- 1 Quyết định 1999/QĐ-TTg năm 2020 về phê duyệt Chương trình mở rộng tầm soát, chẩn đoán, điều trị một số bệnh, tật trước sinh và sơ sinh đến năm 2030 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 2 Công văn 7375/BYT-TCDS năm 2020 về thực hiện Chương trình mở rộng tầm soát, chẩn đoán, điều trị một số bệnh, tật trước sinh và sơ sinh đến năm 2030 do Bộ Y tế ban hành
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 359/KH-UBND | Đồng Tháp, ngày 21 tháng 12 năm 2021 |
Thực hiện Quyết định số 1999/QĐ-TTg ngày 07 tháng 12 năm 2020 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chương trình mở rộng tầm soát, chẩn đoán, điều trị một số bệnh, tật trước sinh và sơ sinh đến năm 2030; Công văn số 7375/BYT-TCDS, ngày 31/12/2020 của Bộ Y tế về việc triển khai thực hiện Chương trình mở rộng tầm soát, chẩn đoán, điều trị một số bệnh, tật trước sinh và sơ sinh đến năm 2030, Ủy ban nhân dân Tỉnh ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện với các nội dung như sau:
1. Mục đích
- Nhằm cụ thể hóa các mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp chủ yếu của Chương trình mở rộng tầm soát, chẩn đoán, điều trị một số bệnh, tật trước sinh và sơ sinh giai đoạn 2021 - 2025 và đến năm 2030 tại Quyết định số 1999/QĐ- TTg, ngày 07/12/2020 Thủ tướng Chính phủ trên địa bàn Tỉnh, bảo đảm phù hợp với điều kiện đặc thù của từng đơn vị huyện, thành phố.
- Mở rộng dịch vụ tư vấn, khám sức khỏe trước khi kết hôn; tầm soát, chẩn đoán, điều trị một số bệnh, tật trước sinh và sơ sinh để nâng cao chất lượng dân số góp phần thực hiện thành công Kế hoạch hành động thực hiện Chiến lược Dân số Việt Nam giai đoạn 2021 - 2025 trên địa bàn Tỉnh.
2. Yêu cầu
- Tiếp tục quán triệt sâu sắc hơn nữa vai trò, tầm quan trọng của công tác dân số trong tình hình mới, đặc biệt là việc thực hiện mục tiêu nâng cao chất lượng dân số thông qua thực hiện Chương trình mở rộng tầm soát, chẩn đoán, điều trị một số bệnh, tật trước sinh và sơ sinh để phát hiện, can thiệp và điều trị sớm các bệnh, tật, các rối loạn chuyển hóa, di truyền ngay trong giai đoạn bào thai và sơ sinh.
- Phân tích thực trạng, tình hình và kết quả thực hiện các mục tiêu về nâng cao chất lượng dân số, những hạn chế, khó khăn và nguyên nhân của những hạn chế, tồn tại để làm cơ sở cho việc tham mưu, đề xuất cơ chế, chính sách, biện pháp can thiệp phù hợp với đặc điểm tình hình của tỉnh.
- Bám sát các mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp của Chương trình mở rộng tầm soát, chẩn đoán, điều trị một số bệnh, tật trước sinh và sơ sinh đến năm 2030 tại Quyết định số 1999/QĐ-TTg, ngày 07/12/2020; bảo đảm việc phổ cập dịch vụ tư vấn, khám sức khoẻ trước khi kết hôn; tầm soát, chẩn đoán, điều trị một số bệnh, tật trước sinh và sơ sinh phù hợp với từng đơn vị huyện, thành phố.
1. Mục tiêu chung
Phổ cập dịch vụ tư vấn, khám sức khỏe trước khi kết hôn; phát triển mạng lưới, nâng cao chất lượng cung cấp dịch vụ về tầm soát, chẩn đoán, điều trị trước sinh và sơ sinh, nhằm giảm thiểu số trẻ em sinh ra bị bệnh, tật bẩm sinh, góp phần nâng cao chất lượng dân số.
