ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 39/KH-UBND | Mỹ Tho, ngày 29 tháng 3 năm 2010 |
KẾ HOẠCH
THỰC HIỆN ĐỀ ÁN “NÂNG CAO NHẬN THỨC CỘNG ĐỒNG VÀ QUẢN LÝ RỦI RO THIÊN TAI DỰA VÀO CỘNG ĐỒNG” TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH TIỀN GIANG ĐẾN NĂM 2020
Thực hiện Quyết định số 1002/QĐ-TTg ngày 13/7/2009 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án Nâng cao nhận thức cộng đồng và quản lý rủi ro thiên tai dựa vào cộng đồng.
Để tổ chức triển khai thực hiện nội dung Đề án”Nâng cao nhận thức cộng đồng và quản lý rủi ro thiên tai dựa vào cộng đồng” trên địa bàn tỉnh Tiền Giang đến năm 2020, Ủy ban nhân dân tỉnh xây dựng Kế hoạch thực hiện với những nội dung cụ thể như sau:
I. ĐÁNH GIÁ TỔNG QUAN, HIỆN TRẠNG
Tiền Giang là một trong những tỉnh nằm ở vùng đồng bằng sông Cửu Long thuộc vùng hạ nguồn sông Mê Công hàng năm phải gánh chịu nhiều loại hình thiên tai: lũ lụt, bão, lốc xoáy, hạn, mặn... Trong những năm gần đây, do tác động của quá trình biến đổi khí hậu toàn cầu, diễn biến thiên tai trên thế giới cũng như tại Việt Nam ngày càng phức tạp và nghiêm trọng, thiên tai đã xảy ra ở hầu hết các địa bàn trên phạm vi cả nước trong đó có tỉnh Tiền Giang. Đặc biệt, các trận lũ năm 1996, 2000, 2001, 2002, bão số 5 năm 1997, bão số 9 năm 2006 và lốc xoáy hàng năm trên địa bàn tỉnh đã gây ra nhiều tổn thất về người và tài sản, làm ảnh hưởng không nhỏ đến các hoạt động dân sinh, kinh tế - xã hội của tỉnh trong các năm qua.
Rút kinh nghiệm từ những thiệt hại trên, Tỉnh ủy, Ủy ban nhân dân tỉnh, Ban Chỉ huy phòng chống lụt bão và tìm kiếm cứu nạn tỉnh Tiền Giang đã quan tâm sâu xác hơn, đổi mới trong công tác chỉ đạo phòng, chống thiên tai. Từ đó, việc đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng trên địa bàn tỉnh đảm bảo phát triển kinh tế xã hội bền vững trong thiên tai theo kế hoạch đã được các cấp chính quyền quan tâm thực hiện. Bên cạnh đó, tỉnh Tiền Giang được sự hỗ trợ từ Trung ương đã triển khai nhiều chương trình, dự án về phòng ngừa và giảm nhẹ thiên tai (bao gồm dự án công trình và phi công trình) trên địa bàn tỉnh trong những năm qua đã đạt được những kết quả sau:
+ Công trình:
- Đầu tư dự án ngọt hóa Gò Công, dự án Phú Thạnh - Phú Đông và dự án Bảo Định.
- Nâng cấp đê biển Gò Công theo chương trình nâng cấp đê biển từ Quảng Ngãi đến Kiên Giang.
- Xây dựng các cụm tuyến dân cư vùng lũ.
- Xây dựng các ô đê bao chống lũ đầu vụ và ô bao bảo vệ vườn cây ăn trái theo chương trình dự án kiểm soát lũ.
- Dự án 5 kênh bắc Quốc lộ 1.
- Xây dựng các khu neo đậu tàu thuyền tránh, trú bão...
+ Phi công trình:
- Kiện toàn bộ máy Ban Chỉ huy phòng chống lụt bão và tìm kiếm cứu nạn các cấp.
- Tổ chức các lớp tập huấn để nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ làm công tác phòng chống lụt bão và giảm nhẹ thiên tai.
