà cung cấp có thể là:
- Theo chủng loại hàng hóa (chủng loại đa dạng, chất lượng hàng hóa, quy cách đóng gói, hướng dẫn sử dụng hàng hóa, phương thức giao nhận, phương thức thanh toán, bảo hành...).
- Theo năng lực và uy tín của nhà cung cấp (tính hợp pháp của nhà cung cấp, uy tín thương hiệu hàng hóa, ngân hàng giao dịch…).
Theo đối tác truyền thống với HTX (số lần, số tiền mà nhà cung cấp đã từng giao dịch với HTX, phương thức thanh toán….).
HTX cần so sánh, xem xét kỹ lưỡng xem các nhà cung cấp trong bảng danh sách đã lựa chọn có phù hợp làm đối tác kinh doanh của HTX trong dịch vụ cung ứng tập trung không.
Bước 7: Ký hợp đồng với nhà cung cấp và các thành viên HTX có nhu cầu sử dụng dịch vụ
Khi thực hiện dịch vụ cung ứng tập trung, HTX nhất thiết phải ký hợp đồng với thành viên và ký hợp đồng với nhà cung cấp. Hợp đồng sẽ là căn cứ pháp lý tốt nhất để đảm bảo công tác dịch vụ được thành công, tránh được các rủi ro trong triển khai thực hiện sau này (theo mẫu ở phụ lục)
Bước 8: Giao nhận và quản lý tồn kho hàng hóa cung ứng
HTX lập kế hoạch giao nhận hàng hóa theo từng khu vực và thời gian (thời gian sử dụng) và tiến hành giao nhận hàng hóa theo thời gian, địa điểm đã được giao kết trong hợp đồng.
Để phần lưu kho tại kho của HTX ở mức tối thiểu cần thiết, HTX nhận hàng từ nhà cung cấp và giao hàng trực tiếp cho thành viên. Khi giao hàng, HTX đối chiếu với số lượng mỗi thành viên đã đặt trước sao cho không có sai lệch.
Bước 9: Thu hồi tiền hàng, thanh toán và quản lý công nợ.
Tiêu thụ tập trung là thành viên giao hàng cho HTX và lấy tiền bán hàng từ HTX sau một thời gian (theo thỏa thuận có trong hợp đồng) HTX bán hàng cho khách hàng và thu hồi tiền hàng. Thu hồi tiền hàng một cách an toàn từ khách hàng và thanh toán tiền hàng tiêu thụ cho thành viên đã bán cho HTX là công việc quan trọng trong dịch vụ tiêu thụ tập trung qua HTX. Nội dung này quyết định quan trọng đến quản lý dòng tiền của HTX.
Bước 10: Đánh giá kết quả dịch vụ tiêu thụ hàng năm
Kết thúc kỳ kế hoạch HTX cần phải đánh giá kết quả hoạt động dịch vụ trong năm để tìm ra điểm mạnh, điểm yếu và lấy đó làm căn cứ xếp hạng phân loại HTX theo quy định của nhà nước (Theo mẫu đính kèm phụ lục).
Bước 11: Đánh giá sự hài lòng của thành viên sau khi kết thúc một dịch vụ nào đó
Để duy trì sự cam kết của các thành viên, HTX phải cung cấp đầy đủ lợi ích cho các thành viên. Chỉ có thể giữ được khách hàng khi họ hài lòng với các dịch vụ được cung cấp; do đó, điều quan trọng đó là cần phải đánh giá sự hài lòng của các thành viên sau khi họ sử dụng một dịch vụ của HTX.
Một số tiêu chí có thể được sử dụng để đánh giá dịch vụ như sau:
- Tiêu chí chất lượng dịch vụ: Công việc của nhà cung cấp dịch vụ có tuân thủ các yêu cầu và tiêu chuẩn chất lượng của các thành viên HTX không?
- Khả năng cung cấp: Nhà cung cấp dịch vụ có cung cấp các dịch vụ kịp thời không? Nhà cung cấp dịch vụ có cung cấp số lượng yêu cầu không?
- Độ tin cậy: Nhà cung cấp dịch vụ có thực hiện cam kết của mình không?
- Chi phí: Lợi ích của các dịch vụ có đáng đầu tư không?
- Điều kiện: Nhà cung cấp dịch vụ có đáp ứng các điều kiện thoả thuận về thanh toán và giao hàng không?
Sau khi đánh giá sự hài lòng của các thành viên, cán bộ quản lý HTX cần phải đưa ra các quyết định tiếp theo. Có ba kịch bản có thể áp dụng:
- Dịch vụ thỏa đáng: Nếu dịch vụ này vẫn cần thiết, thì quản lý HTX nên quyết định tiếp tục cung cấp các dịch vụ đó nếu không sẽ có những nhà cung cấp dịch vụ mới sẽ cung cấp dịch vụ tốt hơn và/hoặc rẻ hơn. Trong trường hợp sau, các thành viên cần phải được thông tin về các nhà cung cấp mới.
- Các dịch vụ thỏa đáng một phần: Nếu các thành viên vẫn cần dịch vụ, thì ban quản lý HTX hoặc là phải điều tra xem liệu có các nhà cung cấp dịch vụ khác hoặc đàm phán với các nhà cung cấp hiện hành về cách thức cải thiện dịch vụ.
- Các dịch vụ không thỏa đáng: HTX cần đánh giá liệu dịch vụ đó vẫn là một ưu tiên hay không và nếu vẫn là dịch vụ ưu tiên thì sẽ bắt đầu lại quá trình xác định và lựa chọn một nhà cung cấp dịch vụ
3. Quản lý dịch vụ tiêu thụ nông sản tập trung qua HTX nông nghiệp
3.1. Các hình thức tiêu thụ nông sản tập trung qua HTX
- Hình thức hợp đồng giữa thành viên/nông dân và người mua, trong đó HTX đóng vai trò là trung gian (hưởng hoa hồng).
Người mua trực tiếp ký hợp đồng với thành viên HTX/nông dân thông qua HTX làm cầu nối trung gian. Người mua trả cho HTX một khoản hoa hồng/phí tổ chức để hỗ trợ người mua thực hiện hợp đồng với nông dân.
+ Ưu điểm: Người mua hoàn toàn chủ động và quyết định nhiều vấn đề liên quan đến việc mua bán: giá, loại hàng hóa, hình thức thanh toán….
+ Hạn chế: Nông dân/thành viên HTX ở thế bị động nên thường thua thiệt trong khâu: vận chuyển, bốc vác, giao hàng và phân loại chất lượng hàng hóa…; HTX không thực hiện được vai trò quan trọng là “đại diện thành viên và bảo vệ lợi ích thành viên” vì HTX lấy tiền hoa hồng từ người mua.
- Hình thức HTX ký hợp đồng mua với nông dân/thành viên HTX và ký hợp đồng bán với người mua:
Ở hình thức này HTX đóng vai trò như người mua để hợp đồng mua nông sản của nông dân/thành viên HTX sau đó tổ chức bán lại cho khách hàng có như cầu.
+ Ưu điểm: HTX thu được nhiều lợi nhuận hơn nếu thực hiện thành công hợp đồng với các bên mua và bán; uy tín của HTX với các thành viên, chính quyền được nâng cao;
+ Hạn chế: HTX cần phải có nhiều vốn để thanh toán cho nông dân/thành viên ngay khi mua hàng; HTX phải cạnh tranh gay gắt với thương lái/doanh nghiệp; HTX có khả năng bị thua lỗ do giá nông sản biến đổi.
Tùy theo thực tiễn các HTX có thể lựa chọn một trong hai hình thức trên để triển khai tổ chức dịch vụ đầu ra cho thành viên HTX và người dân có nhu cầu.
3.2. Điều kiện cần thiết để tổ chức dịch vụ tiêu thụ nông sản tập trung qua HTX nông nghiệp
- Đội ngũ quản lý HTX phải có năng lực quản trị tốt; am hiểu về thị trường đầu ra cho các sản phẩm nông nghiệp; có quan hệ tốt với các doanh nghiệp chế biến, phân phối nông sản có uy tín lớn trên thị trường;
- HTX có bộ máy kế toán đủ năng lực để thực hiện tốt chế độ kế toán theo luật và các văn bản quy định về kế toán trong HTX;
- HTX cần có cơ sở kho bãi cần thiết để thực hiện các hợp đồng dịch vụ;
- HTX cần có cán bộ chuyên trách để thực hiện chức năng dịch vụ tiêu thụ cho các thành viên của HTX và của các đối tượng khác có nhu cầu.
4.1. Kỹ năng tạo sự đồng thuận
HTX thảo luận với các tổ sản xuất, lấy ý kiến của thành viên, xây dựng dịch vụ với phương thức tiến hành từ dưới lên trên (bottom up), khuyến khích thành viên tham gia để tất cả thành viên hiểu, tham gia đóng góp ý kiến, đồng ý, thực hiện theo.
- Thảo luận với tổ sản xuất:
+ Tổ chức tổ sản xuất: Tổ chức tổ sản xuất với 2 cấp: cấp tổ sản xuất ở mỗi khu vực và cấp hội nghị toàn thể khu vực thực hiện dịch vụ của HTX để nhận ý kiến của thành viên tổ sản xuất một cách hiệu quả.
+ Tổ sản xuất của khu vực: Tổ sản xuất ở khu vực tập trung ý kiến của thành viên trong tổ, đưa ý kiến đó ra thảo luận tại hội nghị toàn thể.
+ Hội nghị toàn thể: Hội nghị toàn thể thảo luận và xử lý các đề xuất quan trọng của HTX đối với sản xuất và tiêu thụ và các ý kiến đã được tổ sản xuất ở các khu vực đưa ra.
+ Các thành phần mời tham dự: Trong trường hợp tiến hành thảo luận các nội dung liên quan đến tiêu thụ, HTX mời khách hàng tham gia, tiến hành báo cáo về tình hình tiêu thụ, cung cấp các thông tin sản xuất của vùng sản xuất, từ đó làm sâu sắc thêm mối quan hệ giữa hai bên.
Ngoài ra, trong trường hợp tiến hành thảo luận về thông tin kỹ thuật liên quan tới sản xuất, canh tác, HTX mời cán bộ khuyến nông tham gia.
+ Tiến hành các nội dung đã được quyết định
Các nội dung đã được quyết định ở hội nghị sẽ được báo cáo lên chủ nhiệm HTX, được thông qua và được thực hiện trong toàn HTX.
Ngoài ra, các nội dung đã được quyết định trong hội nghị toàn thể cũng được thông báo và chia sẻ cho tất cả các thành viên thông qua các ủy viên khu vực.
- Thảo luận với khách hàng: HTX thảo luận kỹ với khách hàng về thời gian tiêu thụ, số lượng tiêu thụ, chất lượng, giá cả... và cố gắng để có thể đảm bảo hàng hóa ổn định.
Nông nghiệp là ngành có thể bị ảnh hưởng bởi thời tiết, khí hậu, do vậy đối với số lượng thực hiện tiêu thụ tập trung, cần xác định giá trị tiêu chuẩn, giá trị cao nhất và giá trị thấp nhất.
+ Thảo luận thời gian tiêu thụ: Thời gian tiêu thụ hàng hóa là yếu tố quan trọng có ảnh hưởng tới việc định giá trên thị trường và có liên quan với xu hướng sản xuất, xu hướng tiêu thụ ở vùng sản xuất khác.
HTX triệt để quản lý, hướng dẫn các tổ sản xuất sao cho có thể xuất kho bán hàng đúng thời gian tiêu thụ có lợi đã dự tính.
+ Thảo luận về số lượng tiêu thụ: Việc đảm bảo số lượng tiêu thụ là bằng chứng cho độ tin cậy của HTX. Do vậy, HTX cần nỗ lực đảm bảo ổn định, không bị ảnh hưởng bởi biến động của thị trường khác.
+ Thảo luận về chất lượng: Tiêu thụ tập trung tập hợp hàng hóa do nhiều thành viên trong tổ sản xuất sản xuất ra để cùng tiêu thụ, do vậy đương nhiên sẽ phát sinh sự chênh lệch trong chất lượng sản phẩm. Biện pháp để giải quyết vấn đề này là kiểm tra và bán theo các tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm và giải thích để khách hàng hiểu.
+ Thảo luận về giá cả tiêu thụ: HTX bàn bạc với khách hàng, giải thích cho khách hàng hiểu và yêu cầu hợp tác để thực hiện được hình thức tiêu thụ mà trong đó nông sản có chất lượng cao sẽ tiêu thụ với giá cao hơn.
4.2. Kỹ năng tổ chức họp, hội nghị
Về việc giải quyết các vấn đề liên quan đến tiêu thụ tập trung và các điểm cần cải thiện, HTX cần hợp tác với các tổ sản xuất. HTX lưu ý các điểm sau trong quá trình tổ chức các cuộc họp, hội nghị:
- Mời các cơ quan liên quan, khách hàng tham dự họp, thảo luận và đưa ra các biện pháp hiệu quả trong cuộc họp.
- Khi tổ chức họp, hội nghị, cần tập trung trong thời gian ngắn, tránh kéo dài trên mức cần thiết.
+ Phương pháp tổ chức họp, hội nghị
+ Làm rõ mục đích tổ chức họp, hội nghị
+ Chuẩn bị các nội dung sẽ thảo luận.
+ Tổng hợp các nội dung sẽ thảo luận thành các mục sao cho dễ hiểu.
+ Thể hiện thành tích tiêu thụ bằng các bảng biểu với các con số.
+ Mời các bên liên quan tới nội dung họp, hội nghị cùng tham gia.
+ Thông báo trước về nội dung thảo luận, thu thập, tổng hợp ý kiến của những người tham dự
+ Thông báo trước về thời gian báo cáo của các bên có liên quan.
+ Lên kế hoạch tiến hành cuộc họp theo chuỗi thời gian và tập luyện sao cho kết thúc trong khoảng thời gian dự định.
- Các loại hội nghị và nội dung:
+ Buổi họp, hội nghị xem xét việc sản xuất và tiêu thụ. Đây là cuộc họp quan trọng nhằm đảm bảo số lượng và chất lượng sản phẩm trong dịch vụ tiêu thụ tập trung đã được lên kế hoạch.
Hội nghị thảo luận các vấn đề: để đảm bảo số lượng của kế hoạch tiêu thụ, diện tích trồng trọt cần khoảng bao nhiêu, sản phẩm đang trồng trọt có thể đảm bảo đủ số lượng của kế hoạch không, tình trạng sinh trưởng như thế nào?
Thành phần mời tham dự: cán bộ chính quyền địa phương, cán bộ khuyến nông, đại diện tổ sản xuất, HTX.
+ Hội nghị đầu bờ
Hội nghị này mời các đơn vị có liên quan đến tại thửa ruộng đang sản xuất của thành viên canh tác giỏi, khách hàng báo cáo xu hướng của vùng sản xuất khác và tình hình tiêu thụ, các đơn vị có liên quan hướng dẫn các điểm quan trọng trong canh tác.
Hội nghị này giúp giảm sự khác biệt trong kỹ thuật trồng trọt trong cùng tổ sản xuất và nâng cao chất lượng sản phẩm tiêu thụ, giúp xây dựng kỹ thuật trồng trọt trong vùng sản xuất, là một hội nghị rất quan trọng.
Thành phần mời tham dự: HTX, các thành viên hội nghị toàn thể, cán bộ khuyến nông, cán bộ chính quyền địa phương, khách hàng.
+ Hội nghị tổng kết, rút kinh nghiệm tiêu thụ
Sau khi tiêu thụ xong, HTX mời khách hàng tham dự họp, báo cáo thành tích tiêu thụ, thảo luận các vấn đề còn tồn đọng, các điểm cần cải thiện khi thực hiện dịch vụ.
Thành phần mời tham dự: HTX, các thành viên hội nghị toàn thể, cán bộ chính quyền địa phương, khách hàng.
+ Hội nghị báo cáo, xem xét kết quả điều tra
Nội bộ HTX thảo luận kỹ và sắp xếp các kết quả điều tra đã thực hiện, báo cáo lên chủ nhiệm HTX, hợp tác, thảo luận với các tổ sản xuất, đưa ra các biện pháp đối phó và thực hiện.
Thành phần mời tham dự: HTX, các thành viên hội nghị toàn thể, cán bộ chính quyền địa phương.
+ Hội nghị của tổ sản xuất
+ Hội nghị khu vực: HTX tham dự vào các buổi họp liên quan đến tiêu thụ tập trung do tổ sản xuất ở khu vực tổ chức, báo cáo về tình hình tiêu thụ, đồng thời kết hợp với ủy viên khu vực, làm sâu sắc thêm nhận thức của tổ sản xuất đối với tiêu thụ tập trung, xây dựng thể chế hợp tác.
+ Hội nghị toàn thể
HTX kết hợp cùng các tổ sản xuất, định kỳ tổ chức hội nghị toàn thể, tổ sản xuất và HTX bàn bạc để giải quyết các vấn đề liên quan đến tiêu thụ tập trung, đưa ra những biện pháp hiệu quả.
B. Câu hỏi và bài tập thực hành
Bài 1: Thực hiện quy trình quản lý dịch vụ cung ứng tập trung qua HTXNN
Bài 2: Thực hiện quy trình quản lý dịch vụ cung ứng tập trung qua HTXNN
Bài 3: Soạn thảo một số điều khoản chủ yếu của hợp đồng thương mại
Bài 4: Xử lý một số tình huống trong thực thi hợp đồng thương mại
MỘT SỐ BIỂU MẪU SỬ DỤNG TRONG QUẢN LÝ CUNG ỨNG VÀ TIÊU THỤ TẬP TRUNG QUA HTX NÔNG NGHIỆP
NHU CẦU SỬ DỤNG DỊCH VỤ CUNG ỨNG TẬP TRUNG QUA HTX
Người khảo sát: .......................................... Ngày khảo sát:
Câu 1: Thông tin chung
1. Họ và tên người trả lời:
2. Tuổi:……….(tuổi) Giới tính: Nam □ Nữ □
3.Đại diện hộ thành viên:
4.Địa chỉ: Tổ/xóm: ................................. Xã:
5. Số điện thoại:......................................
6. Tổng diện tích đất hiện tại (tính cả đất thuê) = 1)+2)+3)+4): ……..…m2
Trong đó: - Đất nông nghiệp: ………… m2; Đất lâm nghiệp…………… m2;
Đất nuôi thủy sản …………… m2; Đất khác: …………… m2
7. Quy mô chăn nuôi: Chăn nuôi lợn:……. con; Chăn nuôi gia cầm………..con
Câu 2: Vật tư sản xuất
Câu 2 a: Những loại vật tư nào ông/bà thường mua để sử dụng trong một năm?
STT | Tên vật tư | Số lượng | Giá mua | Nơi mua | Nhận xét |
1 |
|
|
|
|
|
2 |
|
|
|
|
|
3 |
|
|
|
|
|
(*) Ghi cụ thể tên, loại sản phẩm, nhà sản xuất
VD: NPK 20-20-15(Bình Điền); Regent 800WD (Bayer)
(**) Nơi mua: 1. HTX; 2. Ngoài HTX; 3. Cả 1và 2
(***) Nhận xét giá mua so với giá chung trên thị trường: 1 Đắt hơn 2. Trung bình/vừa; 3. Rẻ hơn
Câu 2b: Ông/bà gặp khó khăn, bất lợi gì khi mua các loại vật tư trên?
Khoanh tròn câu đúng; có thể chọn nhiều lựa chọn cho mỗi loại hàng hóa
□ Chất lượng không tốt/kém | □ Khi cần, mua không có hàng |
□ Giá đắt/cao | □ Khối lượng không phù hợp |
□ Giá không ổn định (lên/xuống) | □ Không hướng dẫn sau bán hàng |
□ Không hiểu cách sử dụng | □ Khác (ghi cụ thể): |
Câu 2c: Ông/bà đề xuất những loại vật tư nào mà ông/bà cần sử dụng trong trồng trọt, chăn nuôi của gia đình để HTX cung ứng tập trung qua HTX?
STT | Loại vật tư | Số lượng | Thời gian cần | Các yêu cầu khi mua hàng |
1 |
|
|
|
|
2 |
|
|
|
|
3 |
|
|
|
|
*Ghi cụ thể tên, loại sản phẩm, nhà sản xuất
**Ghi cụ thể yêu cầu và đề xuất khi mua hàng: giao hàng tận nơi, giao hàng ngoài giờ làm việc, hướng dẫn sử dụng, hỗ trợ lao động (bón phân, phun thuốc,…)
Câu 3: Tiêu thụ sản phẩm
Câu 3a: Ông/bà thường tiêu thụ hàng hóa nông sản như thế nào?
STT | Loại nông sản | Số lượng | Giá bán | Người mua | Nhận xét |
1 |
|
|
|
|
|
2 |
|
|
|
|
|
3 |
|
|
|
|
|
Câu 3b: Ông/bà gặp khó khăn, bất lợi gì khi tiêu thụ nông sản?
Tích vào câu đúng; có thể chọn nhiều lựa chọn cho mỗi loại hàng hóa
□ Giá bán không ổn định | □ Bị người mua ép giá |
□ Không chủ động trong sản xuất | □ Khác (ghi cụ thể |
Câu 3c: Ông/bà đề xuất những loại nông sản nào ông/bà cần tiêu thụ tập trung qua HTX?
STT | Loại nông sản | Số lượng | Giá bán | Thời gian giao hàng | Các yêu cầu khi giao hàng |
1 |
|
|
|
|
|
2 |
|
|
|
|
|
3 |
|
|
|
|
|
Câu 4: Ông/bà có đề xuất gì khi HTX triển khai dịch vụ cung ứng và tiêu thụ tập trung qua HTX?
□ Giao nhận hàng tận ruộng hoặc tận nhà |
□ Tổ chức tổ/nhóm dịch vụ cung ứng |
□ Được ký hợp đồng cung ứng hoặc tiêu thụ |
□ Khác |
Câu 6: Ông/bà có đề xuất gì để HTX tổ chức dịch vụ hiệu quả hơn và đáp ứng nhu cầu thành viên tốt hơn?)
1. Tăng cường trao đổi, thảo luận với thành viên: hướng dẫn các tiến bộ khoa học kỹ thuật mới, trao đổi thông tin thị trường...
2. Hướng dẫn kỹ thuật canh tác, chăn nuôi
3. Hướng dẫn cụ thể về phương pháp sử dụng các mặt hàng cung ứng tập trung
4. Thực hiện dịch vụ tiêu thụ nông sản tập trung cùng với dịch vụ cung ứng tập trung theo dạng liên kết theo chuỗi.
5. Thành viên góp thêm vốn để HTX trang bị cơ sở vật chất, thiết bị điện (lò sấy, nhà kho, máy gặt đập liên hợp, điểm tập kết hàng hóa thu mua…)
6. Xây dựng các tổ sản xuất của thành viên theo từng loại nông sản
7. Nguyện vọng khác
Cảm ơn ông/bà!
Mẫu 02 - Hợp đồng cung ứng vật tư nông nghiệp
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
HỢP ĐỒNG MUA BÁN HÀNG HOÁ VẬT TƯ NÔNG NGHIỆP
Số /20……/HĐMB
- Căn cứ Bộ Luật Dân sự năm 2015 được Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua ngày 24 tháng 11 năm 2015;
- Căn cứ Luật HTX số 23/2012/QH13 được Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua ngày 20 tháng 11 năm 2012
- Căn cứ nhu cầu và khả năng của hai bên.
Hôm nay, ngày tháng năm 200…., tại …………. Chúng tôi gồm có:
BÊN MUA:
Họ và tên:………………… Ngày tháng năm sinh……………..
Số CMT nhân dân………….; Ngày cấp……………….; Nơi cấp………….
Địa chỉ: …………………………………………………………………
Điện thoại: ………………………………………………………………
Tài khoản số (nếu có)………………; Mở tại ngân hàng………………….
Sau đây gọi tắt là Bên A
BÊN BÁN: HTX…………………..
Địa chỉ: …………………………….
Điện thoại: ………………..
Đại diện bởi: …………………….Chức vụ: Giám đốc HTX.
Mã số thuế: ………… Tài khoản số: ……….. Tại ngân hàng:………………….
Sau đây gọi tắt là Bên B
Hai bên A và B thống nhất thoả thuận nội dung Hợp đồng như sau:
ĐIỀU 1: Đối tượng và giá cả
STT | Tên hàng hoá | Đơn vị | Số lượng | Đơn giá (VNĐ) | Thành tiền (VNĐ) |
1 |
|
|
|
|
|
8 | Cộng tiền hàng |
|
|
|
|
9 | Thuế GTGT (%) |
|
|
|
|
10 | Tổng tiền thanh toán |
|
|
|
|
| Bằng chữ: |
Giá cả trên đã bao gồm thuế Giá trị gia tăng.
Hàng hoá do Bên Bán cung cấp phải đảm bảo đúng chất lượng (Có Giấy chứng nhận hàng hoá cung cấp đạt tiêu chuẩn chất lượng của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền).
ĐIỀU 2: Thời hạn hợp đồng
Thời hạn Hợp đồng là: ……… tháng kể từ ngày …. đến hết ngày ….......…
ĐIỀU 3: Thời hạn và phương thức thanh toán
Tổng số tiền Bên Mua phải Thanh toán cho Bên Bán là: ….đồng/ lô hàng
(Bằng chữ: …………………………………ngàn đồng)
Giá trên chưa bao gồm thuế giá trị gia tăng.
Thời hạn thanh toán:
Mỗi một lô hàng khi Bên B xuất ra Bên A sẽ thanh toán làm hai lần:
Lần 1: ……………. tổng giá trị lô hàng, ngay sau khi Bên B giao hàng.
Lần 2: …………….. giá trị còn lại, sau ………………………ngày kể từ ngày Bên B giao hàng.
(Ngày được tính bao gồm cả ngày nghỉ và ngày lễ, ngày tết)
Phương thức thanh toán: Thanh toán bằng tiền mặt hoặc chuyển khoản.
Khi Bên A thanh toán tiền hàng theo các lần thanh toán, Bên B có nghĩa vụ ghi hoá đơn, chứng từ chứng nhận việc đã thanh toán của Bên A theo qui định
của pháp luật.
ĐIỀU 4: Thời điểm giao nhận hàng
Bên bán chuyển giao hàng cho Bên mua tại…………….. trong thời hạn ………………….. ngày kể từ ngày ký kết hợp đồng;
ĐIỀU 5: Nghĩa vụ của bên bán
Bên Bán chịu trách nhiệm về số lượng, chất lượng đối với toàn bộ các sản phẩm do Bên Bán cung cấp cho tới khi hàng đến …………………………….
Bên Bán có nghĩa vụ giao hàng cho Bên mua tại ………………………..
Bên Bán có nghĩa vụ cung cấp mọi chỉ dẫn cần thiết đối với việc bảo quản, sử dụng hàng hoá theo quy định của Hợp đồng này cho Bên mua.
ĐIỀU 6: Nghĩa vụ bên mua
Bên mua có nghĩa vụ thanh toán toàn bộ chi phí vận chuyển từ kho xưởng của mình đến ……………………………………………………………………
Tổ chức tiếp nhận nhanh, an toàn, dứt điểm cho từng lô hàng.
Thanh toán theo quy định tại Điều 7 Hợp đồng này.
Chịu chi phí bốc dỡ từ xe xuống khi Bên Bán vận chuyển hàng hoá đến ……………………………………………….
ĐIỀU 7: Thanh lý hợp đồng
Sau …………. ngày kể từ ngày hai Bên đã thực hiện đầy đủ và nghiêm chỉnh các Điều khoản trong Hợp đồng này, mà không có vướng mắc gì thì Hợp đồng coi như đã được thanh lý.
ĐIỀU 8: Phạt hợp đồng và bồi thường thiệt hại
Đối với bên Bán:
- Nếu Bên Bán không giao hàng đúng thời hạn quy định tại Hợp đồng này thì sẽ bị phạt số tiền là …..% Tổng giá trị Hợp đồng cho 01 ngày vi phạm.
- Nếu Bên Bán không giao đủ hàng đúng số lượng và chất lượng theo quy định tại Hợp đồng này thì sẽ phải cung cấp tiếp hàng hoá theo đúng quy định và bị phạt số tiền là …….% Tổng giá trị hàng hoá bị vi phạm cho 01 ngày chậm.
Đối với bên mua:
Nếu Bên mua không thực hiện đúng nghĩa vụ thanh toán theo qui định tại Hợp đồng này thì sẽ bị phạt số tiền là ……% Tổng giá trị Hợp đồng cho 01 ngày vi phạm.
Nếu Bên mua không thực hiện đúng nghĩa vụ tiếp nhận hàng theo qui định của Hợp đồng này thì sẽ bị phạt số tiền là ……% Tổng giá trị Hợp đồng cho 01 ngày vi phạm.
ĐIỀU 9: Giải quyết tranh chấp
Trong quá trình thực hiện Hợp đồng này nếu xảy ra bất kỳ sự bất đồng nào, Bên nảy sinh bất đồng sẽ thông báo cho bên kia bằng văn bản. Hai bên sẽ thương lượng để giải quyết các bất đồng đó. Trường hợp các bên không tự thương lượng được thì sự việc sẽ được đưa ra giải quyết theo qui định của pháp luật.
ĐIỀU 10: Các trường hợp chấm dứt hợp đồng
Hợp đồng này sẽ được chấm dứt trong các trường hợp sau:
Khi các Bên thực hiện xong các quyền và nghĩa vụ quy định trong Hợp đồng này.
Khi một Bên vi phạm hợp đồng dẫn đến Hợp đồng không thể thực hiện được thì phía Bên kia có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng.
Hợp đồng có thể được chấm dứt do sự thỏa thuận của các Bên.
ĐIỀU 12: Hiệu lực thi hành
Hợp đồng này có hiệu lực kể từ ngày ký, và chỉ được coi là kết thúc khi các Bên đã hoàn thành các nghĩa vụ của mình trong Hợp đồng. Trong trường hợp một Bên muốn sửa đổi các điều khoản trong hợp đồng thì phải thông báo cho Bên kia biết trước ít nhất là 03 ngày và cùng nhau thoả thuận lại những điểm cần thay đổi với sự đồng ý của hai Bên.
Hợp đồng này được lập thành ……. bản, mỗi Bên giữ ………… bản, các bản có giá trị pháp lý như nhau.
Đại diện Bên bán (B) | Đại diện bên mua (A) |
Mẫu 03- Hợp đồng tiêu thụ nông sản
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
HỢP ĐỒNG TIÊU THỤ NÔNG SẢN HÀNG HÓA
Số:.........../..........
Hôm nay, ngày... tháng... năm... tại:................................................
Chúng tôi gồm: ..............................................................................................
1. Tên HTX mua hàng (gọi là Bên A)
Địa chỉ trụ sở chính: ......................................................................................
Điện thoại: ................................ Fax:
Tài khoản số: ............................ Mở tại ngân hàng:
Mã số thuế:
Đại diện bởi ông (bà): ...................... Chức vụ:
(giấy ủy quyền số: .................. viết ngày..... tháng..... năm....... bởi ông (bà) Chức vụ: ......................................... ký).
2. Tên người sản xuất (gọi là Bên B):
Đại diện bởi ông (bà):.
Ngày tháng năm sinh:
Số CMT nhân dân .................. Ngày cấp:.............................. ; Nơi cấp: .........
Địa chỉ: ........................................... Điện thoại:
Tài khoản NH số (Nếu có) .................... Mở tại Ngân hàng: ..........................
Hai bên thống nhất thỏa thuận nội dung hợp đồng như sau:
Điều 1. Bên A nhận mua của Bên B
Tên hàng:................................................ số lượng
Trong đó
- Loại: ...................số lượng: .......... , đơn giá:............... thành tiền:
Tổng giá trị hàng hóa nông sản:..... đồng (viết bằng chữ).
Điều 2. Tiêu chuẩn chất lượng và quy cách hàng hóa Bên B phải đảm bảo
1. Chất lượng hàng: ................................ theo quy định:
2. Quy cách hàng hóa:
3. Bao bì đóng gói:
Điều 3. Bên A ứng trước cho Bên B (nếu có)
- Vật tư:
+Tên vật tư: ..........số lượng: .......... , đơn giá:............... thành tiền:
+Tên vật tư: ..........số lượng: .......... , đơn giá:............... thành tiền:
Tổng trị giá vật tư ứng trước: …………………………đồng (viết bằng chữ)
+ Phương thức giao vật tư:
Điều 4. Phương thức giao nhận nông sản hàng hóa
1. Thời gian giao nhận: Bên A và Bên B thỏa thuận thời gian giao nhận hàng hóa. Bên A thông báo lịch nhận hàng cụ thể cho Bên B trước thời gian thu hoạch ít nhất 5 ngày để Bên B chuẩn bị. Nếu "độ chín" của hàng nông sản sớm lên hay muộn đi so với lịch đã thỏa thuận trước thì Bên B đề nghị Bên A xem xét chung toàn vùng để có thể điều chỉnh lịch giao hàng có lợi nhất cho hai bên.
2. Địa điểm giao nhận: do hai bên thỏa thuận sao cho hàng nông sản được vận chuyển thuận lợi và bảo quản tốt nhất (Trên phương tiện của Bên A tại………... hoặc tại kho của Bên A tại:
3. Trách nhiệm của hai bên:
Nếu Bên A không đến nhận hàng đúng lịch đã thỏa thuận thì phải chịu chi phí bảo quản nông sản...........đồng/ngày và bồi thường thiệt hại............ % giá trị sản phẩm do để lâu chất lượng hàng hóa giảm sút.
Nếu địa điểm thỏa thuận giao hàng tại nơi thu hoạch, Bên B có trách nhiệm chuẩn bị đủ hàng. Khi Bên A đến nhận hàng đúng theo lịch mà Bên B không có đủ hàng giao để Bên A làm lỡ kế hoạch sản xuất và lỡ phương tiện vận chuyển thì Bên B phải bồi hoàn thiệt hại vật chất gây ra (bồi thường do hai bên thỏa thuận).
Khi đến nhận hàng: người nhận hàng của Bên A phải xuất trình giấy giới thiệu hoặc giấy ủy quyền hợp pháp do Bên A cấp. Nếu có sự tranh chấp về số lượng và chất lượng hàng hóa thì phải lập biên bản tại chỗ, có chữ ký của người đại diện mỗ bên.
Sau khi nhận hàng: Các bên giao và nhận hàng phải lập biên bản giao nhận hàng hóa xác nhận rõ số lượng, chất lượng hàng có chữ ký và họ tên của người giao và nhận của hai bên. Mỗi bên giữ một bản.
Điều 5. Phương thức thanh toán
- Thanh toán bằng tiền mặt: ................... đồng hoặc ngoại tệ
- Thanh toán bằng khấu trừ vật tư, tiền vốn ứng trước:........................ đồng hoặc ngoại tệ
- Trong thời gian và tiến độ thanh toán:
Điều 6. Về chia sẻ rủi ro bất khả kháng và biến động giá cả thị trường.
1. Trường hợp phát hiện hoặc có dấu hiệu bất khả kháng thì mỗi bên phải thông báo kịp thời cho nhau để cùng bàn cách khắc phục và khẩn trương cố gắng phòng tránh, khắc phục hậu quả của bất khả kháng. Khi bất khả kháng xảy ra, hai bên phải tiến hành theo đúng các thủ tục quy định của pháp luật lập biên bản về tổn thất của hai bên, có xác nhận của Uỷ ban nhân dân xã (huyện) nơi xảy ra bất khả kháng để được miễn trách nhiệm khi thanh lý hợp đồng.
- Ngoài ra, Bên A còn có thể thỏa thuận miễn giảm........% giá trị vật tư, tiền vốn ứng trước cho Bên B theo sự thỏa thuận của hai bên.
2. Trường hợp giá cả thị trường có đột biến gây thua thiệt quá khả năng tài chính của Bên A thì hai bên bàn bạc để Bên B điều chỉnh giá bán nông sản hàng hóa cho Bên A so với giá đã ký tại Điều 1 của hợp đồng này.
- Ngược lại, nếu giá cả thị trường tăng có lợi cho Bên A thì hai bên bàn bạc để Bên A tăng giá mua nông sản cho Bên B.
Điều 7. Trách nhiệm vật chất của các bên trong việc thực hiện hợp đồng
- Hai bên cam kết thực hiện nghiêm túc các điều khoản đã được thỏa thuận trong hợp đồng, bên nào không thực hiện đúng, thực hiện không đầy đủ hoặc đơn phương đình chỉ thực hiện hợp đồng mà không có lý do chính đáng thì bị phạt bồi thường thiệt hại vật chất.
- Mức phạt vi phạm hợp đồng về số lượng, chất lượng, giá cả, thời gian và địa điểm phương thức thanh toán do hai bên thỏa thuận ghi vào hợp đồng.
Mức phạt về không đảm bảo số lượng: (..........% giá trị hoặc......... đồng/đơn vị)
Mức phạt về không đảm bảo chất lượng
Mức phạt về không đảm bảo thời gian:
Mức phạt về sai phạm địa điểm giao nhận:
Mức phạt về thanh toán chậm:
Bên A có quyền từ chối nhận hàng nếu chất lượng hàng hoá không phù hợp với quy định của hợp đồng.
Điều 8. Giải quyết tranh chấp hợp đồng
Hai bên phải chủ động thông báo cho nhau về tiến độ thực hiện hợp đồng. Những vấn đề phát sinh trong quá trình thực hiện hợp đồng có nguy cơ dẫn tới không đảm bảo tốt cho việc thực hiện hợp đồng, các bên phải kịp thời thông báo cho nhau tìm cách giải quyết. Trường hợp có tranh chấp về hợp đồng thì Uỷ ban nhân bản xã có trách nhiệm tạo điều kiện để hai bên thương lượng, hòa giải. Trường hợp có tranh chấp về chất lượng hàng hóa, hai bên mời cơ quan giám định có thẩm quyền tới giám định, kết luận của cơ quan giám định là kết luận cuối cùng.
Trường hợp việc thương lượng, hòa giải không đạt được kết quả thì các bên đưa vụ tranh chấp ra tòa kinh tế để giải quyết theo pháp luật.
Điều 9. Hiệu lực của hợp đồng
- Hợp đồng có hiệu lực kể từ ngày....tháng.... năm...... đến ngày.... tháng.... năm.....
- Mọi sửa đổi, bổ sung (nếu có) liên quan đến hợp đồng này chỉ có giá trị pháp lý khi được sự thỏa thuận của các bên và lập thành biên bản có chữ ký của các bên xác nhận.
- Hai bên sẽ tổ chức họp và lập biên bản thanh lý hợp đồng này sau khi hết hiệu lực không quá 10 ngày. Bên mua có trách nhiệm tổ chức và chuẩn bị thời gian, địa điểm họp thanh lý.
- Hợp đồng này được làm thành....bản, có giá trị như nhau, mỗi bên giữ...... bản.
Đại diện Bên bán (B) | Đại diện bên mua (A) |
Mẫu 04 - Sổ theo dõi cung cấp dịch vụ cho các hộ thành viên
Huyện: …………..
Xã………..
HTX Nông nghiệp…………….
SỔ THEO DÕI CUNG CẤP DỊCH VỤ CHO CÁC HỘ THÀNH VIÊN
Đội, tổ:………
Tên hộ thành viên:………
Ngày tháng ghi sổ | Chứng từ | Diễn giải | Đơn vị tính | Số lượng dịch vụ đã sử dụng | Đơn giá | Thành tiền | Ghi chú | ||||||
Số hiệu | Ngày tháng | Phân bón | Thức ăn chăn nuôi | Tiêu thụ nông sản … | … | … | … | ||||||
A | B | C | D | E | 1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 | 8 | F |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
| Cộng cuối vụ |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Xác nhận:
- Sổ này có……trang, đánh số từ 01 đến trang………..
- Ngày mở sổ:………………
|
| Ngày.... tháng... năm........ |
I- Mục đích: Sổ này dùng để theo dõi việc cung cấp dịch vụ của HTX cho hộ thành viên.
II- Căn cứ và phương pháp ghi:
Căn cứ ghi: Căn cứ vào Phiếu xác nhận sản phẩm, công việc hoàn thành.
- Mỗi đội, thôn mở 1 quyển, mỗi hộ ghi 1 trang;
- Cột A: Ghi ngày tháng ghi sổ;
- Cột B, C: Ghi số hiệu, ngày tháng chứng từ dùng để ghi sổ;
- Cột D: Ghi nội dung kinh tế của chứng từ kế toán dùng để ghi sổ;
- Cột E: Ghi đơn vị tính;
- Từ Cột 1 đến Cột 6 ghi số lượng từng loại dịch vụ HTX đã cung cấp cho hộ thành viên theo đơn vị tính thích hợp của từng dịch vụ;
- Cột 7: Ghi đơn giá dịch vụ;
- Cột 8: Ghi số tiền của từng dịch vụ trên Phiếu nghiệm thu.
Cuối vụ, tính ra số lượng và giá trị của từng dịch vụ hộ thành viên đã sử dụng. Dòng cộng cuối vụ của từng hộ được sử dụng để lập Bảng tổng hợp số lượng và giá trị từng loại dịch vụ.
KẾ HOẠCH CUNG ỨNG VẬT TƯ TẬP TRUNG CỦA HTX TRONG
GIAI ĐOẠN ...................................
STT | Chỉ tiêu | Đơn vị tính | Năm thứ 1 | Năm thứ 2 | Năm thứ 3 | Năm thứ 4 | Năm thứ …. |
1 | Kế hoạch cung ứng |
|
|
|
|
|
|
2.2 | Vật tư A (VD: “Phân....”) |
|
|
|
|
|
|
3.3.1 | Khối lượng vật tư A |
|
|
|
|
|
|
4.4.2 | Giá mua từ đối tác |
|
|
|
|
|
|
5.5 | Giá bán bình quân cho thành viên & ND |
|
|
|
|
|
|
6 6.4 | Doanh thu từ mua bán vật tư A [1.4=(1.2-1.3)*1.1] |
|
|
|
|
|
|
7 | Vật tư B (VD: “Thuốc....”) |
|
|
|
|
|
|
8.1 | Khối lượng vật tư B |
|
|
|
|
|
|
9.2 | Giá mua từ đối tác |
|
|
|
|
|
|
10.3 | Giá bán bình quân cho thành viên & ND |
|
|
|
|
|
|
11.4 | Doanh thu từ mua bán vật tư B [2.4=(2.2-2.3)*2.1] |
|
|
|
|
|
|
....... | .......... |
|
|
|
|
|
|
II | Tổng doanh thu |
|
|
|
|
|
|
II | Tổng chi phí bán hàng |
|
|
|
|
|
|
III | Tổng lợi nhuận trước thuế |
|
|
|
|
|
|
IV | Tổng thuế phải trả |
|
|
|
|
|
|
V | Lợi nhuận sau thuế |
|
|
|
|
|
|
KẾ HOẠCH CUNG ỨNG VẬT TƯ NÔNG NGHIỆP TẬP TRUNG QUA HTX NÔNG NGHIỆP NĂM ………
STT |
| Đơn vị tính | Vụ /Tháng ……… | Vụ/ Tháng …… | Vụ/ Tháng …… | Tổng cả năm |
I | Cung ứng vật tư A …. |
|
|
|
|
|
1 | Sản lượng mua vào |
|
|
|
|
|
2 | Giá mua |
|
|
|
|
|
3 | Tổng chi phí mua hàng (3=1*2) |
|
|
|
|
|
4 | Giá bán cho Thành viên bình quân |
|
|
|
|
|
5 | Tổng thu bán hàng từ vật tư A…. (5=4*1) |
|
|
|
|
|
6 | Doanh thu cung ứng vật tư A…(6=5-3) |
|
|
|
|
|
II | Cung ứng vật tư B…. |
|
|
|
|
|
1 | Sản lượng mua vào |
|
|
|
|
|
2 | Giá mua |
|
|
|
|
|
3 | Tổng chi phí mua hàng (3=1*2) |
|
|
|
|
|
4 | Giá bán cho Thành viên bình quân |
|
|
|
|
|
5 | Tổng thu bán hàng từ vật tư B…. (5=4*1) |
|
|
|
|
|
6 | Doanh thu cung ứng vật tư B… (6=5-3) |
|
|
|
|
|
I | Cung ứng vật tư B …. |
|
|
|
|
|
1 | Sản lượng mua vào |
|
|
|
|
|
… | ……………….. |
|
|
|
|
|
III | Tổng doanh thu |
|
|
|
|
|
IV | Tổng chi phí bán hàng |
|
|
|
|
|
V | Tổng lợi nhuận trước thuế |
|
|
|
|
|
VI | Thuế phải trả |
|
|
|
|
|
VII | Tổng lợi nhuận sau thuế |
|
|
|
|
|
KẾ HOẠCH TIÊU THỤ SẢN PHẨM TẬP TRUNG QUA HTXNN NĂM …
TT |
| Đơn vị tính | Vụ /Tháng ………… | Vụ/ Tháng ………… | Vụ/ Tháng ………… | Tổng cả năm |
1 | Bán sản phẩm chưa qua sơ chế |
|
|
|
|
|
1.1 | Bán tại chỗ |
|
|
|
|
|
| Sản lượng |
|
|
|
|
|
| Giá bình quân |
|
|
|
|
|
| Doanh thu |
|
|
|
|
|
1.2 | Bán qua đại lý |
|
|
|
|
|
| Sản lượng |
|
|
|
|
|
| Giá bình quân |
|
|
|
|
|
| Doanh thu |
|
|
|
|
|
1.3 | Bán hàng qua mạng |
|
|
|
|
|
| Sản lượng |
|
|
|
|
|
| Giá bình quân |
|
|
|
|
|
| Doanh thu |
|
|
|
|
|
2 | Bán sản phẩm qua sơ chế |
|
|
|
|
|
2.1 | Bán tại chỗ |
|
|
|
|
|
| Sản lượng |
|
|
|
|
|
| Giá bình quân |
|
|
|
|
|
| Doanh thu |
|
|
|
|
|
2.2 | Bán qua đại lý |
|
|
|
|
|
| Sản lượng |
|
|
|
|
|
| Giá bình quân |
|
|
|
|
|
| Doanh thu |
|
|
|
|
|
2.3 | Bán hàng qua mạng |
|
|
|
|
|
| Sản lượng |
|
|
|
|
|
| Giá bình quân |
|
|
|
|
|
| Doanh thu |
|
|
|
|
|
3 | Bán sản phẩm đã qua chế biến |
|
|
|
|
|
3.1 | Bán tại chỗ |
|
|
|
|
|
| Sản lượng |
|
|
|
|
|
| Giá bình quân |
|
|
|
|
|
| Doanh thu |
|
|
|
|
|
3.2 | Bán qua đại lý |
|
|
|
|
|
| Sản lượng |
|
|
|
|
|
| Giá bình quân |
|
|
|
|
|
| Doanh thu |
|
|
|
|
|
3.3 | Bán hàng qua mạng |
|
|
|
|
|
| Sản lượng |
|
|
|
|
|
| Giá bình quân |
|
|
|
|
|
| Doanh thu |
|
|
|
|
|
4 | Tổng doanh thu |
|
|
|
|
|
BÀI 3: QUẢN TRỊ SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP TRONG HỢP TÁC XÃ
Mã bài: MĐ02-03
Mục tiêu
| - Trình bày các thông tin về kế hoạch sản xuất, lựa chọn sản phẩm, xây dựng quy trình sản xuất nội bộ; tổ chức đào tạo tập huấn, kiểm tra giám sát, truy suất nguồn gốc sản phẩm... |
- Học viên nhận thức được tầm quan trọng của việc quản trị sản xuất theo quy trình, có khả năng triển khai các hoạt động tổ chức sản xuất tại HTX phù hợp với các điều kiện cụ thể. |
1. Những yêu cầu đặt ra và xu hướng sản xuất nông nghiệp trong giai đoạn tới
- Yêu cầu về sản xuất và tiêu thụ sản phẩm chất lượng, an toàn, đặc biệt là sản phẩm nông nghiệp, thực phẩm đó là: Sản xuất theo quy trình thực hành nông nghiệp tốt Vietgap, Globalgap, hữu cơ, AseanGAP, EuroGAP, RainForest, hữu cơ, ASC, BAP, MSC CoC, SRP, tem truy suất nguồn gốc sản phẩm; các chương trình quản lý chất lượng tiên tiến trong sơ chế, chế biến như GMP, SSOP, HACCP....Chuẩn hóa và tự động hóa quy trình sản xuất kinh doanh; tự động hóa, cơ giới hóa sản xuất, quy trình quản lý, giám sát nguồn gốc, chuỗi cung ứng sản phẩm; đảm bảo nhanh chóng, chính xác an toàn và vệ sinh thực phẩm với các ứng dụng của công nghệ số.
- Yêu cầu về lựa chọn mô hình hợp tác, liên kết trong hoạt động sản xuất và tiêu thụ sản phẩm và hợp tác, liên kết để ứng dụng tiến bộ khoa học, kỹ thuật, công nghệ và sản xuất hàng hóa lớn
+ Mô hình hợp tác xã ứng dụng công nghệ cao, công nghệ 4.0 gắn với liên kết theo chuỗi giá trị các sản phẩm nông nghiệp dựa trên liên kết doanh nghiệp, tổng công ty, công ty với hợp tác xã, các tổ chức nông dân, nông dân.
+ Mô hình hợp tác, phát triển chuỗi liên kết 03 trục nông sản trụ cột của tái cơ cấu ngành nông nghiệp gắn với 05 chuỗi và 01 Chương trình (cà phê, cá tra 3 cấp, chuỗi liên kết ngành hàng lâm sản, chuỗi liên kết ngành hàng lúa gạo, chuỗi trái cây ăn quả và Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP).
+ Mô hình hợp tác xã ứng dụng công nghệ cao gắn với liên kết theo chuỗi giá trị cho các vùng nguyên liệu phục vụ chế biến và xuất khẩu nông sản giai đoạn 2021 - 2025 (Vùng nguyên liệu cây ăn quả vùng miền núi phía Bắc; vùng nguyên liệu gỗ rừng trồng có chứng chỉ FSC vùng Duyên hải miền Trung; vùng nguyên liệu cà phê có chứng nhận vùng Tây Nguyên; vùng nguyên liệu lúa gạo vùng Đồng bằng sông Cửu Long).
Xu hướng sản xuất và tiêu thụ sản phẩm tập trung đòi hỏi phải đẩy mạnh thực hiện liên kết ngang giữa những người sản xuất và liên kết dọc theo chuỗi giá trị sản phẩm, đặc biệt là sản phẩm xuất khẩu.
2. Một số tiêu chuẩn kỹ thuật áp dụng phổ biến trong nông lâm thủy sản
Một số tiêu chuẩn chứng nhận được áp dụng phổ biến trong sản xuất nông lâm thủy sản ở Việt Nam hiện nay.
Bảng 1. Danh mục tiêu chuẩn chứng nhận áp dụng phổ biến hiện nay ở Việt Nam
STT | Loại tiêu chuẩn chứng nhận | Lúa | Rau màu | Cây công nghiệp lâu năm, cây ăn quả | Chăn nuôi | Lâm nghiệp | Thủy sản |
1 | VietGAP | x | x | x | x |
| x |
2 | GlobalGAP | x | x | x | x |
|
|
3 | Hữu cơ | x | x | x | x |
| x |
4 | SRP | x |
|
|
|
|
|
5 | UTZ |
|
| Cà phê, ca cao, chè |
|
|
|
6 | 4C |
|
| Cà phê |
|
|
|
7 | FSC |
|
|
|
| Gỗ, sản phẩm từ rừng, dược liệu |
|
8 | Rainforest Alliance |
|
| Cà phê, cây ăn quả |
| x |
|
9 | ASC |
|
|
|
|
| x |
10 | MSC |
|
|
|
|
| x |
11 | BAP |
|
|
|
|
| x |
3. Cơ cấu và nhiệm vụ của bộ phận quản lý sản xuất
3.1. Khái niệm quản trị sản xuất trong HTX nông nghiệp
Quản trị sản xuất trong HTX nông nghiệp là quá trình thiết kế, hoạch định, tổ chức điều hành và kiểm tra hệ thống sản xuất thông qua quá trình chuyển hóa hay biến đổi các yếu tố đầu vào thành sản phẩm theo yêu cầu của khách hàng nhằm thực hiện các mục tiêu đã xác định.
Phụ thuộc vào quy mô, đặc thù của mặt hàng sản xuất, mỗi HTX sẽ có mô hình quản lý, sản xuất riêng biệt. Dựa theo tiêu chí về chức năng, cơ cấu tổ chức quản lý sản xuất sẽ có một số bộ phận chính như:
+ Bộ phận quản lý: Thường là Giám đốc, tổ trưởng, tổ phó tổ sản xuất. Đây là bộ phận đầu não của sản xuất, giữ chức năng quan trọng. Tham mưu cho Ban lãnh đạo HTX trong việc hoạch định tổ chức sản xuất, bố trí nguồn lực để đảm bảo kế hoạch mục tiêu; khai thác và vận hành hiệu quả nguồn lực của HTX.
+ Bộ phận sản xuất: Chính là các hộ xã viên, thành viên HTX.
+ Bộ phận phục vụ sản xuất: Là bộ phận được tổ chức ra nhằm đảm bảo việc cung ứng, bảo quản, cấp phát, vận chuyển nguyên vật liệu, nhiên liệu, thành phẩm, dụng cụ lao động.
3.2. Các công việc của HTX nông nghiệp
- Phân tích thị trường.
- Căn cứ vào đặc điểm thời tiết lên kế hoạch mùa vụ sản xuất giống gì quy mô bao nhiêu? xuống giống sớm hay muộn.
- Xác định quy trình kỹ thuật đưa vào áp dụng.
- Xác định dịch vụ vật tư, phân bón, dịch vụ giống, hệ thống dịch vụ máy móc, phương thức làm đất.
- Dự kiến thu hoạch; mẫu mã quy cách đóng bao đưa ra thị trường
- Tổ chức thông báo cho hộ thành viên thế nào
- Tập huấn, hướng dẫn và kiểm tra kỹ thuật sản xuất của thành viên HTX.
- Kế hoạch thu hoạch và phương án tiêu thụ với các đối tác.
- Quản trị sản xuất ở hộ nông dân, thành viên HTX: Phân công ai làm sản phẩm gì; lịch mùa vụ; công tác kiểm tra, hướng dẫn kỹ thuật.
4. Tổ chức sản xuất nông nghiệp theo tiêu chuẩn chứng nhận trong HTX
4.1. Lựa chọn tiêu chuẩn chứng nhận để áp dụng
Việc áp dụng một tiêu chuẩn chứng nhận trong sản xuất nông lâm thủy sản của HTX nông nghiệp có thể xảy ra trong các trường hợp sau:
- Theo yêu cầu của đối tác (doanh nghiệp, HTX khác, người thu gom, đại lý,...) liên kết bao tiêu sản phẩm của HTX. Trong trường hợp đối tác cần sản phẩm phải đáp ứng một tiêu chuẩn nhất định thì thường yêu cầu HTX/hộ thành viên phải sản xuất theo tiêu chuẩn do doanh nghiệp/đối tác bao tiêu sản phẩm đưa ra. Ví dụ, doanh nghiệp có thể yêu cầu HTX sản xuất theo tiêu chuẩn GlobalGAP trong sản xuất lúa; áp dụng tiêu chuẩn ASC trong nuôi tôm; áp dụng tiêu chuẩn UTZ trong canh tác cà phê,…
- Theo yêu cầu của thành viên HTX hoặc của HĐQT HTX. Một số thành viên của HTX có thể yêu cầu HTX áp dụng sản xuất theo một tiêu chuẩn chất lượng nào đó. Tương tự, HĐQT HTX có thể đề nghị các thành viên áp dụng sản xuất theo một tiêu chuẩn chất lượng nào đó.
Việc lựa chọn áp dụng một tiêu chuẩn chứng nhận nào đó trong sản xuất của HTX cần xem xét một số yếu tố sau:
+ Mức độ phức tạp của tiêu chuẩn sản xuất và khả năng áp dụng vào thực tế sản xuất của thành viên. Các tiêu chuẩn chất lượng nhìn chung phức tạp hơn so với quy trình sản xuất thông thường mà hộ nông dân đang áp dụng do:
* Các tiêu chuẩn chất lượng không chỉ yêu cầu các thực hành để đảm bảo chất lượng sản phẩm (cả về an toàn thực phẩm) mà còn nhiều thực hành để đảm về môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu, bảo vệ sức khỏe người sản xuất và cộng đồng, bảo vệ quyền trẻ em, phụ nữ và người yếu thế;
* Một số thực hành sản xuất bổ sung mà trước đây hộ nông dân chưa áp dụng. Ví dụ, hộ nông dân phải ghi nhật ký sản xuất; có tủ đựng thuốc, dụng cụ y tế; có kho/thùng chứa thuốc bảo vệ thực vật; trong tiêu chuẩn SRP cho lúa thì người sản xuất còn được yêu cầu phải đo mực nước trên đồng ruộng.
* Điều kiện tự nhiên, điều kiện đồng ruộng có khả năng áp dụng tiêu chuẩn không? Một số tiêu chuẩn chất lượng đòi hỏi đồng ruộng phải đáp ứng điều kiện nhất định để đảm bảo sản phẩm sản xuất ra đáp ứng đúng tiêu chuẩn mong muốn và chi phí sản xuất có thể được bù đắp bởi giá bán sản phẩm. Ví dụ, sản xuất theo tiêu chuẩn hữu cơ thì đồng ruộng phải đảm bảo có thể ngăn được ảnh hưởng của thuốc bảo vệ thực vật vô cơ từ bên ngoài do gió, nguồn nước; cánh đồng có thuận lợi cho việc kiểm soát chất lượng nguồn nước tưới không?
* Mức độ rủi ro trong sản xuất của việc áp dụng tiêu chuẩn sản xuất đó. Việc áp dụng một số tiêu chuẩn có thể mang lại rủi ro cao hơn cho người sản xuất. Do vây, phương án dự phòng khi có xử lý rủi ro có đảm bảo cho sản xuất không?
Ví dụ: trong trường hợp dịch bệnh, các loại thuốc bảo vệ thực vật được khuyến cáo nhưng không mang lại hiệu quả chống dịch bệnh thì xử lý thế nào? Có sử dụng loại thuốc bảo vệ thực vật khác không? Và nếu sử dụng thì ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm và doanh nghiệp có thu mua sản phẩm nữa không?
+ Hiệu quả kinh tế của việc sản xuất theo tiêu chuẩn chứng nhận:
HTX cần phải tính toán, dự báo được nếu sản xuất theo một tiêu chuẩn chứng nhận nào đó thì năng suất cây trồng, vật nuôi sẽ như thế nào?
Chất lượng sản phẩm ra sao? Sản phẩm sẽ được tiêu thụ ở đâu, tiêu thụ như thế nào?
Giá bán sản phẩm thế nào?
Chi phí sản xuất bao nhiêu?
Chi phí cho đánh giá và chứng nhận như thế nào?
Nguồn kinh phí nào để chi trả chi phí đánh giá và cấp giấy chứng chứng nhận đạt tiêu chuẩn?
Lợi nhuận trên một đơn vị sản xuất như thế nào?
Mức tăng thêm của lợi nhuận có bù đắp được chi phí và công lao động bỏ ra không?...
Hội đồng quản trị và Giám đốc HTX phải tìm hiểu (qua tham khảo ý kiến các chuyên gia, tham vấn cơ quan quản lý nhà nước, thông tin trên báo, đài, mạng internet,…) và/hoặc trao đổi với doanh nghiệp, đơn vị đánh giá và cấp chứng nhận tiêu chuẩn để trả lời được các vấn đề nêu trên. Một cách nhanh chóng là cán bộ HTX thăm quan, trao đổi với một HTX/ tổ hợp tác khác đã sản xuất theo tiêu chuẩn chứng nhận mà HTX mong muốn áp dụng.
- Cán bộ HTX cần phải xem xét và trả lời được các câu hỏi:
+ Khoảng cách thực hành hiện tại của hộ thành viên so với thực hành sản xuất yêu cầu trong tiêu chuẩn chứng nhận dự kiến áp dụng có nhiều không? Với sự hướng dẫn, tập huấn và giám sát thì các hộ thành viên có thực hiện được không? Có tuân thủ đúng quy trình sản xuất không?
+ Rủi ro trong áp dụng tiêu chuẩn chứng nhận có lớn không? Những biện pháp áp dụng có giảm thiểu rủi ro một cách hiệu quả không?
+ Lợi ích của việc áp dụng một tiêu chuẩn chứng nhận có đủ lớn để thuyết phục thành viên HTX áp dụng không?
Trên cơ sở tìm hiểu các vấn đề trên, cán bộ HTX sẽ trao đổi lại với thành viên HTX về lợi ích, quy trình thực hành áp dụng, các điều kiện bắt buộc áp dụng để thành viên HTX thảo luận và thống nhất. Nếu thành viên HTX đồng ý chủ trương sản xuất theo một tiêu chuẩn chứng nhận nào đó thì cán bộ HTX cần triển khai thực hiện:
+ Đề nghị các thành viên đăng ký tham gia áp dụng sản xuất theo tiêu chuẩn chứng nhận và quy mô áp dụng (diện tích với cây trồng, nuôi trồng thủy sản; số con/sản lượng với chăn nuôi);
- Xây dựng phương án sản xuất theo tiêu chuẩn chứng nhận.
HTX chỉ nên sản xuất theo tiêu chuẩn chứng nhận khi đã được đảm bảo sản phẩm đầu ra có thị trường tiêu thụ.
4.2. Xây dựng phương án, sản xuất tiêu thụ sản phẩm theo tiêu chuẩn chứng nhận
4.2.1. Xác định vùng sản xuất và quy mô áp dụng
- Sản xuất theo tiêu chuẩn chứng nhận áp dụng trên địa bàn nào (dựa trên yêu cầu đối với địa bàn sản xuất để áp dụng một tiêu chuẩn chứng nhận);
- Trong điều kiện sản xuất theo một tiêu chuẩn chứng nhận đòi hỏi phải có cánh đồng lớn, liền kề nhưng một số hộ có diện tích nằm trong cánh đồng đó không đồng ý tham gia sản xuất theo tiêu chuẩn chứng nhận chung của HTX thì HTX cần đưa ra phương án xử lý (ví dụ như vận động, thuyết phục tham gia: cán bộ HTX trực tiếp vận động hoặc nhờ đến chính quyền địa phương, người có uy tín để vận động; hoặc HTX thuê lại diện tích của hộ đó);
- Quy mô sản xuất theo tiêu chuẩn chứng nhận (ha; số con; sản lượng)
- Bao nhiêu hộ tham gia, với diện tích, sản lượng của hộ là bao nhiêu?
- Bao nhiêu diện tích, sản lượng là sản xuất chung của HTX (từ nguồn lực chung của HTX như đất, ao nuôi, chuồng trại, bãi chăn thả, bãi biển,..)
- Điều kiện của hộ để tham gia sản xuất theo tiêu chuẩn chứng nhận. Những hộ nào thì được ưu tiên tham gia (ví dụ, hộ có quy mô sản xuất lớn, hộ đã áp dụng sản xuất theo một tiêu chuẩn chứng nhận nào đó, hộ được đánh giá có ý thức nghiêm chỉnh chấp hành các quy chế, yêu cầu của HTX, của địa phương,...)
4.2.2. Phương án hỗ trợ thành viên áp dụng sản xuất theo tiêu chuẩn chứng nhận
Để tạo thuận lợi, khuyến khích thành viên HTX áp dụng một tiêu chuẩn chứng nhận trong sản xuất thì HTX cần có sự hỗ trợ cho thành viên. Những hỗ trợ cho thành viên nên hướng đến các nội dung mà thành viên phải đầu tư bổ sung so với sản xuất thông thường và đảm bảo thuận lợi cho thành viên tuân thủ quy trình sản xuất theo tiêu chuẩn chứng nhận. Các hỗ trợ có thể gồm:
- Tập huấn về tiêu chuẩn chứng nhận, quy trình sản xuất theo tiêu chuẩn;
- Hướng dẫn hộ áp dụng trong quá trình sản xuất;
- Hỗ trợ đầu tư bổ sung để đáp ứng tiêu chuẩn (ví dụ hỗ trợ bảo hộ lao động, biển báo phun thuốc bảo vệ thực vật, dụng cụ đo nước, sổ sách ghi chép,...);
- Hỗ trợ chi phí đánh giá và cấp chứng nhận đạt tiêu chuẩn;
- Cung ứng vật tư đầu vào đảm bảo chất lượng theo yêu cầu, đặc biệt là giống, thuốc bảo vệ thực vật để đảm bảo nông sản có chất lượng đồng đều, tốt.
4.2.3. Xác định cơ chế hỗ trợ, giám sát thành viên tuân thủ quy trình sản xuất
- Xác định rõ cách thức hỗ trợ thành viên trong quá trình sản xuất để xử lý các vấn đề nảy sinh như dịch bệnh mới, thay đổi thời tiết,...
- Xác định các cơ chế giám sát thành viên tuân thủ quy trình sản xuất và cơ chế xử phạt khi thành viên vi phạm quy trình sản xuất, vi phạm hợp đồng đã ký kết.
4.2.4. Xác định phương án tiêu thụ sản phẩm sản xuất theo tiêu chuẩn
- Sản phẩm sản xuất theo tiêu chuẩn được bán cho ai, cơ chế thu mua như thế nào (thời điểm, địa điểm).
- Giá bán sản phẩm.
- Cơ chế thanh quyết toán.
- Nội dung hợp đồng với doanh nghiệp như thế nào (trong trường hợp có liên kết bao tiêu sản phẩm)
4.2.5. Xác định vai trò của các tác nhân liên quan và hỗ trợ HTX sản xuất theo tiêu chuẩn chứng nhận
Các hộ thành viên áp dụng sản xuất theo tiêu chuẩn chứng nhận theo định hướng của HTX có thể có những tác nhân sau liên quan: 1) HTX ; 2) Doanh nghiệp liên kết bao tiêu sản phẩm; 3) cơ quan nhà nước; 4) Tổ chức, dự án phát triển. Vì vậy HTX cần xác định rõ vai trò của các tác nhân này trong việc HTX triển khai sản xuất theo tiêu chuẩn chứng nhận.
a) Vai trò của hợp tác xã:
- Đảm bảo tiêu thụ sản phẩm cho thành viên. HTX có thể tiêu thụ sản phẩm cho thành viên thông qua hợp đồng liên kết với doanh nghiệp, tức là HTX là trung gian để doanh nghiệp hợp đồng mua sản phẩm của thành viên hoặc HTX có thể thu mua sản phẩm của thành viên và tự tổ chức tiêu thụ (ví dụ, HTX mua trái cây sản xuất theo tiêu chuẩn GlobalGAP của thành viên rồi tiến hành làm sạch, phân loại, đóng hộp và dán nhãn mác của HTX và tổ chức thương mại trái cây);
- Tham gia xây dựng quy trình thực hành sản xuất theo tiêu chuẩn chứng nhận và tổ chức tập huấn cho thành viên. Thông thường quy trình thực hành sản xuất do cơ quan chuyên môn của nhà nước hỗ trợ xây dựng hoặc do doanh nghiệp xây dựng. Tuy nhiên, để đảm bảo có sự đồng thuận từ thành viên, cán bộ của HTX nên tham gia vào xây dựng quy trình để đảm bảo các khuyến cáo về quy trình, về sử dụng vật tư đầu vào (giống, phân bón, thức ăn chăn nuôi, thuốc bảo vệ thực vật, thuốc thú y,..) được hộ thành viên HTX chấp thuận;
- Tổ chức cung cấp vật tư đầu vào và dịch vụ sản xuất nhằm đáp ứng yêu cầu theo tiêu chuẩn chứng nhận áp dụng. HTX nên tổ chức dịch vụ tập trung để cung cấp vật tư đầu vào và dịch vụ sản xuất cho thành viên nhằm đảm bảo chất lượng sản phẩm, giảm giá thành và tuân thủ đúng quy trình;
- Hỗ trợ và giám sát thành viên áp dụng quy trình sản xuất và tuân thủ hợp đồng ký kết;
- Tiếp nhận hỗ trợ, đầu tư ứng trước từ doanh nghiệp, nhà nước, tổ chức, dự án phát triển và phân phối lại cho hộ thành viên.
b) Vai trò của doanh nghiệp liên kết sản xuất, tiêu thụ sản phẩm
Trong trường hợp doanh nghiệp tham gia liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm được sản xuất theo một tiêu chuẩn chứng nhận thì doanh nghiệp có thể có các vai trò, trách nhiệm sau:
- Thống nhất quy trình thực hành sản xuất để đáp ứng tiêu chuẩn chứng nhận mong muốn;
- Đầu tư ứng trước một số vật tư thiết yếu để đảm bảo sản phẩm sản xuất ra có chất lượng mong muốn;
- Trả chi phí đánh giá và chứng nhận tiêu chuẩn chứng nhận;
- Tập huấn cho hộ nông dân về tiêu chuẩn chứng nhận và quy trình thực hành sản xuất;
- Cử cán bộ hướng dẫn, giám sát hộ nông dân thực hành sản xuất;
- Thu mua, thanh toán theo đúng hợp đồng ký kết.
c) Vai trò của nhà nước, các tổ chức phát triển, dự án phát triển
Một số HTX được Nhà nước hoặc dự án phát triển, tổ chức phi chính phủ hỗ trợ để áp dụng sản xuất theo tiêu chuẩn thì Nhà nước và các tổ chức, dự án phát triển có thể có các vai trò sau:
- Hỗ trợ chi phí đánh giá và cấp chứng nhận tiêu chuẩn;
- Hỗ trợ tập huấn cho hộ thành viên về kỹ thuật sản xuất theo tiêu chuẩn
- Hỗ trợ một số chi phí để áp dụng sản xuất theo tiêu chuẩn.
