Hệ thống pháp luật
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH BẮC GIANG
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 417/KH-UBND

Bắc Giang, ngày 01 tháng 09 năm 2021

 

KẾ HOẠCH

THỰC HIỆN CHỈ THỊ SỐ 05-CT/TU NGÀY 05/5/2021 CỦA BAN THƯỜNG VỤ TỈNH ỦY VỀ NÂNG CAO NĂNG LỰC CÔNG TÁC Y TẾ DỰ PHÒNG, ĐÁP ỨNG YÊU CẦU TRONG TÌNH HÌNH MỚI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BẮC GIANG

Thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TU ngày 05/5/2021 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Bắc Giang về nâng cao năng lực công tác y tế dự phòng, đáp ứng yêu cầu trong tình hình mới (sau đây gọi chung là Chỉ thị 05-CT/TU).

UBND tỉnh Bắc Giang xây dựng Kế hoạch thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TU ngày 05/5/2021 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về nâng cao năng lực công tác y tế dự phòng, đáp ứng yêu cầu trong tình hình mới trên địa bàn tỉnh như sau:

I. CĂN CỨ XÂY DỰNG KẾ HOẠCH

- Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm ngày 21/11/2007;

- Nghị quyết số 20-NQ/TW ngày 25/10/2017 của Hội nghị lần thứ sáu Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII về tăng cường công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân trong tình hình mới;

- Nghị quyết số 139/NQ-CP ngày 31/12/2017 của Chính phủ Ban hành Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết số 20-NQ/TW ngày 25/10/2017 của Hội nghị lần thứ sáu Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII về tăng cường công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân trong tình hình mới;

- Thông tư số 26/2017/TT-BYT ngày 26/6/2021 của Bộ Y tế Hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;

- Thông tư số 07/2021/TT-BYT ngày 27/5/2021 của Bộ Y tế Hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Trung tâm Y tế huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;

- Kế hoạch số 1656/KH-UBND ngày 22/5/2017 của UBND tỉnh thực hiện Đề án xây dựng và phát triển mạng lưới y tế cơ sở trong tình hình mới trên địa bàn tỉnh Bắc Giang;

- Kế hoạch số 45-KH/TU ngày 15/3/2018 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Bắc Giang thực hiện Nghị quyết Trung ương 6 (khóa XII) về tăng cường công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe Nhân dân và công tác dân số trong tình hình mới;

- Kế hoạch số 90/KH-UBND của UBND tỉnh Bắc Giang triển khai thực hiện Nghị quyết số 139/NQ-CP ngày 31/12/2017, Nghị quyết số 137/NQ-CP ngày 31/12/2017 của Chính phủ và Kế hoạch số 45-KH/TU ngày 15/3/2018 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Bắc Giang thực hiện Nghị quyết Trung ương 6 (khóa XII) về tăng cường công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe Nhân dân và công tác dân số trong tình hình mới;

- Kế hoạch số 117/KH-UBND ngày 30/5/2019 của UBND tỉnh Bắc Giang về phát triển giường bệnh của các cơ sở y tế tỉnh Bắc Giang giai đoạn 2020 - 2025 và tầm nhìn đến năm 2030;

- Nghị quyết số 11/2020/NQ-HĐND ngày 09/7/2020 của HĐND tỉnh Bắc Giang về việc hỗ trợ đào tạo, thu hút nguồn nhân lực y tế tỉnh Bắc Giang giai đoạn 2021 - 2025;

- Chỉ thị số 05-CT/TU ngày 05/5/2021 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Bắc Giang về nâng cao năng lực công tác y tế dự phòng, đáp ứng yêu cầu trong tình hình mới.

II. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Mục đích

- Xác định rõ các mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm trong giai đoạn 2021 - 2030 về nâng cao năng lực công tác y tế dự phòng, tạo bước chuyển biến rõ nét về năng lực dự báo, cảnh báo sớm, giám sát, phát hiện các bệnh truyền nhiễm, chủ động ứng phó với các tình huống khẩn cấp; tăng cường quản lý các bệnh không lây nhiễm, bệnh nghề nghiệp; cải thiện chất lượng các yếu tố ảnh hưởng tới sức khỏe (môi trường, dinh dưỡng, thực phẩm, nước sinh hoạt…) góp phần bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe Nhân dân, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.

- Tiếp tục kiện toàn, hoàn thiện tổ chức bộ máy, mạng lưới y tế dự phòng và đào tạo cán bộ làm công tác y tế dự phòng đảm bảo đủ năng lực, đáp ứng yêu cầu trong tình hình mới.

2. Yêu cầu

- Triển khai đầy đủ các nội dung Chỉ thị số 05-CT/TU ngày 05/5/2021 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy đến các địa phương, cơ quan, đơn vị trên địa bàn tỉnh.

- Xác định rõ vai trò, trách nhiệm của các ngành, các cấp, các đơn vị đối với công tác y tế dự phòng; công tác này phải được thực hiện thường xuyên, liên tục và là nhiệm vụ trọng tâm của cả hệ thống chính trị.

III. NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP

1. Công tác lãnh đạo, chỉ đạo về y tế dự phòng

Chỉ thị số 05-CT/TU ngày 05/5/2021 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy xác định y tế dự phòng là then chốt, y tế cơ sở là nền tảng. Các sở, ngành và UBND các huyện, thành phố cần đưa nội dung, nhiệm vụ nâng cao năng lực y tế dự phòng vào chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội hàng năm, 5 năm của sở, ngành, địa phương. Đồng thời, đề ra các giải pháp cụ thể, hữu hiệu, bố trí nguồn lực thực hiện để đạt các mục tiêu theo Chỉ thị số 05-CT/TU, bao gồm các chỉ tiêu về: Tỷ lệ tiêm chủng mở rộng; giảm tỷ suất tử vong ở trẻ em dưới 1 tuổi; giảm tỷ suất tử vong ở trẻ em dưới 5 tuổi; tỷ lệ dân số được quản lý sức khỏe; mở rộng triển khai thực hiện quản lý, điều trị một số bệnh không lây nhiễm tại trạm y tế xã, phường, thị trấn; phấn đấu đến năm 2030 cơ bản chấm dứt dịch bệnh AIDS, lao và loại trừ sốt rét.

2. Củng cố tổ chức mạng lưới y tế dự phòng

- Tuyến tỉnh:

Thành lập và đưa vào hoạt động Trung tâm Bệnh nhiệt đới thuộc Bệnh viện Đa khoa tỉnh với quy mô 50 giường bệnh, có khả năng cách ly, điều trị, chăm sóc một số bệnh truyền nhiễm nhóm A, nhóm B. Thời gian hoàn thành trong năm 2021. Sau đó tiếp tục phát triển mở rộng quy mô đạt 100 giường bệnh trong giai đoạn 2026 - 2030.

Phát triển Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh có khả năng thực hiện đầy đủ chức năng, nhiệm vụ theo Thông tư số 26/2017/TT-BYT ngày 26/6/2021 của Bộ Y tế và ngang tầm với một số tỉnh, thành phố lớn. Giai đoạn 2026 - 2030, xây dựng Labo xét nghiệm của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh đạt ISO 15189 và đạt Tiêu chuẩn an toàn sinh học cấp 3.

- Tuyến huyện:

Duy trì mô hình trung tâm y tế huyện, thành phố đa chức năng (gồm khám chữa bệnh, y tế dự phòng và dân số - kế hoạch hóa gia đình). Kiện toàn các khoa, phòng theo Thông tư số 07/2021/TT-BYT ngày 27/5/2021 của Bộ Y tế; ngoài phát triển các khoa lâm sàng, cận lâm sàng; cần phải chú trọng phát triển các khoa: Kiểm soát bệnh tật và HIV/AIDS, Y tế công cộng, Dinh dưỡng.

Nâng cấp, mở rộng quy mô khoa truyền nhiễm của trung tâm y tế tuyến huyện, trung bình mỗi trung tâm y tế huyện có khoảng 20 - 30 giường cách ly, điều trị bệnh nhân truyền nhiễm.

- Tuyến xã:

Củng cố, nâng cao hiệu quả hoạt động của các trạm y tế xã, phường, thị trấn, tập trung vào các nhiệm vụ chính thuộc lĩnh vực y tế dự phòng và chăm sóc sức khỏe ban đầu: Theo dõi, tư vấn về sức khỏe; chăm sóc giảm nhẹ; phục hồi chức năng; chăm sóc sức khỏe người cao tuổi, bà mẹ, trẻ em; mở rộng phạm vi triển khai quản lý, điều trị ngoại trú một số bệnh không lây nhiễm; lập hồ sơ khám, quản lý sức khỏe cho người dân trên địa bàn.

Triển khai xây dựng mô hình thí điểm trạm y tế tuyến xã hoạt động theo nguyên lý y học gia đình làm nhiệm vụ chăm sóc sức khỏe ban đầu, phòng bệnh và khám, chữa bệnh cho Nhân dân trên địa bàn.

Duy trì 100% thôn/bản/tổ dân phố có nhân viên y tế hoạt động.

- Khuyến khích y tế tư nhân tham gia cung ứng các dịch vụ y tế dự phòng như: Tiêm chủng, dinh dưỡng, quản lý, điều trị bệnh không lây nhiễm, các dịch vụ phòng ngừa, kiểm soát bệnh truyền nhiễm (diệt côn trùng, khử trùng, khử khuẩn), sản xuất trang thiết bị, vật tư y tế, phương tiện phòng hộ và các dịch vụ về y tế dự phòng khác.

