- 1 Luật giao thông đường bộ 2008
- 2 Quyết định 2060/QĐ-TTg năm 2020 về phê duyệt Chiến lược quốc gia bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ giai đoạn 2021-2030 và tầm nhìn đến năm 2045 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 3 Nghị quyết 48/NQ-CP năm 2022 về tăng cường bảo đảm trật tự, an toàn giao thông và chống ùn tắc giao thông giai đoạn 2022–2025 do Chính phủ ban hành
- 4 Kế hoạch 71/KH-UBND năm 2023 về xây dựng “Tỉnh an toàn giao thông” do tỉnh Bắc Ninh ban hành
- 5 Chỉ thị 10/CT-TTg về tăng cường công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ trong tình hình mới do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 6 Chỉ thị 23-CT/TW năm 2023 về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông trong tình hình mới do Ban Chấp hành Trung ương ban hành
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 365/KH-UBND | Bắc Ninh, ngày 06 tháng 11 năm 2023 |
KẾ HOẠCH
XÂY DỰNG VÀ PHÁT ĐỘNG PHONG TRÀO TOÀN DÂN THAM GIA PHÁT HIỆN, CUNG CẤP CÁC THÔNG TIN, HÌNH ẢNH PHẢN ÁNH CÁC HÀNH VI VI PHẠM TTATGT TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BẮC NINH ĐỂ XỬ LÝ THEO QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT
Để tiếp tục tạo sự chuyển biến mạnh mẽ, tích cực trong công tác bảo đảm TTATGT góp phần xây dựng "Tỉnh an toàn giao thông", Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Kế hoạch xây dựng và phát động phong trào “Toàn dân tham gia phát hiện, cung cấp các thông tin, hình ảnh phản ánh các hành vi vi phạm TTATGT”, cụ thể như sau:
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
1. Nâng cao hiệu quả công tác phát hiện, xử lý vi phạm về TTATGT, tăng cường xử lý vi phạm thông qua hình thức “phạt nguội” gắn với công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật; phấn đấu mỗi người dân là một “tuyên truyền viên”, một “cộng tác viên” đắc lực với lực lượng chức năng bảo đảm TTATGT; phát huy dân chủ trong công tác bảo đảm ANTT nói chung và bảo đảm TTATGT nói riêng.
2. Huy động sự vào cuộc của các sở, ban, ngành, cấp ủy, chính quyền địa phương, các tổ chức chính trị - xã hội và quần chúng nhân dân trong công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông.
3. Thông tin phản ánh của Nhân dân về vi phạm trật tự, an toàn giao thông phải bảo đảm khách quan, tính chính xác. Việc tiếp nhận, xác minh, xử lý, giải quyết thông tin phản ánh phải bảo đảm tính kịp thời, đúng hành vi vi phạm và đúng quy định pháp luật; đồng thời, tổ chức tuyên truyền rộng rãi, tạo hiệu ứng răn đe, phòng ngừa xã hội, qua đó, vận động Nhân dân ủng hộ, tích cực phối hợp với các lực lượng chức năng trong công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông.
4. Bảo đảm an toàn, bí mật về danh tính của người cung cấp thông tin, tài liệu phản ánh vi phạm về trật tự, an toàn giao thông; kịp thời động viên, khen thưởng những cá nhân có thành tích xuất sắc, tích cực trong tham gia hoạt động phong trào; xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật đối với các hành vi lợi dụng phong trào để cung cấp thông tin sai sự thật, chống phá, tiêu cực.
II. PHẠM VI, ĐỐI TƯỢNG
1. Phạm vi
Phong trào "Toàn dân tham gia phát hiện, cung cấp các thông tin phản ánh các hành vi vi phạm trật tự, an toàn giao thông" được triển khai trên phạm vi toàn tỉnh Bắc Ninh; trong đó, tuyên truyền Nhân dân chấp hành nghiêm pháp luật về trật tự, an toàn giao thông, hướng dẫn cách thức nhận diện, vận động Nhân dân chủ động phát hiện, kịp thời phản ánh các hành vi vi phạm TTATGT, tập trung vào các hành vi là nguyên nhân chính dẫn đến ùn tắc, tai nạn giao thông, là tác nhân gây hư hại hạ tầng giao thông, ô nhiễm môi trường được dư luận xã hội quan tâm: Nồng độ cồn; tốc độ; điều khiển ô tô khách chở quá số người quy định; đón trả khách không đúng nơi quy định; xe ô tô tải chở quá khổ, quá tải, "cơi nới" thành thùng, chở vật liệu để rơi vãi; xe ô tô đi vào đường cấm, đi ngược chiều, dừng, đỗ không đúng quy định; ô tô, xe máy lạng lách, đánh võng, chở hàng cồng kềnh, đu bám, kéo đẩy xe khác trên đường... gây mất trật tự ATGT.