- Xây dựng lực lượng xung kích tìm kiếm cứu nạn của ngành và địa phương, tổ chức tập huấn và sẵn sàng ứng cứu.
- Quy hoạch mùa vụ sản xuất và giống cây trồng thích hợp với từng khu vực trong vùng nhằm tránh lũ, né mặn và tránh rầy.
- Trồng và chăm sóc, bảo vệ rừng phòng hộ ven biển và rừng tràm huyện Tân Phước...
Tuy nhiên, qua đánh giá chung nhận thức của cộng đồng dân cư về phòng ngừa giảm nhẹ thiên tai trên địa bàn tỉnh chưa cao. Đa số cán bộ các ngành, các cấp và bộ phận lớn người dân chưa hiểu rõ về hậu quả do thiên tai gây ra.
Một số địa phương, cơ quan đơn vị và người dân còn chủ quan trong việc phòng ngừa các hiện tượng thời tiết nguy hiểm, chưa chủ động trong việc chằng, chống nhà cửa, gia cố các công trình kết cấu hạ tầng phòng chống dông, lốc xoáy, bão, lũ lụt. Kinh nghiệm ứng phó với thiên tai đặc biệt là bão của các cấp chính quyền và người dân còn hạn chế.
Trong thời gian qua được sự quan tâm của các tổ chức trong và ngoài nước như: Ủy ban sông Mê Công Việt Nam, Tổ chức Liên minh cứu trợ Trẻ em tại Việt Nam, Tổ chức Oxfam Anh, Trung tâm Phòng chống thiên tai Châu Á (ADPC)... đã triển khai các hoạt động nâng cao nhận thức cộng đồng trên địa bàn tỉnh. Tuy nhiên các hoạt động của dự án triển khai trong thời gian ngắn, phạm vi hẹp chưa phủ khắp các vùng thiên tai nên nhận thức của người dân về phòng ngừa giảm nhẹ thiên tai chỉ được nâng cao trong các xã vùng dự án.
II. MỤC TIÊU
1. Mục tiêu chung
Nâng cao nhận thức cộng đồng và tổ chức có hiệu quả mô hình quản lý rủi ro thiên tai dựa vào cộng đồng cho các cấp, các ngành, nhất là chính quyền xã, phường, thị trấn và người dân sống ở khu vực thường xuyên và có nguy cơ ảnh hưởng bởi thiên tai nhằm giảm đến mức thấp nhất thiệt hại về người và tài sản, hạn chế sự phá hoại tài nguyên thiên nhiên, môi trường và di sản văn hóa do thiên tai gây ra, đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững kinh tế, ổn định xã hội, đảm bảo an ninh, quốc phòng trên địa bàn tỉnh.
2. Mục tiêu cụ thể
a) Nâng cao năng lực cho cán bộ chính quyền các cấp trực tiếp làm công tác phòng, chống thiên tai: đảm bảo đến năm 2020 có 100% cán bộ được tập huấn, nâng cao năng lực và trình độ về công tác phòng, chống và giảm nhẹ thiên tai.
b) Các xã, phường, thị trấn ở những khu vực thường xuyên và có nguy cơ cao xảy ra thiên tai xây dựng kế hoạch phòng tránh thiên tai, có hệ thống thông tin liên lạc và xây dựng lực lượng nòng cốt có chuyên môn, nghiệp vụ về quản lý, phòng chống và giảm nhẹ thiên tai, lực lượng tình nguyện viên để hướng dẫn và hỗ trợ nhân dân trong công tác phòng, chống và giảm nhẹ thiên tai.
- 80% số dân các phường, xã, thị trấn thuộc vùng thường xuyên bị thiên tai được phổ biến kiến thức phòng, chống lụt bão và giảm nhẹ thiên tai.
- Đưa kiến thức phòng tránh giảm nhẹ thiên tai lồng ghép vào chương trình đào tạo của trường học phổ thông.
III. NHIỆM VỤ VÀ PHÂN CÔNG TRÁCH NHIỆM
1. Nhiệm vụ
Nhằm đảm bảo tính đồng bộ và phát huy tối đa hiệu quả đầu tư, kế hoạch gồm 2 hợp phần có mối liên hệ mật thiết với nhau, bao gồm:
a) Hợp phần 1: nâng cao năng lực về quản lý, triển khai thực hiện các hoạt động quản lý thiên tai dựa vào cộng đồng cho cán bộ chính quyền các cấp.
Hợp phần 1 với mục tiêu đảm bảo 100% cán bộ các cấp trực tiếp làm công tác quản lý thiên tai dựa vào cộng đồng được tập huấn, nâng cao năng lực và trình độ về quản lý rủi ro thiên tai dựa vào cộng đồng. Bao gồm các hoạt động sau:
- Triển khai các văn bản pháp luật, hướng dẫn phù hợp và thống nhất về quản lý, triển khai thực hiện các hoạt động quản lý rủi ro thiên tai dựa vào cộng đồng ở các sở, ngành, các huyện, thành phố, thị xã, các xã, phường, thị trấn và tại cộng đồng dân cư.
- Thành lập, hoàn thiện bộ máy phòng, chống và giảm nhẹ thiên tai; tổ chức lực lượng ứng cứu chuyên nghiệp, lực lượng xung kích, bán chuyên trách các cấp, các ngành.
- Tổ chức các lớp đào tạo cho cộng đồng về quản lý từng loại thiên tai.
- Xây dựng, biên soạn các bộ tài liệu đào tạo về chính sách, cơ chế và các biện pháp phòng chống giảm nhẹ thiên tai. Các hoạt động triển khai quản lý rủi ro thiên tai dựa vào cộng đồng ở các cấp và cộng đồng dân cư. Các bước thực hiện quản lý rủi ro thiên tai dựa vào cộng đồng cho đội ngũ giảng viên, các cơ quan, cán bộ địa phương và cán bộ trực tiếp triển khai thực hiện quản lý rủi ro thiên tai dựa vào cộng đồng ở các cấp.
- Đưa chương trình đào tạo nâng cao năng lực cho cơ quan chính quyền và đội ngũ giảng viên chuyên nghiệp quản lý rủi ro thiên tai dựa vào cộng đồng.
- Trang bị các công cụ, thiết bị phục vụ công tác phòng, chống lụt bão, thiên tai cho các sở, ngành tỉnh, huyện, thành phố Mỹ Tho, thị xã Gò Công, xã, phường, thị trấn và bộ dụng cụ giảng dạy về quản lý rủi ro thiên tai dựa vào cộng đồng cho đội ngũ giảng dạy chuyên nghiệp.
- Cải tạo, nâng cấp và xây dựng mới trụ sở cơ quan chuyên trách về phòng, chống lụt bão và giảm nhẹ thiên tai cấp tỉnh.
b) Hợp phần 2: tăng cường truyền thông giáo dục, nâng cao năng lực cho cộng đồng về quản lý rủi ro thiên tai.
Hợp phần này với mục tiêu: tăng cường năng lực cho cộng đồng về giảm nhẹ thiên tai; trên 80% số dân các xã thuộc vùng thường xuyên bị thiên tai được phổ biến kiến thức về phòng, chống lụt bão và giảm nhẹ thiên tai. Bao gồm các hoạt động chủ yếu sau:
- Thành lập các tổ, nhóm triển khai thực hiện các hoạt động quản lý rủi ro thiên tai dựa vào cộng đồng.
- Xây dựng bản đồ cảnh báo thiên tai, tài liệu hướng dẫn các bước cơ bản về chuẩn bị, ứng phó và khắc phục hậu quả thiên tai tại từng khu vực cho mỗi cộng đồng dân cư.
- Biên soạn tờ bướm, tài liệu đào tạo, sổ tay hướng dẫn các hoạt động khẩn cấp và các hoạt động cụ thể cho cộng đồng để chủ động chuẩn bị, ứng phó và khắc phục hậu quả ứng với từng giai đoạn: trước, trong và sau khi thiên tai xảy ra phù hợp với đặc điểm của từng nhóm cộng đồng dân cư.