3. Đào tạo và phát triển nhân lực y tế dự phòng

3.1. Tuyển dụng cán bộ y tế dự phòng:

- Hằng năm, ngành y tế thực hiện rà soát nhu cầu cán bộ y tế dự phòng để đưa vào kế hoạch tuyển dụng viên chức bảo đảm đủ về số lượng, cơ cấu, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ phù hợp với đề án vị trí việc làm. Trong đó ưu tiên chỉ tiêu tuyển dụng đối với các đối tượng là bác sỹ y học dự phòng, bác sỹ gia đình, bác sỹ chuyên ngành truyền nhiễm về công tác tại tỉnh.

- Đối với hệ thống y tế thôn, bản: Thực hiện tuyển chọn theo hướng nhân viên y tế và dân số có thể kiêm thêm các công việc khác ở thôn, bản, tổ dân phố và được đào tạo chuẩn hóa theo đúng quy định của Bộ Y tế.

3.2. Đào tạo nâng cao năng lực cán bộ y tế dự phòng:

Tiếp tục thực hiện hiệu quả Nghị quyết số 11/2020/NQ-HĐND ngày 09/7/2020 của HĐND tỉnh Bắc Giang về việc hỗ trợ đào tạo, thu hút nguồn nhân lực y tế tỉnh Bắc Giang giai đoạn 2021 - 2025. Phấn đấu đến năm 2025, tỷ lệ lãnh đạo phụ trách lĩnh vực y tế dự phòng và trưởng các khoa lĩnh vực y tế dự phòng có trình độ chuyên môn sau đại học với chuyên ngành đào tạo phù hợp đạt 80%, đến năm 2030 đạt 100%. Chú trọng các loại hình sau:

- Đào tạo trình độ sau đại học (chuyên khoa I, chuyên khoa II, thạc sĩ, tiến sĩ):

Đối tượng: Viên chức làm công tác y tế dự phòng tại các đơn vị sự nghiệp công lập.

Số lượng: Trung bình mỗi năm cử đào tạo từ 5 - 10 người.

- Đào tạo kỹ thuật mới thuộc lĩnh vực y tế dự phòng:

Đối tượng: Viên chức làm công tác y tế dự phòng tại các đơn vị sự nghiệp công lập.

Nội dung: Đào tạo kỹ thuật xét nghiệm thuộc lĩnh vực y tế dự phòng; tiêm chủng; kỹ năng phân tích, dự báo dịch bệnh; giám sát, truy vết, điều tra ca bệnh, ổ dịch; kỹ năng đáp ứng nhanh trong tình huống khẩn cấp (thảm họa, thiên tai, dịch bệnh).

Số lượng: Trung bình mỗi năm cử đi đào tạo 10 - 20 người.

- Đào tạo liên thông trình độ bác sĩ y học dự phòng:

Đối tượng: Viên chức có trình độ y sĩ làm công tác y tế dự phòng tại các đơn vị sự nghiệp công lập.

Số lượng: Trung bình mỗi năm cử đào tạo từ 3 - 5 người.

- Đào tạo liên tục lĩnh vực y tế dự phòng: Hằng năm, ngành y tế xây dựng kế hoạch và tổ chức triển khai các lớp đào tạo liên tục để nâng cao năng lực chuyên môn y tế dự phòng thuộc từng lĩnh vực cụ thể cho nhân viên y tế tại các tuyến.

- Đào tạo nhân viên y tế thôn, bản: Hằng năm, UBND các huyện, thành phố xây dựng kế hoạch và phối hợp với Sở Y tế tổ chức đào tạo trình độ cơ bản cho nhân viên y tế thôn, bản để chuẩn hóa theo quy định của Bộ Y tế.

3.3. Thực hiện chế độ chính sách đối với cán bộ y tế dự phòng:

Thực hiện đầy đủ, kịp thời các chế độ, chính sách ưu đãi của Nhà nước đối với cán bộ y tế dự phòng, y tế cơ sở kết hợp với các chính sách của ngành y tế và đơn vị sử dụng cán bộ y tế dự phòng về cử đi đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn; chuẩn hóa chức danh nghề nghiệp viên chức y tế dự phòng; thi đua khen thưởng; nâng lương; chi tăng thu nhập (nếu có) để khuyến khích nâng cao năng lực, tinh thần trách nhiệm của đội ngũ cán bộ y tế dự phòng, y tế cơ sở.

4. Nâng cao chất lượng hoạt động chuyên môn y tế dự phòng

4.1. Kiểm soát bệnh truyền nhiễm và đáp ứng các tình huống khẩn cấp:

a) Củng cố vững chắc hệ thống tiêm chủng:

Củng cố hệ thống tiêm chủng từ tỉnh đến cơ sở và khuyến khích phát triển cơ sở dịch vụ tiêm chủng tư nhân, trọng tâm là:

- Tăng cường đầu tư để củng cố hệ thống dây chuyền lạnh bảo quản vắc xin đảm bảo đủ điều kiện cung ứng các loại vắc xin phòng các bệnh truyền nhiễm thường gặp phục vụ nhu cầu tiêm chủng trên địa bàn tỉnh.

- Duy trì nâng cao năng lực và tính chuyên nghiệp của mạng lưới nhân viên chuyên trách tiêm chủng từ tỉnh đến cơ sở.

- Phát triển đa dạng các dịch vụ tiêm chủng trên địa bàn tỉnh, bao gồm: Tiêm chủng theo Chương trình tiêm chủng mở rộng của Nhà nước, tiêm chủng dịch vụ tại cơ sở y tế công lập và cơ sở ngoài công lập để đạt mục tiêu tỷ lệ tiêm chủng đầy đủ theo Chỉ thị số 05-CT/TU.

- Kiện toàn hệ thống giám sát, điều tra, đánh giá kết quả, hiệu quả sau tiêm chủng và những phản ứng bất lợi, tai biến sau tiêm chủng; báo cáo kịp thời đầy đủ các trường hợp phản ứng, tai biến nặng và tử vong sau tiêm chủng.

- Duy trì kết quả thanh toán bệnh bại liệt, loại trừ uốn ván sơ sinh; loại trừ bệnh phong cấp tỉnh theo tiêu chuẩn của Tổ chức Y tế thế giới; kết quả loại trừ bệnh sốt rét và tiến tới mục tiêu loại trừ bệnh sởi.

b) Nâng cao năng lực chuyên môn phòng, chống dịch bệnh và đáp ứng các tình huống khẩn cấp:

- Chú trọng đào tạo nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ y tế làm công tác giám sát, điều tra, phân tích, dự báo bệnh truyền nhiễm tại các tuyến.

- Trên cơ sở thành lập Trung tâm Bệnh nhiệt đới thuộc Bệnh viện Đa khoa tỉnh để phát triển một số kỹ thuật cao trong chẩn đoán, điều trị, hồi sức một số bệnh truyền nhiễm nhóm A, nhóm B giảm chuyển tuyến Trung ương. Đồng thời, thành lập đơn vị hồi sức tích cực chăm sóc bệnh nhân nặng (ICU) tại Bệnh viện đa khoa tỉnh quy mô 70 - 100 giường bệnh.

- Tiếp tục củng cố, duy trì các tiêu chuẩn của Labo xét nghiệm của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh đạt an toàn sinh học cấp 2; sau khi hoàn thành xây dựng cơ sở mới sẽ tiến hành xây dựng Labo xét nghiệm của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh đạt ISO 15189 và đạt Tiêu chuẩn an toàn sinh học cấp 3, có khả năng phân lập được vi rút, vi khuẩn, giải trình tự gen, phát hiện, xác định nhanh các tác nhân gây bệnh dịch nguy hiểm, xét nghiệm độc chất, hóa chất tồn dư trong thuốc, thực phẩm, mỹ phẩm, nước sinh hoạt.

- Đào tạo cán bộ y tế tuyến huyện về chuyên khoa bệnh truyền nhiễm để triển khai thường quy kỹ thuật chẩn đoán, điều trị một số bệnh truyền nhiễm hay gặp tại các trung tâm y tế huyện.

- Thường xuyên kiện toàn Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch các cấp, giao ngành y tế là cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo; gắn nhiệm vụ phòng, chống dịch bệnh của thành viên Ban Chỉ đạo với thực hiện nhiệm vụ chính trị được giao; đặc biệt phát huy tính chủ động tham mưu, đề xuất của ngành y tế trong công tác phòng, chống dịch bệnh tại mỗi địa phương.

- Tiếp tục duy trì mô hình lực lượng đội/tổ cơ động phòng, chống dịch, đội/tổ đáp ứng nhanh tại các cơ sở y tế, địa bàn dân cư; định kỳ hàng năm tổ chức tập huấn, bồi dưỡng, diễn tập kỹ năng về phòng chống dịch cho các lực lượng này để sẵn sàng huy động khi cần thiết.

- Hằng năm, ngành y tế tiến hành rà soát, bổ sung cơ số phòng, chống dịch theo quy định; xây dựng phương án đảm bảo trang thiết bị, thuốc, hóa chất, vật tư tiêu hao, phương tiện phòng hộ, sinh phẩm sẵn sàng đáp ứng khi có dịch, bệnh xảy ra.