2. Đối tượng
Các cơ quan, ban, ngành, đoàn thể, các tổ chức chính trị - xã hội và toàn thể quần chúng Nhân dân.
III. NỘI DUNG, BIỆN PHÁP THỰC HIỆN
1. Công tác tham mưu, chỉ đạo, triển khai
- Tổ chức phổ biến, quán triệt sâu rộng trong toàn xã hội, các cơ quan, đơn vị, mọi tầng lớp nhân dân nhằm đẩy mạnh thực hiện nghiêm chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông, trọng tâm là: Chỉ thị số 23-CT/TW, ngày 25/5/2023 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông trong tình hình mới; Chỉ thị số 10/CTTTg ngày 19/4/2023 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ trong tình hình mới; Nghị quyết số 48/NQCP ngày 05/4/2022 của Chính phủ về “Tăng cường bảo đảm trật tự, an toàn giao thông và chống ùn tắc giao thông giai đoạn 2022 - 2025”; Quyết định số 2060/QĐ-TTg ngày 12/12/2020 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược quốc gia bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ giai đoạn 2021 - 2030 và tầm nhìn đến năm 2045; Nghị quyết số 87/NQ-QU, ngày 15/3/2023 của Ban Thường vụ tỉnh ủy Bắc Ninh, Kế hoạch số 71/KH-UBND của UBND tỉnh Bắc Ninh về “Xây dựng tỉnh an toàn giao thông”.
- Kết hợp chặt chẽ phong trào “Toàn dân tham gia phát hiện, cung cấp các thông tin phản ánh các hành vi vi phạm trật tự, an toàn giao thông” với phong trào thi đua “Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ Quốc”, phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”, cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới” và các phong trào thi đua trên lĩnh vực kinh tế - văn hóa - xã hội... tạo sự đồng bộ giữa củng cố nền an ninh - quốc phòng và phát triển kinh tế, đảm bảo an sinh xã hội.
2. Công tác tuyên truyền, vận động
2.1. Nội dung tuyên truyền, hướng dẫn, vận động
- Tuyên truyền, hướng dẫn cho người dân về phương pháp nhận biết các hành vi vi phạm về trật tự, an toàn giao thông chủ động phát hiện, ghi nhận, cung cấp thông tin, tài liệu phản ánh các hành vi vi phạm trật tự, an toàn giao thông bảo đảm chính xác, khách quan, có cơ sở. Ghi nhận đầy đủ thông tin về:
+ Nội dung hành vi vi phạm;
+ Video clip, hình ảnh của hành vi vi phạm (được ghi nhận bằng camera, máy ảnh, điện thoại thông minh...);
+ Thời gian phát hiện (ngày, giờ);
+ Tuyến đường xảy ra vi phạm (tên đường, vị trí nút giao, số kilomet theo mốc lộ giới, số nhà...; địa bàn hành chính cấp huyện, xã);
+ Biển kiểm soát, đặc điểm của phương tiện (chủng loại xe, màu sơn...);
+ Chủ xe, người điều khiển phương tiện (nếu xác định được) và các thông tin khác có liên quan theo tính chất của từng vụ việc, hành vi vi phạm cụ thể.
- Sau khi ghi nhận đầy đủ các thông tin về hành vi vi phạm, người dân liên hệ, phản ánh trực tiếp với Công an tỉnh để tiếp nhận, xử lý tin:
+ Phòng CSGT (tiếp nhận các thông tin vi phạm trên tuyến Quốc lộ thuộc địa bàn tỉnh);
+ Công an các huyện, thị xã, thành phố (tiếp nhận thông tin vi phạm trên các tuyến đường khác thuộc địa bàn quản lý).
Đồng thời, cung cấp thông tin về tên tuổi, số Căn cước công dân, địa chỉ, số điện thoại liên hệ của người cung cấp (để bảo đảm tính chính danh: Công an tỉnh Bắc Ninh có trách nhiệm bảo đảm bí mật đối với danh tính của người cung cấp tin) để phục vụ công tác thông tin, phản hồi (nếu cần thiết).
