Hệ thống pháp luật
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH YÊN BÁI
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 35/KH-UBND

Yên Bái, ngày 18 tháng 03 năm 2014

 

KẾ HOẠCH NĂM 2014

THỰC HIỆN ĐỀ ÁN GIẢM NGHÈO BỀN VỮNG TỈNH YÊN BÁI GIAI ĐOẠN 2012-2015

Căn cứ Nghị quyết số 04/2012/NQ-HĐND ngày 30/3/2012 của Hội đồng nhân dân tỉnh Yên Bái về việc phê duyệt Đề án Giảm nghèo bền vững tỉnh Yên Bái giai đoạn 2012-2015; thực hiện Quyết định số 1974/QĐ-UBND ngày 18/12/2013 của Ủy ban nhân dân tỉnh Yên Bái về việc giao chỉ tiêu kế hoạch phát triển sự nghiệp văn hóa - xã hội năm 2014; theo đề nghị của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tại Tờ trình số 20/TTr ngày 11/3/2014, Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Kế hoạch năm 2014 thực hiện Đề án Giảm nghèo bền vững giai đoạn 2012-2015 với các nội dung sau:

I. MỤC TIÊU GIẢM NGHÈO

1. Phấn đấu giảm tỷ lệ hộ nghèo 4% toàn tỉnh (tương ứng với giảm 6.860 hộ nghèo), đến cuối năm 2014 tỷ lệ hộ nghèo còn 21,4 %, Trong đó chia ra các địa phương như sau:

- Thành phố Yên Bái giảm 0,8 %, tương đương giảm 211 hộ nghèo;

- Thị xã Nghĩa Lộ giảm 4 %, tương đương giảm 283 hộ nghèo;

- Huyện Yên Bình giảm 4,2 %, tương đương giảm 1.083 hộ nghèo;

- Huyện Trấn Yên giảm 4,3 %, tương đương giảm 911 hộ nghèo;

- Huyện Văn Yên giảm 4,5 %, tương đương giảm 1.239 hộ nghèo;

- Huyện Văn Chấn giảm 4,6 %, tương đương giảm 1.511 hộ nghèo;

- Huyện Lục Yên: giảm 4,6 %, tương đương giảm 1.083 hộ nghèo;

- Huyện Trạm Tấu giảm 6 %, tương đương giảm 195 hộ nghèo;

- Huyện Mù Cang Chải giảm 6 %, giảm 344 hộ nghèo.

2. Thực hiện đầy đủ chính xác, kịp thời các chính sách hỗ trợ cho hộ nghèo, người nghèo như:

- Phấn đấu 100 % số hộ nghèo có nhu cầu và đủ điều kiện vay vốn sản xuất được xét duyệt cho vay; 50 % hộ cận nghèo có nhu cầu vay vốn sản xuất để thoát cận nghèo được xem xét giải quyết cho vay vốn.

- 100 % người nghèo, người cận nghèo, người dân tộc thiểu số đang sinh sống tại vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, đặc biệt khó khăn được cấp phát thẻ bảo hiểm y tế; 100 % đối tượng bảo trợ xã hội đủ điều kiện được hưởng kinh phí trợ cấp hàng tháng và cấp thẻ bảo hiểm y tế miễn phí.

- 100% đối tượng thuộc diện được hưởng chính sách miễn giảm học phí và hỗ trợ học tập và có đầy đủ hồ sơ theo quy định được thực hiện đầy đủ chính sách hỗ trợ.

- 100 % hộ nghèo được hỗ trợ tiền điện theo quy định.

- Phấn đấu đào tạo nghề cho 13.920 người, trong đó người nghèo, cận nghèo chiếm khoảng 35 %.

II. NỘI DUNG CÁC CHÍNH SÁCH, DỰ ÁN, CHƯƠNG TRÌNH TÁC ĐỘNG GIẢM NGHÈO BỀN VỮNG

1. Hỗ trợ về sản xuất, dạy nghề, tạo việc làm, tăng thu nhập cho người nghèo, cận nghèo, người có thu nhập thấp.

a) Đào tạo nghề: Thực hiện đầy đủ chính sách đào tạo nghề theo quy định của Chính phủ, của tỉnh, dạy nghề gắn với tạo việc làm đối với người sau khi được học nghề. Phấn đấu năm 2014 đào tạo cho 13.920 người (có 35 % số người nghèo, cận nghèo tham gia học nghề), bảo đảm tỷ lệ lao động sau khi được học nghề có trên 70% có việc làm ổn định.

- Kinh phí thực hiện: 11,463 tỷ đồng, trong đó: Ngân sách Trung ương đảm bảo 7,863 tỷ đồng, Ngân sách địa phương 3,6 tỷ đồng.

- Sở Lao động - Thương binh và Xã hội chủ trì, phối hợp với các ngành liên quan, Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố, các cơ sở dạy nghề tổ chức thực hiện.

b) Chính sách tín dụng ưu đãi đối với hộ nghèo, cận nghèo: Thực hiện tốt chính sách tín dụng ưu đãi đối với hộ nghèo, hộ cận nghèo; cải cách để đơn giản về điều kiện, thủ tục hồ sơ giúp hộ nghèo được tiếp cận với nguồn vốn tín dụng. Gắn vay vốn tạo việc làm tại chỗ với hướng dẫn cách làm ăn, khuyến nông và chuyển giao kỹ thuật, công nghệ vào sản xuất.

- Dự kiến kinh phí: doanh số cho vay hộ nghèo năm 2014 đạt trên 250 tỷ đồng; cho vay hộ cận nghèo 80 tỷ đồng; tổng nguồn vốn đạt khoảng 1.750 tỷ đồng.

Số lượt hộ nghèo được vay vốn ưu đãi mới tăng thêm trong năm khoảng 12.500 hộ, mức vay trung bình đạt trên 20 triệu đồng/hộ; số lượt hộ cận nghèo vay vốn đạt 3.200 hộ, mức vay bình quân 25 triệu đồng/hộ.

- Ngân hàng Chính sách xã hội chủ trì, phối hợp với các ngành, tổ chức đoàn thể, các hội liên quan và Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố thực hiện.

c) Thực hiện chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất nông, lâm nghiệp, thủy sản theo Nghị Quyết số 24/2010/NQ-HĐND ngày 27/12/2010, Nghị quyết số 40/2011/NQ-HĐND ngày 21/12/2011 của Hội đồng nhân dân tỉnh Yên Bái: Hỗ trợ phát triển sản xuất nông lâm nghiệp, thủy sản vùng đặc biệt khó khăn và vùng sản xuất hàng hóa gồm: hỗ trợ cây con giống, vật tư nông nghiệp, chuyển giao kỹ thuật, công nghệ theo hướng sản xuất hàng hóa, lồng ghép các nguồn vốn thực hiện công tác khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư để người nghèo được tiếp cận và tham gia, giúp tăng năng suất cây trồng vật nuôi, nâng cao chất lượng sản phẩm, tăng thu nhập.

- Kinh phí thực hiện: 38 tỷ đồng, (không bao gồm vốn Nghị quyết 30a/2008/NQ-CP đối với 2 huyện nghèo), ngân sách địa phương đảm bảo.

- Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với sở, ngành, đơn vị liên quan, Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố thực hiện.

d) Thực hiện một số chính sách đặc thù hỗ trợ phát triển kinh tế-xã hội ngoài huyện nghèo: Thực hiện một số chính sách đặc thù hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội áp dụng đối với các xã, thôn bản đặc biệt khó khăn phê duyệt tại Nghị quyết số 20/2011/NQ-HĐND ngày 05/8/2011 của Hội đồng nhân dân tỉnh (ngoài huyện Trạm Tấu và Mù Cang Chải).

- Kinh phí thực hiện: 20 tỷ đồng, nguồn kinh phí địa phương cấp theo kế hoạch hàng năm để thực hiện chính sách tại Nghị quyết.

- Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã phối hợp với các ngành chức năng: Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, các sở, ban, ngành, đơn vị liên quan thực hiện chính sách này.

2. Thực hiện nhóm chính sách hỗ trợ hộ nghèo về dân sinh và tiếp cận với các dịch vụ xã hội

a) Hỗ trợ về y tế: Thực hiện cấp phát thẻ bảo hiểm y tế miễn phí cho khoảng 473.000 người nghèo, cận nghèo, trẻ em dưới 6 tuổi, người dân tộc thiểu số sống trong vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, đặc biệt khó khăn, đối tượng bảo trợ xã hội.

- Dự kiến kinh phí:

+ Ngân sách Trung ương: 293,733 tỷ đồng;

+ Dự kiến kinh phí thuộc Dự án hỗ trợ y tế các tỉnh Đông Bắc bộ và đồng bằng sông Hồng vốn vay Ngân hàng Thế giới là 2.147 triệu (bao gồm hỗ trợ 20% mệnh giá thẻ cho người cận nghèo: 1.591 triệu đồng, hỗ trợ khám chữa bệnh vượt trần là: 156 triệu đồng, truyền thông: 400 triệu đồng).

- Sở Lao động - Thương binh và Xã hội chủ trì trong công tác điều tra, rà soát hộ nghèo, cận nghèo, phối hợp với các ngành liên quan hướng dẫn các địa phương lập danh sách cấp phát thẻ bảo hiểm y tế đối với nhóm đối tượng trên, phối hợp với Bảo hiểm xã hội tỉnh, các sở, ngành liên quan triển khai thực hiện. Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố trực tiếp tổ chức thực hiện chính sách cho đối tượng theo quy định.

- Sở Y tế chủ trì thực hiện các chính sách có mục tiêu: kế hoạch hóa gia đình, chăm sóc sức khỏe bà mẹ và trẻ em, phòng chống dịch bệnh, khám chữa bệnh cho nhóm đối tượng thụ hưởng chính sách, Quỹ khám chữa bệnh cho người nghèo... nhằm bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân.

b) Hỗ trợ về giáo dục - đào tạo và đầu tư cơ sở vật chất về giáo dục vùng nghèo: Thực hiện có hiệu quả các chính sách miễn, giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập theo Nghị định số 49/2010/NĐ-CP và Nghị định số 74/2013/NĐ-CP của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 49/2010/NĐ-CP; hỗ trợ học bổng cho học sinh cử tuyển theo Nghị định 134/2006/NĐ-CP của Chính phủ; hỗ trợ ăn trưa cho trẻ em mẫu giáo 3, 4, 5 tuổi theo Quyết định số 60/2011/QĐ-TTg ngày 26/10/2011 của Thủ tướng Chính phủ; hỗ trợ cho học sinh bán trú theo Quyết định số 85/2010/QĐ-TTg ngày 21/12/2010 của Thủ tướng Chính phủ; hỗ trợ cho học sinh trung học phổ thông theo Quyết định số 12/2013 ngày 24/1/2013 của Thủ tướng Chính phủ; hỗ trợ gạo theo Quyết định số 36/2013/QĐ-TTg ngày 18/06/2013 của Thủ tướng Chính phủ.

Thực hiện chính sách hỗ trợ đối với học sinh, sinh viên vùng đặc biệt khó khăn theo Nghị quyết số 20/2011/NQ-HĐND của Hội đồng nhân dân tỉnh, Quyết định số 21/2011/QĐ-UBND ngày 30/06/2011 của UBND tỉnh Yên Bái. Đầu tư xây dựng, cải tạo, sửa chữa các trường phổ thông dân tộc bán trú, trường phổ thông dân tộc nội trú THCS tại các huyện, trường chuẩn Quốc gia, nhà công vụ cho giáo viên, các trường mầm non tại địa bàn khó khăn.

- Dự kiến tổng kinh phí thực hiện chính sách hỗ trợ đối với học sinh, đầu tư cho giáo dục và đào tạo năm 2014 là 207,316 tỷ đồng và 4.200 tấn gạo (tương đương với 39,8 tỷ đồng), bao gồm:

+ Kinh phí thực hiện chính sách hỗ trợ đối với học sinh, sinh viên: 147,316 tỷ đồng và 4.200 tấn gạo (tương đương với 39,8 tỷ đồng) do ngân sách Trung ương đảm bảo.

+ Kinh phí hỗ trợ đầu tư xây dựng, cải tạo sửa chữa nâng cấp 60 tỷ đồng, bao gồm: ngân sách trung ương 37 tỷ đồng, ngân sách địa phương 13 tỷ đồng, nguồn vốn khác 10 tỷ đồng.

- Số học sinh, sinh viên, trẻ em mẫu giáo được hỗ trợ: khoảng 177.552 lượt học sinh, sinh viên, mẫu giáo.

- Sở Giáo dục và Đào tạo chủ trì, phối hợp với các sở, ngành liên quan, Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố và các đơn vị liên quan tổ chức thực hiện.

c) Thực hiện tốt chính sách hỗ trợ trực tiếp: hỗ trợ cho khoảng 211.538 người dân thuộc hộ nghèo vùng khó khăn (xã khu vực II và III) theo Quyết định số 102/2009/QĐ-TTg ngày 7/8/2009 của Thủ tướng Chính phủ về đời sống, góp phần xóa đói giảm nghèo, phát triển kinh tế xã hội, nâng cao năng suất, chất lượng nông sản.

- Kinh phí: 19,830 tỷ đồng, ngân sách Trung ương đảm bảo.

- Ban Dân tộc tỉnh chủ trì phối hợp với các sở ngành liên quan và Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã thực hiện.

d) Chính sách hỗ trợ tiền điện cho hộ nghèo: Hỗ trợ trực tiếp tiền điện sinh hoạt cho 49.530 hộ nghèo, mức hỗ trợ 30.000 đồng/hộ/tháng theo Quyết định số 268/QĐ-TTg ngày 23/02/2011 của Thủ tướng Chính phủ.

- Kinh phí: 17,381 tỷ đồng, ngân sách Trung ương đảm bảo.

- Sở Tài chính chủ trì phối hợp với Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố và các ngành liên quan thực hiện.

đ) Hỗ trợ dầu hỏa thắp sáng cho đồng bào dân tộc thiểu số, hộ chính sách chưa có điện theo Quyết định số 289/2008/QĐ-TTg ngày 18/3/2008 của Thủ tướng Chính phủ: Hỗ trợ trực tiếp kinh phí cho khoảng 14.300 hộ mua dầu hỏa thắp sáng (5 lít dầu hỏa thắp sáng/hộ/năm) đối với nhóm hộ thuộc đồng bào dân tộc thiểu số, hộ thuộc diện chính sách và hộ nghèo ở những nơi chưa có điện lưới, để các hộ có điều kiện tốt hơn trong sinh hoạt.

- Dự kiến kinh phí: 1,706 tỷ đồng, ngân sách Trung ương đảm bảo.

- Ban Dân tộc tỉnh phối hợp với các ngành liên quan và Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thực hiện.

e) Hỗ trợ người nghèo, cận nghèo, người ở vùng khó khăn tiếp cận các dịch vụ trợ giúp pháp lý: Thực hiện trợ giúp pháp lý miễn phí cho người nghèo, ưu tiên và tập trung hơn đối với đồng bào dân tộc thiểu số ở huyện nghèo và các xã, thôn, bản đặc biệt khó khăn theo Quyết định số 52/2010/QĐ-TTg ngày 18/8/2010 và Quyết định số 59/2012/QĐ-TTg ngày 24/12/2012 của Thủ tướng Chính phủ tạo điều kiện cho người nghèo hiểu biết quyền, nghĩa vụ của mình, chủ động tiếp cận với các chính sách trợ giúp của Nhà nước, vươn lên thoát nghèo.

- Kinh phí: 1304 triệu đồng, ngân sách Trung ương đảm bảo.

- Sở Tư pháp chủ trì phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan thực hiện.

g) Triển khai thực hiện tốt chính sách trợ giúp xã hội đối với các đối tượng bảo trợ xã hội trên địa bàn: Tăng cường công tác chỉ đạo, tuyên truyền, hướng dẫn lập hồ sơ và tổ chức thực hiện chính sách trợ giúp cho các đối tượng bảo trợ xã hội trên địa bàn tỉnh. Thực hiện tốt chính sách này nhằm giúp các đối tượng yếu thế giảm bớt khó khăn, ổn định cuộc sống, có cơ hội để hòa nhập cộng đồng, đồng thời hỗ trợ đối tượng có điều kiện tốt để vươn lên thoát nghèo.

- Dự kiến kinh phí: 50 tỷ đồng, ngân sách Trung ương đảm bảo.

Số đối tượng thụ hưởng chính sách khoảng 21.000 đối tượng được hưởng chính sách.

- Sở Lao động - Thương binh và Xã hội chủ trì phối hợp với Sở Tài chính lập dự toán kinh phí, phân bổ kinh phí, hướng dẫn triển khai; Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố và các đơn vị có liên quan trực tiếp tổ chức thực hiện.

3. Dự án Giảm nghèo tỉnh Yên Bái giai đoạn 2

- Nội dung hoạt động: tăng cường cơ hội việc làm, cải thiện điều kiện sản xuất, tăng cường và phát triển các cơ hội sinh kế cho người nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số, nhằm nâng cao thu nhập, góp phần giảm nghèo bền vững cho 40 xã khó khăn tại 5 huyện của tỉnh.

- Dự kiến kinh phí: 188.813 tỷ đồng, trong đó: vốn WB là 157,8 tỷ đồng, vốn đối ứng của địa phương: 17,067 tỷ đồng; nguồn vốn khác 13,946 tỷ đồng.

- Ban quản lý Dự án giảm nghèo tỉnh Yên Bái giai đoạn 2 chủ trì phối hợp với các ngành liên quan và các huyện: Văn Yên, Lục Yên, Văn Chấn, Trạm Tấu, Mù Cang Chải triển khai thực hiện.

4. Dự án Đầu tư cấp điện cho nông thôn chưa có điện tỉnh Yên Bái (phê duyệt tại Quyết định số: 1541/QĐ-UBND ngày 14/10/2011 của UBND tỉnh)

- Nội dung hoạt động: Phát triển lưới điện trung, hạ áp, cung cấp điện lưới Quốc gia cho đồng bào dân tộc các thôn, bản chưa có điện trên địa bàn tỉnh nhằm đáp ứng nhu cầu sử dụng điện của người dân để ổn định cuộc sống phát triển sản xuất.

- Kinh phí: 100 triệu đồng bằng ngân sách địa phương.

- Sở Công thương chủ trì phối hợp với Ủy ban nhân dân các huyện tổ chức thực hiện.

5. Dự án Cải thiện hệ thống y tế cơ sở tỉnh Yên Bái do Tổ chức AP/Hoa Kỳ tài trợ

- Nội dung hoạt động: Xây dựng mới, cải tạo nâng cấp và mua sắm trang thiết bị cho các trạm y tế cơ sở còn khó khăn về trang thiết bị y tế.

- Dự kiến kinh phí: 11,245 tỷ đồng, 100% vốn viện trợ nước ngoài.

- Sở Y tế chủ trì phối hợp với Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố tổ chức thực hiện.

6. Đề án giao rừng, cho thuê rừng sản xuất

- Nội dung hoạt động: Tiếp tục thực hiện giao rừng, cho thuê rừng sản xuất khoảng 12.000 ha cho các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư thôn bản, đảm bảo sau khi giao, cho thuê rừng và đất lâm nghiệp các hộ dân có đất sản xuất tạo thu nhập, góp phần giảm nghèo bền vững.

- Kinh phí: 5 tỷ đồng bằng nguồn ngân sách địa phương.

- Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì phối hợp với Ủy ban nhân dân các huyện tổ chức thực hiện.

7. Các chính sách, dự án, hoạt động thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững

a) Đề án giảm nghèo nhanh và bền vững đối với huyện Trạm Tấu và Mù Cang Chải theo Nghị quyết số 30a/2008/NQ-CP của Chính phủ: Tiếp tục thực hiện Đề án 30a về phát triển kinh tế - xã hội nhằm giảm nghèo nhanh và bền vững đối với 2 huyện Trạm Tấu và Mù Cang Chải.

- Kinh phí: 122,39 tỷ đồng, ngân sách Trung ương đảm bảo thực hiện.

- Ủy ban nhân dân huyện Trạm Tấu, Mù Cang Chải chủ trì phối hợp với các cơ quan liên quan thực hiện.

b) Chương trình 135 hỗ trợ đầu tư cơ sở hạ tầng, hỗ trợ phát triển sản xuất đối với các xã, thôn đặc biệt khó khăn:

- Nội dung hoạt động: Hỗ trợ đầu tư cơ sở hạ tầng, phát triển sản xuất cho 58 xã đặc biệt khó khăn, 159 thôn đặc biệt khó khăn của tỉnh.

- Dự kiến kinh phí: 120,640 tỷ đồng, ngân sách Trung ương đảm bảo.

- Ban Dân tộc chủ trì phối hợp với các ngành liên quan và Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã thuộc chương trình thực hiện.

c) Dự án nhân rộng mô hình giảm nghèo:

- Nội dung hoạt động: Xây dựng và nhân rộng mô hình giảm nghèo có hiệu quả, tập trung đầu tư hỗ trợ cây, con giống, thức ăn, thuốc thú y... Liên kết giữa người nghèo với doanh nghiệp nhằm hỗ trợ chi phí sản xuất, chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật cho lao động, hỗ trợ kết nối người nghèo với thị trường thông qua phát triển các đơn vị cung cấp dịch vụ sản xuất và tiêu thụ sản phẩm. Giúp người nghèo vươn lên thoát nghèo bền vững.