4.2. Tăng cường kiểm soát yếu tố nguy cơ và quản lý, điều trị các bệnh không lây nhiễm:

- Triển khai lồng ghép các hoạt động can thiệp kiểm soát các yếu tố nguy cơ của bệnh không lây nhiễm như: Chế độ dinh dưỡng hợp lý; bảo đảm an toàn thực phẩm; vận động toàn dân giữ gìn vệ sinh môi trường; không hút thuốc lá, không lạm dụng rượu, bia; tổ chức khám, tư vấn và xét nghiệm sàng lọc phát hiện sớm bệnh không lây nhiễm tại cộng đồng để chuyển người bệnh đến cơ sở y tế quản lý, điều trị.

- Tiếp tục thực hiện tốt Kế hoạch số 1364/KH-UBND ngày 26/5/2015 của UBND tỉnh về Chiến lược quốc gia phòng, chống bệnh ung thư, tim mạch, đái tháo đường, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, hen phế quản và các bệnh không lây nhiễm khác giai đoạn 2015 - 2025. Xây dựng Đề án quản lý và điều trị ngoại trú bệnh không lây nhiễm, một số bệnh mạn tính trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2021-2030.

- Mở rộng phạm vi các loại bệnh không lây nhiễm được quản lý, điều trị tại y tế cơ sở. Phấn đấu từ năm 2025 trở đi 100% trạm y tế xã/phường/thị trấn thực hiện dự phòng, quản lý, điều trị một số bệnh không lây nhiễm.

4.3. Tăng cường kiểm soát chất lượng an toàn thực phẩm:

- Tăng cường phối hợp giữa các ngành và các địa phương trong công tác đảm bảo an toàn thực phẩm theo Quyết định số 15/2019/QĐ-UBND tỉnh ngày 27/6/2019 của UBND tỉnh Quy định phân cấp và trách nhiệm về ATTP thuộc lĩnh vực y tế trên địa bàn tỉnh và Quyết định số 23/2021/QĐ-UBND ngày 01/7/2021 của UBND tỉnh sửa đổi, bổ sung một số điểm, khoản của Điều 3 Quyết định số 15/2019/QĐ-UBND ngày 27/6/2019.

- Từng bước kiểm soát an toàn thực phẩm dựa trên việc xây dựng, phát triển các mô hình chuỗi cung ứng thực phẩm an toàn và truy xuất nguồn gốc thực phẩm; tăng cường thanh tra, kiểm tra chuyên ngành và liên ngành tại các cơ sở sản xuất, kinh doanh và chế biến thực phẩm.

4.4. Chăm sóc sức khỏe người cao tuổi, người lao động, phòng chống bệnh nghề nghiệp, quản lý chất lượng nước sạch:

- Tiếp tục triển khai Kế hoạch số 3459/KH-UBND ngày 09/10/2017 của UBND tỉnh về thực hiện Đề án chăm sóc sức khỏe người cao tuổi trên địa bàn tỉnh Bắc Giang giai đoạn 2017 - 2025. Xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện Chương trình chăm sóc sức khỏe người cao tuổi đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh theo Quyết định số 1579/QĐ-TTg ngày 13/10/2020 của Thủ tướng Chính phủ.

- Xây dựng và thành lập Bệnh viện Lão khoa với quy mô 300 giường bệnh trong giai đoạn 2026 - 2030.

- Tiếp tục triển khai Kế hoạch số 1593/KH-UBND ngày 16/4/2021 của UBND tỉnh về chăm sóc và nâng cao sức khỏe người lao động, phòng chống bệnh nghề nghiệp tỉnh Bắc Giang giai đoạn 2021 - 2030.

- Tiếp tục triển khai các hoạt động thuộc Chương trình “Mở rộng quy mô vệ sinh và nước sạch nông thôn dựa trên kết quả đầu ra” do Ngân hàng Thế giới tài trợ.

4.5. Phòng, chống HIV/AIDS:

- Tiếp tục thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp để khống chế tỷ lệ nhiễm HIV trong cộng đồng dân cư và giảm tỷ lệ mắc mới. Mở rộng các dịch vụ khám, tư vấn xét nghiệm phát hiện người nhiễm HIV để giới thiệu tiếp cận sớm điều trị ARV. Mở rộng tiếp nhận người nghiện chích ma túy vào điều trị tại các cơ sở Methadone. Phấn đấu đến năm 2030, cơ bản chấm dứt dịch bệnh AIDS trên địa bàn tỉnh.

- Xây dựng kế hoạch thực hiện Đề án đảm bảo tài chính cho các hoạt động phòng, chống HIV/AIDS tại tỉnh Bắc Giang giai đoạn 2021 - 2030.

4.6. Tăng cường hoạt động truyền thông giáo dục sức khỏe:

- Tăng cường truyền thông giáo dục sức khỏe nhằm nâng cao nhận thức, thay đổi hành vi của mỗi cá nhân và cộng đồng trong việc thực hiện lối sống lành mạnh, dinh dưỡng hợp lý, hạn chế tác hại của thuốc lá, rượu, bia, đồ uống có cồn; giữ gìn vệ sinh môi trường sống; sử dụng nước sạch, hợp vệ sinh; xây dựng nếp sống văn minh, xóa bỏ các tập tục ảnh hưởng xấu đến sức khỏe; lợi ích của tiêm chủng; khám, sàng lọc phát hiện sớm bệnh, tật; chính sách về chăm sóc sức khỏe người cao tuổi, sức khỏe tiền hôn nhân, sức khỏe sinh sản vị thành niên/thanh niên, sàng lọc trước sinh, sàng lọc sơ sinh.

- Phát động phong trào toàn dân rèn luyện sức khỏe, tập luyện thể dục, thể thao theo gương Bác Hồ vĩ đại kết hợp với chế độ dinh dưỡng hợp lý để nâng cao sức khỏe, tầm vóc và thể lực, nhất là học sinh trong các trường học.

5. Đẩy mạnh hoạt động nghiên cứu, ứng dụng khoa học và công nghệ trong lĩnh vực y tế dự phòng, chăm sóc sức khỏe Nhân dân

- Triển khai từ 01 - 02 đề tài nghiên cứu khoa học cấp nhà nước hoặc cấp tỉnh thuộc lĩnh vực y tế dự phòng, kiểm soát bệnh tật.

- Tích cực áp dụng và chuyển giao kỹ thuật mới trong lĩnh vực y tế dự phòng, gồm: Tiếp nhận chuyển giao kỹ thuật mới từ tuyến Trung ương về tuyến tỉnh và đào tạo, hỗ trợ chuyển giao kỹ thuật mới từ tuyến tỉnh về tuyến huyện và y tế tư nhân.

- Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin và thực hiện chuyển đổi số trong hoạt động y tế dự phòng, y tế cơ sở. Tập trung vào các nội dung sau:

Ứng dụng và phát triển nền tảng xét nghiệm, nền tảng quản lý tiêm chủng đảm bảo cho mọi người dân truy cập thuận tiện, đầy đủ thông tin về lịch tiêm chủng, lựa chọn vắc xin, cung cấp dịch vụ tiêm, nhắc lịch tiêm chủng, theo dõi sau tiêm.

Hoàn thiện phần mềm thống kê, báo cáo, phân tích tình hình bệnh truyền nhiễm trên địa bàn tỉnh để giúp xây các kế hoạch, đề án can thiệp hiệu quả vào công tác phòng, chống bệnh truyền nhiễm.

Hoàn thiện hệ thống sổ sức khỏe điện tử của mỗi người dân trên địa bàn tỉnh; phấn đấu từ năm 2025 trở đi, trên 95% dân số toàn tỉnh được quản lý sức khỏe điện tử và đảm bảo đưa vào ứng dụng thực tiễn trong công tác theo dõi, quản lý sức khỏe, kết nối liên thông khi tham gia khám, chữa bệnh tại các cơ sở y tế trên địa bàn tỉnh.

6. Nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về bảo vệ, chăm sóc, nâng cao sức khỏe Nhân dân và y tế dự phòng

- Tăng cường thanh tra, kiểm tra, giám sát việc thực hiện chế độ chính sách của Đảng, Nhà nước trong công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe Nhân dân nói chung và y tế dự phòng nói riêng, tập trung vào các lĩnh vực: Mua bán, bảo quản, sử dụng vắc xin, sinh phẩm, hóa chất diệt côn trùng; kinh doanh trang thiết bị y tế, vật tư y tế; an toàn vệ sinh thực phẩm; an toàn vệ sinh lao động; xử lý chất thải; vệ sinh môi trường; hành nghề y, y học cổ truyền; hành nghề dược, kinh doanh mỹ phẩm.

- Tăng cường phối hợp liên ngành trong việc xây dựng chính sách, lập kế hoạch, chương trình, đề án, dự án đầu tư phát triển thuộc lĩnh vực y tế dự phòng và phối hợp liên ngành trong thanh tra, kiểm tra thực hiện chế độ chính sách của Đảng, Nhà nước trong công tác y tế dự phòng.

7. Tăng cường nguồn lực đầu tư cho y tế dự phòng, y tế cơ sở

7.1. Tăng cường đầu tư ngân sách nhà nước trong lĩnh vực y tế, trong đó ưu tiên cho y tế dự phòng, y tế cơ sở; đảm bảo hàng năm ngân sách nhà nước chi cho y tế dự phòng/tổng chi sự nghiệp y tế của tỉnh đạt ít nhất 45%, cao hơn mức quy định tại Nghị quyết số 18/2008/QH12 ngày 03/6/2008 của Quốc hội về đẩy mạnh thực hiện chính sách, pháp luật xã hội hóa để nâng cao chất lượng chăm sóc sức khỏe Nhân dân (dành ít nhất 30% ngân sách y tế cho y tế dự phòng).