2.2. Biện pháp tuyên truyền, hướng dẫn, vận động
- Trên các phương tiện truyền thông đại chúng, hệ thống loa truyền thanh ở cơ sở, mạng xã hội Zalo, Facebook, tin nhắn điện thoại...; Cổng thông tin điện tử của Công an tỉnh Bắc Ninh, các sở, ban, ngành, đoàn thể của tỉnh, Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố. Nâng cao chất lượng tuyên truyền các chuyên mục về giao thông đô thị, an toàn giao thông trên Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh, Cổng thông tin điện tử tỉnh, Báo Bắc Ninh... bằng các hình thức, phương thức đa dạng và hiệu quả cao; công bố các vi phạm lớn, phức tạp hoặc có hành vi tái phạm trên các phương tiện thông tin đại chúng.
- Niêm yết công khai tại nơi tiếp nhận giải quyết thủ tục hành chính của cơ quan Nhà nước, trụ sở, bảng tin của cơ quan, tổ chức và khu dân cư; in, dán logo trên các phương tiện giao thông công cộng.
- Tuyên truyền trực tiếp tại các buổi tuyên truyền, hội thảo, tọa đàm...; lồng ghép trong các hoạt động văn hóa, văn nghệ, sinh hoạt của tổ chức chính trị, đoàn thể, câu lạc bộ tại các khu dân cư, tổ dân phố; công tác nắm, quản lý địa bàn của lực lượng Cảnh sát khu vực, Công an xã...
- Xây dựng và nhân rộng các mô hình, điển hình tiên tiến trong công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông gắn với việc phát động phong trào "Toàn dân tham gia phát hiện, cung cấp các thông tin phản ánh các hành vi vi phạm trật tự, an toàn giao thông".
- Tổ chức treo băng rôn, hình ảnh, pa nô, áp phích, tranh cổ động, tờ rơi, tài liệu khuyến cáo, cẩm nang, phóng sự, video clip tuyên truyền về trật tự, an toàn giao thông và có nội dung hướng dẫn người dân nhận biết dấu hiệu của các hành vi vi phạm trật tự, an toàn giao thông.
3. Công tác tiếp nhận, xử lý thông tin phản ánh
Phòng Cảnh sát giao thông, Công an các huyện, thị xã, thành phố theo tuyến, địa bàn phân công phụ trách tiếp nhận, xử lý, phản hồi thông tin kiến nghị, phản ánh của người dân về các hành vi vi phạm trật tự, an toàn giao thông, trong đó:
- Sau khi tiếp nhận thông tin kiến nghị, phản ánh của người dân về các hành vi vi phạm, lực lượng Cảnh sát giao thông có trách nhiệm thông báo trực tiếp cho Tổ công tác làm nhiệm vụ trên tuyến, địa bàn phụ trách để kiểm tra, xử lý vi phạm (nếu người dân phản ánh hành vi vi phạm đang diễn ra) hoặc tổ chức kiểm tra, xác minh, làm rõ hành vi vi phạm (nếu có) và xử lý nghiêm theo quy định; tăng cường xử lý theo hình thức “phạt nguội”. Trong trường hợp hành vi vi phạm thuộc thẩm quyền của Sở Giao thông vận tải hoặc đơn vị chức năng khác thì chuyển giao cho Sở Giao thông vận tải, đơn vị chức năng khác để xử lý theo chức năng, thẩm quyền.
- Phối hợp với các cơ quan thông tin báo chí tuyên truyền rộng rãi về kết quả xử lý để tạo hiệu ứng răn đe, phòng ngừa chung, đồng thời phản hồi kết quả xử lý (đối với nguồn cung cấp thông tin đảm bảo xác định chính xác được danh tính); xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật đối với các hành vi lợi dụng phong trào để cung cấp thông tin sai sự thật, chống phá, tiêu cực.
- Chỉ đạo lực lượng chức năng áp dụng các biện pháp theo quy định của pháp luật để giữ bí mật về thông tin của người phản ánh, cung cấp thông tin, tài liệu; áp dụng biện pháp theo quy định pháp luật để ngăn chặn, xử lý hành vi xâm hại hoặc đe dọa xâm hại đến tính mạng, sức khỏe, tài sản, danh dự, nhân phẩm của người phản ánh, cung cấp thông tin, tài liệu.
4. Định kỳ, đột xuất tổ chức biểu dương, khen thưởng đối với các đơn vị, tập thể, cá nhân có thành tích trong thực hiện phong trào, chủ động, tích cực cung cấp những thông tin có giá trị để xử lý nghiêm các hành vi vi phạm về trật tự, an toàn giao thông, góp phần phòng ngừa, ùn tắc giao thông.