2. Mục tiêu cụ thể đến năm 2025
- Tăng tỷ lệ nam, nữ thanh niên được tư vấn, khám sức khỏe trước khi kết hôn đạt 70% (đến năm 2030 đạt 90%) và giảm 1/2 số vị thành niên và thanh niên có thai ngoài ý muốn so với năm 2020.
- Sàng lọc trước sinh:
Tăng tỷ lệ phụ nữ mang thai được tầm soát (sàng lọc trước sinh) đạt: 60%. (đến năm 2030 đạt 70%)
Mở rộng dịch vụ tầm soát (sàng lọc trước sinh) đạt ít nhất 4 loại bệnh, tật bẩm sinh phổ biến nhất.
- Sàng lọc sơ sinh:
Tăng tỷ lệ trẻ sơ sinh được tầm soát (sàng lọc sơ sinh) đạt 80% (đến năm 2030 đạt 90%)
Mở rộng dịch vụ tầm soát (sàng lọc sơ sinh) đạt ít nhất 5 loại bệnh, tật bẩm sinh phổ biến nhất.
- Phát triển mạng lưới cung cấp dịch vụ đảm bảo chất lượng:
100% số xã, phường, thị trấn có cơ sở đủ điều kiện tư vấn về sức khỏe trước khi kết hôn và tư vấn về tầm soát bệnh, tật trước sinh và sơ sinh.
100% số huyện, thành phố có cơ sở y tế đủ điều kiện cung cấp các dịch vụ khám sức khỏe tổng quát trước khi kết hôn, tầm soát trước sinh và sơ sinh.
100% bệnh viện chuyên khoa hoặc khoa sản, nhi thuộc bệnh viện đa khoa tuyến tỉnh đủ năng lực cung cấp các dịch vụ kỹ thuật tầm soát, chẩn đoán trước sinh và sơ sinh.
1. Thời gian thực hiện
- Giai đoạn 1 (từ năm 2021 - 2025): xây dựng kế hoạch và ban hành các văn bản tổ chức triển khai thực hiện các hoạt động tầm soát, chẩn đoán, điều trị một số bệnh, tật trước sinh và sơ sinh trên địa bàn tỉnh; đẩy mạnh công tác truyền thông, vận động thay đổi nhận thức và chuyển đổi hành vi của người dân từ thụ động sang chủ động tham gia các dịch vụ; chú trọng nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ y tế, cán bộ dân số trực tiếp tham gia tư vấn, vận động và cung cấp các dịch vụ; tổ chức sơ kết đánh giá kết quả thực hiện giai đoạn 1 (2021-2025) và rút kinh nghiệm để thực hiện giai đoạn 2 (năm 2026 - 2030) đề ra giải pháp khắc phục những khó khăn hạn chế.
- Giai đoạn 2 (từ năm 2026 - 2030): trên cơ sở đánh giá kết quả thực hiện các hoạt động của giai đoạn 1, tiếp tục thực hiện các hoạt động hiệu quả và điều chỉnh các giải pháp khắc phục những khó khăn hạn chế nhằm thực hiện đạt chỉ tiêu đặt ra đến năm 2030.
2. Đối tượng
- Đối tượng thụ hưởng: tất cả người ở tuổi vị thành niên; nam, nữ thanh niên trong độ tuổi sinh sản; phụ nữ mang thai và trẻ sơ sinh.
- Đối tượng tác động: Các cấp chính quyền, ban, ngành, đoàn thể, hội, cán bộ y tế, cán bộ dân số các cấp; các tổ chức, cá nhân tham gia thực hiện và toàn thể người dân trên địa bàn Tỉnh.
1. Hoàn thiện cơ chế, chính sách, quy trình, tiêu chuẩn kỹ thuật
- Xây dựng và ban hành các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn thực hiện.