7.2. Tăng mức chi thường xuyên cho trạm y tế cấp xã trong giai đoạn 2021

- 2025 đạt mức 60 triệu đồng/01 trạm y tế/năm (hiện tại là 40 triệu đồng/xã/năm theo Nghị quyết số 32/2016/NQ-HĐND ngày 08/12/2016 của HĐND tỉnh ban hành Quy định định mức phân bổ dự toán chi thường xuyên ngân sách nhà nước năm 2017 của các cấp chính quyền địa phương tỉnh Bắc Giang).

7.3. Tranh thủ sự đầu tư về kinh phí từ Trung ương, nguồn ngân sách các cấp, kinh phí đầu tư từ nguồn vốn vay, viện trợ và huy động nguồn lực xã hội hóa để cải tạo, nâng cấp, xây mới cơ sở vật chất, mua sắm trang thiết bị y tế cho các cơ sở y tế dự phòng, y tế cơ sở. Cụ thể như sau:

- Giai đoạn 2021 - 2025:

Đầu tư xây mới Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh.

Đầu tư cải tạo, sửa chữa, nâng cấp cơ sở vật chất khoa truyền nhiễm của 04 trung tâm y tế huyện (Lục Nam, Tân Yên, Hiệp Hòa, Việt Yên).

Đầu tư xây mới, cải tạo, nâng cấp cơ sở vật chất và mua sắm trang thiết bị cho 22 trạm y tế xã, thị trấn trên địa bàn tỉnh sử dụng nguồn vốn vay ODA của Ngân hàng phát triển Châu Á (ADB) (trong đó: xây mới 05 trạm y tế và cải tạo, sửa chữa 17 trạm y tế).

Đề xuất cải tạo, sửa chữa 05 trạm y tế xã đặc biệt khó khăn thuộc huyện Sơn Động; mua sắm trang thiết bị thiết yếu cơ bản cho 28 trạm y tế xã đặc biệt khó khăn thuộc vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi bằng nguồn vốn Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2025.

- Giai đoạn 2026 - 2030:

Đầu tư trang thiết bị và các điều kiện khác cho Labo xét nghiệm của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh để đạt Tiêu chuẩn an toàn sinh học cấp 3.

Đầu tư xây dựng mở rộng quy mô Trung tâm Bệnh nhiệt đới thuộc Bệnh viện Đa khoa tỉnh thêm 50 giường bệnh để đạt 100 giường bệnh.

Tiếp tục đầu tư cải tạo, sửa chữa, nâng cấp cơ sở vật chất khoa truyền nhiễm của 05 trung tâm y tế huyện còn lại (Sơn Động, Lục Ngạn, Lạng Giang, Yên Thế, Yên Dũng) và đầu tư trang thiết bị, đặc biệt là thiết bị hồi sức cấp cứu cho khoa truyền nhiễm của các trung tâm y tế tuyến huyện.

Tiếp tục cải tạo, sửa chữa, nâng cấp cơ sở vật chất và mua sắm trang thiết bị y tế cho trạm y tế xã/phường/thị trấn chưa được đầu tư trong giai đoạn 2021 - 2025.

7.4. Dự kiến kinh phí thực hiện:

a) Tổng kinh phí đầu tư cho y tế dự phòng giai đoạn 2021 - 2030 là: 886.078 triệu đồng, bao gồm:

- Giai đoạn 2021 - 2025: 480.994 triệu đồng, bao gồm:

Vốn đầu tư phát triển: 471.240 triệu đồng.

Vốn sự nghiệp: 9.754 triệu đồng.

- Giai đoạn 2026 - 2030: 405.085 triệu đồng, bao gồm:

Vốn đầu tư phát triển: 395.331 triệu đồng.

Vốn sự nghiệp: 9.754 triệu đồng.

b) Nguồn kinh phí thực hiện:

- Ngân sách địa phương: 814.058 triệu đồng, trong đó:

Ngân sách tỉnh: 536.224 triệu đồng.

Ngân sách huyện, thành phố: 277.834 triệu đồng.

- Nguồn vốn vay ADB: 60.180 triệu đồng.

- Dự kiến nguồn vốn Chương trình MTQG: 11.840 triệu đồng.

(Chi tiết tại Phụ lục số I, II, III, IV, V kèm theo).

IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Sở Y tế

- Chủ trì, phối hợp với các sở, ngành liên quan tham mưu, đề xuất UBND tỉnh trong việc chỉ đạo triển khai thực hiện Kế hoạch này. Đồng thời, tổ chức thực hiện Kế hoạch này theo chức năng, nhiệm vụ và theo chỉ đạo của Bộ Y tế phù hợp với tình hình thực tiễn tại tỉnh.

- Làm đầu mối tổ chức thực hiện theo dõi, giám sát, kiểm tra việc thực hiện kế hoạch và định kỳ hằng năm tổng hợp, báo cáo kết quả thực hiện về UBND tỉnh; tham mưu UBND tỉnh tổ chức sơ kết, tổng kết đánh giá kết quả thực hiện.

2. Sở Kế hoạch và Đầu tư

Chủ trì, phối hợp với Sở Tài chính, Sở Y tế và các sở, ngành có liên quan tham mưu với UBND tỉnh bố trí nguồn vốn và xây dựng cơ chế, chính sách nhằm huy động các nguồn lực đầu tư cho xây dựng và phát triển hệ thống y tế dự phòng, y tế cơ sở trên địa bàn tỉnh.

3. Sở Tài chính

Chủ trì, phối hợp với Sở Y tế và các sở, ngành có liên quan tham mưu với UBND tỉnh cân đối, bố trí nguồn ngân sách đảm bảo cho thực hiện kế hoạch này; tham mưu xây dựng các chính sách để đổi mới cơ chế hoạt động, cơ chế tài chính, đầu tư cho y tế dự phòng, y tế cơ sở trong tình hình mới.

4. Sở Nội vụ

Tham mưu UBND tỉnh kế hoạch tuyển dụng viên chức y tế dự phòng bảo đảm đủ về số lượng, cơ cấu, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ phù hợp với đề án vị trí việc làm.

5. Sở Thông tin và Truyền thông

Chủ động chỉ đạo các cơ quan truyền thông trên địa bàn tỉnh phối hợp với ngành y tế thực hiện tốt công tác thông tin, truyền thông nhằm nâng cao nhận thức, chuyển đổi hành vi của cộng đồng trong việc thực hiện các biện pháp vệ sinh phòng bệnh, dinh dưỡng hợp lý, nâng cao thể lực, sức khỏe nhằm thực hiện hoàn thành mục tiêu của Chỉ thị số 05-CT/TU.

6. Các sở, ngành khác

Căn cứ chức năng, nhiệm vụ được giao chỉ đạo lồng ghép các mục tiêu, nhiệm vụ nêu trong Chỉ thị số 05-CT/TU vào chương trình, kế hoạch hoạt động hàng năm của đơn vị.

7. UBND các huyện, thành phố

- Xây dựng kế hoạch cụ thể để triển khai thực hiện Kế hoạch này. Trong đó cần lưu ý đưa các chỉ tiêu y tế dự phòng vào chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội hàng năm, 5 năm của địa phương.

- Bố trí nguồn lực từ ngân sách địa phương để đầu tư xây dựng, cải tạo, nâng cấp cơ sở vật chất, trang thiết bị cho các trạm y tế xã, phường, thị trấn trên địa bàn.

Trong quá trình tổ chức thực hiện kế hoạch này, nếu thấy cần thiết sửa đổi, bổ sung những nội dung cụ thể thuộc kế hoạch; các sở, cơ quan thuộc UBND tỉnh và UBND các huyện, thành phố gửi ý kiến về Sở Y tế để tổng hợp, báo cáo UBND tỉnh xem xét, quyết định./.

 

 

Nơi nhận:
- Văn phòng Chính phủ (báo cáo);
- Bộ Y tế (báo cáo);
- TT Tỉnh ủy, TT HĐND tỉnh (báo cáo);
- Chủ tịch, các PCT UBND tỉnh;
- Văn phòng Tỉnh ủy;
- Văn phòng Đoàn ĐBQH và HĐND tỉnh;
- Các sở, cơ quan thuộc UBND tỉnh;
- UBND các huyện,thành phố;
- Văn phòng UBND tỉnh:
LĐVP, TKCT, các phòng, đơn vị;
Lưu: VT, KGVX.