IV. PHÂN CÔNG NHIỆM VỤ
1. Đề nghị Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc, các sở, ban, ngành, tổ chức chính trị - xã hội tỉnh và Ban An toàn giao thông các cấp theo chức năng, nhiệm vụ nghiên cứu xây dựng phong trào, phổ biến, quán triệt phong trào đến tận cơ sở, đến toàn thể cán bộ, công chức, viên chức, người lao động, quần chúng nhân dân thuộc phạm vi quản lý, phấn đấu mỗi người dân là một “tuyên truyền viên” trong việc tuyên truyền, phổ biến, vận động người thân, gia đình chấp hành các quy định của Luật Giao thông đường bộ, là “cộng tác viên” đắc lực của lực lượng chức năng trong công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông; có hình thức biểu dương, khen thưởng đối với các tập thể, cá nhân có thành tích trong thực hiện phong trào; xử lý đối với cán bộ, công chức, viên chức, người lao động, học sinh, sinh viên... vi phạm các quy định về trật tự, an toàn giao thông.
2. Công an tỉnh
- Là Cơ quan thường trực theo dõi, hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc việc triển khai, thực hiện Kế hoạch; chủ trì tổng hợp, báo cáo kết quả thực hiện và hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc việc triển khai, thực hiện đối với các cơ quan, đơn vị, địa phương; chủ trì, phối hợp với Văn phòng Ban An toàn giao thông tỉnh, Ban Thi đua - Khen thưởng tỉnh, Sở Giao thông vận tải tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh tổ chức triển khai thực hiện, đề xuất khen thưởng đối với tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong triển khai phong trào “Toàn dân tham gia phát hiện, cung cấp các thông tin phản ánh các hành vi vi phạm trật tự, an toàn giao thông” gắn với sơ kết phong trào “Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc”.
- Chỉ đạo lực lượng Cảnh sát giao thông, Cảnh sát trật tự, Cảnh sát khu vực, Công an xã tiếp tục phối hợp chặt chẽ với các cơ quan thông tấn báo chí tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về trật tự, an toàn giao thông; vận động người dân tích cực tham gia phong trào “Toàn dân tham gia phát hiện, cung cấp các thông tin phản ánh các hành vi vi phạm trật tự, an toàn giao thông”, chủ động phát hiện, phản ánh 24/24h về các hành vi vi phạm về trật tự, an toàn giao thông. Hướng dẫn việc nhận biết dấu hiệu của các hành vi vi phạm và cách thức thu thập, cung cấp để việc kiến nghị, phản ánh đảm bảo khách quan, chính xác, đầy đủ, có giá trị.
- Chỉ đạo Phòng Cảnh sát giao thông và Công an các huyện, thị xã, thành phố xây dựng kênh thông tin công khai rộng rãi để tiếp nhận thông tin phản ánh về các hành vi vi phạm của người dân trên không gian mạng; công khai số điện thoại bộ phận tiếp nhận, xử lý tin để người dân có thể liên hệ, trao đổi, cung cấp, phản ánh thông tin về TTATGT theo đúng quy định (hoàn thành trước 20/11/2023).
- Chỉ đạo lực lượng Cảnh sát giao thông, Cảnh sát điều tra sẵn sàng lực lượng, phương tiện tiếp nhận, kiểm tra, xác minh tin báo để xử lý nghiêm theo quy định (hoặc chuyển giao cho Sở Giao thông vận tải, đơn vị liên quan để xử lý theo chức năng, thẩm quyền); tăng cường xử lý theo hình thức “phạt nguội”; bảo đảm bí mật về thông tin, danh tính của người phản ánh, cung cấp thông tin và thực hiện các biện pháp theo quy định pháp luật để ngăn chặn, xử lý hành vi xâm hại hoặc đe dọa xâm hại đến tính mạng, sức khỏe, tài sản, danh dự, nhân phẩm của người phản ánh, cung cấp thông tin.
- Phối hợp tổ chức tuyên truyền, phản hồi kết quả kiểm tra, xử lý các hành vi vi phạm qua phản ánh của Nhân dân; tổ chức điều tra, xác minh, xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật đối với các hành vi lợi dụng phong trào để cung cấp thông tin sai sự thật, chống phá, tiêu cực.