- Kinh phí: 500 triệu đồng năm 2014, ngân sách Trung ương đảm bảo.

- Số hộ tham gia dự án: trên 85 hộ nghèo (các hộ tham gia dự án tự đầu tư chuồng trại, một phần thức ăn chăn nuôi, công chăm sóc).

- Sở Lao động - Thương binh và Xã hội chủ trì phối hợp với các sở, ngành liên quan chỉ đạo, hướng dẫn, Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã trực tiếp tổ chức thực hiện.

d) Hỗ trợ nâng cao năng lực giảm nghèo:

- Nội dung hoạt động: Nâng cao nhận thức, năng lực của đội ngũ cán bộ, địa phương, cơ sở để tổ chức thực hiện chương trình giảm nghèo đạt hiệu quả cao; tổ chức điều tra, đánh giá thực trạng đội ngũ cán bộ làm công tác giảm nghèo, nhất là cán bộ chuyên trách ở cơ sở; hướng dẫn cán bộ cấp xã xây dựng kế hoạch giảm nghèo sát với thực tế và giao trách nhiệm cụ thể cho cán bộ trực tiếp giúp đỡ các hộ nghèo thoát nghèo. Số người tham gia dự/án: 200 người.

- Kinh phí: 130 triệu đồng, ngân sách Trung ương đảm bảo.

- Sở Lao động - Thương binh và Xã hội chủ trì phối hợp với các sở, ngành liên quan và Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố tổ chức thực hiện.

đ) Hoạt động hỗ trợ giảm nghèo

- Truyền thông về giảm nghèo: Tổ chức các phương thức truyền thông giảm nghèo phù hợp trên các phương tiện thông tin đại chúng của tỉnh, huyện, xã. Thông qua truyền thông để nâng cao nhận thức của toàn xã hội về ý nghĩa tầm quan trọng, mục tiêu và chủ trương của Đảng và Nhà nước về công tác giảm nghèo. Nâng cao trách nhiệm của các cấp, các ngành, tổ chức chính trị, đoàn thể xã hội và người dân về công tác giảm nghèo, giúp người nghèo vươn lên thoát nghèo và làm giàu chính đáng.

+ Kinh phí: 85 triệu đồng, ngân sách Trung ương đảm bảo.

+ Sở Lao động - Thương binh và Xã hội chủ trì phối hợp với các sở ngành liên quan, Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố tổ chức thực hiện.

- Giám sát, đánh giá thực hiện chương trình: Xây dựng kế hoạch giám sát, đánh giá 3 cấp (tỉnh, huyện, xã), đánh giá kết quả thực hiện giảm nghèo hàng quí, 6 tháng, năm và giám sát chuyên đề. Thông qua giám sát, đánh giá bảo đảm cho Chương trình giảm nghèo thực hiện có hiệu quả, đúng mục tiêu, đúng đối tượng, có biện pháp điều chỉnh, chỉ đạo cho phù hợp.

+ Kinh phí: 50 triệu đồng, ngân sách Trung ương đảm bảo.

+ Sở Lao động - Thương binh và Xã hội chủ trì phối hợp với các ngành thành viên Ban chỉ đạo giảm nghèo tỉnh, Ban chỉ đạo giảm nghèo các huyện, thị xã, thành phố tổ chức thực hiện.

8. Triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2012 - 2015

- Nội dung hoạt động: Xây dựng nông thôn mới phải đảm bảo cho người dân thực sự là chủ thể, phát huy tinh thần tự lực, tự cường và hợp tác của người dân, của cộng đồng dân cư ngay từ đầu. Tập trung ưu tiên nguồn lực vào các xã đặc biệt khó khăn, các xã đến tháng 9/2013 đã đạt 13 tiêu chí đã đăng ký và có khả năng phấn đấu đạt chuẩn nông thôn mới trong giai đoạn 2014 - 2016.

- Kinh phí: 101,23 tỷ đồng, trong đó vốn sự nghiệp 8,23 tỷ đồng, vốn trái phiếu Chính phủ 93 tỷ đồng.

- Ban chỉ đạo Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới tỉnh Yên Bái chủ trì phối hợp với các ngành chức năng và Ủy ban nhân dân cấp huyện, xã thực hiện.

9. Thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia về nước sạch và vệ sinh môi trường

- Nội dung hoạt động: Tiếp tục đầu tư nâng cấp, xây dựng mới các công trình nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn. Đào tạo tập huấn nâng cao năng lực, truyền thông về nước sạch và vệ sinh môi trường, kiểm tra, giám sát thực hiện chương trình.

- Kinh phí: 142,07 tỷ đồng, trong đó ngân sách Trung ương đảm bảo 108,86 tỷ đồng (Chương trình mục tiêu quốc gia 15,86 tỷ đồng, trái phiếu Chính phủ 93 tỷ đồng), vốn nước ngoài 8,21 tỷ đồng, vốn vay Ngân hàng Chính sách xã hội 25 tỷ đồng.

- Ban chỉ đạo Chương trình mục tiêu quốc gia về nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn tỉnh Yên Bái chủ trì phối hợp với Ủy ban nhân dân cấp huyện, xã thực hiện.

10. Tăng cường nguồn nhân lực làm công tác giảm nghèo, an sinh xã hội, công tác xã hội cấp xã

Tiếp tục thực hiện Quyết định số 32/2010/QĐ-TTg ngày 25/03/2010 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án phát triển Nghề công tác xã hội giai đoạn 2010 - 2020 và Kế hoạch số 32/KH-UBND ngày 4/4/2011 của Ủy ban nhân dân tỉnh Yên Bái. Theo đó tiếp tục sử dụng và tăng cường phát triển đội ngũ cán bộ viên chức, nhân viên công tác xã hội, mỗi xã, phường thị trấn có ít nhất 01 nhân viên, cộng tác viên công tác xã hội được đào tạo, tập huấn nghiệp vụ về công tác xã hội, với mức phụ cấp hàng tháng bằng mức lương tối thiểu chung do Chính phủ quy định.

- Dự kiến kinh phí trả phụ cấp cho nhân viên, cộng tác viên công tác xã hội cấp xã 2,484 tỷ đồng, nguồn kinh phí Trung ương đảm bảo từ nguồn chi trả trợ cấp người có công và chi trả trợ cấp đối tượng bảo trợ xã hội.

- Sở Lao động - Thương binh và Xã hội chủ trì phối hợp với các ngành liên quan chỉ đạo điều hành, kiểm tra, giám sát, đánh giá kết quả thực hiện, hướng dẫn qui trình lựa chọn đội ngũ nhân viên công tác xã hội cấp xã. Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố chỉ đạo, triển khai thực hiện.

11. Thực hiện Đề án hỗ trợ chăn nuôi trâu bò cho hộ người có công với cách mạng có thu nhập thấp:

- Nội dung hoạt động: hỗ trợ trâu, bò cái sinh sản và hướng dẫn chuyển giao kỹ thuật đối với các hộ là người có công với cách mạng, có mức thu nhập thấp, để có sinh kế, điều kiện phát triển sản xuất mang lại thu nhập cao hơn và ổn định, góp phần nâng cao đời sống của hộ, đồng thời phấn đấu không còn hộ chính sách người có công nào trong diện hộ nghèo.

- Kinh phí: 3,3 tỷ đồng, ngân sách địa phương đảm bảo.

- Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì phối hợp với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội và Ủy ban nhân dân các huyện tổ chức thực hiện.

12. Quản lý chương trình

Thực hiện các hoạt động chỉ đạo, điều hành, tổ chức thực hiện và quản lý chương trình từ cấp tỉnh cho đến cấp huyện, xã đạt kết quả tốt, cụ thể như sau:

- Kinh phí khảo sát thống kê hộ nghèo, cận nghèo năm 2014: 300 triệu đồng, ngân sách tỉnh đảm bảo thực hiện.

- Kinh phí phục vụ công tác chỉ đạo điều hành của Ban chỉ đạo giảm nghèo tỉnh: 300 triệu đồng, ngân sách tỉnh đảm bảo thực hiện.

- Sở Lao động - Thương binh và Xã hội chủ trì phối hợp với các sở, ngành thành viên Ban chỉ đạo giảm nghèo tỉnh, Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố tổ chức thực hiện.

13. Tổng dự toán kinh phí năm 2014

Tổng nguồn kinh phí dự kiến năm 2014 thực hiện Đề án giảm nghèo bền vững trên địa bàn tỉnh là: 3.126,767 tỷ đồng, trong đó:

- Vốn ngân sách Trung ương: 1.065,828 tỷ đồng;

- Vốn ngân sách địa phương: 107,591 tỷ đồng;

- Vốn vay của Ngân hàng chính sách xã hội: 1.750 tỷ đồng;

- Các nguồn vốn khác: 203,384 tỷ đồng (vốn nước ngoài: 189,402 tỷ đồng, vốn doanh nghiệp và huy động cộng đồng 13,946 tỷ đồng).

(Kèm theo biểu tổng hợp chi tiết tại phụ lục kế hoạch này)

III. CÁC GIẢI PHÁP THỰC HIỆN KẾ HOẠCH

1. Tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy Đảng, chính quyền đối với công tác giảm nghèo bền vững; tập trung chỉ đạo cấp huyện, xã xây dựng kế hoạch giảm nghèo và hoàn thành ngay trong quí I để triển khai thực hiện tại địa phương và cơ sở. Nâng cao trách nhiệm và năng lực quản lý nhà nước đối với công tác giảm nghèo của các cấp, các ngành, tăng cường phối hợp liên ngành, phân công cụ thể các ngành thành viên Ban chỉ đạo giảm nghèo các cấp để thực hiện có hiệu quả chương trình.

Phát huy vai trò của Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể, sự tham gia tích cực của cộng đồng trong công tác giảm nghèo, khơi dậy ý chí chủ động, vươn lên của người nghèo.

2. Đẩy mạnh tuyên truyền nhằm thay đổi và chuyển biến nhận thức trong giảm nghèo, vận động người nghèo, hộ nghèo chủ động, tích cực phấn đấu vươn lên vượt qua đói nghèo, hạn chế tối đa sự ỷ lại vào các chính sách hỗ trợ của Nhà nước.

3. Thực hiện tốt công tác bồi dưỡng, nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ làm công tác xóa đói giảm nghèo, giúp lực lượng cán bộ giảm nghèo ở địa phương, cơ sở thực hiện tốt kế hoạch giảm nghèo. Nâng cao chất lượng đào tạo nghề, gắn công tác đào tạo nghề với việc tư vấn, giới thiệu, giải quyết việc làm, tạo điều kiện để tỷ lệ lao động sau khi được học nghề từ 70% trở lên có việc làm ổn định.

4. Tập trung huy động mọi nguồn lực để thực hiện kế hoạch giảm nghèo năm 2014. Thực hiện tốt việc lồng ghép các nguồn vốn của CTMTQG và các chương trình, dự án hỗ trợ có mục tiêu trên địa bàn; vốn ngân sách địa phương cân đối; vốn huy động cộng đồng và doanh nghiệp, đồng thời các chủ đầu tư cần đẩy nhanh tiến độ triển khai thực hiện các nhiệm vụ kế hoạch 2014, bảo đảm thực hiện tốt các mục tiêu giảm nghèo năm 2014.

5. Sử dụng đội ngũ, cộng tác viên công tác xã hội cấp xã có hiệu quả, đây là nguồn nhân lực quan trọng giúp cơ sở thực hiện tốt nhiệm vụ giảm nghèo, an sinh xã hội. Thực hiện đúng, kịp thời các chính sách hiện hành để đảm bảo cho người nghèo được hưởng đầy đủ các ưu đãi về giáo dục, y tế, an sinh xã hội và các chính sách mới được ban hành. Sử dụng nguồn kinh phí đúng mục đích, có hiệu quả, cần đầu tư có trọng điểm, không dàn trải, quan tâm nhiều hơn đến những vùng đặc biệt khó khăn.

6. Phát động mạnh mẽ phong trào đóng góp vào “Quỹ vì người nghèo” và huy động nguồn kinh phí từ xã hội hóa đến mọi tổ chức kinh tế, xã hội, các tầng lớp dân cư, nhằm huy động nguồn lực chia sẻ trách nhiệm cộng đồng để hỗ trợ hộ nghèo có khó khăn về nhà ở được sửa chữa hoặc làm nhà mới.

7. Đẩy mạnh công tác xuất khẩu lao động ra ngoài nước và ngoài tỉnh, định hướng chọn những đơn hàng chắc chắn, có thu nhập ổn định, mức đóng phí phù hợp với hoàn cảnh của đối tượng lao động là người nghèo. Riêng đối với 2 huyện thụ hưởng chính sách theo Nghị quyết số 30a/2008/NQ-CP của Chính phủ cần tạo mọi điều kiện tốt nhất để tăng số lượng và nâng cao chất lượng lao động tham gia xuất khẩu lao động. Đẩy mạnh cung ứng lao động ra ngoài tỉnh để giúp người lao động có thu nhập ổn định.

8. Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát đánh giá kết quả thực hiện ở 3 cấp tỉnh, huyện, xã, gắn với sơ kết, tổng kết, rút kinh nghiệm trong công tác tổ chức triển khai, thực hiện chương trình giảm nghèo. Làm tốt công tác thi đua khen thưởng để kịp thời động viên những tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong sự nghiệp xóa đói giảm nghèo của tỉnh.

9. Thực hiện tốt công tác thông tin báo cáo kết quả chương trình giảm nghèo theo quy định gửi về Cơ quan thường trực giảm nghèo tỉnh (Sở Lao động - Thương binh và Xã hội) để tổng hợp báo cáo tỉnh, trung ương. Trên cơ sở báo cáo của các ngành, địa phương, Ủy ban nhân dân tỉnh kịp thời có các giải pháp chỉ đạo nhằm thực hiện tốt mục tiêu giảm nghèo năm 2014.

IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội: là cơ quan Thường trực Ban chỉ đạo giảm nghèo tỉnh, chủ trì phối hợp với các sở, ngành, đoàn thể liên quan chỉ đạo các địa phương xây dựng và thực hiện kế hoạch giảm nghèo tại địa bàn mình; là đầu mối làm việc với Bộ chủ quản để tranh thủ nguồn kinh phí thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo tại địa phương; chịu trách nhiệm thực hiện một số dự án: Đào tạo nghề cho lao động nông thôn và lao động nghèo, giới thiệu việc làm và xuất khẩu lao động; Nhân rộng mô hình giảm nghèo; Đào tạo nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ giảm nghèo các cấp; các hoạt động truyền thông, giám sát, đánh giá và quản lý Chương trình.

Chủ trì phối hợp với các ngành liên quan tổ chức thực hiện, theo dõi, đánh giá hiệu quả thực hiện Đề án giảm nghèo nhanh và bền vững đối với 2 huyện nghèo Trạm Tấu và Mù Cang Chải theo Nghị quyết 30a/2008/NQ-CP.

Chủ trì phối hợp với các ngành thành viên Ban chỉ đạo Giảm nghèo tỉnh thực hiện công tác kiểm tra, giám sát, đánh giá kết quả của chương trình giảm nghèo, tổng hợp báo cáo tỉnh và Trung ương kết quả thực hiện theo quy định.

2. Sở Kế hoạch và Đầu tư: chủ trì phối hợp với Sở Tài chính và các ngành có liên quan cân đối và phân bổ nguồn vốn thực hiện Đề án từ nguồn vốn Trung ương đảm bảo; các dự án tài trợ nước ngoài liên quan đến giảm nghèo. Hướng dẫn cơ chế quản lý các Chương trình mục tiêu quốc gia, Chương trình phát triển kinh tế - xã hội đối với cấp huyện, cấp xã; kiểm tra, đánh giá hiệu quả việc thực hiện cơ chế quản lý các Chương trình mục tiêu Quốc gia của các ngành, địa phương gắn với thực hiện mục tiêu giảm nghèo.

3. Sở Tài chính: chủ trì phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội bố trí vốn sự nghiệp cho các ngành, địa phương triển khai thực hiện Đề án giảm nghèo theo quy định về phân cấp quản lý Ngân sách nhà nước hiện hành; chủ trì hướng dẫn quản lý và sử dụng kinh phí thực hiện các chính sách, dự án thuộc Đề án.

4. Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn: chủ trì triển khai thực hiện Đề án, chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất nông lâm nghiệp, thủy sản vùng đặc biệt khó khăn và vùng sản xuất hàng hóa; chính sách hỗ trợ chăn nuôi gia súc cho hộ người có công có thu nhập thấp, hộ nghèo các xã đặc biệt khó khăn hướng dẫn, chỉ đạo lồng ghép Chương trình xây dựng nông thôn mới, Chương trình nước sạch và vệ sinh môi trường gắn với Chương trình giảm nghèo bền vững.

5. Ngân hàng Chính sách xã hội: chủ trì phối hợp với sở, ngành liên quan, Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố thực hiện chính sách tín dụng ưu đãi đối với hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ đồng bào dân tộc thiểu số ở xã, thôn, bản đặc biệt khó khăn.

6. Ban Dân tộc tỉnh: là cơ quan thường trực Chương trình 135 chủ trì thực hiện các chính sách liên quan đến vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Thực hiện chương trình hỗ trợ đầu tư cơ sở hạ tầng các xã, thôn, bản đặc biệt khó khăn.

7. Các sở ngành khác là thành viên Ban chỉ đạo giảm nghèo tỉnh: Căn cứ vào chức năng nhiệm vụ phân công tại Quyết định số 353/QĐ-UBND ngày 13/4/2012 về việc phê duyệt Đề án giảm nghèo bền vững tỉnh Yên Bái giai đoạn 2012-2015; Quyết định số 1416/QĐ-UBND ngày 21/9/2011 về ban hành Qui chế hoạt động của Ban chỉ đạo giảm nghèo tỉnh Yên Bái; Quyết định số 45/QĐ-UBND ngày 14/01/2014 về sửa đổi bổ sung Quyết định số 1416/QĐ-UBND để tổ chức triển khai nhiệm vụ công tác giảm nghèo và an sinh xã hội được phân công, bảo đảm hiệu quả, góp phần vào kết quả giảm nghèo bền vững.

8. Đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Yên Bái: chủ trì phối hợp với các tổ chức thành viên như: Hội Phụ nữ, Hội Nông dân, Hội Cựu chiến binh, Đoàn thanh niên tổ chức tuyên truyền, vận động hội viên, đoàn viên và toàn dân hưởng ứng, tham gia thực hiện các chính sách giảm nghèo, thực hiện có hiệu quả các cuộc vận động hỗ trợ giảm nghèo như phong trào “Ngày vì người nghèo”; phong trào “Toàn dân xây dựng đời sống văn hóa khu dân cư”; Chương trình xây dựng nông thôn mới…, động viên khích lệ tính tự chủ của người dân vươn lên thoát nghèo, góp phần thực hiện tốt mục tiêu giảm nghèo năm 2014.

9. Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố

- Khẩn trương xây dựng kế hoạch và tổ chức triển khai kế hoạch giảm nghèo năm 2014 trên địa bàn; bố trí thêm nguồn lực của địa phương để triển khai thực hiện; chỉ đạo các xã, phường, thị trấn tập trung xây dựng kế hoạch giảm nghèo đảm bảo các nội dung cơ bản sau:

+ Tổng số hộ thoát nghèo trong năm 2014 (có danh sách cụ thể từng hộ);

+ Phân công cán bộ giúp đỡ và hướng dẫn hộ thoát nghèo;

+ Các giải pháp thực hiện các kiến nghị, đề xuất của hộ đối tượng cần giúp đỡ để thoát nghèo như: vay vốn, đào tạo nghề, xuất khẩu lao động ….

+ Hướng dẫn hộ làm đơn đăng ký thoát nghèo, trong đơn thể hiện cam kết nếu được nhận hỗ trợ của nhà nước để sản xuất thì phải nỗ lực quyết tâm phấn đấu vươn lên thoát nghèo.

- Thực hiện tốt việc lồng ghép có hiệu quả các chính sách, dự án, hoạt động trên địa bàn cho mục tiêu giảm nghèo; thường xuyên kiểm tra, giám sát việc quản lý thực hiện chương trình và thực hiện tốt chế độ báo cáo định kỳ theo quy định. Tổ chức thực hiện có hiệu quả các chính sách, dự án thuộc kế hoạch giảm nghèo bền vững trên địa bàn.

- Chỉ đạo và tổ chức sử dụng tốt đội ngũ cộng tác viên công tác xã hội cấp xã, bảo đảm đủ đối tượng và đạt yêu cầu về tiêu chí quy định, phấn đấu mỗi xã phường thị trấn có một cộng tác viên công tác xã hội để có thêm nguồn nhân lực thực hiện nhiệm vụ giảm nghèo và an sinh xã hội được giao.

10. Ủy ban nhân dân cấp xã, phường, thị trấn

- Trực tiếp tổ chức triển khai công tác giảm nghèo ở cơ sở; khẩn trương xây dựng kế hoạch giảm nghèo năm 2014 trên địa bàn, bảo đảm sát đúng với thực trạng kinh tế xã hội ở khu dân cư; trực tiếp thực hiện các dự án, chính sách trên địa bàn có hiệu quả.

- Thực hiện tốt công tác điều tra, thống kê hộ nghèo, cận nghèo vào cuối năm; trên cơ sở đó để đánh giá kết quả giảm nghèo năm 2014 bảo đảm chất lượng, giảm nghèo thực chất và bền vững hơn, tránh tình trạng các hộ luân phiên ra vào hộ nghèo để được hưởng chính sách và để tránh so bì, thắc mắc giữa các hộ tại địa bàn.

Trên đây là Kế hoạch giảm nghèo năm 2014 thực hiện Đề án giảm nghèo bền vững tỉnh Yên Bái giai đoạn 2012-2015, Ủy ban nhân dân tỉnh Yên Bái yêu cầu các ngành, địa phương căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ của mình nghiêm túc tổ chức triển khai thực hiện, bảo đảm đúng lộ trình và đạt kết quả cao nhất, nhằm hoàn thành tốt mục tiêu giảm nghèo năm 2014./.

 

 

Nơi nhận:
- Bộ LĐ -TBXH, Văn phòng Giảm nghèo Trung ương;
- TT Tỉnh ủy;
- TT HĐND tỉnh;
- CT & PCT UBND tỉnh;
- Các ngành TVBCĐ giảm nghèo tỉnh;
- Ban QLDA giảm nghèo giai đoạn II;
- UBND các huyện, thị xã, thành phố;
- Chánh, Phó Văn phòng UBND tỉnh;
- Lưu: VT, VX, NLN, TH.

KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Ngô Thị Chinh


KẾ HOẠCH

KINH PHÍ NĂM 2014 THỰC HIỆN ĐỀ ÁN GIẢM NGHÈO BỀN VỮNG TỈNH YÊN BÁI GIAI ĐOẠN 2012-2015
(Kèm theo Kế hoạch số: 35/KH-UBND ngày 18/3/2014 của Ủy ban nhân dân tỉnh Yên Bái)

STT

NỘI DUNG CÁC CHÍNH SÁCH, HOẠT ĐỘNG CHƯƠNG TRÌNH, ĐỀ ÁN, DỰ ÁN

Đơn vị tính

KẾ HOẠCH CÁC NGUỒN VỐN NĂM 2014

Tổng số

Vốn Trung ương

Vốn địa phương

Vốn vay Ngân hàng CSXH

Vốn khác

Tổng

Vốn nước ngoài

Vốn DN, huy động cộng đồng

 

TỔNG KINH PHÍ THỰC HIỆN

Triệu đồng

3.126.767

1.065.828

107.591

1.750.000

203.348

189.402

13.946

 

Tỷ lệ % so với tổng nguồn lực huy động

%

100

34,1

3,4

56,0

6,5

6,1

0,4

I

HỖ TRỢ VỀ SẢN XUẤT, DẠY NGHỀ, TẠO VIỆC LÀM, TĂNG THU NHẬP CHO NGƯỜI NGHÈO, NGƯỜI CÓ THU NHẬP THẤP

Triệu đồng

1.819.463

7.863

61.600

1.750.000

 

 

 

1

Chính sách đào tạo nghề

Triệu đồng

11.463

7.863

3.600

 

 

 

 

 

Số lao động được đào tạo nghề

Lao động

1.750.000

 

 

1.750.000

 

 

 

2

Chính sách tín dụng ưu đãi hộ nghèo, hộ cận nghèo

Triệu đồng

1.750.000

 

 

1.750.000

 

 

 

 

Tổng nguồn vốn

Triệu đồng

 

 

 

 

 

 

 

 

Trong đó:

 

 

 

 

 

 

 

 

a

Chương trình tín dụng ưu đãi đối với hộ nghèo

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- Số hộ nghèo được vay vốn

Hộ

12.500

 

 

 

 

 

 

 

- Tổng số tiền được vay

Triệu đồng

250.000

 

 

250.000

 

 

 

 

- Mức vay bình quân

Triệu đồng

20,0

 

 

 

 

 

 

b

Chương trình tín dụng ưu đãi đối với hộ cận nghèo

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- Số hộ cận nghèo được vay vốn

Hộ

3.200

 

 

 

 

 

 

 

- Tổng số tiền được vay

Triệu đồng

80.000

 

 

80.000

 

 

 

 

- Mức vay bình quân

Triệu đồng

25,0

 

 

 

 

 

 

3

Chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất nông, lâm nghiệp, thủy sản theo Nghị quyết số 24/2010/NQ-HĐND ngày 27/12/2010, Nghị quyết số 40/2011/NQ-HĐND ngày 21/12/2011 của Hội đồng nhân dân tỉnh Yên Bái

Triệu đồng

38.000

 

38.000

 

-

 

 

4

Thực hiện một số chính sách đặc thù hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội các xã, thôn, bản đặc biệt khó khăn (ngoài xã 30a) phê duyệt tại Nghị quyết số 20/2011/NQ-HĐND ngày 05/8/2011 của Hội đồng nhân dân tỉnh Yên Bái

Triệu đồng

20.000

 

20.000

 

-

 

 

II

THỰC HIỆN NHÓM CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ HỘ NGHÈO VỀ DÂN SINH VÀ TIẾP CẬN VỚI CÁC DỊCH VỤ XÃ HỘI

Triệu đồng

633.667

601.596

19.924

-

12.147

12.147

-

1

Hỗ trợ về y tế

Triệu đồng

295.880

293.733

 

 

2.147

2.147

 

1.1

Kinh phí mua thẻ BHYT từ ngân sách nhà nước

Triệu đồng

293.733

293.733

 

 

-

 

 

 

Số người được cấp thẻ BHYT

Người

473.000

 

 

 

-

 

 

1.2

Dự án hỗ trợ y tế các tỉnh Đông Bắc bộ và đồng bằng sông Hồng từ nguồn vốn Ngân hàng Thế giới

Triệu đồng

2.147

-

-

-

2.147

2.147

-

 

Hỗ trợ mua thẻ BHYT

Triệu đồng

1.591

 

 

 

1.591

1.591

 

 

Hỗ trợ khám chữa bệnh vượt trần

Triệu đồng

156

 

 

 

156

156

 

 

Truyền thông

Triệu đồng

400

 

 

 

400

400

 

2

Hỗ trợ về giáo dục và đào tạo

Triệu đồng

207.316

177.392

19.924

-

10.000

10.000

-

2.1

Thực hiện chính sách hỗ trợ về giáo dục

Triệu đồng

147.316

140.392

6.924

-

-

-

-

 

Số lượt học sinh được hỗ trợ

Lượt HS

177.552

 

 

 

 

 

 

a

Miễn, giảm học phí

Triệu đồng

7.424

7.424

 

 

-

 

 

 

Số học sinh được hỗ trợ

Lượt HS

41.244

 

 

 

 

 

 

b

Trợ cấp xã hội

Triệu đồng

5.700

 

5.700

 

-

 

 

 

Số học sinh được hỗ trợ

Lượt HS

1.500

 

 

 

 

 

 

c

Trợ cấp tiền ăn cho HS bán trú người DTTS

Triệu đồng

66.710

66.710

 

 

-

 

 

 

Số học sinh được hỗ trợ

Lượt HS

14.330

 

 

 

 

 

 

d

Hỗ trợ lương thực cho HS bán trú người DTTS

Triệu đồng

39.800

39.800

 

 

-

 

 

 

Số học sinh được hỗ trợ

Lượt HS

31.200

 

 

 

 

 

 

 

Số tấn gạo được hỗ trợ

Tấn

4.200

 

 

 

 

 

 

đ

Số HS thuộc huyện nghèo được tuyển thẳng vào các trường ĐH, CĐ

Lượt HS

5

 

 

 

-

 

 

e

Hỗ trợ ăn trưa cho trẻ mẫu giáo

Triệu đồng

24.928

24.928

 

 

-

 

 

 

Số học sinh được hỗ trợ

Lượt HS

23.082

 

 

 

 

 

 

g

Hỗ trợ chi phí học tập

Triệu đồng

41.330

41.330

 

 

-

 

 

 

Số học sinh được hỗ trợ

Lượt HS

65.600

 

 

 

 

 

 

h

Hỗ trợ học sinh tại 02 TT GDTX-HNDN Trạm Tấu, Mù Cang Chải

Triệu đồng

1.224

 

1.224

 

 

 

 

 

Số học sinh được hỗ trợ

Lượt HS

591

 

 

 

 

 

 

2.2

Đầu tư cơ sở vật chất về giáo dục vùng nghèo

Triệu đồng

60.000

37.000

13.000

 

10.000

10.000

 

3

Chính sách hỗ trợ trực tiếp cho người dân thuộc hộ nghèo vùng đặc biệt khó khăn theo Quyết định 102/2009/QĐ-TTg ngày 7/8/2009 của Thủ tướng Chính phủ

Triệu đồng

19.830

19.830

 

 

-

 

 

 

- Số người được hỗ trợ

Người

211.538

 

 

 

 

 

 

4

Chính sách hỗ trợ tiền điện cho hộ nghèo

Triệu đồng

17.831

17.831

 

 

-

 

 

 

- Số hộ được hỗ trợ

Hộ

49.530

 

 

 

 

 

 

5

Chính sách hỗ trợ dầu hỏa thắp sáng cho đồng bào dân tộc thiểu số, hộ chính sách chưa có điện theo Quyết định số 289/2008/QĐ-TTg và QĐ 1366/2008/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ

Triệu đồng

1.706

1.706

 

 

 

 

 

 

- Số hộ được hỗ trợ

Hộ

14.300

 

 

 

 

 

 

6

Chính sách hỗ trợ người nghèo, cận nghèo, người ở vùng khó khăn tiếp cận các dịch vụ trợ giúp pháp lý

Triệu đồng

1.304

1.304

-

-

-

-

-

 

Thực hiện theo Quyết định 52/2010/QĐ-TTg ngày 18/8/2010 của Thủ tướng Chính phủ

Triệu đồng

304

304

 

 

-

 

 

 

Thực hiện theo Quyết định 59/2012/QĐ-TTg ngày 24/12/2012 của Thủ tướng Chính phủ

Triệu đồng

1.000

1.000

 

 

 

 

 

7

Chính sách trợ cấp thường xuyên cho đối tượng bảo trợ xã hội tại cộng đồng

Triệu đồng

50.000

50.000

 

 

-

 

 

 

- Số đối tượng được hỗ trợ

Người

21.000

 

 

 

 

 

 

III

DỰ ÁN GIẢM NGHÈO GIAI ĐOẠN 2 (WB)

Triệu đồng

188.813

 

17.067

 

171.746

157.800

13.946

IV

DỰ ÁN ĐẦU TƯ CẤP ĐIỆN CHO CÁC THÔN BẢN CHƯA CÓ ĐIỆN TỈNH YÊN BÁI (theo Quyết định số 1541/QĐ-UBND ngày 14/10/2011)

Triệu đồng

100

 

100

 

-

 

 

V

DỰ ÁN CẢI THIỆN HỆ THỐNG Y TẾ CƠ SỞ

Triệu đồng

11.245

 

 

 

11.245

11.245

 

VI

ĐỀ ÁN GIAO RỪNG, CHO THUÊ RỪNG SẢN XUẤT

Triệu đồng

5.000

 

5.000

 

-

 

 

 

- Cho thuê rừng sản xuất

Ha

12.000

 

 

 

 

 

 

VII

CÁC CHÍNH SÁCH, DỰ ÁN, HOẠT ĐỘNG THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA GIẢM NGHÈO BỀN VỮNG

Triệu đồng

243.795

243.795

-

-

-

-

-

1

Đề án giảm nghèo nhanh và bền vững đối với huyện Trạm Tấu và Mù Cang Chải theo Nghị quyết số 30a/2008/NQ-CP của Chính phủ:

Triệu đồng

122.390

122.390

 

 

-

 

 

 

- Số lượng

Huyện

2

 

 

 

 

 

 

2

Đối với các xã, thôn đặc biệt khó khăn:

Triệu đồng

120.640

120.640

 

 

-

 

 

 

Số lượng xã

58

 

 

 

 

 

 

 

Số lượng thôn

Thôn

159

 

 

 

 

 

 

3

Dự án nhân rộng mô hình giảm nghèo

Triệu đồng

500

500

 

 

-

 

 

 

Số huyện, thị xã

Huyện

2

 

 

 

 

 

 

 

Số xã

5

 

 

 

 

 

 

 

Số hộ tham gia

Hộ

85

 

 

 

 

 

 

4

Nâng cao năng lực cán bộ giảm nghèo

Triệu đồng

130

130

 

 

 

 

 

 

Số lớp

Lớp

2

 

 

 

 

 

 

 

Số người tham gia

Người

200

 

 

 

 

 

 

5

Hoạt động giảm nghèo

Triệu đồng

135

135

-

-

-

-

-

 

- Truyền thông về giảm nghèo

Triệu đồng

85

85

 

 

-

 

 

 

- Giám sát, đánh giá

Triệu đồng

50

50

 

 

-

 

 

VIII

CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA VỀ XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI

Triệu đồng

101.230

101.230

 

 

-

 

 

 

Vốn sự nghiệp

Triệu đồng

8.230

8.230

 

 

-

 

 

 

Vốn trái phiếu chính phủ

Triệu đồng

93.000

93.000

 

 

 

 

 

IX

CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA VỀ NƯỚC SẠCH VÀ VỆ SINH MÔI TRƯỜNG NÔNG THÔN

Triệu đồng

142.070

108.860

 

25.000

8.210

8.210

 

 

Vốn CTMTQG

Triệu đồng

15.860

15.860

 

 

 

 

 

 

Vốn trái phiếu chính phủ

Triệu đồng

93.000

93.000

 

 

 

 

 

X

 

TĂNG CƯỜNG NGUỒN NHÂN LỰC LÀM CÔNG TÁC GIẢM NGHÈO, AN SINH XÃ HỘI, CÔNG TÁC XÃ HỘI CẤP XÃ

Triệu đồng

2.484

2.484

 

 

 

 

 

XI

CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ CHĂN NUÔI GIA SÚC CHO HỘI NGHÈO THUỘC ĐỐI TƯỢNG NGƯỜI CÓ CÔNG CÓ THU NHẬP THẤP

Triệu đồng

3.300

 

3.300

 

-

 

 

XII

QUẢN LÝ CHƯƠNG TRÌNH

Triệu đồng

600

-

600

-

-

-

-

 

- Rà soát hộ nghèo

Triệu đồng

300

 

300

 

-

 

 

 

- Kinh phí hoạt động Ban chỉ đạo giảm nghèo cấp tỉnh

Triệu đồng

300

 

300

 

-