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH

PHÓ CHỦ TỊCH




Mai Sơn

 

PHỤ LỤC I

HIỆN TRẠNG CƠ SỞ VẬT CHẤT KHOA TRUYỀN NHIỄM TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NĂM 2021
(Kèm theo Kế hoạch số: 417/KH-UBND ngày 01/9/2021 của UBND tỉnh Bắc Giang)

STT

Đơn vị

Số giường bệnh khoa truyền nhiễm năm 2021

Hiện trạng cơ sở vật chất

Ghi chú

Tên khối nhà

Số tầng

Diện tích sàn sử dụng hiện có (m2)

Năm xây dựng

I

Tuyến tỉnh

50

 

 

 

 

 

1

Khoa truyền nhiễm thuộc Bệnh viện Đa khoa tỉnh

50

Khối nhà khoa Truyền nhiễm

5

3,477

2020

 

II

Tuyến huyện

144

 

 

2,386

 

 

1

Trung tâm Y tế huyện Sơn Động

10

Nhà F

1

206

2009

 

2

Trung tâm Y tế huyện Lục Ngạn

18

Nhà H

2

420

2008

 

3

Trung tâm Y tế huyện Lục Nam

16

Nhà H

1

150

2005

 

4

Trung tâm Y tế huyện Lạng Giang

20

Nhà C

2

300

2004

Đã sửa chữa năm 2018

5

Trung tâm Y tế huyện Yên Thế

21

Nhà H

1

334

2014

 

6

Trung tâm Y tế huyện Tân Yên

15

Khoa Truyền nhiễm

1

220

2005

 

7

Trung tâm Y tế huyện Hiệp Hòa

20

Khoa lây - Kiểm soát nhiễm khuẩn

2

276

2004

 

8

Trung tâm Y tế huyện Việt Yên

16

Khoa Truyền nhiễm

1

246

2007

 

9

Trung tâm Y tế huyện Yên Dũng

8

Nhà truyền nhiễm

1

234

2008

 

 

Tổng I II

194

 

 

 

 

 

 

PHỤ LỤC II

TỔNG HỢP NHU CẦU KINH PHÍ THỰC HIỆN KẾ HOẠCH NÂNG CAO NĂNG LỰC CÔNG TÁC Y TẾ DỰ PHÒNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BẮC GIANG GIAI ĐOẠN 2021 - 2030
(Kèm theo Kế hoạch số: 417/KH-UBND ngày 01/9/2021 của UBND tỉnh Bắc Giang)

Đơn vị tính: Triệu đồng.

STT

Nội dung

Giai đoạn 2021-2025

Giai đoạn 2026-2030

Tổng kinh phí giai đoạn 2021 - 2030

Ghi chú

Tổng số

Ngân sách tỉnh

Ngân sách huyện, thành phố

Vốn vay ADB

Chương trình MTQG

Tổng số

Ngân sách tỉnh

Ngân sách huyện, thành phố

Khác

 

Tổng toàn tỉnh

480,994

310,954

98,020

60,180

11,840

405,085

225,271

179,814

0

886,078

 

I

VỐN ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN

471,240

301,200

98,020

60,180

11,840

395,331

215,517

179,814

0

866,571

 

1

Đầu tư xây dựng mới, cải tạo, nâng cấp cơ sở vật chất

449,550

301,200

90,770

53,580

4,000

303,800

157,200

146,600

0

753,350

 

1.1

Xây mới Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh

186,000

186,000

 

 

 

0

 

 

 

186,000

 

1.2

Xây dựng mở rộng quy mô giường bệnh Trung tâm bệnh nhiệt đới thuộc BVĐK tỉnh

 

 

 

 

 

42,000

42,000

 

 

42,000

 

1.3

Cải tạo, nâng cấp Khoa Truyền nhiễm của Trung tâm Y tế các huyện

115,200

115,200

 

 

 

115,200

115,200

 

 

230,400

 

1.4

Xây mới, cải tạo cơ sở vật chất trạm y tế các xã, phường, thị trấn

148,350

 

90,770

53,580

4,000

146,600

 

146,600

 

294,950

 

2

Đầu tư trang thiết bị

21,690

0

7,250

6,600

7,840

91,531

58,317

33,214

0

113,221

 

2.1

Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh

0

 

 

 

 

58,317

58,317

 

 

58,317

 

2.2

Trạm y tế xã, phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh

21,690

0

7,250

6,600

7,840

33,214

 

33,214

 

54,904

 

II

VỐN SỰ NGHIỆP

9,754

9,754

0

0

0

9,754

9,754

0

0

19,507

 

 

Đào tạo nhân lực y tế dự phòng

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1

Đào tạo sau đại học

3,496

3,496

 

 

 

3,496

3,496

 

 

6,991

 

2

Đào tạo kỹ thuật mới

5,453

5,453

 

 

 

5,453

5,453

 

 

10,907

 

3

Đào tạo liên thông

805

805

 

 

 

805

805

 

 

1,609

 

 

PHỤ LỤC III

TỔNG HỢP NHU CẦU ĐẦU TƯ XÂY DỰNG MỚI CƠ SỞ VẬT CHẤT VÀ TRANG THIẾT BỊ TRUNG TÂM KIỂM SOÁT BỆNH TẬT TỈNH GIAI ĐOẠN 2021 - 2030
(Kèm theo Kế hoạch số: 417/KH-UBND ngày 01/9/2021 của UBND tỉnh Bắc Giang)

STT

Danh mục đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị

Hãng sản xuất/nước sản xuất

Đơn vị tính

Số lượng

Đơn giá dự kiến (triệu đồng)

Thành tiền (triệu đồng)

Phân kỳ đầu tư

Nguồn vốn dự kiến

Ghi chú

I

Đầu tư xây dựng mới cơ sở vật chất

 

 

 

 

186,000

 

 

 

1

Xây dựng mới Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Địa điểm: Lô YT-5.2, đường Thân Nhân Trung, xã Tân Mỹ, thành phố Bắc Giang

 

ha

1.35

 

186,000

2022 - 2026

NSNN

 

II

Nhu cầu trang thiết bị để nâng cấp phòng xét nghiệm đạt an toàn sinh học cấp III

 

 

 

 

58,317

2026 - 2030

NSNN

 

1

Tủ an toàn sinh học cấp III, 1.8m

Mỹ

Chiếc

1

996

996

 

 

 

2

Tủ an toàn sinh học cấp II, 1.2m

Mỹ

Chiếc

3

400

1,200

 

 

 

3

Tủ an toàn sinh học cấp II, 1.8m

Mỹ

Chiếc

2

560

1,120

 

 

 

4

Hệ thống 48 chuồng nuôi chuột cách ly

Italy

Chiếc

1

4,300

4,300

 

 

 

5

Máy tiệt trùng 450 lít loại 2 cửa dùng cho phòng an toàn sinh học cấp 3

Nhật

Chiếc

1

6,550

6,550

 

 

 

6

Tủ ấm CO2

Nhật

Chiếc

4

460

1,840

 

 

 

7

Tủ âm sâu -80⁰C, 519 lít

Nhật

Chiếc

4

680

2,720

 

 

 

8

Tủ âm sâu -30⁰C, 369 lít

Nhật

Chiếc

2

350

700

 

 

 

9

Tủ mát 4⁰C, 671 L

Nhật

Chiếc

2

235

470

 

 

 

10

Máy tiệt trùng loại nhỏ, 69 lít có chức năng ATSH

Nhật

Chiếc

2

750

1,500

 

 

 

11

Máy tiệt trùng loại nhỏ, 69 lít loại thường

Nhật

Chiếc

1

260

260

 

 

 

12

Máy li tâm lạnh tốc độ cao

Đức

Chiếc

4

550

2,200

 

 

 

13

Hệ thống gây mê động vật để bàn

Mỹ

Chiếc

1

580

580

 

 

 

14

Bàn mổ nhựa cho động vật

Mỹ

Chiếc

1

250

250

 

 

 

15

Bộ cố định chuột

Mỹ

Chiếc

1

520

520

 

 

 

16

Tủ sấy nóng, 255 lít

Đức

Chiếc

1

150

150

 

 

 

17

Máy tính xách tay

Trung Quốc

Chiếc

2

26

52

 

 

 

18

Máy scan màu A4

Indonesia

Chiếc

2

16

32

 

 

 

19

Hệ thống giải trình tự gen

Illumina - Mỹ

Chiếc

1

7,153

7,153

 

 

 

20

Bộ máy tính Server

Illumina - Mỹ

Chiếc

1

572

572

 

 

 

21

Máy nhân gene tốc độ cao với chức năng gradient 2 chiều

Eppendorf - Đức

Chiếc

2

356

712

 

 

 

22

Máy ly tâm thu mẫu để bàn

Eppendorf - Đức

Chiếc

2

285

570

 

 

 

23

Máy kết hợp 2 chức năng Vortex/spin

Biosan - EU

Chiếc

4

21

83

 

 

 

24

Máy ủ nhiệt có làm lạnh kèm lắc rung

Eppendorf - Đức

Chiếc

1

154

154

 

 

 

25

Tủ thao tác PCR

Biosan - Latvia

Chiếc

2

90

180

 

 

 

26

Máy quang phổ đa năng đo nồng độ DNA/RNA và protein thể tích nhỏ

Mỹ

Chiếc

1

332

332

 

 

 

27

Máy dán đĩa 96 giếng

Eppendorf - Đức

Chiếc

1

165

165

 

 

 

28

Máy lắc vortex cho plate 96 giếng

Eppendorf - Đức

Chiếc

1

82

82

 

 

 

29

Giá giữ lạnh cho ống PCR

Eppendorf - Đức

Chiếc

4

4

18

 

 

 

30

Bộ giá giữ lạnh cho ống eppendorf

Eppendorf - Đức

Chiếc

4

7

26

 

 

 

31

Hệ thống điều hòa không khí

 

Hệ thống

 

 

8,449

 

 

 

-

Air Handling Unit AHU1

 

 

1

380

380

 

 

 

-

Air Handling Unit AHU2

 

 

1

420

420

 

 

 

-

Exhaust Fan 1.850 m3/h

 

 

2

135

270

 

 

 

-

Exhaust Fan 3.310 m3/h with carbon filter

 

 

2

210

420

 

 

 

-

Chiller (piping at site inlcuded)

 

 

2

1,250

2,500

 

 

 

-

Terminal supply air filter unit 151 m3/h

 

 

3

18

54

 

 

 

-

Terminal supply air filter unit 301 m3/h

 

 

2

25

50

 

 

 

-

Terminal supply air filter unit 603 m3/h

 

 

6

32

192

 

 

 

-

Central supply filter unit 1.804 m3/h

 

 

1

90

90

 

 

 

-

Central supply filter unit 3.400 m3/h

 

 

1

105

105

 

 

 

-

Terminal exhaust air filter unit 151 m3/h

 

 

3

20

60

 

 

 

-

Terminal exhaust air filter unit 301 m3/h

 

 

2

27

54

 

 

 

-

Terminal exhaust air filter unit 603 m3/h

 

 

6

34

204

 

 

 

-

Central exhaust filter unit 2.550 m3/h

 

 

1

1,100

1,100

 

 

 

-

Central exhaust filter unit 3.400 m3/h

 

 

1

1,150

1,150

 

 

 

-

Isolation Damper D200

 

 

4

160

640

 

 

 

-

Isolation Damper D300

 

 

4

190

760

 

 

 

32

Bộ điều khiển (điều khiển tự động cho áp suất phòng, nhiệt độ và độ ẩm tương đối)

 

Hệ thống

1

 

7,950

 

 

 

-

Control panel for BSL3 and 9 sets of Venturi Valve D200

 

 

1

3,250

3,250

 

 

 

-

Control panel for ABSL3 and 14 sets of Venturi Valve D200

 

 

1

4,150

4,150

 

 

 

-

Supervisor System

 

 

1

550

550

 

 

 

33

Hệ thống xử lý nước thải

 

Hệ thống

1

5,950

5,950

 

 

 

34

Hệ thống nước RO 500 lít/h

 

Hệ thống

1

480

480

 

 

 

 

Tổng I II

 

 

 

 

244,317

 

 

 

 

PHỤ LỤC IV

TỔNG HỢP NHU CẦU XÂY DỰNG MỚI, CẢI TẠO, NÂNG CẤP CƠ SỞ VẬT CHẤT KHOA TRUYỀN NHIỄM TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH GIAI ĐOẠN 2021 - 2030
(Kèm theo Kế hoạch số: 417/KH-UBND ngày 01/9/2021 của UBND tỉnh Bắc Giang)

STT

Tên đơn vị

Dự kiến quy mô giường bệnh khoa truyền nhiễm cần mở rộng

Tổng diện tích sàn cần đầu tư xây dựng (m2)

Nhu cầu vốn đầu tư (triệu đồng)

Nguồn vốn dự kiến

Ghi chú

Giai đoạn 2021 - 2025

Giai đoạn 2026 - 2030

I

Tuyến tỉnh

100

3,500

0

42,000

 

 

1

Trung tâm bệnh nhiệt đới thuộc Bệnh viện Đa khoa tỉnh

100

3,500

 

42,000

NSNN

 

II

Tuyến huyện

240

19,200

115,200

115,200

 

 

1

Trung tâm Y tế huyện Sơn Động

20

1,600

 

19,200

NSNN

Nhu cầu diện tích sàn xây dựng tính theo TCVN 4470:2012 và TCVN 9213:2012 (80 m2 sàn/1 GB). Dự kiến kinh phí đầu tư tạm tính 12 triệu đồng/m2 sàn XD

2

Trung tâm Y tế huyện Lục Ngạn

30

2,400

 

28,800

NSNN

3

Trung tâm Y tế huyện Lục Nam

30

2,400

28,800

 

NSNN

4

Trung tâm Y tế huyện Lạng Giang

20

1,600

 

19,200

NSNN

5

Trung tâm Y tế huyện Yên Thế

25

2,000

 

24,000

NSNN

6

Trung tâm Y tế huyện Tân Yên

30

2,400

28,800

 

NSNN

7

Trung tâm Y tế huyện Hiệp Hòa

35

2,800

33,600

 

NSNN

8

Trung tâm Y tế huyện Việt Yên

25

2,000

24,000

 

NSNN

9

Trung tâm Y tế huyện Yên Dũng

25

2,000

 

24,000

NSNN

 

Tổng I II

340

22,700

115,200

157,200

 

 

 

PHỤ LỤC V

NHU CẦU ĐẦU TƯ CƠ SỞ VẬT CHẤT, TRANG THIẾT BỊ CHO TRẠM Y TẾ XÃ, PHƯỜNG, THỊ TRẤN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BẮC GIANG GIAI ĐOẠN 2021 - 2030
(Kèm theo Kế hoạch số: 417/KH-UBND ngày 01/9/2021 của UBND tỉnh Bắc Giang)

Đơn vị tính: Triệu đồng.

TT

Tên đơn vị

Vùng (1, 2, 3)

Nhu cầu đầu tư cơ sở vật chất (xây mới, cải tạo, sửa chữa)

Nhu cầu đầu tư trang thiết bị y tế

Phân kỳ đầu tư

Ghi chú

Nhu cầu

Kinh phí

Nguồn vốn

Nhu cầu

Kinh phí

Nguồn vốn

Giai đoạn 2021-2025

Giai đoạn 2026-2030

 

Tổng toàn tỉnh

 

 

294,950

 

 

54,904

 

170,040

179,814

 

I

Thành phố Bắc Giang

 

 

12,300

 

 

3,300

 

9,300

6,300

 

1

Xã Tân Tiến

2

Cải tạo

500

NSNN

 

300

NSNN

800

 

 

2

Phường Lê Lợi

1

Cải tạo

500

NSNN

 

200

NSNN

700

 

 

3

Phường Trần Nguyên Hãn

1

Cải tạo

3,000

NSNN

 

300

NSNN

3,300

 

 

4

Phường Hoàng Văn Thụ

1

Cải tạo

500

NSNN

 

200

NSNN

 

700

 

5

Phường Trần Phú

1

Cải tạo

500

NSNN

 

200

NSNN

 

700

 

6

Phường Ngô Quyền

1

Cải tạo

500

NSNN

 

200

NSNN

700

 

 

7

Phường Mỹ Độ

1

Cải tạo

500

NSNN

 

200

NSNN

700

 

 

8

Phường Thọ Xương

1

Cải tạo

500

NSNN

 

200

NSNN

 

700

 

9

Phường Dĩnh Kế

1

Cải tạo

500

NSNN

 

200

NSNN

 

700

 

10

Phường Xương Giang

1

Cải tạo

500

NSNN

 

200

NSNN

 

700

 

11

Phường Đa Mai

1

Cải tạo

500

NSNN

 

200

NSNN

 

700

 

12

Phường Song Mai

2

Cải tạo

500

NSNN

 

200

NSNN

 

700

 

13

Xã Tân Mỹ

2

Cải tạo

500

NSNN

 

200

NSNN

 

700

 

14

Xã Song Khê

2

Cải tạo

500

NSNN

 

200

NSNN

 

700

 

15

Xã Đồng Sơn

2

Cải tạo

2,000

NSNN

 

100

NSNN

2,100

 

 

16

Xã Dĩnh Trì

1

Cải tạo

800

NSNN

 

200

NSNN

1,000

 

 

II

Huyện Sơn Động

 

 

19,550

 

 

4,980

 

19,630

4,900

 

17

Xã Vĩnh An

2

Không

 

NSNN

 

280

Chương trình MTQG

280

 

 

18

Thị trấn An Châu

1

Cải tạo

3,000

NSNN

 

 

 

 

3,000

 

19

Xã Thanh Luận

3

Cải tạo

800

Chương trình MTQG

 

280

Chương trình MTQG

1,080

 

 

20

TYT xã Hữu Sản

3

Cải tạo

800

Chương trình MTQG

 

280

Chương trình MTQG

1,080

 

 

21

Xã Cẩm Đàn

3

Cải tạo

800

Chương trình MTQG

 

280

Chương trình MTQG

1,080

 

 

22

Xã Lệ Viễn

3

Không

 

NSNN

 

280

Chương trình MTQG

280

 

 

23

Xã An Bá

1

Không

 

 

 

280

Chương trình MTQG

280

 

 

24

Thị trấn Tây Yên Tử

3

Không

 

NSNN

 

280

Chương trình MTQG

280

 

 

25

Xã Tuấn Đạo

1

Cải tạo

1,200

NSNN

 

700

NSNN

 

1,900

 

26

Xã Giáo Liêm

1

Xây mới

2,100

ADB

 

300

ADB

2,400

 

 

27

Xã Vân Sơn

3

Cải tạo

2,650

ADB

 

300

ADB

2,950

 

 

28

Xã Yên Định

1

Cải tạo

3,000

NSNN

 

280

Chương trình MTQG

3,280

 

 

29

Xã Phúc Sơn

1

Cải tạo

1,850

ADB

 

300

ADB

2,150

 

 

30

Xã Long Sơn

3

Cải tạo

1,300

ADB

 

300

ADB

1,600

 

 

31

Xã Dương Hưu

3

Cải tạo

450

NSNN

 

280

Chương trình MTQG

730

 

 

32

Xã Đại Sơn

3

Cải tạo

800

Chương trình MTQG

 

280

Chương trình MTQG

1,080

 

 

33

Xã An Lạc

1

Cải tạo

800

Chương trình MTQG

 

280

Chương trình MTQG

1,080

 

 

III

Huyện Lục Ngạn

 

 

30,120

 

 

4,143

 

19,150

15,113

 

34

Thị trấn Chũ

1

Cải tạo

3,000

NSNN

 

 

 

3,000

 

 

35

Xã Hồng Giang

1

Cải tạo

3,000

NSNN

 

 

 

 

3,000

 

36

Xã Biên Sơn

2

Không

 

NSNN

 

50

NSNN

 

50

 

37

Xã Thanh Hải

2

Cải tạo

3,000

NSNN

 

50

NSNN

3,050

 

 

38

Xã Giáp Sơn

2

Cải tạo

400

NSNN

 

250

NSNN

 

650

 

39

Xã Tân Quang

2

Cải tạo

3,000

NSNN

 

60

NSNN

3,060

 

 

40

Xã Tân Lập

3

Cải tạo

100

NSNN

 

20

NSNN

 

120

 

41

Xã Nam Dương

2

Cải tạo

80

NSNN

 

 

 

 

80

 

42

Xã Mỹ An

1

Cải tạo

500

NSNN

 

150

NSNN

 

650

 

43

Xã Tân Mộc

2

Cải tạo

3,000

NSNN

 

30

NSNN

3,030

 

 

44

Xã Phượng Sơn

1

Cải tạo

3,000

NSNN

 

8

NSNN

 

3,008

 

45

Xã Qúy Sơn

1

Cải tạo

3,000

NSNN

 

100

NSNN

 

3,100

 

46

Xã Trù Hựu

1

Không

 

NSNN

 

50

NSNN

 

50

 

47

Xã Kiên Lao

2

Không

 

NSNN

 

50

NSNN

 

50

 

48

Xã Kiên Thành

2

Cải tạo

3,000

NSNN

 

150

NSNN

 

3,150

 

49

Xã Phì Điền

2

Cải tạo

300

NSNN

 

500

NSNN

 

800

 

50

Xã Tân Hoa

2

Cải tạo

200

NSNN

 

100

NSNN

 

300

 

51

Xã Biển Động

2

Không

 

 

 

 

 

 

0

 

52

Xã Kim Sơn

3

Cải tạo

50

NSNN

 

55

NSNN

 

105

 

53

Xã Phú Nhuận

3

Không

 

 

 

280

Chương trình MTQG

280

 

 

54

Xã Đèo Gia

3

Cải tạo

250

NSNN

 

280

Chương trình MTQG

530

 

 

55

Xã Sơn Hải

3

Cải tạo

40

NSNN

 

280

Chương trình MTQG

320

 

 

56

Xã Hộ Đáp

3

Cải tạo

150

NSNN

 

280

Chương trình MTQG

430

 

 

57

Xã Phong Vân

3

Không

 

NSNN

 

280

Chương trình MTQG

280

 

 

58

Xã Phong Minh

3

Cải tạo

500

NSNN

 

280

Chương trình MTQG

780

 

 

59

Xã Tân Sơn

3

Cải tạo

250

NSNN

 

280

Chương trình MTQG

530

 

 

60

Xã Cấm Sơn

3

Cải tạo

3,000

NSNN

 

280

Chương trình MTQG

3,280

 

 

61

Xã Sa Lý

3

Cải tạo

300

NSNN

 

280

Chương trình MTQG

580

 

 

IV

Huyện Lục Nam

 

 

44,850

 

 

8,545

 

24,020

29,375

 

62

Xã Lục Sơn

3

Cải tạo

1,500

NSNN

 

280

Chương trình MTQG

1,780

 

 

63

Xã Nghĩa Phương

3

Cải tạo

1,800

NSNN

 

250

NSNN

2,050

 

 

64

Xã Lan Mẫu

3

Cải tạo

3,000

NSNN

 

800

NSNN

 

3,800

 

65

Xã Cẩm Lý

3

Cải tạo

750

NSNN

 

75

NSNN

 

825

 

66

Xã Tam Dị

3

Cải tạo

900

NSNN

 

1,200

NSNN

 

2,100

 

67

Xã Khám Lạng

3

Cải tạo

3,000

NSNN

 

 

 

 

3,000

 

68

Xã Trường Giang

3

Xây mới

3,700

ADB

 

300

ADB

4,000

 

 

69

Xã Vô Tranh

3

Cải tạo

3,000

NSNN

 

280

Chương trình MTQG

3,280

 

 

70

Xã Bảo Sơn

3

Cải tạo

3,000

NSNN

 

250

NSNN

3,250

 

 

71

Xã Yên Sơn

3

Cải tạo

1,800

ADB

 

300

ADB

2,100

 

 

72

Xã Đan Hội

3

Cải tạo

300

NSNN

 

 

 

 

300

 

73

Xã Chu Điện

2

Cải tạo

2,000

NSNN

 

 

 

2,000

 

 

74

Xã Vũ Xá

3

Cải tạo

400

NSNN

 

30

NSNN

 

430

 

75

Xã Tiên Nha

2

Cải tạo

2,000

NSNN

 

500

NSNN

2,500

 

 

76

Xã Thanh Lâm

3

Cải tạo

1,000

NSNN

 

300

NSNN

 

1,300

 

77

Xã Cương Sơn

3

Cải tạo

2,000

NSNN

 

500

NSNN

 

2,500

 

78

Thị trấn Đồi Ngô

1

Cải tạo

3,000

NSNN

 

420

NSNN

 

3,420

 

79

Xã Trường Sơn

3

Không

 

 

 

280

Chương trình MTQG

280

 

 

80

Xã Bắc Lũng

3

Cải tạo

3,000

NSNN

 

1,000

NSNN

 

4,000

 

81

Xã Huyền Sơn

3

Cải tạo

1,500

NSNN

 

500

NSNN

 

2,000

 

82

Xã Bảo Đài

3

Cải tạo

1,500

NSNN

 

1,000

NSNN

 

2,500

 

83

Xã Bình Sơn

3

Cải tạo

2,500

NSNN

 

280

Chương trình MTQG

2,780

 

 

84

Xã Đông Phú

3

Cải tạo

3,000

NSNN

 

 

 

 

3,000

 

85

Xã Phương Sơn

3

Cải tạo

200

NSNN

 

 

 

 

200

 

V

Huyện Lạng Giang

 

 

37,670

 

 

7,650

 

14,620

30,700

 

86

Xã Nghĩa Hưng

1

Cải tạo

200

NSNN

 

500

NSNN

 

700

 

87

Xã Nghĩa Hòa

1

Cải tạo

3,000

NSNN

 

 

NSNN

3,000

 

 

88

Xã Xương Lâm

2

Cải tạo

2,000

NSNN

 

300

NSNN

 

2,300

 

89

Xã Mỹ Thái

3

Cải tạo

3,000

NSNN

 

500

NSNN

3,500

 

 

90

Xã Tiên Lục

1

Cải tạo

3,000

NSNN

 

950

NSNN

 

3,950

 

91

Xã Đào Mỹ

3

Cải tạo

2,000

NSNN

 

500

NSNN

 

2,500

 

92

Xã An Hà

1

Cải tạo

3,000

NSNN

 

500

NSNN

 

3,500

 

93

Xã Thái Đào

3

Cải tạo

3,000

NSNN

 

500

NSNN

 

3,500

 

94

Xã Xuân Hương

1

Cải tạo

3,000

NSNN

 

500

NSNN

3,500

 

 

95

Xã Quang Thịnh

3

Cải tạo

1,000

NSNN

 

150

NSNN

 

1,150

 

96

Thị Trấn Kép

1

Cải tạo

3,000

NSNN

 

100

NSNN

 

3,100

 

97

Xã Dương Đức

2

Cải tạo

2,160

ADB

 

300

ADB

2,460

 

 

98

Xã Đại Lâm

1

Cải tạo

300

NSNN

 

500

NSNN

 

800

 

99

Xã Mỹ Hà

1

Cải tạo

150

NSNN

 

 

 

 

150

 

100

Xã Hương Lạc

2

Cải tạo

200

NSNN

 

50

NSNN

 

250

 

101

Xã Tân Hưng

2

Cải tạo

1,860

ADB

 

300

ADB

2,160

 

 

102

Xã Tân Thanh

1

Cải tạo

2,500

NSNN

 

500

NSNN

 

3,000

 

103

Thị Trấn Vôi

2

Cải tạo

1,000

NSNN

 

800

NSNN

 

1,800

 

104

Xã Hương Sơn

1

Cải tạo

300

NSNN

 

500

NSNN

 

800

 

105

Xã Yên Mỹ

2

Cải tạo

3,000

NSNN

 

200

NSNN

 

3,200

 

VI

Huyện Yên Thế

 

 

19,430

 

 

2,940

 

14,510

7,860

 

106

Thị trấn Bố Hạ

1

Xây mới

3,700

ADB

 

300

ADB

4,000

 

 

107

Thị trấn Phồn Xương

2

Cải tạo

500

NSNN

 

 

 

 

500

 

108

Xã Đông Sơn

3

Cải tạo

500

NSNN

 

400

NSNN

 

900

 

109

Xã Tam Hiệp

2

Không

 

 

 

500

NSNN

 

500

 

110

Xã Tân Sỏi

2

Cải tạo

300

NSNN

 

250

NSNN

 

550

 

111

Xã An Thượng

3

Không

 

 

 

60

NSNN

 

60

 

112

Xã Canh Nậu

3

Cải tạo

400

NSNN

 

150

NSNN

 

550

 

113

Xã Đồng Hưu

3

Cải tạo

3,000

NSNN

 

 

 

3,000

 

 

114

Xã Đồng Kỳ

3

Cải tạo

3,000

NSNN

 

200

NSNN

 

3,200

 

115

Xã Đồng Lạc

2

Cải tạo

3,700

ADB

 

300

ADB

4,000

 

 

116

Xã Đồng Tâm

2

Cải tạo

300

NSNN

 

100

NSNN

 

400

 

117

Xã Đồng Tiến

1

Cải tạo

3,000

NSNN

 

 

 

3,000

 

 

118

Xã Đồng Vương

3

Cải tạo

230

NSNN

 

280

Chương trình MTQG

510

 

 

119

Xã Hồng Kỳ

1

Cải tạo

800

NSNN

 

 

 

 

800

 

120

Xã Tam Tiến

3

Không

 

 

 

100

NSNN

 

100

 

121

Xã Tân Hiệp

2

Không

 

NSNN

 

150

NSNN

 

150

 

122

Xã Tến Thắng

3

Không

 

NSNN

 

150

NSNN

 

150

 

VII

Huyện Tân Yên

 

 

32,120

 

 

6,375

 

19,820

18,675

 

123

Xã Việt Ngọc

3

Không

 

NSNN

 

500

NSNN

 

500

 

124

Xã Đại Hóa

3

Cải tạo

3,000

NSNN

 

200

NSNN

 

3,200

 

125

Xã Quang Tiến

3

Không

 

NSNN

 

100

NSNN

 

100

 

126

Xã Song Vân

3

Cải tạo

1,550

ADB

 

300

ADB

1,850

 

 

127

Xã Việt Lập

3

Cải tạo

3,000

NSNN

 

500

NSNN

3,500

 

 

128

Xã Lam Cốt

3

Cải tạo

2,500

ADB

 

300

ADB

2,800

 

 

129

Xã Ngọc Vân

3

Cải tạo

3,000

NSNN

 

500

NSNN

 

3,500

 

130

Xã Cao Xá

2

Cải tạo

200

NSNN

 

50

NSNN

 

250

 

131

Xã Phúc Hòa

3

Cải tạo

1,870

ADB

 

300

ADB

2,170

 

 

132

Xã Liên Sơn

2

Cải tạo

3,000

NSNN

 

500

NSNN

 

3,500

 

133

Xã An Dương

3

Không

 

NSNN

 

500

NSNN

 

500

 

134

Xã Phúc Sơn

3

Cải tạo

2,000

NSNN

 

500

NSNN

2,500

 

 

135

Xã Lan Giới

3

Không

 

NSNN

 

300

NSNN

 

300

 

136

Xã Ngọc Thiện

3

Cải tạo

3,000

NSNN

 

500

NSNN

 

3,500

 

137

Xã Quế Nham

3

Cải tạo

3,000

NSNN

 

500

NSNN

3,500

 

 

138

Xã Ngọc Châu

3

Cải tạo

1,500

NSNN

 

100

NSNN

 

1,600

 

139

Xã Hợp Đức

3

Cải tạo

3,000

NSNN

 

500

NSNN

3,500

 

 

140

Thị trấn Nhã Nam

3

Cải tạo

1,500

NSNN

 

200

NSNN

 

1,700

 

141

Thị trấn Cao Thượng

2

Không

 

 

 

25

NSNN

 

25

 

VIII

Huyện Hiệp Hòa

 

 

45,990

 

 

8,150

 

21,490

32,650

 

142

Xã Ngọc Sơn

2

Cải tạo

3,000

NSNN

 

500

NSNN

 

3,500

 

143

Xã Thường Thắng

2

Cải tạo

3,000

NSNN

 

1,000

NSNN

 

4,000

 

144

Xã Lương Phong

2

Cải tạo

2,000

NSNN

 

300

NSNN

2,300

 

 

145

Xã Hoàng An

2

Cải tạo

300

NSNN

 

300

NSNN

 

600

 

146

Xã Danh Thắng

2

Không

 

 

 

300

NSNN

 

300

 

147

Xã Đoan Bái

2

Cải tạo

2,110

ADB

 

300

ADB

2,410

 

 

148

Xã Hoàng Lương

2

Cải tạo

3,000

NSNN

 

300

NSNN

 

3,300

 

149

Xã Bắc Lý

2

Cải tạo

3,000

NSNN

 

200

NSNN

3,200

 

 

150

Xã Xuân Cẩm

2

Cải tạo

2,000

NSNN

 

500

NSNN

 

2,500

 

151

Xã Châu Minh

2

Xây mới

2,350

ADB

 

300

ADB

2,650

 

 

152

Xã Đông Lỗ

2

Xây mới

2,250

ADB

 

300

ADB

2,550

 

 

153

Xã Thái Sơn

2

Cải tạo

100

NSNN

 

40

NSNN

 

140

 

154

Thị Trấn Thắng

1

Cải tạo

3,000

NSNN

 

200

NSNN

 

3,200

 

155

Xã Đồng Tân

2

Xây mới

3,700

ADB

 

300

ADB

4,000

 

 

156

Xã Hòa Sơn

2

Cải tạo

1,000

NSNN

 

500

NSNN

 

1,500

 

157

Xã Hoàng Thanh

2

Cải tạo

2,000

NSNN

 

200

NSNN

2,200

 

 

158

Xã Hoàng Vân

2

Cải tạo

400

NSNN

 

200

NSNN

 

600

 

159

Xã Hùng Sơn

2

Cải tạo

3,000

NSNN

 

 

 

 

3,000

 

160

Xã Thanh Vân

2

Cải tạo

100

NSNN

 

20

NSNN

 

120

 

161

Xã Mai Đình

2

Cải tạo

1,880

ADB

 

300

ADB

2,180

 

 

162

XãHương Lâm

2

Cải tạo

1,000

NSNN

 

100

NSNN

 

1,100

 

163

Xã Hợp Thịnh

2

Cải tạo

3,000

NSNN

 

500

NSNN

 

3,500

 

164

Xã Quang Minh

2

Cải tạo

3,000

NSNN

 

950

NSNN

 

3,950

 

165

Xã Mai Trung

2

Cải tạo

500

NSNN

 

300

NSNN

 

800

 

166

Xã Đại Thành

2

Cải tạo

300

NSNN

 

240

NSNN

 

540

 

XIX

Huyện Việt Yên

 

 

25,300

 

 

4,080

 

11,350

18,030

 

167

Thị trấn Nếnh

1

Cải tạo

2,000

NSNN

 

100

NSNN

 

2,100

 

168

Xã Minh Đức

2

Cải tạo

2,350

ADB

 

300

ADB

2,650

 

 

169

Xã Nghĩa Trung

2

Cải tạo

2,250

ADB

 

300

ADB

2,550

 

 

170

Xã Vân Hà

3

Cải tạo

3,000

NSNN

 

500

NSNN

 

3,500

 

171

Xã Hương Mai

2

Cải tạo

200

NSNN

 

500

NSNN

 

700

 

172

Xã Việt Tiến

1

Xây mới

3,000

NSNN

 

500

NSNN

 

3,500

 

173

Xã Tự Lạn

2

Cải tạo

3,000

NSNN

 

50

NSNN

3,050

 

 

174

Xã Thượng Lan

2

Cải tạo

3,000

NSNN

 

100

NSNN

3,100

 

 

175

Xã Ninh Sơn

2

Cải tạo

3,000

NSNN

 

80

NSNN

 

3,080

 

176

Xã Quảng Minh

2

Cải tạo

3,000

NSNN

 

150

NSNN

 

3,150

 

177

Xã Tiên Sơn

2

Không

 

 

 

200

NSNN

 

200

 

178

Xã Quang Châu

2

Cải tạo

300

NSNN

 

200

NSNN

 

500

 

179

Thị trấn Bích Động

1

Không

 

NSNN

 

500

NSNN

 

500

 

180

Xã Vân Trung

2

Không

 

NSNN

 

 

 

 

0

 

181

Xã Hồng Thái

2

Cải tạo

200

NSNN

 

100

NSNN

 

300

 

182

Xã Trung Sơn

2

Không

 

 

 

500

NSNN

 

500

 

X

Huyện Yên Dũng

 

 

27,620

 

 

4,741

 

16,150

16,211

 

183

Thị trấn Tân An

1

Cải tạo

2,000

NSNN

 

 

 

 

2,000

 

184

Xã Đồng Phúc

3

Không

 

NSNN

 

80

NSNN

 

80

 

185

Xã Đồng Việt

3

Cải tạo

250

NSNN

 

 

 

 

250

 

186

Xã Đức Giang

3

Cải tạo

2,250

ADB

 

300

ADB

2,550

 

 

187

Xã Hương Gián

3

Cải tạo

3,000

NSNN

 

250

NSNN

 

3,250

 

188

Xã Lãng Sơn

3

Không

 

NSNN

 

500

NSNN

 

500

 

189

Xã Lão Hộ

3

Cải tạo

120

NSNN

 

11

NSNN

 

131

 

190

Xã Nội Hoàng

3

Cải tạo

2,000

NSNN

 

500

NSNN

 

2,500

 

191

Xã Quỳnh Sơn

3

Cải tạo

300

NSNN

 

200

NSNN

 

500

 

192

Xã Tân Liễu

3

Xây mới

3,700

ADB

 

300

ADB

4,000

 

 

193

Xã Tiến Dũng

3

Xây mới

2,500

NSNN

 

800

NSNN

3,300

 

 

194

Xã Tiền Phong

3

Cải tạo

3,000

NSNN

 

300

NSNN

3,300

 

 

195

Xã Tư Mại

3

Cải tạo

3,000

NSNN

 

300

NSNN

 

3,300

 

196

Xã Trí Yên

3

Không

 

 

 

200

NSNN

 

200

 

197

Xã Xuân Phú

3

Cải tạo

2,500

NSNN

 

500

NSNN

3,000

 

 

198

Xã Yên Lư

3

Cải tạo

3,000

NSNN

 

500

NSNN

 

3,500