- Hàng năm, thu thập, cập nhật thông tin cho bản đồ cảnh báo thiên tai và tình trạng dễ bị tổn thương đối với cộng đồng dân cư khi thiên tai xảy ra.
- Hàng năm, xây dựng kế hoạch phòng, chống và quản lý rủi ro thiên tai có lồng ghép với tác động của biến đổi khí hậu tại cộng đồng.
- Hàng năm, tổ chức tập huấn, diễn tập về phòng, chống, giảm nhẹ thiên tai và quản lý rủi ro thiên tai cho cộng đồng dân cư (bao gồm cả trang thiết bị và dụng cụ hỗ trợ) tại các xã, phường, thị trấn, nhất là các địa bàn xung yếu như huyện Tân Phú Đông, huyện Gò Công Đông, huyện Gò Công Tây, huyện Cái Bè, huyện Cai Lậy và huyện Tân Phước…
- Xây dựng các chương trình quản lý và hoàn thiện hệ thống thông tin liên lạc, cảnh báo sớm, kịp thời về thiên tai trong cộng đồng dân cư, nhất là hệ thống thông tin ở các địa bàn ven biển, ven sông, vùng xung yếu, trũng thấp.
- Tuyên truyền qua các phương tiện truyền thông đại chúng như báo, đài, internet đồng thời nâng cao vai trò của trang thông tin điện tử trong hoạt động tuyên truyền, cập nhật thông tin và thu thập ý kiến phản hồi từ cộng đồng.
- Thiết lập hệ thống đánh giá và giám sát các hoạt động về phòng, chống và giảm nhẹ thiên tai trong cộng đồng.
- Tổ chức các lớp đào tạo cho cộng đồng về từng hoạt động cần thiết trong công tác quản lý rủi ro thiên tai tại cộng đồng theo từng đối tượng cụ thể trong cộng đồng dân cư như: học sinh, người lớn tuổi, công nhân, ngư dân…
- Phối hợp với các cơ quan, xí nghiệp, doanh nghiệp, tổ chức, đoàn thể tổ chức các hoạt động văn hóa, văn nghệ, các cuộc thi tìm hiểu về phòng, chống và giảm nhẹ thiên tai tại cộng đồng nhân các ngày lễ hội, hội nghị, đại hội…
- Xây dựng phong trào thi đua giữa các địa phương, hàng năm có tổng kết, đánh giá và nêu gương điển hình của các tập thể, cá nhân có đóng góp tích cực trong công tác phòng chống và giảm nhẹ thiên tai.
- Xây dựng các công trình quy mô nhỏ phục vụ công tác phòng, chống và giảm nhẹ thiên tai tại cộng đồng (đường tránh lũ, trường học, trạm y tế, nước sạch…).
2. Trách nhiệm cụ thể của các ngành các cấp
a) Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Thường trực Ban Chỉ huy Phòng, chống lụt, bão và tìm kiếm cứu nạn tỉnh) là cơ quan chủ trì tổ chức thực hiện kế hoạch có trách nhiệm:
- Tham mưu giúp Ủy ban nhân dân tỉnh thành lập Ban Quản lý dự án thực hiện Đề án Nâng cao nhận thức cộng đồng và quản lý rủi ro thiên tai dựa vào cộng đồng.
- Phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Ban Chỉ đạo phòng chống lụt bão Trung ương, các sở ngành tỉnh có liên quan và các địa phương xây dựng, đề xuất các giải pháp thực hiện kế hoạch hàng năm, 05 năm.
- Xây dựng kế hoạch thực hiện chi tiết. Hướng dẫn kiểm tra đôn đốc việc thực hiện kế hoạch.
- Tổ chức thanh tra, kiểm tra việc thực hiện kế hoạch tại các địa phương; định kỳ hàng năm sơ kết, đánh giá rút kinh nhiệm.
b) Các sở, ngành tỉnh: theo chức năng nhiệm vụ của mình phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố, thị xã để thực hiện kế hoạch này.
c) Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố Mỹ Tho, thị xã Gò Công:
- Tổ chức thực hiện các hoạt động có liên quan theo sự phân công trong Kế hoạch.
- Đảm bảo thực hiện đúng mục tiêu và có hiệu quả nguồn vốn của đề án, thực hiện chống tham nhũng và thất thoát vốn.
- Chủ động huy động nguồn lực của nhân dân trên địa bàn và lồng ghép các hoạt động liên quan của các chương trình khác trên địa bàn để thực hiện Kế hoạch.
- Thực hiện báo cáo định kỳ về tiến độ thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ của đề án trên địa bàn theo quy định.
d) Các tổ chức chính trị - xã hội, doanh nghiệp và nhân dân:
Các hoạt động về nâng cao nhận thức cộng đồng và quản lý rủi ro do thiên tai dựa vào cộng đồng là nhiệm vụ của toàn xã hội, do đó các tổ chức chính trị - xã hội, doanh nghiệp và nhân dân vận động các hội viên, thành viên trong tổ chức tích cực tham gia cùng với cộng đồng thực hiện tốt Kế hoạch này.
IV. THỜI GIAN VÀ ĐỊA ĐIỂM THỰC HIỆN
Kế hoạch dự kiến thực hiện trong 11 năm, bắt đầu từ năm 2010, kết thúc vào năm 2020 và được tổ chức thực hiện tại các xã, phường, thị trấn thường xuyên và có nguy cơ cao xảy ra thiên tai.
V. KINH PHÍ THỰC HIỆN
1. Tổng kinh phí thực hiện: (Phụ lục kèm theo).
Tổng kinh phí Kế hoạch thực hiện Đề án”Nâng cao nhận thức cộng đồng và quản lý rủi ro thiên tai dựa vào cộng đồng” trên địa bàn tỉnh Tiền Giang đến năm 2020 ước tính 34. 369 triệu đồng, trong đó:
- Kinh phí thực hiện giai đoạn 2010 - 2011 là: 7. 281 triệu đồng.
- Kinh phí thực hiện giai đoạn 2012 - 2015 là: 15. 050 triệu đồng.
- Kinh phí thực hiện giai đoạn 2016 - 2020 là: 12. 065 triệu đồng.
2. Cơ chế tài chính
- Nguồn vốn ngân sách Trung ương và ngân sách tỉnh là 18. 902, 95 triệu đồng chiếm 55%.
- Vốn tài trợ không hoàn lại từ các Chính phủ và các tổ chức quốc tế là 13. 747, 6 triệu đồng, chiếm 40%.
- Vốn dân đóng góp là 1. 718, 45 triệu đồng, chiếm 5%.
VI. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Thường trực Ban Chỉ huy phòng, chống lụt, bão và tìm kiếm cứu nạn tỉnh (Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh) là cơ quan chủ trì tổ chức thực hiện kế hoạch này, có trách nhiệm
Xác định mục tiêu, nội dung, kinh phí cần thiết, các giải pháp, biện pháp cần thực hiện hàng năm, 05 năm; phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh, Sở Tài chính tỉnh đề xuất kinh phí đầu tư trình Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt;
Hướng dẫn kiểm tra, đôn đốc các sở, ngành tỉnh, các huyện, thành phố, thị xã việc thực hiện Kế hoạch. Định kỳ hàng năm tổ chức sơ kết, đánh giá rút kinh nghiệm, tổng hợp báo cáo kết quả, tiến độ cho Ủy ban nhân dân tỉnh và Ban Chỉ đạo Phòng chống lụt bão Trung ương.
2. Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh chủ trì triển khai nội dung Kế hoạch thực hiện Đề án Nâng cao nhận thức cộng đồng và quản lý thiên tai dựa vào cộng đồng liên quan đến lĩnh vực phòng, chống và khắc phục hậu quả động đất, sóng thần.
3. Sở Tài chính chủ trì, phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư, Thường trực Ban Chỉ huy phòng, chống lụt, bão và tìm kiếm cứu nạn tỉnh cân đối bố trí vốn từ ngân sách và các nguồn huy động khác để thực hiện có hiệu quả các nội dung của Kế hoạch.
4. Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh phối hợp với Thường trực Ban Chỉ huy phòng, chống lụt, bão và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh biên soạn tài liệu và đưa nội dung phòng, chống và giảm nhẹ thiên tai lồng ghép vào các môn học để giảng dạy ở các trường học phổ thông.
5. Các sở, ngành tỉnh theo chức năng, nhiệm vụ có trách nhiệm phối hợp với Thường trực Ban Chỉ huy phòng, chống lụt, bão và tìm kiếm cứu nạn tỉnh, các huyện, thành phố Mỹ Tho, thị xã Gò Công để tổ chức thực hiện Kế hoạch này.
6. Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố Mỹ Tho, thị xã Gò Công:
- Xây dựng chương trình thực hiện Kế hoạch nhằm nâng cao nhận thức cộng đồng và quản lý thiên tai dựa vào cộng đồng tại địa phương mình.
- Chủ động huy động các nguồn lực bổ sung, lồng ghép với các hoạt động có liên quan đến cộng đồng dân cư và quản lý rủi ro thiên tai, chương trình đầu tư, phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn để đạt được mục tiêu của Kế hoạch.
- Đảm bảo sử dụng đúng mục tiêu, có hiệu quả kinh phí đầu tư, thực hiện chống lãng phí, thất thoát vốn.
- Tổ chức phổ biến, tuyên truyền, vận động các tầng lớp nhân dân, trước hết người dân ở các khu vực thường xuyên bị thiên tai, có nguy cơ ảnh hưởng trực tiếp bởi thiên tai ý thức chủ động phòng, chống và tích cực tham gia các hoạt động quản lý rủi ro thiên tai tại cộng đồng nhằm góp phần giảm nhẹ thiệt hại khi thiên tai xảy ra.
- Xác định địa bàn xung yếu, nội dung ưu tiên thực hiện Kế hoạch theo từng giai đoạn, báo cáo định kỳ về tiến độ thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ của Kế hoạch trên địa bàn các huyện, thành phố Mỹ Tho, thị xã Gò Công theo quy định.
7. Đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Tiền Giang, Hội chữ Thập đỏ Việt Nam tỉnh Tiền Giang, các đoàn thể tỉnh, Báo ấp Bắc và Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh phối hợp với Thường trực Ban Chỉ huy phòng, chống lụt, bão và tìm kiếm cứu nạn tỉnh, các sở, ngành tỉnh, các huyện, thành phố Mỹ Tho, thị xã Gò Công tăng cường thông tin, tuyên truyền, tham gia phổ biến, hướng dẫn các hoạt động liên quan đến việc nâng cao nhận thức cộng đồng và quản lý rủi ro thiên tai dựa vào cộng đồng cho các giới, các tầng lớp nhân dân trên địa bàn tỉnh; ngoài sự đầu tư của nhà nước, tổ chức vận động các doanh nghiệp cùng tham gia đóng góp nguồn lực để triển khai Kế hoạch này đạt hiệu quả cao.
Trên đây là kế hoạch tổ chức triển khai thực hiện Đề án”Nâng cao nhận thức cộng đồng và quản lý rủi ro thiên tai dựa vào cộng đồng” trên địa bàn tỉnh Tiền Giang đến năm 2020. Trong quá trình thực hiện có gì khó khăn vướng mắc, cần chỉnh sửa bổ sung, đề nghị Thủ trưởng các sở, ngành, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố Mỹ Tho, thị xã Gò Công chủ động báo cáo và gửi về Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổng hợp, đề xuất Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, quyết định. /.
| TM. ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH |
- 1 Quyết định 302/QĐ-UBND năm 2016 công bố thiên tai xâm nhập mặn trên địa bàn tỉnh Tiền Giang
- 2 Công văn 3092/UBND-NNNT năm 2015 về tập trung chỉ đạo triển khai xây dựng kế hoạch phòng, chống thiên tai các cấp trên địa bàn do ủy ban nhân dân Thành phố Hà Nội ban hành
- 3 Quyết định 1425/QĐ-UBND năm 2013 phê duyệt Kế hoạch thực hiện Đề án "Nâng cao nhận thức cộng đồng và Quản lý rủi ro thiên tai dựa vào cộng đồng" của tỉnh Bắc Giang năm 2014
- 4 Kế hoạch 50/KH-UBND thực hiện Đề án Nâng cao nhận thức cộng đồng và quản lý rủi ro thiên tai dựa vào cộng đồng tỉnh Tuyên Quang năm 2013
- 5 Công văn 1313/UBND-NN đề nghị hỗ trợ kinh phí thực hiện Đề án "Nâng cao nhận thức cộng đồng và quản lý rủi ro thiên tai dựa vào cộng đồng" năm 2013 do tỉnh Bắc Giang ban hành
- 6 Quyết định 1623/QĐ-UBND năm 2013 Kế hoạch thực hiện Đề án Nâng cao nhận thức cộng đồng và Quản lý rủi ro thiên tai dựa vào cộng đồng giai đoạn 2013 - 2015 trên địa bàn tỉnh Quảng Nam
- 7 Kế hoạch 17/KH-UBND năm 2012 thực hiện Đề án Nâng cao nhận thức cộng đồng và quản lý rủi ro thiên tai dựa vào cộng đồng trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng
- 8 Kế hoạch 24/KH-UBND năm 2009 thực hiện Đề án Nâng cao nhận thức cộng đồng và quản lý rủi ro thiên tai dựa vào cộng đồng do tỉnh Tuyên Quang ban hành
- 9 Quyết định 1002/QĐ-TTg năm 2009 phê duyệt Đề án Nâng cao nhận thức cộng đồng và quản lý rủi ro thiên tai dựa vào cộng đồng do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 1 Công văn 1313/UBND-NN đề nghị hỗ trợ kinh phí thực hiện Đề án "Nâng cao nhận thức cộng đồng và quản lý rủi ro thiên tai dựa vào cộng đồng" năm 2013 do tỉnh Bắc Giang ban hành
- 2 Quyết định 1623/QĐ-UBND năm 2013 Kế hoạch thực hiện Đề án Nâng cao nhận thức cộng đồng và Quản lý rủi ro thiên tai dựa vào cộng đồng giai đoạn 2013 - 2015 trên địa bàn tỉnh Quảng Nam
- 3 Kế hoạch 50/KH-UBND thực hiện Đề án Nâng cao nhận thức cộng đồng và quản lý rủi ro thiên tai dựa vào cộng đồng tỉnh Tuyên Quang năm 2013
- 4 Kế hoạch 24/KH-UBND năm 2009 thực hiện Đề án Nâng cao nhận thức cộng đồng và quản lý rủi ro thiên tai dựa vào cộng đồng do tỉnh Tuyên Quang ban hành
- 5 Quyết định 1425/QĐ-UBND năm 2013 phê duyệt Kế hoạch thực hiện Đề án "Nâng cao nhận thức cộng đồng và Quản lý rủi ro thiên tai dựa vào cộng đồng" của tỉnh Bắc Giang năm 2014
- 6 Công văn 3092/UBND-NNNT năm 2015 về tập trung chỉ đạo triển khai xây dựng kế hoạch phòng, chống thiên tai các cấp trên địa bàn do ủy ban nhân dân Thành phố Hà Nội ban hành
- 7 Kế hoạch 17/KH-UBND năm 2012 thực hiện Đề án Nâng cao nhận thức cộng đồng và quản lý rủi ro thiên tai dựa vào cộng đồng trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng
- 8 Quyết định 302/QĐ-UBND năm 2016 công bố thiên tai xâm nhập mặn trên địa bàn tỉnh Tiền Giang