- Xây dựng và ban hành các cơ chế, chính sách của tỉnh, cụ thể:
Rà soát, bổ sung chính sách cho các đối tượng thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo, bảo trợ xã hội; xã thuộc vùng biên giới, vùng nông thôn, khó khăn được hỗ trợ miễn phí gói dịch vụ cơ bản.
Rà soát, bổ sung chính sách hỗ trợ cho các đối tượng là nhân viên y tế khóm, ấp, cộng tác viên dân số (tình nguyện) khi tư vấn, vận động đối tượng sử dụng các gói dịch vụ cơ bản.
- Xã hội hóa dịch vụ khám sức khỏe trước khi kết hôn; tầm soát, chẩn đoán, điều trị một số bệnh, tật trước sinh và sơ sinh theo cơ chế vận động các tổ chức, cá nhân, các cơ sở y tế ngoài công lập tham gia cung ứng dịch vụ.
2. Tuyên truyền, vận động tạo môi trường đồng thuận của xã hội
- Thường xuyên cập nhật, cung cấp thông tin về các hoạt động của đến các cấp chính quyền, đoàn thể, những người có uy tín trong cộng đồng và người dân tham gia thực hiện.
- Tăng cường các hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật, vận động người dân thực hiện nghiêm các quy định về cấm tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống đặc biệt là ở các vùng nông thôn, các xã vùng biên giới.
- Đẩy mạnh công tác tuyên truyền về các hoạt động để người dân có đầy đủ thông tin về các dịch vụ và chủ động tham gia thực hiện. Đa dạng hóa các hình thức truyền thông trên các phương tiện thông tin đại chúng như Báo Đồng Tháp, Đài Phát thanh và Truyền hình, Cổng thông tin điện tử Tỉnh; lồng ghép với các hoạt động về công tác dân số, kế hoạch hóa gia đình vào các buổi nói chuyện chuyên đề, sinh hoạt các câu lạc bộ hay trên các hệ thống loa, đài…
- Truyền thông, tư vấn tại cộng đồng nhằm thay đổi nhận thức và chuyển đổi hành vi của nam, nữ thanh niên trong độ tuổi kết hôn tham gia dịch vụ tư vấn, khám sức khỏe trước khi kết hôn; phụ nữ mang thai thực hiện sàng lọc, chẩn đoán, điều trị một số bệnh, tật trước sinh; trẻ sơ sinh được thực hiện sàng lọc, chẩn đoán, điều trị một số bệnh, tật bẩm sinh.
- Phối hợp với các đoàn thể, bộ đội biên phòng ở các xã vùng nông thôn, vùng biên giới tham gia vận động và giải quyết tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống.
- Lồng ghép có hiệu quả với các hoạt động của các chương trình, đề án, dự án liên quan khác.
- Phát triển mạng lưới cung cấp dịch vụ nhằm tăng khả năng tiếp cận của người dân với các dịch vụ bảo đảm chất lượng qua hệ thống cộng tác viên dân số và nhân viên y tế khóm, ấp; khuyến khích các tổ chức, cá nhân, các cơ sở y tế ngoài công lập tham gia cung cấp dịch vụ.
- Nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ y tế, cán bộ dân số, cộng tác viên dân số, nhân viên y tế khóm, ấp và người cung cấp dịch vụ thuộc các tổ chức, cá nhân, các cơ sở y tế ngoài công lập tham gia, cụ thể:
Tổ chức các lớp tập huấn, chuyển giao công nghệ, kỹ thuật phục vụ cho các hoạt động sàng lọc, chẩn đoán, điều trị trước sinh và sơ sinh cho các đối tượng là cán bộ y tế, người trực tiếp cung cấp các dịch vụ.
Liên tục đào tạo, bồi dưỡng kiến thức phục vụ cho công tác tuyên truyền, tư vấn về các dịch vụ của Chương trình cho đội ngũ cán bộ dân số, cộng tác viên dân số và nhân viên y tế khóm, ấp, ưu tiên các địa bàn thuộc vùng nông thôn, vùng biên giới khó khăn.
- Tổ chức các hoạt động giám sát chất lượng các dịch vụ của các cơ sở y tế trong và ngoài công lập, các tổ chức, cá nhân tham gia cung cấp các dịch vụ.
4. Các hoạt động thực hiện nhiệm vụ quản lý, kiểm tra, giám sát
- Tổ chức các hoạt động giám sát chất lượng các dịch vụ của các cơ sở y tế trong và ngoài công lập, các tổ chức, cá nhân tham gia cung cấp các dịch vụ theo định kỳ, đột xuất để kịp thời hỗ trợ.
- Tổ chức các hội nghị triển khai kế hoạch, sơ kết và tổng kết giai đoạn.
5. Huy động nguồn lực xã hội hóa
- Thực hiện các hoạt động đẩy mạnh công tác xã hội hóa cung ứng các dịch vụ tầm soát, chẩn đoán, điều trị một số bệnh tật trước sinh, sơ sinh; tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức, cá nhân tham gia cung cấp các dịch vụ của Chương trình.
- Tăng cường vận động các nguồn lực xã hội hóa để thực hiện có hiệu quả các hoạt động, hoàn thành mục tiêu của Kế hoạch.
Kinh phí thực hiện giai đoạn 2021 - 2023 là 4.382.592.000 đồng (Phụ lục kèm theo), sử dụng từ kinh phí sự nghiệp y tế được bố trí trong dự toán hằng năm của Sở Y tế thuộc Chương trình Mục tiêu Y tế - Dân số giai đoạn 2021 - 2025.
Ngoài ra, tùy vào khả năng ngân sách trung ương bổ sung hằng năm để thực hiện Chương trình Mục tiêu Y tế - Dân số, Sở Y tế chủ trì, phối hợp Sở Tài chính tham mưu Ủy ban nhân dân Tỉnh bổ sung kinh phí thực hiện theo quy định.
- Chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan liên quan triển khai Kế hoạch này bảo đảm hiệu quả.
- Hằng năm, căn cứ các văn bản quy định, xây dựng kế hoạch và dự toán kinh phí chi tiết gửi Sở Tài chính xem xét, thẩm định.
- Chỉ đạo, giao nhiệm vụ cho các đơn vị trực thuộc theo chức năng, nhiệm vụ, xây dựng và triển khai thực hiện kế hoạch để góp phần thực hiện có hiệu quả các mục tiêu của Kế hoạch đề ra.
- Thực hiện việc kiểm tra, giám sát định kỳ, tổ chức sơ kết, tổng kết đánh giá và báo cáo kết quả thực hiện Kế hoạch theo quy định.
2. Sở Tài chính: chủ trì, phối hợp Sở Y tế thẩm định dự toán; tham mưu Ủy ban nhân dân Tỉnh bố trí kinh phí để thực hiện Kế hoạch; kiểm tra việc quản lý, sử dụng kinh phí theo quy định.
3. Sở Khoa học và Công nghệ: phối hợp với Sở Y tế trong việc triển khai các nhiệm vụ khoa học, công nghệ trong việc sàng lọc, chẩn đoán, điều trị một số bệnh, tật trước khi kết hôn, trước sinh và sơ sinh.
4. Sở Thông tin và Truyền thông
- Định hướng các cơ quan truyền thông đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền, phổ biến, hướng dẫn các kiến thức, kỹ năng thực hiện Kế hoạch.
- Phối hợp với Sở Y tế và các cơ quan liên quan xây dựng các chuyên đề, chuyên mục có nội dung liên quan đến các hoạt động của Kế hoạch. Chú trọng tuyên truyền những gương tập thể, cá nhân điển hình, tiên tiến trong thực hiện các nhiệm vụ của Kế hoạch.
5. Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng Tỉnh
Phối hợp với Sở Y tế và các cơ quan liên quan thực hiện các hoạt động về giảm tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống; tư vấn, khám sức khỏe trước khi kết hôn tại các xã vùng biên giới.
6. Đài Phát thanh và Truyền hình, Báo Đồng Tháp, Cổng thông tin điện tử Tỉnh
Đăng tải, phát sóng tin, bài, phóng sự chuyên đề và quảng cáo trên các phương tiện thông tin đại chúng về tầm soát, chẩn đoán, điều trị một số bệnh, tật trước sinh và sơ sinh; giảm tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống; tư vấn, khám sức khỏe trước khi kết hôn.
Căn cứ chức năng, nhiệm vụ được giao, phối hợp Sở Y tế thực hiện các hoạt động; lồng ghép phổ biến, tuyên truyền về tầm soát, chẩn đoán, điều trị một số bệnh, tật trước sinh và sơ sinh; giảm tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống; tư vấn, khám sức khỏe trước khi kết hôn vào các hoạt động tuyên truyền, vận động của các cấp đến các đoàn viên, hội viên, người lao động, các đối tượng trong độ tuổi sinh sản và các tầng lớp Nhân dân để thực hiện.
8. Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố.
- Xây dựng Kế hoạch triển khai thực hiện các nội dung, hoạt động tầm soát, chẩn đoán, điều trị một số bệnh, tật trước sinh và sơ sinh; kiểm tra, giám sát, đánh giá thực hiện Kế hoạch và thực hiện chế độ báo cáo theo quy định.
- Cân đối, bố trí kinh phí từ nguồn ngân sách của địa phương cho xã, phường, thị trấn để triển khai thực hiện các mục tiêu, chỉ tiêu của Kế hoạch phù hợp tình hình thực tế.
- Chỉ đạo các đơn vị trực thuộc tổ chức triển khai thực hiện Kế hoạch theo đúng hướng dẫn của ngành Y tế; lồng ghép các hoạt động của Kế hoạch với các hoạt động của các chương trình, dự án khác có liên quan trên địa bàn để triển khai thực hiện bảo đảm hiệu quả và tiết kiệm.
9. Đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Tỉnh và các tổ chức thành viên: phối hợp Sở Y tế tham gia triển khai và giám sát việc thực hiện Kế hoạch này./.
| TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
DỰ TOÁN KINH PHÍ KẾ HOẠCH MỞ RỘNG TẦM SOÁT, CHẨN ĐOÁN, ĐIỀU TRỊ MỘT SỐ BỆNH, TẬT TRƯỚC SINH VÀ SƠ SINH GIAI ĐOẠN 2021 - 2025
(Kèm theo Kế hoạch số: 359/KH-UBND ngày 21 tháng 12 năm 2021 của Ủy ban nhân dân Tỉnh)
Đơn vị tính: nghìn đồng
TT | Nội dung | Số lượng | Đơn giá | Năm 2021 | Năm 2022 | Năm 2023 | Giai đoạn 2021 - 2023 | Ghi chú |
| TỔNG CỘNG |
|
| 1,460,864 | 1,460,864 | 1,460,864 | 4,382,592 |
|
I | Hoạt động chuyên môn nghiệp vụ |
|
| 1,094,150 | 1,094,150 | 1,094,150 | 3,282,450 |
|
1 | Hội nghị tổng kết đánh giá giai đoạn 2016 - 2020; Hội nghị triển khai giai đoạn 2021 - 2025 |
|
| 10,150 | 10,150 | 10,150 | 30,450 |
|
| Cấp tỉnh tổ chức 02 lần/năm | 1 |
| 10,150 | 10,150 | 10,150 | 30,450 |
|
| - Báo cáo viên (01 buổi x 2 lần) | 1 | 800 | 1,600 | 1,600 | 1,600 | 4,800 |
|
| - Tài liệu (60 người/ lần x 2 lần) | 55 | 25 | 2,750 | 2,750 | 2,750 | 8,250 |
|
| - Nước uống (60 người/ lần x 2 lần) | 55 | 20 | 2,200 | 2,200 | 2,200 | 6,600 |
|
| - Hội trường, khánh tiết | 1 | 1,800 | 3,600 | 3,600 | 3,600 | 10,800 |
|
2 | Tập huấn truyền thông, tư vấn tuyến huyện, xã, nhân viên y tế, tình nguyện viên về tầm soát bệnh, tật trước sinh, sơ sinh và khám sức khỏe trước kết hôn (6 lớp x 30 học viên/năm) |
|
| 54,300 | 54,300 | 54,300 | 162,900 |
|
| - Báo cáo viên | 1 | 1,600 | 9,600 | 9,600 | 9,600 | 28,800 |
|
| - Tài liệu (30 học viên/lớp) | 30 | 25 | 4,500 | 4,500 | 4,500 | 13,500 |
|
| - Nước uống (30 học viên/lớp) | 30 | 40 | 7,200 | 7,200 | 7,200 | 21,600 |
|
| - Hội trường, khánh tiết | 1 | 2,500 | 15,000 | 15,000 | 15,000 | 45,000 |
|
| - Hỗ trợ tiền đi lại cho cán bộ không lương | 20 | 150 | 18,000 | 18,000 | 18,000 | 54,000 |
|
3 | Kinh phí giám sát, dự hội nghị, tập huấn ngoài tỉnh |
|
| 20,000 | 20,000 | 20,000 | 60,000 |
|
| Hội nghị triển khai, tổng kết, tập huấn Trung ương (ít nhất 02 lần/năm) và giám sát | 2 | 10,000 | 20,000 | 20,000 | 20,000 | 60,000 |
|
4 | Photo, in biểu mẫu, phiếu quản lý sàng lọc | 12 | 1,000 | 12,000 | 12,000 | 12,000 | 36,000 |
|
5 | Chi phí kỹ thuật dịch vụ sàng lọc |
|
| 997,700 | 997,700 | 997,700 | 2,993,100 |
|
5.1 | Chi phí kỹ thuật dịch vụ trước sinh (tầm soát 4 loại bệnh, tật bẩm sinh phổ biến) |
|
| 276,950 | 276,950 | 276,950 | 830,850 |
|
| - Công tư vấn | 1,450 | 10 | 14,500 | 14,500 | 14,500 | 43,500 |
|
| - Siêu âm tầm soát bệnh tật | 1,450 | 181 | 262,450 | 262,450 | 262,450 | 787,350 |
|
5.2 | Chi phí kỹ thuật dịch vụ sơ sinh (tầm soát 03 loại bệnh tật bẩm sinh phổ biến) | 1,860 | 388 | 720,750 | 720,750 | 720,750 | 2,162,250 |
|
| - Vật tư y tế tiêu hao | 1 | 5 | 9,300 | 9,300 | 9,300 | 27,900 |
|
| - Công lấy máu | 1 | 5 | 9,300 | 9,300 | 9,300 | 27,900 |
|
| - Công tư vấn | 1 | 10 | 18,600 | 18,600 | 18,600 | 55,800 |
|
| - Phí vận chuyển, thông báo kết quả | 1 | 17.50 | 32,550 | 32,550 | 32,550 | 97,650 |
|
| - Mẫu giấy thấm lấy mẫu máu | 1 | 20.00 | 37,200 | 37,200 | 37,200 | 111,600 |
|
| - Thực xét nghiệm | 1 | 330 | 613,800 | 613,800 | 613,800 | 1,841,400 |
|
II | Truyền thông và giám sát đánh giá thực hiện Chương trình |
|
| 366,714 | 366,714 | 366,714 | 1,100,142 |
|
1 | Tuyên truyền thường xuyên, tuyên truyền địa bàn đối tượng khó tiếp cận |
|
| 363,883 | 363,883 | 363,883 | 1,091,649 |
|
1.1 | Phối hợp Đài phát thanh - Truyền hình và Báo Đồng Tháp tuyên truyền |
|
| 108,680 | 108,680 | 108,680 | 326,040 |
|
| - Phát bản tin trên đài truyền hình | 6 | 8,800 | 52,800 | 52,800 | 52,800 | 158,400 |
|
| - Phát bản tin trên đài truyền thanh | 26 | 880 | 22,880 | 22,880 | 22,880 | 68,640 | |
| - Đăng Báo Đồng Tháp | 6 | 5,500 | 33,000 | 33,000 | 33,000 | 99,000 | |
1.2 | Băng rôn cổ động các sự kiện |
|
| 7,200 | 7,200 | 7,200 | 21,600 |
|
| - Tuyến tỉnh: treo băng rôn (3 sự kiện x 6 băng/sự kiện = 12 băng) | 12 | 600 | 7,200 | 7,200 | 7,200 | 21,600 |
|
1.3 | In tài liệu truyền thông |
|
| 32,153 | 32,153 | 32,153 | 96,459 |
|
| Tở rơi và Áp phích |
|
| 32,153 | 32,153 | 32,153 | 96,459 | |
| - Sàng lọc trước sinh | 43,450 | 0.370 | 16,077 | 16,077 | 16,077 | 48,230 | |
| - Sàng lọc sơ sinh | 43,450 | 0.370 | 16,077 | 16,077 | 16,077 | 48,230 | |
1.4 | Nhân bản băng đĩa truyền thông | 575 | 14 | 8,050 | 8,050 | 8,050 | 24,150 | |
1.5 | Duy trì hoạt động thường xuyên các mô hình truyền thông can thiệp: CLB tiền hôn nhân, CLS tầm soát trước sinh, sau sinh |
|
| 207,800 | 207,800 | 207,800 | 623,400 |
|
| - Tuyến tỉnh | 13 | 600 | 7,800 | 7,800 | 7,800 | 23,400 |
|
| - Tuyến huyện, xã | 500 | 400 | 200,000 | 200,000 | 200,000 | 600,000 |
|
2 | Chính sách khuyến khích |
|
| 2,831 | 2,831 | 2,831 | 8,493 |
|
| Tập thể (xã) | 1 | 1,490 | 1,490 | 1,490 | 1,490 | 4,470 |
|
| Cá nhân | 3 | 447 | 1,341 | 1,341 | 1,341 | 4,023 |
- 1 Quyết định 3845/QĐ-BYT năm 2021 về danh mục một số bệnh, tật bẩm sinh được tầm soát, chẩn đoán, điều trị trước sinh và sơ sinh thuộc gói dịch vụ cơ bản do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành
- 2 Kế hoạch 4065/KH-UBND năm 2021 thực hiện Quyết định 1999/QĐ-TTg phê duyệt Chương trình mở rộng tầm soát, chẩn đoán, điều trị một số bệnh, tật trước sinh và sơ sinh đến trên địa bàn tỉnh Bắc Giang đến năm 2030
- 3 Kế hoạch 3948/KH-UBND năm 2021 về thực hiện Chương trình mở rộng tầm soát, chẩn đoán, điều trị một số bệnh, tật trước sinh và sơ sinh tỉnh Hải Dương đến năm 2030
- 4 Kế hoạch 98/KH-UBND năm 2022 triển khai thực hiện gói dịch vụ xét nghiệm sàng lọc trước sinh và sơ sinh miễn phí đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu
- 5 Kế hoạch 133/KH-UBND năm 2022 thực hiện Chương trình mở rộng tầm soát, chẩn đoán, điều trị một số bệnh, tật trước sinh và sơ sinh tỉnh Kiên Giang đến năm 2030
- 6 Kế hoạch 71/KH-UBND năm 2021 thực hiện Chương trình mở rộng tầm soát, chẩn đoán, điều trị một số bệnh, tật trước sinh và sơ sinh đến năm 2030 thành phố Hải Phòng
- 7 Quyết định 1153/QĐ-UBND năm 2022 về Kế hoạch thực hiện Chương trình mở rộng tầm soát, chẩn đoán, điều trị một số bệnh, tật trước sinh và sơ sinh đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh Trà Vinh