3. Sở Giao thông vận tải
- Chỉ đạo lực lượng Thanh tra Giao thông vận tải phối hợp chặt chẽ với các cơ quan thông tấn báo chí tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về trật tự, an toàn giao thông; vận động người dân tích cực tham gia phong trào "Toàn dân tham gia phát hiện, cung cấp các thông tin phản ánh các hành vi vi phạm trật tự, an toàn giao thông".
- Tiếp nhận các phản ánh của Nhân dân (theo đề nghị của Công an tỉnh) về các hành vi vi phạm; chỉ đạo kiểm tra, xác minh, xử lý nghiêm theo chức năng, thẩm quyền; phản hồi kết quả xử lý cho Công an tỉnh.
- Phối hợp với Công an tỉnh khai thác tối đa hiệu quả các dữ liệu đăng ký xe, giám sát hành trình, đăng kiểm để phát hiện, xử lý vi phạm theo đúng quy định.
4. Ban An toàn giao thông tỉnh
Ban An toàn giao thông tỉnh chủ trì ban hành Hướng dẫn công tác tuyên truyền bảo đảm TTATGT theo chủ đề từng năm gắn với xây dựng và phát động phong trào "Toàn dân tham gia phát hiện, cung cấp các thông tin phản ánh các hành vi vi phạm trật tự, an toàn giao thông" trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh.
5. Sở Tư pháp
- Cơ quan Thường trực Hội đồng phối hợp công tác Phổ biến giáo dục pháp luật tỉnh có trách nhiệm phối hợp với Công an tỉnh thực hiện kế hoạch và theo dõi, kiểm tra các ngành, địa phương trong việc thực hiện công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật về trật tự, an toàn giao thông trên địa bàn tỉnh.
- Tăng cường tuyên truyền, phổ biến pháp luật về trật tự, an toàn giao thông trên Trang thông tin điện tử tuyên truyền pháp luật của Hội đồng phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật tỉnh.
6. Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh
Phối hợp với Công an tỉnh tuyên truyền, phổ biến pháp luật và kiến thức pháp luật về trật tự, an toàn giao thông cho cán bộ, chiến sĩ, lực lượng dân quân tự vệ. Kiểm tra, đôn đốc việc chấp hành pháp luật về trật tự, an toàn giao thông đối với cán bộ, chiến sỹ các cơ quan, đơn vị quốc phòng trên địa bàn tỉnh.
7. Sở Thông tin và Truyền thông, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch
- Chủ trì, phối hợp với Công an tỉnh, Sở Giao thông vận tải, các cơ quan báo, đài Trung ương và của tỉnh đẩy mạnh công tác thông tin tuyên truyền, phổ biến pháp luật về trật tự, an toàn giao thông theo từng chủ đề: “Nhân dân tỉnh Bắc Ninh hưởng ứng thực hiện xây dựng Tỉnh an toàn giao thông”; Năm An toàn giao thông theo từng năm và phong trào “Toàn dân tham gia phát hiện, cung cấp các thông tin phản ánh các hành vi vi phạm trật tự, an toàn giao thông” đến đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trong các cơ quan, đơn vị thuộc tỉnh và các tầng lớp nhân dân. Trong đó, lồng ghép với nội dung tuyên truyền, vận động nhân dân phát hiện, phản ánh các hành vi vi phạm về trật tự, an toàn giao thông cũng như kết quả công tác xử lý vi phạm của lực lượng chức năng sau khi tiếp nhận thông tin phản ánh.
- Phối hợp viết tin, bài biểu dương gương người tốt, việc tốt, các tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông; đồng thời phê phán các hành vi cố ý vi phạm pháp luật về TTATGT.
8. Sở Giáo dục và Đào tạo
Phối hợp với Công an tỉnh trong công tác tuyên truyền, phổ biến các quy định của pháp luật về trật tự, an toàn giao thông cho lãnh đạo các đơn vị, cán bộ, giáo viên, học sinh và sinh viên các cơ sở giáo dục trên địa bàn tỉnh; biên soạn tài liệu lồng ghép kiến thức và kỹ năng tham gia giao thông an toàn vào chương trình giảng dạy, hoạt động ngoại khóa trong các nhà trường và cơ sở giáo dục phù hợp với từng ngành học, cấp học.
9. Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố
- Tổ chức phát động và chỉ đạo triển khai, thực hiện phong trào “Toàn dân tham gia phát hiện, cung cấp các thông tin phản ánh các hành vi vi phạm trật tự, an toàn giao thông” đến cấp cơ sở, các khu dân cư, tổ dân phố, các cơ quan, doanh nghiệp, cơ sở giáo dục theo phân cấp quản lý đảm bảo kịp thời, nghiêm túc, hiệu quả.