- Hỗ trợ nâng cao năng lực cho cán bộ HTX.
4.3. Xây dựng quy trình sản xuất theo tiêu chuẩn chứng nhận
4.3.1. Phương pháp xây dựng quy trình thực hành sản xuất theo tiêu chuẩn
a) Nguyên tắc chung trong xây dựng quy trình thực hành sản xuất:
- Quy trình thực hành sản xuất phải phù hợp với từng loại giống cây trồng vật nuôi, thời vụ sản xuất và điều kiện cánh đồng và thời tiết (dự báo) ở thời vụ đó;
- Quy trình sản xuất phải phù hợp với tập quán canh tác tại địa phương; ưu tiên sử dụng các vật tư đầu vào, dịch vụ có sẵn tại địa phương. Ví dụ về sử dụng thuốc BVTV thì ưu tiên sử dụng các loại thuốc BVTV đáp ứng yêu cầu sản xuất những có sẵn bán trên địa bàn.
b) Phương pháp thực hiện
Thực hành sản xuất theo tiêu chuẩn chứng nhận gắn với yêu cầu về kỹ thuật nên HTX thường thiếu năng lực để xây dựng quy trình sản xuất. Vì vậy, HTX nên có sự tư vấn, hỗ trợ xây dựng quy trình thực hành từ cán bộ kỹ thuật của các đơn vị bên ngoài. HTX có thể yêu cầu hỗ trợ xây dựng quy trình kỹ thuật từ các đơn vị, tác nhân sau:
- Cơ quan chuyên môn của Sở Nông nghiệp và PTNT, Phòng Nông nghiệp/Phòng KTHT ở địa phương;
- Chuyên gia có kinh nghiệm về sản xuất theo tiêu chuẩn chứng nhận mà HTX áp dụng;
- Doanh nghiệp liên kết sản xuất, tiêu thụ sản phẩm với HTX.
Trong trường hợp HTX không có liên kết với doanh nghiệp thì HTX có thể yêu cầu sự hỗ trợ của cơ quan chuyên môn hoặc của chuyên gia.
Trong trường hợp có liên kết với doanh nghiệp thì việc xây dựng quy trình thực hành sản xuất theo tiêu chuẩn nên có sự trao đổi thống nhất giữa cả cơ quan chuyên môn Nhà nước, doanh nghiệp và cán bộ HTX. Sự kết hợp này đảm bảo:
- Quy trình thực hành sản xuất cho phép sản xuất ra sản phẩm có chất lượng như yêu cầu của doanh nghiệp;
- Phù hợp với điều kiện thực tế sản xuất của HTX (điều kiện cánh đồng, điều kiện thời tiết, tập quán canh tác của thành viên HTX, sử dụng các vật tư đầu vào có sẵn tại địa phương,..);
- Phù hợp với kế hoạch sản xuất của địa phương. Sự tham gia của cơ quan chuyên môn Nhà nước tại địa phương cho phép đảm bảo quy trình thực hành sản xuất phù hợp với kế hoạch sản xuất của địa phương, định hướng phát triển sản phẩm của địa phương.
- Tăng cơ hội tuân thủ quy trình canh tác của các thành viên HTX.
4.3.2. Nội dung của quy trình thực hành sản xuất
Các tiêu chuẩn chứng nhận thường chỉ nêu là các nguyên tắc thực hành sản xuất và tiêu chuẩn chứng nhận cần đạt được. Vì vậy, để sản phẩm đáp ứng tiêu chuẩn chứng nhận, HTX cần phải xây dựng được quy trình thực hành sản xuất đáp ứng tiêu chuẩn chứng nhận mà HTX muốn đạt được.
Quy trình sản xuất cần phải đạt được các nội dung sau:
a) Sử dụng vật tư đầu vào
- Quy trình sản xuất phải chỉ định rõ những loại vật tư đầu vào nào phải sử dụng bắt buộc, các vật tư nào được khuyến cáo áp dụng, vật từ đầu vào nào bắt buộc không được sử dụng.
- Vật tư đầu vào gồm: cây giống/con giống, phân bón, thức ăn chăn nuôi, thuốc bảo vệ thực vật, thuốc thú y, nước tưới, thuốc tăng trưởng,...;
b) Thực hành sản xuất cần tuân thủ
- Các thực hành sản xuất cần thực hiện, phương pháp thực hiện, tần suất và thời điểm thực hiện.
+ Các thực hành sản xuất liên quan đến cây trồng: chuẩn bị đất, gieo sạ/trồng cây, bón phân, biện pháp bảo vệ thực vật, tưới/tiêu nước, diệt cỏ,...
+ Các thực hành sản xuất chăn nuôi: chuẩn bị chuồng trại/ao nuôi, thả giống, thức ăn, thú y, vệ sinh khử trùng, cách ly,...
- Cần nêu rõ các thực hành sản xuất được khuyến cáo áp dụng trong mỗi giai đoạn sinh trưởng, phát triển của cây trồng, vật nuôi. Tức là, quy trình sản xuất nên chỉ rõ, ở mỗi giai đoạn sinh trưởng, phát triển của cây trồng, vật nuôi thì những thực hành nào cần phải thực hiện, những vật tư đầu vào nào cần được sử dụng và liều lượng sử dụng.
Ví dụ, trong chăn nuôi lợn thịt theo VietGAP thì ở giai đoạn vỗ béo lợn cần chỉ rõ những thực hành sản xuất nào cần được thực hiện, thức ăn nào được khuyến cáo sử dụng, những thức ăn, thuốc thú y nào bị cấm sử dụng,…
c) Danh mục các vật tư đầu vào được sử dụng
Quy trình thực hành sản xuất cần nêu rõ danh mục các vật tư đầu vào được sử dụng và/hoặc danh mục vật tư đầu vào bị cấm sử dụng.
4.4. Thống nhất trong HTX về tiêu chuẩn chứng nhận áp dụng
Trước khi triển khai chính thức cần có sự trao đổi, thống nhất trong HTX để khi tổ chức thực hiện thì đạt được kết quả tốt. Cần thông tin cho thành viên nắm được rõ về:
- Lợi ích của việc sản xuất theo tiêu chuẩn chứng nhận;
- Những hỗ trợ hộ thành viên nhận được khi thực hành sản xuất theo tiêu chuẩn chứng nhận;
- Những yêu cầu bắt buộc mà thành viên phải tuân thủ;
- Chế độ kiểm tra, giám sát thực hành của hộ thành viên và chế độ xử phạt khi vi phạm;
- Việc tiêu thụ sản phẩm cho thành viên: giá mua sản phẩm, yêu cầu với sản phẩm, hình thức thanh toán,...
- Chế độ chia sẻ rủi ro,...
- Các vấn đề khác liên quan đến sản xuất theo tiêu chuẩn.
Việc trao đổi với thành viên cần được tổ chức thành cuộc họp. Tốt nhất nên mời các tác nhân khác có liên quan đến việc xây dựng quy trình và tổ chức sản xuất theo tiêu chuẩn chứng nhận tham gia cuộc họp để các tác nhân đó trực tiếp trao đổi với thành viên để đảm bảo tính khách quan, độ tin cậy. Các tác nhân tham gia cùng có thể là doanh nghiệp liên kết, cán bộ kỹ thuật của cơ quan chuyên môn nhà nước, chuyên gia, tổ chức phát triển,...
Sau khi có sự đồng ý của thành viên với kế hoạch sản xuất theo tiêu chuẩn chứng nhận thì HTX cần phải ký hợp đồng với hộ thành viên. Hợp đồng có thể thuộc 1 trong các hình thức sau:
▪ Hợp đồng liên kết sản xuất, tiêu thụ sản phẩm giữa HTX và doanh nghiệp liên kết. Đây là hợp đồng giữa HTX và doanh nghiệp. HTX đại diện cho các hộ thành viên ký hợp đồng với doanh nghiệp. Tuy nhiên, các thành viên tham gia sản xuất theo tiêu chuẩn cũng cần phải ký vào hợp đồng để chứng minh sự cam kết của hộ thành viên với doanh nghiệp và hợp tác xã.
▪ Hợp đồng ký kết giữa các hộ thành viên, nhóm hộ thành viên với doanh nghiệp liên kết. Trong trường hợp doanh nghiệp yêu cầu ký hợp đồng riêng giữa doanh nghiệp và hộ/nhóm hộ thành viên và HTX chỉ như tác nhân trung gian tham gia hỗ trợ thì HTX cần hỗ trợ để doanh nghiệp ký hợp đồng với từng hộ/nhóm hộ thành viên. HTX cũng cần phải ký vào mỗi hợp đồng này do HTX có vai trò trong việc thực hiện liên kết sản xuất, tiêu thụ sản phẩm.
▪ Trong trường hợp HTX chủ động tiêu thụ sản phẩm thì HTX ký hợp đồng với từng hộ thành viên hoặc nhóm hộ thành viên. Nếu ký với nhóm hộ thành viên thì mỗi hộ trong nhóm cũng cần phải ký vào hợp đồng chung của nhóm.
Trong hợp đồng nên kèm theo yêu cầu áp dụng quy trình sản xuất theo tiêu chuẩn và quy trình sản xuất theo tiêu chuẩn nên là một phần bắt buộc của hợp đồng.
4.5. Tập huấn quy trình sản xuất theo tiêu chuẩn
Sau khi đã thống nhất áp dụng trong HTX và ký hợp đồng và trước khi triển khai thực hiện sản xuất theo tiêu chuẩn chứng nhận, HTX cần tổ chức tập huấn cho tất cả các hộ thành viên tham gia áp dụng sản xuất theo tiêu chuẩn. Nội dung tập huấn gồm:
- Tiêu chuẩn chứng nhận áp dụng. Mục đích để hộ thành viên nắm rõ lợi ích của sản xuất theo tiêu chuẩn đó, những yêu cầu trong việc áp dụng tiêu chuẩn sản xuất theo tiêu chuẩn chứng nhận; những khó khăn gặp phải và những giải pháp khắc phục;
- Quy trình sản xuất theo tiêu chuẩn chứng nhận. Đây là nội dung quan trọng cần phải tập huấn kỹ cho hộ thành viên. Học viên nên là người đưa ra quyết định trong sản xuất của hộ hoặc là người tham gia sản xuất chủ yếu của hộ. Việc tập huấn nên rải đều trong nhiều lần và trước mỗi giai đoạn sinh trưởng phát triển của cây trồng, vật nuôi để đảm bảo hộ nhớ và tuân thủ thực hiện. Việc tập huấn nên do các đơn vị chuyên môn, chuyên gia có kinh nghiệm thực hiện.
4.6. Hỗ trợ, giám sát, xử lý vi phạm trong việc thực hiện quy trình sản xuất theo tiêu chuẩn
a) Hỗ trợ thực hiện quy trình sản xuất theo tiêu chuẩn
Trong quá trình triển khai áp dụng sản xuất theo tiêu chuẩn chứng nhận,
HTX có thể tổ chức hỗ trợ hộ thành viên.
Tư vấn, hướng dẫn hộ thành viên áp dụng thực hành sản xuất
Trong quá trình sản xuất, hộ thành viên có thể gặp một số khó khăn trong việc tuân thủ quy trình thực hành sản xuất. Ví dụ như không xác định được dịch bệnh nên không biết biện pháp xử lý hiệu quả; hộ không biết cách ghi nhật ký đồng ruộng;…. Vì vậy, cần có cán bộ thường xuyên hướng dẫn hộ thành viên trong quá trình thực hành sản xuất. Cán bộ hướng dẫn có thể là cán bộ kỹ thuật của HTX hoặc/và cán bộ của doanh nghiệp liên kết (trong trường hợp có liên kết và doanh nghiệp có cán bộ chuyên môn) hoặc cán bộ cơ quan chuyên môn Nhà nước (trong trường hợp được hỗ trợ từ cơ quan nhà nước).
Việc hướng dẫn kỹ thuật có thể thực hiện định kỳ hoặc đột xuất tùy theo tình hình sản xuất thực tế. Để có thể tư vấn, hướng dẫn hiệu quả cán bộ kỹ thuật cần phải đi thăm thực tế cánh đồng sản xuất, nơi chăn nuôi, nuôi trồng. Trong trường hợp gặp vấn đề mà cán bộ kỹ thuật không đủ khả năng xử lý thì cần phải tìm cơ quan, chuyên gia tin cậy để xử lý vấn đề phát sinh.
Tổ chức cung cấp đầu vào và dịch vụ sản xuất
Phần lớn các tiêu chuẩn chứng nhận có yêu cầu cao về chất lượng vật tư đầu vào và trong nhiều trường hợp vật tư đầu vào có chất lượng như yêu cầu không có sẵn trên thị trường của địa phương. HTX nên tổ chức cung cấp dịch vụ đầu vào để đảm bảo chất lượng sản phẩm của mọi thành viên của HTX tham gia sản xuất theo tiêu chuẩn. Các đầu vào HTX có thể tổ chức cung cấp gồm:
- Giống cây trồng /vật nuôi;
- Phân bón, thuốc bảo vệ thực vật
- Thức ăn chăn nuôi, thuốc thú y
- Vật tư phục vụ xây dựng chuồng trại, nhà kính, nhà lưới
Bên cạnh đó, khi sản xuất theo tiêu chuẩn chứng nhận thường gắn liền với chất lượng sản phẩm đồng đều và áp dụng trên quy mô lớn. Do vậy, một số thực hành sản xuất nếu từng hộ áp dụng riêng rẽ thì khó đảm bảo chất lượng sản phẩm đồng đều hoặc không hiệu quả kinh tế. Vì vậy, HTX tổ chức cung cấp dịch vụ cho thành viên HTX sẽ đảm bảo hơn. HTX có thể tổ chức cung cấp các dịch vụ sau:
- Dịch vụ gieo sạ/ cấy/trồng cây
- Dịch vụ phun thuốc bảo vệ thực vật
- Dịch vụ bón phân
- Dịch vụ tưới nước
- Dịch vụ làm cỏ, tỉa cành
- Dịch vụ thu hoạch
Việc tổ chức cung cấp dịch vụ tập trung có nghĩa là hoặc HTX trực tiếp cung cấp dịch vụ khi HTX có máy móc trang thiết bị hoặc HTX hợp đồng với tác nhân khác để cung cấp dịch vụ cho thành viên HTX.
Hỗ trợ hộ thành viên ghi chép nhật ký đồng ruộng
Phần lớn sản xuất theo tiêu chuẩn chất yêu cầu ghi chép nhật ký sản xuất hay nhật ký đồng ruộng. Việc ghi chép này là một trong các khó khăn của hộ nông dân trong áp dụng sản xuất theo tiêu chuẩn chứng nhận. Vì vậy cần có sự hỗ trợ của HTX để hộ thành viên có thể ghi chép được. Việc hỗ trợ ghi chép gồm: i) Nhắc nhở các hộ ghi chép thường xuyên, đúng với thực hành sản xuất; ii) Kiểm tra ghi chép nhật ký đồng ruộng và hướng dẫn hộ bổ sung thông tin; iii) Trong trường hợp hộ không có khả năng ghi chép thì HTX ghi chép giúp cho hộ trên cơ sở hỏi thông tin từ hộ.
b) Giám sát và xử phạt vi phạm
Để hạn chế việc hộ thành viên không tuân thủ quy trình sản xuất chuẩn, HTX cần phải có cơ chế kiểm tra giám sát. HTX có thể áp dụng một hoặc đồng thời một số công cụ để giám sát hộ nông dân:
- Giám sát giữa các hộ theo nhóm
- Cử cán bộ giám sát
- Sử dụng công nghệ để theo dõi giám sát
Xử phạt nghiêm khắc các vi phạm của hộ thành viên trong việc áp dụng thực hành sản xuất theo tiêu chuẩn chứng nhận.
Ví dụ: Biện pháp kiểm tra, giám sát và xử phạt của HTX Bình Hòa Phước với hộ thành viên trong sản xuất chôm chôm theo tiêu chuẩn GlobalGAP
HTX Bình Hòa Phước tỉnh Vĩnh Long tổ chức cho các hộ thành viên canh tác chôm chôm theo tiêu chuẩn GlobalGAP. Để đảm bảo chất lượng sản phẩm, HTX đã áp dụng các biện pháp sau trong kiểm tra, giám sát và xử phạt thành viên vi phạm:
+ Có cán bộ kỹ thuật thường xuyên theo dõi thực hành sản xuất của hộ thành viên;
+ Test (kiểm tra) sản phẩm của từng hộ;
+ Thành viên chịu trách nhiệm cho cả lô hàng của HTX nếu sản phẩm bị trả về. HTX dán tem nhãn sản phẩm cho mỗi hộ của HTX, vì vậy có thể phân biệt được sản phẩm của hộ nào không đạt tiêu chuẩn;
+ Nếu phát hiện hộ nào thực hiện không đúng quy trình GlobalGAP thì loại hộ đó, không cho hộ đó tham gia sản xuất chôm chôm theo tiêu chuẩn GlobalGAP nữa.
4.7. Chia sẻ rủi ro
Ngoài các rủi ro như trong sản xuất thông thường (thiên tai, dịch bệnh) thì sản xuất theo tiêu chuẩn chứng nhận có thể chịu rủi ro nhiều hơn so với sản xuất thông thường. Các rủi ro này có thể:
- Dịch bệnh xuất hiện và danh mục các loại thuốc/hóa chất được phép sử dụng không có hiệu quả hoặc hiệu quả rất thấp với dịch bệnh. Trong trường hợp này, hộ nông dân đứng trước 2 lựa chọn:
+ Lựa chọn 1: Mua hóa chất/thuốc có hiệu quả có thể trừ được dịch bệnh nhưng chất lượng sản phẩm sẽ không đạt được như yêu cầu và sẽ không được doanh nghiệp thu mua. May mắn thì sản phẩm của hộ sẽ được bán như giá bán sản phẩm thông thường. Trong trường hợp này hộ sẽ nhận được lợi nhuận thấp hơn so với sản xuất thông thường do chi phí sản xuất theo tiêu chuẩn chứng nhận cao hơn trong khi giá bán như sản phẩm thông thường.
+ Lựa chọn 2: Nếu hộ không sử dụng hóa chất ngoài danh mục cho phép thì sẽ chịu tổn thất/thiệt hại lớn. Trong một số trường hợp hộ không thể sử dụng các thuốc bảo vệ thực vật/thuốc thú y ngoài danh mục cho phép do nếu sử dụng sẽ không chỉ ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm ở vụ thu hoạch đó mà còn ở cả những vụ sau (ví dụ trong sản xuất hữu cơ, nếu thuốc sinh học không hiệu quả thì hộ cũng không thể sử dụng thuốc vô cơ nếu hộ còn muốn tiếp tục sản xuất hữu cơ ở vụ sau).
Vì vậy, cần có cơ chế để chia sẻ rủi ro với hộ nông dân. Trong trường hợp rủi ro khách quan thì HTX, doanh nghiệp có thể cho hộ nông dân nợ lại khoản đầu tư ứng trước và tiếp tục đầu tư cho hộ ở vụ tiếp theo.
4.8. Phân chia lợi ích giữa HTX và hộ thành viên
Nhìn chung, sản xuất theo tiêu chuẩn chứng nhận sẽ mang lại lợi ích kinh tế cao hơn cho hộ nông dân. Tuy nhiên, với HTX thì sẽ tăng thêm số việc phải làm, cán bộ HTX phải làm việc nhiều hơn, có trách nhiệm nhiều hơn. Vì vậy, HTX cần phải có cơ chế, quy định cụ thể về chia sẻ lợi ích tăng thêm của thành viên cho HTX. Các hình thức chia sẻ lợi ích với HTX có thể là:
- Thành viên trích cho HTX một phần của giá cao hơn khi bán sản phẩm có chứng nhận chất lượng. Phần trích này nhằm bù đắp chi phí cho hoạt động của HTX thực hiện các công việc hỗ trợ thành viên sản xuất theo tiêu chuẩn kỹ thuật.
- Trong trường hợp liên kết chuỗi giá trị với doanh nghiệp và doanh nghiệp chi trả cho HTX một khoản phí để bù đắp chi phí, công sức triển khai hoạt động của HTX thì HTX nên giữ lại toàn bộ để chi trả các chi phí, nếu còn thừa nên đưa vào vốn của HTX.
Ngoài ra, trong trường hợp sản xuất theo tiêu chuẩn mang lại nhiều lợi nhuận hơn so với sản xuất thông thường, HTX có thể trao đổi với các thành viên để các thành viên dành một phần lợi nhuận tăng thêm của họ để đóng góp vốn điều lệ của HTX nhằm tăng vốn của HTX.
4.9. Tìm kiếm hỗ trợ từ Nhà nước
Nhà nước có chính sách hỗ trợ các HTX áp dụng sản xuất theo tiêu chuẩn GAP và nhiều chính sách khác hỗ trợ dành cho HTX để đảm bảo HTX đủ điều kiện tổ chức sản xuất nông nghiệp theo GAP và phát triển bền vững. Vì vậy, khi xây dựng phương án sản xuất theo tiêu chuẩn chứng nhận, HTX nên tìm kiếm sự hỗ trợ từ các cơ quan chuyên môn của nhà nước (phát triển nông thôn, hợp tác xã, khuyến nông,..) để xây dựng phương án đúng với quy định của nhà nước và biết thông tin những nội dung nào có thể nhận được sự hỗ trợ của nhà nước.
5. Truy suất nguồn gốc nông sản và thiết lập mã vùng trồng
5.1. Truy suất nguồn gốc nông sản
a) Lợi ích của truy suất nguồn gốc nông sản
Truy xuất nguồn gốc nông sản đang dần trở thành xu thế tất yếu và là yêu cầu cần thiết để xuất khẩu vào các thị trường quốc tế. Đồng thời, chức năng của truy xuất nguồn gốc cho phép người tiêu dùng có đầy đủ thông tin từ quá trình nguồn nguyên liệu đầu vào đến cơ chế sản xuất, quá trình bảo quản, vận chuyển đến khâu phân phối tiêu thụ cuối cùng.
- Truy xuất nguồn gốc nông sản là gì?
Truy xuất nguồn gốc nông sản hiểu đơn giản là cung cấp đầy đủ thông tin cho người tiêu dùng, từ sản phẩm cuối cùng về nơi đã sản xuất ban đầu, rà soát từng công đoạn trong chế biến và phân phối.
Tem điện tử truy xuất nguồn gốc nông sản là tem điện tử có chứa mã xác thực dưới dạng QR Code, được HTX dán lên những sản phẩm do HTX sản xuất và cung cấp. Tem truy xuất cho phép người dùng quét mã ngay trên điện thoại thông minh hoặc nhập mã tra cứu trên phần mềm truy xuất nguồn gốc vqs.vn. Mục đích chính của loại tem này là giúp người tiêu dùng có thể truy xuất nguồn gốc hàng hóa.
HTX sẽ kiểm tra nông sản thật kỹ, đóng gói thật cẩn thận trước trước khi đưa ra thị trường và tem truy xuất nguồn gốc lên sản phẩm để bảo đảm hàng chính hãng, ngăn chặn những sản phẩm giả và nhái thương hiệu.
- Nông sản gắn tem truy xuất nguồn gốc có giá trị gì?
Trong bối cảnh hội nhập hiện nay, sản phẩm hàng hóa không rõ nguồn gốc, hàng giả kém chất lượng được bày bán tràn lan trên thị trường. Chính vì vậy công nghệ truy xuất nguồn gốc đang là một xu thế tất yếu trong ngành kinh doanh sản xuất và cung ứng thực phẩm.
- Áp dụng thành công công nghệ truy xuất nguồn gốc vào quy trình nuôi trồng sản xuất nông sản đã mang lại những giá trị tiêu biểu gì?
+ Đối với HTX:
* Khi ứng dụng hệ thống truy xuất nguồn gốc HTX được chứng nhận đáp ứng yêu cầu sản phẩm để lưu hành trong nước và quốc tế và được phép tích hợp với hệ thống truy xuất quốc gia.
* Đồng thời, HTX còn có thể quản lý đầy đủ hồ sơ nông trại, vùng sản xuất, nhà xưởng đóng gói, nhà máy chế biến theo tiêu chuẩn GS1 toàn cầu.
* HTX dễ dàng chứng minh được năng lực sản xuất, chất lượng, sản lượng và tính ổn định của sản phẩm thông qua thông tin, nhật ký điện tử.
* Sản phẩm của HTX sẽ không bị đánh đồng với những sản phẩm cùng loại kém chất lượng và không thực hiện truy xuất nguồn gốc.
* Góp phần gia tăng thương hiệu, giúp HTX tạo được niềm tin đến khách hàng nhiều hơn.
+ Đối với khách hàng:
* Mục đích của việc thực hiện truy xuất nguồn gốc là HTX công khai minh bạch thông tin hàng hóa, từ đó giúp nhận diện cung cấp thông tin chính xác, kịp thời, nhận diện nguy cơ tiềm ẩn có thể phát sinh không an toàn cho người tiêu dùng.
* Thông tin truy xuất nguồn gốc của sản phẩm được cập nhật liên tục và công khai trên hệ thống phần mềm truy xuất nguồn gốc ngay từ những khâu ban đầu của chuỗi sản xuất.
* Các sản phẩm áp dụng truy xuất nguồn gốc đều được gắn mã QR CODE, giúp dễ dàng kiểm tra nguồn gốc, xuất xứ.
* Chỉ với thao tác quét mã QR CODE được dán trên sản phẩm bằng smartphone, người mua hàng đã có thể nắm được đầy đủ thông tin nguồn gốc của sản phẩm được đóng gói. Giúp người tiêu dùng lựa chọn được sản phẩm chính hãng, chất lượng nhất. Đồng thời hạn chế được nỗi lo về hàng nhái, hàng giả và hàng kém chất lượng.
* Những thông tin truy xuất được từ tem sẽ giúp người tiêu dùng lợi hơn trong việc dụng sản phẩm. Người tiêu dùng tin tưởng vào HTX và an tâm sử dụng sản phẩm của HTX.
+ Đối với cơ quan quản lý nhà nước:
* Không chỉ với HTX và người tiêu dùng, truy xuất nguồn gốc nông sản còn mang lại lợi ích cho nhà nước và xã hội:
* Bài trừ hàng giả, hàng nhái, bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng và HTX.
* Hỗ trợ nhà nước, cơ quan chính quyền trong quá trình quản lý những sản phẩm do các HTX cung cấp.
* Đơn vị quản lý sẽ dễ dàng hơn trong việc truy xuất khi có sự có phát sinh về vệ sinh an toàn thực phẩm, hàng giả, hàng nhái,…
b) Quy định về quy xuất nguồn gốc, thu hồi và xử lý thực phẩm nông lâm sản không đảm bảo an toàn được quy định tại văn bản hợp nhất số 01/VBHN-BNNPTNT ngày 18/5/2018 của Bộ nông nghiệp và PTNT.
5.2. Thiết lập mã vùng trồng
a) Quy định về thiết lập mã vùng trồng
Việc thiết lập mã vùng trồng thực hiện theo Quyết định số 248/QĐ-BVTV- KH ngày 30/11/2020 của Cục Bảo vệ thực vật, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc ban hành tiêu chuẩn cơ sở đợt 5 năm 2020. Trong đó, ban hành tiêu chuẩn cơ sở Quy trình thiết lập và giám sát vùng trồng TCCS 774:2020/BVTV.
b) Nội dung thiết lập mã vùng trồng
- Mã số vùng trồng là mã số định danh cho một vùng trồng nhằm theo dõi và kiểm soát tình hình sản xuất; kiểm soát sinh vật gây hại; truy xuất nguồn gốc nông sản.
- Hướng dẫn thiết lập mã vùng trồng:
+ Yêu cầu chung
+ Trong trường hợp vùng trồng gồm nhiều điểm sản xuất, cần sử dụng thống nhất một quy trình quản lý sinh vật gây hại.
+ Vùng trồng cần đảm bảo kiểm soát sinh vật gây hại ở mức độ phổ biến thấp và sử dụng thuốc bảo vệ thực vật theo quy định của các nước nhập khẩu.
+ Vùng trồng phải được kiểm tra và cấp mã số lần đầu trước vụ thu hoạch nội dung kiểm tra tùy thuộc vào từng đối tượng cây trồng và yêu cầu kiểm dịch thực vật của nước nhập khẩu. Trước mỗi vụ thu hoạch, các mã số vùng trồng cần đăng ký lại; trong trường hợp không đăng ký lại thì mã số sẽ bị thu hồi.
+ Trường hợp có thay đổi về diện tích vùng trồng, người đại diện, số hộ nông dân tham gia; người đại diện phải cập nhật, báo cáo cho Chi cục Bảo vệ thực vật hoặc Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật tỉnh. Chi cục Bảo vệ thực vật hoặc Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật tỉnh xác minh lại thông tin và báo cáo cho Cục Bảo vệ thực vật (Cục BVTV).
+ Yêu cầu về diện tích:
* Đối với cây ăn quả: Tối thiểu 10 ha.
* Đối với rau gia vị: Tùy theo diện tích thực tế của nhà lưới/nhà kính và yêu cầu của nước nhập khẩu.
* Cây trồng khác: tuân theo yêu cầu của nước nhập khẩu.
* Trong trường hợp nước nhập khẩu yêu cầu có vùng đệm hoặc các yêu cầu khác về diện tích thì thực hiện theo yêu cầu của nước nhập khẩu.
+ Yêu cầu về sinh vật gây hại và biện pháp quản lý:
* Quản lý sinh vật gây hại theo yêu cầu kiểm dịch thực vật của nước nhập khẩu. Trong trường hợp phát hiện đối tượng kiểm dịch thực vật phải có biện pháp quản lý để đáp ứng yêu cầu về kiểm dịch thực vật của nước nhập khẩu.
* Có biện pháp quản lý cụ thể cho từng nhóm sinh vật gây hại theo hàng hóa và phải thực hiện theo hướng dẫn của cơ quan chuyên ngành bảo vệ và kiểm dịch thực vật.
+ Yêu cầu về sử dụng thuốc bảo vệ thực vật:
* Vùng trồng chỉ được sử dụng các loại thuốc bảo vệ thực vật có trong danh mục thuốc bảo vệ thực vật được phép sử dụng tại Việt Nam và đảm bảo không sử dụng các hoạt chất cấm theo yêu cầu của nước nhập khẩu.
* Tuân thủ quy định về sử dụng thuốc bảo vệ thực vật theo nguyên tắc bốn (04) đúng, theo hướng dẫn của nhà sản xuất và thời gian cách ly để đảm bảo dư lượng không vượt ngưỡng cho phép của nước nhập khẩu.
+ Yêu cầu về ghi chép thông tin:
* Có nhật ký canh tác ghi chép chi tiết các hoạt động tác động lên cây trồng trong 01 vụ canh tác.
* Nhật ký canh tác cần được ghi chép sau mỗi lần chăm sóc hoặc tác động lên cây trồng và trong cả quá trình sản xuất. Các thông tin bắt buộc phải ghi chép bao gồm:
* Giai đoạn phát triển của cây trồng.
* Sinh vật gây hại phát hiện trong quá trình điều tra.
* Nhật ký bón phân: ngày bón, loại phân bón, tổng lượng phân bón, phương pháp bón.
* Nhật ký sử dụng thuốc bảo vệ thực vật: ngày xử lý, tên thương mại, tên hoạt chất, lý do sử dụng, liều lượng.
* Ghi chép thông tin liên quan đến thu hoạch và tiêu thụ sản phẩm: sản lượng dự kiến, sản lượng thực tế.
* Các hoạt động khác (nếu có)
* Trong trường hợp vùng trồng gồm nhiều hộ gia đình không áp dụng chung một quy trình sản xuất thì mỗi hộ trong vùng trồng có 01 nhật ký canh tác; trường hợp vùng trồng áp dụng cùng một quy trình sản xuất thì có thể sử dụng chung một nhật ký hoặc riêng nhật ký cho từng hộ.
c) Cơ quan nhà nước quản lý mã vùng trồng:
- Cục Bảo vệ thực vật: là cơ quan cấp, thu hồi và hủy mã số vùng trồng; thông báo và thực hiện việc xác nhận mã số vùng trồng với nước nhập khẩu.
- Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật tỉnh
+ Tiếp nhận hồ sơ đề nghị cấp mã số, tổ chức kiểm tra thực địa vùng trồng, đánh giá giám sát theo đề nghị của chủ/đại diện vùng trồng.
+ Quản lý, giám sát vùng trồng đã được cấp mã số đảm bảo vùng trồng luôn duy trì việc đáp ứng yêu cầu hoặc quy định của nước nhập khẩu.
+ Báo cáo và đề nghị Cục Bảo vệ thực vật cấp, duy trì, thu hồi, hủy mã số vùng trồng dựa trên kết quả kiểm tra, giám sát.
+ Báo cáo định kỳ về công tác quản lý vùng trồng cho Cục Bảo vệ thực vật
B. Câu hỏi và bài tập thực hành
Câu 1: Xây dựng kế hoạch sản xuất của HTX mà anh/chị đang làm việc.
Câu 2: Trình bày quy trình tổ chức sản xuất nông nghiệp theo tiêu chuẩn chứng nhận trong HTX.
Câu 3: Lợi ích của việc truy suất nguồn gốc nông sản.
Câu 4: Quy định thiết lập mã vùng trồng.
TỔNG HỢP KẾ HOẠCH SẢN XUẤT CỦA THÀNH VIÊN HTXNN GIAI ĐOẠN “…………”
STT | Chỉ tiêu | ĐV tính | Năm thứ 1 | Năm thứ 2 | Năm thứ 3 | Năm thứ 4 | Năm thứ …. |
1 | Số thành viên tham gia sản xuất sản phẩm của HTX NN |
|
|
|
|
|
|
2 | Quy mô diện tích canh tác, đầu con bình quân |
|
|
|
|
|
|
3 | Năng suất bình quân |
|
|
|
|
|
|
4 | Sản lượng sản phẩm cung ứng cho HTX NN sơ chế, hoàn thiện sản phẩm để tiêu thụ tập trung (nếu có, nếu lựa chọn) |
|
|
|
|
|
|
5 | Giá bình quân thu gom của HTX NN |
|
|
|
|
|
|
6 | Doanh thu từ sản xuất sản phẩm của thành viên |
|
|
|
|
|
|
7 | Ước tính chi phí sản xuất bình quân (không tính công lao động của hộ gia đình) |
|
|
|
|
|
|
8 | Tổng thu nhập (gồm cả công lao động của hộ gia đình) |
|
|
|
|
|
|
9 | Hiệu quả kinh doanh |
|
|
|
|
|
|
10 | Thu nhập bình quân/đơn vị canh tác, nuôi trồng |
|
|
|
|
|
|
11 | Thu nhập bình quân/1 hộ thành viên hay 1 nhân khẩu của gia đình các thành viên |
|
|
|
|
|
|
KẾ HOẠCH SẢN XUẤT SẢN PHẨM CỦA THÀNH VIÊN HTX NN NĂM ……
- Giống: ……………………………………………………...
- Tiêu chuẩn, công nghệ áp dụng: .............................................
- Phẩm cấp, quy cách đóng gói, bao bì sản phẩm (nếu có) ……
TT | Chỉ tiêu | Đơn vị tính | Vụ/ Tháng …… | Vụ/ Tháng ……… | Vụ/Tháng …… | Tổng cả năm |
1 | Diện tích (quy mô đàn vật nuôi) |
|
|
|
|
|
2 | Năng suất |
|
|
|
|
|
3 | Sản lượng |
|
|
|
|
|
3 | Giá thu gom từ HTX NN |
|
|
|
|
|
4 | Tổng doanh thu |
|
|
|
|
|
5 | Tổng chi phí chưa bao gồm công lao động của hộ gia đình thành viên |
|
|
|
|
|
6 | Tổng thu nhập (bao gồm cả công lao động gia đình) |
|
|
|
|
|
7 | Thu nhập bình quân |
|
|
|
|
|
- | Tính trên đơn vị canh tác (nuôi, trồng) |
|
|
|
|
|
- | Tính trên 1 nhân khẩu |
|
|
|
|
|
BÀI 4: QUẢN TRỊ NHÂN LỰC TRONG HỢP TÁC XÃ NÔNG NGHIỆP
Mã bài: MĐ02-04
Mục tiêu
| - Trình bày những kiến thức căn bản nhất về quản lý nhân lực mang tính chuyên nghiệp có thể áp dụng trong quản lý nhân lực của các HTX nông nghiệp hiện nay ở Việt nam; |
- Nắm được vị trí, nhiệm vụ, quyền hạn của các chức danh trong cơ cấu bộ máy của HTX nông nghiệp, các điều kiện cần thiết về trình độ, chuyên môn của các chức danh trong HTX. - Xác định được nhu cầu tuyển dụng nhân sự của HTX, quy trình tuyển dụng và xây dựng các chính sách sử dụng, tuyển dụng và khen thưởng trong HTX nông nghiệp. - Thay đổi nhận thức và thái độ của HTX nói chung và của GĐ HTX nói riêng trong việc thực hiện và kiểm soát việc thực thi các chính sách và nghiệp vụ quản trị nhân lực trong HTX nông nghiệp. |
Khi thành lập một HTX, các thành viên cần phải chỉ đạo và kiểm soát các hoạt động của HTX. Những câu hỏi như: Ai trong HTX có quyền quyết định? Ai là người chịu trách nhiệm ra một quyết định cụ thể? Và ai có trách nhiệm giải trình cho ai? Đây là tất cả các vấn đề về quản trị HTX. Thường thì chúng ta xác định quản trị HTX là các cấu trúc và hệ thống kiểm soát mà cán bộ quản lý phải chịu trách nhiệm giải trình cho những người có quyền hợp pháp trong một tổ chức. Đặc biệt là quyền ra quyết định của HĐQT và cán bộ quản lý cũng như nhu cầu minh bạch trong việc ra quyết định. Chủ đề này trước hết giải thích các đặc điểm cơ bản của quản trị HTX. Do HTX là một loại hình doanh nghiệp có sự kiểm soát mang tính dân chủ, nên mức độ kiểm soát của các thành viên đóng vai trò rất quan trọng đối với quyền tự chủ của HTX. Chủ đề bắt đầu với khái niệm về quản trị HTX và sau đó là các khía cạnh về “quản trị HTX” như: trao quyền quyết định, vấn đề về trách nhiệm giải trình, mối quan hệ giữa các thành viên và Hội đồng quản trị và mối quan hệ giữa Hội đồng quản trị với cán bộ quản lý chuyên trách.
Cơ cấu tổ chức HTX gồm Đại hội thành viên, Hội đồng quản trị, Giám đốc (Tổng giám đốc) và Ban kiểm soát hoặc kiểm soát viên.
1.1. Quyền hạn và nhiệm vụ của Hội đồng quản trị
Hội đồng quản trị hợp tác xã, liên hiệp HTX là cơ quan quản lý hợp tác xã, liên hiệp HTX do hội nghị thành lập hoặc đại hội thành viên bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm theo thể thức bỏ phiếu kín. Hội đồng quản trị gồm Chủ tịch và thành viên, số lượng thành viên Hội đồng quản trị do điều lệ quy định nhưng tối thiểu là 03 người, tối đa là 15 người.
- Quyết định tổ chức các bộ phận giúp việc, đơn vị trực thuộc của hợp tác xã, liên hiệp HTX theo quy định của điều lệ;
- Tổ chức thực hiện nghị quyết của đại hội thành viên và đánh giá kết quả hoạt động của HTX, liên hiệp HTX;
- Chuẩn bị và trình đại hội thành viên sửa đổi, bổ sung điều lệ, báo cáo kết quả hoạt động, phương án sản xuất, kinh doanh và phương án phân phối thu nhập của HTX, liên hiệp HTX; báo cáo hoạt động của Hội đồng quản trị;
- Trình đại hội thành viên xem xét, thông qua báo cáo tài chính; việc quản lý, sử dụng các quỹ của HTX, liên hiệp HTX;
- Trình đại hội thành viên phương án về mức thù lao, tiền thưởng của thành viên Hội đồng quản trị, thành viên Ban kiểm soát hoặc kiểm soát viên; mức tiền công, tiền lương và tiền thưởng của Giám đốc (Tổng giám đốc), Phó Giám đốc (Phó Tổng giám đốc);
- Chuyển nhượng, thanh lý, xử lý tài sản lưu động của HTX, liên hiệp HTX theo thẩm quyền do đại hội thành viên giao;
- Kết nạp thành viên mới, giải quyết việc chấm dứt tư cách thành viên được quy định tại điểm a khoản 2 Điều 16 của Luật HTX số 23/2012/QH13 (gọi tắt là Luật HTX 2012) và báo cáo đại hội thành viên;
- Đánh giá hiệu quả hoạt động của Giám đốc (Tổng giám đốc), Phó Giám đốc (Phó Tổng giám đốc);
- Bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức, thuê hoặc chấm dứt hợp đồng thuê Giám đốc (Tổng Giám đốc) theo nghị quyết của đại hội thành viên;
- Bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức, thuê hoặc chấm dứt hợp đồng thuê Phó Giám đốc (Phó Tổng giám đốc) và các chức danh khác theo đề nghị của Giám đốc (Tổng giám đốc) nếu điều lệ không quy định khác;
- Khen thưởng, kỷ luật thành viên, HTX thành viên; khen thưởng các cá nhân, tổ chức không phải là thành viên, HTX thành viên nhưng có công xây dựng, phát triển hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã;
- Thông báo tới các thành viên, HTX thành viên nghị quyết, quyết định của đại hội thành viên, Hội đồng quản trị;
- Ban hành quy chế hoạt động của Hội đồng quản trị để thực hiện quyền và nhiệm vụ được giao;
- Thực hiện quyền, nhiệm vụ khác theo quy định của điều lệ, nghị quyết của đại hội thành viên và chịu trách nhiệm về quyết định của mình trước đại hội thành viên và trước pháp luật.
1.2. Quyền hạn và nhiệm vụ của Chủ tịch Hội đồng quản trị
- Là người đại diện theo pháp luật của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã;
- Lập chương trình, kế hoạch hoạt động của Hội đồng quản trị và phân công nhiệm vụ cho các thành viên Hội đồng quản trị;
- Chuẩn bị nội dung, chương trình, triệu tập và chủ trì cuộc họp của Hội đồng quản trị, đại hội thành viên trừ trường hợp Luật HTX 2012 hoặc điều lệ có quy định khác;
- Chịu trách nhiệm trước đại hội thành viên và Hội đồng quản trị về nhiệm vụ được giao;
- Ký văn bản của Hội đồng quản trị theo quy định của pháp luật và điều lệ;
- Thực hiện quyền hạn và nhiệm vụ khác theo quy định của Luật HTX 2012 và điều lệ.
1.3. Giám đốc (Tổng giám đốc) hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã
- Giám đốc (Tổng giám đốc) là người điều hành hoạt động của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã.
- Giám đốc (Tổng giám đốc) có quyền hạn và nhiệm vụ sau đây:
+ Tổ chức thực hiện phương án sản xuất, kinh doanh của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã;
+ Thực hiện nghị quyết của đại hội thành viên, quyết định của HĐQT;
+ Ký kết hợp đồng nhân danh HTX, liên hiệp HTX theo ủy quyền của Chủ tịch Hội đồng quản trị;
+ Trình Hội đồng quản trị báo cáo tài chính hằng năm;
+ Xây dựng phương án tổ chức bộ phận giúp việc, đơn vị trực thuộc của hợp tác xã, liên hiệp HTX trình Hội đồng quản trị quyết định;
+ Tuyển dụng lao động theo quyết định của Hội đồng quản trị;
+ Thực hiện quyền hạn và nhiệm vụ khác được quy định tại điều lệ, quy chế của HTX, liên hiệp HTX.
- Trường hợp Giám đốc (Tổng giám đốc) do HTX, liên hiệp HTX thuê thì ngoài việc thực hiện quyền hạn và nhiệm vụ quy định tại khoản 2 Điều này còn phải thực hiện quyền hạn và nhiệm vụ theo hợp đồng lao động và có thể được mời tham gia cuộc họp đại hội thành viên, Hội đồng quản trị.
1.4. Ban kiểm soát, kiểm soát viên
- Ban kiểm soát, kiểm soát viên hoạt động độc lập, kiểm tra và giám sát hoạt động của HTX, liên hiệp HTX theo quy định của pháp luật và điều lệ.
- Ban kiểm soát hoặc kiểm soát viên do Đại hội thành viên bầu trực tiếp trong số thành viên, đại diện HTX thành viên theo thể thức bỏ phiếu kín. Số lượng thành viên Ban kiểm soát do đại hội thành viên quyết định nhưng không quá 07 người.
HTX có từ 30 thành viên trở lên, liên hiệp HTX có từ 10 HTX thành viên trở lên phải bầu Ban kiểm soát. Đối với HTX có dưới 30 thành viên, liên hiệp HTX có dưới 10 HTX thành viên, việc thành lập Ban kiểm soát hoặc kiểm soát viên do điều lệ quy định.
- Trưởng Ban kiểm soát do đại hội thành viên bầu trực tiếp trong số các thành viên Ban kiểm soát; nhiệm kỳ của Ban kiểm soát hoặc kiểm soát viên theo nhiệm kỳ của Hội đồng quản trị.
- Ban kiểm soát hoặc kiểm soát viên chịu trách nhiệm trước đại hội thành viên và có quyền hạn, nhiệm vụ sau đây:
+ Kiểm tra, giám sát hoạt động của HTX, liên hiệp HTX theo quy định của pháp luật và điều lệ;
+ Kiểm tra việc chấp hành điều lệ, nghị quyết, quyết định của đại hội thành viên, Hội đồng quản trị và quy chế của HTX, liên hiệp HTX;
+ Giám sát hoạt động của Hội đồng quản trị, Giám đốc (Tổng giám đốc), thành viên, HTX thành viên theo quy định của pháp luật, điều lệ, nghị quyết của đại hội thành viên, quy chế của HTX, liên hiệp HTX;
+ Kiểm tra hoạt động tài chính, việc chấp hành chế độ kế toán, phân phối thu nhập, xử lý các khoản lỗ, sử dụng các quỹ, tài sản, vốn vay của hợp tác xã, liên hiệp HTX và các khoản hỗ trợ của Nhà nước;
+ Thẩm định báo cáo kết quả sản xuất, kinh doanh, báo cáo tài chính hằng năm của Hội đồng quản trị trước khi trình đại hội thành viên;
+ Tiếp nhận kiến nghị liên quan đến hợp tác xã, liên hiệp HTX; giải quyết theo thẩm quyền hoặc kiến nghị Hội đồng quản trị, đại hội thành viên giải quyết theo thẩm quyền;
+ Trưởng ban kiểm soát hoặc kiểm soát viên được tham dự các cuộc họp của Hội đồng quản trị nhưng không được quyền biểu quyết;
+ Thông báo cho Hội đồng quản trị và báo cáo trước đại hội thành viên về kết quả kiểm soát; kiến nghị Hội đồng quản trị, Giám đốc (Tổng giám đốc) khắc phục những yếu kém, vi phạm trong hoạt động của HTX, liên hiệp HTX;
+ Yêu cầu cung cấp tài liệu, sổ sách, chứng từ và những thông tin cần thiết để phục vụ công tác kiểm tra, giám sát nhưng không được sử dụng các tài liệu, thông tin đó vào mục đích khác;
+ Chuẩn bị chương trình và triệu tập đại hội thành viên bất thường theo quy định;
+ Thực hiện quyền hạn và nhiệm vụ khác theo quy định của Luật HTX 2012 và điều lệ.
- Thành viên Ban kiểm soát, kiểm soát viên được hưởng thù lao và được trả các chi phí cần thiết khác trong quá trình thực hiện nhiệm vụ.
- Ban kiểm soát hoặc kiểm soát viên được sử dụng con dấu của hợp tác xã, liên hiệp HTX để thực hiện nhiệm vụ của mình.
2.1. Thành viên Hội đồng quản trị HTX phải đáp ứng đủ các điều kiện:
- Là thành viên hợp xác xã;
- Không đồng thời là thành viên Ban kiểm soát hoặc kiểm soát viên, kế toán trưởng, thủ quỹ của cùng HTX và không phải là cha, mẹ đẻ; cha, mẹ nuôi; vợ, chồng; con, con nuôi; anh, chị, em ruột của thành viên Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát, kiểm soát viên;
- Điều kiện khác do điều lệ HTX quy định như về trình độ; bằng cấp chuyên môn, chuyên ngành phù hợp với hoạt động sản xuất kinh doanh của HTX.
2.2. Thành viên Hội đồng quản trị liên hiệp HTX phải đáp ứng đủ các điều kiện:
- Là người đại diện hợp pháp của HTX thành viên;
- Không đồng thời là thành viên Ban kiểm soát hoặc kiểm soát viên, kế toán trưởng, thủ quỹ của cùng liên hiệp HTX và không phải là cha, mẹ đẻ; cha, mẹ nuôi; vợ, chồng; con, con nuôi; anh, chị, em ruột của thành viên Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát, kiểm soát viên;
- Điều kiện khác do điều lệ HTX quy định như về trình độ; bằng cấp chuyên môn, chuyên ngành phù hợp với hoạt động sản xuất kinh doanh của HTX.
Các thành viên, cùng với Hội đồng thành viên, là những người quan trọng nhất của HTX. Họ không chỉ là những người sử dụng chính các dịch vụ được cung cấp bởi HTX, mà họ cũng đồng sở hữu HTX. Tuy nhiên, cơ quan quản lý chính trong HTX là HĐQT. HĐQT xây dựng sứ mệnh và tầm nhìn của HTX, lập chiến lược, chỉ đạo các cán bộ quản lý của HTX, liên lạc với các đối tác kinh doanh của HTX và báo cáo cho các thành viên. Do đó việc bầu các thành viên HĐQT của HTX là một trong những vấn đề quan trọng trong quản trị HTX.
2.3. Kiểm soát viên, thành viên Ban kiểm soát HTX phải đáp ứng đủ các điều kiện:
- Là thành viên hợp tác xã;
- Không đồng thời là thành viên Hội đồng quản trị, Giám đốc (Tổng giám đốc), kế toán trưởng, thủ quỹ của cùng HTX và không phải là cha, mẹ đẻ; cha, mẹ nuôi; vợ, chồng; con, con nuôi; anh, chị, em ruột của thành viên Hội đồng quản trị, thành viên khác của Ban kiểm soát;
- Điều kiện khác do điều lệ HTX quy định như về trình độ; bằng cấp chuyên môn, chuyên ngành phù hợp với hoạt động sản xuất kinh doanh của HTX.
2.4. Kiểm soát viên, thành viên Ban kiểm soát liên hiệp HTX phải đáp ứng đủ các điều kiện:
- Là người đại diện hợp pháp của HTX thành viên theo quy định;
- Không đồng thời là thành viên Hội đồng quản trị, Giám đốc (Tổng giám đốc), kế toán trưởng, thủ quỹ của cùng liên hiệp HTX và không phải là cha, mẹ đẻ; cha, mẹ nuôi; vợ, chồng; con, con nuôi; anh, chị, em ruột của thành viên Hội đồng quản trị, thành viên khác của Ban kiểm soát;
- Điều kiện khác do điều lệ HTX quy định như về trình độ; bằng cấp chuyên môn, chuyên ngành phù hợp với hoạt động sản xuất kinh doanh của HTX.
2.5. Giám đốc (Tổng giám đốc) phải đáp ứng các điều kiện theo quy định của pháp luật và điều lệ của HTX.
2.6. Những đối tượng không được là thành viên Hội đồng quản trị, thành viên Ban kiểm soát, kiểm soát viên hoặc Giám đốc (Tổng giám đốc) hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã:
- Đang chấp hành hình phạt tù hoặc đang bị Tòa án cấm hành nghề kinh doanh;
- Đã bị kết án về các tội xâm phạm an ninh quốc gia, xâm phạm sở hữu, các tội phạm về quản lý kinh tế mà chưa được xóa án tích;
- Điều kiện khác do điều lệ HTX quy định như về trình độ; bằng cấp chuyên môn, chuyên ngành phù hợp với hoạt động sản xuất kinh doanh của HTX.
Riêng đối với cán bộ kỹ thuật của HTX cần phải có chuyên môn, nghiệp vụ đúng theo lĩnh vực hoạt động sản xuất kinh doanh của HTX, đã qua đào tạo, có bằng cấp chứng chỉ, chuyên ngành phù hợp với lĩnh vực sản xuất, kinh doanh của HTX.
2.7. Cán bộ kỹ thuật
- Vị trí của cán bộ kỹ thuật không bắt buộc trong cơ cấu tổ chức của HTX nông nghiệp nhưng rất quan trọng bởi vì trong HTX nông nghiệp nhiệm vụ quan trọng là kiểm soát, hướng dẫn các thành viên HTX cùng sản xuất theo quy trình kỹ thuật theo tiêu chuẩn, quy chuẩn và áp dụng khoa học công nghệ vào sản xuất.
- Nhiệm vụ của cán bộ kỹ thuật:
+ Hướng dẫn thành viên, hộ nông dân áp dụng kỹ thuật.
+ Tư vấn cho Giám đốc HTX, hướng dẫn chuẩn bị kỹ thuật, công nghệ sản xuất phù hợp.
+ Kiểm tra giám sát chất lượng sản phẩm của HTX.
+ Tham gia xây dựng kế hoạch, chiến lược phát triển HTX.
- Cán bộ kỹ thuật không đồng thời là thành viên Hội đồng quản trị, Giám đốc (Tổng giám đốc), kế toán trưởng, thủ quỹ, Ban kiểm soát của cùng hợp tác xã; HTX có thể thuê cán bộ kỹ thuật như thuê Giám đốc HTX.
- Cán bộ kỹ thuật ngoài các điều kiện do điều lệ HTX quy định như về trình độ; bằng cấp chuyên môn, chuyên ngành phù hợp với hoạt động sản xuất kinh doanh của HTX thì cán bộ kỹ thuật phải có trình độ chuyên môn phù hợp (ví dụ như HTX về chăn nuôi cần phải có cán bộ kỹ thuật có trình độ, chuyên môn về thú y, HTX về trồng trọt cần phải có cán bộ kỹ thuật có trình độ, chuyên môn về nông nghiệp, trồng trọt, HTX thủy sản cần phải có cán bộ kỹ thuật về nuôi trồng thủy sản).
3. Mối quan hệ giữa Hội đồng quản trị, Chủ tịch HĐQT, Giám đốc, Ban kiểm soát và tổ/nhóm kỹ thuật
HTX là một trong những loại hình doanh nghiệp, tuy nhiên HTX lại mang một số đặc điểm về cơ cấu riêng biệt, điều đó đã tạo ra nhiều thách thức trong công tác quản trị HTX hơn so với các doanh nghiệp không phải là HTX. Trước hết, HTX áp dụng quá trình ra quyết định dân chủ, trong khi hầu hết các doanh nghiệp áp dụng quy trình ra quyết định chuyên quyền. Nói cách khác, trong một doanh nghiệp không phải là HTX, người đứng đầu thực sự là chủ doanh nghiệp: chủ doanh nghiệp có quyền đưa ra quyết định, trong khi ở các HTX, thành viên là chủ HTX: Họ có quyền quyết định những gì mà HTX nên làm thông qua Hội đồng quản trị (HĐQT) do chính họ bầu ra. Ngoài ra, HTX áp dụng ủy quyền trong cơ cấu ra quyết định của họ. Trong khi các thành viên có thể có quyền ra quyết định cuối cùng, thì trên thực tế họ đã giao quyền này cho HĐQT. HĐQT lần lượt có thể giao một số quyền quyết định cho các nhà quản lý chuyên trách, chẳng hạn như các quyết định về các vấn đề hoạt động. Các câu hỏi quan trọng về quản trị HTX liên quan đến việc trao quyền ra quyết định giữa các thành viên, HĐQT và cán bộ quản lý chuyên trách. Liên kết chặt chẽ với việc ra quyết định là các vấn đề về kiểm soát, báo cáo và trách nhiệm giải trình.
Trong một HTX, các thành viên cần phải kiểm soát HĐQT và các cán bộ quản lý chuyên trách (một cách gián tiếp). Chu trình báo cáo bao gồm: HĐQT báo cáo cho các thành viên (VD: tại Đại hội) và các nhà quản lý cần phải báo cáo cho HĐQT. Trách nhiệm giải trình là vấn đề quan trọng trong công tác quản trị. Một người hoặc một bộ phận ra quyết định được trao một số quyền quyết định cụ thể và cũng chịu trách nhiệm về các quyết định và hành động của mình. Vì vậy, những người ra quyết định có trách nhiệm với thành viên về các hoạt động đưa ra trên cơ sở các quyết định đó. Các đặc điểm của HTX:
- Mặc dù HTX là tổ chức kinh tế chủ yếu hoạt động vì lợi ích của các thành viên, nhưng HTX cũng là các tổ chức xã hội, quan tâm đến cộng đồng mà HTX đang hoạt động.
- Các thành viên của HTX có mối quan hệ kép với HTX: họ vừa là chủ sở hữu HTX và vừa là khách hàng của các sản phẩm và dịch vụ được HTX cung cấp.
- Các thành viên trong HĐQT được bầu bởi các thành viên trong HTX, trong khi các cán bộ quản lý chuyên trách và đội ngũ nhân viên được tuyển dụng. Ở một số nơi, HĐQT cũng thực hiện các chức năng quản lý chính. Trong các HTX nhỏ, các thành viên của HTX thường tự làm công việc của đội ngũ nhân viên.
- Nhiều HTX là HTX đa chức năng; có nghĩa là HTX đó cung cấp nhiều sản phẩm/dịch vụ khác nhau cho các thành viên của họ. Do nông dân nhận được nhiều lợi ích khác nhau từ hoạt động của HTX đa chức năng, nên việc quản trị HTX gặp nhiều thách thức hơn.
Theo mô hình truyền thống về quản trị HTX, tất cả các thành viên phối hợp với nhau, thành lập Hội đồng thành viên, thường được triệu tập trong cuộc họp thường niên, bầu ra HĐQT. Giám đốc bổ nhiệm cán bộ quản lý điều hành hoặc họ đảm nhiệm vị trí quản lý. Hầu hết các HTX đều có một Ban kiểm soát được chọn trong số các thành viên, thay mặt Hội đồng thành viên, thực hiện nhiệm vụ kiểm soát HĐQT. Có thể có một số ủy ban khác được thành lập bởi Hội đồng thành viên hoặc HĐQT.
Một số HTX mời các chuyên gia bên ngoài (về kế toán, tiếp thị,…) tham gia HĐQT, để kiểm soát công tác quản lý tốt hơn. Điều này chủ yếu liên quan đến các HTX lớn với cơ cấu quản lý chuyên nghiệp.
Trong HTX nhỏ, HĐQT thường cũng thực hiện nhiệm vụ quản lý hàng ngày. Các tổ chức nhỏ này không có đủ khả năng thuê quản lý chuyên nghiệp. Tuy nhiên, do các HTX ngày càng trở nên lớn hơn, cán bộ quản lý chuyên nghiệp thường được giao quản lý doanh nghiệp. Những nhà quản lý này báo cáo lại cho HĐQT một cách thường xuyên. HĐQT vẫn thực hiện việc đưa các quyết định quan trọng của HTX.
Có ba lý do chính để HTX thuê Giám đốc chuyên nghiệp:
- Do HTX ngày càng phát triển nên rất khó khăn cho các quản lý được HTX bầu ra để quản trị HTX, quản lý các hoạt động hàng ngày và đồng thời có thời gian để quản lý trang trại riêng của mình;
- Các thành viên của HTX thường không có kỹ năng quản lý hiệu quả và chưa có nhiều kinh nghiệm quản lý HTX;
- Quản lý HTX trong một thị trường năng động đòi hỏi phải đưa ra những quyết định nhanh chóng và phản ứng nhanh với sự thay đổi về điều kiện và cơ hội mới trên thị trường. Tuy nhiên, các ủy ban hoặc các nhà quản lý được bầu có xu hướng chậm chạp và quan liêu, trong khi các nhà quản lý chuyên nghiệp với thẩm quyền được giao thường có thể quản lý HTX hiệu quả hơn.
Mặc dù các HTX đều nhận ra nhu cầu cần thuê một người quản lý chuyên nghiệp, nhưng việc tìm kiếm người quản lý phù hợp có thể là một thách thức.
4. Xác định nhu cầu, tuyển dụng nguồn nhân lực HTX nông nghiệp
4.1. Hoạch định nguồn nhân lực trong HTX
- Quy trình hoạch định nguồn nhân lực trong HTX được tiến hành theo 5 bước như sau:
- Nội dung cơ bản của hoạch định nguồn nhân lực:
+ Phân tích kế hoạch kinh doanh dự báo “cầu nhân lực”
+ Đánh giá thực trạng xác định “cung nhân lực nội bộ”
+ Thực hiện cân đối “cung”, “cầu”
+ Dự tính và lựa chọn các phương án giải quyết “thừa”, ‘thiếu” nhân lực tối ưu và xây dựng chính sách thực thi phương án.
- Phương pháp cân đối cung - cầu nhân lực:
Về quy mô (quy mô, phạm vi kinh doanh và quy mô lao động (không tính các thành viên)), phần lớn các HTX nông nghiệp hiện nay ở Việt Nam thuộc diện tổ chức kinh tế tập thể quy mô nhỏ và siêu nhỏ. Việc thực hiện quy trình hoạch định nhân lực như trên là chưa cần thiết
Trong tương lai, khi HTX phát triển đến quy mô kinh doanh, phạm vi, địa bàn hoạt động, trình độ kỹ thuật, công nghệ nhất định tương đương các doanh nghiệp vừa và nhỏ thì việc áp dụng quy trình trên là bắt buộc mang tính khoa học và chuyên nghiệp.
Để tập làm quen với nghiệp vụ quản trị nhân sự chuyên nghiệp, Giám đốc HTX có thể áp dụng quy trình trên qua hai bước hoạch định cơ bản sau đây:
- Bước 1: Cân đối nội bộ các bộ phận, đơn vị trực thuộc HTX. Giám đốc HTX có thể sử dụng quy trình và phương pháp trình bày ở trên để cân đối nhân lực cho từng bộ phận, đơn vị cụ thể trực thuộc HTX. Ví như, cân đối nhân lực trong bộ phận lao động gián tiếp của HTX, cân đối nhân lực của từng tổ (đội) dịch vụ nông nghiệp của HTX (cửa hàng cung ứng vật tư nông nghiệp, tổ tiêu thụ nông sản tập trung, tổ nhóm dịch vụ thủy lợi…..).
- Bước 2: Cân đối tổng hợp nhân lực nội bộ trong HTX. Giám đốc HTX có thể sử dụng quy trình và phương pháp trình bày ở mục trên để giải quyết tình trạng thừa thiếu nhân lực cục bộ trong các bộ phận, đơn vị cụ thể trực thuộc HTX.
4.2. Phân tích công việc
- Không có một mô hình tổ chức quản lý, kết cấu nhân sự và hệ thống vị trí việc làm như nhau cho tất cả các HTX nông nghiệp có quy mô, mô hình kinh doanh, sản phẩm kinh doanh, trình độ công nghệ, trình độ nhân lực, địa bàn, thị trường kinh doanh khác nhau. Nên các Giám đốc không thể sao chép bản mô tả công việc, bản tiêu chuẩn nhân sự của một HTX xã nào đó để sử dụng vào HTX do mình quản lý điều hành.
- Mặc dù rất khác nhau về cơ cấu tổ chức quản lý, song có một số vị trí việc làm đặc biệt quan trọng đều có trong tất cả các HTX cần phải mô tả chúng. Đó là 8 vị trí việc làm sau:
+ Chủ tịch HĐQT
+ Trưởng ban kiểm soát
+ Giám đốc HTX
+ Phó Giám đốc HTX phụ trách kinh doanh, marketing hoặc Phó Giám đốc HTX phụ trách kỹ thuật, công nghệ sản xuất, dịch vụ..
+ Kế toán trưởng
+ Tổ trưởng, đội trưởng tổ, đội cung ứng dịch vụ (tùy từng HTX kinh doanh các loại dịch vụ khác nhau mà có các tổ, đội dịch vụ tổng hợp hay tổ đội dịch vụ chuyên môn hóa; tổ đội dịch vụ cố định hay tổ đội dịch vụ thời vụ)
+ Tổ trưởng, đội trưởng tiếp nhận dịch vụ (nếu có)
+ Văn phòng tổng hợp (phụ trách văn thư, hành chính, chính sách)
Ví dụ mô tả công việc của Giám đốc HTX nông nghiệp Bưởi da xanh Bến Tre
- Cấp trên trực tiếp: Hội đồng quản trị
- Địa điểm làm việc: huyện Châu Thành, tỉnh Bến Tre
- Ngày bắt đầu công việc: sớm nhất
- Nhiệm vụ chung:
Quản lý HTX sẽ điều hành và quản lý HTX theo nguyên tắc, quy định của Điều lệ được Đại hội thành viên biểu quyết thông qua. Quản lý HTX có nhiệm vụ thực hiện Kế hoạch kinh doanh hàng năm và các kế hoạch khác của HTX do thành viên HTX đã biểu quyết thông qua tại Đại hội thành viên hàng năm. Quản lý HTX làm việc dưới sự giám sát của Hội đồng quản trị HTX, thường xuyên báo cáo cho Hội đồng quản trị. Vai trò của Quản lý điều hành HTX là thực hiện các quyết định của Hội đồng quản trị, gồm các mục tiêu và hoạt động, quan tâm đến sản phẩm và dịch vụ thân thiện môi trường và lồng ghép yếu tố bình đẳng nữ, nam.
- Nhiệm vụ cụ thể: Chương trình/Kế hoạch/Tiến hành thực hiện:
+ Cùng với Chủ tịch Hội đồng quản trị chuẩn bị kế hoạch năm để trình bày trong đại hội thành viên và cho các đối tác liên quan;
+ Cùng với Hội đồng quản trị, và Kế toán chuẩn bị ngân sách năm, để trình bày trong đại hội thành viên và cho các đối tác liên quan;
+ Cùng với Hội đồng quản trị, và Kế toán chuẩn bị báo cáo tài chính để trình bày trong Đại hội thành viên và cho các đối tác liên quan;
+ Triển khai thực hiện Kế hoạch kinh doanh năm được duyệt, Kế hoạch hoạt động năm được duyệt, khi thực hiện quan tâm lồng ghép các yếu tố quản trị, bình đẳng nữ nam và môi trường;
- Quản lý, điều hành hoạt động hàng ngày của HTX, theo mức độ uỷ quyền của Hội đồng quản trị, Quản lý HTX sẽ chịu trách nhiệm thực hiện các việc sau:
+ Chào hàng, tìm kiếm thị trường, và khách hàng cho HTX để tạo doanh thu cho HTX;
+ Đại diện HTX thương thảo và ký hợp đồng kinh doanh theo mức độ ủy quyền của Hội đồng quản trị;
+ Chuẩn bị kế hoạch sản xuất kinh doanh chi tiết hàng tháng, quý, (khi tổ chức sản xuất kinh doanh có quan tâm đến sản phẩm và dịch vụ thân thiện môi trường, lồng ghép yếu tố bình đẳng nữ, nam vào các hoạt động) trình Hội đồng quản trị phê duyệt trước khi thực hiện;
+ Quản lý giao dịch tài chính của HTX, bao gồm: xem xét tài liệu, chứng từ về ngân sách và chi phí của HTX do Kế toán chuẩn bị; chỉnh sửa, xem xét và phê duyệt báo cáo tài chính trước khi đệ trình cho Hội đồng quản trị phê duyệt; theo mức uỷ quyền của Hội đồng quản trị ký chứng từ chi trả các chi phí của HTX;
+ Quản lý nhân sự gồm: đề nghị tuyển dụng nhân viên, đề nghị các mức lương cho nhân viên để Hội đồng quản trị phê duyệt; tiến hành tuyển nhân viên theo kế hoạch được duyệt của Hội đồng quản trị; ký hợp đồng với nhân viên được tuyển dụng theo ủy quyền của HĐQT; hỗ trợ và động viên nhân viên khi thực hiện nhiệm vụ. Quản lý nhân viên theo quan điểm bình đẳng nữ và nam, thể hiện giá trị về sự tôn trọng, công bằng, bình đẳng, và không phân biệt đối xử;
+ Quản lý công việc hành chính liên quan đến giao dịch kinh doanh hàng ngày của HTX, ký tài liệu, thư của HTX, điều hành các cuộc họp với nhân viên HTX;
+ Báo cáo tiến độ hoạt động sản xuất, kinh doanh, hành chính, quản lý nhân sự cho Hội đồng quản trị theo kế hoạch tháng, quý, năm;
+ Quản lý công việc hành chính liên quan đến giao dịch kinh doanh hàng ngày của HTX, ký tài liệu, thư của HTX, điều hành các cuộc họp với nhân viên HTX;
+ Báo cáo tiến độ hoạt động sản xuất, kinh doanh, hành chính, quản lý nhân sự cho Hội đồng quản trị theo kế hoạch tháng, quí, năm
- Yêu cầu tuyển dụng:
+ Quốc tịch Việt Nam;
+ Trình độ cao đẳng, đại học hoặc thạc sĩ về Quản trị kinh doanh, Kinh tế Nông nghiệp, hoặc tương đương;
+ Có ít nhất 2-3 năm kinh nghiệm chuyên môn ở vị trí tương đương trong doanh nghiệp, công ty hoặc HTX;
+ Có kiến thức vững chắc về HTX hoặc doanh nghiệp là một lợi thế;
+ Nhạy bén về xu hướng thị trường và kinh nghiệm về phân tích thị trường, đặc biệt là ngành công nghiệp bưởi da xanh;
+ Có kiến thức về lồng ghép giới trong cộng đồng và gia đình là một lợi thế;
+ Quản trị tốt, và có kinh nghiệm, kiến thức quảng bá sản phẩm dịch vụ thân thiện với môi trường;
+ Kỹ năng sử dụng máy tính;
+ Thông thạo viết và nói tiếng Anh là một lợi thế;
- Lương và quyền lợi:
+ Rất cạnh tranh, dựa theo kinh nghiệm;
+ Bao gồm bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội và bảo hiểm thất nghiệp theo qui định Luật Lao động hiện hành;
+ Nghỉ phép và nghỉ lễ hàng năm Luật Lao động hiện hành.
4.3. Quy trình tuyển dụng nhân sự
Tuyển dụng là tiến trình tìm kiếm và thu hút các ứng viên để từ đó chọn ra những người phù hợp cho những vị trí công việc còn trống. Quá trình tuyển dụng bao gồm 2 nội dung:
- Tuyển mộ: tiến trình tìm kiếm và thu hút ứng viên đăng ký xét tuyển tại hợp tác xã.
- Tuyển chọn: tiến trình đánh giá để chọn những ứng viên thích hợp và thích hợp nhất đối với công việc cần tuyển.
Một số lưu ý trong hoạt động tuyển dụng trong HTX nông nghiệp hiện nay:
- Trong phần lớn các HTX nông nghiệp ở Việt nam hiện nay hoạt động tuyển dụng thường ít thực hiện vì quy mô kinh doanh, quy mô nhân lực rất nhỏ, phân công lao động rất giản đơn, phần đông người lao động hiện có làm việc trong các vị trí việc làm trong HTX vẫn thường không đủ việc để làm. Một số vị trí việc làm đặc biệt quan trọng như Giám đốc, Phó Giám đốc phụ trách kinh doanh, cán bộ phụ trách kỹ thuật công nghệ…. cần tuyển dụng, nhưng HTX lại không đủ khả năng tài chính và cơ chế chính sách nhân sự để thu hút, trả lương và giữ chân họ phục vụ HTX lâu dài. Do vậy, phần viết trong các mục dưới đây về kiến thức, kỹ năng tuyển dụng được tinh giản, cụ thể tối đa nhằm giúp Giám đốc HTX hai việc sau:
+ Nắm được kiến thức, kỹ năng căn bản trong tuyển dụng, để khi HTX cần tuyển và có đủ điều kiện tuyển dụng, Giám đốc HTX nông nghiệp không lúng túng về nghiệp vụ;
+ Giám đốc HTX có thể sử dụng kiến thức cơ bản nhất được trình bày trong tài liệu này ngay trong việc tìm kiếm, thuê mướn nhân công thời vụ hiện nay của HTX.
Do vậy, các mục dưới dây sẽ dùng từ tuyển dụng, thuê mướn nhân công thay cho từ tuyển dụng nói chung.
- Khi tuyển dụng, hay thuê mướn nhân công không thể chỉ dựa vào cảm tình, cảm tính của Giám đốc HTX mà phải dựa vào bản mô tả công việc cần tuyển, thuê người và bản tiêu chuẩn người đảm trách công việc cần tuyển và thuê người (tiêu chí tuyển dụng). Không bao giờ có bản mô tả công việc hay bộ tiêu chí tuyển dụng nào dùng chung cho các HTX có quy mô kinh doanh, mô hình kinh doanh, sản phẩm kinh doanh, trình độ công nghệ, trình độ nhân lực, địa bàn, thị trường kinh doanh… khác nhau. Nên các Giám đốc không thể sao chép bản mô tả công việc, bản tiêu chuẩn nhân sự của một HTX xã nào đó để sử dụng vào việc tuyển dụng, thuê mướn nhân công cho HTX của mình.
Quy trình tuyển dụng, thuê mướn nhân công được thực hiện như sau:
- Xác định nhu cầu và kế hoạch tuyển dụng, thuê mướn nhân công.
Từ kết quả hoạch định nhân lực, Giám đốc HTX xác định nhu cầu tuyển dụng, thuê mướn nhân công, xây dựng kế hoạch tuyển dụng, thuê mướn nhân công các vị trí chức danh công việc trình Hội đồng quản trị.
- Phân tích công việc cần tuyển dụng, thuê mướn nhân công
Ban giám đốc cùng các bộ phận chuyên môn tiến hành phân tích công việc của vị trí chức danh công việc cần tuyển dụng, thuê mướn nhân công, từ đó hình thành bản mô tả công việc và xác định phẩm chất tiêu chuẩn người cần tuyển chọn.
Bản mô tả và tiêu chuẩn công việc này làm cơ để Giám đốc HTX dự thảo nội dung thông báo tuyển dụng, thuê mướn nhân công, điều kiện tiêu chuẩn tuyển dụng, thuê mướn nhân công và xây dựng hệ thống các bài thi tuyển, phỏng vấn tuyển dụng.
- Tìm kiếm và thu hút ứng viên.
Ban giám đốc HTX tìm kiếm và thu hút ứng viên bằng nhiều nguồn: nguồn trong nội bộ HTX, nguồn ứng viên từ ngoài HTX.
HTX có thể áp dụng hoặc kết hợp một số hình thức thu hút ứng viên như sau: thông qua quảng cáo, thông qua các trung tâm môi giới, dịch vụ lao động và việc làm, qua internet…
- Tiếp nhận và sàng lọc hồ sơ.
Sau khi tìm kiếm và thu hút ứng viên, Giám đốc HTX và các bộ phận tư vấn về chuyên môn tiếp nhận và sàng lọc hồ sơ theo các tiêu chí, tiêu chuẩn tuyển chọn đã xây dựng.
- Xét tuyển, thi tuyển hay thực hành công việc
Để xét tuyển hoặc thi tuyển, Ban giám đốc HTX và các bộ phận tư vấn về chuyên môn nên thành lập ban hoặc hội đồng tuyển dụng, thuê mướn nhân công và chọn nhân lực đủ trình độ, năng lực, phẩm chất và thẩm quyền vào hội đồng tuyển dụng.
Ban hay hội đồng tuyển dụng, thuê mướn nhân công mang tính chuyên nghiệp thường bao gồm các cán bộ phụ trách các bộ phận: soạn thảo đề thi, bài tập thực hành, câu hỏi phỏng vấn; coi thi, chấm thi tuyển và quyết định tuyển dụng, thuê mướn nhân công.
Với nhân công thuê mướn HTX có thể tổ chức thực hành công việc trên thực địa, hay thử việc nhân công.
- Ban giám đốc HTX tiến hành phỏng vấn tuyển dụng các ứng viên vượt qua vòng thi tuyển (nếu là tuyển dụng).
- Dựa vào kết quả thi tuyển, phỏng vấn tuyển dụng, thực hành công việc, Ban giám đốc HTX và các bộ phận tư vấn về chuyên môn sẽ tiến hành họp, đánh giá và quyết định tuyển dụng, thuê mướn nhân công
- Ban hành quyết định tuyển dụng, thuê mướn nhân công.
5. Một số chính sách chủ yếu trong quy chế quản trị nhân lực
- Cơ cấu tổ chức, chức năng nhiệm vụ của từng chức danh, vị trí việc làm;
- Chính sách bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, an toàn lao động, trợ cấp và phúc lợi;
- Chính sách tuyển dụng, thuê mướn nhân công;
- Chính sách bố trí, sử dụng, bổ nhiệm, miễn nhiệm, sa thải, thuyên chuyển, quy hoạch;
- Chính sách lương, phụ cấp;
- Chính sách đánh giá, khen thưởng, kỷ luật;
- Chính sách đào tạo phát triển;
- Nội quy lao động.
Trong điều kiện khó khăn trong thu hút, giữ chân nhân lực trí thức trẻ làm việc trong các HTX nông nghiệp, một số HTX hiện nay nên bổ sung chính sách đối với đội ngũ nhân lực này.
Để có thể thu hút, giữ chân nhân lực trí thức trẻ làm việc lâu dài trong các HTX nông nghiệp, chính sách này cần có các nội dung trọng yếu sau: (i) chính sách về điều kiện tuyển dụng, thu nhận nhân lực từ các đề án tăng cường trí thức trẻ của địa phương và trung ương; (ii) chính sách về bố trí sử dụng, đặc biệt là chính sách về bổ nhiệm chức danh quản lý sau tuyển dụng, thu nhận; (iii) chính sách về tiền lương, phụ cấp có tính cạnh tranh cao so với mức lương thị trường và mức lương vùng tối thiểu; chính sách về đào tạo, phát triển; (iv) chính sách đảm bảo về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế; (v) chính sách về chế độ làm việc; (vi) chính sách về môi trường làm việc và điều kiện trang bị phương tiện vật chất - kỹ thuật ban đầu tối thiểu; (vi) chính sách đặc thù sau khi hợp đồng kết thúc. Nói cách khác, nếu HTX có một bộ quy chế quản trị nhân lực đồng bộ, HTX nên dành một chương riêng đề cập đến các chính sách đặc thù đối với đội ngũ nhân lực này.
6. Quy trình xây dựng quy chế nhân sự trong hợp tác xã
Khi tiến hành xây dựng quy chế nhân sự, bộ máy quản trị và bộ máy điều hành của HTX có thể đi theo trình tự như sau:
- Ban giám đốc thực hiện các công việc chuẩn bị sau: i) xác định đối tượng, phạm vi điều chỉnh của chính sách nhân sự; ii) tìm hiểu cơ sở pháp lý: Luật, nghị định, thông tư…; iii) tìm hiểu cơ sở lý luận: nguyên tắc, tiêu chuẩn, công thức, phương pháp (tính toán, lựa chọn…..); iv) xác định mục tiêu của từng chính sách nhân lực;
- Ban giám đốc nghiên cứu nội dung của từng chính sách nhân lực: hành vi cho phép; hành vi cấm; hành vi khuyến khích; hành vi hướng dẫn; trách nhiệm với kết quả và hậu quả;
- Ban giám đốc tiến hành soạn thảo dự thảo từng chính sách nhân lực và tập hợp chung thành quy chế quản trị nhân lực;
- Ban giám đốc tiến hành lấy ý kiến của các đối tượng liên quan đối với từng chính sách nhân lực và toàn bộ quy chế quản trị nhân lực;
- Sau khi lấy ý kiến, Ban giám đốc tiến hành chỉnh sửa, bổ sung chính sách, quy chế quản trị nhân lực trình Hội đồng quản trị hoặc Đại hội thành viên (tùy theo quy định trong điều lệ HTX);
- Hội đồng quản trị phê duyệt chính sách, quy chế quản trị nhân lực và ban hành chính sách, quy chế quản trị nhân lực.
7. Tổ chức thực hiện và kiểm soát quy chế quản trị nhân lực
Năm nhiệm vụ chính trong tổ chức thực hiện chính sách, quy chế quản trị nhân lực trong HTX là:
- Công khai minh bạch toàn bộ các chính sách và quy chế quản trị nhân lực đối với tất các các cá nhân, bộ phận thuộc đối tượng điều chỉnh của chính sách, quy chế;
- Cần tổ chức các cuộc họp để phổ biến chính sách, quy chế, giải thích rõ từng điều, và các nội dung chính trong từng chính sách trong quy chế;
- Những cán bộ triển khai thực hiện, áp dụng quy chế phải được hướng dẫn cách thực hiện, điều kiện áp dụng, cách tính toán, kỹ năng giải thích… để bảo đảm rằng: Quy chế chính sách được hiểu đồng nhất, nhất quán nội dung, nội hàm; được thực hiện khách quan, khoa học, bình đẳng với các đối tượng có điều kiện như nhau…;
- Áp dụng quy chế trong quản trị nhân lực của HTX là trách nhiệm không chỉ của bộ phận quản trị nhân sự tính toán các chế độ được hưởng của nhân lực hoặc của bộ phận quản trị tài chính thực hiện thanh toán chế độ chính sách mà là của tất cả các nhà quản trị trong HTX đối với nhân lực dưới quyền của mình. Yêu cầu các nhà quản trị phụ trách nhân sự tính (hoặc áp dụng) đúng, tính đủ theo quy chế, yêu cầu các nhà quản trị phụ trách tài chính trả đúng, trả đủ. Trách nhiệm các nhà quản trị khác là theo dõi, giám sát, kiến nghị bảo vệ quyền lợi cho nhân sự dưới quyền quản trị của mình;
- Định kỳ Giám đốc HTX phải lập báo cáo tình hình thực hiện chính sách quy chế quản trị nhân lực và thực hiện các báo cáo định kỳ với các cơ quan quản trị lao động của chính quyền sở tại.
B. Câu hỏi và bài tập thực hành
Bài 1: Thảo luận nhóm: Giải pháp cân đối nhân lực trong cửa hàng kinh doanh vật tư NN, hoặc tổ dịch vụ thủy lợi, thủy nông vụ …… hoặc tổ tiêu thụ nông sản tập trung trong từng mùa, vụ của HTX….
TT | Giải pháp cân đối | Ưu | Nhược | Giải pháp khắc phục |
I. | Nếu dư nhân lực - Ngưng tuyển dụng - Giảm nhân viên bán thời gian - Cho nghỉ hưu sớm - Giảm giờ làm việc - Tinh giảm nhân viên |
|
|
|
II | Nếu thiếu nhân lực - Tăng làm ngoài giờ - Tăng nhân viên bán thời gian - Trì hoãn cho nghỉ hưu - Tăng đào tạo và phát triển - Sử dụng nguồn lực bên ngoài - Tuyển dụng |
|
|
|
Bài 2. Bài tập thực hành “Mô tả công việc của nhân viên cung ứng dịch vụ và nhân viên văn phòng HTX”
STT | Nội dung mô tả | Công việc của nhân viên dịch vụ cung ứng vật tư | Công việc của nhân viên văn phòng HTX |
1 | Tên công việc | Thực hiện dịch vụ cung ứng vật tư tại cửa hàng vật tư HTX | Thực hiện công tác văn phòng tại trụ sở HTX |
2 | Chức năng |
|
|
3 | Liệt kê các nhiệm vụ - Liệt kê theo trình tự thực hiện công việc theo thời gian (chuẩn bị, tác nghiệp và kết thúc) và 4 chức năng quản trị (hoạch định, tổ chức, điều kiện và kiểm soát) |
|
|
4 | Kết quả chính và tiêu chuẩn yêu cầu |
|
|
5 | Điều kiện làm việc về thời gian, địa điểm, phương tiện trang bị |
|
|
6 | Quyền hạn |
|
|
7 | Lương, thù lao, phụ cấp |
|
|
8 | Trách nhiệm khi vi phạm quy chế, quy trình |
|
|
9 | Trực tiếp xin phép và báo cáo ai |
|
|
10 | Phối hợp hoạt động với cá nhân bộ phận |
|
|
Bài 3. Thảo luận về các quy định trong một số chính sách nhân lực trong HTX
STT | Chính sách | Hành vi cho phép | Hành vi cấm | Hành vi khuyến khích | Hành vi hướng dẫn | Kết quả/ hậu quả |
1 | Nội quy lao động |
|
|
|
|
|
2 | Nâng lương |
|
|
|
|
|
3 | Tuyển dụng |
|
|
|
|
|
4 | Khen thưởng |
|
|
|
|
|
Bài 4. Bài tập thảo luận những lỗi thường gặp khi đánh giá nhân sự
Lỗi thường mắc | Ví dụ | Tác hại | Lời khuyên |
Định kiến cá nhân khi đánh giá |
|
|
|
Đánh giá có tính thiên vị |
|
|
|
Thủ đoạn, mục đích đen tối khi đánh giá |
|
|
|
Đánh giá mang tính chất chung chung |
|
|
|
Đánh giá mang tính cào bằng - Trung bình chủ nghĩa |
|
|
|
Quên không đánh giá |
|
|
|
Đánh giá mang tính hình thức, giả tạo, dối trá |
|
|
|
Đánh giá mang tính kỳ thị |
|
|
|
BÀI 05. QUẢN TRỊ TÀI CHÍNH TRONG HỢP TÁC XÃ
Mã bài: MĐ02-04
Mục tiêu
| - Trình bày được những nội dung cơ bản của tài chính HTX; - Biết thực hiện các mẫu biểu đơn giản để quản lý tài sản, nguồn vốn; - Vận dụng được kiến thức phân tích tài chính để ra các quyết định tài chính đơn giản. |
1. Tổng quan về tài chính và quản lý tài chính trong hợp tác
1.1. Khái niệm tài chính hợp tác xã
Tài chính HTX là một khâu trong hệ thống tài chính của nền kinh tế thị trường, là một phạm trù kinh tế khách quan gắn liền với sự ra đời của nền kinh tế hàng hóa - tiền tệ. Tính chất và mức độ phát triển của tài chính HTX cũng phụ thuộc vào tính chất và nhịp độ phát triển của nền kinh tế thị trường.
Trong nền kinh tế thị trường, tài chính HTX được đặc trưng bằng những nội dung chủ yếu sau đây:
Một là, tài chính HTX phản ánh những luồng chuyển dịch giá trị trong nền kinh tế. Luồng chuyển dịch đó chính là sự vận động của các nguồn tài chính gắn liền với hoạt động sản xuất kinh doanh của đơn vị. Sự vận động của các nguồn tài chính này được diễn ra trong nội bộ HTX để tiến hành quá trình sản xuất kinh doanh và được diễn ra giữa HTX với ngân sách nhà nước thông qua việc nộp thuế hoặc tài trợ tài chính; giữa HTX với thị trường: thị trường hàng hoá - dịch vụ, thị trường sức lao động, thị trường tài chính... trong việc cung ứng các yếu tố sản xuất (đầu vào) cũng như bán hàng hoá, dịch vụ (đầu ra) của quá trình sản xuất kinh doanh.
Hai là, sự vận động của các nguồn tài chính HTX là sự vận động chuyển hoá từ các nguồn tài chính hình thành nên các quỹ, hoặc vốn kinh doanh của HTX và ngược lại. Sự chuyển hoá qua lại đó được điều chỉnh bằng các quan hệ phân phối dưới hình thức giá trị nhằm tạo lập và sử dụng các quỹ tiền tệ phục vụ cho các mục tiêu sản xuất kinh doanh của HTX.
Từ những đặc trưng trên, chúng ta có thể rút ra kết luận về khái niệm tài chính HTX như sau:
“Tài chính HTX là hệ thống các luồng chuyển dịch giá trị phản ánh sự vận động và chuyển hóa các nguồn tài chính trong quá trình phân phối để tạo lập hoặc sử dụng các quỹ tiền tệ nhằm đạt được các mục tiêu kinh doanh của HTX.”
Quá trình hoạt động của HTX cũng chính là quá trình tạo lập, phân phối và sử dụng quỹ tiền tệ hợp thành hoạt động tài chính của HTX. Trong quá trình hoạt động đó làm phát sinh, tạo ra sự vận động của các dòng tiền bao gồm dòng tiền vào, dòng tiền ra gắn liền với hoạt động đầu tư và hoạt động kinh doanh thường xuyên hàng ngày của HTX.
Như vậy, tài chính HTX còn là hệ thống các quan hệ kinh tế biểu hiện dưới hình thái giá trị phát sinh trong quá trình hình thành và sử dụng các quỹ tiền tệ của HTX để phục vụ cho yêu cầu hoạt động của hợp tác xã. Những quan hệ kinh tế đó bao gồm:
- Quan hệ giữa HTX với các thành viên;
- Quan hệ giữa HTX với người lao động;
- Quan hệ giữa HTX với các doanh nghiệp hay HTX khác;
- Quan hệ giữa HTX với ngân hàng;
- Quan hệ giữa HTX với nhà nước;
- Quan hệ giữa HTX với thị trường tài chính…
1.2. Định nghĩa quản trị tài chính hợp tác xã
Quản trị tài chính HTX là việc lựa chọn và đưa ra các quyết định tài chính, tổ chức thực hiện các quyết định đó nhằm đạt được mục tiêu hoạt động tài chính của HTX, không ngừng làm tăng giá trị HTX và khả năng cạnh tranh của HTX trên thị trường.
Quản trị tài chính là một trong các chức năng cơ bản của quản trị tổ chức. Chức năng quản trị tài chính có mối liên hệ mật thiết với các chức năng khác trong HTX như: chức năng quản trị sản xuất, chức năng quản trị marketing, chức năng quản trị nguồn nhân lực.
Quản trị tài chính HTX bao gồm các hoạt động liên quan đến đầu tư, tài trợ và quản trị tài sản theo mục tiêu chung của HTX. Vì vậy, chức năng quyết định của quản trị tài chính có thể chia thành ba nhóm: quyết định đầu tư, quyết định tài trợ và quản trị tài sản, trong đó quyết định đầu tư là quyết định quan trọng nhất trong ba quyết định trên.
Quyết định đầu tư là quyết định sử dụng tiền của HTX. Đây là quyết định quan trọng nhất trong ba quyết định căn bản của quản trị tài chính. Trong tổng tài sản của HTX, nhà quản trị tài chính cần xác định nên dành bao nhiêu cho tiền mặt, bao nhiêu cho khoản phải thu và bao nhiêu cho tồn kho.... Bởi mỗi tài sản có đặc trưng riêng, có tốc độ chuyển hoá thành tiền và khả năng sinh lợi riêng. Do vậy, để duy trì một cơ cấu tài sản hợp lý, các nhà quản trị tài chính không chỉ ra các quyết định đầu tư mà còn ra các quyết định cắt giảm, loại bỏ hay thay thế đối với các tài sản không còn giá trị kinh tế. Các quyết định này tác động trực tiếp lên khả năng sinh lợi và rủi ro của HTX.
Quyết định tài trợ: Để tài trợ cho tài sản, các nhà quản trị tài chính phải tìm kiếm các nguồn vốn thích hợp thông qua các quyết định tài trợ. Các nguồn vốn để tài trợ cho tài sản bao gồm các khoản nợ ngắn hạn, trung hạn và dài hạn, huy động từ bên trong hay bên ngoài HTX và xem xét phương án tài trợ nào được xem là tối ưu.
Quyết định quản trị tài sản: Quyết định thứ ba đối với nhà quản trị tài chính là quyết định quản trị tài sản. Các tài sản khác nhau sẽ yêu cầu cách thức vận hành khác nhau. Do vậy, nhà quản trị tài chính sẽ quan tâm nhiều hơn đến việc quản trị các tài sản ngắn hạn và tài sản dài hạn (sẽ được trình bày ở phần 2 của tài liệu này).
1.3. Chức năng của tài chính hợp tác xã
1.3.1. Chức năng tổ chức vốn
Nội dung của chức năng tổ chức vốn bao gồm:
- Xác định nhu cầu vốn cần thiết cho sản xuất kinh doanh trong từng thời kỳ;
- Huy động nguồn vốn đầy đủ và kịp thời để đáp ứng nhu cầu vốn;
- Sử dụng vốn một cách tiết kiệm và có hiệu quả kinh tế trên cơ sở phân bố vốn hợp lý cho các giai đoạn luân chuyển vốn.
13.2. Chức năng phân phối
Chức năng phân phối được biểu hiện qua quá trình sử dụng doanh thu của hợp tác xã. Doanh thu của HTX được tạo ra từ hoạt động bán hàng, cung cấp dịch vụ và các hoạt động khác. Thông thường, doanh thu của HTX trước hết được dùng để bù đắp các yếu tố chi phí đã được sử dụng để tạo ra nó. Phần còn lại tiếp tục được phân phối một phần vào ngân sách nhà nước dưới hình thức thuế thu nhập doanh nghiệp, sau đó là hình thành các quỹ của HTX trước khi phân phối cho thành viên.
1.3.3. Chức năng giám sát
Biểu hiện tập trung của chức năng giám sát là việc theo dõi quá trình tạo lập và sử dụng các quỹ tiền tệ của hợp tác xã. Việc giám sát được thực hiện thông qua các chỉ tiêu bằng tiền như: chỉ tiêu về sử dụng vốn, chi tiêu về kết cấu tài chính, chỉ tiêu về khả năng thanh toán…
1.4. Bản chất và vai trò tài chính hợp tác xã
1.4.1. Bản chất tài chính hợp tác xã
Tài chính HTX là các mối quan hệ kinh tế dưới hình thức giá trị gắn liền với việc lập, sử dụng tiền của HTX trong hoạt động của mình. Hoạt động tài chính là một nội dung hoạt động của HTX nhằm đạt tới các mục tiêu mà HTX đề ra. Hoạt động tài chính của HTX gắn liền với việc lập, phân phối, sử dụng và quản lý các quỹ tiền tệ.
1.4.2. Vai trò tài chính hợp tác xã
- Đáp ứng nhu cầu vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh của HTX;
- Bảo đảm sử dụng vốn liên tục, an toàn, tiết kiệm và hiệu quả;
- Bảo toàn vốn và tăng trưởng vốn cho hợp tác xã;
- Bảo đảm tình hình tài chính của HTX được lành mạnh, giải quyết tốt các mối quan hệ tài chính của hợp tác xã;
- Góp phần thúc đẩy hoạt động sản xuất, kinh doanh của HTX có hiệu quả và ngày càng phát triển.
1.4.3. Vai trò của nhà quản lý tài chính hợp tác xã
Quản trị tài chính giữ một vai trò trọng yếu trong hoạt động quản lý HTX. Quản trị tài chính quyết định tính độc lập, sự thành bại của HTX trong quá trình kinh doanh. Trong hoạt động của hợp tác xã, nhà quản lý tài chính là người giám sát tất cả các hoạt động liên quan đến tài chính và kế toán; là người lựa chọn, đưa ra các quyết định và tổ chức thực hiện các quyết định tài chính để giúp HTX đạt được những mục tiêu hoạt động.
Trong hoạt động kinh doanh hiện nay, quản trị tài chính HTX giữ những vai trò chủ yếu sau:
- Huy động đảm bảo đầy đủ và kịp thời vốn cho hoạt động kinh doanh của HTX: Trong quá trình hoạt động của HTX thường nảy sinh các nhu cầu vốn ngắn hạn và dài hạn cho hoạt động kinh doanh thường xuyên của HTX cũng như cho đầu tư phát triển. Vai trò của nhà quản trị tài chính HTX trước hết thể hiện ở chỗ xác định đúng các nhu cầu về vốn cho hoạt động kinh doanh của HTX trong từng thời kỳ và lựa chọn các phương pháp và hình thức thích hợp huy động nguồn vốn từ bên trong và bên ngoài HTX nhằm đáp ứng kịp thời các nhu cầu vốn cho hoạt động của HTX. Ngày nay, cùng với sự phát triển của nền kinh tế đã nảy sinh nhiều hình thức mới cho phép các HTX huy động vốn từ bên ngoài. Do vậy, vai trò của quản trị tài chính HTX ngày càng quan trọng hơn trong việc chủ động lựa chọn các hình thức và phương pháp huy động vốn đảm bảo cho HTX hoạt động nhịp nhàng và liên tục với chi phí huy động vốn ở mức thấp;
- Tổ chức sử dụng vốn tiết kiệm và hiệu quả: Hiệu quả hoạt động kinh doanh của HTX phụ thuộc rất lớn vào việc tổ chức sử dụng vốn. Việc huy động kịp thời các nguồn vốn có ý nghĩa rất quan trọng để HTX có thể nắm bắt được các cơ hội kinh doanh. Việc hình thành và sử dụng tốt các quỹ của HTX sẽ góp phần quan trọng thúc đẩy thành viên HTX gắn liền với HTX từ đó nâng cao năng suất lao động, góp phần cải tiến sản xuất kinh doanh nâng cao hiệu quả sử dụng tiền vốn;
- Giám sát, kiểm tra chặt chẽ các mặt hoạt động sản xuất kinh doanh của HTX: Thông qua các tình hình tài chính và việc thực hiện các chỉ tiêu tài chính, các nhà quản lý HTX có thể đánh giá khái quát và kiểm soát được các mặt hoạt động của HTX, phát hiện được kịp thời những tồn tại vướng mắc trong kinh doanh, từ đó có thể đưa ra các quyết định điều chỉnh các hoạt động phù hợp với diễn biến thực tế kinh doanh.
1.5. Nguyên tắc quản lý tài chính hợp tác xã
Quản lý tài chính HTX cần đảm bảo thực hiện đầy đủ các nguyên tắc sau:
- Nguyên tắc tôn trọng pháp luật;
- Nguyên tắc hiệu quả kinh tế;
- Nguyên tắc giữ chữ tín;
- Nguyên tắc an toàn, phòng ngừa rủi ro;
- Nguyên tắc trách nhiệm vật chất và quyền lợi vật chất;
- Nguyên tắc bảo tồn, phát triển và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn.
2. Nội dung quản lý tài chính trong HTX
2.1. Quản lý vốn trong hợp tác xã
2.1.1. Khái niệm và phân loại vốn
Vốn là toàn bộ giá trị vật chất được HTX sử dụng để tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh.
Có nhiều tiêu chí để phân loại vốn trong hợp tác xã. Tài liệu này trình bày căn cứ phân loại đơn giản nhất và cũng là căn cứ được quy định tại khoản 1, Điều 45 Luật HTX 2012 và Điều 2, Điều 3 Thông tư số 83/2015/TT-BTC do Bộ Tài chính ban hành ngày 28 tháng 05 năm 2015 về hướng dẫn chế độ quản lý tài chính đối với HTX (sau đây gọi tắt là Thông tư 83).
Căn cứ vào nguồn hình thành vốn, chúng ta có vốn huy động từ nội bộ HTX bao gồm: vốn điều lệ, vốn góp của thành viên … và vốn huy động bên ngoài hợp tác xã: vốn vay, vốn do HTX khác góp vào liên doanh …
Ngoài ra, trước khi tiến hành hoạt động, HTX còn phải đăng ký Vốn điều lệ và tuân thủ quy định về Vốn pháp định (đối với một số ngành nghề bắt buộc).
HTX cần ban hành quy chế quản lý tài chính nhằm quy định cụ thể việc quản lý, sử dụng vốn hoạt động của HTX phù hợp với quy định của Luật HTX và phù hợp với quy định của pháp luật có liên quan nhằm đạt được mục tiêu của HTX trong từng giai đoạn.
2.1.2. Huy động vốn trong hợp tác xã
HTX được quyền huy động vốn theo quy định của pháp luật để phục vụ sản xuất kinh doanh và tự chịu trách nhiệm về hiệu quả sử dụng vốn huy động đó. HTX có nghĩa vụ hoàn trả đầy đủ cho chủ nợ theo cam kết trong hợp đồng vay.
Theo quy định tại khoản 2, điều 4 Thông tư 83, HTX nên ưu tiên huy động vốn từ thành viên để đầu tư, mở rộng sản xuất, kinh doanh trên cơ sở thỏa thuận với thành viên theo trình tự, thủ tục như đối với trường hợp huy động vốn từ tổ chức, cá nhân trong nước. Trường hợp huy động vốn từ thành viên vẫn chưa đáp ứng đủ nhu cầu thì HTX được huy động vốn từ các nguồn khác theo quy định của pháp luật và điều lệ hợp tác xã.
Phương thức huy động vốn: Huy động vốn từ các thành viên, HTX thành viên; vay vốn của các tổ chức tín dụng, các tổ chức tài chính khác, các cá nhân, tổ chức ngoài HTX và các hình thức huy động vốn khác theo quy định của pháp luật, cụ thể như sau:
a) Huy động từ nội bộ HTX
Vốn hoạt động ban đầu của HTX chủ yếu hình thành từ việc góp vốn của các thành viên. Khi kết thúc một chu kỳ kinh doanh, dựa trên kết quả hoạt động kinh doanh và quyết định phân phối lợi nhuận của Đại hội thành viên, HTX có thể trích một phần lợi nhuận bổ sung vào vốn hoạt động của hợp tác xã. Đây là nguồn vốn tích lũy từ lợi nhuận trong quá trình hoạt động của HTX.
Vốn góp ban đầu: Khi HTX mới được thành lập thì vốn chủ sở hữu là do các thành viên đóng góp và hình thành vốn điều lệ. Ưu điểm cơ bản của nguồn vốn này là chi phí huy động vốn thấp, vốn thuộc sở hữu của HTX nên HTX có toàn quyền chủ động quyết định sử dụng chúng mà không gặp phải bất cứ một sự cản trở nào. Mặt khác, nguồn vốn huy động từ nội bộ thường có chi phí cơ hội thấp do đó an toàn hơn trong quá trình đầu tư.
Nguồn vốn từ lợi nhuận không chia: Đây là nguồn vốn tích lũy từ lợi nhuận không chia, HTX được sử dụng để tái đầu tư, mở rộng sản xuất kinh doanh.
b) Huy động từ bên ngoài HTX
Trong quá trình hoạt động, HTX có thể vay thêm vốn từ các tổ chức tín dụng như:
- Ngân hàng (hợp đồng vay vốn, thẻ tín dụng, thấu chi thẻ ATM...);
- Quỹ đầu tư phát triển cấp tỉnh;
- Quỹ Hỗ trợ phát triển HTX (Liên minh HTX Việt Nam) và 55 Quỹ Hỗ trợ phát triển HTX trực thuộc Liên minh HTX cấp tỉnh do ngân sách Nhà nước cấp vốn điều lệ để hoạt động;
- Công ty tài chính;
- Vay cá nhân, đối tác... thông qua hợp đồng vay vốn.
Lưu ý rằng: Thủ tục vay vốn được quy định cụ thể bởi từng tổ chức cung cấp tín dụng.
Ngoài ra, các khoản nợ chưa thanh toán cho nhà cung cấp khi HTX mua nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ hay máy móc thiết bị... cũng được coi là một nguồn vốn hoạt động huy động từ bên ngoài của hợp tác xã.
Trong một số trường hợp đặc biệt, một số HTX có thể nhận được các khoản công trợ, tài trợ khác dưới dạng hiện kim hoặc hiện vật, từ nhà nước hoặc các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước để phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh. Những khoản thu nhập bất thường này cũng được ghi tăng vốn hoạt động của hợp tác xã.
Khi huy động vốn bằng các nguồn này, HTX lưu ý những đặc điểm sau:
- Phải trả lãi cho các khoản tiền đã vay;
- Mức lãi suất trả cho các khoản nợ vay thường theo một mức ổn định được thoả thuận khi vay. Trường hợp vay cá nhân, doanh nghiệp, đối tác thì lãi suất không được vượt quá 1,5 lần lãi suất ngân hàng cùng thời điểm đó;
- HTX phải hoàn trả lại toàn bộ vốn vay cho các chủ nợ vào một thời điểm nào đó trong tương lai;
- HTX có thể phải thế chấp bằng các loại tài sản như hàng hoá các loại, tài sản cố định, quyền sở hữu tài sản hay các biện pháp bảo lãnh cho vay.
Do đó để đảm bảo an toàn cho HTX trong quá trình hoạt động, các HTX cần cân nhắc thận trọng khi quyết định vay vốn.
2.2. Quản lý và sử dụng tài sản trong hợp tác xã
2.2.1. Khái niệm tài sản và quản lý tài sản
Tài sản của HTX là các nguồn lực do HTX kiểm soát, nắm giữ và có thể thu được lợi ích kinh tế trong tương lai từ việc sử dụng tài sản đó. Những tài sản này được biểu hiện cả dưới hình thái vật chất như nhà xưởng, máy móc thiết bị, vật tư, hàng hóa, tiền và cả không thể hiện dưới hình thái vật chất như bằng sáng chế, bản quyền.
Quản lý tài sản là quá trình đánh giá, vận hành, nâng cấp, duy trì, thay thế và loại bỏ tài sản một cách có hệ thống nhằm mang lại giá trị sử dụng hiệu quả nhất đối với loại tài sản đó.
Quản lý tài sản giúp các HTX nắm được tình hình tài sản của HTX mình đồng thời giúp cho nhà quản lý biết được việc sử dụng tài sản đã hiệu quả chưa từ đó mới có thể đưa ra được những biện pháp sử dụng tài sản một cách phù hợp nhất.
2.2.2. Phân loại tài sản
a) Tài sản ngắn hạn
Tài sản ngắn hạn là những tài sản thuộc quyền sở hữu của HTX mà thời gian sử dụng, thu hồi, luân chuyển thường là trong một năm hoặc một chu kỳ sản xuất kinh doanh.
Đặc điểm của tài sản ngắn hạn là khi tham gia vào quá trình sản xuất kinh doanh, toàn bộ giá trị của nó được chuyển vào giá trị sản phẩm mới, được tính vào giá thành sản phẩm sản xuất trong kỳ và được bù đắp lại khi sản phẩm được tiêu thụ.
Theo khoản 1, Điều 10, Thông tư 83: Tài sản ngắn hạn trong HTX gồm khoản phải thu khách hàng, các loại vật tư, nguyên liệu, vật liệu, công cụ, dụng cụ, thành phẩm, hàng hóa, bán thành phẩm, sản phẩm dở dang, tiền mặt tồn quỹ, số dư tiền gửi ngân hàng, cổ phiếu, trái phiếu tồn quỹ.
- Các khoản phải thu ngắn hạn: Đây là các khoản nợ có thời gian thu hồi trong vòng một năm như:
+ Khoản phải thu từ khách hàng;
+ Thuế giá trị gia tăng đầu vào được khấu trừ;
+ Các khoản thu nội bộ;
+ Các khoản thu khác.
- Hàng tồn kho: Đây là một bộ phận tài sản của HTX nhưng là đang trong quá trình sản xuất kinh doanh hoặc được chở để tiêu thụ, bao gồm:
+ Nguyên vật liệu;
+ Dụng cụ;
+ Công cụ;
+ Sản phẩm dở dang (những chi phí đã phát sinh cho việc sản xuất);
+ Hàng tồn kho dự phòng;
+ Số hàng hóa và hàng gửi đi bán.
- Tài sản ngắn hạn khác: là tài sản còn lại sau khi đã trừ những tài sản phía trên.
b) Tài sản dài hạn
Là những tài sản có thời gian sử dụng, luân chuyển và thu hồi dài trên 12 tháng hoặc trong nhiều chu kỳ kinh doanh và ít khi thay đổi hình thái giá trị trong quá trình kinh doanh.
Tài sản dài hạn bao gồm: tài sản cố định, các khoản phải thu dài hạn, các khoản đầu tư tài chính dài hạn, bất động sản đầu tư và các loại tài sản dài hạn khác.
- Tài sản cố định là những tài sản có giá trị lớn và sử dụng được trong nhiều chu kỳ sản xuất, kinh doanh của HTX. Để được ghi nhận là tài sản cố định phải thỏa mãn các điều kiện theo Thông tư 45/2013/TT-BTC của Bộ Tài chính:
+ Là những tài sản hữu hình, phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh của HTX;
+ Chắc chắn thu được lợi ích kinh tế trong tương lai từ việc sử dụng tài sản đó;
+ Có thời gian sử dụng trên 1 năm trở lên;
+ Nguyên giá tài sản phải được xác định một cách tin cậy và có giá trị từ 30.000.000 đồng trở lên.
- Các khoản phải thu dài hạn là tài sản hợp pháp, lợi ích của HTX, hiện đang bị các đối tượng khác chiếm giữ và có kỳ hạn thu hồi trên 12 tháng, các khoản phải thu dài hạn bao gồm: phải thu dài hạn của khách hàng, phải thu dài hạn nội bộ, vốn kinh doanh ở đơn vị trực thuộc, phải thu về cho vay các khoản phải thu dài hạn khác.
- Các tài sản dài hạn khác là các tài sản thời gian thu hồi hoặc sử dụng trên 1 năm tại thời điểm báo cáo như: các chi phí sản xuất kinh doanh dở dang; chi phí xây dựng cơ bản dở dang; chi phí trả trước dài hạn; tài sản thuế thu nhập hoãn lại; các khoản ký cược, ký quỹ dài hạn.
2.2.3. Khấu hao tài sản cố định
2.2.3.1. Phân loại tài sản cố định
a) Căn cứ vào hình thái biểu hiện, tài sản cố định (TSCĐ) được phân loại thành:
- Tài sản cố định hữu hình: Là những tài sản có hình thái vật chất như: Nhà cửa, vật kiến trúc; Máy móc, thiết bị; Phương tiện vận tải, thiết bị truyền dẫn; Thiết bị, dụng cụ quản lý …
- Tài sản cố định vô hình: Là tài sản không có hình thái vật chất nhưng xác định được giá trị như: phần mềm máy vi tính, bằng sáng chế, bản quyền …
b) Căn cứ vào mục đích sử dụng, TSCĐ được phân loại thành:
- Tài sản cố định dùng cho sản xuất kinh doanh
- Tài sản cố định dùng cho quản lý
- Tài sản cố định dùng cho hoạt động phúc lợi
c) Căn cứ vào tình trạng sử dụng, TSCĐ được phân loại thành:
- Tài sản cố định đang sử dụng
- Tài sản cố định chưa sử dụng
- Tài sản cố định chờ thanh lý
d) Căn cứ vào cách xử lý tài sản khi thành viên ra khỏi hợp tác xã, hoặc khi HTX chấm dứt hoạt động, TSCĐ được phân loại thành:
- Tài sản cố định không chia: Tài sản không chia là tài sản không được chia cho thành viên, khi họ chấm dứt tư cách thành viên, hoặc khi HTX chấm dứt hoạt động.
- Tài sản cố định được chia: Tài sản được chia là tài sản được chia cho thành viên, khi họ chấm dứt tư cách thành viên, hoặc khi HTX chấm dứt hoạt động.
2.2.3.2. Xác định nguyên giá tài sản cố định
a) Nguyên giá TSCĐ hữu hình: là toàn bộ các chi phí mà HTX phải bỏ ra để có tài sản cố định hữu hình tính đến thời điểm đưa tài sản đó vào trạng thái sẵn sàng sử dụng.
- TSCĐ hữu hình mua sắm:
+ Nguyên giá TSCĐ hữu hình mua sắm (kể cả mua mới và cũ): là giá mua thực tế phải trả cộng (+) các khoản thuế (không bao gồm các khoản thuế được hoàn lại), các chi phí liên quan trực tiếp phải chi ra tính đến thời điểm đưa tài sản cố định vào trạng thái sẵn sàng sử dụng như: lãi tiền vay phát sinh trong quá trình đầu tư mua sắm tài sản cố định; chi phí vận chuyển, bốc dỡ; chi phí nâng cấp; chi phí lắp đặt, chạy thử; lệ phí trước bạ và các chi phí liên quan trực tiếp khác.
+ Trường hợp TSCĐ hữu hình mua trả chậm, trả góp, nguyên giá TSCĐ là giá mua trả tiền ngay tại thời điểm mua cộng (+) các khoản thuế (không bao gồm các khoản thuế được hoàn lại), các chi phí liên quan trực tiếp phải chi ra tính đến thời điểm đưa TSCĐ vào trạng thái sẵn sàng sử dụng như: chi phí vận chuyển, bốc dỡ; chi phí nâng cấp; chi phí lắp đặt, chạy thử; lệ phí trước bạ (nếu có).
+ Trường hợp mua TSCĐ hữu hình là nhà cửa, vật kiến trúc gắn liền với quyền sử dụng đất thì giá trị quyền sử dụng đất phải xác định riêng và ghi nhận là TSCĐ vô hình nếu đáp ứng đủ tiêu chuẩn theo quy định, còn TSCĐ hữu hình là nhà cửa, vật kiến trúc thì nguyên giá là giá mua thực tế phải trả cộng (+) các khoản chi phí liên quan trực tiếp đến việc đưa TSCĐ hữu hình vào sử dụng.
+ Trường hợp sau khi mua TSCĐ hữu hình là nhà cửa, vật kiến trúc gắn liền với quyền sử dụng đất, HTX dỡ bỏ hoặc huỷ bỏ để xây dựng mới thì giá trị quyền sử dụng đất phải xác định riêng và ghi nhận là TSCĐ vô hình nếu đáp ứng đủ tiêu chuẩn; nguyên giá của TSCĐ xây dựng mới được xác định là giá quyết toán công trình đầu tư xây dựng theo quy định tại Quy chế quản lý đầu tư và xây dựng hiện hành. Những tài sản dỡ bỏ hoặc huỷ bỏ được xử lý hạch toán theo quy định hiện hành đối với thanh lý tài sản cố định.
- TSCĐ hữu hình mua theo hình thức trao đổi:
+ Nguyên giá TSCĐ mua theo hình thức trao đổi với một TSCĐ hữu hình không tương tự hoặc tài sản khác là giá trị hợp lý của TSCĐ hữu hình nhận về, hoặc giá trị hợp lý của TSCĐ đem trao đổi (sau khi cộng thêm các khoản phải trả thêm hoặc trừ đi các khoản phải thu về) cộng (+) các khoản thuế (không bao gồm các khoản thuế được hoàn lại), các chi phí liên quan trực tiếp phải chi ra đến thời điểm đưa TSCĐ vào trạng thái sẵn sàng sử dụng, như: chi phí vận chuyển, bốc dỡ; chi phí nâng cấp; chi phí lắp đặt, chạy thử; lệ phí trước bạ (nếu có).
+ Nguyên giá TSCĐ hữu hình mua theo hình thức trao đổi với một TSCĐ hữu hình tương tự, hoặc có thể hình thành do được bán để đổi lấy quyền sở hữu một tài sản tương tự là giá trị còn lại của TSCĐ hữu hình đem trao đổi.
- TSCĐ hữu hình tự xây dựng hoặc tự sản xuất
+ Nguyên giá TSCĐ hữu hình tự xây dựng là giá trị quyết toán công trình khi đưa vào sử dụng. Trường hợp TSCĐ đã đưa vào sử dụng nhưng chưa thực hiện quyết toán thì HTX hạch toán nguyên giá theo giá tạm tính và điều chỉnh sau khi quyết toán công trình hoàn thành.
+ Nguyên giá TSCĐ hữu hình tự sản xuất là giá thành thực tế của TSCĐ hữu hình cộng (+) các chi phí lắp đặt chạy thử, các chi phí khác trực tiếp liên quan tính đến thời điểm đưa TSCĐ hữu hình vào trạng thái sẵn sàng sử dụng (trừ các khoản lãi nội bộ, giá trị sản phẩm thu hồi được trong quá trình chạy thử, sản xuất thử, các chi phí không hợp lý như vật liệu lãng phí, lao động hoặc các khoản chi phí khác vượt quá định mức quy định trong xây dựng hoặc sản xuất).
- TSCĐ được tài trợ, được biếu, được tặng, do phát hiện thừa:
+ Nguyên giá là giá trị theo đánh giá thực tế của Hội đồng giao nhận hoặc tổ chức định giá chuyên nghiệp.
- Tài sản cố định hữu hình được cấp; được điều chuyển đến:
+ Nguyên giá TSCĐ hữu hình được cấp, được điều chuyển đến bao gồm giá trị còn lại của TSCĐ trên số kế toán ở đơn vị cấp, đơn vị điều chuyển hoặc giá trị theo đánh giá thực tế của tổ chức định giá chuyên nghiệp theo quy định của pháp luật, cộng (+) các chi phí liên quan trực tiếp mà bên nhận tài sản phải chi ra tính đến thời điểm đưa TSCĐ vào trạng thái sẵn sàng sử dụng như chi phí thuê tổ chức định giá; chi phí nâng cấp, lắp đặt, chạy thử…
Tài sản cố định hữu hình nhận góp vốn, nhận lại vốn góp:
+ TSCĐ nhận góp vốn, nhận lại vốn góp là giá trị do các thành viên định giá nhất trí; hoặc HTX và người góp vốn thoả thuận; hoặc do tổ chức chuyên nghiệp định giá theo quy định của pháp luật và được các thành viên chấp thuận
b) Nguyên giá tài sản cố định vô hình:
- Nguyên giá TSCĐ vô hình mua sắm:
+ Là giá mua thực tế phải trả cộng (+) các khoản thuế (không bao gồm các khoản thuế được hoàn lại) và các chi phí liên quan trực tiếp phải chi ra tính đến thời điểm đưa tài sản vào sử dụng.
+ Trường hợp TSCĐ vô hình mua sắm theo hình thức trả chậm, trả góp, nguyên giá TSCĐ là giá mua tài sản theo phương thức trả tiền ngay tại thời điểm mua (không bao gồm lãi trả chậm).
- Nguyên giá TSCĐ vô hình mua theo hình thức trao đổi
+ Nguyên giá TSCĐ vô hình mua theo hình thức trao đổi với một TSCĐ vô hình không tương tự hoặc tài sản khác là giá trị hợp lý của TSCĐ vô hình nhận về, hoặc giá trị hợp lý của tài sản đem trao đổi (sau khi cộng thêm các khoản phải trả thêm hoặc trừ đi các khoản phải thu về) cộng (+) các khoản thuế (không bao gồm các khoản thuế được hoàn lại), các chi phí liên quan trực tiếp phải chi ra tính đến thời điểm đưa tài sản vào sử dụng theo dự tính.
+ Nguyên giá TSCĐ vô hình mua dưới hình thức trao đổi với một TSCĐ vô hình tương tự, hoặc có thể hình thành do được bán để đổi lấy quyền sở hữu một tài sản tương tự là giá trị còn lại của TSCĐ vô hình đem trao đổi.
- Nguyên giá TSCĐ vô hình được cấp, được biếu, được tặng, được điều chuyển đến:
+ Nguyên giá là giá trị hợp lý ban đầu cộng (+) các chi phí liên quan trực tiếp phải chi ra tính đến việc đưa tài sản vào sử dụng.
+ Nguyên giá TSCĐ được điều chuyển đến là nguyên giá ghi trên sổ sách kế toán của HTX có tài sản điều chuyển. HTX tiếp nhận tài sản điều chuyển có trách nhiệm hạch toán nguyên giá, giá trị hao mòn, giá trị còn lại của tài sản theo quy định.
- Nguyên giá TSCĐ vô hình được tạo ra từ nội bộ hợp tác xã:
+ Nguyên giá là các chi phí liên quan trực tiếp đến khâu xây dựng, sản xuất thử nghiệm phải chi ra tính đến thời điểm đưa TSCĐ đó vào sử dụng theo dự tính.
+ Riêng các chi phí phát sinh trong nội bộ để HTX có nhãn hiệu hàng hoá, quyền phát hành, danh sách khách hàng, chi phí phát sinh trong giai đoạn nghiên cứu và các khoản mục tương tự không đáp ứng được tiêu chuẩn và nhận biết TSCĐ vô hình được hạch toán vào chi phí kinh doanh trong kỳ.
- Nguyên giá TSCĐ vô hình là quyền sử dụng đất:
+ Nguyên giá là toàn bộ khoản tiền chi ra để có quyền sử dụng đất hợp pháp cộng (+) các chi phí cho đền bù giải phóng mặt bằng, san lấp mặt bằng, lệ phí trước bạ (không bao gồm các chi phí chi ra để xây dựng các công trình trên đất); hoặc là giá trị quyền sử dụng đất nhận góp vốn.
2.2.3.3. Tính khấu hao tài sản cố định
Tài sản cố định trong quá trình sử dụng sẽ bị hao mòn, nghĩa là tài sản bị giảm dần giá trị sử dụng và giá trị của tài sản cố định do tham gia vào hoạt động sản xuất kinh doanh, do bào mòn của tự nhiên, do tiến bộ kỹ thuật... Để có thể tái tạo lại tài sản cố định khi nó không còn sử dụng được nữa, HTX phải thực hiện việc trích khấu hao.
Khấu hao tài sản cố định là việc tính toán và phân bổ một cách có hệ thống nguyên giá của tài sản cố định vào chi phí sản xuất, kinh doanh trong thời gian trích khấu hao của tài sản cố định.
Theo quy định của pháp luật hiện nay, có 3 phương pháp trích khấu hao: phương pháp khấu hao đường thẳng; phương pháp khấu hao theo số dư giảm dần có điều chỉnh; phương pháp khấu hao theo số lượng, khối lượng sản phẩm.
Căn cứ khả năng đáp ứng các điều kiện áp dụng quy định cho từng phương pháp trích khấu hao tài sản cố định, HTX được lựa chọn các phương pháp trích khấu hao phù hợp với từng loại tài sản cố định của hợp tác xã.
Tài liệu này chỉ hướng dẫn chi tiết phương pháp khấu hao theo đường thẳng.
Nội dung của phương pháp khấu hao theo đường thẳng
- Dựa vào Thông tư 45/2013/TT-BTC về hướng dẫn chế độ quản lý, sử dụng và trích khấu hao tài sản cố định, HTX chọn thời gian sử dụng hữu ích của tài sản cần trích khấu hao.
- Xác định mức trích khấu hao trung bình hàng năm cho tài sản cố định theo công thức dưới đây:
Mức trích khấu hao trung bình hàng năm của tài sản cố định | Nguyên giá của tài sản cố định |
Thời gian sử dụng của tài sản cố định |
- Mức trích khấu hao trung bình hàng tháng bằng số khấu hao phải trích cả năm chia cho 12 tháng.
Trường hợp thời gian sử dụng hay nguyên giá của tài sản cố định thay đổi
HTX phải xác định lại mức trích khấu hao trung bình của tài sản cố định bằng cách lấy giá trị còn lại trên sổ kế toán chia (:) cho thời gian sử dụng xác định lại hoặc thời gian sử dụng còn lại (được xác định là chênh lệch giữa thời gian sử dụng đã đăng ký trừ thời gian đã sử dụng) của tài sản cố định.
Mức trích khấu hao cho năm cuối cùng của thời gian sử dụng tài sản cố định
Mức trích khấu hao cho năm cuối cùng của thời gian sử dụng tài sản cố định được xác định là hiệu số giữa nguyên giá tài sản cố định và số khấu hao luỹ kế đã thực hiện đến năm trước năm cuối cùng của tài sản cố định đó.
Ví dụ tính và trích khấu hao tài sản cố định
HTX An Bình mua một tài sản cố định (mới 100%) với giá ghi trên hoá đơn là 119 triệu đồng, chiết khấu mua hàng là 5 triệu đồng, chi phí vận chuyển là 3 triệu đồng, chi phí lắp đặt, chạy thử là 3 triệu đồng.
- Biết rằng tài sản cố định có tuổi thọ kỹ thuật là 12 năm, thời gian sử dụng của tài sản cố định HTX dự kiến là 10 năm (được HTX xác định theo điều 10 Thông tư 45/2013/TT-BTC hướng dẫn Xác định thời gian trích khấu hao của tài sản cố định hữu hình), tài sản được đưa vào sử dụng vào ngày 1/1/2019.
Nguyên giá tài sản cố định = 119 triệu - 5 triệu + 3 triệu+ 3 triệu = 120 triệu đồng
Mức trích khấu hao trung bình hàng năm = 120 triệu : 10 năm =12 triệu đồng/năm.
Mức trích khấu hao trung bình hàng tháng = 12 triệu : 12 tháng = 1 triệu đồng/ tháng.
Hàng năm, HTX trích 12 triệu đồng chi phí trích khấu hao tài sản cố định đó vào chi phí kinh doanh.
- Sau 5 năm sử dụng, HTX nâng cấp tài sản cố định với tổng chi phí là 30 triệu đồng, thời gian sử dụng được đánh giá lại là 6 năm (tăng 1 năm so với thời gian sử dụng đã đăng ký ban đầu), ngày hoàn thành đưa vào sử dụng là 1/1/2024.
Nguyên giá tài sản cố định = 120 triệu đồng + 30 triệu đồng = 150 triệu đồng
Số khấu hao luỹ kế đã trích = 12 triệu đồng (x) 5 năm = 60 triệu đồng
Giá trị còn lại trên sổ kế toán = 150 triệu đồng - 60 triệu đồng = 90 triệu đồng
Mức trích khấu hao trung bình hàng năm = 90 triệu đồng : 6 năm = 15 triệu đồng/ năm
Mức trích khấu hao trung bình hàng tháng = 15.000.000 đồng : 12 tháng =1.250.000 đồng/ tháng.
Từ năm 2024 trở đi, HTX trích khấu hao vào chi phí kinh doanh mỗi tháng 1.250.000 đồng đối với tài sản cố định vừa được nâng cấp.
Lưu ý, trong một số trường hợp sau đây, HTX không được trích khấu hao TSCĐ:
- TSCĐ đã khấu hao hết giá trị nhưng vẫn đang sử dụng vào hoạt động sản xuất kinh doanh.
- TSCĐ khấu hao chưa hết bị mất.
- TSCĐ khác do HTX quản lý mà không thuộc quyền sở hữu của HTX (trừ TSCĐ thuê tài chính).
- TSCĐ không được quản lý, theo dõi, hạch toán trong sổ sách kế toán của hợp tác xã.
- TSCĐ sử dụng trong các hoạt động phúc lợi phục vụ người lao động của HTX (trừ các TSCĐ phục vụ cho người lao động làm việc tại HTX như: nhà nghỉ giữa ca, nhà ăn giữa ca, nhà thay quần áo, nhà vệ sinh, bể chứa nước sạch, nhà để xe, phòng hoặc trạm y tế để khám chữa bệnh, xe đưa đón người lao động, cơ sở đào tạo, dạy nghề, nhà ở cho người lao động do HTX đầu tư xây dựng).
- TSCĐ từ nguồn viện trợ không hoàn lại sau khi được cơ quan có thẩm quyền bàn giao cho HTX để phục vụ công tác nghiên cứu khoa học.
- TSCĐ vô hình là quyền sử dụng đất lâu dài có thu tiền sử dụng đất hoặc nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất lâu dài hợp pháp.
2.2.4. Nguyên tắc quản lý tài sản
- HTX xây dựng quy chế để quản lý chặt chẽ tài sản ngắn hạn. HTX phải mở sổ theo dõi chặt chẽ các hoạt động thu chi tiền mặt, tiền gửi, cổ phiếu, trái phiếu, ngoại tệ và phải phản ánh đầy đủ, kịp thời các khoản thu, chi, thực hiện đúng quy chế quản lý tiền mặt. Hàng tháng phải thực hiện kiểm kê quỹ tiền mặt và đối chiếu số dư tài khoản tiền gửi ngân hàng.
- Mọi trường hợp nhập, xuất kho đều phải lập đầy đủ các chứng từ và ghi chép vào sổ sách có liên quan (phiếu nhập, xuất kho; các sổ kho vật liệu, sản phẩm hàng hóa).
- Giá gốc của tài sản ngắn hạn mua ngoài: Là giá mua cộng với chi phí vận chuyển, bảo quản, phí bảo hiểm, chọn lọc, tái chế (nếu có), các khoản thuế, phí có liên quan (không bao gồm các khoản thuế được hoàn lại).
- Giá gốc của tài sản ngắn hạn do HTX tự chế: Là giá vật tư xuất kho cộng với chi phí thực tế phát sinh trong quá trình tự chế.
- Giá gốc của vật tư thuê ngoài gia công, chế biến: Là giá vật tư thực tế xuất kho giao gia công cộng với chi phí gia công, chi phí vận chuyển, bốc dỡ.
- Toàn bộ giá trị những tài sản ngắn hạn đã xuất dùng phải tính vào chi phí của đối tượng sử dụng trong kỳ sản xuất kinh doanh, dịch vụ của hợp tác xã.
- Những trường hợp xuất dùng công cụ, dụng cụ có giá trị lớn, có thời gian sử dụng từ một năm trở lên thì chi phí được phân bổ vào nhiều chu kỳ sản xuất kinh doanh nhưng tối đa không quá 3 năm.
- Việc chuyển nhượng, thanh lý, xử lý tài sản ngắn hạn của HTX do Hội đồng quản trị quyết định theo thẩm quyền được đại hội thành viên giao và được quy định tại điều lệ, quy chế quản lý tài chính của HTX phù hợp với các quy định pháp luật có liên quan.
- HTX được hạch toán khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho theo quy định tại Thông tư số 48/2019/TT-BTC ngày 08 tháng 08 năm 2019 hướng dẫn việc trích lập và xử lý các khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho, tổn thất các khoản đầu tư, nợ phải thu khó đòi và bảo hành sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ, công trình xây dựng tại HTX.
2.2.5. Các biện pháp quản lý và nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản
a) Các biện pháp quản lý và nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn
- HTX cần xây dựng quy chế quản lý, bảo quản, sử dụng tài sản ngắn hạn, quy định rõ trách nhiệm của từng bộ phận, cá nhân đối với các trường hợp làm hư hỏng, mất mát tài sản.
- Định kỳ và khi kết thúc năm tài chính, cần tiến hành kiểm kê toàn bộ vật tư, sản phẩm, hàng hóa hiện có, xác định chính xác số tài sản thừa, thiếu, ứ đọng, mất phẩm chất, nguyên nhân và xử lý trách nhiệm.
- Phải mở sổ theo dõi chi tiết tất cả các khoản công nợ phải thu, bao gồm: phải thu về tạm ứng, phải thu về tiền phạt…; theo dõi chi tiết theo dõi từng chủ nợ, nội dung từng khoản vay, thời hạn vay và từng lần thanh toán.
- Phải theo dõi tình hình trả nợ vay, thực hiện việc kiểm tra, giám sát tình hình sử dụng tiền vay đúng mục đích, trả nợ kịp thời không để phát sinh nợ quá hạn.
- Thủ kho có trách nhiệm bảo quản toàn bộ tài sản ngắn hạn ở trong kho. Những hàng hoá, vật tư để ở ngoài kho thì phải cử người bảo vệ; Mọi trường hợp nhập, xuất kho đối với các loại vật tư đều phải lập đầy đủ các chứng từ và ghi chép vào sổ sách.
b) Các biện pháp quản lý và nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản dài hạn
- Mọi TSCĐ trong HTX phải có bộ hồ sơ riêng (gồm biên bản giao nhận TSCĐ, hợp đồng, hoá đơn mua TSCĐ và các chứng từ, giấy tờ khác có liên quan). Mỗi TSCĐ phải được phân loại, đánh số và có thẻ riêng, được theo dõi chi tiết theo từng đối tượng ghi TSCĐ và được phản ánh trong sổ theo dõi TSCĐ.
- Mỗi TSCĐ phải được quản lý theo nguyên giá, số hao mòn luỹ kế và giá trị còn lại trên sổ sách kế toán: Giá trị còn lại trên sổ kế toán của TSCĐ bằng nguyên giá của tài sản cố định trừ số hao mòn luỹ kế của TSCĐ.
- Đối với những TSCĐ không cần dùng, chờ thanh lý nhưng chưa hết khấu hao, HTX phải thực hiện quản lý, theo dõi, bảo quản và trích khấu hao theo quy định theo quy định hiện hành.
- HTX phải thực hiện việc quản lý đối với những tài sản cố định đã khấu hao hết nhưng vẫn tham gia vào hoạt động kinh doanh như những TSCĐ thông thường.
2.3. Quản lý chi phí trong hợp tác xã
2.3.1. Khái niệm chi phí và quản lý chi phí
Chi phí là những hao phí vật chất và hao phí lao động, được biểu hiện dưới hình thái giá trị đã sử dụng trực tiếp hoặc gián tiếp cho hoạt động kinh doanh trong một thời kỳ, như: chi phí nguyên liệu, vật liệu, nhiên liệu; chi phí tiền lương, bảo hiểm xã hội; chi phí khấu hao TSCĐ; chi phí dịch vụ mua ngoài; chi phí để thu hồi một khoản nợ đã xóa sổ trước đây …
Quản lý chi phí là quá trình phân tích, ước tính và đưa ra các biện pháp kiểm soát chi phí nhằm đảm bảo rằng chi phí thực tế phát sinh không vượt quá kế hoạch chi phí đã được duyệt.
2.3.2. Xác định và phân loại chi phí
a) Phân loại chi phí căn cứ vào đối tượng chịu chi phí
- Chi phí trực tiếp: Là những chi phí sản xuất kinh doanh có quan hệ đến từng đối tượng chịu chi phí và có thể hạch toán trực tiếp cho từng đối tượng tập hợp chi phí.
- Chi phí gián tiếp: Là những chi phí không có quan hệ trực tiếp với từng đối tượng hạch toán chi phí sản xuất kinh doanh như: chi phí quản lý hợp tác xã, chi phí khấu hao của những tài sản dùng chung cho nhiều đối tượng tập hợp chi phí…
b) Phân loại chi phí căn cứ vào mối quan hệ giữa chi phí với quá trình sản xuất kinh doanh
- Chi phí cố định (định phí): là những chi phí không thay đổi theo khối lượng sản xuất, như:
+ Chi phí tiền lương thời gian trả cho người lao động;
+ Chi phí khấu hao;
+ Chi phí bảo hiểm;
+ Chi phí bảo trì nhà xưởng và thiết bị;
+ …
- Chi phí biến đổi (biến phí): là những chi phí thay đổi theo khối lượng sản xuất, như:
+ Chi phí tiền lương trả theo sản phẩm;
+ Chi phí nguyên liệu;
+ Hoa hồng bán hàng;
+ …
c) Phân loại chi phí căn cứ vào các khoản mục tính giá thành:
- Chi phí nguyên vật liệu chính;
- Chi phí vật liệu phụ;
- Chi phí công cụ, dụng cụ;
- Chi phí khấu hao TSCĐ trực tiếp sản xuất;
- Chi phí tiền công lao động trực tiếp;
- Chi phí dịch vụ mua ngoài;
- Chi phí khác bằng tiền: thuế môn bài, chi hiệp hội ngành nghề…;
- Chi phí chung được phân bổ.
d) Phân loại giá thành theo phạm vi chi phí
- Giá thành sản xuất của các sản phẩm và dịch vụ bao gồm các khoản:
+ Chi phí vật tư trực tiếp: như chi phí nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu sử dụng trực tạo ra sản phẩm, dịch vụ;
+ Chi phí nhân công trực tiếp, bao gồm các khoản: tiền lương, tiền công, các khoản trích nộp của công nhân trực tiếp tạo ra sản phẩm và dịch vụ mà HTX phải nộp theo quy định;
+ Chi phí sản xuất chung: là các chi phí sử dụng chung cho hoạt động sản xuất, chế biến của phân xưởng trực tiếp tạo ra sản phẩm, dịch vụ.
- Giá thành toàn bộ của các sản phẩm và dịch vụ bao gồm các khoản:
+ Giá thành sản xuất của sản phẩm, dịch vụ đã tiêu thụ;
+ Chi phí bán hàng;
+ Chi phí quản lý HTX.
e) Phân loại giá thành theo thời điểm tính và số liệu tính giá thành:
- Giá thành kế hoạch;
- Giá thành định mức;
- Giá thành thực tế.
2.3.3. Các biện pháp quản lý chi phí
Ban giám đốc HTX cần lưu ý những biện pháp sau đây nhằm quản lý chi phí hợp lý và hiệu quả.
Hiểu rõ cấu trúc doanh thu, chi phí của hợp tác xã
Ban giám đốc HTX phải xác định nguồn doanh thu của mình: bao nhiêu từ việc bán sản phẩm và dịch vụ? Sau đó tìm ra những chi phí cụ thể có liên quan và tương ứng với việc tạo ra nguồn doanh thu. Cuối cùng, xác định chính xác những loại chi phí liên quan và chi phí không liên quan trực tiếp đến quá trình tạo ra doanh thu.
Cắt giảm chi phí ngay trong các hoạt động thường nhật của HTX
Một số chi phí nhỏ có thể được cắt giảm mà ít gây ra rủi ro nhất đến chất lượng sản phẩm, dịch vụ của HTX thông qua một số biện pháp sau:
- Ban hành quy định và quy chế thưởng phạt với các hành vi gây lãng phí không cần thiết trong hợp tác xã;
- Tìm kiếm nhà cung cấp rẻ hơn với chất lượng sản phẩm/ dịch vụ tương tự nhưng với chi phí thấp hơn nhà cung cấp hiện tại;
- Chỉ sử dụng các dịch vụ cao cấp khi đi công tác hay tiếp khách trong trường hợp thực sự cần thiết và phải theo đúng quy chế quản lý tài chính của hợp tác xã.
Xây dựng định mức chi phí
Định mức chi phí (hay chi phí tiêu chuẩn) có liên quan đến từng đơn vị sản phẩm cụ thể. Mỗi sản phẩm chế tạo hay dịch vụ đều có một định mức phí.
Định mức chi phí là khoản chi phí được xác định trước bằng cách lập ra những tiêu chuẩn gắn với từng trường hợp hay từng điều kiện việc làm cụ thể.
Định mức chi phí không những chỉ ra được một khoản chi phí dự kiến là bao nhiêu mà còn xác định nên chi trong trường hợp nào.
Lập dự toán sản xuất kinh doanh
Lập dự toán kinh doanh chính là cơ sở cho việc phân tích tình hình biến động chi phí, xác định rõ nguyên nhân khách quan cũng như chủ quan trong quá trình thực hiện dự toán. Từ đó thấy được những chi phí phát sinh ngoài dự toán cần điều chỉnh.
2.4. Quản lý doanh thu và thu nhập khác trong hợp tác xã
2.4.1. Khái niệm doanh thu và thu nhập khác
Doanh thu là giá trị hàng hoá được bán hay dịch vụ được cung cấp và đã được chấp nhận thanh toán.
Doanh thu của HTX bao gồm: Doanh thu từ hoạt động sản xuất, kinh doanh và doanh thu hoạt động tài chính, tín dụng nội bộ, trong đó:
- Doanh thu từ hoạt động sản xuất kinh doanh là toàn bộ giá trị của sản phẩm, dịch vụ mà HTX đã bán, cung cấp và đã được khách hàng (thành viên hoặc không phải thành viên hợp tác xã) thanh toán hoặc chấp nhận thanh toán.
- Doanh thu từ hoạt động tài chính, tín dụng nội bộ bao gồm: các khoản thu phát sinh từ tiền bản quyền, cho các bên khác sử dụng tài sản của hợp tác xã; tiền lãi từ việc cho vay vốn, lãi tiền gửi, lãi bán hàng trả chậm, trả góp, lãi cho thuê tài chính; lợi nhuận, cổ tức được chia từ việc góp vốn, mua cổ phần; tiền lãi cho vay của hoạt động tín dụng nội bộ.
Thu nhập khác gồm các khoản thu từ việc thanh lý, nhượng bán tài sản cố định, thu tiền bảo hiểm được bồi thường, các khoản nợ phải trả nay không có chủ nợ được ghi tăng thu nhập; thu tiền phạt khách hàng do vi phạm hợp đồng, giá trị tài sản trí tuệ, bản quyền được bên nhận vốn góp chấp nhận, được ghi nhận là thu nhập khác của hợp tác xã...
2.4.2. Xác định và phân loại thu nhập
- Đối với sản phẩm, hàng hoá đem bán, dịch vụ cung cấp: doanh thu là giá trị sản phẩm, hàng hoá đã bán, dịch vụ đã cung cấp và đã được thanh toán hoặc được chấp nhận thanh toán.
- Đối với hàng hoá nhận bán hộ, ký gửi: doanh thu được tính bằng khoản huê hồng được hưởng từ việc bán hộ hàng hóa.
- Đối với hàng hoá nhận gia công: thì doanh thu tính theo giá trị gia công ghi trên hóa đơn (bao gồm tiền công lao động, nhiên liệu, động lực, vật liệu phụ và chi phí khác liên quan) của khối lượng sản phẩm gia công hoàn thành trong kỳ được bên thuê gia công chấp nhận thanh toán.
- Đối với sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ HTX sản xuất ra dùng để trao đổi, biếu, tặng, thưởng, trang bị cho người lao động thì doanh thu là giá bán của sản phẩm cùng loại hoặc tương đương trên thị trường tại thời điểm phát sinh hoạt động đó.
- Đối với hoạt động cho thuê TSCĐ: doanh thu được tính bằng giá trị cho thuê thực hiện trong kỳ, chứ không phải số tiền được nhận hay ứng trước trong kỳ.
- Đối với hoạt động dịch vụ giao khoán: doanh thu là số tiền phải thu ghi trong hợp đồng giao nhận khoán đến hạn phải trả.
- Đối với hoạt động tín dụng nội bộ: doanh thu là lãi tiền cho vay đến hạn phải thu trong kỳ.
- Đối với sản phẩm, dịch vụ do HTX sản xuất dùng vào phục vụ sản xuất kinh doanh như điện máy nổ của hợp tác xã, sản phẩm sản xuất ra để làm TSCĐ của HTX thì doanh thu là các chi phí trực tiếp, gián tiếp làm ra sản phẩm đó.
- Đối với hoạt động dịch vụ giao khoán trong HTX thì doanh thu là số tiền phải thu ghi trong hợp đồng giao nhận khoán đến hạn phải trả.
Lưu ý, các khoản sau không được tính vào doanh thu của hợp tác xã:
- Các khoản hỗ trợ đầu tư của nhà nước (bằng tiền hoặc hiện vật) cho giao thông, thủy nông và hạ tầng cơ sở khác. Sau khi tiếp nhận tài sản để quản lý và sử dụng thì hạch toán tăng vốn không chia của hợp tác xã;
- Giá trị hàng hoá gửi bán;
- Giá trị hàng hoá đã ghi vào hóa đơn bán hàng và đã thu tiền nhưng chưa xuất hàng;
- Giá trị hàng hóa xuất giao cho bên ngoài gia công, chế biến;
- Dịch vụ đã cung cấp nhưng chưa được chấp nhận thanh toán…;
- Trợ giá cước vận chuyển hỗ trợ chi phí cho vùng núi, biên giới: HTX hạch toán giảm chi phí trong năm;
- Tiền mặt, tài sản do tổ chức, cá nhân tặng hợp tác xã: Hạch toán tăng tiền hoặc tài sản; đồng thời tăng vốn không chia của hợp tác xã.
2.4.3. Các biện pháp quản lý thu nhập
a) Tuân thủ quy trình phân phối lợi nhuận trong hợp tác xã:
Bước 1: Bù đắp các khoản lỗ các năm trước của HTX theo quy định của Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp.
Bước 2: Nộp thuế theo quy định của pháp luật về thuế.
Bước 3: Bù đắp khoản lỗ của các năm trước đã hết thời hạn được trừ vào thu nhập tính thuế.
Bước 4: Trừ các khoản tiền phạt vi phạm hành chính thuộc trách nhiệm của HTX Bước 5: Số thu nhập còn lại được phân phối như sau:
+ Trích lập các quỹ bắt buộc theo quy định gồm: Quỹ đầu tư phát triển, quỹ dự phòng tài chính. Tỷ lệ trích lập hai quỹ này hàng năm do đại hội thành viên quyết định nhưng không thấp hơn tỷ lệ quy định tại Điều 46 Luật HTX. Việc trích lập quỹ khen thưởng, phúc lợi và các quỹ khác do đại hội thành viên quyết định tùy thuộc vào điều kiện của HTX.
+ Thu nhập còn lại được phân phối cho thành viên theo quy định tại điều lệ hoặc quyết định của đại hội thành viên theo nguyên tắc:
● Chủ yếu theo mức độ sử dụng sản phẩm, dịch vụ của thành viên; theo công sức lao động đóng góp của thành viên đối với HTX tạo việc làm;
● Phần còn lại được chia theo vốn góp;
● Tỷ lệ và phương thức phân phối cụ thể thực hiện theo điều lệ HTX.
b) Sử dụng các quỹ trong HTX đúng quy định
- Quỹ đầu tư phát triển: Để đầu tư mở rộng quy mô sản xuất, kinh doanh hoặc đầu tư chiều sâu cho HTX
- Quỹ dự phòng tài chính: Để bù đắp những thiệt hại do nguyên nhân bất khả kháng; xử lý tổn thất tài sản, nợ phải thu không có khả năng thu hồi theo quy định và bù lỗ hoạt động sản xuất kinh doanh.
- Quỹ khen thưởng theo quy định tại điều lệ hoặc quyết định của đại hội thành viên được dùng để:
+ Thưởng cuối năm hoặc thường kỳ trên cơ sở năng suất lao động và thành tích công tác của mỗi cán bộ, nhân viên trong HTX.
+ Thưởng đột xuất cho những cá nhân, tập thể trong HTX.
+ Thưởng cho những cá nhân và đơn vị ngoài HTX có đóng góp nhiều cho hoạt động của HTX.
+ Các khoản thưởng khác do đại hội thành viên quyết định.
- Quỹ phúc lợi theo quy định tại điều lệ hoặc quyết định của đại hội thành viên được dùng để:
+ Đầu tư xây dựng hoặc sửa chữa các công trình phúc lợi của HTX.
+ Chi cho các hoạt động phúc lợi của tập thể
+ Góp một phần vốn để đầu tư xây dựng các công trình phúc lợi chung trong ngành hoặc với các đơn vị khác theo hợp đồng.
+ Trợ cấp khó khăn đột xuất cho những thành viên, người lao động kể cả những trường hợp về hưu, về mất sức, lâm vào hoàn cảnh khó khăn, không nơi nương tựa hoặc làm công tác từ thiện xã hội.
Việc sử dụng quỹ phúc lợi do đại hội thành viên quyết định sau khi tham khảo ý kiến của công đoàn HTX.
- Đối với các quỹ khác: Đại hội thành viên quyết định việc lập các quỹ này và quy định rõ ràng việc sử dụng các quỹ này trong điều lệ, quy chế quản lý tài chính của HTX.
c) Xử lý khoản lỗ theo đúng trình tự
Bước 1: Giảm lỗ bằng các khoản thu của các cá nhân, tổ chức có trách nhiệm liên đới theo quy định của pháp luật và điều lệ hợp tác xã;
Bước 2: Giảm lỗ bằng khoản tiền bồi thường của các tổ chức bảo hiểm mà HTX đã mua bảo hiểm;
Bước 3: HTX sử dụng lợi nhuận trước thuế để bù lỗ năm trước theo quy định tại luật thuế thu nhập doanh nghiệp, nếu vẫn chưa đủ bù thì HTX sử dụng lợi nhuận sau thuế để bù đắp theo quyết định của Đại hội thành viên;
Bước 4: Trường hợp sử dụng các các khoản trên vẫn chưa đủ bù lỗ thì số lỗ còn lại được bù đắp bằng quỹ dự phòng theo quyết định của Đại hội thành viên, Điều lệ hoặc Quy chế quản lý tài chính của hợp tác xã;
Bước 5: Khi đã sử dụng tất cả các khoản thu trên mà vẫn không đủ trang trải số thực lỗ thì số lỗ còn lại được chuyển sang năm sau theo quy định của pháp luật về thuế.
3. Báo cáo tài chính và phân tích báo cáo tài chính hợp tác xã
3.1. Hệ thống báo cáo tài chính
3.1.1. Khái niệm báo cáo tài chính
Báo cáo tài chính là hệ thống các báo cáo của HTX dùng để cung cấp thông tin về tình hình tài chính, tình hình kinh doanh và các luồng tiền của một HTX, đáp ứng yêu cầu quản lý của HTX, cơ quan Nhà nước và nhu cầu hữu ích của những người sử dụng trong việc đưa ra các quyết định kinh tế.
Báo cáo tài chính phải cung cấp những thông tin của HTX về:
- Tài sản;
- Nợ phải trả;
- Vốn chủ sở hữu;
- Doanh thu, thu nhập khác, chi phí sản xuất kinh doanh và chi phí khác;
- Lãi, lỗ và phân chia kết quả kinh doanh.
Ngoài ra, HTX còn phải giải trình thêm về các chỉ tiêu đã phản ánh ở trên và các chính sách kế toán đã áp dụng để ghi nhận các nghiệp vụ kinh tế phát sinh, lập và trình bày Báo cáo tài chính.
3.1.2. Hệ thống báo cáo tài chính
Hệ thống báo cáo tài chính năm áp dụng cho các HTX bao gồm:
a) Báo cáo bắt buộc phải nộp cho các cơ quan chức năng:
- Báo cáo tình hình tài chính | Mẫu số B01 - HTX |
- Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh | Mẫu số B02 - HTX |
- Bản thuyết minh Báo cáo tài chính | Mẫu số B09 - HTX |
- Báo cáo tài chính gửi cho cơ quan thuế phải lập và gửi thêm Bảng cân đối tài khoản (Mẫu số F01 - HTX)
b) Các báo cáo không bắt buộc nộp cho cơ quan chức năng, sử dụng để báo trước Đại hội thành viên.
- Báo cáo tình hình tăng giảm vốn chủ sở hữu của HTX (Mẫu số F02 - HTX)
- Báo cáo thu, chi hoạt động tín dụng nội bộ (Mẫu số F03 - HTX)
- Báo cáo tổng hợp tình hình cho thành viên vay vốn (Mẫu số F04 - HTX)
3.1.3. Báo cáo tài chính bắt buộc
a) Báo cáo tình hình tài chính
Báo cáo tình hình tài chính hay còn gọi là Bảng cân đối kế toán.
Bảng cân đối kế toán phản ánh số liệu về giá trị toàn bộ các tài sản và nguồn vốn hiện có của HTX tại thời điểm lập báo cáo tài chính.
Nội dung cơ bản của Bảng cân đối kế toán được thể hiện qua hệ thống các chỉ tiêu phản ánh tình hình tài sản và nguồn vốn hình thành nên tài sản. Những chỉ tiêu này được phân loại và sắp xếp thành từng loại, mục và từng chỉ tiêu cụ thể. Các chỉ tiêu này được mã hóa nhằm thuận tiện cho việc kiểm tra và đối chiếu, xử lý trên máy tính và được phản ánh theo số đầu năm, số cuối kỳ.
Bảng cân đối kế toán được chia làm 2 phần đó là phần tài sản và phần nguồn vốn.
Phần tài sản: Số liệu các chỉ tiêu phản ánh bên tài sản sẽ thể hiện giá trị tài sản theo như kết cấu hiện có tại HTX đến thời điểm lập báo cáo như TSCĐ, hàng hóa, vật liệu, tiền tệ, các khoản đầu tư tài chính hoặc dưới các hình thức nợ phải thu ở tất cả các khâu, giai đoạn khác nhau trong quá trình sản xuất kinh doanh.
Phần nguồn vốn: Số liệu nguồn vốn thể hiện số nợ, số vốn của chủ sở hữu. Các số liệu này thể hiện trách nhiệm pháp lý của HTX về số tài sản đang quản lý và sử dụng.
Nguyên tắc của Bảng báo cáo tình hình tài chính là:
TỔNG TÀI SẢN = TỔNG NGUỒN VỐN.
b) Báo cáo kết quả kinh doanh
Báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh là báo cáo tài chính tổng hợp, thể hiện kết quả kinh doanh trong một kỳ kế toán của hợp tác xã. Báo cáo kết quả kinh doanh cho biết thu nhập, chi phí và số lãi/lỗ của hoạt động kinh doanh và hoạt động khác; đồng thời cho biết tình hình thực hiện nghĩa vụ thuế của hợp tác xã.
Báo cáo kết quả kinh doanh là hình thức biểu hiện của phương pháp tổng hợp cân đối kế toán nên cơ sở để lập nên báo cáo này cũng cần phải dựa vào tính cân đối vốn có của đối tượng kế toán, cụ thể áp dụng cho báo kết quả hoạt động kinh doanh là phương trình kế toán:
KẾT QUẢ (LÃI/ LỖ) = DOANH THU (THU NHẬP) - CHI PHÍ
Từ phương trình trên cho thấy nội dung chính phản ánh của báo cáo này đó là cho biết các hoạt động của HTX cho kết quả cuối cùng như thế nào (lãi hay lỗ) sau một thời kỳ hoạt động.
c) Thuyết minh báo cáo tài chính
Bản thuyết minh báo cáo tài chính là một bộ phận của báo cáo tài chính hợp tác xã, cung cấp thông tin về:
- Chính sách kế toán áp dụng tại HTX như phương pháp khấu hao, đồng tiền hạch toán, nguyên tắc ghi nhận doanh thu.
- Chi tiết những khoản mục trên bảng cân đối kế toán và báo cáo kết quả kinh doanh như chi tiết về tình hình biến động của vốn chủ sở hữu, chi tiết doanh thu theo từng ngành nghề, khu vực.
- Những giao dịch, sự kiện quan trọng sau ngày kết thúc niên độ kế toán. Làm cơ sở để người đọc báo cáo dự báo về tình hình sản xuất kinh doanh của HTX trong tương lai.
3.2. Phân tích báo cáo tài chính Hợp tác xã
3.2.1. Trình tự phân tích báo cáo tài chính
Bước 1: Xác định mục tiêu phân tích.
Bước 2: Chuẩn bị các dữ liệu cần thiết để thực hiện các mục tiêu phân tích cụ thể.
Bước 3: Phân tích và giải thích các thông tin phân tích.
Bước 4: Hình thành những kết luận dựa trên những số liệu phân tích và đề xuất biện pháp cải thiện.
3.2.2. Phương pháp phân tích báo cáo tài chính
Để phân tích báo cáo tài chính HTX người ta thường sử dụng tổng hợp các phương pháp khác nhau. Những phương pháp thường được sử dụng là: phương pháp so sánh, phương pháp đối chiếu, phương pháp phân tích nhân tố, phương pháp biểu đồ. Tuy nhiên, phương pháp so sánh là phương pháp thường được sử dụng. Việc so sánh thường được thực hiện giữa:
- Số liệu thực tế kỳ này và số liệu thực tế kỳ trước
- Số liệu thực tế và số liệu kế hoạch của cùng kỳ
- Số liệu của HTX và các HTX khác cùng ngành
Bài 1. Bài thực hành phân tích báo cáo tài chính thông qua phương pháp so sánh các chỉ tiêu:
HTX nông nghiệp Xuân Lộc là đơn vị bán buôn nông, lâm sản nguyên liệu (trừ gỗ, tre, nứa) và động vật sống. Trong năm 202x, HTX có số liệu thể hiện trên các báo cáo tài chính như sau:
BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN NĂM 202X
Đơn vị tính: Đồng
TÀI SẢN | SỐ NĂM NAY | SỐ NĂM TRƯỚC |
A. TÀI SẢN NGẮN HẠN | 4,686,024,140 | 3,473,682,455 |
I. Tiền lương và các khoản tương đương tiền | 403,133,248 | 39,704,017 |
II. Đầu tư tài chính ngắn hạn |
|
|
1. Đầu tư tài chính ngắn hạn |
|
|
2. Dự phòng giảm giá đầu tư tài chính ngắn hạn (*) |
|
|
III. Các khoản phải thu ngắn hạn | 3,286,081,275 | 2,521,630,603 |
1. Phải thu của khách hàng | 257,050,426 | 471,572,254 |
2. Trả trước cho người bán | 140,000,000 | 140,000,000 |
3.Các khoản phải thu khác | 2,889,030,849 | 1,910,058,349 |
4. Dự phòng phải thu ngắn hạn khó đòi (*) |
|
|
IV. Hàng tồn kho | 864,166,066 | 744,166,772 |
1. Hàng tồn kho | 864,166,066 | 744,166,772 |
2. Dự phòng giảm giá hàng tồn kho (*) |
|
|
V. Tài sản ngắn hạn khác | 132,643,551 | 168,181,063 |
1. Thuế GTGT được khấu trừ |
|
|
2. Thuế và các khoản phải thu Nhà nước |
|
|
3. Giao dịch mua bán lại trái phiếu chính phủ |
|
|
4. Tài sản ngắn hạn khác | 132,643,551 | 168,181,063 |
B. TÀI SẢN DÀI HẠN | 5,764,632,293 | 5,920,877,788 |
I. Tài sản cố định | 2,394,662,957 | 2,586,626,773 |
1. Nguyên giá | 4,207,172,738 | 4,117,172,738 |
2. Giá trị hao mòn lũy kế (*) | (1,812,509,781) | (1,530,545,965) |
3. Chi phí xây dựng cơ bản dở dang |
|
|
II. Bất động sản đầu tư |
|
|
1. Nguyên giá |
|
|
2. Giá trị hao mòn lũy kế (*) |
|
|
III. Các khoản đầu tư tài chính dài hạn | 3,163,039,138 | 3,149,334,546 |
1. Đầu tư tài chính dài hạn | 3,163,039,138 | 3,149,334,546 |
2. Dự phòng giảm giá đầu tư tài chính dài hạn (*) |
|
|
IV. Các tài sản khác | 206,930,198 | 184,916,469 |
1. Phải thu dài hạn | 44,780,500 | 17,780,500 |
2. tài sản dài hạn khác | 162,149,698 | 167,135,969 |
3. Dự phòng phải thu dài hạn khó đòi |
|
|
TỔNG CỘNG TÀI SẢN | 10,450,656,433 | 9,394,560,243 |
NGUỒN VỐN | SỐ NĂM NAY | SỐ NĂM TRƯỚC |
A. NỢ PHẢI TRẢ | 8,388,976,987 | 7,415,546,782 |
I. NỢ NGẮN HẠN | 4,770,325,090 | 3,738,385,782 |
1. Vay ngắn hạn | 4,404,990,000 | 3,164,998,000 |
2. Phải trả cho người bán | 67,524,970 | 181,614,150 |
3. Người mua trả tiền trước |
|
|
4. Thuế và các khoản phải nộp nhà nước | 38,690,161 | 39,431,056 |
5. Phải trả người lao động | 68,282,403 | 55,239,000 |
6. Chi phí phải trả |
|
|
7. Các khoản phải trả ngắn hạn khác | 150,024,504 | 243,294,154 |
8. Quỹ khen thưởng phúc lợi | 40,813,052 | 53,809,422 |
9. Giao dịch mua bán lại trái phiếu chính phủ |
|
|
10. Doanh thu chưa thực hiện ngắn hạn |
|
|
11. Dự phòng phải trả ngắn hạn |
|
|
II. NỢ DÀI HẠN | 3,618,651,897 | 3,677,161,000 |
1. Vay và nợ dài hạn | 277,600,000 | 284,400,000 |
2. Quỹ dự phòng trợ cấp mất việc làm |
|
|
3. Doanh thu chưa thực hiện dài hạn |
|
|
4. Quỹ phát triển khoa học và công nghệ |
|
|
5. Phải trả, phải nộp dài hạn khác | 3,341,051,897 | 3,392,761,000 |
6. Dự phòng phải trả dài hạn |
|
|
B. VỐN CHỦ SỞ HỮU | 2,061,679,446 | 1,979,013,461 |
I. Vốn chủ sở hữu | 2,061,679,446 | 1,979,013,461 |
1. Vốn đầu tư của chủ sở hữu | 1,755,700,272 | 1,364,620,272 |
2. Thặng dư vốn cổ phần |
|
|
3. Vốn khác của chủ sở hữu |
|
|
4. Cổ phiếu quỹ (*) |
|
|
5.Chênh lệch tỷ giá hối đoái |
|
|
6. Các quỹ thuộc vốn chủ sở hữu | 305,979,174 | 614,393,189 |
7. Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối |
|
|
TỔNG CỘNG NGUỒN VỐN | 10,450,656,433 | 9,394,560,243 |
BẢNG KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH NĂM 202X
STT | CHỈ TIÊU | NĂM 202X |
1 | Tổng doanh thu | 3,139,254,471 |
1.1 | Cho thuê nhà, nhà xưởng | 660,484,837 |
1.2 | Trạm trung chuyển sữa | 706,299,182 |
1.3 | Thu khoán lãi SP trồng rau muống, nhút, nuôi cá | 45,047,616 |
1.4 | Thu khoán lãi hợp tác đầu tư với Cty Thanh Hậu | 313,636,360 |
1.5 | Cho thuê nhà trọ | 66,061,568 |
1.6 | Thu khoán lãi khu du lịch Thạnh Lộc | 65,454,540 |
1.7 | Cửa hàng Co.op | 561,595,467 |
1.8 | Tiền điện, nước | 187,075,865 |
1.9 | Nông Nghiệp | 34,250,000 |
1.10 | Nha Đam + Cây tràm + cá phi | 7,360,000 |
1.11 | Hoạt động trợ vốn + lãi nhập gốc NHNN & PTNT | 491,989,036 |
2 | Các khoản giảm trừ doanh thu | 0 |
3 | Doanh thu thuần | 3,139,254,470 |
3.1 | Cho thuê nhà, nhà xưởng | 660,484,837 |
3.2 | Trạm trung chuyển sữa | 706,299,182 |
3.3 | Thu khoán lãi SP trồng rau muống, nhút, nuôi cá | 45,047,616 |
3.4 | Thu khoán lãi hợp tác đầu tư với Cty Thanh Hậu | 313,636,360 |
3.5 | Cho thuê nhà trọ | 66,061,568 |
3.6 | Thu khoán lãi khu du lịch Thạnh Lộc | 65,454,540 |
3.7 | Cửa hàng Co.op | 561,595,467 |
3.8 | Tiền điện, nước | 187,075,865 |
3.9 | Nông Nghiệp | 34,250,000 |
3.10 | Nha Đam + Cây tràm + cá phi | 7,360,000 |
3.11 | Hoạt động trợ vốn + lãi nhập gốc NHNN & PTNT | 491,989,035 |
4 | Giá vốn hàng bán | 511,191,260 |
4.1 | Cho thuê nhà, nhà xưởng |
|
4.2 | Trạm trung chuyển sữa |
|
4.3 | Thu khoán lãi SP trồng rau muống, nhút, nuôi cá |
|
4.4 | Thu khoán lãi hợp tác đầu tư với Cty Thanh Hậu |
|
4.5 | Cho thuê nhà trọ |
|
4.6 | Thu khoán lãi khu du lịch Thạnh Lộc |
|
4.7 | Cửa hàng Co.op | 505,963,260 |
4.8 | Tiền điện, nước |
|
4.9 | Nông Nghiệp |
|
4.10 | Trồng gừng, nha đam, đu đủ |
|
4.11 | Hoạt động trợ vốn + lãi nhập gốc NHNN & PTNT | 5,228,000 |
5 | Lợi nhuận gộp | 2,628,063,210 |
5.1 | Cho thuê nhà, nhà xưởng | 660,484,837 |
5.2 | Trạm trung chuyển sữa | 706,299,182 |
5.3 | Thu khoán lãi SP trồng rau muống, nhút, nuôi cá | 45,047,616 |
5.4 | Thu khoán lãi hợp tác đầu tư với Cty Thanh Hậu | 313,636,360 |
5.5 | Cho thuê nhà trọ | 66,061,568 |
5.6 | Thu khoán lãi khu du lịch Thạnh Lộc | 65,454,540 |
5.7 | Cửa hàng Co.op | 55,632,207 |
5.8 | Tiền điện, nước | 187,075,865 |
5.9 | Nông Nghiệp | 34,250,000 |
5.10 | Trồng gừng, nha đam, đu đủ | 2,132,000 |
5.11 | Hoạt động trợ vốn + lãi nhập gốc NHNN & PTNT | 491,989,035 |
6 | Các khoản chi phí |
|
6.1 | Chi phí lãi vay phân bổ theo tỷ lệ doanh thu từng hoạt động | 398,957,165 |
1 | Cho thuê nhà, nhà xưởng | 64,142,989 |
2 | Trạm trung chuyển sữa | 67,435,543 |
3 | Thu khoán lãi SP trồng rau muống, nhút, nuôi cá |
|
4 | Thu khoán lãi hợp tác đầu tư với Cty Thanh Hậu | 30,309,782 |
5 | Cho thuê nhà trọ |
|
6 | Thu khoán lãi khu du lịch Thạnh Lộc |
|
7 | Cửa hàng Co.op |
|
8 | Tiền điện, nước | 18,654,451 |
9 | Nông Nghiệp |
|
10 | Trồng gừng, nha đam, đu đủ |
|
11 | Hoạt động trợ vốn + lãi nhập gốc NHNN & PTNT | 218,414,400 |
6.2 | Chi phí khấu hao cho từng hoạt động kinh doanh | 167,719,454 |
1 | Cho thuê nhà, nhà xưởng | 50,276,280 |
2 | Trạm trung chuyển sữa | 76,974,422 |
3 | Thu khoán lãi SP trồng rau muống, nhút, nuôi cá |
|
4 | Thu khoán lãi hợp tác đầu tư với Cty Thanh Hậu |
|
5 | Cho thuê nhà trọ | 40,468,752 |
6 | Thu khoán lãi khu du lịch Thạnh Lộc |
|
7 | Cửa hàng Co.op |
|
8 | Tiền điện, nước |
|
9 | Nông Nghiệp |
|
10 | Trồng gừng, nha đam, đu đủ |
|
11 | Hoạt động trợ vốn + lãi nhập gốc NHNN & PTNT |
|
6.3 | Chi phí tiền lương từng hoạt động kinh doanh | 219,337,203 |
1 | Cho thuê nhà, nhà xưởng |
|
2 | Trạm trung chuyển sữa | 120900000 |
3 | Thu khoán lãi SP trồng rau muống, nhút, nuôi cá |
|
4 | Thu khoán lãi hợp tác đầu tư với Cty Thanh Hậu |
|
5 | Cho thuê nhà trọ |
|
6 | Thu khoán lãi khu du lịch Thạnh Lộc |
|
7 | Cửa hàng Co.op | 51,200,951 |
8 | Tiền điện, nước | 11,644,000 |
9 | Nông Nghiệp |
|
10 | Trồng gừng, nha đam, đu đủ |
|
11 | Hoạt động trợ vốn + lãi nhập gốc NHNN & PTNT | 35,592,252 |
6.4 | Chi phí quản lý DN từng hoạt động kinh doanh | 713,664,515 |
1 | Cho thuê nhà, nhà xưởng | 13,692,501 |
2 | Trạm trung chuyển sữa | 374,375,239 |
3 | Thu khoán lãi SP trồng rau muống, nhút, nuôi cá |
|
4 | Thu khoán lãi hợp tác đầu tư với Cty Thanh Hậu |
|
5 | Cho thuê nhà trọ | 1,093,113 |
6 | Thu khoán lãi khu du lịch Thạnh Lộc |
|
7 | Cửa hàng Co.op | 20,518,986 |
8 | Tiền điện, nước | 174,397,331 |
9 | Nông Nghiệp | 129,587,345 |
10 | Trồng gừng, nha đam, đu đủ |
|
11 | Hoạt động trợ vốn + lãi nhập gốc NHNN & PTNT |
|
7 | Lợi nhuận từng hoạt động kinh doanh | 1,128,384,872 |
1 | Cho thuê nhà, nhà xưởng | 532,373,066 |
2 | Trạm trung chuyển sữa | 66,613,978 |
3 | Thu khoán lãi SP trồng rau muống, nhút, nuôi cá | 45,047,616 |
4 | Thu khoán lãi hợp tác đầu tư với Cty Thanh Hậu | 283,326,578 |
5 | Cho thuê nhà trọ | 24,499,703 |
6 | Thu khoán lãi khu du lịch Thạnh Lộc | 65,454,540 |
7 | Cửa hàng Co.op | (16,087,730) |
8 | Tiền điện, nước | (17,619,917) |
9 | Nông Nghiệp | (95,337,345) |
10 | Trồng gừng, nha đam, đu đủ | 2,132,000 |
11 | Hoạt động trợ vốn + lãi nhập gốc NHNN & PTNT | 237,982,383 |
8 | Chi phí quản lý chung của HTX | 1,115,899,660 |
8.1 | Chi phí khấu hao TSCĐ | 114,244,362 |
8.2 | Chi phí tiền lương | 671,273,151 |
8.3 | Chi phí thuế môn bài, thuế đất | 7,130,000 |
8.4 | Chi phí quản lý chung | 323,252,147 |
9 | Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh chung của HTX | 12,485,212 |
10 | Lợi nhuận khác | (4,547,885) |
10.1 | Thu nhập khác | 20,000,000 |
10.2 | Chi phí khác | 19,600,000 |
10.3 | Chi phí không được khấu trừ thuế TNDN | 4,947,885 |
11 | Lợi nhuận kế toán trước thuế | 7,937,327 |
12 | Chi phí thuế TNDN của HTX | 14,834,511 |
13 | Lợi nhuận sau thuế TNDN của HTX | (6,897,184) |
14 | Lợi nhuận sau thuế TNDN từ Cty Hoa Cà | 240,000,000 |
15 | Lợi nhuận sau thuế và phân phối tạm tính | 233,102,815 |
15.1 | Quỹ phát triển sản xuất 20% | 46,620,563 |
15.2 | Quỹ khen thưởng phúc lợi | 46,620,563 |
15.3 | Quỹ dự trữ 15% | 34,965,422 |
15.4 | Chia vốn góp xã viên 45% | 104,896,267 |
Yêu cầu:
1. Hãy so sánh mức độ biến động về số tương đối và số tuyệt đối của từng khoản mục trên BCTC.
2. Đánh giá về kết quả phân tích và nêu hướng giải quyết.
Bài 2. Câu hỏi thảo luận
1. HTX có thể huy động những nguồn vốn nào và áp dụng những biện pháp gì để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn?
2. Trình bày phương pháp tập hợp chi phí và tính giá thành cho một loại sản phẩm/dịch vụ của hợp tác xã.
3. Trình bày quy trình phân phối cụ thể của HTX và các quy định về việc sử dụng từng loại quỹ ở hợp tác xã.
4. HTX có gặp vướng mắc gì trong quản lý tài chính?
MỘT SỐ BIỂU MẪU SỬ DỤNG TRONG QUẢN LÝ TRONG QUẢN LÝ TÀI CHÍNH TẠI HTX NÔNG NGHIỆP
Đơn vị báo cáo:………… | Mẫu số B01 - HTX |
BÁO CÁO TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH
(BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN)
Tại ngày ... tháng ... năm ...
Đơn vị tính: .............
CHỈ TIÊU | Mã số | Số cuối năm | Số đầu năm |
TÀI SẢN |
|
|
|
1. Tiền | 110 |
|
|
2. Đầu tư tài chính | 120 |
|
|
3. Các khoản phải thu | 130 |
|
|
Trong đó: Phải thu của hoạt động tín dụng nội bộ | 137 |
|
|
4. Hàng tồn kho | 140 |
|
|
5. Giá trị còn lại của tài sản cố định | 150 |
|
|
6. Tài sản khác | 160 |
|
|
7. Dự phòng tổn thất tài sản | 170 |
|
|
TỔNG CỘNG TÀI SẢN | 200 |
|
|
NGUỒN VỐN |
|
|
|
I. Nợ phải trả (300 = 310 + 320 + 330 + 340 + 350 + 360 + 370 + 380 + 390) | 300 |
|
|
1. Phải trả người bán | 310 |
|
|
2. Người mua trả tiền trước | 320 |
|
|
3. Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước | 330 |
|
|
4. Phải trả người lao động | 340 |
|
|
5. Phải trả nợ vay | 350 |
|
|
6. Phải trả khác | 360 |
|
|
7. Phải trả của hoạt động tín dụng nội bộ | 370 |
|
|
8. Khoản trợ cấp, hỗ trợ của Nhà nước phải hoàn lại | 380 |
|
|
9. Quỹ dự phòng rủi ro tín dụng | 390 |
|
|
II. Vốn chủ sở hữu | 400 |
|
|
1. Vốn đầu tư của chủ sở hữu | 410 |
|
|
2. Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối | 420 |
|
|
3. Các quỹ thuộc vốn chủ sở hữu | 430 |
|
|
4. Nguồn vốn nhận trợ cấp, hỗ trợ không hoàn lại của Nhà nước | 440 |
|
|
TỔNG CỘNG NGUỒN VỐN | 500 |
|
|
|
| Lập, ngày ... tháng ... năm ... |
Ghi chú:
(1) Những chỉ tiêu không có số liệu được miễn trình bày nhưng không được đánh lại “Mã số” chỉ tiêu.
(2) Số liệu trong các chỉ tiêu có dấu (*) được ghi bằng số âm dưới hình thức ghi trong ngoặc đơn (...).
(3) Đối với HTX có kỳ kế toán năm là năm dương lịch (X) thì “Số cuối năm” có thể ghi là “31.12.X"; “Số đầu năm" có thể ghi là “01.01.X".
(4) Đối với trường hợp thuê dịch vụ làm kế toán, làm kế toán trưởng thì phải ghi rõ số Giấy chứng nhận đăng ký hành nghề dịch vụ kế toán, tên đơn vị cung cấp dịch vụ kế toán.
Mẫu 02: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh
Đơn vị báo cáo: ................. | Mẫu số B02 - HTX |
BÁO CÁO KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH
Năm …
Đơn vị tính: ............
CHỈ TIÊU | Mã số | Năm nay | Năm trước |
1. Doanh thu hoạt động sản xuất kinh doanh | 01 |
|
|
2. Các khoản giảm trừ doanh thu | 02 |
|
|
3. Doanh thu thuần hoạt động sản xuất kinh doanh (10 = 01 - 02) | 10 |
|
|
4. Giá vốn hàng bán | 11 |
|
|
5. Chi phí quản lý kinh doanh | 12 |
|
|
6. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh (20=10-11 - 12) | 20 |
|
|
7. Thu nhập khác | 31 |
|
|
8. Chi phí khác | 32 |
|
|
9. Lợi nhuận khác (40 = 31 - 32) | 40 |
|
|
10. Doanh thu hoạt động tín dụng nội bộ | 41 |
|
|
11. Chi phí hoạt động tín dụng nội bộ | 42 |
|
|
12. Lợi nhuận từ hoạt động tín dụng nội bộ (45 = 41 - 42) | 45 |
|
|
13. Lợi nhuận kế toán trước thuế (50 = 20 + 40 + 45) | 50 |
|
|
14. Chi phí thuế TNDN | 51 |
|
|
15. Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp (60 = 50 - 51) | 60 |
|
|
|
| Lập, ngày ... tháng ... năm ... |
Ghi chú: Đối với trường hợp thuê dịch vụ làm kế toán, làm kế toán trưởng thì phải ghi rõ số Giấy chứng nhận đăng ký hành nghề dịch vụ kế toán, tên đơn vị cung cấp dịch vụ kế toán.
Mẫu 03: Thuyết minh báo cáo tài chính
Đơn vị báo cáo: ........................... | Mẫu số B09 - HTX |
BẢN THUYẾT MINH BÁO CÁO TÀI CHÍNH
Năm ...
I. Đặc điểm hoạt động của HTX
1. Lĩnh vực kinh doanh.
2. Ngành nghề kinh doanh.
II. Kỳ kế toán, đơn vị tiền tệ sử dụng trong kế toán
1. Kỳ kế toán năm (bắt đầu từ ngày..../..../.... kết thúc vào ngày ..../..../...).
2. Đơn vị tiền tệ sử dụng trong kế toán.
III. Chế độ kế toán áp dụng
Nêu rõ số hiệu, tên văn bản áp dụng Chế độ kế toán
IV. Thông tin bổ sung cho các khoản mục trình bày trong Báo cáo tình hình tài chính
Đơn vị tính: ......
1. Tiền |
| Cuối năm |
| Đầu năm |
- Tiền mặt |
| … |
| … |
- Tiền gửi ngân hàng |
| … |
| … |
Cộng |
| … |
| … |
2. Các khoản đầu tư tài chính |
| Cuối năm |
| Đầu năm |
- Tiền gửi có kỳ hạn; |
| … |
| … |
- Đầu tư tài chính khác. |
| … |
| … |
3. Các khoản phải thu |
| Cuối năm |
| Đầu năm |
(Chi tiết theo yêu cầu quản lý) |
| … |
| … |
Cộng |
|
|
|
|
4. Phải thu của hoạt động tín dụng nội bộ |
| Cuối năm |
| Đầu năm |
4.1. Phải thu hoạt động cho vay |
| … |
| … |
- Phải thu về gốc cho vay |
| … |
| … |
Trong đó: |
|
|
|
|
+ Cho vay trong hạn |
| … |
| … |
+ Quá hạn |
| … |
| … |
+ Khoanh nợ |
| … |
| … |
- Phải thu về lãi cho vay |
| … |
| … |
4.2. Phải thu hoạt động tín dụng nội bộ khác |
| … |
| … |
5. Hàng tồn kho: |
| Cuối năm |
| Đầu năm |
- Vật liệu, dụng cụ; |
| … |
| … |
- Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang; |
| … |
| … |
- Thành phẩm, hàng hóa; |
| … |
| … |
- Hàng gửi bán. |
| … |
| … |
Cộng |
|
|
|
|
6. Tài sản cố định |
| Cuối năm |
| Đầu năm |
- Nguyên giá |
| … |
| … |
- Giá trị hao mòn lũy kế |
| … |
| … |
7. Phải trả của hoạt động tín dụng nội bộ |
| Cuối năm |
| Đầu năm |
- Phải trả từ hoạt động đi vay của thành viên |
| … |
| … |
+ Phải trả về gốc vay |
| … |
| … |
+ Phải trả về lãi vay |
| … |
| … |
- Phải trả hoạt động tín dụng nội bộ khác |
| … |
| … |
8. Thuế và các khoản phải nộp nhà nước | Đầu năm | Số phải nộp trong năm | Số đã thực nộp trong năm | Cuối năm |
(Chi tiết theo từng loại thuế) |
|
|
|
|
Cộng | … | … | …. | … |
9. Phải trả khác |
| Cuối năm |
| Đầu năm |
(Chi tiết theo yêu cầu quản lý) |
|
|
|
|
Cộng |
| … |
| … |
10. Quỹ dự phòng rủi ro tín dụng | Đầu năm | Số đã sử dụng | Số đã trích | Cuối năm |
.... | … | … | … | … |
11. Thuyết minh thông tin về các TK ngoài bảng (loại 0) |
|
|
| |
● Tài sản đảm bảo khoản vay |
| … |
| … |
● Lãi cho vay quá hạn khó có khả năng thu được |
| … |
| … |
12. Các thông tin khác do HTX tự thuyết minh, giải trình |
|
|
|
V. Thông tin bổ sung cho các khoản mục trình bày trong Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh
Đơn vị tính: ………
1. Doanh thu của hoạt động SXKD | Năm nay | Năm trước |
- Bán trong nội bộ HTX | … | … |
- Bán ra bên ngoài HTX | … | … |
2. Các khoản giảm trừ doanh thu | … | … |
- Chiết khấu thương mại; | … | … |
- Giảm giá hàng bán; | … | … |
- Hàng bán bị trả lại | … | … |
3. Chi phí quản lý kinh doanh | Năm nay | Năm trước |
(Chi tiết nội dung chi phí hoặc các yếu tố chi phí theo yêu cầu quản lý) | … | … |
| … | … |
4 . Chi phí hoạt động tín dụng nội bộ | … | … |
- Chi phí lãi vay phải trả thành viên; | … | … |
- Số lập dự phòng rủi ro tín dụng. | … | … |
VI. Những thông tin khác mà HTX cần thuyết minh....
Lập, ngày ... tháng ... năm ...
NGƯỜI LẬP BIỂU | KẾ TOÁN TRƯỞNG | NGƯỜI ĐẠI DIỆN THEO PHÁP LUẬT |
Ghi chú: Đối với trường hợp thuê dịch vụ làm kế toán, làm kế toán trưởng thì phải ghi rõ số Giấy chứng nhận đăng ký hành nghề dịch vụ kế toán, tên đơn vị cung cấp dịch vụ kế toán.
Mẫu 04: Bảng cân đối tài khoản
Đơn vị báo cáo: ...................... | Mẫu số F01 - HTX |
BẢNG CÂN ĐỐI TÀI KHOẢN
Năm …
Đơn vị tính: …
Số hiệu tài khoản | Tên tài khoản | Số dư đầu kỳ | Số phát sinh trong kỳ | Số dư cuối kỳ | |||
|
| Nợ | Có | Nợ | Có | Nợ | Có |
A | B | 1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
| Tổng cộng |
|
|
|
|
|
|
Lập, ngày ... tháng ... năm ...
NGƯỜI LẬP BIỂU | KẾ TOÁN TRƯỞNG | NGƯỜI ĐẠI DIỆN THEO PHÁP LUẬT |
Ghi chú: Đối với trường hợp thuê dịch vụ làm kế toán, làm kế toán trưởng thì phải ghi rõ số Giấy chứng nhận đăng ký hành nghề dịch vụ kế toán, tên đơn vị cung cấp dịch vụ kế toán
Mẫu 05: Báo cáo tình hình tăng, giảm vốn chủ sở hữu của HTX
Đơn vị báo cáo:...................... | Mẫu số F02 - HTX |
BÁO CÁO TÌNH HÌNH TĂNG, GIẢM VỐN CHỦ SỞ HỮU CỦA HTX
Chỉ tiêu | Số dư đầu năm | Số tăng, giảm trong năm | Số dư cuối năm | |
Số tăng | Số giảm | |||
I .Vốn góp của chủ sở hữu |
|
|
|
|
1. Vốn góp của thành viên |
|
|
|
|
2. Nguồn vốn khác |
|
|
|
|
II. Nguồn vốn trợ cấp, hỗ trợ không hoàn lại của Nhà nước |
|
|
|
|
III. Các quỹ thuộc vốn chủ sở hữu |
|
|
|
|
1. Quỹ Đầu tư phát triển |
|
|
|
|
2. Quỹ dự phòng tài chính |
|
|
|
|
3. Quỹ khác |
|
|
|
|
IV. Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối |
|
|
|
|
NGƯỜI LẬP | KẾ TOÁN TRƯỞNG | NGƯỜI ĐẠI DIỆN THEO PHÁP LUẬT |
Mẫu 06: Báo cáo thu, chi hoạt động tín dụng nội bộ
Đơn vị báo cáo: ...................... | Mẫu số F03 - HTX |
BÁO CÁO THU, CHI HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG NỘI BỘ
Năm………
Đơn vị tính: ………
STT | Chỉ tiêu | Mã số | Số phát sinh trong kỳ | Luỹ kế từ đầu năm |
A | B | C | 1 | 2 |
A | Số chênh lệch thu, chi hoạt động TDNB kỳ trước chuyển sang | 01 |
|
|
B | Thu hoạt động TDNB trong kỳ (02=03+04+05+06+07) | 02 |
|
|
1 | Lãi của các khoản cho vay trong hạn | 03 |
|
|
2 | Lãi của các khoản cho vay gia hạn | 04 |
|
|
3 | Lãi của các khoản cho vay quá hạn | 05 |
|
|
4 | Thu phí tín dụng | 06 |
|
|
5 | Thu khác | 07 |
|
|
C | Chi phí thực tế của hoạt động TDNB trong kỳ (10=11+12 +13 +14+15) | 10 |
|
|
1 | Chi trả lãi tiền vay của thành viên | 11 |
|
|
2 | Chi lương cán bộ tín dụng | 12 |
|
|
3 | Chi văn phòng phẩm, công cụ, dụng cụ | 13 |
|
|
4 | Chi phí dịch vụ mua ngoài | 14 |
|
|
5 | Chi khác | 15 |
|
|
D | Chênh lệch thu, chi của hoạt động TDNB kỳ này ( 20 = 02 - 10) | 20 |
|
|
Đ | Trích lập Quỹ dự phòng rủi ro tín dụng kỳ này (30 = 20 × % theo quy định) | 30 |
|
|
E | Chênh lệch thu, chi hoạt động TDNB cuối kỳ ( 40 =01+20 - 30) | 40 |
|
|
(*) Nếu chi lớn hơn thu thì ghi số âm dưới hình thức ghi trong ngoặc đơn (….)
|
| Ngày …….tháng ….năm ….. |
Mẫu 07: Báo cáo tổng hợp tình hình cho thành viên vay vốn
Đơn vị báo cáo: ...................... | Mẫu số F04 - HTX |
BÁO CÁO TỔNG HỢP TÌNH HÌNH CHO THÀNH VIÊN VAY VỐN
Năm .....
Đơn vị tính: ...............
STT | Chỉ tiêu | Tổng số | Trong đó | ||||||
Trồng trọt | Chăn nuôi gia súc | Chăn nuôi gia cầm | Chế biến | Kinh doanh | Thủ công | Khác | |||
A | B | 1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 | 8 |
I | Tình hình nợ gốc cho vay |
|
|
|
|
|
|
|
|
1 | Số dư Nợ gốc cho vay đầu năm 1.Trong hạn (chi tiết theo kỳ hạn vay) 2. Quá hạn 3.Khoanh nợ |
|
|
|
|
|
|
|
|
2 | Số nợ gốc cho vay trong năm 1.Trong hạn (chi tiết theo kỳ hạn vay) 2. Quá hạn 3.Khoanh nợ |
|
|
|
|
|
|
|
|
3 | Số thu hồi nợ gốc cho vay trong năm 1.Trong hạn (chi tiết theo kỳ hạn vay) 2. Quá hạn 3.Khoanh nợ |
|
|
|
|
|
|
|
|
4 | Số dư nợ gốc cho vay cuối năm 1.Trong hạn (chi tiết theo kỳ hạn vay) 2. Quá hạn 3. Khoanh nợ |
|
|
|
|
|
|
|
|
I | Tình hình số lãi cho vay |
|
|
|
|
|
|
|
|
1 | Số tiền lãi cho vay còn phải thu đầu năm |
|
|
|
|
|
|
|
|
2 | Số tiền lãi cho vay phải thu trong năm |
|
|
|
|
|
|
|
|
3 | Số tiền lãi cho vay đã thu được trong năm |
|
|
|
|
|
|
|
|
4 | Số tiền lãi cho vay còn phải thu cuối năm |
|
|
|
|
|
|
|
|
Ngày .... tháng ... năm........
Người Lập Biểu | Kế Toán Trưởng | Người đại diện theo pháp luật |
KẾ HOẠCH HUY ĐỘNG VÀ SỬ DỤNG VỐN LƯU ĐỘNG
TT | Vốn lưu động | Tổng số vốn | Nguồn vốn huy động | ||
Vốn tự có của HTX | Vốn góp của thành viên | Vốn vay tổ chức tín dụng | |||
1 | Vốn lưu động thu mua vật tư NN |
|
|
|
|
2 | Vốn lưu động thu mua nguyên liệu phục vụ sơ chế/chế biến |
|
|
|
|
3 | Vốn lưu động phục vụ mua nguyên, nhiên vật liệu phục vụ sơ chế, chế biến, bảo quản |
|
|
|
|
4 | Khác |
|
|
|
|
| TỔNG SỐ |
|
|
|
|
TT | Họ và tên | Phương thức vay | Số tiền (triệu đồng) | Lãi suất | Phương thức thanh toán/ đối ứng |
| TỔNG |
|
|
|
|
I | Vay từ thành viên HTX NN |
|
|
|
|
1 |
|
|
|
|
|
| TỔNG |
|
|
|
|
II | Vay từ các tổ chức tín dụng |
|
|
|
|
- | Ngân hàng A… |
|
|
|
|
- | Quỹ …… |
|
|
|
|
| TỔNG |
|
|
|
|
III | Hỗ trợ từ ngân sách nhà nước |
|
|
|
|
- | Dự án ứng dụng khoa học công nghệ….. |
|
|
|
|
- | Khuyến công, khuyến nông... |
|
|
|
|
- | Dự án hỗ trợ trong nông nghiệp khác ….. |
|
|
|
|
| TỔNG |
|
|
|
|
Bài 6: XÂY DỰNG VÀ TỔ CHỨC THỰC HIỆN PHƯƠNG ÁN SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA HỢP TÁC XÃ NÔNG NGHIỆP
Mã bài: MĐ02-04
Mục tiêu
| - Nêu khái niệm và sự cần thiết của việc xây dựng PASXKD trong HTX nông nghiệp - Trình bày được nội dung, quy trình, phương pháp xây dựng và cách thức triển khai tổ chức PASXKD |
- Có khả năng vận dụng tự xây dựng và tổ chức triển khai thực hiện PASXKD của HTX nông nghiệp. |
1. Khái niệm và sự cần thiết của phương án sản xuất kinh doanh trong HTX nông nghiệp
1.1. Khái niệm
a) Phương án sản xuất kinh doanh
Phương án sản xuất kinh doanh (business project) là tổng hợp các phân tích đánh giá, lựa chọn và tác nghiệp một cách có hệ thống dựa trên một hệ thống các chỉ tiêu định lượng về hiệu quả kinh tế của một hoặc nhiều thương vụ kinh doanh cụ thể.
PASXKD được coi như một bản tường trình về kế hoạch hành động cho thương vụ kinh doanh. Trong kinh doanh, PASXKD đóng vai trò rất quan trọng. Các nghiệp vụ giao dịch phân tích lựa chọn khách hàng được tổng hợp lại trong PASXKD là một nghiệp vụ kiểm định tính khả thi của thương vụ kinh doanh.
Lập PASXKD chi tiết là một lần rà soát cơ hội kinh doanh và dự đoán cũng như kiểm soát rủi ro của thương vụ kinh doanh đó. Các nhà quản trị kinh doanh quốc tế hay các nhân viên nhiều kinh nghiệm thường coi trọng nghiệp vụ này và luôn coi đó như là một cách thể hiện chính thức các quyết định về kinh doanh.
b) Khái niệm về PASXKD trong HTX nông nghiệp
PASXKD trong HTX nông nghiệp bao gồm các yếu tố của một PASXKD nói chung, nhưng có điểm khác biệt là các bên liên quan của PASXKD của doanh nghiệp sẽ chú trọng đến việc mang lợi nhuận tối đa cho chủ sở hữu và nhà đầu tư trong khi PASXKD của HTX sẽ chú trọng đến thành viên HTX và cộng đồng nơi HTX hoạt động bên cạnh nhà đầu tư.
1.2. Sự cần thiết của phương án sản xuất kinh doanh trong HTX NN
- Giúp đội ngũ lãnh đạo HTX đưa ra các quyết định nhằm đáp ứng các mục tiêu và mục tiêu đã định, phân bổ các nguồn lực phù hợp với định hướng chiến lược của HTX
- Là bản tổng hợp các tình huống, lựa chọn, phân tích đánh giá nên nó có vai trò như là bản kế hoạch tổng quát nhất: Đề cập từ lý do lựa chọn sản phẩm, dịch vụ, bán hàng, thị trường, giá cả... đến các giải pháp thực hiện về vốn, vùng sản xuất, nhân sự...
- Có vai trò quyết định đối với sự thành công hay thất bại của một thương vụ kinh doanh vì nó tường trình đầy đủ các giải pháp, chỉ tiêu và hiệu quả kinh tế ở hiện tại và cả trong tương lai gần.
- Tăng cường sự trao đổi thông tin và tạo ra sự đồng thuận về mục tiêu của PASXKD.
1.3. Phân biệt PASXKD, kế hoạch sản xuất kinh doanh trung hạn và kế hoạch sản xuất kinh doanh thường niên trong HTX
Phương án sản xuất kinh doanh (business project) là tổng hợp các phân tích đánh giá, lựa chọn và tác nghiệp một cách có hệ thống dựa trên một hệ thống các chỉ tiêu định lượng về hiệu quả kinh tế của một hoặc nhiều thương vụ kinh doanh cụ thể.
Kế hoạch chiến lược (business strategy) hay là kế hoạch sản xuất kinh doanh trung hạn của HTX là tài liệu mô tả việc dự báo quá trình sản xuất kinh doanh và chiến lược cạnh tranh của HTX trong dài hạn (thường trong khoảng 5 - 10 hoặc 15 năm) bao gồm các nội dung: xác định phương hướng kinh doanh, lựa chọn chiến lược cạnh tranh, dự báo mục tiêu phấn đấu, nhiệm vụ thực hiện, biện pháp bảo đảm, chính sách hỗ trợ.
Kế hoạch kinh doanh (business plan) hàng năm của HTX là tài liệu mô tả việc dự báo quá trình kinh doanh của HTX trong năm kế hoạch (năm tới) bao gồm các nội dung: phương hướng kinh doanh, mục tiêu phấn đấu, nhiệm vụ thực hiện, biện pháp đảm bảo, chính sách hỗ trợ trong năm kế hoạch.
1.4. Nguyên tắc lập phương án sản xuất, kinh doanh của HTXNN
Một: Nguyên tắc mục tiêu. Các hoạt động quản lý đều hướng tới đạt những mục tiêu nhất định, trong đó hoạt động lập PASXKD. Do đó, mục đích phải hướng các cá nhân, bộ phận vào việc hoàn thành mục tiêu chung.
Hai: Nguyên tắc hiệu quả. Các nguồn lực của HTX luôn có hạn trong khi đó mong muốn của chúng ta là vô hạn. Vì vậy, một yêu cầu cơ bản của các kế hoạch là đảm bảo tính hiệu quả. Tức là phấn đấu đạt được kết quả nhất định nhưng với chi phí về nguồn lực thấp nhất, hoặc với một nguồn lực nhất định phải đem lại kết quả cao nhất.
Ba: Nguyên tắc linh hoạt. PASXKD là những dự kiến về các hoạt động trong tương lai, trong khi các hoạt động trong tương lai luôn thay đổi, chính vì vậy, mà bản thân các PASXKD cũng chỉ mang tính tương đối. Do đó, các kế hoạch được xây dựng phải đảm bảo tính linh hoạt để giảm bớt các rủi ro do các biến cố không mong đợi phát sinh.
Bốn: Nguyên tắc đảm bảo cam kết. Các kế hoạch trong PASXKD luôn có phương án tổ chức đi kèm, tức là có sự phân công trách nhiệm của từng cá nhân, bộ phận trong việc thực hiện việc quản lý các nguồn lực, thực thi các nhiệm vụ, mục tiêu đã đề ra. Chỉ một trong các cá nhân hoặc bộ phận không hoàn thành trách nhiệm của mình về số lượng, chất lượng hay tiến độ đều dẫn đến kết quả không hoàn thành kế hoạch và lãng phí nguồn lực. Chính vì vậy, trong quá trình triển khai thực hiện PASXKD phải đảm bảo thực hiện đúng các cam kết ghi trong kế hoạch và hợp đồng
Năm: Nguyên tắc toàn diện, ăn khớp nhịp nhàng. Khi xây dựng PASXKD, HTX NN phải tính toán sao cho các phương án thành phần ăn khớp với nhau về thời gian, tiến độ nhằm bảo đảm sự kết nối nhịp nhàng giữa các lĩnh vực, khu vực, bộ phận và cá nhân.
Sáu: Nguyên tắc nhân tố hạn chế và rủi ro. Khi xây dựng PASXKD chúng ta đã tự giả định quá trình kinh doanh diễn ra trong điều kiện, môi trường bình thường. Nhưng khi triển khai thực hiện, HTX NN thường gặp phải những hạn chế, khó khăn thậm chí rủi ro. Do đó, chúng ta cần dự đoán những khó khăn, hạn chế có thể xảy ra và tính trước các phương án dự phòng các biến cố có thể xảy ra để chủ động phòng chống và hạn chế thiệt hại.
Bảy: PASXKD phải xuất phát từ thị trường. PASXKD của HTX NN không chỉ dựa vào lợi thế, thế mạnh của địa phương mà còn phải xuất phát từ nhu cầu của thị trường, nhu cầu của khách hàng, của thành viên của HTX NN và nhu cầu của đối tác. Nói cách khác, PASXKD của HTX NN được dự báo dựa trên cơ sở nghiên cứu thị trường, phân tích nhu cầu của khách hàng, đối tác chứ không phải là dựa vào mong muốn chủ quan của HTX NN, của ban lãnh đạo, quản lý HTX NN.
Tám: PASXKD phải phù hợp với thực tiễn khách quan. Nguyên tắc này đặc biệt quan trọng với các HTX NN sản xuất nông sản, kinh doanh dịch vụ nông nghiệp vì sản xuất nông sản và kinh doanh nông nghiệp phụ thuộc vào đặc điểm “tính vùng” của đồng đất và khí hậu, thời tiết của từng vùng vả đặc điểm sinh học của loại vật nuôi cây trồng cụ thể.
Chín: PASXKD phải bảo đảm tính cân đối. Về bản chất, PASXKD là bảng cân đối giữa mục tiêu với nhiệm vụ; cân đối giữa quy mô, chất lượng sản phẩm với nguồn lực và biện pháp thực hiện; cân đối giữa biện pháp quản trị với hệ thống chính sách hỗ trợ. Khi bảo đảm tính cân đối cũng đồng nghĩa với việc bảo đảm tính khả thi của PASXKD trong tương lai. Nguyên tắc này đòi hỏi khi xây dựng phải dựa trên hệ thống định mức kinh tế - kỹ thuật khoa học sát với thực tiễn.
1.5. Các căn cứ cơ bản để lập PASXKD của HTXNN
Hệ thống thông tin chuẩn xác là các căn cứ khoa học và thực tế cho việc xây dựng PASXKD. Những căn cứ đó là:
- Kết quả sản xuất, kinh doanh của HTX NN trong các năm vừa qua;
- Kết quả phân tích môi trường, thị trường, khách hàng và phân tích nội bộ HTX NN hiện nay và xu hướng trong tương lai;
- Hệ thống định mức kinh tế - kỹ thuật (định mức lao động, đơn giá nhân công, định mức vật tư, định mức nhiên liệu...);
- Đối với các HTX NN, các chỉ tiêu về năng suất vật nuôi cây trồng của từng mùa vụ, hạng đất, giống, năm trồng là căn cứ đặc biệt quan trọng trong xây dựng kế hoạch kinh doanh khi xác định sản lượng, dự báo doanh thu, hoạch định nguồn lực, dự toán tài chính.
1.6. Các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình xây dựng PASXKD
PASXKD có thể bị tác động bởi các yếu tố sau: Các yếu tố thuộc môi trường vĩ mô.
- Điều kiện tự nhiên: đất đai, địa hình, khí hậu thời tiết địa phương;
- Tình hình kinh tế chung và mức sống của người dân tại địa phương;
- Những phong tục, tập quán truyền thống tại địa phương;
- Các chương trình, dự án, kế hoạch, quy hoạch tại địa phương;
- Sự thay đổi, phát triển của khoa học công nghệ;
- Chính sách, pháp luật của nhà nước trung ương, chính quyền địa phương;
- Những biến động về kinh tế, xã hội của thị trường thế giới và khu vực.
Các yếu tố thuộc môi trường vi mô ngành
- Nhà cung cấp của HTX NN;
- Khách hàng hiện tại và tiềm năng của HTX NN;
- Đối thủ cạnh tranh của HTX NN;
- Đối thủ tiềm ẩn của HTX NN;
- Sản phẩm, dịch vụ thay thế cho những sản phẩm, dịch vụ của HTX NN, số có mức giá rẻ hơn.
Các yếu tố thuộc môi trường nội bộ HTXNN
- Quy mô, chất lượng nguồn lực có thể huy động của HTX NN;
- Năng lực cạnh tranh của sản phẩm, dịch vụ.
- Năng lực quản trị của HTX NN và hiệu quả mối quan hệ của HTX NN với chính quyền địa phương.
2. Nội dung, quy trình, phương pháp xây dựng PASXKD
2.1. Nội dung chính của PASXKD
(Thông tư số 07/2019/TT-KBKHĐT ngày 8/4/2019)
Phần 1. Tổng quan về tình hình thị trường và khả năng tham gia của HTX
- Tổng quan về tình hình thị trường
- Đánh giá khả năng tham gia thị trường của hợp tác xã
- Căn cứ pháp lý cho việc thành lập và hoạt động của hợp tác xã
Phần 2. Giới thiệu về HTX
- Giới thiệu tổng thể
+ Tên hợp tác xã
+ Địa chỉ trụ sở chính
+ Vốn điều lệ
+ Số lượng thành viên
+ Ngành, nghề sản xuất, kinh doanh
- Tổ chức bộ máy và giới thiệu chức năng nhiệm vụ tổ chức bộ máy của hợp tác xã
Phần 3. Phương án hoạt động sản xuất, kinh doanh
- Phân tích điểm mạnh, yếu, cơ hội phát triển và thách thức của hợp tác xã
- Phân tích cạnh tranh
- Mục tiêu và chiến lược phát triển của hợp tác xã
- Các hoạt động sản xuất, kinh doanh của hợp tác xã
+ Nhu cầu về sản phẩm, dịch vụ hoặc việc làm của thành viên
+ Dự kiến các chỉ tiêu sản xuất, kinh doanh của HTX căn cứ vào hợp đồng dịch vụ với thành viên hoặc hợp đồng lao động đối với thành viên (đối với trường hợp HTX tạo việc làm)
+ Xác định các hoạt động sản xuất, kinh doanh nhằm đáp ứng hợp đồng dịch vụ với thành viên hoặc hợp đồng lao động đối với thành viên (đối với trường hợp HTX tạo việc làm)
- Kế hoạch marketing
- Phương án đầu tư cơ sở vật chất, bố trí nhân lực và các điều kiện khác phục vụ sản xuất, kinh doanh
Phần 4. Phương án tài chính
- Phương án huy động và sử dụng vốn
- Phương án về doanh thu, chi phí, lợi nhuận trong 03 năm đầu
- Phương án tài chính khác
Phần 5. Kết luận
2.2. Xây dựng phương án sản xuất kinh doanh
2.2.1. Đánh giá thực trạng sản xuất kinh doanh trong khu vực HTX trong 03 năm gần nhất
HTX sử dụng thông tin trong báo cáo năm hoặc báo cáo nhiệm kỳ gần nhất để nắm được các thông tin này. Ví dụ:
- Kết quả thực hiện các hoạt động các dịch vụ: khối lượng, chất lượng dịch vụ cung cấp..
- Kết quả thực hiện một số chỉ tiêu tài chính như: doanh thu, lợi nhuận, các quỹ HTX, tình hình công nợ…
- Kết quả thành viên tham gia vào HTX: số lượng thành viên, số lượng thành viên sử dụng sản phẩm, dịch vụ HTX cung cấp, số lượng thành viên tham gia các cuộc họp thảo luận về hoạt động của HTX…
- Các vấn đề nổi bật trong nhiệm kỳ qua
HTX cần đánh giá được hiện trạng và xác định các điểm mạnh, điểm yếu của mình. Điểm mạnh là những yếu tố phát sinh từ bên trong HTX, giúp HTX có thể thực hiện tốt PASXKD.
Sẽ tốt hơn, nếu HTX có được số liệu (ít nhất) từ 3 - 5 năm và cần phân tích động thái liên hoàn và động thái định gốc để tính được mức độ tăng trưởng bình quân và xu hướng phát triển trong quá khứ. Số liệu phân tích trên sẽ là một trong những căn cứ cho việc dự báo ban đầu về mục tiêu và nhiệm vụ trong tương lai.
2.2.2. Kết quả nghiên cứu, phân tích nhu cầu dịch vụ của thành viên và danh sách các dịch vụ HTX dự kiến thực hiện trang 3 năm gần nhất
HTX cần tổ chức điều tra nhu cầu SX, kinh doanh, DV của thành viên để từ đó, xây dựng phương án và các chương trình hoạt động của HTX một cách phù hợp. Nội dung chủ yếu của việc điều tra gồm:
- Thông tin chung về thành viên;
- Thông tin liên quan đến hiện trạng SX, tiêu thụ, thuận lợi và khó khăn;
- Thông tin về quy mô SX, nhu cầu tiêu thụ sản phẩm dự kiến trong những năm tiếp theo;
- Thông tin về nhu cầu của thành viên đối với các loại dịch vụ;
- Những ý kiến đóng góp của thành viên đối với chất lượng hoạt động dịch vụ của hợp tác xã;
- Một số thông tin khác HTX muốn thăm dò để phục vụ cho việc quản lý điều hành và phát triển trong những năm tiếp theo.
HTX có thể sử dụng mẫu phiếu điều tra gồm các câu hỏi tùy theo tình hình cụ thể của từng HTX. Số liệu sau khi điều tra sẽ được tổng hợp, xử lý và đưa ra kết quả dự đoán về những hoạt động kinh doanh, dịch vụ của HTX trong thời gian tới.
Ví dụ: Những khó khăn trong sản xuất nông nghiệp của ông/bà là gì? (Hãy chọn và khoanh tròn nhiều nhất là 3 mục mà ông/bà cho là quan trọng nhất)
1. Giá nông sản quá rẻ
2. Giá nông sản bấp bênh
3. Quy mô sản xuất nhỏ
4. Việc mở rộng quy mô sản xuất không được như ý
5. Giá thành sản xuất nông nghiệp cao
6. Thiếu sự hướng dẫn về kỹ thuật và quản lý
7. Sản lượng nông nghiệp thấp
8. Chưa nhạy bén trong kinh doanh nông sản (chưa dự đoán tốt nhu cầu thị trường)
9. Thiếu thông tin về nông nghiệp
10. Khó áp dụng quy trình sản xuất theo tiêu chuẩn
11. Khác
Lưu ý: HTX vừa phục vụ khách hàng bên trong (thành viên) vừa phục vụ khách hàng bên ngoài (công ty cung cấp vật tư đầu vào, công ty tiêu thụ đầu ra, chính quyền địa phương...) và HTX chỉ nên thực hiện các dịch vụ nào mà cá nhân thành viên không làm được, hoặc làm được nhưng hiệu quả không cao.
2.2.3. Phân tích ma trận SWOT có tác động đến PASXKD trong HTX
a) Phân tích môi trường bên ngoài - phát hiện cơ hội kinh doanh và những thách thức, trở ngại cần vượt qua
Phân tích môi trường vĩ mô ảnh hưởng tới quá trình kinh doanh của HTX nông nghiệp
- Những yếu tố thuộc điều kiện tự nhiên (đất đai, nông hóa thổ nhưỡng, mặt nước; khí hậu: nhiệt độ, nắng gió, độ ẩm….; vị trí địa lý, địa hình; danh lam thắng cảnh tự nhiên).
- Những điều kiện xã hội (tăng trưởng dân số; cơ cấu độ tuổi; di dân và nguồn lao động; cơ cấu giới tính, sức khỏe, nghề nghiệp; trình độ học vấn chung; an sinh xã hội, an ninh xã hội địa phương; phong tục tập quán sản xuất, lối sống; văn hóa lễ hội, tôn giáo; di tích lịch sử, tôn giáo).
- Những điều kiện kinh tế và thị trường địa phương (mức sống, thu nhập; sản phẩm, dịch vụ chính, phụ, phụ trợ; quy mô, cơ cấu các ngành nghề phổ biến hiện nay; sản phẩm đặc sản; sự phát triển ngành nghề truyền thống; sự phát triển các mô hình kinh doanh mới; sự phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp; sự phát triển chợ, thị trường khu vực kinh doanh thương mại; quy hoạch kinh tế - kỹ thuật của địa phương).
- Những điều kiện hạ tầng kỹ thuật, công nghệ (hệ thống thủy lợi; hệ thống giao thông; hệ thống năng lượng; hệ thống khuyến nông, khuyến ngư, khuyến công; tỷ lệ diện tích quy hoạch và xây dựng cánh đồng lớn; mức độ cơ giới hóa; Mức độ áp dụng công nghệ cao trong nông nghiệp; tình trạng bảo vệ và xử lý môi trường).
- Những điều kiện chính trị - pháp luật (sự quan tâm của chính quyền địa phương; chính sách khuyến khích đổi mới công nghệ; chính sách thuế với nông sản trong nông nghiệp ở nông thôn; chính sách tín dụng phục vụ nông nghiệp, nông thôn…; chính sách đầu tư phát triển nông nghiệp, nông thôn…).
Phân tích môi trường vi mô ngành của HTX ảnh hưởng tới quá trình kinh doanh của HTX NN:
- Đối thủ cạnh tranh hiện tại;
- Đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn;
- Nhà cung cấp;
- Khách hàng;
- Sản phẩm, dịch vụ thay thế.
Để giúp cho việc phân tích từng yếu tố trên thuận lợi, cách phân tích tốt nhất là phân tích các yếu tố trên theo cấu trúc marketing mix và so sánh ngay với thực trạng năng lực marketing hiện nay của HTX NN để nhận diện ngay những điểm mạnh, yếu của HTX NN.
Nhận diện đối thủ cạnh tranh trên 4 khía cạnh: về thiết kế sản phẩm; về giá thành và giá cả; về hệ thống phân phối; về xúc tiến thương mại, tiếp thị. Đánh giá tiềm năng đối thủ cạnh tranh: năng lực nguồn lực, công nghệ và tài chính; năng lực quan hệ, thương mại và thị trường.
Khẳng định, nhận diện và định vị các nhà cung cấp về 4 khía cạnh: về sản phẩm; về giá thành và giá cả; về hệ thống phân phối; về xúc tiến thương mại và tiếp thi. Đánh giá tiềm năng nhà cung cấp: năng lực về công nghệ và tài chính; năng lực quan hệ, thương mại và thị trường.
Nhận diện khách hàng trên các khía cạnh: nhu cầu và thị hiếu về sản phẩm; nhu cầu và khả năng về tài chính; nhu cầu về hệ thống phân phối, xu hướng áp dụng cách thức mua hàng; nhu cầu về xúc tiến thương mại và tiếp thi. Khả năng duy trì và phát triển khách hàng mục tiêu: khả năng duy trì khách hàng cũ; khả năng phát triển khách hàng mới.
Nhận diện khả năng xuất hiện sản phẩm, dịch vụ thay thế về 4 khía cạnh: về công dụng và lợi ích của sản phẩm; về giá thành và giá cả; về hệ thống phân phối; về xúc tiến thương mại và tiếp thị.
Phân tích từng yếu tố nhằm nhận diện những khó khăn (thách thức), thuận lợi (cơ hội) khách quan do các yếu tố đó gây ra ảnh hưởng tới quá trình sản xuất kinh doanh của HTX NN.
Cách tốt nhất, để nhận diện cơ hội, nguy cơ của môi trường bên ngoài ảnh hưởng tới PASXKD củ HTX là thiết kế các câu hỏi cho từng yếu tố cụ thể để các cá nhân có thể trả lời dễ dàng.
b) Phân tích môi trường bên trong - xác định khả năng của HTX và những yếu kém cần hoàn thiện
Bước nghiên cứu và phân tích môi trường nội bộ này bao gồm các nội dung:
- Phân tích nguồn lực (quy mô, chất lượng nguồn lực) và khả năng khai thác nguồn lực của HTX: đất đai, tài nguyên gắn liền với đất; tài sản, máy móc, thiết bị; nguồn lực kỹ thuật công nghệ; nguồn nguyên liệu chính; nguồn lực nhân lực quản lý, lãnh đạo; nguồn lực nhân lực thành viên HTX NN; vốn và khả năng huy động vốn của HTX NN.
- Phân tích kết quả, hiệu quả hoạt động kinh doanh và năng lực cạnh tranh về sản phẩm, dịch vụ của HTX trong quá khứ. Nội dung cần phân tích là:
+ Kết quả, hiệu quả hoạt động kinh doanh sản phẩm, dịch vụ của HTX: Quy mô, cơ cấu sản lượng sản phẩm, dịch vụ; khả năng cung ứng; sản lượng hàng hóa dịch vụ; chi phí, cơ cấu chi phí, giá thành; giá bán; lợi nhuận trước thuế và lợi nhuận sau thuế;
+ Năng lực cạnh tranh của HTXNN: năng lực cạnh tranh về chất lượng, sản phẩm; năng lực cạnh tranh về giá cả và phương thức thanh toán; năng lực cạnh tranh về phân phối và phương thức vận chuyển; năng lực cạnh tranh về phong cách tiếp thị, chăm sóc khách hàng.
- Phân tích hệ thống quản lý và hệ thống chính sách kinh doanh của HTX: bộ máy quản lý HTX NN và cơ chế điều hành; hệ thống quản trị marketing và chính sách với khách hàng, đối tác; hệ thống quản trị sản xuất của thành viên và các chính sách với thành viên HTX NN và thành viên liên kết; hệ thống quản trị chế biến, hoàn thiện sản phẩm của HTX NN và chính sách với người lao động; hệ thống quản trị dịch vụ cung ứng và tiêu thụ tập trung…
c) Phân tích ma trận SWOT và lựa chọn chiến lược cạnh tranh
Bước này bao gồm 3 nội dung:
- Tổng hợp những điểm mạnh (S), điểm yếu (W), cơ hội (O) và nguy cơ (T) để xây dựng bảng ma trận SWOT
- Tổng hợp các nhóm chiến lược cạnh tranh từ ma trận SWOT
- Phân tích để lựa chọn chiến lược cụ thể mà HTX sẽ theo đuổi trong tương lai. Khi phân tích ma trận SWOT, các HTX thường đứng trước sự lựa chọn của 4 nhóm chiến lược sau:
Nhóm chiến lược 1: Sử dụng điểm mạnh của HTX để khai thác cơ hội do môi trường bên ngoài đem lại
Nhóm chiến lược 2: Khắc phục điểm yếu của HTX để tận dụng cơ hội do môi trường đem lại
Nhóm chiến lược 3: Sử dụng điểm mạnh của HTX để phòng chống nguy cơ của môi trường bên ngoài
Nhóm chiến lược 4: Khắc phục điểm yếu của HTX để phòng chống nguy cơ của môi trường bên ngoài.
Điều quan trọng nhất trong phân tích các nhóm chiến lược này là xác định hay lựa chọn hành động cụ thể (hay biện pháp cụ thể) để thực thi trong thực tế.
Bảng 1. Các nhóm chiến lược và các chiến lược cụ thể của từng nhóm chiến lược
Phân tích nội bộ Phân tích | Điểm mạnh - ........................... - ........................... -............................ | Điểm yếu - ........................... - ........................... -............................ |
Cơ hội: - ...................... - ...................... -....................... | Nhóm chiến lược 1: Sử dụng điểm mạnh của HTX để khai thác cơ hội do môi trường bên ngoài đem lại Liệt kê và lựa chọn các biện pháp cụ thể - thực chất là trả lời câu hỏi: sử dụng biện pháp nào để sử dụng những điểm mạnh nhằm khai thác cơ hội: ………………… | Nhóm chiến lược 2: Khắc phục điểm yếu của HTX để tận dụng cơ hội do môi trường đem lại Liệt kê và lựa chọn các biện pháp cụ thể - thực chất là trả lời câu hỏi: sử dụng biện pháp nào để khắc phục những điểm yếu nhằm tận dụng cơ hội: ………………… |
Nguy cơ: - ......................... - ......................... -.......................... | Nhóm chiến lược 3: Sử dụng điểm mạnh để hạn chế nguy cơ của môi trường bên ngoài Liệt kê và lựa chọn các biện pháp cụ thể - thực chất là trả lời câu hỏi: sử dụng những biện pháp nào để sử dụng những điểm mạnh nhằm hạn chế nguy cơ: -…………………… | Nhóm chiến lược 4: Khắc phục điểm yếu của HTX để phòng chống nguy cơ của môi trường bên ngoài. Liệt kê và lựa chọn các biện pháp cụ thể - thực chất là trả lời câu hỏi: sử dụng những biện pháp nào để khắc phục điểm yếu nhằm hạn chế nguy cơ: -…………………… |
Ghi chú: Cách tốt nhất để liệt kê và lựa chọn các biện pháp cụ thể nhằm thực hiện từng nhóm chiến lược là sử dụng phương pháp tham khảo chuyên gia và phương pháp đồng tham gia của các cán bộ quản lý HTX và có thể mở rộng đối với các thành viên của HTX có trình độ cao, giàu kinh nghiệm.
2.2.4. Mục tiêu của PASXKD
a) Mục tiêu chung
Mục tiêu chung, còn gọi là mục tiêu tổng thể, thể hiện kết quả mà HTX cần đạt được.
Ví dụ: Cơ giới hóa hoạt động sản xuất của thành viên nhằm nâng cao chất lượng đồng đều của sản phẩm của HTX.
b) Mục tiêu cụ thể
Căn cứ vào các mục tiêu chung, HTX xây dựng các mục tiêu cụ thể. Mục tiêu cụ thể thường phải thể hiện được các thang đo lường để so sánh và đánh giá như: số lượng, đơn vị tính, quy mô, tỷ lệ phần trăm, thời gian đạt được…
Ví dụ: Đảm bảo ít nhất 80% diện tích sản xuất được thu hoạch bằng cơ giới, số thành viên tham gia chiếm ít nhất 80% và nâng cao giá trị sản phẩm lên ít nhất 15%.
Một số yêu cầu cần có của mục tiêu cụ thể:
- Ngắn gọn, dễ hiểu, có tiêu chí để đánh giá kết quả thực hiện;
- Thực tế, dựa trên khả năng của HTX để đạt được kết quả trong điều kiện hoạt động kinh doanh bình thường;
- Thể hiện thời gian cụ thể để hoàn thành.
2.2.5. Mô tả hoạt động sản xuất, kinh doanh trong PASXKD
Để tất cả các thành viên cùng ban quản lý điều hành, bộ máy giúp việc cùng hiểu rõ về sản phẩm, dịch vụ mà HTX cung cấp, PASXKD nên mô tả sản phẩm, dịch vụ đó là gì, mục đích, cách thức thực hiện, phân công tổ/nhóm nào...
- Kế hoạch sản xuất ủa Thành viên HTX NN;
- Kế hoạch sơ chế (nếu có) của HTX NN;
- Kế hoạch chế biến (nếu có) của HTX NN;
- Kế hoạch cung ứng vật tư nông nghiệp tập trung qua HTX NN (nếu có);
- Kế hoạch tiêu thụ sản phẩm tập trung qua HTX NN (nếu có);
- Kế hoạch tổ chức kênh phân phối - bán hàng (nếu có).
2.2.6. Các hoạt động hỗ trợ thực hiện PASXKD
Xây dựng kế hoạch về đầu tư, nhân lực
Phần này có hai kế hoạch đặc biệt quan trọng:
- Kế hoạch xây dựng đầu tư mua sắm, xây dựng cơ bản
- Kế hoạch nhân lực.
Bảng2. Phương án bố trí nguồn nhân lực
TT | Vị trí/công việc | Diễn giải/yêu cầu/nguồn | Số lượng (người) | Thời gian làm việc (tháng) | Đơn giá | Thành tiền |
1 |
|
|
|
|
|
|
2 |
|
|
|
|
|
|
3 |
|
|
|
|
|
|
… |
|
|
|
|
|
|
Xây dựng kế hoạch về marketing
Bảng 3. Kế hoạch marketing
TT | SP/DV | Kế hoạch hành động | |||||||
Cải thiện về hình thức/chất lượng SP/DV | Cải thiện về giá SP/DV | Cải thiện về phương thức cung ứng | Cải thiện về chăm sóc khách hàng và siêu thị | ||||||
Nội dung | Thời gian | Nội dung | Thời gian | Nội dung | Thời gian | Nội dung | Thời gian | ||
1 | Tiêu thụ SP | ||||||||
1.1 | SP 1 |
|
|
|
|
|
|
|
|
1.2 | SP 2 |
|
|
|
|
|
|
|
|
1.3 | ………… |
|
|
|
|
|
|
|
|
2 | Cung ứng DV | ||||||||
2.1 | DV 1 |
|
|
|
|
|
|
|
|
2.1 | DV 2 |
|
|
|
|
|
|
|
|
2.3 | ................ |
|
|
|
|
|
|
|
|
Kế hoạch tài chính
- Kế hoạch huy động và sử dụng vốn đầu tư xây dựng cơ bản (nếu có).
- Kế hoạch huy động và sử dụng vốn lưu động.
Bảng 4. Kế hoạch nhu cầu vốn và huy động
TT | Nguồn vốn | Nhu cầu |
1 | Vốn sẵn có của HTX |
|
2 | Vốn huy động thêm từ thành viên |
|
3 | Vốn vay (lãi suất:…. %/tháng) |
|
4 | Vốn tài trợ |
|
5 | Vốn khác |
|
2.2.7. Phân tích hiệu quả xã hội và tác động môi trường của PASXKD
Một vài hiệu quả xã hội của các HTX nông nghiệp: (i) là cầu nối trong việc thực hiện các chủ trương của Nhà nước về kinh tế tập thể, tạo ra giá trị vật chất (thu nhập) phục vụ phát triển kinh tế, cung ứng các dịch vụ sản xuất nông nghiệp cho khu vực nông thôn; (ii) tạo tính đoàn kết trong cộng đồng ở nông thôn, tạo công ăn việc làm, tăng thêm thu nhập và sử dụng thời gian nhàn rỗi của người dân; (iii) là cầu nói trong việc chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật để ứng dụng vào sản xuất, từ đó giúp bà con nâng cao được năng lực sản xuất và đạt hiệu quả cao hơn; (iv) góp phần lớn cho công tác phúc lợi xã hội ở địa phương như làm cầu, đường, tặng tập vở cho trẻ em nghèo hiếu học của thành viên HTX và nông dân ở nông thôn.
Là tổ chức cộng đồng làm kinh tế có tính tự chủ cao nhất; huy động và phát huy được tối đa sức mạnh tập thể trong bảo vệ môi trường; gắn kết được số đông người dân từ khu vực nông thôn, HTX phát huy vai trò của kinh tế hợp tác trong việc sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trường một cách hiệu quả thông qua việc xây dựng và tổ chức thực hiện PASXKD.
2.2.8. Phân tích đầu tư và tài chính của các dịch vụ trong PASXKD
HTX dự báo doanh thu, chi phí, thu nhập (cũng là “lợi nhuận” theo Luật HTX 2012) của hoạt động sản xuất kinh doanh.
Qua quá trình hoạt động, HTX nên trích lập quỹ lương từ thu nhập trước thuế để trả thù lao, tiền lương cho Hội đồng quản trị, Ban giám đốc và bộ máy giúp việc nhằm đảm bảo đời sống và tạo phần động lực khuyến khích làm việc hiệu quả.
Thu nhập sau thuế thu nhập doanh nghiệp sẽ được trích quỹ theo luật định (quỹ đầu tư phát triển với tỷ lệ ít nhất 20% thu nhập sau thuế và quỹ dự phòng tài chính ít nhất 5%). Sau đó, phân phối cho thành viên theo mức độ sử dụng DV và theo mức độ vốn góp sao cho phân phối theo mức độ sử dụng DV phải lớn hơn theo mức độ vốn góp.
Bảng 5. Phương án về doanh thu, chi phí, thu nhập (*) và phân phối
TT | Tên hạng mục | Diễn giải | Năm … | Hướng dẫn |
I | DOANH THU |
|
| I= 1.1+1.2+.. |
1.1 | DT từ thành viên |
|
|
|
1.2 | DT ngoài thành viên |
|
|
|
II | CHI PHÍ |
|
| II=2.1+2.2+… |
2.1 | Giá vốn hàng bán |
|
|
|
2.2 | Chi phí trực tiếp |
|
|
|
2.3 | Chi phí gián tiếp |
|
|
|
2.4 |
|
|
|
|
III | THU NHẬP TRƯỚC LƯƠNG | TN=DT- CP |
| III=I-II |
IV | Trả lương ban quản lý điều hành, bộ máy giúp việc (ví dụ 20% thu nhập) |
|
| IV=III x 20% |
V | Thuế TNDN |
|
| V= VI x 17% |
VI | Thu nhập tính thuế |
|
|
|
6.1 | Thu nhập miễn thuế |
|
|
|
6.2 | Thu nhập chịu thuế TNDN |
|
|
|
VII | Thu nhập sau thuế của HTX |
|
| VII=III-IV-V |
VIII | Trích lập các quỹ |
|
| VIII = 8.1+8.2+8.3 |
8.1 | Quỹ đầu tư phát triển (ít nhất 20%) |
|
| 8.1=VII x 20% |
8.2 | Quỹ dự phòng tài chính (ít nhất 5%) |
|
| 8.2=VII x 5% |
8.3 | Quỹ khen thưởng, phúc lợi… (ví dụ 5%) |
|
| 8.3=VII x 5% |
IX | Thu nhập đem đi phân phối của HTX |
|
| IX=VII-VIII (Quy đổi về 100% để phân phối theo mức độ sử dụng DV và theo vốn góp) |
9.1 | PP theo mức độ sử dụng DV…..% |
|
|
|
9.2 | PP theo mức độ góp vốn ……% |
|
|
|
3. Tổ chức điều hành và thực hiện PASXKD trong HTX
3.1. Giao nhiệm vụ cho các đơn vị, bộ phận cá nhân trong HTX
Trong bước này HTX cần thực hiện các nội dung sau:
Truyền đạt kế hoạch: Tổ chức giao nhiệm vụ kế hoạch cho các bộ phận cá nhân trong HTX NN tham gia thực hiện kế hoạch kinh doanh hàng năm của HTX nông nghiệp.
Hoàn thiện cơ chế quản lý, điều hành
- Hoàn thiện hình thức tổ chức sản xuất kinh doanh.
- Bố trí nhân sự cho phù hợp với cơ cấu tổ chức và kế hoạch kinh doanh mới.
- Cơ chế phân công, phối hợp hoạt động giữa các bộ phận trong HTX NN.
Thực hiện các hoạt động đàm phán thương lượng, ký kết hợp đồng giữa HTX NN với đối tác, giữa HTX NN với các thành viên.
Đôn đốc, động viên và chỉ đạo, điều hành các bộ phận, cá nhân trong HTX NN thực hiện kế hoạch.
3.2. Giám sát, kiểm tra và điều chỉnh kế hoạch
Khi chỉ đạo điều hành hoạt động, cán bộ HTX cần phải thực hiện 3 công việc quan trọng của hoạt động giám sát, kiểm tra và điều chỉnh kế hoạch sau đây:
- Xác định những khó khăn vướng mắc, những hạn chế đặc biệt là những sai lệch về kết quả thực hiện khối lượng, chất lượng, tiến độ công việc và thái độ phục vụ như đã cam kết hay ghi trong kế hoạch so với yêu cầu và mục tiêu;
- Phân tích nguyên nhân, xác định trách nhiệm;
- Chỉ đạo các bộ phận, cá nhân điều chỉnh những sai lệch;
- Sử dụng các nguồn lực dự phòng để thực hiện các hoạt động điều chỉnh.
3.3. Đánh giá và tổng kết kết quả thực hiện kế hoạch
HTX thực hiện sơ kết và tổng kết để đánh giá các nội dung sau:
- Mức độ hoàn thành các kế hoạch về số lượng, chất lượng, tiến độ;
- Mức độ hoàn thành kế hoạch về hiện vật, giá trị, doanh thu, chi phí, thu nhập.
- Mức độ hiệu quả trong sử dụng vốn, lao động và tài sản.
- Mức thu nhập của người lao động và của TV qua các khoản chia theo mức độ sử dụng dịch vụ và vốn góp.
- Mức độ hài lòng của khách hàng, TV và đối tác.
- Các khoản thu, phải thu và phải thanh toán.
Bài tập nhóm: Thực hành các kỹ năng thực hiện các bước trong quá trình xây dựng phương án sản xuất kinh doanh của HTX NN.
Bài 1: Phân tích môi trường vĩ mô và vi mô trong xây dựng PASXKD của HTX nông nghiệp.
Bài 2: :Phân tích môi trường ngành trong xây dựng PASXKD của HTX nông nghiệp.
Bài 3: Phân tích môi trường nội bộ trong xây dựng PASXKD của HTX nông nghiệp.
Bài 4: Phân tích SWOT khi lựa chọn PASXKD của HT X NN.
Bài 5: Xây dựng PASXKD cho HTX nông nghiệp.
1. Bài giảng tập huấn của Chương trình JICA (2013);
2. Bộ NN & PTNT - Vụ tổ chức cán bộ (2009), Tài liệu hội nghị tập huấn công tác tổ chức cán bộ, Hà nội
3. Cẩm nang kinh doanh - Harvard, (2006), Tuyển dụng & đãi ngộ người tài, NXB Tổng hợp TP.HCM.
4. George T.Milkovich John W.Boudreau (2002), Quản trị nguồn nhân lực, NXB Thống kê, Hà Nội.
5. Luật dân sự năm 2015
6. Luật HTX năm 2012
7. Luật thương mại năm 2005
8. Nguyễn Thị Liên Diệp (2003), Quản trị học, NXB Thống Kê, Hà Nội.
9. Nguyễn Văn Điềm và Nguyễn Ngọc Quản (2006), Quản trị nguồn nhân lực, NXB Lao Động - Xã Hội, Hà Nội.
10. Nguyễn Hữu Lam (1998), Hành vi tổ chức, NXB Giáo dục, TP Hồ Chí Minh.
11. Nguyễn Hữu Thân (1995), Quản trị nhân sự, NXB Giáo dục, TP Hồ Chí Minh.
12. Trần Xuân Cầu & Mai Quốc Chánh (2008), Kinh tế nguồn nhân lực, NXB Đại học kinh tế quốc dân, Hà Nội.
13. Trần Kim Dung (1998), Quản trị nguồn nhân lực, NXB Giáo dục, Tp.Hồ Chí Minh.
14. Thái Trí Dũng (2004), Tâm lý học quản trị kinh doanh, NXB Thống kê Hà Nội
PHÁT TRIỂN MỘT SỐ KỸ NĂNG QUẢN LÝ HỢP TÁC XÃ NÔNG NGHIỆP
MÃ SỐ: MĐ 03
NGHỀ: GIÁM ĐỐC HỢP TÁC XÃ NÔNG NGHIỆP
(Ban hành theo Quyết định số: 4468/QĐ-BNN-KTHT ngày 17/11/2021 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)
MỤC LỤC
TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN
LỜI GIỚI THIỆU
CÁC THUẬT NGỮ CHUYÊN MÔN VÀ CHỮ VIẾT TẮT
MÔ ĐUN 3
PHÁT TRIỂN MỘT SỐ KỸ NĂNG QUẢN LÝ HỢP TÁC XÃ NÔNG NGHIỆP
I. Vị trí, tính chất, ý nghĩa và vai trò của mô đun:
II. Mục tiêu của mô đun:
1. Kiến thức
2. Kỹ năng
3. Năng lực tự chủ và trách nhiệm
BÀI 01: KỸ NĂNG ĐÀM PHÁN VÀ KÝ KẾT HỢP ĐỒNG CỦA GIÁM ĐỐC HỢP TÁC XÃ NÔNG NGHIỆP
Mục tiêu:
A. Nội dung
1. Kỹ năng soạn thảo hợp đồng
1.1. Một số vấn đề chung về hợp đồng
1.1.1. Khái niệm hợp đồng
1.1.2 Một số loại hợp đồng thường sử dụng trong HTX nông nghiệp
1.1.3. Hệ thống pháp lý liên quan đến hợp đồng nông nghiệp ở Việt Nam
1.1.4. Nội dung cơ bản và hình thức của hợp đồng mua bán hàng hóa
1.1.5 Vai trò của Giám đốc HTX trong việc ký kết hợp đồng
1.1.6. Một số dạng vi phạm hợp đồng và biện pháp xử lý
1.2. Soạn thảo Hợp đồng
1.2.1. Nguyên tắc soạn thảo hợp đồng
1.2.2. Hướng dẫn soạn thảo nội dung chính của hợp đồng
1.2.3. Các bước cơ bản của quá trình soạn thảo hợp đồng
1.2.4. Một số lưu ý khi soạn thảo hợp đồng
1.2.5. Soạn phụ lục của hợp đồng
1.3. Một số kỹ năng cơ bản cần phải có khi soạn thảo hợp đồng
2. Kỹ năng đàm phán và thương thảo hợp đồng
2.1. Một số vấn đề chung về đàm phán, thương thảo
2.1.1. Khái niệm đàm phán, thương thảo
2.1.2. Phân loại đàm phán, thương thảo
2.1.3. Một số đặc tính cơ bản của thương thảo hợp đồng kinh tế
2.1.4. Vai trò của đàm phán đối với Giám đốc HTX nông nghiệp
2.1.5. Nguyên tắc khi đàm phán
2.1.6. Quá trình và nội dung đàm phán, thương thảo
2.1.7. Một số tình huống thường gặp trong quá trình đàm phán tại HTX
2.2. Kỹ năng và nghệ thuật đàm phán, thương thảo
2.2.1. Một số kỹ năng cơ bản trong đàm phán, thương thảo
2.2.2. Chiến lược đàm phán, thương thảo
3. Ký kết hợp đồng
3.1. Khẳng định chấp thuận, tóm tắt các thỏa thuận đã đạt được
3.2. Thực hiện hợp pháp hóa hợp đồng
3.2.1 Các hình thức của văn bản hợp đồng
3.2.2. Đảm bảo tính hợp pháp của hình thức hợp đồng
3.2.3. Đảm bảo tính hợp pháp của chủ thể hợp đồng
3.2.4. Đảm bảo tính hợp pháp của người đại diện ký hợp đồng
3.2.5. Đảm bảo tính hợp pháp của nội dung hợp đồng
3.3. Những điều cần lưu ý khi ký kết hợp đồng
3.4. Nguyên nhân dẫn đến rủi ro, thất bại trong đàm phán, ký kết hợp đồng và một số giải pháp xử lý
3.4.1 Nguyên nhân dẫn đến rủi ro, thất bại trong đàm phán, ký kết hợp đồng
3.4.2 Giải pháp hạn chế rủi ro, thất bại trong đàm phán, ký kết hợp đồng
B. Câu hỏi và bài tập thực hành
Phụ lục:
BÀI 02: GIỚI THIỆU MÔ HÌNH HỢP TÁC XÃ NÔNG NGHIỆP VÀ CÔNG NGHỆ CAO
Mục tiêu:
A. Nội dung
1. Giới thiệu các mô hình hợp tác xã nông nghiệp kiểu mới
1.2. Mô hình hợp tác xã tích tụ, tập trung ruộng đất có quy mô lớn và ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất
1.3. Mô hình hợp tác xã nông nghiệp đảm nhiệm các dịch vụ đầu vào, sơ chế/chế biến và đầu ra trong chuỗi giá trị nông sản
1.4. Mô hình nâng cao năng lực ứng phó biến đổi khí hậu của các HTX nông nghiệp
1.5. Mô hình hợp tác xã phát triển nông lâm thủy sản bền vững
1.6. Mô hình hợp tác xã sản xuất sản phẩm OCOP, gắn với du lịch nông thôn, miền núi
1.7. Mô hình hợp tác xã đánh bắt, nuôi trồng thủy hải sản và bảo vệ nguồn lợi cộng đồng
2. Giới thiệu mô hình HTX nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao
2.1. Khái niệm về nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao
2.2. Giới thiệu mô hình ứng dụng công nghệ cao trong HTX NN
2.2.1. Mô hình ứng dụng công nghệ nhà kính, nhà màng trong sản xuất cây trồng
2.2.2. Mô hình ứng dụng công nghệ tưới nhỏ giọt
2.2.3. Mô hình ứng dụng công nghệ trồng cây không dùng đất
2.2.4. Ứng dụng công nghệ số trong sản xuất nông nghiệp
2.2.5. Mô hình ứng dụng công nghệ tự động hóa trong sản xuất nông nghiệp
3. Hướng dẫn hợp tác xã lựa chọn công nghệ
4. Hướng dẫn thực hành, thăm quan mô hình HTX hoạt động có hiệu quả
B. Câu hỏi và bài tập thực hành
BÀI 03: PHÁT TRIỂN LIÊN KẾT CHUỖI GIÁ TRỊ, SẢN PHẨM OCOP TRONG HỢP TÁC XÃ NÔNG NGHIỆP
Mục tiêu:
A. Nội dung
1. Phát triển liên kết chuỗi giá trị trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp
1.1. Giới thiệu về chuỗi giá trị
1.2. Mục đích xây dựng liên kết chuỗi giá trị
1.3. Các hình thức liên kết chuỗi giá trị
1.4. Một số mô hình liên kết chuỗi giá trị
1.4.1. Mô hình 1: Doanh nghiệp + HTX/tổ nhóm/nông dân
1.4.2. Mô hình 2: Doanh nghiệp + Đại lý/thương lái + Hộ sản xuất/tổ nhóm
1.4.3 Mô hình 3: HTX/Tổ nhóm tự tổ chức sản xuất hoặc liên kết
1.4.4 Mô hình 4: Cơ sở thương mại + HTX/Tổ nhóm/hộ gia đình
1.5. Hướng dẫn quy trình triển khai hoạt động phát triển liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị
1.5.1 Lập và phê duyệt danh mục các dự án liên kết
1.5.2 Hồ sơ và trình tự thủ tục hỗ trợ liên kết
1.6. Chính sách hỗ trợ phát triển liên kết theo chuỗi giá trị trong nông nghiệp
2. Phát triển sản phẩm OCOP trong hợp tác xã nông nghiệp
2.1. Giới thiệu khái niệm sản phẩm và sản phẩm OCOP
2.1.1 Sản phẩm
2.1.2 Sản phẩm OCOP
2.2. Đặc trưng của sản phẩm OCOP
2.3 Danh mục các sản phẩm trong chương trình OCOP
2.4 Tiêu chí lựa chọn, đánh giá sản phẩm OCOP
2.5. Xây dựng chiến lược kinh doanh sản phẩm OCOP
2.5.1 Mục đích
2.5.2 Nguyên tắc
2.5.3. Xây dựng chiến lược kinh doanh sản phẩm OCOP
2.5.4. Các bước thực hiện quy trình xây dựng kế hoạch kinh doanh sản phẩm OCOP
2.5.5. Tổ chức thực hiện kế hoạch kinh doanh sản phẩm OCOP hàng năm
B. Câu hỏi và bài tập thực hành
Phụ lục
TÀI LIỆU THAM KHẢO
TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN
Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nên các nguồn thông tin có thể được phép dùng nguyên bản hoặc trích dùng cho các mục đích về đào tạo và tham khảo.
Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh doanh thiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm.
LỜI GIỚI THIỆU
Trong những năm gần đây, kinh tế tập thể, hợp tác xã tiếp tục đổi mới, phát triển nhanh cả về số lượng và chất lượng, cơ bản khắc phục được tình trạng yếu kém kéo dài. Nhiều loại hình, mô hình hợp tác xã hoạt động hiệu quả, góp phần phát triển kinh tế bền vững, xây dựng nông thôn mới, tạo việc làm, xoá đói, giảm nghèo, bảo đảm an sinh xã hội, tăng cường hệ thống chính trị ở cơ sở; qua đó, từng bước khẳng định vị trí, vai trò nền tảng của khu vực kinh tế tập thể, hợp tác xã trong nền kinh tế quốc dân.
Bên cạnh đó, từ yêu cầu đào tạo nâng cao năng lực, nhận thức, kỹ năng cho các hợp tác xã đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt nội dung thực hiện tại các Quyết định số 1804/QĐ-TTg ngày 13/11/2020 phê duyệt chương trình hỗ trợ kinh tế tập thể, hợp tác xã giai đoạn 2021-2025; Quyết định số 167/QĐ-TTg ngày 3/2/2021 phê duyệt Đề án lựa chọn, hoàn thiện, nhân rộng mô hình hợp tác xã kiểu mới hiệu quả tại các địa phương giai đoạn 2021-2025; Quyết định số 340/QĐ-TTg ngày 12/3/2021 phê duyệt Chiến lược phát triển kinh tế tập thể, hợp tác xã giai đoạn 2021 - 2030. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã giao cho các đơn vị chuyên môn, các trường đào tạo xây dựng lại chương trình, giáo trình đào tạo nghề “Giám đốc hợp tác xã nông nghiệp” làm tài liệu giảng dạy cho các địa phương, cơ sở đào tạo áp dụng.
Chương trình đào tạo nghề “Giám đốc hợp tác xã nông nghiệp” cùng với Bộ giáo trình đã tích hợp những kiến thức, kỹ năng cần có của nghề, do đó có thể coi là cẩm nang cho người đã, đang và sẽ tham gia vào quản lý hợp tác xã nông nghiệp. Bộ giáo trình gồm 3 quyển:
1) Giáo trình mô đun: Những nội dung cơ bản về hợp tác xã.
2) Giáo trình mô đun: Quản trị hợp tác xã nông nghiệp.
3) Giáo trình mô đun: Phát triển một số kỹ năng quản lý HTX nông nghiệp.
Giáo trình mô đun “Phát triển một số kỹ năng quản lý hợp tác xã nông nghiệp” gồm 3 bài:
Bài 01: Kỹ năng đàm phán và ký kết hợp đồng của Giám đốc hợp tác xã nông nghiệp.
Bài 02: Giới thiệu mô hình hợp tác xã nông nghiệp và công nghệ cao.
Bài 03: Phát triển liên kết chuỗi giá trị, sản phẩm OCOP trong HTX nông nghiệp.
CÁC THUẬT NGỮ CHUYÊN MÔN VÀ CHỮ VIẾT TẮT
AI: Trí tuệ nhân tạo
AND: Acid deoxyribonucleic
BVTV: Bảo vệ thực vật
CNC: Công nghệ cao
DN: Doanh nghiệp
HTX: Hợp tác xã
HTXNN: Hợp tác xã nông nghiệp
IoT: Mạng lưới vạn vật kết nối
NNCNC: Nông nghiệp công nghệ cao
OCOP: One commune one product - Mỗi xã một sản phẩm
PHÁT TRIỂN MỘT SỐ KỸ NĂNG QUẢN LÝ HỢP TÁC XÃ NÔNG NGHIỆP
I. Vị trí, tính chất, ý nghĩa và vai trò của mô đun:
Vị trí: Mô đun “Phát triển một số kỹ năng quản lý hợp tác xã (HTX) nông nghiệp” là mô đun bắt buộc, thuộc chuyên môn ngành, được bố trí giảng dạy đồng thời hoặc độc lập với mô đun “Những nội dung cơ bản về hợp tác xã” và mô đun “Quản trị hợp tác xã nông nghiệp”.
- Tính chất: Đây là mô đun tích hợp giữa lý thuyết và thực hành, mô đun này trang bị cho người học các kiến thức và kỹ năng cần thiết để thực hiện được công việc về đàm phán, soạn thảo và ký kết hợp đồng của Giám đốc HTX nông nghiệp; lựa chọn được mô hình HTX nông nghiệp phù hợp và phát triển liên kết chuỗi giá trị, sản xuất sản phẩm OCOP trong hợp tác xã nông nghiệp. Do đó, cần được tổ chức giảng dạy tại những địa điểm có đầy đủ điều kiện, phương tiện giảng dạy, vật tư, tài liệu, mô hình… để đảm bảo hình thành một số kỹ năng nghề cơ bản cho người học.
1. Kiến thức
- Trình bày kiến thức chung về khác niệm, các quy định, nguyên tắc, yêu cầu, kỹ năng đàm phán, thương thảo; soạn thảo và ký kết hợp đồng;
- Nêu được các mô hình hợp tác xã trong sản xuất nông nghiệp hiện nay, ưu nhược điểm của các mô hình;
- Trình bày đặc điểm và ưu nhược điểm của các mô hình ứng dụng công nghệ cao: công nghệ nhà kính, nhà màng; công nghệ tưới nhỏ giọt; công nghệ thông tin và tự động hóa trong sản xuất nông nghiệp;
- Nêu được khái niệm về chuỗi giá trị, liên kết chuỗi giá trị; mục đích xây dựng liên kết chuỗi giá trị và đặc điểm cơ bản của 04 mô hình liên kết chuỗi giá trị phổ biến;
- Mô tả các bước cơ bản khi xây dựng danh mục các dự án liên kết chuỗi giá trị;
- Trình bày được khái niệm, đặc trưng, tiêu chí đánh giá và phân hạng sản phẩm OCOP.
2. Kỹ năng
- Soạn thảo được hợp đồng với các điều khoản, nội dung và hình thức đúng theo quy định của pháp luật;
- Vận dụng kỹ năng đàm phán và ký kết hợp đồng vào hoạt động của hợp tác xã nhằm hạn chế rủi ro khi đàm phán và ký kết hợp đồng;
- Phân biệt được các mô hình hợp tác xã kiểu mới. Thông qua phân tích các mô hình, lựa chọn được mô hình HTX phù hợp và có kỹ năng tổ chức hoạt động của HTX theo mô hình thích hợp.
- Lựa chọn được mô hình công nghệ cao phù hợp với điều kiện của HTX nông nghiệp;
- Xây dựng được dự án, phương án sản xuất kinh doanh ứng dụng công nghệ cao trong HTX nông nghiệp;
- Lựa chọn được mô hình liên kết chuỗi giá trị phù hợp với loại hợp với loại hình sản phẩm và điều kiện của HTX nông nghiệp để tham gia và phát triển bền vững;
- Chọn được nội dung và lập được dự án đề xuất chính sách hỗ trợ phát triển liên kết chuỗi giá trị;
- Xác định được chất lượng sản phẩm của HTX theo các tiêu chí đánh giá của sản phẩm OCOP;
- Xây dựng được chiến lược kinh doanh sản phẩm OCOP và kế hoạch kinh doanh sản phẩm OCOP hằng năm.
3. Năng lực tự chủ và trách nhiệm
- Nhận thức được tầm quan trọng, ý nghĩa của công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp;
- Nhận thức được tầm quan trọng, lợi ích HTX nông nghiệp, lợi ích quốc gia đối với tính bền vững liên kết chuỗi giá trị, của một sản phẩm khi đạt tiêu chí OCOP 5 sao và phát triển được trên thị trường;
- Có thái độ học tập nghiêm túc, trung thực trong quá trình thực hành; có ý thức và khả năng tự học, tự nghiên cứu, có khả năng hoạt động nhóm.
BÀI 01: KỸ NĂNG ĐÀM PHÁN VÀ KÝ KẾT HỢP ĐỒNG CỦA GIÁM ĐỐC HỢP TÁC XÃ NÔNG NGHIỆP
Mục tiêu:
| - Trình bày được các kiến thức chung về các quy định, nguyên tắc, yêu cầu, kỹ năng đàm phán, thương thảo; soạn thảo và ký kết hợp đồng; - Soạn thảo được hợp đồng với các điều khoản, nội dung và hình thức phù hợp với mỗi loại hợp đồng mà HTX áp dụng; |
- Vận dụng kỹ năng đàm phán và ký kết hợp đồng vào hoạt động của hợp tác xã nông nghiệp nhằm hạn chế rủi ro khi đàm phán và ký kết hợp đồng. |
1.1. Một số vấn đề chung về hợp đồng
1.1.1. Khái niệm hợp đồng
Hợp đồng là một cam kết giữa hai hay nhiều bên để làm hoặc không làm một việc nào đó trong khuôn khổ pháp luật.
Theo Bộ luật Dân sự 2015 thì Hợp đồng được hiểu là “sự thỏa thuận giữa các bên về việc xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự”.
1.1.2 Một số loại hợp đồng thường sử dụng trong HTX nông nghiệp
a) Hợp đồng liên kết
Theo quy định tại Nghị định 98/2018/NĐ-CP, hợp đồng liên kết gắn sản xuất với tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp (sau đây gọi chung là Hợp đồng liên kết) là hợp đồng được ký giữa các bên tham gia liên kết trên nguyên tắc tự nguyện nhằm thực hiện các hình thức liên kết.
* Các hình thức liên kết
- Liên kết từ cung ứng vật tư, dịch vụ đầu vào, tổ chức sản xuất, thu hoạch, sơ chế hoặc chế biến gắn với tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp.
- Liên kết cung ứng vật tư, dịch vụ đầu vào gắn với tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp.
- Liên kết tổ chức sản xuất, thu hoạch gắn với tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp.
- Liên kết cung ứng vật tư, dịch vụ đầu vào, tổ chức sản xuất, thu hoạch gắn với tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp.
- Liên kết tổ chức sản xuất, thu hoạch, sơ chế hoặc chế biến gắn với tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp.
- Liên kết cung ứng vật tư, dịch vụ đầu vào, sơ chế hoặc chế biến gắn với tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp.
- Liên kết sơ chế hoặc chế biến gắn với tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp.
b) Hợp đồng tiêu thụ nông sản
Hợp đồng tiêu thụ nông sản, hàng hóa thực chất là hợp đồng mua bán hàng hóa.
Luật Thương mại 2005 không đưa ra định nghĩa về hợp đồng mua bán hàng hóa trong thương mại, nhưng có thể dựa vào khái niệm hợp đồng mua bán tài sản trong Bộ luật Dân sự để xác định bản chất của hợp đồng mua bán hàng hóa (do hàng hóa thuộc tài sản và có phạm vi hẹp hơn tài sản).
Theo quy định tại Điều 430 Bộ luật Dân sự 2015 về hợp đồng mua bán tài sản như sau: “Hợp đồng mua bán tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên bán chuyển quyền sở hữu tài sản cho bên mua và bên mua trả tiền cho bên bán”.
Như vậy, hợp đồng tiêu thụ nông sản, hàng hóa được hiểu là một loại hợp đồng mua bán tài sản mà cụ thể hơn là mua bán hàng hóa, hai bên thỏa thuận với nhau về việc bên mua sẽ đảm bảo đầu ra cho bên bán đối với toàn bộ số lượng hàng hóa do bên bán sản xuất ra trong một khoảng thời gian đã thỏa thuận.
c) Hợp đồng mua bán vật tư, dịch vụ
Tương tự như “hợp đồng tiêu thụ nông sản”, “hợp đồng mua bán vật tư, dịch vụ” cũng được hiểu là một loại hợp đồng mua bán hàng hóa.
1.1.3. Hệ thống pháp lý liên quan đến hợp đồng nông nghiệp ở Việt Nam
- Luật Thương mại 2005
- Bộ Luật Dân sự 2015
- Luật HTX năm 2012
- Nghị định số 193/2013/NĐ-CP ngày 21/11/2013 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật HTX
- Nghị định 98/2018/NĐ-CP ngày 5/7/2018 của Chính phủ về chính sách khuyến khích phát triển hợp tác, liên kết trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp.
1.1.4. Nội dung cơ bản và hình thức của hợp đồng mua bán hàng hóa
Thông thường, Hợp đồng tiêu thụ nông sản, hàng hóa; Hợp đồng mua bán vật tư, dịch vụ có những nội dung cơ bản sau:
- Chủ thể của hợp đồng;
- Đối tượng của hợp đồng;
- Số lượng, chất lượng;
- Đơn giá, thành tiền; Phương thức thanh toán;
- Thời hạn, địa điểm, phương thức thực hiện hợp đồng;
- Quyền, nghĩa vụ của các bên;
- Trách nhiệm do vi phạm hợp đồng;
- Phương thức giải quyết tranh chấp.
Hình thức của hợp đồng mua bán được quy định rõ tại Điều 24 Luật Thương mại 2005, cụ thể như sau:
“Hợp đồng mua bán hàng hóa được thể hiện bằng lời nói, bằng văn bản hoặc được xác lập bằng hành vi cụ thể.
Đối với các loại hợp đồng mua bán hàng hóa mà pháp luật quy định phải được lập thành văn bản thì phải tuân theo các quy định đó”.
Thông thường, hợp đồng tiêu thụ nông sản, hợp đồng mua bán vật tư, dịch vụ được xác lập bằng hình thức văn bản đối với chủ thể một bên là doanh nghiệp, hợp tác xã, nhà phân phối. Tuy nhiên, đối với những cá nhân, hộ gia đình sản xuất nhỏ lẻ thì hợp đồng thường được giao kết bằng lời nói.
1.1.5 Vai trò của Giám đốc HTX trong việc ký kết hợp đồng
Theo Luật HTX, Giám đốc HTX là người điều hành hoạt động của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã. Giám đốc HTX có quyền hạn: “Ký kết hợp đồng nhân danh hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã theo ủy quyền của Chủ tịch hội đồng quản trị. Ví dụ như: Hợp đồng mua vật tư phân bón, dịch vụ (làm đất, chăm sóc vườn,…) từ doanh nghiệp/HTX khác về cung cấp lại trong HTX và nông dân; Hợp đồng tiêu thụ sản phẩm cho thành viên và nông dân; các hợp đồng nội bộ HTX với thành viên.
Tuy nhiên, trong một số trường hợp Giám đốc HTX chỉ được HĐQT ủy quyền ký một số loại hợp đồng mà thông thường là bị giới hạn bởi tổng chi phí hợp đồng. Ví dụ: Có HTX quy định với các hợp đồng có giá trị lớn hơn 300 triệu phải xin ý kiến HĐQT.
1.1.6. Một số dạng vi phạm hợp đồng và biện pháp xử lý
Quá trình ký kết và thực hiện hợp đồng thực tế luôn nảy sinh những vấn đề rắc rối do nhiều nguyên nhân khác nhau. Điều này làm cho việc ký kết, thực hiện hoặc thanh lý hợp đồng gặp trở ngại, thậm chí dẫn đến tranh chấp phải đưa đến các cơ quan pháp luật hoặc cơ quan trọng tài giải quyết.
a) Một số dạng vi phạm hợp đồng
Các vi phạm của các chủ thể đối với hợp đồng đã giao kết: Dạng vi phạm hợp đồng này thường được thể hiện qua các trường hợp và nguyên nhân sau:
- Không chịu thực hiện hợp đồng hoặc đơn phương chấm dứt hợp đồng mà không giải thích rõ lý do cho bên kia (hợp đồng chưa được bên nào thực hiện).
Trường hợp này thường xảy ra do sau khi ký kết hợp đồng thì phát hiện mình bị hớ hoặc rơi vào điều kiện không có khả năng thực hiện hoặc biết rõ là nếu thực hiện thì sẽ bị bất lợi...
- Không chịu thực hiện nghĩa vụ hợp đồng mặc dù đã hưởng các quyền lợi từ hợp đồng. Chẳng hạn như vay tiền sau khi nhận được tiền vay thì sau đó không thực hiện nghĩa vụ trả tiền.
Trường hợp này xảy ra có nhiều nguyên nhân, như bên thực hiện nghĩa vụ mất khả năng thanh toán (bị thua lỗ, phá sản), cố ý gian lận kéo dài thời gian thực hiện nghĩa vụ để có lợi cho mình hoặc do gian dối với bên đối tác đẩy phía bên kia vào thế bất lợi, nhiều trường hợp ký kết hợp đồng là để giải quyết một khó khăn trước mắt nào đó chứ thực sự không có khả năng thực hiện nghĩa vụ (như vay của người này để trả cho người khác...).
- Không thực hiện đúng, đầy đủ các thỏa thuận ghi trong hợp đồng (mặc dù có thực hiện hợp đồng).
Trường hợp này thường xảy ra trong quá trình thực hiện hợp đồng do lỗi của một hoặc cả hai bên tìm cách thực hiện theo hướng có lợi cho mình hoặc do hiểu sai nội dung của hợp đồng, nhưng cũng có thể do một bên gặp khó khăn thực hiện không đúng các yêu cầu về số lượng, thời gian giao hàng... ngoài ra, nhiều trường hợp do lợi dụng một bên thiếu kinh nghiệm, bên kia tìm cách để thực hiện không đúng nội dung hợp đồng (như viện cớ hợp đồng ghi không rõ, đổ lỗi khách quan...) đã ký kết.
b) Các vi phạm quy định của pháp luật thường gặp khi ký kết, thực hiện hợp đồng
- Giao kết hợp đồng không đúng đối tượng chủ thể. Nghĩa là người tham gia giao kết không có tư cách để ký kết hợp đồng (Ví dụ: Người của pháp nhân ký kết hợp đồng kinh tế nhưng không có giấy ủy quyền của người đại diện hợp pháp là người đứng đầu pháp nhân đó...).
- Giao kết hợp đồng không tuân thủ hình thức hợp đồng đã được pháp luật quy định.
- Việc vi phạm thể hiện ở chỗ những hợp đồng bắt buộc phải làm thành văn bản, phải công chứng, phải chứng thực nhưng lại không thực hiện đúng.
Ví dụ: Bộ luật Dân sự quy định hợp đồng mua bán nhà ở phải làm thành văn bản và phải được công chứng chứng thực nhưng lại chỉ viết bằng giấy tay.
- Đối tượng giao kết hợp đồng bị pháp luật cấm.
Nhiều trường hợp các bên tham gia ký kết không am hiểu những hàng hóa hoặc các giao dịch bị pháp luật cấm hoặc hạn chế nên vẫn ký kết dẫn đến hợp đồng bị vô hiệu. Ngoài ra, nhiều trường hợp về nội dung thì hợp pháp nhưng thực chất đối tượng hợp đồng (hàng hóa) lại là bất hợp pháp do không bảo đảm các giấy tờ hợp pháp (như hàng buôn lậu) hoặc để che giấu một hoạt động bất hợp pháp (như khai thấp giá mua bán để trốn thuế) cũng bị coi là vi phạm bất kể các bên có biết rõ thỏa thuận ngầm với nhau hay không.
- Hợp đồng thể hiện không rõ ràng và thiếu các nội dung cơ bản của hợp đồng.
Đây là dạng vi phạm khá nhiều do sự thiếu hiểu biết hoặc lợi dụng sự thiếu hiểu biết của một bên để lập hợp đồng mà nội dung của mỗi loại hợp đồng lại không bảo đảm theo quy định của pháp luật về các nội dung cơ bản của hợp đồng đó, tức là không rõ ràng hoặc thiếu những nội dung của một hợp đồng.
Ví dụ:
+ Hợp đồng mua bán nhưng không ghi giá mua bán.
+ Hợp đồng vận chuyển nhưng không nêu rõ địa điểm lên xuống hàng, thời gian vận chuyển.
+ Hợp đồng lao động nhưng không ghi công việc phải làm, mức tiền lương.
- Nội dung hợp đồng do các bên ký kết không bảo đảm các nguyên tắc tự nguyện, bình đẳng, trung thực. Trường hợp này xác định do một hoặc nhiều bên đã có sự lừa dối hoặc có thủ đoạn ép buộc bên kia giao kết với nội dung áp đặt nhằm tạo lợi thế tuyệt đối cho mình.
Ví dụ:
Bên A bán nhà cho Bên B với giá rất thấp so với giá thực tế để trừ nợ. Trường hợp này Bên B đã lợi dụng khó khăn, túng quẫn của Bên A để ép giá, gây thiệt thòi cho Bên A.
c) Một số biện pháp xử lý vi phạm hợp đồng
Để có thể xử lý có hiệu quả các vi phạm hợp đồng khi xảy ra, tùy theo tính chất sự việc, các bên ký kết hợp đồng có thể tiến hành một hoặc các biện pháp sau:
● Thương thảo - hòa giải
Việc thương thảo - hòa giải luôn được khuyến khích khi xảy ra bất cứ một vụ tranh chấp hợp đồng nào nhằm giải quyết vụ việc một cách nhẹ nhàng. Việc thương thảo hòa giải có thể do các bên chủ động gặp gỡ nhau để giải quyết nhưng nhiều trường hợp phải do Tòa án hoặc cơ quan Trọng tài thương mại hòa giải.
Nhìn chung việc thương thảo - hòa giải nếu đạt được kết quả thì sẽ có nhiều lợi ích cho các bên như: không phải nộp án phí, rút ngắn thời gian thực hiện hợp đồng... và làm hài lòng các bên tranh chấp.
Lưu ý: bất kỳ một việc vi phạm hoặc tranh chấp hợp đồng nào cũng cần tiến hành biện pháp thương thảo - hòa giải trước, bởi vì nếu bỏ qua biện pháp này thì có nghĩa là bạn đã bỏ qua một cơ hội tốt mà không có một biện pháp nào có thể hiệu quả hơn.
● Đơn phương hủy bỏ hoặc đình chỉ thực hiện hợp đồng
Đây là biện pháp bất đắc dĩ sau khi đã thương thảo hòa giải không được nhưng nhằm hạn chế hoặc không để gây ra hậu quả xấu hơn nếu tiếp tục thực hiện hợp đồng trong khi phía bên kia không chấm dứt việc vi phạm hợp đồng hoặc thiếu thiện chí để giải quyết hậu quả của việc vi phạm hợp đồng.
Lưu ý: Trong trường hợp bạn bắt buộc phải áp dụng biện pháp này mà gây ra thiệt hại cho bên vi phạm hợp đồng thì bạn không phải bồi thường thiệt hại cho họ.
● Yêu cầu Tòa án hoặc Trọng tài thương mại giải quyết
Nếu việc tranh chấp xuất phát từ hợp đồng (dân sự, kinh doanh - thương mại, lao động) mà các bên không tự giải quyết được thì nên yêu cầu Tòa án hoặc trọng tài thương mại (trong trường hợp tranh chấp hợp đồng kinh doanh - thương mại) giải quyết để bảo vệ quyền lợi cho mình trong thời hạn luật định.
Khi yêu cầu Tòa án hoặc trọng tài thương mại giải quyết thì các bên phải tuân thủ quy trình tố tụng chặt chẽ do pháp luật quy định đối với từng loại tranh chấp.
- Yêu cầu cơ quan điều tra, Viện Kiểm sát xem xét khởi tố vụ án hình sự
Đây là biện pháp cứng rắn được áp dụng nếu bên đối tác có dấu hiệu chiếm đoạt tài sản khi ký kết hoặc trong quá trình thực hiện hợp đồng bằng hành vi lừa đảo hoặc lạm dụng tín nhiệm.
Nếu có đủ cơ sở xác định có tội phạm xảy ra thì các cơ quan điều tra, Viện Kiểm sát sẽ khởi tố, truy tố và đưa ra xét xử tại Tòa án và buộc người chiếm đoạt tài sản phải chịu hình phạt và phải trả lại hoặc bồi thường những tài sản bị chiếm đoạt, những thiệt hại cho người bị hại.
1.2. Soạn thảo Hợp đồng
Soạn thảo hợp đồng là quá trình tạo lập các điều khoản chứa đựng sự thỏa thuận của các bên dựa trên các quy định pháp luật tương ứng điều chỉnh mối quan hệ xã hội mà các bên đang xác lập.
Để soạn thảo một hợp đồng hoàn chỉnh, trước tiên phải hiểu rõ tính pháp lý và phạm vi áp dụng của hợp đồng. Sau đó, liệt kê tất cả những điều khoản cần soạn tạo nên khuôn mẫu hợp đồng nhất định, tiến hành bổ sung chi tiết và chỉnh sửa bản hợp đồng thật cẩn thận. Cuối cùng là đối chiếu, rà soát lại các điều khoản với các quy định của pháp luật. Hãy chắc chắn một hợp đồng đáp ứng cả về hình thức và nội dung trước khi tiến hành ký kết với đối tác hoặc khách hàng để hạn chế rủi ro pháp lý sau này.
1.2.1. Nguyên tắc soạn thảo hợp đồng
Làm sao có hợp đồng đầy đủ thông tin, chuyên nghiệp trong mắt đối tác thì chúng ta phải tuân thủ những nguyên tắc soạn thảo hợp đồng sau:
Nguyên tắc thứ nhất: Mỗi văn bản hợp đồng chỉ điều chỉnh một quan hệ hợp đồng.
Giải thích điều này tương đối trừu tượng nên có thể hình dung dễ hơn bằng ví dụ như sau:
+ A và B mua bán tài sản trên đất với nhau, thì đó là quan hệ mua bán tài sản gắn liền với đất.
+ A cho B thuê đất thì đó là quan hệ thuê quyền sử dụng đất.
+ A sử dụng dịch vụ tư vấn thuế của B thì đó là quan hệ hợp đồng tư vấn thuế.
+ Không nên lập thành một hợp đồng mà trong đó, A vừa cho B thuê tài sản trên đất, lại vừa bán tài sản khác trên đất cho B.
+ Hoặc, không nên ký một hợp đồng mà A vừa sử dụng dịch vụ tư vấn thuế của B lại vừa mua tài liệu, sách báo về thuế từ B.
+ Giữa A và B có thể tồn tại nhiều quan hệ với nhau, những mối quan hệ như vậy nên lập thành một văn bản hợp đồng riêng.
Nguyên tắc thứ hai: Hợp đồng song vụ hay đơn vụ
Hợp đồng song vụ là hợp đồng mà mỗi bên đều có nghĩa vụ với phía bên kia, tức là hai bên đều có nghĩa vụ với nhau. Xác định nguyên tắc soạn thảo hợp đồng này rất quan trọng để khi xây dựng đề cương hợp đồng, chúng ta có thể xây dựng theo hình xương cá, với nội dung giao dịch chính là xương sống, còn xương hai bên chính là quyền và nghĩa vụ của mỗi bên. Quyền của bên này sẽ là nghĩa vụ của bên kia. Nếu thấy chỗ nào mà một bên có quyền nhưng bên kia chưa có nghĩa vụ thì phải kiểm tra lại.
Ví dụ: Liên quan đến giao hàng, thì nghĩa vụ của bên bán là giao hàng, nghĩa vụ của bên mua là nhận hàng; nghĩa vụ của bên bán là giao hàng đúng địa điểm thì nghĩa vụ của bên mua là nhận hàng tại đúng địa điểm đã thỏa thuận. Hoặc, quyền của bên bán là nhận tiền thì nghĩa vụ của bên mua là thanh toán tiền; quyền của bên bán là xử phạt bên mua thanh toán chậm thì nghĩa vụ của bên mua là phải trả tiền phạt thanh toán chậm ….
Trong hợp đồng song vụ, khi các bên đã thỏa thuận thời hạn thực hiện nghĩa vụ thì mỗi bên phải thực hiện nghĩa vụ của mình khi đến hạn; không được hoãn thực hiện với lý do bên kia chưa thực hiện nghĩa vụ đối với mình. Cần thiết phải quy định rõ về việc là một bên vi phạm thì bên kia có được khiếu nại lý do đó để từ chối thực hiện nghĩa vụ hay không.
Hợp đồng đơn vụ là hợp đồng mà chỉ một bên có nghĩa vụ. Tuy nhiên, trong lĩnh vực kinh doanh thương mại, rất ít khi gặp loại hợp đồng này.
Nguyên tắc thứ ba: Sử dụng đúng ngôn ngữ hợp đồng
Ngôn ngữ hợp đồng là ngôn ngữ có tính pháp lý nhưng lại được đọc, hiểu và thực hiện bởi những người không thuộc lĩnh vực pháp luật. Do đó, ngôn ngữ soạn thảo nên có tính dễ hiểu, đơn nghĩa, ngắn gọn và chính xác.
Tuyệt đối không sử dụng các từ, ngữ và câu chữ có tính biểu cảm, ẩn dụ hoặc sử dụng lối văn nói, sử dụng tiếng lóng, tiếng địa phương, thổ ngữ hoặc pha lẫn tiếng nước ngoài vào Tiếng Việt; không sử dụng ký tự đặc biệt, các từ thừa hoặc không rõ nghĩa; không thay đổi các từ ngữ căn bản một cách chủ quan vì dễ gây sai lệch thông tin, hiểu nhầm nội dung.
Nguyên tắc thứ tư: Không có gì là tuyệt đối
Kể cả khi hợp đồng là một văn bản có giá trị pháp lý ràng buộc hai bên thì vẫn không có gì đảm bảo là mọi chuyện sẽ diễn biến theo đúng kịch bản mà hai bên đã vạch ra. Thực tế luôn thay đổi và điều này sẽ thường xuyên hơn nếu hợp đồng có thời gian thực hiện trong thời gian dài.
Do đó, bên cạnh việc soạn thảo những quyền và nghĩa vụ có tính cố định cho mỗi bên, chúng ta cũng cần bổ sung thêm những điều khoản có tính dự liệu, dự phòng trường hợp thay đổi. Nói cách khác, chúng ta nên soạn thảo sẵn những nguyên tắc xử sự cho hai bên khi có sự thay đổi hoàn cảnh thực hiện hợp đồng.
Nguyên tắc thứ năm: Xây dựng kịch bản cho các bên
Bạn cần có khả năng hình dung và vẽ ra một cách mạch lạc toàn bộ diễn biến của hai bên, từ khi bắt đầu cho đến khi kết thúc. Bạn cần tính tới phương án tốt nhất, nhưng cũng tính tới cả phương án xấu nhất trong quan hệ hợp đồng giữa hai bên (một trong hai bên chết, phá sản … hoặc một trong hai bên tự ý chấm dứt hợp đồng..).
1.2.2. Hướng dẫn soạn thảo nội dung chính của hợp đồng
- Ghi rõ ngày tháng năm thực hiện hợp đồng;
- Bên mua hàng và bên sản xuất ghi rõ tên, địa chỉ, số điện thoại, số tài khoản, mã số thuế, đại diện, chức vụ;
- Ghi tên hàng hóa, số lượng, đơn giá, thành tiền;
- Chất lượng hàng hóa và quy cách đóng gói hàng hóa;
- Nếu bên mua hàng ứng trước vật tư hoặc vốn cho bên sản xuất thì ghi rõ tên, số lượng, giá vật tư hoặc số tiền vốn;
- Phương thức giao nhận hàng hóa mà hai bên đã thỏa thuận trước đó;
- Phương thức và tiến độ thanh toán theo thỏa thuận;
- Trách nhiệm vật chất mà hai bên phải chịu nếu vi phạm hợp đồng, ghi rõ mức phạt;
- Hiệu lực của hợp đồng do hai bên thỏa thuận.
1.2.3. Các bước cơ bản của quá trình soạn thảo hợp đồng
Bước thứ nhất: thu thập đầy đủ thông tin.
- Thông tin về đối tác và năng lực của đối tác. Thông tin về đối tác có thể là thông tin về tên, địa chỉ, mã số thuế, ngành nghề hay thẩm quyền của người ký kết.
- Thông tin về kinh nghiệm, về sức mạnh của đối tác trên thị trường, về giá cả, về đối thủ cạnh tranh của đối tác, về hàng hóa cạnh tranh với loại hàng hóa mà hai bên đang chuẩn bị giao dịch, về xu hướng thị trường …… Thông tin này giúp soạn thảo và đàm phán hợp đồng một cách hợp lý, cũng như dự phòng những trường hợp có thể xảy ra.
Ví dụ: Trên thị trường, hàng hóa của đối tác thường nhận được phản hồi xấu về chất lượng thì trong hợp đồng phải có điều khoản dự liệu việc này một cách chặt chẽ hơn bình thường.
Bước thứ hai: Xây dựng đề cương hợp đồng.
Trên cơ sở các thông tin thu thập được, các HTX nông nghiệp nên xây dựng một bản các điều kiện và điều khoản (Terms sheet) của hợp đồng để gửi đối tác xem và cho ý kiến trước. Các điều kiện và điều khoản này sẽ bao gồm một số điều khoản chính và nội dung quan trọng, điều kiện tiên quyết. Thực chất bản này được gọi đề cương hợp đồng.
Bước thứ ba: Hoàn thiện chi tiết hợp đồng.
Trên cơ sở bản đề cương hợp đồng đã được duyệt hoặc đã thống nhất với đối tác, chúng ta bắt tay vào viết lại thành các điều khoản cụ thể, chi tiết và đầy đủ.
1.2.4. Một số lưu ý khi soạn thảo hợp đồng
Trong quá trình soạn thảo hợp đồng, người soạn thảo cần lưu ý một số vấn đề sau:
Thứ nhất: Tránh thiếu thông tin hoặc thông tin không chính xác.
Thứ hai: Tránh nhầm lẫn về quan hệ hợp đồng.
Thứ ba: Tránh sử dụng các thuật ngữ thiếu chính xác.
Thứ tư: Lưu ý các loại rủi ro
+ Rủi ro về đối tượng của hợp đồng (hàng hóa, dịch vụ): Hàng hóa, dịch vụ không đủ điều kiện để thực hiện (bị hạn chế) hoặc bị pháp luật cấm; Hàng hóa, dịch vụ các bên thỏa thuận trong hợp đồng không rõ về chủng loại, quy cách, chất lượng, số lượng, đơn vị đo lường (đối với hợp đồng) và không rõ về nội dung, phạm vi công việc, kết quả công việc (đối với dịch vụ);
+ Rủi ro do không quy định rõ thời hạn thực hiện hợp đồng/thời hạn kết thúc hợp đồng;
+ Rủi ro do không quy định rõ khi nào được coi là đã hoàn thành quyền và nghĩa vụ của hợp đồng để kết thúc hợp đồng;
+ Rủi ro về bảo mật thông tin trong quá trình thực hiện hợp đồng.
+ Rủi ro do thiếu các quy định và nội dung cơ bản của hợp đồng.
+ Rủi ro khác: các bên thiếu thiện chí thực hiện, các bên có cách hiểu và giải thích hợp đồng khác nhau….
1.2.5. Soạn phụ lục của hợp đồng
Hợp đồng có thể có phụ lục kèm theo để quy định chi tiết một số điều khoản của hợp đồng. Phụ lục hợp đồng có hiệu lực như hợp đồng. Nội dung của phụ lục hợp đồng không được trái với nội dung của hợp đồng. Khi soạn thảo phụ lục hợp đồng cần thực hiện như khi soạn thảo hợp đồng.
Trường hợp phụ lục hợp đồng có điều khoản trái với nội dung của điều khoản trong hợp đồng thì điều khoản này không có hiệu lực, trừ trường hợp có thỏa thuận khác. Trường hợp các bên chấp nhận phụ lục hợp đồng có điều khoản trái với điều khoản trong hợp đồng thì coi như điều khoản đó trong hợp đồng đã được sửa đổi.
Bản chất của phụ lục chính là những điều khoản hợp đồng, được bổ sung sau khi đã soạn thảo hợp đồng xong. Nội dung là điều khoản phụ để giải thích cho các điều khoản thỏa thuận
* Các loại phụ lục hợp đồng thừng gặp
- Phụ lục gia hạn hợp đồng để gia hạn thêm thời gian thực hiện hợp đồng.
- Phụ lục điều chỉnh hợp đồng để điều chỉnh một điều khoản hợp đồng. Ví dụ: điều chỉnh giá trị hợp đồng, thay đổi chủ thể hợp đồng,…
- Phụ lục bổ sung hợp đồng là bổ sung thêm các điều khoản phát sinh sau này. Ví dụ: hợp đồng vận chuyển không lường trước được thời gian vận chuyển bị tắc đường khiến không giao đúng hạn. Khi phát sinh, các bên thỏa thuận được cách giải quyết và quyết định bổ sung vào hợp đồng để thực hiện những lần sau.
- Các phụ lục khác: Phụ lục hợp đồng tăng lương, phụ lục hợp đồng bổ sung hàng hóa,….
1.3. Một số kỹ năng cơ bản cần phải có khi soạn thảo hợp đồng
Thứ nhất: Kỹ năng soạn thảo hợp đồng về mặt luật học
Các yếu tố luật học không chỉ nằm ở việc thuộc lòng các quy định, điều khoản pháp luật, mà còn cần phải có tư duy pháp lý một cách vững chắc, nắm chắc các vấn đề về lý luận.
Ví dụ: Khía cạnh tư duy pháp lý thể hiện ở chỗ, trước khi soạn thảo hợp đồng, cần xác định rõ quan hệ hợp đồng là gì để tránh nhầm lẫn. Chẳng hạn: nhầm lẫn giữa quan hệ về đặt gia công với quan hệ về đặt hàng sản xuất; hoặc nhầm lẫn giữa quan hệ mua tài sản và quan hệ thuê tài sản.
Thứ hai: Kỹ năng soạn thảo hợp đồng về mặt ngôn ngữ.
Kỹ năng về sử ngôn ngữ là cực kì quan trọng. Ngôn ngữ hợp đồng nên ngắn gọn, rõ ràng, dễ hiểu và phổ thông, gần gũi với hai bên.
Thứ ba: Kỹ năng soạn thảo hợp đồng về mặt quản trị chiến lược
Chiến lược ở đây được hiểu một cách đơn giản là người soạn thảo hợp đồng phải triển khai công việc của mình có tính toán, có hệ thống và có hiệu quả. Người có kỹ năng soạn thảo hợp đồng tốt là người biết vạch ra trình tự và chiến lược, chiến thuật và kịch bản cụ thể cho việc xây dựng hợp đồng.
Ví dụ:
+ Chiến lược soạn thảo hợp đồng theo hình thức áp đặt, tức là một bên soạn thảo và không cho bên kia cơ hội về mặt thời gian để rà soát kĩ;
+ Chiến lược tung tin hoả mù trước khi tham gia thảo luận về kế hoạch soạn thảo và ký kết hợp đồng.
2. Kỹ năng đàm phán và thương thảo hợp đồng
2.1. Một số vấn đề chung về đàm phán, thương thảo
2.1.1. Khái niệm đàm phán, thương thảo
Đàm phán, thương thảo là quá trình mà trong đó hai hay nhiều bên tiến hành thương lượng, thảo luận về các mối quan tâm chung và những quan điểm còn bất đồng, để đi đến một thỏa thuận thống nhất.
Đàm phán nhằm mục đích giải quyết những xung đột về mặt lợi ích. Tất cả các bên tham gia đàm phán không chỉ quan tâm đến lợi ích của mình, mà còn phải quan tâm đến lợi ích của đối phương.
Đàm phán gồm có các giai đoạn: chuẩn bị, tiếp xúc và thương thảo. Như vậy, có thể hiểu thương thảo là nội dung quan trọng nhất, là giai đoạn cuối cùng của quá trình đàm phán mà kết thúc của nó hoặc là thống nhất được ý kiến (đàm phán thành công) hoặc là đàm phán đổ vỡ, không thống nhất được quan điểm.
2.1.2. Phân loại đàm phán, thương thảo
Có thể phân loại đàm phán, thương thảo theo hai tiêu chí cơ bản sau:
a) Theo số tượng các bên tham gia
Đàm phán, thương thảo thường là song phương, nhưng cũng có thể là đa phương. Càng nhiều bên tham gia thì đàm phán, thương thảo càng phức tạp, khó khăn, nghĩa là khó đi đến thống nhất vì có nhiều lợi ích, và từ đó là nhiều tiêu chí cùng phải thỏa mãn.
b) Theo nội dung, tính chất của vấn đề thương thảo
Theo nội dung, tính chất của vấn đề được đưa ra, đàm phán, thương thảo có thể có các loại về ngoại giao, chính trị, quân sự, kinh tế…Các đàm phán, thương thảo xảy ra trong hoạt động quản lý nói chung và quản lý dự án nói riêng là các đàm phán, thương thảo về kinh tế.
2.1.3. Một số đặc tính cơ bản của thương thảo hợp đồng kinh tế
a) Thương thảo là quá trình điều chỉnh nhu cầu của các bên Thương thảo không đơn thuần là quá trình theo đuổi nhu cầu, lợi ích của riêng một bên mà là quá trình các bên, thông qua việc không ngừng điều chỉnh nhu cầu lợi ích của mình, xích lại gần nhau và cuối cùng đạt tới một thỏa thuận thống nhất. Có thể hiểu, thương thảo là quá trình đề ra yêu cầu, chịu nhượng bộ và cuối cùng đạt tới nhất trí.
b) Thương thảo là sự thống nhất giữa hợp tác và xung đột
Mặt hợp tác của thương thảo thể hiện ở việc thông qua thương thảo các bên tiến tới một thỏa thuận chung. Mặt xung đột thể hiện ở việc trong quá trình thương thảo các bên đều luôn cố gắng giành được hay đạt được lợi ích tối đa cho mình.
Hợp tác và xung đột là hai mặt mâu thuẫn cần phải được thống nhất hài hòa trong quá trình đàm phán, thương thảo.
c) Thương thảo chỉ thỏa mãn lợi ích một cách tương đối
Các bên đàm phán luôn luôn cố gắng tối đa hóa lợi ích của mình, nhưng đồng thời không thể không nhìn nhận lợi ích của các bên còn lại, không thể kéo hết lợi ích về phía mình. Nếu một bên nào đó không được thỏa mãn lợi ích ở một mức tối thiểu chấp nhận được thì chắc chắn bên đó sẽ rút khỏi bàn đàm phán và cuộc đàm phán đổ vỡ. Nghĩa là muốn đàm phán thành công thì các bên phải biết chừng mực, giới hạn nhất định trong quá trình tối đa hóa lợi ích bản thân, biết điều chỉnh lợi ích đó. Hay nói khác đi, lợi ích của từng bên không bao giờ có thể là tuyệt đối mà chỉ là tương đối trong so sánh với lợi ích của các bên còn lại.
2.1.4. Vai trò của đàm phán đối với Giám đốc HTX nông nghiệp
- Việc đàm phán sẽ giúp HTX đạt được mục tiêu cụ thể và tạo sự khác biệt trong chiến thắng - đó là chiến thắng trong đàm phán.
- Đàm phán giúp ký kết được hợp đồng, mua bán với giá phù hợp
- Đàm phán giúp giải quyết các mâu thuẫn trong cung ứng dịch vụ đầu vào, đầu ra với đối tác
- Đàm phán giúp kết nối HTX với đối tác, doanh nghiệp và người dùng, hiểu rõ bản chất vấn đề
2.1.5. Nguyên tắc khi đàm phán
- Đàm phán được thực hiện một cách hoàn toàn tự nguyện;
- Đàm phán chỉ nên thực hiện khi các bên cùng hiểu rằng những quyết định được hình thành trên cơ sở thỏa thuận chung chứ không phải là quyết định đơn phương của một bên nào;
- Phải xác định mục tiêu cần đạt được khi đàm phán và phải chủ động bám sát lấy mục tiêu này trong suốt quá trình đàm phán kinh doanh;
- Cuộc đàm phán thành công là cuộc đàm phán có các bên cùng đạt được mong muốn trong phạm vi nào đó;
- Phẩm chất, năng lực, kỹ năng, thái độ và bản lĩnh của những người tham gia đàm phán có ảnh hưởng khá lớn đến tiến trình và kết quả của cuộc đàm phán: vấn đề quan trọng đặt ra cho người đàm phán là thái độ xem trọng đối tác và điều này được thể hiện qua giọng điệu, cử chỉ, lời nói và cách nói; cần thể hiện cho được sự chân thành, tôn trọng và nghiêm túc từ người đàm phán.
- Sự gặp gỡ ban đầu luôn tạo những cảm giác và tri giác nhất định. Tuy nhiên, chúng ta cần bình tĩnh để kết hợp nhận thức cảm tính ban đầu này với nhận thức lý tính sau một thời gian tiếp xúc, tránh thói quen tưởng tượng về đối tác không có lợi cho giao tiếp;
- Người tham gia cuộc đàm phán cần luôn trau dồi vốn ngôn ngữ để diễn tả chính xác những gì muốn nói, cần nói;
- Ngoài việc chú ý lắng nghe những trình bày của đối tác còn phải chú ý đến cả những dấu hiệu phi ngôn ngữ: ngôn ngữ không chỉ là phương tiện biểu lộ thực những nhận thức, tình cảm mà còn là phương tiện để che dấu hoặc đánh lạc hướng người đối diện.
- Phải luôn biết chú ý lắng nghe đối tác, nhớ tên đối tác;
- Luôn có thái độ ôn tồn, từ tốn, đúng mực.
2.1.6. Quá trình và nội dung đàm phán, thương thảo
Bước 1. Chuẩn bị
Thực hiện việc chuẩn bị trước khi thảo luận những bất đồng sẽ giúp tránh những căng thẳng gia tăng và lãng phí thời gian không cần thiết trong suốt cuộc họp.
Các nội dung cần chuẩn bị bao gồm: thời gian, địa điểm tổ chức cuộc họp, các vấn đề cần thảo luận, số lượng người tham dự.
Bước 2. Thảo luận
Trong giai đoạn này, cá nhân hoặc thành viên của mỗi bên sẽ đưa ra quan điểm. Kỹ năng quan trọng trong quá trình là đặt câu hỏi, lắng nghe và làm rõ. Đôi lúc cần thiết, có thể ghi chép lại tất cả các điểm được đưa ra trong từng tình huống khi có nhu cầu làm rõ ràng hơn. Mỗi bên tham gia nên có cơ hội trình bày ngang nhau.
Bước 3. Làm rõ mục tiêu
Từ các cuộc thảo luận, mục tiêu, lợi ích và quan điểm của cả hai bên cần được làm rõ. Có thể lập danh sách thứ tự ưu tiên. Thông qua mục tiêu rõ ràng, có thể xác định và thiết lập mục tiêu chung.
Bước 4. Thương thảo hướng tới kết quả win-win
Giai đoạn này tập trung vào kết quả win-win mà cả hai bên cảm thấy hài lòng về cuộc đàm phán và cảm thấy quan điểm của cả hai đều được xem xét. Một kết quả win-win thường là kết quả tốt nhất, tuy nó không phải luôn luôn như vậy, nhưng thông qua đàm phán, nó là mục tiêu cuối cùng.
Đề xuất các chiến lược và thỏa hiệp thay thế cần được cân nhắc ở thời điểm này. Thỏa hiệp thường là phương pháp thay thế tích cực có thể thu được lợi ích lớn hơn.
Bước 5. Thỏa thuận
Thỏa thuận có thể đạt được một khi quan điểm và lợi ích của cả hai bên đều được xem xét. Cần thiết để giữ một suy nghĩ cởi mở trong việc có được giải pháp. Bất cứ thỏa thuận nào cũng phải được làm một cách hoàn hảo, rõ ràng để cả hai bên nắm bắt những gì được quyết định.
Bước 6. Thực hiện quá trình hành động
Từ thỏa thuận, một hành động sẽ được thực hiện, tiến hành thông qua quyết định.
Nếu không đồng ý: Nếu quá trình đàm phán thất bại và thỏa thuận không thể đạt được, cần lên kế hoạch lại cho một cuộc họp tiếp theo.
Tại cuộc họp tiếp theo, các giai đoạn đàm phán nên được lặp lại. Bất kì ý tưởng hoặc lợi ích mới nên được đưa ra thảo luận và xem xét lại lần nữa. Ở giai đoạn này, việc tìm kiếm những giải pháp thay thế khác hoặc có người trung gian có thể có hữu ích.
2.1.7. Một số tình huống thường gặp trong quá trình đàm phán tại HTX
- Chưa thống nhất được về giá mua, giá bán
- Chưa thống nhất được về các chỉ tiêu xác định chất lượng của hàng hóa mua bán (độ ẩm, tỷ lệ hạt khác màu, dung trọng, kích cỡ hạt, ...)
- Chưa thống nhất được các điều kiện về bao bì, đóng gói
- Chưa thống nhất được các điều kiện giao và nhận hàng như: thời gian giao nhận hàng, địa điểm giao nhận hàng
- Chưa thống nhất được về điều kiện thanh toán như: thời gian thanh toán địa điểm thanh toán, phương tiện thanh toán
- Chưa thống nhất được về các điều kiện miễn trách như: khi nào thì người bán - người mua được phép không thực hiện các nghĩa vụ trong hợp đồng, các trách nhiệm phải thực hiện của người gặp trường hợp miễn trách;
- Chưa thống nhất được về các điều kiện để giải quyết tranh cấp giữa hai bên: chọn đơn vị nào giải quyết tranh chấp, trình tự giải quyết tranh chấp.
2.2. Kỹ năng và nghệ thuật đàm phán, thương thảo
2.2.1. Một số kỹ năng cơ bản trong đàm phán, thương thảo
Căn cứ vào kết quả của cuộc đàm phán, chúng ta có thể khái quát thành hai kiểu đàm phán, thương thảo là:
- Đàm phán, thương thảo kiểu cạnh tranh (còn gọi là kiểu thắng - bại)
- Đàm phán, thương thảo kiểu hợp tác (còn gọi là kiểu thắng-thắng)
Mỗi loại, mỗi kiểu đàm phán đều có những ưu điểm và nhược điểm riêng. Trong quá trình đàm phán, tùy theo tình huống thực tế của từng giai đoạn và mối tương quan lực lượng giữa các bên mà chúng ta cần kết hợp linh hoạt, uyển chuyển các loại, các kiểu để vừa đạt được mục tiêu ban đầu đề ra, vừa xây dựng, củng cố và phát triển mối quan hệ tốt đẹp lâu dài cho các bên cùng tham gia.
* Để đàm phán thành công, cần chú ý đến những kỹ năng sau:
a) Ấn tượng ban đầu:
Trước hết, hãy tạo ra một không khí tin cậy, dễ chịu bằng một vài câu nói hay cử chỉ, thái độ vui vẻ, dễ chịu. Cần phải luôn nhớ rằng sẽ không bao giờ có cơ hội lần thứ hai để gây ấn tượng ban đầu. Sau khi gây ấn tượng ban đầu mới nên bắt đầu nói về chủ đề nội dung đàm phán, thương thuyết với đối tác.
b) Ngôn ngữ cơ thể:
Chú ý tới các cử chỉ, thái độ và động tác của cơ thể trong khi đàm phán. Ít nhất một nửa thông tin định truyền đạt trong đàm phán được thông qua và tiếp nhận qua cử chỉ, thái độ và động tác của cơ thể. Ít nhất một phần ba thông tin được tiếp nhận thông qua tiếng nói, giọng điệu và cách nói.
c) Xác định mục tiêu rõ ràng:
Phải xác định rõ mục tiêu đàm phán và luôn luôn bám sát, theo đuổi mục tiêu này trong suốt quá trình đàm phán.
Vì vậy, trước khi vào cuộc đàm phán, người đàm phán nên cố gắng chia tách mục tiêu cuối cùng của mình thành những mục tiêu nhỏ mà mình phải trao đổi với đối tác và đạt được kết quả. Nếu càng có nhiều mục tiêu cụ thể và luôn theo đuổi các mục tiêu này trong quá trình đàm phán thì kết quả cuối cùng của đàm phán càng chóng đạt được.
d) Kỹ năng lắng nghe:
Người đàm phán tốt phải biết rèn cho mình có khả năng lắng nghe đối tác nói. Chỉ có ai thật sự quan tâm chú ý lắng nghe đối tác đàm phán với mình nói gì thì người đó mới có những phản ứng, lý lẽ phù hợp có lợi cho mình. Khi nghe đối tác trình bày cần phải biết phân biệt tâm trạng, thái độ để xem có những biểu hiện/trạng thái quá hưng phấn, bốc đồng, ức chế hay bực bội hay không. Cũng có thể đối tác đàm phán đang muốn lôi kéo, cuốn hút về một hướng khác và tìm cách khai thác thêm thông tin.
e) Kỹ năng giao tiếp và trình bày:
Phải biết cách trình bày, sử dụng từ ngữ một cách khôn khéo, linh hoạt. Chẳng hạn, không nên nói vấn đề này mình có quan điểm khác mà nên nói về cơ bản mình cũng nghĩ như vậy nhưng chỉ muốn nhấn mạnh thêm ý kiến riêng hoặc cùng đề nghị hai bên thử lật lại vấn đề một lần nữa xem sao.
f) Kỹ năng đặt câu hỏi:
Người đàm phán phải biết hỏi nhiều thay vì nói nhiều. Người nào hỏi nhiều thì người đó sẽ có lợi thế, không chỉ về thông tin mà cả về tâm lý, về tính chủ động trong đàm phán. Những câu hỏi hợp lý khéo léo sẽ chứng minh cho đối tác là mình luôn luôn lắng nghe, quan tâm đến điều họ đang nói.
Tuỳ từng trường hợp có thể đặt câu hỏi trực tiếp hay gián tiếp. Câu hỏi trực tiếp thường được đặt ra khi mới bắt đầu đàm phán, giúp giảm bớt khoảng cách giữa hai bên đàm phán và có được nhiều thông tin trước khi thật sự bắt đầu đàm phán. Các câu hỏi gián tiếp cũng có thể là câu hỏi đón đầu, thường sử dụng ở những giai đoạn sau của cuộc đàm phán.
g) Biết giới hạn:
Người đàm phán cần phải biết mình có thể được phép đi tới đâu, tự do đàm phán tới giới hạn nào. Đâu là điểm thấp nhất mình có thể chấp nhận được? Đâu là điểm mình không bao giờ thay đổi theo hướng có lợi cho đối tác? Biết được giới hạn đàm phán, tức là sẽ biết được thời điểm phải ngừng hay chấm dứt đàm phán và chuyển hướng, tìm phương án giải quyết khác.
h)Thỏa hiệp khi cần thiết:
Để thành công trong đàm phán kinh doanh, cần có một ý thức, tư duy sẵn sàng thoả hiệp nếu cần thiết. Có khi "một món quà nhỏ", một sự nhường nhịn, chấp nhận nhỏ cho đối tác thì có thể đem lại cả một thương vụ "béo bở".
Đàm phán là một quá trình thường xuyên phải chấp nhận "cho và nhận", phải cân nhắc so sánh, phải tranh luận và chờ đợi.
i) Tóm tắt và kết luận mỗi điểm đạt được trong thoả thuận:
Để tránh cho những hiểu lầm vô tình hay hữu ý và để tránh nội dung đàm phán, thương thuyết bị lệch hướng, nhà đàm phán phải biết nhắc lại kết luận những điểm đã trao đổi, thống nhất giữa hai bên trước khi chuyển sang nội dung đàm phán mới.
Thực hiện việc nhắc lại và tóm tắt nội dung đã đàm phán sẽ giúp cho nhà thương thuyết không xa rời mục tiêu đàm phán, quá trình đàm phán trở nên có hệ thống, bài bản và là cơ sở cho những lần đàm phán tiếp theo.
2.2.2. Chiến lược đàm phán, thương thảo
Có nhiều chiến lược được thực hiện trong đàm phán và thương thảo hợp đồng. Các Giám đốc HTX có thể lựa chọn một số chiến lược đàm phán, thương thảo dưới đây:
- Chia đàm phán thành nhiều phần
Trên thực tế, có nhiều cuộc đàm phán đã không có hồi kết hoặc không có một cái kết như ý do các bên đã tiếp cận và thực hiện nó theo cách dồn tất cả các yêu sách lại để đàm phán với mục đích “tất cả hoặc không gì cả”.
Nhưng, để hiệu quả, cách tốt nhất lại là chia cuộc đàm phán ra nhiều phần và đạt thỏa thuận lần lượt ở từng phần riêng biệt. Điều này làm cho cả hai bên giảm áp lực đàm phán, thay vì cảm giác đối diện với một cuộc chiến lớn, thì các bên đều cảm thấy dễ dàng đối diện với các thỏa thuận để xem xét, cân nhắc và ra quyết định.
- Tiếp cận đàm phán với tâm thái "Tôi chỉ yêu cầu những gì công bằng"
Cách tiếp cận này nhấn mạnh rằng các yêu cầu của một bên chỉ đơn giản là phù hợp với tiêu chuẩn ngành hoặc giá thị trường hiện tại, không có những đòi hỏi vượt ngưỡng kiểu “quá đáng”.
Chiến lược này giúp bạn giảm bớt việc phải chứng minh sự hợp lý cho các các điều khoản mà mình yêu cầu và dành nhiều thời gian cũng như vị thế để cân nhắc các điều khoản/yêu sách của đối phương.
- Tiếp cận đàm phán theo hướng “đạt được thỏa thuận”
Với cách tiếp cận này, các bên tham gia đàm phán đều hướng đến mục tiêu cuối cùng là đạt được thỏa thuận. Và để như vậy, các bên cần loại bỏ yếu tố cảm xúc của người đàm phán, nhìn xa hơn sự thể hiện hiện tại của đối phương để xem ai hay điều gì sẽ là mối quan tâm hoặc ảnh hưởng đến các quyết định của mỗi bên. Từ đó, người đàm phán có thể đưa ra các sự lựa chọn cho đối phương lựa chọn, điều hướng họ lựa chọn option mà cả họ và ta đều muốn họ lựa chọn. Biện pháp này cũng loại bỏ các xung đột trong đàm phán bằng các nguyên tắc khách quan và sự thể hiện công bằng.
- Kiểm soát
Kiểm soát địa điểm, thời gian, chủ đề và tốc độ đàm phán là yếu tố có thể tạo ra lợi thế. Bằng cách kiểm soát các cuộc đàm phán, bạn có thể quyết định chủ đề nào sẽ được thảo luận và theo thứ tự nào.
Bất kể cuộc đàm phán đã, đang hoặc sẽ diễn ra như thế nào, bên đặt ra các vấn đề thường có quyền kiểm soát nhiều hơn về cách giải quyết các vấn đề đó.
- Ưu tiên, ưu tiên, ưu tiên
Các bên đàm phán hợp đồng thường tập trung vào doanh thu và rủi ro. Nhưng rõ ràng, một số doanh thu và rủi ro đôi khi lại không quan trọng hơn những mục tiêu khác. Khi bạn đàm phán, bạn cần biết ưu tiên hàng đầu của mình/bên mình là gì: Nó có thể là cơ hội kinh doanh, có thể là tạo ra một giao dịch mồi cho một giao dịch khác lớn hơn,… Điều này sẽ giúp bạn tập trung và tránh bị sa lầy vào những vấn đề tưởng là quan trọng nhưng thực ra lại không quan trọng với bạn.
- Chiến lược "nhượng bộ"
Hãy chắc chắn rằng phía bên kia tham gia một cuộc đàm phán mà họ có cảm giác rằng họ đã/sẽ đạt được một thỏa thuận tốt. Những lời đề nghị bạn đưa ra phải luôn để trống các khoản đúng sai, giúp bạn có thể tạo ra những nhượng bộ chấp nhận được cho phía bên kia.
- Câu hỏi hơn là Yêu cầu
Nếu bên kia đang phản ứng cứng rắn về một số vấn đề nhất định, hãy hỏi tại sao. Các câu hỏi mở ra cuộc thảo luận để bạn có thể đi tiếp và dẫn dắt đối phương đến điều bạn muốn. Tranh luận thường chỉ khiến cho cánh cử đóng lại thôi.
- Tạo ra cảm giác đồng thuận và đưa ra các ý kiến tích cực
Cách tiếp cận lạc quan này đòi hỏi bạn phải tìm cơ hội để nói: "Bạn nói đúng về điều đó" hoặc "Tôi đồng ý". Những điểm nhỏ này tạo ra sự đồng cảm và thái độ hợp tác ở đối phương. Đồng thời, nếu các cuộc đàm phán kéo dài thành nhiều lần họp, hãy cố gắng kết thúc từng cuộc một cách tích cực.
- Thực hiện các nghiên cứu kỹ lưỡng trước khi đàm phán
“Biết địch biết ta, trăm trận trăm thắng”
Các bên có nhiều thông tin thường có nhiều đòn bẩy hơn. Đôi khi, ngay cả thông tin cá nhân về các bên cũng có thể ảnh hưởng đến khả năng của bạn để tạo ra bầu không khí hợp tác hơn. Ví dụ: chung sở thích, cùng chơi một môn thể thao.
- Chốt hạ và đưa ra “tối hậu thư”
Sẽ đến một thời điểm, bạn cần chốt hạ “đồng ý” hoặc “không hợp tác” thay vì lao vào một cuộc đàm phán bị đối phương cố tình kéo dài khiến bạn mất tập trung và hao tốn nguồn lực. Chiến lược tốt nhất thường là bỏ đi khỏi các cuộc đàm phán. Nếu bên kia thực sự cần bạn, họ có thể đánh giá lại chiến thuật của mình và quay lại bàn. Nếu không, bạn có thể chuyển sang các cuộc đàm phán hiệu quả hơn với đối tác khác.
- Sử dụng thực tế khách quan, không đánh giá cảm tính
Những người đám phán tốt là những người đánh giá sự việc trên các thông tin khách quan mà không bị ảnh hưởng bởi yếu tố cảm xúc. Trong đàm phán, cũng không dùng những thuật ngữ thể hiện quan điểm cảm tính cá nhân như “tôi nghĩ là”, “theo tôi thì”, “tôi tin là”,… mà cần thay vào đó là đưa ra các luận điểm có căn cứ và có tính logic.
3.1. Khẳng định chấp thuận, tóm tắt các thỏa thuận đã đạt được
Trong quá trình đàm phán, hai bên cần lập "Biên bản thỏa thuận" hoặc "Bản Ghi nhớ" ghi lại đầy đủ, chi tiết tất cả các nội dung đã được hai bên thống nhất và được hai bên tiến hành ký xác nhận để làm căn cứ xác lập hợp đồng.
Như vậy, sau khi kết thúc cuộc đàm phán, trên cơ sở Biên bản làm việc hoặc Bản Ghi nhớ có đầy đủ chữ ký của các bên, một trong hai bên sẽ tiến hành soạn thảo văn bản hợp đồng.
3.2. Thực hiện hợp pháp hóa hợp đồng
3.2.1 Các hình thức của văn bản hợp đồng
Một văn bản hợp đồng có thể có các hình thức:
- Bản Chấp thuận hoặc Giấy Chấp thuận
- Lệnh đặt hàng hoặc Giấy đặt hàng,
- Giấy Xác nhận mua bán hoặc Biên bản Xác nhận mua bán,
- Hợp đồng thương mại,
- Hợp đồng kinh tế,
Tuy nhiên, dù mang hình thức nào, một hợp đồng có dạng văn bản hợp pháp phải là một hợp đồng hợp pháp: về hình thức của hợp đồng, về chủ thể của hợp đồng, về người đại diện ký hợp đồng và về nội dung của hợp đồng.
3.2.2. Đảm bảo tính hợp pháp của hình thức hợp đồng
Luật Thương mại số 36/2005/QH11 quy định:
- Hợp đồng mua bán hàng hóa, hợp đồng dịch vụ… được thể hiện bằng lời nói, bằng văn bản hoặc được xác lập bằng hành vi cụ thể.
- Hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế, hợp đồng vận chuyển hàng hóa, hợp đồng dịch vụ khuyến mại, hợp đồng dịch vụ quảng cáo… phải được thực hiện trên cơ sở hợp đồng bằng văn bản hoặc bằng hình thức khác có giá trị pháp lý tương đương.
3.2.3. Đảm bảo tính hợp pháp của chủ thể hợp đồng
Những chủ thể của hợp đồng phải có quyền thực hiện nội dung của hợp đồng được giao kết theo quy định của pháp luật. Tùy theo từng hợp đồng cụ thể mà chủ thể hợp pháp của hợp đồng là:
- Hoặc cả hai bên đều là thương nhân.
- Hoặc một bên là thương nhân, bên còn lại có thể là:
+ Pháp nhân.
+ Người thành niên (đủ 18 tuổi) và có năng lực hành vi dân sự đầy đủ nhưng người này phải đồng thời không đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc không phải là người đang chấp hành hình phạt tù hoặc không phải đang trong thời gian bị Tòa án tước quyền kinh doanh. Nếu là người đủ 15 tuổi nhưng chưa đủ 18 tuổi thì ngoài những điều kiện vừa nêu còn phải có tài sản riêng đủ đảm bảo cho việc thực hiện hợp đồng.
3.2.4. Đảm bảo tính hợp pháp của người đại diện ký hợp đồng
Người đại diện ký hợp đồng có 2 trường hợp là: người đại diện theo pháp luật và người đại diện theo ủy quyền.
a) Tính hợp pháp của người đại diện theo pháp luật: người đại diện theo pháp luật để thực hiện ký hợp đồng được thể hiện trong Điều lệ, hoặc Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, hoặc Quyết định thành lập,… Cụ thể là:
- Đối với doanh nghiệp tư nhân: là người chủ doanh nghiệp.
- Đối với cá nhân có đăng ký kinh doanh: là người đứng tên đăng ký kinh doanh.
- Đối với nhóm người làm công tác khoa học kỹ thuật: là người đại diện cho nhóm và phải là người trực tiếp tham gia thực hiện công việc được giao kết trong nội dung của hợp đồng.
- Đối với hộ kinh tế gia đình hoặc hộ nông - ngư dân cá thể: là chủ hộ.
- Đối với HTX và Liên minh HTX: là Chủ tịch Hội đồng quản trị.
b) Tính hợp pháp của người đại diện theo ủy quyền:
- Người đại diện theo ủy quyền: có thể là bất cứ người nào miễn là
+ Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ;
+ Phải được chính người đại diện theo pháp luật ủy quyền;
+ Việc ủy quyền này phải được thực hiện theo đúng quy định hiện hành.
- Phạm vi đại diện theo ủy quyền phải được thể hiện trong nội dung của ủy quyền: bao gồm thời gian hiệu lực của việc ủy quyền và nội dung ủy quyền.
- Ủy quyền của cá nhân có đăng ký kinh doanh: nên qua thủ tục công chứng của cơ quan chức năng.
3.2.5. Đảm bảo tính hợp pháp của nội dung hợp đồng
a) Tất cả những nội dung trong hợp đồng phải phù hợp với quyền thực hiện của các chủ thể hợp đồng mà pháp luật thừa nhận;
b) Những nghĩa vụ của các bên tham gia giao kết hợp đồng phải phù hợp với quyền của chủ thể hợp đồng;
c) Hợp đồng cần có đủ những nội dung chủ yếu là:
- Đối tượng của hợp đồng,
- Số lượng hoặc khối lượng,
- Quy cách chất lượng,
- Giá cả hoặc phương thức xác định giá.
- Phương thức thanh toán,
- Địa điểm và thời hạn giao nhận.
Ngoài những nội dung chủ yếu này, các bên tham gia giao kết hợp đồng có thể thỏa thuận thêm những nội dung thông thường (như điều kiện bảo hành, lựa chọn trọng tài và luật pháp xét xử trong giải quyết tranh chấp, điều kiện bao bì, thông báo giao hàng,…) và những nội dung tùy ý (điều kiện giảm giá, thưởng/phạt...).
3.3. Những điều cần lưu ý khi ký kết hợp đồng
Khi ký kết các hợp đồng, đặc biệt là các hợp đồng trong lĩnh vực kinh doanh, thương mại tại các HTX, chúng ta cần lưu ý:
- Đảm bảo các nguyên tắc của việc ký hợp đồng
Đầu tiên, hợp đồng phải đảo bảo các nguyên tắc: nguyên tắc tự nguyện, nguyên tắc bình đẳng nguyên tắc trực tiếp chịu trách nhiệm tài sản và không trái pháp luật, nguyên tắc không trái với đạo đức.
- Đảm bảo tính hợp pháp của hợp đồng
Hợp đồng trước khi ký cần được xem xét tính hợp pháp, bao gồm: hợp pháp về mặt hình thức của hợp đồng, hợp pháp về mặt chủ thể của hợp đồng, hợp pháp về người đại diện ký hợp đồng và hợp pháp về mặt nội dung của hợp đồng.
- Đảm bảo tính khả thi của hợp đồng
Hợp đồng phải đảm bảo tính khả thi, tức là các bên đều có năng lực thực hiện đầy đủ tất cả những cam kết đã quy định trong nội dung của hợp đồng; bao gồm năng lực về: tài chính, nguồn hàng, tổ chức giao và nhận hàng, ...
3.4. Nguyên nhân dẫn đến rủi ro, thất bại trong đàm phán, ký kết hợp đồng và một số giải pháp xử lý
3.4.1 Nguyên nhân dẫn đến rủi ro, thất bại trong đàm phán, ký kết hợp đồng
- Không tìm hiểu hoặc thiếu thông tin về đối tác ký kết hợp đồng (doanh nghiệp cung cấp vật tư, doanh nghiệp tiêu thụ nông sản,…)
- Trong các hợp đồng tiêu thụ nông sản giữa HTX và doanh nghiệp đầu ra dễ thất bại vì các lý do sau:
+ Sản lượng nông sản của mình quá ít
+ Chất lượng nông sản của mình không có tiêu chuẩn, không nổi trội
+ Trong hợp đồng thiếu các điều khoản quản trị rủi ro (thiên tai, dịch bệnh và giá cả mua bán)
+ Thiếu sự bàn bạc thống nhất với nông dân/thành viên HTX trước khi ký hợp đồng. Dẫn đến, hợp đồng đó thực chất là ý chí của riêng Giám đốc, lãnh đạo HTX mà xã viên thành viên không biết. Khi ký rồi, triển khai ra mới gặp rắc rối
+ Ký hợp đồng với đối tác nhưng thiếu các phương tiện để thực thi. Ví dụ: phải chú ý xây dựng kho bãi thu hoạch bảo quản, tạm trữ phòng khi hàng dội, ùn ứ. Hay thiếu vốn để chi trả, ứng trước cho xã viên, nông dân thực hiện.
3.4.2 Giải pháp hạn chế rủi ro, thất bại trong đàm phán, ký kết hợp đồng
a) Một số giải pháp phòng, tránh và hạn chế các rủi ro pháp lý khi ký kết, thực hiện hợp đồng
- Tìm hiểu kỹ, đầy đủ các quy định của pháp luật về hợp đồng và các quy định có liên quan đến giao dịch khi ký kết, thực hiện hợp đồng
- Tuân thủ đúng và đầy đủ các quy định về hình thức của hợp đồng, về chủ thể tham gia ký kết hợp đồng
- Tìm hiểu kỹ đối tác trước khi chính thức đặt bút ký kết hợp đồng
- Soạn thảo nội dung hợp đồng phải chặt chẽ, đầy đủ nội dung cơ bản và ngôn ngữ phải chính xác
- Nội dung của hợp đồng không được vi phạm điều cấm của pháp luật và trái đạo đức xã hội
- Áp dụng các biện pháp bảo đảm thực hiện hợp đồng đã được pháp luật quy định
- Nhờ luật sư hoặc người có kinh nghiệm về lĩnh vực giao kết hợp đồng, tư vấn trong lĩnh vực soạn thảo hợp đồng
b) Một số giải pháp hạn chế thất bại trong ký kết và thực hiện hợp đồng
Để hạn chế sự thất bại trong đàm phán, ký kết và thực hiện hợp đồng, Giám đốc HTX nông nghiệp cần:
- Quan tâm đến liên kết ngang, mở rộng quy mô trong HTX và ngoài HTX để sản xuất quy mô lớn hơn, liên kết các HTX khác cùng sản xuất tham gia hợp đồng với mình.
- Nâng cao chất lượng nông sản, tìm cách hạ giá thành sản phẩm là cách tốt nhất để dễ thành công trong đàm phán hợp đồng
- Áp dụng “giá mở” tốt hơn là “giá đóng”. Tức là phải hạn chế các hợp đồng quy định giá mua/bán cố định mà nên đàm phán cơ chế để xác định giá khi thực hiện hợp đồng
- Phải trao đổi, thống nhất với nông dân/xã viên để mọi người tự nguyện tham gia hợp đồng.
Ngoài ra, để hạn chế sai sót trong hợp đồng, yêu cầu HĐQT và Ban kiểm soát HTX phải có hoạt động giám sát theo đúng chức năng. Giám đốc HTX phải chủ động báo cáo, đảm bảo tính minh bạch.
B. Câu hỏi và bài tập thực hành
1. Câu hỏi
Câu 1: Hãy trình bày những nội dung cơ bản của một hợp đồng nông sản?
Liệt kê những vi phạm hợp đồng thường gặp và trình bày biện pháp xử lý.
Câu 2: Hãy trình bày các bước cơ bản khi soạn thảo hợp đồng.
Câu 3: Trình bày những kỹ năng cơ bản cần có khi đàm phán và thương thảo hợp đồng.
2. Thực hành
Bài thực hành 1. Soạn thảo hợp đồng đại lý thương mại và một số hợp đồng khác trong lĩnh vực dịch vụ
* Hướng dẫn thực hiện
- Mục tiêu: Vận dụng được kiến thức và kỹ năng soạn thảo hợp đồng
- Học liệu: Các hợp đồng “có vấn đề”
- Thời gian: 90 phút
- Cách tiến hành
+ Chia lớp thành các nhóm 4-5 người
+ Phát mỗi nhóm một hợp đồng đại lý thương mại “có vấn đề”
+ Yêu cầu các nhóm tìm ra những “vấn đề” đối với hợp đồng của mình
+ Các nhóm thảo luận và soạn thảo hoàn chỉnh hợp đồng chuẩn xác
+ Giảng viên nhận xét, đánh giá và rút ra bài học
Bài thực hành 2. Soạn thảo hợp đồng hợp tác kinh doanh và một số hợp đồng khác trong lĩnh vực đầu tư
* Hướng dẫn thực hiện
- Mục tiêu: Vận dụng được kiến thức và kỹ năng soạn thảo hợp đồng
- Học liệu: Các hợp đồng “có vấn đề”
- Thời gian: 90 phút
- Cách tiến hành
+ Chia lớp thành các nhóm 4-5 người
+ Phát mỗi nhóm một hợp đồng hợp tác kinh doanh “có vấn đề”
+ Yêu cầu các nhóm tìm ra những “vấn đề” đối với hợp đồng của mình
+ Các nhóm thảo luận và soạn thảo hoàn chỉnh hợp đồng chuẩn xác
+ Giảng viên nhận xét, đánh giá và rút ra bài học
Bài thực hành 3. Soạn thảo hợp đồng mua bán hàng hóa và một số hợp đồng khác trong lĩnh vực hàng hóa
* Hướng dẫn thực hiện
- Mục tiêu: Vận dụng được kiến thức và kỹ năng soạn thảo hợp đồng
- Học liệu: Các hợp đồng “có vấn đề”
- Thời gian: 90 phút
- Cách tiến hành
+ Chia lớp thành các nhóm 4-5 người
+ Phát mỗi nhóm một hợp đồng mua bán hàng hóa “có vấn đề”
+ Yêu cầu các nhóm tìm ra những “vấn đề” đối với hợp đồng của mình
+ Các nhóm thảo luận và soạn thảo hoàn chỉnh hợp đồng chuẩn xác
+ Giảng viên nhận xét, đánh giá và rút ra bài học
Bài thực hành 4: Thực hành kỹ năng đàm phán cho tình huống cụ thể
* Hướng dẫn thực hiện
- Mục tiêu: Áp dụng được kỹ năng đàm phán vào tình huống cụ thể
- Học liệu: Kịch bản và phân vai với mỗi kiểu đàm phán (Thắng - Thua; Thắng - Thắng....)
- Thời gian: 180 phút
- Cách tiến hành
+ Chia lớp thành các nhóm 5-6 người; Hai nhóm xử lý một tình huống
+ Giao cho mỗi nhóm một kịch bản. Lưu ý: Sao cho kịch bản của hai nhóm trong một tình huống. Trong tình huống yêu cầu mỗi vai diễn cần đạt được mục tiêu cụ thể.
+ Yêu cầu các thành viên nghiên cứu kịch bản và phân công vai diễn, lưu ý những kỹ năng cần đạt được trong đàm phán
+ Thực hành đóng vai đàm phán theo tình huống
+ Giảng viên phân tích vai diễn, phân tích tình huống, phân tích kỹ năng thực hiện của từng vai diễn và rút ra bài học
Bài thực hành 5. Thực hành nhận diện vi phạm hợp đồng và xử lý vi phạm hợp đồng
* Hướng dẫn thực hiện
- Mục tiêu: Áp dụng kiến thức về hợp đồng, thương thảo, đàm phán và xử lý khi bị vi phạm hợp đồng
- Học liệu: Video clip tình huống mẫu về vi phạm hợp đồng
- Thời gian: 90 phút
- Cách tiến hành
+ Giảng viên chia lớp thành các nhóm 5-7 người; phân cặp các nhóm để đóng vai, giao nhiệm vụ cho từng nhóm
+ Trình chiếu video tình huống và hợp đồng mẫu
+ Nhóm sẽ tiến hành phân tích dạng vi phạm hợp đồng và đề xuất tình huống xử lý
+ Nhóm phân công từng thành viên vào vai cụ thể để thực hiện việc đàm phán, thương lượng để xử lý vi phạm hợp đồng
+ Tổ chức cho lần lượt hai nhóm (hai đơn vị) đóng vai để xử lý tình huống
+ Giảng viên tổng kết bài tập, nêu vấn đề và rút ra bài học kinh nghiệm cho tình huống.
Bài thực hành 6: Nhận diện rủi ro khi ký kết hợp đồng
* Hướng dẫn thực hiện
- Mục tiêu: Nhận diện được rủi ro khi ký kết hợp đồng và cách xử lý, khắc phục
- Học liệu: Video clip; tình huống; bản liệt kê/mô tả những vấn đề rủi ro mà HTX đã gặp phải
- Thời gian: 120 phút
- Cách tiến hành
+ Giảng viên yêu cầu các học viên liệt kê/mô tả những vấn đề, rủi ro mà HTX đã gặp phải trong quá trình ký kết và thực hiện hợp đồng
+ Giảng viên nêu các vấn đề đó và phân tích
+ Trình chiếu video clip tình huống về rủi ro mà HTX gặp phải khi ký kết/thực hiện hợp đồng.
+ Yêu cầu học viên phân tích video clip tình huống, rút ra bài học từ tình huống
+ Yêu cầu học viên đề xuất cách giải quyết (có thể làm việc theo nhóm)
+ Giảng viên tổng hợp và yêu cầu học viên rút ra bài học kinh nghiệm.
MẪU HỢP ĐỒNG LIÊN KẾT SẢN XUẤT VÀ TIÊU THỤ
(Thông tư 15/2014/TT-BNNPTNT)
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
HỢP ĐỒNG
LIÊN KẾT SẢN XUẤT VÀ TIÊU THỤ…………………...
Số: ………/ 20 /HĐSXTT
Căn cứ:
- Bộ luật dân sự năm 2005;
- .....
Hôm nay, ngày……… tháng ……… năm 20….
tại .................................………………………………………………………, hai bên gồm:
BÊN A: DOANH NGHIỆP/TỔ CHỨC ĐẠI DIỆN CỦA NÔNG DÂN .......
Địa chỉ:….…………………………………………………………....
Điện thoại:………………………… Fax: ……………………………....
Mã số thuế: ……………………………………………………………....
Tài khoản: ………………………………………………………………....
Do ông/bà: ………………………………………………………………
Chức vụ: …………………………………. làm đại diện.
BÊN B: TỔ CHỨC ĐẠI DIỆN CỦA NÔNG DÂN/NÔNG DÂN…………..
Do ông/bà :…………………… Chức vụ: ………………. làm đại diện.
CMND số:..…………….ngày cấp ……………….nơi cấp……..…………
Địa chỉ: …………………………………………….………………………
Điện thoại: …………………………………………………………………
Tài khoản: ………………………………………………………………….
Sau khi bàn bạc trao đổi thống nhất, hai bên nhất trí ký Hợp đồng như sau:
Điều 1. Nội dung chính
1. Bên B đồng ý Hợp đồng sản xuất và bán (tiêu thụ) …………cho bên A:
- Thời gian sản xuất: từ ngày…... tháng ….. năm …….. đến ngày…. tháng ……. năm..........
- Diện tích: ………..……………… ha.
- Sản lượng dự kiến: ………………… tấn.
- Địa điểm: ......................................................................................
2. Bên A bán (trả ngay hoặc ghi nợ) cho bên B giống, vật tư phục vụ sản xuất cụ thể như sau:
Tên sản phẩm | Diện tích sản xuất (ha) | Số lượng | Đơn giá | Thành tiền |
1. |
|
|
|
|
2. |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Tổng cộng |
|
|
|
|
3. Nếu bên B tự mua (tên giống hoặc vật tư ) ................ : ............... (tên giống hoặc vật tư) mà bên B tự mua phải là loại ...................... đạt tiêu chuẩn, chất lượng của giống ............., được sự chứng nhận của cơ quan có thẩm quyền.
4. Bên B bán ..................hàng hóa cho bên A:
- Số lượng tạm tính: ....................................................................................
- Với quy cách, chất lượng, phương thức kiểm tra, đánh giá chất lượng sản phẩm ...................... do hai bên đã thoả thuận được ghi ở Điều 3 dưới đây và với số lượng thực tế khi thu hoạch.
Điều 2. Thời gian, địa điểm giao nhận và bốc xếp
1. Thời gian giao hàng
2. Địa điểm giao, nhận hàng
3. Bốc xếp, vận chuyển, giao nhận
Điều 3. Giá cả và phương thức thanh toán, địa điểm giao hàng
1. Giống và vật tư nông nghiệp (áp dụng cho trường hợp bên A bán ghi nợ cho bên B):
(Giá các loại vật tư, phân bón, công lao động; Phương thức thanh toán; Thời hạn thanh toán)
2. Sản phẩm hàng hóa
(Tiêu chuẩn sản phẩm; Giá nông sản dự kiến; Phương thức và thời điểm thanh toán)
3. Địa điểm giao hàng
Điều 4. Trách nhiệm bên A
- Đảm bảo giao giống đúng số lượng, chất lượng, chủng loại, qui cách và thời hạn đã cam kết (đối với trường hợp bên A bán ghi nợ cho bên B giống phục vụ sản xuất)
- Đảm bảo thu mua sản phẩm hàng hóa đúng theo qui cách - phẩm chất đã cam kết và số lượng thu hoạch thực tế.
- Giới thiệu doanh nghiệp cung cấp vật tư nông nghiệp (phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, thức ăn) cho bên B nếu bên B có nhu cầu.
- Phối hợp với bên B tổ chức các biện pháp thu mua phù hợp với thời gian thu hoạch của bên B và kế hoạch giao nhận của bên A (căn cứ theo lịch điều phối của bên A).
- Cung cấp bao bì đựng ……… cho bên B (nếu có yêu cầu) sau khi đạt được thỏa thuận mua bán giữa hai bên.
- ……………
Điều 5. Trách nhiệm bên B
- Bên B phải tuân thủ các qui trình canh tác theo yêu cầu của bên A và phù hợp với khuyến cáo của ngành nông nghiệp.
- Giao, bán sản phẩm hàng hóa đúng theo qui cách về phẩm chất, số lượng (theo thực tế thu hoạch), đúng thời gian, địa điểm giao hàng đã được hai bên thống nhất.
- Cung cấp cho bên A các thông tin về quá trình canh tác, thời gian thu hoạch, địa điểm giao hàng v.v....
- Lập danh sách hộ nông dân tham gia liên kết sản xuất trong cánh đồng lớn (có danh sách kèm theo hợp đồng).
- …………….
Điều 6. Xử lý vi phạm
1. Trường hợp bên A vi phạm Hợp đồng
…..
2. Trường hợp bên B vi phạm Hợp đồng
…..
Điều 7. Điều khoản chung
1. Trong trường hợp có phát sinh trong hợp đồng thì cả hai bên phải có trách nhiệm cùng nhau thống nhất giải quyết.
2. Hai bên cam kết cùng nhau thực hiện nghiêm chỉnh Hợp đồng đã ký, trong quá trình thực hiện có gì thay đổi, hai bên cùng bàn bạc thống nhất để bổ sung bằng văn bản hay phụ lục Hợp đồng. Nếu có trường hợp vi phạm Hợp đồng mà hai bên không thể thương lượng được thì các bên xem xét đưa ra toà án để giải quyết theo pháp luật.
…..
Hợp đồng được lập thành ……. bản, mỗi bên giữ ….. bản có giá trị ngang nhau./.
ĐẠI DIỆN BÊN B | ĐẠI DIỆN BÊN A |
BÀI 02: GIỚI THIỆU MÔ HÌNH HỢP TÁC XÃ NÔNG NGHIỆP VÀ CÔNG NGHỆ CAO
Mã bài: MĐ03- 02
Mục tiêu:
| - Nêu được các mô hình hợp tác xã trong sản xuất nông nghiệp hiện nay, ưu nhược điểm của các mô hình; - Trình bày đặc điểm và ưu nhược điểm của các mô hình ứng dụng công nghệ cao: công nghệ nhà kính, nhà màng; công nghệ tưới nhỏ giọt; công nghệ thông tin và tự động hóa trong sản xuất nông nghiệp; |
- Thông qua phân tích các mô hình, lựa chọn được mô hình HTX phù hợp và có kỹ năng tổ chức hoạt động của HTX theo mô hình thích hợp. - Nêu được các hoạt động tổ chức cho các thành viên đi thăm quan học tập kinh nghiệp ở mô hình HTX hoạt động có hiệu quả |
1. Giới thiệu các mô hình hợp tác xã nông nghiệp kiểu mới
Theo quyết định số 167/QĐ-TTg ngày 3 tháng 2 năm 2021 các mô hình hợp tác xã kiểu mới trong lĩnh vực nông nghiệp bao gồm:
- Mô hình hợp tác xã vừa sản xuất, vừa tham gia thị trường (sàn giao dịch nông sản);
- Mô hình hợp tác xã tích tụ, tập trung ruộng đất có quy mô lớn và ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất;
- Mô hình hợp tác xã nông nghiệp đảm nhiệm các dịch vụ đầu vào, sơ chế/chế biến và đầu ra trong chuỗi giá trị nông sản;
- Mô hình hợp tác xã ứng phó biến đổi khí hậu;
- Mô hình hợp tác xã phát triển nông lâm thủy sản bền vững;
- Mô hình hợp tác xã sản xuất sản phẩm OCOP, gắn với du lịch nông thôn, miền núi;
- Mô hình doanh nghiệp tham gia là thành viên hợp tác xã sản xuất chế biến nông lâm thủy sản;
- Mô hình hợp tác xã đánh bắt, nuôi trồng thủy hải sản và bảo vệ nguồn lợi cộng đồng.
Trong quá trình triển khai các mô hình HTX kiểu mới lĩnh vực nông nghiệp, một số HTX đã triển khai và được những kết quả cao ở các mô hình sau:
1.1. Mô hình hợp tác xã vừa sản xuất, vừa tham gia thị trường (sàn giao dịch nông sản)
Việc liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ nông sản giúp gia tăng chất lượng và giá trị sản phẩm nông nghiệp, góp phần bảo đảm tiêu thụ sản phẩm với giá ổn định cho người nông dân. Cùng với đó, các doanh nghiệp khi tham gia liên kết sản xuất với nông dân cũng chủ động được nguồn cung sản phẩm nông nghiệp với giá cả ổn định.
Đồng Tháp và An Giang đã ban hành kế hoạch triển khai đề án và kết nối hình thành chuỗi liên kết sản xuất giống cá tra 3 cấp của tỉnh và phê duyệt chủ trương đầu tư bốn dự án cho doanh nghiệp đầu tư vào xây dựng vùng sản xuất giống cá tra. Từ đó đã thúc đẩy phát triển sản xuất và tiêu thụ sản phẩm cá tra của các HTX và nông dân trên địa bàn.
Thực hiện chương trình nâng cao chuỗi giá trị cây dừa, đến nay nhiều HTX nông nghiệp tại các huyện Châu Thành, Tiểu Cần và Càng Long của tỉnh Trà Vinh đã được các doanh nghiệp ký kết phát triển vùng nguyên liệu dừa hữu cơ và thu mua dừa trái cho nông dân. Trong đó, Công ty cổ phần Trà Bắc đã ký kết cùng nông dân xây dựng vùng nguyên liệu dừa hữu cơ 300 ha tại huyện Tiểu Cần và ký kết thu mua nguồn nguyên liệu cơm dừa với HTX nông nghiệp Rạch Lợp, xã Hùng Hòa, huyện Tiểu Cần.
1.2. Mô hình hợp tác xã tích tụ, tập trung ruộng đất có quy mô lớn và ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất
Mô hình này thực hiện dồn điền đổi thửa, người nông dân tự nguyện hiến một phần đất để chỉnh trang đồng ruộng, nâng cấp bờ vùng, bờ thửa, kênh mương, tạo điều kiện thuận lợi cho việc ứng dụng khoa học - kỹ thuật tiên tiến vào sản xuất, hình thành những thửa ruộng, cánh đồng lớn tạo tiền đề cho việc áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, cơ giới hóa vào sản xuất, giảm chi phí, nâng cao hiệu quả cho người nông dân từng bước hình thành sản xuất lớn.
Tại Bỉm Sơn - Thanh Hóa, nhằm khắc phục tình trạng ruộng đất phân tán, nhỏ lẻ, manh mún, hình thành các vùng sản xuất hàng hóa tập trung quy mô lớn; tạo điều kiện cho doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ hợp tác đầu tư sản xuất nông nghiệp hàng hóa, Thị xã Bỉm Sơn đã triển khai xây dựng kế hoạch thực hiện tích tụ, tập trung đất đai để phát triển nông nghiệp quy mô lớn, công nghệ cao năm 2020.
Hình 2.1. Cánh đồng lớn áp dụng công nghệ cao
Tại xã Phú Lộc huyện Hậu Lộc tỉnh Thanh Hóa, một trong những xã điển hình trong thực hiện tích tụ, tập trung đất đai để phát triển sản xuất nông nghiệp quy mô lớn đã đạt được kết quả năm 2019 toàn huyện thực hiện tích tụ đất đai được 158,27 ha, trong đó: Lĩnh vực trồng trọt 72,4 ha; lĩnh vực chăn nuôi 38,27 ha; lĩnh vực thủy sản 47,6 ha. Sau tích tụ, tập trung đất đai, hiệu quả kinh tế so với sản xuất đại trà tăng 9 - 10 triệu/đồng/ha; giá trị sản xuất tăng thêm so với sản xuất đại trà 15%. Từ tích tụ, tập trung đất sản xuất trong nông nghiệp, huyện đã chuyển đổi nhiều diện tích kém hiệu quả sang các mô hình cho hiệu quả cao hơn. Giai đoạn 2016-2020, toàn huyện chuyển đổi hơn 1.560 ha, trong đó chuyển sang trồng cây hàng năm (ngô, ớt, rau màu và cây hàng hóa khác) 736 ha; chuyển sang cây trồng lâu năm (cam, bưởi, ổi, nhãn) 249 ha; chuyển sang trồng lúa kết hợp nuôi trồng thủy sản (lúa - cá) 576 ha...
1.3. Mô hình hợp tác xã nông nghiệp đảm nhiệm các dịch vụ đầu vào, sơ chế/chế biến và đầu ra trong chuỗi giá trị nông sản
Mô hình hợp tác xã nông nghiệp đảm nhiệm các dịch vụ đầu vào, sơ chế/chế biến và đầu ra trong chuỗi giá trị nông sản nhằm xác định trước nhu cầu thị trường tiêu thụ để định hướng sản xuất mới đảm bảo được quan hệ cung - cầu hài hòa, nông dân mới tránh được tình trạng “được mùa mất giá’’, qua đó, từng bước nâng cao chất lượng, giá trị nông sản và thu nhập cho người nông dân.
Hình 2.2. HTX NN công nghệ cao ở Lâm Đồng là mô hình hoạt động hiệu quả
1.4. Mô hình nâng cao năng lực ứng phó biến đổi khí hậu của các HTX nông nghiệp
Để ứng phó với biến đổi khí hậu (BĐKH), các giải pháp bao gồm chuyển từ tư duy sản xuất nông nghiệp thuần túy sang phát triển kinh tế nông nghiệp đa dạng, đáp ứng nhu cầu của thị trường; chuyển từ phát triển theo số lượng sang chất lượng. Đồng thời, mở rộng quy mô, nâng cao năng lực sản xuất, kinh doanh của các HTX; xây dựng các chuỗi giá trị sản phẩm nông nghiệp đáp ứng nhu cầu thị trường trong nước và quốc tế; chia sẻ kinh nghiệm và tiếp thu những sáng kiến của người dân về ứng phó với BĐKH; bố trí lại mùa vụ, cơ cấu cây trồng, lựa chọn và cung ứng vật tư, phân bón, cây con giống thích hợp; ứng dụng công nghệ thông tin và cung cấp thông tin về thị trường vật tư, nông sản và thông tin thời tiết, khí hậu, điều hành sản xuất; phát huy tốt vai trò của các HTX tham gia chuỗi và ứng phó với BĐKH. HTX nông nghiệp ở các tỉnh: Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau, Kiên Giang hướng dẫn nông dân chuyển đổi mô hình sản xuất từ hai vụ lúa sang mô hình lúa tôm, mô hình nuôi tôm dưới tán rừng. Tại các địa phương như: An Giang, Đồng Tháp, Cần Thơ, Long An, Tiền Giang, các mô hình HTX nông nghiệp đang ứng dụng nông nghiệp thông minh vào sản xuất lúa gạo (sử dụng phân bón vi sinh, phân bón thông minh) trên quy mô hàng chục nghìn héc-ta đã giúp nâng cao chất lượng, hiệu quả sản phẩm.
Biện pháp chuyển đổi cơ cấu cây trồng thích ứng BĐKH, nhiều HTX nông nghiệp vùng Đồng Tháp Mười, Tứ giác Long Xuyên đang hỗ trợ hiệu quả nông dân chuyển đổi đất lúa sang cây trồng cạn, cây ăn trái; các mô hình HTX lúa - gạo - cơm lý tưởng ở Trà Vinh; mô hình làng thông minh ở Bạc Liêu... Đây là các mô hình HTX ứng dụng công nghệ quan trắc mực nước, độ mặn, dinh dưỡng đất để cảnh báo và vận hành tự động hệ thống tưới tiêu; kết hợp sản xuất lúa gạo với chăn nuôi vịt và chế biến sản phẩm tại chỗ cung ứng ra thị trường.
1.5. Mô hình hợp tác xã phát triển nông lâm thủy sản bền vững
Hợp tác xã nông nghiệp Ba Liên (xã Ba Liên, huyện Ba Tơ, Quảng Ngãi) dựa trên thế mạnh sẵn có tại địa phương là diện rừng tự nhiên, diện tích rừng trồng phòng hộ, và đặc biệt là diện tích rừng trồng sản xuất trong dân rất lớn nên thuận cho HTX phát triển các dự án lâm nghiệp như trồng chăm sóc bảo vệ rừng, trồng rừng gỗ lớn theo hướng bền vững… Một số thế mạnh, ngành nghề của HTX đó là: Hoạt động lâm nghiệp; Trồng chăm sóc và bảo vệ rừng; Thu mua lâm sản; Trồng rau sạch, nuôi trồng thủy sản và vui chơi giải trí. Thực hiện mục tiêu kép’ vừa phát triển rừng bền vững vừa kết hợp với phát triển du lịch sinh thái, du lịch trải nghiệm. Vừa bảo vệ phát triển và làm giàu từ rừng; từng bước phát triển du lịch sinh thái, trải nghiệm rừng và hướng đến phát triển du lịch cộng đồng tạo thêm sinh kế cho người dân.
Mô hình HTX Phú Nghĩa tỉnh Nam Định chăn nuôi gà đẻ trứng theo tiêu chuẩn thực hiện đúng yêu cầu của quy trình VietGAP, sử dụng thức ăn chăn nuôi của Công ty CP Vina HTC và Công ty CP Chăn nuôi CP Việt Nam để đảm bảo nguồn sản phẩm trứng gà “sạch” đồng nhất.
Hình 2.3. Mô hình chăn nuôi gà đẻ trứng theo tiêu chuẩn VietGAP tại Nam Định
1.6. Mô hình hợp tác xã sản xuất sản phẩm OCOP, gắn với du lịch nông thôn, miền núi
Chương trình OCOP là chương trình phát triển kinh tế khu vực nông thôn theo hướng phát triển nội lực và gia tăng giá trị; là giải pháp, nhiệm vụ trong triển khai thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới. Trọng tâm của chương trình OCOP là phát triển sản phẩm nông nghiệp, phi nông nghiệp, dịch vụ có lợi thế ở mỗi địa phương theo chuỗi giá trị, do các thành phần kinh tế tư nhân (doanh nghiệp, hộ sản xuất) và kinh tế tập thể thực hiện.
Chương trình đã khơi dậy được tiềm năng, thế mạnh của các địa phương về sản phẩm đặc sản, ngành nghề nông thôn gắn với lợi thế về điều kiện sản xuất, vùng nguyên liệu và văn hóa truyền thống để gia tăng giá trị sản phẩm OCOP, như: các làng nghề truyền thống ở Đồng bằng sông Hồng; trái cây và dược liệu ở Miền núi phía Bắc, cà phê và hồ tiêu ở Tây Nguyên, lúa gạo và thuỷ sản ở Đồng bằng sông Cửu Long... Từng bước chuyển đổi sản xuất quy mô nhỏ sang sản xuất theo hướng liên kết chuỗi giá trị khép kín, đặc biệt là gắn với vai trò của các HTX, doanh nghiệp vừa và nhỏ. Chương trình đã hình thành được 393 chuỗi giá trị OCOP hoạt động hiệu quả với vai trò tích cực của HTX và doanh nghiệp.
Bước đầu, Chương trình OCOP đã góp phần tạo việc làm cho lao động, thúc đẩy phát triển kinh tế nông thôn, đặc biệt là phát huy vai trò của phụ nữ và đồng bào dân tộc thiểu số.
Hình 2.4. Chè Shan Tuyết Suối Giàng - Sản phẩm OCOP Yên Bái | Hình 2.5. Mô hình homestay ở thôn Na Lo, xã Tà Chải, huyện Bắc Hà - Sản phẩm OCOP Lào Cai |
Ngoài ra, các sản phẩm dịch vụ gắn với du lịch như mô hình tham quan, trải nghiệm, sản xuất các sản phẩm lưu niệm trên cơ sở nghề truyền thống ngày càng được đầu tư đa dạng. Từ những lợi thế của các địa phương, đơn vị có cơ sở để lựa chọn, tìm hướng phát triển các sản phẩm OCOP trong nhóm dịch vụ du lịch nông thôn, bán hàng (hình 2.5)
1.7. Mô hình hợp tác xã đánh bắt, nuôi trồng thủy hải sản và bảo vệ nguồn lợi cộng đồng
Nông dân có nghề nuôi trồng, chế biến thủy sản ở nhiều địa phương, nhất là các huyện ven biển trong cùng tỉnh đã tăng cường liên kết với nhau thông qua việc thành lập các HTX nuôi thủy sản. Qua đó, giúp các hộ nuôi tìm ra đầu mối chung để nâng cao tiềm lực kinh tế, sức cạnh tranh trên thị trường, tạo thuận lợi trong việc triển khai các chính sách hỗ trợ của Nhà nước cũng như cùng nhau giải quyết các vấn đề khó khăn trong quá trình sản xuất, tiêu thụ sản phẩm. Bên cạnh đó, các HTX tiếp tục đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ, kỹ thuật tiên tiến nhằm phát huy tiềm năng, thế mạnh trong khai thác, đánh bắt, nuôi trồng, chế biến thủy hải sản và bảo vệ được nguồn lợi cộng đồng.
2. Giới thiệu mô hình HTX nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao
2.1. Khái niệm về nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao
- Nông nghiệp công nghệ cao là nền nông nghiệp được ứng dụng những công nghệ mới vào trong sản xuất.
- Các công nghệ mới ứng dụng trong sản xuất được thể hiện cụ thể ở hình 2.6 nhằm mục đích hướng tới một nền nông nghiệp sạch và bền vững
Hình 2.6. Các công nghệ mới ứng dụng trong sản xuất nông nghiệp
- Việc ứng dụng công nghệ cao trong nông nghiệp mang lại hiệu quả trong nhiều khâu của quá trình sản xuất nông nghiệp
Hình 2.7. Hiệu quả ứng dụng nông nghiệp công nghệ cao (NNCNC)
Nông nghiệp công nghệ cao có các đặc trưng sau:
- Chủ yếu sản xuất trong nhà có mái che với trang thiết bị hiện đại, đồng bộ, kết hợp nhiều công nghệ tiến bộ
- Môi trường sản xuất được kiểm soát, đảm bảo vệ sinh
- Kỹ thuật canh tác tiên tiến, đồng bộ, có tính chuyên nghiệp cao
- Người quản lý và công nhân sản xuất có kiến thức và trình độ chuyên môn giỏi.
- Sản phẩm có năng suất và chất lượng rất cao, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của thị trường trong nước và xuất khẩu
2.2. Giới thiệu mô hình ứng dụng công nghệ cao trong HTX NN
2.2.1. Mô hình ứng dụng công nghệ nhà kính, nhà màng trong sản xuất cây trồng
a) Giới thiệu nhà kính, nhà màng
* Nhà kính (Greenhouse)
Nhà kính có cạnh và mái làm bằng kính dùng để trồng rau quả, tránh tác động nhất thời của thời tiết như mưa to gió mạnh.
Nhà kính có đặc điểm:
-Trên mái được lắp các cửa thông gió so le để thông gió theo kiểu tự nhiên.
- Khả năng thông gió khoảng 30% nhờ các cửa thông gió di động trên mái.
- Chủ yếu dùng cho những vùng lạnh, bức xạ thấp, nhiều gió, tuyết.
- Cấu trúc phức tạp, đòi hỏi kỹ thuật cao
- Khả năng thông gió thấp.
- Ít phù hợp với khí hậu Việt Nam
Hình 2.8. Mô hình nhà kính
* Nhà màng (Polyethylene Greenhouse)
- Nhà màng được lợp bằng polyethylene với các tính năng: Bảo vệ cây trồng, chống bám bụi, độ dẻo dai cao, chịu lực tốt, chịu được hóa chất nông nghiệp, ngăn côn trùng, sâu bệnh. Độ truyền sáng 90%, tăng quá trình quang hợp. Khuếch tán ánh sáng tốt, tạo ánh sáng khuếch tán đồng đều, đảm bảo năng suất cây trồng cao.
- Có khả năng thông gió tốt và phù hợp với điều kiện khí hậu Việt Nam
b) Ưu, nhược điểm của mô hình nhà màng, nhà kính trong SXNN
* Ưu điểm
- Có thể áp dụng ở những nơi đất xấu, nghèo dinh dưỡng
- Cây trồng được cách ly với mầm mống sâu bệnh hại và độc tố ở trong đất
- Thâm canh cao
- Phòng tránh cỏ dại
- Phòng tránh tác hại của thiên tai và lây lan sâu bệnh hại
- Tăng năng suất cây trồng
- Sử dụng phân bón và nước tưới tiêu hiệu quả nhất
* Nhược điểm
- Chi phí đầu tư cao
- Yêu cầu chất lượng nước tưới cao, kỹ thuật cao
- Nước và giá thể thải cần được xử lý
- Tăng nguy cơ tạo điều kiện cho bệnh hại
- Tăng nguy cơ về vấn đề dinh dưỡng cho cây trồng
c) Ứng dụng công nghệ điều khiển tự động trong nhà màng (công nghệ nhà màng thông minh)
* Định nghĩa:
Công nghệ điều khiển tự động trong nhà màng hay còn gọi là công nghệ nhà màng thông minh, đây là một hệ thống giám sát điều khiển tích hợp bằng vi tính, ứng dụng công nghệ số để cải thiện quy trình kiểm soát bằng cách kết hợp chức năng của nhiều đơn vị cảm biến, phân tích và tạo logic để điều khiển đối tượng mong muốn (đóng mở các cửa thông gió, bật tắt quạt hút, quạt làm mát, đóng mở van hệ thống tưới, phân bón...) nhằm kiểm soát chính xác môi trường và quy trình canh tác trong nhà màng.
* Những công nghệ áp dụng trong hệ thống
- Một hệ thống điều khiển tích hợp sẽ bao gồm các chương trình và phần mềm điều khiển, thu thập các thông số từ các cảm biến (nhiệt độ, độ ẩm, ánh sáng, CO2, hàm lượng phân bón...) từ đó đưa ra các lệnh điều khiển để vận hành các thiết bị chấp hành (hệ thống phun sương, làm giàu CO2, lưới cắt nắng, cửa thông hơi, hệ thống tưới tiêu, dinh dưỡng, ...).
Hình 2.9. Mô hình công nghệ điều khiển tự động nhà màng cơ bản
- Hệ thống SCADA (Hệ thống điều khiển giám sát và thu thập dữ liệu) được áp dụng rộng rãi trong công tác quản lý và vận hành nhà màng công nghệ cao (nhà màng thông minh). Thông qua hệ thống HMI/SCADA cài đặt trên máy chủ đặt tại trung tâm điều khiển, người quản lý có thể giám sát toàn bộ các thông số môi trường theo thời gian thực, nhận những cảnh báo môi trường vượt ngưỡng cài đặt hoặc các tình trạng bất thường của các máy móc thiết bị đang vận hành trong nhà màng, điều khiển được tất cả các thiết bị từ xa nhằm tạo môi trường sinh trưởng chính xác và ổn định cho cây trồng.
- Với sự phát triển của điện toán đám mây, hệ thống điều khiển tích hợp sẽ dễ dàng cung cấp các dịch vụ giám sát các thông số đo môi trường sản xuất và cho phép thay đổi, điều chỉnh cho phù hợp các thông số này qua máy tính hay ngay trên thiết bị di động như máy tính bảng, điện thoại thông minh tại bất kỳ đâu có kết nối mạng internet (hình 2.10)
Hình 2.10. Giám sát số liệu qua ứng dụng trên smartphone, máy tính bảng
* Yêu cầu lắp đặt hệ thống
Để đảm bảo điều kiện để lắp đặt hệ thống giám sát điều khiển tự động, khu nhà màng sản xuất cần một số hạ tầng thiết bị chấp hành sau:
- Hệ thống hạ nhiệt làm mát gồm: tường nước, hệ thống cấp nước và quạt hút gió (Fans and cooling Pad), quạt đối lưu, động cơ điều khiển cửa thoát nhiệt mái và vách (Hình 2.11)
- Hệ thống máy làm lạnh công suất lớn chủ động hạ nhiệt theo yêu cầu.
- Hệ thống tăng nhiệt là máy gia nhiệt chạy dầu hoặc chạy than để đốt nóng không khí trong buồng đốt, sau đó sử dụng quạt công suất lớn thổi khí nóng vào trong nhà thông qua hệ thống ống vải (hoặc nylon) dạng xương cá đặt bên trong nhà màng.
- Hệ thống điều chỉnh ánh sáng là hệ thống lưới cắt nắng bên trong hoặc bên ngoài.
- Hệ thống đèn chiếu sáng cây trồng.
- Hệ thống bơm điện, van điện điều khiển hệ thống tưới phun sương, tưới dinh dưỡng, phun hóa chất khử trùng diệt khuẩn.
Hình 2.11. Lắp đặt thiết bị điều khiển tự động tích hợp với hệ thống máy tính cho hệ thống quạt hút tản nhiệt và hệ thống bơm tưới
- Hệ thống máy pha dung dịch, bơm dung dịch (nhà màng thủy canh) (hình 2.12)
- Hệ thống máy bổ sung làm giàu CO2.
Các loại thiết bị máy móc trên sau khi được lắp đặt kết nối với hệ thống điều khiển tích hợp máy tính sẽ trở thành các thiết bị chấp hành đầu cuối, hoạt động đóng/mở hoặc đóng/cắt dựa trên các logic đã lập trình trong bộ điều khiển trung tâm hoặc các thao tác của người quản lý từ xa qua hệ thống điều khiển (hình 2.13).
Hình 2.12. Máy giám sát, tự động điều chỉnh nồng độ dung dịch thủy canh | Hình 2.13. Một giao diện phần mềm giám sát và điều khiển trên máy tính |
* Thuận lợi và trở ngại khi ứng dụng công nghệ
Thuận lợi:
- Sản xuất nông nghiệp phải chịu nhiều tác động tiêu cực của biến đổi khí hậu như hạn hán, nhiệt độ tăng cao thì việc đầu tư lắp đặt nhà màng, nhà lưới công nghệ cao là hướng đi đúng;
- Công nghệ nhà màng thông minh điều khiển tự động không chỉ đảm bảo môi trường thuận lợi cho cây trồng phát triển quanh năm, mang lại hiệu quả kinh tế cao mà còn tăng sức cạnh tranh cho sản phẩm trên thị trường nhờ tiêu chí”sạch” trong sản xuất trồng trọt;
- So với phương pháp sản xuất truyền thống, phương pháp sản xuất trong nhà màng với hệ thống tưới tiêu - dinh dưỡng thông minh cùng hệ thống điều khiển khí hậu hợp lý được tự động hóa giúp kiểm soát toàn bộ các yếu tố tác động tới quá trình sinh trưởng và phát triển của cây trồng. Nhờ đó, có thể đưa vào sản xuất những bộ giống độc đáo, cung ứng cho thị trường nhiều loại rau củ quả an toàn, chất tốt trên quy mô lớn, năng suất cao, tiết kiệm chi phí.
Trở ngại:
- Vốn đầu tư tương đối lớn.
- Việc đầu tư lắp đặt nhà màng thông minh điều khiển tự động hiện nay chỉ thật sự phù hợp với quy mô sản xuất lớn do yêu cầu sự đồng bộ về hạ tầng thiết bị chấp hành cũng như giá thành các gói phần cứng phần mềm điều khiển còn tương đối cao.
Lưu ý:
Ứng với mỗi vùng miền khác nhau, những mẫu nhà màng và hệ thống điều khiển các yếu tố trong nhà màng cũng có sự thay đổi nhất định cho phù hợp với điều kiện khí hậu của từng vùng, trong đó hệ thống điều khiển khí hậu có thể tự động hoặc bán tự động. Tuy nhiên, đối với vùng thường chịu nhiều tác động của thiên tai như bão lũ, động đất thì cần cân nhắc kỹ giữa lợi ích và chi phí do rủi ro.
2.2.2. Mô hình ứng dụng công nghệ tưới nhỏ giọt
a). Định nghĩa tưới nhỏ giọt
Tưới nhỏ giọt là một phương pháp tưới tiết kiệm nước và phân bón bằng cách cho phép nước nhỏ giọt từ từ vào rễ của nhiều loại cây khác nhau, hoặc nhỏ lên bề mặt đất hoặc trực tiếp lên vùng có rễ, thông qua một mạng lưới gồm các van, đường ống, và lỗ thoát (hình 2.14)
Hình 2.14. Sử dụng công nghệ tưới nhỏ giọt để tưới nước và phân bón cho dưa lưới
b) Ưu, nhược điểm của phương pháp tưới nhỏ giọt
* Ưu điểm
- Đảm bảo phân bố độ ẩm đều trong tầng đất nông nghiệp canh tác, tạo điều kiện thuận lợi về chế độ không khí, nhiệt độ, độ ẩm, thức ăn, quang hợp.. cho cây trồng.
- Cung cấp một cách đều đặn lượng nước tưới cần thiết nhưng tránh được hiện tượng tập trung muối trong nước tưới và trong đất, khắc phục hiện tượng bạc màu, rửa trôi đất trên đồng ruộng.
- Tiết kiệm nước đến mức tối đa, giảm đến mức tối thiểu các tổn thất lượng nước tưới do bốc hơi, thấm…đảm bảo năng suất tưới
- Không gây ra hiện tượng xói mòn đất, không tạo nên váng đất đọng trên bề mặt và không phá vỡ cấu tượng đất.
- Tạo điều kiện cho cơ giới hóa, tự động hóa thực hiện tốt một số khâu như phun thuốc trừ sâu, bón phân hóa học kết hợp với tưới nước.
- Phụ thuộc rất ít vào các yếu tố thiên nhiên như độ dốc của địa hình, thành phần và cấu trúc đất tưới, mực nước ngầm nông hay sâu, ảnh hưởng của sức gió… phù hợp với mọi địa hình nông nghiệp Việt Nam
- Hạn chế được sự phát triển của cỏ dại quanh gốc cây và sâu bệnh vì lượng nước chỉ cung cấp làm ẩm gốc cây.
- Tưới nhỏ giọt cung cấp nước thường xuyên, duy trì chế độ ẩm thích hợp theo nhu cầu sinh trưởng và phát triển của các loại cây trồng công nghiệp, cây trồng công nghiệp. Nhờ đó, cây sinh trưởng tốt, phát triển nhanh, đạt năng suất cao.
Hình 2.15. Sự thông thoáng trong đất khi tưới nhỏ giọt
* Nhược điểm
- Hệ thống ống tưới nhỏ giọt hay bị tắc nghẽn do bùn cát, rong, tảo, tạp chất hữu cơ, các chất dinh dưỡng không hòa tan… Chính vì vậy, nguồn nước tưới của hệ thống tưới nhỏ giọt cần phải được xử lý qua bộ lọc
-Tưới nhỏ giọt không có khả năng làm mát cây và cải tạo vi khí hậu như tưới phun mưa, không có khả năng rửa lá giúp cây quang học tốt.
Tưới nhỏ giọt cần phải có vốn đầu tư ban đầu, người đầu tư phải có trình độ tiếp cận kỹ thuật tưới.
Khi tưới nhỏ giọt bị gián đoạn, cây trồng sẽ xấu đi nhiều so với các phương pháp tưới khác.
Hình 2.16. Cung cấp nước và dinh dưỡng cho cây trồng bằng tưới nhỏ giọt
c) Phân loại hệ thống tưới nhỏ giọt
* Tưới nhỏ giọt theo băng
- Đặc điểm: Dùng hệ thống dây tưới nhỏ giọt có các lỗ với khoảng cách cố định (15cm, 20cm, ...., 50cm ), rải trên bề mặt luống. Khi cấp nước vào hệ thống, nước sẽ nhỏ qua các lỗ và tạo thành một vùng ẩm xung quanh lỗ (tùy theo loại đất mà vùng này từ 15- 40cm).
Lưu ý: Nếu dùng loại lỗ nhỏ giọt với lưu lượng nhỏ thì sẽ được vùng ẩm rộng nhưng nông và ngược lại.
Hình 2.17. Tưới nhỏ giọt theo băng
- Ưu điểm:
+ Lắp đặt nhanh, dễ dàng.
+ Tiết kiệm nước tưới
+ Có thể pha chung phân bón vào nước tưới, do đó tiết kiệm phân bón và tiết kiệm công bón phân
+ Có thể cung cấp nước một cách đều đặn
+ Có thể dễ dàng kiểm soát độ ẩm đất thông qua việc kiểm soát thời gian tưới.
+ Độ ẩm đồng đều.
- Nhược điểm:
+ Phải kiểm tra và rửa bộ lọc thường xuyên để tránh tắc lỗ nhỏ giọt.
+ Mỗi lần làm lại đất là phải tháo dỡ ra.
- Ứng dụng: Ứng dụng chủ yếu cho các loại rau, hoa màu đặc biệt là họ nhà dưa bầu bí (vì các loại này không ưa quá ẩm và ướt lá), trồng theo luống.
* Tưới nhỏ giọt điểm với hệ thống đầu tưới không cố định
- Đặc điểm: Dùng hệ thống dây tưới nhỏ giọt không có sẵn lỗ, rải theo tuyến định tưới, sau đó gắn thêm các núm tưới hoặc đầu nhỏ giọt mũi tên vào nơi mà ta muốn nước chảy ra. Khi cấp nước vào hệ thống, nước sẽ nhỏ qua các núm và tạo thành một vùng ẩm xung quanh lỗ (tùy theo loại đất mà vùng này từ 15- 40cm).
Hình 2.18. Hệ thống tưới nhỏ giọt với đầu tưới không cố định
- Ưu điểm:
+ Lắp đặt nhanh, dễ dàng.
+ Tiết kiệm nước tưới
+ Có thể pha chung phân bón vào nước tưới, tiết kiệm phân bón và tiết kiệm công bón phân
+ Có thể cung cấp nước một cách đều đặn.
+ Có thể dễ dàng kiểm soát độ ẩm đất thông qua việc kiểm soát thời gian tưới.
+ Linh động trong việc chọn vị trí tưới.
+ Có thể ứng dụng rất đa dạng với các biện pháp canh tác khác nhau, khoảng cách cây trồng khác nhau.
- Nhược điểm:
+ Phải kiểm tra và rửa bộ lọc thường xuyên để tránh tắc lỗ nhỏ giọt.
+ Mỗi lần làm lại đất là phải tháo dỡ ra.
+ Giá thành cao nhất trong các loại hệ thống tưới.
- Ứng dụng: Ứng dụng chủ yếu cho các loại cây trồng trong bầu.
* Tưới nhỏ giọt theo vùng nhỏ
- Đặc điểm: Đây là một hệ thống tưới kết hợp giữa hai loại tưới nhỏ giọt nêu trên: dùng hệ thống dây tưới không có sẵn lỗ để làm dây trục, sau đó tại các vị trí cần tưới theo vùng ta trích lỗ và kết nối với đường ống tưới theo băng.
- Ưu điểm và nhược điểm: tương tự như hệ thống tưới nhỏ giọt có đầu tưới không cố định.
- Ứng dụng: Ứng dụng chủ yếu cho các loại cây ăn quả với khoảng cách trồng xa nhau.
2.2.3. Mô hình ứng dụng công nghệ trồng cây không dùng đất
Công nghệ trồng cây không dùng đất bao gồm các công nghệ: trồng cây trên giá thể, thủy canh và khí canh
a) Trồng trên giá thể
* Định nghĩa
Trồng cây trên giá thể là cây trồng sẽ được trồng và phát triển trực tiếp trên các loại giá thể hữu cơ, vô cơ nhưng thường là các chất hữu cơ giàu dinh dưỡng để giúp cây trồng sinh trưởng, phát triển tốt.
* Phân loại giá thể
Có thể phân thành 3 loại giá thể: giá thể hữu cơ, giá thể vô cơ, giá thể tổng hợp.
- Giá thể hữu cơ:
+ Than bùn: là nguyên liệu lấy từ các loại thực vật bị phân hủy có hàm lượng dinh dưỡng cao, dễ phối trộn cùng các nguyên liệu khác tạo nên môi trường giá thể tơi xốp, giữ ẩm cao
Giữ nước tốt
pH thấp, hàm lượng dinh dưỡng, khoáng thấp
Hoạt động của vi sinh vật ít
Chất lượng than bùn phụ thuộc vào xác thực vật phân hủy và mức độ phân hủy.
Hình 2.19. Trồng rau trên giá thể than bùn
+ Mùn cưa: chủ yếu sử dụng mùn cưa từ gỗ của các cây công nghiệp ngắn ngày và chứa hàm lượng tinh dầu thấp, không dùng mùn cưa của loại gỗ đã ngâm qua hóa chất
Có thể sử dụng tùy thuộc vào từng loại gỗ
Một số loại gỗ (gỗ đỏ không phân hủy) chứa độc tố
C/N cao (1000) → khó phân hủy
Hàm lượng cellulose & lighin cao; thiếu N ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển của cây trồng → cần bổ sung nhiều N khi ủ mục
Hình 2.20. Trồng rau trên giá thể mùn cưa
+ Xơ dừa/ mụn xơ dừa: là nguyên liệu lấy từ trái dừa khô bóc tách ra, để dạng xơ hay nghiền nhỏ thành mụn xơ dừa, ngâm nước xử lý chất chát rồi ủ trong thời gian nhất định
Giữ nước tốt, thoát nước tốt
pH cao hơn than bùn
Hạn chế hàm lượng dinh dưỡng khoáng
Có thể thiếu Na & Cl
Hàm lượng Ca & Mg thấp
Hình 2.21. Trồng rau trên giá thể xơ dừa
+ Trấu hun: dùng vỏ trấu từ thóc được hun cháy ở nhiệt độ cao nên đảm bảo sạch mầm bệnh, khả năng thấm hút nước cao
Hình 2.22. Trồng cây trên giá thể trấu hun
Rất nhẹ
Nhiều lỗ hổng → giữ nước kém
Không thể sử dụng đơn thuần
Cải thiện khả năng thoát nước của giá thể
Khó phân hủy
+ Vỏ cây tươi hay khô: cần ủ trước khi dùng phối trộn giá thể trồng cây.
Giữ nước kém, thoáng khí tốt Thành phần hóa học có thể thay đổi: có thể phản ứng với phân bón, khả năng ủ mục tùy thuộc tuổi cây, vi sinh vật hữu hiệu có thể hoạt động. |
Hình 2.23. Giá thể vỏ cây |
Một số giá thể tự nhiên khác như: rêu, bùn ao, than củi, tro, dớn,…
Hầu hết các giá thể tự nhiên này đều rất dễ tìm thấy trên thị trường với giá thành thấp, thậm chí một số loại có thể tự làm được tại nhà bằng các nguyên liệu xung quanh.
- Giá thể vô cơ
+ Cát sỏi: Chủ yếu là cát sỏi ở kích thước nhỏ, đã được làm sạch và sấy hoặc phơi khô để loại bỏ đi mầm bệnh hay nguồn lây nhiễm bệnh cho cây. Giá thể trơ Rẻ tiền, sẵn có, dễ sử dụng |
Hình 2.24. Giá thể sỏi |
Độ xốp thấp -> rễ phát triển kém (chủ yếu phát triển ở khoảng giữa thành hậu/túi và giá thể).
+ Đá Perlite: hay còn gọi là đá núi lửa
Tơi xốp, thoáng khí, giữ nước và duy trì được nhiệt độ ở mức cân bằng, giá thể đá Perlite có thể dùng độc lập để trồng cây hoặc phối trộn tùy theo nhu cầu người trồng.
Khả năng trao đổi cation CEC và giá trị dinh dưỡng thấp.
Không có tính đệm.
Hình 2.25. Sử dụng đá Perlite để trồng cà chua
+ Đất sét nung: là đất sét được nung ở nhiệt độ cao
Sạch mầm bệnh, CEC cao, dung trọng lớn
Khả năng thấm hút nước và giữ ẩm tốt
Thoát nước tốt, thoáng khí
Hình 2.26. Sử dụng giá thể đất sét nung để trồng rau
+ Polystyrene (Styrofoan) Nhẹ Bền Thoáng khí tốt Thoát nước tốt Giữ nước kém CEC=0 Giảm dung trọng |
Hình 2.27. Giá thể Polystyrene |
Không khử trùng bằng nhiệt và một số loại hoá chất được
+ Polyurethane foan (PUR)
Tuổi thọ tới 15 năm
PUR sử dụng cho 10% diện tích trồng rau ở Bỉ
Chi phí đầu tư cao, chi phí xử lý phế thải cao
Không hiệu quả bằng len đá
b) Trồng bằng phương pháp thủy canh
* Giới thiệu phương pháp thủy canh
Thủy canh là hình thức canh tác không dùng đất. Cây được trồng trên hoặc trong dung dịch thủy canh thông qua các loại giá thể, sử dụng dinh dưỡng hòa tan trong nước dưới dạng dung dịch thủy canh và tùy theo từng kỹ thuật mà toàn bộ hoặc một phần rễ cây được ngâm trong dung dịch dinh dưỡng.
* Phân loại hệ thống thủy canh
Căn cứ vào đặc điểm dung dịch dinh dưỡng có thể chia hệ thống thủy canh làm 2 loại:
Hệ thống thủy canh tĩnh: dung dịch dinh dưỡng không chuyển động trong quá trình trồng cây. Rễ cây được nhúng một phần hay hoàn toàn trong dung dịch dinh dưỡng.
Hệ thống này có ưu điểm là chi phí đầu tư thấp vì không cần hệ thống làm chuyển động dung dịch nhưng hạn chế là thường thiếu oxy và pH thường giảm gây ngộ độc cho cây.
Hình 2.28. Hệ thống thủy canh tĩnh
Hệ thống thủy canh động (thủy canh tuần hoàn hay thủy canh hồi lưu): Dung dịch có chuyển động trong quá trình trồng cây. Hệ thống này chi phí cao hơn nhưng rễ cây không bị thiếu oxy. Hệ thống này được chia làm 2 loại:
+ Hệ thống thủy canh mở: Dung dịch dinh dưỡng không có sự tuần hoàn trở lại, gây lãng phí.
+ Hệ thống thủy canh kín: Dung dịch dinh dưỡng có sự tuần hoàn trở lại nhờ hệ thống bơm hút dung dịch dinh dưỡng từ bể chứa.
Hình 2.29. Hệ thống thủy canh hồi lưu
Hình 2.30. Trồng rau bằng hệ thống thủy canh hồi lưu
* Ưu, nhược điểm của phương pháp thủy canh
Ưu điểm:
- Có thể chủ động điều chỉnh dinh dưỡng cho cây, các loại dinh dưỡng được cung cấp theo yêu cầu của từng loại rau, có thể loại bỏ các chất gây hại cho cây và không có các chất tồn dư từ vụ trước.
- Tiết kiệm nước do cây sử dụng trực tiếp nước trong dụng cụ đựng dung dịch nên nước không bị thất thoát do ngấm vào đất hoặc bốc hơi.
- Giảm chi phí công lao động do không phải làm một số khâu như làm đất, làm cỏ, vun xới và tưới
- Dễ thanh trùng vì chỉ cần rửa bằng formaldehyt loãng và nước lã sạch.
- Hạn chế sử dụng thuốc bảo thực vật và điều chỉnh được hàm lượng dinh dưỡng nên tạo ra sản phẩm ray an toàn đối với người sử dụng.
- Trồng được rau trái vụ do điều khiển được các yếu tố môi trường
- Nâng cao năng suất và chất lượng rau: Năng suất rau có thể tăng từ 25 - 50%
Nhược điểm
- Giá thành cao do đầu tư ban đầu lớn. Điều này rất khó mở rộng sản xuất vì điều kiện kinh tế của người dân còn nhiều khó khăn nên không có điều kiện đầu tư cho sản xuất. Mặt khác giá thành cao nên tiêu thụ khó khăn.
- Yêu cầu kỹ thuật cao: Khi sử dụng kỹ thuật thủy canh yêu cầu người trồng phải có kiến thức về sinh lý cây trồng, về hóa học và kỹ thuật trồng trọt cao hơn vì tính đệm hóa trong dung dịch dinh dưỡng thấp hơn trong đất nên việc sử dụng quá liều một chất dinh dưỡng nào đó có thể gây hại cho cây, thậm chí dẫn đến chết. Mặt khác mỗi loại rau yêu cầu một chế độ dinh dưỡng khác nhau nên việc pha chế dinh dưỡng phù hợp với từng loại thì không đơn giản.
- Sự lan truyền bệnh nhanh: Mặc dù đã hạn chế được nhiều sâu bệnh hại nhưng trong không khí luôn có mầm bệnh, khi xuất hiện thì một thời gian ngắn chúng có mặt trên toàn bộ hệ thống, đặc biệt là hệ thống thủy canh tuần hoàn. Mặt khác ẩm độ cao, nhiệt độ ổn định trong hệ thống là điều kiện thuật lợi cho sự phát triển của bệnh cây. Cây trồng trong hệ thống thủy canh thường tiếp xúc với ánh sáng tán xạ nên mô cơ giới kém phát triển, cây mềm yếu, hàm lượng nước cao nên dễ xuất hiện vết thương tạo điều kiện cho vi sinh vật xâm nhập.
- Đòi hỏi nguồn nước đảm bảo tiêu chuẩn nhất định: Theo Midmore thì độ mặn trong nước cần được xem xét kỹ khi sử dụng cho trồng rau thủy canh, tốt nhất là nhỏ hơn 2.500 ppm.
c) Trồng bằng phương pháp khí canh
* Định nghĩa:
Khí canh là hệ thống trồng cây không cần đất, nước mà trồng trong môi trường không khí có chứa các giọt dinh dưỡng dưới dạng sương mù. Đây được xem là một hình thức cải tiến của phương pháp thủy canh.
Hình 2.31. Mô hình khí canh
* Ưu, nhược điểm:
Ưu điểm:
- Giúp tiết kiệm tối đa lượng nước cung cấp để trồng rau (tiết kiệm 90% nước)
- Không cần đến đất vẫn có thể trồng rau để cung cấp nguồn rau sạch cho người tiêu dùng
- Cho phép nhân nhiều loại giống với chu kỳ nhân giống nhanh, có thể trồng vụ quanh năm
- Giúp cây sinh trưởng và phát triển nhanh, cho năng suất cao gấp 1.5 lần so với kỹ thuật trồng cây truyền thống hạn chế được sự phụ thuộc vào yếu tố tự nhiên
- Tạo môi trường sống hoàn toàn sạch bệnh cho cây nên không cần phải có sự can thiệp của thuốc trừ sâu bệnh có chất hóa chất độc hại
- Vi khuẩn rất khó tiếp cận để làm hại bộ rễ của cây
Nhược điểm:
- Chi phí dùng để đầu tư, vận hành, sửa chữa khá lớn
- Cần phải áp dụng công nghệ cao mới có thể thực hiện thành công kỹ thuật này
- Vì mô hình cần hoạt động 24/24 giờ nên tiêu thụ lượng điện năng khá lớn
- Cần kiểm tra sâu bệnh cho cây hằng ngày để đảm bảo cây sinh trưởng và phát triển bình thường
Hình 2.32. Trồng rau bằng phương pháp khí canh
2.2.4. Ứng dụng công nghệ số trong sản xuất nông nghiệp
a) Khái niệm:
Ứng dụng công nghệ số trong sản xuất nông nghiệp là việc ứng dụng các giải pháp công nghệ như: trí tuệ nhân tạo (AI), mạng lưới vạn vật kết nối (IoT), điện toán đám mây, big data, ...nhằm cắt giảm sự can thiệp thủ công của con người vào quá trình sản xuất nông nghiệp, nâng cao hiệu quả sản xuất.
Công nghệ số được ứng dụng vào quản lý và tổ chức sản xuất nông nghiệp như: lập kế hoạch cho sản xuất, tính toán chi phí, doanh thu theo mùa vụ. Các phần mềm quản lý ứng dụng trong nông nghiệp cho phép các doanh nghiệp nông nghiệp công nghệ cao có thể kiểm soát gần như toàn bộ chi phí cho quá trình sản xuất kinh doanh của mùa vụ hay cả năm, theo từng ngành hàng. Đồng thời, phần mềm có thể hỗ trợ tính toán doanh thu tương đối chính xác, tạo bảng cân đối thu chi và lợi nhuận của doanh nghiệp. Đây là cơ sở để giảm bớt nhân công cũng như chi phí quản lý sản xuất trong nông nghiệp công nghệ cao.
Ứng dụng công nghệ số còn có thể thu thập, phân tích các thông số của đất, nước, không khí như: nhiệt độ, áp suất, độ ẩm, lượng mưa, mật độ ánh sáng, tốc độ gió,... dùng làm cơ sở điều khiển các thiết bị tích hợp như hệ thống tưới, làm mát, đèn chiếu sáng, mái che,... nhằm kiểm soát tốt hơn điều kiện môi trường sinh trưởng của cây trồng, vật nuôi tuân theo đúng quy trình chuẩn, đảm bảo chất lượng sản phẩm đầu ra đúng tiêu chuẩn.
Ứng dụng phần mềm và chíp cảm biến trên toàn bộ hệ thống quản lý sản xuất nông nghiệp công nghệ cao để tự động hóa toàn bộ quá trình sản xuất từ khâu ươm mầm, gieo hạt, chăm sóc, thu hoạch, bảo quản nông sản sau thu hoạch. Ngoài ra có thể kết hợp với internet và big data để cải thiện chất lượng công tác dự báo khí hậu, xu hướng thị trường trong nước và thế giới để hỗ trợ khâu sản xuất và tiêu thụ sản phẩm tốt hơn.
b) Các lĩnh vực áp dụng
- Ứng dụng cảm biến kết nối vạn vật ở hầu hết các trang trại nông nghiệp (IOT Sensors). Các thiết bị cảm biến và thiết bị thông minh được kết nối và điều khiển tự động trong suốt quá trình sản xuất nông nghiệp, giúp ứng phó với biến đổi khí hậu, cải thiện vi khí hậu trong nhà kính.
- Công nghệ đèn LED sử dụng đồng bộ trong canh tác kỹ thuật cao để tối ưu hóa quá trình sinh trưởng, ứng dụng ở các quốc gia có quỹ đất nông nghiệp ít hoặc nông nghiệp đô thị.
Công nghệ đèn LED là công nghệ tạo bước sóng ánh sáng tối ưu, do đó cây trồng được sử dụng ánh sáng hầu như đáp ứng tuyệt đối quá trình sinh trưởng của cây từ lúc trồng đến lúc thu hoạch, vì vậy cây trồng có năng suất tối ưu và chất lượng tốt nhất. Công nghệ này đã và đang trở thành công nghệ không thể thiếu để canh tác trong nhà phục vụ ở các khu công nghiệp và nông nghiệp đô thị nhằm đáp ứng nhu cầu thực phẩm có chất lượng cao và tuyệt đối an toàn.
Công nghệ đèn LED thường áp dụng ở các nước có nền nông nghiệp hiện đại, những nước dễ ảnh hưởng về biến đổi khí hậu hoặc diện tích sản xuất nông nghiệp ít như: Philippines, Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapore, Vương Quốc Bỉ,… Nhờ ứng dụng công nghệ đèn LED đã tăng hệ số sử dụng đất.
Hình 2.33. Công nghệ đèn LED | Hình 2.34. Canh tác trong nhà kính |
- Canh tác trong nhà kính, nhà lưới, sử dụng công nghệ thủy canh, khí canh nhằm cách ly môi trường tự nhiên và chủ động ứng dụng đồng bộ công nghệ canh tác và thu hoạch (hình).
- Ứng dụng pin năng lượng mặt trời để sử dụng hiệu quả không gian, giảm chi phí năng lượng, hầu hết các thiết bị trong trang trại/doanh nghiệp được cấp điện mặt trời và các bộ pin điện mặt trời (hình).
Hình 2.35. Sử dụng điện mặt trời trong các trang trại
- Ứng dụng Internet, điện thoại di động, điện toán đám mây để nâng cao hiệu quả hoạt động của công nghệ tài chính phục vụ trang trại. Khi đó tất cả các hoạt động của trang trại được kết nối bên ngoài, nhằm đưa ra công thức quản trị trang trại có hiệu quả cao nhất.
- Ứng dụng mạng lưới vạn vật kết nối (IoT) kết hợp với máy tính hay điện thoại di động để giám sát và quản lý trang trại trồng trọt, chăn nuôi hay nuôi trồng thủy sản.
a. Sử dụng mạng lưới vạn vật kết nối (IoT) để giám sát trang trại trồng trọt | b. sử dụng các cảm biến thông minh (thẻ cổ áo) để cung cấp thông tin về nhiệt độ, sức khỏe, hoạt động và mức độ tăng trọng cho từng con bò, cũng như thông tin về tập thể đàn ở trang trại chăn nuôi |
Hình 2.36. Ứng dụng mạng lưới vạn vật kết nối (IoT) để giám sát và quản lý trang trại
Hình 2.37. Ứng dụng mạng lưới vạn vật kết nối (IoT) để giám sát cảnh báo chất lượng nước tự động cho ngành nuôi trồng thủy sản
2.2.5. Mô hình ứng dụng công nghệ tự động hóa trong sản xuất nông nghiệp
a) Khái niệm
Ứng dụng công nghệ tự động hóa trong sản xuất nông nghiệp là việc áp dụng các công nghệ nhằm chuyển một phần lớn hoặc toàn bộ hoạt động sản xuất nhờ sức lao động của con người sang cho máy móc thiết bị. Theo khái niệm này, quá trình tự động sẽ không cần sự can thiệp quá sâu của con người, mà sẽ sử dụng các hệ thống điều khiển khác nhau giúp máy móc vận hành nhanh hơn, chuẩn xác hơn, giảm sự can thiệp của con người, thậm chí một số quy trình là hoàn toàn tự động.
Ngày nay, dây chuyền sản xuất nông nghiệp hiện đại đã giảm bớt số lượng nhân công do việc ứng dụng robot cùng các thiết bị cảm biến siêu quang phổ. Các thiết bị này có độ nét cao, cảm biến nhiệt, màn hình hiển thị thời tiết và máy quét xung laze để thu thập dữ liệu về độ tăng trưởng của cây trồng, vật nuôi cũng như các thông tin khác về môi trường sau đó truyền về thiết bị điện tử của người giám sát.
Ứng dụng công nghệ tự động hóa trong sản xuất nông nghiệp công nghệ cao giúp tăng năng suất lao động, giảm chi phí quản lý, tối ưu hóa các yếu tố đầu vào, đầu ra và thông báo tình hình sinh trưởng, phát triển của cây trồng, vật nuôi một cách nhanh chóng nhất. Từ đó giúp hỗ trợ điều chỉnh trong quá trình sản xuất nông nghiệp nhằm tạo ra những sản phẩm có chất lượng tốt nhất.
b) Các lĩnh vực áp dụng
* Ứng dụng Robot thay cho việc chăm sóc cây trồng, vật nuôi ngày càng trở nên phổ biến, được ứng dụng tại các quốc gia già hóa dân số và có quy mô sản xuất lớn.
Công nghệ Robot nông nghiệp sẽ tham gia vào việc tự động hóa các quá trình sản xuất nông nghiệp như: làm đất, gieo trồng, chăm sóc (làm cỏ, tưới tiêu), bảo vệ cây trồng, thu hoạch, vận chuyển nông sản trong trang trại trồng trọt hoặc chăm sóc vật nuôi các trang trại chăn nuôi. Nhờ sử dụng Robot mà năng suất lao động cao gấp 50 đến 70 lần so với lao động thủ công và có độ chính xác cao.
Ngược lại với công nghệ đèn LED, công nghệ Robot thường sử dụng ở các nước có những đặc thù như: diện tích đất nông nghiệp rộng, già hóa dân số nhanh, địa hình canh tác bằng phẳng, cây trồng yêu cầu tính thời vụ cao như: Nga, Mỹ, Canada, Australia, Trung Quốc,…
a. Robot tưới cây | b. Robot làm cỏ vun luống |
Hình 2.38. Robot chăm sóc cây trồng
a. Robot Lely Juno được sử dụng trong trang trại chăn nuôi bò của Công ty Vinamilk | b. Robot Aquapod dưới nước. Nó có thể kiểm tra, giám sát và sửa chữa các hệ thống lồng nuôi biển một cách tự động |
Hình 2.39. Robot chăm sóc vật nuôi
* Ứng dụng các thiết bị bay không người lái (Drones) và các vệ tinh (Satellites) để khảo sát thực trạng thu thập dữ liệu của các trang trại, từ đó phân tích khuyến nghị trên cơ sở dữ liệu cập nhật được để quản lý trang trại chính xác.
Thiết bị bay không người lái được sử dụng để khảo sát thực trạng, thu thập dữ liệu trong các trang trại hặc để phun thuốc bảo vệ thực vật.
a. thiết bị bay không người lái được sử dụng để thu thập dữ liệu đồng ruộng từ trên cao | b. thiết bị không người lái được sử dụng để thu thập dữ liệu của các trang trại nuôi trồng thủy sản ở trên bờ hoặc dưới nước |
Hình 2.40. Thiết bị không người lái
3. Hướng dẫn hợp tác xã lựa chọn công nghệ
Tiêu chí quan trọng nhất đối với HTX khi lựa chọn CNC đó là CNC giúp cải thiện rõ năng suất, chất lượng và mẫu mã của nông sản. Đây là yêu cầu cốt lõi để gia tăng giá trị của nông sản ứng dụng CNC so với nông sản cùng loại nhằm đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của thị trường. Cùng với đó, tiêu chí về giảm chi phí đầu vào cũng được các HTX ưu tiên hàng đầu, như giảm chi phí về nước tưới, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật và công lao động. Hai tiêu chí đầu tiên này nhằm bảo đảm HTX có thể thu được lợi nhuận từ việc đầu tư CNC. Tuy nhiên, việc lựa chọn CNC bị ràng buộc bởi các điều kiện nguồn lực của HTX nên tiêu chí quan trọng tiếp theo mà các HTX cân nhắc đó là CNC cần phù hợp với điều kiện về vốn, đất đai và lao động của HTX. Tiêu chí “có thể thử nghiệm trên quy mô nhỏ” có mức ưu tiên thấp vì theo các HTX họ có thể tham khảo, học từ các mô hình đã ứng dụng CNC trên địa bàn. Cũng như vậy, tiêu chí “không quá rủi ro khi ứng dụng” cũng không phải là tiêu chí quan trọng vì theo lý giải từ các HTX họ đã dự liệu các rủi ro có thể phát sinh và chấp nhận khi đầu tư. Hơn nữa theo các HTX, ngoài rủi ro thị trường, các rủi ro khác (thời tiết, dịch bệnh) có thể quản lý tốt hơn nhờ ứng dụng CNC.
Ghi chú: 1 - tiêu chí quan trọng nhất, 9 - tiêu chí ít quan trọng nhất
Hình 2.54. Xếp hạng tiêu chí lựa chọn công nghệ cao của các HTX
Như vậy công nghệ được lựa chọn để áp dụng cần đáp ứng các tiêu chí sau:
- Xuất phát từ yêu cầu sản xuất trọng điểm của vùng, có thị trường
- Phù hợp với điều kiện sản xuất, trình độ nhân lực của hợp tác xã
- Công nghệ đó phải có sức lan tỏa, thực sự có hiệu quả kinh tế.
Các bước lựa chọn công nghệ cao cho HTX:
- Tìm hiểu đặc điểm, ưu nhược điểm của từng công nghệ.
- Khảo sát điều kiện sản xuất: đất đai, khí hậu.
- Đánh giá trình độ nhân lực hợp tác xã.
- Xác định nguồn vốn đầu tư.
- Xác định khả năng tài chính của hợp tác xã.
- Xác định khả năng thu hút doanh nghiệp, nhà nước đầu tư.
- Tìm hiểu các chính sách ưu đãi về tín dụng, đất đai, thuế.
- Tính toán hiệu quả kinh tế khi lựa chọn mô hình.
- Lựa chọn công nghệ phù hợp
Nên tổ chức sản xuất và áp dụng công nghệ một cách đồng bộ.
Vì thế cho nên việc áp dụng công nghệ cao trong nông nghiệp phải nghiên cứu, quản lý và áp dụng công nghệ theo chuỗi, sao cho sản phẩm cuối cùng đáp ứng được mọi thị trường và có hiệu quả kinh tế.
4. Hướng dẫn thực hành, thăm quan mô hình HTX hoạt động có hiệu quả
Bước 1 - Chuẩn bị đi thăm quan học tập
Nhiệm vụ của Giám đốc HTX khi tổ chức cho các thành viên đi thăm quan học tập kinh nghiệm:
- Xác định mô hình HTX tham quan.
- Xác định mục tiêu hoạt động thăm quan, trải nghiệm
- Xác định địa điểm thăm quan cụ thể: HTX được chọn thăm quan phải đảm bảo các tiêu chí: Phù hợp với định hướng về mô hình thăm quan, có điểm nổi bật về hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh; có địa điểm và cơ sở vật chất đáp ứng được nhu cầu thăm quan học tập.
- Kết nối với địa điểm thăm quan: bằng văn bản, e-mail hoặc trao đổi qua điện thoại, trực tiếp
- Xây dựng kế hoạch, nội dung, mong muốn kết quả thu được của các thành viên sau chuyến thăm quan, trải nghiệm
- Định hướng và phân công nhiệm vụ thăm quan trải nghiệm cho từng thành viên chủ chốt trong chuyến đi. Nhiệm vụ sau thăm quan, trải nghiệm có thể là viết báo cáo kết quả thăm quan học tập kinh nghiệm hoặc trình bày theo nhóm hoặc cá nhân tại buổi họp của HTX.
Nhiệm vụ của thành viên HTX:
- Chuẩn bị các nội dung, mong muốn tìm hiểu tại HTX đến thăm quan.
- Nghe hướng dẫn kế hoạch từ cán bộ phụ trách. Sau khi tiếp nhận nhiệm vụ, viên có thể nêu ý kiến phản hồi về nhiệm vụ (nếu băn khoăn, thắc mắc) để cán bộ phụ trách giải thích rõ nhiệm vụ, yêu cầu trước khi bắt đầu trải nghiệm.
Bước 2 - Thăm quan thực tế
Nhiệm vụ của Giám đốc HTX
Đây là bước thứ hai của quá trình tổ chức tham quan, trải nghiệm. Trong bước này, để tổ chức hoạt động hiệu quả, Giám đốc HTX, đơn vị tổ chức cần chú ý thực hiện tốt vai trò của người hướng dẫn, dẫn dắt, hỗ trợ thành viên, đối tượng tham quan.
Thực hiện theo kịch bản, chương trình, kế hoạch đã thống nhất
Chia sẻ tại Hội trường: Các HTX giới thiệu thông tin và thành phần tham gia buổi thăm quan học tập. Báo cáo kết quả tình hình sản xuất kinh doanh của HTX, các sản phẩm lợi thế, những điểm mạnh tạo nên sự thành công của HTX. Trao đổi, thảo luận giữa các đại biểu tham gia. Tại buổi làm việc này có thể có những nội dung hợp tác hỗ trợ trong phát triển HTX như maketting, liên kết chuỗi, phát triển các thương hiệu sản phẩm…
Tổ chức thăm quan thực địa nơi sản xuất, chế biến và tiêu thụ nông sản của HTX. Chuẩn bị các tài liệu có của HTX để phát cho các thành viên.
Nhiệm vụ của thành viên HTX:
Chia sẻ các nội dung mong muốn cần học tập, đặt các câu hỏi để thảo luận nhằm có kiến thức về sản xuất, kinh doanh.
Tham gia thăm quan nơi sản xuất, chế biến và tiêu thụ của HTX.
Thu thập nguồn học liệu (thông tin, dữ liệu, …) từ những mô hình tham quan, trải nghiệm. Thông qua vốn kiến thức, kinh nghiệm của bản thân, từ người hướng dẫn và các kênh thông tin khác để giải quyết nhiệm vụ trải nghiệm…
Bước 3 - Viết báo cáo thu hoạch kết quả thăm quan trải nghiệm
Thông qua nhiệm vụ thăm quan, trải nghiệm của thành viên. Giám đốc HTX có thể tổ chức thảo luận, tranh luận về vấn đề tổ chức hoạt động của HTX và bài học thành công của mô hình, các nội dung có thể ứng dụng vào quản lý HTX. Giám đốc HTX có thể gợi ý, dẫn dắt để thành viên tự rút ra kinh nghiệm, kiến thức cần đúc kết.
Ở bước này, thành viên có nhiệm vụ quan sát, đối chiếu giữa kết quả của mình với các thành viên trong HTX hoặc giữa nhóm mình với các nhóm. Thông qua gợi ý của Giám đốc HTX, thành viên có thể tự tổng hợp những vấn đề cốt lõi từ nhiệm vụ trải nghiệm.
Giám đốc HTX hoặc cán bộ chủ chốt của chuyến đi viết báo cáo thu hoạch từ việc thăm quan học tập để từ đó đưa ra các bài học kinh nghiệm áp dụng vào HTX mình.
B. Câu hỏi và bài tập thực hành
1. Câu hỏi
Câu 1. Khái niệm về nông nghiệp công nghệ cao? Các đặc trưng nông nghiệp công nghệ cao là gì ?
Câu 2. Trình bày ưu, nhược điểm của công nghệ nhà kính, nhà màng; công nghệ tưới nhỏ giọt?
Câu 3. So sánh kỹ thuật trồng cây bằng phương pháp thủy canh và khí canh?
Câu 4. Hãy nêu các tiêu chí lựa chọn công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp
2. Bài tập thực hành
Bài 1. Hãy nhận diện 1 mô hình Hợp tác xã điển hình (ưu tiên mô hình hợp tác xã tại địa phương).
Bài 2. Hãy nhận diện 1 mô hình công nghệ cao trong hợp tác xã nông nghiệp
Bài 3. Hãy kiểm tra và xác định hệ thống tưới nhỏ giọt tại 1 hợp tác xã nông nghiệp công nghệ cao.
Bài 4. Thăm quan học tập 1 mô hình HTX hoạt động có hiệu quả.
BÀI 03: PHÁT TRIỂN LIÊN KẾT CHUỖI GIÁ TRỊ, SẢN PHẨM OCOP TRONG HỢP TÁC XÃ NÔNG NGHIỆP
Mã bài: MĐ03- 03
Mục tiêu:
| - Nêu được khái niệm về chuỗi giá trị, liên kết chuỗi giá trị; mục đích xây dựng liên kết chuỗi giá trị; - Trình bày đặc điểm cơ bản của 04 mô hình liên kết chuỗi giá trị phổ biến; |
- Mô tả các bước cơ bản khi xây dựng danh mục các dự án liên kết chuỗi giá trị; - Trình bày được khái niệm, đặc trưng, tiêu chí đánh giá và phân hạng sản phẩm OCOP; - Xây dựng chiến lược kinh doanh sản phẩm OCOP và kế hoạch kinh doanh sản phẩm OCOP hằng năm của hợp tác xã nông nghiệp; - Nhận thức được tầm quan trọng, ý nghĩa của việc tham gia liên kết chuỗi giá trị và phát triển sản phẩm OCOP cho hợp tác xã. |
1. Phát triển liên kết chuỗi giá trị trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp
1.1. Giới thiệu về chuỗi giá trị
Chuỗi giá trị đại diện cho một nhóm các hoạt động liên kết với nhau nhằm chuyển hóa nguyên liệu thô sơ thành sản phẩm hàng hóa, đồng thời giúp tạo nên giá trị cho sản phẩm. Chuỗi giá trị thường bao gồm các nhân tố con người, các hoạt động giúp cải tiến sản phẩm thông qua kết nối nhà sản xuất, nhà chế biến và thị trường.
Chuỗi giá trị là một loạt các hoạt động sản xuất kinh doanh có quan hệ với nhau, từ việc phát triển và phân phối các giống cây trồng và vật nuôi, cung cấp đầu vào, sản xuất, thu gom, chế biến, đóng gói, bảo quản, vận tải, khảo sát thị trường, bán sản phẩm, tài chính, cơ sở hạ tầng.
Lợi ích của chuỗi giá trị trong nông nghiệp là giúp các mắt xích phát triển rời rạc liên kết với nhau để tăng sức cạnh tranh và giá trị cho nông sản, góp phần nâng cao thu nhập cho nhà nông, hợp tác xã. Xây dựng chuỗi giá trị cho các sản phẩm nông sản là một trong những giải pháp quan trọng để hướng tới mục tiêu phát triển bền vững của toàn ngành nông nghiệp.
Hình 3.1. Sơ đồ mô tả chuỗi giá trị nông sản
1.2. Mục đích xây dựng liên kết chuỗi giá trị
Trong bối cảnh sản xuất nhỏ lẻ, manh mún, việc liên kết theo chuỗi giá trị là rất cần thiết, giúp người dân, tổ chức sản xuất và doanh nghiệp chế biến, thương mại, kết nối với nhau để đạt được những lợi ích, cụ thể:
- Cải thiện chất lượng sản phẩm để đáp ứng nhu cầu của thị trường: Là cơ hội sản xuất ra sản phẩm có chất lượng (vệ sinh an toàn thực phẩm, chất lượng theo tiêu chuẩn cụ thể như VietGap, GlobalGap...) khi các nhà sản xuất, chế biến và phân phối cùng nhau xây dựng các cơ chế để theo dõi sản phẩm thông qua chuỗi liên kết.
- Tăng hiệu quả sản xuất: Giúp giảm chi phí, tăng hiệu quả trên thị trường của các tổ chức, cá nhân sản xuất, chế biến và phân phối thông qua hoạt động cùng nhau trên cơ sở kế hoạch cụ thể và rõ ràng.
- Định vị được sản phẩm trên thị trường: Cho phép người sản xuất, chế biến và thương mại tiếp cận một sản phẩm cụ thể, chia sẻ thông tin và giải quyết các vấn đề trong suốt quá trình sản xuất, chế biến và thương mại. Người tiêu dùng truy được nguồn gốc, chất lượng của sản phẩm.
- Tạo sự ổn định trong sản xuất, chế biến và thương mại sản phẩm: Mang lại cơ hội cho các tác nhân chia sẻ rủi ro và chi phí sản xuất, phát triển thị trường. Cùng nhau tổ chức sản xuất, chia sẻ và giải quyết các vướng mắc, tổ chức sản xuất các sản phẩm có chất lượng tốt hơn, hiệu quả và có tính cạnh tranh hơn.
1.3. Các hình thức liên kết chuỗi giá trị
Hình 3.2. Một số hình thức liên kết chuỗi giá trị
1.4. Một số mô hình liên kết chuỗi giá trị
Chuỗi giá trị được xây dựng trên cơ sở có 3 nhóm yếu tố tham gia, đó là nội dung liên kết trong chuỗi giá trị, tác nhân tham gia chuỗi và mối liên kết giữa các tác nhân tham gia chuỗi. Căn cứ vào tác nhân tham gia và mối liên kết giữa các tác nhân tham gia chuỗi, có 4 mô hình liên kết chuỗi được xây dựng như sau.
1.4.1. Mô hình 1: Doanh nghiệp + HTX/tổ nhóm/nông dân
Mô hình liên kết này được hình thành thông qua hợp đồng liên kết giữa doanh nghiệp (DN) và các hợp tác xã, nông dân để thực hiện các hoạt động sản xuất.
Bảng 3.1. Nhiệm vụ của các đơn vị tham gia liên kết ở mô hình 1
Nhiệm vụ | Doanh nghiệp | Hợp tác xã/tổ nhóm/nông dân |
1 | Cam kết mua sản phẩm của các HTX/ tổ nhóm/ nông dân | Tổ chức sản xuất, thu gom sản phẩm của các thành viên để bán cho DN |
2 | Cung cấp giống, vật tư (phân bón, thuốc bảo vệ thực vật...) | Có thể đảm nhận cung ứng vật tư nếu DN không thực hiện dịch vụ cung ứng |
3 | Hướng dẫn kỹ thuật sản xuất | Được DN/HTX ứng trước vật tư, hướng dẫn kỹ thuật và bán sản phẩm trực tiếp cho DN hoặc thông qua HTX |
1.4.2. Mô hình 2: Doanh nghiệp + Đại lý/thương lái + Hộ sản xuất/tổ nhóm
Mô hình liên kết này được xây dựng trên cơ sở doanh nghiệp kết nối với sản xuất thông qua một đơn vị trung gian là đại lý hoặc thương lái. Đây là một mô hình ít sự ràng buộc ngoài việc thu mua sản phẩm.
Bảng 3.2. Nhiệm vụ của các đơn vị tham gia liên kết ở mô hình 2
Nhiệm vụ | Doanh nghiệp | Đại lý/thương lái | Hộ sản xuất/tổ nhóm |
1 | Mua sản phẩm từ các đại lý/thương lái | Thu gom sản phẩm từ nông dân bán lại cho doanh nghiệp | Bán sản phẩm cho đại lý/ thương lái |
2 | Có thể thực hiện các hình thức cam kết khác như: cung cấp tín dụng cho đại lý/thương lái để thu mua sản phẩm |
| Được doanh nghiệp hỗ trợ hướng dẫn và giám sát về kỹ thuật đến từng hộ gia đình đối với một số sản phẩm đặc thù về chất lượng, tiêu chuẩn như: giống, sản phẩm hữu cơ... |
1.4.3 Mô hình 3: HTX/Tổ nhóm tự tổ chức sản xuất hoặc liên kết
Mô hình này được thực hiện với vai trò điều phối, tổ chức sản xuất, tiêu thụ sản phẩm của hợp tác xã hoặc tổ nhóm.
Bảng 3.3. Nhiệm vụ của các đơn vị tham gia liên kết ở mô hình 3
Nhiệm vụ | HTX/Tổ Nhóm |
1 | Tự tổ chức cho các thành viên sản xuất thông qua điều lệ |
2 | Thu mua sản phẩm của thành viên, hộ gia đình bên ngoài để tự tổ chức tiêu thụ, bán trực tiếp cho hệ thống phân phối (siêu thị, cửa hàng phân phối...) |
1.4.4 Mô hình 4: Cơ sở thương mại + HTX/Tổ nhóm/hộ gia đình
Hình thức liên kết này khá phổ biến hiện nay, được thực hiện ở rất nhiều các lĩnh vực sản xuất: trồng trọt, chăn nuôi… Tuy nhiên, điểm yếu của hình thức này là chỉ ràng buộc về mua bán sản phẩm và hợp đồng miệng, do đó hợp đồng rất dễ bị phá vỡ bởi người nông dân và các cơ sở khi có sự biến động về thị trường hoặc các xung đột về nội dung cam kết không được giải quyết tốt (giá bán, thời điểm, cách xác định chất lượng…).
Bảng 3.4. Nhiệm vụ của các đơn vị tham gia liên kết ở mô hình 4
Nhiệm vụ | Cơ sở thương mại | HTX/TN/hộ gia đình |
1 | Là tổ chức thường không có tư cách pháp nhân, đóng vai trò là một tác nhân tiêu thụ sản phẩm trên thị trường, người kết nối giữa sản xuất và thị trường | Tổ chức sản xuất, tổ chức cho các thành viên chia sẻ về kỹ thuật, thu gom sản phẩm để cung ứng cho đại lý. |
2 | Liên kết với HTX/Tổ nhóm/hộ gia đình để sản xuất và bao tiêu sản phẩm |
|
3 | Cam kết thực hiện cung ứng về giống, vật tư, hướng dẫn kỹ thuật |
|
1.5. Hướng dẫn quy trình triển khai hoạt động phát triển liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị
Căn cứ vào kế hoạch, UBND tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương tiến hành xây dựng và phê duyệt danh mục dự án phát triển sản xuất liên kết theo chuỗi giá trị gắn với tiêu thụ sản phẩm cho từng giai đoạn, thường là giai đoạn 5 năm. Hiểu được trình tự của quy trình triển khai hoạt động của các cấp, từ Trung ương đến địa phương, sẽ thuận lợi cho hợp tác xã có thông tin cần thiết khi tham gia vào liên kết chuỗi giá trị.
1.5.1 Lập và phê duyệt danh mục các dự án liên kết
a) Quy trình xây dựng danh mục các dự án liên kết chuỗi giá trị
Việc xây dựng danh mục các dự án từ cấp xã đến cấp huyện, tỉnh được thực hiện theo 4 bước như hình 3.3.
b) Quy định về bổ sung danh mục dự án
Hằng năm, trên cơ sở nhu cầu, định hướng và sự phát triển hoạt động sản xuất tại địa phương, danh mục các dự án có thể sửa đổi, bổ sung. Quy trình lập danh sách dự án được bổ sung cũng được thực hiện theo quy trình lập và phê duyệt danh mục dự án
1.5.2 Hồ sơ và trình tự thủ tục hỗ trợ liên kết
a) Hồ sơ đề nghị hỗ trợ liên kết
- Đơn đề nghị của chủ trì liên kết (theo Mẫu số 01);
- Dự án liên kết (theo Mẫu số 02) hoặc kế hoạch đề nghị hỗ trợ liên kết (theo Mẫu số 03);
- Bản thỏa thuận cử đơn vị chủ trì liên kết (theo Mẫu số 04) đối với trường hợp các doanh nghiệp, hợp tác xã ký hợp đồng liên kết với nhau;
- Bản sao chụp các chứng nhận hoặc bản cam kết về tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm, an toàn thực phẩm, an toàn dịch bệnh và bảo vệ môi trường; hoặc cam kết bảo đảm các quy định của pháp luật về tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm, an toàn thực phẩm, an toàn dịch bệnh và bảo vệ môi trường (theo Mẫu số 05).
Hình 3.3. Quy trình xây dựng danh mục các dự án
b) Trình tự thủ tục
Bảng 3.5. Trình tự phê duyệt hỗ trợ dự án liên kết
Bước | Đơn vị phê duyệt hỗ trợ dự án liên kết | |
Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh | Uỷ ban nhân dân cấp huyện | |
1 | Chủ trì liên kết gửi 1 bộ hồ sơ tới Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để thẩm định hồ sơ | Chủ trì liên kết gửi 1 bộ hồ sơ tới Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn/Phòng Kinh tế |
2 | Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sẽ trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét phê duyệt nếu hồ sơ được Hội đồng thẩm định của Sở thông qua | Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn/Phòng Kinh tế có tờ trình trình Uỷ ban nhân dân cấp huyện xem xét phê duyệt nếu hồ sơ được Hội đồng thẩm định của Ủy ban thông qua |
3 | Trong thời hạn 10 ngày làm việc sau khi nhận được tờ trình của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ra quyết định phê duyệt hỗ trợ dự án liên kết | Trong thời hạn 10 ngày làm việc sau khi nhận được tờ trình của Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn/Phòng Kinh Tế , Ủy ban nhân dân cấp huyện ra quyết định phê duyệt hỗ trợ dự án liên kết |
1.6. Chính sách hỗ trợ phát triển liên kết theo chuỗi giá trị trong nông nghiệp
a) Điều kiện được hỗ trợ
- Phù hợp với quy hoạch phát triển kinh tế xã hội của địa phương
- Giấy chứng nhận/cam kết bảo đảm các quy định của pháp luật về tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm, an toàn thực phẩm, an toàn dịch bệnh và bảo vệ môi trường
- Liên kết đảm bảo ổn định
+ Đối với sản phẩm nông nghiệp có chu kỳ nuôi, trồng, khai thác từ 1 năm trở lên, thời gian liên kết tối thiểu là 05 năm
+ Đối với sản phẩm nông nghiệp có chu kỳ nuôi, trồng, khai thác dưới 1 năm, thời gian liên kết tối thiểu là 03 năm
- Dự án liên kết/kế hoạch đề nghị hỗ trợ liên kết được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt
b) Đối tượng được hỗ trợ
- Nông dân, chủ trang trại, người được ủy quyền đối với hộ nông dân, tổ hợp tác.
- Cá nhân, người được ủy quyền đối với nhóm cá nhân, hộ gia đình đăng ký hộ kinh doanh.
- Hợp tác xã, Liên hiệp hợp tác xã.
- Doanh nghiệp.
- Các tổ chức, cá nhân khác có liên quan trong việc thực hiện Nghị định số 98/NĐ-CP của Chính phủ.
c) Nội dung hỗ trợ
- Hỗ trợ chi phí tư vấn xây dựng liên kết
+ Chủ trì liên kết được ngân sách Nhà nước hỗ trợ 100% chi phí tư vấn xây dựng liên kết, tối đa không quá 300,0 triệu đồng bao gồm tư vấn, nghiên cứu để xây dựng hợp đồng liên kết, dự án liên kết, phương án, kế hoạch sản xuất kinh doanh, phát triển thị trường
- Hỗ trợ hạ tầng phục vụ liên kết
+ Dự án liên kết được ngân sách nhà nước hỗ trợ 30% vốn đầu tư máy móc trang thiết bị; xây dựng các công trình hạ tầng phục vụ liên kết bao gồm: Nhà xưởng, bến bãi, kho tàng phục vụ sản xuất, sơ chế, bảo quản, chế biến và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp. Tổng mức hỗ trợ không quá 10,0 tỷ đồng.
- Hỗ trợ khuyến nông, đào tạo, tập huấn và giống, vật tư, bao bì, nhãn mác sản phẩm.
+ Ngoài phần hỗ trợ vốn đầu tư xây dựng các công trình hạ tầng phục vụ liên kết quy định như trên, các bên tham gia liên kết được ngân sách nhà nước hỗ trợ để thực hiện các nội dung sau:
- Xây dựng mô hình khuyến nông
- Đào tạo nghề, tập huấn kỹ thuật, nâng cao nghiệp vụ quản lý, kỹ thuật sản xuất, năng lực quản lý hợp đồng, quản lý chuỗi và phát triển thị trường
- Hỗ trợ giống, vật tư, bao bì, nhãn mác sản phẩm tối đa không quá 03 vụ/03 chu kỳ sản xuất, khai thác sản phẩm thông qua các dịch vụ tập trung của hợp tác xã;
- Ngân sách hỗ trợ tối đa 40% chi phí chuyển giao, ứng dụng khoa học kỹ thuật mới, áp dụng quy trình kỹ thuật và quản lý chất lượng đồng bộ theo chuỗi.
2. Phát triển sản phẩm OCOP trong hợp tác xã nông nghiệp
2.1. Giới thiệu khái niệm sản phẩm và sản phẩm OCOP
2.1.1 Sản phẩm
Sản phẩm là tất cả những gì có thể đưa vào thị trường để tạo sự chú ý, mua sắm, sử dụng hay tiêu dùng nhằm thỏa mãn nhu cầu hay ước muốn của người tiêu dùng.
Sản phẩm có thể là những vật thể (sản phẩm hữu hình) hay dịch vụ (sản phẩm vô hình).
Hình 3.4. Cấu trúc sản phẩm theo quan điểm sản xuất và cung ứng
Hình 3.5. Cấu trúc sản phẩm theo quan điểm marketing
2.1.2 Sản phẩm OCOP
OCOP (One commune one product - Mỗi xã một sản phẩm) là chương trình phát triển kinh tế khu vực nông thôn theo hướng phát triển nội lực và gia tăng giá trị. Sản phẩm OCOP là các sản phẩm hàng hóa và dịch vụ xuất phát từ ý tưởng/nguồn nguyên liệu/công nghệ của cộng đồng, do các thành viên trong cộng đồng tổ chức sản xuất và kinh doanh.
Chương trình mỗi xã một sản phẩm (gọi tắt là Chương trình OCOP) giai đoạn 2018-2020 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 490/QĐ- TTg ngày 07/5/2018, và đã được 63 tỉnh thành triển khai thực hiện. Theo QĐ 490/QĐ-TTg, sản phẩm OCOP là các sản phẩm hàng hóa và sản phẩm dịch vụ có nguồn gốc từ địa phương, hoặc được thuần hóa, đặc biệt là đặc sản vùng, miền, trên cơ sở khai thác lợi thế so sánh về điều kiện sinh thái, văn hóa, nguồn gen, tri thức và công nghệ địa phương.
2.2. Đặc trưng của sản phẩm OCOP
Các sản phẩm OCOP khác với các sản phẩm bình thường dựa trên các đặc trưng sau:
- Mang tính “địa phương”/“cộng đồng”, được phát triển từ công nghệ địa phương hoặc khai thác lợi thể về nguồn nguyên liệu, lao động, tiềm năng tự nhiên, văn hóa truyền thống địa phương góp phần định vị thương hiệu địa phương và làm sâu đậm thêm bản sắc văn hóa địa phương; chủ thể kinh doanh là các thành viên của cộng đồng địa phương hợp tác hoặc liên kết giúp đỡ lẫn nhau trong sản xuất sản xuất, tiêu thụ sản phẩm;
- Được sản xuất theo định hướng chuẩn mực và chuẩn hóa về chất lượng được thị trường, cơ quan quản lý nhà nước chấp nhận và phải là sản phẩm kinh doanh có hiệu quả và là sản phẩm thân thiện với môi trường;
- Hoàn chỉnh về tiêu chuẩn chất lượng, hình thức sản phẩm để nâng cao năng lực cạnh tranh và khả năng phát triển thị trường;
- Phù hợp với các sản phẩm trong danh mục sản phẩm quy định trong chương trình OCOP của từng thời kỳ, được hội đồng đánh giá đạt điểm đủ tiêu chuẩn thứ hạng và được Hội đồng OCOP cấp tỉnh và quốc gia “gắn sao”.
2.3 Danh mục các sản phẩm trong chương trình OCOP
Bảng 3.6. Phân loại các sản phẩm trong chương trình OCOP
Nhóm | Sản phẩm |
1 | Thực phẩm: Nông sản tươi sống và nông sản chế biến |
2 | Đồ uống: đồ uống có cồn, không cồn |
3 | Thảo dược: các sản phẩm có thành phần từ cây dược liệu |
4 | Vải và may mặc: các sản phẩm làm từ bông, sợi |
5 | Lưu niệm, nội thất, trang trí: các sản phẩm từ gỗ, sợi, mây tre, kim loại, gốm sứ, dệt may,... làm đồ lưu niệm, đồ gia dụng |
6 | Dịch vụ du lịch cộng đồng và điểm du lịch |
2.4 Tiêu chí lựa chọn, đánh giá sản phẩm OCOP
Toàn bộ các sản phẩm đăng ký tham gia chương trình OCOP được đánh giá và xếp hạng dựa trên Bộ Tiêu chí đánh giá, xếp hạng sản phẩm được ban hành trong Quyết định số 1048/QĐ-TTg ngày 21/8/2019 của Thủ tướng Chính phủ. Bộ tiêu chí đánh giá nhóm sản phẩm 6 được quy định trong phụ lục II Quyết định số 781/QĐ-TTg ngày 8/6/2020 của Thủ tướng Chính phủ.
Bảng 3.7. Bộ tiêu chí đánh giá sản phẩm OCOP
Phần | Tiêu chí | Khung điểm chuẩn |
A | Đánh giá về sản phẩm và sức mạnh cộng đồng, gồm: - Tổ chức sản xuất - Phát triển sản phẩm - Sức mạnh cộng đồng. | 35 |
B | Đánh giá về khả năng tiếp thị gồm: - Tiếp thị - Câu chuyện về sản phẩm | 25 |
C | Đánh giá về chất lượng sản phẩm, gồm: - Chỉ tiêu cảm quan, dinh dưỡng, tính độc đáo của sản phẩm; - Tiêu chuẩn sản phẩm; - Khả năng xuất khẩu, phân phối tại thị trường quốc tế | 40 |
Tổng điểm | 100 |
Bảng 3.8. Phân hạng sản phẩm OCOP
Xếp Hạng | Điểm | Phân cấp |
05 sao | Tổng điểm trung bình đạt từ 90 đến 100 điểm | Cấp quốc gia, có thể xuất khẩu |
04 sao | Tổng điểm trung bình đạt từ 70 đến 89 điểm | Cấp tỉnh, có thể nâng cấp lên hạng 5 sao |
03 sao | Tổng điểm trung bình đạt từ 50 đến 69 điểm | Cấp tỉnh, đạt tiêu chuẩn, có thể nâng cấp lên hạng 4 sao |
02 sao | Tổng điểm trung bình đạt từ 30 đến 49 điểm | Chưa đạt tiêu chuẩn, có thể tiếp tục nâng cấp để nâng lên hạng 3 sao. |
01 sao | Tổng điểm trung bình đạt dưới 30 điểm | Khởi điểm tham gia Chương trình OCOP, có thể nâng cấp lên hạng 2 sao. |
2.5. Xây dựng chiến lược kinh doanh sản phẩm OCOP
2.5.1 Mục đích
- Giúp HTX nông nghiệp lựa chọn chuẩn xác sản phẩm OCOP nhằm khai thác lợi thế riêng vốn có của địa phương để sản xuất cung ứng cho thị trường những sản phẩm dịch vụ đặc thù, có tính khác biệt cao, mang bản sắc kinh tế- văn hóa riêng của địa phương;
- Giúp HTX nông nghiệp xác định được mục tiêu và biện pháp khai thác hiệu quả lợi thế của địa phương trong việc cung ứng sản phẩm OCOP sẽ giúp HTX nông nghiệp phát triển ổn định và bền vững. Qua đó góp phần ổn định và nâng cao thu nhập cho các thành viên của HTX nông nghiệp nói riêng;
- Giúp HTX nông nghiệp xác định trúng thị trường và thỏa mãn đúng nhu cầu của thành viên, thành viên liên kết, khách hàng mục tiêu và đối tác chiến lược;
- Giúp HTX nông nghiệp lựa chọn được cách thức (biện pháp) thích hợp đạt tới mục tiêu của HTX nông nghiệp một cách tối ưu;
- Giúp HTX nông nghiệp chủ động đối phó với những biến động của môi trường kinh doanh, giảm thiểu những thiệt hại trong các trường hợp rủi ro.
2.5.2 Nguyên tắc
Bao gồm 3 nguyên tắc sau:
- Định hướng từng bước đạt tiêu chuẩn chất lượng, tiêu chuẩn an toàn thực phẩm, tiêu chuẩn bảo vệ môi trường mà khách hàng và thị trường yêu cầu và pháp luật quy định;
- Hướng tới việc nâng cao chất lượng nguồn nhân lực làm cơ sở cho việc gia tăng giá trị cho sản phẩm OCOP.
+ Giúp cư dân địa phương thay đổi tư duy mới.
+ Giúp cư dân địa phương thay đổi kiến thức, kỹ năng canh tác.
+ Giúp cư dân địa phương thay đổi tác phong làm việc, lề lối canh tác.
- Thực hiện nguyên tắc phát huy nội lực của cộng đồng và nguyên tắc đồng tham gia của các thành viên trong HTX trong xây dựng chiến lược và kế hoạch:
+ Phải là sản phẩm của cộng đồng do cộng đồng, tập thể các thành viên HTX dân chủ lựa chọn, đồng thuận quyết định và đồng hành thực hiện theo đúng cam kết.
+ Được thực hiện trên sự tự nguyện trong đó HTX và các thành viên HTX tự lực, tự tin thực hiện nhằm phát huy nội lực, khai thác lợi thế, tiền năng nội bộ. Nhà nước đóng vai trò kiến tạo, ban hành khung pháp lý và chính sách để thực hiện,định hướng quy hoạch, các vùng sản xuất hàng hóa, dịch vụ; quản lý và giám sát tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm.
2.5.3. Xây dựng chiến lược kinh doanh sản phẩm OCOP
a) Quy trình xây dựng chiến lược kinh doanh sản phẩm OCOP được trình bày như sơ đồ sau (hình 3.6).
Hình 3.6. Sơ đồ quy trình xây dựng chiến lược kinh doanh sản phẩm OCOP
b. Lựa chọn sản phẩm đã có đăng ký tham gia sản phẩm OCOP
Các công việc phải làm trong việc lựa chọn sản phẩm đã có đăng ký tham gia sản phẩm OCOP bao gồm:
- Lên danh sách các sản phẩm có tiềm năng
+ Liệt kê các sản phẩm đã có của địa phương hoặc của HTX
+ So sánh các sản phẩm hiện có trong danh sách với danh mục sản phẩm OCOP
- Thống nhất tiêu chí đánh giá lựa chọn
+ Mức độ phù hợp của tên sản phẩm/dịch vụ
+ Khả năng hoàn thiện quy cách sản phẩm, tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm
+ Khả năng phát triển quy mô sản lượng, năng lực sản xuất
+ Khả năng nâng cao hiệu quả kinh doanh
+ Khả năng giải quyết về vấn đề nhân lực
+ Khả năng giải quyết về vấn đề nguyên liệu
+ Khả năng giải quyết vấn đề vốn
+ Khả năng hoàn thiện, phát triển sản phẩm
- Thảo luận dân chủ, đánh giá tính khả thi và hiệu quả: phương pháp đánh giá lựa chọn tốt nhất là phương pháp dân chủ, phát huy tính chủ động tích cực tham gia của cộng đồng.
Biểu mẫu phiếu đánh giá lựa chọn sản phẩm đã có đăng ký tham gia sản phẩm OCOP được giới thiệu Phụ lục tham khảo 2 (Bảng PL 2.1. Bảng điểm tổng hợp đánh giá lựa chọn sản phẩm OCOP từ sản phẩm đã có).
c) Thiết lập và phân tích ma trận SWOT
Tổng hợp những điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và nguy cơ để xây dựng bảng ma trận SWOT cho sản phẩm OCOP của HTX NN như bảng tổng hợp sau.
Bảng 3.12. Ma trận SWOT với sản phẩm OCOP của HTX NN
CƠ HỘI 1- Nhóm những cơ hội của môi trường vĩ mô ảnh hưởng tới quá trình kinh doanh sản phẩm OCOP của HTX NN: - Nhóm các cơ hội của môi trường vĩ mô ảnh hưởng tới tổ chức sản xuất sản phẩm OCOP phát huy sức mạnh cộng đồng - Nhóm các cơ hội của môi trường vĩ mô ảnh hưởng tới hoạt động marketing sản phẩm OCOP của HTX NN - Nhóm các cơ hội của môi trường vĩ mô ảnh hưởng tới chất lượng sản phẩm OCOP của HTX NN 2- Nhóm những cơ hội của môi trường vi mô ngành ảnh hưởng tới quá trình kinh doanh sản phẩm OCOP của HTX NN: - Nhóm các cơ hội của môi trường vi mô ngành ảnh hưởng tới tổ chức sản xuất sản phẩm OCOP phát huy sức mạnh cộng đồng - Nhóm các cơ hội của môi trường vi mô ngành ảnh hưởng tới hoạt động marketing sản phẩm OCOP của HTX NN - Nhóm các cơ hội của môi trường vi mô ngành ảnh hưởng tới chất lượng sản phẩm OCOP của HTX NN | THÁCH THỨC 1- Nhóm những thách thức của môi trường vĩ mô ảnh hưởng quá trình kinh doanh sản phẩm OCOP của HTX NN: - Nhóm các thách thức của môi trường vĩ mô ảnh hưởng tới tổ chức sản xuất sản phẩm OCOP - Nhóm các thách thức của môi trường vĩ mô ảnh hưởng tới hoạt động marketing sản phẩm OCOP của HTX NN - Nhóm các thách thức của môi trường vĩ mô ảnh hưởng tới chất lượng sản phẩm OCOP của HTX NN 2- Nhóm những thách thức của môi trường vi mô ngành ảnh hưởng tới quá trình kinh doanh sản phẩm OCOP của HTX NN: - Nhóm các thách thức của môi trường vi mô ngành ảnh hưởng tới tổ chức sản xuất sản phẩm OCOP phát huy sức mạnh cộng đồng - Nhóm các thách thức của môi trường vi mô ảnh hưởng tới hoạt động marketing sản phẩm OCOP của HTX NN - Nhóm các thách thức của môi trường vi mô ngành ảnh hưởng tới chất lượng sản phẩm OCOP của HTX NN |
ĐIỂM MẠNH 1- Nhóm những điểm mạnh của HTX NN về nguồn lực ảnh hưởng tới quá trình kinh doanh sản phẩm OCOP của HTX NN: - Nhóm các điểm mạnh của HTX NN ảnh hưởng tới tổ chức sản xuất sản phẩm OCOP phát huy sức mạnh cộng đồng - Nhóm các điểm mạnh ảnh hưởng tới hoạt động marketing sản phẩm OCOP - Nhóm các điểm mạnh ảnh hưởng tới chất lượng sản phẩm OCOP của HTX NN 2- Nhóm những điểm mạnh của HTX NN về hiệu quả kinh doanh ảnh hưởng tới quá trình kinh doanh sản phẩm OCOP của HTX NN: - Nhóm các điểm mạnh của HTX NN ảnh hưởng tới tổ chức sản xuất sản phẩm OCOP phát huy sức mạnh cộng đồng - Nhóm các điểm mạnh ảnh hưởng tới hoạt động marketing sản phẩm OCOP - Nhóm các điểm mạnh ảnh hưởng tới chất lượng sản phẩm OCOP của HTX NN 3- Nhóm những điểm mạnh của HTX NN về quản trị - điều hành ảnh hưởng tới quá trình kinh doanh sản phẩm OCOP của HTX NN: - Nhóm các điểm mạnh của HTX NN ảnh hưởng tới tổ chức sản xuất sản phẩm OCOP phát huy sức mạnh cộng đồng - Nhóm các điểm mạnh ảnh hưởng tới hoạt động marketing sản phẩm OCOP - Nhóm các điểm mạnh ảnh hưởng tới chất lượng sản phẩm OCOP của HTX NN | ĐIỂM YẾU 1- Nhóm những điểm yếu kém của HTX NN về nguồn lực ảnh hưởng tới quá trình kinh doanh sản phẩm OCOP của HTX NN: - Nhóm các yếu của HTX NN ảnh hưởng tới tổ chức sản xuất sản phẩm OCOP phát huy sức mạnh cộng đồng - Nhóm các điểm yếu ảnh hưởng tới hoạt động marketing sản phẩm OCOP của HTX NN - Nhóm các điểm yếu ảnh hưởng tới chất lượng sản phẩm OCOP của HTX NN 2- Nhóm những điểm yếu kém về hiệu quả kinh doanh ảnh hưởng tới quá trình kinh doanh sản phẩm OCOP của HTX NN: - Nhóm các điểm yếu kém của HTX NN ảnh hưởng tới tổ chức sản xuất sản phẩm OCOP phát huy sức mạnh cộng đồng - Nhóm các điểm yếu kém ảnh hưởng tới hoạt động marketing sản phẩm OCOP của HTX NN - Nhóm các điểm yếu kém ảnh hưởng tới chất lượng sản phẩm OCOP của HTX NN 3- Nhóm những điểm yếu kém của HTX NN về quản trị - điều hành ảnh hưởng tới quá trình kinh doanh sản phẩm OCOP của HTX NN: - Nhóm các yếu kém của HTX NN ảnh hưởng tới tổ chức sản xuất sản phẩm OCOP phát huy sức mạnh cộng đồng - Nhóm các điểm yếu kém ảnh hưởng tới hoạt động marketing sản phẩm OCOP HTX NN - Nhóm các điểm yếu kém ảnh hưởng tới chất lượng sản phẩm OCOP của HTX NN |
Trên cơ sở bảng tổng hợp SWOT, tiến hành thảo luận để xác định và lựa chọn giải pháp chiến lược cho sản phẩm OCOP của HTX NN. Lựa chọn giải pháp chiến lược hay hành động chiến lược cụ thể cho từng chiến lược thành phần trong chiến lược kinh doanh sản phẩm OCOP của HTX NN:
- Giải pháp chiến lược cụ thể nào cho việc hoàn thiện phát triển các hình thức tổ chức sản xuất sản phẩm, phát triển sản phẩm, phát huy sức mạnh cộng đồng
- Giải pháp chiến lược cụ thể cho việc hoàn thiện và nâng cao hiệu quả hoạt động marketing sản phẩm OCOP của HTX NN, phát triển thị trường
- Giải pháp chiến lược cụ thể cho việc hoàn thiện và nâng cao chất lượng sản phẩm OCOP của HTX NN
d) Đăng ký tham gia chương trình OCOP ở địa phương
Quá trình này bao gồm 2 phần: Đăng ký ý tưởng sản phẩm mới và Triển khai thực hiện chiến lược kinh doanh sản phẩm OCOP.
đ) Quy trình xây dựng kế hoạch kinh doanh sản phẩm OCOP hàng năm
Để có đầy đủ thông tin điền vào bản kế hoạch kinh doanh sản phẩm OCOP hàng năm HTX cần thực hiện các bước công việc theo 9 bước dưới đây:
Bước 1- Lựa chọn ý tưởng/sản phẩm tham gia OCOP
Bước 2- Phân tích môi trường bên ngoài
Bước 3- Phân tích môi trường nội bộ HTX NN
Bước 4- Xây dựng và phân tích ma trận SWOT
Bước 5- Dự báo mục tiêu
Bước 6- Xây dựng kế hoạch sản xuất - tiêu thụ
Bước 7- Xây dựng kế hoạch biện pháp thực hiện
Bước 8- Xây dựng kế hoạch thực hiện chu trình OCOP
Bước 9- Thảo luận/góp ý hoàn thiện bản kế hoạch
2.5.4. Các bước thực hiện quy trình xây dựng kế hoạch kinh doanh sản phẩm OCOP
Bước 1: Lựa chọn ý tưởng/sản phẩm tham gia OCOP
Bước này chỉ cần thực hiện với hai trường hợp:
- Với các HTX NN chưa xây dựng chiến lược kinh doanh sản phẩm OCOP
- Thực hiện với năm đầu tiên khi HTX tham gia chương trình OCOP
Phương pháp đánh lựa chọn ý tưởng sản phẩm OCOP hay lựa chọn sản phẩm đã có tham gia chương trình OCOP đối với các HTX NN chưa xây dựng chiến lược kinh doanh sản phẩm OCOP cũng được làm tương tự như đã trình bày trong phần xây dựng chiến lược.
Bước 2: Phân tích môi trường bên ngoài
Phân tích môi trường bên ngoài nhằm mục đích:
- Nhận diện các cơ hội, nguy cơ từ môi trường vĩ mô và vi mô ngành ảnh hưởng tới kế hoạch kinh doanh sản phẩm OCOP năm kế hoạch
- Đánh giá lại nhu cầu, quy mô nhu cầu của thị trường về sản phẩm OCOP
- Xác định các biện pháp tận dụng cơ hội, giảm thiểu rủi ro từ thách thức.
Bước 3: Phân tích môi trường nội bộ HTX NN
Các nhiệm vụ được thực hiện khi triển khai phân tích môi trường nội bộ HTX NN gồm:
- Phân tích nguồn lực của HTX NN để nhận diện điểm mạnh, điểm yếu của HTX NN ảnh hưởng đến kinh doanh sản phẩm OCOP của HTX NN
- Phân tích kết quả, hiệu quả hoạt động kinh doanh và năng lực cạnh tranh của sản phẩm để nhận diện điểm mạnh, điểm yếu của HTX NN khi kinh doanh sản phẩm OCOP.
- Phân tích năng lực quản trị của HTX NN để nhận diện điểm mạnh, điểm yếu của HTX NN ảnh hưởng đến kinh doanh sản phẩm OCOP.
- Tổng hợp tất cả các điểm mạnh điểm yếu của HTX NN. Phân tích các điểm mạnh, điểm yếu của HTX NN ảnh hưởng tới nội dung trọng yếu của quá trình kinh doanh sản phẩm OCOP của HTX NN.
Bước 4: Xây dựng và phân tích ma trận SWOT
Khi đã nhận diện được tất cả các cơ hội, nguy cơ từ môi trường bên ngoài, nhận diện được các điểm mạnh, điểm yếu của nội bộ HTX NN, tổng hợp tác thông tin đó vào bảng tổng hợp ma trận SWOT.
Cách tốt nhất để liệt kê và lựa chọn các biện pháp cụ thể trong từng ô trong phân tích trong ma trận là sử dụng phương pháp thảo luận dân chủ, phương pháp đồng tham gia của các cán bộ quản lý HTX NN và có thể mở rộng đối với các thành viên của HTX NN có trình độ cao, giàu kinh nghiệm.
Bước 5: Dự báo mục tiêu
a) Dự báo mục tiêu, giải pháp phát triển sản phẩm OCOP năm kế hoạch Bảng 3.12. Mục tiêu phấn đấu xếp hạng sản phẩm OCOP của HTX NN năm …..
Tiêu chí | Khung điểm chuẩn | Điểm phấn đấu năm kế hoạch | Biện pháp chủ yếu phải thực thi trong năm kế hoạch |
Phần A. Sản phẩm và sức mạnh của cộng đồng | 35 Điểm |
|
|
Phần B. Khả năng tiếp thị | 25 Điểm |
|
|
Phần C. Chất lượng sản phẩm | 40 Điểm |
|
|
b) Mục tiêu kinh doanh sản phẩm OCOP năm kế hoạch
- Nhóm chỉ tiêu dự báo tăng trưởng sản lượng các loại hàng hóa OCOP bình quân/ năm của HTX NN;
- Nhóm chỉ tiêu dự báo hiệu quả kinh doanh của các sản phẩm OCOP của các TV HTX NN và của HTX NN.
Bước 6: Xây dựng kế hoạch sản xuất - tiêu thụ
Công việc tiếp theo là HTX nên sử dụng bảng Excel để tính toán các bảng kế hoạch dưới đây:
- Kế hoạch sản xuất của thành viên HTX NN;
- Kế hoạch sơ chế của HTX NN(nếu có);
- Kế hoạch chế biến của HTX NN (nếu có);
- Kế hoạch cung ứng vật tư nông nghiệp tập trung qua HTX NN (nếu có);
- Kế hoạch tiêu thụ sản phẩm tập trung qua HTX NN (nếu có);
- Kế hoạch tổ chức kênh phân phối - bán hàng (nếu có).
Chỉ tiêu và phương pháp tính các bảng kế hoạch này có thể tham khảo trong các nội dung liên quan ở Mô đun 2 - Quản trị HTX nông nghiệp.
Bước 7: Xây dựng kế hoạch biện pháp thực hiện
a) Xây dựng kế hoạch xúc tiến thương mại, phát triển thị trường
Kế hoạch này gồm hai nội dung:
- Kế hoạch xúc tiến thương mại
- Kế hoạch nghiên cứu, phát triển thị trường
Chỉ tiêu và phương pháp tính có thể kế hoạch xúc tiến thương mại sản phẩm năm …, Kế hoạch nghiên cứu, phát triển thị trường sản phẩm nội dung liên quan ở Mô đun 2 - Quản trị HTX nông nghiệp.
b) Xây dựng kế hoạch về đầu tư, nhân lực
Phần này có hai kế hoạch đặc biệt quan trọng:
- Kế hoạch xây dựng đầu tư mua sắm, xây dựng cơ bản
- Kế hoạch nhân lực
Chỉ tiêu và phương pháp tính có thể tham khảo nội dung liên quan ở Mô đun 2 - Quản trị HTX nông nghiệp.
c) Kế hoạch tài chính
Phần này có ba kế hoạch riêng biệt:
- Kế hoạch huy động và sử dụng vốn đầu tư xây dựng cơ bản (nếu có)
- Kế hoạch huy động và sử dụng vốn lưu động
- Kế hoạch tài chính tổng hợp (doanh thu, chi phí, lợi nhuận)
Kế hoạch huy động và sử dụng vốn đầu tư xây dựng cơ bản; Kế hoạch huy động và sử dụng vốn lưu động; Nguồn vốn và phương thức huy động; Kế hoạch doanh thu, chi phí, lợi nhuận: tham khảo nội dung liên quan ở Mô đun 2 - Quản trị HTX nông nghiệp.
Bước 8: Xây dựng kế hoạch thực hiện chu trình OCOP
Các kế hoạch cụ thể cần xây dựng là:
- Kế hoạch tham gia các chương trình “Tuyên truyền về OCOP”
- Kế hoạch tham gia các khóa đào tạo, tư vấn về chương trình OCOP và tập huấn xây dựng phương án sản xuất kinh doanh
- Kế hoạch hoàn thiện hồ sơ Đăng ký sản phẩm tham gia chương trình OCOP
- Kế hoạch xây dựng, hoàn thiện câu chuyện sản phẩm OCOP của HTX NN
- Kế hoạch chuẩn bị các tài liệu minh chứng trong hồ sơ về đánh giá sản phẩm OCOP gửi Hội đồng đánh giá cấp huyện, tỉnh….
- Kế hoạch tham gia các chương trình xúc tiến thương mại do tỉnh, trung ương tổ chức
Bước 9: Thảo luận/góp ý hoàn thiện bản kế hoạch
Sau khi đã tính toán và điền thông tin xong vào các biểu bảng kế hoạch như trình bày trên, HTX NN cần phải thực hiện các công việc tiếp theo sau:
- Thảo luận, xin ý kiến góp ý của HĐQT, ban GĐ HTX NN, các cán bộ quản lý chức năng và các thành viên hợp tác xã hoặc đại diện thành viên HTX NN.
- Cán bộ HTX NN phải hiệu chỉnh theo góp ý để hoàn chỉnh bản dự thảo kế hoạch kinh doanh sản phẩm OCOP hàng năm.
- Bản dự thảo hoàn chỉnh trình Hội đồng quản trị phê duyệt, khi đó bản kế hoạch kinh doanh mới chính thức là phương án kinh doanh có tính “pháp lệnh” trong nội bộ HTX NN
2.5.5. Tổ chức thực hiện kế hoạch kinh doanh sản phẩm OCOP hàng năm
a) Giao nhiệm vụ kế hoạch cho các đơn vị, cá nhân trong HTX NN
- Truyền đạt kế hoạch: Tổ chức giao nhiệm vụ kế hoạch cho các bộ phận cá nhân trong HTX NN tham gia thực hiện kế hoạch kinh doanh sản phẩm OCOP hàng năm của HTX NN
- Hoàn thiện cơ chế quản lý, điều hành:
+ Hoàn thiện hình thức tổ chức sản xuất kinh doanh
+ Bố trí nhân sự cho phù hợp với cơ cấu tổ chức và kế hoạch kinh doanh mới
+Cơ chế phân công, phối hợp hoạt động giữa các bộ phận trong HTX NN
- Thực hiện các hoạt động đàm phán thương lượng, ký kết hợp đồng giữa HTX NN với đối tác, giữa HTX NN với các thành viên
- Đôn đốc, động viên và chỉ đạo, điều hành các bộ phận, cá nhân trong HTX NN thực hiện kế hoạch
b) Triển khai thực hiện kế hoạch chu trình OCOP hàng năm của HTX
Xây dựng kế hoạch tác nghiệp triển khai 6 bản kế hoạch thực hiện chu trình OCOP của HTX NN gồm:
- Kế hoạch tham gia các chương trình tuyên truyền, hướng dẫn, tập huấn về OCOP
- Kế hoạch tham gia các khóa đào tạo, tư vấn về chương trình OCOP và tập huấn xây dựng phương án sản xuất kinh doanh
- Kế hoạch hoàn thiện hồ sơ Đăng ký sản phẩm tham gia chương trình OCOP
- Kế hoạch xây dựng, hoàn thiện câu chuyện sản phẩm OCOP của HTX NN
- Kế hoạch chuẩn bị đầy đủ các tài liệu minh chứng trong hồ sơ về đánh giá sản phẩm OCOP gửi Hội đồng đánh giá cấp huyện, tỉnh….
- Kế hoạch tham gia các chương trình xúc tiến thương mại do tỉnh, trung ương tổ chức
c) Triển khai, điều hành, giám sát, kiểm tra và điều chỉnh kế hoạch hàng năm
- Xác định những khó khăn vướng mắc, những hạn chế đặc biệt là những sai lệch về kết quả thực hiện khối lượng, chất lượng, tiến độ công việc và thái độ phục vụ như đã cam kết hay ghi trong kế hoạch so với yêu cầu và mục tiêu.
- Phân tích nguyên nhân, xác định trách nhiệm
- Chỉ đạo các bộ phận, cá nhân điều chỉnh kế hoạch kịp thời
- Sử dụng các nguồn lực dự phòng để thực hiện các hoạt động điều chỉnh
d) Đánh giá và tổng kết kết quả thực hiện kế hoạch hàng năm
Hàng tháng, hàng quý, vụ và hàng năm các HTX NN phải định kỳ thực hiện sơ kết và tổng kết để đánh giá các nội dung sau:
- Mức độ hoàn thành kế hoạch về số lượng, chất lượng, tiến độ;
- Mức độ hoàn thành kế hoạch về hiện vật, giá trị, doanh thu, chi phí và lợi nhuận
- Mức độ hiệu quả trong sử dụng vốn, lao động và tài sản
- Mức thu nhập của người lao động và của thành viên HTX trong kinh doanh sản phẩm OCOP
- Mức độ hài lòng của khách hàng, thành viên và đối tác
- Các khoản thu, phải thu và phải thanh toán.
e) Phân tích kết quả đánh giá sản phẩm OCOP
Phân tích kết quả đánh giá sản phẩm OCOP từ hội đồng đánh giá để chuẩn bị cho việc xây dựng kế hoạch kinh doanh sản phẩm OCOP năm sau và kế hoạch phát triển, hoàn thiện sản phẩm OCOP.
Bảng phân tích đánh giá gồm 5 cột; cột 1: số thứ tự; cột 2: Nội dung tiêu chí đánh giá; cột 3: khung điểm đánh giá; cột 4: kết quả điểm điểm đánh giá của hội đồng đánh giá các cấp; cột 5: khả năng cải thiện điểm và biện pháp thực hiện (có thể tham khảo bảng phân tích, tổng hợp thông tin với tên gọi tương ứng trong phụ lục 2 (Bảng PL 2.5.Mẫu bảng phân tích phát triển sản phẩm OCOP).
B. Câu hỏi và bài tập thực hành
1. Câu hỏi
Câu 1. Trình bày khái niệm về chuỗi giá trị, liên kết chuỗi giá trị? Mục đích xây dựng liên kết chuỗi giá trị là gì ?
Câu 2. Trình bày 04 mô hình liên kết chuỗi giá trị phổ biến hiện nay? Mô hình liên kết nào phù hợp để hợp tác xã nông nghiệp của anh chị có thể tham gia được?
Câu 3. Trình bày các yếu tố cơ bản trong việc hình thành liên kết chuỗi giá trị? Hãy phân tích vai trò của tiêu thụ sản phẩm trong chuỗi giá trị.
Câu 4. Hãy mô tả các bước cơ bản khi xây dựng danh mục các dự án liên kết chuỗi giá trị?
Câu 5. Phân biệt sản phẩm và sản phẩm OCOP? Nêu các đặc trưng cơ bản của sản phẩm OCOP?
Câu 6. Tại sao các HTX NN và các thành viên HTX NN nên tham gia chương trình OCOP?
Câu 7. Trình bày tiêu chí lựa chọn, đánh giá sản phẩm OCOP.
Câu 8. Hãy mô tả các bước chính trong quy trình xây dựng chiến lược kinh doanh sản phẩm OCOP?
Câu 9. Quy trình xây dựng kế hoạch kinh doanh sản pahamr OCOP hằng năm gồm những bước chính nào?
2. Bài tập thực hành
Bài tập thực hành 3.1. Hãy nhận diện 1 mô hình liên kết chuỗi giá trị của 1 hợp tác xã nông nghiệp cụ thể.
Bài tập thực hành 3.2. Hãy phân tích một sản phẩm cụ thể đã được đánh giá đạt tiêu chuẩn 4 sao, 3 sao.
Bài tập thực hành 3.3. Xây dựng chiến lược kinh doanh cho một sản phẩm OCOP (dự kiến) của hợp tác xã giai đoạn 5 năm 2021 - 2025.
Bài tập thực hành 3.4. Xây dựng kế hoạch kinh doanh cho một sản phẩm OCOP (dự kiến) của hợp tác xã cho năm 2022 - 2023.
HỒ SƠ HỖ TRỢ LIÊN KẾT SẢN XUẤT THEO CHUỖI GIÁ TRỊ
TÊN ĐỐI TƯỢNG | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: ………../ | ………….., ngày……tháng……năm… |
V/v hỗ trợ liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp
Kính gửi: | Kính gửi: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh ……… (hoặc UBND huyện (TX,TP)……………..) |
Chủ đầu tư dự án liên kết (hoặc chủ trì liên kết): ................................................................
Người đại diện theo pháp luật: ............................................................................................
Chức vụ: ..............................................................................................................................
Giấy đăng ký kinh doanh số.................... ngày cấp ............................................................
Địa chỉ: ................................................................................................................................
Điện thoại: …………… Fax:…………… …… Email: .......................................
Căn cứ chính sách khuyến khích phát triển hợp tác, liên kết gắn sản xuất với tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp, (tên chủ đầu tư dự án liên kết hoặc chủ trì liên kết) đề nghị .................................................................. (tên cơ quan được giao phê duyệt hỗ trợ liên kết):
I. THÔNG TIN CHUNG
1. Loại sản phẩm nông nghiệp liên kết:...............................................................................
2. Địa bàn thực hiện:...........................................................................................................
3. Quy mô liên kết: ..............................................................................................................
4. Tiến độ thực hiện dự kiến:...............................................................................................
II. ĐỀ NGHỊ HỖ TRỢ CỦA NHÀ NƯỚC
1. Hỗ trợ chi phí tư vấn xây dựng liên kết:...........................................................................
2. Hỗ trợ hạ tầng phục vụ liên kết: ......................................................................................
3. Hỗ trợ xây dựng mô hình khuyến nông: .........................................................................
4. Hỗ trợ đào tạo, tập huấn: ................................................................................................
5. Hỗ trợ giống, vật tư, bao bì, nhãn mác sản phẩm:..........................................................
6. Hỗ trợ chuyển giao, ứng dụng khoa học kỹ thuật mới: ...................................................
7. Tổng vốn, kinh phí đề nghị hỗ trợ: ..................................................................................
Chi tiết các năm đề nghị hỗ trợ (nếu hỗ trợ trong nhiều năm): ...........................................
III. CAM KẾT: .......................... (tên chủ đầu tư dự án liên kết)……… cam kết:
1. Tính chính xác của những thông tin trên đây
2. Thực hiện đầy đủ các thủ tục và thực hiện đúng nội dung đã đăng ký theo quy định khi có quyết định hỗ trợ của cơ quan có thẩm quyền.
3. Đảm bảo đúng số lượng và tỷ lệ kinh phí đối ứng quy định tối thiểu từ các bên tham gia liên kết theo nội dung đã đăng ký và dự án được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
4. Chấp hành nghiêm chỉnh các quy định của pháp luật Việt Nam.
IV. TÀI LIỆU KÈM THEO (liệt kê danh mục các tài liệu có liên quan gửi kèm): .../.
| CHỦ ĐẦU TƯ DỰ ÁN LIÊN KẾT |
TÊN CHỦ ĐẦU TƯ | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: ……./…………. | ………., ngày………..tháng……..năm…….. |
Phần I
GIỚI THIỆU VỀ DỰ ÁN LIÊN KẾT
I. TÊN DỰ ÁN LIÊN KẾT:
II. CÁC ĐỐI TƯỢNG THAM GIA DỰ ÁN LIÊN KẾT
1. Chủ dự án liên kết:..........................................................................................................
- Người đại diện theo pháp luật: .........................................................................................
- Chức vụ: ...........................................................................................................................
- Giấy đăng ký kinh doanh số ............................, ngày cấp.................................................
- Địa chỉ:
- Điện thoại: ........................ Fax: ........................ Email: ....................................................
2. Các bên tham gia liên kết (đối với trường hợp doanh nghiệp, hợp tác xã tham gia liên kết)
a) Tên đơn vị tham gia liên kết:............................................................................................
- Người đại diện theo pháp luật: ..........................................................................................
- Chức vụ: ............................................................................................................................
- Giấy đăng ký kinh doanh số…………………, ngày cấp: ...................................................
- Địa chỉ: ...............................................................................................................................
- Điện thoại:…………………. Fax: ……………………E-mail ...............................................
b) Tên đơn vị tham gia liên kết:............................................................................................
- Người đại diện theo pháp luật: ..........................................................................................
- Chức vụ: ............................................................................................................................
- Giấy đăng ký kinh doanh số…………………., ngày cấp: ..................................................
- Địa chỉ: ..............................................................................................................................
- Điện thoại:……………… ……. Fax: …………………E-mail ..............................................
c) .........................................................................................................................................
3. Số lượng nông dân tham gia liên kết (đối với trường hợp có nông dân tham gia liên kết) ......
III. ĐỊA ĐIỂM THỰC HIỆN DỰ ÁN LIÊN KẾT:
IV. CĂN CỨ PHÁP LÝ XÂY DỰNG DỰ ÁN LIÊN KẾT (liệt kê danh mục các văn bản có liên quan làm căn cứ xây dựng dự án liên kết)
Phần II
NỘI DUNG DỰ ÁN LIÊN KẾT
I. MỤC TIÊU CỦA DỰ ÁN LIÊN KẾT:
II. TỔNG QUAN VỀ LIÊN KẾT SẢN XUẤT VÀ TIÊU THỤ SẢN PHẨM NÔNG NGHIỆP TRƯỚC KHI THỰC HIỆN DỰ ÁN VÀ SỰ CẦN THIẾT XÂY DỰNG DỰ ÁN LIÊN KẾT
1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội trên địa bàn (điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội trên địa bàn có liên quan đến việc thực hiện dự án liên kết):……..
2. Tổng quan về liên kết và sản xuất, tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp trước khi thực hiện dự án liên kết (Kết quả thực hiện liên kết trong 03 năm gần nhất trong trường hợp đã có thời gian liên kết lâu dài; trường hợp liên kết mới xây dựng, báo cáo khái quát tình hình sản xuất và tiêu thụ nông sản trong 3 năm gần nhất).
3. Sự cần thiết xây dựng dự án liên kết.
III. NỘI DUNG CỦA DỰ ÁN LIÊN KẾT
1. Sản phẩm nông nghiệp thực hiện liên kết: .....................................................................
2. Quy mô liên kết: ..............................................................................................................
3. Quy trình kỹ thuật áp dụng khi liên kết: ...........................................................................
4. Hình thức liên kết: ...........................................................................................................
5. Quyền hạn, trách nhiệm của các bên tham gia liên kết: .. ..............................................
6. Thị trường sản phẩm của dự án liên kết; đánh giá tiềm năng thị trường và khả năng cạnh tranh của sản phẩm dự án liên kết.
7. Các giải pháp thực hiện để đưa dự án vào hoạt động (thuê đất, san lấp mặt bằng, đầu tư vào các trang thiết bị...)
IV. CÁC NỘI DUNG ĐỀ NGHỊ HỖ TRỢ
1. Chi tiết các nội dung đề nghị được hỗ trợ
- Hỗ trợ chi phí tư vấn xây dựng liên kết (nội dung, thời gian tư vấn, dự toán chi phí,...)
- Hỗ trợ hạ tầng phục vụ liên kết (số lượng, công trình, thời gian, đối tượng, dự toán chi phí, bản vẽ thiết kế, chi tiết mô tả công trình và các giấy tờ liên quan...)
- Hỗ trợ xây dựng mô hình khuyến nông (chi tiết mô hình, dự toán kinh phí và các giấy tờ, tài liệu liên quan theo quy định của Chương trình khuyến nông,...)
- Hỗ trợ đào tạo, tập huấn (số lượng, nội dung, thời gian, đối tượng, chương trình đào tạo bồi dưỡng, dự toán chi phí, ………………..)
- Hỗ trợ giống, vật tư, bao bì, nhãn mác sản phẩm (số lượng, chủng loại và thông số kỹ thuật, thời gian hỗ trợ, dự toán chi phí, ………………..)
- Hỗ trợ chuyển giao, ứng dụng khoa học kỹ thuật mới, áp dụng quy trình kỹ thuật và quản lý chất lượng đồng bộ theo chuỗi (chi tiết khoa học kỹ thuật mới, quy trình kỹ thuật và quản lý chất lượng, dự toán kinh phí và các giấy tờ, tài liệu liên quan...)
2. Đối ứng của đối tượng tham gia liên kết (chi tiết đối với từng nội dung hỗ trợ, chi tiết đối với từng năm, nếu có).
3. Thời gian và kinh phí hỗ trợ
a) Thời gian hỗ trợ (chi tiết thời gian cho từng nội dung chính sách, chi tiết các năm, nếu có).
b) Kinh phí hỗ trợ (chi tiết kinh phí hỗ trợ cho từng nội dung chính sách, chi tiết các năm)
Tổng số tiền xin hỗ trợ ……………….
4. Các hồ sơ gửi kèm (chủ đầu tư dự án liên kết căn cứ các quy định hiện hành của các Chương trình, nguồn vốn hỗ trợ và các quy định hiện hành của Nhà nước, bổ sung dự toán, các tài liệu liên quan để phục vụ quá trình phê duyệt hỗ trợ dự án liên kết)
V. DỰ KIẾN HIỆU QUẢ VÀ TÁC ĐỘNG CỦA DỰ ÁN LIÊN KẾT
1. Hiệu quả của dự án liên kết (kinh tế, môi trường, xã hội):
2. Tác động của dự án liên kết (các rủi ro về thị trường, tổ chức thực hiện, các rủi ro khác và giải pháp khắc phục):
Phần III
TỔ CHỨC THỰC HIỆN VÀ KIẾN NGHỊ
I. KẾ HOẠCH TỔ CHỨC THỰC HIỆN DỰ ÁN
(Chủ đầu tư xây dựng kế hoạch cụ thể để thực hiện dự án liên kết. Trong đó phải có kế hoạch triển khai và thực hiện các nội dung ưu đãi, hỗ trợ, kế hoạch tài chính, kế hoạch giám sát và đánh giá thực hiện dự án liên kết)
II. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
III. KIẾN NGHỊ
Ngoài các nội dung nêu trên, chủ đầu tư dự án liên kết có thể bổ sung các nội dung khác nhằm làm rõ hơn nội dung dự án liên kết và phù hợp với điều kiện thực tế.
| CHỦ ĐẦU TƯ DỰ ÁN LIÊN KẾT |
KẾ HOẠCH ĐỀ NGHỊ HỖ TRỢ LIÊN KẾT
I. THÔNG TIN CHUNG VỀ QUÁ TRÌNH SẢN XUẤT VÀ TIÊU THỤ SẢN PHẨM NÔNG NGHIỆP
1. Chủ trì liên kết: ................................................................................................................
- Người đại diện theo pháp luật: ..........................................................................................
- Chức vụ: ............................................................................................................................
- Giấy đăng ký kinh doanh số ........................ , ngày cấp.....................................................
- Địa chỉ: ...............................................................................................................................
- Điện thoại: ...................... Fax: .................. Email: .............................................................
2. Các bên tham gia liên kết (đối với trường hợp doanh nghiệp, hợp tác xã tham gia liên kết)
a) Tên đơn vị tham gia liên kết:.............................................................................................
- Người đại diện theo pháp luật: ...........................................................................................
- Chức vụ: .............................................................................................................................
- Giấy đăng ký kinh doanh số……………… ngày cấp: .........................................................
- Địa chỉ: ...............................................................................................................................
- Điện thoại: ...................... , Fax: ................ E-mail .............................................................
b) Tên đơn vị tham gia liên kết:.............................................................................................
- Người đại diện theo pháp luật ............................................................................................
- Chức vụ ..............................................................................................................................
- Giấy đăng ký kinh doanh số………………………………, ngày cấp....................................
- Địa chỉ ................................................................................................................................
- Điện thoại: ...................... Fax: .................. E-mail ............................................................
c) ..........................................................................................................................................
3. Số lượng nông dân tham gia liên kết (đối với trường hợp có nông dân tham gia liên kết) ......
4. Tổng quan về liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp và sự cần thiết xây dựng liên kết
5. Địa điểm thực hiện liên kết: ..............................................................................................
II. NỘI DUNG CỦA LIÊN KẾT
- Sản phẩm nông nghiệp thực hiện liên kết ..........................................................................
- Quy mô liên kết: ..................................................................................................................
- Quy trình kỹ thuật áp dụng khi liên kết.................................................................................
- Hình thức liên kết: ...............................................................................................................
- Quyền hạn, trách nhiệm của các bên tham gia liên kết: .....................................................
- Thị trường và khả năng cạnh tranh của sản phẩm.
III. CÁC NỘI DUNG ĐỀ NGHỊ HỖ TRỢ
1. Chi tiết các nội dung, thời gian và kinh phí đề nghị được hỗ trợ, tổng số tiền xin hỗ trợ.
- Hỗ trợ chi phí tư vấn xây dựng liên kết.
- Hỗ trợ đào tạo, tập huấn.
- Hỗ trợ giống, vật tư, bao bì, nhãn mác sản phẩm.
- Hỗ trợ chuyển giao, ứng dụng khoa học kỹ thuật mới, áp dụng quy trình kỹ thuật và quản lý chất lượng đồng bộ theo chuỗi.
2. Đối ứng của đối tượng tham gia liên kết (chi tiết đối với từng nội dung hỗ trợ, chi tiết đối với từng năm, nếu có).
IV. DỰ KIẾN HIỆU QUẢ VÀ TÁC ĐỘNG CỦA CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ
V. KẾ HOẠCH TIẾN ĐỘ VÀ TỔ CHỨC THỰC HIỆN VI. KIẾN NGHỊ
| CHỦ TRÌ LIÊN KẾT |
VỀ VIỆC CỬ ĐƠN VỊ LÀM CHỦ ĐẦU TƯ DỰ ÁN LIÊN KẾT
(HOẶC CHỦ TRÌ LIÊN KẾT)
Ngày ........ tháng ............ năm ........... , tại ..................................................................... ,
..................................................... chúng tôi là các bên tham gia liên kết, bao gồm:
1. Tên đơn vị tham gia liên kết: ..........................................................................................
- Người đại diện theo pháp luật: ........................................................................................
- Chức vụ: ..........................................................................................................................
- Giấy đăng ký kinh doanh số .......................................... , ngày cấp: ..............................
- Địa chỉ: .............................................................................................................................
- Điện thoại: .................................. , Fax: .................... E-mail ...........................................
2. Tên đơn vị tham gia liên kết: ..........................................................................................
- Người đại diện theo pháp luật: ........................................................................................
- Chức vụ: ..........................................................................................................................
- Giấy đăng ký kinh doanh số ...................................... , ngày cấp: ...................................
- Địa chỉ: .............................................................................................................................
- Điện thoại: .................................. , Fax: .......................... E-mail .....................................
3. ........................................................................................................................................
Các bên tham gia liên kết thống nhất cử đơn vị làm chủ đầu tư dự án liên kết (hoặc chủ trì liên kết) như sau:.
I. ĐƠN VỊ LÀM CHỦ ĐẦU TƯ DỰ ÁN LIÊN KẾT (HOẶC CHỦ TRÌ LIÊN KẾT):
II. THÔNG TIN CHUNG VỀ LIÊN KẾT
1. Địa bàn liên kết:...............................................................................................................
2. Sản phẩm nông nghiệp thực hiện liên kết: .....................................................................
3. Quy mô liên kết: .............................................................................................................
4. Quy trình kỹ thuật áp dụng khi liên kết: ..........................................................................
5. Quyền hạn, trách nhiệm của các bên tham gia liên kết: ................................................
III. TỔNG ĐẦU TƯ CỦA LIÊN KẾT: ................................................... đồng, trong đó:
1. Số vốn đề nghị hỗ trợ: ........................................................................... đồng
2. Đối ứng của các bên tham gia liên kết: ................................................. đồng
- ......................... (tên đơn vị tham gia liên kết): ....................................... đồng
- ......................... (tên đơn vị tham gia liên kết): ....................................... đồng
3. Các nguồn vốn khác:.............................................................................. đồng
IV. THỰC HIỆN LIÊN KẾT
1. Trách nhiệm của các bên tham gia liên kết (ghi rõ trách nhiệm của mỗi bên tham gia liên kết) .............................................................................................................
2. Các quy định về sửa đổi các nội dung được thỏa thuận ................................................
Các bên tham gia liên kết ký trong Biên bản thỏa thuận này thống nhất với các nội dung đã thỏa thuận. Biên bản thỏa thuận có hiệu lực kể từ ngày ký và được thực hiện trong suốt thời gian thực hiện Dự án liên kết. Các bên tham gia liên kết có trách nhiệm thực hiện đầy đủ cam kết của mỗi bên trong quá trình thực hiện, các bên có thể sửa đổi các nội dung được thỏa thuận nhưng không được làm thay đổi nội dung của Dự án liên kết đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.
Bản thỏa thuận này được lập thành ………..bản có giá trị như nhau. Các bên tham gia liên kết giữ ………..bản, chủ đầu tư dự án liên kết giữ ……..bản./.
Chữ ký của các bên tham gia dự án liên kết
ĐƠN VỊ THAM GIA LIÊN KẾT | ĐƠN VỊ THAM GIA LIÊN KẾT |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
………….., ngày ……… tháng ……… năm 20......
Bảo đảm các quy định của pháp luật về tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm, an toàn thực phẩm, an toàn dịch bệnh và bảo vệ môi trường
Kính gửi: | ……………………………………………………………….. |
Chủ đầu tư dự án liên kết (hoặc chủ trì liên kết): ............................................................. ,
Người đại diện theo pháp luật: ..........................................................................................
Chức vụ: ............................................................................................................................
Địa chỉ: ...............................................................................................................................
Điện thoại: ……………, Fax: ………………… E-mail: .......................................................
Mã số thuế: .........................................................................................................................
Sản phẩm liên kết: ..............................................................................................................
Loại hình liên kết:................................................................................................................
Chúng tôi xin cam kết thực hiện đầy đủ các quy định của pháp luật về tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm, an toàn thực phẩm, an toàn dịch bệnh và bảo vệ môi trường trong các lĩnh vực:
Trồng trọt □ Lâm nghiệp □ Chăn nuôi □
Nuôi trồng thủy sản □ Khai thác, sản xuất muối □
Thu hái, đánh bắt, khai thác nông lâm thủy sản □
(Đánh dấu X vào ô ghi tên lĩnh vực sản xuất và cam kết thực hiện).
Nếu có vi phạm, chúng tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật.
| CHỦ ĐẦU TƯ DỰ ÁN LIÊN KẾT |
PHỤ LỤC PHÁT TRIỂN SẢN PHẨM OCOP
Bảng PL 2.1. Bảng tổng hợp điểm đánh giá lựa chọn ý tưởng sản phẩm OCOP
TT | Tiêu chí đánh giá lựa chọn ý tưởng sản phẩm | Trọng số | Điểm đánh giá của thành viên | Điểm trung bình | ||||
thứ 1 | thứ 2 | thứ 3 | thứ 4 | thứ .. | ||||
1 | Tiêu chí 1: Tính hấp dẫn |
|
|
|
|
|
|
|
2 | Tiêu chí 2: Khả năng về năng lực cạnh tranh và hiệu quả KD |
|
|
|
|
|
|
|
3 | Tiêu chí 3: Tính mới của ý tưởng sản phẩm |
|
|
|
|
|
|
|
4 | Tiêu chí 4: Tính khả thi về khả năng phát triển sản phẩm mới |
|
|
|
|
|
|
|
Bảng PL 2.2. Bảng điểm tổng hợp đánh giá lựa chọn sản phẩm OCOP từ sản phẩm đã có
TT | Tiêu chí đánh giá lựa chọn | Trong số đánh giá | Điểm đánh giá cá nhân 1 | Điểm đánh giá cá nhân 2 | Điểm đánh giá cá nhân ….. | Điểm bình quân |
1 | Mức độ phù hợp của tên sản phẩm |
|
|
|
|
|
2 | Khả năng hoàn thiện quy cách sản phẩm, tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm |
|
|
|
|
|
3 | Khả năng phát triển quy mô sản lượng |
|
|
|
|
|
4 | Khả năng nâng cao hiệu quả kinh doanh |
|
|
|
|
|
5 | Khả năng giải quyết về vấn đề nhân lực |
|
|
|
|
|
6 | Khả năng giải quyết vấn đề nguyên liệu |
|
|
|
|
|
7 | Khả năng phát triển thị trưởng |
|
|
|
|
|
8 | Khả năng giải quyết vấn đề vốn |
|
|
|
|
|
9 | Khả năng hoàn thiện sản phẩm |
|
|
|
|
|
| Tổng |
|
|
|
|
|
Bảng PL 2.3. Kế hoạch tổ chức kênh phân phối - bán hàng năm…..
STT | Bán trực tiếp tại nơi sản xuất/cửa hàng/ kho | Bán qua đại lý | Bán qua mạng | Bán qua hệ thống OCOP của Tỉnh/ Quốc gia |
1 | Kho/cửa hàng: ………………. | Trong tỉnh: ………………. | Website ………………. | Địa điểm …… |
2 | Nhân lực & chính sách thù lao ………………. | Ngoài tỉnh: …… | Nhân lực bán & thù lao ………………. | Nhân lực bán & thù lao ………………. |
3 | Phương thức vận chuyển/ bảo quản, giao nhận - trả hàng:……….. | Phương thức vận chuyển/ giao nhận - trả hàng:……….. | Người quản lý & thù lao…..………………. | Người quản lý & thù lao…..………………. |
4 | Chính sách giá ………………. | Chính sách giá ………………. | Chính sách giá ………………. | Chính sách giá ………………. |
Bảng PL 2.4. Kế hoạch xúc tiến thương mại sản phẩm OCOP năm …
TT | Nội dung | Địa điểm | Người thực hiện | Thời gian |
1 | Hội thảo | ………………. | ………………. | ………………. |
2 | Hội chợ, triển lãm | ………………. | ………………. | ………………. |
3 | Tờ rơi | ………………. | ………………. | ………………. |
4 | Khuyến mại | ………………. | ………………. | ………………. |
5 | Đăng báo | ………………. | ………………. | ………………. |
6 | Truyền thanh | ………………. | ………………. | ………………. |
7 | Truyền hình | ………………. | ………………. | ………………. |
| … | ………………. | ………………. | ………………. |
Bảng PL 2.5. Mẫu bảng phân tích phát triển sản phẩm OCOP
(Ví dụ minh họa lấy từ bộ tiêu chí dành cho phân nhóm 1.1: rau, củ quả; thuộc nhóm 1: Sản phẩm tươi sống; thuộc loại sản phẩm: Thực phẩm)
Phần A: SẢN PHẨM VÀ SỨC MẠNH CỦA CỘNG ĐỒNG (35 Điểm) | Khung điểm đánh giá | Kết quả đánh giá của hội đồng cấp huyện/ tỉnh năm…. | Khả năng cải tiến/hoàn thiện năm kế hoạch |
1 TỔ CHỨC SẢN XUẤT | 18 Điểm |
|
|
1.1. Nguồn nguyên liệu | 3 Điểm |
|
|
□ Sử dụng nguyên liệu có nguồn gốc trong tỉnh dưới 50% | 1 Điểm |
|
|
□ Sử dụng nguyên liệu có nguồn gốc trong tỉnh từ 50% đến dưới 75% | 2 Điểm |
|
|
□ Sử dụng nguyên liệu có nguồn gốc trong tỉnh từ 75% đến 100% | 3 Điểm |
|
|
Ghi chú: Bị loại nếu sử dụng toàn bộ nguyên liệu nhập khẩu hoặc không rõ nguồn gốc |
|
|
|
1.2. Gia tăng giá trị | 3 Điểm |
|
|
□ Phân loại | 0 Điểm |
|
|
□ Sơ chế (rửa, làm sạch,...) | 1 Điểm |
|
|
□ Ứng dụng công nghệ cao trong trồng, sơ chế. | 2 Điểm |
|
|
□ Ứng dụng công nghệ cao trong trồng, sơ chế, bảo quản (nâng cao chất lượng sản phẩm/giữ chất lượng ổn định trong quá trình bảo quản...) | 3 Điểm |
|
|
1.3. Năng lực sản xuất đáp ứng yêu cầu phân phối | 4 Điểm |
|
|
(Khả năng sản xuất đáp ứng nhu cầu về số lượng/quy mô của thị trường) |
|
|
|
□ Có năng lực, quy mô sản xuất mức độ nhỏ | 1 Điểm |
|
|
□ Có năng lực, quy mô sản xuất trung bình | 2 Điểm |
|
|
□ Có năng lực, quy mô sản xuất lớn | 3 Điểm |
|
|
□ Có năng lực, quy mô sản xuất lớn, có thể đáp ứng thị trường xuất khẩu | 4 Điểm |
|
|
1.4. Liên kết sản xuất | 2 Điểm |
|
|
□ Không có liên kết hoặc có nhưng không rõ ràng | 0 Điểm |
|
|
□ Có liên kết, chặt chẽ (phạm vi trong tỉnh) | 1 Điểm |
|
|
□ Liên kết chuỗi chặt chẽ (phạm vi trong tỉnh), quy mô lớn hoặc có hộ nghèo (trong tỉnh) tham gia liên kết. | 2 Điểm |
|
|
1.5. Bảo vệ môi trường trong quá trình sản xuất | 5 Điểm |
|
|
□ Có quan tâm (bằng hoạt động cụ thể) đến các tác động môi trường trong quá trình sản xuất | 1 Điểm |
|
|
□ Có đánh giá tác động môi trường/kế hoạch bảo vệ môi trường (hoặc tương đương) nhưng chưa theo quy định | 2 Điểm |
|
|
□ Có đánh giá tác động môi trường/kế hoạch bảo vệ môi trường (hoặc tương đương) theo quy định hiện hành | 3 Điểm |
|
|
□ Có đánh giá tác động môi trường/kế hoạch bảo vệ môi trường (hoặc tương đương) theo quy định hiện hành; có minh chứng triển khai/áp dụng | 4 Điểm |
|
|
□ Có đánh giá tác động môi trường/kế hoạch bảo vệ môi trường (hoặc tương đương) theo quy định hiện hành; có minh chứng triển khai/áp dụng; có sử dụng/tái chế phụ phẩm, chất thải trong quá trình sản xuất | 5 Điểm |
|
|
1.6. Sử dụng năng lượng, công nghệ thân thiện bền vững | 1 Điểm |
|
|
□ Không sử dụng năng lượng hiện đại, bền vững, đáng tin cậy (sạch, tái tạo,...)/công nghệ thân thiện môi trường | 0 Điểm |
|
|
□ Có sử dụng năng lượng hiện đại, bền vững, đáng tin cậy (sạch, tái tạo,...)/công nghệ thân thiện môi trường | 1 Điểm |
|
|
2. PHÁT TRIỂN SẢN PHẨM | 8 điểm |
|
|
2.1. Nguồn gốc ý tưởng sản phẩm | 3 Điểm |
|
|
□ Phát triển dựa trên sản phẩm của nhà sản xuất khác, chỉ thay đổi nhãn hiệu | 0 Điểm |
|
|
□ Phát triển dựa trên sản phẩm của nhà sản xuất khác, có cải tiến về chất lượng, bao bì. | 1 Điểm |
|
|
□ Phát triển dựa trên ý tưởng của mình, sản phẩm chưa có trên thị trường | 2 Điểm |
|
|
□ Phát triển ý tưởng của mình gắn với bảo tồn sản phẩm truyền thông/đặc sản/thế mạnh của địa phương | 3 Điểm |
|
|
2.2. Tính hoàn thiện của bao bì | 3 Điểm |
|
|
□ Bao bì đơn giản, thông tin ghi nhãn chưa đầy đủ | 0 Điểm |
|
|
□ Bao bì đơn giản, thông tin ghi nhãn đầy đủ | 1 Điểm |
|
|
□ Bao bì phù hợp, thông tin ghi nhãn đầy đủ, có truy xuất nguồn gốc | 2 Điểm |
|
|
□ Bao bì phù hợp, thông tin ghi nhãn đầy đủ, có truy xuất nguồn gốc, có chứng nhận bảo hộ nhãn hiệu/kiểu dáng công nghiệp | 3 Điểm |
|
|
2.3. Phong cách, hình thức của bao bì | 2 Điểm |
|
|
□ Không thuận tiện, không đẹp | 0 Điểm |
|
|
□ Thuận tiện hoặc đẹp | 1 Điểm |
|
|
□ Thuận tiện, đẹp, sang trọng | 2 Điểm |
|
|
3. SỨC MẠNH CỘNG ĐỒNG | 9 Điểm |
|
|
3.1. Loại hình tổ chức sản xuất - kinh doanh | 3 Điểm |
|
|
□ Hộ gia đình có đăng ký kinh doanh, tổ hợp tác (có giấy đăng ký kinh doanh của tổ trưởng), Công ty Trách nhiệm hữu hạn (TNHH) 1 thành viên, doanh nghiệp tư nhân (DNTN) | 1 Điểm |
|
|
□ Công ty TNHH hai thành viên trở lên, công ty cổ phần có vốn góp của cộng đồng địa phương <51% | 2 Điểm |
|
|
□ HTX NN tổ chức, hoạt động theo Luật HTX NN 2012 hoặc công ty cổ phần có vốn góp của cộng đồng địa phương ≥ 51% | 3 Điểm |
|
|
3.2. Sự tham gia của cộng đồng trong quản lý, điều hành | 2 Điểm |
|
|
Lựa chọn một trong hai trường hợp sau: |
|
|
|
a. Trường hợp 1: Công ty TNHH 2 thành viên trở lên, công ty cổ phần, HTX NN, Tổ hợp tác |
|
|
|
□ Có < 50% số thành viên quản trị cao cấp (Ban giám đốc, Hội đồng quản trị - HĐQT, Hội đồng thành viên - HĐTV) tham gia quản lý là người trong tỉnh hoặc tổ hợp tác có số thành viên là người trong tỉnh < 50% số thành viên tổ hợp tác | 1 Điểm |
|
|
□ Có ≥ 50% số thành viên quản trị cao cấp (Ban giám đốc, HĐQT, HĐTV) tham gia quản lý là người trong tỉnh hoặc < 50% số thành viên quản trị cao cao cấp là người trong tỉnh nhưng có thành viên là phụ nữ địa phương | 2 Điểm |
|
|
b. Trường hợp 2: Công ty TNHH 1 thành viên, doanh nghiệp tư nhân, hộ gia đình |
|
|
|
□ Giám đốc/Chủ hộ không phải là người trong tỉnh | 0 Điểm |
|
|
□ Giám đốc/Chủ hộ là người trong tỉnh | 1 Điểm |
|
|
3.3. Sử dụng lao động địa phương | 1 Điểm |
|
|
□ Có sử dụng < 50% lao động là người địa phương | 0 Điểm |
|
|
□ Có sử dụng ≥ 50% lao động là người địa phương hoặc có thu nhập bình quân/lao động ≥ mức thu nhập bình quân/người đạt chuẩn nông thôn mới của địa phương tại thời điểm đánh giá. | 1 Điểm |
|
|
3.4. Tăng trưởng sản xuất kinh doanh | 1 Điểm |
|
|
□ Tăng trưởng < 10% về doanh thu so với năm trước liền kề | 0 Điểm |
|
|
□ Tăng trưởng ≥ 10% về doanh thu so với năm trước liền kề | 1 Điểm |
|
|
3.5. Kế toán | 2 Điểm |
|
|
□ Không có kế toán hoặc chỉ thuê kế toán khi có yêu cầu | 0 Điểm |
|
|
□ Có kế toán, công tác kế toán được thực hiện thường xuyên | 1 Điểm |
|
|
□ Có Tổ chức hệ thống kế toán | 2 Điểm |
|
|
Tổng Điểm phần A: ……………………………… Điểm |
|
|
|
Phần B: KHẢ NĂNG TIẾP THỊ (25 Điểm) | Khung điểm đánh giá | Kết quả đánh giá của hội đồng cấp huyện năm …. | Khả năng cải tiến/hoàn thiện năm tới & các năm sau |
4. TIẾP THỊ | 15 điểm |
|
|
4.1. Khu vực phân phối chính | 5 Điểm |
|
|
□ Thị trường trong huyện | 1 Điểm |
|
|
□ Thị trường ngoài huyện, có dưới 5 đại diện/đại lý phân phối | 2 Điểm |
|
|
□ Thị trường ngoài huyện, có ≥ 5 đại diện/đại lý phân phối | 3 Điểm |
|
|
□ Thị trường quốc tế | 5 Điểm |
|
|
4.2. Tổ chức phân phối | 5 Điểm |
|
|
(Gồm: Tổ chức kinh doanh, phân phối sản phẩm) |
|
|
|
□ Không có người chịu trách nhiệm quản lý phân phối | 0 Điểm |
|
|
□ Có người chịu trách nhiệm quản lý phân phối | 1 Điểm |
|
|
□ Có bộ phận/phòng quản lý phân phối | 3 Điểm |
|
|
□ Có bộ phận/phòng quản lý phân phối, có ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý | 5 Điểm |
|
|
4.3. Quảng bá sản phẩm | 5 Điểm |
|
|
□ Không có hoạt động quảng bá | 0 Điểm |
|
|
□ Có một số hoạt động quảng bá | 1 Điểm |
|
|
□ Có nhiều hoạt động quảng bá, có website của cơ sở, có tham gia hoạt động xúc tiến thương mại trong tỉnh | 2 Điểm |
|
|
□ Có nhiều hoạt động quảng bá, có website của cơ sở, có tham gia hoạt động xúc tiến thương mại ngoài tỉnh | 3 Điểm |
|
|
□ Có nhiều hoạt động quảng bá, có website của cơ sở, có tham gia hoạt động xúc tiến thương mại ngoài tỉnh, quốc tế | 5 Điểm |
|
|
5. CÂU CHUYỆN VỀ SẢN PHẨM | 10 điểm |
|
|
5.1. Câu chuyện về sản phẩm | 5 Điểm |
|
|
□ Không có câu chuyện, hoặc có nhưng không được tư liệu hóa | 0 Điểm |
|
|
□ Có tài liệu giới thiệu về sản phẩm | 1 Điểm |
|
|
□ Có câu chuyện được tư liệu hóa (có cốt chuyện, nội dung cụ thể) | 2 Điểm |
|
|
□ Có câu chuyện được tư liệu hóa, trình bày trên nhãn/tờ rơi | 3 Điểm |
|
|
□ Có câu chuyện được tư liệu hóa, trình bày trên nhãn/tờ rơi và website | 4 Điểm |
|
|
□ Có câu chuyện được tư liệu hóa, trình bày trên nhãn/tờ rơi, website (dưới dạng hình ảnh, clip,...) | 5 Điểm |
|
|
5.2. Trí tuệ/bản sắc địa phương | 3 Điểm |
|
|
Chỉ áp dụng khi có câu chuyện, đánh giá nội dung câu chuyện: |
|
|
|
□ Giống với câu chuyện sản phẩm ở nơi khác | 0 Điểm |
|
|
□ Tương đối giống câu chuyện sản phẩm ở nơi khác, có thay đổi một số yếu tố | 1 Điểm |
|
|
□ Có câu chuyện riêng | 2 Điểm |
|
|
□ Có câu chuyện riêng, thể hiện trí tuệ/bản sắc địa phương | 3 Điểm |
|
|
5.3. Cấu trúc câu chuyện | 2 Điểm |
|
|
Chỉ áp dụng khi có câu chuyện |
|
|
|
□ Đơn giản | 1 Điểm |
|
|
□ Có đầy đủ các yếu tố của câu chuyện sản phẩm | 2 Điểm |
|
|
Tổng Điểm phần B: ……………………………… Điểm |
|
|
|
Phần C: CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM (40 Điểm) | Khung điểm đánh giá | Kết quả đánh giá của hội đồng cấp huyện năm…. | Khả năng cải tiến/hoàn thiện năm tới & các năm sau |
6. CHỈ TIÊU CẢM QUAN | 18 Điểm |
|
|
6.1. Kích thước, hình dạng bề ngoài | 2 Điểm |
|
|
□ Không đồng đều | 0 Điểm |
|
|
□ Không đồng đều, chấp nhận được | 1 Điểm |
|
|
□ Đồng đều | 2 Điểm |
|
|
6.2. Màu sắc, độ chín | 8 điểm |
|
|
□ Không phù hợp | 0 Điểm |
|
|
□ Chấp nhận được | 1 Điểm |
|
|
□ Tương đối phù hợp | 3 Điểm |
|
|
□ Phù hợp | 5 Điểm |
|
|
□ Rất phù hợp | 8 Điểm |
|
|
6.3. Mùi/vị | 3 Điểm |
|
|
□ Kém | 0 Điểm |
|
|
□ Trung bình | 1 Điểm |
|
|
□ Tương đối tốt | 2 Điểm |
|
|
□ Tốt | 3 Điểm |
|
|
6.4. Tính đầy đủ, sạch | 3 Điểm |
|
|
□ Tương đối chấp nhận được | 0 Điểm |
|
|
□ Chấp nhận được | 1 Điểm |
|
|
□ Tốt | 2 Điểm |
|
|
□ Rất tốt | 3 Điểm |
|
|
6.5. Kết cấu/cách sắp đặt | 2 điểm |
|
|
□ Nghèo nàn | 0 Điểm |
|
|
□ Trung bình | 1 Điểm |
|
|
□ Tốt | 2 Điểm |
|
|
7. DINH DƯỠNG | 2 Điểm |
|
|
Chỉ ra hàm lượng của các chỉ tiêu dinh dưỡng như: Protit, Lipid, Vitamin,... (theo phiếu kiểm nghiệm do cơ quan có thẩm quyền cấp) |
|
|
|
□ Không có chỉ tiêu nào | 0 Điểm |
|
|
□ Có 1 -2 chỉ tiêu | 1 Điểm |
|
|
□ Có trên 2 chỉ tiêu | 2 Điểm |
|
|
8. TÍNH ĐỘC ĐÁO | 5 Điểm |
|
|
(Chất lượng: Có nét riêng, khác biệt, không lẫn với sản phẩm khác, tiềm năng thành thương hiệu của địa phương) |
|
|
|
□ Trung bình | 0 Điểm |
|
|
□ Tương đối độc đáo | 1 Điểm |
|
|
□ Độc đáo | 3 Điểm |
|
|
□ Rất độc đáo | 5 Điểm |
|
|
9. CÔNG BỐ CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM | 5 điểm |
|
|
9.1. Hồ sơ công bố tiêu chuẩn sản phẩm của cơ sở sản xuất | 2 điểm |
|
|
(Khuyến khích cơ sở xây dựng, công bố Tiêu chuẩn sản phẩm) |
|
|
|
□ Không có Bản công bố tiêu chuẩn sản phẩm/chất lượng | 0 Điểm |
|
|
□ Có Tiêu chuẩn sản phẩm | 1 Điểm |
|
|
□ Có Tiêu chuẩn sản phẩm, có Bản công bố tiêu chuẩn/chất lượng | 2 Điểm |
|
|
Ghi chú: Bản Tiêu chuẩn sản phẩm cần có phiếu kiểm nghiệm các chỉ tiêu ATTP |
|
|
|
9.2. Kiểm tra định kỳ các chỉ tiêu ATTP | 3 Điểm |
|
|
(Phiếu kiểm nghiệm định kỳ các chỉ tiêu ATTP) |
|
|
|
□ Không có | 0 Điểm |
|
|
□ Có, nhưng không đạt | 1 Điểm |
|
|
□ Có, đạt nhưng không đủ | 2 Điểm |
|
|
□ Có, đạt đầy đủ (vi sinh, kim loại nặng, dư lượng thuốc BVTV, phụ gia, hóa chất không mong muốn,...) theo quy định. | 3 Điểm |
|
|
10. ĐẢM BẢO CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM | 5 Điểm |
|
|
□ Không có hoạt động kiểm soát chất lượng sản phẩm | 0 Điểm |
|
|
□ Có kế hoạch kiểm soát chất lượng sản phẩm | 1 Điểm |
|
|
□ Có ghi hồ sơ lô sản xuất | 2 Điểm |
|
|
□ Có kế hoạch kiểm soát chất lượng sản phẩm, có ghi hồ sơ lô sản xuất | 3 Điểm |
|
|
□ Có Chứng nhận quản lý chất lượng tiên tiến (VietGAP/GlobalGAP/hữu cơ/..) | 4 Điểm |
|
|
□ Có chứng nhận đủ điều kiện ATTP cho xuất khẩu và các thủ tục pháp lý khác theo yêu cầu của thị trường đích | 5 Điểm |
|
|
Ghi chú: Không đánh giá các bước tiếp theo nếu Chứng nhận đủ điều kiện ATTP (hoặc tương đương) không phù hợp theo quy định |
|
|
|
11. CƠ HỘI THỊ TRƯỜNG TOÀN CẦU | 5 Điểm |
|
|
□ Có thể xuất khẩu đến thị trường khu vực | 1 Điểm |
|
|
□ Có thể xuất khẩu các thị trường ngoài khu vực | 3 Điểm |
|
|
□ Có thể xuất khẩu đến các thị trường có tiêu chuẩn cao (Mỹ, Nhật, EU...) | 5 Điểm |
|
|
Tổng Điểm phần C: | .. Điểm |
|
|
Kết quả |
|
|
|
Tổng Điểm (Phần A + B + C): | .. Điểm |
|
|
Xếp hạng: ……………… sao |
|
|
|
1. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn - Vụ tổ chức cán bộ (2009), Tài liệu hội nghị tập huấn công tác tổ chức cán bộ, Hà Nội.
2. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn - Văn phòng nông thôn mới (2020), Tài liệu đào tạo tập huấn xây dựng chiến lược và kế hoạch kinh doanh sản phẩm OCOP trong hợp tác xã nông nghiệp, Hà Nội.
3. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (2020), Tài liệu hội nghị toàn quốc tổng kết chương trình OCOP giai đoạn năm 2018 - 2020, Hà Nội.
4. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (2011), Giáo trình nghề Trồng rau công nghệ cao, Hà Nội.
5. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (2020), Giáo trình nghề Trồng rau, Hà Nội.
6. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (2017), Giáo trình nghề Trồng dưa hấu, dưa bở, Hà nội.
7. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (2018), Giáo trình nghề Trồng dưa lưới công nghệ cao, Hà Nội.
8. PGS.TSKH Nguyễn Xuân Nguyên (2004), Kỹ thuật thủy canh và sản xuất rau sạch, NXB Khoa học và Kỹ thuật.
9. PGS.TS Dương Tấn Nhựt (2007), Giáo trình thủy canh, Nhà xuất bản Nông nghiệp.
10. PGS.TS. Dương Tấn Nhựt (chủ biên) (2010), Giáo trình Công nghệ sinh học thực vật, Nhà xuất bản Hà Nội.
11. PGS TS Ngô Kim Thanh (chủ biên) (2011), Giáo trình Quản trị chiến lược, Nhà xuất bản ĐH KTQD Hà Nội.
12. Quyết định số 490/QĐ-TTg của Thủ tướng chính phủ ngày 07 tháng 05 năm 2018 “Phê duyệt chương trình mỗi xã một sản phẩm giai đoạn 2018 - 2020”.
13. Luật HTX NN (Luật số: 23/2012/QH13) do Quốc hội Nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam ban hành, ngày 20/11/2012.
14. Tạp chí khoa học Nông nghiệp Việt Nam (2020), Thực trạng ứng dụng công nghệ cao của các hợp tác xã trên địa bàn tỉnh Bắc Giang.
1 Nghị định số 109/2018/NĐ-CP khuyến khích, hỗ trợ HTX sản xuất sản phẩm hữu cơ
2 Theo Khoản 1 Điều 27 Nghị định 83/2018/NĐ-CP ngày 24/5/2018 của Chính Phủ về khuyến nông.
3 Khoản 1 Điều 1 Nghị định 107/2017/NĐ-CP ngày 15/9/2017 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 193/2013/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của Luật HTX.
4 Khoản 14 Điều 1 Nghị định 12/2015/NĐ-CP ngày 12/2/2015 của Chính phủ quy định “Áp dụng thuế suất 15% đối với thu nhập của doanh nghiệp trồng trọt, chăn nuôi, chế biến trong lĩnh vực nông nghiệp và thủy sản ở địa bàn không thuộc địa bàn có điều kiện KTXH khó khăn hoặc địa bàn có điều kiện KTXH đặc biệt khó khăn.”
5 Quy định ở khoản 1, Điều 4, NĐ 218/2013/NĐ-CP hướng dẫn chi tiết thi hành luật thuế TNDN.
6 Nghị định số 58/2018/NĐ-CP ngày 18/4/2018 Chính phủ về bảo hiểm nông nghiệp; Quyết định số 22/2019/ QĐ-TTg và Quyết định số 03/2021/QĐ-TTg (sửa đổi, bổ sung Quyết định số 22/2020/QĐ- TTg) về thực hiện chính sách hỗ trợ bảo hiểm nông nghiệp theo Nghị định số 58/2018/NĐ-CP.
7 Nghị định số 17/2018/NĐ-CP quy định về chính sách bảo hiểm cho các HTX khai thác hải sản xa bờ (thay thế Nghị định 67/2014/NĐ-CP và Nghị định 89/2015/NĐ-CP).
- 1 Quyết định 348/QĐ-BNN-KTHT phê duyệt kế hoạch đào tạo nghề nông nghiệp cho lao động nông thôn năm 2020 do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông ban hành
- 2 Quyết định 2246/QĐ-BNN-KTHT năm 2020 về Kế hoạch thực hiện Nghị quyết 1033-NQ/BCSĐ về đổi mới, nâng cao chất lượng đào tạo nghề nông nghiệp cho lao động nông thôn giai đoạn 2021-2025 do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 3 Công văn 4330/BNN-KTHT năm 2020 về tổng kết 10 năm công tác đào tạo nghề nông nghiệp cho lao động nông thôn theo Đề án 1956 và định hướng xây dựng kế hoạch giai đoạn 2021-2025 do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 4 Công văn 1243/BNN-KTHT năm 2022 về đào tạo nghề nông nghiệp cho lao động nông thôn và đăng ký nhu cầu đào tạo nghề giám đốc Hợp tác xã nông nghiệp do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 5 Công văn 988/LĐTBXH-TCGDNN năm 2022 về tăng cường triển khai hoạt động đào tạo nghề cho lao động trong doanh nghiệp nhỏ và vừa do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành
- 6 Thông tư 05/2022/TT-BLĐTBXH quy định về liên kết tổ chức thực hiện chương trình đào tạo trong giáo dục nghề nghiệp do Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành
- 7 Quyết định 3685/QĐ-BNN-KTHT năm 2022 phê duyệt Kế hoạch đào tạo nghề nông nghiệp cho lao động nông thôn giai đoạn 2022-2025 do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành