ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 28/KH-UBND | Ninh Bình, ngày 23 tháng 02 năm 2021 |
Thực hiện Chỉ thị số 03/CT-TTg ngày 18/01/2021 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường kiểm soát ô nhiễm môi trường không khí, sau khi xem xét đề nghị của Sở Tài nguyên và Môi trường tại Tờ trình số 36/TTr-STNMT ngày 08/02/2021, Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện với các nội dung như sau:
1. Mục đích
- Triển khai thực hiện Chỉ thị số 03/CT-TTg ngày 18/01/2021 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường kiểm soát ô nhiễm môi trường không khí trên địa bàn tỉnh đạt hiệu quả.
- Tăng cường phối kết hợp giữa các cấp, ngành trong công tác quản lý chất lượng môi trường không khí trên địa bàn tỉnh Ninh Bình.
2. Yêu cầu
- Quán triệt đầy đủ các nội dung của Chỉ thị số 03/CT-TTg ngày 18/01/2021 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường kiểm soát ô nhiễm môi trường không khí.
- Việc thực hiện Chỉ thị số 03/CT-TTg ngày 18/01/2021 phải được tiến hành nghiêm túc, thường xuyên, đồng bộ, gắn với việc thực hiện các nhiệm vụ, chương trình công tác hàng năm.
- Phân công nhiệm vụ cụ thể của từng sở, ban, ngành và UBND các huyện, thành phố.
1. Tổ chức thực hiện các mục tiêu, chương trình, nhiệm vụ về quản lý chất lượng không khí theo đúng chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Quyết định số 985a/QĐ-TTg ngày 01/6/2016 phê duyệt Kế hoạch hành động quốc gia về quản lý chất lượng không khí đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2025 (sau đây gọi tắt là Quyết định số 985a/QĐ-TTg ngày 01/6/2016).
2. Rà soát, đánh giá tình hình chấp hành pháp luật về kiểm soát bụi, khí thải tại các cơ sở công nghiệp, hoạt động giao thông, xây dựng thuộc phạm vi quản lý; kiến nghị cơ quan có thẩm quyền xem xét, tạm đình chỉ, đình chỉ các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng theo quy định của pháp luật.
3. Tăng cường công tác quản lý, tổ chức thực hiện các chương trình quan trắc chất lượng không khí trên địa bàn tỉnh bảo đảm hiệu quả, đồng thời công bố kết quả quan trắc và kịp thời cảnh báo ô nhiễm không khí cho cộng đồng; đầu tư xây dựng 03 trạm quan trắc tự động môi trường không khí xung quanh trên địa bàn tỉnh.
4. Tổ chức kiểm tra, kiểm soát chất lượng khí thải phát sinh từ các cơ sở có nguồn thải lớn, có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường cao như: nhiệt điện than, hóa chất, phân bón…; đồng thời yêu cầu các cơ sở phát sinh khí thải phải có hệ thống xử lý khí thải đảm bảo theo quy định; 100% các cơ sở thuộc đối tượng phải quan trắc khí thải tự động, liên tục, lắp đặt hệ thống, thiết bị quan trắc khí thải tự động và truyền dữ liệu về Sở Tài nguyên và Môi trường theo quy định, thời gian hoàn thành trước 31/12/2021; kiên quyết xử lý nghiêm các hành vi vi phạm theo thẩm quyền hoặc đề xuất các biện pháp xử lý theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường.
5. Tuyên truyền, giáo dục và nâng cao năng lực, nhận thức về quản lý chất lượng không khí; xây dựng và thực hiện cơ chế, chính sách khuyến khích các cơ sở sản xuất sử dụng nhiên liệu sạch, đổi mới công nghệ, áp dụng sản xuất sạch hơn để giảm phát thải khí thải; khuyến khích người dân sử dụng phương tiện giao thông công cộng, thân thiện với môi trường; hướng dẫn các hộ dân sử dụng hiệu quả rơm rạ, phụ phẩm nông nghiệp sau thu hoạch thay cho việc đốt.
1. Sở Tài nguyên và Môi trường
- Là đơn vị đầu mối tổng hợp kết quả thực hiện Kế hoạch này, định kỳ báo cáo UBND tỉnh hoặc báo cáo đột xuất theo yêu cầu.
- Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến kiến thức về quản lý chất lượng môi trường không khí, các văn bản quy phạm pháp luật về bảo vệ môi trường không khí cho cán bộ quản lý môi trường các cấp, các ngành và người phụ trách môi trường tại các cơ sở sản xuất, kinh doanh trên địa bàn tỉnh.
- Tiếp tục đôn đốc hướng dẫn các đơn vị có liên quan tổ chức thực hiện các mục tiêu, chương trình, nhiệm vụ về quản lý chất lượng không khí theo đúng nội dung tại Quyết định số 985a/QĐ-TTg ngày 01/6/2016.
- Yêu cầu 100% các cơ sở thuộc đối tượng phải quan trắc khí thải tự động, liên tục lắp đặt hệ thống, thiết bị quan trắc khí thải tự động, liên tục và truyền dữ liệu về Sở Tài nguyên và Môi trường theo quy định, thời gian hoàn thành trước 31/12/2021.
- Chủ trì phối hợp với các đơn vị có liên quan tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra việc chấp hành các quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ trên địa bàn tỉnh; tham mưu xử lý nghiêm các trường hợp có hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường.
- Nâng cao năng lực quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường không khí, trong đó chú trọng nâng cao chất lượng hoạt động của Hội đồng thẩm định đánh giá báo cáo tác động môi trường đối với các dự án đầu tư trên địa bàn tỉnh nói chung và các dự án có phát sinh khí thải nói riêng.
- Chủ trì, phối hợp với các đơn vị có liên quan xây dựng 03 trạm quan trắc tự động môi trường không khí xung quanh trên địa bàn tỉnh.
2. Sở Xây dựng
- Chủ trì phối hợp với các đơn vị có liên quan hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện các quy định, biện pháp về kiểm soát bụi, khí thải trong hoạt động xây dựng.
- Hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện quy hoạch đô thị, bảo đảm mật độ cây xanh, mặt nước trong đô thị theo đúng các quy chuẩn, tiêu chuẩn quy định.
3. Sở Giao thông Vận tải
- Chủ trì phối hợp với các đơn vị có liên quan hướng dẫn và giám sát chặt chẽ việc thực hiện công tác bảo vệ môi trường, nhất là các giải pháp hiệu quả đảm bảo ngăn ngừa, hạn chế, giảm thiểu bụi, khí thải trong hoạt động vận tải và xây dựng công trình giao thông.
- Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, khuyến khích người dân sử dụng phương tiện giao thông công cộng, phương tiện giao thông vận tải thân thiện với môi trường.
- Thực hiện quy định lộ trình áp dụng tiêu chuẩn khí thải đối với phương tiện giao thông vận tải.
4. Sở Khoa học và Công nghệ
- Xây dựng và thực hiện cơ chế, chính sách khuyến khích các cơ sở sản xuất sử dụng nhiên liệu sạch, đổi mới công nghệ, áp dụng sản xuất sạch hơn để giảm phát thải khí thải.
- Nâng cao chất lượng thẩm định về công nghệ kỹ thuật của các dự án đầu tư, đảm bảo không có dự án được phép có máy móc, thiết bị, dây truyền với công nghệ lạc hậu, gây ô nhiễm môi trường.
- Hỗ trợ, đầu tư nghiên cứu khoa học cho các hoạt động về quản lý và kiểm soát chất lượng không khí; thúc đẩy nghiên cứu, chuyển giao công nghệ xử lý, tái chế các phụ phẩm nông nghiệp đặc biệt là rơm, rạ phát sinh sau thu hoạch.
5. Sở Công Thương
- Tăng cường kiểm soát đối với các dự án, nhà máy có nguồn thải lớn, có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường cao như: nhiệt điện than, hóa chất, phân bón,...
- Nghiên cứu, xây dựng chính sách khuyến khích, hỗ trợ các doanh nghiệp sử dụng năng lượng sạch và công nghệ thân thiện với môi trường, sử dụng hiệu quả tài nguyên trong hoạt động sản xuất.
- Chủ trì, phối hợp với các đơn vị có liên quan kiểm tra, giám sát việc thực hiện các giải pháp bảo vệ môi trường không khí của các cơ sở sản xuất, kinh doanh thuộc các cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh; tham mưu cơ quan có thẩm quyền xử lý vi phạm (nếu có) đối với các trường hợp có hành vi vi phạm quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường.
6. Sở Y tế
- Chủ trì, phối hợp với các đơn vị có liên quan kiểm tra thực hiện việc quan trắc các tác động từ hoạt động của ngành y tế đối với môi trường không khí; tăng cường kiểm soát ô nhiễm không khí từ các lò đốt chất thải y tế.
- Nghiên cứu, đánh giá tác động, cảnh báo nguy cơ ô nhiễm không khí đến bệnh tật, sức khỏe cộng đồng và đề xuất các biện pháp bảo vệ sức khỏe cộng đồng.
7. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
- Tăng cường thực hiện công tác quản lý nhà nước về kiểm soát ô nhiễm không khí trong hoạt động sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản.
- Tăng cường công tác tuyên truyền tới người dân không đốt các phụ phẩm nông nghiệp và xử lý đúng quy định để bảo vệ môi trường; hướng dẫn triển khai việc thu gom, xử lý, chế biến phụ phẩm sau thu hoạch thành các sản phẩm có ích.
8. Sở Thông tin và Truyền thông
- Chủ trì, phối hợp với các đơn vị có liên quan tăng cường tuyên truyền, phổ biến thông tin trên các phương tiện thông tin đại chúng về chất lượng môi trường không khí, các nguy cơ và tác hại của ô nhiễm không khí tới sức khỏe con người, các biện pháp ngăn ngừa ô nhiễm không khí.
- Sử dụng thông tin về chất lượng không khí do các cơ quan có thẩm quyền cung cấp. Xử lý nghiêm các trường hợp đưa thông tin sai lệch, gây hoang mang trong cộng đồng theo quy định của pháp luật.
9. Sở Tài chính
Căn cứ khả năng ngân sách, phối hợp với các cơ quan, đơn vị có liên quan, tham mưu cho UBND tỉnh bố trí kinh phí thực hiện Kế hoạch theo quy định hiện hành.
10. Sở Kế hoạch và Đầu tư
Phối hợp với Sở Tài chính cân đối, bố trí nguồn vốn từ ngân sách nhà nước và các nguồn vốn khác để thực hiện các nội dung của Kế hoạch này theo quy định hiện hành.
11. Công an tỉnh
- Chủ động rà soát, nắm tình hình nhằm phát hiện, xử lý kịp thời các tổ chức, cá nhân vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường nói chung, các hành vi gây ô nhiễm môi trường không khí nói riêng .
- Phối hợp với các sở, ban, ngành và các đơn vị có liên quan trong phòng ngừa, ngăn chặn, xử lý các tổ chức, cá nhân nhập khẩu máy móc, thiết bị, dây chuyền công nghệ xử lý khí thải lạc hậu không đáp ứng các yêu cầu về bảo vệ môi trường trên địa bàn tỉnh.
12. Ban quản lý các KCN tỉnh
- Thường xuyên đôn đốc, kiểm tra, giám sát, hướng dẫn các cơ sở sản xuất trong các khu công nghiệp có phát sinh khí thải thực hiện đầu tư hệ thống xử lý khí thải đảm bảo chất lượng khí thải đạt quy chuẩn kỹ thuật môi trường cho phép; đôn đốc các cơ sở trong các khu công nghiệp thuộc đối tượng phải quan trắc khí thải tự động, liên tục thực hiện lắp đặt hệ thống, thiết bị quan trắc khí thải tự động và truyền dữ liệu về Sở Tài nguyên và Môi trường đáp ứng thời gian theo quy định; tham mưu cơ quan có thẩm quyền xử lý vi phạm (nếu có) đối với các trường hợp vi phạm về quản lý môi trường không khí.
- Trong quá trình thẩm định chủ trương, cấp giấy chứng nhận đầu tư, tham mưu cơ quan có thẩm quyền không chấp thuận các dự án có công nghệ lạc hậu, phát sinh nguồn khí thải lưu lượng lớn, có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường.
13. UBND các huyện, thành phố
- Tăng cường tuyên truyền, vận động nhằm nâng cao nhận thức của cộng đồng về kiểm soát ô nhiễm môi trường không khí trên địa bàn quản lý.
- Đôn đốc, hướng dẫn các cơ sở sản xuất, kinh doanh có phát sinh khí thải thuộc địa bàn quản lý thực hiện các giải pháp kiểm soát các nguồn khí thải phát sinh; thực hiện chương trình giám sát chất lượng môi trường định kỳ theo đúng chỉ tiêu, tần suất đã cam kết trong cam kết bảo vệ môi trường hoặc đề án bảo vệ môi trường hoặc kế hoạch bảo vệ môi trường đã được xác nhận.
- Tăng cường kiểm tra, giám sát và xử lý vi phạm về bảo vệ môi trường, nhất là các vi phạm về công tác quản lý chất lượng môi trường không khí trên địa bàn.
- Phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường và các đơn vị có liên quan thực hiện các nội dung của Kế hoạch này.
- Các cơ quan trên địa bàn tỉnh được giao thực hiện các nhiệm vụ trong Kế hoạch, hàng năm xây dựng dự toán thực hiện gửi cơ quan Tài chính theo phân cấp Ngân sách Nhà nước hiện hành.
- Huy động các nguồn vốn xã hội hóa, nguồn vốn ODA, các nguồn vốn hợp pháp khác để triển khai thực hiện các giải pháp kiểm soát ô nhiễm môi trường không khí; lồng ghép thực hiện với các chương trình, kế hoạch khác có liên quan.
- UBND các huyện, thành phố chủ động cân đối, bố trí kinh phí để thực hiện các nhiệm vụ được giao theo quy định.
Trên đây là Kế hoạch triển khai thực hiện Chỉ thị số 03/CT-TTg ngày 18/01/2021 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường kiểm soát ô nhiễm môi trường không khí, Ủy ban nhân dân tỉnh yêu cầu các cơ quan, đơn vị có liên quan nghiêm túc triển khai thực hiện để công tác quản lý chất lượng môi trường không khí trên địa bàn tỉnh đạt hiệu quả./.
Nơi nhận: | TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
- 1 Kế hoạch 142/KH-UBND năm 2019 thực hiện Nghị quyết 38/2019/NQ-HĐND về hỗ trợ xây dựng, sửa chữa, cải tạo cống, rãnh thoát nước và nạo vét các thủy vực tiếp nhận nước thải, khắc phục ô nhiễm môi trường tại khu dân cư trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc
- 2 Chỉ thị 19/CT-UBND năm 2019 về biện pháp khắc phục, hạn chế ô nhiễm, cải thiện chỉ số chất lượng không khí (AQI) trên địa bàn thành phố Hà Nội
- 3 Công văn 3074/UBND-ĐT năm 2020 về tăng cường các biện pháp khắc phục hạn chế ô nhiễm, cải thiện chỉ số chất lượng không khí AQI trên địa bàn thành phố Hà Nội
- 4 Chỉ thị 08/CT-UBND năm 2021 về tăng cường kiểm soát ô nhiễm môi trường không khí trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế
- 5 Công văn 742/UBND-ĐT năm 2021 về tăng cường kiểm soát ô nhiễm môi trường không khí và xử lý triệt để các điểm nóng về ô nhiễm bụi, khí thải do thành phố Hà Nội ban hành
- 6 Kế hoạch 55/KH-UBND năm 2021 về quản lý chất lượng môi trường không khí trên địa bàn tỉnh Sơn La
- 7 Chỉ thị 03/CT-UBND năm 2021 về tăng cường kiểm soát ô nhiễm môi trường không khí trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc
- 8 Chỉ thị 10/CT-UBND năm 2020 về tăng cường công tác kiểm soát, phòng ngừa, giảm thiểu ô nhiễm môi trường không khí trên địa bàn tỉnh Lào Cai