- Hằng năm tổ chức sơ kết thực hiện phong trào “Toàn dân tham gia phát hiện, cung cấp các thông tin phản ánh các hành vi vi phạm trật tự, an toàn giao thông” trên toàn địa bàn, đồng thời đề xuất các cấp khen thưởng đối với tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông.
10. Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh, Cổng Thông tin điện tử tỉnh Bắc Ninh, Báo Bắc Ninh
Tiếp tục củng cố và nâng cao chất lượng các chuyên trang, chuyên mục phổ biến, giáo dục pháp luật về trật tự, an toàn giao thông và phong trào “Toàn dân tham gia phát hiện, cung cấp các thông tin phản ánh các hành vi vi phạm trật tự, an toàn giao thông”. Tăng thời lượng phát thanh, truyền hình, bài viết để tuyên truyền, phổ biến pháp luật và kiến thức về trật tự, an toàn giao thông, lồng ghép với nội dung tuyên truyền, vận động nhân dân tích cực phối hợp với lực lượng chức năng phát hiện, phản ánh các hành vi vi phạm về trật tự, an toàn giao thông cũng như kết quả công tác xử lý vi phạm của lực lượng chức năng sau khi tiếp nhận thông tin phản ánh.
V. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Căn cứ các nội dung nêu trong Kế hoạch này, các sở, ban, ngành, đoàn thể của tỉnh, Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố và các cơ quan, đơn vị liên quan có trách nhiệm:
- Xây dựng, triển khai Kế hoạch phát động phong trào “Toàn dân tham gia phát hiện, cung cấp các thông tin phản ánh các hành vi vi phạm trật tự, an toàn giao thông” trong cơ quan, đơn vị, địa bàn hành chính. Gửi Kế hoạch triển khai, thực hiện về Ủy ban nhân dân tỉnh (qua Công an tỉnh) trước ngày 15/11/2023 để tổng hợp.
- Định kỳ 6 tháng (trước ngày 15/6) và hàng năm (trước ngày 15/12), các đơn vị xây dựng báo cáo sơ kết thực hiện phong trào, báo cáo về Ủy ban nhân dân tỉnh (qua Phòng Cảnh sát giao thông - Công an tỉnh) để tổng hợp, báo cáo theo quy định.
2. Hằng năm, Ban An toàn giao thông tỉnh phối hợp với Công an tỉnh, Ban Thi đua - Khen thưởng tỉnh thống nhất phân bổ chỉ tiêu khen thưởng các cấp, đề xuất Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, quyết định và đề nghị Bằng khen của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh đối với các tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc, tiêu biểu trong thực hiện phong trào và công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông trên địa bàn tỉnh.
3. Công an tỉnh có trách nhiệm phối hợp với các sở, ban, ngành liên quan, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể của tỉnh, Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố thực hiện kế hoạch này; theo dõi, kiểm tra, đánh giá, tổng hợp tình hình triển khai thực hiện phong trào “Toàn dân tham gia phát hiện, cung cấp các thông tin phản ánh các hành vi vi phạm trật tự, an toàn giao thông” và báo cáo kết quả thực hiện theo quy định.
Quá trình thực hiện, nếu có khó khăn, vướng mắc, các đơn vị, địa phương báo cáo về Ủy ban nhân dân tỉnh (qua Phòng Cảnh sát giao thông - Công an tỉnh) để kịp thời hướng dẫn./.
| TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
- 1 Kế hoạch 3516/KH-UBND năm 2023 về phát động phong trào "Toàn dân tham gia phát hiện, cung cấp các thông tin, hình ảnh phản ánh vi phạm hành chính về trật tự, an toàn giao thông cho lực lượng Cảnh sát giao thông để xử lý theo quy định của pháp luật" trên địa bàn tỉnh Kon Tum
- 2 Kế hoạch 775/KH-UBND năm 2023 về phát động và xây dựng phong trào toàn dân tham gia phát hiện, cung cấp các thông tin, hình ảnh phản ánh vi phạm hành chính về trật tự, an toàn giao thông trên địa bàn tỉnh Nghệ An
- 3 Kế hoạch 207/KH-UBND năm 2023 phát động phong trào “Toàn dân tham gia phát hiện, cung cấp thông tin, hình ảnh phản ánh vi phạm hành chính về trật tự, an toàn giao thông” trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn